Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân phường 11 (1930-2010): Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.44 MB, 40 trang )

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN 10 (1930 - 2010)«1

LỊCH SỬ
TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG
CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN
PHƯỜNG 11
(1930 - 2010)
«c

a


2«LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN 10 (1930 - 2010)«3

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ PHƯỜNG 11
QUẬN 10 - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

«c

a

LỊCH SỬ
TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG
CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN
PHƯỜNG 11
(1930 - 2010)


Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ
TP. Hồ Chí Minh - 2014


4«LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN 10 (1930 - 2010)«5

BAN CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN
- Đ/c Vũ Anh Khoa
- Đ/c Trần Thị Nhung
- Đ/c Lâm Ngọc Phượng
- Đ/c Phạm Văn Tuấn
- Đ/c Huỳnh Thị Thanh
- Đ/c Đỗ Thành Cơng
- Đ/c Trần Hồi Phong
- Đ/c Lưu Hoàng Quân
- Đ/c Trương Xuân Thu
- Đ/c Phí Đình Bách

UVTV Quận ủy, Bí thư Đảng ủy
QUV, ngun Bí thư Đảng ủy
Phó Bí thư Thường trực
Phó Bí thư, Chủ tịch UBND
Đảng ủy viên, Phó Chủ tịch UBND
Đảng ủy viên, Chủ tịch UB.MTTQ
Đảng ủy viên, Trưởng Công an
Đảng ủy viên, Phường đội trưởng
Đảng ủy viên, TT Khối Dân vận
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh

*

Trưởng Ban
nguyên Trưởng Ban
Phó Ban
Phó Ban
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên

BAN BIÊN SOẠN
- Đ/c Đào Văn Chương Phó Giám đốc Trung tâm

Bảo tồn di tích thành phố Hồ Chí Minh
- Đ/c Đồn Lê Phong


Cán bộ hưu trí Quận 10, ngun Phó Giám đốc
Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh
«


VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN 10 (1930 - 2010)«7

Bản đồ hành chính Phường 11 - Quận 10

6«LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ


Bằng công nhận “Phường Văn hóa” năm 2007 – 2009

Lễ đón nhận phường đạt chuẩn văn hóa giai đoạn 2007 – 2009


8«LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN 10 (1930 - 2010)«9

T

LỜI GIỚI THIỆU
«

hực hiện Chỉ thị 15/CT-TW ngày 28/8/2002 của Ban Bí
thư Trung ương Đảng khóa IX về tăng cường và nâng
cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam; chỉ đạo của Ban Thường vụ Quận ủy quận 10 về
biên soạn Lịch sử truyền thống địa phương, Đảng ủy phường
11 quận 10 đã lãnh đạo tổ chức sưu tầm và biên soạn “Lịch sử
truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân phường 11
qua các thời kỳ giai đoạn 1930 – 2010” nhằm ghi dấu quá trình
hình thành, truyền thống cách mạng của vùng đất phường 11
và khắc ghi những cống hiến, hy sinh xương máu, đóng góp vơ
cùng vẻ vang của đảng viên, cán bộ và nhân dân phường trong
45 năm kiên cường đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành
độc lập dân tộc và 35 năm xây dựng, bảo vệ và phát triển đất
nước tiến lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trên cơ sở những tư liệu: Sơ thảo Lịch sử truyền thống

chống Mỹ cứu nước của Đảng bộ và nhân dân Quận 10 (1954 –
1975); Truyền thống cách mạng của nhân dân phường 14 (tiền
thân phường 11 hiện nay) – Quận 10; một số tư liệu của chi bộ,
Đảng bộ phường; hồi ức của các nhân chứng lịch sử, các cụ cao
niên, các đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí đã và đang
giữ các chức vụ chủ chốt của phường qua các nhiệm kỳ, Đảng ủy
phường đã tổ chức tập hợp và biên soạn quyển sách này.


10«LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Trong quá trình tổ chức biên soạn, Đảng ủy phường đã
nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Thường vụ Quận ủy,
sự giúp đỡ nhiệt tình, trách nhiệm của Ban Tuyên giáo, Ban Tổ
chức, Văn phịng Quận ủy, các đồng chí lãnh đạo của phường
qua các thời kỳ, các bậc lão thành, cán bộ hưu trí, trí thức, cao
niên và nhân dân trong và ngồi phường.
Trong q trình biên tập, dù đã hết sức cố gắng, song chắc
chắn sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót; chủ yếu
do quá trình giải thể, sáp nhập phường các tài liệu bị thất lạc và
xác minh các sự kiện rất khó khăn. Đảng ủy phường; rất mong
tiếp tục nhận được thêm nhiều ý kiến góp ý xây dựng và cung
cấp những tư liệu, sự kiện liên quan, đến khi có điều kiện sẽ tập
hợp, chỉnh lý, tái bản để lịch sử truyền thống cách mạng của
Đảng bộ và nhân dân phường được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn.
Với niềm tự hào to lớn và sự tin tưởng vững chắc vào sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo lý tưởng của Đảng
và Bác Hồ kính yêu, Ban Chấp hành Đảng bộ phường trân trọng
giới thiệu LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA
ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG 11 (1930 – 2010) đến

bạn đọc, cán bộ đảng viên, nhân dân trong phường nói riêng
và cả nước nói chung. Xin chân thành cám ơn tất cả các đồng
chí, các cơ quan và nhân dân trong phường đã giúp đỡ để hồn
thành cơng trình nghiên cứu lịch sử có ý nghĩa quan trọng này.
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ PHƯỜNG 11

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN 10 (1930 - 2010)«11

PHẦN MỞ ĐẦU
ac

LƯC SỬ PHƯỜNG 11, QUẬN 1O
ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN - CON NGƯỜI
VÀ TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC


12«LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN 10 (1930 - 2010)«13

I/ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Vị trí địa lý
Phường 11, quận 10 hiện nay phía Bắc giáp phường
12, q̣n 10; phía Đơng giáp phường 4, quận 3; phía Tây
giáp phường 10, quận 10; phía Nam giáp phường 1, 3, 4,
quận 3. Ranh giới của phường được giới hạn bởi 4 tuyến
đường chính: Đường Ba Tháng Hai, đường Trần Minh
Quyền, đường Điện Biên Phủ và đường Nguyễn Thượng
Hiền. Diện tích tự nhiên là 223.000m2 (chiếm 3,93% diện
tích tự nhiên quận 10).

Khí hậu
Phường 11 là một bộ phận của quận 10, Thành phố
Hồ Chí Minh thuộc khí hậu nhiệt đới, gió mùa cận xích
đạo với hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa
từ tháng 4 đến tháng 9 dương lịch. Mùa nắng từ tháng 10
đến tháng 4 dương lịch năm sau. Sự chênh lệch về nhiệt
độ giữa mùa nắng và mùa mưa, giữa ban ngày và ban đêm
cách nhau không lớn. Nhiệt độ trung bình trong vùng
là 27oC, nóng nhất lên tới 39oC – 40oC, thấp nhất xuống
khoảng 20oC.
Địa hình – Địa chất
Sau nhiều lần vun bồi cho vùng đất trũng, sình lầy,
địa hình phường 11 ngày nay tương đối bằng phẳng,
khơng bị chia cắt bởi sơng ngịi và kênh rạch. Chiều dài
nhất của phường từ đầu đường Trần Minh Quyền – đường
Ba Tháng Hai đến đường Nguyễn Thượng Hiền là 1,1 km,


14«LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

chiều ngang hẹp nhất của phường là đoạn đường Trần
Minh Quyền dài 200m, địa hình phường là một dải đất
hẹp án ngữ một phần phía Đơng Nam và Đơng Bắc của
Quận 10, qua đường Điện Biên Phủ và Nguyễn Thượng
Hiền là đã sang đơn vị hành chính Quận 3.
Địa hình – địa chất phường vừa mang những đặc
điểm chung của quận nhà, vừa có những sắc thái riêng.
Vẫn trong một phường, nhưng tính chất thổ nhưỡng có
khác. Từ đường Cao Thắng đến Nguyễn Thượng Hiền là
vùng đất cao ráo, dân cư đến cư ngụ sớm hơn. Từ đường

Cao Thắng đến đường Trần Minh Quyền là vùng đất
trũng mới được san lấp, trước đó chỉ có vài căn nhà sàn
cất trên mặt đất sình lầy và những cái chịi cất trên bãi lầy
của bàu sen, ao rau muống,… Người dân sống lâu năm
ở hẻm 528 đường Điện Biên Phủ, chợ Hai Mươi bây giờ
cịn nhớ, hồi đó, có những cây cầu bắc qua trũng nước
để người dân đi lại. Nay nhà cửa khang trang, hiện đại.
Phường 11 khơng cịn những cảnh quan xưa, cũng khơng
có những dinh thự, cơng trình kiến trúc cổ.
Lược sử hình thành, địa danh phường 11 – quận 10
Địa danh và đơn vị hành chính phường 11 – quận
10 ngày nay được chính thức xác lập từ ngày 14 tháng
02 năm 1987 (theo Quyết định số 33-QĐ/HĐBT của Hội
đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 02 năm 1987).
Về lịch sử, sau khi chúa Nguyễn xác lập quyền quản
lý vùng đất phía Nam, cho đến năm 1836 vùng đất phường
11 ngày nay nằm trong xã Chí Hịa thuộc tỉnh Gia Định.

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN 10 (1930 - 2010)«15

Nơi đây liên quan đến địa danh “Mả ngụy – Cánh
đồng mồ mả”, sau cuộc binh biến của Lê Văn Khôi thất bại,
có tới gần 2.000 người bị giết và chơn chung vào những hố
nơi vùng đất hoang.
Mô Súng và Đồng Tập Trận: Mơ Súng thuộc Ngã
Sáu, là ranh giới hành chính giữa quận 10 và quận 3 – nơi
có vị trí cao để đặt súng. Đồng Tập Trận khi xưa là dải đất
dài (ngày nay gồm cả khu vực phường 11, phường 12, quận
10, cả khuôn viên đất Bộ Tư lệnh Thành phố và Học viện
Hành chính).

Đến cuối thế kỷ 19, nơi đây còn những bàu nước
trồng sen, lác đác vài căn nhà sàn cất trên mặt nước.
Chung quanh bàu sen, có nơi trồng lúa, rau màu và nhiều
mồ mả. Đến những năm 1945, nơi đây vẫn còn là vùng
đất thấp ao tù, nước đọng, có những cây cầu bắc qua trũng
nước để đi lại, nên có tên Xóm Cầu, trong khu vực này
cịn có Xóm Giếng, là nơi duy nhất trong vùng có giếng
nước ngọt phục vụ cư dân và một khu vực sinh hoạt tín
ngưỡng tại miếu Thành Hồng1 mà nhân dân gọi là Xóm
Chùa. Có xóm làng tất có chợ, khu vực phường 11 có chợ
Hai Mươi hình thành từ năm 1938 và tồn tại đến ngày nay.
Ngày 30 tháng 5 năm 1954 đến năm 1959, Đô thành
Sài Gòn - Chợ Lớn được thành lập thay cho địa phương Sài
Gòn – Chợ Lớn. Thời gian này vùng đất phường 11 nằm
trong khu vực Bàn Cờ, Chợ Đũi, Ngã Bảy thuộc quận 3.
1. Tương truyền Miếu Thành Hoàng là nơi người dân địa phương lập để thờ
những oan hồn là tàn binh đã bị giết của Lê Văn Khôi.


16«LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Năm 1960, vùng đất phường 11 ngày nay nằm trong
địa bàn phường Phan Thanh Giản thuộc quận 3.
Năm 1969, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ra Sắc
lệnh số 73-SL/NV ngày 01 tháng 7 năm 1969 thành lập
hai quận mới ở Đô Thành là quận 10 và quận 11, trên cơ
sở một số phường của quận 3, quận 5 và quận 6. Quận 10
gồm 5 phường: Phường Minh Mạng, phường Nguyễn Tri
Phương, phường Nhật Tảo, phường Chí Hịa và phường
Phan Thanh Giản (phường 11 và phường 10 ngày nay đều

thuộc phường Phan Thanh Giản).
Sau chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975, tháng 6 năm
1975, phường Phan Thanh Giản được mang tên một địa
danh rực rỡ chiến cơng: Phường Điện Biên Phủ với 7
khóm. Tháng 6 năm 1976, thực hiện sự chỉ đạo của Thành
phố, quận 10 từ 5 phường được chia thành 24 phường và
các phường mang tên theo số thứ tự từ 1 đến 25; phường
Điện Biên Phủ có sự điều chỉnh và thay đổi: Khóm 1, 2 lập
thành phường 12; khóm 3, 4 lập thành phường 13; khóm
5, 6, 7 lập thành phường 14.
Ngày 14 tháng 2 năm 1987, thực hiện Quyết định số
33-QĐ/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về “Điều chỉnh
địa giới hành chính”, phường 14 được đổi tên là phường
11 gồm 6 khu phố và ổn định về hành chính, địa giới cho
đến nay và là một trong 15 đơn vị hành chính của quận 10
Thành phố Hồ Chí Minh.
*
*

*

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN 10 (1930 - 2010)«17

II/ CON NGƯỜI
Quá trình hình thành cư dân
Địa bàn phường 11 khi xưa là vùng đất trũng sình
lầy, cư dân sinh sống chỉ độ khoảng 300 người, sống rải
rác quanh các ao rau muống, bàu sen. Tuyệt đại đa số là
những người kiếm sống bằng sức lao động.
Trước năm 1954, phường 11 thuộc Hộ 4. Vùng đất

này từ đầu đường Lý Thái Tổ đến Ngã Sáu xuống đường
Nguyễn Thị Minh Khai, qua đường Hai Bà Trưng đến Cầu
Kiệu rồi vòng qua đường Lý Chính Thắng trở về Ngã Sáu.
Đường Ba Tháng Hai khi ấy là đường đất đỏ, trời mưa,
triều cường nước ngập (vùng đất này có liên quan đến hệ
thống kênh Nhiêu Lộc).
Cư dân nơi đây chủ yếu là người lao động nghèo,
sống bằng nghề thợ mộc, thợ hồ, thợ thủ công, phu khuân
vác chợ và bến xe, chạy xe thô sơ ba gác, xích lơ, cũng
khơng ít người mua gánh, bán bưng, trồng rau… Theo
thời gian, nhiều người nghèo khó từ nơi khác đến, họ cất
nhà chòi trên bãi lầy, cỏ dại và ao sen, ao rau muống ở
khoảng đất trống giữa phường đến đường Ba Tháng Hai.
Khoảng năm 1940, một số bà con ở đường Hồng Thập Tự
(nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai) bị đuổi khỏi nhà,
khỏi đất, do đời sống cơ cực, khơng có tiền th mướn
tiếp tục dời đến đây sinh sống.
Từ 1954, cũng như một số địa bàn trong Thành phố,
khu vực phường 11 được bổ sung một nguồn dân di cư
đáng kể. Đặc biệt, từ những năm 1960 trở đi, do cuộc


18«LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

chiến tranh ngày càng ác liệt, với chính sách kìm kẹp, gom
dân vào các ấp chiến lược của chế độ cũ, một bộ phận dân
cư ở vùng ven, vùng chiến sự lần lượt về đây lánh nạn
và định cư lâu dài. Người dân sống lâu năm tại phường
cho biết, mãi đến năm 1960, những ao sen, đất trũng mới
được san lấp bằng đất rác, đất đỏ.

Từ đường Cao Thắng đến đường Nguyễn Thượng
Hiền, chính quyền Sài Gịn xây dựng một doanh trại
Qn Tiếp vụ và xây dựng khu nhà ở của sĩ quan trên
đường Nguyễn Thượng Hiền và kéo theo khu gia binh
trong các con hẻm giữa đường Phan Thanh Giản và
đường Trần Quốc Toản. Nơi đây có Thủy đài gần đường
Nguyễn Thượng Hiền và có vịi nước cơng cộng để người
dân hứng nước gánh về nhà sử dụng. Tuy gần khu Quân
Tiếp vụ, nhưng các xóm khu gia binh, dân cư đời sống
khó khăn, sống dựa vào lương binh lính và buôn bán các
mặt hàng lấy ra từ Quân Tiếp vụ.
Quá trình “Đơ thị hóa” tăng dần từ khi nhà ở dọc các
đường Pétrus Ký, Phan Thanh Giản và Trần Quốc Toản
tăng lên2. Trong những năm giặc Mỹ chiếm đóng, những
căn nhà bề thế được dành riêng cho bọn lính Mỹ, Thái
Lan, Đại Hàn và những kẻ tài phiệt. Còn sâu vào trong các
hẻm, đằng sau những tòa nhà cao tầng là xóm nhà chen
chúc của người dân lao đợng trong ngõ hẻm chật hẹp. Do
vậy, nếu nhìn vào bề ngồi mặt tiền đường Phan Thanh
Giản và đường Trần Quốc Toản xưa, chỉ thấy những cửa
2. Xem bảng phụ lục tên đường xưa và nay.

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN 10 (1930 - 2010)«19

hiệu, quán ăn, những dãy phố sát nhau cùng những căn
nhà bề thế dành riêng cho người ngoại quốc và những
người giàu có. Những kẻ có quyền, có tiền đã giành hết
những vị trí thuận lợi. Muốn hiểu con người phường 11,
phải đi vào chiều sâu, đi vào cuộc sống của người dân lao
động trong những hẻm phố. Đất này, do bước chân những

người lao động nghèo đến lập nghiệp đầu tiên nhưng
chính người nghèo lại bị dồn vào phía sau. Đi đơi với sự
phát triển đơ thị bấy giờ là sự tăng lên của tình trạng bất
cơng, phân hóa giàu nghèo. Nơi đây, như một tấm gương
phản chiếu những mâu thuẫn của xã hội miền Nam trong
thời kỳ Mỹ ngụy.
Đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, dân số vùng đất nhỏ
hẹp nay là phường 11 đã lên đến 33.000 và 4.088 nóc gia3.
Nhìn chung, cư dân sinh sống trên địa bàn phường
11 từ nhiều vùng khác nhau của cả nước về đây định cư,
cần cù lao động, giàu lịng u nước, nhân ái, biết đồn kết
tương trợ lẫn nhau lúc tắt lửa, tối đèn, khi hoạn nạn đều
có nhau.
III/ PHƯỜNG 11 NGÀY NAY
Đất lành chim đậu, hơn 35 năm sau ngày thống nhất
đất nước, cùng với sự phát triển về kinh tế – văn hóa của
quận, phường, người dân đến sinh sống nơi đây ngày một
đông, cảnh quan, phố phường đã có nhiều thay đổi. Tiến
3. Báo cáo tổng kết năm 1975 số 178/BC ngày 10 tháng 12 năm 1975 của Quận
ủy Quận 10.


20«LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

trình phát triển lịch sử của phường 11 chính là từ cơng
cuộc xây dựng, lao động cần cù, chăm chỉ của nhân dân
phường. Đảng bộ và nhân dân trong phường đã cùng
nhau nỗ lực vượt mọi khó khăn, từng bước phát triển
kinh tế, xây dựng hạ tầng cơ sở làm cho cảnh quan phố
phường ngày một khang trang. Chính quyền vững mạnh,

an ninh ổn định, đời sống vật chất, văn hóa, giáo dục, y tế
của nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt.
Theo số liệu thống kê năm 2012, phường 11 có
10.893 nhân khẩu; trong đó, 4.876 nam và 6.017 nữ; với
khoảng 2.580 hộ. Số người trong độ tuổi lao động trên
6.923 người, chiếm gần 62,8% dân số; tỷ lệ tăng dân sớ tự
nhiên bình qn hàng năm là 0,19%.
Về thành phần dân tộc
Cư dân sinh sống trên địa bàn phường có 90% là người
Kinh (10.338 người), người Hoa chiếm tỷ lệ 5,1% (527
người), còn lại là người Chăm (gần 100 người) và các dân
tộc khác. Các dân tộc sinh sống trên địa bàn phường ln
mang truyền thống đồn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
Về tôn giáo
Địa bàn phường hiện nay có 06 cơ sở tín ngưỡng, tơn
giáo: Chùa Giác Minh, chùa Khánh Anh, chùa Long Hoa,
chùa Phước Hải, Hội thánh Tin Lành, miếu Thành Hồng
Bổn Cảnh. Trong phường có 3.792 người theo đạo Phật,
957 người theo đạo Công giáo, một số ít người theo đạo
Tin Lành, đạo Cao Đài. Phần lớn nhân dân trong phường
duy trì khá phổ biến tín ngưỡng dân gian, lễ nghi dân tộc

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN 10 (1930 - 2010)«21

như thờ cúng tổ tiên. Hàng năm, những ngày lễ lớn của
các tôn giáo, tín ngưỡng đặc sắc mang tính văn hóa của
nhân dân phường như Phật Đản, Vu Lan báo hiếu, ngày
mồng một, ngày rằm, lễ Kỳ Yên, Giáng sinh,... cầu mong
quốc thái dân an, nhà nhà sống ấm no, hạnh phúc đều
được tở chức.

Về sự nghiệp giáo dục
Phường có ba trường cơng lập: Một trường Mầm
Non, một trường tiểu học, một trường Chuyên Biệt; có
bốn trường dân lập: ba trường dạy ngoại ngữ, một trường
Nghiệp vụ du lịch; một chi nhánh trường Đại học Kinh tế
hoạt động trên địa bàn.
Phường đã thực hiện tốt công tác giáo dục, đảm bảo
100% trẻ 6 tuổi được vào lớp 1, nhiều năm liền được công
nhận đạt tiêu chí phổ cập cấp 1, 2, 3. Công tác khuyến
học được duy trì với việc xây dựng “Quỹ Bảo trợ học sinh
nghèo”, chăm lo 100% chi phí học tập cho các cháu gia
đình nghèo học tại trường tiểu học Điện Biên và học sinh
giỏi trong phường. Học sinh cấp trung học được chăm
lo bằng các học bổng “Nguyễn Hữu Thọ” của Mặt trận
Tổ quốc, “Nguyễn Thị Minh Khai” của Hội Phụ nữ; “Lê
Văn Tám” của Đoàn Thanh niên; “Nguyễn Đức Cảnh” của
Công đoàn; bình quân trên 50 học bổng/năm. Phường tổ
chức khen thưởng học sinh giỏi các cấp bình qn là 330
em/năm.
Về sự nghiệp y tế
Phường có mợt trạm Y tế và các phòng khám tư


22«LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

nhân. Phường đã tổ chức thực hiện tớt các chương trình
Y tế quốc gia về chăm sóc sức khỏe nhân dân, tiêm chủng
mở rộng, tiêm ngừa vacxin phòng chống dịch bệnh ở trẻ
em, quản lý tốt các đối tượng bệnh xã hội, bệnh mãn tính,
kịp thời dập tắt các điểm phát sinh dịch bệnh như sốt xuất

huyết, cúm A/H1N1. Các cơ quan chức năng phối hợp rà
soát kiểm tra thực hiện các điều kiện vệ sinh an tồn thực
phẩm, vệ sinh mơi trường; thường xuyên tổ chức truyền
thông, khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho diện chính
sách, người cao tuổi, bình quân trên 400 lượt người/năm.
Về sự nghiệp văn hóa
Nhà Văn hóa phường hình thành từ năm 1984, theo
phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm với tổng
kinh phí là 229.300 đồng; sau đó, được xây dựng mới năm
2000 từ ngân sách. Thiết chế Nhà Văn hóa có tầm quan
trọng đặc biệt đối với đời sống văn hóa, hội họp của nhân
dân; do vậy, được sự ủng hộ của các cơ quan, ban ngành,
doanh nghiệp, nhân dân trên địa bàn phường. Hoạt động
văn hóa, thể dục thể thao đa dạng, phong phú. Năm 2010,
phường được Thành phố công nhận là “Phường Văn hóa”
giai đoạn (2007 – 2009).
Các địa chỉ đỏ
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ xâm lược, địa bàn phường có 9 địa chỉ đỏ: ba
địa chỉ nuôi giấu cán bộ hoạt động cách mạng; hai cơ sở hội
họp của sinh viên, học sinh; một nơi in tài liệu của phong
trào sinh viên học sinh; một nơi tiếp tế thuốc men và nuôi

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN 10 (1930 - 2010)«23

giấu cán bộ, mợt cơ sở Phật giáo và mợt hầm cất giấu vũ
khí bí mật để phục vụ chiến đấu Mậu Thân năm 19684.
Tại phường có 4 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 117
gia đình liệt sĩ cư ngụ. Từ sau năm 1975 đến nay, phường
chăm lo tốt các diện chính sách và ghi ơn những cán bộ

chiến sĩ đã hy sinh xương máu vì sự nghiệp đấu tranh giải
phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Hệ thống chính trị của phường
Về tổ chức Đảng: Đảng bộ phường hiện có 221 đảng
viên sinh hoạt tại 13 chi bộ: 6 Chi bộ khu phố, 1 Chi bộ
Cơ quan, 1 Chi bộ Công an, 1 Chi bộ Quân sự, 3 Chi bộ
trường học và 1 Chi bộ Hợp tác xã. Phường có 79 đảng
viên được trao Huy hiệu 30 – 60 năm tuổi Đảng, có 301
đảng viên đương chức đang sinh hoạt tại địa phương theo
Quy định số 76-QĐ/TW của Bộ Chính trị.
Về chính quyền: Ủy ban nhân dân phường có 33 cán
bộ nhân viên. Ban Chỉ huy Cơng an phường có 15 cán bộ
chiến sĩ thường trực. Ban Chỉ huy Quân sự phường có 13
cán bộ chiến sĩ thường trực. Tại 6 khu phố có 6 Ban Điều
hành với 18 thành viên, có Ban Điều hành 51 tổ dân phố
với 102 thành viên và 06 Ban vận động Khu dân cư văn hóa.
- Mặt trận Tổ quốc phường có 31 thành viên, 6 Ban
Cơng tác Mặt trận khu phố.

4. Quyết định xếp hạng Di tích quốc gia số 1288-VH/QĐ ngày 16 tháng 11
năm1988 của Bộ Văn hóa - Thông tin.


24«LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN 10 (1930 - 2010)«25

- Hội Liên hiệp Thanh niên phường có 239 hợi viên;
16 Chi hợi, CLB, đợi nhóm.
- Đồn Thanh niên Cộng sản phường có 102 đoàn

viên, với 11 chi đoàn: 6 chi đoàn khu phố, 1 chi đoàn Công
an, 1 chi đoàn Dân quân tự vệ, 2 chi đoàn trường học, 1
chi đoàn cơ quan.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ phường có 722 hợi viên, với
6 chi hội và 51 tổ hội.
- Hội Cựu chiến binh phường có 139 hợi viên, với
06 chi hợi.
- Hội Người cao tuổi phường có 962 hội viên.
- Hội Chữ thập đỏ phường có 504 hội viên.
- Nghiệp đoàn Tiểu thủ công nghiệp phường có 45
thành viên.
- Thanh tra nhân dân có 9 thành viên.
Gắn với lịch sử hình thành và phát triển hơn 300
năm của Sài Gòn – Gia Định xưa, nay là Thành phố Hồ
Chí Minh, có thể khẳng định: Công lao khai phá, xây
dựng và giữ gìn vùng đất nay là phường 11 thuộc về nhân
dân lao động yêu nước. Những thành quả ngày nay đều
gắn liền với sự nỗ lực vượt bậc của nhiều thế hệ đồng bào
cư trú, lao động tại phường. Cùng với Thành phố, nhân
dân phường 11 đã trải qua những chặng đường lịch sử
cách mạng đầy cam go, thử thách nhưng rất hào hùng và
vơ cùng vẻ vang.

PHẦN THỨ NHẤT
ac

ĐẢNG VIÊN VÀ NHÂN DÂN
VÙNG ĐẤT PHƯỜNG 11
TRONG SỰ NGHIỆP ĐẤU TRANH
GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC

(1930 - 1975)


26«LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN 10 (1930 - 2010)«27

CHƯƠNG I

NHÂN DÂN VÙNG ĐẤT PHƯỜNG 11
TỪ KHI CÓ ĐẢNG ĐẾN KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
(1930 - 1954)

L

ịch sử những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã
ghi nhận: Khi thực dân Pháp nổ súng chiếm thành
Gia Định tháng 2 năm 1859, cùng với nhân dân Sài
Gòn – Gia Định, những người dân nơi vùng đất nay là
phường 11 thuộc quận 10 đã sát cánh cùng qn lính triều
đình chiến đấu chống giặc ngoại xâm, gây nhiều khó khăn
và làm chậm bước bước tiến của quân xâm lược.
Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn,
với ưu thế về vũ khí, đạn dược, thực dân Pháp lần lượt
chiếm ba tỉnh miền Đông, rồi tiếp theo ba tỉnh miền Tây;
nhưng những người dân nơi đây không cam chịu làm nô
lệ, tiếp tục tham gia và ủng hộ các phong trào chống Pháp
của các sĩ phu yêu nước như: Khởi nghĩa của cha con
Trương Định – Trương Quyền (1859 – 1870); phong trào

Hội kín của tổ chức Thiên Địa Hội do Phan Xích Long lãnh


28«LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

đạo (1913 – 1916); đặc biệt là các hoạt động diễn thuyết và
tuyên truyền trên báo “Chuông rè” của tổ chức Thanh niên
Cao vọng Đảng do Nguyễn An Ninh tổ chức (1925 – 1926)
truyền bá tư tưởng Cộng sản vào tầng lớp trí thức, học sinh
nhằm “khơi phục và phát triển phong trào yêu nước ở Nam
kỳ”, góp phần “chọn lọc, đào tạo, giới thiệu những người
yêu nước” để Đảng Cộng sản Việt Nam kết nạp sau này5.
Những năm 20 đầu thế kỷ XX, xung quanh địa bàn
phường hiện nay đã có nhiều nhà máy đi vào hoạt động
như: nhà máy xay đá (gần sân vận động Thống Nhất, nay
thuộc phường 6, quận 10), nhà máy Thuốc lá Cơfát (góc
Nguyễn Tri Phương – Hùng Vương), nhà máy Rượu bia
(đường Nguyễn Chí Thanh phường 6, quận 10), đồn điền
cao su và trại chăn ni trâu bị của Nhà chung (phường
14, quận 10),… tất yếu kéo theo sự ra đời của giai cấp công
nhân. Trong số những công nhân tại các nhà máy, đồn
điền, trại chăn ni này có những người là cơng nhân,
nhiều người có người thân, gia đình ở các xóm nghèo Ngã
Bảy, Xóm Chùa, Xóm Cầu, Xóm Hai Mươi (phường 11
ngày nay) cùng có chung cảnh ngộ bị thực dân Pháp và
tay sai bóc lột sức lao động. Đây là một trong những điều
kiện để tổ chức Công hội bí mật – một tổ chức yêu nước
của người công nhân Tôn Đức Thắng ở Sài Gòn – Chợ
Lớn và Gia Định phát huy ảnh hưởng theo khuynh hướng
Cộng sản6.


VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN 10 (1930 - 2010)«29

Từ khi thực dân Pháp chiếm đóng Sài Gịn, người
dân sinh sống tại vùng đất phường 11 thời kỳ đó đã liên
tục đứng lên tham gia các phong trào chống Pháp của
nhân dân thành phố. Song, do thiếu sự lãnh đạo của một
chính đảng nên các phong trào đều thất bại. Tuy chưa
giành thắng lợi, nhưng các phong trào trên đã khẳng định
tinh thần yêu nước không chịu khuất phục quân xâm lược
của người dân vùng đất phường 11 lúc bây giờ. Đây chính
là điều kiện thuận lợi để chủ nghĩa Mác – Lênin được
truyền bá và gieo những mầm cách mạng, chuẩn bị cho
việc thành lập các tổ chức Cộng sản về sau.
I/ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG
CỦA NHÂN DÂN VÙNG ĐẤT PHƯỜNG 11 TỪ KHI CÓ
ĐẢNG ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (1930 – 1945)
Năm 1911, từ thành phố Sài Gòn, người thanh niên
yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước,
sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin và ảnh hưởng của
thắng lợi Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917.
Cuối năm 1924, được sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng
sản, với cương vị phụ trách Cục Phương Nam trong Bộ
Phương Đông của Quốc tế Cộng sản; tại Quảng Châu
(Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã lập ra Hội Việt Nam
Cách mạng Thanh niên7 để tập hợp, huấn luyện những
người yêu nước, giáo dục họ theo xu hướng Cộng sản, rồi

5. Nam bộ, Đất và Người – HKH LS TP.HCM – trang 1886
6. Trước năm 1922 Công hội có trụ sở tại đường Mayer, nay là đường Võ Thị Sáu


7. Còn gọi là Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội


30«LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

đưa về nước hoạt động, gầy dựng cơ sở, chuẩn bị tiến tới
thành lập một Đảng Cộng sản ở Việt Nam.
Trước đòi hỏi bức xúc của tình hình, từ tháng 6 năm
1929 đến tháng 1 năm 1930, ở Việt Nam đã có ba tổ chức
Cộng sản được thành lập và được hợp nhất thành Đảng
Cộng sản Việt Nam ngày 03 tháng 02 năm 1930 tại Hương
Cảng (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn
Ái Quốc.
Sau Hội nghị thành lập Đảng, đồng chí Châu Văn
Liêm và đồng chí Nguyễn Thiệu là đại biểu của An Nam
Cộng sản Đảng được phân công về Nam kỳ để thống nhất
các tổ chức Đảng.
Tại Sài Gịn – Chợ Lớn, đồng chí Châu Văn Liêm và
đồng chí Nguyễn Thiệu đã cùng với các đồng chí trong
Ban lâm thời của An Nam Cộng sản Đảng và đồng chí
Ngơ Gia Tự đại diện cho Đơng Dương Cộng sản Đảng tại
Nam kỳ bàn việc hợp nhất các tổ chức Cộng sản ở Nam
Kỳ. Cuộc họp được tổ chức tại một xóm lao động ở Khánh
Hội và Ban lâm thời cấp ủy (Xứ ủy) của Đảng Cộng sản
Việt Nam ở Nam kỳ được thành lập do đồng chí Ngơ Gia
Tự làm Bí thư, trụ sở của Xứ ủy đặt tại đường Kitchenes
(nay là góc đường Nguyễn Thái Học và Phạm Ngũ Lão,
Quận 1).
Được sự chỉ đạo của Xứ ủy, việc hợp nhất các tổ

chức Cộng sản và thành lập các chi bộ mới của Đảng bộ
Sài Gòn – Chợ Lớn được thực hiện trong tháng 3 năm
1930. Ban Chấp ủy lâm thời của Đảng bộ Sài Gòn – Chợ

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN 10 (1930 - 2010)«31

Lớn được chỉ định có 5 đồng chí, do đồng chí Nguyễn
Văn Lợi (Hữu Dũng) là Bí thư. Kể từ đây, cùng với quần
chúng nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn, nhân dân vùng đất
Hộ 4 (phường 11) đã có sự lãnh đạo của Thành ủy Sài Gòn
– Chợ Lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt lịch
sử trọng đại của cách mạng Việt Nam, là kết quả tất yếu
của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào
công nhân và phong trào yêu nước tại Việt Nam trong
những năm 20 của thế kỷ XX. Nguyễn Ái Quốc là người
có công đầu tiếp thu, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào
Việt Nam; Người sáng lập ra Đảng, vạch ra cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng – một cương lĩnh về cách
mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, nhuần
nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm nhuần tính dân tộc
và tính nhân văn.
Năm 1931, Xứ ủy giao nhiệm vụ cho Tổng Cơng hội
tổ chức míttinh kỷ niệm ngày khởi nghĩa Yên Bái vào ngày
08 tháng 02 năm 1931 tại địa điểm gần sân banh đường
Mayer (nay là đường Võ Thị Sáu). Để bảo vệ cán bộ diễn
thuyết, Lý Tự Trọng đã bắn gục cò Legra, anh bị bắt và bị
chúng thi hành án tử hình sau đó. Sau sự kiện này, bọn
Pháp và tay sai tăng cường lùng sục, tìm bắt các đồng chí
trong lãnh đạo Trung ương, Xứ ủy và Thành ủy. Phong

trào cách mạng tạm thời lắng xuống, tuy nhiên nhiều cơ
sở cách mạng vẫn được giữ vững, là chỗ dựa tin cậy của
Đảng để xây dựng phong trào.


32«LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Do là vùng đất trũng, hoang vắng, dân thưa thớt,
chưa thuận lợi cho việc tập trung hội họp, đặt văn phòng
nên từ khi Đảng ra đời đến năm 1933 – 1934, vùng đất
nay là Phường 11 chưa có tổ chức cơ sở Đảng. Tuy nhiên,
mang tính chất là vùng đệm giữa Sài Gịn và Chợ Lớn,
Xóm Ngã Bảy là nơi đi lại, dừng chân để tuyên truyền, vận
động, xây dựng cơ sở cách mạng của lãnh đạo Xứ ủy như
Trương Văn Bang (1933), Trần Văn Giàu (1934).
Đến năm 1935, một sự kiện được ghi vào trang sử
truyền thống của Hộ 4 nói chung và vùng đất Phường 11
nói riêng, đó là sự kiện Chi bộ Hộ 4 được thành lập do
đồng chí Đồn Cơng Hớn (Ba Có) là Bí thư. Từ đây, thơng
qua cơ sở nịng cốt, các tổ chức đồn thể, phong trào cách
mạng vùng đất Phường 11 đã có sự lãnh đạo trực tiếp từ
Chi bộ Hộ 4.
Năm 1936, cùng với sự lãnh đạo của chi bộ Đảng ở
Hộ 4, vùng Ngã Bảy, Gị Sồi (ngã tư Nguyễn Duy Dương
– Bà Hạt) có thêm chi bộ ghép của đồng chí Võ Thị Thìn;
chi bộ có cơ sở tại khu vực vườn Bà Lớn – Ngã Bảy, khu
Bàn Cờ, hãng thuốc lá Côfát; đây là tổ chức cơ sở Đảng
đường phố đầu tiên hoạt động ở Hộ 10 và một phần Hộ
4. Cả hai chi bộ đã chỉ đạo lập các hội Ái Hữu, hội Tương
tế để tập hợp quần chúng trong các hội: thợ may, thợ cắt

tóc, thợ mộc,… để phát triển hội viên trong các chợ, xóm
lao động; tuyên truyền để hội viên nhận rõ lòng căm thù
giặc ngoại xâm, tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam,
đường lối cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo.

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN 10 (1930 - 2010)«33

Năm 1936, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, thành
phố Sài Gòn nổi lên phong trào Đông Dương Đại hội bằng
việc thành lập các Ủy ban Hành động rộng khắp trong các
xí nghiệp, công sở, các tổ chức ngành nghề. Tại Hộ 4, Ủy
ban Hành động đã tập hợp các tầng lớp nhân dân, cử đại
diện đi dự Đông Dương Đại hội. Nhận thấy phong trào
phát triển khơng có lợi cho sự cai trị, bọn thực dân Pháp
đã ra lệnh cấm nhân dân tụ họp, bắt một số thành viên
thuộc các Ủy ban Hành động, tiến hành sa thải viên chức,
công nhân nếu tham gia các Ủy ban Hành động. Song,
phong trào đã lên cao, chúng không thể nào dập tắt được.
Chúng phải chuyển sang biện pháp xoa dịu bằng việc ban
hành nghị định ngày 11 tháng 10 năm 1936 quy định thời
gian lao động của người làm thuê không quá 10 giờ/ngày,
được nghỉ ngày chủ nhật, được nghỉ 10 ngày phép/năm,
cấm bắt đàn bà, trẻ em làm việc ban đêm.
Ngày 01 tháng 01 năm 1937, khi Godart thuộc Đảng
cấp tiến, phái viên Chính phủ Pháp được cử sang điều
tra tình hình Đơng Dương; Đảng ta đã chủ trương đưa
quần chúng xuống đường biểu dương lực lượng với khẩu
hiệu “Tồn xá tù chính trị, bỏ thuế thân, tự do nghiệp
đồn, tự do ngơn luận”. Nhân dân các khu vực Ngã Bảy,
Xóm Giếng, chợ Hai Mươi thuộc Hộ 4 đã tham gia cuộc

xuống đường của hàng chục ngàn người dân thành phố
kéo ra bến cảng Sài Gòn để gặp Godart đưa yêu sách.
Cuộc “tiếp đón” Godart của chính quyền thuộc địa Pháp
đã biến thành cuộc biểu dương lực lượng của quần chúng
nhân dân.


34«LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Qua cuộc vận động dân chủ Đông Dương, Đảng bộ
thành phố đã đẩy mạnh các hoạt động nửa hợp pháp, hợp
pháp; nửa cơng khai, cơng khai kết hợp với hoạt động bí
mật và đưa ra nhiều hình thức tổ chức, phương pháp hoạt
động thích hợp, đáp ứng được tình hình thực tiễn và nhu
cầu nguyện vọng của người dân. Trong thắng lợi chung
đó có sự góp sức, tham gia của người dân tại địa bàn nay
là Phường 11.

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN 10 (1930 - 2010)«35

nghĩa với khí thế mạnh mẽ, phá tan bộ máy kìm kẹp tại
nhiều nơi của giặc Pháp và tay sai.

Tháng 11 năm 1939, Hội nghị Trung ương Đảng lần
6 họp tại xã Tân Thới Nhất, huyện Hóc Mơn, tỉnh Gia
Định đã chỉ đạo chuyển hướng chiến lược hoạt động cách
mạng, thay đổi phương pháp cách mạng và thành lập “Mặt
trận Thống nhất Dân tộc Phản đế Đông Dương”.

Tại Hộ 4, các cơ sở cách mạng cùng với nhân dân

vùng Ngã Bảy, Bàn Cờ sẽ phối hợp với lực lượng ta từ Phú
Thọ Hịa, Tân Sơn Nhì, Hộ 6 đến giờ qui định sẽ chiếm
thành Ô-Ma nhưng kế hoạch khơng thành vì lệnh khởi
nghĩa đã bị lộ, số binh lính người Việt được ta vận động
làm nội ứng bị chúng quản thúc, thu vũ khí. Các mũi khác
đưa lực lượng vào thành phố nhưng không thấy súng lệnh
nổ theo kế hoạch đã cho lực lượng rút lui, cuộc khởi nghĩa
ở nội thành không nổ ra. Do khởi nghĩa chưa đúng thời
cơ, lại bị lộ nên nhiều đồng chí lãnh đạo của Trung ương,
Thành ủy bị bắt, bị giết như đồng chí Phan Đăng Lưu,
Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Hữu Tiến,… các cơ sở
bị tổn thất khá nặng. Cùng với khởi nghĩa Bắc Sơn (Thái
Nguyên), Đô Lương (Nghệ An), khởi nghĩa ở Nam Kỳ
đã làm bọn thống trị và tay sai rúng động, hoảng loạn, là
pháo lệnh báo hiệu khởi nghĩa toàn quốc sẽ nổ ra.

Tháng 7 năm 1940, tại xã Tân Hưng, huyện Châu
Thành, tỉnh Mỹ Tho; Xứ ủy họp Hội nghị thống nhất chủ
trương khởi nghĩa, đề ra những nhiệm vụ cần thực hiện
trước mắt là: kiện toàn cơ quan lãnh đạo của Đảng ở các
cấp, đẩy mạnh phát triển các đoàn thể quần chúng trong
Mặt trận phản đế, tổ chức các đội du kích, chuẩn bị vũ khí
và luyện tập qn sự, đẩy mạnh cơng tác vận động binh
sĩ địch.

Sau khởi nghĩa Nam Kỳ, thực dân Pháp tăng cường
khủng bố, đàn áp dã man đối với những người Cộng sản,
rất nhiều đảng viên bị Pháp bắt, tra tấn, xử bắn, bị đày đi
tù biệt giam tại các nhà tù thực dân Pháp tại Tà Lài, Bà Rá,
Côn Đảo. Từ 1941 đến đầu năm 1945, Đảng bộ thành phố

gặp rất nhiều trở ngại khó khăn, các đảng viên cịn lại phải
rút vào hoạt động bí mật tiếp tục xây dựng cơ sở trong
quần chúng nhân dân.

Theo chỉ đạo của Xứ ủy, đêm 22 rạng ngày 23 tháng
11 năm 1940, toàn Nam Kỳ đã đồng loạt nổỉ dậy khởi

Giữa lúc cách mạng cả nước gặp khó khăn, tháng 02
năm 1941, đồng chí Nguyễn Ái Quốc sau 30 năm bôn ba

Tháng 9 năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai
bùng nổ. Một năm sau Phát xít Nhật kéo quân vào chiếm
Đông Dương. Thực dân Pháp đầu hàng Nhật đã tác động
lớn đến tình hình cách mạng Việt Nam.


36«LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

tìm đường cứu nước đã trở về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo
cách mạng. Sau Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5 năm
1941, Mặt trận Việt Minh ra đời, các Hội Cứu quốc được
thành lập, phong trào và tổ chức Việt Minh lan rộng trong
cả nước. Tại Hộ 4, tổ chức Đảng dần hồi phục, các cơ sở
cách mạng được củng cố, các Hội Cứu quốc được thành
lập đã vận động nhân dân tham gia Mặt trận Việt Minh để
đánh Tây, đuổi Nhật.
Ngày 09 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp,
tạo nên sự khủng hoảng chính trị sâu sắc; đây là thời cơ có
lợi nhưng cũng đầy thách thức của cách mạng Việt Nam.
Tháng 5 năm 1945, Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn

được lập lại và tổ chức thành hai khu: Khu Sài Gòn và khu
Chợ Lớn. Đảng bộ nhanh chóng nối liên lạc với các chi
bộ cơ sở để củng cố tổ chức. Nhằm tập hợp quần chúng,
phát triển lực lượng; tháng 5 năm 1945, tổ chức Thanh
niên Tiền phong được thành lập, đứng đầu là Bác sĩ Phạm
Ngọc Thạch. Phong trào phát triển nhanh hơn dự kiến,
không chỉ thu hút thanh niên mà cịn có đơng đảo các
tầng lớp nhân dân tham gia như Phụ nữ Tiền phong, Phụ
lão Tiền phong, Thiếu niên Tiền phong,… Để lãnh đạo
phong trào đi đúng hướng, Xứ ủy và Thành ủy bố trí đảng
viên, cán bộ cốt cán nắm những vị trí then chốt trong tổ
chức Thanh niên Tiền phong.
Với tính quần chúng rộng rãi, hình thức linh hoạt;
chỉ sau hai tháng thành lập cùng sự hoạt động tích cực
của các cán bộ, đảng viên, cơng đồn viên, lực lượng

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN 10 (1930 - 2010)«37

Thanh niên Tiền phong tại thành phố đã phát triển lên tới
200.000 người và lan nhanh ra khắp Nam Bộ.
Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Hộ 4, khu vực Ngã Bảy
đội Thanh niên tiền phong do anh Đào Văn Quí, Trần
Kiểm, Vũ Vương phụ trách được trang bị vài khẩu súng,
mác, gậy, dây thừng,… nhưng tinh thần luyện tập rất hăng
hái, sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Ở các khu Xóm Giếng, chợ
Hai Mươi, một số quần chúng tham gia Thanh niên tiền
phong khu Bàn Cờ, Vườn Chuối do đồng chí Nguyễn
Văn Đơng, Nguyễn Minh Toàn phụ trách đã thực hiện
các nhiệm vụ rải truyền đơn, luyện tập quân sự, học cứu
thương, tổ chức quyên góp tiền, lương thực thực phẩm.

Ngày 15 tháng 8 năm 1945, được tin Nhật đầu hàng
Đồng minh, Hội nghị Trung ương Đảng lần 8 và Đại hội
Quốc dân do Nguyễn Ái Quốc chủ trì ở Tân Trào đã quyết
định khởi nghĩa giành chính quyền. Một khơng khí tiền
khởi nghĩa đã lan rộng khắp thành thị và nông thôn trong
cả nước.
Ở Sài Gòn – Gia Định, Xứ ủy và Thành ủy đã tổ chức
nhiều hội nghị để phân tích đánh giá tình hình và bàn kế
hoạch chuẩn bị mọi mặt cho khởi nghĩa.
Ngày 19 tháng 8 năm 1945, tại vườn Bờ-Rô (sau
1954 là Công viên Tao Đàn, nay là Công viên Văn hóa
thành phố). Thanh niên tiền phong đã tập trung míttinh;
biểu dương lực lượng và tuyên thệ trung thành với Tổ
quốc; sau đó diễu hành trên nhiều đường phố, ca vang
những lời ca “Thanh niên ơi! Đứng lên đáp lời sông núi”


38«LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

và hơ vang các khẩu hiệu: “Hoan hô Việt Minh”. Trong
cuộc biểu dương lực lượng này có một số thanh niên từ
các xóm nhỏ khu vực Ngã Bảy, Xóm Hai Mươi của Hộ 4.
Cũng trong ngày 19 tháng 8 năm 1945, tin khởi
nghĩa tại Hà Nội thành công đã tiếp thêm sức mạnh và sự
quyết tâm giành chính quyền của lãnh đạo và quần chúng
nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định.
Ngày 20 tháng 5 năm 1945, Mặt trận Việt Minh
thành phố ra công khai, Thanh niên Tiền phong tuyên
bố đứng vào hàng ngũ Việt Minh. Sáng 23 tháng 8 năm
1945, tin khởi nghĩa thắng lợi ở Tân An (Long An), Phát

xít Nhật khơng có phản ứng, Xứ ủy quyết định lấy đêm 24
sẽ khởi nghĩa ở Sài Gòn và sáng 25 sẽ tổ chức biểu tình vũ
trang biểu dương lực lượng của quần chúng nhân dân Sài
Gòn – Chợ Lớn – Gia Định cùng các tỉnh lân cận.
Trong những ngày này, khơng khí khởi nghĩa đã lan
tỏa, thơi thúc đến từng gia đình, từng người. Trên địa bàn
phường lúc bấy giờ, Chi bộ Hộ 4 đã giao nhiệm vụ cho các
đội Thanh niên Tiền phong sẵn sàng chờ lệnh.
Tối 24 tháng 5 năm 1945, giờ hành động đã đến;
tại Hộ 4, đồng chí Nguyễn Văn Đốp, đồng chí Nguyễn
Văn Vàng chỉ huy Thanh niên tiền phong cùng nhân dân
nổi dậy, treo cờ, rải truyền đơn, chiếm bót cảnh sát khu
vực Giếng Nước tại đường Testard (nay là đường Võ Văn
Tần), sau đó lần lượt chiếm và treo cờ tại các trụ sở. Cùng
lúc, tại khu vực Ngã Bảy Chuồng Bị, đội Thanh niên tiền
phong của đồng chí Đồn Văn Quý, Trần Kiểm,Vũ Vương

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN 10 (1930 - 2010)«39

lập chướng ngại vật trên đường Lý Thái Tổ, phục kích tốp
lính Pháp đi tuần tại Ngã Bảy, đồng thời cử đội viên phối
hợp với đội Thanh niên tiền phong của đồng chí Mười
Thìn Hộ 10 tấn cơng địch ở bót Máy Đá, treo cờ ở Ngã
Bảy, hỗ trợ công nhân nổi dậy tiếp quản nhà máy rượu –
bia. Chính quyền cách mạng lâm thời vùng Ngã Bảy được
thành lập, đồng chí Đồn Văn Q làm Chủ tịch.
Sáng 25 tháng 8 năm 1945, người dân ở các xóm nhỏ
Ngã Bảy, Xóm Giếng, chợ Hai Mươi thuộc Hộ 4 đã cùng
hơn 1 triệu người dân thành phố và các tỉnh lân cận kéo về
dinh Đốc Lý (nay là Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí

Minh) dự míttinh, diễu hành mừng khởi nghĩa thành công.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Sài
Gòn – Chợ Lớn – Gia Định nói chung và nhân dân Hộ 4
nói riêng (Phường 11) giành được là nhờ đường lối đúng
đắn của Đảng, được Trung ương, Xứ ủy, Thành ủy chỉ đạo
trực tiếp, kịp thời. Quần chúng nhân dân được rèn luyện,
thử thách và có sự chuẩn bị tốt nên thời cơ đến, được lệnh
là hưởng ứng nổi dậy đồng loạt để giành chính quyền.
Đó là kết quả của q trình 15 năm vận động xây dựng
và phát triển lực lượng đi từ khơng đến có, từ số ít đến số
đơng, vượt qua thăng trầm, khơng ngại hy sinh đổ máu
mới có được thắng lợi.
Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, nhân dân
vùng Hộ 4 (Phường 11) từ phận mất nước làm nơ lệ trở
thành người dân có chủ quyền quốc gia, được thế giới
công nhận. Từ đây nhân dân vùng bước sang giai đoạn
mới: kháng chiến để bảo vệ nền độc lập của nước nhà.


40«LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN 10 (1930 - 2010)«41

II/ NHÂN DÂN VÙNG ĐẤT PHƯỜNG 11
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1945 – 1954)

rút củng cố chính quyền, chuẩn bị lực lượng, xây dựng các
tổ chiến đấu, lập các đội cảm tử, để bảo vệ chính quyền,
trừ gian, diệt ác, giữ vững an ninh chuẩn bị kháng chiến.


Khí thế hồ hởi, phấn khởi thốt khỏi ách nơ lệ gần
100 năm của bọn thực dân tràn ngập từng con người, từng
gia đình của đất nước.

Tại Hộ 4, cùng với khu vực như Bàn Cờ, các đội tự vệ
chiến đấu được tăng cường củng cố ở Ngã Bảy, Xóm Cầu,
xóm chợ Hai Mươi,… trên cơ sở từ các tổ, đội Thanh niên
tiền phong đã tham gia giành chính quyền trong Cách
mạng tháng Tám. Các đội tự vệ đã làm tốt cơng tác an
ninh trật tự, chuẩn bị vũ khí lương thực, vận động và giúp
đỡ bà con tản cư ra vùng ven, giúp công nhân một số nhà
máy tháo máy móc, thiết bị vận chuyển ra ngoại thành,
chuẩn bị cho cuộc chiến đấu.

Ngày 02 tháng 9 năm 1945, bà con ở các khu vực
Ngã Bảy, Xóm Chùa, Xóm Giếng, chợ Hai Mươi đã nô nức
cùng hơn một triệu nhân dân thành phố và các tỉnh giáp
ranh đã tập trung tại quảng trường trước dinh Thống đốc
Nam Kỳ (dinh Norodom) để tham dự míttinh mừng ngày
độc lập và chờ nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tun
ngơn độc lập qua đài phát thanh. Do thời tiết xấu, kỹ thuật
còn hạn chế, nên những lời tuyên bố trịnh trọng, hào
hùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng tới được người
dân dự buổi míttinh. Kịp thời thay mặt cho Chính phủ
lâm thời nước Việt Nam, thay mặt Xứ ủy, Lâm ủy Hành
chính, đồng chí Trần Văn Giàu kêu gọi nhân dân đồn
kết với Chính phủ Hồ Chí Minh, tăng cường cảnh giác để
đập tan mọi âm mưu xâm lược của bọn thực dân, đế quốc
muốn tiêu diệt nhà nước non trẻ của ta. Sau cuộc míttinh

là cuộc tuần hành trên một số đường phố nhằm biểu thị
sức mạnh, tình đồn kết, ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước
của người dân Sài Gòn – Chợ Lớn.
Nhận rõ các hành động gây hấn và trở lại xâm lược
nước ta lần thứ hai chỉ còn là vấn đề thời gian, Xứ ủy cùng
Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn chỉ đạo các khu (các Hộ) gấp

Đêm 23 tháng 9 năm 1945, được quân Anh với danh
nghĩa là đồng minh làm hậu thuẫn; bọn xâm lược Pháp
nổ súng đánh chiếm các công sở trọng yếu như: Kho bạc,
Bưu điện, Sở Cảnh sát,… các đội tự vệ, các đội cảm tử của
chính quyền non trẻ tại thành phố bằng vũ khí thơ sơ đã
chiến đấu quyết liệt với quân thù, gây cho chúng nhiều
thiệt hại.
Trước tình hình trên, sáng 23 tháng 9 năm 1945,
Xứ ủy và Ủy ban Hành chính Nam Bộ họp khẩn cấp tại
đường Cây Mai (nay là số 627 – 629 đường Nguyễn Trãi,
Quận 5) để bàn bạc huy động toàn dân kháng chiến. Hội
nghị thông qua quyết định thành lập Ủy ban Kháng chiến
Sài Gòn – Chợ Lớn.
Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhất trí
với quyết tâm kháng chiến của Nam Bộ và chỉ đạo cả nước


42«LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN 10 (1930 - 2010)«43

đóng góp sức người, sức của cho miền Nam, các đơn vị
Nam tiến được lệnh vào chi viện cho Nam Bộ.


cơng đồn trên địa bàn Hộ 4 rút ra ngoại thành tham gia
xây dựng các căn cứ kháng chiến.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Kháng chiến Nam
Bộ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, ngay trong ngày 23
tháng 9 năm 1945; cùng với nhân dân nội thành, chị em
buôn bán chợ Hai Mươi, chợ Ngã Bảy (chợ Chuồng Bò)
bãi thị, các tiệm bn bán đóng cửa; bàn ghế, giường tủ
của bà con Ngã Bảy, Xóm Giếng khiêng ra đường Pavie
(đường Ba Tháng Hai) làm chướng ngại vật góp phần
cản bước tiến quân xâm lược. Một số gia đình thực hiện
chủ trương “nhà không, vườn trống” tản cư ra vùng ven,
những người ở lại giúp cơng nhân vận chuyển máy móc
đưa ra ngoại thành. Đội tự vệ của đồng chí Võ Thị Thìn
đã tham gia chặn đánh địch ở khu vực Vườn Lài. Đội tự
vệ của đồng chí Nguyễn Văn Đốp, Mai Cáp, Nguyễn Minh
Tồn (Chín Hồng) chỉ huy phục kích ném lựu đạn vào bọn
lính trên đường Audui8, đường Védun9 làm chúng hoảng
sợ, co cụm rút về các vị trí đóng quân, chưa dám đánh
rộng ra ngoại thành; góp phần cùng toàn thành phố ngăn
chặn làm chậm bước tiến của địch, tạo cho các tỉnh lân
cận có thời gian chuẩn bị để bước vào cuộc kháng chiến.

Căn cứ vào tình hình thực tế, sau Hiệp ước sơ bộ
ngày 06 tháng 3 năm 1946, Xứ ủy chủ trương đưa bà con
trở về thành phố sinh sống làm ăn, cán bộ và một số lãnh
đạo cùng đi với bà con trở về để bám dân, tổ chức lực
lượng chiến đấu trong lòng địch.


Cuối tháng 10 năm 1945, khi có viện binh từ Pháp
qua, chúng mới phá được vịng vây, mở rộng chiếm đóng
ra ngoại thành và các tỉnh Nam Bộ. Theo chỉ đạo của Ủy
ban kháng chiến Nam Bộ, các lực lượng vũ trang, tự vệ
8. Nay là đường Cao Thắng
9. Nay là Cách Mạng Tháng Tám

Tháng 5 năm 1946, Thành ủy lâm thời được thành
lập do đồng chí Trịnh Đình Trọng là Bí thư. Thành ủy đã
vạch ra chủ trương đấu tranh với địch bằng nhiều hình
thức: diệt ác ơn phản động, tranh thủ báo chí cơng khai
hợp pháp của các tổ chức cơng đồn, các tổ chức xã hội,
đồng thời tăng cường cán bộ cho các hộ để củng cố cơ sở
cách mạng trong lịng địch.
Tại Hộ 4, đồng chí Hồ Bắc được Thành ủy phân cơng
làm Bí thư đã chỉ đạo chi bộ cơ sở kết nạp thêm đảng viên,
phát triển lực lượng quần chúng nòng cốt. Do lực lượng
còn mỏng nên các đảng viên đã thông qua các tổ chức
công khai, sử dụng nội dung báo “Cảm tử” của Tổng Cơng
đồn Nam bộ và báo “Chống Xâm lăng” của Mặt trận Việt
Minh Sài Gòn – Chợ Lớn để tuyên truyền, vạch trần âm
mưu chia rẽ ba miền, lập Nam kỳ tự trị của thực dân Pháp
và Chính phủ bù nhìn “Nam kỳ quốc”. Nhờ đó, người dân
Hộ 4 sống trong lịng địch ln tin tưởng đường lối kháng
chiến của Đảng, ai cũng có thể tham gia kháng chiến.
Một cơ sở in ấn được tổ chức tại Ngã Bảy do đồng
chí Phong Thạch và đồng chí Nguyễn Văn Ba phụ trách,


44«LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ


VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN 10 (1930 - 2010)«45

cơng cụ cịn thô sơ nhưng một số tài liệu truyền đơn vẫn
được in ra để phục vụ tuyên truyền.

Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng
lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!

Hoạt động diệt ác ôn, diệt kẻ phản bội, chỉ điểm tại
địa bàn do đồng chí Hồng là Phó Cơng an Hộ 4 phụ trách,
cùng các đội viên Nguyễn Minh Tồn, đồng chí Hai và
em Bùi Văn Sáu thực hiện. Đội đã tiến hành một số vụ
diệt ác ôn, chỉ điểm khu vực đường Hai Mươi, khu Bàn
Cờ, thu được kết quả. Riêng vụ diệt tên lính kín và vợ của
y tên là Lựu tại bót Vườn Chuối (cơ Lựu ngun là giao
liên của Cơng đồn Hộ 4 đã phản bội) khơng thành; đồng
chí Hồng, đồng chí Hai bị địch bắt rồi bị xử bắn, đồng chí
Tồn bị chúng bắt tại ngã tư đường Hai Mươi – đường
Polygone (nay là ngã tư Cao Thắng – Điện Biên Phủ), em
Sáu bị đưa đi biệt giam rồi bị thủ tiêu. Nhiệm vụ khơng
hồn thành, nhưng những hành động chiến đấu dũng
cảm của các đội viên Công an Hộ 4 đã vang dội cả vùng
Ngã Bảy, Bàn Cờ, khu vực đường Hai Mươi; được bà con
cảm phục, còn với những tên tay sai chỉ điểm, kẻ phản bội
thì đó là địn cảnh cáo làm chúng hoang mang lo sợ.

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định
không mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.


Trước hành động đánh chiếm Hải Phòng và Lạng
Sơn của quân Pháp xâm lược, ngày 20 tháng 12 năm 1946,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi tồn quốc kháng
chiến. Người đã vạch trần âm mưu đế quốc Pháp, khẳng
định quyết tâm chiến đấu của nhân dân Việt Nam. Lời
kêu gọi có đoạn viết:
“Hỡi đồng bào tồn quốc!
Chúng ta muốn hịa bình, chúng ta phải nhân nhượng.

Đáp lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch và Chỉ thị toàn quốc
kháng chiến của Trung ương, được sự chỉ đạo của Thành
ủy, người dân các khu vực Ngã Bảy, Xóm Giếng, chợ Hai
Mươi thuộc Hộ 4 đã cùng nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn
bước vào cuộc chiến đấu với đầy quyết tâm: “Thà hy sinh
tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu
làm nô lệ”.
Năm 1947, để đáp ứng thực tiễn là lãnh đạo cần
sâu sát với phong trào quần chúng và địa bàn, đồng chí
Nguyễn Văn Linh – Bí thư Thành ủy đã chỉ đạo phân cơng
cán bộ phụ trách theo địa bàn nội thành và ngoại thành.
Bộ phận nội thành do đồng chí Nguyễn Thọ Chân
trực tiếp chỉ đạo Hộ 6, Hộ 4. Bí thư Chi bộ Hộ 4 là đồng
chí Nguyễn Hữu Minh, đồng chí Nguyễn Văn Phúc làm
Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính. Mỗi đảng viên
được phân cơng phụ trách các lực lượng Cơng an xung
phong, Phụ nữ, Cơng đồn… Được Chi bộ Hộ 4 tập trung
lãnh đạo, phong trào cách mạng trong vùng phát triển
mạnh với nhiều hình thức đấu tranh chính trị, hoạt động
vũ trang.
Trong năm 1947 – 1948, Hội Phụ nữ Cứu quốc các

khu chợ Hai Mươi, Bàn Cờ, Ngã Bảy do đồng chí Phương
Châu phụ trách lập Hội Truyền bá Quốc ngữ, mở lớp học


46«LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN 10 (1930 - 2010)«47

Tím10 và Chasseloup Laubat, Bàn Cờ11,… đều nghỉ học,
xuống đường đấu tranh phản đối nhà cầm quyền đàn áp
học sinh.

Lớp truyền bá Quốc ngữ tại khu chợ Hai Mươi

ở các xóm lao động, đảng viên, cán bộ nòng cốt chia nhau
đến lớp học kết hợp tuyên truyền chủ trương kháng chiến,
phát báo “Cảm tử”, báo “Chống xâm lăng”; kết hợp tổ chức
rải truyền đơn, treo cờ, quyên góp ủng hộ kháng chiến.
Tháng 3 năm 1948, đồng chí Nguyễn Minh Tồn
được kết nạp vào Đảng, được giao phụ trách Công an Hộ
4, đội được trang bị súng carbin, súng ngắn, lựu đạn đã
phối hợp với các chiến sĩ cơng an Hộ 2 có cơ sở tại số nhà
384/55/6 đường Lý Thái Tổ thực hiện nhiệm vụ diệt tên
Ngói, ác ơn chỉ điểm tại Ngã Bảy.
Năm 1948, các phong trào đấu tranh chính trị tại
địa bàn tập trung vào đấu tranh chống chính phủ bù nhìn
Bảo Đại, ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh. Con em các
gia đình tại địa bàn (Phường 11) học tại các trường: Áo

Năm 1949, các chiến sĩ Ban Công tác thành trước

đây nay thuộc đại đội 3018 tiểu đoàn Quyết tử 950 Thành
Sài Gòn – Gia Định như: Trần Văn Như, Trần Thị Hương
(Tám), Nguyễn Thanh Đào (Thanh), Lê Thị Bé (Gái),
Nguyễn Văn Thái, Lê Chí Chung,… tiếp tục xây dựng,
bám trụ trong dân tại khu vực đường Hai Mươi, được các
cơ sở cách mạng tại đây như: gia đình ông Nguyễn Văn
Thiệu, ông Nguyễn Văn Quí (Phan Anh), ông Phan Bá
Phúc (Nguyễn Trang) nuôi chứa, cung cấp tin tức, canh
gác mỗi khi có cuộc họp.
Ngày 12 tháng 01 năm 1950, nhân dân Hộ 4 đã cùng
hơn nửa triệu người dân thành phố xuống đường tham gia
đám tang Trần Văn Ơn12 bị thực dân Pháp bắn chết. Đám
tang biến thành cuộc biểu tình tuần hành phản đối bọn
xâm lược Pháp đàn áp dã man học sinh. Ngày 19 tháng 01
năm 1950 đã đi vào lịch sử dân tộc, trở thành ngày “Học
sinh – Sinh viên” toàn quốc.
Từ năm 1951 – 1952, cơ sở và phong trào cách mạng
tại Hộ 4 gặp khó khăn vì bị đánh phá ác liệt. Đồng chí
10. Trường Gia Long nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai.
11. Chasseloup Laubat nay là trường Lê Q Đơn.
12. Trần Văn Ơn đang học lớp đệ ngũ (nay là lớp 8) trường Pétrus Ký (nay là Lê
Hồng Phong) bị lính Pháp bắn chết khi tham gia biểu tình địi Nha học chánh can
thiệp với công an trả tự do cho số anh chị học sinh đã bị bắt trước đó.


48«LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Nguyễn Hữu Minh – Bí thư Chi bộ Hộ 4 bị địch bắt, một
số cán bộ bị lộ phải chuyển vùng, phong trào tạm lắng.
Năm 1953, đồng chí Nguyễn Văn Phương – Bí thư Chi

bộ Hộ 4 đã chỉ đạo đồng chí Nguyễn Minh Toàn vận động,
phát động 500 chị em tiểu thương các chợ Bàn Cờ, Vườn
Chuối, chợ Hai Mươi, chợ Hịa Hưng xuống đường biểu
tình. Đồn người đi qua các đường Richaud13, Verdun14
đến Tịa Đơ chính và hơ vang các khẩu hiệu “Không đi
đỡ đạn cho thực dân, đế quốc”, “Khơng được bắt chồng
con đi lính”. Trước khí thế mạnh mẽ của cuộc đấu tranh
với thành phần chủ yếu là phụ nữ, chính quyền bù nhìn
khơng dám đàn áp, chỉ tìm cách xoa dịu để đồn giải tán.
Mỗi khi nhắc đến các cuộc đấu tranh của quần
chúng nhân dân trên địa bàn vùng đất Phường 11 trong 9
năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, người
dân nơi đây vẫn khơng qn các hình thức đấu tranh rất
linh hoạt, sáng tạo đã từng sử dụng: Tùy tình hình thực
tế, khi thì cột cờ đỏ sao vàng, truyền đơn vào bong bóng,
lựa chiều gió thả bong bóng vào trường bắn cạnh đường
Pavie (nay là đường Ba Tháng Hai) mỗi khi Pháp và tay sai
xử bắn các chiến sĩ cách mạng, lần khác dùng nạng thun
bắn truyền đơn, có lần treo cờ vào cổ chim bồ câu thả cho
bay trên bầu trời. Trong lúc kẻ địch tức tối, lồng lộn điên
cuồng thì các chiến sĩ cách mạng hiên ngang ngẩng cao
đầu chấp nhận cái chết vì Tổ quốc, vì nhân dân.
13. Đường Richaud nay là đường Nguyễn Đình Chiểu.
14. Đường Verdun nay là đường Cách Mạng Tháng Tám.

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG 11, QUẬN 10 (1930 - 2010)«49

Năm 1954, với các thắng lợi trên các chiến trường,
nhất là thắng lợi ở Điện Biên Phủ; cùng với thành phố,
phong trào cách mạng ở Hộ 4 từng bước được củng cố và

phát triển. Nhân dân Hộ 4 tích cực tham gia phong trào
đấu tranh địi hịa bình do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đứng
đầu, địi Pháp ký kết hiệp định về Đông Dương.
Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Genève về
chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Đơng Dương
được ký kết.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ buộc thực dân
Pháp phải ký Hiệp định Genève đã kết thúc thắng lợi cuộc
kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược của
nhân dân ta, đây là thành quả của cuộc chiến đấu đầy gian
khổ: “Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất
định không chịu làm nô lệ”; thắng lợi này là thắng lợi của
ý chí độc lập dân tộc chống lại thực dân đế quốc, là tấm
gương sáng ngời cho các dân tộc u hịa bình, chống
chiến tranh trên tồn thế giới.
Trong thắng lợi vẻ vang chung đó có sự đóng góp
sức người, sức của của qn dân Sài Gịn – Chợ Lớn – Gia
Định nói chung và nhân dân Hộ 4 (Phường 11) nói riêng
góp phần tơ thắm thêm trang sử hào hùng của dân tộc
Việt Nam.
*
*

*


×