Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

tiểu luận cao học Chiến lược truyền thông làng văn hóa các dân tộc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 37 trang )

Chiến lược truyền thông Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

I. Thông tin tổng quan và phân tích tình hình
1. Tổng quan
Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam là một công trình được khởi công xây
dựng năm 2003 tọa lạc tại Đồng Mô (Ngải Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) cách
trung tâm Hà Nội chừng 40km về phía Tây. Công trình được xây dựng trên diện
tích 1.544 ha, trong đó có 605 ha mặt đất và 939 ha mặt nước.
Đây là một tổng thể kiến trúc rộng và độc đáo về 54 dân tộc trên toàn đất
nước với quy hoạch 7 khu: Khu các làng dân tộc Việt Nam; Khu Trung tâm văn
hóa và vui chơi giải trí; Khu dịch vụ du lịch tổng hợp; Khu Di sản văn hóa thế
giới; Khu công viên bến thuyền; Khu cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô; Khu
quản lý điều hành, văn phòng.

Bản quy hoạch Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
2. Phân tích tình hình
2.1. Mặt lợi thế

1


Chiến lược truyền thông Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Giữa thủ đô Hà Nội, các điểm tham quan, du lịch cũng như tìm hiểu về văn
hóa của các dân tộc trên đất nước ta còn rất ít. Địa điểm quen thuộc nhất với
người dân có lẽ là Bảo tàng dân tộc học, nhưng với diện tích khoảng 4,4 ha
khuôn viên, bảo tàng Dân tộc học cung cấp cho người tham quan một vài hạng
mục công trình và trưng bày về một vài nét văn hóa tiêu biểu của các dân tộc
Việt Nam và dân tộc trong khu vực, chủ yếu là khu vực Đông Nam Á.
Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam là một quần thể kiến trúc được xây dựng
trên một quy mô lớn, hội tụ gần như đầy đủ tất cả 54 dân tộc và các dân tộc


khác trên thế giới, trong đó khu các làng dân tộc Việt Nam với diện tích 198 ha
sẽ tái hiện những nét văn hóa đặc sắc, cấu trúc làng bản, với quy hoạch và kiến
trúc dân gian, kiến trúc cộng đồng, kiến trúc tín ngưỡng, giới thiệu đời sống lao
động sản xuất, giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của 54 dân tộc anh em. Bên
cạnh đó là khu trưng bày các di sản văn hóa nổi tiếng của thế giới (37 ha) cùng
một quần thể khu vui chơi, giải trí, thể thao có quy mô khoảng 100 ha.
Không mang tính tượng trưng, tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, nét
độc đáo của mỗi dân tộc được phục dựng trong một ngôi nhà cùng các công cụ
sản xuất, các hoạt động thủ công, mỹ nghệ, lao động sản xuất, lễ hội…giúp
khách tham quan có thể tìm hiểu cụ thể và chi tiết về những nét văn hóa đặc sắc
của mỗi dân tộc. Không những vậy tại các làng, khu dân tộc, không chỉ là trưng
bày, biểu trưng mà còn có sự sinh sống và thể hiện những nét văn hóa đặc trưng
bởi chính những người dân tại các dân tộc khác nhau, do đó các nét văn hóa
được tiếp thu một cách sống động và chân thực hơn.

2


Chiến lược truyền thông Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Du khách tham quan làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam
Cụ thể Ban quản lý Dự án đã tham khảo và học hỏi có chọn lọc mô hình
Làng Văn hóa các dân tộc của một số nước và dự kiến số lượng tham gia của
mỗi đoàn từ 20-30 người tiêu biểu cho nhiều thế hệ, tham gia biểu diễn được
các loại hình nghệ thuật truyền thống, tái hiện chân thật lao động sản xuất của
dân tộc mình. Thời gian sinh hoạt tại làng dự kiến từ 30-45 ngày, mỗi làng sẽ
thay phiên nhau tham gia sinh hoạt để vừa đảm bảo tính liên tục vừa tạo cơ hội
tiếp xúc, giao lưu giữa các dân tộc. Mỗi làng có một hướng dẫn viên người
đồng bào để giới thiệu chi tiết về dân tộc mình thông qua các hình ảnh ghi lại
cuộc sống nơi buôn làng được trình chiếu bằng hệ thống máy chiếu.

Không chỉ mang đến những nét văn hóa đặc sắc một cách cụ thể của mỗi
dân tộc, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam còn là nơi hội tụ gần như đầy đủ
các dân tộc trên toàn quốc, cùng với các dân tộc khác trên thế giới, ví dụ như 5
tỉnh khu vực Tây Nguyên là một cụm gồm 18 làng tương ứng với 18 tộc người
tiêu biểu như: Bahnar, Jrai, Mnông, Êđê...Gia Lai vinh dự có 2 tộc người thiểu
3


Chiến lược truyền thông Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

số là Bahnar và Jrai góp mặt, góp phần hoàn thiện bức tranh sống động của 54
dân tộc với các vùng miền khác nhau trên toàn quốc.

Tháp Chàm tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Trong các làng, những nét tiêu biểu về văn hóa, kiến trúc được phục dựng
một cách công phu và đồ sộ, tái hiện một cách rõ nét nhất với khách tham quan
như khu nhà Rông, khu nhà Mồ của dân tộc vùng Tây Nguyên, khu tháp Chàm
người Chăm…Bên cạnh việc tập trung vào nét văn hóa của các dân tộc, làng
văn hóa các dân tộc còn chú trọng trong việc phát triển, cung cấp các dịch vụ
thiết yếu cho du khách tham quan với việc quy hoạch và phát triển đồng bộ khu
văn hóa, vui chơi giải trí được đầu tư xây dựng trên diện tích gần 100 ha, sẽ
cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất cho khách tham quan.
Từ đó có thể thấy Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam là nơi hội tụ nét văn
hóa dân tộc Việt Nam giữa lòng thủ đô, là một điểm đến du lịch hấp dẫn không

4


Chiến lược truyền thông Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam


chỉ du khách trong nước mà còn du khách quốc tế muốn tìm hiểu và văn hóa
các dân tộc Việt Nam.
2.2. Mặt hạn chế
Hiện tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam vẫn đang trong quá trình hoàn
thiện và dự kiến đến năm 2015 mới chính thức hoàn thành, chính vì vậy, hiện
tại công trình vẫn còn nhiều hạng mục còn đang trong quá trình xây dựng như
Khu làng văn hóa mới hoàn thành khoảng hơn 40 làng trên tổng số 54 làng, các
khu văn hóa vui chơi giải trí vẫn chưa hoàn thiện, dịch vụ gần như vẫn chưa thể
đáp ứng cho nhu cầu của khách tham quan.
Do tiến độ của dự án nên hiện tại làng văn hóa vẫn chưa có người dân thuộc
các dân tộc khác nhau về đây sinh sống, không gian trong làng không mấy sôi
động.
Bên cạnh đó, là một công trình mới thực hiện, Làng văn hóa chưa được
nhiều người biết đến, do đó chưa thực sự được mọi người chọn trong nhu cầu
tham quan của mình. Khảo sát trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc
biệt là báo mạng, có không nhiều các bài báo nói về Làng văn hóa các dân tộc
Việt Nam, trong đó cũng chỉ đưa ra vài thông tin tổng quan và một vài sự kiện
gắn với địa điểm này trong việc tổ chức lễ hội dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long
– Hà Nội.
II. Mục đích, mục tiêu
Chiến lược xây dựng nhằm đưa hình ảnh Làng văn hóa các dân tộc Việt
Nam đến với người dân. Đây là một trong những công trình được xây dựng
nhằm đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần, vui chơi giải trí, nâng cao nhận
thức cộng đồng trong việc bảo tồn, gìn giữ giá trị di sản của dân tộc. Tuy nhiên

5


Chiến lược truyền thông Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam


hiện tại Làng văn hóa vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, việc thông tin tới
người dân còn hạn chế, chính vì vậy vẫn có không ít người dân biết đến địa
điểm hấp dẫn này.Chiến lược Pr sẽ thông qua các phương tiện truyền thông đại
chúng, các tổ chức và cá nhân khác đưa thông tin, hình ảnh về Làng đến với
công chúng.
Bên cạnh là nơi bảo tồn gìn giữ các giá trị văn hóa dân tộc, Làng văn hóa
các dân tộc Việt Nam còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn. Chính vì vậy chiến
lược Pr xây dựng nhằm mục tiêu thu hút các công ty, hãng du lịch, cho họ thấy
tiềm năng hấp dẫn của địa điểm du lịch này, từ đó khiến các công ty du lịch có
thể xây dựng các tour du lịch với điểm đến là Làng văn hóa, góp phần quảng
bá hơn nữa tới người dân, biến làng văn hóa trở thành một trong những địa
điểm du lịch hấp dẫn không chỉ với người dân trong nước và còn cả với du
khách quốc tế, những người muốn khám phá, tìm hiểu về nét văn hóa các dân
tộc Việt Nam. Từ đó góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận trong việc khai thác
các tiềm năng du lịch tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam.
III. Chiến lược truyền thông
1. Đối tượng
Đối tượng mục tiêu của chiến lược này là các công ty du lịch. Như đã nói ở trên,
mục tiêu của cả chiến lược chính là quảng bá hình ảnh của Làng văn hóa các dân tộc
Việt Nam đến rộng rãi cộng đồng, từ đó thu hút khách đến tham quan Làng. Các công
ty du lịch chính là một kênh để khách du lịch biết về Làng văn hóa, và cũng chính các
công ty du lịch thiết kế các tour cho khách đến Làng. Không phải 100% khách đến với
Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam nói riêng, các điểm du lịch khác nói chung đều
xuất phát từ những công ty du lịch. Tuy nhiên, phần lớn khách du lịch đến với điểm

6


Chiến lược truyền thông Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam


du lịch thông qua các tour du lịch có sãn. Công ty du lịch được xác định là nguồn
cung cấp khách tham quan chính cho Làng.
Để Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam trở thành một điểm đến trong các tour của
các công ty du lịch thì phải đảm bảo 2 yêu cầu: 1, Làng văn hóa các DTVN phải hấp
dẫn để khách du lịch đánh giá cao về chất lượng tour, từ đó danh tiếng của công ty du
lịch sẽ tăng lên; 2, Phải làm cho các công ty du lịch tăng doanh thu. Nói cách khác,
các công ty du lịch phải có lợi thì họ mới quan tâm đến chúng ta.
Việc làm trước hết để thu hút các công ty du lịch là phải tăng tính hấp dẫn của địa
điểm này, đồng thời nhấn mạnh một số ưu điểm nổi trội của nó như: diện tích rộng
lớn, trong tương lai sẽ có dân cư của các dân tộc về sống thật tạo không gian văn hóa
đời sống chân thật, cách thủ đô không xa (chỉ mất chưa đến 1 tiếng đi xe ô tô), lại nằm
gần một loạt các điểm du lịch khác như Vườn Quốc gia Ba Vì, Khoang Xanh, suối
Tiên… Nếu thiết kế một tour ở đây thì rất thuận lợi vì không mất công di chuyển
nhiều.
Đối tượng tiềm năng được xác định là khách tham quan, du lịch. Tuy hiện nay, mỗi
khi có nhu cầu đi du lịch, khách hàng thường tìm đến các công ty du lịch để được tư
vấn và đặt tour, nhưng thường thì đó là những khách du lịch có điều kiện kinh tế khá
tốt. Những người có điều kiện kinh tế không cao nếu muốn đi chơi, tham quan thì họ
không đi theo tour vì dù được tính toán sẵn các chi phí trọn gói, lịch trình lên rõ ràng
nhưng giá thành cao. Họ sẽ thông qua sự hiểu biết của mình về các địa điểm để lựa
chọn. Vì thế, đây cũng là một đối tượng mà chiến lược này cần hướng tới.
Bên cạnh đó, đối với những khách du lịch đi theo tour của các công ty du lịch,
chiến lược này cũng cần quan tâm đến. Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam chắc chắn
sẽ để lại ấn tượng đối với họ, dù đó là ấn tượng tốt hay không tốt. Vì thế, chiến lược
truyền thông này cần làm cho họ có ấn tượng tốt. Họ sẽ gián tiếp tuyên truyền về địa

7



Chiến lược truyền thông Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

điểm du lịch này. Và lời nói của họ thực sự có sức nặng. Đối tượng tiềm năng này phụ
thuộc một phần vào các công ty du lịch.
Đối tượng trung gian chính là các cơ quan báo chí. Với ngành PR, báo chí luôn
luôn là kênh truyền tải thông tin hữu hiệu nhất. Mối quan hệ với báo chí là mối quan
hệ không thể thiếu trong lĩnh vực quảng bá thương hiệu, tạo dựng dư luận, thông tin
đến khách hàng với hiệu quả cao mà chi phí lại thấp. Vì thế cần cung cấp thông tin
đầy đủ đến báo chí thông qua thông cáo báo chí, giữ mối quan hệ tốt đẹp với báo chí
để đạt được mục tiêu PR tốt nhất. Tuy nhiên, nếu tiếp cận với giới báo chí thông qua
thông cáo báo chí thì chưa đủ mà phải tận dụng các mối quan hệ quen biết từ trước, tổ
chức gặp mặt để tăng thêm mức độ thân thiết.
Với mỗi đối tượng cần có những cách tiếp cận riêng, không đánh đồng tất cả đều
giống nhau. Như thế không mang lại hiệu quả cáo và kém chuyên nghiệp. Đối tượng
mục tiêu – các công ty du lịch là đối tượng cần quan tâm nhiều nhất vì họ có tác động
lớn nhất tới sự thành bại của chiến lược này. Bên cạnh đó cũng không thể không tận
dụng các đối tượng còn lại để sự lan tỏa hình ảnh của Làng văn hóa các dân tộc Việt
Nam trở nên rộng lớn nhất.
2. Phương tiện truyền thông
Chiến dịch truyền thông này sử dụng phương tiện truyền thông là báo chí: báo in,
báo mạng và truyền hình. Thông qua mối quan hệ với báo chí cũng như thông tin đến
báo chí để có được một số bài đăng trên báo in, báo mạng (chủ yếu nhằm vào báo
mạng) và tin trên các kênh truyền hình về du lịch. Trên các kênh truyền hình có độ
phủ sóng rộng rãi thì chiếu clip quảng bá.
Để có thể có tin về Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam trên kênh du lịch, chúng ta
cần tạo ra sự kiện. Đó là tổ chức lễ hội (chi tiết về lễ hội này ở phần Các sự kiện). Sắp
tới đây khi hoàn thiện xong tất cả các hạng mục, Làng sẽ tổ chức đón cư dân của một
8



Chiến lược truyền thông Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

số dân tộc về ở. Đây cũng là một tin hay có thể đăng trên nhiều báo, nhiều kênh
truyền hình vì nó mang nhiều ý nghĩa. Cả về văn hóa và xã hội. Kênh truyền hình về
du lịch được nhắm đến là Kênh truyền hình du lịch phát sóng trên truyền hình Cáp
Việt Nam.
Trên các kênh có độ phủ sóng rộng chúng ta phát đoạn phim ngắn để quảng bá.
Việc này đòi hỏi chi phí rất cao nên cần lực chọn kênh cho phù hợp và tiết chế bớt để
giảm chi phí. Kênh truyền hình phù hợp: VTV6 (vì đây là kênh của đài THVN nên độ
phủ sóng cao nhưng giá cả thấp hơn VTV3), VTV1 ở khung giờ giá thấp, kênh
RealTV.
Sử dụng những phương tiện này nhằm mục đích tác động đến đối tượng tiềm năng
– khách du lịch là chủ yếu. Còn với đối tượng mục tiêu, việc Làng văn hóa các dân tộc
Việt Nam xuất hiện trên báo chí có mục đích thuyết phục các công ty du lịch đưa
Làng vào tour của họ. Vì Làng đã có dấu ấn đối với công chúng, khách du lịch. Trong
khi khách du lịch chính là đối tượng mục tiêu của họ.
3. Các sự kiện
3.1. Gặp gỡ và tham quan
Mục đích:
- Tạo cơ hội để các công ty du lịch cử đại diện đến Làng, chứng kiến tận mắt để có
cái nhìn chính xác, cụ thể về Làng. Mặt khác, tạo ấn tượng tốt đẹp, khẳng định sức
hấp dẫn của Làng về khía cạnh du lịch.
- Tạo một sự kiện để mời phóng viên, nhà báo từ các cơ quan báo chí đến và đưa
tin. Tăng cường mối quan hệ thân thiết với báo chí để thuận lợi hơn trong việc đăng
tin, bài.

9


Chiến lược truyền thông Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam


Khách mời: Đại diện công ty du lịch và cơ quan báo chí (Có danh sách kèm theo).
Nội dung:
Trước hết, thông báo về việc chính thức mở cửa đón khách của Làng.
Thứ hai, thông báo về Ngày hội sắp được tổ chức tại Làng văn hóa các dân tộc
Việt Nam (bao gồm thời gian, địa điểm tổ chức, các hoạt động…).
Lịch trình cụ thể: Ngày 4/1/2012
8h: Xe đón khách mời tại Trần Duy Hưng.
9h: Đến Làng văn hóa các dân tộc.
9h 15 – 10h: Gặp gỡ, trò chuyện giữa đại diện của Làng văn hóa với các khách mời
tại khu nhà điều hành.
10h – 11h: Xe đưa khách mời đi tham quan làng với sự hướng dẫn của đại diện
Làng văn hóa.
11h15 – 12h: Ăn trưa.
12h – 13h: Thời gian tự do. Các khách mời có thể đi thăm thú trong Làng theo ý
muốn.
13h: Xe khởi hành chở khách mời trở về trung tâm Hà Nội (Trần Duy Hưng).
Quà tặng: Tiền mặt 500.000 VNĐ/người.
3.2. Ngày hội
- Chủ đề: “Du xuân- S- Việt Nam”
Mục đích, ý nghĩa

10


Chiến lược truyền thông Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

- Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động truyền thông cho Làng Văn hóa du
lịch các dân tộc Việt Nam.
- Sau Tết Nguyên Đán là thời điểm lý tưởng vì người dân vẫn ở trong không khí lễ

hội đầu năm, có thể cùng bạn bè, gia đình tổ chức đi du xuân. Ngày hội hướng về
những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là nơi để
giao lưu văn hóa, biểu biết về các dân tộc.
- Ngày hội còn đem đến những nét riêng trong không khí Tết truyền thống tại các
dân tộc.Chương trình được tổ chức thành công sẽ là tiền đề cho hoạt động lễ hội
định kỳ hàng năm của làng. Đồng thời cũng mở ra cơ hội để thu hút nhiều hơn nữa
lượng khách du lịch, cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Yêu cầu
- Ngày hội được tổ chức vừa trang trọng, vừa đảm bảo đa dạng và phong phú,
phát huy tối đa thế mạnh về bản sắc văn hóa của các dân tộc
- Quá trình tổ chức đảm bảo an toàn, tiết kiệm, khơi dậy truyền thống tốt đẹp và
giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc.
Quy mô, địa điểm, thời gian tổ chức Ngày hội
- Ngày hội “Du xuân-S- Việt Nam” tổ chức quy mô cấp Bộ( Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch)
- Địa điểm: Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà
Nội
- Thời gian tổ chức: Tổ chức trong ngày 5/2/2012 (tức từ ngày 14 tháng Giêng
năm Nhâm Thìn).
Các hoạt động trong chương trình
* Khai mạc, bế mạc
- Khai mạc

11


Chiến lược truyền thông Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Thời gian: 8h ngày 5/12/2012
- Bế mạc

Thời gian: 17h cùng ngày
- Địa điểm: Quảng trường Tây Nguyên
- Khách mời: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ, ngành, địa phương, các đoàn các dân
tộc tham gia, các đại sứ, Tổ chức quốc tế, các đoàn ngoại giao, đại diện lãnh đạo
các Sở VHTTDL.
* Trình diễn trang phục dân tộc, giao lưu văn nghệ giữa các dân tộc
- Thời gian: Buổi sáng từ 8h30 đến 11h, buổi chiều từ 13h đến 17h
- Địa điểm: Quảng trường Tây Nguyên
- Nội dung:
Vể trình diễn trang phục dân tộc, mỗi dân tộc sẽ trình diễn những trang phục
truyền thống của dân tộc mình. Tiêu chí đưa ra là trang phục trình diễn phải là của
dân tộc trong sinh hoạt hằng ngày, đám cưới, lễ hội truyền thống, đi kèm đồ trang
sức (như vòng cổ, vòng chân, tay, hoa tai...) theo đúng truyền thống, không được
cách tân, lai tạp. Kèm theo là những bước đi, điệu nhạc, tiếng khèn đặc trưng với
những lời giới thiệu quảng bá đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của dân tộc đó.
Về các tiết mục trình diễn nghệ thuật dân gian, sẽ có những giai điệu âm
nhạc mừng năm mới như: cầu an, cầu mùa của các tộc người Raglai, Dao Lô gang,
Na Miẻo và Tày, điệu múa sư tử của người Nùng,…Ngoài ra, còn bao gồm các tiết
mục đặc sắc khác như cồng chiêng Tây Nguyên, và điệu múa của người Raglai hay
điệu múa sạp của người Thái, dân ca Quan họ Bắc Ninh,…
* Trò chơi dân gian, trưng bày làng nghề

12


Chiến lược truyền thông Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

- Thời gian: Buổi sáng từ 8h30 đến 11h, buổi chiều từ 13h đến 17h
- Địa điểm: Khu cổng A
- Nội dung:

Phần trò chơi dân gian có nghệ thuật thư pháp, thả diều, cùng nhiều trò chơi
của các dân tộc như: đẩy gậy (Tày, Nùng, Việt), nhảy bao bố (Nùng, Tày, Việt), đi
cà kheo (Việt, Hmông, Tày, Nùng), đánh quay (Hmông, Dao, Việt, Nùng, Tày),
cầu lông gà (Thái, Hmông, Pà Thẻn), ném còn (Tày, Nùng, Thái), cờ gánh (Thái,
Việt).
Phần trưng bày làng nghề có nghề truyền thống chuyên dệt thổ cẩm ở các
dân tộc Ê Đê, M’Nông, Gia Rai, H’Mông ở Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên, tạc
tượng nhà mồ, đan gùi, chế tác nhạc cụ, vẽ tranh, các làng nghề truyền thống của
người Kinh,…
* Hội chợ ẩm thực
- Thời gian: Buổi sáng từ 8h đến 11h, buổi chiều từ 13h đến 17h
- Địa điểm: Khu làng các dân tộc II
- Nội dung: Trưng bày và bán các món ăn độc đáo mang đặc trưng của các vùng
miền dân tộc như: : lợn quay lá mác mật, thịt trâu khô xào chua ngọt, lạp xường
treo gác bếp, xôi cẩm, bánh pẻng khô, bánh cóc mò, bánh khẩu si, rượu men lá…
* Trình diễn đua xe địa hình
- Thời gian: Buổi sáng từ 9h đến 10h30, buổi chiều từ 3h đến 4h30
- Địa điểm: Khu ven hồ Đồng Mô

IV. XÁC ĐỊNH THÔNG ĐIỆP VÀ PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN
1. Xác định thông điệp

13


Chiến lược truyền thông Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

“Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam- nơi hội tụ tinh hoa văn hóa
Việt”
2. Phương thức thực hiện

2.1. Xác định nhiệm vụ công việc:
Phần giới thiệu tham quan
- Chuẩn bị catalogue giới thiệu về làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam
- Chuẩn bị cho buổi gặp mặt, giới thiệu về làng và về chương trình lễ hội đầu
xuân săp diễn ra
- Chuẩn bị xe đưa đón đại diện các công ty du lịch và cơ quan báo chí đến các
điểm tham quan
- Công tác hậu cần: ăn uống và quà biếu
Phần lễ hội
- Chuẩn bị các màn hình lớn, nhỏ để chiếu hình ảnh, clip giới thiệu về làng
văn hóa- du lịch các dân tộc Việt Nam như một hình thức tự quảng cáo( như
QC Bà Nà Hill ở đầu Cầu Giấy)
- Chuẩn bị các thiệt bị chiếu Phim tư liệu về các nét sinh hoạt văn hóa truyền
thống, các lễ hội đặc sắc, tiêu biểu cho từng dân tộc, bố trí trong các khu nhà
của mỗi dân tộc. Mục đích là để khách tham quan có thể khám phá nhiều
hơn về văn hóa các dân tộc (như trong bảo tàng dân tộc học và một số bảo
tàng khác…)
- Tìm các nguồn phim tư liệu về văn hóa, lễ hội, sinh hoạt của các dân tộc ở
viện phim tài liệu, viện văn hóa, các đài truyền hình, các bảo tàng khác…để
chiếu trong các khu nhà ucar từng dân tộc
- Thiết kế sân khấu và phân chia khu vực phù hợp với từng nội dung lễ hội.
Đảm bảo các khu vực diễn ra lễ hội không ở quá xa nhau và thuận tiện cho
khách tham quan có thể tham dự đầy đủ các phần. Tận dụng các sân khấu
hay khu trình diễn đã được xây dựng trước.
- Mời các nghệ nhân về ẩm thực, văn nghệ…tham gia chương trình
- Tổng duyệt các phần mang tính chất trình diễn; chuẩn bị chu đáo về trang
phục, âm thanh, ánh sáng…
14



Chiến lược truyền thông Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

- Chuẩn bị catalogue, bản đồ lễ hội về làng VHDLCDTVN phát cho mỗi du
khách ở cổng làng. Việc này giúp du khách nắm được rõ sơ đồ diễn ra lễ hội,
dễ dàng lựa chọn các điểm đến theo sở thích và tạo thuận lợi trong quá trình
-

di chuyển
Chuẩn bị bản đồ lễ hội lớn ở cổng làng để khách tham quan dễ theo dõi và

tham gia lễ hội
2.2. Lịch làm việc, thời hạn
Gặp gỡ, tham quan:
- Diễn ra trước khi tổ chức lễ hội mùa xuân 2 tháng để các công ty du lịch kịp
đưa ra kế hoạch quảng cáo, giới thiệu tour du lịch và các cơ quan báo chí kịp
cung cấp thông tin
- Diễn ra trong 1 ngày: sáng gặp gỡ, giới thiệu và ăn trưa; chiều tham quan
các khu văn hóa, du lịch…
Ngày hội
- Diễn ra trong 1 ngày: Theo kế hoạch như phần Ngày hội.
Khách tham quan, du lịch nếu có nhu cầu có thể nghỉ lại khách sạn, nhà nghỉ
của làng VHDLCDTVN đê sau ngày lễ hội có thể tham quan thêm các khu của
làng văn hóa
- Thời gian: ra tết khoảng nửa tháng. Vì đây ra thời điểm của “tháng ăn chơi”,
mọi người dành nhiều thời gian cho việc du xuân. Hơn nữa đây cũng là thời điểm
diễn ra nhiều sinh hoạt văn hóa tinh thần độc đáo của các dân tộc, nội dung phần lễ
hội sẽ phong phú, hấp dẫn hơn
- Nhân lực
 Ban truyền thông: viết bài PR, quảng cáo, giới thiệu, làm catalogue chuẩn
bị cho các sự kiện, tìm nguồn hình ảnh, tư liệu- 5 người

 Ban tổ chức lễ hội: thiết kế các sân khấu, nội dung của hoạt động lễ hội
chính vào các buổi sáng, chiếu.

15


Chiến lược truyền thông Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

 Ban hậu cần: lo hậu cần cho toàn bộ ekip tổ chức sự kiện và khách
mời…- 15 người
 Ban bảo vệ: đảm bảo cho hoạt động của lễ hội diễn ra an toàn, có trật tự,
lành mạnh…- 200 người

V. PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ
Tiêu chí đánh giá dựa trên các mục tiêu đã đề ra.
1. Tần xuất xuất hiện và chất lượng quảng bá trên các phương tiện truyền
thông đại chúng
- Tần suất clip quảng cáo xuất hiện trên truyền hình cũng như phát trên các màn
hình lớn nơi công cộng có đúng, đủ số lượng đề ra? Chất lượng như thế nào? Phản
hồi của khán giả ra sao?
- Tần suất xuất hiện trên báo (báo in và báo mạng): Có bao nhiêu bài ? Giọng điệu
của các bài báo này (tích cực hay tiêu cực). Những tờ báo nào đã đưa tin? Đưa tin
ở mục nào, trang nào? Công chúng của họ là ai? Các bài báo viết về làng văn hóa –
du lịch như là nội dung chính hay chỉ là thêm thắt, viết cho có?
2. Sự quan tâm, mức độ tìm kiếm và hiểu biết của công chúng
- Có bao nhiêu lượt gõ trên google với từ khóa “Làng văn hóa – du lịch các dân tộc
Việt Nam” (sử dụng phần mềm Google Keyword Tool)? Có bao nhiêu kết quả
hiển thị chính xác khi gõ cụm từ này?

16



Chiến lược truyền thông Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

- Tiến hành điều tra xã hội học trên khoảng 1000 người dân đang sinh sống trên địa
bàn nội thành Hà Nội, khảo sát xem họ có nắm được những thông tin khái quát
nhất về làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây không?
3. Tiềm năng phát triển theo hướng du lịch – dịch vụ và doanh thu
- Bao nhiêu thư/email/ điện thoại phản hồi từ phía các công ty du lịch muốn đặt
quan hệ hợp tác lâu dài? (nhiều hay ít hơn thường lệ)
- Thống kê lượng khách du lịch đến đây (dự kiến 1 năm sau khi chiến dịch bắt đầu
được hiện thực hóa): tăng hay giảm, số lượng cụ thể là bao nhiêu? Ý kiến phản hồi
về cảnh quan,.chất lượng các dịch vụ,…(nếu có)
- Đồng thời tiến hành thống kê doanh thu cụ thể của từng khu dịch vụ, cũng như
của tổng thể làng văn hóa, có sự so sánh mức tăng, giảm với thời gian trước cũng
như giữa các khu tham quan, dịch vụ với nhau để kịp thời có sự điều chỉnh, đặt ra
những mục tiêu phấn đấu cho thời gian tới.

VI. NGÂN SÁCH

STT

Công việc

Chi phí (triệu VNĐ)

1

Buổi gặp mặt + tham quan


50

2

Lễ hội

500

3

Clip hình ảnh giới thiệu

30

4

Tài liệu (sách ảnh,…) + thư mời

20

5

Trailer phát trên truyền hình + Bài 150

6

viết trên báo in, báo mạng
Chi phí phát sinh

10


17


Chiến lược truyền thông Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

7

Tổng

760

PHẦN BÀI VIẾT CÁ NHÂN
Sinh viên: Phạm Thị Hoàng Anh

Những mảnh hồn làng nơi xứ Đoài mây trắng
Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam tọa lạc dưới chân núi Ba Vì. Với
không gian trong lành cùng cảnh núi non hùng vĩ, sơn thủy hữu tình, Làng là

18


Chiến lược truyền thông Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

nơi người ta có thể trở về để tìm lại những giá trị truyền thống của các dân tộc
đang có nguy cơ trở thành “vang bóng”
“Vang bóng một thời…”
Trở về đại ngàn Tây Nguyên, muốn tìm lại những mái nhà Rông cổ truyền,
nơi những đứa trẻ từ tấm bé đã ngồi quanh bếp lửa nghe già làng kể khan, nơi
người trong buôn làng vẫn tụ họp hàng đêm nói cho nhau nghe những câu chuyện

của núi rừng, không ít người ngỡ ngàng tiếc nuối.
Theo thống kê của Viện phát triển bền vững vùng Tây Nguyên, hiện nay chỉ
còn 7 dân tộc ở khu vực Bắc Tây Nguyên và miền núi Nam Trung Bộ (Cơtu, Bana,
Xơđăng, Giẻ Triêng, Brâu, Rơ Măm và Gia Rai) còn nhà Rông. Ít ỏi nhưng cũng
mừng là vẫn còn để mà bảo tồn. Nhưng thay vì được chiêm ngưỡng những ngôi
nhà truyền thống thì người ta lắc đầu xót xa khi nhìn thấy nhà Rông được phục
dựng bằng gạch, xi măng, cốt thép, mái tôn…
Cùng chung số phận như nhà rông, nhà sàn của các dân tộc khác cũng đang
biến dạng nhanh chóng. Nhà sàn tranh tre nứa lá vắng bóng dần, thay vào đó là
những ngôi nhà lai căng được xây nên bởi các vật liệu hiện đại.

19


Chiến lược truyền thông Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Nhà sàn bạc tỷ này là của dân tộc nào?

Tượng nhà Mồ - một giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc Tây
cũng đang sắp biến mất bởi chúng được đẽo kỹ quá. Không tì vết, và không cả
những nét trầm tư, mộc mạc gợi triết lý nhân sinh về ý niệm sinh thành của những
bức tượng truyền thống.
Những kiến trúc lai căng, những mảnh ghép méo mó. Nhà thay đổi, văn hóa
mai một. Các chàng trai Mông biết thổi khèn ít dần. Thanh niên Tây Nguyên có
người chưa biết đến hát, kể trường ca, sử thi . Và các thiếu nữ Thái không biết có
còn hiểu được ý nghĩa nhân sinh cao đẹp của hàng cúc bạc hình bướm trên áo
“cỏm” (áo mặc ngoài bó sát người của con gái Thái)
…tìm lại nơi xứ Đoài mây trắng
Băn khoăn, lo lắng trước sự mai một của các giá trị cổ truyền, nhiều người
không khỏi phấn khởi trước sự hiện diện của làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt

Nam tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.

20


Chiến lược truyền thông Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Được khởi công xây dựng vào năm 2003, làng văn hóa du lịch các dân tộc
Việt Nam đã trở thành nơi tái hiện và lưu giữ những tinh hoa văn hoá độc đáo của
từng dân tộc. Những ngôi nhà các dân tộc ở đây được dựng nên thông qua những
chuyến đi thực tế các buôn làng, ghi chép lại kiến trúc và văn hóa truyền thống các
dân tộc của Ban quản lý làng cùng các đơn vị liên quan

Khu làng của cộng đồng dân tộc J'rai tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Hai bên đường những ngôi nhà ẩn hiện sau tán lá, gợi cho người ta cái cảm
giác như được đi qua đại ngàn Tây Nguyên hay vùng sơn cước Tây Bắc.
Nhà Rông của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên với đặc điểm là
mái nhọn xuôi dốc hình lưỡi búa vươn lên bầu trời với một dáng vẻ mạnh
mẽ.Trong khi đó, nhà của người Ê đê là nhà sàn dài, là nơi sinh hoạt của những
người có cùng huyết thống. Nhà có hai cầu thang phía trước nhà dành cho khách,
phía sau dành cho những người trong gia đình. Cầu thang nhà của người Ê Đê luôn
được đẽo bằng tay và thường được trang trí bằng hình hai bầu ngực người phụ nữ
và hình trăng khuyết tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở đầy tính phồn thực.

21


Chiến lược truyền thông Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam


“Ngược lên” miền Tây Bắc với dân tộc Thái, điều đặc biệt là mặc dù được
dựng nên từ các loại cây gỗ và cây có dóng, lợp bằng cỏ tranh hay ván thông,
nhưng nhà sàn người Thái không hề dùng đến một mẩu sắt nhỏ. Tất cả là các hệ
thống dây chằng buộc, thắt khá công phu và tinh xảo bằng lạt tre, giàn mây hoặc
vỏ những cây chuyên dùng trong rừng.
Một điều thú vị là ban quản lý làng liên tục đón đồng bào các dân tộc về sinh
hoạt và trình diễn văn hóa tại ngôi nhà truyền thống của họ. Đến với làng văn hóa
du lịch các dân tộc Việt Nam, người ta còn được hòa mình trong cuộc sống sinh
hoạt của người dân các dân tộc. Được giã gạo, tẻ ngô cùng những người phụ nữ
dân tộc Chơ Ro, hay được lắng nghe giọng ca khỏe khoắn của những chàng trai, cô
gái đến từ núi rừng Tây Nguyên trong tiếng đàn T’rưng là những trải nghiệm lạ
lẫm và lôi cuốn.
Có thể một ngày nào đó, người ta sẽ truyền nhau câu “ Tối nhớ xứ Đoài mây
trắng lắm!”. Không phải là nỗi nhớ thao thức, khôn nguôi về quê hương trong
những ngày loạn lạc vì chiến tranh như trong “Đôi mắt người Sơn Tây” của Quang
Dũng mà bởi nơi ấy lưu giữ những mảnh hồn làng của 54 dân tộc anh em trên dải
đất hình chữ S này.

22


Chiến lược truyền thông Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Sinh viên: Lương Thị Bảo Trâm

KHÔNG GIAN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
GIỮA LÒNG THỦ ĐÔ.

Mô hình làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam


Sáng 19/9, tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội đã diễn ra lễ khai trương
Làng văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam nhân dịp kỷ niệm Đại lễ 1000
năm Thăng Long Hà Nội.
Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam nằm trong chuỗi các khu du
lịch tiềm năng ở miền Bắc - Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, được xây
dựng với quy mô lớn chưa từng thấy tại Việt Nam, diện tích lên tới 1544 ha (trong
đó có 605 ha mặt đất và 939 ha mặt nước), bao gồm các khu chức năng: Khu làng
các dân tộc; Khu trung tâm văn hóa và khu vui chơi giải trí; Khu dịch vụ du lịch và
tổng hợp; Khu di sản văn hóa thế giới; Khu công viên bến thuyền; Khu cây xanh

23


Chiến lược truyền thông Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

mặt nước hồ Đồng Mô; Khu quản lý điều hành và văn phòng…các hạng mục công
trình hoàn thành vào năm 2013 và hoàn tất toàn bộ dự án vào năm 2015.
Trong thời gian tiếp tục xây dựng và chờ hoàn thiện này, khu làng văn hóa –
du lịch vẫn mở cửa đón nhiều đoàn khách đến thăm, không chỉ trong nước mà còn
có cả khách du lịch nước ngoài. Quy mô rộng lớn, kiến trúc nhà ở mang đậm bản
sắc mỗi dân tộc, các phân khu được thiết kế, bố trí hợp lý, các khu dịch vụ chất
lượng cao với chi phí hợp lý, đặc biệt là văn hóa ẩm thực đặc trưng mỗi vùng miền,
… cùng với sự giới thiệu, chỉ dẫn cặn kẽ, nhiệt tình của các hướng dẫn viên du lịch
đã nhận được sự hài lòng và thích thú từ những du khách khó tính nhất.
Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam hứa hẹn là một điểm du lịch
hấp dẫn, đồng thời là không gian lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc
của 54 dân tộc anh em trên dải đất hình chữ S, góp phần giới thiệu hình ảnh một
Việt Nam xinh đẹp, đậm đà bản sắc tới đông đảo bạn bè quốc tế.

24



Chiến lược truyền thông Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương

Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam- không chỉ là văn
hóa
Làng VHDLCDTVN- nơi tái hiện tinh hóa văn hóa Việt
Không chỉ là một công trình lớn được khai trương đúng dịp diễn ra sự kiện mang
tính cột mốc đối với dân tộc Việt Nam- 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, làng văn
hóa du lịch các dân tộc Việt Nam (Làng VHDLCDTVN) còn là nơi tái hiện tinh
hoa văn hóa độc đáo của 54 dân tộc trên đất nước ta.

Làng VHDLCDTVN- nơi tái hiện tinh hóa văn hóa Việt

Dự án Làng VHDLCDTVN được khởi công xây dựng năm 2003, trên diện tích
1544 ha (trong đó bao gồm 605ha mặt đất và 939ha mặt nước) thuộc Đồng Mô, thị
xã Sơn tây, Ba Vì, Hà Nội. Làng VHDLCDTVN gồm 6 khu chức năng: Khu làng
các dân tộc Việt Nam; khu trung tâm văn hóa và vui chơi, giải trí; khu di sản văn

25


×