Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Thảo luận về nhà nước pháp quyền tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.7 KB, 3 trang )

CÂU HỎI DIỄN ĐÀN SỐ 02
(Có tính điểm, được tham gia trao đổi nhiều lần)
Bạn hãy cho biết phát biểu này đúng hay sai và giải thích:
“Nhà nước Việt Nam hiện nay là một nhà nước pháp quyền đúng nghĩa”.
Trả lời
Chào cô em tên là Võ Thị Minh Trân, em xin phép trả lời câu hỏi diễn đàn 2 như
sau:
Nhận định trên là sai vì.
Khoản 1 Điều 2 Hiến Pháp 2013 chỉ ra rằng: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân
dân, vì Nhân dân” vậy nhận định đúng phải là: “Nhà nước Việt Nam hiện nay là
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”. Chứ không phải là nhà nước pháp quyền
đúng nghĩa.
Vậy điểm chưa đúng ở đây là từ “Đúng nghĩa”. Để làm rõ vẫn đề hơn ta sẽ phải
hiểu về: Nhà nước pháp quyền là gì? nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tại
Việt Nam có gì khác? Và tại sao nhà nước Việt Nam hiện nay chưa là nhà nước
pháp quyền đúng nghĩa.
- Nhà nước pháp quyền được định nghĩa là: Nhà nước pháp quyền là tổ chức
quyền lực chính trị tạo những điều kiện bảo đảm đầy đủ nhất các quyền và
tự do của con người và công dân, cũng như sự ràng buộc nhất quán bằng
pháp luật quyền lực nhà nước nhằm mục đích ngăn chặn sự lạm quyền.
- Cùng 9 đặc điểm sau:
1. Về Chủ nghĩa hiến pháp: Các quyền dân chủ được phát triển và bảo vệ; Chủ
quyền nhân dân; và Phân chia quyền lực:
2. Vai trò tối cao của Hiến pháp và các đạo luật; nhà nước (trước hết là hành
pháp) phải tự hạn chế và phải bị hạn chế bởi pháp luật.
3. Quan hệ bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm qua lại giữa Nhà nước
và Công dân;
4. Tư pháp độc lập;



5. Pháp luật phải được áp dụng thống nhất và cơng bằng;
6. Pháp luật phải có tính rõ ràng và dễ tiếp cận (về cả nội dung và thủ tục);
7. Việc áp dụng pháp luật phải hiệu quả và kịp thời
8. Pháp luật có thể được thay đổi nhưng phải thông qua một thủ tục được định
sẵn, rõ ràng và có thể tiếp cận (khơng hồi tố bất lợi cho người được áp
dụng).
9. Tôn trọng các Điều ước quốc tế mà Nhà nước ký kết hay gia nhập.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam có điều gì khác với Nhà
nước pháp quyền nói chung. Đó là:
Ngoài 9 đặc điểm của một nhà nước pháp quyền ( NNPQ) nói chung, nhà
nước phá quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa ( XHCN) có thêm 4 đặc điểm
riêng sau:
1. NNPQ Việt Nam là nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận,
tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực
hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh, mọi
người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn
diện.
2. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức
3. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc Quyền lực nhà
nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm sốt giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp;
4. NNPQ Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là quốc gia
thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.
Vậy tại sao nhà nước Việt Nam hiện nay chưa là nhà nước pháp quyền đúng nghĩa.
Ta có hiểu một cách khái quát rằng nhà nước pháp quyền là nhà nước thượng tôn
pháp luật, tạo điều kiện để mọi cá nhân tự do, bình đẳng, phát huy năng lực của
bản thân, các cơ quan của nhà nước được phân chia quyền lực rõ ràng, không lạm



quyền và được sự đồng thuận của tất cả nhân dân. Ngoài ra tại Việt Nam nhà nước
pháp quyền XHCN còn được nhắc đến là nhà nước Đảng lãnh đạo, nhà nước quản
lý, nhân dân làm chủ. Như đã nhắc đến ở phần mở đầu thì điểm sai của nhận định
nằm ở từ “ Đúng nghĩa” vì nếu thật sự là NNPQ đúng nghĩa thì nước ta phải thực
sự có các đặc điểm của NNPQ nhưng dựa vào thực tiễn ta có thể dễ dàng nhận ra
trong đời sống xã hội thực tế các đặc điểm được nhắc đến của NNPQ chưa thực sự
được tổ chức và thực hiện đúng như định nghĩa của đặc điểm. Còn rất nhiều vấn đề
cần được, bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện. Đến hiện tại chúng ta vẫn đang không
ngừng thực hiện nhiệm vụ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Từ những cơ sở trên có thể nói, nước ta đang trong giai đoạn tiến hành xây dựng
nhà nước pháp quyền chứ không phải là đã đạt đến là nhà nước pháp quyền đúng
nghĩa.
Do vậy mà nhận định trên là một nhận định sai, theo Hiến Pháp Năm 2013 thì nhà
nước pháp quyền tại Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chứ
không phải nhà nước pháp quyền đúng nghĩa.



×