Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ TRONG NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ
TRONG NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

LÊ XUÂN BÁCH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Giải pháp phát triển mơ hình kinh tế chia sẻ trong ngành
du lịch Việt Nam

Ngành: Quản trị kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101

Họ và tên: Lê Xuân Bách
Người hướng dẫn: PGS, TS Đỗ Thị Loan

Hà Nội - 2019




i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu “Giải pháp phát triển mơ hình
kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch Việt Nam” là của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2019
Tác giả

Lê Xuân Bách


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tơi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc lịng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trước hết tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại
Thương cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tơi
trong suốt q trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS,
TS Đỗ Thị Loan người đã trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu
và hồn thiện đề tài.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hồn thiện
khơng thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tơi rất mong nhận được những ý kiến
của các thầy cô giáo cùng các bạn.

Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 20 tháng 05 năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Xuân Bách


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................ v
DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT ......................................................................vi
DANH MỤC HÌNH VẼ ......................................................................................... vii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN MƠ
HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ TRONG NGÀNH DU LỊCH ..................................... 9
1.1. Tổng quan về mơ hình kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch ............................... 9

1.1.1 Khái niệm kinh tế chia sẻ.................................................................................... 9
1.1.2. Khái niệm mơ hình kinh tế chia sẻ ................................................................ 11
1.1.3. Khái niệm mơ hình kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch ........................... 12
1.2. Các loại hình kinh tế chia sẻ chính ........................................................................ 13

1.2.1. Dịch vụ cho vay ngang hàng (Peer – to – peer lending) ............................ 14
1.2.2. Hoạt động gọi vốn cộng đồng (Crowdfunding)........................................... 14
1.2.3. Dịch vụ cho thuê nhà/căn hộ........................................................................... 15
1.2.4. Dịch vụ thuê chung xe ...................................................................................... 16

1.2.5. Hoạt đông thuê không gian làm việc chung (Coworking) ........................ 17
1.2.6. Thƣơng mại ........................................................................................................ 17
1.2.7. Chia sẻ tài năng và kiến thức (Knowledge and Talent Sharing) ............. 18
1.2.8. Dịch vụ mơ hình kinh tế chia sẻ ngách (Cho thuê xe đạp)........................ 18
1.3. Động cơ thúc đẩy kinh tế chia sẻ ............................................................................ 19

1.3.1. Sự phát triển của công nghệ ........................................................................... 19
1.3.2. Thƣơng mại “cộng đồng” ................................................................................ 20
1.3.3. Tình hình kinh tế khó khăn ............................................................................ 21
1.3.4. Sự bấp bênh trong giá cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.................... 22
1.4. Nội dung phát triển mơ hình kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch................... 24

1.4.1. Xây dựng mơ hình kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch ............................ 24
1.4.2. Phát triển mơ hình kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch ............................ 29


iv
1.5. Ảnh hƣởng kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch đối với kinh tế các quốc gia 31

1.5.1 Tích cực ................................................................................................................ 31
1.5.2. Tiêu cực ............................................................................................................... 33
1.6. Kinh nghiệm phát triển mơ hình kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch của một
số quốc gia trên thế giới – Bài học kinh nghiệm cho ngành du lịch Việt Nam..... 36

1.6.1. Kinh nghiệm phát triển mơ hình kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch của
một số quốc gia trên thế giới...................................................................................... 36
1.6.2. Bài học kinh nghiệm cho ngành du lịch Việt Nam ..................................... 46
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ
TRONG NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM ............................................................. 49
2.1. Thực trạng ngành du lịch Việt Nam hiện nay..................................................... 49


2.1.1. Điểm mạnh của ngành du lịch Việt Nam ..................................................... 53
2.1.2. Cơ hội ngành du lịch Việt Nam cần năm bắt .............................................. 55
2.1.3. Điểm yếu của ngành du lịch Việt Nam ......................................................... 56
2.1.4. Thách thức ngành du lịch Việt Nam phải đối mặt ..................................... 58
2.2. Thực trạng mơ hình kinh tế chia sẻ áp dụng vào ngành du lịch Việt Nam... 60

2.2.1. Thực trạng phát triển mơ hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam ................... 60
2.2.2. Các mô hình kinh tế chia sẻ chính đang có mặt trong ngành du lịch Việt
Nam ................................................................................................................................ 62
2.2.3. Ảnh hƣởng của mô hình kinh tế chia sẻ với ngành du lịch Việt Nam .... 66
2.3. Nhận xét chung .......................................................................................................... 69

2.3.1. Mặt tích cực........................................................................................................ 69
2.3.2. Mặt còn tồn tại và nguyên nhân..................................................................... 70
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ
TRONG NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM ............................................................. 74
3.1. Định hƣớng phát triển mơ hình kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch
Việt Nam .................................................................................................. 74
3.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển mơ hình kinh tế chia sẻ trong ngành du
lịch Việt Nam ..................................................................................................................... 75
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 88


v
TĨM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn “Giải pháp phát triển mơ hình kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch
Việt Nam” trước tiên đã bao gồm một số vấn đề lý luận về kinh tế chia sẻ trong
ngành du lịch như: Tổng quan về mơ hình kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch, Các

loại hình kinh tế chia sẻ chính, Động cơ thúc đẩy kinh tế chia, Nội dung phát triển
mơ hình kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch và luận văn nêu ra Ảnh hưởng kinh tế
chia sẻ đối với kinh tế các quốc gia. Tiếp đến là luận văn phân tích thực trạng mơ
hình kinh tế chia sẻ áp dụng vào ngành du lịch Việt Nam, trên cơ sở phân tích luận
văn nhận xét các mặt tích cực các mặt còn tồn tại và nguyên nhân của mơ hình kinh
tế chia sẻ. Tiếp đến tại chương 3 tìm hiểu kinh nghiệm phát triển mơ hình kinh tế
chia sẻ trong ngành du lịch của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm cho ngành du lịch Việt Nam. Dựa trên các cơ sở phân tích bên trên
luận văn đề xuất một số giải pháp phát triển mơ hình kinh tế chia sẻ trong ngành du
lịch Việt Nam.


vi
DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Việt

ADB

Ngân hàng phát triển châu Á

AFT

Diễn đàn Du lịch Đông Nam Á

ASEANTA

Hiệp hội du lịch Đông Nam Á


EU

Cộng đồng các nƣớc Châu Âu

FDI

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

KTCS

Kinh tế chia sẻ


vii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Tổng đóng góp và đóng góp trực tiếp của ngành du lịch cho nền kinh
tế thế giới từ năm 2006 đến 2017 …………………………………..…….………13
Hình 1.2: Mơ hình kinh tế chia sẻ căn bản ……………………….......…………24


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, thuật ngữ “kinh tế chia sẻ” được nhắc đến liên tục và
thường xuyên hơn, đặc biệt là trong các diễn đàn về kinh tế và thương mại. Trên
thực tế, mơ hình kinh tế này chỉ mới phát triển ở nước ngoài được hơn mười năm,
và chỉ du nhập vào Việt Nam từ vài năm gần đây. Ở Mỹ, mơ hình này chỉ thực sự
bắt đầu nở rộ vào năm 2008, khi nền kinh tế nước này gặp khủng hoảng, và do đó,
người dân phải thay đổi thói quen tiêu dùng của họ, để thích ứng với tình hình kinh
tế khó khăn. Tuy nhiên, mặc dù khơng có lịch sử phát triển và hoàn thiện lâu dài
như nền kinh tế truyền thống, mơ hình kinh tế chia sẻ đã thực sự gây được tiếng
vang, thu hút sự quan tâm chú ý khơng chỉ của người tiêu dùng mà cịn của các nhà
chức trách trên toàn thế giới.
Theo một khảo sát được thực hiện từ ngày 14/8 đến 6/9/2013 của Công ty
Nielsen với hơn 30.000 người tiêu dùng trực tuyến trên 60 quốc gia ở châu Á - Thái
Bình Dương, châu Âu, châu Mỹ Latinh, Trung Đông, châu Phi và Bắc Mỹ, kinh tế
chia sẻ có tiềm năng lớn để phát triển tại Việt Nam. Bởi theo như kết quả từ khảo
sát này, cứ bốn người Việt Nam được hỏi thì có ba người cho biết, họ thích ý tưởng
về mơ hình kinh doanh này và 76% cho biết sẵn sàng tận dụng các sản phẩm và
dịch vụ chia sẻ.
Có nhiều lí do khiến kinh tế chia sẻ nở rộ nhanh chóng ở Việt Nam, một
trong số đó là do thói quen tiêu dùng bị ảnh hưởng nhiều bởi giá cả của người Việt.
Tuy nhiên, một điều hồn tồn khơng thể phủ nhận là kinh tế chia sẻ đang nhận
được rất nhiều sự quan tâm từ nhiều nhóm lợi ích, như các nhà chức trách, các nhà
nghiên cứu kinh tế, chủ doanh nghiệp cũng như những người dân trực tiếp tham gia
vào mơ hình kinh tế này, đặc biệt là từ khi những ông lớn trong nền kinh tế chia sẻ
nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Một số thống kê và nghiên cứu cho thấy, các
doanh nghiệp nước ngoài này đã nhanh chóng bành trướng tại thị trường Việt Nam.
Hiển nhiên, với cách sử dụng đơn giản, chi phí và thời gian được tiết kiệm, những
cái tên như Uber, Grab, Airbnb, … đã khơng cịn xa lạ với người dân Việt Nam, đặc
biệt tại các thành phố lớn.



2
Chính sự thâm nhập của các doanh nghiệp đa quốc gia này đã làm cho nền
kinh tế truyền thống của Việt Nam bị thay đổi, mà một trong số những ngành chịu
ảnh hưởng nặng nề nhất là du lịch. Du lịch được coi là một trong những ngành mũi
nhọn, được đầu tư phát triển ở Việt Nam. Hiện nay, du lịch Việt Nam được nhận
định là có tiềm năng phát triền phong phú, với sự tăng trưởng đều đặn qua từng
năm. Bởi vậy, việc thâm nhập của nền kinh tế chia sẻ này vào ngành du lịch nước ta
có thể mang lại nhiều thay đổi đáng kể, trong đó có nhiều cơ hội mới nhưng cũng
đồng thời đe dọa những công ty đang hoạt động và phát triển dựa trên nền kinh tế
truyền thống.
Do vậy, có thể nói, một mặt, du lịch Việt Nam có cơ hội hịa nhập và bắt kịp
với những xu thế kinh tế mới của thế giới. Tuy nhiên, mặt khác, những nhà làm luật
cũng như các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch của nước ta cũng
bối rối bởi sự thay đổi nhanh chóng và mới mẻ này. Thực tế cho thấy, không chỉ
riêng nước ta, mà nhiều nước khác trên thế giới cũng đang loay hoay tìm cách để
đưa những cơng ty hoạt động theo mơ hình kinh tế chia sẻ này vào khuôn khổ. Làm
thế nào để tránh thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, làm thế nào để đảm bảo quyền
lợi của những người tham gia kinh tế chia sẻ? Phải làm sao để tạo ra môi trường
cạnh tranh cơng bằng giữa những doanh nghiệp định hướng mơ hình kinh tế chia sẻ
và các doanh nghiệp hoạt động dựa trên mơ hình kinh tế truyền thống? Hay phải sửa
đổi bổ sung những văn bản luật hiện hành như thế nào để vừa khơng bóp chết nền
kinh tế non trẻ này, vừa kiểm soát được những vấn đề tiêu cực của nó? Đó là một số
trong rất nhiều câu hỏi đặt ra cho những nhà làm luật, những cấp quản lý lãnh đạo
ngành du lịch Việt Nam nói riêng và các ngành khác nói chung.
Xuất phát từ những trăn trở đó, bài viết này được đưa ra để tìm hiểu những
khái niệm về kinh tế chia sẻ nói chung cũng như những nội dung áp dụng cho nền
kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch Việt Nam. Từ thực trạng hiện tại của du lịch Việt
Nam, những văn bản pháp luật hiện hành cũng như tham khảo cách giải quyết của

những nước khác trên thế giới, bài viết sẽ đưa ra những kiến nghị để phát triển
ngành du lịch Việt Nam trong nền kinh tế chia sẻ.
.


3
Đặt trong bối cảnh đó tác giả chọn đề tài: "Giải pháp phát triển mơ hình
kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch Việt Nam" cho luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Bởi kinh tế chia sẻ là một nền kinh tế non trẻ, với lịch sử phát triển ngắn,
khơng chỉ ở Việt Nam mà trên tồn thế giới, nên trên thực tế, so sánh với những vấn
đề kinh tế khác, chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu về đề tài này, đặc biệt là ở
Việt Nam.
Nghiên cứu phạm vi nước ngồi:
Tại các nước trên thế giới, đã có khá nhiều nghiên cứu về kinh tế chia sẻ
trong ngành du lịch. Ví dụ, đề án được viết ra bởi hai tác giả Kerstin Bremser và
Maria del Mar Alonso-Almeida trong Hội nghị Quản trị Quốc tế năm 2017 với tiêu
đề “Kinh tế chia sẻ và du lịch: Ánh sáng và bóng tối” phân tích những ảnh hưởng
của kinh tế chia sẻ lên ngành du lịch, không chỉ tập trung vào những mặt tốt mà cịn
cả những mặt tối của mơ hình kinh tế này.
Bài viết “Kinh tế chia sẻ trong thị trường du lịch: Cơ hội và Thách thức” của
Teresa Skalska năm 2017, những đặc điểm của kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch
được đưa ra. Ngoài ra, Jeff Hong đã đăng bài viết “Sự trỗi dậy của nền kinh tế chia
sẻ và tương lai của du lịch và ngành cơng nghiệp du lịch” trong tạp chí “Khách sạn
và Quản trị kinh doanh” năm 2018.
Nghiên cứu “Hy vọng trên nền kinh tế chia sẻ” của Judith Wallenstein and
Urvesh Shelat, 2017. Đây là bài viết đầu tiên trong ba bài viết về nền kinh tế chia sẻ
của Judith Wallenstein and Urvesh Shelat. Mục tiêu nghiên cứu của nghiên cứu là
tìm hiểu xem việc chia sẻ các chuyến đi, căn hộ và thậm chí cả quần áo là thời trang
đã qua sử dụng có phải là một xu hướng lâu dài và phù hợp cho các nhà lãnh đạo

doanh nghiệp. Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn hơn 25 nhà sáng lập và CEO của
các công ty khởi nghiệp kinh tế chia sẻ trên toàn cầu và khảo sát hơn 3.500 người
tiêu dùng ở Mỹ, Đức và Ấn Độ. Nghiên cứu này tập trung vào tìm ra các cơ hội
được tạo ra bởi nền kinh tế chia sẻ, thái độ của người tiêu dùng đối với việc chia sẻ
và các ngành công nghiệp có thể bị ảnh hưởng. Nghiên cứu tiếp theo của nghiên
cứu này sẽ xem xét các lựa chọn chiến lược mà kinh tế chia sẻ cung cấp, trong khi


4
nghiên cứu thứ 3 sẽ phản ánh về tương lai của việc chia sẻ trong nền kinh tế toàn
cầu và các mơ hình kinh doanh cụ thể có khả năng thành công.
Nghiên cứu “Nền kinh tế chia sẻ về cho thuê nhà và xe phát triển nhanh
chóng so với cho thuê truyền thống” của Codagnone, 2018. Doanh nghiệp sử dụng
kinh tế chia sẻ sử dụng bằng mơ hình ngang hàng trên nền tảng đang tăng tăng
trưởng mạnh mẽ, thu hút người đăng ký và sử dụng với tỷ lệ theo cấp số nhân, và
hình thức kinh doanh này lơi kéo từ những khách hàng truyền thống. Trong khi hình
thức kinh doanh cho thuê truyền thống ngành có khả năng biến mất bất cứ lúc nào
sớm, bởi sự tăng trưởng của này ngày càng chậm chạp. Ví dụ, trong khi thị trường
cho thuê xe truyền thống là dự kiến tăng trưởng với tốc độ là 2% năm năm 2017, thì
thị trường chia sẻ xe sẽ phát triển hơn nữa.
Nghiên cứu phạm vị trong nước:
Nền kinh tế chia sẻ mới du nhập vào Việt Nam vài năm gần đây, những cũng
đã có sự phát triển nhanh chóng. Đã có khá nhiều nghiên cứu trong nước về về chủ
đề này như:
Bài báo “Dịch vụ 'chia sẻ phòng' Airbnb lấy khách của khách sạn” của Như
Bình trên báo tuổi trẻ, 2018. Hiện có khoảng 6.500 cơ sở tham gia Airbnb ở Việt
Nam tính đến tháng 6-2017. Với giá rẻ hơn, chất lượng tốt, nhiều người đã chọn
phịng qua Airbnb thay vì khách sạn. Với giá trung bình mỗi phịng trên Airbnb
khoảng 35 USD/đêm trở lên, dịch vụ chia sẻ phịng có vẻ đang lấn thị phần của
khách sạn. Khác với khách sạn, khách và chủ trong giao dịch Airbnb đều có thể

đánh giá lẫn nhau sau mỗi lần thuê. khoảng vài năm gần đây các căn hộ dịch vụ cho
thuê, hay cho thuê phòng qua trang mạng Airbnb ở Việt Nam ngày càng nở rộ và
bắt đầu chia sẻ thị phần với thị trường lưu trú truyền thống.Vì lý do này khách du
lịch đến Việt Nam tăng mạnh trong năm 2016 nhưng giá phòng của các khách sạn 4
- 5 sao lại không tăng nhiều như đã từng thiết lập trong năm 2014. Airbnb đã bắt
đầu ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các khách sạn tại Việt Nam. “Airbnb là một
startup với mô hình kết nối người cần th nhà, th phịng trọ với những người có
phịng cho th trên khắp thế giới thông qua ứng dụng di động tương tự như ứng
dụng chia sẻ xe Uber. Tất cả việc thanh toán sẽ được thực hiện thông qua Airbnb,


5
sử dụng thẻ tín dụng và nhà trung gian này sẽ thu một khoản phí đối với cả người
cần đặt phòng và chủ nhà”.
Bài viết “Chưa thể thu thuế kinh doanh trên Airbnb” của Hồng Phúc, 2018,
trên báo Đầu tư. Một căn nhà, một tầng lầu, hoặc thậm chí một căn phịng cịn dư,
chủ nhân có thể đăng ký cho thuê trên Airbnb. Sau 9 năm xuất hiện, đã có trên
10.000 cơ sở lưu trú tại Việt Nam đăng ký và kinh doanh trên công ty công nghệ trị
giá 30 tỷ USD này, song chuyện thu thuế Airbnb là điều khơng tưởng. Airbnb
khơng chỉ có mạng lưới rộng khắp, giá hợp lý, thời gian linh hoạt và những trải
nghiệm như người dân địa phương, mà còn ở sự cọ xát, giao tiếp giữa người thuê và
người cho thuê (host). Tính đến cuối 2016, có khoảng 10.000 cơ sở lưu trú tại Việt
Nam được đăng ký và kinh doanh trên Airbnb. Nhưng đến nay, Cục thuế TP.HCM,
Sở Du lịch TP.HCM... chưa thể quản lý Airbnb. Một số công ty du lịch cịn khơng
biết Airbnb là gì. Theo đại diện Cục Thuế TP.HCM cho biết, từ tháng 5/2017, Cục
đã có kế hoạch quản lý các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực thương mại
điện tử mà Airbnb là ví dụ. Nhưng kết quả chưa đạt kỳ vọng và hiện cũng chưa thu
được thuế từ các đơn vị này. Cũng theo cục Thuế TP.HCM, trên địa bàn Thành phố
có 2.074 người cung cấp dịch vụ cho thuê phòng và căn hộ trên Airbnb. Trong đó,
nhóm cho thuê có nhiều hơn 1 đơn vị lưu trú chiếm 45%. Thu được thuế sẽ là động

lực để cơ quan chức năng “quản lý” Airbnb. Cũng từ đó, sự an tồn cho khách th
và trách nhiệm người cho thuê cũng được quản lý, tạo sự ổn định cho nền kinh
tế chia sẻ. Tuy nhiên, rất khó quản lý và thu thuế các cá nhân Việt Nam tham gia
kinh doanh trên www.airbnb.com, khi toàn bộ giao dịch được thực hiện trực tuyến
thông qua mạng Internet, không cần xuất hóa đơn hay thanh tốn bằng tiền mặt.
Bài báo “Người tiêu dùng đông nam á sẵn sàng với mơ hình kinh doanh chia
sẻ” của Hà Linh, 2017, Thời báo kinh tế. Khu vực Đơng Nam Á đang hình thành
nhiều cộng đồng kinh doanh theo hình thức chia sẻ tài sản cá nhân. Đặc biệt tại Thái
Lan, Philippines và Indonesia, người tiêu dùng rất thích tăng thu nhập bằng hình
thức cho thuê tài sản cá nhân này. Người tiêu dùng khu vực Đơng Nam Á đón nhận
hình thức kinh doanh chia sẻ này khá nhanh và hiệu quả, bốn trong năm thị trường
hàng đầu tại đây đã có nhiều cộng đồng sẵn sàng chia sẻ hoặc thuê các tài sản cá


6
nhân nhằm tiết kiệm và kiếm thêm thu nhập. Chỉ 12% người tiêu dùng tại Thái Lan,
13% tại Philippines, 18% tại Việt Nam, 14% tại Indonesia và 28% tại Malaysia là từ
chối chia sẻ tài sản cá nhân của mình. Singapore là thị trường khó tính nhất với mơ
hình kinh doanh này với 32% được hỏi vẫn chưa sẵn sàng chia sẻ tài sản cá nhân
của mình, ngang bằng với tỉ lệ trung bình trên tồn thế giới (trong việc chưa sẵn
sàng). Người tiêu dùng tại Indonesia đứng hàng thứ 2 và Philippines đứng hàng thứ
4 trên toàn thế giới về việc thuê hoặc chia sẻ các sản phẩm, dịch vụ từ mơ hình kinh
doanh này. Tám mươi bảy phần trăm (87%) người tiêu dùng tại Indonesia cho rằng
họ sẵn sàng tận dụng các sản phẩm và dịch vụ chia sẻ. Tỉ lệ này chiếm 85% tại
Philippines, 84% tại Thái Lan, 76% tại Việt Nam, 74% tại Malaysia, 67% tại
Singapore và 66% đối với người tiêu dùng toàn cầu. Nền móng cho sự xuất hiện của
mơ hình kinh tế chia sẻ chính là sự phát triển nhanh chóng của internet trong khu
vực. Sự kết nối giữa những người tiêu dùng với nhau là yếu tố chính cho mơ hình
kinh doanh chia sẻ này, do đó, mơ hình này có thể sẽ phát triển ở mức độ cao hơn
trong những năm sắp tới.

Có thể thấy, các cơng trinh nghiên cứu kể trên đã góp phần hệ thống hóa lí
luận, phân tích kinh tế chia sẻ nói chung cũng như ngành kinh tế chia sẻ trong
ngành du lịch trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nghiên cứu
nào đưa ra những giải pháp phát triển mơ hình kinh tế chia sẻ trong bối cảnh cụ thể
của ngành du lịch Việt Nam hiện nay. Do đó, đề tài “Giải pháp phát triển mơ hình
kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch Việt Nam” tuy có kế thừa một số vấn đề lý luận
từ kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch nhưng không trùng với những đề tài đã nghiên
cứu.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về mơ hình kinh tế chia sẻ trong
ngành du lịch, đề tài phân tích thực trạng phát triển mơ hình kinh tế chia sẻ trong
ngành du lịch Việt Nam và đề xuất một số giải pháp phát triển mơ hình kinh tế chia
sẻ trong ngành du lịch Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nêu trên, đề tài có những nhiệm vụ như sau:


7
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận nền kinh tế chia sẻ nói chung và kinh tế
chia sẻ trong ngành du lịch nói riêng.
- Xây dựng mơ hình kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch Việt Nam
- Tập trung đánh giá thực trạng ngành du lịch Việt Nam cũng như thực trạng
phát triển của các doanh nghiệp hoạt động dựa trên mơ hình kinh tế chia sẻ trong
ngành du lịch Việt Nam trong những năm gần đây.
- Đưa ra một số giải pháp có tính khả thi cho các cơ quan thẩm quyền cho
liên quan nhằm phát triển ngành du lịch Việt Nam trong nền kinh tế chia sẻ, dựa
trên những cơ sở lý luận và thực trạng nêu trên.

5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu

Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến mơ hình kinh tế chia sẻ và
mơ hình kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Ngành du lịch Việt Nam
- Về thời gian: từ năm 2014 đến năm 2018
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài này
thuộc loại hình nghiên cứu khoa học lý thuyết ứng dụng, khi những cơ sở lý luận và
số liệu được tổng hợp và phân tích nhằm rút ra những bài học cho thực tế. Cụ thể là
những cơ sở lý luận về kinh tế chia sẻ và nghiên cứu về thực trạng kinh tế chia sẻ
trong ngành du lịch Việt Nam sẽ được tổng hợp và phân tích để đưa ra những giải
pháp hữu hiệu nhằm phát triển mơ hình kinh tế chia sẻ ngành du lịch nước nhà.
Luận văn được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu về lí thuyết và
thực tiễn liên quan đến kinh tế chia sẻ kết hợp với phương pháp phân tích và
tổng hợp.


8
Dữ liệu chính được sử dụng trong luận văn là dữ liệu thứ cấp, những dữ liệu
này được thu thập từ những nguồn cung cấp đáng tin cậy như trang thơng tin điện tử
chính thức của các Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính, …, các văn bản pháp luật
hiện hành liên quan đến ngành Du lịch Việt Nam cũng như các ban ngành liên quan
như Luật Du lịch (2017), Luật Nhà ở (2014), Luật Doanh nghiệp (2014), …
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phục lục, luận văn bao gồm 3 chương
như sau:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển mơ hình kinh tế chia
sẻ trong ngành du lịch
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển mơ hình kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch
Việt Nam

Chƣơng 3: Giải pháp phát triển mơ hình kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch
Việt Nam


9
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN MƠ
HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ TRONG NGÀNH DU LỊCH
1.1. Tổng quan về mơ hình kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch
1.1.1 Khái niệm kinh tế chia sẻ
Mặc dù vẫn còn trong giai đoạn trứng nước, nền kinh tế chia sẻ đã tăng
trưởng đáng kể trong những năm gần đây. Một thực tế rõ rệt là các công ty trẻ như
Uber và Airbnb đang sở hữu hàng ngàn khách hàng, mở rộng hoạt động tại hàng
trăm thành phố trên toàn thế giới và được định giá hàng chục tỷ đô la.
Cùng với sự ra đời và phát triển của Internet cũng như việc sử dụng dữ liệu
lớn, giờ đây, khoảng cách giữa chủ sở hữu tài sản có tài sản nhàn rỗi khơng sử
dụng, hoặc sử dụng ít và những người có nhu cầu sử dụng tài sản đó đang gần hơn
bao giờ hết. Số lượng ngày càng tăng của các nền tảng di động và trực tuyến đã
giúp kết nối một cách hiệu quả những cá nhân, tổ chức này với nhau. Thay cho
những doanh nghiệp, các cá nhân giờ đây hồn tốn có thể thực hiện hoạt động
quảng cáo, bán hàng hóa, dịch vụ cũng như tìm kiếm khách hàng của mình thơng
qua mạng lưới Internet khổng lồ.
Việc trao đổi giữa các cá nhân và tổ chức có thể được thực hiện trực tiếp trên
cơ sở ngang hàng, hoặc gián tiếp thông qua một bên trung gian, ví dụ như cửa hàng,
trang web hay ứng dụng; trực tuyến hoặc ngoại tuyến; miễn phí hoặc mất phí, trong
trường hợp này, “phí” có thể là “tiền”, “điểm” hay “dịch vụ khác”. Trong nền kinh
tế chia sẻ, vai trò của người tiêu dùng tồn tại dưới dạng hai mặt, vừa đóng vai trị là
bên thụ hưởng vừa đóng vai trị là bên cung cấp tài ngun.
Mặc dù có sự tăng trưởng nhanh chóng cũng như được phổ biến rộng rãi đến
người tiêu dùng, nhưng khái niệm này không có một định nghĩa chính thức nào. Bởi
vậy, “kinh tế chia sẻ” còn nhiều cái tên khác như “kinh tế hợp tác”, “kinh tế sản

xuất ngang hàng”, “kinh tế ngang hàng”. Bởi vậy, theo như Christopher Koopman,
Matthew Mitchell, and Adam Thierer, trong bài viết “Nền kinh tế chia sẻ và quy
định bảo vệ người tiêu dùng: Trường hợp thay đổi chính sách” của họ, nền kinh tế
chia sẻ được định nghĩa là “bất kỳ thị trường nào tập hợp các mạng lưới phân tán


10
của các cá nhân để chia sẻ hoặc trao đổi các tài sản khơng được sử dụng. Nó bao
gồm tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ được chia sẻ hoặc trao đổi cho lợi ích tiền tệ
và phi tiền tệ.”
Koen Frenken (2017), "Viễn cảnh nền kinh tế chia sẻ”, đã định nghĩa nền
kinh tế chia sẻ là “nơi người tiêu dùng trao quyền truy cập tạm thời tài sản vật chất
nhàn rỗi cho nhau, có thể là vì tiền.”
Benita Matofska (2016), “Kinh tế chia sẻ là gì?” nêu ra rằng “nền kinh tế
chia sẻ là một hệ sinh thái kinh tế xã hội được xây dựng xung quanh việc chia sẻ
tài nguyên vật chất và con người. Nền kinh tế này bao gồm việc tạo ra, sản xuất,
phân phối, thương mại và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của những người và tổ
chức khác nhau.”
Việc tồn tại nhiều định nghĩa của nền kinh tế chia sẻ có thể gây ra mơ hồ và
tranh cãi. Một ví dụ tiêu biểu cho sự bất đồng quan điểm giữa những học giả đó là
các dịch vụ cá nhân, như giúp việc hay trơng trẻ, có thể được tìm thấy thơng qua
nền tảng như TaskRabbit hay dịch vụ vận chuyển được cung cấp bởi các hãng như
Grab hay Uber, có được coi là một phần của nền kinh tế chia sẻ không. Một số
chuyên gia cho rằng các dịch vụ này nên được phân loại là một phần của nền kinh tế
theo yêu cầu.
Ngoài ra, chỉ riêng trong các định nghĩa nêu trên, đối tượng được đề cập
trong nền kinh tế chia sẻ đã có sự khác biệt. Một số chỉ đề cập đến “các cá nhân”,
trong khi có những định nghĩa cho rằng ngay cả giao dịch giữa doanh nghiệp với
doanh nghiệp cũng nằm trong nền kinh tế chia sẻ.
Koen Frenken và Juliet Schor (2016), ba đặc điểm xác định của nền kinh tế

chia sẻ là “tương tác giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng”, “quyền truy cập
tạm thời” và “hàng hóa vật chất”. Do đó, theo định nghĩa của họ, quá giang xe hoặc
đi chung xe thuộc nền kinh tế chia sẻ vì người tiêu dùng cũng đang sử dụng dịch vụ
(đi xe) và chỉ “bán” hoặc “trao đổi” những tài sản rảnh rỗi (chỗ ngồi còn lại) để lấy
vật chất khác (giảm chi phí bỏ ra).


11
Ngược lại, nếu khơng có người tiêu dùng (khách hàng) gọi Grab hay Uber, sẽ
khơng có chuyến đi nào được cung cấp bởi các tài xế hai hãng này. Bởi vậy, sự mở
rộng của Grab, Uber hay các hãng xe vận tải khác đang gắn liền với dịch vụ “thuê
xe” chứ không phải “chia sẻ xe”. Đây là bằng chứng cho thấy các giao dịch mà các
doanh nghiệp này với người tiêu dùng của họ đang tách rời khỏi nền kinh tế chia sẻ.
Tương tự, dịch vụ cho thuê nhà ở từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng
dựa trên nền tảng của Airbnb phù hợp với tiêu chí của nền kinh tế chia sẻ, nhưng
một người mua căn nhà thứ hai với mục đích cho khách du lịch thuê thì khơng phải
là một giao dịch thuộc nền kinh tế này.
Ngoài ra, dựa trên định nghĩa mà Koen Frenken và Juliet Schor đưa ra, eBay,
một nền tảng giao dịch lớn thường được coi là gắn liền với nền kinh tế chia sẻ, cũng
đang không hoạt động dựa trên nền kinh tế này, bởi các giao dịch giữa người tiêu
dùng với người tiêu dùng dẫn đến việc sở hữu hàng hóa “vĩnh viễn” chứ không phải
“tạm thời”.
Từ các định nghĩa đã được liệt kê ra, chúng ta có thể hiểu kinh tế chia sẻ
được xây dựng dựa trên nền tảng chia sẻ các tài sản vật chất rảnh rỗi giữa các cá
nhân và tổ chức, với mục đích là có lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận. Tác giả cũng
đồng ý với quan điểm của Koen Frenken và Juliet Schor, rằng kinh tế chia sẻ chỉ tồn
tại trên nền tảng “chia sẻ”. Nói một cách rõ ràng hơn, khi chủ sở hữu một tài sản
hoặc vật chất nhất định muốn chia sẻ tài sản hay vật chất của mình với những cá
nhân, tổ chức khác thì đó là kinh tế chia sẻ. Ví dụ, với trường hợp một người mua
một chiếc xe ô tô để phục vụ cho mục đích đi lại của chính anh ta, giờ đây khi anh

ta muốn tham gia làm tài xế Grab hay Uber để tận dụng sự “rảnh rỗi” của chiếc xe
thì đó là kinh tế chia sẻ. Tuy nhiên, nếu một người mua một chiếc xe chỉ để phục vụ
mục đích đưa đón khách với tư cách một tài xế Grab hay Uber thì lúc này khơng
cịn nền tảng chia sẻ tồn tại, đồng nghĩa với việc xa rời nền kinh tế chia sẻ.
1.1.2. Khái niệm mơ hình kinh tế chia sẻ
Trên thế giới, khái niệm “kinh tế chia sẻ” hoặc “mơ hình chia sẻ” đã xuất
hiện từ rất lâu, tuy nhiên phải đến năm 2009, mơ hình kinh doanh này mới thực sự
phát triển mạnh mẽ khi nền kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng, người dân buộc phải


12
thay đổi cách tiêu dùng để thích ứng với bối cảnh khó khăn. Việc chia sẻ những tài
nguyên sẵn có bằng các ứng dụng công nghệ cùng những khoản lợi nhuận khổng lồ
đem lại cho nhà cung ứng dịch vụ lẫn người cho thuê và sử dụng tài nguyên.
Một số ví dụ về mơ hình kinh tế chia sẻ nổi bật trên thế giới như:
- Mơ hình RelayRides: Đây là mơ hình chia sẻ xe ơ tơ trong cộng đồng, tận
dụng nguồn tài nguyên đang bị lãng phí là những chiếc xe ơtơ được tư nhân sở hữu.
- Mơ hình Airbnb: Mơ hình Airbnb chia sẻ nhà ở cho người đi du lịch, tận
dụng nguồn tài nguyên đang lãng phí là những căn phịng khơng dùng đến.
- Nền tảng Uber: Nền tảng Uber tận dụng nguồn tài nguyên ô tô, xe gắn máy
ít được đưa vào lưu thơng và người lao động không kiếm được việc làm trong cộng
đồng.
- Mô hình KickStarter: Cịn gọi là mơ hình gọi vốn từ cộng đồng để thực
hiện các dự án.
- Mơ hình cho vay trong cộng đồng Peer lending: Là mơ hình trong đó các
đối tượng trong cộng đồng cho vay lẫn nhau, không thông qua trung gian là ngân
hàng.
1.1.3. Khái niệm mô hình kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch
Như đã đề cập cụ thể trong phần trên, kinh tế chia sẻ dựa trên cơ sở chia sẻ
các tài sản dư thừa trong xã hội. Trong phần này, tác giả sẽ đi sâu và chi tiết hơn về

khái niệm mơ hình kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch.
Có thể nói, mơ hình kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch là một trong dạng mơ
hình kinh tế chia sẻ nói chung. Tuy nhiên, vì phạm vi khái niệm là ngành du lịch,
nên các tài sản dùng để chia sẻ được đề cập trong khái niệm này bị giới hạn lại hẹp
hơn. Nói cách khác, kinh tế chia sẻ có thể được định nghĩa là một mơ hình kinh tế
dựa trên hoạt động ngang hàng (P2P) để đạt được, cung cấp hoặc chia sẻ quyền truy
cập vào hàng hóa và dịch vụ trong ngành du lịch dựa trên nền tảng trực tuyến.
Ngành du lịch tồn cầu khơng thể nhầm lẫn là ngành tự nhiên cho vay nền
kinh tế chia sẻ với tổng doanh thu đạt 1,6 nghìn tỷ đơ la trong năm 2017 dựa trên


13
các đặt phịng, làm cho nó trở thành một trong những lớn nhất và các ngành phát
triển nhanh nhất trên thế giới. Bao thanh toán trong cả trực tiếp và đóng góp kinh tế
gián tiếp, du lịch và du lịch hiện chiếm 10,2% GDP tồn cầu.

Nguồn:
Hình 1.1: Tổng đóng góp và đóng góp trực tiếp của ngành du lịch cho nền kinh tế
thế giới từ năm 2006 đến 2017
Những hàng hóa và dịch vụ góp phần chính vào ngành du lịch bao gồm các
loại hình dịch vụ cho thuê xe (Uber, Grab, …), cho thuê nhà ở (AirBnb, …), các
dịch vụ cho thuê hướng dẫn viên du lịch, … Các dịch vụ này có thể có phí hoặc mất
phí, tùy vào định hướng và tầm nhìn của cơng ty.
1.2. Các loại hình kinh tế chia sẻ chính
Cùng với sự phát triển tăng vọt của kinh tế chia sẻ, các nhà tiêu dùng cá nhân
cũng như tổ chức đã mở rộng việc “chia sẻ” đối với nhiều loại vật chất và dịch vụ
hơn. Luận văn này sẽ đề cập đến một số loại hình phổ biến và nêu ra ví dụ cụ thể về
các loại hình này, đặc biệt trong bối cảnh ở Việt Nam.



14
1.2.1. Dịch vụ cho vay ngang hàng (Peer – to – peer lending)
Đây là mơ hình trong đó các đối tượng trong cộng đồng cho vay lẫn nhau,
không thông qua trung gian là ngân hàng. Ví dụ, các làng xã, khu dân phố thành lập
quỹ chung dùng để hỗ trợ cho người trong khu gặp việc khẩn cấp. Hiện nay, cùng
với sự phát triển của Cơng nghệ tài chính (Fintech), loại hình này được mở rộng và
hoạt động dựa trên nền tảng tực tuyến. Qua loại hình này, mọi người được cung cấp
các dịch vụ cho vay trực tuyến với chi phí dịch vụ thấp hơn so với chi phí dịch vụ
cho vay theo kiểu truyền thống, vì chi phí hoạt động cơng ty cho vay P2P thấp. Nhờ
đó, nhà đầu tư (người cho vay) sẽ thu được lợi nhuận cao hơn so với gửi tiết kiệm
hay đầu tư vào bất cứ một sản phẩm nào khác của ngân hàng. Trong khi đó, người
vay lại được hưởng lãi suất thấp hơn (cho dù công ty cho vay ngang hàng đã khấu
trừ chi phí xây dựng hệ thống kết nối và đánh giá tín nhiệm online). Một trong
những lợi ích của mơ hình này là mở ra cơ hội tiếp cận vốn cho nhiều khách hàng,
đặc biệt những người không đủ tiêu chuẩn vay vốn ngân hàng. Khách hàng có thể
vay nhanh từ 1 đến 30 triệu đồng, thủ tục đơn giản, chỉ cần điền vào một mẫu đơn
xin vay trực tuyến có sẵn, chụp ảnh một số giấy tờ liên quan, chờ xác nhận và
khoản vay có thể được phê duyệt chỉ sau 15-30 phút. Nhờ tính nhanh chóng và tiện
lợi này mà hiện nay, loại hình kinh tế chia sẻ này đang phát triển rất rộng rãi trên
thế giới với những cái tên như Lending club, Prosper (Mỹ), Zopa, Funding Circle
(Anh), Dianrong, Lufax, Ppdai (Trung Quốc). Ở Việt Nam, mặc dù chưa có tài liệu
cấp phép nào cho nền tảng P2P, một số doanh nghiệp như Tima, Vaymuon.vn,
Mofin hay Lenbiz thực ra đang hoạt động dựa trên nền tảng này.
1.2.2. Hoạt động gọi vốn cộng đồng (Crowdfunding)
Gọi vốn cộng đồng/ Gây quỹ cộng đồng (Crowdfunding) là một hình thức
gây quỹ tập thể mà theo đó các cá nhân đóng góp tiền của họ, thường là thơng qua
Internet, để hỗ trợ cho các dự án hoặc sáng kiến do người khác/ tổ chức khác khởi
xướng. Hình thức gây quỹ quần chúng này được dùng để hỗ trợ cho rất nhiều các
hoạt động với mục đích khác nhau, như cứu trợ thiên tai, gây quỹ cho các nghệ sĩ,
thực hiện các chiến dịch chính trị, xúc tiến các dự án phim ảnh, phát triển phần

mềm tự do, phát triển các sáng chế, nghiên cứu khoa học, và thực hiện các dự án


15
phúc lợi. Trong đó, ba nhân tố tạo nên mơ hình này là: người khởi xướng dự án
và/hoặc dự án được tài trợ; các cá nhân hoặc nhóm người ủng hộ ý tưởng này và
một “môi trường” (platform) mang các bên đến với nhau để khởi động ý tưởng.
Chỉ qua vài năm phát triển, loại hình này đã có mặt trong hầu hết các lĩnh
vực, miễn là lĩnh vực đó có dự án mang tính khả thi và được cộng đồng đón nhận.
Dạo một vịng các trang web hoạt động trong lĩnh vực “gọi vốn cộng đồng” trên thế
giới như KickStarter, IndieGoGo, GoFundMe, CircleUp, ... ta có thể thấy vơ vàn
loại hình và lĩnh vực mà các dự án mời gọi gây quỹ: từ phim ảnh, ca kịch, chương
trình từ thiện, dự án dân sinh, game đến nghiên cứu khoa học, bất động sản, khởi
nghiệp … Ở Việt Nam hiện nay cũng có khá nhiều trang web lập nên để làm “mơi
trường” cho gọi vốn cộng đồng phát triển. Ví dụ như Firststep.vn, Fundingvn.com,
Fundstart.vn, … Các trang web này, mặc dù đều hoạt động dựa trên nền tảng “góp
vốn cộng đồng”, nhưng tập trung vào những mục đích đặc biệt cụ thể khác nhau. Ví
dụ đối với Firststep.vn, bạn có thể chia sẻ những ý tưởng, dự án có ích cho cộng
đồng, thì Fundingvn.com chỉ chấp nhận các vấn đề liên quan đến nguồn vốn và kinh
doanh.
1.2.3. Dịch vụ cho thuê nhà/căn hộ
Cũng giống như các loại hình trọng nền kinh tế chia sẻ khác, dịch vụ cho
thuê nhà/căn hộ hoạt động dựa trên nền tảng “chia sẻ”, trong đó chủ nhà sẽ chia sẻ
nhà ở cho người đi du lịch, tận dụng nguồn tài nguyên đang lãng phí là những căn
phịng khơng dùng đến, để đổi lại giá trị khác, có thể là vật chất hoặc phi vật chất.
Điều đáng nói là những căn phịng hay chỗ ngủ này khơng phải do một chuỗi khách
sạn nào đó cung cấp mà do các cá nhân. Những người cần thuê và chủ cho thuê
được kết nối nhờ Airbnb - một công ty có trụ sở tại San Francisco (Mỹ). Airbnb
cũng là một đại diện tiêu biểu cho dịch vụ này trên tồn thế giới. Thơng qua trang
web Airbnb, chủ sở hữu căn nhà cho thuê và người thuê nhà sẽ gặp được nhau và ký

kết hợp đồng thuê nhà. Sau giao dịch người thuê và người cho thuê cũng có thể
đánh giá lẫn nhau trên nền tảng này. Hiện nay, Airbnb được định giá gần 20 tỷ USD
và đã hiện diện ở rất nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.


16
So với cho th truyền thống, thì mơ hình Airbnb tận dụng nguồn tài nguyên
rảnh rỗi, giá thuê nhà định ra trên nền tảng Airbnb thường thấp hơn giá thuê phịng
khách sạn. Ngoải ra, người th nhà cịn có thể tiết kiệm chi phí khác bằng cách
được cho phép sử dụng các tiện ích y hệt như người sở hữu căn nhà như bếp, máy
giăt, … mà khơng bị tính thêm phí, hoặc phí rẻ hơn so với nhà hàng, khách sạn. Lợi
thế này đã khiến cho Airbnb phát triển rộng khắp trên toàn thế giới, và ở thế cạnh
tranh khốc liệt so với dịch vụ nhà hàng, khách sạn truyền thống, đặc biệt ở phân
khúc tầm thấp và trung. Ở Việt Nam cũng có đại diện là Luxstay, được đầu tư vòng
hạt giống bởi quỹ Nhật Genesia Ventures.
1.2.4. Dịch vụ thuê chung xe
Nếu đại diện tiêu biểu của dịch vụ cho thuê nhà/ căn hộ là Airbnb thì khi
nhắc đến dịch vụ thuê chung xe, không ai không biết đến Uber hoặc Grab. Hai
doanh nghiệp khổng lồ này cũng đã có mặt tại Việt Nam và gây ra một cuộc cách
mạng đối với thói quen sử dụng xe thuê của người Việt. Các cơng ty thuộc loại hình
này tận dụng nguồn tài ngun ơ tơ, xe gắn máy ít được đưa vào lưu thông và người
lao động không kiếm được việc làm trong cộng đồng. Ví dụ như Uber, thời gian
đầu, Uber chỉ kinh doanh trong lĩnh vực xe hạng sang, sau đó mở rộng ra các lĩnh
vực khác như xe bình dân, xe SUV, vận chuyển … Mức giá của Uber thường rẻ hơn
các dịch vụ cung cấp bởi công ty truyền thống. Hiện nay, Uber được định giá 18,2
tỷ USD.
Tham gia mơ hình này, chủ sở hữu xe ô tô, xe gắn máy thực hiện việc đăng
ký trên nền tảng, làm bài kiểm tra khả năng lái xe. Khách hàng muốn đặt xe thông
qua nền tảng này sẽ chọn ứng dụng Uber, địa chỉ nơi đi, nơi đến và nhấn nút đặt xe,
ứng dụng này sẽ lựa chọn ngẫu nhiên một phương tiện gần với khách hàng nhất.

Khi đã kết nối, lái xe và người đặt xe liên lạc và thơng báo điểm đón thơng qua điện
thoại di động. Sau sử dụng dịch vụ, người lái xe và người sử dụng dịch vụ cũng có
thể đánh giá lẫn nhau trên nền tảng. So với taxi truyền thống thì với mơ hình này là
khách hàng sẽ biết trước số tiền mình định trả cho chuyến đi của mình, giảm thiểu
rủi ro lái xe cố ý đi đường vòng, đi sai đường tốn thêm chi phí cho khách hàng. Và
Uber và Grab có được một đội ngũ xe và lái xe hùng hậu mà không cần đầu tư như


×