Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Giải pháp ôn tập môn ngữ văn theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh nhằm nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.84 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT NGA SƠN
----------***----------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIẢI PHÁP ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC
HỌC SINH NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI
TỐT NGHIỆP THPT

Họ và tên : Dương Thị Nhung
Chức vụ : Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2021


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
1.1. Lý do chọn đề tài............................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................3
2. NỘI DUNG.......................................................................................................4
2.1. Cơ sở lí luận...........................................................................................4
2.1.1. Vài nét về phẩm chất và năng lực học sinh................................................4
2.2.2. Những định hướng lớn về đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn............4
2.2. Thực trạng của vấn đề....................................................................................5
2.2.1. Thuận lợi......................................................................................................5


2.2.2. Khó khăn.....................................................................................................6
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề...........................................6
2.3.1. Xây dựng kế hoạch ôn tập cụ thể.........................................................6
2.3.2. Bám sát cấu trúc đề thi minh họa của Bộ giáo dục..............................8
2.3.3. Hướng dẫn HS ôn tập theo sơ đồ tư duy (mindmap)...........................8
2.3.4. Thường xuyên cung cấp tài liệu hoặc hướng dẫn HS tìm nguồn
tài liệu học tập.......................................................................................9
2.3.5. Phân nhóm HS theo trình độ, giao bài tập, sửa bài tập phù hợp
với nhóm đó.........................................................................................10
2.3.6. Kiểm tra, đánh giá nghiêm túc, kĩ lưỡng....................................10
2.3.7. Có biện pháp riêng với những HS yếu kém...............................11
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm............................................................12
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................13
3.1. Kết luận........................................................................................................13
3.2. Kiến nghị......................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................14
DANH MỤC SKKN..........................................................................................15
PHỤ LỤC...........................................................................................................16


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Năm học 2020 - 2021 là năm học tiếp tục thực hiện chương trình giáo
dục giảm tải. Bộ GD&ĐT cũng đã đề ra phương án cụ thể cho kì thi tốt nghiệp
THPT. Vẫn trong thời lượng 120 phút, đề thi giữ nguyên hai phần trong cấu trúc
đề thi từ năm 2017 tới nay: Phần Đọc - hiểu (3.0 điểm), phần Làm văn hai câu
(câu viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) 2.0 điểm, bài nghị luận
văn học 5.0 điểm). Đó là cấu trúc quen thuộc, phù hợp với nhận thức và tâm lí
của học sinh. So với đề thi chính thức năm học 2019 - 2020, câu nghị luận văn
học thể hiện rõ tính phân loại thí sinh. Ngữ liệu nghị luận là một đoạn trích ngắn

thuộc một tác phẩm trong chương trình lớp 12 (khơng nằm trong phần giảm tải)
có hai câu lệnh với hai yêu cầu về nội dung nghị luận vừa hịa kết vừa tách bạch
nên thí sinh cần xác định rõ. Với những thay đổi đó, bản thân mỗi giáo viên luôn
phải cập nhật đổi mới để bắt kịp với xu thế mới nhằm nâng cao chất lượng dạy
học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Mặt khác, xét từ tình hình thực tế của chất lượng thi mơn Ngữ văn trong
kì thi tốt nghiệp THPT với kết quả chưa thực sự được như mong muốn, số điểm
cao ít và điểm dưới 5.0 cịn nhiều nên việc tìm ra những giải pháp phù hợp là rất
cần thiết. Đó khơng chỉ là nỗi buồn và sự lo lắng, thất vọng của bản thân thí sinh
mà trước hết là trách nhiệm, là sự trăn trở của nhà trường, của mỗi thầy cơ giáo.
Vì những lẽ đó, trong phạm vi sáng kiến này, người viết mạnh dạn đưa ra
một số kinh nghiệm trong quá trình dạy ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn
lớp 12, đó là “Giải pháp ôn tập môn Ngữ văn theo định hướng phát triển
phẩm chất, năng lực học sinh nhằm nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp
THPT”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Người viết muốn chia sẻ với đồng nghiệp một số giải pháp mà bản thân đã
thực hiện và nhận thấy có hiệu quả trong việc ôn tập môn Ngữ văn theo định
hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh để nâng cao chất lượng thi tốt
nghiệp THPT.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng là một số giải pháp ôn tập môn Ngữ văn, có thể áp dụng rộng
rãi cho các giáo viên đang dạy chương trình Ngữ văn 12, ơn thi tốt nghiệp


THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Ở đề tài này, người viết đã vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp nghiên
cứu nhằm phát huy hiệu quả tổng hợp từ ưu thế của các phương pháp: phương
pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết, phương pháp điều tra khảo sát thực

tế, thu thập thơng tin, phương pháp tâm lí, phương pháp so sánh và một số thao
tác có liên quan.


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Vài nét về phẩm chất và năng lực học sinh
Phẩm chất và năng lực là hai thành phần chủ yếu cấu thành nhân cách con
người. Chương trình giáo dục phổ thơng mới định hướng phát triển 5 phẩm chất
chủ yếu và 10 năng lực cốt lõi, đó là:
- 5 phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- 10 năng lực cốt lõi: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và
sáng tạo; tìm hiểu tự nhiên và xã hội; công nghệ; thẩm mĩ; thể chất; tin học; tính
tốn; ngơn ngữ.
Trong đó, các năng lực cần phát triển qua môn Ngữ văn cấp Trung học là:
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực sáng tạo
+ Năng lực hợp tác
+ Năng lực tự quản bản thân
+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt
+ Năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mỹ
2.1.2. Những định hướng lớn về đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn
theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực
* Dạy học đọc hiểu
- Cách dạy đọc - hiểu không nhằm truyền thụ một chiều cho HS những cảm
nhận của GV về văn bản được học mà nhắm đến sự định hướng cho HS cách
đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề nội dung và nghệ thuật của văn bản,
từ đó hình thành cho HS năng lực tự đọc một cách tích cực, chủ động, có sắc
thái cá nhân.
- Năng lực đọc- hiểu của HS còn được hiểu là sự tích hợp những kiến thức, kĩ

năng của các phân mơn cũng như toàn bộ kĩ năng và kinh nghiệm sống của học
sinh
- Đọc - hiểu bất kì một văn bản nào, người đọc cũng phải thực hiện những
yêu cầu sau:
+ Tìm kiếm thơng tin từ văn bản.


+ Giải thích, cắt nghĩa, phân loại, so sánh, kết nối….thông tin để tạo nên hiểu
biết chung về văn bản.
+ Phản hồi và đánh giá thông tin trong văn bản.
+ Vận dụng những hiểu biết về các văn bản đã học vào việc đọc các loại văn bản
khác nhau, đáp ứng những mục đích học tập và đời sống.
* Dạy học tích hợp
- Dạy học tích hợp là việc tổ chức nội dung dạy học của GV sao cho học sinh có
thể huy động nội dung, kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm
giải quyết các nhiệm vụ học tập, thơng qua đó hình thành kiến thức kỹ năng
mới, từ đó phát triển những năng lực cần thiết.
- Với đặc trưng của mình, mơn Ngữ văn thực hiện việc tích hợp như một yêu
cầu tự thân. Cả ba nội dung Văn học, Tiếng Việt, Làm văn trong mơn học đều có
điểm đồng quy là tiếng Việt và đều có mục đích là hình thành cho HS năng lực
sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp và tạo lập văn bản. Vì thế cả ba phân mơn trên
sẽ được phối hợp triển khai để hướng đến nâng cao 4 kỹ năng: nghe, đọc (nhóm
kỹ năng tiếp nhận văn bản) và nói, viết (nhóm kỹ năng tạo lập văn bản).
- Với quan điểm tích hợp, hệ thống văn bản được đưa vào chương trình và sách
giáo khoa sẽ là ngữ liệu để gắn kết nội dung học tập của các phân mơn.
- Mặt khác, tích hợp của ở mơn Ngữ văn còn thể hiện ở mối liên hệ giữa kiến
thức sách vở và kiến thức đời sống, liên thông giữa kiến thức, kỹ năng của môn
Ngữ văn với các ngành khoa học xã hội và nhân văn và các ngành học khác.
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.2.1. Thuận lợi

- BGH đã quan tâm đầu tư từ cơ sở vật chất đến tinh thần cho việc giảng dạy,
chỉ đạo các tổ chuyên môn, GV giảng dạy lập kế hoạch cụ thể hướng đến nâng
cao chất lượng phù hợp với từng bộ môn, đối tượng học sinh.
- Bản thân giáo viên cũng rất tích cực đổi mới phương pháp dạy học và thực
hiện nghiêm túc theo kế hoạch đề ra của nhà trường, trực tiếp giảng dạy khối 12
nhiều năm nên cũng tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm.
- Đa số học sinh tích cực học tập rèn luyện theo sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn.
- Chất lượng thi tốt nghiệp THPT của tồn trường nói chung và bộ mơn Ngữ văn
nói riêng qua từng năm được cải thiện rõ rệt.
Đó là những yếu tố căn bản, là nguồn động lực to lớn cho kì thi sắp tới.


2.2.2. Khó khăn
- Từ phía nhà trường: Năm học 2019 -2020 trường THPT Nga Sơn có tỉ lệ học
sinh đỗ tốt nghiệp cao. Kết quả đó là một sự nỗ lực và nguồn động viên to lớn
của trường nhưng qua kết quả thi hàng năm, vẫn cịn có học sinh trượt tốt
nghiệp, điểm thi dưới 5 trong đó có mơn Ngữ văn. Do đó, bản thân giáo viên
đứng lớp và nhà trường luôn thức nhận rõ trách nhiệm giúp học sinh có điểm thi
tốt hơn để nâng cao chất lượng.
- Về phía giáo viên: Q trình dạy học đã có sự thống nhất về kế hoạch giảng
dạy chung nhưng khi vận dụng thì lại phụ thuộc vào kinh nghiệm và phương
pháp của từng giáo viên. Vì vậy giữa các giáo viên vẫn chưa tìm ra tiếng nói
chung trong q trình giảng dạy nên kết quả chưa thật sự đạt được như mong
muốn.
- Về phía học sinh:
+ Nhiều học sinh ý thức học tập kém, thiếu tích cực trong học tập.
+ Do nhu cầu nhân lực của nền kinh tế - xã hội dẫn đến việc học sinh không chú
ý nhiều đến việc học tập nâng cao chất lượng, học mang tính đối phó.
+ Học sinh cũng ít quan tâm đến mơn Ngữ văn hơn vì mơn học này lựa chọn
được ít ngành nghề. Vì vậy dẫn đến việc ngại học văn hoặc học cho có dẫn đến

chất lượng bộ mơn không cao.
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Trước những thực trạng nêu trên, để thực hiện việc nâng cao chất lượng
thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn, bản thân tôi xin đề xuất các giải pháp sau:
2.3.1. Xây dựng kế hoạch ôn tập cụ thể
Giáo viên cần chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và ôn tập cụ thể theo
từng chủ đề, chuyên đề: mục đích là hướng đến những phần kiến thức chung
giống nhau để cho học sinh dễ tiếp cận, đồng thời có sự so sánh để nâng cao, mở
rộng kiến thức. Kế hoạch cụ thể như sau:
HỌC KÌ I
TUẦ
N
3-5

CHỦ ĐỀ BÀI DẠY
Ôn tập kiến thức đọc - hiểu: các phương thức biểu đạt, các
thao tác lập luận, phong cách chức năng ngôn ngữ, biện pháp
tu từ, thể thơ,…

GHI
CHÚ


6-7
8
9
10
11
12


Ôn tập Nghị luận xã hội
Ôn tập các dạng bài Nghị luận văn học
Ơn tập Tun ngơn độc lập
Ơn tập Tây Tiến
Ôn tập Việt Bắc
Ôn tập Đất Nước

13
14
15
16
17,18
19

Ôn tập Thơ ca kháng chiến Việt Nam (1945 - 1975)
Ơn tập Sóng
Ơn đề NLXH
Ôn đề đọc – hiểu
Giải đề
Hướng dẫn viết bài theo cấu trúc đề thi
HỌC KÌ II

TUẦ
CHỦ ĐỀ BÀI DẠY
GHI
N
CHÚ
20N NN Ơn tập Người lái đị sơng Đà
23
Ơn tập Ai đã đặt tên cho dịng sơng

24
Luyện đề nghị luận văn học về các tác phẩm tùy bút và bút kí
25
Ơn tập Vợ chồng A Phủ
26
Ôn tậpVợ nhặt
27
Luyện đề nghị luận văn học về các tác phẩm văn xuôi yêu
nước chống Pháp
28
Ôn tập Rừng xà nu
29
Luyện đề nghị luận văn học về các tác phẩm văn xi u
nước chống Mỹ
30
Ơn tập Chiếc thuyền ngoài xa
31
Hồn Trương Ba, da hàng thịt
32
Luyện đề nghị luận văn học về các tác phẩm văn xuôi sau 1975
33,34 Ôn tập tổng hợp kĩ năng làm văn nghị luận ( NLXH và NLVH)
35
Ôn tập theo cấu trúc đề thi (bám sát đề minh họa của Bộ)
Lưu ý: Mỗi chủ đề, chuyên đề đều phải có phần lý thuyết và bài tập:
+ Phần lý thuyết: nên hệ thống lại những kiến thức cơ bản, trọng tâm.
+ Phần bài tập: phải có bài tập mẫu và bài tập tự làm (có đáp án); bài tập nên
phân dạng và theo mức độ từ dễ đến khó phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Tăng dần các bài tập mở, các bài tập có tính thực tế đời sống. Thực hiện các



dạng bài tập: tự luận, bám sát các chuyên đề để ôn những đề văn cụ thể theo dàn
ý.., và cho học sinh viết bài làm văn để rèn luyện cách viết văn.
- Xây dựng thành đề cương tham khảo thống nhất với các GV trong tổ sau đó
phát cho học sinh photo để làm tài liệu học tập.
- Xây dựng thời gian thực hiện dạy chuyên đề phù hợp: Thực hiện trong các tiết
dạy chính khóa, dạy Tự chọn và dạy phụ đạo.
2.3.2. Bám sát cấu trúc đề thi minh họa của Bộ giáo dục
- Ngay từ đầu năm học, giáo viên phải cho học sinh làm quen với cấu trúc đề thi
để từ đó học sinh có định hướng cụ thể về kiến thức, kĩ năng sẽ phải học tập.
- Tiến hành nhận xét, phân tích đề thi minh họa của Bộ giáo dục: sau khi Bộ ra
đề thi minh họa, giáo viên thực hiện phổ biến cho học sinh, phân tích cụ thể
những kiến thức, kĩ năng cần để đáp ứng cho q trình ơn thi.
- Chú trọng vào dạy các kiến thức và kĩ năng cơ bản:
+ Dạy kĩ kiến thức văn học lớp 12 thông qua tác phẩm và các chủ đề.
+ Cung cấp, ôn lại kiến thức để sử dụng trong phần đọc hiểu và nghị luận xã hội.
+ Đặc biệt chú ý đến kĩ năng: Kĩ năng viết bài văn, đoạn văn, trả lời câu hỏi đọc hiểu.
2.3.3. Hướng dẫn học sinh ôn tập theo sơ đồ tư duy (mindmap)
- Đây là phương pháp học nắm nội dung chính của bài học bằng một sơ đồ với
những từ khóa và hình ảnh nên rất dễ nhớ, dễ hiểu, lâu quên kiến thức có thể
giúp phát huy tối đa năng lực sáng tạo và tự học của học sinh
- Có thể áp dụng đa dạng trong q trình dạy học và ơn tập :
+ Phần đọc hiểu: trả lời các câu hỏi bằng sơ đồ tư duy theo mức độ kiến thức.
+ Phần Nghị luận xã hội: xây dựng và nắm được cấu trúc đoạn văn qua các luận
điểm chính.
+ Phần Nghị luận văn học: xây dựng và nắm được cấu trúc bài văn qua các luận
điểm chính.
- Phương pháp, cách thức tiến hành:
+ Giáo viên ra đề
+ Gợi ý cho học sinh các kiến thức cơ bản
+ Giáo viên vẽ mẫu, giảng giải kĩ

+ Cho học sinh tự thực hành vẽ
+ Hoặc: Sau khi giải xong một đề bằng phương pháp truyền thống, giáo viên
cho học sinh xác định lại các nội dung chính rồi vẽ thành sơ đồ.


+ Hoặc: Giáo viên vẽ sơ đồ tư duy, sau đó cho học sinh đọc và diễn giải lại ý
chính theo lời văn của mình.
2.3.4. Thường xuyên cung cấp tài liệu hoặc hướng dẫn HS tìm nguồn tài
liệu học tập
- Ln tìm đề mới, phát cho học sinh phơ tơ để luyện đề
- Giới thiệu cho học sinh các tài liệu có trên thư viện hoặc mua ngồi hiệu sách:
+ Sách hướng dẫn ơn tập kì thi THPTQG năm học 2017-2018 môn Ngữ vănTrần Đăng Suyền, NXB giáo dục Việt nam.
+ Sách hướng dẫn ơn tập kì thi THPTQG năm học 2018-2019 môn Ngữ vănTrần Đăng Suyền, NXB giáo dục Việt nam.
+ Sách ôn thi THPTQG môn Ngữ văn năm học 2018-2019, Triệu Thị Huệ,
NXB giáo dục Việt Nam.
+ Đột phá Mind Map lớp 12, NXB Quốc gia Hà Nội.
+ Sách Bộ đề ơn tập kì thi THPTQG năm 2019 mơn Ngữ văn. Nguyễn Thanh
Bình. NXB Giáo dục Việt Nam
+ Sách Những bài văn hay 12, Bài văn mẫu 12…
- Giới thiệu cho học sinh địa chỉ mua các tài liệu (đặt sách online): Sách Sảo
Thơm; Sách Thầy Huân, Sách bộ đề cô Triệu Thị Huệ, Tiki,…
- Giới thiệu cho học sinh các trang mạng dạy học trực tuyến hoặc ôn thi :
+ Trang học trực tuyến: Học sinh có thể truy cập vào các vào các địa chỉ:
/>
/> /> />+ Các trang nhóm Facebook: Ơn thi THPTQG, Học văn - văn học,…
2.3.5. Phân nhóm học sinh theo trình độ, giao bài tập, sửa bài tập phù hợp
với nhóm đó
- Xuất phát từ đối tượng học sinh, giáo viên phân loại học sinh theo từng đối
tượng giỏi, khá, trung bình, yếu, kém để dạy theo đối tượng. Các đối tượng đều
phải nắm chắc kiến thức cơ bản. Sau đó từng đối tượng được luyện đề nâng cao

kĩ năng làm bài thi riêng cho HS khá giỏi, HS trung bình, yếu kém tùy mức độ


nhận thức, khả năng tiếp thu sẽ có thời gian luyện đề riêng theo mức độ từ thấp
lên cao – không đổ đồng, không đốt cháy giai đoạn.
- Đặt ra yêu cầu cao hơn một mức để học sinh phấn đấu: không nên đặt ra yêu
cầu quá cao cũng không nên dừng lại ở ngang mức trình độ học sinh trong nhóm
để tránh tình trạng tự thỏa mãn. Trong các buổi học ôn tập nâng cao tại trường,
sau mỗi chủ đề, chuyên đề nên có một bài kiểm tra nhỏ để đánh giá mức độ đạt
được của học sinh từ đó có hướng điều chỉnh, khắc phục kịp thời. Cuối đợt nên
có đề kiểm tra tổng hợp nhằm đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của học
sinh.
2.3.6. Kiểm tra đánh giá nghiêm túc, kĩ lưỡng
- Cần đảm bảo sự cơng bằng nhưng cũng cần có sự động viên khuyến khích hợp lí.
- Thường xun trao đổi trong tổ, nhóm chuyên môn về nội dung cách ra đề
kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kì và kiểm tra cuối kì.
- Tổ chức luyện đề trong các tiết dạy thêm hoặc tự chọn để học sinh làm quen
với đề, khắc sâu kiến thức, kĩ năng.
- Chấm bài, sửa chữa, có lời phê đúng, đủ để học sinh nhận ra ưu và nhược
điểm, từ đó rút kinh nghiệm. Chấm trả, cho điểm cơng bằng cũng là căn cứ để
khuyến khích kịp thời học sinh vươn lên trong học tập.
- Đánh giá phải diễn ra trong suốt quá trình dạy học, giúp học sinh liên tục được
phản hồi để biết mình mắc lỗi, thiếu hoặc yếu ở điểm nào để cả giáo viên và học
sinh cùng điều chỉnh hoạt động dạy và học. Đánh giá phải tạo ra sự phát triển,
phải nâng cao năng lực của người học, giúp các em hình thành khả năng tự đánh
giá, đánh giá lẫn nhau trong đó có năng lực đọc, năng lực cảm nhận/ tiếp nhận
văn học và năng lực viết
- Tích cực kiểm tra việc chuẩn bị bài và học bài của học sinh
+ Cần tạo cho học sinh ý thức học bài cũ, soạn bài và làm bài tập trước khi đến lớp.
+ Giao các bài tập về nhà để học sinh tự rèn luyện, giáo viên cần kiểm tra và

khuyến khích cho điểm đối với những chuyên đề tốt. Đồng thời xử lí nghiêm các
trường hợp vi phạm có hệ thống
+ Truyền cảm hứng để HS nâng cao việc tự học, tự rèn luyện, chịu khó đọc
nhiều sách báo để nâng cao năng lực đọc viết văn, luyện đề, ...
2.3.7. Có biện pháp riêng với những học sinh yếu kém


- Sớm phát hiện ra những học sinh có lực học yếu hơn với các em khác trong
lớp. Ngay từ đầu năm học, sau khi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm, giáo
viên chủ nhiệm và giáo viên bộ mơn cần phối hợp phân tích, đánh giá kết quả
đạt được của học sinh để đưa ra các dự báo về học sinh yếu kém.
- Chia sẻ trách nhiệm trong cơng tác khắc phục tình trạng học sinh yếu kém với
giáo viên chủ nhiệm hoặc nhà trường để cùng phối hợp giáo dục học sinh.
- Gặp riêng các em để nói về bài kiểm tra, tinh thần ý thức học tập chưa tốt trong
việc hoàn thành bài tập về nhà, tuân thủ các quy tắc của lớp học bao gồm cả thời
gian lên lớp, …
- Lắng nghe học sinh trình bày vấn đề với thái độ chăm chú nhất, luôn tỏ thái độ
tôn trọng và động viên các em.
- Giúp học sinh vạch ra kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu mang tính
thực tế.
- Giúp các em ơn tập lại những kiến thức căn bản và từng bước nâng cao trình
độ.
- Theo dõi sát sao việc thực hiện kế hoạch mà các em đã vạch ra và chắc chắn
rằng các em đang làm đúng theo kế hoạch đó. Hãy cho các em biết là bạn đang
rất quan tâm đến thành công của các em và cũng đừng tiếc khi khen ngợi sự tiến
bộ của các em hàng ngày trước lớp nếu các em xứng đáng được khen ngợi.
Những lời động viên, khích lệ của có thể giảm dần khi mà bạn thấy rằng học
sinh đó thực sự tiến bộ.
- Nhắc nhở các em ghi nhớ mục tiêu đề ra. Giáo viên có thể gợi ý các em gặp
riêng mình để yêu cầu được giúp đỡ thay vì đưa ra những lời phàn nàn về thái

độ học tập của các em trước lớp.
- Thay đổi các phương pháp dạy học để học sinh cảm thấy hứng thú như tạo trị
chơi, thảo luận nhóm, phần thưởng… Giáo viên là người chủ động tạo cơ hội
cho những học sinh yếu hơn được “tỏa sáng” và đánh giá cao khi các em có ý
kiến hay.
- Giáo viên cơng nhận sự cố gắng của các em cho dù các em không vượt qua bài
kiểm tra, dành một vài phút để khen ngợi sự tiến bộ của học trò và để học sinh
tự nhận thấy sự tiến bộ của mình.


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Khơng thể có kết quả tốt nếu học trị xem nhẹ và khơng u thích mơn
học. Người giáo viên cần làm cho học sinh hiểu rằng: Mơn Ngữ văn có vai trị
cực kì to lớn, nhờ nó mà ta trở nên con người có văn hóa đích thực và có nhân
cách tốt. Trong q trình giảng dạy, tơi đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này
một cách linh hoạt vào các tiết dạy học chính khóa, dạy phụ đạo. Kết quả đạt
được rất khả quan, chất lượng qua các bài kiểm tra tại lớp, các kì khảo sát theo
nhiều phạm vi được cải thiện rõ rệt.
Dạy học và ôn thi theo phương pháp mới đã tạo được hứng thú cho học
sinh. Các em tiếp nhận cơng việc với sự hứng khởi nhiệt tình vì được thể hiện
mình, vì được thường xuyên tiếp thu kiến thức ở nhiều dạng khác nhau, thường
xuyên đánh giá được khả năng của mình để từ đó nhận ra những ưu khuyết điểm
và rút kinh nghiệm. Khi có sự tìm tịi, sáng tạo và thể hiện bản lĩnh của cá nhân
trước tập thể thì đó là động lực để các em có kết quả học tập khả quan. Bản thân
giáo viên khi theo dõi các em hoạt động cũng cảm thấy hài lịng.
Học sinh đã có sự thay đổi về nhận thức, từ việc học tập chưa nghiêm
túc, lười biếng nay các em đã chủ động, mạnh dạn hơn trong việc thể hiện và
tiếp thu kiến thức. Nó được thể hiện qua việc phát biểu xây dựng bài, ôn bài cũ
khá tốt, hoàn thành các bài tập do giáo viên chỉ định. Các tiết học trở nên sôi nổi
hơn trước. Từ việc đổi mới trong bài dạy, trong kiểm tra đánh giá được thực hiện

nhuần nhuyễn, học sinh không bỡ ngỡ khi ôn tập, luyện đề mà vận dụng vào các
bài kiểm tra khá tốt.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Thực hiện hiệu quả những phương pháp dạy học mới sẽ mang lại hứng
thú lớn đối với học sinh và giáo viên. Để chất lượng giáo dục ngày càng đi lên,
bản thân mỗi giáo viên phải tự tìm ra cho mình một phương pháp tích cực và
phù hợp với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của công việc đạt
được mục tiêu nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT.


Nâng cao chất lượng dạy học và ôn tập là một cơng việc quan trọng, mỗi
giáo viên cần phải có sự nỗ lực không ngừng để đạt hiệu quả trong công việc.
Xuất phát từ những nhận thức chủ quan của bản thân qua công việc đã thực
hiện, tôi nhận thấy đây là những kinh nghiệm dạy học thực tế, mang lại hiệu quả
cao nhưng việc áp dụng cũng còn phụ thuộc vào sự nỗ lực và quan điểm, nhận
thức của mỗi người. Vì vậy qua đề tài này, rất mong được sự đón nhận, chia sẻ ý
kiến với đồng nghiệp để được hoàn thiện hơn.
3.2. Kiến nghị
Mỗi sáng kiến kinh nghiệm luôn là kinh nghiệm, là bài học quý mà mỗi
người dạy học đã tìm ra, trải nghiệm sâu sắc với mục đích góp phần làm cho q
trình dạy và học trở nên thú vị, nhẹ nhàng, khoa học hơn. Do vậy, cần phổ biến
rộng rãi hơn những sáng kiến, những sản phẩm trí tuệ và tâm huyết này trong
các đợt tập huấn bởi giáo dục chính là sự chia sẻ để biến quá trình giáo dục
thành tự giáo dục với ý thức tiếp thu, học hỏi một cách tự giác, tự nguyện.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ


Thanh Hóa, ngày 17 tháng 5 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Dương Thị Nhung

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD và ĐT, SGK Ngữ văn 12 tập 1- 2, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2019.
2. Đỗ Ngọc Thống, Bộ đề luyện thi THPT quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn,
Nxb Giáo dục Việt Nam, 2016.
3.Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2001.
4. Trịnh Văn Quỳnh, Đột phá Mindmap tư duy đọc hiểu môn Ngữ văn bằng hình
ảnh lớp 12, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015.


5. Bộ giáo dục, Tài liệu tập huấn Hướng dẫn xây dựng ma trận, đặc tả và đề
kiểm tra, đánh giá định kì theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
học sinh cấp THPT môn Ngữ văn, Hà Nội, 2020


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
NGÀNH GIÁO DỤC ĐÁNH GIÁ ĐẠT TỪ LOẠI C
TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Dương Thị Nhung
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Ngữ văn- Trường THPT Nga Sơn


TT

1.

Tên đề tài SKKN

Cấp
đánh
giá xếp
loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Lồng ghép trị chơi trong dạy
Sở GD C
bài khái qt, ơn tập chương
và ĐT
trình Ngữ văn 10 (Cơ bản)

Năm học
đánh giá xếp
loại
2017


PHỤ LỤC

Một số cụm từ viết tắt

* Giáo dục và đào tạo: GD&ĐT
* Giáo viên: GV
* Học sinh: HS
* Trung học phổ thông: THPT
* Trung học phổ thông Quốc gia: THPT QG




×