Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

(Luận văn thạc sĩ) HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.79 KB, 95 trang )

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
KHOA KINH TẾ HỌC
---------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HỒ THỊ KIM NGÂN

ĐỀ TÀI:

HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - Mã số: 8340410

Hà Nội, tháng 04/2021

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


KHOA KINH TẾ HỌC
---------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HỒ THỊ KIM NGÂN

ĐỀ TÀI:

HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG


NAI

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8340410
Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Phạm Xuân Thu

Hà Nội, tháng 04/2021

i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác
Hà Nội, ngày

tháng 3 năm 2021

Người viết

Hồ Thị Kim Ngân

ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn sâu sắc nhất đến TS.Phạm Xuân Thu là người đã trực
tiếp hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình tiến
hành viết luận văn này.
Tuy nhiên trong q trình thực hiện Luận văn tơi khơng tránh khỏi sự thiếu sót

nên tơi rất mong được sự đóng góp của q thầy cơ và bạn bè.

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................... viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... ix
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1.

Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1

2.

Các cơng trình nghiên cứu có liên quan .................................................................. 2

3.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 5

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 6


5.

Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 6

6.

Đóng góp của đề tài ................................................................................................. 7

7.

Kết cấu của luận văn ................................................................................................ 7

CHƯƠNG 1 .................................................................................................................... 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
................................................................................................................................. 8
1.1. Các khái niệm ........................................................................................................ 8
1.1.1 Khái niệm phát triển kinh tế ........................................................................... 8
1.1.2 Khái niệm về hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế ................................................ 8
1.2. Vai trò của hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế ......................................... 9
1.2.1 Góp phần giảm tỷ lệ nghèo đói trong xã hội .................................................. 9
1.2.2 Góp phần đảm bảo bình đẳng giới .................................................................. 9

iv


1.2.3 Góp phần quan trọng trong đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội
của địa phương. ....................................................................................................... 10
1.2.4 Góp phần nâng cao thể chất cho trẻ em, bảo vệ nòi giống và giảm tỷ lệ bỏ
học giữa chừng ........................................................................................................ 11
1.3. Nội dung hỗ trợ phụ nữ trong phát triển kinh tế ................................................. 11

1.3.1 Tổ chức phong trào, vận động hỗ trợ phụ nữ có hồn cảnh khó khăn ......... 11
1.3.2 Dạy nghề, tạo việc làm và tăng thu nhập ...................................................... 13
1.3.3 Tăng cường tiếp cận các nguồn vốn giành cho phụ nữ ................................ 14
1.3.4 Hỗ trợ về khoa học, kỹ thuật......................................................................... 15
1.4. Các nhân tố tác động đến hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế ................ 16
1.4.1 Nhóm nhân tố thuộc về mơi trường vĩ mơ ................................................... 16
1.4.2 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường vi mô ................................................... 18
1.5. Kinh nghiệm hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tại các địa phương ...................... 21
1.5.1 Tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. .......................................................... 21
1.5.2 Tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai ............................................................ 23
1.5.3 Bài học kinh nghiệm cho hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên địa
bàn huyện Nhơn Trạch. .......................................................................................... 24
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 27
CHƯƠNG 2 .................................................................................................................. 28
THỰC TRẠNG VỀ VIỆC HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ................... 28
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH................................................................. 28
2.1

Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Nhơn Trạch ............................... 28

2.1.1

Điều kiện tự nhiên...................................................................................... 28

2.1.2

Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................... 29

2.2


Tổng quan về Hội liên hiệp phụ nữ huyện Nhơn Trạch ............................... 30

2.2.1 Chức năng và nhiệm vụ ................................................................................. 31
2.2.2 Đội ngũ cán bộ ............................................................................................... 32
2.3 Thực trạng hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tại Huyện Nhơn Trạch .................... 33
v


2.3.1

Khái quát về tình hình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện

Nhơn Trạch ............................................................................................................. 33
2.3.2 Phân tích thực trạng về mặt nội dung hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển
kinh tế trên địa bàn huyện Nhơn Trạch .................................................................. 36
2.3.3

Phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh

tế trên địa bàn huyện Nhơn Trạch .......................................................................... 56
2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên địa bàn
huyện Nhơn Trạch ...................................................................................................... 59
2.4.1 Những thành quả đạt được ............................................................................. 59
2.4.2 Những vấn đề tờn tại và ngun nhân ........................................................... 61
TĨM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 65
CHƯƠNG 3 .................................................................................................................. 66
GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ......................................... 66
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH................................................................. 66
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ....................................................................................... 66
3.1.1


Bối cảnh kinh tế xã hội ............................................................................. 66

3.1.2

Quan điểm hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế cho phụ nữ ........................... 66

3.2. Giải pháp hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Nhơn Trạch ... 68
3.2.1

Giải pháp hoàn thiện tổ chức các phong trào, cuộc vận động, mơ hình giúp

phụ nữ phát triển kinh tế ......................................................................................... 68
3.2.2

Giải pháp hồn thiện cơng tác hỗ trợ phụ nữ về vốn ................................. 70

3.2.3

Giải pháp về chuyển giao khoa học kỹ thuật ............................................. 75

3.2.4

Giải pháp tăng cường phối hợp giữa các cơ quan tổ chức trong hỗ trợ phát

triển kinh tế cho phụ nữ .......................................................................................... 76
3.3. Kiến nghị .......................................................................................................... 77
3.3.1

Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ............................................ 77


3.3.2

Huyện ủy, Ủy Ban Nhân Dân huyện Nhơn Trạch .................................... 78

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .................................................................................................. 79
vi


KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 82
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Bản đờ hành chính huyện Nhơn Trạch ........................................................... 28

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Độ tuổi của phụ nữ là hội viên ....................................................................... 32
Bảng 2.2: Mức thu nhập của hội viên ............................................................................. 33
Bảng 2.3: Tình hình hộ gia đình trên địa bàn huyện Nhơn Trạch phân theo ngành nghề
giai đoạn 2017 - 2019 ...................................................................................................... 35
Bảng 2.4: Tình hình giải quyết việc làm cho phụ nữ huyện Nhơn Trạch ....................... 42
Bảng 2.5: Kết quả sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ phụ nữ hội liên hiệp phụ nữ huyện
Nhơn Trạch giai đoạn 2017 - 2019 ................................................................................. 46
Bảng 2.6: Kết quả sử dụng quỹ hỗ trợ hội liên hiệp phụ nữ huyện Nhơn Trạch giai
đoạn 2017 - 2019 ............................................................................................................. 50

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đờ 2.1: Tình hình hộ nghèo huyện Nhơn Trạch giai đoạn 2017 - 2019 ................. 35

Biểu đồ 2.2: Đánh giá của hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Nhơn Trạch về các
phong trào, vận động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế .................................................... 40
Biểu đồ 2.3: Đánh giá của hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Nhơn Trạch về các hỗ
trợ dạy nghề, giới thiệu việc làm..................................................................................... 44
Biểu đồ 2.4: Đánh giá của hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Nhơn Trạch về vai trị
hỗ trợ tín dụng cho phụ nữ .............................................................................................. 53
Biểu đồ 2.5: Đánh giá của hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Nhơn Trạch về vai trò
hỗ trợ về khoa học, kỹ thuật ............................................................................................ 55
Biểu đồ 3.1: Quy trình thành lập và hoạt động của Tổ hỗ trợ kinh tế ............................ 68

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Giải nghĩa

CN - XD

Công nghiệp - Xây dựng

CSXH

Chính sách xã hội

DV

Dịch vụ


KT - XH

Kinh tế - xã hội

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LHPN

Liên hiệp phụ nữ

NN - LN - TS

Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

ix


PHẦN MỞ ĐẦU
1.


Lý do chọn đề tài
Huyện Nhơn Trạch được thành lập năm 1994 trên cơ sở tách ra từ huyện

Long Thành tỉnh Đờng Nai. Huyện nằm về phía Tây Nam của Tỉnh, phía Bắc giáp
Thành phố Hờ Chí Minh, phía Đơng giáp Bà Rịa - Vũng Tàu. Với vị trí địa lý
thuận lợi và tiềm năng rất lớn về tài nguyên đất đai, huyện có nhiều lợi thế trong
phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2015, huyện Nhơn Trạch được Thủ tướng Chính
phủ cơng nhận là đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Với thế mạnh về phát
triển công nghiệp, Nhơn Trạch đã trở thành một trong những khu vực năng động
nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, thu hút nhiều dự án đầu tư trong
và ngồi nước, từ đó đóng vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai
cũng như tồn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Hiện nay, dân số huyện Nhơn Trạch là 250.773 người, trong đó phụ nữ có
độ tuổi từ 18 tuổi trở lên là 49.749 chiếm trên 19.8 % tổng số dân. Người dân sinh
sống chủ yếu là làm việc tại các công ty, xí nghiệp và sản xuất nơng nghiệp, kinh
doanh nhỏ lẻ. Tuy nhiên, thu nhập còn chưa cao, số hộ nghèo, cận nghèo và khó
khăn vẫn cịn, Hộ nghèo là 412 hộ (chiếm 0,56%), hộ cận nghèo là 596 (chiếm
0.46%). Trong đó, có 424 hộ phụ nữ có hồn cảnh khó khăn như: phụ nữ nghèo,
cận nghèo, nữ nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ cao tuổi neo đơn, tàn tật… chiếm tỷ bao
nhiêu 58,48 % trên số hộ nghèo, cận nghèo. Để góp phần giảm bớt gánh nặng này,
với vai trò là người đang công tác tại Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Nhơn Trạch,
một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hội là tham gia hỗ trợ giúp đỡ cho phụ
nữ và trẻ em, đặc biệt là các Phụ Nữ có hồn cảnh khó khăn.
Phụ nữ có hồn cảnh khó khăn là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã
hội, để góp phần giúp đỡ chị em và đảm bảo mục tiêu bình đẳng giới, Để giúp cho
phự nữ có hồn cảnh khó khăn có việc làm, giảm nghèo, từ đó thoát nghèo bền
1


vững cần thiết phải nghiên cứu tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng phụ nữ

có hồn cảnh khó khan tại Huyện Nhơn trạch từ đó có một số biện pháp nhằm giúp
các phụ nữ này trên địa bàn huyện giảm bớt khó khăn, giảm nghèo, thốt ghèo bền
vững, với vai trị là người đang thực hiện cơng tác này, tôi chọn lựa đề tài “Hỗ trợ
phụ nữ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Nhơn Trạch” nhằm ứng dụng
chuyên ngành đã học về Quản lý kinh tế để tham gia hỗ trợ, hướng dẫn các Phụ Nữ
huyện nhà phát triển kinh tế, từ đó, giúp địa phương đảm bảo công tác an sinh xã
hội, nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là Phụ Nữ có hồn cảnh khó khăn,
sẽ bớt gánh nặng cho bản thân, gia đình, xã hội làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
thạc sỹ của mình.
2.

Các cơng trình nghiên cứu có liên quan


Cơng trình nghiên cứu ngồi nước

Albee A (Albee A, 1994 May), Bài viết “Support to women's productive and
income-generating activities” (“Hỗ trợ các hoạt động sản xuất và tạo thu nhập của
phụ nữ”). Bài viết mô tả các xu hướng tạo thu nhập hoặc các hoạt động chương
trình sản xuất của phụ nữ, kinh nghiệm của UNICEF trong việc hỗ trợ các hoạt
động sản xuất của phụ nữ và nhu cầu của phụ nữ và trẻ em. Báo cáo này được
chuẩn bị như một sự kích thích để tranh luận về vai trò của UNICEF trong việc hỗ
trợ các hoạt động sản xuất của phụ nữ trong những năm 1990. Thuật ngữ "hoạt
động sản xuất của phụ nữ" được người ta nhấn mạnh nhằm tránh sự liên kết của
các chương trình tạo thu nhập của phụ nữ với các hoạt động bên lề. "Hỗ trợ các
hoạt động sản xuất của phụ nữ" phản ánh cách tiếp cận ngày càng tăng của
UNICEF đối với việc cung cấp các công cụ kinh tế trực tiếp, đào tạo tín dụng hoặc
kỹ năng và các dịch vụ bổ sung, như thiết bị chăm sóc trẻ em và tiết kiệm lao
động. Các chương trình cần làm rõ mức độ nào các nguồn lực sẽ được áp dụng cho
các hoạt động sản xuất của phụ nữ như là một chiến lược trao quyền. Phương pháp


2


tiếp cận đòi hỏi các chiến lược tổng thể và làm rõ mục tiêu hỗ trợ các hoạt động
sản xuất. Các mơ hình của UNICEF nhấn mạnh việc cung cấp dịch vụ hiệu quả. [1]
Katharine McKee (KatharineMcKee, July 1989), Bài viết “Microlevel
strategies for supporting livelihoods, employment, and income generation of poor
women in the third world: The challenge of significance” (Tạm dịch: Các chiến
lược vi mô để hỗ trợ sinh kế, việc làm và tạo thu nhập của phụ nữ nghèo ở thế giới
thứ ba: Thách thức về ý nghĩa) được đăng trên World Development (Tạp chí Thế
giới phát triển). Nó kết luận rằng các chiến lược tập trung vào ngành và chức năng
mang lại nhiều hứa hẹn nhất trong việc giúp phụ nữ đạt được những lợi ích kinh tế
đáng kể và xứng đáng được thử nghiệm và hỗ trợ của nhà tài trợ. Tác giả đề cập
đến bốn biện pháp hiệu quả để sử dụng cho các chương trình hỗ trợ phụ nữ có thu
nhập thấp: Có ý nghĩa, tăng mức thu nhập bền vững cho số lượng lớn người tham
gia; thay đổi chính sách và quy định mở rộng lựa chọn kinh tế cho người nghèo;
tăng việc làm tổng hợp, tăng trưởng kinh tế và đa dạng hóa nền kinh tế địa phương;
và nâng cao năng lực của người Hồi giáo, người phụ nữ huy động và giành quyền
kiểm soát nhiều hơn đối với đời sống xã hội, chính trị và kinh tế của họ. Sử dụng
các tiêu chí này, bài viết phân tích điểm mạnh và điểm yếu của ba chiến lược để
giải quyết các vấn đề của các cá nhân tự doanh và doanh nghiệp siêu nhỏ: phương
pháp tiếp cận tập trung vào khu vực, ngành và chức năng. [16]
Nghiên cứu của Tổ chức lao động quốc tế - ILO về “Con đường dẫn đến
thành công: Phụ nữ trong kinh doanh và quản lý tại Việt Nam”, Nghiên cứu đã cho
thấy được những tác động của dịch bệnh ảnh hưởng lên công việc cũng như thu
nhập của người lao động. Phân tích các chỉ số số để cho thấy sự bình đẳng giới ở
nơi làm việc tại Việt Nam trong bơi cảnh dịch bệnh. Mục đích của nghiên cứu
nhằm cải thiện đa dạng giới ở nơi làm việc để tạo ra những lợi ích kinh doanh choc
ác doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt nhấn mạnh việc tạo điều kiện để phụ nữ thăng

tiến, phát triển trong kinh doanh và quản lý. [28]
3




Các cơng trình nghiên cứu trong nước

Luận văn thạc sĩ luật học “Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh
vực hơn nhân và gia đình tại Việt Nam hiện nay” (Lê Thu Thảo, 2014). Tác giả
đưa ra quan điểm của mình về khái niệm hơn nhân, gia đình, quyền bình đẳng của
phụ nữ trong hơn nhân và gia đình và bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong
hơn nhân và gia đình. Bên cạnh luận văn phân tích, nhận xét về bảo đảm quyền
bình đẳng của phụ nữ về hơn nhân gia đình trong pháp luật quốc tế và pháp luật
Việt Nam và việc cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật. Bên cạnh đó, Luận văn
đưa ra đánh giá, phân tích và so sánh sự tương thích giữa pháp luật quốc tế và pháp
luật Việt Nam về bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong hơn nhân gia đình và
góp phần làm rõ thực trạng bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trên phương
diện: hơn nhân và gia đình. Trên cơ sở đối chiếu so sánh với yêu cầu của bình đẳng
giới trong pháp luật quốc tế, luận văn đánh giá một cách có hệ thống những thành
tựu cũng như những hạn chế, bất cập trong thực thi bình đẳng giới về hơn nhân gia
đình tại Việt Nam, việc nội luật hóa pháp luật quốc tế tại Việt Nam, nguyên nhân
dẫn đến thực trạng đó. Trên cơ sở quan điểm của Nhà nước Việt Nam về quyền
con người và xuất phát từ thực trạng của bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ tại
Việt Nam, luận văn đề xuất các ý kiến cá nhân về phương hướng và giải pháp nâng
cao quyền bình đẳng của phụ nữ trong hơn nhân gia đình giai đoạn hiện nay. [21]
Luận văn thạc sỹ công tác xã hội “Hỗ trợ sử dụng vốn vay ngân hàng chính
sách xã hội cho phụ nữ từ góc độ cơng tác xã hội (nghiên cứu trường hợp tại xã
thuận hoá huyện Tun Hố tỉnh Quảng Bình” (Trần Thị Ánh Tuyết, 2014). Tác
giả đã tìm hiểu vai trị của cơng tác xã hội qua việc hỗ trợ phụ nữ sử dụng nguồn

vốn vay. Từ đó khắc phục những hạn chế và phát huy hiệu quả của vốn vay thông
qua hoạt động hỗ trợ của công tác xã hội. [26]
Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của
Hội liên hiệp phụ nữ Tỉnh Hải Dương” (Lê Thị Hoan, 2015). Tác giả đã giúp cho
4


Hội LHPN tỉnh đánh giá một cách khách quan, toàn diện khoa học thực trạng hiệu
quả quản lý hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội LHPN
tỉnh Hải Dương và đưa ra các giải pháp có tính khả thi nhằm từng bước nâng cao
hiệu quả quản lý hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội
LHPN tỉnh, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo, phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh. [11]
Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” của Hội liên hiệp
phụ nữ Việt Nam thực hiện vào năm 2017 cho thấy các hoạt động hỗ trợ phụ nữ
khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp dựa trên các chính sách, chủ trương của
Nhà nước cũng như bối cảnh quốc tế và trong nước ở những năm trước đó giai
đoạn 2014 - 2016. Đề án chỉ ra những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân trong
việc để phụ nữ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp để từ đó đưa ra các phương
án và giải pháp để giúp hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế. Đề án cũng chỉ ra rõ ràng
từng tổ chức như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương
binh và xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn v.v… cần thực hiện những
hoạt động gì để có thể giúp cho phụ nữ làm chủ doanh nghiệp phát triển kinh tế
cho đất nước. [12]
Tuy nhiên, đề tài “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Nhơn
Trạch” chưa thấy hướng nghiên cứu tương tự trên địa bàn Huyện Nhơn Trạch –
tỉnh Đồng Nai. Do đó, tơi chọn nghiên cứu đề tài này làm đề tài để áp dụng các
kiến thức đã học vào thực tiễn công tác.
3.


Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn về hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế làm

nền tảng để phân tích thực trạng hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên địa
bàn huyện Nhơn Trạch, đưa ra các giải pháp nhằm hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế
trên địa bàn huyện Nhơn Trạch.

5


4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu

Các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tại huyện Nhơn Trạch.


Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: luận văn nghiên cứu hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh
tế trên địa bàn huyện Nhơn Trạch.
- Về không gian nghiên cứu: trên địa huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
- Về thời gian nghiên cứu: 2017 - 2019
5.

Phương pháp nghiên cứu
Toàn bộ luận văn được tác giả sử dụng chủ yếu 2 phương pháp nghiên cứu,


bao gồm:


Phương pháp thu thập số liệu

Luận văn chủ yếu thu thập dữ liệu thứ cấp bao gồm các văn bản, các báo cáo
của hội phụ nữ huyện Nhơn Trạch, của UBND huyện Nhơn Trạch cũng như của
tỉnh Đờng Nai có liên quan đến đề tài nghiên cứu để phân tích các số liệu, đưa ra
các dẫn chứng chứng minh trong quá trình phân tích thực trạng.


Phương pháp phân tích số liệu

Sau khi dữ liệu được thu thập, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu
phân tích số liệu để phân tích, tổng hợp, chọc lọc đưa vào luận văn chung với các
phân tích của tác giả để minh chứng cho các quan điểm, đánh giá:
- Phương pháp nghiên cứu tổng hợp: Nghiên cứu, thu thập và tổng hợp các
dữ liệu qua sách báo, tài liệu, internet, những cơng trình nghiên cứu trước đây...
(thông tin thứ cấp) về hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế; các chủ trương
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; Kinh nghiệm phát triển dịch vụ
NHBL của một số ngân hàng trong và ngồi nước.
- Phương pháp thống kê mơ tả: Với phương pháp này sẽ thống kê số liệu một
cách cụ thể về hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế nhằm phục vụ cho việc phân
6


tích thực trạng của hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, làm cơ sở cho việc đề
xuất giải pháp.
- Phương pháp thống kế phân tích: nghiên cứu các số liệu báo cáo của các

cơ quan, đơn vị để đưa ra những ưu điểm và hạn chế của hoạt động hỗ trợ phụ nữ
phát triển kinh tế để từ đó phát huy những ưu điểm và hạn chế của các nhược điểm.
Từ đó đề ra các giải pháp phù hợp.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Được sử dụng để phân tích, đánh giá, so
sánh kết quả của hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện
Nhơn Trạch với phương hướng, nhiệm vụ đã được đề ra trong từng thời kỳ. Đưa ra
được những mặt cịn tờn tại, hạn chế, khó khăn, từ đó đề xuất các giải pháp phù
hợp.
6.

Đóng góp của đề tài
- Nghiên cứu kinh nghiệm về hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế

trong nước từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Hội Phụ nữ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên
địa bàn huyện Nhơn Trạch.
- Đề xuất các giải pháp có tính thực tiễn để Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế
huyện Nhơn Trạch trong thời gian tới.
7.

Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của đề tài gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế.
Chương 2: Thực trạng về việc hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên địa bàn

huyện Nhơn Trạch.
Chương 3: Giải pháp hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Nhơn
Trạch.

7



CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Khái niệm phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế (Economic development) là quá trình thay đổi theo
hướng tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế, bao gồm sự thay đổi cả về số lượng và
về chất, là q trình hồn thiện cả về kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. [27]
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế.
Nó bao gờm sự tăng trưởng kinh tế và đờng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu,
thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống. [20]
Từ hai khái niệm trên có thể hiểu khái niệm về phát triển kinh tế, theo quan
điểm của tác giả: “Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về
kinh tế ở mọi mặt của một quốc gia trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng”.
1.1.2 Khái niệm về hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế
“Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” là nhằm tạo điều kiện để phụ nữ khởi
nghiệp, vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Hội Liên hiệp Phụ nữ
khảo sát, nắm vững hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ, xây dựng kế hoạch giúp các
hộ nghèo. Trên cơ sở khảo sát, nắm bắt tình hình đời sống, việc làm của phụ nữ và
nhu cầu của phụ nữ nghèo, phụ nữ có hồn cảnh khó khăn, các cấp Hội cần tiến
hành phân loại hộ nghèo theo từng nguyên nhân để có các giải pháp tác động phù
hợp, thiết thực. Trong đó vừa chú trọng tuyên truyền phụ nữ phát huy nội lực, khắc
phục tư tưởng an phận, trông chờ ỷ lại, vừa vận động hội viên, phụ nữ đoàn kết,
tương trợ giúp đỡ nhau về vốn, ngày công, khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm để phát
triển kinh tế gia đình. Bên cạnh đó, các cấp Hội phải thường xun cập nhật thơng
tin, chủ động tiếp cận, khai thác các nguồn vốn để hỗ trợ hội viên, phụ nữ xây
8



dựng các mơ hình kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế của từng hộ gia đình, địa
phương. [22]
1.2 Vai trò của hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế
1.2.1 Góp phần giảm tỷ lệ nghèo đói trong xã hội
Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ bao gờm các hoạt động hỗ trợ tài chính
và phi tài chính. Những hoạt động này tăng cơ hội việc làm và khả năng tự tạo việc
làm ở phụ nữ có hồn cảnh khó khăn. Để phân tích nội dung này có thể lấy việc hỗ
trợ tài chính vi mơ làm một ví dụ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tiếp cận tín dụng là
điều kiện quan trọng và cần thiết để người nghèo tăng cường đầu tư cho sản xuất,
nhờ đó nâng cao thu nhập và có cơ hội thoát nghèo bền vững. Mối quan hệ này
cũng đúng ở một số quốc gia Châu Phi. Shahidur (2005) Jonathan & Haley (2002)
đã khẳng định việc cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho người nghèo là
phương tiện giúp họ thoát nghèo. Ở Việt Nam, tác giả Lê thị Hoan (2015), Bùi Thị
Hiền (2006) cũng khẳng định mối quan hệ giữa tín dụng và giảm đói nghèo. [10,
11]
Trên thực tế, Sự hỗ trợ về phát triển kinh tế giành cho nhóm đối tượng phụ
nữ có hồn cảnh khó khăn, từ đó giúp họ cải thiện thu nhập một cách bền vững,
đờng thời có thể thay đổi tình trạng kinh tế của họ trong xã hội, giúp họ thoát đói,
rời tới thốt nghèo một cách bền vững. Điều này càng phù hợp hơn khi trong bối
cảnh hiện nay, phụ nữ trong các hộ gia đình có hồn cảnh khó khăn thường là
người lao động chính, tạo ra thu nhập chính bên cạnh người đàn ơng, người chờng.
1.2.2 Góp phần đảm bảo bình đẳng giới
Ở Việt Nam tình trạng bất bình đẳng về giới diễn ra ở nhiều lĩnh vực, trong
đó có lĩnh vực kinh tế. Thu nhập bình qn của lao động nữ luôn thấp hơn nam
giới. Theo Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội), mức lương
bình quân hằng tháng của lao động nữ khoảng 4,58 triệu đồng, thấp hơn so với lao
động nam (5,19 triệu đồng) khi làm cùng một công việc. Lý do chính là vì phụ nữ
9



phải chăm sóc con, đảm đương việc gia đình nên ngày cơng khơng cao bằng nam
giới. Thực trạng bất bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế cho thấy hỗ trợ kinh tế
cho phụ nữ nói chung, phụ nữ có hồn cảnh khó khăn nói riêng trực tiếp xố bỏ
khoảng cách bất bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực kinh tế, và gián tiếp
trong một số lĩnh vực khác.
Mặt khác, phụ nữ là đối tượng yếu thế trong xã hội, nếu được hỗ trợ kịp thời,
đúng đối tượng thì họ sẽ có cơ hội vươn lên ổn định cuộc sống, có việc làm, có thu
nhập. Từ đó tiếng nói của họ cũng có tầm quan trọng đối với nam giới, đối với gia
đình.
Bình đẳng giới cịn thể hiện ở khả năng chủ động để tham gia vào thị trường
sức lao động và cải thiện thu nhập. Nhờ có cải thiện về thu nhập, tình trạng phân
biệt đối xử giữa bé trai và bé gái sẽ giảm đi, bé gái trong các gia đình được đi học
đầy đủ hơn. Người phụ nữ được khám chữa bệnh tốt hơn và họ được có cơ hội
tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị và xã hội hơn. Nhờ đó mà tình trạng
bình đẳng giới được cải thiện nhiều hơn.
1.2.3 Góp phần quan trọng trong đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội của địa phương.
Các nghiên cứu về xã hội học cho thấy, tỷ lệ tội phạm có mối quan hệ với
tình trạng kinh tế và việc làm. Tình trạng kinh tế thấp, thiếu việc làm là một trong
những nguyên nhân dẫn dắt các chị em phụ nữ vào các tệ nạn xã hội như mại dâm,
cờ bạc, bn lậu, vay nóng, bn bán ma t... Với vị trí là một huyện cơng
nghiệp, tệ nạn xã hội càng có cơ hội phát triển một cách khó kiểm sốt, phức tạp
góp phần làm cho tình trạng an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội của huyện
Nhơn Trạch trở nên khó quản lý hơn.
Để góp phần vào việc đảm bảo tình trạng an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội tốt hơn, cần thiết phải có những hỗ trợ về phát triển kinh tế giúp cho phụ nữ có
việc làm, thu nhập và tránh xa được các tệ nạn xã hội. Việc hỗ trợ kịp thời sẽ giúp
10



các chị em phụ nữ có điều kiện tham gia vào các hoạt động kinh tế, tận dụng được
thời gian nhàn rỗi và tránh những hoạt động mưu sinh vi phạm pháp luật như mại
dâm, buôn lậu… Khi các chị em có hồn cảnh khó khăn được hỗ trợ bằng các hình
thức đào tạo nghề, tạo việc làm, họ sẽ có điều kiện kiếm thêm thu nhập, hạn chế vi
phạm, pháp luật và tệ nạn xã hội, an ninh chính trị được giữ vững đồng thời đảm
bảo trật tự an tồn xã hội.
1.2.4 Góp phần nâng cao thể chất cho trẻ em, bảo vệ nòi giống và giảm tỷ lệ
bỏ học giữa chừng
Hiện nay đa số lao động nữ trẻ phải đi làm tại các cơng ty, xí nghiệp, để lại
con nhỏ cho bà ngoại, bà nội chăm sóc. Khi xa mẹ thì đứa trẻ sẽ khơng có đầy đủ
tình cảm của mẹ, không được bú sữa mẹ mà phải bú sữa bình, trẻ dễ bị bệnh tự kỷ
hoặc suy dinh dưỡng, dẫn đến việc phát triển thể chất không đảm bảo, hạn chế về
chiều cao và không được đi học đến nơi đến chốn. Từ đó cũng ảnh hưởng đến trình
độ học vấn và phát triển giống nịi. Tạo việc làm cho chị em phụ nữ tại địa phương
cũng là cách hỗ trợ cho họ phát triển kinh tế, giúp đỡ họ sống gần gũi với gia đình,
có điều kiện chăm sóc con cái chu đáo hơn, có điều kiện cho chị em phụ nữ tham
gia sinh hoạt với Hội Liên hiệp Phụ nữ, được Hội Liên hiệp Phụ nữ phổ biến các
kiến thức nuôi dạy con tốt. Từ đó, đảm bảo duy trì thể chất, chiều cao, cân nặng
của người Việt Nam và giảm tỷ lệ bỏ học giữa chừng, trình độ cũng được nâng lên
theo kịp bạn bè các nước trong khu vực và thế giới.
1.3 Nội dung hỗ trợ phụ nữ trong phát triển kinh tế
1.3.1 Tổ chức phong trào, vận động hỗ trợ phụ nữ có hồn cảnh khó khăn
Trong từng giai đoạn cách mạng, Hội LHPN Việt Nam đã có những hình
thức vận động phù hợp, thu hút đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia. Bước vào
thời kỳ đổi mới đất nước, Hội LHPN đã đổi mới nội dung, phương thức hoạt động
với nhiều phong trào thi đua hướng về cơ sở.

11



Đối với Hội Liên hiệp phụ nữ ở các tỉnh trong những năm qua đã và đang
vận động phụ nữ đẩy mạnh việc thực hiện các phong trào:
- Phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”: Phát huy truyền
thống tương thân, tương ái, Hội Liên hiệp phụ nữ tổ chức vận động chị em tham
gia hỗ trợ, giúp đỡ nhau bằng nhiều hình thức, biện pháp trong phạm vi khả năng
của mình như giúp giống, vốn, ngày công, kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi...
- Phong trào “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ” với phương châm: Chị em
thiếu gì, yếu về mặt nào giúp mặt đó và giúp cho tới khi chị em thoát nghèo, thoát
nghèo bền vững. Hội Liên hiệp phụ nữ phối hợp, chỉ đạo các cấp Hội phụ nữ cơ sở
phân công các cán bộ Hội là ủy viên ban chấp hành, cán bộ chi, tổ phụ nữ ở từng
khu vực theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ thường xuyên, giúp các hộ phụ nữ thoát
nghèo từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.
- Mơ hình “Tổ phụ nữ tín dụng tiết kiệm”, “Tổ phụ nữ góp vốn cho vay luân
chuyển”, “Tổ phụ nữ tình nghĩa, tình thương”…; Hội Liên hiệp phụ nữ phối hợp,
chỉ đạo các cấp Hội phụ nữ cơ sở tuyên truyền, xây dựng các tổ phụ nữ góp vốn
cho vay ln chuyển để giúp các hộ gia đình khó khăn có điều kiện vật chất phát
triển kinh tế, cải thiện cuộc sống.
- Phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng
gia đình hạnh phúc”: Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI đã tiếp tục phát
động các cấp Hội, cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ tích cực hưởng ứng
phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình
hạnh phúc”. Nhằm giúp hội viên, phụ nữ hiểu rõ và phấn đấu thực hiện các tiêu chí
thi đua, Trung ương Hội LHPN Việt Nam biên soạn tài liệu học tập về phong trào
thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”
dành cho hội viên, phụ nữ. Đây là một trong những cơ sở giúp nâng cao chất lượng
thực hiện phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thưởng của Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam.
12



- Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 khơng, 3 sạch”: Chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới là một chương trình tổng thể về phát triển
KT - XH, chính trị và an ninh quốc phòng được bắt đầu triển khai từ năm 2010.
Với các tiêu chí phù hợp với nhiều tiêu chí của Chương trình xây dựng nơng thơn
mới, Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã quyết định lấy Cuộc vận động xây dựng
Gia đình 5 khơng 3 sạch làm nịng cốt nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình
này. Các tiêu chí của “Gia đình 5 khơng, 3 sạch” phù hợp với một số tiêu chí của
Xây dựng nơng thơn mới, đều hướng tới xây dựng gia đình và cộng đờng với mục
tiêu là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình và cộng đờng.
Bên cạnh đó, với đặc thù của mỗi địa phương, Hội Liên hiệp phụ nữ tự xây
dựng cho địa phương mình những phong trào, mơ hình giúp phụ nữ phát triển kinh
tế riêng biệt của mình.
1.3.2 Dạy nghề, tạo việc làm và tăng thu nhập
Đây là nội dung hỗ trợ đầu tiên giành cho phụ nữ. Hỗ trợ này mang tính chất
phi tài chính nhưng có thể tạo ra “cần câu” bền vững và lâu dài. Dạy nghề theo nhu
cầu của địa phương giúp phụ nữ có thể kiếm việc làm hoặc đáp ứng nhu cầu tuyển
dụng của các doanh nghiệp và người sử dụng lao động trên địa bàn. Tạo việc làm
là hỗ trợ mang tính chất vĩ mơ từ nhà nước với hàng loạt chính sách phát triển kinh
tế-xã hội, thu hút và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển. Dạy nghề,
tạo việc làm tăng thu nhập bao gồm:
-

Tổ chức dạy nghề theo nhu cầu xã hội cho phụ nữ. Dạy nghề là hoạt

động thường xuyên, liên tục và cũng là một trong những hình thức hỗ trợ phát triển
kinh tế cho phụ nữ một cách bền vững. Dạy nghề là giúp trang bị cho phụ nữ “cần
câu” để họ có được “cá” thường xuyên. Tuy nhiên hoạt động dạy nghề trên thực tế
dễ rơi vào hình thức và chưa phản ánh được đúng nhu cầu việc làm của người dân
nên người phụ nữ sau khi được dạy nghề xong lại thất nghiệp vì khơng có việc

làm.
13


-

Tạo việc làm bằng cách thành lập các tổ sản xuất, khuyến khích doanh

nghiệp tuyển dụng phụ nữ ở địa phương. Tạo việc làm cũng được xem là biện pháp
hỗ trợ phát triển kinh tế giành cho phụ nữ có hồn cảnh khó khăn hiệu quả, bền
vững. Tuy nhiên việc tạo việc làm không phụ thuộc vào một thành phần kinh tế
nào mà là phụ thuộc vào cả bối cảnh kinh tế-xã hội của huyện Nhơn Trạch. Cho
nên hoạt động tạo việc làm cần phải nhận được sự quan tâm một cách đờng bộ của
chính quyền huyện Nhơn Trạch. Nói cách khác, tạo việc làm bằng cách thu hút các
nhà đầu tư đầu tư vào địa phương. Hoạt động này thuộc về chính sách vĩ mơ của
nhà nước.
1.3.3 Tăng cường tiếp cận các nguồn vốn giành cho phụ nữ
Tăng cường tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ riêng cho phụ nữ. Trước hết là
tăng cường hiểu biết và kỹ năng quản lý tài chính trong gia đình bởi “khéo ăn thì
no, khéo co thì ấm”. Phụ nữ là đối tượng rất cần được trang bị các kiến thức về tài
chính cá nhân. Thơng qua giáo dục tài chính cá nhân, chị em được trang bị thêm
những kỹ năng cơ bản về chi tiêu, dự tốn ngân sách gia đình, đưa ra các quyết
định tài chính một cách có cơ sở hơn và có thể lập kế hoạch, nhận thức được các
mục tiêu tài chính của gia đình.
Bên cạnh đó, cịn là tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vay vốn hiệu quả.
Đó là khả năng giúp các phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ có hồn cảnh khó khăn tiếp cận
được với ng̀n vốn để họ có thể đầu tư vào các hoạt động sản xuất, tự tạo công ăn
việc làm và tăng thu nhập cho bản thân và gia đình. Có thể kể ra như:
-


Liên kết với các ngân hàng để hỗ trợ phụ nữ vay vốn với lãi suất thấp,

ưu đãi. Ngân hàng bao gờm ngân hàng chính sách, ngân hàng nông nghiệp và phát
triển Nông thôn, cùng các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Các ngân hàng
là chủ thể quan trọng trong quá trình cho vay vốn, giúp phụ nữ có vốn để phát triển
kinh tế. Mục đích của q trình liên kết này vừa là để tăng nguồn vốn vay, vừa tạo
điều kiện thuận lợi về thủ tục để phụ nữ có thể dễ dàng tiếp cận với vốn vay.
14


-

Liên kết với các quỹ tín dụng và quỹ của tổ chức phi chính phủ để hỗ

trợ ng̀n vốn hoặc cho vay không lãi suất cho phụ nữ. Các quỹ tín dụng và tổ
chức phi chính phủ cũng là một ng̀n quan trọng cung cấp vốn tài chính vi mơ
giành cho phụ nữ về kinh tế.
-

Huy động các nguồn vốn hỗ trợ từ các doanh nghiệp, các tổ chức, đơn

vị, cá nhân trên địa bàn và ngoài địa bàn.
-

Huy động và sử dụng hiệu quả ng̀n vốn từ chính các chị em phụ nữ

theo nhiều mơ hình, trong đó có mơ hình xoay vịng vốn để giúp chị em phụ nữ tự
tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.
1.3.4 Hỗ trợ về khoa học, kỹ thuật
Nền nơng nghiệp nước ta mang tính tự túc tự cấp, manh mún nên hiệu quả

còn thấp. Với chức năng chăm lo và bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, chính vì vậy Hội
LHPN cấc cấp đã hỗ trợ hội viên của mình thành lập tổ hợp tác liên kết với nhau
lại trong từng thôn, xã, cùng ngành nghề… để cùng nhau đẩy mạnh sản xuất. Thực
hiện chính sách đổi mới trong nơng nghiệp đã phát huy được tính sáng tạo, khắc
phục sự ỷ lại, trơng chờ của hội viên phụ nữ, hỗ trợ phụ nữ về khoa học, kỹ thuật
nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình được thể hiện như sau:
- Hội LHPN huyện phối hợp, chỉ đạo Hội LHPN cơ sở thành lập các câu lạc
bộ khuyến nơng, các nhóm cùng sở thích được hình thành và đi vào hoạt động có
hiệu quả. Đó là nơi tập trung, hội tụ phụ nữ cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, kỹ
thuật, giúp đỡ nhau về công lao động, vốn… và cũng từ đây giữa những phụ nữ có
mối quan hệ càng gắn bó, tình làng nghĩa xóm ngày càng tốt đẹp hơn.
- Hội LHPN huyện phối hợp, chỉ đạo Hội LHPN cơ sở hướng dẫn phụ nữ
địa phương mình xây dựng kế hoạch thực hiện mơ hình tổ phụ nữ liên kết sản xuất
nhằm tạo việc làm, tăng tính liên kết trong sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ phát triển
kinh tế, giảm nghèo bền vững; chỉ đạo điểm để nhân rộng mơ hình đề xuất chính
sách hỗ trợ tạo việc làm cho phụ nữ.
15


×