Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

chuyên đề về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng ở chi bộ, đảng bộ cơ sở trong đảng bộ khối các cơ quan trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.19 KB, 35 trang )

Chuyên đề:
CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ THI HÀNH KỶ LUẬT
CỦA ĐẢNG Ở ĐẢNG BỘ, CHI BỘ TRONG ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC
CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT
1. Kiểm tra của Đảng là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh
giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp ủy,
tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành Cương
lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của
Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Chủ thể và đối tượng kiểm tra gồm có chi bộ, đảng ủy bộ
phận; đảng ủy cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên
cơ sở trở lên; ủy ban kiểm tra; các ban đảng, văn phòng cấp ủy,
cơ quan ủy ban kiểm tra, ban cán sự đảng, đảng đoàn.
2. Giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng theo dõi, xem
xét, đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấp ủy, tổ
chức đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát chấp hành
nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương,
nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng.
Chủ thể và đối tượng giám sát gồm các tổ chức đảng giống
như chủ thể kiểm tra, trừ ban cán sự đảng, đảng đoàn không
được giao nhiệm vụ giám sát, chỉ được giao lãnh đạo công tác
kiểm tra.
3. Sự giống nhau và khác nhau giữa kiểm tra và giám sát của
Đảng
3.1. Sự giống nhau: kiểm tra và giám sát đều là hoạt động
của nội bộ Đảng, do cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra cấp
ủy thực hiện; tổ chức đảng cấp trên được kiểm tra, giám sát tổ


chức đảng cấp dưới và đảng viên; tổ chức đảng cấp dưới không


được kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp trên. Nội dung kiểm tra
và giám sát: đều là việc chấp hành Cương lĩnh chính tr ị, Điều l ệ
Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, pháp
luật của Nhà nước.
Mục đích kiểm tra, giám sát: đều nhằm phục vụ việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng trong sạch,
vững mạnh. Định kỳ đều có báo cáo với cấp ủy theo quy đ ịnh v ề
tình hình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.
3.2. Sự khác nhau:
- Về mục đích:
+ Giám sát là việc làm thường xuyên, liên tục để kịp th ời
phát hiện, góp ý, nhắc nhở, phản ánh, đề xuất, tác động, giúp đối
tượng được giám sát thực hiện đúng các quy định, quy chế; giám
sát để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn xảy ra khuyết đểm, vi
phạm từ lúc mới manh nha là chính; nội dung giám sát là những
vấn đề đang thực hiện. Qua giám sát, nếu phát hiện có dấu hiệu
vi phạm thì mới tiến hành kiểm tra.
+ Mục đích của kiểm tra là để làm rõ đúng, sai. Sau kiểm tra
phải kết luận và xử lý (nếu có vi phạm đến mức phải xử lý). Có
thể có vi phạm rồi mới kiểm tra, có vụ việc đã qua nhiều năm
mới được kiểm tra để làm rõ nội dung, tính chất, tác hại và
nguyên nhân của những vi phạm để xử lý (nếu vi phạm đến mức
phải xử lý).
- Về chủ thể và đối tượng:
+ Đối với kiểm tra: tổ chức đảng và đảng viên phải thường
xuyên tự kiểm tra, giám sát; công tác kiểm tra có chủ thể là đảng
viên vừa có nhiệm vụ kiểm tra và tự kiểm tra, vừa là đối tượng
kiểm tra.



+ Đối với giám sát: giám sát không có tự giám sát; ban cán sự
đảng, đảng đoàn chỉ là đối tượng giám sát không phải là chủ thể
giám sát; đảng viên chỉ là đối tượng giám sát và chỉ được thực
hiện nhiệm vụ giám sát khi được tổ chức đảng có thẩm quyền
phân công.
- Về phương pháp và hình thức:
+ Giám sát thường xuyên không cần tổ chức thành cuộc,
không cần thẩm tra xác minh; giám sát theo chuyên đề có tổ ch ức
thành cuộc giám sát giống như kiểm tra chấp hành nhưng không
xem xét kết luận như một cuộc kiểm tra, kết thúc giám sát không
có thông báo kết luận giám sát mà chỉ có thông báo kết quả giám
sát. Thông qua giám sát để phát hiện vấn đề, kịp thời phản ánh
với tổ chức đảng và cá nhân, nhằm chấn chỉnh, sửa chữa thiếu
sót, khuyết điểm, tránh để xảy ra vi phạm.
+ Phương pháp kiểm tra là tiến hành theo quy trình; thành
lập tổ (hoặc đoàn) kiểm tra; coi trọng việc thẩm tra, xác minh;
kết thúc kiểm tra có kết luận cuộc kiểm tra về những ưu điểm,
khuyết điểm, vi phạm (nếu có) và xử lý kỷ luật tổ chức đảng và
đảng viên.
II. CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG Ở ĐẢNG BỘ CƠ SỞ, CHI
BỘ TRONG ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG
1. Đảng uỷ lãnh đạo công tác kiểm tra
- Đảng ủy cơ sở triển khai, quán triệt các quy định của Điều
lệ Đảng, nghị quyết chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế của cấp
uỷ cấp trên và của cấp mình về công tác kiểm tra.
- Đảng ủy cơ sở xây dựng và chỉ đạo ủy ban kiểm tra, các chi
bộ thuộc xây dựng phương hướng, nhiệm vụ công tác kiểm tra;
chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cấp uỷ cấp dưới thực hiện chương
trình, kế hoạch kiểm tra.



- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các quy định về sự phối h ợp
giữa uỷ ban kiểm tra và các tổ chức có liên quan để làm tốt công
tác kiểm tra. Lãnh đạo, chỉ đạo về tổ chức hoạt động của uỷ ban
kiểm tra; xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kiểm tra.
- Định kỳ nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo về việc thực
hiện nhiệm vụ kiểm tra; giải quyết những kiến nghị của tổ chức
đảng cấp dưới và định kỳ sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra. Đ ề
xuất với cấp có thẩm quyền về những vấn đề cần sửa đổi, bổ
sung hoặc ban hành các văn bản về công tác kiểm tra của Đảng.
2. Đảng ủy tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra
2.1. Kiểm tra chấp hành
Đảng ủy cơ sở xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức
thực hiện công tác kiểm tra; căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ chính tr ị,
công tác xây dựng Đảng và tình hình thực tế của đảng bộ để xác
định nội dung, đối tượng kiểm tra phù hợp.
a) Nội dung kiểm tra:
- Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ
trương, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định của Đảng, của
cấp ủy cấp trên và cấp mình; pháp luật của Nhà nước. Việc chấp
hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ
công tác, thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ.
- Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm; phòng chống
tham nhũng, lãng phí; rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của
cán bộ, đảng viên. Việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện cải
cách hành chính, cải cách tư pháp.
- Việc tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, đề bạt,
bố trí, sử dụng cán bộ. Việc lãnh đạo, chỉ đạo và giải quy ết khi ếu
nại, tố cáo của đảng viên và quần chúng. Việc thực hiện chức
trách, nhiệm vụ được giao của người đứng đầu tổ chức đảng, cơ

quan, đơn vị và các đoàn thể.


- Tổ chức đảng trong các cơ quan tư pháp còn kiểm tra việc
lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
b) Đối tượng kiểm tra:
- Đối với tổ chức đảng: kiểm tra các tổ chức đảng thuộc
phạm vi quản lý. Tập trung kiểm tra các tổ chức đảng ở những
lĩnh vực, địa bàn trọng điểm, dễ phát sinh vi phạm.
- Đối với đảng viên: đảng viên thuộc phạm vi quản lý, trước
hết là cán bộ diện cấp ủy quản lý và cán bộ được giao nhiệm vụ
quan trọng.
2.2. Thực hiện giải quyết tố cáo, giải quyết khiếu nại kỷ luật
đảng và tiến hành các nhiệm vụ kiểm tra khi cần thiết.
3. Chi bộ tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra
Chi bộ xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra đảng viên
trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên. Tập trung kiểm tra
việc thực hiện nghị quyết của chi bộ, nhiệm vụ do chi bộ phân
công và quy định về những điều đảng viên không được làm.
Theo Quy định số 46-QĐ/TW ngày 01-11-2011: chi bộ có
nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đảng viên. Chi bộ có quyền khiển
trách, cảnh cáo đảng viên. Chi bộ không lập Ủy ban Kiểm tra.
Quyết định kỷ luật của chi bộ có hiệu lực ngay sau khi bi ểu
quyết.
Nội dung công tác kiểm tra của chi bộ, gồm: chi bộ thực
hiện nhiệm vụ kiểm tra viêc thực hiện nghị quyết của chi bộ theo
điều 30 Điều lệ Đảng; Chi bộ kiểm tra đảng viên theo Điều 30
Điều lệ Đảng. Chi bộ kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm
và xem xét thi hành kỷ luật đảng viên theo Điều 32 Điều l ệ Đ ảng.

Đối tượng kiểm tra của chi bộ là đảng viên.
Cách tiến hành:


- Kiểm tra chấp hành (Điều 30): chi ủy lựa chọn nội dung
kiểm tra; phân công (bằng văn bản) một đồng chí chi ủy viên phụ
trách cùng 1-2 đảng viên thành Tổ kiểm tra thực hiện kiểm tra.
Đảng viên được phân công viết báo cáo. Tổ kiểm tra thẩm định,
báo cáo kết quả với chi ủy. Chi ủy chủ trì báo cáo kết quả kiểm
tra trước chi bộ; kết luận.
- Kiểm tra dấu hiệu vi phạm, xem xét thi hành kỷ luật đảng
viên: chi ủy thống nhất lập Tổ kiểm tra (bằng văn bản) do một
đồng chí chi ủy viên làm tổ trưởng. Đảng viên viết báo cáo tự
kiểm điểm. Tổ kiểm tra thực hiện các bước thẩm tra, xác minh
như quy trình của Đảng ủy. Tổ kiểm tra báo cáo chi ủy. Chi ủy chủ
trì báo cáo kết quả kiểm tra trước chi bộ. Chi bộ thảo luận kết
luận, bỏ phiếu kín đến mức hay bỏ phiếu hình thức kỷ luật.
4. Hướng dẫn xây dựng chương trình công tác kiểm tra
của cấp ủy
4.1. Về chương trình công tác kiểm tra, giám sát
- Cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp phải xây dựng chương
trình công tác kiểm tra, giám sát trong nhiệm kỳ, trong từng năm
và tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát theo chương trình đã đ ề
ra. Chương trình công tác kiểm tra, giám sát (căn cứ, nội dung, đối
tượng, thời điểm, thời gian, lực lượng kiểm tra…) của cấp ủy, ủy
ban kiểm tra của cấp ủy và gửi đến cấp dưới và báo cáo lên cấp
trên ngay từ đầu năm.
4.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình công tác kiểm tra
trong năm của cấp ủy (đảng ủy, chi ủy)
* Nội dung kiểm tra: việc chấp hành Điều lệ Đảng; việc

chấp hành chế độ họp chi ủy, họp chi bộ; việc xây dựng và thực
hiện quy chế làm việc; chế độ công tác; thực hiện quy chế dân
chủ ở cơ quan đơn vị; việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện
cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, phòng chống tham


nhũng, lãng phí; rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán
bộ, đảng viên…
Đối với chi bộ: kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên,
thực hiện nghị quyết của chi bộ, nhiệm vụ do chi bộ phân công.
* Đối tượng kiểm tra: kiểm tra đảng bộ nào (nếu có đảng
ủy trực thuộc), chi bộ nào, đảng viên ở chi bộ nào. Nên lựa chọn
đại diện ở những nơi làm tốt, trung bình, yếu kém.
* Thời điểm kiểm tra: phần này ghi rõ mốc thời điểm tính
để kiểm tra.
* Thời gian kiểm tra: phần này ghi rõ cấp ủy tiến hành kiểm
tra vào tháng nào trong năm.
* Tổ chức thực hiện: đối với cấp ủy (giao ủy ban kiểm tra
hoặc phó bí thư hay cấp ủy viên giúp cấp ủy xây dựng kế hoạch
cụ thể cho một cuộc kiểm tra của cấp ủy; thành lập đoàn kiểm
tra của cấp ủy… để tiến hành kiểm tra); đối với cấp ủy hoặc chi
bộ cấp dưới (yêu cầu cấp ủy hoặc chi bộ cấp dưới xây dựng
chương trình kiểm tra trong năm của cấp ủy hoặc chi bộ gửi báo
cáo cấp ủy cấp trên và chuẩn bị các nội dung, sắp xếp th ời gian
để làm việc với đoàn kiểm tra của cấp ủy cấp trên).
4.3. Các bước tiến hành một cuộc kiểm tra chấp hành của
cấp uỷ
Bước 1: Bước chuẩn bị (có 3 việc)
a) Xây dựng kế hoạch kiểm tra
Trước thời gian kiểm tra khoảng 15 đến 20 ngày cấp ủy

phải xây dựng được kế hoạch cuộc kiểm tra, xác định rõ 6 nội
dung sau: mục đích yêu cầu; nội dung kiểm tra; đối tượng kiểm
tra; mốc thời điểm kiểm tra; thời gian kiểm tra; tổ chức thực
hiện.
b) Ban hành quyết định của cấp uỷ về kiểm tra , thành lập tổ
(hoặc đoàn) kiểm tra.


Tổ trưởng hoặc trưởng đoàn đoàn kiểm tra nhất thiết phải
là cấp uỷ. Quyết định kiểm tra, danh sách đoàn kiểm tra, k ế
hoạch kiểm tra, đề cương hướng dẫn viết báo cáo phải được
thông báo cho đối tượng được kiểm tra biết trước thời gian đoàn
kiểm tra đến làm việc từ 15 đến 20 ngày để đối tượng kiểm tra
chuẩn bị.
c) Chỉ đạo tổ (hoặc đoàn) kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ
sau:
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong tổ
(đoàn) kiểm tra.
- Xây dựng đề cương hướng dẫn đối tượng tự kiểm tra viết
báo cáo giải trình
- Xây dựng lịch trình kiểm tra (kể cả thẩm tra, xác minh).
Bước 2: Tiến hành kiểm tra (có 4 việc)
a) Tổ kiểm tra làm việc với tổ chức đảng và đảng viên được
kiểm tra: để thông báo quyết định kiểm tra, danh sách tổ kiểm
tra, kế hoạch kiểm tra, thống nhất lịch làm việc cụ thể; hướng
dẫn đối tượng kiểm tra viết báo cáo tự kiểm tra, chuẩn bị và cung
cấp các tài liệu, hồ sơ phục vụ cho việc kiểm tra, yêu cầu đối
tượng được kiểm tra phối hợp để kiểm tra.
b) Tổ kiểm tra tiến hành kiểm tra: thu thập tài liệu, nắm
tình hình và lấy ý kiến đóng góp hoặc trực tiếp hỏi một số đảng

viên thuộc tổ chức đảng được kiểm tra; thu nhận báo cáo tự
kiểm tra; tiến hành thẩm tra, xác minh; dự thảo báo cáo kết quả
thẩm tra, xác minh bằng văn bản.
c) Tổ chức hội nghị để cho đối tượng kiểm tra trình bày báo
cáo tự kiểm tra, tổ kiểm tra thông báo kết quả thẩm tra, xác minh
bằng văn bản, hội nghị thảo luận đóng góp ý kiến nhận xét đánh
giá, yêu cầu đối tượng kiểm tra cho ý kiến bằng văn bản.


d) Tổ kiểm tra tiếp tục thẩm tra, xác minh (nếu cần); trao
đổi với đối tượng được kiểm tra về những nội dung kiểm tra;
chuẩn bị dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra.
Bước 3: Kết thúc kiểm tra (có 4 việc)
a) Tổ kiểm tra báo cáo cấp uỷ kết quả kiểm tra.
Cấp ủy thảo luận, xem xét kết luận về những ưu điểm,
khuyết điểm và vi phạm (nếu có), nguyên nhân; chỉ ra các biện
pháp giúp cho đối tượng được kiểm tra phát huy ưu điểm, khắc
phục những khuyết điểm, yếu kém.
- Nếu đối tượng kiểm tra có vi phạm đến mức phải thi hành
kỷ luật thì cấp ủy chỉ đạo làm các thủ tục thi hành kỷ luật; quyết
định hoặc đề nghị lên cấp trên quyết định thi hành kỷ luật.
- Nếu đối tượng kiểm tra có dấu hiệu vi phạm thì cấp uỷ chỉ
đạo ủy ban kiểm tra tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm.
b) Tổ kiểm tra giúp cấp uỷ hoàn chỉnh văn bản kết luận
kiểm tra, hoặc quyết định kỷ luật (nếu có) để cấp ủy ký ban
hành, đồng thời báo cáo với cấp trên trực tiếp.
c) Tổ trưởng tổ kiểm tra (đại diện cấp uỷ) trực tiếp thông
báo kết luận kiểm tra, những yêu cầu kiến nghị hoặc công bố
quyết định kỷ luật (nếu có) đến đối tượng được kiểm tra.
d) Cấp uỷ chỉ đạo rút kinh nghiệm cuộc kiểm tra, lập hồ sơ

lưu trữ; kiểm tra, giám sát việc chấp hành kết luận hoặc quyết
định của cấp uỷ.
4.4. Hướng dẫn lập hồ sơ cuộc kiểm tra
a)
Cách lập hồ sơ vụ việc:
- Mỗi vụ việc lập thành một hồ sơ.
- Từ khi mới bắt đầu và trong suốt quá trình giải quyết vụ
việc, cán bộ kiểm tra phải có ý thức thu thập các văn bản, tài liệu
có liên quan, đưa vào hồ sơ để đến khi kết thúc giải quyết thì hồ
sơ cũng đầy đủ.


b) Những tài liệu và cách sắp xếp hồ sơ kiểm tra đảng viên
và tổ chức đảng cấp dưới (bao gồm cả kiểm tra đảng viên và tổ
chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm, kiểm tra tài
chính…).
- Quyết định kiểm tra; Kế hoạch kiểm tra; Đề cương hướng
dẫn đối tượng tự kiểm tra viết báo cáo giải trình và công văn yêu
cầu đối tượng kiểm tra chuẩn bị báo cáo giải trình; Biên bản làm
việc, hội nghị liên quan đến việc kiểm tra; Báo cáo giải trình c ủa
đảng viên hoặc tổ chức đảng được kiểm tra; Các tài liệu thu thập,
nghiên cứu, thẩm tra, xác minh về các vấn đề trong kiểm tra.
- Báo cáo kết quả kiểm tra của tổ hoặc đoàn kiểm tra.
Thông báo kết luận của cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra về những
nội dung kiểm tra. Các văn bản tài liệu khác…
III. CÔNG TÁC GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG Ở ĐẢNG BỘ CƠ SỞ, CHI
BỘ TRONG ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG
1. Đảng uỷ lãnh đạo công tác giám sát
Nội dung đảng ủy lãnh đạo công tác giám sát giống như nội
dung lãnh đạo công tác kiểm tra như nêu ở điểm 1. phần II.

2. Đảng ủy, chi bộ tổ chức thực hiện nhiệm vụ giám sát
a) Nội dung giám sát
- Đối với tổ chức đảng: việc chấp hành Cương lĩnh chính tr ị,
Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy
định của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp mình, pháp luật c ủa
Nhà nước; việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của
Đảng, quy chế làm việc, chế độ công tác và việc bảo đảm quyền
của đảng viên; việc giữ gìn đoàn kết nội bộ, quản lý đảng viên,
chỉ đạo thực hiện quy định về những điều cán bộ, đảng viên
không được làm và giữ mối liên hệ với quần chúng.
- Đối với đảng viên: việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên, đối
với cấp ủy viên các cấp, đảng viên thuộc diện c ấp ủy c ấp trên


quản lý, chi bộ giám sát cả về, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối
sống và việc thực hiện nghị quyết của chi bộ. Chi bộ n ơi công tác,
giám sát đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản
lý.
b) Đối tượng giám sát: tổ chức đảng, đảng viên thuộc phạm
vi quản lý.
3. Phương pháp, hình thức và xử lý kết quả giám sát của
đảng ủy cơ sở, chi bộ
3.1. Phương pháp giám sát
a) Giám sát trực tiếp:
- Đảng ủy giám sát trực tiếp bằng cách: thực hiện đối thoại
tại các kỳ họp của cấp ủy; nghe tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp
báo cáo; qua sinh hoạt kiểm điểm tự phê bình và phê bình của các
đồng chí cấp ủy viên; cử ủy viên ban chấp hành dự các cuộc họp,
hội nghị của đối tượng giám sát.
- Chi bộ giám sát trực tiếp bằng cách: theo dõi, đôn đốc đảng

viên thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; các đồng chí chi
ủy viên gặp gỡ, trao đổi với đảng viên; kiểm điểm, tự phê bình và
phê bình; bình xét, phân tích, đánh giá chất lượng đảng viên.
b) Giám sát gián tiếp:
- Nghiên cứu các văn bản, báo cáo; thông báo kết luận về các
cuộc kiểm tra, thông báo kết quả giám sát; kết quả tự phê bình và
phê bình, thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao của tổ chức
đảng cấp dưới.
- Ý kiến trao đổi, phản ánh, kiến nghị, báo cáo kết quả thanh
tra, kiểm tra, giám sát của các tổ chức nhà nước, đoàn thể chính
trị - xã hội; phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng.
Xem xét đơn tố cáo của đảng viên và quần chúng; khiếu nại của
tổ chức, cá nhân đối với tổ chức đảng và đảng viên.
3.2. Hình thức giám sát


a) Giám sát thường xuyên
- Chủ thể giám sát thông báo cho đối tượng giám sát biết về
thành viên của cấp ủy, ủy viên ban thường vụ cấp ủy, văn phòng,
ủy ban kiểm tra, cán bộ kiểm tra, lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên
các ban tham mưu giúp việc của cấp ủy thực biện giám sát
thường xuyên đối với tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên.
- Thực hiện giám sát thường xuyên bằng phương pháp giám
sát trực tiếp và gián tiếp.
b) Giám sát theo chuyên đề
- Hằng năm, ngay từ đầu năm, chủ thể giám sát xây dựng
chương trình, kế hoạch giám sát thông báo cho đối tượng giám
sát, đồng thời gửi báo cáo cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp trên tr ực
tiếp.
- Quyết định thành lập đoàn (tổ) giám sát; xây dựng kế

hoạch giám sát cụ thể đối với tổ chức đảng và đảng viên. Có văn
bản yêu cầu đối tượng giám sát viết báo cáo (đề cương) và cung
cấp tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát.
Quyết định, kế hoạch giám sát, đề cương yêu cầu viết báo
cáo phải gửi đối tượng giám sát trước ít nhất 10 ngày làm việc,
trước khi tiến hành giám sát. Nội dung, cách thức tiến hành xây
dựng chương trình, kế hoạch, đề cương giám sát theo chuyên đề
giống như xây dựng chương trình, kế hoạch, đề cương viết báo
cáo của kiểm tra chấp hành; điểm khác là: nội dung giám sát phải
là những vấn đề đang thực hiện.
- Đoàn giám sát nghiên cứu báo cáo, tài liệu; làm việc v ới các
tổ chức, cá nhân có liên quan; chuẩn bị dự thảo báo cáo k ết quả
giám sát. Chủ thể giám sát yêu cầu tổ chức đảng được giám sát
hoặc tổ chức đảng có đảng viên được giám sát tổ chức hội nghị
để đối tượng giám sát báo cáo; đoàn giám sát trình bày d ự thảo
báo cáo kết quả giám sát; hội nghị thảo luận.


Thành phần hội nghị gồm: đại diện chủ thể giám sát, đoàn
giám sát, tổ chức đảng và đảng viên được giám sát về tổ chức, cá
nhân có liên quan (nếu cần).
- Sau khi chủ thể giám sát xem xét kết quả giám sát do đoàn
giám sát báo cáo thì đại diện chủ thể giám sát và tr ưởng đoàn
giám sát thông báo kết quả giám sát đến tổ chức đảng, đảng viên
được giám sát và tổ chức, cá nhân có liên quan để chấp hành. N ếu
đối tượng giám sát có dấu hiệu vi phạm thì chủ thể giám sát xem
xét, chuyển ủy ban kiểm tra tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi
phạm.
- Phân công đảng viên theo dõi, đôn đốc đối tượng giám sát
thực hiện thong báo kết quả giám sát và báo cáo chủ thể giám sát

về kết quả thực hiện của đối tượng giám sát.
3.3. Xử lý kết quả giám sát
a) Đối với đảng ủy cơ sở
- Kịp thời nhắc nhở, lưu ý, cảnh báo bằng các hình thức thích
hợp theo thẩm quyền đối với đối tượng giám sát về những vấn
đề cần thiết. Các hình thức nhắc nhở, lưu ý, cảnh báo là:
+ Cấp ủy viên, thành viên ủy ban kiểm tra, văn phòng đảng
ủy được phân công phụ trách, theo dõi lĩnh vực, địa bàn trực tiếp
gặp trao đổi với đại diện tổ chức đảng hoặc đảng viên được giám
sát.
+ Đoàn giám sát, thành viên đoàn giám sát tr ực tiếp trao đổi
với đại diện tổ chức đảng hoặc đảng viên được giám sát theo
nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Chủ thể giám sát gửi văn bản
cho tổ chức đảng hoặc đảng viên được giám sát để nhắc nhở, đề
nghị hoặc yêu cầu thực hiện những vấn đề cần thiét.
- Nhận xét, đánh giá kết quả giám sát; xem xét trách nhiệm
của đối tượng giám sát; xử lý theo thẩm quyền hoặc cấp có thẩm
quyền xem xét, xử lý. Đề ra hoặc điều chỉnh các chủ trương, biện


pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
chức trách được giao.
- Yêu cầu đối tượng giám sát sửa chữa thiếu sót, khuyết
điểm và khắc phục hậu quả (nếu có). Yêu cầu tổ chức đảng,
đảng viên có liên quan chỉ đạo đối tượng giám sát chấp hành
thông báo kết quả giám sát. Qua giám sát, quyết định kiểm tra
chấp hành hoặc yêu cầu kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.
b) Đối với chi bộ
- Kịp thời nhắc nhở, lưu ý, cảnh báo theo thẩm quyền đối
với đảng viên được giám sát. Nhận xét, đánh giá kết quả giám sát

đối với đảng viên; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có
thẩm quyền xem xét, xử lý.
- Yêu cầu đảng viên được giám sát sửa chữa thiếu sót,
khuyết điểm và khắc phục hậu quả (nếu có). Qua giám sát, quyết
định kiểm tra chấp hành hoặc đề nghị kiểm tra khi có dấu hiệu vi
phạm.
IV. CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN KIỂM TRA
ĐẢNG ỦY CƠ SỞ TRONG ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CƠ QUAN TRUNG
ƯƠNG
1. Nguyên tắc tổ chức
a) Các đảng ủy cơ sở lập ủy ban kiểm tra. Ủy ban kiểm tra
đảng ủy cơ sở do hội nghị đảng ủy cơ sở bầu; các thành viên ủy
ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra đảng
ủy cơ sở phải được cấp ủy cấp trên trực tiếp chuẩn y.
b) Nhiệm kỳ của ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở theo nhiệm
kỳ của đảng ủy cơ sở. Ủy ban kiểm tra khóa mới điều hành công
việc ngay sau khi được bầu và nhận bàn giao từ ủy ban kiểm tra
khóa trước. Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra được ký ban hành văn
bản ngay sau khi được bầu. Quy chế làm việc của ủy ban kiểm tra
do đảng ủy ban hành.


c) Nếu điều động chủ nhiệm ủy ban kiểm tra sang công tác
khác phải được cấp ủy cấp trên trực tiếp đồng ý. Nếu điều động
phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra hoặc ủy viên ủy ban kiểm tra
sang công tác khác, cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy cấp dưới
phải trao đổi với ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp trước khi
thực hiện và sau khi điều động phải kịp thời bầu bổ sung để bảo
đảm sự hoạt động liên tục của ủy ban kiểm tra.
2. Cơ cấu tổ chức và số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra

a) Ủy ban kiểm tra của đảng ủy cơ sở có số lượng từ 3 đến 5
ủy viên, trong đó đồng chí phó bí thư hoặc ủy viên ban thường
vụ, thường trực cấp ủy làm chủ nhiệm; phó chủ nhiệm là cấp ủy
viên hoặc đảng viên.
b) Các ủy viên khác có thể là cấp ủy viên hoặc đảng viên
phụ trách công tác đoàn thể, bí thư chi bộ, thanh tra nhân dân.
Ở đảng bộ bộ phận và chi bộ không lập ủy ban kiểm tra, tập
thể cấp ủy thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và phân công
một đồng chí cấp ủy viên phụ trách. Ngoài ra có thể phân công
một số đảng viên có điều kiện giúp đồng chí cấp ủy viên phụ
trách làm công tác kiểm tra, giám sát khi cần thiết.
3. Phân công trong ủy ban kiểm tra
a) Chủ nhiệm phụ trách chung, chịu trách nhiệm tổ chức
thực hiện mọi nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát ở cơ sở, nhất
là những nhiệm vụ quan trọng; chuẩn bị nội dung và chủ trì các
hội nghị của ủy ban kiểm tra.
b) Phó chủ nhiệm có thể phụ trách một số nhiệm vụ nhất
định, một số chi bộ hoặc giúp chủ nhiệm thực hiện những nhiệm
vụ trên.
c) Các ủy viên, tùy tình hình, điều kiện cụ thể mà phân công
cho phù hợp.
4. Chế độ làm việc


a) Ủy ban kiểm tra thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ,
làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Ủy ban kiểm
tra có thể ủy quyền cho đồng chí chủ nhiệm hoặc phó chủ nhiệm
giải quyết một số việc cụ thể.
b) Ủy ban kiểm tra làm việc dưới sự lãnh đạo của đảng ủy
cơ sở; chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Điều lệ Đảng về

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban kiểm tra. Ủy ban
kiểm tra phải báo cáo đảng ủy về tình hình, nhiệm vụ công tác
của ủy ban kiểm tra trong từng thời gian; nghiêm chỉnh chấp
hành các chỉ thị, nghị quyết, quyết định, quy định của Đảng và của
đảng ủy về công tác kiểm tra, giám sát và các nhiệm vụ do đảng
ủy giao; chịu sự kiểm tra giám sát của đảng ủy về mọi hoạt động
của mình.
c) Ủy ban kiểm tra làm việc dưới sự chỉ đạo, kiểm tra, giám
sát của ủy ban kiểm tra cấp trên.
Ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở phải chấp hành các nội dung
chỉ đạo của ủy ban kiểm tra cấp trên. Trường hợp giữa ủy ban
kiểm tra và đảng ủy cơ sở có ý kiến khác nhau trong việc thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban kiểm tra theo quy định của
Điều lệ Đảng mà không tự giải quyết được thì ủy ban kiểm tra
phải chấp hành kết luận, quyết định của đảng ủy, đồng thời báo
cáo ủy ban kiểm tra cấp trên. Trường hợp ủy ban kiểm tra cấp
trên có ý kiến khác với ủy ban kiểm tra cấp dưới thì ủy ban ki ểm
tra cấp trên báo cáo cấp ủy cấp mình xem xét, quyết định.
5. Nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra
a) Nhiệm vụ do Điều 32 Điều lệ Đảng quy định (có 6 nhiệm
vụ)
- Kiểm tra đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp khi có d ấu
hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và
trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.


- Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm
trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, ngh ị
quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng; kiểm
tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và thi hành kỷ luật trong

Đảng.
- Giám sát cấp ủy viên cùng cấp, cán bộ diện cấp ủy cùng
cấp quản lý và tổ chức đảng cấp dưới về việc thực chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết của cấp ủy và đạo
đức, lối sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
- Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật đề
nghị cấp ủy thi hành kỷ luật. Giải quyết tố cáo đối với tổ chức
đảng và đảng viên; giải quyết khiếu nại về kỷ luật Đảng. Kiểm
tra tài chính của cấp ủy cấp dưới và của cơ quan tài chính c ủa
cấp ủy cùng cấp.
b) Nhiệm vụ tham mưu cho đảng ủy và thực hiện nhiệm vụ
do đảng ủy cơ sở giao
- Tham mưu, giúp đảng uỷ c ơ s ở lãnh đạo, ch ỉ đ ạo, t ổ ch ức
thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo Đi ều 30 Đi ều l ệ
Đảng, cụ thể là:
+ Giúp đảng uỷ cơ sở triển khai, quán tri ệt Đi ều l ệ Đ ảng,
nghị quyết, chỉ thị của Đảng, c ủa cấp ủy cấp trên và c ấp mình
về công tác kiểm tra, giám sát; xem xét, x ử lý k ỷ lu ật và gi ải
quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đảng.
+ Xây dựng, chỉ đạo các đảng ủy bộ ph ận, các chi b ộ thu ộc
phạm vi quản lý xây dựng phương hướng, nhi ệm v ụ công tác
kiểm tra, giám sát. Hướng dẫn, ch ỉ đ ạo, ki ểm tra, giám sát đ ảng
uỷ bộ phận, chi bộ trong đảng bộ c ơ s ở, chi b ộ trong đ ảng b ộ
bộ phận và đảng viên thực hiện công tác ki ểm tra, giám sát và
thi hành kỷ luật trong Đảng.
+ Nghe báo cáo và chỉ đạo việc th ực hi ện nhi ệm v ụ ki ểm


tra, giám sát; giải quyết kiến ngh ị c ủa các t ổ ch ức đ ảng c ấp
dưới và định kỳ sơ kết, tổng kết v ề công tác ki ểm tra, giám sát.

- Ngoài thực hiện các nhiệm vụ như trên ủy ban kiểm tra
còn có nhiệm vụ thực hiện tốt các nhiệm vụ do đảng ủy giao cụ
thể như:
+ Tham gia các cuộc kiểm tra, giám sát do đ ảng ủy c ơ s ở
chủ trì hoặc đảng ủy giao cho ủy ban ki ểm tra th ực hi ện. Qua
kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện có vi ph ạm đ ến m ức ph ải x ử
lý thì đề nghị đảng ủy cơ sở xem xét, quy ết đ ịnh.
+ Giúp đảng ủy cơ sở kết luận các cu ộc ki ểm tra, đánh giá
các cuộc giám sát, theo dõi, đôn đ ốc vi ệc th ực hi ện các k ết lu ận
kiểm tra, thông báo kết quả giám sát, quy ết đ ịnh c ủa đ ảng ủy
cơ sở sau các cuộc kiểm tra, giám sát. Phối hợp với văn phòng
đảng ủy giúp đảng ủy cơ sở lập và lưu giữ hồ sơ các cuộc kiểm
tra, giám sát.
6. Quyền hạn của ủy ban kiểm tra
a) Ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở được yêu cầu tổ chức đảng
cấp dưới và đảng viên báo cáo tình hình, cung cấp thông tin, tài
liệu về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát;
được dự các cuộc họp của đảng ủy cơ sở (trừ trường hợp đảng
ủy cần bàn riêng); được cử thành viên ủy ban kiểm tra dự các
cuộc họp của các tổ chức đảng cấp dưới.
b) Trong quá trình kiểm tra, giám sát nếu phát hiện có
những quyết định, két luận, hoặc việc làm trái v ới Điều l ệ Đảng,
nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp
luật của Nhà nước và vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống của
đảng viên, vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên, vi phạm những điều
đảng viên, cán bộ, công chức không được làm, đã, đang ho ặc sẽ
gây tác hại nghiêm trọng thì ủy ban kiểm tra yêu cầu tổ chức
đảng nơi kiểm tra, giám sát đình chỉ thi hành quyết đ ịnh hoặc



việc làm sai trái đó, đồng thời kịp thời báo cáo để đảng ủy xem
xét, giải quyết.
7. Về thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đảng viên khi có dấu
hiệu vi phạm
7.1. Khái niệm khi có dấu hiệu vi phạm
Dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng hoặc đảng viên là
khi có căn cứ cho thấy tổ chức đảng hoặc đảng viên đó không tuân
theo, không làm hoặc làm trái một hoặc một số những điều quy
định của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội.
7.2. Xác định dấu hiệu vi phạm của đảng viên thông qua
a) Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra của các cấp ủy, tổ
chức đảng, tổ chức nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội.
b) Tự phê bình và phê bình của tổ chức đảng
và đảng
viên; việc bình xét, phân tích chất lượng đảng viên.
c) Khiếu nại, phản ánh, kiến nghị của đảng viên và quần
chúng.
d) Phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng đã
được kiểm chứng.
7.3. Thẩm quyền quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi
phạm
Tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định kiểm tra khi có
dấu hiệu vi phạm đối với đảng viên hoặc tổ chức đảng là ủy ban
kiểm tra hoặc thường trực ủy ban kiểm tra (nơi có thường trực
ủy ban kiểm tra).
7.4. Nội dung kiểm tra
Tiêu chuẩn đảng viên; tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong thực
hiện nhiệm vụ đảng viên được quy định tại Điều 1, Điều 2 và
Điều 12 Điều lệ Đảng. Chú ý phát hiện và kiểm tra các dấu hiệu
vi phạm chủ yếu sau:



Việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật
của Nhà nước.
b)
Việc chấp hành nhiệm vụ được giao.
c) Việc chấp hành các quy dịnh của Đảng và Nhà nước về
những điều đảng viên, cán bộ, công chức không được làm.
d) Việc giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, thực
hành tiết kiệm chống lãng phí; phòng chống tham nhũng.
đ) Việc giữ gìn đoàn kết, thống nhất nội bộ.
7.5. Đối tượng kiểm tra
Ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở có nhiệm vụ kiểm tra các
đảng viên trong đảng bộ có dấu hiệu vi phạm, trước hết là cấp
ủy viên cùng cấp, đảng viên là cán bộ do đảng ủy cơ sở quản lý.
Trường hợp đảng viên có dấu hiệu vi phạm là bí thư, phó bí thư
thì ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở đề nghị ủy ban kiểm tra cấp
trên tiến hành kiểm tra, có sự phối hợp với đảng ủy và ủy ban
kiểm tra đảng ủy cơ sở. Trường hợp đảng viên được kiểm tra là
ủy viên ban thường vụ thì ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở chủ trì
kiểm tra, có sự chỉ đạo, giúp đỡ của ủy ban kiểm tra cấp trên.
7.6. Cách tiến hành cụ thể một cuộc kiểm tra đảng viên khi có
dấu hiệu vi phạm
Bước 1: Chuẩn bị (có 5 việc)
a) Nắm tình hình, phát hiện dấu hiệu vi phạm.
b) Lập kế hoạch kiểm tra
c) Đại diện ủy ban kiểm tra trao đổi với cấp ủy, chi bộ quản
lý đảng viên được kiểm tra về nội dung kiểm tra
d) Đại diện ủy ban kiểm tra báo cáo với ủy ban về kết quả
trao đổi với tổ chức đảng có liên quan, nội dung g ợi ý đ ể đ ảng

viên được kiểm tra giải trình để chính thức ký quyết định kiểm
tra và các văn bản kèm theo (kế hoạch kiểm tra, quyết định thành
lập tổ kiểm tra).
a)


đ) Tổ kiểm tra xây dựng lịch trình kiểm tra, phân công
nhiệm vụ cho từng thành viên trong tổ.
Bước 2: Tiến hành kiểm tra (có 5 việc)
a) Làm việc với cấp ủy, chi bộ quản lý đảng viên và đảng
viên được kiểm tra để triển khai quyết định, kế hoạch, lịch trình
kiểm tra; gợi ý cho đảng viên được kiểm tra chuẩn bị báo cáo giải
trình (bằng văn bản) các nội dung kiểm tra; thời gian gửi báo cáo
giải trình cho tổ kiểm tra; nêu trách nhiệm về cung cấp các tài
liệu và phối hợp kiểm tra.
b) Tiến hành kiểm tra: Tổ kiểm tra thu thập tài liệu có liên
quan đến nội dung kiểm tra, nhận báo cáo giải trình của đảng
viên được kiểm tra; tiến hành thẩm tra, xác minh những vấn đề
cần thiết; gặp đảng viên được kiểm tra trao đổi những nội dung
cần bổ sung, làm rõ (nếu có) vào báo cáo giải trình để có c ơ s ở
xem xét, kết luận; nếu sai phạm đã rõ thì gợi ý đảng viên t ự nhận
hình thức kỷ luật. Nếu cần bổ sung nội dung kiểm tra ho ặc
giám định kỹ thuật, chuyên môn thì t ổ tr ưởng báo cáo ủy ban
kiểm tra xem xét, quyết định
c) Tổ chức hội nghị chi bộ để đảng viên được kiểm tra trình
bày báo cáo giải trình về các nội dung được kiểm tra trừ các vấn
đề liên quan đến bí mật của Đảng và Nhà nước (nếu đảng viên là
đảng ủy viên đảng ủy bộ phận, sau khi trình bày ở chi bộ có phải
trình bày ở hội nghị đảng ủy bộ phận hay không do ủy ban kiểm
tra quyết định); tổ kiểm tra thông báo kết quả thẩm tra, xác minh

bằng văn bản; hội nghị thảo luận, đóng góp ý kiến, làm rõ ưu
điểm, khuyết điểm, vi phạm (nếu có). Nếu vi phạm đã rõ, đảng
viên có sai phạm thừa nhận, tự nhận hình thức kỷ luật thì chi bộ
(đảng ủy bộ phận) biểu quyết đề nghị hình thức thi hành kỷ luật.
Biên bản hội nghị có ký tên, đóng dấu gửi cho tổ kiểm tra.


d) Tổ kiểm tra tiếp tục thẩm tra xác minh những vấn đề
chưa rõ; căn cứ vào báo cáo của đảng viên được kiểm tra, ý ki ến
kết luận của hội nghị và kết quả thẩm tra, xác minh, tổ kiểm tra
dự kiến kết luận về nội dung kiểm tra; trao đổi dự kiến kết luận
kiểm tra với đảng viên được kiểm tra và tổ chức đảng có liên
quan. Trường hợp đảng viên được kiểm tra có vi phạm đến mức
phải xử lý kỷ luật thì đại diện đảng ủy cơ sở gặp để nghe đảng
viên trình bày ý kiến trước khi báo cáo đảng ủy xem xét, quyết
định (ghi biên bản các buổi làm việc).
đ) Viết báo cáo kết quả kiểm tra: tổ kiểm tra viết báo cáo
kết quả kiểm tra (bằng văn bản). Báo cáo nêu rõ những ưu điểm,
khuyết điểm, vi phạm (nếu có) của đảng viên và đề xuất những
vấn đề về cơ chế, chính sách (nếu cần). Nếu có vi phạm thì báo
cáo phải làm rõ, nội dung, tính chất, mức độ, tác hại và nguyên
nhân của sai phạm; trong trường hợp tổ chức đảng cấp dưới có
biểu quyết đề nghị thi hành kỷ luật đảng viên được kiểm tra, thì
báo cáo rõ kết quả biểu quyết và ý kiến của tổ kiểm tra.
Bước 3: Kết thúc kiểm tra (có 5 việc)
a) Tổ kiểm tra báo cáo kết quả kiểm tra, báo cáo đầu đủ
những ý kiến không đồng ý hoặc khác với tổ kiểm tra của đảng
viên được kiểm tra và các tổ chức đảng có liên quan để ủy ban
kiểm tra xem xét, kết luận. Nếu đảng viên được kiểm tra có vi
phạm đến mức phải thi hành kỷ luật mà tổ chức đảng cấp dứi

chư bỏ phiếu đề nghị thi hành kỷ luật thì ủy ban kiểm tra vẫn
biểu quyết đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định thi hành kỷ
luật.
b) Đại diện ủy ban kiểm tra và tổ kiểm tra trao đổi nội dung
kết luận của ủy ban kiểm tra để đảng viên được kiểm tra trình
bày ý kiến bằng văn bản (có đại diện tổ chức đảng có liên quan
dự); báo cáo kết quả để ủy ban kiểm tra giải quyết.


c) Tổ kiểm tra hoàn chỉnh thông báo kết luận kiểm tra, báo
cáo đề nghị cấp trên thi hành kỷ luật (nếu có) trình chủ nhiệm
hoặc phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra ký ban hành.
d) Đại diện ủy ban kiểm tra thông báo kết luận kiểm tra và
công bố quyết định kỷ luật (nếu có) đến đảng viên và tổ chức
đảng có liên quan để chấp hành, đồng thời báo cáo đảng ủy c ơ s ở
và ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp.
đ) Rút kinh nghiệm cuộc kiểm tra; theo dõi đôn đốc thực
hiện kết luận kiểm tra và quyết định thi hành kỷ luật (nếu có);
lập hồ sơ lưu trữ.
V. VỀ THI HÀNH KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG TRONG ĐẢNG BỘ KHỐI
1. Khái niệm, mục đích, tính chất kỷ luật của Đảng
Kỷ luật của đảng được hiểu là “Tổng thể những điều đã
được quy định tại Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị
quyết, chỉ thị của Đảng; những quy định cụ thể của Đảng, có tính
chất bắt buộc đối với hoạt động của mọi tổ chức đảng và đảng
viên, nhằm đảm bảo sự thống nhất về chính trị, tư tưởng, tổ
chức trong toàn Đảng”.
Thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên nhằm
giữ vững sự đoàn kết trong Đảng, tăng cường thống nhất ý chí và
hành động, tăng cường sức chiến đấu của Đảng, làm cho Đảng

luôn trong sạch, vững mạnh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Kỷ luật của Đảng là kỷ luật
sắt, nghĩa là nghiêm túc và tự giác”.
2. Phương hướng, phương châm thi hành kỷ luật của
Đảng
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục
khẳng định: "Xử lý đúng pháp luật, kịp thời, công khai cán bộ tham
nhũng, tịch thu, sung công tài sản tham nhũng, tài sản có nguồn gốc


từ tham nhũng"1. "Xử lý nghiêm mọi cán bộ, đảng viên vi phạm về
trách nhiệm, phẩm chất, đạo đức, lối sống"2.
- Phương hướng: chú trọng kiểm tra, giám sát người đứng
đầu cấp uỷ, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và
đoàn thể chính trị - xã hội ở các cấp trong việc thực hiện chức
trách, nhiệm vụ được giao. Tập trung kiểm tra, giám sát việc
chấp hành các chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quy định
của Đảng về các nội dung, lĩnh vực sau: về chấp hành nguyên tắc
tổ chức và hoạt động của Đảng; đảng viên ở bất kỳ cương vị nào
nếu vi phạm một trong những nội dung trên đều phải xử lý
nghiêm minh.
- Phương châm là “công minh, chính xác, kịp thời”.
3. Hình thức, thẩm quyền, nguyên tắc, thủ tục kỷ luật
của Đảng
a) Hình thức: đối với tổ chức đảng có 3 hình thức là khiển
trách, cảnh cáo, giải tán; đối với đảng viên chính thức có 4 hình
thức là khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai tr ừ; đối v ới đảng
viên dự bị có hai hình thức là khiển trách, cảnh cáo. Việc phê bình
nghiêm khắc đối với tổ chức đảng và đảng viên không phải là
hình thức kỷ luật; việc xoá tên đảng viên dự bị khỏi danh sách

đảng viên không phải là hình thức kỷ luật của Đảng.
b) Thẩm quyền: chỉ có các tổ chức đảng sau đây m ới có
quyền thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm: chi bộ, cấp uỷ c ơ s ở
trở lên, ban thường vụ cấp uỷ từ huyện, quận và tương đương
trở lên, uỷ ban kiểm tra từ cấp huyện quận và tương đương tr ở
lên mới có quyền thi hành kỷ luật đối với đảng viên vi phạm. Chỉ
có cấp uỷ từ đảng ủy cơ sở trở lên mới có quyền thi hành tổ chức

1
2


đảng vi phạm. Uỷ ban kiểm tra các cấp không có quyền thi hành
kỷ luật tổ chức đảng.
Các ban cán sự đảng, đảng đoàn, các ban của cấp uỷ, ban
thường vụ đảng uỷ cơ sở, đảng ủy bộ phận, chi ủy, uỷ ban kiểm
tra đảng uỷ cơ sở không có quyền thi hành kỷ luật tổ chức đảng
và đảng viên mà chỉ có trách nhiệm báo cáo và đề nghị t ổ chức có
quyền thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên hoạt
động trong lĩnh vực mình phụ trách,
Chi bộ: có quyền quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên
trong chi bộ (kể cả cấp ủy viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp
ủy cấp trên quản lý) vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo
đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ
nhiệm vụ do cấp trên giao). Nếu phải xử lý kỷ luật cao hơn, chi
bộ đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. Đối v ới cấp
ủy viên các cấp sinh hoạt tại chi bộ, từ cấp ủy viên c ủa đảng ủy
cơ sở cho đến ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và cán bộ
thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý, nếu vi phạm nhiệm vụ do
cấp trên giao phải áp dụng hình thức kỷ luật từ khiển trách trở

lên thì chi bộ đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Đảng ủy cơ sở: có quyền quyết định khiển trách, cảnh cáo
đảng viên trong đảng bộ. Đối với cấp ủy viên cấp trên tr ực tiếp
trở lên và cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý sinh hoạt tại
đảng bộ, nếu vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì đảng ủy c ơ
sở đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Quyết định
cách chức bí thư, phó bí thư, cấp ủy viên của chi bộ hoặc đảng ủy
bộ phận trực thuộc nhưng không phải là cấp ủy viên cùng cấp
hoặc cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý. Đảng ủy cơ sở
được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì có quyền quyết
định khai trừ đảng viên nhưng không phải là cấp ủy viên cùng
cấp hoặc cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý. Quyết định


×