Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

TL CSVH VN đặc trưng và vị trí của nền văn hóa đông sơn trong tiến trình lịch sử văn hóa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.86 KB, 21 trang )

MỞ ĐẦU
Việt Nam là một đất nước có bề dày lịch sử và văn hóa, điều này được
thể hiện qua hình ảnh của nền văn hóa cổ trong đó tiêu biểu là nền văn minh
sông Hồng với niên đại hàng nghìn năm. Văn hóa Đơng Sơn là một giai đoạn
trong nền văn minh sông Hồng, kế thừa và phát triển từ Văn hóa Hịa Bình,
Văn hóa Phùng Ngun, Văn hóa Đồng Đậu và Văn hóa Gị Mun. Văn hố
Đơng Sơn có những nét độc đáo riêng đồng thời vẫn mang nhiều điểm đặc
trưng của văn hố vùng Đơng Nam Á và nền Văn minh lúa nước. Đây cũng
là thời kỳ ra đời nhà nước phôi thai đầu tiên của Việt Nam dưới hình thức
cộng đồng làng và siêu làng. Các nhà khảo cổ học đã khám phá ra một nền
văn hóa gồm nhiều di vật rất sớm. Các cơng cụ bằng đồng, bằng đồ gốm cùng
với di chỉ những khu luyện đúc đồng thời xa xưa trên đất Việt cổ. Thời kỳ
đầu của văn hóa Đơng Sơn, các cư dân người Việt cổ phát triển và giao lưu
trong phạm vi hạn chế do đặc điểm rừng rậm nhiệt đới, sản vật và thức ăn dồi
dào nên chưa chịu ảnh hưởng nhiều của các nền văn hóa ngồi. Việc khai phá
đồng bằng sông Hồng chưa đặt ra cấp thiết do dân cư chưa đông đúc và nhu
cầu kiếm sống và sinh hoạt chưa ra khỏi vùng trung du Bắc Bộ. Chính yếu tố
đó đã giúp người Việt hình thành một cộng đồng có tính thuần nhất, họ chính
là tổ tiên của người Việt hiện đại.
Việc tìm hiểu về văn hóa Đơng Sơn, chính là tìm về cội nguồn của
người Việt cổ, tìm về nguồn gốc của văn hóa Việt Nam, là nhiệm vụ của mỗi
người dân Việt Nam, phải biết rõ về vội nguồn của mình như Bác Hồ đã từng
nói:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Cũng bởi vậy mà nền văn hóa Đơng Sơn trở thành nguồn cảm hứng và là đề
tài nghiên cứu khoa học của nhiều sinh viên trong các môn học tìm hiểu về
lịch sử nước nhà.
1



NỘI DUNG
CHƯƠNG I. SƠ LƯỢC VỀ NỀN VĂN HĨA ĐƠNG SƠN
1.1.

Khái niệm

Văn hóa Đơng Sơn là nền văn hóa thuộc thời đại đồng thau và sơ kỳ
thời đại đồ sắt ở Việt Nam, nó được phát triển liên tục từ khoảng 2000 năm
TCN cho đến thế kỷ VI TCN và trải qua 4 giai đoạn phát triển là Phùng
Nguyên, Đồng Đậu, Gị Mun và Đơng Sơn, Địa bàn phân bổ của văn hóa này
khơng phải chỉ ở vùng Thanh Hóa, mà trải rộng khắp vùng Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ Việt Nam, tập trung nhất ở vùng luu vực các con sơng Hồng, Mã,
Chu, Cà. Chính vì vậy, mà có nhà khoa học đã gọi vận hội Đông Sơn là "Văn
minh sơng Hồng". Đó là cách gọi khái qt và ẩn dụ, nhấn mạnh đến vai trò
quan trọng của dòng sông Cái - sông Mẹ - sông Hồng cái nôi ni dưỡng và
phát triển tiền văn hóa thời đại kim khí ở nước ta. Thực ra văn hóa Đơng Sơn
hình thành và phát triển ở cả vùng đồi núi, trung du, đồng bằng và ven biển.
Các nhà khảo cổ học đã khai quật hàng trăm di chỉ thuốc văn hóa Đơng Sơn.
Đó là những di chỉ có tầng văn hóa dày được trải ra trên một khu vực rộng
lớn, trong đó có rất nhiều hiện vật bằng đá, đồ gốm, đồ đồng, đồ thủy tinh…
1.2. Lịch sử phát hiện
Quá trình tìm ra văn hóa Đơng Sơn: Năm 1924, ơng Nguyễn Văn Lắm,
một dân chài trên sơng Mã đã tình cờ phát hiện được một số hiện vật bằng
đồng lộ thiên bên bờ sơng Mã. Ơng đã báo cho nhà chức trách lúc đó và quan
chức Pháp đã cử một người Pháp tên là L.Paljot đến để giải quyết. Do chỉ là
viên quan thu thuế có chút ít hiểu biết và yêu thích đồ cổ, nên LPajot đã tổ
chức khai quật đầu tiên ở khu vực có hiện vật. Đến năm 1934, nhà khảo cổ
học Hainơ Geldean đã đặt tên cho nhóm hiện vật bằng đồng thu lượm được ở
vùng Đơng Sơn (Thanh Hóa) là "Văn Hóa Đơng Sơn” và H.Geldean đi đến
kết luận: Văn hóa Đơng Sơn chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán và ảnh hưởng



của văn hóa Hanstat là một nền văn hóa thuộc thời đại đồ đồng ở châu Âu
xa xơi. Sau đó một số học giả Pháp như V.Goloubew, E.Cacghen, O.Janse
đều có suy nghĩ, quan niệm như vậy. Những quan niệm sai lầm của người
Pháp được phát hiện và phản biện khi các học giả Việt Nam tập trung nghiên
cứu văn hóa Đông Sơn từ năm 1965 và đặc biệt là trong các Hội nghị khoa
học về "Hùng Vương dựng nước" các năm 1971 - 1973.
Văn hố Đơng Sơn ra đời là kết quả hội tụ của nhiều văn hoá rực rỡ
trước văn hố Đơng Sơn thuộc thời đại đồng thau trong q trình chiếm lĩnh
vùng đồng bằng các con sơng lớn ở miền bắc Việt Nam, chủ yếu là lưu vực
sông Hồng. Phạm vi phân bố của nền văn hố Đơng Sơn trên cơ bản là trong
phạm vi ở miền bắc Việt Nam. Các cuộc nghiên cứu khảo cổ ở Việt Nam từ
năm 1954 đến nay đã xác định được là nền văn hố Đơng Sơn với chủ nhân
là Âu Lạc cổ đã tồn tại được gần một thiên niên kỷ, từ cuối thời đại đồng
thau sang thời kỳ thời đại đồ sắt. Bước chuyển sớm nhất từ văn hoá Quỳ
Chử, nền văn hố trước Đơng Sơn trên thực tế đã diễn ra ở đồng bằng sông
Hồng. Kết quả các xét nghiệm C.14 trên các mẫu tro than lấy từ tầng địa chất
Đông Sơn sâu nhất ở các khu Đồi Đà và Chùa Thông, tiêu biểu của vùng
sông Hồng là 2704 90 (ZK 305) và 2655 90 (ZK 309). Như vậy người ta có
thể xác định được văn hố Đơng Sơn ở vùng này bắt đầu từ khoảng thế kỷ
VIII - VII trước Công Nguyên. Ở vài nơi trong vùng, các chuyên viên khảo
cổ đã khai quật được những nông cụ bằng sắt và dấu tích của sự luyện sắt
trong tầng lớp văn hóa Đơng Sơn sớm. Ở vùng sơng Mã giai đoạn chuyển tiếp
từ Quỳ Chử sang Đơng Sơn có phần muộn hơn, vào khoảng thế kỷ VII - VI
trước Cơng Ngun.
1.3.

Các loại hình văn hóa Đơng Sơn


Loại hình sơng Hồng: Địa bàn chủ yếu của loại hình này là vùng miền
núi phía Bắc, vùng Trung du và đồng bằng Bắc bộ, với trung tâm là làng Cả


(nay ở thành phố Việt Trì). Đặc trưng của loại hình là sự phong phú, đa dạng,
mang nhiều sắc thái địa phương rõ rệt.


Loại hình sơng Mã: Địa bàn phân bố của loại hình chủ yếu thuộc lưu
vực sơng Mã, sơng Chu, ranh giới phía Bắc của nó tiếp giáp với địa bàn của
Văn hóa Đơng Sơn loại hình sơng Hồng. Trung tâm là làng Đơng Sơn, Thanh
Hóa. Đặc trưng của loại hình sơng Mã mang đặc trưng của Văn hóa Đơng
Sơn điển hình. Đặc biệt những đồ đồng thuộc trung tâm Đơng Sơn là tiêu chí
để nhận biết cho đồ đồng thuộc các loại hình địa phương khác hay để phân
biệt giữa Đơng Sơn với những nền văn hóa kim khí khác.
Loại hình sơng Cả: Loại hình này được phát hiện lần đầu vào năm
1972. Trung tâm là làng Vạc (Nghĩa Đàn, Nghệ An). Đặc trưng cơ bản của
loại hình này là có sự giao lưu mạnh mẽ với văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung
và văn hóa Điền (Vân Nam, Trung Quốc), đồng thời cũng mang những nét
đặc trưng riêng biệt, nằm trong tổng thể nhất qn của Văn hóa Đơng Sơn.

5


CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG VÀ VỊ TRÍ CỦA NỀN VĂN HĨA ĐƠNG
SƠN
2.2.

Đặc trưng của nền văn hóa Đơng Sơn


2.2.1. Về phương thức sản xuất
Trong văn hóa Đơng Sơn, sản xuất nơng nghiệp lúa nước đã phát triển
mạnh mẽ, tồn diện và giữ vai trò chủ đạo trong đời sống, mặc dù nền kinh tế
săn bắn, hái lượm vẫn còn tồn tại với tư cách bổ trợ cho hoạt động sinh sống
của cư dân Đơng Sơn. Cùng với q trình phát triển của văn hóa Đơng Sơn,
cư dân người Việt cổ phải chinh phục những đầm lầy ven sông, ven biển để
mở rộng địa bàn cư trú và sản xuất. Nhờ kinh nghiệm sản xuất được tích lũy
từ hàng nghìn năm trước, đến giai đoạn này người Đông Sơn đã biết làm thủy
lợi nhỏ, dẫn thủy nhập điền để tạo ra những đồng ruộng có mực nước phù hợp
với nhu cầu phát triển của cây lúa trong từng giai đoạn. Bên cạnh nền nông
nghiệp dùng cây, bừa, làm cho đồng ruộng phì nhiêu, mẫu mỡ, họ đã biết bản
phần tăng vụ, tăng năng suất, trồng lúa 2 vụ một năm. Qua áp dụng phương
pháp nghiên cứu bào tử phấn hoa và nghiên cứu các hạt giống lúa còn được
lưu giữ trong thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái), chúng ta có thể biết được
người Đông Sơn đã biết trồng các loại lúa nếp và lúa tẻ.
Sự phát triển của nền văn minh sông Hồng ở thời đại đồng thau và sơ
kỳ sắt có quan hệ gắn bó với hoạt động địa mạo, địa lý tự nhiên và lịch sử tạo
lập, hình thành đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Theo các nhà Địa lý - Địa chất,
tam giác châu Bắc Bộ có 3 thời kì hình thành, có định là Việt Trì, đáy là Ninh
Binh và Quảng Ninh. Từ vùng Việt Trì đến Cổ Loa là vùng thượng - vùng cao
– vùng đất tổ, đất cổ của người Đông Sơn, vùng này được tạo thành cũng với
quá trình vận động kiến tạo của vỏ trái đất từ hàng chục triệu năm về trước,
nó là địa bàn xuất hiện các thành tựu văn hóa thuộc giai đoạn sớm của nền
văn hóa Đơng Sơn (Phùng Nguyên, Đống Đậu, Gò Mun). Phần trung và phần
hạ của tam giác châu Bắc Bộ được hình thành vào khoảng 2000 - 3000 năm
6


cách ngày nay. Từ khi lựa chọn cây lúa là loại lương thực chủ yếu, người
Đông Sơn đã phải tự vượt qua mọi gian khổ, khó khăn, có nhiều phát minh

sáng tạo để chinh phục các loài thủy quái ở vùng đầm lầy, khai thác các ô
trũng biến thành đồng ruộng. Con trâu cày ruộng, con bò cày cạn. Các loại
gia cầm như gà, ngan, vịt và gia súc như trâu, bị, lợn, chó, mèo... đã trở
thành nguồn thực phẩm quan trọng của cư dân Đông Sơn. Các nghề phụ như
chăn ni, đánh cá, làm vườn cũng đã được hình thành ở giai đoạn này để hỗ
trợ cho nền kinh tế sản xuất nông nghiệp. Các nghề thủ công nghiệp cũng đặc
biệt phát triển ở thời kỳ này như nghề mộc, nghề làm đồ gốm, nghề dệt, nghề
đan lát mây tre, nghề chế tác đá làm đồ trang sức... Đó là những nghề rất cần
thiết giúp cho con người có thể định cư ở một vùng đất mới với những trang
thiết bị, dụng cụ sinh hoạt mới khơng có sẵn trong tự nhiên. Đặc biệt đồ gốm
Đông Sơn mỗi vùng có phong cách riêng, có tiến bộ về sử dụng chất liệu, kỹ
thuật tạo hình, tạo dáng.
Nghề luyện kim đồng ở giai đoạn này phát triển đến trình độ cao. Các
nhà khảo cổ đã phát hiện được nhiều dấu tích của xỉ than, xí quặng, lị nung
và một số hiện vật bằng đồng trong các tầng văn hóa. Người thợ thủ công thời
Đông Sơn đã làm chủ được kỹ thuật luyện kim đồng thau, đó là hợp kim của
3 nguyên liệu chủ yếu là đồng, thiếc và chì, ngồi ra cịn có các vi lượng
vàng, vonfram...Người Đơng Sơn đã biết đúc các loại cơng cụ lao động (rìu,
cuốc...), dụng cụ (đục, tràng, mâm, bát, dao găm, lục lạc, vòng tay, vịng cổ),
vũ khí (mũi tên đồng, kiếm, lưỡi qua...). Đỉnh cao của văn hóa Đơng Sơn
chính là trống đồng Đơng Sơn. Các nhà khoa học đã phát hiện được trên 130
trống đồng cổ các loại, nhưng nổi tiếng nhất là trống đồng Ngọc Lũ, Hồng
Hạ. Trống Đơng Sơn được áp dụng các kỹ thuật dục, rèn, mài, cưa, khoan rất
phức tạp. Trên trống đồng thể hiện hoa văn hình mặt trời, hình chim, hình bỏ,
hình thuyền và các cảnh sinh hoạt của con người thời Đông Sơn. Trống đồng
Đông Sơn có giá trị cao về khoa học và nghệ thuật, nghiên cứu trống đồng
Đơng Sơn, chúng ta có thể hiểu biết về tư duy, tình cảm, phong tục tập quán
7



của thời đại Đông Sơn. Trống đồng là một nhạc khí của người Đơng Sơn để
sử dụng trong những nghi lễ quan trọng như lễ hội mùa, lễ hội cầu mưa, lễ
hội cũng thần linh. Trống cũng được sử dụng trong các cuộc chiến đấu, âm
thanh của trứng vàng và có tác dụng thơi thúc qn sĩ, làm tăng thêm sĩ khí
giúp con người có thể giao hịa với các thần linh. Chỉ có tù trưởng bộ lạc hoặc
thủ lĩnh các liên minh bộ lạc mới được sử dụng trống. Trống còn là biểu
tượng của sự giàu sang, phú quý, tượng trưng cho sức mạnh và sự hội tụ tinh
thần, tâm linh của một cộng đồng nhất định. Văn minh Đơng Sơn là nền văn
minh thực vật, dấu tích rau đậu, củ quả, hạt phổ biến, yếu tố động vật mờ
nhạt. Yếu tố sông nước ảnh hưởng đậm nét trong văn hóa Đơng Sơn
2.2.2. Văn hóa sinh hoạt tinh thần
Từ tư duy kinh nghiệm hàng nghìn năm, người Đơng Sơn đã phát triển
tư duy nhận thức của mình đến một trình độ cao. Họ đã hình thành một vũ trụ
quan sơ khai, định vị mặt trời là trung tâm và có các hành tinh quay xung
quanh. Tư duy Âm - Dương lưỡng phân, lưỡng hợp đã được hình thành. Có ý
kiến cho rằng trống đồng Đông Sơn là một cuốn nơng lịch của người Đơng
Sơn. Qua đó ta thấy mối quan hệ giữa Trời và Đất, giữa con người với thiên
nhiên, giữa sông với núi, giữa Âm và Dương. Tư duy tốn học của người
Đơng Sơn cũng phát triển cao. Qua nghiên cứu cách sắp xếp các hoa văn hình
học trên đồ gốm, giáo sư Hà Văn Tấn đã phân tích tư duy đổi xúng xuất hiện
từ thời Phùng Nguyên. Ở đây xuất hiện các tư duy đối xứng gương và tư
duy đối xứng lệch. Tư duy hình học của người Đông Sơn cũng rất phát triển.
Các loại hoa văn hình trịn, hình tam giác, hình thoi, hình bán nguyệt và
những biến thể của nó đã được người Đơng Sơn sử dụng rất thành thục và tài
tình để tạo ra những dải trang trí mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt trên các đồ
gốm và đồ đồng. Nhìn các dải trang trí chạy song song trên mặt trống đồng
qua các vịng trịn đồng tâm và các băng trang trí bao quanh thân các mơi, vị,
bình gồm người ta liên tưởng tới quỹ đạo chuyển động của các thiên thể trong
8



hệ mặt trời và nó cũng biểu hiện tư duy thời gian rất đa dạng của người Đông
Sơn. Tư duy kỹ thuật đã phát triển trong cả lĩnh vực chế tác các đồ trang sức
tinh xảo bằng đá mã não, đá thạch anh, thủy tinh và trong cả các lĩnh vực sản
xuất đồ gốm có kết cấu xương gồm chắc, trang tri dẹp. Đặc biệt là kỹ thuật
chế tác trống đồng với nhiều đường nét uyển chuyển, nhiều hoa văn tinh tế.
Về nhận thức thế giới: người việt thời kỳ này đã có sự nhận thức thế giới và
nhận thức chính mình bằng tư duy lưỡng phân: đàn ơng- đàn bà, núi - biển,
trời – đất, vũ trụ theo họ là trời trịn, đất vng, trời che chở cho con người,
đất ni dưỡng con người. Về văn hóa nghệ thuật: Nghệ thuật âm nhạc, nghệ
thuật tạc tượng, nghệ thuật kiến trúc đã hình thành. Đặc biệt trống đồng Đơng
Sơn là sự phát triển vượt bậc, là 1 biểu tưởng văn hóa, cũng là 1 nghệ thuật
giá trị đặc sắc. Chữ viết Đông Sơn được chạm khắc trên các công cụ, vũ khí
đồng thau, các đường nét cịn sơ lược nhưng khúc triết, rõ ràng. Ngồi ra,
cịn có các dạng văn tự khác viết trên đồ đá, đồ gốm. Trong đó có loại hình
văn tự thắt nút dùng 1 số sợi dây có màu sắc khác nhau buộc lại thành các nút
khác nhau để trao đổi thông tin. Về kỹ thuật qn sự: Vũ khí Đơng Sơn rất
phổ biến, đa dạng về loại hình, độc đáo về hình dáng, phong phú về số
lượng. Có thành quách với các bức thành kiên cố với hào sâu rộng cùng các
ụ, lũy để bảo vệ phịng thủ.
Tín ngưỡng Đơng Sơn phát triển đa dạng thể hiện thế giới tinh thần của
cư dân nông nghiệp lúa nước ở vùng nhiệt đới gió mùa. Người Đơng Sơn
phát triển tín ngưỡng vạn vật hữu linh, nghĩ là họ tin rằng mọi vật đều có linh
hồn và họ tổn thờ tất cả mọi vật có tác động, ảnh hưởng đến cuộc sống của
con người. Tiêu biểu nhất và đặc trưng nhất là tín ngưỡng thờ thần mặt trời.
Hình ảnh mặt trời được thể hiện ở khắp mọi nơi, trên mặt trống đồng, trên
trang phục, trên kiến trúc nhà ở. Người Đông Sơn tin rằng mặt trời là tối cao,
có khả năng chi phối mọi mặt của cuộc sống con người. Người Đơng Sơn
cịn phổ biến tín ngưỡng thờ nước, tín ngưỡng cầu mưa, thở các thế lực tự
nhiên: Mây, mưa, sấm, chớp. Hình tượng các đơn hoặc các đôi được gắn trên

9


mặt trống đồng chứng tỏ người Đông Sơn đã thấy mối liên hệ giữa con cóc
kêu và hiện tượng trời mưa vào những ngày sau đó. Biểu tượng trống đồng Hinh mặt trời - Tượng các chứng tỏ mối liên hệ tâm linh của người Đông Sơn
với nguồn nước khi sử dụng trống đồng để làm lễ cầu mưa. Tiếng trống trần
hùng ẩm vang là biểu tượng của tiếng sấm, hình tượng cóc là ước nguyện của
tín ngưỡng cầu mưa. Người Đơng Sơn cịn phát triển tín ngưỡng phồn thực,
đó là tín ngưỡng phổ biến của cư dân nơng nghiệp cầu mong mùa màng bội
thu, đời sống no đủ. Trong thập đồng Đào Thịnh (Yên Bái) người ta phát hiện
được nhiều hạt thóc giống và trên nắp thạp Đào Thịnh, người ta nhìn thấy 4
cặp nam nữ đang nằm giao phối một cách rất hồn nhiên. Trên trống đồng
Đông Sơn, có nhiều trong gắn 4 cặp Cóc Đực – Cái ngay trên mặt trống
đồng, chứng tỏ người Đơng Sơn có quan niệm về sự hài hòa âm - dương về
sự giao phối là động lực cho sự sinh sôi, phát triển của mn lồi. Với hình
ảnh 4 cặp nam nữ hoặc 4 cặp cóc đang giao phối gắn trên các hiện vật bằng
đồng linh thiêng được gắn với năng lượng vũ trụ có mặt trời ở giữa và 4 cặp
nam nữ hay 4 cặp cóc là đại diện cho 4 hướng Bắc - Nam - Đông - Tây của
trời đất. Đó khơng phải là những hành vi giao phối bình thường, mà nó đã
được linh thiêng hóa, đồng nghĩa với vũ trụ, trời đất và những khát vọng lớn
lao của con người vào các đấng linh thiêng. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã
phát triển phổ biến ở thời kỳ Đông Sơn. Họ không chỉ thờ tổ tiên sinh ra mình
mà cịn thờ các vị thủ lĩnh bộ lạc, liên minh bị lạc, thờ vua Hùng.
Lễ hội khá phong phú, thể hiện sắc thái riêng của văn hóa Việt Nam
như hội mùa, hội cầu nước, lễ hội khánh thành trống đồng. Các phong tục
thể hiện được những sắc thái sinh hoạt văn hóa phong phú và đa dạng của
người Việt, gởi gắm lòng biết ơn với trời đất, cầu mong mưa thuận gió hịa
và thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc. Các nghệ thuật âm nhạc, tạc tượng, chạm
khắc, kiến trúc, trang phục cũng được hình thành từ đây, được thể hiễn rõ qua
họa tiết trên mặt trống đồng.


10


Các loại hình sinh hoạt tập thể như cưới xin, ma chay, lễ hội đã phát
triển. Người Đông Sơn phổ biến phong tục chôn cất người chết gần nơi cư
trú. Mỗi một làng có khu mộ tăng riêng và người chết được chôn cất trong
huyệt đất hoặc trong quan tải hình thuyền là một thân cây to được khoét rỗng
thành hình thuyền có nắp đậy ở trên. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện dược
43 địa điểm có mơ hình thuyền Đơng Sơn, những địa điểm đó nằm ở vùng
trung và hạ của châu thổ Bắc Bộ, đó là những vùng trũng, hay ngập lụt thuộc
vùng Hạ Long, Tài Phóng, Hải Dương, Hưng n, Hà Nội. Cách chơn cất
người chết trong các quan tải hình thuyền chi xuất hiện vào thời kỳ muộn từ
thế kỷ VI TCN đến thế kỷ II sau CN.
2.2.3. Văn hóa sinh hoạt vật chất
Mơ hình bữa ăn là cơm – rau – cá, trong đó cơm và rau là món ăn chủ
đạo. Đó là dựa trên nền tảng nền sản xuất thực vật, sản xuất lúa nước, sự hiểu
biết thấu đáo và sự kết hợp cao độ của người Đông Sơn với môi sinh. Đồ
dùng sinh hoạt được chế tác bằng 3 chất liệu chủ yếu là đồ gốm, đồ đồng, đồ
gỗ. Một số loại đồ dùng sinh hoạt tiêu biểu như nồi, chõ, mâm, chậu...Qua đồ
dùng sinh hoạt ta cũng thấy được bóng dáng của sự phân hóa xã hội.
Người Đơng Sơn có thói quen ở nhà sàn để tránh thú dữ, lũ lụt. Loại
hình nhà trệt sát đất chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn về sau. Chất liệu để làm
nhà chủ yếu từ gỗ, tre, lứa.. có sẵn trong tự nhiên. Tre được dùng để làm kèo,
uốn, hoặc chẻ ra để đan; gỗ lim, gỗ xoan.. để làm cột nhà. Rơm, rạ, lá cọ, lá
dừa... dùng để lợp mái. Đất nung để xây tường. Quy mơ nhà ở vừa phải, hài
hịa với thiên nhiên. Nhà chú ý tới chiều ngang, rộng theo số lẻ là 3 gian, 5
gian; bậc nhà cũng theo số lẻ. Nhà 5 gian thì gian giữa để thờ, 2 gian bên để
sinh hoạt, còn 2 gian trái là buồng ngủ. Vết tích nhà sàn cịn được khắc họa
trên trống đồng Ngọc Lũ, Hồng Hạ, Sơng Đà. Có 2 loại nhà sàn chính đó là

nhà mái cong và mái trịn, nhà sàn mái cong hình thuyền, 2 đầu vểnh lên
trang trí hình đầu chim. Mái nhà hình thang cân lợp lá, nhà hình trịn 2 đầu
11


trang trí hoa văn hình xoắn ốc, mang đậm dấu ấn sơng nước. Vị trí chọn
hướng sơng, suối, hướng núi theo phong thủy. Cổng nhà khơng được xây
chính giữa với cửa nhà mà được xây lệch sang bên trái hoặc bên phải. Cửa
nhà thường chọn hướng nam, hoặc đông nam có gió biển mát. Cịn bếp chọn
hướng tây tránh gió bắc. Cư dân Đông Sơn thường sống quần tụ thành những
xóm làng với quy mơ nhỏ, phân bố khơng đồng đều. Họ sống ven các con
sông, điều này rất thuận tiện cho nền nông nghiệp lúa nước, sinh hoạt và giao
thông đi lại (sử dụng thuyền).
Phương tiện giao thông chủ yếu của cư dân Đơng Sơn là thuyền bè, vì
họ thường sống ven các con sơng lớn, thuyền có thuyền độc mộc và thuyền
ghép ván. Ngồi ra thuyền cịn là phương tiện sử dụng để đi biển (bằng chứng
là sự giao thoa văn hóa Đơng Sơn, Sa Huỳnh và phía Nam Trung Hoa), hình
ảnh những con thuyền lớn được đúc nổi trên trống hay thạp đồng, đã chứng
minh cho điều đó. Khảo cổ học phát hiện những ngơi mộ thuyền được làm
bằng thân cây khoét rỗng bên trong chôn người chết và những đồ tùy táng
bằng đồng, loại hình mộ này thường tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng
chiêm trũng ở Hải Dương, Hà Tây, Hải Phòng,…
Trang phục của người Đông Sơn cũng hết sức độc đáo đàn ông cởi trần
đóng khố, đàn bà mặc yếm, áo, váy (hai loại cơ bản là váy quấn và váy chui).
Áo tứ thân và áo mớ ba, mớ bảy đã xuất hiện từ giai đoạn này. Tóc để theo
các kiểu cắt ngắn, búi tó, tết bím, hoặc quấn ngược lên đỉnh đầu (điều này
được thể hiện bằng hình ảnh cập đơi nam nữ đang giao phối trên thạp đồng
Đào Thịnh, hình trang trí trên trống đồng, dao găm có chi trang trí người
phụ nữ). Đầu đội mũ lông chim (hiện vật bao đầu bằng đồng khá phổ biến,
có trang trí hoa văn). Tai đeo khuyên tai bằng đồng, thủy tinh, đá. Cổ đeo

những chuỗi hạt bằng thủy tinh nhiều màu sắc như xanh, đỏ, vàng, ngồi ra
cịn có vịng đeo tay chất liệu bằng đá, vòng trang sức bằng đồng. Tay đeo
nhẫn, vòng tay chất liệu đồng hoặc đá, bao tay bằng đồng, thắt lưng có móc
12


hình rùa, chim. Chân đeo vịng, bao chân có gắn lục lạc để khi nhảy múa phát
ra âm thanh, những chiếc vòng như vậy thường được sử dụng trong các lễ hội
của cư dân nông nghiệp lúa nước, hoặc được tầng lớp trên trong xã hội sử
dụng. Phong tục nhuộm răng, ăn trầu, để tóc dài (búi to hoặc tết đuôi sam).
2.2.4. Tổ chức xã hội thời Đông Sơn
Trong xã hội Đơng Sơn đã có sự phát triển cao của sản xuất, đã có chế
độ tư hữu và sự phân chia xã hội thành giai cấp. Gia đình mẫu hệ là chủ yếu
ở giai đoạn lịch sử này. Sau gia đình là làng xóm đã được hình thành, trong
làng xóm có cả những người cùng huyết thống và có cả những người không
cùng huyết thống cư trú. Họ cùng nhau khai khẩn ruộng đất, trồng trọt, chăn
nuôi, xây dựng cuộc sống. Trong văn hóa Đơng Sơn nhà nước cũng được
hình thành, đó chính là nhà nước Văn Lang thuộc thời đại Hùng Vương và
nhà nước Âu Lạc thuộc thời đại An Dương Vương. Như vậy là cấu trúc cơ
bản gia đình - làng - nước về có bản đã được hình thành. Hùng Vương là
người đứng đầu quốc gia, dưới Hùng Vương có Lạc Hầu, Lạc Tướng giúp
vua cai trị các Lạc dân. Lạc dân là những người lao động, theo mực nước
lên xuống hàng năm để trồng cây lúa gạo thu hoạch mùa màng. Con trai
Hùng Vương gọi là Quan Lang, con gái Hùng Vương gọi là Mỵ Nương, các
quan nhỏ gọi là Bổ Chính. Nước Văn Lang của các vua Hùng chia thành 15
bộ.
Vào thời đại Hùng Vương đã xuất hiện đơ thị cổ, đó là thành Cổ Loa
(Đơng Anh, Hà Nội). Thành được xây dựng theo hình xoắn ốc nên gọi là loa
thành. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện được 10 ký tự khắc trên rìu đồng
Đơng Sơn và lưỡi qua đồng Đơng Sơn. Đây là chữ viết đích thực, theo kiểu

chữ hình khoa đầu (con nịng nọc), đó là kiểu chữ phổ biến của các cư dân cổ
ở vùng Hoa Nam, Trung Quốc và Đơng Nam Á. Tiếc rằng các ký tự đó cịn
q ít; chưa đủ để các nhà khoa học nghiên cứu chữ cái, vần điệu cùng các
quy luật để viết và đọc chữ thời Đông Sơn. Theo sách Lĩnh nam trich quái,
13


người giao châu biết sử dụng loại văn tự kết nút để trao đổi hoặc ghi nhớ các
sự kiện quan trọng.
2.3.

Vị trí của nền văn hóa Đơng Sơn

Văn hóa Đơng Sơn được coi là cốt lõi của người Việt cổ. Cùng với văn
hóa Ĩc EO, văn hóa Sa Huỳnh tạo thành "tam giác văn hóa" của người Việt.
Văn hóa Đơng Sơn tạo nền tảng để văn hóa Việt Nam giao lưu tiếp biến với
các nền văn hóa khác như Trung Hoa, Ấn Độ, Đông Nam Á trong thiên niên
kỷ đầu sau công nguyên mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.
Văn hố Đơng Sơn có vị trí và vai trị đặc biệt trong tiến trình lịch sử
văn hố Việt Nam. Qua 80 năm phát hiện và nghiên cứu, văn hố Đơng Sơn
được biết đến như là cơ sở vật chất cho sự ra đời của nhà nước Văn Lang của
các vua Hùng và tiếp đó là nước Âu Lạc của vua An Dương Vương. Với nền
văn hố Đơng Sơn, kỹ thuật chế tác đồ đồng đã vươn lên trình độ khácao so
với trình độ thế giới lúc đương thời. Sản phẩm đồng thời cũng là biểu tượng
của văn hố Đơng Sơn là trống đồng Đơng Sơn. Q trình hình thành và phát
triển của văn hố Đơng Sơn/văn minh sơng Hồng ở miền Bắc là một q
trình hình thành nên cái cốt lõi của người Việt cổ và nhà nước đầu tiên của
họ. Đây là một nền văn hoá thống nhất mà chủ nhân của nền văn hố đó là
một cộng đồng cư dân gồm nhiều thành phần tộc người gần gũi nhau về nhân
chủng và văn hoá. Văn hố Đơng Sơn là một điển hình của nền văn hố nơng

nghiệp lúa nước.

14


CHƯƠNG 3. VĂN HĨA ĐƠNG SƠN TRONG THỰC TIỄN
1.1. Thách thức trong việc bảo tồn những di tích và cổ vật Đơng
Sơn hiện nay
Theo thống kê, hiện đã có trên 200 di tích thuộc văn hóa Đơng Sơn
được phát hiện ở nước ta, chủ yếu phân bố ở 3 lưu vực sơng chính là sơng
Hồng, sơng Mã và sơng Cả. Đến nay, số lượng di vật thuộc văn hóa Đơng
Sơn đã tìm được vơ cùng đồ sộ, lên tới hàng chục nghìn hiện vật. Đặc biệt
trong đó có nhiều hiện vật được công nhận Bảo vật quốc gia như thạp đồng
Hợp Minh, thạp đồng Đào Thịnh, trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Hoàng Hạ,
mộ thuyền Việt Khê cùng với các đồ tùy táng, minh khí được phát hiện trong
đó... PGS.TS Bùi Văn Liêm, Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học (Viện Hàn
lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho biết, tình trạng nhiều di tích Đơng Sơn
đang bị xâm hại bởi các cơng trình như nhà cửa, ruộng vườn canh tác... Rất
nhiều di vật Đông Sơn bị thất lạc đang được bn bán, trơi nổi trên thị
trường. di tích thời đại kim khí Việt Nam đang bị xâm hại nặng nề, trong đó
có văn hóa Đơng Sơn và bản thân di tích Đơng Sơn. Cùng quan điểm này,
PGS, TS Lâm Mỹ Dung (Bảo tàng Nhân học, ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia
Hà Nội) đã dẫn chứng: Hà Nội có 3 di tích liên quan đến văn hóa Đơng Sơn là
Đình Tràng (Đơng Anh), Vườn Chuối (Hồi Đức) và Thành Dền (Mê Linh),
nhưng hiện tại, chỉ có di tích Thành Dền cịn được giữ gìn, khu vực Đình
Tràng hiện đang gặp nhiều vướng mắc, cịn khu vực Vườn Chuối thì bị hư
hại q nhiều. Thậm chí, đã có một dự án xây dựng khu đô thị mới tại khu
vực Vườn Chuối, nhưng do suy thoái kinh tế nên dự án này chưa được triển
khai, nhờ đó các nhà khoa học mới có cơ hội tiếp tục nghiên cứu di tích này...
Vấn đề được đặt ra rằng, cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có được một bảo

tàng riêng cho văn hóa Đơng Sơn (trong khi đã có một bảo tàng văn hóa Sa
Huỳnh). Theo PGS.TS Bùi Văn Liêm, chúng ta hoàn toàn có thể mở một bảo

15


tàng riêng về văn hóa Đơng Sơn để nghiên cứu, phát huy và bảo tồn di tích
văn hóa Đơng Sơn cho con cháu muôn đời.
1.2. Phát huy giá trị của văn hóa Đơng Sơn
Thời kỳ văn hóa Đơng Sơn được đánh giá là một trong những thời kỳ
quan trọng và có ý nghĩa nhất trong lịch sử dân tộc. Xác định được giá trị, ý
nghĩa, vai trị của văn hóa Đông Sơn như vậy, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã
rất chú trọng đến việc phát huy giá trị của văn hóa Đơng Sơn trên các lĩnh
vực hoạt động. Phần trưng bày về văn hóa Đơng Sơn – cơ sở vật chất của nhà
nước đầu tiên đã được tập trung thể hiện là một điểm nhấn trưng bày quan
trọng, với một không gian trọng tâm và đẹp nhất của Bảo tàng, với giải pháp
trưng bày khoa học và hiện đại. Ngoài những cuộc trưng bày chuyên đề dành
riêng để giới thiệu về văn hóa Đơng Sơn, thì các hiện vật văn hóa Đơng Sơn
ln đóng vai trị chủ đạo trong các cuộc trưng bày giới thiệu về lịch sử, văn
hóa Việt Nam ở trong và ngồi nước. Thậm chí, trong một số cuộc trưng bày,
hiện vật văn hóa Đơng Sơn chiếm tới 50%, ví dụ, năm 2014, trong cuộc
trưng bày “Buổi đầu của những nền văn hóa cổ Việt Nam” tại Bảo tàng quốc
gia Hàn Quốc gồm 152 hiện vật thì hiện vật văn hóa Đơng Sơn đã chiếm tới
79 hiện vật…
Bên cạnh việc chú trọng cho hoạt động trưng bày, thì hoạt động giới
thiệu, quảng bá các sưu tập hiện vật văn hóa Đơng Sơn cũng được đẩy mạnh
như: thuyết minh tại hệ thống trưng bày, giới thiệu trên các phương tiện thông
tin đại chúng…
Việc giới thiệu sưu tập tại hệ thống trưng bày cố định của Bảo tàng
Lịch sử quốc gia được thực hiện bởi các cán bộ hướng dẫn ln được xác

định là nhiệm vụ chính và thường xun. Văn hóa Đơng Sơn là phần trưng
bày trọng tâm của Bảo tàng Lịch sử quốc gia, do đó, các cán bộ thuyết minh
của Bảo tàng luôn phải đầu tư nghiên cứu. Trong quá trình hướng dẫn tham
quan tại Bảo tàng, phần giới thiệu về văn hóa Đơng Sơn luôn chiếm thời
16


lượng chủ yếu. Khơng chỉ dừng lại ở đó, trên cơ sở xác định và đánh giá
được sức hút của văn hóa Đơng Sơn đối với cơng chúng, các cán bộ thuyết
minh còn tập trung nghiên cứu chuyên đề chuyên sâu nhằm nâng cao kiến
thức lịch sử, đáp ứng kịp thời nhu cầu học tập, nghiên cứu sâu của những đối
tượng cơng chúng quan tâm đến văn hóa này.
Trong nhiều năm qua, giáo dục lịch sử cho giới trẻ học đường luôn là
mục tiêu mà Bảo tàng hướng tới. Để góp phần giới thiệu, quảng bá cho các
sưu tập hiện vật văn hóa Đơng Sơn trong dịp kỷ niệm này, các cán bộ giáo
dục của Bảo tàng đang tiến hành xây dựng các chương trình giáo dục mà nội
dung trọng tâm sẽ là văn hóa Đơng Sơn, chẳng hạn, chương trình sinh hoạt
Câu lạc bộ Em yêu lịch sử với chủ đề “Văn hóa Đơng Sơn – truyền thống và
lan tỏa”, dự kiến được tổ chức vào cuối năm 2014 cho học sinh trên địa bàn
Hà Nội và Thanh Hóa (phối hợp với Bảo tàng Thanh Hóa). Cùng với đó là
các chương trình giáo dục dưới hình thức “Giờ học lịch sử”, mà nội dung
trọng tâm cũng sẽ được tập trung tìm hiểu về văn hóa Đơng Sơn, làm bài trắc
nghiệm với nội dung tìm hiểu về văn hóa Đơng Sơn. Mục đích của các hình
thức giáo dục này giúp các em hiểu biết sâu sắc hơn về một nền văn hóa phát
triển rực rỡ, là cơ sở vật chất hình thành nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân
tộc và là nền tảng hình thành truyền thống văn hóa Việt Nam.
1.3. Văn hóa Đơng Sơn trong cuộc sống hiện đại
Theo dịng chảy lịch sử, văn hóa Đơng Sơn với đỉnh cao là nghệ thuật
trang trí trống đồng đã lùi xa cách thời gian của chúng ta ngót trên 2000
năm nhưng hình bóng của một nền văn hóa văn minh dân tộc vẫn còn tiềm

ẩn đến ngày nay trong đời sống của các dân tộc Việt Nam, là chiếc cầu nối
giữa quá khứ và hiện tại. Giữa 54 dân tộc anh em với nhau trên dải đất Việt
để vang vọng mãi hai tiếng “đồng bào”.
Họa tiết hình “con thuyền- ngơi nhà” trên trống đồng Đơng Sơn chính
là hình ngơi nhà của người Kinh- Mường- Thái phía bắc, hình “tuyền” trên
17


trống đồng cịn hóa thân vào mái ngơi nhà Rơng của đồng bào các dân tộc
Tây Nguyên. Hình chim Hạc trên trống đồng Đông Sơn được tạc bằng gỗ đặt
ở đàu hồi nhà sàn người Thái, trên hoa văn thổ cẩm người Thái Mường phía
bắc…v.v…
Cịn trống đồng khơng chỉ là quốc bảo được lưu trữ trong các bảo tàng
Quốc Gia mà còn được phổ biến ở các làng nghề đúc đồng. Với sự tỉ mỉ cùng
bàn tay điêu luyện, những người nghệ nhân đã tạo nên rất nhiều những quả
trống, mặt trống, hay trống đồng quà tặng. Vật phẩm này khơng chỉ người
Việt Nam mà cả ngồi nước ưa thích bởi sự tinh xảo từ những đường nét.
Trống đồng thường được sử dụng bày phù hợp tại các khơng gian
phịng khách, phòng làm việc, phòng họp hay các đại sảnh cơng ty, tập đồn.
Trống cũng được chế tác làm những món quà tặng mừng lãnh đạo, người
thân, bạn bè, hay quà tặng hội nghị, sự kiện gọi là trống đồng lưu niệm. Đây
là một nét đẹp trong văn hóa góp phần lưu truyền những giá trị văn hoá
truyền thống của Việt Nam.
Từ xa xưa, trống đồng đã là nguồn cảm hứng thi ca bất tận, câu thơ
được ghi lại trong cuộc tiếp sứ giả nhà Nguyên ở Thăng Long là Trần Phu,
tiếng trống đồng vang dội, khiến phái đoàn nhà Nguyên phải run sợ: “Kim
qua ảnh lý đan tâm khổ Đồng cổ thanh trung bạch phát sinh” (Nhác thấy giáo
gươm mà lòng run sợ, Nghe tiếng trống đồng chợt bạc trắng đầu)

18



KẾT LUẬN
Văn hố Đơng Sơn - rực rỡ nền văn minh Việt cổ tiềm ẩn nhiều vấn đề
chưa được khám phá, cần phải được dày công nghiên cứu và đầu tư kinh phí
hơn nữa để giải mã. Văn hố Đơng Sơn, nền văn hoá cuội nguồn, thể hiện
sức mạnh trường tồn và mang dấu ấn đặc sắc của văn hoá dân tộc mà cha ông
xưa đã tạo dựng nên. Các văn hóa tiền thân của văn hóa Đơng Sơn có trình độ
phát triển cao, tới thời Đơng Sơn, thì văn hóa này đã kế thừa những di sản của
văn minh tại vùng Dương Tử, tạo nên một nền văn minh đồ đồng ảnh hưởng
rộng trong vùng nam Đông Á và Đơng Nam Á. Nền văn hố ấy đã đạt đến
đỉnh cao về kỹ thuật, về tinh thần chống xâm lược, tinh thần hoà mục, cởi mở
và đổi mới. Những giá trị của nền Văn hố Đơng Sơn mãi là nền tảng của
tinh thần, là động lực để đưa dân tộc ta không ngừng đổi mới phát triển, xây
dựng đất nước, quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh và hạnh phúc.
Qua sự khảo cứu nguồn gốc qua di truyền học, có đủ bằng chứng để
khẳng định tới thời kỳ đó tộc Việt đã tiến tới trình độ cao tương tự như
trong các giai đoạn tiền thân của Đông Sơn. Việc xác lập và nghiên cứu
nguồn gốc văn hóa Đơng Sơn cũng như khai quật, xác định diện mạo các di
chỉ Đông Sơn như thành quách, di chỉ cư trú, xã hội, kiến trúc…, là rất quan
trọng, những khám phá về các khía cạnh này sẽ giúp chúng ta xác định được
rõ ràng hơn trình độ phát triển của văn hóa Đơng Sơn tại miền Bắc Việt Nam.
Bên cạnh đó cũng cần đào sâu nghiên cứu về nền văn hóa Việt cổ, đồng thời
với sự khơi phục các nét văn hóa cổ đại, điều này rất quan trọng đối với sự
phát triển của văn hóa dân tộc trong các giai đoạn sau này.
Trước thực trạng một bộ phận sinh viên xa rời truyền thống, lịch sử,
văn hóa của dân tộc. Khơng ít người có thái độ ứng xử, biểu hiện tình cảm
thái q trong các hoạt động giải trí, văn hóa, nghệ thuật; lãng quên, thờ ơ đối
với văn hóa nghệ thuật truyền thống. Bên cạnh đó, chúng ta thấy một hiện
tượng đáng báo động của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng trong việc

19


hội nhập, tiếp thu văn hóa thế giới, du nhập những hoạt động văn hóa tiêu
cực, khơng phù hợp thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Là thế hệ mới, là tương
lại của đất nước, sinh viên Việt Nam cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ và
giữ gìn nền văn hóa Đơng Sơn nói chung và văn hóa bản sắc Việt Nam nói
riêng. Mỗi sinh viên phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản
thân những kỹ năng cần thiết, khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn,
nghiệp vụ, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự
phát triển của cá nhân. Quan trọng hơn, các bạn trẻ cần xây dựng bản lĩnh văn
hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa khơng lành
mạnh.

20


Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam – Trần Quốc Vượng (chủ biên),
xuất bản năm 2003, nhà xuất bản giáo dục
- Tài liệu “Văn hóa Đông Sơn - phát hiện và nghiên cứu” ở website
- Văn hóa Đơng Sơn, Wikimedia
- Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm, xuất bản năm 2000, nhà
xuất bản Giáo Dục
- Văn hóa Đơng Sơn ở Việt Nam, Viện Khảo cổ học, 1994, Nhà xuất bản
Khoa học Xã hội.

- Văn hóa Đơng Sơn 10 thế kỷ đầu Cơng ngun, Trình Năng
Chung, Nguyễn Giang Hải.
- Báo điện tử Dân trí. Đúc trống đồng để dâng tiến các vị vua triều

Lý tại đền Đô.
- Thạp đồng Đông Sơn, Hà Văn Phùng, 2006, NXB Khoa học Xã hội.

21



×