Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

sáng kiến kinh nghiệm VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC HỌC SINH KHI DẠY MÔN GDCD 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 33 trang )

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN PHẨM
CHẤT NĂNG LỰC HỌC SINH KHI DẠY MÔN GDCD 6
1. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra
như một yêu cầu cấp thiết của toàn Đảng, toàn dân đặc biệt quan tâm.
Định hướng đổi mới quan niệm dạy học hiện nay là: “Dạy cách học và học cách
học. Đúng như Luật Giáo dục, điều 24.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thơng
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học
tập cho học sinh”.
Theo nghị quyết TW2 khóa VIII và kết luận của hội nghị TW6 khóa IX nêu rõ:
“Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một
chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương
pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại qua quá trình dạy học".
Luật Giáo dục cũng đã qui định: “Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát
huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của
từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho
học sinh".
Từ yêu cầu đó, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ
chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học - từ chỗ
quan tâm tới việc học sinh học được gì đến việc học sinh vận dụng được gì qua quá
trình học tập. Từ chỗ học sinh tiếp thu thụ động những kiến thức qui định sẵn sang tự
lực, tích cực lĩnh hội kiến thức. Để thực hiện được điều đó, phải thành công trong việc
chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều”sang dạy cách học tích
cực nhằm giúp học sinh chủ động, tự lực lĩnh hội tri thức, vận dụng tri thức, rèn luyện
kĩ năng để rồi từ đó hình thành năng lực và phẩm chất. Một trong những bộ mơn cần
chú trọng đó là giáo dục cơng dân.
Năm học 2021-2022 là năm học BGD&ĐT tiến hành cải cách sách giáo khoa
khối THCS nên có nhiều đổi mới về cả kiến thức và kĩ năng. Vậy làm thế nào để vừa


nâng cao được chất lượng dạy và học bộ môn vừa phát huy được phẩm chất và năng
1


lực học sinh, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố trong đó yếu tố "người dẫn
đường”có một vị trí rất quan trọng. Ở vị trí này người thầy phải là người hướng cho
học sinh đường đi, là người tổ chức, hỗ trợ học sinh tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức,
đưa ra được cách cho học sinh thực hiện sao cho đạt hiệu quả. Đặc biệt chú trọng đến
khả năng giải quyết vấn đề và khả năng giao tiếp của học sinh. Chính vì vậy mà tôi
mạnh dạn đề xuất biện pháp:
“Vận dụng phương pháp dạy học tích cực để phát triển phẩm chất năng lực
học sinh khi dạy môn giáo dục công dân 6"
2. Nội dung sáng kiến:
2.1. Cơ sở lý luận:
2.1.1 Khái niệm năng lực
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng. 1998) có giải thích:
Năng lực là: “Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một
hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hồn thành
một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”.
Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng
phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2014 thì
“Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức,
kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… nhằm đáp ứng hiệu quả một
yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Năng lực thể hiện sự vận
dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của người lao động, kiến thức và kỹ năng)
được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc
nào đó. Năng lực bao gồm các yếu tố cơ bản mà mọi người lao động, mọi công dân
đều cần phải có, đó là các năng lực chung, cốt lõi”. Định hướng chương trình giáo dục
phổ thơng (GDPT) đã xác định một số năng lực cốt lõi mà học sinh Việt Nam cần phải
có để đáp ứng với tình hình thực tế cuộc sống đang phát triển và hòa nhập với môi

trường quốc tế.

Năng lực làm chủ và

Năng lực xã hội
2

Năng lực công cụ


phát triển bản thân
Năng lực tự học

Năng lực giao tiếp

Năng lực tính tốn

Năng lực giải quyết vấn đề

Năng lực hợp tác

Năng lực sử dụng ngôn ngữ

Năng lực sáng tạo

Năng lực ứng dụng CNTT

Năng lực quản lí bản thân
2.1.2. Chương trình giáo dục định hướng năng lực
Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực (định hướng phát triển

năng lực) nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ
những năm 90 của thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo
dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học.
Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy
học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng
lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người
năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này
nhấn mạnh vai trị của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức.
Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng
phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm
cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điều
khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của học sinh.
Bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng nội dung và
chương trình định hướng phát triển năng lực sẽ cho chúng ta thấy ưu điểm của chương
trình dạy học định hướng phát triển năng lực:

3


Mục tiêu
giáo dục

Chương trình

Chương trình

định hướng nội dung

định hướng phát triển năng lực


Mục tiêu dạy học được mô tả
không chi tiết và không nhất thiết
phải quan sát, đánh giá được.

Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi
tiết và có thể quan sát, đánh giá được;
thể hiện được mức độ tiến bộ của HS
một cách liên tục.
Lựa chọn những nội dung nhằm đạt

Nội dung
giáo dục

Việc lựa chọn nội dung dựa vào được kết quả đầu ra đã quy định, gắn với
các khoa học chun mơn, khơng các tình huống thực tiễn. Chương trình
gắn với các tình huống thực tiễn. chỉ quy định những nội dung chính,
Nội dung được quy định chi tiết khơng quy định chi tiết.
trong chương trình.

- GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ
HS tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức.
Phương
pháp dạy
học

GV là người truyền thụ tri thức,
là trung tâm của quá trình dạy
học. HS tiếp thu thụ động những
tri thức được quy định sẵn.


Chú trọng sự phát triển khả năng giải
quyết vấn đề, khả năng giao tiếp…
- Chú trọng sử dụng các quan điểm,
phương pháp và kỹ thuật dạy học tích
cực; các phương pháp dạy học thí
nghiệm, thực hành.
Tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú
ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,

Hình thức
dạy học

Chủ yếu dạy học lý thuyết trên nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng
lớp học

tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và

Đánh giá

Tiêu chí đánh giá được xây dựng
4

học
Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu
ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình


kết quả
học tập

của HS

chủ yếu dựa trên sự ghi nhớ và học tập, chú trọng khả năng vận dụng
tái hiện nội dung đã học.

trong các tình huống thực tiễn.

2.1.3. Các năng lực mà môn học giáo dục công dân hướng đến
- Năng lực giải quyết vấn đê
Trên thực tế, có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về năng lực giải
quyết vấn đề (GQVĐ). Tuy nhiên, các ý kiến và quan niệm đều thống nhất cho rằng
GQVĐ là một NL chung, thể hiện khả năng của mỗi người trong việc nhận thức, khám
phá được những tình huống có vấn đề trong học tập và cuộc sống mà khơng có định
hướng trước về kết quả, và tìm các giải pháp để giải quyết những vấn đề đặt ra trong
tình huống đó, qua đó thể hiện khả năng tư duy, hợp tác trong việc lựa chọn và quyết
định giải pháp tối ưu.
Với môn học giáo dục công dân, năng lực này cũng cần được hướng đến khi
triển khai các nội dung dạy học của bộ mơn, do tính ứng dụng thực tiễn và quy trình
hình thành năng lực có thể gắn với các bối cảnh học tập của môn học, khi nảy sinh
những tình huống có vấn đề. Q trình giải quyết vấn đề trong mơn GDCD có thể
được vận dụng trong một tình huống dạy học cụ thể hoặc trong một vấn đề cụ thể.
- Năng lực sáng tạo
Năng lực sáng tạo được hiểu là sự thể hiện khả năng của học sinh trong việc suy
nghĩ và tìm tịi, phát hiện những ý tưởng mới nảy sinh trong học tập và cuộc sống, từ
đó đề xuất được các giải pháp mới một cách thiết thực, hiệu quả để thực hiện ý tưởng.
Trong việc đề xuất và thực hiện ý tưởng, học sinh bộc lộ óc tị mị, niềm say mê tìm
hiểu khám phá.
Việc hình thành và phát triển năng lực sáng tạo cũng là một mục tiêu mà môn
học Giáo dục công dân hướng tới. Năng lực này được thể hiện trong việc xác định các
tình huống và những ý tưởng. Năng lực suy nghĩ sáng tạo bộc lộ thái độ đam mê và

khát khao được tìm hiểu của HS, khơng suy nghĩ theo lối mịn, theo cơng thức.
5


- Năng lực hợp tác
Học tác là hình thức học sinh làm việc cùng nhau trong nhóm nhỏ để hồn
thành cơng việc chung và các thành viên trong nhóm có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau,
giúp đỡ nhau để giải quyết các vấn đề khó khăn của nhau. Khi làm việc cùng nhau,
học sinh học cách làm việc chung, cho và nhận sự giúp đỡ, lắng nghe người khác, hoà
giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ. Đây là hình thức học tập giúp
học sinh ở mọi cấp học phát triển cả về quan hệ xã hội lẫn thành tích học tập.
Năng lực hợp tác được hiểu là khả năng tương tác của cá nhân với cá nhân và
tập thể trong học tập và cuộc sống. Năng lực hợp tác cho thấy khả năng làm việc hiệu
quả của cá nhân trong mối quan hệ với tập thể, trong mối quan hệ tương trợ lẫn nhau
để cùng hướng tới một mục đích chung. Đây là một năng lực rất cần thiết trong xã hội
hiện đại, khi chúng ta đang sống trong một môi trường, một không gian rộng mở của
q trình hội nhập.
Trong mơn học Giáo dục công dân, năng lực hợp tác thể hiện ở việc HS cùng
chia sẻ, phối hợp với nhau trong các hoạt động học tập qua việc thực hiện các nhiệm
vụ học tập diễn ra trong giờ học. Thông qua các hoạt động nhóm, cặp, học sinh thể
hiện những suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về những vấn đề đặt ra, đồng thời lắng
nghe những ý kiến trao đổi thảo luận của nhóm để tự điều chỉnh cá nhân mình. Đây là
những yếu tố rất quan trọng góp phần hình thành nhân cách của người học sinh trong
bối cảnh mới.
- Năng lực tự quản bản thân
Năng lực này thể hiện ở khả năng của mỗi con người trong việc kiểm soát cảm
xúc, hành vi của bản thân trong các tình huống của cuộc sống, ở việc biết lập kế hoạch
và làm việc theo kế hoạch, ở khả năng nhận ra và tự điều chỉnh hành vi của cá nhân
trong các bối cảnh khác nhau. Khả năng tự quản bản thân giúp mỗi người ln chủ
động và có trách nhiệm đối với những suy nghĩ, việc làm của mình, sống có kỉ luật,

biết tơn trọng người khác và tơn trọng chính bản thân mình.

6


Cũng như các môn học khác, môn Giáo dục công dân cũng cần hướng đến việc
rèn luyện và phát triển ở HS năng lực tự quản bản thân. Trong các bài học, HS cần biết
xác định các kế hoạch hành động cho cá nhân và chủ động điều chỉnh kế hoạch để đạt
được mục tiêu đặt ra, nhận biết những tác động của ngoại cảnh đến việc tiếp thu kiến
thức và rèn luyện kĩ năng của cá nhân để khai thác, phát huy những yếu tố tích cực,
hạn chế những yếu tố tiêu cực, từ đó xác định được các hành vi đúng đắn, cần thiết
trong những tình huống của cuộc sống.
2.2. Thực trạng:
- Vê phía giáo viên:
Nhiều giáo viên tâm huyết với bộ môn giáo dục công dân cho rằng việc dạy
học vẫn chưa tạo sức hút cho học sinh vì kiến thức khơ khan, nhiều khái niệm. Chưa
vận dụng có hiệu quả lý luận dạy học vào thực tiễn bài giảng nên nhiều giờ dạy giáo
viên vẫn chưa thực sự giúp học sinh thể hiện được năng lực riêng. Sự phát huy tính
tích cực chủ động của học sinh thực ra vẫn mang tính chất nửa vời. Khơng phát huy
được năng lực tư duy sáng tạo của các em. Đơi khi giáo viên dạy học cịn đọc chép,
dạy học không gắn với thực tiễn ....nên hiệu quả thực sự của học sinh chưa cao...
- Năm nay là năm đầu tiên tiếp cận chương trình mới nên việc vận dụng phương
pháp mới vào dạy học còn chưa thật đồng bộ.
- Vê phía học sinh:
Những năm gần đây, nhiều người quan tâm đến công tác giáo dục không khỏi lo
ngại trước một thực trạng, đó là tâm lý thờ ơ với việc học môn GDCD. Coi môn học là
môn phụ nên không thực sự chú tâm học tập. Một nét đặc thù là học sinh lớp 6 ở đầu
cấp học các em vẫn còn lúng túng khi tiếp cận giờ học, ngồi học thụ động, chưa phát
huy được tính tích cực.
Chương trình mới cũng là một điều cịn mới mẻ đối với học sinh. Cần phải có

thời gian làm quen và thích nghi.
Đầu năm tơi tiến hành khảo sát chất lượng về các năng lực được phát huy trong
giờ học GDCD ở ba lớp 6.
Khối
6

Tổng số
học sinh
44

Phát huy tốt

Chưa phát huy

các năng lực
Số học sinh
Tỉ lệ %
25
53,2

hết năng lực
Số học sinh
Tỉ lệ %
22
46,8

7


6A2

6A3
Tổng

44
44
132

15
10
50

38,0
23,9
39,0

25
32
79

62,0
76,1
61,0

2.3. Biện pháp tiến hành:
2.3.1. Tìm hiểu nắm vững mục tiêu bài giảng giáo dục công dân theo định
hướng phát triển năng lực
Theo tuyên ngôn của tổ chức UNESSCO - Bốn trụ cột của giáo dục bao gồm:
Học để biết (Learning to know), Học để làm (Learning to do), Học để tự khẳng định
(Learning to be) và Học để cùng chung sống (Learning to live together).
Đây cũng là mục tiêu cần hướng tới của môn giáo dục công dân cũng như toàn

xã hội. Trước hết phải hiểu rõ khái niệm Năng lựcđây là một vấn đề rộng với nhiều
định nghĩa khác nhau:
Khái

niệm

năng

lực

(competency)



nguồn

gốc

tiếng

La

tinh

“competentia”.“Năng lực là sự tích hợp các kĩ năng tác động một cách tự nhiên lên
các nội dung trong một loại tình huống cho trước để giải quyết những vấn đê do
những tinh huống này đặt ra”. (Theo Xavier Roegiers – Làm thế nào để phát triển các
năng lực nhà trường).
Hoặc như GS. TS Đinh Quang Báo lấy dấu hiệu từ các yếu tố tạo thành khả
năng hành động “Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức kinh nghiệm, kỹ

năng , thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các
tình huống đa dạng của cuộc sống” (Hội thảo đổi mới chương trình SGK – Bộ Giáo
dục tổ chức 10- 12/12/2012 tại Hà Nội)
Trong giáo dục Theo định hướng năng lưc học sinh quan trọng là xác định rõ
những năng lực cần có và có thể phát triển trong dạy học. Trong đó gồm năng lực
chung có thể phát triển ở các môn học khác nhau và năng lực riêng.
Theo quan điểm của các nhà sư phạm nghề Đức, cấu trúc chung của năng lực
hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần sau:
Các thành phần cấu trúc của năng lực
- Năng lực chuyên môn (Professional competency):
- Năng lực phương pháp (Methodical competency):
- Năng lực xã hội (Social competency):
- Năng lực cá thể (Induvidual competency):
8


Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng phát triển
năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức,
kỹ năng chun mơn mà cịn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng
lực cá thể. Những năng lực này có mối quan hệ biện chứng khơng tách rời nhau. Năng
lực hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này
- Trước hết là nhóm năng lực cốt lõi chung:

Năng
lực
cốt
lõi

Qua bài giảng giáo viên cơng dân phải
chất:


Nhóm NL
làm chủ
Nhóm NL quan hệ
và học
PT sinh hình thành
giúp
xã hội
bản thân

(1) Yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước.
(2) Nhân ái khoan dung.
(3) Trung thực, tự trọng, chí cơng vơ tư.
(4) Tự lập tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó.

Năng lực
tự học
Năng lựcgiải quyết
Năng lực sử dụng
Năng
g lựctự
lựcsáng
Năng
quảnlực
lýtạo
giaoNăng
tiếp lực hợp tác Năng lực sử dụngNăng
ngơnlực
ngữtính tốn
vấn đề

CN-TT

9

những

Nhóm
năng
phẩm lực
cơng cụ


(5) Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và môi trường tự nhiên.
(6) Thực hiện nghĩa vụ đạo đức, tôn trọng chấp hành kỉ luật, pháp luật.
Để hình thành được những phẩm chất năng lực đó trong mơn giáo dục cơng dân
thì nhất thiết phải cải tiến phương pháp dạy học.
2.3.2. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực để phát huy phẩm chất năng
lực học sinh:
2.3.2.1 Phương pháp dạy nêu/ phát hiện và giải quyết vấn đề:
Nêu và giải quyết vấn đề, đặt và giải quyết vấn đề , phát hiện và giải quyết vấn
đề...là những thuật ngữ được dùng trong dạy học. Các thuật ngữ này có đặc điểm
chung là phát hiện và giải quyết được vấn đê để xây dựng nên kiến thức mới và áp
dụng kiến thức vào thực tiễn.
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp tạo điều kiện để học
sinh có thói quen tìm tịi giải quyết vấn đề theo cách tư duy mang tính khoa học. Nó
khơng những tạo nhu cầu, hứng thú học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức, mà còn phát hiện
năng lực sáng tạo của học sinh. Sau khi giải quyết vấn đề, học sinh sẽ thu nhận được
kiến thức mới, kĩ năng mới với tinh thần thái độ tích cực.
* Quy trình của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề:


Căn cứ vào quy trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề sẽ được thực hiện
theo bốn mức độ:
Các

Phát hiện và

Nêu

Lập

Giải quyết

mức

giải quyết

giả thuyết

kế hoạch

vấn đề

10

Kết luận


1

vấn đề

Giáo viên

Giáo viên

Giáo viên

Giáo viên

2

Giáo viên

Giáo viên

Giáo viên

Giáo viên

Giáo viên và

Giáo viên và

học sinh

học sinh

Học sinh

Học sinh


Học sinh

Học sinh

Học sinh

Học sinh

3
4

Giáo viên
Giáo viên và
học sinh
Giáo viên và
học sinh
Giáo viên và
học sinh

Đối với phương pháp này tôi áp dụng trong hoạt động khởi động của bài học
như sau:
+ Khi dạy bài Tự hào về truyền thống gia đình, dịng họ tôi đã tiến hành hoạt
động khởi động như sau:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng hoạt động “Thẩm thấu
âm nhạc”

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hoạt động “Thẩm thấu âm nhạc”
Luật chơi:
- Học sinh xem video bài bát “Lá cờ” (sáng tác: Tạ Quang Thắng) và trả lời câu
hỏi.

- Bài hát nói về truyền thống nào của gia đình Việt Nam? Hãy chia sẻ hiểu biết
của em về những truyền thống đó.
- Sau đó giáo viên chốt lại vấn đề
Tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dịng họ chính là giữ gìn nguồn
gốc bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tạo điều kiện cho sự ổn định và phát triển bền

11


vững của đất nước.Để thực hiện nhiệm vụ cao quý ấy khơng ai khác chính là thế hệ
thanh niên Việt Nam ngày nay.
+ Khi dạy bài Siêng năng kiên trì ở hoạt động khởi động
Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng hoạt động“Dự đốn
qua hình ảnh”

Câu trả lời của học sinh.
Bạn nam không chịu suy nghĩ, bỏ dở bài tập.
Bạn nữ kiên trì suy nghĩ, quyết tâm làm bài tập và kêu gọi bạn cùng làm.
- GV giao nhiệm vụ cho HS thơng qua trị chơi “Khám phá hình ảnh”
Luật chơi:
Bước 1: Quan sát hình ảnh và trả lời câu

H thực hiện nhiệm vụ

hỏi:
? Hai bạn trong hình đã có biểu hiện như
thế nào trong học tập?
? Nếu là em, em sẽ lựa chọn hành động
theo bạn nam hay bạn nữ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ,
trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh cử đại diện lần lượt
12


trình bày các câu trả lời.
Hình 1: Bạn nam khơng chịu
suy nghĩ, bỏ dở bài tập.
Hình 2: Bạn nữ kiên trì suy
nghĩ, quyết tâm làm bài tập và kêu gọi
bạn cùng làm.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học:
Sự kiên trì, siêng năng và quyết tâm rất cần đối với bản thân mỗi con người chúng
ta.
=> Như vậy, với hình thức tổ chức trị chơi thẩm thấu âm nhạc, dự đốn qua hình
ảnh giáo viên đã đưa ra vấn đề khiến cho học sinh tìm hiểu để tìm tịi phát hiện để
rồi kết luận được vấn đề.

Ở phương pháp này giáo viên đã phát huy được ở học sinh những năng lực:

Năng lực

Phẩm chất


- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động
- Điều chỉnh hành vi: Có những việc làm cụ thể, phù hợp
- Phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ
học tập và rèn luyện đạo đức

13

- Chăm chỉ:
- Trách nhiệm:


2.3.2.2 Phương pháp trò chơi
- Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay
thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thơng qua một trị chơi
nào đó.
- Quy trình thực hiện
+Giáo viên phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho học sinh.
+ Chơi thử ( nếu cần thiết)
+ Học sinh tiến hành chơi
+ Đánh giá sau trò chơi
+ Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi
- Khi tổ chức trò chơi giáo viên cần lưu ý
+ Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, phải phù hợp với chủ đề bài học.
+ Học sinh phải nắm được quy tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi.
+ Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi.
+ Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
+ Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để khơng gây nhàm
chán cho HS.
+ Sau khi chơi, giáo viên cần cho HS thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của

trò chơi.

14


- Khi dạy bài Tự lập: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng
trị chơi “Đốn ý đồng đội”.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thơng qua trị chơi “Đoán ý đồng đội”.
+ Giáo viên chia lớp thành 4-5 nhóm.
+ Phổ biến luật chơi.
+ Luật chơi:


Mỗi nhóm cử 1 bạn lên nhận từ khoá và diễn đạt từ khoá đó bằng các hành

động, cử chỉ, điệu bộ (Khơng được dùng lời). Mỗi từ khoá chỉ diễn đạt tối đa là 30s.

Các bạn cịn lại trong nhóm dựa vào phần diễn đạt hình thể của bạn trong nhóm
mình, thảo luận và cho đáp án từ khố đó. ( tối đa 5s).

Từ khoá là các việc làm ở trường, ở nhà thể hiện tín tự lập: quét nhà, giặt quần
áo, tưới cây, rửa bát, nấu cơm, học bài, đạp xe đi học, trông em, gấp quần áo, phơi


quần áo, gấp chăn màn….
Kết thúc 2 lượt chơi, đội nào đoán được đúng nhiều từ khố, trong thời gian
ngắn hơn đội đó chiến thắng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS cử đại diện nhận từ khoá và diễn đạt từ khoá.
15


- Các em cịn lại trong đội đốn từ khố.
- Lần lượt 4 đội chơi.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét tinh thần chơi của các đội, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ
đề bài học.
- Khi dạy bài Tiết kiệm giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh quan sát tranh,
tình huống
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ
thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Biểu hiện của tiết
kiệm?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm (Phiếu bài tập,
phần tham gia trò chơi....)
d. Tổ chức thực hiện:
- Trò chơi Đuổi hình bắt chữ
Hãy nêu nội dung các hình ảnh trên.
Luật chơi:
+ HS quan sát hình ảnh trong 5s.
+ HS đưa ra câu trả lời. Nếu câu trả lời sai, quyền trả lời thuộc về học sinh
khác.
- Hãy lấy ví dụ từ bản thân hoặc từ những người xung quanh để minh hoạ về lối
sống tiết kiệm.
- Trò chơi thi Cuộc đua rùa và thỏ
GV chia lớp làm 2 đội
16



Đội A: Tìm những biểu hiện tiết kiệm
Đội B: Tìm những biểu hiện trái với tiết kiệm
Luật chơi:
+ Mỗi câu trả lời đúng, đội được tiến lên một bước.
+ Đội nào đến đích trước sẽ chiến thắng.
+ HS đưa ra câu trả lời. Nếu câu trả lời sai, quyền trả lời thuộc về đội khác.
2.3.2.3 Phương pháp đóng vai
- Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “ làm thử” một số cách
ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy
nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa
thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” khơng phải là phần chính của phương pháp
này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.
- Quy trình thực hiện
Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau :
+ Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, u cầu đóng vai cho
từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi
nhóm.
+ Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
+ Các nhóm lên đóng vai.
+ Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về ý
nghĩa của các cách ứng xử.
+ GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã
cho.
- Một số lưu ý
+Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với lứa tuổi,
trình độ HS và điều kiện, hồn cảnh lớp học.
+ Tình huống không nên quá dài và phức tạp, vượt quá thời gian cho phép
+ Tình huống phải có nhiều cách giải quyết

+ Tình huống cần để mở để HS tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp;
khơng cho trước “ kịch bản”, lời thoại.
+ Mỗi tình huống có thể phân cơng một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai

17


+ Phải dành thời gian phù hợp cho HS thảo luận xây dựng kịch bản và chuẩn bị
đóng vai
+ Cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai của các nhóm
+ Trong khi HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai, GV nên đi đến từng nhóm lắng
nghe và gợi ý, giúp đỡ HS khi cần thiết
+ Các vai diễn nên để HS xung phong hoặc tự phân cơng nhau đảm nhận
+ Nên khích lệ cả những HS nhút nhát cùng tham gia.
+ Nên có hố trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của tiểu phẩm đóng
vai.
Ví dụ: Trong bài “Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên”
- GV cho HS đọc các tình huống trong SGK mục 3.
- GV chia lớp thành 3 Đội chơi Xanh – Đỏ - Vàng và giao nhiệm vụ cho HS
thơng qua trị chơi đóng vai xử lí tình huống:
+ Đội Xanh: Tình huống 1: Hạnh đang xem chương trình ti vi u thích thì trời
bồng nổi cơn dông, mây đen ùn ùn kéo đến, sắm chớp đừng đùng, trời mưa tâm tã.
+ Đội Đỏ: Tình huống 2: Tà Nua là con suối duy nhất chảy qua khe núi dẫn
đến Trường Trung học cơ sở X. Trên đường Phương đi học thi thấy nước suối dâng
cao sau trận lũ đêm qua.
+ Đội Vàng: Tình huống 3: Tâm đi kiếm củi qua sườn dốc đang bị sạt lở đo
sau trận mưa bão lớn, kéo đài.
- Sau khi các nhóm thực hiện đóng vai, GV yêu cầu HS tổng hợp lại:
? Để ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên, chúng ta cần phải
làm gì?

- Gv thông qua LUẬT CHƠI
+ Lớp chia thành 3 đội chơi: Xanh – Đỏ - Vàng.
+ Mỗi đội chơi sẽ thảo luận, xây dựng kịch bản theotình huống cho trước, thống
nhất cách xử lí tình huống và phân cơng người đóng vai.
+ Thời gian thảo luận: 5 phút.
+ Thời gian diễn: 2 phút/đội.
+ Tiêu chí chấm điểm:
Kịch bản hay: 10 điểm.
Xử lí tình huống phù hợp: 10 điểm.
18


Diễn xuất tốt: 10 điểm.
+ Ban Giám khảo: 5 HS và cơ giáo.
- Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, xây dựng kịch bản, phân vai cho các thành
viên và xử lí tình huống.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
+ Đối với bài Tôn trọng sự thật giáo viên giao nhiệm vụ cho HS thơng qua trị
chơi “Đối mặt”

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn học sinh thơng qua hệ thơng câu hỏi, trị chơi, hoạt động dự
án ...
+Trị chơi đối mặt: Tìm những câu ca dao tục ngữ, danh ngôn về tự lập
+ Hoạt động dự án 1: Xây dựng phiếu học tập thể hiện kết quả rèn luyện tính tự
lập của bản thân và thực hiện kế hoạch
+ Hoạt động dự án 2:
Sắp tới kì nghỉ hè, bố mẹ dự định cho em về quê ngoại một tháng sống
cùng với ông bà. Em hãy thiết kế một cuốn sổtay để nhắc bản thân trong sinh
19



hoạt và học tập. (Nội dung chính của sổ tay: thời gian, nội dung nhắc nhở, cách
thực hiện, tự đánh giá)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
- Với hoạt động dự án: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong
nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo
viên.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh cử đại diện nhóm trình bày.
- Học sinh thảo luận, trao đổi,
+ Lắng nghe, nghiên cứu, trao đổi, trình bày nếu cịn thời gian
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
“Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình” mà nhà thơ Tố Hữu đã gửi gắm
cho người đời sau. Chúng ta được sinh ra với một cơ thể khỏe mạnh, lành lặn.
Chúng ta hãy suy nghĩ và hành động để trở thành những người có tính tự lập các
em nhé. Cô tin là qua bài học ngày hôm nay, sẽ có rất nhiều tấm gương biết
vươn lên trong cuộc sống, trở thành bông hoa ngát hương trong vườn hoa của
thành công và hạnh phúc.
2.3.2.4. Phương pháp dạy học nhóm
- Dạy học nhóm cịn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác,
Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ,
trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hồn thành các nhiệm vụ học tập
trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được
trình bày và đánh giá trước tồn lớp.
Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách
nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của HS.

- Quy trình thực hiện
Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản:
a. Làm việc toàn lớp : Nhập đề và giao nhiệm vụ
- Giới thiệu chủ đề
- Xác định nhiệm vụ các nhóm
- Thành lập nhóm
b. Làm việc nhóm
20


- Chuẩn bị chỗ làm việc
- Lập kế hoạch làm việc
- Thoả thuận quy tắc làm việc
- Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
- Chuẩn bị báo cáo kết quả.
c. Làm việc tồn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá
- Các nhóm trình bày kết quả
- Đánh giá kết quả.
- Một số lưu ý
Có rất nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, khơng nên áp
dụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học. Số lượng HS/1 nhóm nên từ 4- 6 HS.
Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau, hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ
khác nhau, là các phần trong một chủ đềchung.
Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, luyện tập, củng cố một chủ đề
đã học hoặc cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới.
- Các kỹ thuật chia nhóm:
Khi tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, GV nên sử dụng nhiều cách chia
nhóm khác nhau để gây hứng thú cho HS, đồng thời tạo cơ hội cho các em được học
hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp. Dưới đây là một số cách chia nhóm:
+ Chia nhóm theo số điểm danh, theo các màu sắc, theo các loài hoa, các mùa

trong năm,...:
+ Chia nhóm theo hình ghép
- HS bốc ngẫu nhiên mỗi em một mảnh cắt.
- HS phải tìm các bạn có các mảnh cắt phù hợp để ghép lại thành một tấm hình
hồn chỉnh.
- Những HS có mảnh cắt của cùng một bức hình sẽ tạo thành một nhóm.
+ Chia nhóm theo sở thích
GV có thể chia HS thành các nhóm có cùng sở thích để các em có thể cùng thực
hiện một cơng việc u thích hoặc biểu đạt kết quả cơng việc của nhóm dưới các hình
thức phù hợp với sở trường của các em. Ví dụ: Nhóm Họa sĩ, Nhóm Nhà thơ, Nhóm
Hùng biện,...

21


+ Chia nhóm theo tháng sinh: Các HS có cùng tháng sinh sẽ làm thành một
nhóm.
Ngồi ra cịn có nhiều cách chia nhóm khác như: nhóm cùng trình độ, nhóm
hỗn hợp, nhóm theo giới tính,....

+ Đối với phương pháp này tơi áp dụng ở hoạt động hình thành kiến thức như
sau:
GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin, cùng tìm hiểu nội dung thơng tin nói
vềcác tình huống nguy hiểm trong sách giáo khoa.
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu
hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh: Nhận biết các tình huống nguy hiềm và hậu
quả của nó
Em hãy đọc các thơng tin, tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi
1.Khi đang chơi trước cửa nhà, Lan thấy một người phụ nữ lạ mặt giới thiệu là
người quen, muốn gặp mẹ Lan để gửi đồ và trao đổi công việc. Lan mở cửa và lễ

phép mời người phụ nữ lạ mặt vào nhà. Sau đó, Lan cảm thấy buồn ngủ và ngủ
thiếp đi. Đến khi tỉnh dậy, Lan thấy mẹ ngồi bên cạnh, trong nhà có nhiều người,
có cả cơng an. Lan lơ mơ hiểu ra là nhà mình vừa bị mất trộm.
2.Mưa dơng, mưa đá, lốc xoáy, sét thường gây thiệt hại lớn về tài sản, hoa màu và
con người. Nhiều ngôi nhà bị tốc mái, sập, hư hỏng nặng, khiến nhiều gia đình rơi
vào cảnh “màn trời chiếu đất”, cuộc sống bị đảo lộn. Nhiều người bị thương, thậm
chí có người cịn bị thiệt mạng do những hiện tượng thiên tai khốc liệt này.
3.Đang ngồi học bài, Hải nghe tiếng còi xe cứu hoả rú vang cả khu phố. Nhìn qua
cửa sổ, thấy ngọn lửa bùng cháy dữ dội từ ngôi nhà bên cạnh, em cầm vội chiếc
khăn ướt che mũi, men theo cầu thang chạy xuống tầng một để thoát ra ngoài.

22


c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

- Khi dạy bài Tiết kiệm
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh quan sát 6 tranh thảo luận nhóm bàn( cặp đôi).
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi:
Biểu hiện củatiết kiệm.
6 tranh

23


24


2.3.2.5.Phương pháp dạy học theo dự án:
Dạy học theo dự án là phương pháp dạy học trong đó người học thực hiện một

nhiệm vụ học tập phức tạp có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành nhằm tạo ra một
sản phẩm cụ thể. Nhiệm vụ của người học thực hiện với tính tự lực cao trong q trình
học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra,
điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.
Quy trình tổ chức cho học sinh học theo dự án:
- Lựa chọn chủ đề, xác định các vấn đề cần
Bước 1: Đề xuất giải pháp và lập kế
hoạch

giải quyết.
- Xây dựng tiểu chủ đề.
- Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập.
25


×