Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Thực trạng thâm hụt ngân sách quốc gia và các giải pháp chính phủ sử dụng để giảm thâm hụt ngân sách giai đoạn 2007 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.18 KB, 34 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, thâm hụt ngân sách là vấn đề của mọi quốc
gia trên thế giới và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Việc xử
lý thâm hụt ngân sách là một vấn đề nhạy cảm, bởi vì nó không
những chỉ tác động trước mắt đến nền kinh tế của mỗi quốc gia mà
còn ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của đất nước. Trong bối
cảnh nền kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi, còn có nhiều biến
động…Việc tìm ra giải pháp để điều chỉnh thâm hụt ngân sách ở
các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là một
vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết. Ngân sách nước ta luôn trong
tình trạng thâm hụt trong thời gian dài và ngày càng tác động tiêu
cực đến nền kinh tế cũng như đời sống nhân dân. Đây chính là
nguy cơ khủng hoảng kinh tế, gia tăng lạm phát, gây mất niềm tin
của người dân và các nhà đầu tư. Những điều này sẽ gây khó khăn
cho Chính phủ trong việc thực hiện các chính sách tài khóa và tiền
tệ.
Vậy thâm hụt ngân sách là gì? Thực trạng vấn đề thâm hụt ngân
sách diễn ra ở Việt Nam trong các năm qua như thế nào? Giải pháp
nào để xử lý thâm hụt NSNN, ổn định vĩ mô nền kinh tế, thực hiện
hiệu quả các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế – xã hội,
tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát hiện nay? Bài tiểu luận
này với đề tài “Các biện pháp mà Chính phủ Việt nam sử dụng
để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2007 -
2011” là quá trình nghiên cứu nhằm tìm ra đáp án cho những câu
hỏi trên.
Những người thực hiện
Nhóm hai
Phần I: Lý thuyết
I . Khái niệm ngân sách nhà nước và thâm hụt ngân sách nhà
nước.
1 Khái niệm ngân sách nhà nước.


Ngân sách nhà nước (NSNN) là toàn bộ khoản thu chi của nhà
nước đã được các cơ quan thẩm quyền của Nhà nước quyết định và
thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và
nhiệm vụ của nhà nước.
Hoạt động chính của ngân sách nhà nước là thu và chi ngân sách.
Thu Chi
A. Thu thường
xuyên (thuế, phí, lệ
phí).
B. Thu về vốn (bán
tài sản nhà nước).
C. Bù đắp thâm hụt.
– Viện trợ.
– Lấy từ nguồn dự
trữ.
Vay thuần (= vay
mới – trả nợ gốc).
D. Chi thường xuyên.
E. Chi đầu tư.
F. Cho vay thuần
(= cho vay mới – thu nợ
gốc).
Bảng: Tóm tắt nội dung cân đối ngân sách nhà nước hằng n
Vai trò của ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt
động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất
nước
Quản lí điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Ngân sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu
kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc

quyền.
Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong
nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà chính phủ đã hoạch định để hình
thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển
ổn định và bền vững.
Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh
phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh
nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và
điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng
của điện lực, viễn thông, hàng không đến hoạt động kinh doanh
của các Doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các
doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để
chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh
tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn
kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho
sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu
hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn. Thông
qua hoạt động thu, bằng việc huy động nguồn tài chính thông qua
thuế, ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện vai trò định hướng
đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh
Về mặt kinh tế
kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo sự định hướng phát triển
kinh tế xã hội thông qua các công cụ thuế và thuế suất của nhà
nước sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển thu hút sự đầu tư
của các doanh nghiệp.ngoài ra nhà nước còn dùng ngân sách nhà
nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng tạo điều kiện và môi trường thuận
lợi cho các doanh nghiệp hoạt động thanh
Về mặt xã hội
vai trò điều tiết thu nhập giữa các tần lớp dân cư trong xã hội.Trợ

giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn
cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình
thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực
hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ
đồng bào bão lụt.
Về mặt thị trường
nhà nước sẽ sử dụng ngân sách nhà nước như một công cụ để góp
phần bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát.Nhà nước chỉ điều tiết
những mặt hàng quan trọng những mặt hàng mang tính chất chiến
lược. Cơ chế điều tiết thông qua trợ giá, điều chỉnh thuế suất thuế
xuất nhập khẩu, dự trữ quốc gia. Thị trường vốn sức lao động:
thông qua phát hành trái phiếu và chi tiêu của chính phủ. Kiềm chế
lạm phát: Cùng với ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ
thích hợp NSNN góp phần điều tiết thông qua chính sách thuế và
chi tiêu của chính phủ
2. Thâm hụt ngân sách Nhà nước.
Gọi B là hiệu số giữa thu và chi ngân sách, ta có:
B = T – G = tY – G.
Thâm hụt ngân sách (hay còn gọi là bội chi ngân sách nhà nước)
là tình trạng các khoản chi của ngân sách Nhà nước lớn hơn các
khoản thu, phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách. Trường
hợp ngược lại, khi các khoản thu lớn hơn các khoản chi được gọi là
thặng dư ngân sách.
Để phản ánh mức độ thâm hụt ngân sách người ta thường sử
dụng chỉ tiêu tỉ lệ thâm hụt so với GDP hoặc so với tổng số thu
trong ngân sách nhà nước.
VD: Thâm hụt NSNN năm 2009 là 155 900 tỷ đồng, tỉ lệ thâm
hụt so với GDP là 6.9 % (theo cách tính của Việt Nam).
3.Phân loại thâm hụt ngân sách Nhà nước.
Thâm hụt ngân sách Nhà nước là hiện tượng chi nhiều hơn thu,

thường được chia làm 3 dạng:
• Thâm hụt ngân sách thực tế: Là thâm hụt khi số chi thực tế
vượt quá số thu thực tế trong một thời kỳ nhất định.
G
B=0
B>0
B<0
T
Y
B<0: thâm hụt ngân sách
B>0: thặng dư ngân sách
B=0: cân bằng ngân sách
G
• Thâm hụt ngân sách cơ cấu: Đó là thâm hụt tính toán trong
trường hợp nếu nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng.
Các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy
biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội
hay quy mô chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng,
• Thâm hụt ngân sách chu kỳ: Là các khoản thâm hụt gây ra bởi
tình trạng của chu kỳ kinh tế, nghĩa là bởi mức độ cao hay thấp của
sản lượng và thu nhập quốc dân. .
Thâm hụt chu kỳ bằng hiệu số giữa thâm hụt thực tế và thâm hụt
cơ cấu.
Trong ba loại thâm hụt trên, thâm hụt cơ cấu phản ánh kết quả
hoạt động chủ quan của chính sách tài khóa như: định ra thuế suất,
phúc lợi, bảo hiểm…Vì vậy, để đánh giá đến chính sách tài khóa
phải sử dụng đến thâm hụt cơ cấu.
II. Tác động của thâm hụt ngân sách đến nền kinh tế.
1. Thâm hụt ngân sách và vấn đề tháo lui đầu tư.
Các biện pháp của chính sách tài khóa chủ động gây nên thâm

hụt cơ cấu và kéo theo hiện tượng tháo lui đầu tư.
Cơ chế tháo lui đầu tư: khi G tăng (hoặc T giảm) GDP sẽ tăng
lên theo hệ số nhân, nhu cầu về tiền tăng theo. Với mức cung tiền
cho trước, lãi suất sẽ tăng lên, bóp nghẹt một số đầu tư. Kết quả là
một phần GDP tăng lên có thể bị mất đi do thâm hụt cao kéo dài
kéo theo thóa lui đầu tư.
khi G tăng (hoặc T giảm)

AD tăng

Y tăng

cầu tiên tăng ( cung tiền không đổi)

I tăng

Đầu tư (I) giảm

AD giảm

Y giảm
Cơ chế tháo lui đầu tư
Có nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề quy mô của
tháo lui đầu tư. Điều phỏng đoán tốt nhất là: về mặt ngắn hạn, quy
mô của tháo lui đầu tư là nhỏ. Song về lâu dài, quy mô này có thể
rất lớn.
i
LM



LM
1
E
1
E
IS
1
IS

O Y
0
Y
1
Y
Nghiên cứu tác động của thâm hụt vào tháo lui đầu tư đưa đến
kết luận là: Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa
và chính sách tiền tệ.
2.Thâm hụt ngân sách – một trong những nguyên nhân gây
lạm phát.
“Lạm phát là sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian.”
Khi ngân sách thâm hụt lớn, chính phủ có thể in thêm tiền, giảm
lãi suất kích thích đầu tư làm cho tăng tổng cầu là nguyên nhân
gây ra lạm phát.Tác hại của lạm phát là rất lớn như phân phối lại
thu nhập và của cải một cách ngẫu nhiên, gây biến dạng về cơ cấu
sản xuất và làm việc trong nền kinh tế Như vậy, nghĩa là thâm
hụt NSNN gián tiếp gây ra các tác động trên làm tổn hại đến nền
kinh tế.
3.Thâm hụt ngân sách tác động đến cán cân thương mại.
Hiệu số giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong khoản giao dịch còn
gọi là cán cân thương mại. Các hoạt động xuất và nhập hàng hóa

không chỉ được đánh giá thông qua số lượng mà còn được đánh giá
thông qua tỷ lệ trao đổi. Tỷ lệ trao đổi ở đây là tỉ số giữa giá hàng
xuất khẩu của một nước và giá hàng nhập khẩu của bản thân nước
đó. Như vậy, nếu như giá xuất khẩu tăng lên một cách tương đối so
với hàng nhập khẩu thi cán cân thương mại sẽ được tăng cường
theo hướng tích cực và ngược lại (nếu như khối lượng hàng không
thay đổi).
Như ta đã phân tích ở trên, tình trạng thâm hụt ngân sách sẽ làm
cho lãi suất thị trường tăng. Lãi suất tăng làm cho giá trị đồng nội
tệ tăng giá, giá hàng hóa trong nước theo đó cũng tăng theo đó
cũng tăng làm giảm lượng hàng xuất khẩu. Trong khi tương ứng,
hàng hóa của đất nước khác sẽ rẻ tương đối so với nước đó, dẫn tới
việc tăng lượng hàng nhập khẩu. Vì vậy, thâm hụt ngân sách sẽ
gây ra tình trạng nhập siêu: Nhập vào lớn hơn xuất ra, việc sử dụng
hàng hóa sản xuất trong nước bị hạn chế, sản xuất gặp nhiều khó
khăn, tác động không ít tới sự tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, thâm hụt ngân sách còn ảnh hưởng tới đời sống toàn xã
hội. Việc chính phủ cắt giảm chi tiêu, trong đó có các khoản phúc
lợi xã hội có ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Mặt khác, do
các chính bù đắp thâm hụt ngân sách của nhà nước tác động tới
tâm lý và các khoản thu chi của người dân, khiến đời sống người
dân bị xáo trộn, từ đó tác động ngược trở lại nền kinh tế.
III. Các biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách
Khi thâm hụt ngân sách quá lớn và kéo dài, các Chính phủ đều
phải nghĩ đến các biện pháp hạn chế thâm hụt. Biện pháp cơ bản
thường dùng là tăng thu và giảm chi. Ngoài ra, còn có một số biện
pháp tài trợ cho ngân sách nhà nước khác như: vay nợ trong nước,
vay nợ nước ngoài, sử dụng dự trữ ngoại tệ và vay ngân hàng.
1. Biện pháp tăng thu ngân sách nhà nước
1.1.Tăng thuế

Sẽ có một mức thuế tối ưu cho phép nhà nước đạt số thu ngân sách
nhà nước từ thuế là lớn nhất. Khi thuế nằm dưới mức tối ưu này thì
tăng thuế sẽ làm cho số thu của ngân sách nhà nước tăng lên. Tuy
nhiên, nếu thuế suất đã cao hơn mức tối ưu thì thu ngân sách nhà
nước sẽ giảm đi. Lúc này việc tăng thuế sẽ làm giảm đầu tư tư nhân
dẫn đến nguồn thu của ngân sách nhà nước từ thuế sẽ giảm đi.
Ưu điểm của việc tăng thuế là khi còn trong vùng có thể chịu đựng
được thì việc tăng thuế sẽ làm tăng nguồn thu ngân sách, đồng thời
kích thích các đối tượng mở mang các hoạt động kinh tế, tăng khả
năng sinh lời, tăng lợi nhuận và một phần lợi nhuận đó sẽ được nộp
vào nhân sách nhà nước. Tuy nhiên nếu thuế suất đã nằm ngoài khả
năng chịu đựng của doanh nghiệp thì việc tăng thuế sẽ làm giảm đầu
tư, từ đó làm giảm nguồn thu của ngân sách nhà nước. Mặt khác,
việc tăng thuế sẽ thúc đẩy cạnh tranh không lành mạnh và trốn thuế,
lậu thuế.
Trên thực tế việc tăng thuế không phải là biện pháp dễ áp dụng và
rất tốn kém. Tăng thuế có khả thi hay không còn phụ thuộc vào sức
chịu đựng của nền kinh tế, phụ thuộc vào hiệu quả của hệ thống thu
thuế, phụ thuộc vào hiệu suất của từng sắc thuế. Trong thời kỳ kinh
tế suy thoái , hoạt động kinh tế mờ nhạt thì việc tăng thuế chỉ giúp
giảm bội chi ngân sách nhà nước trong ngắn hạn. Trong dài hạn,
tăng thuế sẽ khiến suy thoái ngày càng sâu sắc, nền kinh tế càng rơi
vào khủng hoảng. Việc tăng thuế sẽ cản trở hoạt đông sản xuất của
doanh nghiệp, làm tăng số lượng nợ đọng thuế của doanh nghiệp,
đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng tài chính không lành mạnh.
1.2 Vay nợ trong nước.
Vay nợ trong nước được Chính phủ thực hiện dưới hình thức phát
hành công trái, trái phiếu. Công trái, trái phiếu là những chứng chỉ
ghi nhận nợ của nhà nước, được nhà nước phát hành nhằm vay dân
cư, các tổ chức kinh tế - xã hội và các ngân hàng.

Ưu điểm:
Đây là biện pháp cho phép chính phủ có thể giảm bội chi ngân
sách nhà nước mà không phải phát hành thêm tiền mặt hoặc giảm dự
trữ quốc tế. Do vậy biện pháp này giúp kiềm chế lạm phát hiệu quả.
 Tập trung được khoản tiền nhàn rỗi trong dân, tránh được nguy
cơ khủng hoảng nợ nước ngoài, dễ triển khai.
Hạn chế:
Thứ nhất, viêc vay tiền trong dân chứa đựng nguy cơ làm giảm
đầu tư, kìm hãm các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Để vay được tiền trong dân thì chính phủ phải đa dạng hóa các
hình thức vay như phát hành trái phiếu, công trái, tín phiếu… Đồng
thời phải có nhiều biện pháp nhằm lôi kéo người dân như tăng lãi
suất, mở rộng ưu đãi về thuế thu nhập… Ngoài ra còn có hình thức
khác như vận động, tuyên truyền…để vay được tối đa nguồn tiền
trong dân cư.
Tuy nhiên, tổng lượng tiền mà người dân và các đơn vị có thể cho
Chính phủ vay bị giới hạn trong lượng tiền tiết kiệm của xã hội. Do
đó nếu Chính tiền phủ vay được nhiều thì lượng cho đầu tư sẽ giảm
đi. Như vậy, chưa biết Chính phủ làm được gì với số tiền huy đông
được nhưng xã hội đã mất đi một khoản tiền tương ứng để đầu tư
cho sản xuất và kinh doanh. Mục tiêu phát hành trái phiếu để có tiền
đầu tư công nhằm làm giảm suy thoái bị chính biện pháp này cản trở
ngay từ gốc.
Chính vì vậy, trong thời kỳ kinh tế đình đốn các nước đều tránh
các biện pháp làm giảm đầu tư tư nhân. Biện pháp tài trợ ngân sách
này chỉ nên dùng trong lúc nền kinh tế cường thịnh, tiền tiết kệm
trong dân nhiều. Lúc này, phát hành trái phiếu không ảnh hưởng quá
lớn đến đầu tư mà còn tạo ra trách nhiệm nộp thuế của công dân
trong tương lai.
Thứ hai, việc trả lãi trong tương lai sẽ là một gánh nặng nợ của

Chính phủ (trừ khi thâm hụt ngân sách bắt nguồn từ việc đầu tư cho
các dự án có lãi trong tương lai của Chính phủ).
Đặc biệt, khi nền kinh tế đang trong tình trạng lạm phát kéo dài,
giá trị thực của trái phiếu Chính phủ giảm nhanh chóng làm cho
chúng trở nên kém hấp dẫn. Chính phủ có thể sử dụng quyền lực của
mình để buộc các chủ thể khác giữ trái phiếu của mình. Điều này sẽ
làm giảm uy tín của Chính phủ và việc huy động qua kênh này trong
các năm sau sẽ trở nên khó khăn hơn. Cùng với đó là việc lãi suất
chưa đáp ứng được kỳ vọng của thị trường nên việc phát hành trái
phiếu rất dễ gặp thất bại. Hậu quả có khi cũng tệ không kém, thị
trường gần như không có tính thanh khoản.
1.3 Vay nợ nước ngoài.
Chính phủ có thể tài trợ thâm hụt bằng các nguồn vốn nước ngoài
thông qua nhận viện trợ nước ngoài hoặc vay nước ngoài từ các
Chính phủ nước ngoài, các định chế tài chính thế giới như Ngân
hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng phát
triển Châu Á (ADB), các tổ chức liên Chinh phủ, các tổ chức quốc
tế…
Viện trợ nước ngoài là nguồn vốn phát triển của các Chính phủ,
các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức quốc tế cung cấp cho chính
phủ một nước nhằm thực hiện các chương trình hợp tác phát triển
kinh tế - xã hội và hiện nay chủ yếu dưới hình thức không hoàn lại
ODA.
Vay nợ nước ngoài thưc hiên dưới hình thức: phát hành trái phiếu
bằng ngoại tệ mạnh ra nước ngoài, vay bằng hình thức tín dụng…
Ưu điểm: nó là một biện pháp tài trợ cho ngân sách nhà nước một
cách hiệu quả, có thể bù đắp được các khoản bội chi mà không gây
sức ép lạm phát cho nền kinh tế. Đây cũng là nguồn vốn quan trọng
bổ sung cho nguồn ốn thiếu hụt trong nước, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội.

Nhược điểm:
Thứ nhất, việc vay nợ nước ngoài sẽ khiến cho gánh nặng nợ nần,
nghĩa vụ trả nợ của chính phủ tăng lên, làm giảm khả năng chi tiêu
của chính phủ.
Thứ hai, vay nợ nước ngoài dễ khiến cho nền kinh tế bị lệ thuộc
vào nước ngoài. Thậm chí nhiều khoan vay, khoản viện trợ còn kèm
theo điều kiện về kinh tế, chính trị , quân sự khiến các nước đi vay
bị lệ thuộc nhiều.
1.4 Sử dụng dự trữ ngoại tệ.
Sử dụng nguồn dự trữ ngoại tệ của quốc gia (bao gồm ngoại tệ
mạnh và vàng) để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước. Đây là một
trong những giải pháp tương đối chu toàn vừa đảm ổn định tỷ giá
vừa đảm bảo không gây lạm phát. Tuy nhiên, biện pháp này không
khả thi với những nước có tỷ lệ dự trữ ngoại tệ thấp và tình trạng
mất kiểm soát đối với thị trường ngoại tệ chợ đen còn nghiêm trọng.
Thông tin nhà nước giảm dự trữ ngoại tệ sẽ khiến cho tình trạng đầu
tư găm dữ ngoại tệ trở nên phổ biến và điều này sẽ khiến cho những
cố gắng ổn định tỷ giá hối đoái thêm khó khăn.
1.5Vay ngân hàng (in tiền).
In tiền là biện pháp sử dụng khi ngân sách nhà nước thâm hụt quá
lớn. Khi Chính phủ in thêm tiền, lượng tiền danh nghĩa tăng lên và
là một trong nhưng nguyên nhân gây lạm phát. Trên thực tế, lượng
tiền mà chính phủ in ra không gây lạm phát lớn đến như vậy nhưng
do người dân biết chính phủ in tiền để bù thâm hụt ngân sách sẽ
khiến cho giá cả tăng hơn nhiều so với tác động của việc in tiền dẫn
đến lạm phát tăng vọt. Và một khi giá cả tăng lên thì thâm hụt mới
lại nảy sinh, đòi hỏi phải in thêm một lượng tiền mới và lạm phát
tiếp tục tăng vọt. Kiểu lạm phát xoáy ốc này thường xảy ra trong
thời kỳ siêu lạm phát.
Ưu điểm lớn nhất của biện pháp này là nhanh chóng bù đắp thâm

hụt ngân sách, không phải trả lãi và không tăng thêm gánh nặng nợ
nần.
Do in tiền có thể gây lạm phát rất lớn nên biện pháp này rất ít khi
được sử dụng đến trong giai đoạn hiện nay. Từ năm 1992, Việt Nam
đã chấm dứt hoàn toàn việc phát hành tiền cho thâm hụt ngân sách.
2. Giảm chi
E
1
E
Đây tuy là một biện pháp tình thế nhưng vô cùng quan trọng đối
với các nước bội chi ngân sách nhà nước và xuất hiện lạm phát.
cơ chế quản lý đầu tư công nghĩa là chỉ đầu tư vào những công
trình chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá cho sự phát triển
kinh tế - xã hội, đặc biệt là những dự án chưa và không hiệu quả thì
phải cắt giảm hoặc không đầu tư. Mặt khác bên cạnh tiết kiệm đầu
tư công thì cũng phải cắt giảm các khoản chi tiêu nếu các khoản chi
tiêu này là chưa hiệu quả và chưa thực sự cần thiết.
Chính phủ cũng cần cải thiện các nguồn thu ngân sách, tránh tình
trạng ngân sách phụ thuộc quá nhiều (tới hơn 40%) vào các nguồn
thu không bền vững từ dầu mỏ và thuế nhập khẩu như hiện nay.
nhân (hiện chiếm 2% tổng ngân sách của Việt Nam trong khi con số
này ở các nền kinh tế hiện đại đều lớn hơn 20%) và thuế bất động
sản
AD AD
1
AD
2
AS
L
AD

S
Y
1

Y
0
Y
Khi chính phủ giảm G( hoặc tăng T) sản lượng nền kinh tế giảm
Bên cạnh những giải pháp cấp bách, TP còn chú trọng những giải
pháp, như: Tập trung giải quyết thủ tục hành chính, tránh phiền hà
cho doanh nghiệp, người dân. Đào tạo nguồn nhân lực cho TP đáp
ứng được yêu cầu phát triển, nhu cầu của các nhà đầu tư sử dụng lao
động. Hay, giải quyết nhanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạn chế ách tắc
giao thông, tránh ảnh hưởng nặng đến các nhà đầu tư.
Phần II: Các biện pháp Chính phủ Việt Nam đã sử dụng để
bù đắp thâm hụt ngân sách trong giai đoạn 2007 – 2011
I. Thực trạng thâm hụt ngân sách nước ta giai đoạn 2007 -
2011
1. Thâm hụt ngân sách ở nước ta giai đoạn 2007-2011
Như chúng ta đã biết giai đoạn này, rất nhiều nước trên thế giới
đang lâm vào việc thâm hụt ngân sách nặng nề. ví dụ nước Mỹ
đang lâm vào tình trạng đấy. Bộ Thương mại Mỹ cho biết Trong
tháng Hai, nguồn thu của chính phủ liên bang đạt 103,4 tỷ USD
trong khi tổng chi là 335,1 tỷ USD, khiến ngân sách chính phủ liên
bang bị thâm hụt 231,7 tỷ USD. Đây là mức thâm hụt lớn nhất
trong một tháng, tăng 9,2% so với mức thâm hụt 222,5 tỷ USD của
tháng 2/2011.
Và Việt Nam cũng đang rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách
nặng nề.
Năm Số Bội chi Bội chi so

với GDP
2007 56.500 5%
2008 66.200 4,95%
2009 142.355 6,9%
2010 119.700 6,2%
2011 211.300 5.8%
Thâm hụt ngân sách Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2011
Nhìn vào số liệu trên ta thấy rằng trong giai đoạn từ 2007-2011
bội chi ngân sách của nước ta tương đối cao. Hầu hết là trên 5%.
Theo IMF thâm hụt ngân sách của Việt Nam tính bình quân cho
giai đoạn 2007-2011 là khoảng 4,8% của GDP, thâm hụt ngân sách
của Việt Nam cao nhất nếu so với các nước trong khu vực như
Trung Quốc (1,2%), Indonesia (0,8%), Malaysia (2,7%),
Philippines (2,8%) và Thái Lan (2%).
Thâm hụt ngân sách của Việt Nam và một số nước chấu Á
(2005 - 2009)
Theo các nhà kinh tế học nhận định rằng nề kinh tế nước ta còn
chịu nhiều những sự tác động do sự tác động mạnh mẽ của nền
kinh tế thế giới. trong đó thâm hụt ngân sách sẽ giảm nhưng vẫn
còn ở mức đáng báo động.
Chính việc bội chi ngân sách đã gây ra nhiều những tác động
nặng nề về lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô
2 Sự tác động của thâm hụt ngân sách tới lạm phát của nước
ta
Bội chi ngân sách của nước ta từ 2007 tới nay đều ở mức cao trên
5% (trừ 2008 là 4.9%) đã gây áp lực lên lạm phát
Trong tổng chi cho ngân sách thi tỉ trọng chi cho đầu tư và chi
cho các lĩnh vực xã hội luôn ở mức cao nhất là đầu tư cộng. Đặc
biệt là giai đoạn 2009-2010 nhằm ngăn chặn đà suy thoái kinh tế
do ảnh hưởng của cuộc suy thoái toàn cầu, đầu tư công tăng rất

nhanh, gây sức ép làm tăng tổng cầu và làm tăng lạm phát
Đồ thị miêu tả ảnh hưởng của việc tăng cầu tới lạm phát
Bởi vậy tỉ lệ lạm phát của nước ta ngày càng cao. Nó được biểu
hiện ở chỉ số tiêu dùng CPI
Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam giai đoạn
2007-2011
Đơn vị: %
năm
200
200
200
200
201
Tháng
CPI tháng 12 so tháng 12
6,6
12,
19,
6,5
11,
16,63
Trong đó: Hàng ăn và dịch
7,9
18,
31,
5,8
16,
23,18
Tốc độ tăng CPI bình quân
7,3

8,3
23,
6,9
9,2
18,16
Y
AS
L
AS
S
AD
1
AD
2
Y
*
AD
+ Giả sử ban đầu, nền kinh tế đạt trạng
thái cân bằng:
+ khi đầu tư công tăng lên thì AD dịch
chuyển từ AD
1
AD
2
, nghĩa là nền
kinh tế đang tăng trưởng nóng tỉ lệ
lạm phát tăng cao
Trong đó: Hàng ăn và dịch
8,4
11,

36,
8,7
10,
25,94
(Nguồn: số liệu công bố của Tổng cục Thống kê)
Theo Tổng cục Thống kê, giá tiêu dùng tháng 12 tăng tới 2,91%,
không những cao nhất so với các tháng trong năm 2007 (kể cả
tháng 2 là tháng có Tết Nguyên đán cũng chỉ tăng 2,17%), mà còn
tăng cao nhất so với tốc độ tăng trong tháng 12 của mười mấy năm
qua! Do giá tháng 12 tăng cao như vậy, nên tính chung 12 tháng
(tháng 12.2007 so với tháng 12.2006), giá tiêu dùng tăng 12,63%,
cao nhất trong 11 năm qua.
Với một số tiền 100 triệu đồng vào cuối 2006 nếu "bỏ ống" thì
đến cuối năm nay, tuy vẫn còn nguyên trên danh nghĩa là 100 triệu
đồng, nhưng nếu tính giá trị thực (sức mua) cuối năm trước thì còn
chưa được 88,8 triệu đồng. Nói một cách hình ảnh là "thuế lạm
phát" đã lấy đi mất trên 11,2 triệu đồng. Con số "lừng lững" này
cùng với con số nhập siêu khổng lồ (12,45 tỉ USD, bằng 25,6%
tổng kim ngạch xuất khẩu)
Nợ công tăng nhanh trong bối cảnh thâm hụt ngân sách cao và
kéo dài đã đe dọa tính bền vững của quản lí nợ công và gây áp lực
lên lạm phát, đây cũng là nguyên nhân chính khiến xếp hạng tín
nhiệm quốc gia của Việt Nam đều bị các cơ quan xếp hạng tín
dụng hạ thấp
Biểu đồ 13: Thâm hụt ngân sách Việt Nam giai đoạn 2005 -
2011
Nguồn: Bộ Tài chính
II.Các biện pháp Chính phủ Việt Nam đã sử dụng để bù đắp
thâm hụt ngân sách giai đoạn 2007 – 2011.
1.Biện pháp tăng thu

Theo dự báo mới nhất của Tổng cục Thuế (TCT), trong giai đoạn
2007 - 2011, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) ước đạt trên
1.400.000 tỷ đồng, tăng 85,4% so với giai đoạn 2001 - 2005, trong
đó, thu nội địa không kể dầu thô đạt khoảng 850.000 - 900.000 tỷ
đồng.
“Nguồn thu thuế và phí vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu
NSNN giai đoạn tới và ước đạt từ 92 - 94%”, TCT nhận định.
Trong đó, thu nội địa (không kể dầu thô) tiếp tục tăng trưởng cao
và giữ vai trò chủ đạo trong tổng số thu thuế và phí. Cụ thể, theo
dự báo của TCT, trong giai đoạn tới, số thu thuế nội địa tăng bình
quân hàng năm khoảng 14 - 16%, nâng tỷ trọng trong tổng thu
NSNN từ 53,7% ở giai đoạn 2001 - 2005 lên 60 - 63% trong giai
đoạn tới.
Xét theo góc độ cơ cấu thu từ khu vực kinh tế, dự báo của TCT
là thu từ khu vực DN chiếm tỷ lệ 73,1% trong tổng số thu nội địa
của giai đoạn 2007 - 2011. Thu từ khu vực DN có vốn đầu tư nước
ngoài (ĐTNN) tiếp tục tăng trưởng và dẫn đầu trong khu vực DN
với mức tăng bình quân khoảng 27,6%/năm. “Thu thuế từ khu vực
DN có vốn ĐTNN sẽ trở thành nguồn thu quan trọng của NSNN.
Đến năm 2010, khu vực này chiếm tỷ trọng tới 43,2% tổng thu từ
khu vực DN”, TCT dự báo. Số thu từ khu vực công thương nghiệp,
dịch vụ ngoài quốc doanh cũng sẽ có mức tăng trưởng mạnh trong
thời gian tới với tốc độ bình quân 18%/năm. Theo TCT, tuy đến
năm 2008, tốc độ tăng thu ở khu vực này sẽ chững lại do việc
chuyển một bộ phận cá nhân kinh doanh sang nộp thuế thu nhập cá
nhân, nhưng đến năm 2010, tỷ trọng thu từ khu vực này vẫn đạt
khoảng 22% trong tổng số thu từ khu vực DN. Trong khi đó, thu từ
khu vực DNNN chỉ tăng khoảng 6,9%/năm vào những năm tới do
không thành lập thêm DNNN và tiếp tục sắp xếp lại DNNN, thực
hiện ưu đãi thuế đối với DNNN chuyển đổi sở hữu…

2. Giảm chi
Số liệu từ tổng cục thống kê: Đơn vị: tỉ đồng
STT Chi
NSTW
Chi NSĐP Tổng
chi
Năm
2007
232.66
6
124.734 357.40
0
Năm
2008
294,718 175,415 470,1
33
Năm
2009
314,544 176,756 491,30
0
Năm 370,436 211,764 582,20
2010 0
Năm
2011
425,500 300,100 725,60
0
Các giải pháp giảm chi nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách nhà
nước:
Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công và chi thường xuyên từ
NSNN:

Đây là một giải pháp tuy mang tính tình thế, nhưng vô cùng quan
trọng với mỗi quốc gia khi xảy ra bội chi NSNN và xuất hiện lạm
phát. Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công có nghĩa là chỉ đầu
tư vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra
những đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt những dự
án chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm chí không
đầu tư. Mặt khác, bên cạnh việc triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư
công.
Cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng ưu tiên cho an sinh
xã hội; tăng chi có trong điểm cho phát triển nông nghiệp, nông
thôn và những vùng khó khăn.
Rà soát, xây dựng và hoàn thiện các định mức chi một cách khoa
học và hợp lý, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, tham nhũng, hạn
chế tình trạng thất thoát, lãng phí trong quá trình sử dụng quỹ ngân
sách.
Tinh giản và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.
Phải phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức lập
pháp, hành pháp, tư pháp, các mối quan hệ và cơ chế phối hợp
giữa các tổ chức đó với nhau, tinh gọn tổ chức, bộ máy và biên
chế; khắc phục sự trùng lặp, chồng chéo về chức năng làm ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của Nhà nước.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, hiện đại hóa nền
hành chính quốc gia, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính.
Tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức, chính sách tài chính
công, xây dựng chính phủ điện tử và từng bước hiện đại hóa nền
hành chính Nhà nước
Xây dựng đồng bộ, nâng cao chất lượng và tổ chức thực hiện có
hiệu quả hệ thống pháp luật và các chính sách phát triển kinh tế -
xã hội, thực hiện ngày càng tốt hơn an sinh và phúc lợi xã hội.
Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt chiến lược quy hoạch và bằng

các nguồn lực, các chính sách hướng các quá trình phát triển kinh
tế - xã hội và hệ thống kinh doanh vào những lĩnh vực và địa bàn
cần thiết, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của sự phát triển của đất nước.
3. Vay nợ
a, Vay nợ trong nước
Theo báo cáo của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, tính
đến ngày 31/12/2010, tổng số dư nợ công ở mức 1.122 nghìn tỷ
đồng, tương đương 56,7% GDP năm 2010 và dự kiến tổng số nợ
công sẽ ở mức khoảng 1.375 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 58,7%
GDP năm 2011. Ngoài ra, theo khuyến cáo của một số nhà kinh tế
và kinh nghiệm của một số nước thì nợ công ở mức 60% GDP là
giới hạn an toàn. Mặc dù vậy, xu hướng gia tăng các khoản nợ
công và nợ nước ngoài của quốc gia là đáng lưu ý, đặc biệt khoản
vay nước ngoài của các doanh nghiệp trong những tháng đầu năm
2011 do chính sách tiền tệ, tín dụng trong nước thắt chặt, huy động
vốn trong nước khó khăn.Cũng theo Cục Quản lý nợ và Tài chính
đối ngoại, đơn vị này đã và đang chủ động nghiên cứu để xây
dựng khuôn khổ pháp lý, có các đề xuất về hoạt động quản lý rủi
ro nhằm kiểm soát nợ công và nợ nước ngoài một cách hiệu quả.
Vay nợ trong nước được Chính phủ thực hiện dưới hình thức
phát hành công trái, trái phiếu. Công trái, trái phiếu là những
chứng chỉ ghi nhận nợ của nhà nước, là một loại chứng khoán hay
trái khoán do nhà nước phát hành để vay các dân cư, các tổ chức
kinh tế - xã hội và các ngân hàng.
Ở Việt Nam, Chính phủ thường uỷ nhiệm cho Kho bạc nhà
nước phát hành trái phiếu dưới các hình thức: tín phiếu kho bạc;
trái phiếu kho bạc; trái phiếu công trình.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm Số tiền vay trong nước để bù đắp bội chi ngân
sách nhà nước

Số bội chi

×