TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHIA SẺ
ĐỀ TÀI
MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ TRONG LĨNH
VỰC DỊCH VỤ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG
Nhóm thực hiện: 10
Lớp: 2303FECO1911
Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Hải Hà
Hà Nội, 2023
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... 3
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 4
NỘI DUNG ..................................................................................................................... 5
Chương 1: Cơ sở lý thuyết ......................................................................................... 5
1.1. Khái niệm kinh tế chia sẻ ............................................................................... 5
1.2. Bản chất kinh tế chia sẻ ................................................................................... 5
1.3. Phân loại kinh tế chia sẻ .................................................................................. 5
1.4. Một số mơ hình phổ biến của KTCS .............................................................. 5
Chương 2: Thực trạng mơ hình KTCS áp dụng vào lĩnh vực dịch vụ bảo vệ môi
trường ở Việt Nam ..................................................................................................... 9
2.1. Thực trạng phát triển KTCS trên thế giới và Việt Nam giai đoạn hiện nay
................................................................................................................................... 9
2.1.1. Thực trạng phát triển KTCS trên thế giới giai đoạn hiện nay. ................ 9
2.1.2. Thực trạng phát triển KTCS ở Việt Nam giai đoạn hiện nay ................ 17
2.2. Thực trạng các mơ hình KTCS trong lĩnh vực dịch vụ bảo vệ môi trường
tại Việt Nam ........................................................................................................... 23
2.2.1. Một số mơ hình phổ biến của KTCS trong lĩnh vực dịch vụ bảo vệ môi
trường ở Việt Nam .............................................................................................. 23
2.2.2. Đánh giá .................................................................................................... 27
Chương 3: Đề xuất giải pháp phát triển mơ hình KTCS trong lĩnh vực dịch vụ
bảo vệ mơi trường .................................................................................................... 36
3.1 Xu hướng sử dụng của người dùng ............................................................... 36
3.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp ................................................................... 37
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 39
2
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Dự báo quy mơ nền kinh tế chia sẻ tồn cầu giai đoạn 2021-2024
Hình 2.2: So sánh giá trị vốn hóa của Airbnb với các thương hiệu khách sạn truyền
thống (đơn vị: tỷ USD)
3
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế chia sẻ (KTCS) là một mô hình kinh tế mới phát triển trong bối cảnh của
cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin,
việc cung cấp sản phẩm dịch vụ tới tay người tiêu dùng đã vượt qua giới hạn về cả
khoảng cách thời gian cũng như không gian địa lý, đồng thời nó ngày càng đáp ứng tốt
yêu cầu của khách hàng cũng như tối thiểu hóa chi phí trong q trình vận hành. Hiện
nay thế giới ngày càng quan tâm nhiều hơn đến mơ hình kinh tế chia sẻ.
Những lợi ích đạt được của nền kinh tế chia sẻ là rất lớn. Cụ thể là: tạo ra một
phương thức kinh doanh mới, mở ra cơ hội kinh doanh mới dựa trên nền tảng số, ứng
dụng công nghệ 4.0; thị trường cạnh tranh hơn, loại hình dịch vụ đa dạng hơn, mang lại
lợi ích cho người tiêu dùng; mở ra cơ hội đầu tư, tạo việc làm cho người lao động, tăng
thêm thu nhập; tiết kiệm tài nguyên, tận dụng tối đa công suất tài sản dư thừa, bảo vệ
mơi trường; giảm các chi phí giao dịch trong hoạt động kinh doanh; thúc đẩy phát triển
hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp ở các quốc gia. Đây chính là những yếu tố
khiến mơ hình nền kinh tế chia sẻ có những tiềm năng phát triển lớn mạnh hơn nữa trong
tương lai, sẽ không chỉ là một thị trường ngách hay một hiện tượng nhất thời mà là tương
lai của mơi trường kinh doanh tồn cầu.
Với việc môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm, các nguồn tài nguyên dần dần cạn
kiệt, chúng ta cần phải hành động ngay để có thể bảo vệ mơi trường sống. Một trong
những điều đó là việc giảm thải nguồn rác cũng như tái chế để sử dụng hiệu quả nguồn
tài ngun cịn lại. Thời đại cơng nghệ phát triển, mạng xã hội ngày càng phổ biến, ý
thức bảo vệ môi trường của người dân ngày càng được nâng cao. Từ đó, các ứng dụng
hỗ trợ người dân trong việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt đang ngày phát triển và
mở rộng. Những ưu và nhược điểm của những mơ hình này là lí do mà nhóm chọn đề
tài “Mơ hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực dịch vụ bảo vệ môi trường”.
4
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
1.1. Khái niệm kinh tế chia sẻ
Kinh tế chia sẻ (KTCS) là một phương thức kinh tế mà ở đó tài sản hoặc dịch vụ
được chia sẻ dùng chung giữa các cá nhân, giúp kết nối người mua (người dùng) và
người bán (người cung cấp).
KTCS được định nghĩa là hành động và quá trình phân phối hàng hoá giữa những
người sử dụng hay trao đổi sản phẩm (Belk, 2007).
1.2. Bản chất kinh tế chia sẻ
KTCS là một mơ hình kinh doanh mới của kinh doanh ngang hàng, tận dụng lợi thế
của phát triển công nghệ số giúp tiết kiệm chi phí giao dịch và tiếp cận một số lượng lớn
khách hàng thông qua các nền tảng số.
1.3. Phân loại kinh tế chia sẻ
KTCS được chia ra làm ba loại gồm:
-
Mơ hình nền tảng tập trung: doanh nghiệp cung cấp nền tảng sở hữu tài sản và
định giá dịch vụ.
-
Mơ hình nền tảng phi tập trung: doanh nghiệp cung cấp nền tảng chỉ tạo ra môi
trường nền tảng, thành phần cung cấp dịch vụ là sở hữu tài sản và cũng quyết
định giá dịch vụ.
-
Mô hình nền tảng hỗn hợp: đối tượng sở hữu tài sản cung cấp dịch vụ với giá do
nền tảng đưa ra và đối tượng cung cấp nền tảng đóng một phần vai trò trong việc
đảm bảo chất lượng sản phẩm.
1.4. Một số mơ hình phổ biến của KTCS
Mơ hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải trực tuyến
Mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải trực tuyến, hay dịch vụ đặt xe trực
tuyến/dịch vụ vận tải sử dụng hợp đồng điện tử là cách thức u cầu một số loại hình
dịch vụ vận tải thơng qua nền tảng số trên thiết bị di động thông minh. Mơ hình này cho
người dùng có thể kết nối với lái xe đang nhàn rỗi trong khung vực thông qua ứng dụng
gọi xe trực tuyến. Mơ hình KTCS trong lĩnh vực vận tải trực tuyến cho phép tận dụng
tối đa những tài nguyên dư thừa (xe ô tô và lái xe nhàn rỗi) trong xã hội để tạo ra giá trị.
Giúp tận dụng xe ô tô và xe máy (tài sản) và người lái xe (lao động) nhàn rỗi để tạo ra
dịch vụ. Về khía cạnh tiêu dùng, giúp tận dụng tối đa sức chứa và quãng đường di chuyển
5
của xe ô tô để phục vụ nhiều khách nhất và tạo ra giá trị lớn nhất, nhờ đó khách hàng
cũng tiết kiệm được chi phí di chuyển đáng kể. Trong mơ hình này, các nền tảng số giúp
xóa bỏ đáng kể chi phí giao dịch và các chi phí trung gian khi giúp người mua và người
bán nhanh chóng tìm thấy nhau. Cùng với việc tiết kiệm nguồn tài nguyên, sự có mặt
của các nền tảng số giúp thúc đẩy nền kinh tế chia sẻ và gia tăng tín hiệu quả của nền
kinh tế. Chẳng hạn, Grab giúp giảm tỉ lệ chạy rỗng của xe ô tô khi các xe kết nối Grab
có tỷ lệ lấp đầy lên đến 70-90% (tùy thời điểm), so với tỷ lệ lấp đầy của xe taxi truyền
thống khoảng 30-50%.
Mơ hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực chia sẻ phòng ở
Đây là loại hình dịch vụ giúp cho con người đặt phịng và người có phịng trống
hoặc biệt thự, căn hộ cho th thiết kết nối với nhau thông qua ứng dụng đặt phịng trực
tuyến. Trên thế giới hiện có một số cơng ty cung cấp dịch vụ này và chiếm thị phần lớn
như Airbnb, Homeaway, Expedia, Gotadi, …. Các nền tảng này tạo ra môi trường kết
nối giữa người cung cấp và người sử dụng dịch vụ lưu trú. Trên nền tảng này, người
muốn đăng tìm phịng cho th phịng thì phải đăng ký là thành viên, lập tài khoản cá
nhân. Tại đây chủ sở hữu ở cho thuê và khách hàng có thể trao đổi mọi thơng tin về
phịng ở; người cung cấp dịch vụ là người sở hữu tài sản và định giá bán dịch vụ lưu trú
(giá thuê). Trên thế giới, mơ hình kinh doanh này đang phát triển mạnh và có tốc độ tăng
trưởng cao, mức tăng trưởng doanh thu hàng năm giai đoạn 2013 - 2025 ước đạt khoảng
31%.
Mơ hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực dịch vụ cho vay ngang hàng (peer to peer
Lending - P2P
P2P lending là mơ hình kinh doanh sử dụng các dịch vụ online để kết nối nhà đầu
tư với cá nhân hay doanh nghiệp muốn vay vốn. Nền tảng P2P giúp người có nhu cầu
mượn tiền từ nhà đầu tư không cần thông qua một tổ chức trung gian truyền thống (tổ
chức tín dụng). Đây là phương thức hồn tồn khác biệt với mơ hình cho vay truyền
thống, được thiết kế và xây dựng trên nền tảng trực tuyến cùng với hệ thống cơng nghệ
tài chính tiên tiến mà khơng thơng qua trung gian tài chính. Lãi suất được thiết lập bởi
hệ thống đánh giá của công ty P2P trên cơ sở phân tích các thơng tin tài khoản tín dụng,
thông tin mạng xã hội và rất nhiều nguồn thông tin khác tùy theo ngân hàng. Trên thế
giới hiện tồn tại nhiều mơ hình P2P lending khác nhau, tùy thuộc vào từng mơ hình, có
thể xét theo hai khía cạnh là cho vay và đầu tư. Nói cách khác, P2P lending như một sản
6
phẩm giao thoa giữa hoạt động cho vay và hoạt động đầu tư tài chính. Trên thế giới,
hoạt động của P2P lending cũng rất đa dạng, bên cạnh chức năng trung gian thông tin
truyền thống (chỉ đơn thuần cung cấp thông tin trên nền tảng giao dịch trực tuyến để
người đi vay kết nối với người cho vay và trực tiếp quyết định thực hiện giao dịch),
nhiều công ty P2P Lending có thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ người đi vay và cho vay như:
định danh khách hàng; xếp hạng tín nhiệm; định giá khoản vay và tài sản đảm bảo;
mua/bán tại khoản vay; thu hồi nợ; bảo lãnh khoản vay; lưu ký, đăng ký tài sản đảm
bảo; ví điện tử…
Các tác nhân tham gia trong mơ hình P2P lending gồm có: Cơng ty P2P Lending;
người đi vay; người cho vay; ngân hàng; công ty cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn
(ví điện tử), cơng ty bảo hiểm, thu hồi nợ,…
- Công ty P2P lending phát triển nền tảng trực tuyến (trên website hoặc ứng dụng trên
app), sử dụng công nghệ thông tin, áp dụng hệ thống chấm điểm tín nhiệm tín dụng để
đánh giá người đi vay, trung gian kết nối giữa người đi vay và người cho vay, tư vấn
khoản vay, thực hiện xác thực thông tin khách hàng và hỗ trợ việc ký hợp đồng, hỗ trợ
chăm sóc khách hàng (tư vấn, giải quyết khiếu nại), hỗ trợ công tác nhắc nợ, mua bảo
hiểm đầu tư cho người đi vay theo ủy quyền.
- Người đi vay, sử dụng dịch vụ do hệ thống P2P Lending cung cấp, cung cấp các thông
tin theo yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính xác thực của thơng tin do mình cung cấp,
trả gốc tiền vay, tiền lãi, và phí (nếu có) đúng hạn.
- Người cho vay, sử dụng dịch vụ do hệ thống P2P Lending cung cấp, cung cấp các
thông tin theo yêu cầu, chịu trách nhiệm về tính xác thực của thơng tin cung cấp, được
hưởng lãi, phí theo thỏa thuận với người vay.
- Trung gian thanh tốn (ngân hàng, cơng ty thanh tốn ví điện tử), hợp tác với công ty
P2P Lending để cung cấp dịch vụ thanh toán giữa các bên vay và cho vay, giúp ln
chuyển, thanh tốn tiền giữa các bên thơng qua nghiệp vụ ví điện tử.
- Cơng ty bảo hiểm, cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cho người vay và người
đi vay, thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm, chi trả bảo hiểm đối với các trường hợp sự kiện
bảo hiểm xảy ra phù hợp với các quy tắc bảo hiểm đã thỏa thuận.
- Công ty thu hồi nợ, thực hiện thu hồi nợ khi khoản nợ bị quá hạn có trách nhiệm bảo
mật thơng tin khách hàng do cơng ty P2P Lending cung cấp, được hưởng phí thu hồi nợ.
7
Và cuối cùng, mơ hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực dịch vụ bảo vệ môi trường là
một trong những mơ hình mới mẻ và triển vọng nhất hiện nay. Với áp lực lên môi trường
ngày càng lớn và sự phát triển thần tốc của khoa học công nghệ số, các mơ hình kinh tế
chia sẻ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường càng phát huy và cộng hưởng với việc nhận
thức của con người ngày càng lớn trong việc giảm thải ô nhiễm và tái chế rác. Các hình
thức phổ biến hiện nay bao gồm thu gom và phân loại rác, biến các loại rác thải hữu cơ
thành chế phẩm sinh học có thể tự phân hủy,...
8
Chương 2: Thực trạng mơ hình KTCS áp dụng vào lĩnh vực dịch vụ bảo vệ môi
trường ở Việt Nam
2.1. Thực trạng phát triển KTCS trên thế giới và Việt Nam giai đoạn hiện nay
2.1.1. Thực trạng phát triển KTCS trên thế giới giai đoạn hiện nay.
Hiện tại, kinh tế chia sẻ được hiểu là một hình thức kinh tế mới, trong đó tài sản và
dịch vụ được chia sẻ cho nhiều người sử dụng trên thị trường thông qua việc sử dụng
các nền tảng số. Mơ hình kinh tế chia sẻ là một hệ thống quản trị kinh doanh mới và là
một hình thức phát triển cao của nền kinh tế chia sẻ. Quy mô và tầm ảnh hưởng của kinh
tế chia sẻ ngày càng lớn trên thế giới với nhiều hình thức hoạt động đa dạng.
Trên thực tế, hoạt động kinh tế chia sẻ đầu tiên có thể coi là xuất hiện từ năm 1995 tại
Mỹ với mô hình mua bán hàng second- hand trên các nền tảng eBay và Craigslist có
tính chất “chia sẻ ngang hàng”. Mơ hình kinh doanh này thực sự phát triển mạnh mẽ khi
nền kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng năm 2008, khiến người dân buộc phải thay đổi cách
tiêu dùng để thích ứng với hồn cảnh khó khăn. Kể từ sau thời điểm này, các doanh
nghiệp vận hành kinh tế chia sẻ và các mơ hình kinh tế chia sẻ trên thế giới ngày càng
lớn mạnh và đa dạng, đem lại lợi ích to lớn cho các nền kinh tế, kể cả các nước phát
triển và các nước đang phát triển.
Theo nghiên cứu của Alex Stephany (2018), chỉ riêng ở Mỹ, nền kinh tế chia sẻ hoặc
“tiêu dùng hợp tác” cho phép mọi người thu được hơn 15 tỷ USD mỗi năm bằng cách
thuê và bán những gì họ sở hữu, như xe hơi, nhà cửa đến tiền bạc và thời gian. Theo
hãng kiểm toán quốc tế PwC, nền kinh tế chia sẻ sẽ phát triển thành một thị trường trị
giá 335 tỷ USD vào năm 2025 ở Mỹ. Tạp chí Time gọi đó là một trong 10 ý tưởng sẽ
thay đổi thế giới. Theo báo cáo của Chính phủ Trung Quốc, năm 2019, có khoảng 800
triệu người tham gia nền kinh tế chia sẻ, có nghĩa là hơn một nửa dân số Trung Quốc.
Khối lượng giao dịch trong nền kinh tế chia sẻ của Trung Quốc năm 2020 khoảng 3,38
nghìn tỷ nhân dân tệ (522,47 tỷ USD), tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 10%
GDP(1). Nền kinh tế chia sẻ tại Trung Quốc có mức độ phát triển nhanh, nóng và quy
mơ lớn nhất thế giới. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng bởi đại dịch
Covid-19, hàng triệu doanh nghiệp bị dừng hoạt động hoặc phá sản, nhưng nhìn chung
mơ hình kinh tế chia sẻ vẫn tăng trưởng, số doanh nghiệp mới trị giá hàng tỷ, chục tỷ
USD vẫn tăng lên. Theo dữ liệu của CB Insights - công ty chuyên theo dõi startup, tính
đến tháng 8-2021, thế giới có hơn 400 startup kỳ lân (doanh nghiệp khởi nghiệp dựa
9
trên các nền tảng công nghệ được định giá từ 1 tỷ USD trở lên). Trong 10 doanh nghiệp
lớn nhất, Bytedance (Trung Quốc) - chủ của dịch vụ chia sẻ video clip ngán Tiktok đứng
đầu, được định giá 140 tỷ USD; Didi Chuxing (Trung Quốc) phát triển ứng dụng chia
sẻ vận tải xe công nghệ đứng thứ 2, được định giá 56 tỷ USD. Năm doanh nghiệp tiếp
theo hoạt động theo mơ hình kinh tế chia sẻ được định giá từ 16 tỷ USD trở lên là Stripe
(Mỹ) dịch vụ thanh toán trực tuyến, xếp thứ 4; Airbnb (Mỹ) - chia sẻ phòng ở, xếp thứ
6; thứ 7 là Kuaishou (Trung Quốc) - mạng xã hội chia sẻ video Kuaishou; thứ 9 là One97
Communications - doanh nghiệp cung cấp nền tảng thanh toán điện tử hàng đầu của Ấn
Độ; thứ 10 là DoorDash (Mỹ) - một trong những công ty giao đồ ăn hàng đầu tại Mỹ
trên nền tảng số(2).
Thực trạng kinh tế chia sẻ toàn cầu trước đại dịch Covid-19
Trong giai đoạn trước khi đại dịch Covid- 19 bùng phát trên tồn thê giói, nền kinh
tế chia sẻ tồn cầu đã có sự phát triển rất ấn tượng. Theo PWC (2015), doanh thu tồn
cầu từ các cơng ty cung cấp nền tảng ứng dụng kinh tế chia sẻ đạt 15 tỷ USD vào năm
2014 và dự báo đạt tối 335 tỷ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng lên tới 34 35%/năm, tương đương mức tăng gấp 22 lần trong 10 năm. PWC còn cho rằng, các cơng
ty tham gia vào nền kinh tế chia sẻ có cơ hội đạt được mức tăng trưởng lên tối hơn
2000% trong giai đoạn 2013-2025, ngược lại các công ty hoạt động theo phương thức
truyền thông chỉ đạt được mức tăng trưởng khoảng 39,6%. Một ước tính khác cao hơn
của hãng nghiên cứu thị trường Statista thì cho rằng, giá trị nền kinh tế chia sẻ toàn cầu
đã đạt 108 tỷ USD vào năm 2019, thời điểm trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Đến
năm 2024, giá trị nền kinh tế tồn cầu sẽ đạt xấp xỉ 1 nghìn tỷ USD (hình 2).
Theo tính tốn của BCC Research, quy mơ nền kinh tế chia sẻ toàn cầu đã đạt 373
tỷ USD vào cuối năm 2018 và có thể lên tới 1,5 nghìn tỷ USD vào năm 2024 (Andrew,
2020).
Theo báo cáo này, trong các lĩnh vực của nền kinh tế chia sẻ, các hoạt động chia sẻ
tài chính ngang hàng (P2P finance) chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 126,4 tỷ USD, chiếm
42,7% tổng giá trị nền kinh tế chia sẻ toàn cầu. Tiếp theo là các lĩnh vực chia sẻ phương
tiện đi lại với 72,3 tỷ USD (chiếm 24,4%), lĩnh vực chia sẻ nhà cửa vối 52,3 tỷ USD
(17,7%). Xét theo tốc độ tăng trưởng, các hoạt động chia sẻ tài chính P2P cũng sẽ có tốc
độ tăng trưởng cao nhất tới 42,9% trong giai đoạn 2020-2024. Với tốc độ tăng trưởng
rất cao này các hoạt động chia sẻ tài chính P2P sẽ chiếm hơn 2/3 tỷ trọng kinh tế chia sẻ
10
toàn cầu (khoảng 69,6%) vào năm 2024. Các lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao khác
trong giai đoạn này bao gồm: chia sẻ nơi làm việc (coworking) 24,5%; chia sẻ phương
tiện đi lại (19,1%) và các nền tảng chia sẻ tri thức khác (18,1%) (Andrew, 2020).
Hình 2.1: Dự báo quy mơ nền kinh tế chia sẻ tồn cầu giai đoạn 2021-2024
Xét nền kinh tế chia sẻ theo quốc gia, là nơi cho ra đời hàng loạt “cái tên vàng” như
Uber, Airbnb, Task Rabbit..., Mỹ đang chứng minh mình là một trong những quốc gia
có “nền kinh tế chia sẻ” lớn mạnh và phát triển bậc nhất toàn cầu. Tổng giá trị các doanh
nghiệp tham gia kinh tế chia sẻ của nước này tính đến năm 2018 đạt trên 463,9 tỷ USD,
chiếm hơn 3% GDP. Số lượng khách hàng thường xuyên tham gia vào hoạt động kinh
tế chia sẻ tại Mỹ dự kiến sẽ lên tới 86 triệu người vào năm 2021.
Cịn tại Trung Quốc, quốc gia đơng dân nhất hành tinh đang trên đường trở thành
đất nước có “nền kinh tế chia sẻ” lớn nhất thế giới, quy mô của thị trường kinh tế chia
sẻ của nước này năm 2015 đã vượt ngưỡng hơn 152 tỷ USD. Đến năm 2017, theo China
Daily (cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc), quy mô của nền kinh tế chia
sẻ nước này có thể lên tới 763,5 tỷ USD với lượng khách hàng thường xuyên tham gia
vào thị trường là hơn 700 triệu người (Zhu Lingqing, 2018). Sở hữu lực lượng dân số
đông đúc với hơn 980,6 triệu người sử dụng thiết bị di động, Trung Quốc nhanh chóng
đơn giản hóa các giao dịch thanh tốn thơng qua QR code trên các ứng dụng thơng minh
như Alipay và WeChat. Chính phủ Trung Quốc kỳ vọng nền kinh tế chia sẻ sẽ đóng góp
10% GDP vào năm 2020 (Lữ Ý Nhi, 2019). Tại Úc, theo số liệu của Tổ chức Nghiên
11
cứu khoa học và công nghiệp úc (CSIRO) đến cuối năm 2018, có hơn 50% dân số nước
này từng sử dụng hoặc cung cấp các dịch vụ kinh doanh chia sẻ.
Cơ sở của sự phát triển này xuất phát từ việc kinh tế chia sẻ đã thực sự len lỏi vào
tận văn phòng, bàn ăn, phương thức đi lại... của mỗi công dân thời đại số. Với lĩnh vực
thâm nhập ngày càng đa dạng, kinh tế chia sẻ không chỉ giúp cuộc sống cá nhân thêm
tiện lợi, dễ dàng và thú vị, mà còn mở ra nhiều cơ hội tăng thu nhập. Người tiêu dùng
có thêm nhiều lựa chọn về sản phẩm cũng như dịch vụ với mặt bằng chất lượng cao hơn
và giá cả cũng phải chăng hơn, nhờ sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Sự phát triển
của công nghệ vừa mở đường, vừa làm bàn đạp đẩy kinh tế chia sẻ vào từng mọi ngõ
ngách của cuộc sống hiện đại.
Năm 2016, chỉ tính riêng về giá trị vốn hóa thị trường của hai “ơng lốn” Uber (72
tỷ USD) và Airbnb (31 tỷ USD) đã đạt đến 103 tỷ USD, xấp xỉ quy mô một nền kinh tê
hạng 38 trên thế giới (Derek Miller, 2019). Riêng trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn,
giá trị vốn hóa của Airbnb thậm chí đã vượt qua nhiều thương hiệu truyền thống lâu năm
của thế giới như Hilton, Marriott, Accor... (hình 3).
Trong lĩnh vực dịch vụ đi lại, tính trong vịng 1 năm, từ tháng 3-2018 đến tháng 32019, Grab đã đóng góp 5,8 tỷ USD cho nền kinh tế Đơng Nam Á nhờ doanh thu của
ứng dụng đi lại, giao nhận, bán buôn và đại lý. Đồng thời, chỉ trong 18 tháng (3-2018 9-2019), số lượng đối tác kinh doanh (là các doanh nghiệp siêu nhỏ) của Grab đã tăng
hơn 3 lần, từ 2,6 triệu lên 9 triệu. Hiện, cứ 70 người ỏ Đơng Nam Á thì có 1 người kiếm
được tiền thơng qua Grab (Strait Time, 2019).
Hình 2.2: So sánh giá trị vốn hóa của Airbnb với các thương hiệu khách sạn truyền
thống (đơn vị: tỷ USD)
12
Tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế chia sẻ
Có thể nói đại dịch Covid-19 đã có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế chia
sẻ, đặc biệt ở những hoạt động có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người với người hoặc phụ
thuộc vào những khu vực dân cư có quy mơ đơng đúc. Rất nhiều hãng kinh doanh non
trẻ trong lĩnh vực này có khả năng sớm đóng cửa hàng loạt, nếu như nguồn tài chính hỗ
trợ không đủ để giúp tồn tại qua giai đoạn khó khăn này. Minh chứng cho tình trạng này
là việc SoftBank, cơng ty được ví như nhà tài trợ hàng đầu của nền kinh tê chia sẻ trên
toàn thế giới, đã phải chịu thua lỗ lớn và tìm cách rút lui khỏi rất nhiều lĩnh vực đầu tư
gặp khủng hoảng trong năm 2020 (Lữ Ý Nhi, 2019). Tuy nhiên, bên cạnh những tác
động tiêu cực, đại dịch Covid-19 cũng đem tới những thay đổi về mặt xã hội, tạo ra tác
động tích cực nhất định đến sự phát triển của nền kinh tế chia sẻ trong cả ngắn hạn và
dài hạn.
● Tác động tiêu cực
Cũng như các lĩnh vực khác của nền kinh tế, các hoạt động kinh tế chia sẻ cũng chịu
tác động tiêu cực lớn do sự bùng phát của virus Corona. Những tác động này bao gồm
cả những tác động trực tiếp, ngắn hạn đến tác động mang tính nền tảng, lâu dài.
Thứ nhất, đại dịch củng gây ra những tác động trực tiếp, làm suy giảm hoạt động
kinh tế chia sẻ. Trong các lĩnh vực của nền kinh tế, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là
ngành du lịch, trong đó đối với nền kinh tế chia sẻ, hoạt động chịu tổn thương nghiêm
trọng nhất chính là các dịch vụ lưu trú như Airbnb. Theo Wall Street Journal, giá trị của
Airbnb vào tháng 3-2017 là 31 tỷ USD thì đến cuối tháng 4-2020, chỉ sau 3 tháng dịch
Covid-19 hồnh hành trên thế giới, giá trị của cơng ty này đã giảm xuống chỉ còn là 18
tỷ USD. Khơng có con sơ' chính thức về mức độ giảm sút doanh thu đặt phịng của
Airbnb, nhưng theo ước tính của Bloomberg, mức giảm sút là từ 41-96% tùy nơi và thời
điểm. Riêng tại Trung Quốc, Airbnb cũng mất đến 90% khách hàng trong tháng 2 và
tháng 3-2020 khi đại dịch lên đến đỉnh điểm tại quốc gia này. Đầu tháng 5-2020, Airbnb
đã phải cho nghỉ việc 1.900 nhân viên trong tổng số' 7.500 nhân viên của mình, tương
đương 25% (Dennis Schaal, 2020). Tương tự, đối với lĩnh vực chia sẻ phương tiện giao
thông, doanh thu của Uber đã giảm đến 90% lượng khách sử dụng dịch vụ trong những
tháng đầu năm 2020 khi đại dịch bùng phát trên toàn thế giới. Mặc dù hoạt động của
Uber được hồi phục lại trong giai đoạn mùa hè, doanh thu của công ty vẫn giảm 20%
13
trong quý III/2020 so với cùng kỳ năm 2019, tương đương mức lỗ 1,1 tỷ USD (Andrew,
2020).
Thứ hai, đại dịch làm co hẹp nguồn lực tài chính của nền kinh tế chia sẻ. Đối với
lĩnh vực tài chính, sự bùng phát của virus Corona tác động đến hành vi của người tiêu
dùng theo cách chưa từng thấy trước đó. Trong ngắn hạn, người tiêu dùng quay trở lại
những khoản mục đầu tư an tồn hơn, điều này có thể tác động tiêu cực đến tài trợ quỹ
đầu tư mạo hiểm hỗ trợ tài chính cho các cơng ty trong nền kinh tế chia sẻ, đặc biệt là
đối với các Fintech về chia sẻ tài chính. Nguy cơ cạn kiệt tài chính đã khiến các cơng ty
này có thể buộc phải tìm kiếm đối tác hợp tác hoặc đầu tư từ các tổ chức ngân hàng
truyền thông. Nếu không khắc phục được vấn đề nguồn vốn duy trì hoạt động, nhiều
cơng ty Fintech mới thành lập có thể phải đóng cửa. Ngồi ra, đối với các cơng ty Fintech
trong lĩnh vực thanh toán, tác động của sự sụt giảm dự kiến trong các giao dịch ở tất cả
các cấp của nền kinh tế trên tồn thế giới. Điều này có nghĩa là các khoản phí thu được
trong khi thanh tốn sẽ giảm đi, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như định giá đối với
các cơng ty thanh tốn truyền thơng, cũng như các công ty Fintech lớn. Sự sa sút của
Softbank, nhà đầu tư vốn cho các công ty trong nền kinh tế chia sẻ, chính là biểu hiện
rõ nét nhất của khó khăn đối vdi lĩnh vực này. Những startup non trẻ trong nền kinh tế
chia sẻ chắc chắn sẽ chịu thách thức cực lớn khi nguồn tài trợ bị cắt giảm và có thể dẫn
đến phá sản dù tiềm năng hoạt động vẫn còn. Trường hợp của WeWork, một trong những
startup hàng đầu nước Mỹ, được thành lập năm 2010 và có trụ sở tại New York là một
ví dụ điển hình. WeWork đi theo mơ hình văn phòng chia sẻ, chuyên cung cấp văn phòng
chia sẻ cho các công ty công nghệ khởi nghiệp. Mặc dù được đánh giá vẫn còn tiềm
năng phát triển, đại dịch Covid-19 đã khiến hoạt động của công ty này lâm vào cảnh trì
trệ từ cuối năm 2019 và mơ hình này đang đứng trước nguy cơ phá sản.
Thứ ba, trong dài hạn, thách thức lớn nhất đối với hoạt động của nền kinh tế chia sẻ
chính là thói quen người tiêu dùng sau đại dịch đang thay đổi. Kinh tế chia sẻ là sự kết
hợp giữa nền tảng giao dịch ảo (online) và phương thức phân phối thực (offline), đòi hỏi
giữa người mua và người bán mặc dù có sự ẩn danh nhưng vẫn phải có sự tương tác và
chia sẻ. Hầu hết doanh nghiệp kinh tế chia sẻ phụ thuộc vào tâm lý người tiêu dùng, vốn
bị tác động mạnh vì việc giãn cách xã hội. Nhiều tháng thực hiện đóng cửa và các biện
pháp giãn cách xã hội, được cho là đã đánh thẳng vào một tính chất cốt lõi của kinh tế
14
chia sẻ - tính tương tác. Đây chính là một thách thức lớn của mơ hình kinh tế chia sẻ
trong dài hạn.
Kinh tế chia sẻ trước đây dựa vào sự chia sẻ mang tính cộng đồng, nhưng sau đại
dịch sẽ phát triển theo hướng cá nhân hóa nhiều hơn. Khách hàng sử dụng Airbnb có thể
cảm thấy bất an về nguy cơ lây nhiễm từ những khách hàng ẩn danh đã sử dụng dịch vụ
trước đó. Do đó, họ có thể quay lại sử dụng dịch vụ lưu trú truyền thống, của các tập
đồn như Hilton, Accor nơi có hệ thống kiểm soát, vận hành đem lại cảm giác an tồn
hơn Airbnb. Tương tự, khách hàng sẽ cảm thấy có rủi ro nếu như cho rằng trong số
những khách hàng đã sử dụng chiếc xe ô tô của dịch vụ Grab hay Uber trước đó có người
đã nhiễm bệnh. Điều này sẽ khiến người tiêu dùng có thể sẽ chuyển hướng sang sử dụng
phương tiện giao thông cá nhân thay vì dựa vào các dịch vụ chia sẻ như trước.
● Tác động tích cực
Bên cạnh những tác động tiêu cực, đại dịch Covid-19 cũng có những tác động tích
cực nhất định đến hoạt động của nền kinh tế chia sẻ.
Thứ nhất, xu hướng chuyển đổi số rõ ràng đã diễn ra nhanh hơn dưới tác động của
Covid-19, vì vậy kinh tế chia sẻ sẽ được hưởng lợi dưới danh nghĩa là những hoạt động
kinh tế dựa chủ yếu trên nền tảng số hóa. Ngồi ra, dưới ảnh hưởng của xu hướng hạn
chế tiếp xúc và giãn cách xã hội, nhu cầu các dịch vụ thanh tốn số hóa của người tiêu
dùng sẽ tăng lên, điều này buộc các công ty và tổ chức tài chính phải nhanh chóng tìm
kiếm các nỗ lực đổi mới kỹ thuật số. Hệ thống thanh tốn số hóa phát triển và hồn thiện
hơn, các dịch vụ của nền kinh tế chia sẻ lại càng được hưởng lợi.
Thứ hai, một số lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế chia sẻ lại khởi sắc. Lấy ví dụ
như hoạt động hỗ trợ mua và giao hàng của dịch vụ Grab Food hay Ubereats đang có
những sự phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh hạn chế tiếp xúc và giãn cách xã hội.
Ubereats có sự tăng trưởng doanh thu lên tới 135% trong quý III/2020, góp phần giảm
thiểu thua lỗ chung cho Uber trong giai đoạn hiện tại (Andrew, 2020).
Thứ ba, đại dịch khiến cho hoạt động nền kinh tế chia sẻ tối ưu và hiệu quả hơn.
Những mơ hình kinh tế chia sẻ hoạt động theo "phong trào" thiếu bền vững chắc chắn
sẽ bị xóa sổ trong giai đoạn này. Ví dụ, đối với mơ hình cho thuê căn hộ kiểu Airbnb,
nhiều người lại mua căn hộ mới để cho thuê, làm giá bất động sản tăng cao mà lại không
được sử dụng hợp lý. Tương tự, đối với mơ hình th xe của Uber, Grab, thay vì đúng
tinh thần kinh tế chia sẻ là tài sản (xe) chưa cần dùng đến sẽ được đưa ra phục vụ thì
15
nhiều người lại mua xe mới để chạy Uber, chạy Grab. Từ đó dẫn đến tài sản của xã hội
chẳng những khơng được tận dụng mà lại càng lãng phí hơn nữa. Tất cả những hành vi
thiếu hiệu quả này sẽ khó có thể kéo dài, chỉ những hoạt động mang lại lợi ích cốt lõi
thực sự mới tồn tại được trong giai đoạn khó khăn hiện tại.
Thứ tư, đại dịch kéo dài có thể khiến các hoạt động nền kinh tế chia sẻ biến đổi và
phát triển sáng tạo theo hướng mới. Ví dụ, Shouqi, một nền tảng gọi xe nhỏ cho các tài
xế và xe trống tại Trung Quốc đã chuyển sang dịch vụ giao hàng, hợp tác với hãng giao
đồ ăn Meituan và Hema - chuỗi siêu thị thực phẩm do Alibaba sở hữu. Hema cũng đang
đưa ra 1 sáng kiến mới tận dụng kinh tế chia sẻ hỗ trợ thị trường lao động - đó là “mượn”
lại nhân viên của các nhà hàng, rạp chiếu phim hay khách sạn đang tạm thời nghỉ việc
do dịch bệnh, để thực hiện đóng gói và phân loại hàng hóa (Ngọc Linh, 2020).
Qua phân tích trên về mơ hình kinh tế chia sẻ trên thế giới có thể nhận định rằng,
lợi ích đạt được của nền kinh tế chia sẻ là rất lớn. Cụ thể là tiết kiệm chi phí, giúp bảo
vệ mơi trường, tăng tính hiệu quả của nền kinh tế, giảm bớt sự lãng phí tài nguyên xã
hội và sự dư thừa năng lực của các sản phẩm dịch vụ. Đây chính là những yếu tố khiến
mơ hình nền kinh tế chia sẻ có những tiềm năng phát triển lớn mạnh hơn nữa trong tương
lai, sẽ không chỉ là một thị trường ngách hay một hiện tượng nhất thời mà là tương lai
của mơi trường kinh doanh tồn cầu.
Lợi ích lớn nhất của mơ hình kinh tế chia sẻ là tiết kiệm tài nguyên thông qua việc
sử dụng tiết kiệm tài sản trong tồn bộ vịng đời của nó. Chẳng hạn như các xe cá nhân
được dùng cho việc cung cấp dịch vụ cho Uber, Grab, Lyft v.v... giúp tiết kiệm tài
nguyên của tài sản. Một ví dụ khác như dịch vụ cho thuê thiết bị nông nghiệp của nền
tảng Trringo do Công ty ô tô Mahindra & Mahindra ở Ấn Độ cung cấp, cho phép nông
dân thuê được thiết bị, máy móc nơng nghiệp bằng cách gọi điện, góp phần thúc đẩy sự
phát triển vùng nơng thơn. Chỉ khoảng 15% trong số 120 triệu nông dân Ấn Độ có khả
năng chi trả để sở hữu thiết bị cơ khí nơng nghiệp. Vì vậy, nền tảng này đã cho phép
những nơng dân khác cũng có thể sử dụng được máy móc nơng nghiệp với chi phí thấp
hơn nhiều.
Theo nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới, việc thực hiện dịch vụ chia sẻ xe ơ
tơ ước tính sẽ giúp cắt giảm được 5 tấn tấn khí thải CO2 do các khâu sản xuất và bảo trì
xe ơ tơ hàng năm. Tại Hà Lan, việc chia sẻ một chiếc xe với 165 thành viên sẽ giúp cho
việc cắt giảm khí CO2 lên tới 85-175kg khí thải CO2 cho mỗi thành viên một năm.
16
Ngồi ra, diện tích dành cho dịch vụ đỗ xe được cắt giảm đến 29% do lượng xe ô tô
tham gia giao thơng giảm xuống, trong khi đó, tổng lượng nhiên liệu phục vụ cho ngành
giao thông giảm đi 17% hằng năm. Các hoạt động chia sẻ dịch vụ đi xe đạp tại Thượng
Hải sẽ giảm được lượng khí CO2 và NOx xuống 25 nghìn tấn và 64 tấn trong năm 2016
và 25% tổng lượng khí thải tồn châu Âu.
Đồng thời, các hoạt động kinh tế chia sẻ cũng có tác động tích cực tới mơi trường
thơng qua giảm phát thải khí nhà kính, giảm khối lượng các chất thải ra môi trường. Các
cơ chế bán lại, cho thuê, đồng sở hữu, cho thuê hoặc cho vay ngắn hạn… tất cả đều đạt
được giá trị lớn nhất là gia tăng được vòng đời sản phẩm. Sự chia sẻ quyền sở hữu ước
tính có thể cắt giảm một phần tư các chi phí cá nhân và một phần ba cho các năng lượng
phát thải cho sinh hoạt và sử dụng tài ngun. Các tính tốn được chỉ ra rằng, nếu các
mơ hình chia sẻ được thực hiện dưới các điều kiện thuận lợi, chi phí có thể tiết kiệm tới
7% và giảm lượng chất thải lên tới 20%. Khi tình trạng biến đổi khí hậu diễn biến ngày
càng khó lường, việc chia sẻ xe hơi có thể giúp giảm đến 37% lượng khí carbon thải ra
mơi trường.
Với các dịch vụ chia sẻ phịng, nhiều ví dụ chỉ ra rằng các đơn vị chia sẻ lưu trú làm
cơ sở cho việc cắt giảm việc sử dụng tài nguyên năng lượng, nước và diện tích sử dụng.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng dịch vụ chia sẻ lưu trú Airbnb cắt giảm được 20kg CO2 liên
quan đến việc sử dụng năng lượng qua các hoạt động lưu trú trên mỗi phòng trong vòng
một năm. Đối với việc lưu trú qua ngày, Airbnb cắt giảm từ 78-84% (ước tính 150330kB Tu) về phát thải CO2 so với việc đặt phịng qua khách sạn thơng thường. Theo
ước tính, lượng năng lượng sử dụng tại các khách sạn thường cao hơn 50% so với các
dịch vụ nhà ở, do đó sử dụng Airbnb cho các khu vực du lịch để giảm thải các tác động
tiêu cực đến môi trường là hết sức khả quan. Hiện nay, Airbnb đã có mặt ở 190 quốc gia
trên thế giới.
2.1.2. Thực trạng phát triển KTCS ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
Cùng với cuộc CMCN 4.0 và sự bùng nổ của các thành tựu phát triển khoa học công nghệ, công nghệ thơng tin, kinh tế chia sẻ đang có những bước phát triển đột phá
và được coi là yếu tố cốt lõi của nền kinh tế số. Mặc dù kinh tế chia sẻ chưa thực sự phát
triển ở Việt Nam nhưng việc cho thuê những tài sản ít sử dụng đã và đang tồn tại. Việt
Nam được coi là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển mơ hình kinh
tế chia sẻ. Theo khảo sát của Nielsen, cứ bốn người Việt Nam được phỏng vấn thì có ba
17
người cho biết thích ý tưởng kinh doanh về mơ hình kinh tế chia sẻ; 76% sẵn sàng tận
dụng các sản phẩm và dịch vụ chia sẻ; chỉ có 18% từ chối.
Mặc dù kinh tế chia sẻ chưa phát triển mạnh ở Việt Nam, nhưng mơ hình kinh tế
chia sẻ đã xuất hiện và có nhiều tiềm năng để phát triển. Một số loại hình kinh tế chia
sẻ đã xuất hiện ở Việt Nam, trong đó nổi lên ba loại hình dịch vụ:
Một là, vận chuyển hành khách với chia sẻ phương tiện giao thông: Trong lĩnh
vực vận tải ở Việt Nam, với sự phát triển của loại hình dịch vụ vận tải trực tuyến (Grab,
Uber, Go-Viet, Be, MyGo…) đã huy động được một lượng khá lớn lao động, ô tô, xe
máy của cá nhân, đơn vị kinh doanh tham gia vào cung cấp dịch vụ vận tải. Theo Bộ
Giao thông vận tải, trong giai đoạn 2016-2018 cả nước đã có 866 đơn vị vận tải với
36.809 phương tiện và thu hút hàng chục ngàn lao động tham gia vận tải hành khách
theo hợp đồng (Grab). Dịch vụ chia sẻ phương tiện giao thông như GrabTaxi và Uber,
Go Viet, Dichung, Fastgo, Be là các ứng dụng định vị tự động dùng để đặt và điều phối
xe trên điện thoại thông minh, hướng tới mục tiêu cải tiến thị trường taxi bằng khởi đầu
đơn giản, chi phí hiệu quả cho cả hai bên cung (công ty vận tải) và cầu (hành khách). Sử
dụng công nghệ thông minh, dịch vụ chia sẻ phương tiện giao thơng tối ưu hóa q trình
kết hợp giữa công ty taxi và hành khách. GrabTaxi và Uber là hai ứng dụng đặt xe được
sử dụng phổ biến và sớm nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, từ cuối tháng 3/2018, Grab công
bố việc mua lại hoạt động kinh doanh của Uber tại thị trường Đông Nam Á và đổi lại
chuyển nhượng 27,5% cổ phần cho Uber. Từ ngày 08/4/2018, toàn bộ khách hàng và tài
xế dùng Uber đã chuyển qua ứng dụng của Grab. Theo Báo cáo nghiên cứu năm 2019
của Google, Temasek Holdings và Bain&Co, quy mô thị trường gọi xe và giao đồ ăn
trực tuyến tại Việt Nam đạt doanh thu 1,1 tỷ USD vào năm 2019, tăng hơn 5 lần so với
năm 2015 (0,2 tỉ USD), và dự báo sẽ đạt 4 tỷ USD vào năm 2025. Điều đó cho thấy tiềm
năng của mơ hình kinh doanh này ở Việt Nam còn rất lớn.
Hai là, dịch vụ lưu trú, du lịch: Mơ hình Airbnb (dịch vụ chia sẻ nhà ở cho người
đi du lịch du nhập vào Việt Nam năm 2014. Năm 2015, các thành phố lớn như Thành
phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh cùng một số tỉnh, thành khác đã tham gia mạng
lưới Airbnb với số lượng phòng ngủ, nhà cho thuê trên 1.000 phòng. Trong lĩnh vực lưu
trú du lịch, ước tính đến tháng 1/2019 đã huy động được khoảng 18.230 cơ sở lưu trú
tham gia mơ hình Airbnb ở Việt Nam và còn nhiều cơ sở kinh doanh chia sẻ phòng ở,
phòng làm việc đăng ký ở các ứng dụng khác. Đến tháng 6/2019 đã có hơn 40.800 cơ
18
sở tham gia Airbnb. Theo thống kê, lượng khách tới Việt Nam tăng nhanh những năm
gần đây, Airbnb thật sự là môi trường kinh doanh lý tưởng. Để tạo sự yên tâm cho người
thuê nhà, ứng dụng Airbnb xác nhận danh tính chủ nhà thơng qua Facebook, số điện
thoại, hộ chiếu, chứng minh nhân dân và đặc biệt là thông qua sự phản hồi của những
người đã thuê nhà trước đó.
Mơ hình Triip.me đã biến những người địa phương bình thường thành một hướng
dẫn viên du lịch nghiệp dư. Triip.me cho phép bất kỳ ai cũng có thể tạo một gói sản
phẩm du lịch, đưa lên và bán cho khách du lịch trên trang web hoặc ứng dụng trên
iPhone. Triip.me được hình thành và xây dựng từ một nhóm người trẻ và đam mê du
lịch đến từ nhiều quốc gia với những nền văn hóa khác biệt nhau. Điểm chung lớn nhất
của Triip.me là nơi kết nối mọi người, chia sẻ kinh nghiệm về du lịch qua đó góp phần
bảo tồn văn hóa tại các địa phương.
Mơ hình Travelmob đăng tải thơng tin về việc cho th nhà, phịng ở trong thời gian
ngắn. Travelmob là trung gian giải quyết các giao dịch tài chính giữa hai bên chủ nhà
và người thuê nhà. Được thành lập từ năm 2012 tại Singapore, Travelmob hiện nay đã
được sử dụng ở hầu hết các điểm đến nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á và châu Á.
Việt Nam hiện cũng đã có phiên bản tiếng Việt của Travelmob tại địa chỉ
vn.travelmob.com. Dự báo thời gian tới, cịn nhiều ngành nghề hoặc nhóm ngành, dịch
vụ khác phát triển theo mơ hình kinh tế chia sẻ.
Ba là, dịch vụ cho vay ngang hàng (P2P Lending) - chủ yếu tập trung vào các
doanh nghiệp công nghệ tài chính (Fintech): Loại hình Fintech đang thu hút sự quan
tâm đặc biệt của các công ty, doanh nghiệp công nghệ lớn như FPT, Viettel, VNPT
thông qua các hoạt động trực tiếp và gián tiếp như đầu tư hình thành các công ty Fintech,
thành lập các quỹ đầu tư, vườn ươm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech. Các nhà
đầu tư nước ngoài cũng rất quan tâm đến thị trường cho vay tiêu dùng của Việt Nam,
trong số 100 công ty P2P Lending đã đi vào hoạt động chính thức và đang trong giai
đoạn thử nghiệm ở Việt Nam, phần lớn là các cơng ty của nhà đầu tư nước ngồi (Tima,
Trust Circle, Lendomo, Wecash, Interloan…); trong đó, một số cơng ty P2P Lending có
nguồn gốc từ Trung Quốc, Nga, Singapore, Indonesia.
Về bản chất, kinh tế chia sẻ là mơ hình kinh doanh tận dụng lợi thế của công nghệ
số, qua đó tiết kiệm chi phí giao dịch và tiếp cận một số lượng lớn khách hàng thông
qua các nền tảng số. Những lợi ích này tạo ra cơ hội cho Việt Nam trong việc thúc đẩy
19
phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, đồng thời cải cách bộ máy hành
chính theo hướng chính phủ số và cải cách thể chế, phát triển nền kinh tế số và tham gia
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Tuy vậy, Việt Nam cũng sẽ gặp những thách thức cũng không hề nhỏ như làm nảy
sinh các mối quan hệ mới trên thị trường (quan hệ 3 bên, thay vì 2 bên trong hợp đồng
kinh tế), tạo ra xung đột lợi ích với mơ hình kinh doanh truyền thống. Máy móc thơng
minh, trí tuệ nhân tạo đang thay đổi cách làm việc của con người dẫn đến một số nghề
nghiệp sẽ hoàn toàn biến mất.
Tổ chức Lao động quốc tế cho rằng, Việt Nam là quốc gia chịu rủi ro cao nhất trong
khu vực về việc làm do kinh tế chia sẻ với tỷ lệ ước tính khoảng 70%. Dù được xem là
mơ hình mang đến nhiều lợi ích cho xã hội nhưng trong một giai đoạn ngắn, nhiều doanh
nghiệp mới gia nhập cùng với những biến động khiến chính sách khơng thay đổi kịp.
Khi xu thế phát triển nhanh chóng các mơ hình kinh tế chia sẻ là khơng thể đảo ngược
thì việc điều chỉnh chính sách quản lý là cần thiết để khai thác điểm mạnh, đồng thời
hạn chế bất cập của kinh tế chia sẻ.
Kinh tế chia sẻ ngày càng được người tiêu dùng đón nhận rộng rãi, là nguồn cung
cấp tận dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực nhàn rỗi trong xã hội; tận dụng hiệu
quả về cả thời gian và tiết kiệm chi phí. Hiện một số loại hình kinh tế chia sẻ đã xuất
hiện, trong đó nổi lên ba loại hình dịch vụ kinh tế chia sẻ về dịch vụ vận tải trực tuyến
(như Grab, dichung, fastgo v.v...), dịch vụ chia sẻ phòng (như Airbnb, Travelmob,
Luxstay) và cho vay ngang hàng (P2P lending). Ngoài ra, nhiều dịch vụ khác cũng đã
được hình thành trên thực tế như trong dịch vụ du lịch, chia sẻ chỗ làm việc, gửi xe, chia
sẻ nhân lực…
Theo ước tính, cả nước có 866 đơn vị vận tải với 36.809 phương tiện tham gia thí
điểm dịch vụ vận tải trực tuyến. Khoảng 6.500 cơ sở tham gia Airbnb ở Việt Nam tính
đến tháng 6/2017 và còn nhiều cơ sở kinh doanh chia sẻ phịng đăng ký ở các ứng dụng
khác. Khoản phí đối với chủ nhà ở mức 3% tổng giá trị đặt phịng, phí thu khách đặt
phịng ở mức 6-12% và mức phí này sẽ hiển thị ln trong q trình khách sử dụng dịch
vụ. Mức phí này đảm bảo giá thuê phòng vẫn thấp hơn khoảng 30% giá đặt phòng khách
sạn qua các kênh truyền thống.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án thúc đẩy mơ hình kinh tế chia sẻ” tại
Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 12/8/2019. Mục tiêu của Đề án nhằm đảm bảo môi
20
trường bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh theo mơ hình kinh tế chia sẻ và
kinh tế truyền thống; đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và lợi ích hợp pháp của các bên
tham gia mơ hình kinh tế chia sẻ. Công tác quản lý cần lường định các rủi ro và xác định
trách nhiệm pháp lý của các bên tham gia mơ hình kinh tế này.
Để đáp ứng mục tiêu khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ mơi trường
khi thúc đẩy mơ hình kinh tế chia sẻ, Bộ Tài nguyên và Môi trường được Thủ tướng
Chính phủ phân cơng tổ chức nghiên cứu đề xuất các quy định, xác định rõ trách nhiệm
của các bên tham gia mơ hình kinh tế chia sẻ trong việc thực hiện các yêu cầu về sử
dụng, khai thác hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài ngun và Mơi trường Nguyễn Thế
Chinh cho biết, trong hoạt động kinh tế, vốn, lao động, khoa học và công nghệ, tài
nguyên thiên nhiên được xác định là những đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất.
Bên cạnh đó, các hoạt động kinh tế sẽ tạo ra chất thải thải vào môi trường - nơi tiếp nhận
chất thải đầu ra của hệ thống kinh tế. Tài nguyên thiên nhiên, môi trường tự nhiên chứa
đựng những giá trị nếu biết sử dụng khơn khéo thì sẽ không những không làm tổn hại
đến các giá trị đó mà cịn biến các giá trị đó thành đầu vào quan trọng cho sản xuất và
phát triển kinh tế. Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sẽ giúp
các doanh nghiệp, người dân và cộng đồng có mơi trường làm việc, mơi trường sống an
tồn, mang đến lợi ích về sức khỏe cho tất cả người dân.
Đối với các tổ chức kinh tế thì việc tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật môi
trường sẽ giúp không gặp rủi ro về pháp lý, thanh kiểm tra và chế tài xử phạt. Đặc biệt,
trong dài hạn khi doanh nghiệp đầu tư bài bản, có hệ thống vào công tác bảo vệ môi
trường sẽ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh do giảm thiểu chi phí sử dụng các
dạng tài nguyên thiên nhiên (ví dụ giảm thiểu chi phí sử dụng nước, tái sử dụng các chất
thải bỏ, xử lý biogas giúp giảm chi phí về nhiên liệu...), điều này sẽ góp phần làm tăng
“lợi nhuận - động lực chính của các tổ chức kinh tế” trong nền kinh tế thị trường. Hình
ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và quốc gia sẽ tăng lên. Sử
dụng các nhãn sinh thái, nhãn tiết kiệm năng lượng, nhãn sản phẩm đạt tiêu chuẩn, quy
chuẩn môi trường đã được nhiều doanh nghiệp sử dụng và xem như là một công cụ để
hấp dẫn khách hàng.
Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kinh tế - quốc tế ngày càng sâu và rộng, các tiêu
chuẩn kỹ thuật và việc chấp hành các quy định về môi trường trong các sản phẩm hàng
21
hóa xuất - nhập khẩu ngày càng được quan tâm và thể hiện chặt chẽ hơn trong các cam
kết hội nhập mà Việt Nam tham gia. Chính vì vậy, khi các tổ chức kinh tế, cộng đồng
dân cư đầu tư cho cơng tác bảo vệ mơi trường chính là góp phần nâng cao năng lực cạnh
tranh về các sản phẩm của doanh nghiệp trên tầm quốc tế, tránh được những thất bại khi
tiến hành các giao dịch thương mại quốc tế.
Trong bối cảnh vận hành của nền kinh tế dựa trên nền tảng của thể chế kinh tế thị
trường và các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng, doanh nghiệp được
xác định không chỉ là nòng cốt tạo ra sản phẩm cho xã hội và thúc đẩy thị trường phát
triển mà cịn có vị trí, vai trị hết sức quan trọng trong cơng tác bảo vệ môi trường, thực
hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Đòi hỏi phải tăng cường đầu tư
vào hoạt động bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh sẽ mang lại những lợi ích hết sức
tích cực cho chính các chủ thể của nền kinh tế như doanh nghiệp và cộng đồng, người
dân và quốc gia.
Trước những bối cảnh, các tiềm năng, áp lực đặt ra cho tài ngun, mơi trường trong
tiến trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tiếp theo đòi hỏi phải nghiêm túc nhìn nhận
lại từ thể chế, chính sách đến thực tiễn quản lý và vận hành của nền kinh tế nhằm tìm ra
các hướng tiếp cận, cách làm phù hợp hơn.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho rằng, “kinh tế chia
sẻ” là mơ hình kinh tế tư hữu mà cơng dụng, tính hiệu quả cao. Bộ Tài nguyên và Môi
trường thực hiện “Dự án điều tra, đánh giá, đề xuất các quy định, xác định rõ trách nhiệm
của các bên tham gia mơ hình kinh tế chia sẻ trong việc thực hiện các yêu cầu về sử
dụng, khai thác hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường”, hướng đến những đề xuất
thiết thực để đưa vào sửa đổi Luật Đất đai, Luật Bảo vệ mơi trường, Luật Khống
sản…và các quy định pháp luật khác.
Dự án sẽ chỉ ra được các cách tiếp cận phù hợp cho các mơ hình kinh tế chia sẻ sử
dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên cho giai đoạn phát triển tiếp theo của đất nước,
giảm thiểu các nguy cơ về an ninh phi truyền thống, đặc biệt là an ninh môi trường, giảm
thiểu các nguy cơ xung đột mơi trường, đảm bảo cơng bằng và góp phần đưa đất nước
đạt được các mục tiêu của phát triển bền vững đến năm 2030.
22
2.2. Thực trạng các mơ hình KTCS trong lĩnh vực dịch vụ bảo vệ môi trường tại
Việt Nam
2.2.1. Một số mơ hình phổ biến của KTCS trong lĩnh vực dịch vụ bảo vệ môi trường
ở Việt Nam
Ứng dụng phân loại rác tại nguồn - mGreen
● Giới thiệu doanh nghiệp
-
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng việt: Công ty cổ phần dịch vụ xã hội mGreen
-
Tên doanh nghiệp viết tắt: MGREEN., JSC
-
Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)
-
Mã số doanh nghiệp: 0108215561
-
Ngày bắt đầu thành lập : 04/04/2018
-
Người đại diện pháp luật : Lê Vân Long
-
Website: />
-
Địa chỉ Văn phòng Hà Nội: Tầng 2, số 3 Trần Khánh Dư, p. Phan Chu Trinh, Q.
Hoàn Kiếm, Hà Nội
-
Địa chỉ Văn phịng Tp.HCM: Tầng 4, Tồ Einfo, 5B Nguyễn Đình Chiểu, P.Đa
kao, Q.1, TP.Hồ Chí Minh.
● Lĩnh vực kinh doanh: Nước và vệ sinh môi trường
● Sản phẩm và dịch vụ: Ứng dụng phân loại rác thải
Ứng dụng phân loại rác tại nguồn dành cho cư dân. Cư dân thực hiện phân loại rác,
gọi người thu gom rác tái chế 1-2 lần/ tuần thơng qua App mGreen và tích điểm theo
khối lượng rác tái chế hoặc theo lần phân loại rác tuỳ khu vực triển khai. Điểm thưởng
đổi được nhiều phần quà, e-voucher có giá trị trên nhiều lĩnh vực: Tiêu dùng xanh, Mua
sắm, Du lịch, Giáo dục... trên cả nước và tại Ngày hội đổi quà của mGreen.
Ứng dụng nhận yêu cầu gọi thu gom dành cho người thu gom rác tái chế. Nhân viên
thu gom mGreen Collector được trang bị Ứng dụng mGreen Collector để nhận lịch gọi
thu gom rác tái chế, được cung cấp phương tiện làm việc và được hưởng Doanh thu từ
rác tái chế sau khi trích lại 1 phần để tặng thưởng cho cư dân.
App mPoint Shop dành cho cửa hàng liên kết với mGreen để đối sốt Mã ưu đãi,
tích điểm, đổi quà của chủ thẻ tích điểm mGreen. Đây là nền tảng cơng nghệ giúp doanh
nghiệp kinh doanh có trách nhiệm môi trường & cộng đồng từ Online to Offline qua hệ
thống Evoucher được phát hành App mGreen và đối tác liên kết khác.
23
● Các hoạt động của doanh nghiệp
Doanh nghiệp xã hội mGreen hiện đang triển khai và phát triển Giải pháp mGreen
– Ứng dụng Mobile App phân loại rác tại nguồn và thu gom rác tái chế được tích điểm,
đổi quà. mGreen hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ Mobile Coaliton Loyalty
Program và Tạo giá trị chia sẻ chung (Creating Share Valued) với nguyên tắc 3M =
Mobility + Money for All + Multistakeholder.
mGreen trở thành Đơn vị đi đầu cung cấp giải pháp công nghệ trong hoạt động phân
loại chất thải, quản lý thu gom, xử lý chất thải tái chế thông qua Evoucher trên nền tảng
Mobile Loyalty Coalition Platform, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh và phát triển
bền vững.
Đối với các hộ dân, dự án thực hiện:
-
Tổ chức hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về việc phân loại rác tại gia
đình, biến chuyển từ Ý thức đến Hành động.
-
Phát miễn phí sọt, túi đựng rác tái chế cho cư dân.
-
Cung cấp cho các hộ dân/ cơ quan ứng dụng mobile mGreen để gọi người thu
gom. Ứng dụng được tích hợp tính năng tích điểm, đổi quà để khuyến khích phân
loại rác.
Đối với đơn vị thu gom, dự án hỗ trợ các việc sau:
-
Cung cấp ứng dụng (mobile App) mGreenCollector để nhận yêu cầu thu gom rác
tái chế từ hộ dân.
-
Cung cấp phương tiện làm việc (đồng phục, cân, túi…) và tạo điều kiện thuận
lợi, kết nối và quản lý việc thu gom rác tái chế tại địa bàn.
Năm 2017, mGreen đã nhận được sự hỗ trợ từ Ban Quản lý Vườn ươm doanh nghiệp
CNTT đổi mới sáng tạo Hà Nội, tiến hành thử nghiệm tại Toà nhà Diamond Tower,
Spark Nam Cường. Thời gian tiếp theo, Dự án mở rộng sang các khu chung cư, đô thị
lớn tại Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng.
Vào 2018, mGreen triển khai chương trình “Phân loại và tái chế rác thải” tại các tòa
nhà dân cư và trường học tại khu đơ thị Vinhomes Central Park, quận Bình Thạnh thơng
qua ứng dụng trên smartphone. Hoạt động này nhằm xây dựng thói quen phân loại rác
tại nguồn cho người dân, hỗ trợ thu gom, xử lý rác tái chế thông qua ứng dụng trên
smartphone. Tuy nhiên, mục tiêu dài hạn của chương trình là hướng đến là sự phát triển
bền vững của các đô thị Việt Nam.
24
Giai đoạn 2018-2020, Giải pháp mGreen được triển khai ở 1000 tồ chung cư ở Hà
Nội, Hồ Chí Minh và 500 Cở sở chi đồn, văn phịng cơng sở trên cả nước với mơ hình
“Văn phịng xanh” trên 50% cư dân phân loại rác. Phát triển 1.000.000 đối tác ưu đãi,
liên kết với thẻ tích điểm mGreen trên cả nước trong tất cả các lĩnh vực: Ẩm thực, Mua
sắm, Du lịch, Giáo Dục, Sức khoẻ, dựa trên nền tảng Mobile Coalition Loyalty.
Giai đoạn sau năm 2020, Dự án được mở rộng ra khu vực dân cư và tỉnh thành khác.
Đồng thời Xây dựng và vận hành Nhà máy Phân loại Xử lý – sơ chế rác tái chế sau khi
thu gom.
Ứng dụng đô thị không rác - Grac
● Giới thiệu doanh nghiệp
-
Tên đầy đủ: Công ty CP Công Nghệ Grac
-
Tên viết tắt: Grac
-
Ngày thành lập: 03/2018
-
Địa chỉ: 5B Đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí
Minh
-
Website:
-
Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Trọng Minh
-
Sản phẩm và dịch vụ: Ứng dụng thu gom rác thải
+ Hỗ trợ quản lý và phân loại rác theo địa bàn
+ Cung cấp mạng lưới ve chai/đồng nát phế liệu
+ Liên kết các đơn vị thu gom rác phát sinh như rác xây dựng, hút hầm cầu,
rác có kích thước lớn
+ Tặng đồ
+ Cung cấp các thông tin về môi trường như ô nhiễm khơng khí, nước,…
+ Tư vấn các sự cố về mơi trường, hóa chất,…
+ Kết nối Sàn giao dịch các sản phẩm thân thiện môi trường.
-
Đối tượng sử dụng:
+ UBND Quận Huyện và UBND Phường Xã: sử dụng Web quản trị CMS
để quản lý đơn vị thu gom và hộ dân trong địa bàn.
+ Đơn vị thu gom vận chuyển rác sinh hoạt:
+ Ve chai/đồng nát công nghệ
+ Đơn vị hút hầm cầu, thu rác xây dựng,…
25