Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.97 KB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐỖ THỊ HẬU

N¡NG LùC HàNH VI DÂN Sự CủA Cá NHÂN
THEO PHáP LUậT VIệT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐỖ THỊ HẬU

N¡NG LùC HàNH VI DÂN Sự CủA Cá NHÂN
THEO PHáP LUậT VIệT NAM
Chuyên ngành: Luật Dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HẢI AN

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã
hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Đỗ Thị Hậu


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN
SỰ CỦA CÁ NHÂN TRONG QUAN HỆ PHÁP LUẬT
DÂN SỰ ............................................................................................... 7
1.1.

Khái quát chung về năng lực chủ thể trong quan hệ pháp
luật dân sự ........................................................................................... 7


1.1.1. Khái niệm năng lực chủ thể.................................................................. 7
1.1.2. Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của
người nước ngoài tại Việt Nam .......................................................... 19
1.1.3. Mối quan hệ giữa năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi
dân sự của cá nhân.............................................................................. 24
1.2.

Khái lược quy định của pháp luật Việt Nam về năng lực
hành vi dân sự của cá nhân ............................................................. 24

1.2.1. Quy định của pháp luật phong kiến về năng lực hành vi dân sự
của cá nhân ......................................................................................... 24
1.2.2. Quy định của pháp luật thời kì Pháp thuộc về năng lực hành vi
dân sự của cá nhân.............................................................................. 27
1.2.3. Quy định của pháp luật từ năm 1954 đến 1995 về năng lực hành
vi dân sự của cá nhân ......................................................................... 29
1.2.4. Quy định của pháp luật từ năm 1995 đến nay về năng lực hành
vi dân sự của cá nhân ......................................................................... 30
1.3.

Ý nghĩa của việc quy định năng lực hành vi dân sự của cá nhân ..... 31


1.3.1. Bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể khi tham gia quan hệ
dân sự.................................................................................................. 31
1.3.2. Góp phần nâng cao trách nhiệm của các bên khi tham gia kí kết
hợp đồng ............................................................................................. 31
1.3.3. Góp phần ngăn ngừa, răn đe các hành vi vi phạm pháp luật ............. 32
1.3.4. Cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp khi vụ việc dân sự liên
quan đến năng lực hành vi dân sự ...................................................... 32

Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ
NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN ...................... 33
2.1.

Căn cứ xác định mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân ...... 33

2.2.

Các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân ........................ 35

2.2.1. Năng lực hành vi dân sự đầy đủ ......................................................... 35
2.2.2. Năng lực hành vi dân sự một phần ..................................................... 37
2.2.3. Người khơng có năng lực hành vi dân sự .......................................... 40
2.2.4. Người mất năng lực hành vi dân sự ................................................... 41
2.2.5. Năng lực hành vi dân sự bị hạn chế ................................................... 42
2.3.

Quy định của pháp luật về năng lực hành vi dân sự của cá
nhân trong một số quan hệ pháp luật dân sự cụ thể..................... 43

2.3.1. Năng lực hành vi dân sự của người thành niên .................................. 43
2.3.2. Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên ......................... 45
2.3.3. Người mất năng lực hành vi dân sự ................................................... 52
2.3.4. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự ......................................... 55
Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ
NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN VÀ
NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN ...................... 57
3.1.


Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về năng lực hành vi
dân sự của cá nhân ........................................................................... 57


3.1.1. Những bất cập trong quy định pháp luật về năng lực hành vi
dân sự của cá nhân.............................................................................. 57
3.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về năng lực hành vi dân sự của cá
nhân qua một số vụ án ........................................................................ 60
3.2.

Những giải pháp hoàn thiện pháp luật về năng lực hành vi
dân sự của cá nhân ........................................................................... 76

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật dân sự về năng lực
hành vi dân sự cá nhân ....................................................................... 77
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về năng lực hành
vi dân sự của cá nhân ......................................................................... 80
KẾT LUẬN .................................................................................................... 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 83


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLDS:

Bộ luật dân sự

BLTTDS:

Bộ luật tố tụng dân sự


LHN & GĐ:

Luật hôn nhân và gia đình

TAND:

Tịa án nhân dân

UBND:

Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để đáp ứng các nhu cầu trong đời sống, mỗi cá nhân phải không ngừng
tham gia các mối quan hệ xã hội, trong đó có các giao dịch Dân sự. Nhằm
đảm bảo sự ổn định và trật tự trong quá trình thiết lập và thực hiện các giao
dịch dân sự, hướng tới việc thực hiện lợi ích cho các chủ thể tham gia cũng
như lợi ích chung tồn xã hội, khơng phải bất cứ cá nhân nào cũng có quyền
tham gia vào các giao dịch dân sự. Pháp luật dân sự nước ta quy định chỉ có
những cá nhân có năng lực chủ thể mới có quyền tham gia những giao dịch
ấy. Năng lực chủ thể được tạo thành bởi hai thành tố, đó là năng lực pháp luật
dân sự và năng lực hành vi dân sự. Trong đó, năng lực pháp luật dân sự của cá
nhân có từ khi sinh ra và ai cũng có năng lực pháp luật như nhau. Cịn năng
lực hành vi dân sự của cá nhân được hình thành khi có những điều kiện nhất
định và có nhiều mức độ khác nhau tương ứng với khả năng nhận thức và
điều khiển hành vi của cá nhân đó.
Hiện nay, các quyền tự do dân chủ dành cho cá nhân càng ngày càng
lớn và đời sống sinh hoạt của mỗi cá nhân rất đa dạng, phức tạp kéo theo sự

phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực giao lưu dân sự. Việc giải quyết những
tranh chấp liên quan đến vấn đề năng lực hành vi dân sự của cá nhân khi
tham gia quan hệ pháp luật dân sự không phải bao giờ cũng thỏa đáng. Bởi
vì, cá nhân muốn là chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự cần
phải đạt đến một trình độ phát triển nhất định về thể lực và trí lực, trong khi
đó, khơng ít giao dịch dân sự diễn ra trên thực tế mà người tham gia không
thỏa mãn những điều kiện về năng lực chủ thể dẫn đến tranh chấp khi thực
hiện. Chẳng hạn, người tham gia giao dịch khơng có năng lực hành vi dân
sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc tình trạng lợi dụng người chưa
thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự để tiến thành giao dịch dân
1


sự... Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản pháp luật có quy định liên quan đến
năng lực hành vi dân sự vẫn còn những mâu thuẫn, chồng chéo dẫn đến khó
khăn cho q trình áp dụng luật như vẫn chưa có sự thống nhất về thuật ngữ
"trẻ em", "vị thành niên", "người chưa thành niên", hay quy định về các độ
tuổi tham gia quan hệ pháp luật dân sự cịn chưa thống nhất giữa Bộ luật dân
sự, Luật Hơn nhân và Gia đình hay Bộ luật lao động… Chính sự thiếu đồng
bộ nêu trên cũng khiến cho các nhà làm luật khó khăn trong việc giải thích
và áp dụng pháp luật, dẫn đến tình trạng thực thi pháp luật kém hiệu quả,
quyền lợi hợp pháp của người dân khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự ít
nhiều chưa được đảm bảo.
Nghiên cứu năng lực chủ thể nói chung và năng lực hành vi dân sự của
cá nhân nói riêng trong quan hệ pháp luật dân sự là việc làm có ý nghĩa quan
trọng về mặt lý luận và thực tiễn nhằm xác định tư cách chủ thể cũng như
trách nhiệm tài sản của cá nhân khi xác lập, thực hiện quan hệ pháp luật dân
sự cụ thể. Do đó, tác giả chọn đề tài "Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
theo pháp luâ ̣t Viêṭ Nam" là đề tài luận văn tha ̣c sỹ của miǹ h nhằm tim
̀ hiể u

thực tra ̣ng áp du ̣ng các quy định pháp luật về năng lực hành vi dân sự của cá
nhân, qua đó đề xuấ t kiến nghị nhằ m bổ sung và hoàn thiê ̣n
luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các

quy định pháp

chủ thể không chỉ cho công

dân Viê ̣t Nam mà còn cho người nước ngoài cư trú ta ̣i Viê ̣t Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về năng lực hành vi dân sự của cá nhân đã được đề cập khá
nhiều trong một số luận văn và bài viết đăng trên các tạp chí. Cụ thể đó là các
bài viết và cơng trình nghiên cứu: Luận văn thạc sỹ Luật học: "Năng lực chủ
thể của cá nhân trong giao dịch dân sự" của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hải,
năm 2013; Luận văn thạc sỹ Luật học: "Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường
ngoài hợp đồng của cá nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" của tác giả

2


Nguyễn Minh Thư; Luận văn thạc sỹ Luật học: "Những quy định chung về
quyền thừa kế trong Bộ luật dân sự", người thực hiện Nguyễn Minh Tuấn; bài
viết: "Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về cử người giám hộ cho
người mất năng lực hành vi dân sự khơng có người giám hộ đương nhiên"
đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số 01-2013, kỳ III của Th.s Nguyễn Thị
Hạnh; bài viết "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng của cá nhân
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ" của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hằng đăng
trên Tạp chí Tịa án nhân dân tháng 5/2013; bài viết: "Thực tiễn thi hành các
quy định của pháp luật về người chưa thành niên trong tố tụng dân sự Những khó khăn, vướng mắc và giải pháp hồn thiện quy định của pháp luật
tố tụng dân sự đối với người chưa thành niên" của TS.Nguyễn Hải An tham

luận tại Hội thảo quốc tế của Ủy ban Tư pháp Quốc hội về xây dựng Tịa Gia
đình, người chưa thành niên và Luật Tổ chức Tòa án, Hải Phòng ngày 27,
28/2/2014; bài viết "Bàn về năng lực hành vi dân sự của cá nhân : Từ tuổ i đã
thành niên đến tuổi kết hôn của nam giới " của TS. Nguyễn Thi ̣Hoài Phương
cùng diễn đàn trao đổi xung quanh vấn đề trên đã đề cập đến vấn đề có nên
thay đổ i đô ̣ tuổ i thành niên liên quan đế n viê ̣c kế t hôn hay không

. Bài viết

"Bàn về hợp đồng vô hiệu do được giao kết bởi người bị mất năng lực hành vi
dân sự qua một vụ án " của TS.Đỗ Văn Đại được đăng trên Tạp chí khoa học
pháp lý sớ 4 năm 2007, cho thấ y những khó khăn trong viê ̣c xác đinh
̣ mô ̣t
người bi ̣mấ t năng lực hành vi dân sự k hi giao kế t hơ ̣p đờ ng . Ngồi ra, L ̣t
sư Trương Thanh Đức cũng đề câ ̣p đế n hê ̣ quả pháp lý cùng những vương
mắ c từ viê ̣c sử du ̣ng thiế u chiń h xác các cu ̣m từ quy đinh
"đô ̣ tuổ i" - căn cứ
̣
xác nhận mức độ năng lực hành vi dân sự trong bài viết "Quản lý người chưa
thành niên" của trên Tạp chí Quản lý Nhà nước số 81+82 tháng 4+5/2010...
Các bài nghiên cứu trên chủ yếu phân tić h mô ̣t số khiá ca ̣nh liên quan
đến quy đinh
̣ về năng lực hành vi dân sự của cá nhân . Do đó, trong toàn bô ̣

3


quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả tiếp cận vấn đề năng lực hành vi dân sự
của cá nhân mô ̣t cách toàn diê ̣n , xuyên suốt hệ thống các quy đinh
̣ trong hê ̣

thố ng văn bản pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam , đồ ng thời so sánh với quy đinh
̣ của ph áp
luâ ̣t nước ngoài về năng lực hành vi dân sự . Kế t quả nghiên cứu của luâ ̣n văn
sẽ góp phần ho àn thiện Bộ luật dân sự , tạo sự đồng bộ về mặt pháp lý cũng
như thố ng nhấ t trong viê ̣c áp du ̣ng các quy đinh
̣ pháp luật về năng lực hành vi
dân sự của cá nhân.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ, tác giả tập trung nghiên cứu, phân
tích để làm rõ các khía cạnh về năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo quy
định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng pháp luật về năng lực hành
vi dân sự của cá nhân trong sự so sánh, liên hệ với quy định của pháp luật Việt
Nam thời kì trước và quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới.
4. Cơ sở lý luận về phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận tổng quan chung của toàn bộ luận văn tác giả
dựa trên nền tảng chủ nghĩa Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vâ ̣t lich
̣ sử cùng khoa học lý luận chung về Nhà nước và pháp luật.
Các phương pháp nghiên cứu cu ̣ thể được sử dụng để tiến hành nghiên
cứu luận văn bao gồm phương pháp phân tích, so sánh, chứng minh, thống kê
để từ những quy định chung đi đến giải quyết từng lĩnh vực cụ thể, sau đó
quay lại phân tích và khẳng định những quy định chung đó.
5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài giúp cho tác giả tiếp cận và đánh giá toàn diện
về vấn đề năng lực hành vi dân sự của cá nhân từ khái niệm đến các mức độ
năng lực hành vi dân sự của cá nhân , năng lực hành vi dân sự của cá nhân
trong các quan hệ pháp luật. Từ đó, tác giả đưa ra những lập luận, đánh giá ưu
điể m, hạn chế của các quy định năng lực hành vi dân sự của cá n hân về mă ̣t

4



pháp lý và thực tiễn áp dụng . Đặc biệt, trong quá trình nghiên cứu luận văn,
những kiến thức tìm hiểu được sẽ phục vụ hiệu quả cho công việc của tác giả
sau này. Để đạt được mục đích này, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài được xác
định trên những khía cạnh sau:
- Làm rõ khái niệm năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự
của cá nhân;
- Phân tích nội dung năng lực hành vi dân sự của cá nhân và các quy
đinh
̣ liên quan theo pháp luật Việt Nam hiện hành;
- Xem xét trách nhiệm, tư cách tố tụng của các chủ thể thông qua quy
định về năng lực hành vi dân sự.
- Thực tiễn áp dụng các quy định trên thực tế thông qua việc phân tích
những vụ án cụ thể , qua đó đề xuất kiến nghị góp hoàn thiê ̣n vướng mắ c , bấ t
câ ̣p của quy đinh
̣ pháp luâ ̣t.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn là kết quả nghiên cứu khoa học, sự tìm tịi, học hỏi, hướng
dẫn của thầy cô và thực tiễn công tác xét xử về năng lực hành vi dân sự của cá
nhân, những đóng góp của luận văn được thể hiện cụ thể trên những phương
diện sau:
- Khái quát những vấn đề cơ bản về năng lực hành vi dân sự của cá
nhân trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật dân sự nói
riêng, giúp cho mọi người khi nghiên cứu về năng lực hành vi dân sự của cá
nhân có cách nhìn khái qt, tồn diện các vấn đề về năng lực hành vi dân sự
của cá nhân.
- Đánh giá thực tiễn thi hành các quy định về năng lực hành vi dân sự
của cá nhân thong qua một số vụ việc cụ thể.
- Phân tích những bất cập của các quy định pháp luật dân sự hiện hành

về năng lực chủ thể cũng như các vấn đề có liên quan đến năng lực hành vi

5


dân sự của cá nhân. Qua đó, đưa ra đề xuất, kiến nghị thiết thực để hoàn thiện
quy định pháp luật tương ứng.
- Luận văn là tài liệu quan trọng giúp cho cán bộ nghiên cứu, cán bộ
làm công tác thực tiễn hiểu rõ và xác định các mức độ năng lực hành vi dân
sự của cá nhân cũng như hiệu lực pháp lý của các quan hệ pháp luật dân sự
mà cá nhân tham gia.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn cao học với đề tài: "Năng lực hành vi dân sự của cá
nhân theo pháp luật Việt Nam" thuộc chuyên ngành Luật dân sự, ngoài
phần Tổng quan, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo còn được kết
cấu bởi ba chương:
Chương 1. Lý luận chung về năng lực hành vi dân sự của cá nhân
trong quan hệ pháp luật dân sự.
Chương 2. Quy định của pháp luật hiện hành về năng lực hành vi dân
sự của cá nhân.
Chương 3. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về năng lực hành vi
dân sự của cá nhân và những giải pháp hoàn thiện pháp
luật về năng lực hành vi dân sự của cá nhân.

6


Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ
CỦA CÁ NHÂN TRONG QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

1.1. Khái quát chung về năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật
dân sự
1.1.1. Khái niệm năng lực chủ thể
Chủ thể là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc hình thành các quan
hệ pháp luật. Việc xác định chủ thể của một ngành luật và các điều kiện liên
quan đến năng lực chủ thể của ngành luật đó là do đặc thù của quan hệ xã hội
thuộc đối tượng điều chỉnh của một ngành luật. Xuất phát từ tính đa dạng và
phong phú của các quan hệ dân sự phát sinh trong đời sống của xã hội nên
chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự rất đa dạng với đặc điểm riêng biệt của
từng loại chủ thể.
Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự bao gồm: cá nhân là cơng dân
Việt Nam, người nước ngồi và người khơng quốc tịch; pháp nhân; hộ gia
đình; tổ hợp tác và trong nhiều trường hợp Nhà nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự. Dưới góc độ
khoa học pháp lý, cá nhân, tổ chức đáp ứng được những điều kiện do pháp
luật quy định trong từng loại quan hệ nhất định là chủ thể của quan hệ pháp
luật. Vì vậy, để trở thành chủ thể quan hệ pháp luật thì cá nhân, tổ chức phải
có năng lực chủ thể đầy đủ.
Khơng phải mọi cá nhân đều có thể tự mình tham gia vào quan hệ pháp
luật dân sự. Khi cá nhân muốn tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự cần
đáp ứng điều kiện quan trọng đầu tiên về năng lực chủ thể. Vậy năng lực chủ
thể là gì? Theo quan điểm của những nhà tâm lý học: năng lực chủ thể của cá
nhân là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu

7


cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó
đạt hiệu quả cao. Tâm lý học chia năng lực chủ thể của cá nhân thành các
dạng khác nhau như năng lực chung và năng lực chun mơn. Cịn hiểu theo

tính chất tâm sinh lý, năng lực chủ thể của cá nhân được hiểu là q trình con
người tiếp thu kiến thức, kỹ năng có thể sử dụng khi hành động. Trong cùng
một điều kiện, hồn cảnh nhưng mỗi cá nhân khác nhau có thể tiếp thu các
kiến thức, kỹ năng với mức độ khác nhau. Có người tiếp thu nhanh nhưng
cũng có người phải mất nhiều thời gian và sức lực mới tiếp thu được.
Cho đến nay, bộ luật dân sự vẫn chưa chính thức đưa ra khái niệm về
năng lực chủ thể. Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định hiện hành của BLDS về
năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của cá nhân, có thể rút ra khái
niệm về năng lực chủ thể như sau: Năng lực chủ thể của cá nhân là khả năng
của cá nhân bằng hành vi có ý chí của mình nhằm xác lập, thực hiện, thay
đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự khi được pháp luật trao quyền hoặc
phải gánh vác nghĩa vụ.
Năng lực chủ thể của cá nhân được tạo thành bởi hai thành tố là năng
lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Trong đó, năng lực pháp luật
dân sự là quyền xử sự của chủ thể do pháp luật ghi nhận và cho phép thực
hiện. Còn năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng tự có của chủ thể
trong việc thực hiện, kiểm soát và làm chủ hành vi. Mọi chủ thể đều có năng
lực pháp luật giống nhau nên cần xem xét yếu tố năng lực hành vi dân sự của
cá nhân để xác định tư cách chủ thể khi tham gia vào các quan hệ dân sự.
1.1.1.1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
Khoa học pháp lý không phân chia năng lực pháp luật dân sự của người
chưa thành niên hay người thành niên mà chỉ có khái niệm chung về năng lực
pháp luật dân sự của cá nhân. Năng lực pháp luật dân sự được coi điều kiện
cần không thể thiếu khi cá nhân tham gia quan hệ pháp luật dân sự. Bộ luật

8


dân sự các nước trên thế giới hầu hết không đưa ra khái niệm năng lực pháp
luật dân sự mà đưa ra quy định khẳng định năng lực pháp luật bắt đầu từ thời

điểm cá nhân được sinh ra. Tại BLDS Nhật Bản, quyền năng của một thể
nhân chính có từ khi con người sinh ra và không ai không có quyền năng.
Tương tự, Điều 15 Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan cũng quy định:
"Năng lực pháp luật bắt đầu từ khi một đứa trẻ ra đời và kết thúc bằng cái
chết" [38, Điều 15]. Như vậy, theo pháp luật các nước, năng lực pháp luật dân
sự chỉ khả năng hưởng quyền của cá nhân sau khi được sinh ra. Trong khi
đó, BLDS Việt Nam năm 2005 đưa ra một khái niệm cụ thể về năng lực
pháp luật dân sự:"Năng lực pháp luật dân sự cá nhân là khả năng của cá
nhân có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự" [10, Điều 14]. Quy định này
của BLDS dẫn đến cách hiểu là năng lực pháp luật dân sự của cá nhân bao
gồm khả năng có cả quyền dân sự và cả nghĩa vụ dân sự, không phù hợp với
cách hiểu chung về năng lực pháp luật dân sự trong pháp luật dân sự của các
nước trên thế giới.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được nhà nước ghi nhận trong
các văn bản pháp luật mà nội dung của nó phụ thuộc vào hình thái kinh tế - xã
hội tại mỗi thời điểm lịch sử nhất định. Điều này phụ thuộc vào đường lối,
chính sách của giai cấp thống trị trong xã hội trong từng thời kì lịch sử.
Chẳng hạn, theo pháp luật nước ta trước năm 1980, Nhà nước cho phép cá
nhân có quyền tư hữu về đất đai. Sau năm 1980 và đến Hiến pháp năm
1992 quy định: "đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước làm đại diện
chủ sở hữu" [44, Điều 17], cá nhân có quyền chuyển dịch và sử dụng đất đai.
Hiện nay, Nhà nước ta không ngừng tạo ra những nền tảng vững chắc để đảm
bảo năng lực pháp luật của công dân được thực thi trên thực tế.
Các quốc gia có lịch sử phát triển, điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội
khác nhau thì quy định về năng lực chủ thể cũng khác nhau. Nhà nước của

9


mỗi quốc gia có quy định riêng về các quyền công dân được hưởng. Nếu như

Nhà nước tại Liên bang Mỹ, Cộng hịa liên bang Đức hay Cộng hịa Pháp
cơng nhận chế độ tư hữu đất đai thì nhà nước của Việt Nam không công nhận
quyền năng này.
Năng lực pháp luật dân sự khơng phải là thuộc tính tự nhiên, vốn có
của chủ thể. Nó do Nhà nước cầm quyền quy định và dành cho cơng dân nước
mình, Bởi vậy, năng lực pháp luật mang tính giai cấp. Mỗi hình thái kinh tế
xã hội khác nhau, năng lực pháp luật dân sự cũng được quy định khác
nhau.Trong lịch sử nhân loại đã từng có một nhóm người khơng được thừa
nhận là chủ thể của các quan hệ xã hội mà là khách thể của các quan hệ xã hội
đó. Điển hình như trong xã hội chiếm hữu nơ lệ, những người nô lệ chỉ là
công cụ lao động bị chủ sở hữu mua đi bán lại như đồ vật.
Năng lực pháp luật dân sự luôn gắn liền với mỗi chủ thể, không thể
chuyển giao cho người khác. Trong lịch sử pháp lý ở nước ta đã từng sử dụng
khái niệm này khi xác định nội dụng nghĩa vụ dân sự của cá nhân. Chẳng hạn
Điều 676 Bộ luật dân sự Trung Kỳ 1936 định nghĩa:
Nghĩa vụ dân sự là mối liên lạc về luật thực tại hay luật thiên
nhiên, bó buộc một người hay nhiều người phải làm hay đừng làm
sự gì đối với một hay nhiều người nào đó", hay "Nghĩa vụ là cái
dây liên lạc về luật thực tại hay luật thiên nhiên bó buộc một hay
nhiều người phải làm hay đừng làm sự gì đối với một hay nhiều
người nào đó [20, Điều 641].
Tuy nhiên, nghĩa vụ về luật tự nhiên là nghĩa vụ mang tính luân lý,
được đưa vào trong khái niệm nghĩa vụ cho phù hợp với truyền thống, nhưng
chỉ mang tính hình thức, ngược lại với nghĩa vụ về luật thực tế:
Nghĩa vụ về luật thực tế là những nghĩa vụ mà có thể dùng các
cách về luật pháp và quan pháp, nhất là cách tố tụng trước tòa án để

10



bắt người mắc nợ phải thi hành. Nghĩa vụ về luật thiên nhiên thì
khơng thể tố tụng trước tịa án được. Luật pháp không can thiệp vào
sự thi hành các nghĩa vụ về luân lý cùng tôn giáo [20, Điều 642].
Khoản 1, khoản 3 Điều 14 BLDS năm 2005 quy định:
1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá
nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự….
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó
sinh ra và chấm dứt khi người đó chết [10, Điều 14].
Như vậy, cá nhân không được phép tự hạn chế năng lực dân sự của
mình và của người khác. Một tuyên bố đơn phương về việc khước từ hay
hạn chế năng lực pháp luật dân sự của cá nhân đều khơng có hiệu lực pháp
lý. Tuy nhiên, Điều 16 BLDS năm 2005 quy định: "Năng lực pháp luật dân
sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định"
[10, Điều 16]. Quy định này cho thấy năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
mang tính chất "vừa tĩnh vừa động". Điều này có thể hiểu: Năng lực pháp
luật luôn luôn và chỉ do Nhà nước quy định cho cá nhân trong các văn bản
pháp luật, thể hiện dưới dạng các quy định pháp lý, tự cá nhân không thể
thay đổi và cũng không thể bị hạn chế:
Thứ nhất: Nếu nhìn một cách tổng quan, nội dung năng lực pháp luật là
một phạm trù mở và không bị hạn chế về sự vận động và phát triển. Nó có thể
được bổ sung nếu điều kiện thực tế cho phép thay đổi. Nội dung của năng lực
pháp luật là thuộc tính khơng thể tách rời của pháp luật, chịu sự tác động của
điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội.
Thứ hai: Năng lực pháp luật dân sự nếu xét về hình thức và cơ sở tồn
tại thực thế thì khơng thể nằm ngồi các quy định pháp luật cụ thể. Vì vậy,
năng lực pháp luật dân sự bị quy định bởi khả năng thực tế của quá trình xây
dựng pháp luật. Trên thực tế, vì nhiều lý do khác nhau mà nội dung năng lực

11



pháp luật dân sự của cá nhân có thể bị hạn chế. Điều này có thể thấy rõ trong
các trường hợp như: Khi có văn bản quy phạm pháp luật có tính chất bắt buộc
chung quy định cá nhân khơng được thiết lập các quan hệ pháp luật cụ thể
hoặc khi có quyết định áp dụng pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền có tính chất cá biệt đối với một cá nhân trong điều kiện, thời hạn nhất
định. Ví dụ, cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an nhân dân quận A ban hành
lệnh cấm bị can C đi khỏi nơi cư trú, tức là đã hạn chế năng lực pháp luật cụ
thể của C trong một thời gian xác định.
Tuy nhiên, xét về bản chất, hai trường hợp nêu trên không phải là sự
tước bỏ năng lực pháp luật dân sự của cá nhân mà là tạm đình chỉ khả năng
hưởng quyền của chủ thể, khả năng biến quyền khách quan thành quyền
chủ quan của chủ thể riêng biệt. Biện pháp này sẽ được thay đổi nếu Nhà
nước thấy không cần thiết nữa và phục hồi khả năng hưởng quyền thực thế
cho cá nhân.
Mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực pháp luật dân sự, không phân
biệt già, trẻ, gái, trai, tôn giáo, dân tộc... Quy định này chưa hồn tồn chính
xác vì thực chất năng lực pháp luật dân sự của cá nhân khơng hồn tồn giống
nhau. Đặc biệt là khả năng để cá nhân có các quyền gắn với nhân thân và bản
chất sinh lý của con người như các quyền kết hơn. LHN&GĐ quy định giữa
những người cùng dịng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi
ba đời hay giữ những người cùng giới tính khơng được phép kết hôn với
nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không đồng nghĩa với quyền dân
sự chủ quan của cá nhân mà bản thân năng lực dân sự chỉ là tiền đề để cho các
cá nhân có quyền dân sự cụ thể do Nhà nước quy định.
Thời điểm bắt đầu năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được ghi nhận
trong BLDS năm 2005 có căn cứ xác định duy nhất là vào thời điểm cá nhân
được sinh ra. Có thể nói, quy định này tương đồng với nhiều bộ luật dân sự

12



của các quốc gia. Tuy nhiên khác với pháp luật Việt Nam, pháp luật một số
quốc gia còn quy định chính xác thời điểm cá nhân được sinh ra là thời điểm
thai nhi hoàn toàn tách ra khỏi cơ thể người mẹ: "Một đứa trẻ trong bụng mẹ
có thể được hưởng quyền miễn là nó sống, sau khi ra đời" [38, Điều 15]. Bên
cạnh quy định mang tính nguyên tắc chung về thời điểm bắt đầu năng lực
pháp luật dân sự, bộ luật dân sự hiện hành cũng đưa ra các trường hợp ngoại
lệ, theo đó, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có hiệu lực hồi tố. Theo
quy định tại điều 635 BLDS năm 2005: "Người thừa kế là cá nhân phải là
người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời
điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người thừa kế để lại di sản
chết" [10, Điều 635] và khoản 1 Điều 685 BLDS năm 2005:
Khi phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã
thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản
bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng, để nếu người thừa
kế đó cịn sống khi sinh ra, được hưởng, nếu chết trước khi sinh ra
thì những người thừa kế khác được hưởng [10, Điều 685].
Cả hai điều luật cho thấy cá nhân được xem là đã có năng lực pháp luật
dân sự kể từ thời điểm thành thai nếu được sinh ra và còn sống. Tuy nhiên, bộ
luật dân sự Việt Nam mới chỉ dừng lại ở hai quy định cụ thể nêu trên, chưa có
quy định mang tính ngun tắc chung trong việc bảo vệ quyền của thai nhi.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chấm dứt khi người đó chết.
Việc xác định thời điểm chết của một người rất quan trọng vì nó ảnh hưởng
đến tư cách pháp lý trong việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một quan hệ
pháp luật dân sự. Chết có thể hiểu là chết về mặt sinh học hoặc chết theo
tuyên bố của Tòa án và theo quy định của pháp luật người đã chết phải được
khai tử. Bộ luật dân sự Việt Nam không đưa ra khái niệm về cái chết. Để xác
định thời điểm chết của một cá nhân rất khó khăn, nhất là trong trường hợp


13


tuyên bố chết theo quyết định của Tòa án: "Tùy từng trường hợp, Tòa án xác
định ngày chết của người bị tuyên bố chết là đã chết căn cứ vào các trường
hợp quy định tại khoản 1 điều này" [10, Điều 81], cụ thể như sau:
Nếu một người bị Tòa án tuyên bố là đã chết trong trường hợp quy định
tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều 81 BLDS thì người đó được coi là đã chết là
ngày mà quyết định của Tòa án tuyên bố người đã chết có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp một người bị Tịa án tuyên bố là đã chết do bị tai nạn, thảm
họa hoặc thiên tai mà sau một năm, kể từ ngày tai nạn, thảm họa, thiên tai đó
chấm dứt vẫn khơng có tin tức xác thực là cịn sống thì ngày người đó được
coi là đã chết là ngày xảy ra tai nạn, thảm họa, thiên tai.
Trường hợp một người bị Tịa án tun bố là biệt tích trong chiến tranh
sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn khơng có tin tức xác
thực là cịn sống thì ngày chết là ngày cuối cùng sau năm năm kể từ ngày
cuộc chiến tranh đó kết thúc.
Có thể nhận thấy, thời điểm chết của cá nhân không chỉ được xác định
là ngày quyết định của Tòa án tuyên bố cá nhân chết có hiệu lực pháp luật mà
cịn là các thời điểm khác do Tòa án xác định trong quyết định tun bố cá
nhân chết. Do đó, tịa án cần xác định rõ thời điểm chết của cá nhân trong
quyết định. Nếu không xác định được thời điểm chết của người đó thì thời
điểm chết của người đó mới là ngày mà quyết định tuyên bố người đó chết
của Tịa án có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp cá nhân chết theo nghĩa sinh học là "sự ngừng trao đổi
chất", thể hiện thơng qua sự kiện người đó chết. Theo đó, quyền và nghĩa vụ
dân sự của chủ thể này trong quan hệ pháp luật đương nhiên chấm dứt. Nếu
cá nhân bị tuyên bố là đã chết được xác định bằng quyết định của Tịa án có
hiệu lực pháp luật thì các quan hệ dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh
thương mại, lao động... của người đó được giải quyết như đối với người đã

chết theo nghĩa sinh học.
14


Tuy nhiên, trên thực tế vấn đề khai sinh, khai tử cho một người được
sinh ra hoặc khai tử cho một người chết không được nhất quán, triệt để. Thời
gian tồn tại năng lực pháp luật dân sự của cá nhân từ lúc sinh ra cho đến lúc
chết so với thời gian được pháp luật xác nhận năng lực pháp luật từ thời điểm
có giấy khai sinh đến thời điểm có giấy khai tử khơng trùng nhau, dẫn đến
việc xác định thời điểm chấm dứt các quan hệ pháp luật trên thực tế rất khó
khăn. Chẳng hạn, theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP
của Chính Phủ ngày 27 tháng 12 năm 2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch:
"Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha mẹ có trách nhiệm đi khai
sinh cho con, nếu khơng thể đi khai sinh, thì ơng, bà hoặc những người thân
thích khác đi khai sinh cho trẻ em" [15, Điều 14], như vậy khoảng thời gian
thực hiện trách nhiệm đi khai sinh cho trẻ em có thời hạn là 60 ngày, đây là
một khoảng thời gian tương đối dài và có thể phát sinh rất nhiều sự kiện pháp
lý. Nếu những người có trách nhiệm chưa thực hiện nghĩa vụ đăng ký khai
sinh thì rõ ràng năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chưa được xem là bắt
đầu (thời điểm sinh), đồng nghĩa với quyền và lợi ích của trẻ sơ sinh cũng như
những người có quyền, nghĩa vụ liên quan khơng được đảm bảo.
1.1.1.2. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Khả năng hưởng quyền của cá nhân là quyền khách quan mà pháp luật
quy định sẵn cho các chủ thể. Để khả năng ấy có thể biến thành hiện thực cần
phải có những điều kiện khách quan cũng như chủ quan nhất định. Điều kiện
khách quan chính là chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước,
điều kiện kinh tế - xã hội chính là yếu tố khách quan giúp cho các quyền và
nghĩa vụ mà pháp luật quy định được thực thi. Hiện nay với nền tảng kinh tế
và xã hội ngày càng phát triển sẽ là cơ sở vững chắc để nhà nước đảm bảo
năng lực hành vi dân sự của cá nhân được triển khai trên thực tế.

Năng lực của con người là điều kiện chủ quan để thực hiện quyền và

15


gánh vác nghĩa vụ thông qua hành vi cụ thể. Hành vi hiểu theo nghĩa chung
nhất là xử sự của con người dưới dạng hành động hoặc không hành động. Nói
cách khác, hành vi là cách cư xử biểu hiện ra bên ngoài của một con người
trong một hoàn cảnh cụ thể. Nhưng không phải mọi hành động của con người
biểu hiện ra bên ngoài đều được hiểu là hành vi. Bởi hành động, cư xử của
con người phải chứa dựng hai yếu tố lý trí và ý chí. Trong đó, lý trí là khả
năng nhận thức sự vật bằng suy luận, biểu hiện mức độ khả năng làm chủ của
mỗi cá nhân. Cịn ý chí là mong muốn chủ quan, là sự theo đuổi một mục đích
nhất định nhưng thiên về cảm giác, tình cảm chủ quan của bản thân. Nếu hành
vi của một người chỉ được thực hiện bằng cảm giác, tình cảm mà khơng có
khả năng nhận thức hành vi đó bằng suy luận thì cá nhân đó khơng có khả
năng điều khiển hành vi. Chỉ khi thỏa mãn đầy đủ cả hai thuộc tính lý trí và ý
chí thì cá nhân mới có khả năng kiểm sốt hành vi của mình và chịu trách
nhiệm về hành vi đó.
Khi cá nhân đạt đến sự phù hợp của hai yếu tố ý chí và lý chí sẽ được
coi là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Họ có thể nhận thức và làm
chủ hành vi. Ngược lại, một cá nhân dù có lý trí nhưng chưa đạt đến sự phù
hợp của hai thuộc tính nêu trên thì cá nhân đó được coi là người có năng lực
hành vi dân sự nhưng chưa đầy đủ. Như vậy, có thể hiểu năng lực hành vi dân
sự của cá nhân là khả năng của cá nhân trong việc nhận thức và điều khiển
hành vi của mình sao cho phù hợp với quy định của pháp luật và khả năng tự
chịu trách nhiệm về hành vi do mình gây ra.
Cũng giống như năng lực pháp luật, trong bộ luật dân sự của hầu hết
các nước không đưa ra khái niệm năng lực hành vi. Chẳng hạn như quy định
của Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan khi một người đã đủ 20 tuổi sẽ khơng

cịn là vị thành thành niên mà trở thành người thành niên, tự lập [38, Điều 19].
"Tự lập" được hiểu là năng lực của cá nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ.

16


Trong khi đó, BLDS Việt Nam năm 2005 đã đưa ra khái niệm năng lực hành
vi thông qua quy định tại điều 17: "Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là
khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa
vụ dân sự" [10, Điều 17]. Khả năng ở đây có thể hiểu là tố chất của một cá
nhân có thể hưởng quyền và gánh vác được nghĩa vụ khi tham gia các quan hệ
pháp luật trong hạn mức pháp luật cho phép. Mặt khác, khả năng còn được
hiểu là năng lực chịu trách nhiệm dân sự của cá nhân khi cá nhân đó vi phạm
nghĩa vụ đối với chủ thể mang quyền.
Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật nhiều nước lấy độ tuổi làm tiêu
chí xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân. Tuy nhiên, đây không phải
là tiêu chí duy nhất để làm điều kiện cơng nhận năng lực hành vi dân sự của
một cá nhân cho tất cả các loại quan hệ pháp luật. Nếu như độ tuổi cho thấy
sự phát triển về thể chất thì khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của cá
nhân thể hiện sự phát triển về tinh thần. Cả hai yếu tố trên là cơ sở cần thiết
để nhà nước quy định năng lực hành vi dân sự. Bởi vì quá trình hình thành
nhân cách, khả năng nhận thức phải trải qua thời gian. Chỉ khi cá nhân đạt
đến một độ tuổi nhất định thì cá nhân mới hồn thiện và đủ khả năng kiểm
sốt hành vi của mình, chịu trách nhiệm pháp lý do hành vi mình gây ra.
Không giống như năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người
đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Năng lực hành vi của cá nhân khơng
tự nhiên có từ khi sinh ra, mà chỉ xuất hiện khi đạt đến độ tuổi nhất định.
Thông thường, để xác định khả năng của cá nhân trong việc xác lập, thực hiện
quyền, nghĩa vụ dân sự ngoài việc căn cứ vào độ tuổi còn phải căn cứ vào khả
năng nhận thức, điều khiển hành vi (tùy thuộc vào bản chất của mỗi quan hệ

pháp luật cá nhân đó tham gia mà địi hỏi khả năng trong việc thực hiện quyền,
nghĩa vụ của cá nhân xuất hiện ở những độ tuổi khác nhau). Chẳng hạn, để có
năng lực hành vi tham gia vào quan hệ lao động, cá nhân chỉ cần đạt độ tuổi từ

17


đủ mười lăm trở lên: ''Người lao động là người ít nhất đủ 15 t̉i, có khả năng
lao động và có giao kết hợp đồng lao động" [46, Điều 6].
Tuy nhiên, pháp luật quy định độ tuổi có năng lực hành vi dân sự
khơng có nghĩa là trước khi đạt độ tuổi đó thì cá nhân khơng được tham gia
vào bất kỳ quan hệ pháp luật dân sự nào. Việc hạn chế độ tuổi để xác định
năng lực hành vi là cần thiết, vì quá trình phát triển nhân cách, tính cách con
người cần có thời gian nhất định. Khi cá nhân có khả năng kiểm sốt hành vi
của mình thì hành vi đó mới là hành vi của xã hội và cần thiết chịu sự điều
chỉnh của pháp luật.
Về khả năng nhận thức của cá nhân, mặc dù con người sinh ra vốn đã
có cơ sở vật chất để phát triển ý thức - đó chính là bộ não người. Trong mỗi
con người đã chứa đựng khuynh hướng hình thành và phát triển khả năng
nhận thức của con người. Khơng phải khi con người sinh ra đã có nhận thức
về tự nhiên, về xã hội, về chính mình. Khả năng này khơng phải bẩm sinh đã
có, nó là kết quả của quá trình sống, hoạt động trong xã hội với một thời gian
nhất định. Q trình đó, con người được hoạt động, được giáo dục, được quan
hệ giao lưu... sẽ tiếp thu và tích lũy những tri thức cùng kinh nghiệm sống.
Dần dần, năng lực nhận thức của con người được hình thành ngày một phong
phú. Khi con người đã có khả năng nhận thức nhất định thì họ mới nhận biết
quyền và nghĩa vụ của mình, mới biết được những yêu cầu, đòi hỏi của bản
thân và xã hội, từ đó mới có cơ sở đánh giá được ý nghĩa thực tế cũng như ý
nghĩa xã hội trong hành vi của mình.
Mỗi cá nhân được sinh ra và lớn lên trong những mơi trường sống khác

nhau sẽ có khả năng nhận thức không giống nhau về hành vi và hậu quả của
hành vi họ thực hiện. Cho nên, người thì có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,
người lại khơng có năng lực hành vi, năng lực hành vi không đầy đủ và người
bị mất năng lực hành vi.

18


×