Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

(Luận án tiến sĩ) Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Phú Thọ theo hướng nâng cao hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 208 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

VIỆN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN

NGUYỄN MINH LAN

TỔ CHỨC LÃNH THỔ
NÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ THỌ
THEO HƢỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

VIỆN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN

NGUYỄN MINH LAN

TỔ CHỨC LÃNH THỔ
NÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ THỌ
THEO HƢỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ
Chuyên ngành: Địa lý học
Mã số: 9.31.05.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGÔ THÚY QUỲNH
2. PGS.TS. NGUYỄN MINH TUỆ

HÀ NỘI - 2022


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận của luận án
chưa được công bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2022

Tác giả luận án

Nguyễn Minh Lan


viii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận án, tơi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ

quan đơn vị, các thầy cơ giáo, gia đình và bạn bè, đồng nghiệp.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc đến cô giáo PGS.TS. Ngô Thúy Quỳnh và PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn tơi trong q trình nghiên cứu và hồn thiện luận án.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo, các Phòng - Ban chức năng của Viện
Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã tận tình giúp đỡ trong q trình
tơi học tập và nghiên cứu tại cơ sở đào tạo.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban lãnh đạo, các Phòng chức
năng, đặc biệt là khoa Khoa học xã hội và Văn hóa Du lịch, Trường Đại học Hùng
Vương trong suốt thời gian tôi thực hiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các cơ quan của UBND Tỉnh, các Sở, Ban, Ngành,
Trung tâm của tỉnh Phú Thọ; các cơ sở nông nghiệp nơi tôi khảo sát thực tế.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ
trợ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hồn thành luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2022

Tác giả luận án

Nguyễn Minh Lan


viii

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan .............................................................................................................................. i

Lời cảm ơn .................................................................................................................................. i
Danh mục các từ viết tắt trong luận án ..................................................................................... i
Danh mục các bảng ................................................................................................................... ii
Danh mục các hình ................................................................................................................... iii
Danh mục bản đồ...................................................................................................................... iv
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔN QUAN C C C N TR NH HOA HỌC C LI N
QUAN ĐẾN TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP.............................................. 12
1.1. Tổng quan về tổ chức lãnh thổ kinh tế ...................................................................... 12
1.1.1. Về tổ chức lãnh thổ ............................................................................................. 12
1.1.2. Về tổ chức lãnh thổ kinh tế ................................................................................ 16
1.2. Tổng quan về n ng nghiệ à ổ hứ nh hổ n ng nghiệ ................................ 20
1.2.1. Về nông nghiệp trong bối cảnh kinh tế thị trường và tồn cầu hóa ............... 20
1.2.2. Tổng quan về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp .................................................... 26
1.2.3. Tổng quan về hiệu quả tổ chức lãnh thổ nông nghi p..................................... 32
Tiểu kế hƣơng 1 .................................................................................................................. 38
Chƣơng 2: CƠ SỞ L LUẬN VỀ TỔ CHỨC L NH THỔ N N N HIỆP
VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN ................................................................................... 39
2.1. Một số vấn đề uận hủ yếu về ổ hứ nh hổ n ng nghiệ .......................... 39
2.1.1. Nhận thức và quan niệm về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ............................. 39
2.1.2. Nâng cao hiệu quả tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ............................................ 53
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp theo hướng
nâng cao hiệu quả .......................................................................................................... 56
2.1.4. Đánh giá hiệu quả tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trong điều kiện
Việt Nam ....................................................................................................................... 60
2.2. Kinh nghiệ h
iễn ề ổ hứ nh hổ n ng nghiệ ở Việt Nam ................. 63
2.2.1. Khảo cứu thực ti n nghi n cứu và phát triển tổ chức lãnh thổ nông
nghiệp của một số địa phương ở Việt Nam ................................................................ 63
2.2.2. Bài học rút ra đối với tỉnh Phú Thọ ................................................................... 67

Tiểu kế hƣơng 2 .................................................................................................................. 68


viii

Chƣơng 3: THỰC TR N

TỔ CHỨC L NH THỔ N N

N HIỆP Ở

TỈNH PH THỌ THEO HƢỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ .................................... 69
3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức lãnh thổ n ng nghiệ ở ỉnh Ph Thọ ......... 69
3.1.1. Cơ sở pháp lý để phát triển nông nghiệp và tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ....... 69
3.1.2. Ảnh hưởng của thị trường và tồn cầu hóa ...................................................... 71
3.1.3. Dân số, lao động và các chủ thể tham gia tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ...... 73
3.1.4. Khoa học - công nghệ trong nông nghiệp......................................................... 76
3.1.5. Vị tr địa lý, qu đất nông nghiệp và ết cấu hạ tầng k thuật ....................... 77
3.1.6. Những thuận lợi và hó hăn chủ yếu .............................................................. 81
3 2 T nh h nh h

iển n ng nghiệp và tổ chức lãnh thổ n ng nghiệ

ỉnh Ph Thọ ......................................................................................................................... 83
3.2.1. Tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh Phú Thọ ............................................... 83
3.2.2. Thực trạng tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ .............................. 91
3 3 Nguyên nh n ủ

hành


ng và củ nh ng h n hế

ng ổ hứ

nh hổ n ng nghiệ ở Ph Thọ ................................................................................... 113
3.3.1. Nguyên nhân thành công.................................................................................. 113
3.3.2. Nguyên nhân của hạn chế ................................................................................ 114
Tiểu kế hƣơng 3 ................................................................................................................ 118
Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚN

V

IẢI PH P TỔ CHỨC L NH THỔ N N

N HIỆP THEO HƢỚN N N CAO HIỆU QUẢ Ở TỈNH PH THỌ ........... 119
4 1 Định hƣớng h
Thọ h

hƣớng n ng

iển n ng nghiệ

à ổ hứ

nh hổ n ng nghiệ ở Ph

hiệu uả đến 2 3 ................................................................ 119

4.1.1. Dự báo các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh
Phú Thọ ........................................................................................................................ 119

4.1.2. Định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Phú Thọ đến 2030 ........................ 123
4.1.3. Định hướng tổ chức lãnh thổ nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu
quả ở tỉnh Phú Thọ đến 2030 ..................................................................................... 127
4.1.4. Đánh giá hả năng hiệu quả đối với việc tổ chức lãnh thổ nông
nghiệp ở Phú Thọ trong thời gian đến 2030 ........................................................ 133
42

iải h

đảm bả

ổ hứ

hiệu uả ở ỉnh Ph Thọ đến n

nh hổ n ng nghiệ

h

hƣớng n ng

2 3 .......................................................................... 137

4.2.1. Giải pháp số 1: Đổi mới quản lý nhà nước về tổ chức lãnh thổ
nông nghiệp ................................................................................................................ 137


viii

4.2.2. Giải pháp số 2: Phát triển nhân lực phục vụ tổ chức lãnh thổ nông

nghiệp đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nơng nghiệp tr n địa bàn tỉnh...................... 141
4.2.3. Giải pháp số 3: Thu hút doanh nghiệp lớn hỗ trợ hợp tác xã và hộ nông
dân trong quá trình tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp theo hướng phát triển nơng
sản hàng hóa có nhiều giá trị gia tăng ........................................................................ 143
4.2.4. Giải pháp số 4: Đầu tư phát triển tổ chức lãnh thổ nông nghiệp .................. 145
4.2.5. Giải pháp số 5: Quảng bá hình ảnh tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tiên
tiến, ây dựng chỉ dẫn địa lý và phát triển mạng lưới ti u thụ và phân phối
nông sản trong và ngoài tỉnh....................................................................................... 148
Tiểu kế hƣơng 4 ................................................................................................................ 150
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 151
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC Đ C N BỐ ..................................... 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 155
PHỤ LỤC............................................................................................................................ 1 PL


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
STT Từ viết tắt

Từ viế đầy đủ

1

CNC

Công nghệ cao

2


CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

3

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

4

GRDP

Tổng sản phẩm tr n địa bàn

5

GTGT

Giá trị gia tăng

6

GTGTNN

Giá trị gia tăng nông nghiệp

7


GTSX

Giá trị sản xuất

8

HĐND

Hội đồng nhân dân

9

HTX

Hợp tác xã

10

KHCN

Khoa học công nghệ

11

KT - XH

Kinh tế - xã hội

12


LT - TP

Lương thực - thực phẩm

13

NKNN

Nhân khẩu nông nghiệp

14

NN CNC

Nông nghiệp công nghệ cao

15

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

16

Nxb

Nhà xuất bản

17


TCLT

Tổ chức lãnh thổ

18

TCLTKT

Tổ chức lãnh thổ kinh tế

19

TCLTNN

Tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp

20

TD&MNPB

Trung du và miền núi phía Bắc

21

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

22


TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

23

Tp

Thành phố

24

UBND

Ủy ban nhân dân


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 2.4.
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.

Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.
Bảng 3.13.
Bảng 3.14.
Bảng 4.1.
Bảng 4.2.
Bảng 4.3.
Bảng 4.4.
Bảng 4.5.
Bảng 4.6.
Bảng 4.7.
Bảng 4.8.
Bảng 4.9.

Tổng hợp các hình thức tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp.................................. 45
Tổng hợp quy trình tiến hành tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp ........................ 48
Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp ở Việt Nam ........................ 51
Khía cạnh và chỉ tiêu phản ánh hiệu quả phát triển nông nghiệp ................. 53
Dân số của Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2019 .................................................... 73
Lao động nông nghiệp của Phú Thọ 2010 - 2019 .......................................... 74
Qu đất và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ năm 2019.......... 79
GRDP và giá trị gia tăng nông nghiệp GTGT NN) của Phú Thọ giai
đoạn 2010 - 2019 ............................................................................................... 84
Giá trị gia tăng nông nghiệp phân theo ngành, giai đoạn 2010 - 2019......... 85
Đất nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2019 ............................ 86
Một số chỉ ti u về chăn nuôi của tỉnh Phú Thọ .............................................. 87

Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của tỉnh Phú Thọ ......................................... 88
Một số chỉ ti u bình quân đầu người của tỉnh Phú Thọ ................................. 90
Tổng hợp các hình thức TCLTNN ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2019 .............. 99
Số lượng trang trại phân theo đơn vị hành chính tỉnh Phú Thọ giai
đoạn 2010 - 2019 ............................................................................................. 101
Tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu về hiệu quả TCLTNN ở tỉnh Phú Thọ ...... 105
Tỷ lệ nơng sản hàng hóa của tỉnh Phú Thọ ................................................... 107
Một số chỉ tiêu về hiệu quả của các hình thức TCLTNN tr n địa bàn
tỉnh Phú Thọ, năm 2019 .................................................................................. 108
Dự báo dân số tỉnh Phú Thọ ........................................................................... 119
Dự báo lao động của tỉnh Phú Thọ ................................................................ 121
Dự báo sử dụng đất nông nghiệp của Phú Thọ............................................. 122
Dự báo sản phẩm nông nghiệp ch nh của Phú Thọ...................................... 126
Dự báo một số chỉ ti u bình quân đầu người của Phú Thọ ......................... 127
Định hướng phát triển các hình thức TCLTNN ở tỉnh Phú Thọ đến
năm 2030 .......................................................................................................... 129
Dự báo giá trị gia tăng nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ ................................ 133
Dự báo một số chỉ ti u hiệu quả của TCLTNN của Phú Thọ giai đoạn
2020 - 2030....................................................................................................... 135
Dự báo nhân lực phát triển nông nghiệp Phú Thọ ....................................... 142


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1.
Hình 2.1.
Hình 2.2.
Hình 2.3.


Quan hệ tương tác giữa ba khối ngành trong nền kinh tế ................................. 19
Sơ đồ khái quát cấu trúc của hệ thống kinh tế - lãnh thổ .................................. 39
TCLTNN trong tổ chức lãnh thổ inh tế ............................................................ 42
Sơ đồ hóa tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp ............................................................ 46

Hình 2.4. Nội dung tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp ở Phú Thọ .......................................... 52
Hình 2.5. Ba bộ phận cấu thành hiệu quả của TCLTNN .................................................. 55
Hình 2.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp................... 57
Hình 3.1. Giá trị sản xuất và tỉ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong GRDP Phú
Thọ giai đoạn 2010 - 2019 ................................................................................... 83
Hình 3.2. Cơ cấu giá trị gia tăng nơng nghiệp tỉnh Phú Thọ phân theo ngành................ 85
Hình 3.3. Tỷ lệ hàng hóa một số nơng sản chính của tỉnh Phú Thọ ................................. 89
Hình 3.4. Giá trị gia tăng và tỉ trọng của ngành dịch vụ nông nghiệp Phú Thọ, giai
đoạn 2010 - 2019 .................................................................................................. 91
Hình 3.5. Cơ cấu trang trại phân theo loại hình của tỉnh Phú Thọ năm 2019................ 102


viii

DANH MỤC BẢN ĐỒ
Bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ

Sau trang 77

Bản đồ thực trạng phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

Sau trang 85

Bản đồ một số hình thức tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp tỉnh Phú Thọ


Sau trang 102

Bản đồ định hướng các hình thức TCLTNN ở tỉnh Phú Thọ đến

Sau trang 130

năm 2030


1

MỞ ĐẦU
1. L

họn đề ài
Đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, việc tổ chức lãnh thổ KT - XH nói

chung và tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế nói riêng là một trong những biện pháp
quan trọng hàng đầu.
Là một ngành kinh tế truyền thống và có vai trị quan trọng khơng thể thay
thế, nơng nghiệp và TCLTNN đã và đang là vấn đề nghiên cứu của nhiều nhà khoa
học. TCLTNN là sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng nông nghiệp trong mối liên
hệ ngành, liên vùng, kết hợp với nhu cầu thị trường trên một lãnh thổ cụ thể nhằm
sử dụng hợp lí nhất các tiềm năng tự nhi n, lao động, vị tr địa l và cơ sở vật chất ĩ
thuật để đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và mơi trường. Việc nghiên cứu
TCLTNN nói chung và các hình thức tổ chức của nó theo lãnh thổ tạo ra những tiền
đề cần thiết nhằm sử dụng hợp lí các nguồn lực về tự nhiên, KT - XH của cả nước
cũng như của từng vùng, từng địa phương.
Tuy nhiên, về mặt lý luận, còn một số vấn đề chưa được tường minh như
hiệu quả TCLTNN được hiểu như thế nào, chịu tác động của các yếu tố ảnh hưởng

nào? Đánh giá hiệu quả TCLTNN bao gồm những chỉ ti u định lượng nào, thứ tự
quan trọng của các chỉ tiêu ra sao?
Trên thực tế, nhiều hình thức TCLTNN có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội đã tạo điều kiện hình thành các hình
thức mới trong TCLTNN. Việc nhận thức TCLTNN một cách đúng đắn là chìa
hóa để sử dụng hợp l hơn các điều kiện hiện có của đất nước. Việc hồn thiện các
hình thức TCLTNN tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động xã hội, góp phần vào
công tác quy hoạch theo lãnh thổ nền kinh tế quốc dân.
Việt Nam về căn bản vẫn là một nước nơng nghiệp, sản xuất nơng nghiệp
vẫn giữ vai trị quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nước ta. Các biện pháp để phát
triển một nền nơng nghiệp tồn diện và đạt tốc độ cao luôn là mối quan tâm hàng
đầu của nhà nước, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới hiện nay. Trong đó, TCLTNN
là một biện pháp quan trọng cần được quan tâm nghiên cứu.
Việt Nam có tiềm năng to lớn để phát triển nơng nghiệp quy mô lớn, hiệu
quả cao nhưng thực tế sản xuất nơng nghiệp đang có hiệu quả chưa cao thậm chí có


2

ý kiến cho là cịn thấp). Việt Nam có 10 triệu ha đất nơng nghiệp nhưng có trách
nhiệm tạo ra việc làm, nuôi sống hoảng 65

dân số sống ở nông thơn. Nếu khơng

phát triển nơng nghiệp có tổ chức, tr n cơ sở căn cứ khoa học thì khơng thể phát
huy hiệu quả của nông nghiệp. Đặc biệt, hiệu quả sản uất nông nghiệp của nước ta
chưa cao, thấp hơn so với một số quốc gia trong hu vực và thấp hơn nhiều so với
các quốc gia có nền nơng nghiệp ti n tiến tr n thế giới.
Sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ cũng vậy. Là một tỉnh thuộc vùng
TD&MNPB, sản uất nơng nghiệp có vị tr và vai tr to lớn đối với nền inh tế tỉnh

Phú Thọ. Hiện nay, nông nghiệp tuy chỉ chiếm hoảng 19
hoảng 80

GRDP nhưng gắn với

dân số toàn tỉnh, chủ yếu ở hu vực nơng thơn. Thu nhập bình qn

đầu người của nhân khẩu nông nghiệp tỉnh Phú Thọ chỉ bằng 43 - 45% mức trung
bình cả nước. Vì vậy, cần phải nghiên cứu, tìm giải pháp để phát triển nơng nghiệp
mạnh hơn, hiệu quả hơn, bền vững hơn nhằm cải thiện đời sống nơng dân, góp phần
phát triển KT - XH của tỉnh.
Phú Thọ có tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh để phát triển nơng nghiệp
hàng hóa mang t nh đặc th cao chè, sơn ta, bưởi Đoan H ng, quýt và hồng quý, b
thịt, lợn, d ...). Nhưng cho đến nay, phát triển nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ chưa
phát huy được tiềm năng và đang có hiệu quả thấp. Ngoài cây sơn, chè, bưởi Đoan
H ng đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, đa phần các loại nông sản hác
đang sản uất iểu truyền thống, phục vụ nhu cầu tại chỗ là chủ yếu. Hiệu quả sản
uất nơng nghiệp thấp hơn mức trung bình cả nước và thấp hơn một số tỉnh ở miền
núi ắc

ộ như Thái Nguy n, Sơn La, H a

ình... Một trong những nguyên nhân

của tình trạng này là việc phát triển nơng nghiệp chủ yếu tự phát theo hộ gia đình;
nơng nghiệp chưa được tổ chức một cách hoa học theo ngành và theo lãnh thổ.
Giả sử không tổ chức sản xuất nơng nghiệp theo lãnh thổ thì tốc độ tăng
trưởng của nông nghiệp Phú Thọ không thể tăng nhanh và đóng góp của nơng nghiệp
vào GRDP của tỉnh cũng hơng tăng. Nếu như vậy, thu nhập bình quân đầu người
của nông dân Phú Thọ vẫn thấp như hiện nay và khơng thể để điều đó xảy ra đối với

sự phát triển KT - XH của tỉnh. Do đó, cần nghiên cứu tổ chức sản xuất nông nghiệp
theo lãnh thổ một cách khoa học để cung cấp th m căn cứ khoa học cho chính quyền
tỉnh trong việc hoạch định chủ trương, đường lối phát triển nông nghiệp tỉnh Phú Thọ


3

trong thời gian tới. Song, TCLTNN được hiểu như thế nào, có bao nhiêu hình thức
TCLTNN, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả TCLTNN là gì, đánh giá ết quả và
hiệu quả TCLTNN ra sao… đều chưa được tường minh. Hay nói cách hác, thế nào
là TCLTNN có căn cứ hoa học và đem lại hiệu quả cao vẫn chưa được tiến hành
nghi n cứu làm r ở tỉnh Phú Thọ. Theo đó, TCLTNN bắt đầu từ đâu, làm như thế
nào để nâng cao hiệu quả là những câu hỏi khoa học cần trả lời. Nhưng cho đến nay,
vẫn chưa có cơng trình độc lập nào nghiên cứu về hiệu quả TCLTNN tỉnh Phú Thọ.
Từ những phân tích nêu trên, tác giả chọn vấn đề T chức l nh th nông
nghiệp

tỉnh Ph Th theo hư ng nâng cao hiệu quả làm đề tài Luận án tiến sĩ

với mong muốn góp phần làm sáng tỏ th m những điểm lý thuyết và thực ti n n u
tr n và hoàn thành luận án tiến sĩ chuy n ngành Địa lý học.
2 M

iêu à nhiệ

nghiên ứu

Đề uất định hướng và giải pháp TCLTNN theo hướng nâng cao hiệu quả ở
tỉnh Phú Thọ, thơng qua đó cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chủ
trương, ch nh sách phát triển phát triển nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2030.

Để đạt được mục ti u đề ra, luận án tập trung nghi n cứu các nhiệm vụ ch nh
sau đây:
+ Xây dựng cơ sở lý luận và khảo cứu kinh nghiệm thực ti n về TCLTNN
theo hướng nâng cao hiệu quả để vận dụng vào tỉnh Phú Thọ;
+ Đánh giá thực trạng TCLTNN theo hướng nâng cao hiệu quả, ác định mặt
được, mặt chưa được và nguy n nhân của những thành công cũng như của các hạn
chế trong quá trình phát triển và TCLTNN ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian vừa qua.
+ Đề uất định hướng và giải pháp đảm bảo TCLTNN theo hướng nâng cao
hiệu quả ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2030.
3 Đối ƣ ng à h

i nghiên ứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là tổ chức lãnh thổ nông nghiệp theo
hướng nâng cao hiệu quả trong mối quan hệ với phát triển KT - XH của tỉnh Phú
Thọ, các hình thức TCLTNN chủ yếu tr n địa bàn sẽ được phát triển.


4

+ V nội dung:
Luận án nghiên cứu cả lý thuyết và thực ti n, cả hiện trạng và tương lai
TCLTNN ở tỉnh Phú Thọ. Trong đó, luận án tập trung nghi n cứu hiện trạng TCLTNN
và đánh giá hiệu quả TCLTNN ở tỉnh Phú Thọ; ác định bộ chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
TCLTNN gắn với phục vụ nghiên cứu tr n địa bàn tỉnh; chỉ ra các yếu tố mang tính
điều kiện ảnh hưởng tới TCLTNN, đề xuất định hướng đặc biệt là nghiên cứu các hình
thức TCLTNN chủ yếu sẽ phát triển ở tỉnh Phú Thọ) và giải pháp đảm bảo TCLTNN
theo hướng nâng cao hiệu quả ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2030.
Nội hàm khái niệm “hiệu quả” trong TCLTNN bao gồm hiệu quả kinh tế,
hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án,

khái niệm này tiếp cận chủ yếu ở khía cạnh hiệu quả về mặt kinh tế, được đánh giá
thông qua các chỉ ti u định lượng tác giả trình bày và phân tích trong luận án.
Về khái niệm “nông nghiệp”, luận án tiếp cận nông nghiệp bao gồm trồng
trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
+ V th i gian: Hiện trạng nghi n cứu giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019
và dự báo nghi n cứu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
+ V không gian: Lãnh thổ tỉnh Phú Thọ, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và
11 huyện.
4. Qu n điểm iế

ận à hƣơng h

nghiên ứu

4.1. Q a đ ểm tiếp cận
Tác giả tiếp cận đề tài luận án theo các hướng ch nh sau đây:
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Xem xét phân tích nơng nghiệp như một hệ thống; đồng thời xem xét
TCLTNN như một phân hệ trong hệ thống lớn - sản xuất nơng nghiệp. Trong đó,
trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp được em như các bộ phận cấu thành mà
việc TCLTNN phải tính tới. Đến lượt mình TCLTNN lại được coi như một hệ
thống bao gồm nhiều phân hệ - đó là các hình thức tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp.
ất ì sự thay đổi của một thành phần nào cũng sẽ làm ảnh hưởng đến các thành
phần hác và tồn bộ hệ thống TCLTNN nói chung.
Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu TCLTNN tỉnh Phú Thọ theo hướng nâng


5

cao hiệu quả cần nắm vững quan điểm này để thấy được sự tác động qua lại trong

một phân hệ và giữa các phân hệ với nhau.
4.1.2. Quan điểm t ng hợp - lãnh th
Quan điểm này xuất phát từ tư duy Địa lí học, tiếp cận nơng nghiệp và
TCLTNN theo khơng gian: Vị tr địa kinh tế, địa hình, không gian lãnh thổ… luôn
được em ét như yếu tố TCLTNN. Trong quá trình nghiên cứu, cần dựa trên quan
điểm tổng hợp - lãnh thổ để nhìn nhận, đánh giá quá trình, các thành phần, các yếu
tố ảnh hưởng tới TCLTNN tỉnh Phú Thọ... trong mối quan hệ tương tác với nhau và
với các hiện tượng khác; gắn các đối tượng với lãnh thổ cụ thể và phải làm nổi bật
được đặc trưng của lãnh thổ đó.
Tác giả vận dụng quan điểm tổng hợp - lãnh thổ trong nghi n cứu nhằm phân
tích tác động của các điều iện tự nhi n, KT-XH đối với TCLTNN tỉnh Phú Thọ và
sự phân hố của chúng trong khơng gian, từ đó đề uất định hướng TCLTNN tỉnh
Phú Thọ theo hướng nâng cao hiệu quả.
4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Quan điểm này cho rằng mọi sự vật, hiện tượng đều biến đổi theo thời gian,
có q trình hình thành, phát triển và vận động qua từng giai đoạn lịch sử. Những
thay đổi này di n ra trong những điều kiện địa lý nhất định, thực trạng phát triển
hiện tại là sự ế thừa ết quả của các giai đoạn trước, đồng thời cũng là cơ sở để
hướng tới tương lai.
Nghi n cứu TCLTNN tỉnh Phú Thọ theo hướng nâng cao hiệu quả cần vận
dụng quan điểm lịch sử - vi n cảnh nhằm tìm hiểu sự biến động của nó theo thời
gian và khơng gian, làm tiền đề tìm ra các định hướng, giải pháp và dự báo sự phát
triển trong tương lai.
4.1.4. Quan điểm tiếp cận liên ngành - liên vùng
Nông nghiệp không phải là một hệ thống tự thân. Nó có quan hệ mật thiết
với các ngành, lĩnh vực khác như với công nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ và với các
hu dân cư). Mỗi hình thức TCLTNN hình thành tr n cơ sở liên kết đa ngành, đa lĩnh
vực và thậm ch hình thành tr n cơ sở các chuỗi giá trị sản xuất; gắn nông nghiệp với
công nghiệp (cơng nghiệp cung cấp phân bón, thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất
nông nghiệp và công nghiệp chế biến nơng sản) cũng như gắn bó chặt chẽ với các



6

lĩnh vực dịch vụ và tiêu thụ nông sản hàng hóa. Phát triển nơng nghiệp và TCLTNN
của tỉnh Phú Thọ có quan hệ chặt chẽ với phát triển và TCLTNN của các tỉnh trung
du miền núi phía Bắc đặc biệt là Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang…).
4.1.5. Quan điểm kinh tế thị trư ng
Thị trường và khả năng lợi nhuận được em như động lực thôi thúc nhà đầu
tư phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, bao gồm thị trường trong nước và thị
trường ngoài nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong điều iện của nền inh tế thị trường, việc vận dụng quan điểm này trong
phát triển nơng nghiệp nói chung và TCLTNN tỉnh Phú Thọ nói ri ng là hướng tiếp
cận cần được quan tâm. Việc TCLTNN phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường, đạt
hiệu quả inh tế cao và mang lại lợi nhuận cho các đối tượng tham gia. Do đó, luận
án cần chú ý đến yếu tố thị trường và hiệu quả inh tế trong quá trình nghi n cứu và
đề uất giải pháp TCLTNN tỉnh Phú Thọ theo hướng nâng cao hiệu quả.
4.1.6. Quan điểm theo nguyên lý nhân - quả
Mỗi kết quả đều có nguyên nhân của nó. Khi phân tích kết quả và hiệu quả
của TCLTNN nhất thiết phải xem xét nguyên nhân của nó, như quy mô và cơ cấu đầu
tư, ch nh sách t n dụng, phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển nhân lực, chính sách
xúc tiến thương mại và tiêu thụ nơng sản... Do đó luận án sử dụng quan điểm tiếp cận
theo nguyên lý nhân - quả để tìm ra ngun nhân của những thành cơng cũng như của
những hạn chế trong TCLTNN tỉnh Phú Thọ theo hướng nâng cao hiệu quả.
Ngồi ra, tác giả cịn tiếp cận đối tượng nghiên cứu theo quan điểm tiếp cận
từ lý thuyết đến thực ti n; tiếp cận từ vĩ mô đến vi mô; tiếp cận thể chế.
+ Tiếp cận từ lý thuyết đến thực ti n: Từ việc làm rõ những vấn đề lý thuyết
đi đến phân tích và xem xét thực ti n TCLTNN. Đồng thời từ lý thuyết phát triển
nông nghiệp đi tới nghiên cứu TCLTNN tr n địa bàn.
+ Tiếp cận từ vĩ mô đến vi mô: Tư tưởng ch nh là đi từ sự phân tích cả nền

kinh tế cũng như cả lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp đến việc phân tích các hình thức
TCLTNN và đi tới sự phối kết hợp các hình thức ấy trong một tổng thể tổ chức lãnh
thổ tr n địa bàn tỉnh.
+ Tiếp cận từ thể chế: Việt Nam đã có luật pháp, chính sách và phát triển
TCLTNN, nhất là về lĩnh vực phát triển khu nông nghiệp ứng dụng CNC và phát
triển HTX nông nghiệp.


7

4.2
Tác giả nghiên cứu địa lí ở luận án này với tư tưởng địa lí kinh tế - xã hội,
gánh trên vai cả khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hội của địa lí. Để hồn thành luận
án, tác giả sử dụng các phương pháp ch nh sau đây:
4.2.1. Phư ng pháp thu thập và xử lí tài liệu
Đây là phương pháp truyền thống trong nghi n cứu Địa l học. Đối với đề tài
luận án, tác giả tiến hành theo các bước cụ thể sau:
- Xác định các đối tượng, nội dung và dạng thông tin cần thu thập gắn với đề
tài. Đó là các tài liệu li n quan đến cơ sở l luận về TCLTNN và hiệu quả TCLTNN;
các tài liệu về điều iện tự nhi n và KT - XH của tỉnh Phú Thọ; về hiện trạng phát
triển nông nghiệp và TCLTNN; về quy hoạch phát triển KT - XH, quy hoạch ngành
nông nghiệp của tỉnh... Các dạng tài liệu bao gồm tài liệu viết, bản đồ, tranh ảnh...
- Tiến hành thu thập tài liệu theo ế hoạch và danh mục đã lập.
+ Các tài liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan phát hành, nhà uất bản,
từ Thư viện quốc gia, Thư viện tỉnh và tr n mạng internet... Cụ thể là các tài liệu
của Tổng cục thống

; Cục Thống

, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


NN & PTNT), Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguy n Môi trường, U ND tỉnh
Phú Thọ; Báo cáo Tổng ết nhiệm vụ công tác và Triển hai ế hoạch công tác
hàng năm của Sở NN & PTNT; các cơng trình, báo cáo li n quan đến nông nghiệp
từ các tạp ch chuy n ngành trong và ngoài nước, các viện nghi n cứu, bộ, ban
ngành liên quan...
+ Các tài liệu sơ cấp được thu thập thông qua quan sát, ghi chép, chụp ảnh và
qua điều tra thực địa của tác giả.
- Xử l tài liệu đã thu thập được. Từ các số liệu, tài liệu thô, tác giả ử l
thành các số liệu tinh, thơng qua sử dụng các cơng thức tính toán. Để phục vụ
nghiên cứu đạt kết quả cao, các số liệu, tài liệu đã thu thập cần được phân tích, xử
lí, hệ thống hóa một cách khoa học.
4.2.2. Phư ng pháp phân tích thống kê
Phương pháp này được sử dụng để phân tích số liệu thống

qua các năm

và theo các lĩnh vực sản xuất cụ thể. Trong luận án, phương pháp phân tích
thống kê được vận dụng khơng chỉ để đánh giá hiện trạng, hướng tới mục đ ch


8

ác định được những thành tựu, những hạn chế, yếu kém và tìm ra những nguyên
nhân của những hạn chế, yếu kém mà còn chuẩn bị số liệu cho việc dự báo các
chỉ ti u li n quan đến TCLTNN tỉnh Phú Thọ. Trong q trình phân tích số liệu
thống kê tác giả sử dụng hệ thống bản đồ, biểu đồ.... để minh họa cho những
nhận định trong quá trình viết luận án.
4.2.3. Phư ng pháp phân tích chính sách
Đối với sự phát triển của ngành nơng nghiệp nói chung và TCLTNN tỉnh

Phú Thọ nói riêng, các ch nh sách phát triển có ảnh hưởng rất quan trọng. Do đó,
tác giả sử dụng phương pháp này để phân tích, đánh giá mặt t ch cực - mặt hạn chế,
mức độ phù hợp - chưa ph hợp của các ch nh sách đã và đang thực thi trong lĩnh
vực nông nghiệp, đặc biệt là các chính sách về đầu tư, phát triển ết cấu hạ tầng,...
Đồng thời, phương pháp phân t ch ch nh sách c n được tác giả sử dụng để đánh giá
ảnh hưởng của các ch nh sách đối với việc TCLTNN tỉnh Phú Thọ theo hướng nâng
cao hiệu quả.
4.2.4. Phư ng pháp so sánh
Luận án sử dụng phương pháp này để so sánh kết quả phân t ch, đánh giá các
chỉ tiêu về sự phát triển nông nghiệp qua các năm và sự thay đổi của TCLTNN trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ.
4.2.5. Phư ng pháp chuyên gia
Thông qua trao đổi và tham hảo ý iến các chuyên gia, các nhà khoa học có
inh nghiệm về các vấn đề li n quan tới đề tài luận án; thông qua làm việc trực tiếp
với các cán bộ quản lý của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Cục thống kê tỉnh Phú Thọ… tác giả đã được tư vấn, tham khảo về đề cương và nội
dung nghiên cứu của luận án; lấy thêm thông tin về thực tế phát triển nông nghiệp
và TCLTNN tỉnh Phú Thọ phục vụ quá trình nghiên cứu. Phương pháp này cũng
được sử dụng để thẩm định thêm những nhận định, kết luận của tác giả trong quá
trình nghiên cứu luận án.
4.2.6. Phư ng pháp khảo sát thực địa
Việc thực hiện khảo sát thực địa là một yêu cầu cần thiết nhằm góp phần
kiểm định các số liệu đã thu thập được, tăng t nh sát thực của các nhận định đã đưa
ra trong luận án. Căn cứ vào điều kiện của tác giả và xét theo giá trị thực tế thì tác


9

giả sử dụng khảo sát thực tế (làm việc trực tiếp với một số tổ chức sản xuất nông
nghiệp, với cán bộ ngành nông nghiệp ở các huyện) để bổ sung thông tin phục vụ việc

nghiên cứu của luận án. Tác giả thực hiện phương pháp này theo các bước sau đây:
* Xác định nội dung khảo sát
- Mục đích khảo sát: nhằm thu thập số liệu sơ cấp mà trong thực tế hông
được công bố hay điều tra; nhằm bổ sung những thông tin thiếu hụt hoặc chưa đầy
đủ để có thể đưa ra những nhận ét hách quan, đúng đắn.
- Đối tượng khảo sát: một số mơ hình hợp tác ã, hộ gia đình, trang trại,
cơng ty nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao tr n địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Nội dung khảo sát: thu thập các số liệu về: sản phẩm hàng hóa ch nh, thị
trường ti u thụ, quy mô sản uất, doanh thu, chi ph , lợi nhuận, số lao động, thu
nhập trung bình năm, những iến nghị ch nh sách nếu có)…
- Địa điểm khảo sát: tác giả lựa chọn một số mô hình ti u biểu ở các địa bàn
thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao, Thanh a, Thanh Sơn, Tân Sơn….
- Th i điểm khảo sát: tháng 12/2019.
* Xây dựng phiếu khảo sát: dựa tr n cơ sở nội dung đề ra, tác giả ây dựng
các mẫu phiếu khảo sát.
* Tiến hành khảo sát thực địa theo kế hoạch: việc hảo sát áp dụng theo
phương pháp phỏng vấn trực tiếp, thu thập thông tin các đối tượng đã được ác định
theo địa điểm hảo sát đã n u.
* Xử lý kết quả khảo sát: tác giả ử lý bằng phương pháp phân t ch thống
để tổng hợp ết quả.
4.2.7. Phư ng pháp dự báo
Nghiên cứu TCLTNN tỉnh Phú Thọ theo hướng nâng cao hiệu quả cần sử
dụng phương pháp dự báo để dự báo - một trong những phương pháp nghi n cứu
quan trọng của Địa lý học. Phương pháp dự báo được tác giả vận dụng chủ yếu
trong chương 4 của luận án, dự báo theo năng suất ruộng đất và mối tương quan
giữa tăng trưởng sản xuất nông nghiệp với tăng trưởng GRDP của tỉnh.
Tr n cơ sở đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, phân tích thực trạng TCLTNN và
hiệu quả TCLTNN tỉnh Phú Thọ, kết hợp với định hướng phát triển KT - XH của
tỉnh để đề xuất định hướng và các giải pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả
TCLTNN tr n địa bàn.



10

4.2.8. Phư ng pháp bản đồ và GIS
Phương pháp này được sử dụng để thể hiện thông tin về phát triển nông
nghiệp và tổ chức lãnh thổ nông nghiệp theo lãnh thổ tỉnh Phú Thọ.
Trong bước thu thập tài liệu, các bản đồ địa hình, bản đồ đất, bản đồ tự nhi n
tỉnh Phú Thọ… do các cơ quan chuy n ngành ây dựng tr n các phần mềm GIS đã
được tác giả hai thác để lấy thông tin. Trong quá trình tiến hành nghi n cứu, các
phần mềm GIS là một công cụ hữu hiệu giúp tác giả luận án đưa ra được các phân
t ch cụ thể. Trong việc thể hiện ết quả nghi n cứu, tác giả ây dựng hệ thống bản
đồ bằng phần mềm Map Info nhằm trực quan hóa ết quả của luận án.
* Nguồn số liệu sử d ng nghiên cứu
- Tác giả sử dụng số liệu thống kê của các cơ quan thuộc tỉnh Phú Thọ. Đồng
thời sử dụng thêm số liệu khảo sát và thu thập được trong quá trình khảo sát thực tế
và làm việc với các cán bộ lãnh đạo, hợp tác ã, người nơng dân.
- Vì đại dịch COVID-19 tác giả không thể thu thập thêm số liệu của năm
2020. Theo tác giả biết nhiều chỉ tiêu về phát triển nông nghiệp cũng như phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ giảm sút mạnh. Vì thế nếu đưa số liệu năm 2020
vào sẽ hông đảm bảo tính quy luật theo chuỗi thời gian. Vì thế tác giả chỉ đưa số
liệu năm 2019 vào phân t ch.
5 Nh ng đ ng g
5.1.

ới hủ yếu





Luận án đã làm rõ nội hàm, bản chất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp theo
hướng nâng cao hiệu quả (lấy hiệu quả ngày càng tăng làm mục đ ch tối thượng
nhằm đem lại lợi ích cho cả người sản xuất, người tiêu dùng nơng sản cũng như
đóng góp cho nâng cao giá trị gia tăng nơng nghiệp và góp phần vào việc gia tăng
GRDP của tỉnh). Luận án lựa chọn 4 hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chủ
yếu để ứng dụng vào việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trong điều kiện Việt Nam;
chỉ ra 5 yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và 4 nguyên tắc tổ chức
lãnh thổ nông nghiệp, 5 bước tiến hành tổ chức lãnh thổ nông nghiệp; ác định 5 chỉ
tiêu chủ yếu sử dụng để đánh giá hiệu quả tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ứng dụng
cho cấp tỉnh trong điều kiện Việt Nam.


11

5.2.
Luận án đã chỉ ra tỉnh Phú Thọ có tiềm năng, lợi thế phát triển nông nghiệp
tương đối lớn nhưng sản xuất nông nghiệp trong những năm vừa qua đạt hiệu quả ở
mức hạn chế và chưa bền vững; tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đã được tiến hành ở
một số nơi đối với một số cây trồng nhưng nhìn chung tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
chưa được quan tâm đúng mức và việc triển khai còn hạn chế. Đồng thời, luận án
cung cấp căn cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương phát triển nông nghiệp
của tỉnh Phú Thọ theo hướng có tổ chức và nâng cao hiệu quả đến năm 2030; cũng
như tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng phương án tổ chức lãnh thổ nông
nghiệp một cách khoa học. Luận án đề uất 5 giải pháp chủ yếu đảm bảo tổ chức
lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Phú Thọ theo hướng nâng cao hiệu quả, làm cho việc
phát triển nơng nghiệp có được nhiều giá trị gia tăng, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh có hiệu quả và bền vững hơn.
6.

ế


ấu ủ

uận n

Ngoài phần mở đầu và ết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận
án chia thành 4 chương:
+ Chư ng 1: Tổng quan các cơng trình hoa học có li n quan đến tổ chức
lãnh thổ nơng nghiệp.
+ Chư ng 2: Cơ sở lý luận về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và inh nghiệm
thực ti n.
+ Chư ng 3: Thực trạng tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ theo
hướng nâng cao hiệu quả
+ Chư ng 4: Định hướng và giải pháp tổ chức lãnh thổ nông nghiệp theo
hướng nâng cao hiệu quả ở tỉnh Phú Thọ.


12

Chƣơng 1
TỔN

QUAN C C C N

TR NH

HOA HỌC C

LIÊN QUAN

ĐẾN TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

Với mục đ ch em ét các vấn đề lý thuyết mà luận án phải làm r , các học
giả trong và ngoài nước đã nghi n cứu đến đâu, những nội dung có thể ế thừa và
mức độ ế thừa cho việc nghi n cứu của luận án, những điểm nào luận án cần đi sâu
nghi n cứu; tác giả tập trung tổng quan những vấn đề ch nh sau đây:
1.1. Tổng quan về tổ chức lãnh thổ kinh tế
1.1.1. V tổ ch c lãnh thổ
a) Tài liệu trong nư c
Tổ chức lãnh thổ (TCLT) là một vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của
nhiều tác giả trong nước.
Trong số rất nhiều học giả nghiên cứu về TCLT dưới góc độ Địa lí học ở
Việt Nam, Lê Bá Thảo là một nhà nghiên cứu có nhiều cơng trình được đánh giá
cao. Theo tác giả Lê Bá Thảo, thực chất của TCLT là “một phương hướng nhằm cải
thiện và sửa chữa bằng những hành động “duy ý muốn” mang t nh tự nguyện chứ
khơng phải “duy ý ch ” có phối hợp với nhau nhằm sử dụng một cách có hiệu quả
nhất các tài nguyên có trong một lãnh thổ nhất định - có thể trong cả nước hoặc
trong từng vùng hoặc ở cấp thấp hơn - nhằm phục vụ cho sự phát triển. Đồng thời,
nó cịn có nhiệm vụ xố bỏ dần sự mất cân bằng về mặt KT - XH giữa các vùng, các
địa phương. Mặt hác, nó cũng đ i hỏi phải có sự dự báo cho tương lai với các kịch
bản nhất định, tất nhiên phải chú ý đến tính hợp lí của sự phân bố hơng gian” [49].
Năm 1995, Hội Địa lí Việt Nam tổ chức hội thảo T chức lãnh th , quy tụ
nhiều cơng trình nghiên cứu và những nhận định của các nhà Địa lí học về vấn đề tổ
chức lãnh thổ ở Việt Nam và trên thế giới. Dưới góc nhìn của các nhà Địa lí học,
TCLT có liên quan mật thiết đến việc sử dụng một cách hiệu quả nhất các tài
nguyên trên lãnh thổ, thiết lập sự phân bố hợp lý về mặt không gian của các đối
tượng kinh tế, xã hội trên lãnh thổ đó, giảm thiểu sự chênh lệch về trình độ phát
triển giữa các vùng [19].
Ngơ Dỗn Vịnh là một học giả nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế phát triển


13


và Địa lí học với nhiều cơng trình nghiên cứu về kinh tế Việt Nam nói chung và vấn
đề TCLT nói riêng. Theo ơng: “Tổ chức khơng gian kinh tế - xã hội được coi như là
một trong những biện pháp quan trọng nhất để phát triển. Muốn phát triển một cách
có hiệu quả khơng thể khơng tiến hành tổ chức không gian kinh tế - xã hội một cách
hợp lí. Tổ chức khơng gian kinh tế - xã hội là một trong những giải pháp có tính
nghệ thuật hàng đầu để phát huy tốt nhất các nguồn lực. Nhờ có TCLT hợp lí mà có
thể khắc phục được tình trạng chồng chéo, quá tải về sức chứa lãnh thổ cũng như
khắc phục được tình trạng phát triển rời rạc giữa các lãnh thổ với nhau và giữa các
ngành trong một lãnh thổ” [77].
Cũng nghi n cứu về tổ chức lãnh thổ, các tác giả Đặng Văn Phan, Nguy n
Kim Hồng, Vũ Như Vân cho rằng: “Tr n quan điểm địa lý đổi mới và phát triển, có
thể coi tổ chức lãnh thổ là một hành động địa lý học có chủ ý nhằm hướng tới sự
cơng bằng về mặt hơng gian” [31], [33]. Hành động hay q trình đó bao gồm việc
phân bố các cơ sở sản xuất và dịch vụ, phân bố dân cư, sử dụng tự nhiên, có tính
đến các mối quan hệ, liên hệ của chúng, các sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành
phần tự nhiên và kinh tế, xã hội. Nguyên tắc tổ chức lãnh thổ, cũng là đ ch đến cuối
cùng và cần được ưu ti n nhất là phải sử dụng một cách hợp lý điều kiện tự nhiên,
tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội nhằm tạo ra hiệu quả tối ưu trong sản
xuất, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững.
Một góc nhìn mới được đưa ra, đó là nhìn nhận rộng hơn về tổ chức lãnh thổ
ở Việt Nam theo hướng tổ chức không gian phát triển. Khái niệm hông gian được
sử dụng rộng rãi từ đầu những năm 60 của thế kỉ XX ở M và một số nước phương
Tây, dựa trên sự phát triển của cách mạng về công nghệ thông tin, trong đó có lĩnh
vực bản đồ tr n máy t nh, phương pháp GIS hệ thống thơng tin địa lí) và R - S
(vi n thám). Không gian bao gồm cả phần đất liền, vùng trời và l ng đất, được huy
động vào sản xuất và dịch vụ vì mục đ ch phát triển. Do đó, các nhà nghi n cứu cần
hướng tới một khoa học địa lý về tổ chức lại hoặc tổ chức mới khơng gian (lãnh
thổ), góp phần quản lý nó, bảo vệ mơi trường sinh thái và phát triển bền vững [33].
b) Tài liệu ngoài nư c

Nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ (TCLT), các nhà khoa học nước ngoài sử
dụng thuật ngữ territorial organization, bao hàm ý nghĩa tổ chức lãnh thổ hay tổ


14

chức không gian các hoạt động phát triển của con người. TCLT là kết quả nghiên
cứu của các nhà khoa học trên thế giới trong quá trình nghiên cứu lãnh thổ, phát
hiện ra những vấn đề mang tính quy luật, kiểm chứng và phát triển thành các lý
thuyết kinh tế và tổ chức khơng gian lãnh thổ. Việc tìm ra tính quy luật về khơng
gian lãnh thổ của các hoạt động kinh tế ra đời từ giữa thế kỉ XIX và đã trở thành
một khoa học quản lý lãnh thổ. Các nhà khoa học đã tìm ra các quy luật TCLT ở
một địa phương cụ thể, từ đó tiến hành xem xét việc bố trí một cách hợp lí các hoạt
động kinh tế và các điểm dân cư. Có thể tiếp cận vấn đề này theo hai trường phái:
i): Trường phái của các nhà Kinh tế học, Địa lí học phương Tây, và ii): Trường
phái của các nhà Địa lí Xơ Viết.
Trong các cơng trình nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ theo trường phái
phương Tây, ti u biểu nhất là các lý thuyết phát triển kinh tế của V.Thunen, Alfred
Weber, W.Christaller, Francoi Perroux.
Nhà khoa học người Đức V. Thunen, qua q trình quan sát sự trao đổi hàng
hóa giữa người sản xuất và tiêu dùng tại các “đầu ra”, “đầu vào”, các “nút” trung
tâm và ngoại vi đã nảy sinh ý tưởng về phát triển chun mơn hóa nơng nghiệp.
Tr n cơ sở phân tích những yếu tố định vị về địa tô chênh lệch, về mối quan hệ
trong trao đổi hàng hóa, ơng đề xuất “Lý thuyết vành đai giữa trung tâm và ngoại
vi”, hay c n gọi là Lý thuyết vành đai nơng nghiệp [77]. Theo đó, “thành phố là
trung tâm của thị trường”, có sức hấp dẫn đối với các hoạt động nông nghiệp xung
quanh. Ý nghĩa quan trọng của lí thuyết này là việc xác định vai trò của một trung
tâm và thiết lập các vành đai nông nghiệp tối ưu, bước đầu thể hiện ý thức tổ chức
lãnh thổ để nâng cao hiệu quả kinh tế, phát huy địa tô chênh lệch giữa các lãnh thổ.
Học giả Alfred Weber (1909) nổi tiếng với lý thuyết Khu luận vị công

nghiệp [77]. Lý thuyết này đề cập tới nguyên nhân của sự tập trung công nghiệp ở
một lãnh thổ, trong đó hai yếu tố đầu tiên: chi phí vận tải rẻ nhất và chi phí nhân
cơng thấp nhất là những yếu tố lãnh thổ chung nhất để ác định mơ hình định vị và
cơ cấu địa lí; thứ 3 là các lực tích tụ và khơng tích tụ - là những yếu tố địa phương
ác định mức độ phát tán trong hung chung. Nhưng quan trọng hàng đầu trong
định vị vẫn là yếu tố chi phí vận tải. Mục đ ch của sự định vị công nghiệp tập trung
là để “cực tiểu hóa chi phí và cực đại hóa lợi nhuận” [89], [18]. Và A. Weber là


×