Tải bản đầy đủ (.docx) (172 trang)

Điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.68 KB, 172 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ HUYỀN

ÐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG TRONG
HỢP ÐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2022


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ HUYỀN

ÐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG TRONG
HỢP ÐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM

Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 9 38 01 07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Tăng Văn Nghĩa
2. TS. Nguyễn Am Hiểu




LỜI CAM ÐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết quả
nghiên cứu, trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, chính xác
và đã được cơng bố. Những kết luận khoa học của luận án là mới và chưa từng
được cơng bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào.
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Huyền

i


LỜI CẢM ƠN
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cám ơn sâu sắc
nhất, chân thành nhất tới PGS, TS Tăng Văn Nghĩa và TS Nguyễn Am Hiểu, những
nhà khoa học nhiệt huyết đã tận tình hướng dẫn tơi nghiên cứu, học tập, và động
viên khích lệ tơi hồn thành luận án tiến sỹ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Ngoại Thương, Khoa Luật đã
ln tạo điều kiện để tơi hồn thành luận án.
Tôi vô cùng biết ơn những người thân trong gia đình, những đồng nghiệp,
bạn bè ln khuyến khích, động viên, cảm thông, chia sẻ cả về thời gian và các
nguồn lực khác trong suốt q trình hồn thành luận án.
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Huyền


MỤC LỤC


MỞ ÐẦU...........................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT NGHIÊN CỨU...................................................................................8
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án............................ 8
1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
luận án trong thời gian qua......................................................................19
1.3. Cơ sở lý thuyết và hướng tiếp cận....................................................25
Kết luận chƣơng 1.........................................................................................29
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ÐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ ÐIỀU KIỆN
GIAO DỊCH CHUNG TRONG HỢP ÐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA
.............................................................................................................................30
2.1. Những vấn đề lý luận chung về điều kiện giao dịch chung.............30
2.2. Những vấn đề lý luận chung về Điều kiện giao dịch chung trong
hợp đồng bảo hiểm hàng hóa...................................................................58
2.3. Những vấn đề pháp lý về điều kiện giao dịch chung trong hợp
đồng bảo hiểm hàng hóa..........................................................................84
Kết luận chƣơng 2.........................................................................................98
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
ÐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG TRONG HỢP ÐỒNG BẢO HIỂM
HÀNG HÓA.......................................................................................................99
3.1. Thực trạng thực hiện pháp luật điều kiện giao dịch chung trong
hợp đồng bảo hiểm hàng hóa...................................................................99
3.2. Thực tiễn áp dụng điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo
hiểm hàng hóa....................................................................................... 106
3.3. Những bất cập của pháp luật về điều kiện giao dịch chung trong
hợp đồng bảo hiểm hàng hóa.................................................................124
Kết luận chƣơng 3.......................................................................................128



Chƣơng 4: KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ÐIỀU
KIỆN GIAO DICH CHUNG TRONG HỢP ÐỒNG BẢO HIỂM HÀNG
HÓA..................................................................................................................129
4.1. Định hướng hoàn thiện các quy định về điều kiện giao dịch
chung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa............................................129
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện giao dịch chung
trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa....................................................... 135
4.3. Khuyến nghị nhằm tăng cường hiệu quả thi hành các ĐKGDC
trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa.......................................................144
Kết luận chƣơng 4.......................................................................................155
KẾT LUẬN.................................................................................................. 157
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ÐẾN
LUẬN ÁN ÐÃ ÐƢỢC CÔNG BO.................................................................159
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 160


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT
BGB

Bürgerliches Gesetzbuch

BLDS

ộ luật D n sự

BHHH

ảo hiểm hàng hóa

DNBH


Doanh nghiệp bảo hiểm

ĐKGDC

Điều kiện giao dịch chung

BVQLNTD

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

NTD

Người tiêu dùng

NCS

Nghiên cứu sinh


MỞ ÐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, xu hướng tự do hóa thương
mại và tồn cầu hóa phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh
diễn ra sôi động. Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) thì các hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết.
Trong môi trường kinh tế phát triển thuận lợi như vậy, các hoạt động kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ cũng ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Để có thể nhanh chóng hồn
tất giao dịch, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, đồng thời để nâng cao hiệu
quả của các giao dịch đòi hỏi các doanh nghiệp phải soạn thảo trước những điều

khoản, quy tắc ổn định để có thể áp dụng cho các giao dịch cùng loại đó là “điều kiện
giao dịch chung”, tên tiếng Anh thường là “General Terms and Conditions” hay
“Standard Terms and Conditions”. Sự ra đời của ĐKGDC hoàn toàn khách quan, phù
hợp với sự phát triển của nền sản xuất hàng loạt ngày càng được tiêu chuẩn hóa. Xu
thế các doanh nghiệp sử dụng ĐKGDC cho tất cả các giao dịch với các đối tác ngày
càng phổ biến, điều này giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí đàm phán, giảm rủi ro
pháp lý và chi phí xã hội.
Vấn đề đặt ra là ĐKGDC sử dụng cho việc giao kết hợp đồng do một bên
soạn thảo sẵn, bên còn lại muốn xác lập hợp đồng phải đồng ý, chấp nhận vô điều
kiện các điều khoản đó, vậy có hay khơng các ĐKGDC đã làm hạn chế quyền tự do
giao kết hợp đồng? Việc sử dụng ĐKGDC cho giao kết hợp đồng trong trường hợp
này có tạo sự bất bình đẳng về quyền lợi giữa các bên hay khơng? ên soạn thảo
ĐKGDC có những quy định nhằm hạn chế, loại bỏ quyền của bên giao kết hợp
đồng hay buộc bên giao kết hợp đồng phải gánh chịu những rủi ro bất hợp lý gì
khơng? Trong các hợp đồng HHH, các DNBH là bên soạn thảo trước các điều
khoản mẫu để khách hàng xem xét trả lời chấp nhận trong một khoảng thời gian
nhất định, nếu khách hàng đồng ý tham gia bảo hiểm đồng nghĩa với việc chấp nhận
toàn bộ nội dung hợp đồng bảo hiểm theo điều khoản mẫu mà doanh nghiệp bảo
hiểm đã đưa ra. Chính vì vậy, người mua bảo hiểm khơng được đàm phán, thỏa
thuận về việc sửa đổi, bổ sung điều khoản của hợp đồng bảo hiểm, khách hàng khó

1


có thể hiểu hết các điều khoản ĐKGDC trong khi DNBH lại là bên ban hành ĐKGDC
có thể có xu hướng lựa chọn các ĐKGDC có lợi cho mình, dồn người mua bảo hiểm
vào tình thế khó lựa chọn…gây bất lợi cho bên mua bảo hiểm khi giao kết và thực hiện
hợp đồng. Do phải chấp nhận các ĐKGDC một cách bị động nên nguy cơ khách hàng
có thể bị hạn chế quyền tự do trong giao kết hợp đồng và dễ bị rủi ro trong quá trình
thực hiện. Vì vậy, cần phải có những cơ chế giải quyết kịp thời và kiểm soát chặt chẽ

các ĐKGDC trong các hợp đồng BHHH để các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được
các lợi thế của ĐKGDC sử dụng cho việc giao kết hợp đồng với các khách hàng, đồng
thời bảo vệ quyền lợi cho các khách hàng là bên không soạn thảo ĐKGDC là rất cần
thiết.
Về khía cạnh pháp lý, pháp luật Việt Nam hiện hành về chế định hợp đồng chiếm dung
lượng rất lớn nhưng chỉ có số ít quy định của pháp luật trực tiếp điều chỉnh các
ĐKGDC trong hợp đồng như Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, LDS
năm 2015 và rải rác ở một số luật chuyên ngành nên chưa có biện pháp kiểm sốt đồng
bộ, thống nhất. Trong q trình thực hiện, việc kiểm sốt chưa thực sự có hiệu quả gây
ra những hệ lụy làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên không soạn thảo ĐKGDC; chưa
đáp ứng được yêu cầu của môi trường kinh doanh hiện đại cũng như yêu cầu đảm bảo
sự công bằng, thỏa thuận về quyền lợi giữa các bên giao kết hợp đồng. Vì thế, việc
hiểu, áp dụng các ĐKGDC chưa đảm bảo được sự nhất quán, chưa mang lại hiệu quả
áp dụng ĐKGDC cao trong thực tiễn.
Bởi vậy, việc nghiên cứu để làm rõ những vấn đề lý luận về ĐKGDC trong hợp đồng
bảo hiểm hàng hóa, pháp luật điều chỉnh hợp đồng sử dụng ĐKGDC, các biện pháp
kiểm soát của pháp luật đối với các ĐKGDC trong hợp đồng nói chung, hợp đồng bảo
hiểm hàng hóa nói riêng, trên cơ sở đó phân tích đánh giá các quy định pháp luật hiện
hành của Việt Nam, tham khảo thêm kinh nghiệm pháp luật của một số nước trên thế
giới về ĐKGDC làm bài học cho Việt Nam, từ đó kiến nghị hồn thiện pháp luật điều
chỉnh ĐKGDC trong hợp đồng nói chung và hợp đồng bảo hiểm hàng hóa nói riêng là
hết sức cần thiết nhằm đáp ứng được thực tiễn nhu cầu sử dụng ĐKGDC trong hợp
đồng hiện nay.
Từ những lý do trên, NCS đã lựa chọn đề tài “Điều kiện giao dịch chung
trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa ở Việt Nam ” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là làm rõ, bổ sung vào lý luận pháp luật

về ĐKGDC trong hợp đồng BHHH; trên cơ sở phân tích làm rõ thực trạng quy định
của pháp luật về ĐKGDC trong hợp đồng BHHH và quá trình thực thi trong thời
gian qua ở Việt Nam cũng như so sánh pháp luật hiện hành có liên quan với pháp
luật một số nước trên thế giới để phân tích, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn
thiện các quy định của pháp luật về ĐKGDC, tăng cường sử dụng ĐKGDC về hợp
đồng nói chung và HĐ H hàng hóa nói riêng cho các bên trong hợp đồng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, tác giả sẽ thực hiện các nhiệm vụ nghiên
cứu cơ bản như sau :
- NCS tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài về
ĐKGDC và ĐKGDC trong hợp đồng BHHH
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về ĐKGDC, cụ thể, NCS làm sáng
tỏ các vấn đề sau: khái niệm về ĐKGDC, đặc điểm, những ưu điểm và hạn chế của
ĐKGDC; nguồn gốc của ĐKGDC; phân tích mối quan hệ giữa ĐKGDC với nguyên
tắc tự do hợp đồng.
- Nghiên cứu khái niệm và đặc điểm của ĐKGDC trong hợp đồng BHHH, ý
nghĩa thực tiễn của ĐKGDC trong hợp đồng BHHH và một số hạn chế của
ĐKGDC trong hợp đồng BHHH.
- Nghiên cứu các ĐKGDC trong hợp đồng BHHH ở Việt Nam hiện nay như
các điều khoản chung, các quy tắc bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, điều khoản loại trừ
bảo hiểm, thủ tục bảo hiểm, thời gian bắt đầu và kết thúc bảo hiểm, nghĩa vụ của
người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất, cách xác định tổn thất, cách xác định bồi
thường, thời hiệu khiếu nại và giải quyết tranh chấp…
- Nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về ĐKGDC và kinh nghiệm của
một số nước trên thế giới, từ đó gợi mở hướng hồn thiện cho pháp luật về ĐKGDC
của Việt Nam.


- Phân tích, đánh giá một cách tồn diện thực tiễn sử dụng ĐKGDC trong
hợp đồng BHHH.

- Trên cơ sở giải quyết những vấn đề trên về mặt lý luận và nghiên cứu, đánh
giá, đúc kết từ thực tiễn, NCS đề xuất định hướng và khuyến nghị giải pháp hoàn
thiện pháp luật điều chỉnh ĐKGDC; giải pháp tăng cường sử dụng ĐKGDC trong
hợp đồng nói chung và hợp đồng BHHH ở Việt Nam.
3. Ðối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là điều kiện giao dịch chung, điều kiện giao
dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, pháp luật về điều kiện giao dịch
chung của Việt Nam và một số nước trên thế giới, thực tiễn thực hiện pháp luật về
điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung, để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, NCS tập trung
nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về ĐKGDC trong hợp đồng nói chung và
hợp đồng BHHH nói riêng; các ĐKGDC trong hợp đồng BHHH, các quy định của
pháp luật Việt Nam về ĐKGDC; thực tiễn thực thi pháp luật về ĐKGDC trong hợp
đồng BHHH; nghiên cứu pháp luật về ĐKGDC của một số nước trên thế giới nhằm
gợi mở hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam điều chỉnh ĐKGDC và những giải
pháp tăng cường sử dụng ĐKGDC ở Việt Nam trong hợp đồng nói chung và hợp
đồng BHHH nói riêng. Trong khn khổ của luận án, NCS khơng thể đi sâu phân
tích tất cả thực tiễn thực hiện pháp luật về ĐKGDC trong các hợp đồng BHHH mà
chủ yếu tập trung phân tích thực tiễn thực hiện pháp luật ĐKGDC trong các hợp
đồng vận chuyển hàng hóa.
- Về khơng gian: Luận án giới hạn ở việc tìm hiểu pháp luật về ĐKGDC của
Việt Nam, Úc và một số nước trong Hội đồng Liên minh Châu Âu như Đức, Anh...
là những nước có nền kinh tế phát triển mạnh gắn liền với sự xuất hiện ĐKGDC
sớm nhất và cũng là những nước có kinh nghiệm về xây dựng, ban hành sớm Luật
về ĐKGDC, quy định về ĐKGDC trong LDS hoặc Luật bảo vệ quyền lợi của
NTD để rút ra bài học kinh nghiệm và gợi mở hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam.



- Về thời gian: Luận án nghiên cứu từ thời điểm Luật Kinh doanh bảo hiểm được ban
hành năm 2000 cho đến nay bởi đây là văn bản quy phạm pháp luật tạo môi trường
pháp lý thuận lợi của Nhà nước cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm phát triển, bao
gồm cả bảo hiểm hàng hóa.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ngồi việc sử dụng các phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học như
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, NCS sử dụng các phương pháp nghiên cứu đan
xen như phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, luật học so sánh và dự báo qua
các tài liệu thứ cấp để làm sáng tỏ các vấn đề được nghiên cứu trong luận án.
Để đạt được kết quả nghiên cứu, làm rõ những vấn đề nghiên cứu đặt ra, luận án chú
trọng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
+ Phương pháp kế thừa, thu thập tài liệu: Trên cơ sở thu thập tài liệu sơ cấp
và thứ cấp, NCS kế thừa một số kết quả nghiên cứu khoa học của các tác giả trong
và ngoài nước đã cơng bố có liên quan đến nội dung của luận án được NCS sử dụng
trong chương 2 của Luận án.
+ Phương pháp phân tích được NCS sử dụng khi đánh giá, bình luận các
quy định của pháp luật cũng như thực tiễn sử dụng các ĐKGDC, xem xét về tính
thống nhất, phát hiện mâu thuẫn của pháp luật có liên quan về ĐKGDC trong hợp
đồng làm cơ sở cho những kết luận khoa học.
+ Phương pháp tổng hợp được sử dụng khi NCS tổng hợp các cơng trình đã được cơng
bố trong và ngồi nước, có sự kế thừa, chọn lọc và sáng tạo,làm nền tảng để NCS tổng
quan các vấn đề nghiên cứu, giải quyết những vấn đề lý luận của ĐKGDC.
Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các vấn đề, từ đó đánh giá nhằm rút ra những kết luận
tổng quan, những quan điểm, các đề xuất, kiến nghị. Phương pháp này được sử
dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
+ Phương pháp so sánh luật học được sử dụng khi phân tích, đánh giá các
quy định của pháp luật có liên quan đến ĐKGDC của pháp luật Việt Nam với pháp
luật của một số nước trên thế giới nhằm làm sáng tỏ những điểm chung, sự khác



biệt trong các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam với pháp luật của các nước
trên thế giới về ĐKGDC.
+ Phương pháp l ch s được sử dụng khi nghiên cứu về nguồn gốc và sự phát triển của
ĐKGDC, khái quát quá trình điều chỉnh pháp luật về ĐKGDC trong hợp đồng.
Trong quá trình viết luận án, các phương pháp này có thể sử dụng đan xen và tiếp cận
cả theo hướng đa ngành và liên ngành để thuận tiện cho việc phân tích, đánh giá tồn
bộ các vấn đề được đặt ra trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
5. Ðóng góp mới về khoa học của Luận án
- Luận án đã xây dựng được luận cứ khoa học về ĐKGDC trong hợp đồng
BHHH – nền tảng quan trọng của các giao dịch hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế
thị trường hiện đại; bổ sung vào kiến thức về giao kết hợp đồng, về ĐKGDC sử
dụng trong giao kết hợp đồng nói chung và trong lĩnh vực giao kết hợp đồng bảo
hiểm hàng hóa nói riêng.
- Luận án đã phân tích, đánh giá được thực trạng pháp luật về ĐKGDC trong
hợp đồng BHHH, chỉ ra được những bất cập của pháp luật về ĐKGDC trong quá
trình áp dụng vào hợp đồng BHHH.
- Luận án đã đề xuất được các giải pháp pháp hoàn thiện pháp luật về
ĐKGDC trong hợp đồng nói chung và hợp đồng BHHH nói riêng, đồng thời, luận
án đã đề xuất được các giải pháp tăng cường sử dụng ĐKGDC một cách hợp lý trên
cơ sở hiệu quả, cân bằng quyền lợi giữa các bên trong hợp đồng BHHH.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Trên cơ sở nghiên cứu ĐKGDC trong hợp đồng BHHH, có thể khẳng định
rằng đề tài được nghiên cứu góp phần vào việc làm phong phú thêm về lý luận và
thực tiễn về ĐKGDC trong hợp đồng và trong hợp đồng BHHH, đồng thời góp
phần hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về ĐKGDC trong hợp đồng nói chung và
HĐ H hàng hóa nói riêng.
Những đề xuất, kiến nghị được đúc kết sau quá trình nghiên cứu Luận án khơng chỉ
góp phần hồn thiện pháp luật về ĐKGDC trong hợp đồng BHHH mà cịn góp phần
tăng cường sử dụng ĐKGDC cho việc giao kết hợp đồng ở Việt Nam. Những đề xuất,



kiến nghị mà luận án nêu ra đều có cơ sở khoa học và thực tiễn, có ý nghĩa đối với việc
xây dựng và hoàn thiện pháp luật về ĐKGDC trong hợp đồng tại Việt Nam.
Luận án cũng được kỳ vọng là tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ việc
nghiên cứu lý luận và thực tiễn sử dụng ĐKGDC làm tài liệu giảng dạy và học tập
đối với chuyên ngành Luật Kinh tế và chuyên ngành kinh doanh.
LDS năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, quy định về ĐKGDC sẽ là cơ sở pháp
lý điều chỉnh các hợp đồng, dịch vụ sử dụng các ĐKGDC trong các lĩnh vực kinh
doanh, thương mại, dịch vụ. Về lâu dài, NCS mong muốn Nhà nước hoàn thiện chế định
hợp đồng sử dụng ĐKGDC nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các doanh nghiệp sử dụng
ĐKGDC nhằm đảm bảo công bằng về quyền và nghĩa vụ của các bên.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,Luận án bao gồm
4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan chủ đề Luận án
Chương 2. Một số vấn đề lý luận chung về điều kiện giao dịch chung trong
hợp đồng bảo hiểm hàng hóa
Chương 3. Thực trạng pháp luật về điều kiện giao dịch chung và thực tiễn sử dụng điều
kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa
Chương 4. Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều kiện giao dịch chung
trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
ĐKGDC có nguồn gốc hình thành từ khoảng thế kỷ XIX [55] cùng với quá
trình sản xuất và phân phối hàng loạt ở các nước phương Tây dẫn tới việc các nhà
sản xuất, cung ứng dịch vụ mang tính hàng loạt sử dụng các form, mẫu trong giao

dịch với khách hàng. Các form mẫu này được các học giả gọi bằng nhiều cái tên
khác nhau như điều kiện giao dịch chung (general terms and conditions), hợp đồng
mẫu1 (standard form contracts, standard terms of contracts), hợp đồng gia nhập
(contracts of adhesion, boilerplate contract)... tuỳ thuộc vào quan điểm của mỗi học
giả hay điều kiện lịch sử - xã hội và cách tiếp cận khác nhau của hệ thống pháp luật
các nước. Tất cả những thuật ngữ này đều được mô tả để chỉ những điều khoản,
điều kiện được một bên soạn sẵn, áp dụng cho nhiều đối tượng khách hàng giao
dịch cùng loại, phía bên khơng soạn thảo ĐKGDC nếu chấp nhận giao kết hợp đồng
đồng nghĩa với việc chấp nhận các ĐKGDC đó. NCS sơ lược các cơng trình nghiên
cứu sau đây minh chứng cho những quan niệm đó.
1.1.1. Nhóm các nghiên cứu những vấn đề lý luận của điều kiện giao dịch chung
Khi nghiên cứu lý luận về ĐKGDC thì những nội dung về khái niệm, đặc
điểm, giá trị pháp lý, nguồn gốc hình thành và phát triển của ĐKGDC, quyền tự do
hợp đồng, điều kiện có hiệu lực của ĐKGDC... là những vấn đề rất được giới
nghiên cứu quan tâm.
- Các tài liệu, bài viết liên quan đến khái niệm, đặc điểm, ưu điểm, hạn chế
của điều kiện giao d ch chung
Qua việc tìm kiếm và nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm và những ưu nhược
điểm của ĐKGDC, NCS nhận thấy ĐKGDC đã được khá nhiều các học giả, các nhà
nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước quan tâm.
1

Tác giả Nguyễn Như Phát trong bài viết “Điều kiện thương mại chung và nguyên tắc tự do khế ước” đăng
trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 6, tr 42 nhận đ nh: Về vấn đề điều kiện thương mại chung, trong
những năm tháng của kế hoạch, khoa học pháp lý tìm cách giải quyết chúng trong khuôn khổ của “hợp đồng
mẫu” hay “mẫu hợp đồng”. Ngày nay, một số nhà khoa học tìm cách đề cập vấn đề này trong khái niệm
“hợp đồng gia nhập”


1) Nghiên cứu của tác giả Friedrich Kessker trong bài “Hợp đồng gia nhập –

Một vài suy nghĩ về tự do hợp đồng” (tiếng anh là “Contracts of adhesion – some
thoughts about freedom of contrac) [50], tác giả đã phân tích và chỉ ra nguồn gốc và
sự phát triển của ĐKGDC, ưu điểm và hạn chế của ĐKGDC, quyền tự do hợp đồng
khi sử dụng ĐKGDC và các biện pháp kiểm soát ĐKGDC. Theo tác giả, ĐKGDC
xuất hiện gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng loạt với các
doanh nghiệp có quy mơ lớn, ĐKGDC được sử dụng trong mọi giao dịch cho cùng
một loại hàng hóa và dịch vụ; chúng được sử dụng rộng rãi bởi các doanh nghiệp vì
có nhiều lợi ích như giảm thiểu chi phí giao dịch, đàm phán và cho phép họ xử lý
giao dịch “hàng loạt”, giúp doanh nghiệp dự đốn được “số phận” của điều khoản
tại tịa án, hạn chế rủi ro bị tịa án tun vơ hiệu. Tác giả cho rằng ĐKGDC được
tạo thành thiếu đi sự thỏa thuận của các bên về phần lớn các điều khoản của hợp
đồng được tạo ra bởi doanh nghiệp là bên có sức mạnh đàm phán hơn trong hợp
đồng, bên yếu thế trong hợp đồng do cần sử dụng hàng hóa/dịch vụ, thường khơng
có khả năng đàm phán điều khoản tốt hơn, do đó, ĐKGDC trở thành một cơng cụ
để xây dựng và củng cố sức mạnh kinh tế của các doanh nghiệp lớn, cần phải có
biện pháp kiểm sốt các ĐKGDC của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2) Nghiên cứu của tác giả Arthur Lenhoff trường Đại học Buffalo
“Contracts of adhesion and the freedom of contract: A comparative study in the
light of American and foreign Law” [45], tác giả giải thích căn nguyên của ĐKGDC
xuất hiện trong quá trình sản xuất và phân phối hàng loạt ra đời kéo theo sự ra đời
của các form, mẫu để sử dụng trong giao dịch với khách hàng. Theo tác giả, đối với
hợp đồng sử dụng ĐKGDC, quyền quyết định của khách hàng chỉ giới hạn ở việc
có tham gia giao dịch hay không, quyền này chỉ là một phần rất nhỏ trong lý thuyết
về quyền tự do hợp đồng. Trong khi đó, theo học thuyết pháp lý của Đức, quyền tự
do hợp đồng được phân thành hai nhóm quyền: (i) quyền cùng đàm phán và quyết
định các điều khoản của hợp đồng (Gestaltungsfreiheit) và (ii) quyền quyết định có
tham gia giao dịch hay không (Abschlessfreiheit). Với việc sử dụng ĐKGDC thì
nhóm quyền thứ nhất của khách hàng đã bị mất.



3) Trong bài “Consumer adhesion contracts and unfair terms: A critique of
current theory and a suggestion” [42], tác giả Andrewa Burgess đã có những bình
luận và đưa ra quan điểm của mình về hợp đồng gia nhập và những điều khoản
không công bằng (Consumer adhesion contracts and unfair terms). Tác giả cho
rằng một hợp đồng được tiêu chuẩn hóa các điều khoản sẽ có khả năng cung ứng
hàng hóa và dịch vụ mang tính hàng loạt cho các khách hàng, rất phù hợp đối với
các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ đại trà.
4) Nghiên cứu của Alfred W. Meyer trong bài “Contracts of Adhesion and
the Doctrine of Fundamental Breach” [44], tác giả đề cập đến các vấn đề như khái
niệm quyền tự do hợp đồng, sự hạn chế quyền tự do hợp đồng trong hợp đồng gia
nhập; trách nhiệm của bên soạn thảo các điều khoản mẫu trong hợp đồng; xu thế sử
dụng các hợp đồng tiêu chuẩn nhằm phục vụ cho việc sản xuất, cung ứng các hàng
hóa, dịch vụ mang tính hàng loạt, sự hạn chế của các điều khoản miễn trách do bên
soạn thảo cũng được tác giả đề cập tới.
5) Trong cuốn Principles of the German law on standard terms of contracts,
[59]Thomas Zerresnghiên cứu về nguồn gốc, lợi ích và những rủi ro trong việc sử
dụng điều khoản mẫu xem các điều khoản mẫu là công cụ “lấp tác giả, lỗ hổng”
trong quy định pháp luật và trở thành “luật” giữa các bên. Theo tác giả, nếu khơng
có các điều khoản mẫu, doanh nghiệp sẽ phải đàm phán từng điều khoản với từng
giao dịch, điều này gần như không thể với các doanh nghiệp quy mô lớn phát sinh
hàng ngàn giao dịch.
Tổng quan những tài liệu nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy nhiều nước trên
thế giới cũng như các học giả nghiên cứu còn có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau
về thuật ngữ của ĐKGDC và những vấn đề pháp lý có liên quan. Sẽ rất khó có thể
có một định nghĩa chung, một tên gọi chung về ĐKGDC bởi chế độ chính trị, tập
quán thương mại, văn hóa kinh doanh của mỗi quốc gia là khác nhau, cách tiếp cận
của mỗi cá nhân về cùng một vấn đề cũng rất khác nhau. Tất cả những quan niệm
trên sẽ được tác giả tham khảo, hệ thống hóa để làm nền tảng lý luận và là cơ sở so
sánh để tác giả nghiên cứu, luận giải trong chương 1 của luận án.



6) Ở trong nước, trong nhiều các nghiên cứu của tác giả Nguyễn Như Phát,
một trong những bài viết có giá trị cả về lý luận và thực tiễn có thể kể đến bài viết
đăng Tạp chí Nhà nước và Pháp luật năm 2003 của PGS.TS Nguyễn Như Phát
“Điều kiện thương mại chung và nguyên tắc tự do khế ước”[27], tác giả đề cập đến
khá nhiều vấn đề như khái niệm, đặc điểm, chức năng của điều kiện thương mại
chung, bảo vệ khách hàng trước các điều kiện thương mại chung trái pháp luật,
pháp luật về điều kiện thương mại chung ở một số quốc gia và một số kiến nghị gợi
mở hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam. Những nội dung này được tác giả tiếp tục
đăng tải trong Giáo trình Luật bảo vệ quyền lợi của NTD của Trường Đại học Luật
Hà Nội [36] và sách chuyên khảo “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật
hợp đồng ở Việt Nam hiện nay”[28]. Đây là những nghiên cứu gần như sớm nhất ở
Việt Nam về ĐKGDC và tương đối toàn diện những vấn đề của ĐKGDC.
7) Bài viết “ àn về ĐKGDC của doanh nghiệp”đăng trên Tạp chí Dân chủ
và Pháp luật của PGS.TS Tăng Văn Nghĩa [24], tác giả nghiên cứu các vấn đề về
khái niệm ĐKGDC, sự khác nhau giữa hợp đồng theo mẫu và ĐKGDC, giá trị pháp
lý, những ưu nhược điểm của ĐKGDC, khả năng áp dụng ĐKGDC trong kinh
doanh quốc tế, thực tiễn sử dụng ĐKGDC tại Việt Nam, xu hướng sử dụng
ĐKGDC và đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng ĐKGDC trong giai đoạn
hiện nay. Đây là những nội dung cơ bản về ĐKGDC giúp NCS có điều kiện nghiên
cứu sâu hơn và làm rõ hơn về những vấn đề mà tác giả đã đặt ra trong bài viết.
Ở Việt Nam, trước khi LDS năm 2015 được thơng qua, trong nhiều hội
thảo chun đề góp ý cho dự thảo BLDS sửa đổi, điều khoản quy định ĐKGDC đã
được các chuyên gia pháp lý, các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm, đóng góp ý
kiến bởi ĐKGDC đã được đưa vào dự thảo LDS năm 2005 sửa đổi. Nhiều bài
viết, cơng trình nghiên cứu chun sâu về ĐKGDC đã được các nhà nghiên cứu
khai thác, chẳng hạn như:
8) Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga năm 2016 về “Pháp luật
về điều kiện thương mại chung – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”[22]. NCS cho
rằng đây là một cơng trình nghiên cứu chun sâu về điều kiện thương mại chung

mà xét về bản chất như là ĐKGDC nhưng xét ở phạm vi điều chỉnh thì ĐKGDC có


phạm vi điều chỉnh rộng hơn so với điều kiện thương mại chung. Cơng trình nghiên
cứu giúp NCS có góc nhìn khá tồn diện những vấn đề lý luận về ĐKGDC và thực tiễn
sử dụng ĐKGDC trong một số hoạt động kinh doanh hiện nay. Quan điểm của tác giả
về điều kiện thương mại chung có nhiều điểm tương đồng, phù hợp với bản chất của
ĐKGDC, làm cơ sở lý luận cho việc xây dựng luận cứ khoa học về ĐKGDC, có giá trị
tham khảo để NCS tiếp tục nghiên cứu và làm rõ hơn bản chất của ĐKGDC trong hợp
đồng bảo hiểm hàng hóa.
9) Bài viết của tác giả Nguyễn Giang Nam “ ình luận về các quy định liên
quan đến hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung trong Dự thảo ộ luật
Dân sự (sửa đổi) [20] phân tích, bình luận một số nội dung của ĐKGDC trong dự
thảo LDS năm 2015 sửa đổi như khái niệm, điều kiện có hiệu lực của ĐKGDC, cơ
chế kiểm sốt và giải thích ĐKGDC. ài viết cũng đặt ra một số vấn đề nghiên cứu
NCS đã tham khảo trong chương 2 và 4 của luận án.
Ngoài ra, một số bài viết chủ yếu phản ánh về những cái bẫy điều kiện
thương mại chung trong hợp đồng mà doanh nghiệp đưa ra, gây bất lợi cho NTD,
chẳng hạn như bài viết của tác giả Văn Thành “Thực tiễn thực hiện các điều kiện
thương mại chung và những vấn đề đặt ra để bảo vệ NTD” [30], “Nhu cầu kiểm
soát điều kiện thương mại chung” của Nguyễn Thị Hồng Hạnh [9], “Về hợp đồng
mẫu trong cung ứng thương mại d ch vụ”của Phan Thảo Nguyên [26]... NCS sử
dụng tham khảo để làm rõ hơn một số nội dung trong chương 2, 3, 4 của luận án.
- Các tài liệu, bài viết về giá tr pháp lý của điều kiện giao d ch chung
Về giá trị pháp lý của ĐKGDC. Qua việc tìm hiểu một số các giáo trình, tài liệu học
thuật và các cơng trình nghiên cứu lý luận về ĐKGDC hiện nay cho thấy về giá trị
pháp lý của ĐKGDC được một số ít các tác giả đề cập đến. Trong số các tài liệu, bài
viết về giá trị pháp lý của ĐKGDC thì phải kể đến các bài viết: “Điều kiện thương mại
chung và nguyên tắc tự do khế ước” [27]; “Bàn về ĐKGDC của doanh nghiệp” [24]…
Theo đó, ĐKGDC có giá trị ràng buộc bên được đề nghị giao kết, không phụ thuộc vào

việc họ đã đọc kỹ nó hay chưa và việc thiết lập những điều kiện thương mại chung
được áp dụng đồng đều cho mọi khách hàng ngồi mục tiêu là nhằm hợp lý hóa bán
hàng cịn giúp cho các bên có thể tiết kiệm được thời gian,


sức lực trong đàm phán và thỏa thuận. Thông qua những điều kiện thương mại chung,
các nhà cung cấp hình thành được những “luật chơi riêng” của mình, ngăn ngừa những
rủi ro nhận thức của các bên tham gia quan hệ hợp đồng, phân chia rủi ro pháp lý, trách
nhiệm giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng… Các bài viết này đã có những nhận
định xác thực về giá trị pháp lý của ĐKGDC, tác giả luận án không bàn luận mà kế
thừa kết quả nghiên cứu này làm cơ sở để xác định giá trị pháp lý của ĐKGDC được
phân tích ở chương 2 luận án.
- Các tài liệu nghiên cứu về quyền tự do hợp đồng liên quan đến đề tài
luận án
10) Các cơng trình nghiên cứu về quyền tự do hợp đồng có liên quan đến đề
tài của luận án mà tác giả tiếp cận bao gồm các cơng trình nghiên cứu, bài viết: [6],
[14], [22], [24], [36], [50]. Trên cơ sở lý thuyết truyền thống về hợp đồng được xây
dựng theo nguyên tắc tự do hợp đồng, các tác giả đều cho rằng hợp đồng phải là sự
thỏa thuận giữa các bên, thể hiện tự do ý chí của các bên tham gia hợp đồng, phù
hợp với nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận của hợp đồng. Một hợp đồng sẽ
công bằng khi các bên được quyền tự do ý chí của mình, đặc biệt phải kể đến Luận
án Tiến sĩ luật học “Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt
Nam”[6]của tác giả Phạm Hoàng Giang nghiên cứu một cách cơ bản, tồn diện,
mang tính hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền tự do hợp đồng
trong hoạt động thương mại.
Ngoài những nội dung cơ bản của ĐKGDC, các tài liệu nghiên cứu này cũng
phân tích, chứng minh việc sử dụng ĐKGDC đã làm hạn chế quyền tự do hợp đồng
của các bên trong quan hệ hợp đồng. Tiếp cận ở góc độ nghiên cứu này, các cơng trình
nghiên cứu đã phân tích, bình luận và nhận định việc sử dụng ĐKGDC trong các hợp
đồng đã làm hạn chế quyền tự do thỏa thuận hợp đồng của bên không soạn thảo

ĐKGDC và như vậy không đảm bảo nguyên tắc tự do hợp đồng của BLDS. Việc sử
dụng các ĐKGDC trong hợp đồng có thể sẽ gây ra những bất lợi cho khách hàng,
không đảm bảo sự cơng bằng, bình đẳng giữa các bên trong hợp đồng. Vậy việc sử
dụng các ĐKGDC trong HĐ H hàng hóa có ngoại lệ hay khơng, các cơng trình nghiên
cứu này là cơ sở để NCS tiếp tục phân tích, chứng minh quan điểm trên trong luận án.


- Các tài liệu nghiên cứu về thông tin bất cân xứng
Khi phân tích về mối quan hệ bất cân xứng giữa các bên trong hợp đồng mua bán,
trong bài viết “One-Sided Contracts in Competitive Consumer Markets” [44], tác giả
Lucian A. Bebchuk and Richard A. Posner đã phân tích bên bán thường là bên đưa ra
những điều khoản soạn sẵn có lợi cho mình và bên mua thường là bên yếu thế - họ luôn
ở vị thế bất lợi về thơng tin mà người bán cung cấp(One-Sided Contracts). Do đó, tác
giả cho rằng để bảo vệ quyền lợi của bên mua thì pháp luật cần phải có sự kiểm sốt các
điều khoản đó. Khi cần phải giải thích các điều khoản hợp đồng thì phải giải thích theo
hướng có lợi cho người mua mà chủ yếu là người tiêu dùng. Ở Việt Nam, tác giả Phạm
Duy Nghĩa trong bài viết "Điều chỉnh thông tin bất cân xứng và quản lý rủi ro trong
pháp luật hợp đồng Việt Nam" [23] cũng đề cập nhiều đến vấn đề bất cân xứng về
thông tin của các bên trong quan hệ hợp đồng. Những nghiên cứu này sẽ được NCS
tham khảo để đánh giá hạn chế của ĐKGDC và biện pháp kiểm soát các ĐKGDC trong
hợp đồng.
- Các tài liệu nghiên cứu về xu hướng s dụng điều kiện giao d ch chung
Liên quan đến vấn đề này cũng có một số bài viết đề cập tới bao gồm: [7], [9], [24],
[26], [28]. Tổng quan các tài liệu tiếp cận dưới góc độ lịch sử đều có chung quan điểm
là ĐKGDC xuất hiện từ lâu, khoảng giữa thế kỷ 19 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
việc giao kết và thực hiện hợp đồng và hiện nay, xu hướng tự do hóa thương mại toàn
cầu thúc đẩy các hoạt động kinh doanh diễn ra sơi nổi buộc các doanh nghiệp phải có
những cách thức giao dịch được tiêu chuẩn hóa, chính xác và ổn định. Bởi vậy, sử
dụng ĐKGDC là xu hướng tất yếu trong giai đoạn hiện nay và phổ biến ở các các lĩnh
vực kinh doanh đặc thù như bảo hiểm, xây dựng, tài chính, ngân hàng, vận tải, viễn

thơng … Kết quả nghiên cứu này được tác giả luận án kế thừa và tiếp tục nghiên cứu
sâu hơn về sự hình thành và phát triển của ĐKGDC.
1.1.2. Nhóm các nghiên cứu pháp luật nước ngoài về điều kiện giao dịch chung
Tổng quan các tài liệu nghiên cứu quy định của pháp luật một số nước trên thế
giới về ĐKGDC có thể kể đến các tài liệu: [12], [13], [14], [22], [27], [45], [50], [59].
Các tài liệu nghiên cứu pháp luật của một số nước trên thế giới về ĐKGDC có nhận
định chung là ĐKGDC được sử dụng phổ biến và được thể chế hoá trong pháp


luật của nhiều quốc gia. Nhiều tác giả khẳng định xu hướng pháp luật của các nước
trên thế giới là quy định thêm các điều khoản ĐKGDC mang tính bắt buộc trong các
văn bản pháp luật điều chỉnh về ngành nghề, lĩnh vực có liên quan hoặc ban hành riêng
luật về ĐKGDC trong đó quy định cụ thể về khái niệm, đối tượng, phạm vi, điều kiện
có hiệu lực, trách nhiệm của bên đặt ra ĐKGDC, giải thích từ ngữ, đăng ký ĐKGDC,
cơ quan có thẩm quyền xét duyệt, giám sát các ĐKGDC, các điều khoản miễn trách…
Một số tác giả nhận định ĐKGDC là vấn đề pháp lý liên quan tới pháp luật hợp đồng
và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhiều quốc gia quan niệm đó là một bộ
phận của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về vấn đề này, bao gồm các tài liệu
[12], [14], [22], [27], điển hình là bài viết của PGS.TS Bùi Ngun Khánh trong bài
“Hài hịa hóa pháp luật của Liên minh Châu Âu về kiểm soát các ĐKGDC” [14] đã
có những nghiên cứu so sánh pháp luật của các nước liên minh châu Âu về
ĐKGDC. Ngoài những quan niệm về khái niệm và bản chất, đặc điểm của ĐKGDC,
tác giả còn khảo sát pháp luật của một số quốc gia trong liên minh châu Âu. Trên cơ
sở những điểm chung, thống nhất giữa pháp luật của các nước, tác giả đã nhận định
pháp luật về ĐKGDC luôn là một hệ thống mở, luôn vận động cho phù hợp với yêu
cầu của mỗi nền kinh tế trong giai đoạn phát triển khác nhau, trước tiến trình tồn
cầu hóa, địi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia, để đảm bảo sự phát
triển lành mạnh của thị trường, bảo vệ NTD thì cần phải có cách nhìn nhận về
ĐKGDC chung một cách thống nhất và việc điều chỉnh ĐKGDC ở mức độ khu vực

là một xu thế tất yếu. Kết quả nghiên cứu của tác giả giúp NCS tiếp tục nghiên cứu
so sánh thêm ở những khía cạnh khác giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật của
một số nước trong Liên minh châu Âu về ĐKGDC. Đây là một nghiên cứu có giá trị
tham khảo, NCS đã sử dụng trong mục 2.3.2 Chương 2 của Luận án về kinh nghiệm
của một số nước trên thế giới điều chỉnh ĐKGDC trong BLDS, Luật người tiêu
dùng, trên cơ sở đó, NCS đánh giá làm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và
khuyến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam điều chỉnh ĐKGDC
trong thời gian tới ở mục 4.2 chương 4 của Luận án.


1.1.3. Nhóm nghiên cứu điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm
hàng hóa
Ở Việt Nam, các hoạt động kinh doanh bảo hiểm đang ngày càng phát triển mạnh trên
thị trường bảo hiểm. Việc sử dụng các ĐKGDC trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm
nói chung và hợp đồng BHHH nói riêng đã được sử dụng khá phổ biến và có hiệu quả.
Những vấn đề lý luận về ĐKGDC cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên,
việc ứng dụng các ĐKGDC vào trong các hợp đồng BHHH chưa thực sự thu hút đối
với các giới chuyên môn và các nhà nghiên cứu. Hiện nay, khối lượng đề tài và cơng
trình khoa học nghiên cứu về hợp đồng bảo hiểm rất phong phú nhưng tác giả chưa tìm
thấy cơng trình nào nghiên cứu trực tiếp về ĐKGDC trong hợp đồng BHHH. Khái
niệm ĐKGDC trong hợp đồng BHHH, các ĐKGDC trong hợp đồng BHHH, điều kiện
có hiệu lực của ĐKGDC trong hợp đồng BHHH, giải thích ĐKGDC trong hợp đồng
BHHH, các điều khoản miễn trách trong hợp đồng BHHH... chưa có nghiên cứu nào
đề cập tới.
Một số ít các tài liệu đã đề cập đến ĐKGDC trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Một
trong những kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng có liên quan đến đề tài của luận
án đó là bài viết “Điều khoản mẫu trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ” của tác giả
Trần Vũ Hải [8]phân tích khá cụ thể về khái niệm, vai trò và những yêu cầu pháp lý cơ
bản đối với điều khoản mẫu trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Trong bài viết này, tác
giả đã đưa ra được khái niệm điều khoản mẫu trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có

nội hàm gần giống với khái niệm ĐKGDC: “Điều khoản mẫu là những điều khoản do
DNBH đưa ra theo mẫu khi giao kết hợp đồng, nếu bên mua bảo hiểm chấp nhận
giao kết thì được coi là chấp nhận tất cả những điều khoản đó”, đồng thời tác giả kết
luận “điều khoản mẫu” không đồng nhất với “hợp đồng mẫu” như quy định của Bộ
luật Dân sự. Tác giả cũng đề cập đến việc phân loại điều khoản mẫu thành hai loại
gồm điều khoản mẫu theo luật là những điều khoản ghi nhận những nội dung giống
như quy định pháp luật và điều khoản mẫu theo ý chí của người ban hành là những
điều khoản ghi nhận những nội dung do chính ý chí của người ban hành đưa ra mà
pháp luật không quy định cụ thể nhưng cũng khơng cấm. Bên cạnh đó, bài viết cũng
nêu và phân tích sáu vai trị của điều


khoản mẫu trong HĐBH nhân thọ và đã đặt ra những yêu cầu pháp lý đối với điều
khoản mẫu trong HĐBH nhân thọ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho bên mua bảo hiểm
và người thụ hưởng. NCS nhận thấy tác giả đã có những nhận định đúng về vai trò
của điều khoản mẫu trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cũng như yêu cầu của các
điều khoản mẫu sử dụng trọng các HĐBH nhân thọ, vậy những điều khoản này có phù
hợp để sử dụng trong các HĐBH hàng hóa hay khơng, tài liệu nghiên cứu này là cơ sở
lý luận và thực tiễn NCS sẽ kế thừa và tiếp tục nghiên cứu trong luận án của mình, có
giá trị tham khảo để NCS tiếp tục nghiên cứu so sánh vận dụng trong HĐBH hàng
hóa.
Ngồi bài viết kể trên, tác giả cịn tìm thấy các tài liệu, bài viết khác đề cập đến hợp
đồng bảo hiểm đó là: [15], [16], [17], [33], [34], [38]. Nội dung của các tài liệu, bài
viết chủ yếu đề cập đến các vấn đề cơ bản của hợp đồng bảo hiểm đó là: hợp đồng bảo
hiểm là hợp đồng theo mẫu, về Giấy chứng nhận bảo hiểm và Đơn bảo hiểm; các
trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong kinh doanh, giải thích hợp đồng bảo
hiểm phải đảm bảo có lợi cho bên yếu thế, … Xét về hình thức, Giấy chứng nhận bảo
hiểm và Đơn bảo hiểm là một hợp đồng mẫu, trên đó bao gồm các điều khoản, điều
kiện của ĐKGDC. Ngồi ra, các quy tắc bảo hiểm, biểu phí, hoa hồng
… chưa được các tác giả xem xét dưới góc độ là những điều khoản của ĐKGDC và sự

cần thiết phải kiểm soát các ĐKGDC nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên yếu thế. Vì vậy,
những tài liệu, bài viết trên sẽ là nguồn tài liệu tham khảo để tác giả tiếp tục nghiên cứu
và hoàn thiện hơn nữa dưới góc độ là những ĐKGDC phục vụ cho việc nghiên cứu
những vấn đề lý luận về ĐKGDC trong hợp đồng bảo hiểm hóa.
Ngồi những cơng trình, bài viết kể trên, cịn có các bài viết, các bản án được đăng tải
trên các báo, tạp chí, trang thơng tin điện tử của DNBH… đề cập đến nội dung liên
quan đến ĐKGDC trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đó là cơ sở để NCS sử dụng
làm minh chứng, phân tích và luận giải các vấn đề liên quan đến đề tài luận án.
1.1.4. Nhóm nghiên cứu về thực tiễn áp dụng ĐKGDC trong các hoạt động kinh
doanh bảo hiểm hàng hóa
Trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa, những năm gần đây, nhu cầu mua bảo
hiểm hàng hóa rất lớn đã góp phần thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển mạnh,


nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và nước ngoài đã đầu tư mạnh vào lĩnh vực
này. Các ĐKGDC thường thể hiện trong các bản Quy tắc chung bảo hiểm hàng hóa của
mỗi doanh nghiệp bảo hiểm. Có nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu về hợp đồng
BHHH vận chuyển nội địa hay hợp đồng BHHH vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu
nhưng rất tiếc những cơng trình nghiên cứu không đề cập đến thực trạng sử dụng
ĐKGDC trong hợp đồng BHHH. Chỉ số ít các tài liệu có liên quan đến một số vụ
việc trong hợp đồng bảo hiểm NCS tìm kiếm được trên các website bao gồm: [17],
[22], [30], [63], [64], [65], [65], [67], [68], [69], [72], [73], [74, [75].
Một số bài viết ở các nguồn tài liệu trên, các tác giả đã phân tích một vài vụ việc tranh
chấp hợp đồng bảo hiểm tài sản, bình luận bản án, bình luận những quy định của pháp
luật cịn hạn chế trên cơ sở đó đề xuất kiến nghị hồn thiện pháp luật. Nguồn tài liệu ít
ỏi này cũng sẽ được tác giả tham khảo để đánh giá thực tiễn sử dụng ĐKGDC ở Việt
Nam ở chương 3 của luận án.
1.1.5. Nhóm nghiên cứu về cơ chế kiểm sốt điều kiện giao dịch chung
Để bảo vệ người tiêu dùng nói chung và người tham gia bảo hiểm nói riêng trước
những ĐKGDC không phù hợp, trái pháp luật trong khi những quy định của pháp luật

hiện hành chưa đủ khả năng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi cho
người tham gia bảo hiểm, đồng thời khắc phục vị thế bất cân xứng của họ trước các
ĐKGDC thì rất cần phải có một cơ chế kiểm sốt chặt chẽ ĐKGDC nhằm ngăn
chặn, hạn chế tình trạng lạm dụng ĐKGDC để trục lợi hoặc lạm dụng vị thế độc
quyền, thống lĩnh thị trường. Đây chính là đề xuất và chia sẻ kinh nghiệm của nhiều
tác giả các công trình nghiên cứu, bài viết về hợp đồng mẫu và ĐKGDC, bao gồm: [8],
[9], [14], [20], [22], [24], [27], [29]. Các tài liệu nghiên cứu mà NCS tổng hợp được đã
giải thích lý do phải kiểm sốt các ĐKGDC nhằm đảm bảo quyền bình đẳng giữa các
bên, đó là cần phải có pháp luật điều chỉnh các ĐKGDC. NCS cho rằng các biện
pháp được đề cập trong các nghiên cứu này rất hữu ích, thiết thực để kiểm sốt các
ĐKGDC trong các hợp đồng nói chung và hợp đồng BHHH nói riêng ở Việt Nam hiện
nay. Đó sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị để NCS phân tích, đánh giá sự phù
hợp với việc kiểm sốt ĐKGDC trong hợp đồng BHHH.


×