Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tiểu luận môn Luật Thương mại điện tử: Tên miền và nhãn hiệu (9đ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.1 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KINH DOANH

TIỂU LUẬN
MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Chủ đề: Quyền sở hữu trí tuệ đối với tên miền trong thương mại điện tử

Đề tài: TÊN MIỀN LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU
TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Mai Nguyễn Dũng

Sinh viên thực hiện

: Huỳnh Thị Bé Huyền - Nhóm 3

MSSV

: 31191025761

Lớp học phần

: 21C1LAW51103902

Khóa /Hệ

: K45/Đại học chính quy

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2021




MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU:..........................................................................................................................1
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................................ 1
1. Tổng quan về tên miền, nhãn hiệu............................................................................. 1
1.1. Tên miền.................................................................................................................. 1
1.2. Nhãn hiệu.................................................................................................................1
1.3. Mối liên hệ giữa tên miền và nhãn hiệu..................................................................2
1.4. Tranh chấp tên miền liên quan đến nhãn hiệu........................................................ 2
2. Pháp luật về quyết tranh chấp tên miền trên thế giới............................................. 3
2.1. Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất – UDRP............................3
2.2. Pháp luật Trung Quốc..............................................................................................4
2.3. Pháp luật Hoa Kỳ.....................................................................................................4
3. Pháp luật Việt Nam về tên miền liên quan đến nhãn hiệu......................................4
3.1. Tên miền liên quan đến nhãn hiệu trong luật Công nghệ thông tin....................... 4
3.2. Tên miền liên quan đến nhãn hiệu trong Luật Sở hữu trí tuệ.................................5
3.3. Tên miền liên quan đến nhãn hiệu trong các văn bản luật khác.............................5
4. Một số vấn đề cần lưu ý và đề xuất hoàn thiện pháp luật về tên miền liên quan
đến nhãn hiệu................................................................................................................... 6
4.1. Hạn chế.................................................................................................................... 6
4.2. Đề xuất.....................................................................................................................6
III. KẾT LUẬN....................................................................................................................6


Tên miền liên quan đến nhãn hiệu trong hệ thống pháp luật Việt Nam

1

I. MỞ ĐẦU:

Cùng với sự phát triển của cơng nghệ thì Internet trở thành phần khơng thể thiếu trong
cuộc sống. Mà website như một chìa khóa mở ra cách của bước và nền kinh tế số.
Website của tổ chức là nơi quảng bá hình ảnh, hoạt động của tổ chức ra toàn thế giới. Tên
miền lại là yếu tố tiên quyết để cấu thành website. Tên miền là tài sản doanh nghiệp và là
nhân tố thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Theo thống kê của VNNIC, mỗi năm có khoảng
20-301 vụ việc liên quan đến tranh chấp tên miền xảy ra và nhận định con số này có thể
tiếp tục tăng trong tương lai. Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao để giải quyết được các vấn đề
này?
Hiện tại, pháp luật Việt Nam cũng đã có nhiều văn bản luật quy định về tên miền và vấn
đề giải quyết tranh chấp liên quan đến tên miền như Luật sở hữu trí tuệ 2005, Luật cơng
nghệ thơng tin 2006, Luật Viễn thông 2009,… và sự ra đời của VNNIC (Trung tâm
Internet Việt Nam). Tuy nhiên thực trạng lại đang có rất nhiều vụ việc tranh chấp liên
quan đến tên miền, đặc biệt là tên miền liên quan đến nhãn hiệu xảy ra rất nhiều. Nhận
thức thấy tầm quan trọng của vấn đề nên em chọn đề tài “Tên miền liên quan đến nhãn
hiệu trong hệ thống pháp luật Việt Nam”.

II.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Tổng quan về tên miền, nhãn hiệu
1.1. Tên miền
- Tên miền (Domain Names) là tên của website trên internet, là một cách thức để định
danh địa chỉ IP của một máy chủ gồm các dãy ký tự cách nhau bằng dấu chấm.
- Hiện tại việc đăng ký tên miền áp dụng theo “ai đăng ký trước được cấp trước” và “bình
đẳng khơng phân biệt”
- Đặc điểm tên miền:
+ Muốn có tên miền chúng ta phải đăng ký
+ Tên miền là duy nhất trong hệ thống mạng Internet trên tồn cầu
+ Tên miền được tìm thấy dễ dàng trên Internet

+ Tên miền không bị giới hạn bởi khơng gian lãnh thổ
+ Tên miền mang tính thương mại là công cụ để quảng bá cho doanh nghiệp.
1.2. Nhãn hiệu
Nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam “nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt
hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.2 Từ đó rút ra được nhãn hiệu
“Cafebiz.vn. 2018. Nhiều “ông lớn” như Samsung, eBay, Toyota, Sacombank... cũng vướng tranh chấp quyền sử dụng tên miền
“.VN”. truy cập ngày 10/11/2021.”
1

2

“Điều 4 Khoản 16 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 50/2005/QH11”


Tên miền liên quan đến nhãn hiệu trong hệ thống pháp luật Việt Nam

2

phải là một dấu hiệu như từ ngữ, hình ảnh, màu sắc hoặc bất kỳ dấu hiệu nào khác liên
quan đến dấu hiệu. Nó phải dễ nhớ, dễ nhận biết được. Đồng thời nó phải phân biệt được
với những loại hàng hóa và dịch vụ khác đến từ những tổ chức, các nhân khác nhau.
1.3. Mối liên hệ giữa tên miền và nhãn hiệu
Khác với nhãn hiệu tên miền không phải là đối tượng bảo hộ trong luật Sở hữu trí tuệ
Việt Nam. Nhưng giữ tên miền và nhãn hiệu lại có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Thông thường để tạo ra sự phân biệt tên miền, tính duy nhất và để tên miền trở nên dễ
nhớ, dễ nhận biết như nhãn hiệu thì các doanh nghiệp có xu hướng lấy tên nhãn hiệu làm
một phần của tên miền. Ví dụ: apple.com. Điều này giúp người dùng sẽ dễ dàng tìm kiếm
hơn vì người dùng thường truy cập vào website thơng qua nhãn hiệu. Ngồi ra, tên miền
cịn là một cơng cụ hữu ích giúp doanh nghiệp quảng bá nhãn hiệu. Nó giúp tăng độ nhận
biết, tiếp cận và truy cập khách hàng dễ hơn.

1.4. Tranh chấp tên miền liên quan đến nhãn hiệu
Thông thường để trục lợi từ tên miền sẽ có hai khuynh hướng một là “đầu cơ tên miền”
(domain name speculation) nghĩa là đăng ký trước những tên miền dự đoán trong tương
lai sẽ được chuyển nhượng với mức giá cao. Thứ hai chính là “chiếm dụng tên miền”
(domain name cybersquatting)3 nghĩa là đăng ký có chủ đích tên miền trùng với tên
thương hiệu nổi tiếng nhằm lợi dụng uy tín thương hiệu đó. Việc “chiếm dụng tên miền”
thường sẽ xảy ra nhiều tranh chấp như các vụ việc tranh chấp tên miền
samsungmobile.com.vn, ebay.com.vn, thebodyshop.com.vn, toyotavn.vn,…4
Vụ việc của cơng ty eBay có “trụ sở tại Hoa kỳ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bán
đấu giá hàng hóa qua Internet. Đồng thời nhãn hiệu eBay đã được đăng ký bảo hộ tại Việt
Nam. Tuy nhiên năm 2005 thì cơng ty eBay đã phát hiện ra tên miền ebay.com.vn đã
được Công ty THNN Mộc Mỹ (Thành phố Hồ Chí Minh) đã đăng ký, sử dụng tên miền
này và eBay nộp đơn khiếu nại lên Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đề nghị thu
hồi tên miền ebay.com.vn và cấp phát lại cho eBay. Vụ việc cịn tiếp diễn ngay sau đó và
kéo dài trong nhiều năm.” 5
Vụ việc tranh “chấp tên miền xảy ra khi Công ty Samsung phát hiện ra ông Dương Hồng
Minh đăng kí tên miền samsungmobile.com.vn và tên miền này có liên quan đến nhãn
hiệu Samsung đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam. Đầu tiên cơng ty Samsung tiến hành
hịa giải nhưng khơng thành và sau đó đã kiện ra Tòa Kinh tế TP. Hà Nội và đề nghị thu
hồi tên miền samsungmobile.com.vn để tên miền này cho Công ty Samsung đăng ký. Bên
“Báo Nhân Dân. 2007. Tranh chấp khi tên miền trùng với tên thương hiệu. truy cập ngày 10/11/2021”
3

“Cafebiz.vn. 2018. Nhiều “ông lớn” như Samsung, eBay, Toyota, Sacombank... cũng vướng tranh chấp quyền sử dụng tên miền
“.VN”. truy cập ngày 10/11/2021.”
4

“Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Tranh chấp liên quan đến tên miền ebay.com.vn,
truy cập ngày 10/11/2021”
5



Tên miền liên quan đến nhãn hiệu trong hệ thống pháp luật Việt Nam

3

phía Samsung ơng Dương Hồng Minh đang đăng ký và sử dụng tên mình với mục đích
xấu, nhằm trục lợi và xâm phạm lợi ích của nguyên đơn. Thơng qua xét xử thì tịa án
phán quyết và ra Bản án số 69/2010/KDTM-S, chấp nhận yêu cầu thu hồi tên miền của
Samsung.” 6
Như các vụ việc trên, nguyên nhân sâu xa điều này thứ nhất đến từ nguyên tắc bất di bất
dịch trong đăng ký tên miền “ai đăng ký trước được cấp trước”. Nghĩa là khơng có một
cơ quan hay một tổ chức nào sẽ tiến hành thẩm định xem tên miền này có thể gây ra
nhầm lẫn với nhãn hiệu của chủ thể khác hay không. Cũng như nhận thức của doanh
nghiệp chưa nắm rõ việc đăng ký và sử dụng tên miền, cùng quan niệm sai lầm rằng cứ
đăng ký tên thương hiệu, nhãn hiệu thì mặc nhiên tên miền được bảo hộ. Và những kẻ
xấu đã lợi dụng những sơ hở trên “nhanh chân” đăng ký tên miền có liên quan để nhãn
hiệu mà chủ thể nhãn hiệu chưa kịp đăng ký. Từ đó gây ra ảnh hưởng khơng nhỏ đến lợi
ích của doanh nghiệp.
2. Pháp luật về quyết tranh chấp tên miền trên thế giới
2.1. Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất – UDRP
Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền trên Internet của nhiều nước trên thế giới về cơ
bản đều dựa trên Chính sách Giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất (UDRP) do
ICANN thiết lập. Chính sách của UDRP được áp dụng cho tất cả các tên miền cấp cao
như .biz, .com, .info, .name, .net,… và một số tên miền quốc gia cao cấp.
Khi một người đăng ký một tên miền thì họ phải "đại diện và chứng thực" rằng việc đăng
ký tên miền này "sẽ không xâm phạm hoặc vi phạm quyền lợi của bất kỳ bên thứ ba nào".
Đồng thời phải đồng ý tham gia vào bất kỳ vụ kiện tụng liên quan đến tranh chấp tên
miền nếu như có bên thức ba yêu cầu.
Theo UDRP, bên kiện phải chứng minh được các yếu tố sau nếu muốn lấy lại tên miền:

“Tên miền trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu mà người khiếu nại
có quyền. Người đăng ký khơng có bất kỳ quyền hoặc lợi ích hợp pháp nào trong tên
miền. Và tên miền đã được đăng ký và tên miền đang được sử dụng với mục đích ác ý”.7
Đồng thời UDRP cũng có quy định rõ như thế nào là đăng ký và tên miền đang được sử
dụng với mục đích ác ý trong văn bản của mình.
Mục đích cuối cùng của UDRP là tạo ra một quy trình hợp lý hóa để giải quyết tranh
chấp nhanh hơn và rẻ hơn so với kiện tụng. Tuy nhiên, nếu các bên khơng hài lịng với
quyết định của UDRP, họ có thể đưa vấn đề ra tòa.

“Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Tranh chấp liên quan đến tên miền samsungmobile.com.vn,
truy cập ngày 10/11/2021”
6

“Vi.wikipedia.org. 2021. Chính sách thống nhất giải quyết tranh chấp tên miền – Wikipedia tiếng Việt,
/>%BA%BFt_tranh_ch%E1%BA%A5p_t%C3%AAn_mi%E1%BB%81n, truy cập ngày 10/11/2021”
7


Tên miền liên quan đến nhãn hiệu trong hệ thống pháp luật Việt Nam

4

2.2. Pháp luật Trung Quốc
Trung tâm thông tin mạng Internet Trung Quốc (CNNIC) đã xây dựng Chính sách giải
quyết tranh chấp tên miền (CDRP) dựa trên nền tảng của UDRP với mục đích tạo ra các
quy chế chuẩn tắc làm cơ sở để giải quyết các vấn đề xung đột, tranh chấp liên quan đến
tên miền. Đồng thời ủy quyền cho Ủy ban trọng tài và thương mại quốc tế Trung Quốc
(CIETAC) chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề về tranh chấp tên miền. Từ đây có thể
thấy rõ hơn tầm quan trọng của UDRP đối với nhiều quốc gia. Điều này đã mang đến
nhiều hiệu quả đáng kể trong việc giải quyết tranh chấp tên miền ở Trung Quốc.8

2.3. Pháp luật Hoa Kỳ
Bên cạnh việc áp dụng UDRP thì ở Hoa Kỳ cịn áp dụng Đạo luật liên bang xử lý hành vi
chiếm đoạt tên miền của Hoa Kỳ (ACPA). Theo ACPA Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể kiện
người lại người đăng ký tên miền nếu: “Có ý định xấu để thu lợi từ nhãn hiệu và đăng ký,
lưu lượng truy cập hoặc sử dụng tên miền: (i)giống nhau hoặc tương tự đến mức gây
nhầm lẫn với nhãn hiệu phân biệt; (ii)giống hệt nhau hoặc tương tự một cách khó hiểu
hoặc giống hoặc pha loãng của một nhãn hiệu nổi tiếng (iii)là nhãn hiệu được bảo hộ bởi
18 USC § 706 (nhãn hiệu liên quan đến Hội Chữ thập đỏ) hoặc 36 USC § 220506 (nhãn
hiệu liên quan đến " Thế vận hội ")”.9 Đồng thời ACPA cũng quy định cơ sở pháp lý rõ
ràng, cụ thể về như thế nào gọi là “nhãn hiệu nổi tiếng”, “buôn bán” trong ngữ cảnh tên
miền, “dụng ý xấu” và “tương tự gây nhầm lẫn” nhằm giúp chủ sở hữu nhãn hiệu dễ dàng
coi đó là cơ sở để khởi kiện và căn cứ phân xử.10
3. Pháp luật Việt Nam về tên miền liên quan đến nhãn hiệu
Ở thời điểm hiện tại thì Việt Nam chưa có một văn bản riêng quy định về tên miền và tên
miền liên quan đến thương hiệu.
3.1. Tên miền liên quan đến nhãn hiệu trong luật Công nghệ thông tin
Luật Công nghệ thơng tin Điều 68 Khoản 1 có quy định “Tên miền quốc gia Việt Nam .vn
và tên miền cấp dưới của tên miền quốc gia Việt Nam .vn là một phần của tài ngun
thơng tin quốc gia, có giá trị sử dụng như nhau và phải được quản lý, khai thác, sử dụng
đúng mục đích, có hiệu quả”.11 Theo như quy định này thì tên miền khơng phải là tài sản
cá nhân mà là tài sản của quốc gia, cá nhân chỉ có quyền sử dụng. Điều ngày khác với

“Nguyễn Thị Hồng Linh. 2014. Pháp luật Việt Nam về tên miền liên quan đến nhãn hiệu (Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật, Trường
Đại học Quốc gia Hà Nội)”
8

“ En.wikipedia.org. 2021. Anticybersquatting Consumer Protection Act – Wikipedia.
truy cập ngày 10/11/2021”
9


10

“ThS Diệp Thị Thanh Xuân. 2020. Một số phương thức giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu và tên miền được áp dụng tại Hoa

Kỳ và kinh nghiệm đối với Việt Nam. Tập chí Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam. truy cập
ngày 10/11/2021”
11

Điều 68, Khoản 1 Luật Công nghệ thông tin 2006 67/2006/QH11


Tên miền liên quan đến nhãn hiệu trong hệ thống pháp luật Việt Nam

5

nhãn hiệu trong luật Sở hữu trí tuệ. Nhãn hiệu là tài sản của cá nhân và cá nhân có quyền
sở hữu nó.
Trong luật Cơng nghệ thơng tin cũng nếu rõ “Tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng tên miền
quốc gia Việt Nam .vn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mục đích sử dụng và tính
chính xác của các thơng tin đăng ký và bảo đảm việc đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia
Việt Nam .vn khơng xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác có
trước ngày đăng ký”.12 Tên miền sẽ không xâm phạm đến quyền và lợi ích của các tổ
chức cá nhân đã được đăng ký trước đó và bao gồm cả nhãn hiệu. Nhưng tiết thay khơng
có một quy định nào nêu rõ chi tiết vấn đề này.
Về việc giải quyết tranh chấp tên miền Điều 76 luật Cơng nghệ thơng tin có nếu “Tranh
chấp về đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” được giải quyết theo các
hình thức sau đây: 1)Thơng qua thương lượng, hịa giải; 2)Thơng qua trọng tài; 3)Khởi
kiện tại Tòa án”.13 nhưng ở đây chỉ bàn đến hình thức mà khơng nói đến nội dung tranh
chấp tên miền.
3.2. Tên miền liên quan đến nhãn hiệu trong Luật Sở hữu trí tuệ

Tên miền về bản chất không phải là đối tượng bảo hộ của Luật Sở hữu trí tuệ theo Điều
3.14 Nhưng tại Điều 130 luật này có quy định về hành vi cạnh trong khơng lành mạnh
“Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây
nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý
mà mình khơng có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm
thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương
ứng”.15 Tuy nhiên yếu tố cấu thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh là không đủ sức
thuyết phục cao, gây nên khó khăn trong q trình giải quyết tranh chấp.
3.3. Tên miền liên quan đến nhãn hiệu trong các văn bản luật khác
Tại Thông tư 10/2008/TT-BTTTT16 và Nghị định 72/2013/NĐ-CP17 chỉ nêu ra điều kiện
tranh chấp tên miền và người kiện cần chứng minh điều gì nếu muốn kiện. Nhưng chưa
có văn bản nào quy định rõ ràng về hành vi vi phạm tên miền liên quan đến nhãn hiệu.
Những bản sửa đổi, bổ sung sau này cũng chỉ điều chỉnh về mặt trình tự nội dung, thủ tục
đăng ký, cấp phát và quản lý tên miền ở góc độ hành chính nhà nước mà cịn thiếu những
quy định về mặt nội dung khiến việc tranh chấp tên miền rơi vào tình trạng khó khăn.

12

Điều 68, Khoản 3 Luật Cơng nghệ thông tin 2006 67/2006/QH11

13

Điều 76 Luật Công nghệ thông tin 2006 67/2006/QH11

14

Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 50/2005/QH11

15


Điều 130 Khoản 1 Điểm d Luật Sở hữu trí tuệ 2005 50/2005/QH11

Thông tư 10/2008/TT-BTTTT ngày 24/12/2008 của Bộ thông tin và truyền thông quy định về giải quyết tranh chấp tên miền
quốc gia “.vn”
16

17

“Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng”


Tên miền liên quan đến nhãn hiệu trong hệ thống pháp luật Việt Nam

6

4. Một số vấn đề cần lưu ý và đề xuất hoàn thiện pháp luật về tên miền liên quan
đến nhãn hiệu
4.1. Hạn chế
Thứ nhất, nhìn chung tên miền và tên miền liên quan đến nhãn hiệu khơng thuộc đối
tượng bảo hộ của Luật Sở hữu trí tuệ nên thực tế gây ra khơng ít khó khăn trong quá trình
giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, nguyên tắc đăng ký tên miền “ai đăng ký trước được cấp trước” là nguyên nhân
sâu xa dẫn đến tranh chấp trên miền
Thứ ba, trong các quy định pháp luật Việt Nam vó nêu ra các vấn đề về tranh chấp tên
miền, giải quyết tranh chấp tên miền nhưng chưa nêu cụ thể và rõ ràng. Điều 68 luật
Cơng nghệ thơng tin có đề cập đến vấn đề tên miền sẽ không xâm phạm đến quyền và lợi
ích của các tổ chức cá nhân đã được đăng ký trước đó và bao gồm cả nhãn hiệu. Hay
Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ có nói về tiêu chí trùng nhầm lẫn. Nhưng khơng có một quy
định nào nêu cụ thể những vấn đề này.
Thứ tư, Việt Nam chưa có một văn bản hồn chỉnh quy định về tên miền và tên miền liên

quan đến nhãn hiệu. Các văn bản pháp luật hiện nay còn chưa thống nhất, liên kết với
nhau. Tạo nên một sự rời rạc, khó khăn trong q trình tìm hiểu, xử lý về các tranh chấp.
4.2. Đề xuất
Thứ nhất, về phía doanh nghiệp nên nhận thức rõ tầm quan trọng của tên miền và nhãn
hiệu. Nên đăng ký đồng thời cả nhãn hiệu và tên miền, thực hiện chính sách “bao vây tên
miền” để tự bảo vệ quyền lợi của mình.
Thứ hai, nguyên tắc đăng ký tên miền “ai đăng ký trước được cấp trước” nên được điều
chỉnh kèm theo những ràng buộc như nếu tên miền yêu cầu đăng ký bị trùng hoặc gây
nhầm lẫn với tên thương hiệu đã được đăng ký trước đó thì sẽ khơng được cấp phép.
Thứ ba, Các quy định pháp luật cần nêu cụ thể các tiêu chí về tranh chấp tên miền, giải
quyết tranh chấp tên miền để làm căn cứ giải quyết vấn đề.
Thứ tư, nên tham khảo các chính sách của UDRP và ACPA để đưa ra một văn bản thống
nhất về tên miền và tên miền liên quan đến sở hữu trí tuệ. Đây sẽ là cơ sở pháp lý cho các
bên giải quyết tranh chấp hiệu quả hơn.
Thứ năm, nên hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu để việc quản lý tên miền cũng như những
vấn đề pháp luật khác liên quan đến Internet được hiệu quả hơn.

III. KẾT LUẬN
Tên miền đang có vai trị ngày càng quan trọng có giá trị tương đương thương hiệu và là
công cụ để doanh nghiệp xây dựng, quảng bá thương hiệu, sản phẩm. Để tránh nguy cơ
xung đột tên miền liên quan đến thương hiệu các doanh nghiệp nên chủ động đăng ký
bảo hộ thương hiệu và tên miền của mình trong thời gian sớm nhất có thể. Bên cạnh đó
việc hồn thiện hành lang pháp lý Việt Nam có những quy định rõ ràng, cụ thể về tên
miền liên quan đến sở hữu trí tuệ nên được chú trọng. Việc nghiên cứu pháp luật về tên


Tên miền liên quan đến nhãn hiệu trong hệ thống pháp luật Việt Nam

7


miền và tên miền liên quan đến nhãn hiệu sẽ giúp cho các doanh nghiệp có một cái nhìn
tồn diện hơn. Từ đó, đưa ra những giải pháp kịp thời nhằm hạn chế và giải quyết được
các vấn đề tranh chấp tên miền.
Ghi chú: Số từ không tính trích dấn, tài liệu tham khảo: 3148 chữ.


Tài liệu tham khảo
[1]
“Cafebiz.vn (2018). Nhiều “ông lớn” như Samsung, eBay, Toyota, Sacombank...
cũng vướng tranh chấp quyền sử dụng tên miền “.VN”. truy cập ngày 10/11/2021.”
[2]
“Báo Nhân Dân (2007). Tranh chấp khi tên miền trùng với tên thương hiệu.
truy cập ngày 10/11/2021”
[3]
“Bộ Thông tin và Truyền Thông (2008). Thông tư 10/2008/TT-BTTTT ngày
24/12/2008 của Bộ thông tin và truyền thông quy định về giải quyết tranh chấp tên miền
quốc gia “.vn””
[4]
“Chính phủ (2013). Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 quy định về quản
lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng”
[5]
“En.wikipedia.org (2021). Anticybersquatting Consumer Protection Act –
Wikipedia. />truy cập ngày 10/11/2021”
[6]
“Nguyễn Thị Hồng Linh. 2014. Pháp luật Việt Nam về tên miền liên quan đến
nhãn hiệu (Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội)”
[7]

“Quốc hội (2005). Luật Sở hữu trí tuệ 2005”


[8]

“Quốc hội (2006). Luật Công nghệ thông tin 2006”

[9]
“ThS. Diệp Thị Thanh Xuân (2020). Một số phương thức giải quyết xung đột giữa
nhãn hiệu và tên miền được áp dụng tại Hoa Kỳ và kinh nghiệm đối với Việt Nam. Tập
chí Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam. truy cập ngày 10/11/2021”
[10] “Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Tranh chấp liên quan đến tên miền
ebay.com.vn, truy cập ngày 10/11/2021.”
[11] “Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Tranh chấp liên quan đến tên miền
samsungmobile.com.vn, truy cập ngày 10/11/2021.”
[12] “Vi.wikipedia.org (2021). Chính sách thống nhất giải quyết tranh chấp tên miền –
Wikipedia tiếng Việt,
/>%BA%A5t_gi%E1%BA%A3i_quy%E1%BA%BFt_tranh_ch%E1%BA%A5p_t%C3%A
An_mi%E1%BB%81n, truy cập ngày 10/11/2021.”



×