UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
Số:
/BC-UBND
CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ninh Bình, ngày
tháng
năm 2020
BÁO CÁO
Về việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo
(Phục vụ Đồn Giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh
niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội)
Thực hiện Kế hoạch số 2561/KH-UBVHGDTTN14 ngày 21/01/2020,
Công văn số 2624/UBVHGDTTN14 ngày 04/3/2020 của Ủy ban Văn hóa, Giáo
dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về việc giám sát việc thực
hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo tại tỉnh Ninh Bình; Ủy ban
nhân dân tỉnh Ninh Bình báo cáo cụ thể về tình hình, kết quả triển khai
thực hiện tại địa phương từ khi Luật Tín ngưỡng, tơn giáo có hiệu lực ngày
01/01/2018 đến tháng
3/2020 như sau:
I . KHÁI QT VỀ TÌNH HÌNH TÍN NGƯỠNG, TƠN GIÁO
1. Tình hình tín ngưỡng
Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 1.125 cơ sở tín ngưỡng, gồm: 251 đình,
424 đền, 173 miếu, 88 phủ, 89 điện thờ tư gia và 100 cơ sở tín ngưỡng khác.
Trong đó có 51 cơ sở tín ngưỡng xếp hạng cấp quốc gia, 253 cơ sở tín ngưỡng xếp
hạng cấp tỉnh.
2. Tình hình tơn giáo
Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 02 tổ chức tơn giáo là Cơng giáo và Phật
giáo:
- Đạo Cơng giáo: Có 162.015 tín đồ, chiếm 16% dân số toàn tỉnh, phân bố
ở 110/143 xã, phường, thị trấn; có Tịa Giám mục Phát Diệm với 77 giáo xứ, 348
giáo họ, 315 nhà thờ, nhà nguyện; có 01 Tổng Giám mục Giám quản giáo phận,
119 linh mục; có 02 dịng tu là Dịng Mến Thánh giá Phát Diệm với 391 nữ tu, dự
tu và Dòng Xi tơ Châu Sơn có 01 Tổng Giám mục nghỉ hưu, 19 linh mục, 106 tu
sĩ, tập tu. Có 25 loại hội đồn với 1.199 hội đồn.
- Đạo Phật: Có 72.189 tín đồ, chiếm 7,65% dân số tồn tỉnh; 351
chùa (26 ngơi chùa được xếp hạng di tích cấp quốc gia và 40 ngơi chùa được xếp
hạng di tích cấp tỉnh). Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh có 372 tăng, ni
(01 hoà thượng, 02 ni trưởng, 07 thượng tọa, 20 ni sư, 284 tỳ khiêu, 58 sa di). Về
tổ chức, có Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và 08 Ban Trị
sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện.
- Ngoài ra, trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã xuất
hiện một số hiện tượng tín ngưỡng, tơn giáo mới, bao gồm:
2
+ Nhóm “Tín ngưỡng, tâm linh Hồ Chí Minh” với 169 người tham
gia; “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” với hoạt động đáng chú ý là đầu năm 2018
lôi kéo 22 người tham gia (hiện các đối tượng tuyên truyền đã chấm dứt các hoạt
động vi phạm, số người tham gia đã hiểu và cam kết không tiếp tục tham gia).
+ Đạo Tin lành: Hiện trên địa bàn tỉnh có một số ít người theo đạo Tin
lành, tự sinh hoạt tại gia đình (Hội thánh Tin lành Việt Nam Miền Bắc 05 người;
Hôi thanh Tin lành Phúc âm Ngũ tuần 02 người; Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn 13
người…). Đến nay, chưa có điểm nhóm Tin lành được cấp đăng ký sinh hoạt tôn
giáo.
+ Pháp luân công: Đến tháng 3/2020, trên địa bàn tỉnh có 114
người tham gia tập luyện Pháp ln cơng tại 07/08 huyện, thành phố.
Nhìn chung, hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo trên địa bàn tỉnh cơ bản diễn ra
bình thường, tuân thủ pháp luật; an ninh trật tự tại các cơ sở tín ngưỡng, tơn giáo
được đảm bảo; các cơ sở tín ngưỡng và tổ chức tôn giáo tiếp tục quan tâm đến
việc củng cố niềm tin, thu hút tín đồ, xây dựng cơ sở vật chất.
II. CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN
GIÁO
1. Việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật, những tồn
tại,
hạn chế trong các văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo
1.1. Việc qn triệt, triển khai, ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật
Triển khai thực hiện Luật Tín ngưỡng, tơn giáo, Ban Chỉ đạo Cơng tác tơn
giáo tỉnh, UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo các cấp, các ngành nghiêm túc triển
khai thực hiện; đồng thời giao Sở Nội vụ ban hành văn bản hướng dẫn UBND các
huyện, thành phố, hướng dẫn các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh thực hiện một
số nội dung có liên quan đến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và tham mưu cho UBND
tỉnh ban hành Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức
năng quản lý Nhà nước của Sở Nội vụ, trong đó có lĩnh vực tín ngưỡng, tơn giáo
theo đúng quy định tại Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tơn giáo
và Quyết định số 199/QĐ-BNV ngày 31/01/2018 của Bộ Nội vụ về việc cơng bố
thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tơn giáo thuộc phạm vi chức năng
quản lý của Bộ Nội vụ.
Tháng 3/2020, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực
hiện và giao Sở Nội vụ, Sở Văn hóa và Thể thao ban hành Quy chế phối hợp
trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng theo đúng nội dung Quy chế số
02/QCPH-BNV-BVHTTDL ngày 06/12/2019 về việc phối hợp giữa Bộ Nội vụ và
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong cơng tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng.
Nhìn chung, cơng tác qn triệt, triển khai Luật Tín ngưỡng, tơn giáo và các
văn bản hướng dẫn thi hành Luật được thực hiện nghiên túc, sâu rộng; các quy
định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đảm bảo sự đồng bộ với các văn bản quy
phạm pháp luật đã được ban hành tạo được sự thống nhất về tư tưởng, nhận thức
của đội ngũ cán bộ các cấp về vị trí, vai trị của công tác tôn giáo; xác định rõ
trách nhiệm, thẩm quyền, thời hiệu giải quyết các vấn đề liên quan đến tơn giáo
của các cấp chính quyền; nhiều nội dung công việc trước đây thuộc cơ quan có
thẩm quyền chung được chuyển sang cơ quan chun mơn về tín ngưỡng,
tơn giáo đã tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tôn giáo; giảm khâu trung
gian trong quá trình xem xét, giải quyết của cơ quan nhà nước. Qua đó, các tổ
chức, chức sắc, chức việc, tín đồ tơn giáo trên địa bàn tỉnh đã cơ bản chấp hành
tốt các quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo; n tâm, phấn khởi trong
việc sống đạo và giữ đạo; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, từ
thiện nhân đạo, góp phần xây dựng củng cố mối quan hệ đoàn kết giữa các tơn
giáo, động viên tín đồ chấp hành các quy định của pháp luật.
1.2. Một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo
Việc triển khai thực hiện Luật Tín ngưỡng, tơn giáo đã đi vào nền nếp; tuy
nhiên, trong q trình triển khai thực hiện vẫn cịn khó khăn, vướng mắc, cụ thể:
- Đối với việc hình thành một ngôi chùa mới: Hiến chương của Giáo hội
Phật giáo Việt Nam quy định đơn vị cơ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là
chùa, tổ đình, tịnh xá… Luật Tín ngưỡng, tơn giáo quy định tổ chức tôn giáo trực
thuộc là tổ chức thuộc tổ chức tôn giáo; cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà
thờ.... Như vậy, Luật quy định chùa là cơ sở tôn giáo mà chưa quy định chùa là tổ
chức tôn giáo trực thuộc; do đó, khó khăn trong việc xem xét, giải quyết đề nghị
giao đất để hình thành ngơi chùa mới với tư cách là một tổ chức tôn giáo trực
thuộc.
- Đối với đề nghị thành lập giáo họ của đạo Công giáo: Khi thực
hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo, tỉnh Ninh Bình đã xem xét, giải quyết việc
thành lập giáo họ như đối với việc thành lập giáo xứ. Kể từ khi Luật tín ngưỡng,
tơn giáo có hiệu lực thi hành đến nay, tỉnh Ninh Bình chưa xem xét, giải quyết
việc thành lập giáo họ. Thực tế, giáo họ là đơn vị trực thuộc giáo xứ, có bộ máy
hoạt động độc lập (Ban chấp hành), có nhà thờ và hoạt động trong vai trò là một
bộ phận cấu thành của giáo xứ, nên nếu tổ chức tơn giáo có đề nghị với
các cấp chính quyền thành lập giáo họ thì sẽ khơng có cơ sở để xem xét, giải
quyết; trong khi giáo hội vẫn hình thành giáo họ.
- Đối với việc đăng ký chức việc: Chức việc là khái niệm có phạm vi rộng
về đối tượng nên có khó khăn trong việc triển khai thực hiện, cụ thể: Đối với đạo
Công giáo việc bầu cử, suy cử một số chức việc tơn giáo phải được tiến hành
nhiều vịng và phạm vi lựa chọn người để bầu rất rộng (Bề trên dòng tu,
linh mục Tổng Đại diện…) nên việc phải gửi hồ sơ đăng ký trước khi bầu chức
việc với cơ quan có thẩm quyền là chưa phù hợp; đối với việc đăng ký nhóm
chức việc là Ban Chấp hành giáo xứ và chức việc tương tự khác mà tổ chức tôn
giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc phải gửi hồ sơ đến cơ quan chun mơn về tín
ngưỡng, tơn giáo cấp tỉnh là khó thực hiện, khơng thuận lợi cho tổ chức tôn giáo
và công tác quản lý.
2. Tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo
Tỉnh Ninh Bình đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện công tác tôn giáo các
cấp (Ban Chỉ đạo do đồng chí Bí thư cấp ủy làm Trưởng ban; Phó Bí thư cấp ủy
làm Phó Trưởng ban Thường trực; lãnh đạo UBND cùng cấp làm Phó Trưởng
ban, các ngành: Dân vận, Mặt trận Tổ quốc, Công an, Nội vụ, Tài nguyên và Mơi
trường, Văn hóa, Xây dựng… làm thành viên). Ban Chỉ đạo thường xuyên được
kiện toàn và hoạt động nền nếp, hiệu quả. Công tác phối hợp giữa cơ quan chính
quyền với cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể về cơng tác tơn giáo
được thực hiện nhịp nhàng, chặt chẽ, đúng quy định, phù hợp với thực tế của địa
phương.
Tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo từ tỉnh đến cơ
sở từng bước được kiện toàn, củng cố, tăng cường; chú trọng, ưu tiên lựa chọn các
đồng chí có năng lực, kinh nghiệm, am hiểu về tôn giáo. Cụ thể:
- Cấp tỉnh: Ban Tôn giáo trực thuộc Sở Nội vụ là cơ quan chun mơn về
tín ngưỡng, tơn giáo có 10 người, có nhiệm vụ giúp Giám đốc Sở Nội vụ tham
mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tôn giáo
trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ, hướng dẫn các công chức làm cơng tác tơn giáo của
các sở, ban, ngành, đồn thể cấp tỉnh.
- Cấp huyện: Phòng Nội vụ cấp huyện giao 01 lãnh đạo Phịng, 01 cơng
chức phụ trách cơng tác tôn giáo và hỗ trợ, hướng dẫn các công chức làm công tác
tôn giáo ở các cơ quan, ban ngành, đồn thể cấp huyện.
- Cấp xã: Có 01 cơng chức phụ trách cơng tác Văn hóa, Thể thao, Thơng
tin, Tơn giáo. Đối với các xã có có từ 30% dân số trở lên là đồng bào
theo đạo Cơng giáo thì có 01 cán bộ khơng chun trách phụ trách cơng tác tơn
giáo (tồn tỉnh có 32 xã, thị trấn), được hưởng phụ cấp bằng 0,7 mức lương tối
thiểu chung.
Thực tế, cơng việc phát sinh liên quan đến tín ngưỡng, tơn giáo
nhiều, nhưng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo mỏng, nhất
là ở cấp huyện, cấp xã nên có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả giải quyết công
việc.
3. Công tác chỉ đạo, điều hành trong thực hiện Luật
Thực hiện Luật Tín ngưỡng, tơn giáo, tỉnh Ninh Bình đã tập trung
lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền,
phổ biến chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo đến đội ngũ cán bộ chủ
chốt trong hệ thống chính trị, đến chức sắc, chức việc, tu sĩ, tín đồ các
tơn giáo. Từ năm 2018 đến tháng 3/2020, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức hội nghị
quán triệt Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 10/01/2018 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục
thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
IX về cơng tác tơn giáo trong tình hình mới” cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, cấp
huyện; 13 hội nghị, lớp tập huấn, bồi dưỡng về Luật Tín ngưỡng, tơn giáo,
Nghị định số
162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tơn giáo cho gần 3.000 lượt cán bộ, công
chức làm công tác tôn giáo và chức sắc, chức việc các tôn giáo.
Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo tỉnh, UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo các
cấp, các ngành triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo một cách đồng bộ, theo đúng quy chế phối
hợp của các cơ quan thành viên trong Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo tỉnh và đảm
bảo phát huy được vai trò của các cấp chính quyền.
Từ tháng 01/2018 đến nay, Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo tỉnh,
UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo giải quyết và xem xét, giải
quyết các nội dung công việc liên quan đến tín ngưỡng, tơn giáo, cụ thể:
- Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo Công tác tôn giáo tỉnh đã ban hành 31 văn
bản (tháng, quý, năm, chuyên đề) chỉ đạo tổ chức thực hiện các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cơng tác tín ngưỡng, tơn
giáo; xem xét, quyết định về phương hướng, chủ trương, quan điểm chỉ đạo
giải quyết những vụ việc liên quan đến tín ngưỡng, tơn giáo có tính chất phức
tạp.
- UBND tỉnh đã ban hành 58 văn bản để chỉ đạo các cấp, các ngành chức
năng của tỉnh tăng cường công tác quản lý nhà nước và chỉ đạo xem xét,
giải quyết các vụ việc cụ thể về tín ngưỡng, tơn giáo.
(Phụ lục 1: Danh mục Văn bản của Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo cơng tác
tơn
giáo tỉnh, UBND tỉnh Ninh Bình về cơng tác tơn giáo, tín ngưỡng)
4. Sự phân cơng, phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong triển khai
thực hiện Luật
Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành của tỉnh Ninh Bình trong việc
triển khai thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo nói chung và việc tham
mưu, giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan đến tín ngưỡng, tơn giáo trên địa bàn
tỉnh được duy trì chặt chẽ; các cơ quan thường xuyên trao đổi thơng tin,
giải quyết các vụ việc phát sinh có liên quan đến công tác tôn giáo ngay từ cơ sở;
tuyên truyền, vận động chức sắc, nhà tu hành, tín đồ tổ chức các hoạt động tôn
giáo theo Giáo luật của các tôn giáo và quy định của pháp luật; thường xuyên gặp
gỡ, trao đổi, tạo sự đồng thuận cao giữa chính quyền với người đứng đầu các tổ
chức tơn giáo trong việc xem xét, giải quyết các đề nghị của tổ chức tôn giáo.
Công tác phối hợp đảm bảo xác định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ
quan phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ đối với công tác tôn giáo của từng cơ
quan, đơn vị theo đúng quy chế phối hợp của các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo
công tác tôn giáo tỉnh, không trùng lặp, chồng chéo trong việc tác động của các cơ
quan trong hệ thống chính trị với các tổ chức, chức sắc tôn giáo.
5. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực tín ngưỡng, tơn giáo
Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tín
ngưỡng, tơn giáo được quan tâm, chú trọng. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nội vụ, Sở
Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan
thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật trong lĩnh
vực tín ngưỡng, tơn giáo; tăng cường kiểm tra các hoạt động lễ hội tín ngưỡng,
tơn giáo dịp đầu năm mới. Đồng thời, UBND tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo
các cấp, các ngành chấn chỉnh các hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo lệch chuẩn tại
cơ sở Phật giáo.
Từ năm 2018 đến nay, có 01 đơn đề nghị, phản ánh nội dung liên quan đến
tôn giáo: Tố cáo linh mục chính xứ đã có lời lẽ khơng phù hợp với gia đình có
người qua đời khi tổ chức lễ tại nhà thờ giáo xứ. Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo
tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nội vụ làm việc, xác minh nội dung đơn
đề nghị. Sở Nội vụ đã gặp gỡ, làm việc với các bên liên quan; kết quả linh mục
xứ và gia đình đã hiểu sự việc, tự rút đơn đề nghị.
III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG, TƠN GIÁO
1. Thực trạng hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo
1.1. Việc đăng ký hoạt động tín ngưỡng; đăng ký sinh hoạt, hoạt động tơn
giáo
Các cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo và tổ chức tôn giáo trực thuộc đã
thực hiện việc thông báo, đăng ký hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo với các cấp
chính quyền theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tơn giáo và Nghị định
số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
Đối với các hoạt động tôn giáo phát sinh hoặc có thay đổi về nội dung, thời
gian, quy mô tổ chức, các tổ chức tôn giáo đã thực hiện việc thông báo bổ sung
theo quy định, cụ thể: Hằng năm, Tịa Giám mục Phát Diệm đều có văn bản đề
nghị in lịch những ngày lễ công giáo, tổ chức lễ phong chức; Ban Trị sự Giáo hội
Phật giáo Việt Nam tỉnh có văn bản thơng báo, đăng ký các khóa tu mùa hè tại
chùa Bái Đính, tổ chức lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ, An cư kiết hạ cho
tăng ni trên địa bàn tỉnh…
1.2. Việc phong phẩm, bầu cử, suy cử, bổ nhiệm, thuyên chuyển,
cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc, nhà tu hành
Từ tháng 01/2018 đến nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đề nghị tổ
chức An cư kiết hạ cho 423 tăng ni, truyền giới 30 sa di và tỳ khiêu, bổ nhiệm và
cơng nhận trụ trì cho 55 tăng ni, tổ chức các khóa tu mùa hè...; Giáo hội Công
giáo đề nghị phong chức 25 linh mục, bổ nhiệm và thuyên chuyển địa bàn hoạt
động tôn giáo 66 linh mục, đăng ký chức việc là bề trên Hội dòng Mến
Thánh giá Phát Diệm…
1.3. Việc tổ chức hoạt động lễ hội
Về hoạt động lễ hội: Các hoạt động lễ hội tín ngưỡng ở tỉnh Ninh Bình chủ
yếu gắn với các cơ sở tín ngưỡng dân gian, cơ sở Phật giáo và các di tích lịch sử,
văn hóa; thời gian diễn ra lễ hội tập trung vào mùa xuân với mục đích cầu quốc
thái, dân an, mưa thuận, gió hịa, mùa màng tươi tốt và tưởng nhớ công lao của
các vị tiền nhân có cơng với dân, với nước và thường được tổ chức ở quy mô làng
xã. Đối với lễ hội tơn giáo, trên địa bàn tỉnh có lễ hội chùa Bái Đính được Giáo
hội
Phật giáo Việt Nam tỉnh phối hợp với Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường tổ
chức với quy mô lớn, thu hút đông đảo du khách và nhân dân đến tham quan,
chiêm bái, lễ Phật; thời gian diễn ra lễ hội từ ngày mùng 6 Tết âm lịch và kéo dài
đến hết tháng 3 âm lịch hằng năm.
Việc quản lý nguồn thu từ lễ hội: Việc quản lý, sử dụng các nguồn thu từ lễ
hội do nhiều chủ thể tham gia quản lý, cụ thể: Ban quản lý di tích (có thành viên
là lãnh đạo UBND cấp xã) đối với các lễ hội tín ngưỡng, tơn giáo tại cơ sở đã
được xếp hạng; sư trụ trì, ban quản lý các cơ sở chưa được xếp hạng;
doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơng trình có hoạt động lễ hội.
Việc phối hợp trong quản lý lễ hội: UBND tỉnh giao Sở Văn hóa và Thể
thao, Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn,
quản lý lễ hội theo đúng chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan. Đến đầu năm
2020, việc phân định, giao trách nhiệm quản lý về lễ hội tín ngưỡng giữa Sở Văn
hóa và Thể thao với Sở Nội vụ được quy định rõ hơn, theo đúng Quy chế số
02/QCPH- BNV-BVHTTDL ngày 06/12/2019 của Bộ Nội vụ và Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch.
2. Hoạt động xã hội của các cơ sở tôn giáo
Về giáo dục, đào tạo, y tế: Trên địa bàn tỉnh chưa có trường đào tạo, bồi
dưỡng những người chuyên hoạt động về tôn giáo. Hằng năm, các tổ chức tôn
giáo đều cử các tu sỹ dự thi và học tập tại các trường đào tạo trong và
ngồi nước. Trong đó, trước khi đi học, các tu sỹ đạo Cơng giáo được Tịa Giám
mục Phát Diệm bố trí học tiền Chủng viện tại Trung tâm mục vụ Phát Diệm.
Trong những năm gần đây, các tổ chức tôn giáo, nhất là dịng tu của đạo Cơng
giáo tích cực tham gia trông giữ trẻ và khám, chữa bệnh cho nhân dân. Đến nay,
ngành giáo dục đã hướng dẫn, đăng ký 04 điểm trông giữ trẻ, với khoảng 300
cháu tuổi mẫu giáo; Sở Y tế tỉnh Ninh Bình đã cấp giấy phép (số 117/SYTGPHĐ ngày
23/12/2013) cho dòng Mến Thánh giá Phát Diệm được khám, chữa bệnh theo loại
hình Phịng Chẩn trị Y học cổ truyền.
Về các hoạt động từ thiện nhân đạo: Các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh
đã tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo, tổ chức quyên góp cứu trợ
đồng bào gặp khó khăn do thiên tai, người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam,
gia đình có hồn cảnh khó khăn, xây nhà tình nghĩa...; chức sắc các tơn giáo tích
cực tuyên truyền vận động tín đồ tham gia phong trào hiến giác mạc (đã có 341
người hiến, 10.925 người đăng ký hiến, dẫn đầu cả nước), tổ chức các hoạt động
khuyến học... đã góp phần cùng chính quyền và nhân dân địa phương từng bước
giải quyết những vấn đề xã hội đang đặt ra.
3. Việc quản lý, sử dụng tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tơn giáo
Tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tơn giáo được hình thành theo tập
quán, do các thành viên cộng đồng, tín đồ các tơn giáo tự nguyện đóng góp và các
nguồn khác theo quy định của pháp luật, thuộc sở hữu chung của cộng đồng,
của tổ chức tôn giáo. Việc quản lý, sử dụng tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức
tơn giáo đã cơ bản đảm bảo đúng mục đích, phù hợp với quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay một số tín đồ có điều kiện thường tự nguyện
đóng góp trực tiếp tài sản có giá trị bằng tiền và hiện vật cho chức sắc, chức việc.
Do đó, tổ chức và tín đồ các tơn giáo cũng khó giám sát, quản lý việc sử dụng
nguồn tài sản này.
4. Việc quy hoạch, cấp, quản lý, sử dụng đất cơ sở tín ngưỡng, tơn giáo
Việc quy hoạch, cấp, quản lý, sử dụng đất cơ sở tín ngưỡng, tơn giáo là một
trong những nội dung được Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo tỉnh, UBND tỉnh quan
tâm, chỉ đạo. Về quy hoạch, theo Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Ninh Bình được Chính
phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 05/02/2018 và Điều chỉnh Quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã
được phê duyệt, có 204,0 ha đất cơ sở tôn giáo và 143,32 ha đất cơ sở tín ngưỡng.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 641/671 cơ sở tôn giáo đang sử
dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với diện tích 252,7/268,3
ha, đạt tỷ lệ 95,5% về số cơ sở tôn giáo và 94,2% về diện tích đất đang sử dụng.
Thời gian qua, các cấp, các ngành của tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo xem xét,
giải quyết các đề nghị về đất đai tôn giáo, đảm bảo đáp ứng nhu cầu chính đáng
của chức sắc, tín đồ các tơn giáo. Từ tháng 01/2018 đến tháng 3/2020, tỉnh Ninh
Bình đã xem xét, giải quyết xong 17 đề nghị về đất đai tôn giáo (06 Phật giáo, 11
Công giáo) với
61.490,5m2; đang xem xét, giải quyết 25 việc (Phụ lục 2: Thống kê về việc xem
xét, giải quyết các đề nghị về đất đai tôn giáo).
Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo tỉnh, UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo các
ngành chức năng của tỉnh rà rốt những việc đất đai tơn giáo cịn tồn đọng, những
việc đất đai tơn giáo có vi phạm trên địa bàn tỉnh theo Thông báo số 17-TB/BCĐ
ngày 08/8/2016 của Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo tỉnh. Hiện nay, UBND tỉnh
đang giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có
liên quan rà sốt, tổng hợp các cơ sở tơn giáo đã cấp, chưa cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, nêu rõ nguyên nhân chưa cấp giấy chứng nhận để sớm hoàn
thiện thủ tục theo quy định, báo cáo kết quả về UBND tỉnh trước ngày
30/10/2020.
5. Việc xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, di dời cơng trình tín ngưỡng,
cơng trình tơn giáo
Các cơng trình tín ngưỡng, tơn giáo trên địa bàn tỉnh phần lớn đều có trước
những năm 1945, nên nhiều cơng trình đã xuống cấp. Để đáp ứng nhu cầu sinh
hoạt tâm linh, các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo đều rất quan tâm đến việc xây dựng,
cải tạo cơng trình thờ tự. Thời gian qua, các cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tơn giáo đã
đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết nhiều nội dung về xây dựng,
cải tạo cơng trình thờ tự theo quy định của pháp luật, tình hình cụ thể từ tháng
01/2018 đến nay như sau:
- Về cơng trình tín ngưỡng: Các cơ sở tín ngưỡng đã đề nghị và được
UBND các huyện, thành phố xem xét, giải quyết cấp phép xây dựng 44 hạng mục
cơng trình; trong đó xây dựng mới 16 hạng mục cơng trình; xây dựng lại và cải
tạo, sửa chữa 28 cơng trình.
- Về cơng trình tơn giáo: Các tổ chức, cơ sở tơn giáo đã đề nghị cấp có
thẩm quyền xem xét, giải quyết 47 việc về xây dựng các hạng mục cơng trình tơn
giáo; trong đó xây dựng mới 15 hạng mục cơng trình; xây dựng lại và cải tạo, sửa
chữa 32 cơng trình (Phụ lục 3: Thống kê về việc xem xét, giải quyết các đề nghị
về xây dựng cơng trình tơn giáo).
Các cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh đã cơ bản chấp
hành nghiêm quy định của pháp luật về xây dựng; đồng thời, hướng dẫn chức
sắc, chức việc tôn giáo, nhất là chức sắc Phật giáo khi xây dựng mới công trình
thờ tự thì ưu tiên sử dụng tiếng Việt, kiến trúc cơng trình thờ tự truyền thống.
Việc xây dựng, cải tạo cơng trình tín ngưỡng, tơn giáo chủ yếu được thực hiện
bằng nguồn vốn xã hội hóa do tín đồ, phật tử và cộng đồng dân cư tự nguyện đóng
góp.
6. Thực trạng sử dụng cơ sở tín ngưỡng, tơn giáo trong phát triển du
lịch
Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, số lượng cơ sở tín ngưỡng, tơn giáo nhiều,
hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo phong phú; đồng thời tỉnh Ninh Bình cũng là địa
phương có nhiều địa điểm, cơng trình tơn giáo lớn gắn liền với quá trình du nhập,
phát triển của chính bản thân các tổ chức tơn giáo và cùng với dấu tích lịch sử của
cố đơ Hoa Lư - nơi phát tích của 3 triều đại Đinh, Tiền Lê và Lý. Do đó, Ninh
Bình khơng chỉ là nơi có nhiều danh thắng nổi tiếng mà cịn có nhiều di tích là cơ
sở tín ngưỡng, tơn giáo.
Đến nay, hầu hết các tour du lịch ở tỉnh Ninh Bình đều có sự tham gia, đóng
góp của các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, nhất là những cơ sở đã được xếp hạng di
tích, những cơ sở tín ngưỡng, tơn giáo lớn như: Khu Di tích lịch sử, văn hóa Cố
đơ Hoa Lư, chùa Bích Động, nhà thờ đá Phát Diệm, chùa Non Nước, đền
thờ Đức Thánh Nguyễn, đền Thái Vi, đền thờ Trương Hán Siêu, đền
thờ Nguyễn Công Trứ... đặc biệt phải kể đến Quần thể Danh thắng Tràng An,
trong đó tiêu biểu là chùa Bái Đính đang là điểm thu hút đông du khách đến tham
quan, chiêm bái (Khu vực Quần thể Danh thắng Tràng An hiện có 40 di
tích tín ngưỡng, tơn giáo được xếp hạng).
IV. Q TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHÙA BÁI ĐÍNH
1. Cơng tác quy hoạch
Năm 2003, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn tôn
tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử, văn hóa Cố đơ Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
tại Quyết định số 82/2003/QĐ-TTg ngày 29/4/2003.
Năm 2004, Thủ tướng Phan Văn Khải kết luận buổi làm việc với Lãnh đạo
tỉnh Ninh Bình, trong đó có nội dung “về dự án Tràng An, Chính phủ hỗ trợ toàn
bộ nguồn vốn đầu tư hạ tầng” (Thông báo số 41/TB-VPCP ngày 26/02/2004 của
Văn phịng Chính phủ).
Ngày 22/3/2004, Chính phủ ban hành Văn bản số 365/CP-KHTH về việc
đầu tư xây dựng Khu du lịch Tràng An, tỉnh Ninh Bình.
Năm 2004, UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng
Khu du lịch Tràng An tại Quyết định số 1875/QĐ-UBND ngày 10/8/2004, trong
đó phạm vi quy hoạch với tổng diện tích 1.566ha (Xã Trường Yên 750,5ha, xã
Ninh Hải 138ha, xã Ninh Xuân 250ha, xã Gia Sinh 390ha, xã Ninh Nhất 13ha và
phường Tân Thành 24,5ha).
Năm 2005, UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt tổng thể Khu du lịch Tràng An
tại Quyết định số 2570/QĐ-UBND ngày 18/11/2005 với tổng diện tích
1.961ha (Xã Gia Sinh 451ha, xã Trường Yên 702ha, xã Ninh Xuân 438 ha, xã
Ninh Hải
190ha, xã Ninh Hòa 74ha, xã Ninh Nhất 79ha, phường Tân Thành 27ha. Quyết
định
này thay thế Quyết định số 1875/QĐ-UBND ngày 10/8/2004).
Năm 2006, UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu núi
chùa Bái Đính tại Quyết định số 1879/QĐ-UBND ngày 11/9/2006 với tổng diện
tích là 390ha (Khu núi chùa Bái Đính có ranh giới vị trí nằm trong các quy hoạch
nêu trên).
Năm 2007, UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tết
Khu núi chùa Bái Đính tại Quyết định số 2105/QĐ-UBND ngày 07/9/2007; tổng
diện tích sau khi điều chỉnh là 481,74ha.
Năm 2008, UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt quy hoạch Khu núi chùa Bái
Đính tại Quyết định số 62/QĐ-UBND ngày 10/01/2008 với tổng diện tích
539,2 ha, gồm: Khu núi chùa Bái Đính 152,28ha (chùa Bái Đính mới 80ha, chùa
Bái Đính cổ 27ha, khu cơng viên văn hóa và Học viện Phật giáo 30,28ha, khu đón
tiếp và cơng viên cảnh quan 15ha); khu dân cư hiện trạng 86,6ha, khu cây
xanh
253,06ha, đất giao thông 47,26ha.
Về quy hoạch sử dụng đất: Dự án Khu tâm linh núi chùa Bái Đính được
xây dựng trên diện tích đất phù hợp với quy hoạch được Chính phủ phê duyệt tại
Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 17/9/2012, Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Ninh Bình
tại Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 05/02/2018 của Chính phủ.
2. Cơng tác lập, thẩm định dự án
2.1. Về chủ trương đầu tư
Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng: Dự án được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt tại Quyết định
số
1081/QĐ-UBND ngày 02/6/2008 với tổng mức đầu tư ban đầu là 815.214 triệu
đồng, nguồn vốn ngân sách Trung ương. Đến năm 2011, Dự án được UBND tỉnh
Ninh Bình phê duyệt điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định số 15/QĐ-UBND ngày
07/01/2011 với mục tiêu xây dựng kết cấu hạ tầng Khu núi chùa Bái Đính để
nhanh
chóng đưa vào sử dụng, phục vụ du lịch trong tổng thể Khu du lịch Tràng An; chủ
đầu tư dự án là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình, sau đó chuyển về
Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An và từ tháng 5/2017 đến nay là Sở Du
lịch tỉnh Ninh Bình; tổng mức đầu tư là 3.190.940 triệu đồng, nguồn vốn ngân
sách Trung ương và ngân sách tỉnh; thời gian thực hiện được gia hạn đến năm
2020.
Đối với dự án sử dụng nguồn vốn của Nhà đầu tư (Doanh nghiệp
Xây dựng Xuân Trường): UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quyết định
số
2775/QĐ-UBND ngày 09/12/2005 về việc chấp thuận dự án đầu tư xây
dựng Khu du lịch Tràng An; Quyết định số 2063/QĐ-UBND ngày 04/9/2007 về
việc chấp thuận điều chỉnh, bổ sung dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch
sinh thái Tràng An (thay thế Quyết định số 2775/QĐ-UBND ngày 09/12/2005);
Quyết định số 728/QĐ-UBND ngày 09/4/2008 về việc chấp thuận điều chỉnh, bổ
sung dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Tràng An (thay thế
Quyết định số
2063/QĐ-UBND ngày 04/9/2007). Các Quyết định trên, UBND tỉnh chấp thuận
cho Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường làm chủ đầu tư; nguồn vốn đầu tư tự
có của doanh nghiệp và cơng đức của nhân dân, tín đồ, phật tử thập phương; chủ
đầu tư được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 09111 000 00
11, chứng nhận lần đầu ngày 10/4/2008, thay đổi lần thứ nhất ngày 18/01/2013,
thay đổi lần thứ hai ngày 15/5/2015.
2.2. Về thu hồi đất
UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành 09 quyết định thu hồi đất, giao đất để
thực hiện dự án thành phần đầu tư xây dựng Khu núi chùa Bái Đính với tổng diện
tích là 518,28ha. Trong đó, diện tích xây dựng khu chùa Bái Đính theo quy hoạch
được duyệt là 152,28ha. Cụ thể: Từ năm 2006-2011, đã thu hồi đất, giao đất cho
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện dự
án tại 08 quyết định, với tổng diện tích là 499,64ha; thu hồi đất, giao đất
cho Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An để thực hiện dự án tại 01 quyết
định, với diện tích 18,64ha.
2.3. Cơng tác giải phóng mặt bằng của dự án
Dự án có diện tích thu hồi đất lớn (nằm trên địa bàn xã Gia Sinh, huyện
Gia Viễn và xã Sơn Lai, huyện Nho Quan), thời than thực hiện dự án dài. Đến
nay, chủ đầu tư đã phối hợp với Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng huyện Gia
Viễn, huyện Nho Quan và các ngành có liên quan hồn thành việc giải phóng mặt
bằng, với diện tích 518,28ha.
2.4. Về thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư khi nhà nước giao đất,
cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành các quyết định giao đất cho chủ đầu tư
(trước đây là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nay là Sở Du lịch), đến nay vẫn
đang tiếp tục triển khai xây dựng các cơng trình theo đúng hạng mục của dự án
được duyệt. Trong khu vực thực hiện dự án, UBND tỉnh chưa cho tổ chức hay cá
nhân nào thuê đất nên chưa có việc xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai.
3. Công tác đầu tư xây dựng
Dự án Khu núi chùa Bái Đính triển khai xây dựng theo quy hoạch và dự án
đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổng diện tích là 539,2ha, quy mơ các
hạng mục cơng trình được duyệt là 30.000m 2, gồm: Điện thờ Tam Thế, điện thờ
Pháp Chủ, điện thờ Quan âm, Tháp chuông, Hành lang La Hán, Tháp xá
lợi, Tháp Phật Adida, hồ phóng sinh và các cơng trình phụ trợ… Việc đầu
tư xây dựng chùa Bái Đính được Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường
cùng với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiến hành thực hiện theo quy hoạch được
duyệt và bằng nguồn vốn của Doanh nghiệp, các phật tử và nhân dân thập phương
đóng góp.
Đến nay, nhiều hạng mục của dự án đã hoàn thành và được đưa vào
sử dụng. Sau khi hồn thành việc xây dựng, chùa Bái Đính sẽ được bàn giao cho
tổ chức tôn giáo quản lý theo quy định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
4. Công tác quản lý hoạt động tôn giáo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tiến hành bổ nhiệm trụ trì, phó trụ trì chùa
Bái Đính để hướng dẫn các hoạt động phật sự theo quy định của Giáo hội. Về trụ
trì chùa Bái Đính: Từ khi xây dựng chùa (mới) đến năm 2011, Hịa
thượng Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật
giáo Việt Nam làm trụ trì; sau khi Hịa thượng Thích Thanh Tứ viên tịch, Giáo hội
Phật giáo Việt Nam bổ nhiệm Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ
tịch Thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm trụ trì. Về Phó
trụ trì chùa Bái Đính: Thượng tọa Thích Minh Quang, Ủy viên Hội đồng
trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự Giáo
hội Phật giáo Việt Nam tỉnh làm Phó trụ trì từ năm 2015 đến nay.
Thực tế, các hoạt động tơn giáo tại chùa Bái Đính do Giáo hội Phật giáo
Việt Nam phối hợp với Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường tổ chức. Trong đó,
Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường quản lý, bố trí cơ sở vật chất và hỗ trợ
kinh phí cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức các hoạt động tôn giáo diễn ra
tại chùa; Giáo hội Phật giáo Việt Nam chủ trì tổ chức các cuộc lễ. Trong những
năm qua, chùa Bái Đính là địa điểm tổ chức nhiều hoạt động tôn giáo lớn của
Giáo hội Phật giáo Việt Nam như: Đại lễ Vesak 2014; các hội nghị, hội thảo của
Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các Ban trực thuộc của Giáo hội
Phật giáo Việt Nam (Hội thảo Phật giáo thời Đinh và Tiền lê; Hội thảo thân thế,
sự nghiệp Thiền sư Nguyễn Minh Không; Diễn đàn Phật giáo Asean; Hội nghị
sinh hoạt hành chính Giáo hội năm 2018 khu vực phía Bắc…); đón tiếp nhiều
đồn ngun thủ các quốc gia, chức sắc Phật giáo quốc tế (Đồn Tổng Bí
thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào; Quốc vương Campuchia; Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng
Phật giáo Sri Lanka; Ban Thư ký diễn đàn Phật giáo Châu Á…). Ngoài ra, Ban
Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình cũng thường xuyên tổ chức
các hoạt động tôn giáo tại chùa Bái Đính: Lễ Khai hội, Phật đản, Vu lan hằng
năm, các khóa tu mùa hè (đã tổ chức được 07 khóa cho 7.400 học sinh,
sinh viên, các khóa tu này khơng thu phí). Các hoạt động tơn giáo diễn ra tại
chùa Bái Đính, Giáo hội Phật
giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo tỉnh Ninh Bình đã thực hiện việc đăng
ký, thông báo, thông báo bổ sung hoạt động tơn giáo với cấp có thẩm quyền
theo đúng quy định của pháp luật.
Trong những năm qua, Chùa Bái Đính thường xuyên tuyên truyền, hướng
dẫn khách tham quan, tín đồ phật tử sinh hoạt tâm linh tại Chùa theo đúng quy
định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và pháp luật của Nhà nước. Tại các cuộc lễ
lớn, chùa Bái Đính thường xuyên tổ chức tặng quà cho các cháu học sinh nghèo
vượt khó, tặng quà cho mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn tỉnh; phát khẩu trang
miễn phí trong dịp phịng, chống dịch COVID-19…
5. Cơng tác quản lý, sử dụng tài sản, nguồn thu
Hiện tại, chùa Bái Đính vẫn đang trong q trình thi cơng xây
dựng, Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường quản lý cơ sở vật chất, sử dụng tài
sản và nguồn thu. Chủ đầu tư bố trí, tổ chức lực lượng để quản trị, vận hành các
hạng mục cơng trình.
Trụ trì, Phó trụ trì chùa Bái Đính khơng tham gia việc quản lý, sử dụng tài
sản mà chỉ hướng dẫn công tác phật sự cho các đoàn khách và việc tổ chức các
hoạt động tơn giáo. Chùa Bái Đính là ngơi chùa lớn nhưng khơng có phật
tử thường xun đến sinh hoạt tơn giáo và làm công quả như các ngôi chùa khác,
mọi hoạt động cần đến nhân lực đều do chủ đầu tư bố trí và trả cơng lao động theo
hợp đồng.
Về kinh phí để duy trì hoạt động của chùa Bái Đính (trùng tu, sửa chữa, vệ
sinh môi trường, điện, nước, an ninh trật tự…) do Doanh nghiệp Xây
dựng Xuân Trường và tiền công đức của phật tử, du khách thập phương đảm bảo.
6. Tình hình hoạt động du lịch tại chùa Bái Đính
Thời gian qua, chùa Bái Đính mở cửa miễn phí tham quan cho khách du
lịch. Về dịch vụ vận chuyển du khách bằng xe điện (phục vụ du khách có nhu
cầu) do Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường đầu tư, khai thác theo dự án được
chấp thuận đầu tư. Việc thu phí trơng coi xe của khách tham quan do Ban quản lý,
Doanh nghiệp và chính quyền địa phương phối hợp quản lý, khai thác; dịch vụ
chụp ảnh lưu niệm, hướng dẫn khách tham quan và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
khác do nhân dân địa phương thực hiện theo quy định.
Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục
châu Á và Việt Nam, nằm trong Quần thể Danh thắng Tràng An đã được Tổ chức
Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh
là Di sản Văn hóa và thiên nhiên thế giới, nên đây là một trong những địa điểm
thu hút khá đông lượng du khách đến tham quan, chiêm bái, lễ Phật, nhất là trong
thời gian khai hội (từ ngày mùng 6 Tết âm lịch đến hết tháng 3 âm lịch), với hàng
triệu lượt du khách mỗi năm.
Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, từ đầu năm 2020 đến nay
số lượng du khách đến chùa Bái Đính giảm nhiều so với các năm trước.
7. Đánh giá tác động và hiệu quả cơng trình
Đến nay, nhiều hạng mục của dự án Khu núi chùa Bái Đính đã hồn thành
và được đưa vào sử dụng, trở thành điểm nhấn, trọng điểm du lịch của tỉnh Ninh
Bình. Trong những năm qua, số lượng du khách đến Ninh Bình liên tục tăng, mỗi
năm tăng từ 8-10%. Năm 2019, tỉnh Ninh Bình đạt 7,65 triệu lượt khách du lịch
(tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2009), trong số đó có khoảng 80% du khách đến
tham quan Quần thể Danh thắng Tràng An, đặc biệt là Khu Du lịch sinh thái Tràng
An, chùa Bái Đính.
Dự án Khu núi chùa Bái Đính góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Ninh Bình; tạo việc làm và
thu nhập ổn định cho hơn 20.000 lao động tại địa phương và tăng cường sự giao
lưu văn hóa giữa tỉnh Ninh Bình với các tỉnh trong cả nước; dự án cũng đảm bảo
đáp ứng tiến độ phục vụ kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội
và Đại lễ Vesak 2014.
Hệ thống hạ tầng giao thông vào Khu núi chùa Bái Đính được triển khai,
làm giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho nhu
cầu đi lại, tham quan của du khách và nhân dân. Đồng thời, chủ đầu tư đã trồng
cây phủ xanh đất trống, bảo vệ mơi trường sinh thái góp phần vào việc
hoàn chỉnh hồ sơ vinh danh Quần thể Danh thắng Tràng An là Di sản Văn hóa và
thiên nhiên thế giới.
V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về tín
ngưỡng, tơn giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới, UBND
tỉnh Ninh Bình có một số đề xuất, kiến nghị như sau:
1. Đề nghị Quốc hội có lộ trình điều chỉnh, bổ sung một số điều
của Luật Tín ngưỡng, tơn giáo cho phù hợp với tình hình tôn giáo và công tác
quản lý Nhà nước về tôn giáo.
2. Đề nghị Chính phủ và các bộ, ban, ngành ban hành quy định cụ thể về tổ
chức, bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn
giáo ở các cấp theo hướng chuyên nghiệp, ưu tiên những địa bàn có nhiều đồng
bào tôn giáo; ban hành quy định về chế độ, chính sách đãi ngộ cụ thể cho đội ngũ
cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác tôn giáo ở các cấp.
UBND tỉnh Ninh Bình báo cáo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên,
Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội./.
Nơi nhận:
- Ủy ban VHGDTNTN và Nhi đồng
của Quốc hội;
- Thành viên Đoàn Giám sát;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Sở Nội vụ;
- Lưu: VT, VP7.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHĨ CHỦ TỊCH
TC_VP7_TG_03_01
Tống Quang Thìn