Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Tiểu luận cao học TTHCM quan điểm của chủ tịch hồ chí minh về chuẩn mực đạo đức cách mạng và trách nhiệm của bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (959.8 KB, 37 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi
trọng vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng, coi đạo đức là cái gốc, cái nền
tảng của người cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng chỉ bàn một cách
sâu sắc, cơ đọng, thấm thía về vấn đề đạo đức mà chính bản thân Người,
trong suốt cuộc đời, đã thực hiện một cách mẫu mực những tư tưởng và khát
vọng đạo đức do mình đặt ra.
Trong giai đoan hiện nay, đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân ta đã
luôn ghi nhớ và thực hiện lời dạy của Hồ Chí Minh về xây dựng con người
mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa mà yếu tố hàng đầu là nâng cao đạo đức cách
mạng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định: “Đa số cán
bộ, đảng viên phát huy vai trò tiên phong, năng động, sáng tạo, giữ gìn phẩm
chất đạo đức”. Đó là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự
nghiệp đổi mới ở nước ta trong hơn 20 năm qua.
Tuy nhiên, nước ta cũng đang đứng trước nhiều thách thức, yếu kém
cần phải vượt qua. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng
nhận định một trong những thách thức đó là: “Tình trạng suy thối về tư
tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, giáo điều, bảo thủ,
chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận
khơng nhỏ cán bộ, cơng chức cịn diễn ra nghiêm trọng”. Những suy thối
này cịn kéo theo những suy thoái về đạo đức trong gia đình, nhà trường và
trong xã hội. Những sự suy thối đó đang là “nguy cơ lớn liên quan đến sự
sống còn của Đảng, của chế độ”
Là một sinh viên trường Đảng tôi càng thấm nhuần hơn tư tưởng đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh, nghiêm túc học và làm theo Bác, phấn đấu trở
thành cán bộ, đảng viên gương mẫu, tự trang bị cho mình một phương thức

1



tu dưỡng, rèn luyện thiết thực, hiệu quả để làm tròn vai trò, trách nhiệm đáp
ứng mong đợi của Đảng, Nhà nước và xứng đáng với niềm tin của nhân dân.
Chính vì vậy tơi lựa chọn đề tài “Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
chuẩn mực đạo đức cách mạng và trách nhiệm của bản thân trong việc học
tập, rèn luyện, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn
hiện nay” làm đề tài tiểu luận của mình nhằm hiểu rõ hơn về tư tưởng đạo
đức của Người.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài a. Mục đích nghiên
cứu của đề tài:
-

Hiểu rõ thêm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng và vì sao

phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
-

Trách nhiệm của bản thân trong việc học tập, rèn luyện, làm theo tư

tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.
-

Sự cần thiết đối với việc học tập, rèn luyện đạo đức cách mạng của

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu
“Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức cách
mạng và trách nhiệm của bản thân trong việc học tập, rèn luyện, làm theo tư
tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.”là trọng

tâm nghiên cứu của đề tài.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu trên phạm vi cả nước, đối với tất cả mọi
đối tượng, phấn đấu toàn đảng, toàn quân, toàn dân cùng học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

2


- Về thời gian: 5 năm gần đây
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
a. Cơ sở lý luận
Quan điểm chuẩn mực đạo đức cách mạng của Người không chỉ tiếp
thu, kế thừa những giá trị, tinh hoa văn hóa nhân loại, trong đó chủ yếu là đạo
đức cộng sản trong học thuyết Mác-Lênin.
b. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử Mác – Lê nin làm cơ sở được hình thành và phát triển qua q
trình hoạt động cách mạng của Người, phương pháp lơgic, phương pháp lịch
sử và sự kết hợp của hai phương pháp này để hoàn thành đề tài.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Góp phần nâng cao năng lực tư duy lí luận
- Giáo dục và định hướng thực hành đạo đức cách mạng, củng cố niềm
tin khoa học gắn liền với trau dồi tình cảm cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu
nước.
- Xây dựng và rèn luyện tu dưỡng bản thân.
6. Kết cấu của tiểu luận
Bài tiểu luận gồm 4 phần: phần mở đầu, phần nội dung (gồm có 5
chương, ), phần kết luận danh mục tài liệu tham khảo.


3


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
NGƯỜI CÁCH MẠNG PHẢI CÓ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một lãnh tụ luôn dành sự quan tâm đặc biệt
tới đạo đức, đạo đức cách mạng. Sự quan tâm đó nhất quán, xuyên suốt từ lúc
Người ra đi tìm đường cứu nước cho đến tận cuối đời. Hồ Chí Minh cũng là
hiện thân của đạo đức cách mạng, nêu gương cho toàn Đảng, tồn qn, tồn
dân ta.
Khơng phải ngẫu nhiên, ngay những trang đầu của tác phẩm Đường
Kách Mệnh – tác phẩm “gối đầu giường” của những người cách mạng Việt
Nam được xuất bản năm 1927, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã giành
những luận bàn đầu tiên về Tư cách một người cách mệnh, sau đó mới bàn về
lý luận đường lối cách mạng, Người yêu cầu, người cách mạng phải cần,
kiệm, giữ chủ nghĩa cho vững, phải biết hy sinh, ít lịng ham muốn về vật
chất, khơng ngại gian khổ khó khăn, thậm chí hy sinh cả tính mạng của mình
cho sự nghiệp chung. Người cách mạng phải rất khiêm tốn, không hiếu danh,
không kiêu ngạo, cả quyết sửa lỗi mình, cẩn thận mà khơng nhút nhát, nếu
thấy việc đúng thì phải quyết tâm làm và phải chịu trách nhiệm trước việc
mình làm. Quần chúng tin và làm theo cách mạng trước hết họ tâm phục đạo
đức, gương hy sinh của người cách mạng.

4


Làm cách mạng là một việc lớn, một sự nghiệp vẻ vang nên càng phải
có sức mạnh. Hồ Chí Minh khẳng định: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ
thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm

vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có
mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức
cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ
vang”. Bởi vậy, Người yêu cầu: “Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức
cách mạng. Phải giữ vững đạo đức cách mạng mới là người cán bộ cách mạng
chân chính… Mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần
đạo đức cách mạng hay không”.

5


(Nguồn

ảnh:

/>
duc-cach-mang-voi- cong-tac-xay-dung-chinh-don-dang-116410)
Bên cạnh những kiến giải, vì sao “người cách mạng phải có đạo đức
cách mạng làm nền tảng” được Hồ Chí Minh chỉ rõ trong các tác phẩm tiêu
biểu nêu trên, qua nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh.Đạo đức cách
mạng là yêu cầu quan trọng hàng đầu cần phải có, làm gốc để chúng ta hiện
thực hóa quyết tâm, mục tiêu, lý tưởng của mình. Chúng ta đã cất công, đã
gian khổ, hy sinh làm cách mạng thì quyết làm cách mạng triệt để, đến nơi
nhằm giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người.Đảng cần
tự thân chăm lo, xây dựng Đảng về đạo đức, đồng thời, Đảng cần phải chăm
lo, giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo và bồi
dưỡng họ thành những người xứng đáng kế thừa sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta.
Bên cạnh đó, khi xác định “Đảng là đạo đức, là văn minh”, Hồ Chí
Minh chỉ rõ cho chúng ta thấy tầm quan trọng của đạo đức đối với tổ chức,

coi đó là đặc trưng, là yêu cầu, nhiệm vụ lớn trong xây dựng một chính đảng
cách mạng. Bởi với Người: “… chính trị là: 1. Đồn kết. 2. Thanh khiết từ to
đến nhỏ”. Như vậy, Hồ Chí Minh đã đưa yếu tố đạo đức vào trong chính trị,
chính trị gắn liền với đạo đức và văn hóa.
Nhận thức sâu sắc được vai trò, ý nghĩa to lớn của tư tưởng đạo đức nói
chung, quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức của người cách
mạng nói riêng, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đẩy mạnh học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Chỉ thị số 05-CT/TW
của Bộ Chính trị, ngày 15/5/2016), làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
nhận thức ngày càng sâu sắc những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong
cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần to lớn, vững chắc trong
đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
6


triển bền vững, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh.

7


CHƯƠNG II
QUAN ĐIỂM VỀ VAI TRÒ VÀ SỨC MẠNH CỦA ĐẠO ĐỨC CÁCH
MẠNG ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG NƯỚC TA
Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, một lãnh tụ cách mạng
thế giới đã bàn nhiều về vấn đề đạo đức, giáo dục đạo đức. Tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh, do đó rất sâu sắc, phong phú, cả về lý luận và thực tiễn, đã trở
thành một bộ phận vơ giá của văn hóa dân tộc và nhân loại, một sức mạnh to
lớn làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Khi đánh giá vai trò của đạo đức trong đời sống, từ rất sớm, Hồ Chí
Minh ln đề cao vai trị của đạo đức cách mạng, coi đạo đức cách mạng là
gốc của người cách mạng. Người viết: “Cũng như sơng thì có nguồn mới có
nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây
héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy
cũng khơng lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải
phóng cho lồi người là một cơng việc to tát, mà tự mình khơng có đạo đức,
khơng có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì cịn làm nổi việc gì?”.
Vai trị nền tảng của đạo đức cách mạng được Hồ Chí Minh khẳng
định: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp
rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh
rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được
xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn
thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.
Hồ Chí Minh ln coi trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức cho con
người, trước hết là cho cán bộ đảng viên. Người nhấn mạnh: “Đảng ta là một
Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức
cách mạng, thật sự cần kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư. Phải giữ gìn Đảng ta

8


thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung
thành của nhân dân”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta
giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta.
Học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, điều làm cho tơi nhiều cảm
xúc và tâm đắc nhất chính là những tư tưởng của Người về về đạo đức cách
mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực
hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt

động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn
luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Có thể nói, đạo
đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự
nghiệp cách mạng của Người.
1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng là hệ thống những quan
điểm toàn diện và sâu sắc của Người về những chuẩn mực và những nguyên
tắc xây dựng nền đạo đức mới khác về chất so với nền đạo đức cũ, nhằm phát
triển toàn diện con người trong thời đại mới. Hồ Chí Minh xây dựng nền đạo
đức cách mạng với hai nội dung cơ bản:
Một là, xây dựng hệ thống những chuẩn mực của nền đạo đức mới.
Tổng hợp những chuẩn mực đó thành phẩm chất đạo đức của mỗi cá
nhân, tập thể...
Hai là, xây dựng những nguyên tắc trong việc tu dưỡng rèn luyện đạo
đức mới. Hai nội dung này nhằm mục đích phát triển con người một cách
toàn diện, hướng tới các giá trị cao đẹp Chân - Thiện - Mỹ.
2 . Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng

9


Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ truyền thống đạo đức dân
tộc, tinh hoa đạo đức nhân loại, đạo đức cộng sản Mác-Lênin và sự tu dưỡng,
rèn luyện khơng mệt mỏi của Hồ Chí Minh.
a. Truyền thống đạo đức dân tộc
Truyền thống đạo đức của dân tộc được hình thành và phát triển trên cơ
sở của chủ nghĩa yêu nước. Nhiều giá trị đạo đức từ đó được tích luỹ như: đạo
lý yêu quê hương đất nước, yêu thương, quý trọng con người; đồng cam cộng
khổ cứu giúp lẫn nhau; cần cù trong lao động sản xuất, dũng cảm hy sinh
trong đánh giặc cứu nước sống có thuỷ chung, có tình có nghĩa; uống nước

nhớ nguồn; đói cho sạch rách cho thơm rất lạc quan yêu đời nhưng cũng rất
căm ghét cái ác, căm thù bọn cướp nước hiếu thảo với cha mẹ; trọng tình
nghĩa vợ chồng, anh em, tiết kiệm và dung dị trong đời sống... Tất cả những
giá trị đạo đức ấy đã đi vào tâm hồn Hồ Chí Minh ngay từ khi cịn nằm trong
nơi ngày càng nồng đượm trở thành khát vọng thôi thúc Người ra đi tìm
đường cứu nước.
b. Tinh hoa đạo đức nhân loại
Trước khi đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh tiếp thu, vận
dụng nhiều tinh hoa đạo đức như: Nho giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Mặc
gia... Người viết “học thuyết của Khổng tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo
đức cá nhân”. Thế nhưng Người vẫn phê phán và loại bỏ lập trường phong
kiến của Khổng Tử trên các mặt: tôn thờ chế độ phong kiến, phân biệt đẳng
cấp; trọng nam khinh nữ; phân biệt nghề nghiệp... Hồ Chí Minh cịn kế thừa
mặt tiến bộ trong tư tưởng tam dân của Tôn Dật Tiên và tư tưởng tự do, bình
đẳng, bác ái của cách mạng dân chủ tư sản... để xây dựng nền đạo đức mới ở
nước ta.
c. Đạo đức cộng sản được thể hiện trong học thuyết Mác-Lênin và
phong trào cộng sản quốc tế

10


Đạo đức mà Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng nhiều nhất và có giá trị lý
luận, phương pháp luận để Người kế thừa các giá trị đạo đức khác, xây dựng
đạo đức mới là đạo đức học Mác-Lênin - đạo đức của giai cấp vô sản.
Nội dung cơ bản của đạo đức học Mác-Lênin là các phạm trù và các
tiêu chuẩn đạo đức được hình thành trên nền tảng của cách mạng vô sản, của
chủ nghĩa tập thể vô sản, lấy việc giải phóng triệt để giai cấp, dân tộc, con
người làm mục đích tối cao; coi hạnh phúc không phải chỉ là thoả mãn nhu
cầu của cá nhân mà cái chính là phục vụ cho tất cả mọi người theo tinh thần

“mình vì mọi người, mọi người vì mình”.
d. Sự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức khơng mệt mỏi của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh khơng chỉ thương yêu con người và dân tộc Việt Nam,
mà còn thương yêu thương yêu nhân loại. Người không chỉ muốn cứu nước
Việt Nam mà còn muốn cứu giúp các dân tộc khác. Chính quyền Pháp nhiều
lần dụ dỗ, đe doạ, tử hình vắng mặt, nhưng Hồ Chí Minh khơng sợ hãi mà
càng tăng thêm quyết tâm hoạt động cách mạng. Sau này Người tâm sự: “Cả
đời tơi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi tổ quốc, và hạnh phúc
của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội,
xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó”.
3. Nội dung chuẩn mực đạo đức cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh
về đạo đức cách mạng
Những chuẩn mực đạo đức cần phải thường xuyên phấn đấu tu dưỡng,
rèn luyện của mỗi người, trước hết là của cán bộ, đảng viên, sau đó là sinnh
viên, học sinh, những cơng dân,..:
a. Trung với nước hiếu với dân
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tận trung với nước là chuẩn mực có ý
nghĩa quan trọng hàng đầu. Đó là lẽ phải, là chân lý. Nước mất thì nhà tan,
mỗi người dân sẽ thành nơ lệ. Do đó, là người cơng dân thì phải tận trung với
11


nước, tận lực phụng sự Tổ quốc: suốt đời phấn đấu, hy sinh vì độc lập tự do
của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội; nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó khăn
nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng; không phản bội, quy hàng kẻ
địch... Tận trung với nước cũng chính là tận trung với Đảng, quyết tâm đưa
đất nước phát triển theo con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Bởi
vì, Đảng là người đại diện cho nước, cho dân, “ngồi lợi ích của giai cấp, của
nhân dân, của dân tộc, Đảng ta khơng có lợi ích gì khác”.


Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng lá cờ thêu dòng chữ "Trung với nước, hiếu
với dân" cho các học viên khóa I của Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn
(22.4.1946). Ảnh: TTXVN
“Trung” và “ Hiếu”là những khái niệm cũ trong tư tưởng đạo đức
truyền thống Việt Nam và phương Đông, phản ánh mối quan hệ lớn nhất và
cũng là phẩm chất đạo đức bao trùm nhất “ Trung với vua, hiếu với cha mẹ”
Hồ Chí Minh đã mượn khái niệm “ Trung” “Hiếu” trong tư tưởng đạo
đức truyền thống dân tộc và đưa vào một nội dung mới “ Trung với nước,
hiếu với dân”, tạo ra một cuộc cách mạng trong quan niệm về đạo đức

12


Từ “trung với vua, hiếu với cha mẹ” chuyển thành tận trung với nước
tận hiếu với dân, Hồ Chí Minh đã thực hiện một cuộc cách mạng về đạo đức:
“Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức
mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời”.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh trung với nước, với Đảng và hiếu với dân
là hai mặt thống nhất của một vấn đề, gắn bó chặt chẽ, hữu cơ với nhau. Đã
tận trung với nước thì phải tận hiếu với dân. Tận hiếu với dân nghĩa là thấy rõ
sức mạnh, vai trò thực sự của nhân dân. Phải làm hết sức mình để nhân dân
hiểu được quyền cũng như trách nhiệm của người chủ đất nước.
b.Cần, kiệm, liêm, chính, chí, cơng vơ tư
Đây là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hằng ngày của mỗi
người, là đại cương đạo đức Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, bọn
phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính, nhưng khơng bao giờ
thực hiện mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho
chúng. Ngày nay, ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm
gương cho nhân dân làm theo là để đem lại hạnh phúc cho dân. Với ý nghĩa
như vậy, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư cũng là biểu hiện cụ thể, một

nội dung của phẩm chất “ Trung với nước, hiếu với dân”.

Cần là thường xuyên cố gắng, luôn chăm chỉ, trong suốt cả cuộc đời.
Cần còn là biết chủ động và sắp xếp cơng việc có kế hoạch, có sáng tạo, biết
ni dưỡng tinh thần và lực lượng để có thể làm việc lâu dài, đạt kết quả cao.

13


Cần cịn được hiểu là tăng năng suất trong cơng tác. Cần là phải chống bệnh
chây lười biếng nhác, ỷ lại, thụ động, vô kỷ luật...
Kiệm là tiết kiệm công sức, tiền của và thời gian, sử dụng chúng sao
cho có ích nhất, hiệu quả nhất. Kiệm cũng có nghĩa là khơng xa xỉ, khơng
hoang phí, khơng bừa bãi trong sản xuất và đời sống. Tiết kiệm theo Hồ Chí
Minh hồn tồn trái ngược với bủn xỉn. Người nói: “Khi khơng nên tiêu xài
thì một đồng xu cũng khơng nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho
đồng bào, cho Tổ quốc thì dù hao bao nhiêu cơng, tốn bao nhiêu của cũng vui
lịng”.

Theo Hồ Chí Minh, liêm là “Khơng xâm phạm một đồng xu, hạt thóc
của Nhà nước, của nhân dân”, “Không tham địa vị. Không tham tiền tài.
Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang
minh chính đại, khơng bao giờ hủ hóa. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham
làm, ham tiến bộ”. Người nói: “Những người ở các công sở, từ làng cho đến
Chỉnh phủ trung ương, đều dễ tìm dịp phát tài, hoặc xoay tiền của Chính phủ,
hoặc khoét đục nhân. Đến khi lộ ra, bị phạt, thì mất hết cả danh giá mà của
phi nghĩa đó cũng khơng được hưởng”. Vì vậy cán bộ, cơng chức trong các
công sở trước hết phải giữ lấy chữ liêm làm đầu.
Chí cơng vơ tư: cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí cơng vơ tư và
ngược lại. Chí cơng vơ tư là khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình

14


trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau, tức là lo trước thiên hạ, vui sau
thiên hạ. Người nhấn mạnh, thực hành chí cơng vơ tư cũng có nghĩa là phải
kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân.
Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân là vết tích của xã hội cũ, đó là
lối sống ích kỷ, chỉ biết có riêng mình, thu vén cho riêng mình, chỉ thấy cơng
lao của mình mà qn mất cơng lao của người khác. Chủ nghĩa cá nhân là
đồng minh của đế quốc, là một thứ vi trùng rất độc. Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra
hàng trăm thứ bệnh nguy hiểm như: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan,
tham ơ, lãng phí, tham danh, trục lợi, thích địa vị, quyền hành, coi thường tập
thể, tự cao, tự đại, độc đốn, chun quyền…Đó “ là một thứ gian xảo, xảo
quyệt, nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc”. Hồ Chí Minh cho rằng chủ
nghĩa xã hội không thể thắng lợi nếu không loại trừ chủ nghĩa cá nhân.
c. Yêu thương và giúp đỡ con người, sống có tình nghĩa
u thương con người được Hồ Chí Minh xác định là một trong những
phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Người nói, người cách mạng là người giàu
tình cảm, có tình cảm cách mạng mới đi làm cách mạng. Vì yêu thương nhân
dân, yêu thương con người mà chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh để đem lai
độc lập, tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc cho con người.
Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh khơng chung chung, trừu
tượng mà rất cụ thể, sâu sắc và bao dung. Hồ Chí Minh chẳng những thương
yêu tất cả những người lao động, mà cịn đặc biệt thương u những người bị
áp bức, bóc lột, bị đọa đầy đau khổ, bị nô dịch giai cấp và dân tộc. Tình
thương yêu con người của Hồ Chí Minh khơng chỉ dừng lại ở lịng “trắc ẩn”,
mà còn được nâng lên ở tầm cao của nhận thức tư tưởng.

15



Hình ảnh gần gũi, thân thương của Bác Hồ khi gặp gỡ bà con nơng dân. Ảnh:
Tư liệu
Sống có nghĩa, có tình, giúp người, cứu người, hướng tới giải phóng
triệt để con người là động cơ mạnh mẽ, là mục tiêu lý tưởng cao cả của Hồ
Chí Minh. Người nói rõ: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ
chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng khơng làm gì”. Do đó, để giải phóng
triệt để con người thì khơng chỉ đánh đổ bọn thực dân xâm lược, giải phóng
dân tộc mà cịn xố bỏ tình trạng người bóc lột người. Theo Hồ Chí Minh, để
thực hiện được mục tiêu đó thì “khơng có con đường nào khác con đường
cách mạng vô sản”.
d. Tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung
Chủ nghĩa quốc tế là một trong những đặc trưng của đạo đức cộng sản,
bắt nguồn từ vai trị của giai cấp cơng nhân và chế độ xã hội chủ nghĩa.

16


Nhân dân Ba Lan nồng nhiệt đón chào Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đồn đại
biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 7/1957. (Ảnh tư liệu)
Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế chính là quan
hệ hữu nghị, hợp tác, giúp đỡ, tương trợ với các dân tộc bị áp bức, với nhân
dân lao động các nước, với những người u hịa bình, công lý và tiến bộ
trên thế giới. Chủ nghĩa quốc tế chỉ có thể tốt đẹp khi mỗi quốc gia
phải phát huy tinh thần chủ động, tự lực tự cường và phải hồn thành nghĩa
vụ quốc tế của mình, chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hịi, nước lớn. Đó là tinh
thần quốc tế cao đẹp mà Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên đều
phải thấm nhuần và rèn luyện trong cuộc đấu tranh chung vì hịa bình, phát
triển và tiến bộ trên toàn thế giới.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã đề ra

đường lối, chủ trương đúng đắn, định hướng lâu dài cho việc bồi dưỡng tinh
thần đoàn kết quốc tế trong sáng ở mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân.

17


Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Ấn Độ, năm 1958

18


CHƯƠNG III
NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ TU DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG

Đã tiếp thu, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức cách mạng không phải ai
cũng thực hiện được. Theo Bác Hồ, thì chỉ có những người có cái tâm trong
sáng mới đủ bản lĩnh và năng lực lãnh hội được những chuẩn mực của đạo
đức cách mạng. Và khi đạo đức cách mạng đã vững rồi thì “Giàu sang không
quyến rũ, nghèo không chuyển lay, uy vũ không khuất phục”. Đây cũng là
phẩm chất của người Đảng viên cộng sản, đức tính trên cũng được coi là khí
phách của đấng trượng phu thời phong kiến.
Bác Hồ kính yêu là tấm gương nói đi đơi với làm. Cho nên, ở Người có
sức thuyết thục lớn, có một sức hút mãnh liệt làm cho cả dân tộc, các giai
tầng xã hội, các thế hệ người Việt Nam đều tin tưởng, kính phục, yêu quý và
đi theo lời kêu gọi của chủ tích Hồ Chí Minh.
Nói đi đơi với làm, phải nêu gương về đạo đức
Nói đi đơi với làm, Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc quan trọng bậc
nhất trong xây dựng một nền đạo đức mới. Điều này được Hồ Chí Minh
khẳng đinh từ giữa những năm 20 của thế ký XX trong tác phẩm Đường Kách
Mệnh. Bản thân Hồ Chí Minh là tấm gương trong sáng, tuyệt vời về lời nói đi

đơi với việc làm. Nói đi đơi với làm là đặc trưng bản chất của tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh – đạo đức cách mạng. Nói đi đơi vơi làm đối lập hồn tồn
với thói đạo đức giả của giai cấp bóc lột, nói một đằng, làm một nẻo, thậm chí
nói mà khơng đi đơi với làm. Ngay sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám,
Hồ Chí Minh đã chỉ ra những biểu hiện của thói đạo đức giả ở một số cán bộ,
đảng viên “ Vác mặt làm quan cách mạng ”, nói mà khơng làm. Sau này ,
Người đã nhiều lần bàn bạc đến việc tẩy sạch căn bệnh quan liêu, coi thường
quần chúng của một số cán bộ Đảng viên “miệng thì nói dân chủ, nhưng làm
19


việc thì họ theo lối “quan” chủ. Miệng thì nói phụng sự quần chúng, nhưng
họ làm trái ngược với phương châm, chính sách của Đảng và Chính phủ, làm
tổn hại đến uy tín của Đảng và Chính phủ trước cơng dân.

Bác Hồ cùng mọi người ra sức lao động, sản xuất. Ảnh Tư liệu.
Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp của truyền thống văn hóa phương
Đơng. Nói đi đơi với làm thì phải gắn liền với nêu gương đạo đức. Hồ Chí
Minh đã có lần chỉ rõ: “ Nói chung thì các dân tộc phương Đơng đều giàu
tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài
diễn văn tuyên truyền”. Với ý nghĩa đó, Hồ Chí Minh đã đào tạo các thế hệ
cán bộ cách mạng Việt Nam không chỉ bằng lý luận cách mạng tiền phong,
mà cịn bằng chính tấm gương đạo đức cao cả của mình.
Hồ Chí Minh cho rằng, hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác, trong xây
dựng một nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng phải đặc biệt chú trọng “ đạo
làm gương”. Người nói: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo
dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng
các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, đạo đức mới”. Để làm được
như thế, phải chú ý phát hiện, xây dựng những điển hình người tốt, việc tốt
rất gần gũi trong đời thường, trong lĩnh vực lao dộng sản xuất, trong chiến

20


đấu, trong học tập,.. Bởi theo Người, từng giọt nước chảy về một hướng mới
thành suối, thành sông, thành biển cả. Không nhận thức được điều này là “chỉ
thấy ngọn mà quên gốc”. Người nói: “Người tốt, việc tốt nhiều lắm. Ở đâu
cũng có. Ngành, giới nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũng có”. Như vậy,
một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên một cái nền rộng lớn,
vững chắc, khi những chuẩn mực đạo đức trở thành hành vi đạo đức hằng
ngày của toàn xã hội.
Xây đi đôi với chống
Để xây dựng một nền đạo đức mới cần phải kết hợp chặt chẽ giữa xây
và chống. Trong đời sống hàng ngày, những hiện tượng tốt - xấu -, đúng – sai,
cái đạo đức và cái vơ dạo thường đan xen nhau, thậm chí trong mỗi con
người. Chính vì vậy, việc xây và chống trong lĩnh vực dạo đức rõ ràng không
đơn giản. Xây phải đi đơi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục
đích xây.
Xây dựng đạo đức mới, đạo đức cách mạng trước hết phải được tiến
hành bằng việc giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đưc mới.
Việc giáo dục đạo đức phải được tiến hành phù hợp với từng giai đoạn cách
mạng, phù hợp với từng lứa tuổi, ngành nghề, giai cấp, tầng lớp và trong từng
môi trường khác nhau, phải khơi dậy được ý thức đạo đức lành mạnh ở mỗi
người. Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng, “ Mỗi con người đều có thiện và ác trong
lịng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa
mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng”.
Bản thân sự tự giác cũng là một phẩm chất đạo đức cao quý đối với mỗi
người và mỗi tổ chức, trước hết là Đảng.
Xây phải đi đôi với chống, với việc loại bỏ cái sai, cái xấu, cái vô đạo
đức trong đời sống hằng ngày. Hồ Chí Minh cho rằng, trên con đường đi tới
tiến bộ và cách mạng, đạo đức mới chỉ có thể xây dựng thành cơng trên cơ sở


21


kiên trì, mục tiêu chống chủ nghĩa đế quốc, chống những thói quen, tập quán
lạc hậu và loại trừ chủ nghĩa cá nhân.
Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở sự tư giác tu
dưỡng đạo đức của mỗi người. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, phải làm thế nào để
mỗi người tự nhận thấy sâu sắc việc trau dồi đạo đức cách mạng là việc “
sung sướng vẻ vang nhất trên đời”. Người nhắc lại luận điểm của Khổng Tử “
chính tâm, tu thân…” và chỉ rõ: “Chính tâm tu thân là cải tạo. Cải tạo cũng
phải trường kì gian khổ, vì đó là một cuộc cách mạng trong bản thân của mỗi
người. Bồ dưỡng, tư tưởng mới để đánh thắng tư tưởng cũ, đoạn tuyệt với con
người cũ để trở thành con người mới không phải là một cơng việc dễ ràng…
Dù khó khăn, gian khổ nhưng muốn cải tạo thì nhất định thành cơng”

Đạo đức cách mạng là đạo đức dấn thân, đạo đức trong hành động vì
độc lập, tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Chỉ có trong hành động,
đạo đức Cách mạng mới bộc lộ rõ những giá trị của mình. Do vậy, đạo đức
cách mạng đòi hỏi mỗi người phải tự giác rèn luyện thông qua hoạt động thực
tiễn, trong cơng việc, trong các mối quan hệ của mình, phải nhìn thăng vào
mình, khơng tự lừa dối, huyễn hoặc, phải thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện của
mình để khắc phục, kiên trì rèn luyện, tu dưỡng suốt đời như cơng việc rửa
mặt hàng ngày. Hồ Chí Minh đưa ra một lời khuyên rất dễ hiểu: “ Đạo đức

22


cách mạng khơng phải trên trời xa xuống. Nó do đấu tranh, rền luyện bền bỉ

hằng ngày mà phát triển, củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng
càng luyện càng trong”.
CHƯƠNG IV
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỂ RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC
CÁCH MẠNG CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về rèn luyện đạo đức cách mạng cho
cán bộ đảng viên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác xây dựng
đội ngũ cán bộ đảng viên và công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện
nay. Dưới tác động của nhiều yếu tố: sự cám dỗ của lợi ích vật chất, mặt trái
cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế, hoạt động chống phá của các thế lực thù
địch, sự kiểm tra, giám sát của tổ chức chưa chặt chẽ, việc tự rèn luyện
kém… làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, trong đó có những
đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thối
về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về
phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy
theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện,
vơ nguyên tắc…
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng chỉ rõ:
“Tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một
bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận cịn
diễn biến phức tạp hơn; một số rất ít cán bộ, đảng viên bị phần tử xấu lợi
dụng lơi kéo, kích động, xúi giục, mua chuộc đã có tư tưởng, việc làm chống
đối Đảng, Nhà nước”

23


Bế mạc Đại hội Đảng lần thứ XII
Chính vì vậy, việc rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ

đảng viên càng cần được coi trọng hơn bao giờ hết, nhất là khi chúng ta đang
đứng trước thềm Đại hội XIII của Đảng. Để việc rèn luyện phẩm chất đạo đức
cách mạng cho đội ngũ cán bộ đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh có hiệu
quả thiết thực, cần chú trọng một số nội dung sau:
Trong đó, tập trung xây dựng đao đức cách mạng cho cán bộ đảng
viên: tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của
Đảng, của đất nước, dân tộc lên trên hết; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc,
phục vụ Nhân dân, thật sự là công bộc của Nhân dân; cần, kiệm, liêm, chính,
chí cơng vơ tư, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội. Mỗi cán bộ đảng
viên cần nhận thức rõ, đạo đức cách mạng sẽ tạo cơ sở vững chắc để người
cán bộ giữ vững phẩm cách của mình trước mọi cám dỗ tầm thường, giúp
người cán bộ hình thành và củng cố phương pháp, tác phong làm việc khoa
học, nâng cao chất lượng công việc đảm nhiệm.
Hai là, mỗi cán bộ đảng viên cần không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo
đức, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình
trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Đạo đức
24


cách mạng khơng phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ
hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng,
vàng càng luyện càng trong”14. Do đó, việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của
mỗi cán bộ đảng viên vừa phải tích cực, thường xuyên, liên tục, đồng thời
phải được gắn liền với mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng và kết quả hoàn
thành nhiệm vụ của mỗi người trên cương vị, chức trách được giao.
Ba là, phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng các cấp và người
đứng đầu trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán
bộ đảng viên . Cấp ủy đảng và người đứng đầu phải luôn quán triệt và thực
hiện tốt việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cho đội ngũ cán bộ đảng viên ở mọi

nơi, mọi lúc, mọi công việc và trong các mối quan hệ. Đẩy mạnh tự phê bình
và phê bình, thẳng thắn chỉ rõ khuyết điểm, đề cao tinh thần “tự soi”, “tự sửa”
trong mỗi cán bộ đảng viên và tổ chức đảng. Cấp trên làm gương cho cấp
dưới, cán bộ làm gương cho chiến sĩ, đảng viên làm gương trước quần chúng.
Bên cạnh đó, cần sớm xây dựng hệ thống chuẩn mực các mối quan hệ
của cán bộ đảng viên với tổ chức đảng và với Nhân dân, phù hợp với yêu cầu
nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới để mỗi cán bộ đảng viên lấy đó làm
tiêu chí tự giác phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện theo chuẩn mực đạo đức cách
mạng . Hằng năm, người đứng đầu và từng cán bộ đảng viên có cam kết rèn
luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, khơng suy thối, “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa”. Các cấp ủy, tổ chức đảng kiểm tra, giám sát việc thực hiện
cam kết của cán bộ, đảng viên ở địa phương, cơ quan, đơn vị mình theo tinh
thần Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Trung ương 4
(khóa XII).
Bốn là, chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực tồn diện cho
đội ngũ CBĐV, giúp họ vươn lên chiếm lĩnh tri thức, làm chủ khoa học công
nghệ, vững vàng chuyên môn nghiệp vụ. Trong một xã hội vận động và biến
đổi nhanh chóng, đất nước hội nhập sâu rộng với thế giới đã và đang đặt ra
25


×