MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam. Bác là
người nhận ra được tình hình của đất nước và tìm ra con đường cứu nước. Bác
thấm nhuần tư tưởng Mac – Lenin.
Chủ tịch hồ Chí Minh khơng những là lãnh tụ của Đảng Cộng sản Việt
Nam, mà đồng thời còn là còn là một nhà tư tưởng. Lenin cho rằng: “ “Nhà tư
tưởng” chỉ xứng đáng với danh hiệu nhà tư tưởng khi nào họ đi trước phong trào
tự phát, chỉ đường cho nó, khi nào họ biết giải quyết, trước những người khác,
tất cả các vấn đề lý luận, chính trị, sách lược và các vấn đề về tổ chức mà
“những yếu tố vật chất” của phong trào húc phải một cách tự phát”
Vì vậy nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh để thấy tầm vóc vỹ đại của
Người. Nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh dưới góc độ văn hố để thấy sự
đóng góp to lớn của Người đối với dân tộc và nhân loại.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Làm rõ hơn về Bác - một nhà văn hoá kiệt xuất
của Việt Nam
Nhiệm vụ nghiên cứu: Tiểu luận đặt ra 3 nhiệm vụ nghiên cứu sau:
+ Chỉ ra tầm vóc vỹ đại của Bác từ goc độ văn hoá;
+ Làm rõ những biểu hiện về sự lớn lao của Bác trên lĩnh vực văn hoá;
+ Làm rõ hơn những đóng góp của Bác đối với văn hố dân tộc và nhân loại
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Về Chủ tịch Hồ Chí Minh và những đóng góp dưới
góc độ văn hố của Người; điều tạo nên tầm vóc Chủ tich Hồ Chí Minh là Nhà
văn hố kiệt xuất của Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Những quan điểm của Bác về vấn đề văn hoá
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Dựa trên cơ sở lý luận về chủ nghĩa Mác – Lenin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, tiểu luận tìm hiểu sự kiệt xuất của Người về văn hoá.
Phương pháp nghiên cứu: Áp dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa
học xã hội; phương pháp phân tích
5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa lý luận: Lý luận về tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn
hoá
Ý nghĩa thực tiễn: Vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn
hố trong thực tế xã hội Việt Nam hiện nay
6. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu về Bác
Phần 2: Bác là nhà văn hoá kiệt xuất
Phần 3: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hố trong đời sống xã hội
ở Việt Nam hiện nay
3
4
NỘI DUNG
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BÁC
1
Tiểu sử
Chủ tịch Hồ Chí Minh tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên đi học là
Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1890 quê ở Nam Đàn – Nghệ An. Bác sinh ra
trong một gia đình nhà nho và lớn lên ở nơi có truyền thống yêu nước, anh hùng.
Cha của Bác là cụ Nguyễn Sinh Sắc, cịn có tên gọi là Nguyễn Sinh Huy.
Cụ lớn lên trong một môi trường nho học, dưới sự ni dạy của nhà nho Hồng
Xn Đường (sau này chính là cha vợ của cụ). Cụ Nguyễn Sinh Sắc đỗ cử nhân
năm 1894, và được phong Phó Bảng năm 1901. Năm 1906, ơng được triều đình
bổ nhiệm chức Thừa biện bộ Lễ. Với quan niệm học để làm người chứ khơng
phải học để làm quan; vả lại, trong hồn cảnh đất nước bị thực dân Pháp thống
trị, làm quan là làm tay sai cho giặc, là đắc tội với đồng bào, nên sau khi đỗ đạt,
ông đã hai lần từ chối lời kêu ra làm quan của triều đình. Ông sống thanh đạm
bằng nghề dạy học, nghiên cứu tân thư, kết bạn tâm giao với các sĩ phu yêu
nước như Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý, Phan Chu Trinh… và đặc biệt chú
tâm dạy dỗ con cái. Năm 1906, ông phải nhận chức Hành tẩu bộ Lễ; song ông
thường nói: “Quan trường thị nơ lệ trung, chi nơ lệ, hựu nô lệ” và răn dạy các
con: “Dĩ vật quan gia di ngô phong dạng” (chớ lấy phong cách nhà quan làm
phong cách nhà mình). Ơng dạy con rất nghiêm khắc, song cũng rất tôn trọng
nguyện vọng của con cái. Ông là một nhà Nho tiến bộ, cho rằng trung quân
không phải là ái quốc, mà ái quốc là ái dân, tán thành chủ trương canh tân của
Phan Chu Trinh, cho hai con trai vào học trường Pháp - Việt từ năm 1905. Với
một người cha học rộng hiểu sâu, yêu nước như vậy, Bác đã được thừa hưởng
tinh thần vì nước vì dân của người cha từ tấm bé.
5
Mẹ của Bác là Bà Hoàng Thị Loan, là con gái của cụ Hoàng Xuân Đường.
Bà được cha gả chồng vào năm 15 tuổi. Bà là một hình mẫu cho hình ảnh người
phụ nữ Việt Nam hiền hậu và hết lịng vì chồng con: sau khi ơng Nguyễn Sinh
Sắc đi thi ở Huế, vì túng thiếu tiền bạc nên ngỏ ý mời bà lên kinh giúp ông học
tập, bà đã gửi con gái đầu lòng ở lại Nghệ An và cùng chồng vào Huế. Ở đây bà
đã làm nghề dệt vải, vất vả một tay chèo chống cả gia đình. Năm 1900, sau khi
sinh người con thứ tư là Nguyễn Sinh Xin, cộng với sự vất vả khó nhọc trước đó
bà Hồng Thị Loan sinh bệnh rồi qua đời vào ngày 10 tháng 2 năm 1901. Năm
1922, hài cốt của bà được cô Nguyễn Thị Thanh – là con gái đưa về an táng ngay
tại khu vườn của gia đình ở Làng Sen, Kim Liên, Nam Đàn; năm 1942, cải táng
tại núi núi Động Tranh thấp, thuộc dãy núi Đại Huệ. 1985, nhân dân và chính
quyền địa phương xây dựng tại đây một khu lăng mộ dành cho bà
Chủ tịch Hồ Chí Minh được sinh ra và sống những năm tháng tuổi thơ ở
quê hương xứ Nghệ. Đây là một miền quê nghèo, người dân quanh năm phải
chống chọi với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, giặc giã để sinh sống và gìn giữ
văn hố q hương. Chính vì vậy, con người xứ Nghệ ln có những đức tính
cần, kiệm, yêu lao động, đặc biệt là tinh thần yêu nước nồng nàn, sự đoàn kết,
yêu thương, nhân ái. Bên cạnh đó, con người ở đây cịn có tinh thần lạc quan,
ham học hỏi để khắc phục thiên nhiên, cải tạo cuộc sống. Dấu ấn văn hố núi
Hồng, sơng Lam, những làn điệu dân ca, câu hị ví dặm… đã tạo nên những nét
độc đáo, riêng biệt trong tâm của Bác, không thể lẫn với bất cứ ai. Bởi Bác được
sống trong một miền quê trù phú về văn hoá, tiếp xúc và cảm nhận được những
tình cảm quê hương - từ nhỏ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được lắng nghe những
điệu hị, câu ví qua giọng hát của bà, của mẹ, tiếp xúc với những tình cảm của
xóm làng. Bác lớn lên dưới sự chỉ bảo, dạy dỗ nghiêm khắc của cha, sự yêu
thương của mẹ và nhất là nhân từ của ơng ngoại. Tất cả những điều đó - dấu ấn
văn hoá xứ Nghệ và văn hoá gia đình đã thấm sâu và trong tư tưởng, tình cảm
của Người, góp một phần rất lớn trong việc hình thành nên sự vĩ đại của Người.
1.2. Con đường hoạt động cách mạng của Bác
6
1.2.1. Trước khi bác ra đi tìm đường cứu nước
Trước khi Bác quyết đinh ra đi tìm đường cứu nước, năm 1910, Bác có
một khoảng thời gian dạy học tại trường Dục Thanh (Phan Thiết)
Tại quê hương, Bác nhận ra được sự cực khổ của nhân dân ta, hiểu được
sự bế tắc của các phong trào đấu tranh. Cho đến khi Bác quyết tâm ra đi tìm con
đường giải phóng cho dân tộc, các phong trào đấu tranh đều thất bại. Bác không
đi theo con đường của cụ Phan Bội Châu - phong trào Đông Du. Nếu cụ Phan
Bội Châu tìm đường cứu nước bằng tư tưởng học tập nước Nhật Bản thì bác
quyết định sang phương Tây để học hỏi, tìm đường cứu nước ở ngay quốc gia
của kẻ xâm lược.
Bác quyết định sang Pháp tìm đường cứu nước vì Pháp là nước đang xâm
lược Việt Nam lúc bấy giờ, bóc lột nhân dân ta nên bác sang Pháp để tìm hiểu
xem nước Pháp có nền văn hố, tư tưởng như thế nào mà lại xâm lược Việt
Nam.
1.2.2. Hoạt động cách mạng của Bác
Năm 1911, lúc đó Bác mới 21 tuổi đã quyết định ra đi tìm đường cứu
nước tại bến cảng Nhà Rồng. Cuối năm 1917, Hồ Chí Minh từ Anh trở lại Pháp,
hoạt động trong phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp. Năm 1919,
lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, thay mặt những người Việt nam yêu nước tại Pháp,
bác gửi đến hội nghị Véc – xai “bản yêu sách của nhân dân An Nam”.
Dưới sự ảnh hưởng của Cách Mạng tháng 10 Nga (1917) và Luận cương
của Lenin về dân tộc và thuộc địa, tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quôc tham dự đại
hội XVIII Xã hội Pháp và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng
Sản Pháp. Bác khẳng định: “Muốn cứu nước và dân tộc, khơng cịn con đường
nào khác ngồi con đường cách mạng vơ sản”
19/12/1946: Người kêu gọi tồn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc và bảo vệ, phát triển kết quả của
cuộc Cách Mạng tháng Tám 1945
7
Quốc hội khoá II (1951) , III (1960) bầu Bác làm Chủ tich nước Việt
Nam dân chủ Cộng hoà. Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được
bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Trung
ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân
Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành được thắng lợi to lớn, kết
thúc bằng chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (7/5/1954).
Năm 1964, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân
đánh phá miền Bắc Việt Nam. Người động viên toàn thể nhân dân Việt Nam
vượt mọi khó khăn gian khổ, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Người
khẳng định: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn
nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song
nhân dân Việt Nam quyết khơng sợ! Khơng có gì q hơn độc lập, tự do! Đến
ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp
hơn!”.
Ngày 2/9/1969: Bác qua đời tại Hà Nội trong sự tiếc thương vơ hạn của
tồn thể nhân dân Việt Nam.
8
Phần II: BÁC LÀ NHÀ VĂN HOÁ KIỆT XUẤT
2.1. Bác là nhà văn hố lớn của Việt Nam
Khơng phải bất cứ ai hoạt động và sáng tạo trong lĩnh vực văn hoá đều là
nhà văn hoá. Theo UNESCO năm 2013: “một cá nhân chỉ được thừa nhận là
nhà văn hoá nếu chủ thể hoạt động và sáng tạo đó vươn tới tầm cao của tri
thức văn hoá, khoa học…ở thời đại, để từ đó sáng tạo ra những giá trị văn
hố đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của nền văn hoá dân tộc và văn
hoá nhân loại”. Chủ tịch Hồ Chí Minh vượt lên trên những tiêu chí đó để xứng
đáng là nhà văn hóa lớn của thế giới. Hồ Chí Minh là nhà văn hố lớn vì Bác là
người khởi xướng lên phong trào chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc,
giải phóng các dân tộc thuộc địa, giành lại độc lập tự do cho các dân tộc bị bóc
lột
Bác là người đầu tiên đưa chủ nghĩa Mac – Lenin vào Việt Nam, lấy đó
làm cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho nền văn hoá mới ở Việt Nam.
Trên cơ sở chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh đã đánh thức các tiềm năng tinh
thần truyền thống Việt Nam, định hướng cho sự ra đời một nền văn hoá mới,
một xã hội nhân cách mới. Người là kết tinh truyền thống văn hóa hàng nghìn
năm của nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Quan điểm của người về văn hoá thể hiện rõ ràng ở ý thức về giữ gìn bản
sắc văn hố dân tộc, giá trị và tinh hoá văn hoá dân tộc. Với Người, càng thấm
nhuần chủ nghĩa Mac – Lenin, càng phải coi trọng bản sắc và truyền thống Việt
Nam. Bác răn dạy nhân dân: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước
nhà Việt Nam”.Với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hố, Hồ Chí Minh là nhà thơ,
nhà văn, là nhà Cách mạng vĩ đại
2.2. Bác là nhà văn hoá kiệt xuất
2.2.1. Bác là hiện thân của văn hố hồ bình
Bác là nhà văn hố kiệt xuất vì Bác là hiện thân của văn hố hồ bình.
Bác ln ln chủ trương giải quyết mâu thuẫn bằng phương pháp hồ bình,
thương lượng và đối thoại với thái độ hiểu biết và nhân nhượng lẫn nhau
2.2.2. Bác là hiện thân của văn hố tơn trọng và chấp nhận sự khác biệt
9
Người trân trọng mọi giá trị văn hoá nhân loại. Người tôn trọng và chấp
nhận sự khác biệt với sự lựa chọn của mình. Người là biểu tượng của chủ nghĩa
nhân văn với đầy đủ ý nghĩa của nó, một hình mẫu cao đẹp của con người mới
trong thời đại mới, một tấm gương tuyệt vời về người cộng sản
Bác đã tìm thấy những điểm gặp gỡ, giao thoa giữa các nền văn hố, các
học thuyết chính trị, tơn giáo, các vị lãnh tụ để tìm ra cách ứng xử rất Việt Nam
2.2.3. Bác đã tạo nên một nền văn hố mới
Chủ tich Hồ Chí Minh khơng chỉ tạo ra một chế độ mới, một thời đại
mới mà còn tạo nên một nền văn hố mới góp phần vào sự phát triển của văn
hoá nhân loại
Cống hiến của nhà văn hố Hồ Chí Minh cịn thể hiện ở việc sáng tạo văn
hoá văn nghệ, xác lập hệ thống quan điểm về văn hoá và xây dựng nền văn hoá
mới Việt Nam. Người đã xây dựng một nền văn hoá mới, một nền đạo đức mới,
chống lại những phong tục cổ hủ, lạc hậu, phát triển những truyền thống văn
hoá, thuần phong mỹ tục của dân tộc
Để xây dựng một nền văn hố mới cần phải có con người văn hố. Cả
cuộc đời Người chú trọng phát triển con người văn hố, nâng cao dân trí. Vì vậy,
ngay sau ngày độc lập, Bác phát động phong trào chống giặc dốt, xoá nạn mù
chữ. Hồ Chí Minh quan tâm đến việc xây dựng con người mới. Người yêu cầu:
“Học để làm việc, làm người, làm cán bộ , học đi đôi với hành”. Người chú
trọng đến việc giáo dục lý tưởng, giáo dục đạo đức
Cống hiến của nhà văn hoá kiệt xuất Hồ Chí Minh thể hiện ở việc sáng
tạo văn hố văn nghệ, xác lập hệ thống quan điểm về văn hoá và xây dựng nền
văn hoá mới Việt Nam. Cả cuộc đời Người chủ trọng phát triển văn hoá, nâng
cao dân trí, chống giặc dốt, xố mù chữ
2.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc
2.3.1. Giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc là biết ứng dụng những bản sắc đó vào cuộc
sống
10
Bản sắc văn hoá dân tộc là những giá trị văn hoá bền vững của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam, là thành quả của quá trình lao động, sản xuất, chiến đấu
và giao lưu của con người Việt Nam
Để giữ gìn được bản sác văn hố dân tộc, trước hết phải chăm lo cốt
cách dân tộc, đồng thời cần triệt để tẩy trừ mọi di hại thuộc địa và ảnh hưởng nơ
dịch của văn hố đế quốc, tơn trọng phong tục tập quán và văn hoá của các dân
tộc ít người. Với Hồ Chí Minh, việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là việc nên
làm, phải làm và hơn hết là phải biết ứng dụng những bản sắc đó vào cuộc sống
Bản sắc văn hố dân tộc chứa đựng giá trị lớn và có một ý nghĩa quan
trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Trách nhiệm của người
Việt Nam là phải trân trọng, giữ gìn, khai thác và phát huy, phát triển những giá
trị của văn hố dân tộc
2.3.2. Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là biết tiếp thu tinh hoa văn hố
nhân loại
Trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thời phải tiếp thu văn
hoá nhân loại. Mục đích tiếp thu văn hố nhân loại là để làm giàu cho văn hoá
Việt Nam, xây dựng văn hố Việt Nam hợp với tinh thần dân chủ
Hồ Chí Minh được cơng nhận là nhà văn hố kiệt xuất là vì người là một
trong số ít chính khách nhận thức được vai trị, động lực của văn hố
Mối quan hệ giữa giữ gìn cốt cách văn hố dân tộc và tiếp thu tinh hoa
văn hoá nhân loại là phải lấy văn hố dân tộc làm gốc, đó là điều kiện, cơ sở để
tiếp thu văn hoá nhân loại
Văn hoá dân tộc (bản địa) khi được tiếp thu văn hoá nhân loại sẽ tạo nên
những tiếp biến văn hoá. Tiếp biến văn hoá cần được vận động trên tinh thần
độc lập, tự chủ, tiếp thu những cái hay, cái tốt của văn hố nước ngồi, tạo ra sự
hội nhập – một cách hồ nhập nhưng khơng hồ tan. Tiếp biến văn hoá cần đặt
trên trên tinh thần độc lập, tự chủ xuất phát từ đặc điểm dân tộc, từ truyền thống
văn hoá của đất nước.
11
Nội dung tiếp thu văn hoá trong tư tưởng của Bác rất tồn diện, bao gồm
sự tiếp thu văn hố Đông, Tây, kim, cổ với tất cả các mặt, các khía cạnh.
2.4. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị của văn hố
2.4.1. Văn hố là mục tiêu của Cách Mạng
Vì nước ta bị thực dân Pháp xâm lược và chúng lấy lí do là “khai sáng văn
minh” cho đất nước Việt Nam và nhân cơ hội đó để hành hạ, bóc lột, tra tấn
nhân dân Việt Nam. Chúng mang văn hoá Pháp vào để “khai sáng” cho nước ta,
không để cho nhân dân ta được tự do, áp đặt cả nền văn hố của chúng vào Việt
Nam. Chính vì vậy mà nước ta khơng chỉ thực hiện cuộc cách mạng giải phóng
dân tộc, đứng lên chống lại áp bức bóc lột mà cịn đấu trang giành lại nền văn
hoá, giành lại bản sắc dân tộc Việt nam. Nhân dân ta quyết tâm không để mất đi
bản sắc văn hoá và truyền thống Việt Nam
Chúng ta chịu ảnh hưởng của nền văn hố Pháp nhưng nước ta khơng
chịu để mất đi nền văn hoá, bản sắc dân tộc Việt Nam. Chúng ta tiếp thu, chấp
nhận những cái hay, cái mới của nền văn hoa khác nhưng không làm mất đi bản
sắc dân tộc. Nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội bao gồm: kinh tế, chính trị, xã
hội và văn hoá. Như vậy, văn hoá là một mục tiêu của Cách Mạng
Mục tiêu “văn hoá là mục tiêu của cách mạng”, nhìn một cách tổng quát là
quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, là khát
vọng của nhân dân về các giá trị chân – thiện – mỹ. Đó là một xã hội dân là chủ và
dân làm chủ, công bằng, văn minh, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học
hành, một xã hội mà đời sống nhân dân về cả vật chất lẫn tinh thâng luôn được
quan tâm và không ngừng nâng cao, con nguồi có điều kiện phát triển tồn diện
2.4.2. Văn hố là động lực của Cách Mạng
Để phát triển một nền văn hoá vững mạnh, trước hết cần có con người văn
hố. Để trở thành con người văn hố thì con người phải có tri thức. Nếu con
người khơng có tri thức thì việc gìn giữ và phát triền văn hố sẽ trở nên khó
khăn. Lịch sử Việt Nam ghi lại những con số như sau: cho đến năm 1930, tổng
số học sinh, sinh viên tất cả các trường từ tiểu học đến đại học chỉ chiếm 1,8%
12
dân số Việt Nam. Năm 1945, khi Việt Nam giành được độc lập, 95% dân Việt
Nam mù chữ. Đây là một trong các quốc nạn đối với một quốc gia mới giành
độc lập (theo Wikipedia). Như vậy, sau năm 1945, nước ta phải đối diện với nạn
dốt, nạn mù chữ. Chính vì thế, động lực của văn hố dân tộc giai đoạn này là
diệt giặc dốt, xoá nạn mù chữ.
Văn hố chính trị là một trong những động lực có ý nghĩa “soi đường cho
quốc dân đi”, lãnh đạo quốc dân để thuẹc hiện độc lập, tự cường, tự chủ.Tư duy
biện chứng, độc lập, tự chủ, sáng tạo của cán bộ, đảng viên là một động lực lớn
dẫn đến tư tưởng và hành động cách mạng có chất lượng khoa học và Cách
mạng
Văn hố văn nghệ góp phần nâng cao lịng u nước, lý tưởng, tình cảm
Cách mạng, sự lạc quan, ý chí, quyết tâm và niềm tin và thắng lợi của cách
Mạng. Ví dụ có thể nối đến phong trào “tiếng hát át tiếng bom” trong cuộc chiến
trang kháng chiến chống Mỹ. Văn hoá đạo đức, pháp luật nâng cao phẩm giá,
phong cách lành mạnh cho con người, hường con người tới các giá trị chân –
thiện – mỹ, bảo đảm dân chủ, trật tự, kỉ cương, phép nước. Theo Hồ Chí Minh,
đạo đức là gốc của người Cách Mạng
Phiên họp ngày 3/9/1945 tại Hà Nội, Bác đã đề nghị mở chiến dịch
“chống nạn mù chữ” vì “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”
2.4.3. Văn hoá là một mặt trận
Văn hoá là một trong bốn nội dung chính của đời sống kinh tế - xã hội,
quan trọng ngang các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội
Nói đến mặt trận văn hố là nói đến một lĩnh vực hoạt động có tính độc
lập, có mối quan hệ mật thiét với các lĩnh vực khác, đồng thời phản ánh tính chất
cam go, quyết liệt của hoạt động văn hoá. Mặt trận văn hoá là cuộc đấu tranh
cách mạng trên lĩnh vực văn hố
Để làm trịn nhiệm vụ , chiến sĩ nghệ thuật phải có lập trường tư tưởng
vững vàng, ngịi bút là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp “phị chính trừ tà”.Để làm
trịn trahs nhiệm, các “chiến sĩ nghệ thuật” phải bám sát cuộc sống thực tiễn, đi
sâu vào quần chúng, để phê bình nghiêm khắc những thói xấu như tham ơ, lười
biếng, lãng phí, quan liêu và ca tụng những việc tốt, người tốt
13
- Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng, thời đại ta là một thời đại vẻ
vang. Vì vậy chiến sĩ văn nghệ phải có những tác phẩm xứng đáng với dân tộc
anh hùng và thời đại vẻ vang
2.4.4. Văn hoá phục vụ quần chúng nhân dân
Văn hoá phục vụ quần chúng nhân dân phải là phải miêu tả cho hay, cho
thật, cho hùng hồn, phải trả lời được các câu hỏi: Viết cho ai? Mục đích viết là
gì? Lấy tài liệu đâu mà viết? cách viết như thế nào? Những người hoạt động trên
lĩnh vực văn hóa phải hiểu và đánh giá đúng quần chúng
Xây dựng và phát triển văn hố là nhiệm vụ của tồn dân. Nhân dân phải
là những người được hưởng thụ các giá trị văn hoá. Sáng tác của nhân dân như
tục ngữ, ca dao là những hịn ngọc q. Quần chúng là những người thẩm địn
khách quan, trung thực, chính xác các tác phẩm văn nghệ.
Trong công cuộc đổi mới của Đảng và nhân dân ta đã xác định tiếp tục
xây dựng nền văn hố Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh với những nội dung
cơ bản là: nhận thức rõ tầm quan trọng của văn hoá trong đời sống kinh tế, chính
trị, xã hội. Kinh tế là cơ sở vật chất của xã hội là nhân tố quyết định tạo nên sự
phồn vinh giàu có và cũng là tiền đề để phát triển văn hoá.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh khẳng định lại
quan điểm của Đảng ta từ năm 1943 trong “Đề cương văn hoá Viêt Nam”về
phương chấm xây dựng nền văn hố mới, đó là một nền văn hố co tính chất
dân tộc, khoa học và đại chúng. Trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nền văn hố có nội dung xã hội chủ
nghĩa và tính chất dân tộc
Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá mới ở Việt Nam là
một nền văn hóa tồn diện, giữ gìn được cốt cách văn hố dân tộc, đảm bảo tính
khoa học và dân chủ, tiến bộ và nhân văn, hường đến các giá trị chân – thiện –
mỹ
14
PHẦN III: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá trong đời sống
xã hội ở Việt Nam hiện nay
3.1.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hố trong việc giáo dục đạo đức
cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay
3.1.1. Nội dung vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hố trong việc giáo dục đạo
đức cách mạng cho thanh niên
Trong thời gian hoạt động Cách Mạng ở nước ngồi, Hồ Chí Minh đã
đơng sáng lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên vào thàng 5/1925 tại Quảng
Châu, Trung Quốc. Người đã truyền bá tư tưởng Mac – Lenin vào Việt nam
nhằm thức tỉnh nhân dân, nhất là với lực lượng thanh niên đứng lên đấu tranh
Cách mạng. Có thể thấy Bác đã sớm nhận thấy sức mạnh to lớn từ lớp thanh
niên có thể gánh vác, đảm đương sự nghiệp cách mạng; là lực lượng đơng đảo,
ln xung kích, sáng tạo, đi đầu trong mọi lĩnh vực nếu vai trò của họ được coi
trọng và phát huy.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức cách Mạng cho
thanh niên phải giáo dục tồn diện sâu săc, vẫn phải có trọng tâm, nhưng vẫn
phải nhấn mạnh đến việc học tập chủ nghĩa Mac – Lenin. Theo Bác, học tập và
nghiên cứu chủ nghĩa Mac – Lenin khiến cho thanh niên sống có tình, có nghĩa,
biết phấn đấu vì lí tưởng, có lịng yêu nước, rèn luyện tinh thần đoàn kết, rèn
luyện đức tính cần, kiệm, liêm, chính
Về hình thức và biện pháp, Người chỉ rõ việc tự giác, không ngừng phấn
đấu và sửa chữa lỗi lầm là con đường ngắn nhất và tốt nhất để rèn luyện và sửa
chữa những lỗi lầm trong cuộc sống
Bác cũng phê phán những thanh niên không chịu học tập, rèn luyện ý thức
Cách Mạng, chỉ ham vui, lo cho bản thân, tham lam vật chất, kiêu ngạo, khơng
có ý thức lo cho đất nước. Người chỉ rõ: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải
là hỏi nước nhà đã làm cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho
nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình vì lợi
ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào”
15
3.1.2. Sự kế thừa và vận dụng linh hoạt công tác giáo dục đạo đức
Cách mạng cho thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp, Mỹ
Trong quá trình cách mạng, Đảng ta đã kế thừa và vận dụng linh hoạt
nhằm giáo dục đạo đức cách mạng cho lớp thanh niên
Trong thời kì chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, lớp thanh
niên khơng ngại hi sinh, khơng ngại khó khăn, gian khổ để bảo vệ Tổ quốc,
giành lại độc lập cho dân tộc, cho đất nước. Bên cạnh đó, việc giáo dục đạo đức
cách mạng cho thanh niên vẫn còn nhiều hạn chế: một số cấp uỷ và người đứng
đầu cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thật chú trọng đến việc giáo dục đạo đức
cách Mạng cho thanh niên, còn nặng nề về hình thức, chưa chú trọng đến nội
dung
3.1.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cách mạng
cho thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay
Giải pháp đầu tiên là tuyên truyền và giáo dục về đạo đức Cách mạng
cho thanh niên. Cần chú trọng tuyên truyền, giáo dục, xây dựng thanh niên trở
thành những người “vừa hồng” , “vừa chuyên” để họ thấy rõ vị trí, vai trị to
lớn của mình, từ đó đặt ra những yêu cầu cao cho bản thân trong quá trình phấn
dấu, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức cách mạng. Vì thế, cơ quan, đơn vị, tổ
chức đồn phải nắm rõ tình hình chính trị, tư tưởng, lối sống và đạo đức của
thanh niên trong tầm quản lí của mình, xây dựng kế hoăch, chương trình rèn
luyện đạo đức Cách mạng phù hợp với từng đại bàn, khu vực. Trong quá trình
tuyên truyền, rèn luyện, giáo dục phải gắn với nhiệm vụ chính trị của từng
thanh niên, trên từng cương vị chức trách, nhiệm vụ được giao phải hướng đến
xây dựng hình mẫu thanh niên của thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại
hóc đất nước “tâm trong, trí sáng, hồi bão lớn”
Tiếp theo là sự đa dạng các nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục đạo
đức cách mạng cho thanh niên. Việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh
niên là công việc lâu dài, thường xuyên và liên tục. Nội dung giáo dục cần tập
16
trung váo các vấn đề thiết thực, cụ thể đặt ra hiện nay mà thanh niên còn thiếu
như: cách ứng xử, giao tiếp của thanh niên với mọi người xung quanh, với
người thân và với chính bản thân mình, nuooi dưỡng ước mơ, khát vọng, hồi
bão trong cơng việc và cuộc sống. Hình thức và biện pháp giáo dục đạo đưc
scách mạng cho thanh niên cần linh hoạt và sáng tạo, không rập khuôn, thị
động, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ và đặc điểm ở mỗi khu vực, địa bàn đưa
ra hình thức và biện pháp phù hợp
Với đặc điểm và lứa ti tâm lí của thanh niên hiện nay cần kết hợp giữa
giáo dục chung và giáo dục riêng; giữa truyền thống và hiện đại; giữa mệnh lệnh
hành chính và giáo dục thuyết phục. Những hình thức, biện pháp trên cần được
triên khai thực hiện thông qua sinh hoạt của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương,
nơi thanh niên đang trực tiếp sinh sống và làm việc.
Bên cạnh đó là sự phát huy tính tích cực, chủ động của thanh niên trong
tự rèn luyện đạo đức Cách mạng. Mỗi thanh niên cần chủ động, tích cực học tập
và rèn luyện, làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, đặc biệt là tinh thần vượt
khó, rèn luyện mọi lúc mọi nơi, bản thân thấy yếu ở mặt nào thì tập trung vào
nghiên cứu, học tập và hồn thiện ở mặt đó, chủ động xây dựng kế hoạch hoạc
tập và rèn luyện một cách toàn diện và đầy đủ
Cần tích cực, chủ động tham gia các hoạt động xã hội, phù hợp với môi
trường, điều kiện công tác, tự đấu tranh với chính bản thân mình trong q trình
rèn luyện đạo đức Cách mạng. khơng vì những khó khăn mà nản lịng, nhụt chí.
Những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên
vẫn cịn ngun giá trị
3.2.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá trong việc xây dựng con người
mới XHCN
Con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Nó vừa
nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với nghĩa
rộng, vừa nằm trong chiến lược giáo dục – đào tạo theo nghĩa hẹp. Người
khẳng định: Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần có những con người XHCN.
17
Hồ Chí Minh quan niệm “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích
trăm năm thì phải trồng người.” Để “trồng người”, có nhiều biện pháp, nhưng
giáo dục – đào tạo là biện pháp quan trọng bậc nhất. Bởi vì giáo dục tốt sẽ tạo ra
tính thiện, đem lại tương lai tươi sáng cho thế hệ trẻ. Ngược lại giáo dục tồi sẽ
ảnh hưởng x ấu đến thế hệ trẻ. Hồ Chí Minh nói vai trị của giáo dục: Một dân
tộc dốt là một dân tộc yếu:dốt thì dại,dại thì hèn....Cho nên phải chống giặc dốt
cũng như chống giặc đói, giặc ngoại xâm, giặc nội xâm. Muốn có cán bộ
tốt, cơng dân tốt, phải “trồng” và dĩ nhiên là rất cơng phu. Chủ tịch Hồ Chí
Minh chỉ cho chúng ta thấy mối quan hệ biện chứng giữa giáo dục với cách
mạng giữa giáo dục với sự nghiệp giải phóng dân tộc và kiến thiết đất nước:
“muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh, nước giàu mọi người
Việt Nam đều phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình,
phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào cơng cuộc xây dựng đất nước.
18
KẾT LUẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người con xứ Nghệ được ni dưỡng và giáo
dục trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Cha của bác là người học
rộng, hiểu sâu nhưng lòng yêu nước và sự nhân từ đã ảnh hưởng đến tư tưởng
của Bác. Mẹ của Bác là một người phụ nữ khoan dung, luôn chăm lo cho gia
đình, dạy dỗ các con với những phẩm chất tốt đẹp. Ông ngoại của Bác là nhà
nho, dưới sự chỉ bảo của ông ngoại, Bác thấm nhuần văn hố gia đình và q
hương nên tâm hồn của Bác được ảnh hưởng và hun đúc từ đó. Điều đó đã tạo
nên tâm hồn một vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam – Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Người được cơng nhận là một nhà văn hố kiệt xuất vì trong suốt khoảng
thời gian Bác bôn ba nhiều nước thên thế giới, Bác tiếp thu nhiều nền văn hố.
Người tơn trọng sự khác biệt về văn hoá của các nền văn hoá khác nhau trên thế
giới. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, bảo vệ nền văn hố dân tộc cần giữ gìn, và
phát huy những cái tốt, cái đẹp và phải loại bỏ những hủ tục.
Bác Hồ là một nhà văn hố kiệt xuất vì Bác là hiện thân của văn hố hồ
bình; là hiện thân của sự tơn trọng và chấp nhận sự khác biệt về văn hoá nhân
loại; Người đã tạo ra mộ nền văn hoá mới cho dân tộc. Quan điểm của bác về
giữ gìn bản sác văn hố dân tộc đó là vừa bảo vệ bản sắc văn hoá nước nhà vừa
tiếp thu tinh hoa văn hố nhân loại
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trị của văn hố là vơ cùng
sâu sắc: văn hoá là mục tiêu, động lực của cách mạng; văn hoá là một mặt trận
của cách mạng; văn hoá để phục vụ quần chúng nhân dân.
Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hố
trong việc giáo dục tư tưởng, lịng u nước cho thanh niên qua hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và Mĩ; trong giai đoạn hiện nay và vận dụng tư tưởng của
Người về văn hoá trong việc xây dựng đạo đức con người mới, xã hội chủ nghĩa.
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 3Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995
2. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002
3. Đại Dương,Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và xây dựng văn hóa
Ngày đăng: 11:40 11/02/2020
4.Vũ Mạnh Hà, Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt
xuất của Việt Nam Ngày đăng:
03:43 28/08/2020
5. Trần Nguyên Hào, Nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh qua đánh giá của Unesco
Diễn đàn Sinh viên Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng, Kim Yến
(st)
6. Đỗ Huy, Tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội, 1997.
7. Hà Phan, Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc theo Tư tưởng Hồ Chí
Minh
/>
minh/ho-chi-minh/nghien-cuu-hoc-tap-tu-tuong/giu-gin-va-phat-huy-bansac-van-hoa-dan-toc-theo-tu-tuong-ho-chi-minh-2358 Thứ Năm, 8/10/2015
9:10'(GMT+7)
8. Đinh Xuân Lý, Phạm Ngọc Anh, Một số chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh,
Nxb Lý luận chính trị. Hà Nội, 2008
9. Nhiều tác giả, Bác Hồ với văn nghệ sĩ, Nxb. Tác phẩm mới, Hà Nội,19856.
10. Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thứ Hai, 30/4/2018 9:9'(GMT+7)
20