Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

KHÁI QUÁT VỀ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỒNG LĨNH THỊ TRƯỜNG, LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.6 KB, 18 trang )

1

BÀI LÀM
A. MỞ ĐẦU
Kiểm soát và xử lý các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền (gọi
tắt là hành vi lạm dụng) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của pháp
luật cạnh tranh nhằm bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh, không phân
biệt đối xử. Đặc trưng cơ bản của chế định pháp này là đối tượng áp dụng là
những doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp đang có vị trí thống lĩnh, doanh
nghiệp có vị trí độc quyền trên thị trường. Qua bài viết dưới đây em xin làm rõ
quy định của pháp luật hiện hành về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
và hành vi lạm dụng vị trí độc quyền.
B. NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT VỀ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỒNG LĨNH THỊ TRƯỜNG,
LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN.
1. Khái niệm
Hiện nay, theo pháp luật của các nước trên thế giới thì không có khái niệm cụ thể về
hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền mà khá niệm này được
thể hiện dưới dang liệt kê. Luật Cạnh tranh năm 2004 không đưa ra định nghĩa
mà liệt cụ thể các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn
chế cạnh tranh. Theo đó, chỉ khi doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí
thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện những hành
vi được quy định tại Điều 13 và Điều 14 Luật Cạnh tranh mới bị coi là lạm dụng
vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh. Hành vi lạm dụng vị
trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gồm những hành vi do doanh nghiệp
hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp có vị trí
độc quyền thực hiện nhằm củng cố vị trí thống lĩnh, duy trì vị trí độc quyền
bằng cách loại bỏ doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường; ngăn cản, kìm hãm
doanh nghiệp khác không cho gia nhập thị trường, phát triển kinh doanh
hoặc nhằm thu lợi nhuận độc quyền bằng cách bóc lột khách hàng.
2. Đặc điểm của hành vi lạm dụng




2

Thứ nhất, Chủ thể thực hiện hành vi là doanh nghiệp hoặc nhóm doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc doanh nghiệp có vị trí độc quyền trên thị trường
liên quan. Theo quy đinh tại khoản 1 Điều 2 luật cạnh tranh 2004 thì “ Tổ
chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh
nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong
các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động
ở Việt Nam”. Những lợi thế cạnh tranh có thể là khả năng kiểm soát các yếu tố
của thị trường (như nguồn nguyên liệu, giá cả, số lượng sản phẩm đáp ứng cho
người tiêu dùng; khả năng tài chính; thói quen tiêu dùng của khách hàng và
các yếu tố tạo ra địa vị không ngang bằng trong cạnh tranh giữa doanh nghiệp
thống lĩnh trên thị trường và các đối thủ của nó (bao gồm cả đối thủ tiềm năng).
Trong quan hệ ấy, doanh nghiệp có điều kiện tận dụng những ưu thế trên
nhằm gây khó khăn cho đối thủ trong quá trình kinh doanh hoặc ngăn cản
việc gia nhập thị trường.
Thứ hai, Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, doanh
nghiệp độc quyền đã hoặc đang thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh được
quy định trong Luật Cạnh tranh. Với các quy định tại Điều 13 và Điều 14 Luật
Cạnh tranh, có thể kết luận rằng cơ quan có thẩm quyền chỉ có thể xử lý doanh
nghiệp về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn
chế cạnh tranh khi chứng minh đủ hai điều kiện sau:
Một, doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp bị điều tra có vị trí thống lĩnh thị
trường hoặc doanh nghiệp có vị trí độc quyền;
Hai, doanh nghiệp đó đã, đang thực hiện một trong những hành vi hạn chế
cạnh tranh kể trên.
Ba là, Hậu quả của hành vi lạm dụng là làm sai lệch, cản trở hoặc giảm
cạnh tranh trên thị trường liên quan. Doanh nghiệp thực hiện hành vi lạm

dụng nhằm duy trì, củng cố vị trí hiện có hoặc nhằm thu lợi ích độc quyền từ
việc bóc lột khách hàng. Do đó, việc thực hiện hành vi có thể gây ra những thiệt


3

hại cho một số đối tượng cụ thể, song nghiêm trọng hơn là làm suy giảm, cản
trở tình trạng cạnh tranh của thị trường. Vì vậy, pháp luật của nước ta đều yêu
cầu cơ quan có thẩm quyền phải chứng minh hành vi lạm dụng đã, đang hoặc
có thể sẽ gây hậu quả ngăn cản hay hạn chế cạnh tranh đáng kể trên thị trường.
II. HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỒNG LĨNH THỊ TRƯỜNG, LẠM DỤNG VỊ
TRÍ ĐỘC QUYỀN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM.
1. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
1.1. Khái niệm vị trí thống lĩnh thị trường và hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
Căn cứ theo những quy định tại Điều 11và Điều 13 Luật Cạnh tranh, có thể hiểu
các khái niệm vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp và hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường như sau:
Vị trí thống lĩnh trên thị trường được xác định dựa trên thị phần hoặc khả năng
gây hạn chế cạnh tranh của một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp. Theo đó,
một doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở
lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng
kể. Một nhóm doanh nghiệp cũng có thể được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu
cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau:
hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; ba doanh
nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; bốn doanh nghiệp có
tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan.
Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là những hành vi do doanh nghiệp
hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện nhằm củng cố vị trí
thống lĩnh bằng cách loại bỏ doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường, ngăn cản, kìm hãm
doanh nghiệp khác không cho gia nhập thị trường, phát triển kinh doanh, dẫn đến

những sai lệch về cạnh tranh trên thị trường.
1.2. Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
Luật Cạnh tranh 2004 đã liệt kê cụ thể 6 hành vi dưới đây là những hành vi lạm
dụng vị trí thống lĩnh thị trường và bị pháp luật cấm:


4

a. Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ
cạnh tranh
Hành vi này là việc doanh nghiệp bán hành hóa hoặc cung ứng dịch vụ với giá
thấp hơn giá thành thực để thu hút khách hàng và gây khó khăn cho những doanh
nghiệp cùng kinh doanh mặt hàng hoặc cung ứng cùng một loại dịch vụ. Theo đó, cơ
quản quản lí thị trường chỉ cần xác định và tính toán tất cả các chi phí đã được doanh
nghiệp bỏ ra để sản xuất, kinh doanh sản phẩm và giá bán thực tế của chúng rồi đem so
sánh với nhau; nếu hành vi bán hàng, cung ứng dịch vụ với mức giá gây lỗ thì mặc
nhiên sẽ bị coi là định giá hủy diệt nếu doanh nghiệp thực hiện hành vi có quyền lực
thị trường và hành vi đó không thuộc những trường hợp đặc biệt được quy định tại
khoản 2 điều 23 Nghị định 116/2005/NĐ-CP.
b. Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại
tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng
Với hành vi này, khách hàng là những người bị chịu thiệt hại bởi giá mà họ phải
mua quá cao so với giá trị thực tế của sản phẩm hoặc phải bán hàng hóa với giá thấp
hơn giá thành thực. Giá mua, bán sản phẩm trên thị trường không được hình thành từ
cạnh tranh mà do các doanh nghiệp thống lĩnh ấn định. Mức chênh lệch giữa giá được
ấn định với giá cạnh tranh (giả định) là khoản lợi ích độc quyền mà doanh nghiệp có vị
trí thống lĩnh hay vị trí độc quyền có được. Vì vậy, bằng hành vi này doanh nghiệp
thống lĩnh hoặc độc quyền đã có được toàn bộ giá trị thặng dư tiêu dùng của thị trường,
mà thực chất là phần giá trị lẽ ra được hưởng của người tiêu dùng nếu có cạnh tranh.
Do đó, hành vi này được coi là hành vi điển hình mang tính chất bóc lột khách hàng.

c. Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự
phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng
Nhóm hành vi này gồm ba hành vi cụ thể sau:
Thứ nhất, hạn chế sản xuất, phân phối sản phẩm gây thiệt hại cho khách hàng - là
hành vi giảm khả năng cung ứng hàng hóa, dịch vụ một cách giả tạo để lũng đoạn thị


5

trường, làm biến động quan hệ cung cầu theo hướng có lợi cho doanh nghiệp có vị trí
thống lĩnh thị trường trong giao dịch với khách hàng.
Thứ hai, hạn chế thị trường gây thiệt hại cho khách hàng - là việc doanh nghiệp có
vị trí thống lĩnh tự giới hạn khu vực bán hoặc giới hạn nguồn mua sản phẩm mà không
có lý do chính đáng gây thiệt hại cho khách hàng.
Thứ ba, hạn chế sự phát triển kỹ thuật, công nghệ làm thiệt hại cho khách hàng là việc doanh nghiệp thực hiện những hành vi nhằm cản trở đối thủ cạnh tranh tiến
hành việc nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ hoặc ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào hoạt động kinh doanh.
d. Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất
bình đẳng trong cạnh tranh
Theo quy định của điều 29 Nghị định 116/2005/NĐ-CP, đây là “hành vi phân biệt
đối xử với các doanh nghiệp về điều kiện mua bán, giá cả, thời hạn thanh toán, số
lượng trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ tương tự về mặt giá trị hoặc tính
chất hàng hóa, dịch vụ để đặt một số doanh nghiệp vào vị trí cạnh tranh có lợi hơn so
với doanh nghiệp khác”; vì vậy, nó còn được gọi là hành vi phân biệt đối xử thương
mại. Hành vi này được cấu thành bởi hai yếu tố sau: thứ nhất, doanh nghiệp có vị trí
thống lĩnh đã áp dụng các điều kiện mua, bán, giá cả, thời hạn thanh toán, số lượng
khác nhau trong những giao dịch như nhau; thứ hai, hành vi đã gây ra tình trạng bất
bình đẳng giữa các khách hàng.
e. Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá,
dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp

đến đối tượng của hợp đồng
Loại hành vi này bao gồm:
- Hành vi áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua bán hàng
hàng, dịch vụ là việc áp đặt những điều kiện tiên quyết mà khách hàng buộc phải chấp
nhận để có thể ký kết được hợp đồng.


6

- Buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến đối
tượng hợp đồng (khoản 2 điều 130 Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định: “là hành vi
gắn việc mua bán hàng hóa, dịch vụ là đối tượng của hợp đồng với việc phải mua
hàng hóa, dịch vụ khác từ nhà cung cấp hoặc người được chỉ định trước hoặc thực
hiện thêm một số nghĩa vụ nằm ngoài phạm vi cần thiết thực hiện hợp đồng”).
f. Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới
Căn cứ những quy định của điều 31 Nghị định 116/2005/NĐ-CP, ngăn cản việc
gia nhập thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới có thể hiểu là hành vi tạo ra
những rào cản về giá hoặc về nguồn tiêu thụ, nguồn nguyên vật liệu… trên thị trường
liên quan.
2. Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền.
2.1. Khái niệm vị trí độc quyền của doanh nghiệp và hành vi lạm dụng vị trí độc quyền.
Theo Điều 12 Luật Cạnh tranh, doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu
không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh
doanh trên thị trường liên quan.Như vậy, khi chỉ tồn tại duy nhất một doanh nghiệp
kinh doanh trên một thị trường hàng hóa, dịch vụ nhất định thì doanh nghiệp đó có vị
trí độc quyền. Vị trí độc quyền này có thể là do không có doanh nghiệp khác muốn
tham gia thị trường hoặc do doanh nghiệp này sử dụng những cách thức để mua bản
quyền duy nhất trên thị trường đó.
Từ khái niệm về vị trí độc quyền có thể rút ra khằng định sau về hành vi lạm dụng vị
trí độc quyền: Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền là hành vi của doanh nghiệp có vị trí

độc quyền, lợi dụng vị trí đó để thực hiện trục lợi cho doanh nghiệp mình nhằm: gây
thiệt hại cho khách hàng một cách bất hợp lý bằng phương pháp đe dọa cắt đứt nguồn
cung cấp hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh; tự ý thực hiện các hành
vi nhằm ngăn cản các doanh nghiệp khác tham gia thị trường, củng cố vị trí độc
quyền. Pháp luật nghiêm cấm các doanh nghiệp thực hiện hành vi này ngoại trừ một số
ngành được chính phủ quy định về vị trí độc quyền, không tự thực hiện các hành vi


7

nhằm ngăn cản các doanh nghiệp khác tham gia thị trường thì không phải là lạm dụng
vị trí độc quyền 1.
2.2. Các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền
Các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền trước tiên chính là các hành vi lạm dụng vị
trí thống lĩnh thị trường được quy định tại Điều 13 Luật Cạnh tranh, bởi sở hữu vị trí
độc quyền là mức độ cao hơn của sự thống lĩnh thị trường. Ngoài ra, Luật Cạnh tranh
còn cấm các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền sau đây:
a. Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng
Điều 32 Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định: “Áp đặt các điều kiện bất lợi cho
khách hàng của doanh nghiệp có vị trí độc quyền là hành vi buộc khách hàng phải
chấp nhận vô điều kiện những nghĩa vụ gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình
thực hiện hợp đồng”.
Các doanh nghiệp độc quyền có thể tự ý áp đặt trong hợp đồng các điều kiện bất
lợi cho khách hàng, ví dụ như buộc khách hàng khi thực hiện hợp đồng cần phải thực
hiện một hợp đồng phụ khác như mua một sản phẩm, dịch vụ kèm theo của hãng. Bởi
vì khách hàng không còn sự lựa chọn nào khác trong thị trường này nên vẫn buộc phải
chấp nhận.
b. Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã
giao kết mà không có lý do chính đáng
Điều 33 Nghị định 116/2005/NĐ-CP: “Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương

thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng là hành vi
của doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện dưới một trong các hình thức sau:
1. Đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không cần thông
báo trước cho khách hàng và không phải chịu biện pháp chế tài nào.

1

Một số ngành được chính phủ quy định về vị trí độc quyền, không tự thực hiện các hành vi nhằm ngăn cản các doanh
nghiệp khác tham gia thị trường thì không phải là lạm dụng vị trí độc quyền. Ví dụ: ngành điện, ngành chế tạo vũ khí,…
của Việt Nam là ngành được quy định và bảo vệ cho vị trí độc quyền của doanh nghiệp.


8

2. Đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết căn cứ vào một hoặc
một số lý do không liên quan trực tiếp đến các điều kiện cần thiết để tiếp tục thực hiện
đầy đủ hợp đồng và không phải chịu biện pháp chế tài nào”.
Doanh nghiệp thực hiện hành vi này xuất phát từ 2 lý do: một là có thể việc thực
hiện hợp đồng này không đem lại đủ lợi ích cho doanh nghiệp như mong muốn (do tại
thời điểm đó giá nguyên liệu đầu vào tăng, giá sản phẩm tăng cao hơn so với thời điểm
kí kết hợp đồng); hai là có sự vô trách nhiệm của doanh nghiệp, không thực hiện nghĩa
vụ đã giao kết trong thực hiện hợp đồng.
3. Kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước, doanh
nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích
Đối với nhóm doanh nghiệp độc quyền Nhà nước thì ưu thế cạnh tranh so với các
doanh nghiệp khác gần như là vượt trội vì có sự ủng hộ của Nhà nước. Vì vậy, kiểm
soát hoạt động của nhóm này là cần thiết để đảm bảo một sự cạnh tranh công bằng và
không làm thiệt hại đến lợi ích của các nhóm doanh nghiệp khác. Cơ chế để kiểm soát
hoạt động của nhóm doanh nghiệp này được qui định tại Điều 15 Luật Cạnh tranh; bao
gồm hai nhóm biện pháp tương ứng với hai nhóm đối tượng:

Thứ nhất, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp độc quyền Nhà nước có hai biện
pháp:
- Kiểm soát giá: Nhà nước áp đặt giá mua, bán hàng hóa thuộc lĩnh vực độc quyền
Nhà nước. Thông thường, Nhà nước nắm độc quyền trong các lĩnh vực then chốt của
đời sống kinh tế - xã hội, nên biện pháp này sẽ đồng thời là cơ chế để Nhà nước kiểm
soát giá cả thị trường. Tuy nhiên, mặt hạn chế của biện pháp này chính là do tính áp đặt
của Nhà nước, nếu sự áp đặt không phản ánh đúng giá trị thực sự của hàng hóa sẽ là
rào cản đối với một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường.
- Kiểm soát thị phần: Bằng cách quyết định khối lượng, số lượng, phạm vi thị
trường của hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước. Biện pháp này chủ
yếu nhằm vào việc kiểm soát thị phần của các doanh nghiệp độc quyền Nhà nước mà


9

không kiểm soát chất lượng của loại hàng hóa đó. Thực tế cho thấy chất lượng dịch vụ,
hàng hóa thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước đôi khi chưa tốt.
Thứ hai, kiểm soát doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
Nhà nước kiểm soát nhóm này thông qua các biện pháp như đặt hàng, giao kế hoạch,
đấu thầu theo giá hoặc phí do Nhà nước qui định và chỉ các doanh nghiệp nào đáp ứng
được các yêu cầu do Nhà nước đặt ra mới được phép sản xuất, cung ứng dịch vụ công.
III.

THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ
THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG, LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN.
Để làm rõ về thực tiễn áp dụng pháp luật về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường và lạm dụng vị trí độc quyền em xin đưa ra 2 vụ việc là Công ty xăng dầu hàng
không Việt Nam lạm dụng vị trí độc quyền trên thị trường xăng dầu hàng không và vụ
việc liên quan đến hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường bia. Qua đó em xin
đưa ra những nhận xét và kiến nghị:

1. Vụ việc thứ nhất – Vụ việc Vinapco lạm dụng vị trí độc quyền
1.1. Thông tin vụ việc2
Ngày 1/4/2008 các chuyến bay của hãng hàng không Jestar Pacific Airline (JPA)
đã bị ngưng trệ do Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam (Vinapco) đã đơn phương
ngừng cung cấp nguyên liệu bay cho JPA. Sau khi bộ trưởng Bộ GT-VT trực tiếp ra
chỉ thị cung cấp lại nhiên liệu cho JPA các chuyến bay mới được cất cánh sau 2-3h bị
ngưng trệ. Tại thời điểm này, Vinapco là đơn vị duy nhất được phép cung cấp xăng dầu
hàng không thương mại cho các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài tại sân bay
nội địa. Giữa Vinapco và JPA có cam kết về những điều khoản của hợp đồng mua bán
xăng dầu và thực hiện các dịch vụ tra nạp tại sân bay. Cụ thể: ngoài giá xăng dầu thực
tế, chi phí vận chuyển, bảo hiểm, thuế nhập khẩu JPA phải trả cho Vinapco phí nạp
xăng dầu 593 nghìn đồng /tấn. Tuy nhiên, ngày 20/3 Vinapco gửi công văn cho JPA đề
nghị tăng phí nạp xăng dầu lên 750 nghìn đồng/tấn từ 01/04. Bên cạnh đó, Vinapco
vẫn giữ nguyên phí nạp xăng dầu ban đầu cho Vietnam Airlines. Điều này được JPA

2

Báo cáo hoạt động thường niên 2010 của Cục quản lý Cạnh tranh – trang 13


10

cho là không công bằng và chỉ đồng ý tăng phí nếu phí nạp xăng dầu của Vietnam
Airlines cũng tăng tương ứng. Khi chưa có sự thống nhất giữa 2 bên thì ngày 01/04
Vinapco đột ngột ngừng cung cấp nhiên liệu cho JPA. Sự việc này đã ảnh hưởng đến
hàng nghìn khách hàng, tác động tiêu cực đến dư luận trong nước và quốc tế về hàng
không Việt Nam.
1.2. Quá trình và kết quả điều tra3
Ngày 28/05/2008, Cục Quản lý cạnh tranh đã bắt đầu tiến hành điều tra chính
thức vụ việc. Quá trình điều tra chính thức kết thúc vào 12/2008 và đã được chuyển lên

Hội đồng cạnh tranh vào 01/2009. Ngày 14/04/ 2009, Hội đồng cạnh tranh đã mở
phiên tòa điều trần để xử lý vụ việc. Tại phiên điều trần, Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh
tranh do Hội đồng cạnh tranh thành lập đã ra kết luận Vinapco lạm dụng vị trí độc
quyền trên thị trường tra nạp nhiên liệu hàng không tại Việt Nam, vi phạm Khoản 2, 3
Điều 4 LCT 2004. Cụ thể đó là các hành vi: “Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách
hàng” và “Đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do
chính đáng”.
Hội đồng xử lý vụ việc đã ra quyết định xử phạt vi phạm của Vinapco mức phạt là
0,05% tổng doanh thu của năm tài chính trước năm Vinapco thực hiện hành vi vi phạm
tương đương với số tiền là 3.378.086.700 đồng.
1.3. Nhận xét và kiến nghị
Sau khi Hội đồng cạnh tranh đưa ra phán quyết trên, Vinapco đã có đơn khiếu nại
quyết định trên nhưng bị HĐCT bác bỏ. Sau đó, Vinapco đã làm đơn khởi kiện HĐCT
ra Tòa Hành chính, TAND TP Hà Nội vì Vinapco cho rằng phán quyết của Hội đồng
Cạnh tranh là trái với pháp luật thương mại.
Trong trường hợp của Vinapco với tư cách là một doanh nghiệp 100% vốn nhà
nước, hành vi ngừng cấp nhiên liệu bay của Vinapco (bị cho là hành vi “lợi dụng vị thế
độc quyền để đơn phương thay đổi, hoặc hủy bỏ hợp đồng mà không có lý do chính
3

Báo cáo hoạt động thường niên 2010 của Cục quản lý Cạnh tranh – trang 14


11

đáng”) là hành vi Vinapco buộc phải làm để bảo toàn vốn nhà nước dù rất ý thức rằng
có thể hành vi đó trái với các quy định tại Luật Cạnh tranh.
Theo Vinapco, đây là một hợp đồng thương mại thuần túy, các bên trong hợp
đồng đều tự nguyện, bình đẳng và không bị bất kỳ sức ép nào trong việc thương thảo
ký kết hợp đồng. Trong Hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên đã được xác định rõ,

tuân thủ toàn bộ các quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với thông lệ quốc tế
trong lĩnh vực cung ứng nhiên liệu hàng không. Trong suốt thời gian thực hiện Hợp
đồng, JPA cũng như Vinapco chưa bao giờ có văn bản khiếu nại để phản ánh về sự
không bình đẳng, đơn phương hủy bỏ hợp đồng hoặc lạm dụng vị thế độc quyền gây
khó khăn cho khách hàng. Về bản chất, sự việc tạm ngừng giao hàng theo Hợp đồng
ngày 01/4/2008 là một tranh chấp thương mại thuần túy phát sinh trong quá trình thực
hiện hợp đồng. Mặt khác, hợp đồng ký giữa Vinapco và JPA đã có đầy đủ chế tài và
phương thức xử lý các tranh chấp... Bản thân các bên liên quan đã giải quyết ổn thỏa,
JPA không khởi kiện Vinapco ra tòa, cơ quan chủ quản của cả hai doanh nghiệp là Bộ
Giao thông vận tải cũng đã có kết luận. Vì vậy, nếu có sự vi phạm hợp đồng thì chỉ áp
dụng các chế tài đã được thỏa thuận trong hợp đồng để xử lý. Pháp luật cạnh tranh và
các cơ quan quản lý cạnh tranh không nên can thiệp bằng các chế tài hành chính vào
các giao dịch dân sự - thương mại thuần túy. Quan điểm này đã giới hạn sự can thiệp
từ phía các cơ quan quản lý cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp trên thị
trường khi cho rằng việc tiến hành điều tra, xử lý phạt hành chính theo Luật Cạnh
tranh đối với một tranh chấp hợp đồng thương mại là không phù hợp với bản chất của
vụ việc.
Kiến nghị
Có thể nói, Luật cạnh tranh là một đạo luật quan trọng nằm trong hệ thống pháp
luật của một quốc gia nhưng các quy định của Luật Cạnh tranh phải đảm bảo tính
thống nhất với các đạo luật khác và đồng thời cũng phải đảm bảo quyền kinh doanh
bình thường của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp độc quyền. Do vậy, cần
rà soát lại các quy định về hành vi lạm dụng vị trí độc quyền xem có trường hợp nào


12

mâu thuẫn với các quy định pháp luật khác hay không để tiến hành sửa đổi, bổ sung
các quy định đó một cách hợp lý nhằm vừa bảo đảm quyền lợi của các doanh nghiệp
độc quyền vừa bảo đảm đúng tinh thần của Luật Cạnh tranh. Phải đưa ra được

những căn cứ xác định hành vi chi tiết hơn để không quy trách nhiệm oan cho
những trường hợp về hình thức là vi phạm nhưng về bản chất là có thể chấp
nhận được (ví dụ các hành vi ấn định giá mua trong các trường hợp thị trường
có biến động).
2. Vụ việc thứ hai - Vụ việc liên quan đến hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh
trên thị trường bia
2.1. Thông tin vụ việc4
Năm 2007, công ty TNHH Tân Hiệp Phát (THP) đã nộp đơn khiếu nại tới Cục
QLCT với nội dung khiếu nại công ty liên doanh nghà máy bia Việt Nam (VBL) lạm
dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường các sản phẩm bia cao cấp để ngăn chặn việc tham
gia của đối thủ cạnh tranh mới.
2.2. Quá trình và kết quả điều tra5
Sau quá trình điều tra, Cục QLCT đã kết luận:
Thị trường liên quan trong vụ việc này là thị trường bia trên cả nước, rộng hơn thị
trường bia cao cấp mà THP đã xác định trong đơn khiếu nại.
Trên thị trường bia, VBL không có vị trí thống lĩnh xét theo mức thị phần cũng
như khả năng gây hạn chế một cách đáng kể.
Việc VBL ký kết các hợp đồng độc quyền với các đại điểm bán bia trên toàn quốc
là hành vi yêu cầu khách hàng của mình không giao dịch với đối thủ cạnh tranh mới
quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 116/2005/NĐ-CP.
Như vậy, không đủ chứng cứ để chứng minh vị trí thống lĩnh trên thị trường bia
của VBL, Cục Quản lý Cạnh tranh đã đề nghị Hội đồng Cạnh tranh đình chỉ giải quyết
vụ việc theo điểm a khoản 1 Điều 101 Luật Cạnh tranh.
2.3. Nhận xét và kiến nghị
4

Báo cáo hoạt động thường niên 2010 của Cục quản lý Cạnh tranh – trang 15

5


Báo cáo hoạt động thường niên 2010 của Cục quản lý Cạnh tranh – trang 15


13

Sau khi nghiên cứu vụ việc THP khiếu nại BVL lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường, có thể thấy được mấu chốt của việc giải quyết các vụ việc liên quan đến các
hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là vấn đề xác định thị trường liên quan.
Có thể thấy rõ rằng xác định thị trường liên quan là một giai đoạn rất quan trọng
trong bất cứ cuộc điều tra nào về hành vi lạm dụng. Bởi lẽ, thị phần chỉ được tính toán
sau khi những ranh giới của thị trường đã được xác định. Do đó, nếu thị trường được
xác định sai, thì tất cả những phân tích tiếp theo dựa trên thị phần hoặc cấu trúc thị
trường đều không chính xác.
Pháp luật cạnh tranh của Việt Nam quy định khá chi tiết và đầy đủ về các tiêu chí
xác định thị trường liên quan, đặt trong trạng thái động của thị trường, có ý nghĩa nâng
cao tính hiệu quả của quá trình áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Cần phải thừa nhận
rằng Việt Nam có rất ít kinh nghiệm trong việc xác định thị trường liên quan. Trong
quá khứ, chúng ta mới chỉ làm quen với việc khoanh vùng thị trường theo ngành nghề
hoặc địa bàn kinh tế để xây dựng và triển khai các chính sách kinh tế - chính trị. Do đó,
các quan niệm về thị trường quen thuộc trong đời sống kinh tế và khoa học pháp lý
luôn gắn liền với ngành nghề, lĩnh vực hoặc địa bàn nào đó, chúng không là thị trường
liên quan trong truyền thống của pháp luật cạnh tranh. Thị trường liên quan mà luật
cạnh tranh nói đến có độ co giãn rất cao theo từng vụ việc cụ thể trong từng thời điểm
nhất định. Nó có thể chỉ nằm trong phạm vi một sản phẩm cụ thể của một ngành sản
xuất, ở một khâu nhất định trong quá trình kinh doanh, và cũng có thể được giới hạn
bởi một khu vực địa lý hẹp nào đó nhưng cũng có khả năng là rất rộng lớn. Kinh
nghiệm của các nước được thống kê bởi OECD cho thấy, việc điều tra và xác định thị
trường liên quan là một việc rất phức tạp, đòi hỏi sự nhạy bén và trình độ của những
người có trách nhiệm. Do đó, bên cạnh các quy định khá đầy đủ của pháp luật còn đòi
hỏi phải có đội ngũ cán bộ đủ năng lực và trình độ kinh tế - kỹ thuật để thu thập, phân

tích chính xác các số liệu lấy ra từ thực tiễn.
Còn một vài vấn đề tồn tại mà nhà làm luật cũng như những cơ quan có trách
nhiệm thực thi cần phải lưu ý đến:


14

Một là, cần cân nhắc về thời điểm xác định thị trường liên quan. Bởi lẽ, phạm vi
của thị trường liên quan và thị phần của từng doanh nghiệp trên thị trường liên quan
luôn thay đổi theo thời gian và theo những biến động trên thị trường, do đó, tại thời
điểm hành vi lạm dụng được thực hiện thì phạm vi thị trường liên quan có thể khác
(hẹp hơn hoặc rộng hơn) với thời điểm tiến hành điều tra sau đó.
Hai là, cơ quan cạnh tranh nhất thiết phải tham khảo nhiều phương pháp khác
nhau khi xác định thị trường liên quan để tăng tính chính xác của kết quả điều tra. Một
số phương pháp có thể áp dụng để xác định thị trường là:
(i) điều tra xã hội học để thăm dò phản ứng của người tiêu dùng;
(ii) Phân tích dưới góc độ kỹ thuật, kinh tế các thông số thu thập được để kết luận
về tính chất của sản phẩm của của cấu trúc thị trường;
(iii) Phương pháp tính độ co giãn chéo của cầu. Trên cơ sở này, Nghị định
116/2005/NĐ-CP quy định cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh
tranh có quyền xem xét thêm một hoặc một số yếu tố sau đây để xác định thuộc tính
“có thể thay thế cho nhau” của hàng hoá, dịch vụ:


Tỷ lệ thay đổi của cầu đối với một hàng hoá, dịch vụ khi có sự thay đổi về

giá của một hàng hoá, dịch cụ khác (phương pháp tính độ co giãn chéo của cầu);


Thời gian cung ứng hàng hoá, dịch vụ ra thị trường khi có sự gia tăng đột


biến về cầu;


Thời gian sử dụng của hàng hoá, dịch vụ;



Khả năng thay thế về cung.

Mặc dù vậy, trên thực tế, đã nảy sinh nhiều khó khăn cho cơ quan áp dụng, đồng
thời cũng tạo ra tâm lý nghi ngờ về tính chính xác của các phương pháp này từ phía các
nhà kinh doanh khi thị trường được xem xét có sự đa dạng về sản phẩm và các thông
số kỹ thuật về sản phẩm và về thị trường chưa thực sự rõ ràng hoặc có độ co giãn rất
lớn..
C. KẾT LUẬN


15

Từ những phân tích trên cho thấy thực tiễn áp dụng pháp luật về lạm dung vị trí thống
lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền còn nhiều điểm cần phải làm rõ. Qua đó có
thể hoàn thiện cụ thể hơn nữa những quy định của pháp luật về vấn đề này nhằm có thể
kiểm soát và xử lý các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật cạnh tranh, Nxb. Công an nhân dân, Hà
Nội, 2011.



16

2. Tăng Văn Nghĩa, Giáo trình luật cạnh tranh, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2009.
3. Trường đại học kinh tế - luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình luật cạnh
tranh, 2010
4. Luật cạnh tranh năm 2004.
5. Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh
tranh;
6.

/>
7.

/>
8.

/>
9.

/>
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
B. NỘI DUNG..................................................................................................................1


17

I. KHÁI QUÁT VỀ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỒNG LĨNH THỊ TRƯỜNG,
LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN.............................................................................1
1. Khái niệm....................................................................................................................1

2. Đặc điểm.....................................................................................................................1
II. HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỒNG LĨNH THỊ TRƯỜNG, LẠM DỤNG VỊ TRÍ
ĐỘC QUYỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH................................2
1. Lạm dụng vị trí thống lĩnh..........................................................................................2
1.1. Khái niệm về lạm dụng vị trí thống lĩnh và hành vi lạm dụng vị trí thống
lĩnh....................................................................................................................2
1.2. Các trường hợp lạm dụng vị trí thống lĩnh.......................................................3
2. Lạm dụng vị trí độc quyền..........................................................................................5
2.1. Khái niệm về lạm dụng vị trí độc quyền và hành vi lạm dụng vị trí độc
quyền................................................................................................................5
2.2. Các trường hợp lạm dụng vị trí độc quyền.......................................................6
3. Kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước, doanh
III.

nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích..............................................7
THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ
THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG, LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN.......................7
1. Vụ việc thứ nhất – Vụ việc Vinapco lạm dụng vị trí độc quyền.........................8
1.1. Thông tin vụ việc............................................................................................8
1.2. Quá trình và kết quả điều tra..........................................................................8
1.3. Nhận xét và kiến nghị.....................................................................................9
2. Vụ việc thứ hai - Vụ việc liên quan đến hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trên

thị trường bia.....................................................................................................10
2.1. Thông tin vụ việc..........................................................................................10
2.2. Quá trình và kết quả điều tra........................................................................10
2.3. Nhận xét và kiến nghị...................................................................................11
C. KẾT LUẬN.................................................................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................13




×