TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUN NGÀNH :ĐIỆN CƠNG NGHIỆP
TÌM HIỂU QUY TRÌNH XÂY DỰNG
HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 50001
Sinh viên thực hiện :
CAO MINH THỌ MSSV:111C660011
TRẦN ANH THƠ MSSV:111C660010
BÌNH DƯƠNG, THÁNG 5, NĂM 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG
NIÊN KHĨA 2011 – 2014
Tìm hiểu quy trình xây dựng Hệ thống quản lý
năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001
Ngành: KỸ THUẬT ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
Chuyên ngành: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn: THS.NGUYỄN BÁ THÀNH
Sinh viên thực hiện: CAO MINH THỌ MSSV:111C660011
TRẦN ANH THƠ MSSV:111C660010
Lớp:C11DT01
BÌNH DƯƠNG, THÁNG 5, NĂM 2014
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................. 6
Chương 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 7
1.1.Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 7
1.2.Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài. ............................................................ 7
1.3.Mục đích đề tài. .................................................................................................. 8
1.4.Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................... 8
1.5.Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài. ..................................................... 8
1.6.Cấu trúc đồ án. ................................................................................................... 8
Chương 2: TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
.................................................................................................................................... 9
2.1 Tiết kiệm năng lượng .......................................................................................... 9
2.1.1 Tại sao phải tiết kiệm năng lượng ................................................................. 9
2.1.2 Tiết kiệm năng lượng là gì? ........................................................................ 10
2.1.3 Tình hình sử dụng năng lượng .................................................................... 10
2.1.4 Các quy định pháp luật về năng lượng ........................................................ 17
2.1.5 Lợi ích của tiết kiệm năng lượng ................................................................ 18
2.2 Hệ thống quản lý năng lượng ............................................................................ 20
2.2.1 Hệ thống quản lý năng lượng là gì? ............................................................ 20
2.2.2 Lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản lý năng lượng ............................... 20
2.2.3 Trình tự xây dựng hệ thống quản lý năng lượng ......................................... 21
2.2.4 Người quản lý năng lượng .......................................................................... 21
Chương 3: GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN ISO 50001 .................................................. 21
3.1. Cấu trúc của Tiêu chuẩn .................................................................................. 21
3.1.1 .Giới thiệu vế ISO 50001. ........................................................................... 22
3.1.2 .Hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001 là gì? ................................. 23
3.1.3.Đối tượng áp dụng. ..................................................................................... 23
3.1.4.Lợi ích của việc sử dụng. ............................................................................ 23
3.2. Nội dung trình tự xây dựng Hệ thống quản lý năng lượng theo Tiêu chuẩn...... 24
3.2.1 Nội dung .................................................................................................... 24
3. 2.2 Trình tự xây dựng Hệ thống quản lý năng lượng theo Tiêu chuẩn .............. 25
Chương 4: XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 50001.............................................................................. 29
4.1 Đánh giá thực trạng .......................................................................................... 29
4.1.1 Các thành phần của Hệ thống quản lý NL ................................................... 29
4.1.2 Đánh giá và phân tích kết quả đánh giá thực trạng ...................................... 32
4.2 Thiết kế HTQLNL ............................................................................................ 35
4.2.1 Thành lập Ban quản lý NL.......................................................................... 35
4.2.2 Xây dựng chính sách NL ............................................................................ 36
4.2.3 Xây dựng các tài liệu HTQLNL ................................................................. 36
4.2.3.1 Các yêu cầu về hệ thống tài liệu ........................................................... 36
4.2.3.2 Kiểm soát tài liệu ................................................................................. 37
4.2.3.3 Kiểm soát hồ sơ.................................................................................... 37
4.3 Xem xét năng lượng ......................................................................................... 37
4.3.1 Xem xét năng lượng ................................................................................... 37
4.3.2 Kiểm toán năng lượng ................................................................................ 38
4.3.2.1 Kiểm toán năng lượng sơ bộ................................................................. 38
4.3.2.2 Kiểm toán năng lượng chi tiết và phân tích kiểm tốn .......................... 40
4.4 Xác định đường cơ sở năng lượng và các chỉ số hiệu suất năng lượng .............. 40
4.4.1 Xác định đường cơ sở năng lượng .............................................................. 40
4.4.2 Xác định các chỉ số hiệu suất năng lượng ................................................... 41
4.4.3 Hiệu suất tiêu hao năng lượng là gì? ........................................................... 41
4.4.4 Các bước xác định suất tiêu hao năng lượng ............................................... 41
4.5 Xây dựng mục tiêu và kế hoạch thực hiện......................................................... 42
4.5.1 Thiết lập mục tiêu TKNL ........................................................................... 42
4.5.2 Xây dựng kế hoạch triển khai ..................................................................... 45
4.6 Đánh giá, lựa chọn giải pháp tiết kiệm NL và đánh giá hiệu quả ....................... 45
4.6.1 Các bước đánh giá lựa chọn giải pháp ........................................................ 45
4.6.1 .1.Tiêu chí kỹ thuật ................................................................................. 45
4.6.1 .2 Tiêu chí tài chính ................................................................................. 45
4.6.2 Lựa chọn dự án ban đầu.............................................................................. 46
4.6.3 Các phương pháp đánh giá hiệu quả của giải pháp TKNL .......................... 47
4.6.3 .1.Đánh giá tại thiết bị ............................................................................. 47
4.6.3 .2.Đánh giá toàn khu vực/dây chuyền SX ................................................ 47
4.6.3 .3.Đánh giá toàn doanh nghiệp ................................................................ 48
4.6.3 .4.Đánh giá bằng mô phỏng ..................................................................... 48
4.7 Tạo động lực, đào tạo và tuyên truyền TKNL ................................................... 48
4.7.1 Động lực thực hiện TKNL .......................................................................... 48
4.7.2 Thông điệp và hình thức truyền thơng ........................................................ 48
4.7.3 Đào tạo nhân lực về TKNL......................................................................... 49
4.8 Đánh giá nội bộ HTQLNL ................................................................................ 50
4.8.1 Đánh giá hệ thống là gì? ............................................................................. 50
4.8.2 Nội dung đánh giá và các bước thực hiện ................................................... 50
4.8.3 Hoạt động sau đánh giá .............................................................................. 51
4.9 Dịch vụ TKNL và các nguồn tài chính ............................................................. 52
4.9.1 Các mơ hình dịch vụ TKNL ....................................................................... 52
4.9.1 .1.Nhà thầu trực tiếp ................................................................................ 52
4.9.1 .2. Đảm bảo tiết kiệm .............................................................................. 52
4.9.1 .3. Chia sẻ rủi ro ...................................................................................... 53
4.9.2 Các nguồn tài chính cho dịch vụ TKNL...................................................... 53
Chương 5: KẾT LUẬN............................................................................................. 55
Tài liệu tham khảo: .................................................................................................... 56
LỜI NÓI ĐẦU
Năng lượng là nguồn động lực cho mọi hoạt động sản xuất và đời sống của xã hội. Ngày
nay, cùng với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, mức tiêu thụ năng lượng của con người
càng ngày càng gia tăng. Các nguồn năng lượng hóa thạch như than đá, dầu khí, v.v..
đang dần cạn kiệt. Bên cạnh đó, việc sử dụng năng lượng truyền thống này tạo ra khí thải
điơxit cacbon, mêtan, bụi… gây ơ nhiễm mơi trường, tạo nên hiệu ứng nhà kính và là
nguyên nhân chủ yếu làm cho trái đất nóng lên.
Để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng cao, con người một mặt phải tăng cường
nghiên cứu, khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời,
năng lượng gió, năng lượng sinh khối, v.v.. đồng thời cần tăng phải sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả.
Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Bộ Giáo
dục và Đào tạo chủ trì dự án đưa giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào
nhà trường với đề cương môn học mới Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Việc làm luận văn cũng như việc tìm hiểu hệ thống quản lý năng lượng ISO
50001:2011 đã giúp cho em có được nhiều kiến thức bổ ích về thực tế bổ sung những
kiến thức cho công việc sau này.
Tuy nhiên do còn hạn chế về kiến thức kinh nghiệm thực tế tài liệu tham khảo,
thời gian thực hiện, nên tập luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong
thầy hướng dẫn cùng các thầy cơ bộ mơn góp ý xây dựng cho luận văn ngày càng hồn
thiện hơn.
Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1.Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống ngày nay, năng lượng là yếu tố quyết định trong mọi quá trình sản
xuất, lao động cũng như sinh hoạt của con người. Ngày nay, cùng với sự tiến bộ về khoa
học kỹ thuật, mức tiêu thụ năng lượng của con người càng ngày càng gia tăng. Trong
tương lai, các nguồn năng lượng hóa thạch như than đá, dầu khí, v.v..đang dần cạn kiệt.
Từ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ thậm chí đến nghiên cứu khoa học, khám phá thiên
nhiên đều cần năng lượng.
Năng lượng hiện đang là một nhân tố chủ chốt, đóng vai trị quan trọng trong mọi
hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp. Việc thiếu hụt năng lượng và chi phí dành cho
năng lượng ngày càng tăng đang dần trở thành một thách thức không nhỏ đối với mỗi
quốc gia và các doanh nghiệp trong việc đảm bảo đáp ứng các nguồn năng lượng phục vụ
cho những mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Trong khi việc tìm kiếm các nguồn năng
lượng mới, năng lượng tái tạo hay năng lượng thay thế sẽ phải mất nhiều thời gian thì
việc quản lý năng lượng hiệu quả nhằm giảm tiêu hao năng lượng và giảm chi phí năng
lượng đang trở thành một vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều người và các tổ
chức khác nhau.
Từ những nhu cầu thực tiễn của con người trong đời sống lao động và sản xuất tất
cả đều cần phải có năng lượng mà năng lượng đang là một chủ đề nóng do việc thiếu hụt
năng lượng ngày càng trở nên trầm trọng do khai thác quá mức và không đúng cách nên
con người cần phải đưa ra những biện pháp giải pháp cụ thể để góp phần giải quyết
những vấn đề về năng lượng. Vì vậy vào tháng 6 năm 2011, Tổ chức quốc tế về tiêu
chuẩn hóa (ISO) đã ban hành tiêu chuẩn quản lý năng lượng ISO 50001. Hệ thống Quản
lý năng lượng ISO 50001:2011 là một công cụ đắc lực cho mọi tổ chức, doanh nghiệp
trong việc thiết lập, áp dụng và duy trì Hệ thống Quản lý Năng lượng nhằm nâng cao hiệu
suất sử dụng năng lượng, đồng thời tạo cơ sở cho việc tự đánh giá, tự công bố sự phù
hợp, hoặc đánh giá và cấp chứng nhận về việc đáp ứng các chuẩn mực quản lý năng
lượng bởi các Tổ chức chứng nhận.
Thiết nghĩ việc tìm hiểu về Hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001 là cần thiết,
do đó chúng em chọn đề tài “ Tìm hiểu hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn
quốc tế ISO 50001: 2011” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
1.2.Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài.
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu tiết kiệm năng lượng về tiêu chuẩn quản lý năng
lượng ISO 50001-2011
Giới hạn đề tài: xây dựng và triển khai HTQLNL, trình bày về tiết kiệm năng lượng
và HTQLNL
1.3.Mục đích đề tài.
Tìm hiểu về HTQLNL và cách thức xây dựng triển khai HTQLNL
1.4.Phương pháp nghiên cứu.
Đọc và phân tích tài liệu
1.5.Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài.
Các giải pháp trong hệ thống năng lượng ứng dụng ngay trong thực tiễn, có thể
nhân rộng cho việc sản xuất nhằm sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả,
làm giảm chi phí sản xuất, đảm bảo về mơi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên
nhiên cho đất nước.
1.6.Cấu trúc đồ án.
Nội dung chính của phần đồ án bao gồm các chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Tiết kiệm năng lượng và Hệ thống quản lý năng lượng
Chương 3: Giới thiệu Tiêu chuẩn ISO 50001
Chương 4: Xây dựng và triển khai hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn
ISO 50001:2011
Chương 5:Kết luận
Tài liệu tham khảo
Chương 2: TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
2.1 Tiết kiệm năng lượng
2.1.1 Tại sao phải tiết kiệm năng lượng
Năng lượng là nguồn động lực cho mọi hoạt động sản xuất, là nhu cầu thiết yếu
trong sinh hoạt đời sống của con người, là yếu tố đảm bào phát triển kinh tế - xã hội của
quốc gia. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt năng lượng vẫn đang xảy ra, vẫn là hiện tượng phổ
biến khắp các nơi trên thế giới. Các quốc gia đã và đang đi tìm các giải pháp để có thể
cung ứng năng lượng một cách tốt nhất và đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những giải pháp mà xu
hướng các quốc gia trên thế giới ngay nay tính đến. Tiết kiệm năng lượng (Energy
Saving), bảo tồn năng lượng (Energy Conservation) hay hiệu quả năng lượng (Energy
Efficiency) là thuật ngữ thường được dung trong các tài liệu hiện nay, tuy có cách gọi
khác nhau nhưng đều có chung ý nghĩa là sử dụng năng lượng hiệu quả.
Cuộc khủng hoảng năng lượng đang trở nên hết sức cấp bách, không chỉ đe dọa
đến tăng trưởng kinh tế thế giới, mà còn đe dọa trực tiếp hồ bình, an ninh quốc tế.
Nguồn năng lượng hố thạch, món q cực kỳ q báu của thiên nhiên ban tặng con
người đang cạn kiệt.
Các số liệu tìm kiếm, thăm dị và nhận định về trữ lượng dầu tồn cầu của Văn
phịng Tổ chức kiểm sốt năng lượng Anh (EWG) tại Đức cho biết, dưới lòng đất chỉ cịn
có khoảng 1.255 tỉ thùng, đủ để cho con người sử dụng trong 42 năm tới. Với tốc độ khai
thác như hiện nay, trong vòng 30 năm nữa nguồn dầu lửa dưới lịng đất khơng cịn nhiều
và 50 - 60 năm nữa sẽ hoàn toàn cạn kiệt. Theo đó, thế giới sẽ chỉ sản xuất được 39 triệu
thùng dầu/ngày vào năm 2030 so với con số 81 triệu thùng/ngày như hiện nay.
Trong khi đó, theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), nhu cầu dầu lửa thế giới sẽ
tăng đến 116 triệu thùng/ ngày vào năm 2030 so với 86 triệu thùng/ngày như hiện nay.
Tức là vào thời điểm đó, thế giới chỉ được cung cấp chưa đến 1/3 nhu cầu dầu lửa. Than
đá và khí đốt cũng ở tình trạng tương tự. Theo ước tính của các chuyên gia, trữ lượng
than đá và khí đốt tự nhiên chỉ còn khoảng 909 tỉ tấn và sẽ cạn kiệt trong 155 năm.
Năng lượng chỉ có hạn, con người càng ngày càng sinh ra nhiều, nhu cầu năng
lượng ngày càng lớn, nếu ko sử dụng tiết kiệm và nghiên cứu các giải pháp năng lượng
mới, thì khủng hoảng năng lượng sẽ xảy ra.
2.1.2 Tiết kiệm năng lượng là gì?
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là việc áp dụng các biện phá quản lý và
kỹ thuật nhằm giảm tổn thất, giảm mứctiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị mà
vẫn bảo đảm nhu cầu, mục tiêu đặt ra đối với quá trình sản xuất và đời sống
2.1.3 Tình hình sử dụng năng lượng
Tổng quan về tình hình sử dụng năng lượng trên thế giới (cung – cầu):
Thế giới đầu những năm của thế kỉ 21 đang đứng trước nhiều vấn đề cần phải đối
mặt. Trong đó, vấn đề được xem là nóng bỏng nhất và thu hut sự quan tâm của các nhà
khoa học cũng như chính phủ các quốc gia la sự ấm lên của trai đất và khủng hoảng năng
lượng. Theo dự báo cơ quan thông tin về năng lượng (EIA) vào năm 2004, trong vòng 24
năm kể từ năm 2001 đến 2025, mức tiêu thụ năng lượng trên tồn thế giới có thể tăng
thêm 54%, ước tinh khoảng 404 nghìn triệu Btu(đơn vị nhiệt lượng) 2001 tới 623 năm
2025, mà nhu cầu chủ yếu rơi vào các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ ví
dụ như trung quốc hay ấn độ ở châu á.
(n
guồn IEA)
Hiện nay, nhiều quốc gia đã và đang tìm cách sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn và
tìm kiếm nhiều nguồn năng lượng thay thế, do vậy cường độ sử dụng năng lượng (energy
intensity) dự kiến sẽ suy giảm với tốc độ nhanh, trong đó cường độ sử dụng dầu sẽ giảm
nhanh hơn so với các nguồn năng lượng khác.
Dự báo dài hạn của PFC Energy, trong vòng một thập kỷ tới, thế giới sẽ đạt sản
lượng khai thác dầu cực đại vào khoảng 100 triệu thùng/ngày do những giới hạn tự nhiên
về trữ lượng dầu khí. Trong bối cảnh đó, phần nhu cầu dầu mỏ tăng sẽ chủ yếu do năng
lực sản xuất dự trữ của OPEC (hiện vào khoảng 4-5 triệu thùng/ngày) và Nga bù đắp.
Các phương án gia tăng sản lượng cho khối này hiện nay là phải gia tăng sản
lượng các vùng nước sâu, dầu nặng, khí thiên nhiên lỏng (NGL) và nhiên liệu sinh học ở
mức cao hơn độ suy giảm của sản lượng dầu truyền thống. Đây là những thách thức
không nhỏ cả về công nghệ lẫn nguồn vốn đối với những nước như Việt Nam.
Do khủng khoảng kinh tế chi phí tìm kiếm thăm dò bị cắt giảm, nhiều dự án bị đẩy
lùi tiến độ do tính kinh tế và khó khăn trong tiếp cận vốn, nguồn cung có thể sẽ thiếu hụt
nhẹ trong tương lai gần và kéo dài trong một thời gian.
Thị trường khí hiện tại và trong tương lai, sẽ khơng có đủ nguồn cung đáp ứng nhu
cầu năng lượng của châu Á – Thái Bình Dương.
Các thị trường khí phát triển nhanh là Trung Quốc, Ấn Độ, bên cạnh các nước
nhập khẩu lớn là Nhật Bản và Hàn Quốc. Đến 2015, Việt Nam, Pakistan, New Zealand sẽ
tham gia vào nhóm các nước nhập khẩu khí. Sau đó đến lượt Bangladesh, Philippines.
Các nước xuất khẩu chính là Australia, Indonesia và Malaysia. Chỉ có Papua New Guinea
sẽ tham gia vào nhóm các nước xuất khẩu vào năm 2015, nhưng khả năng tiếp tục xuất
khẩu đến 2030 (kể cả Malaysia) vẫn là một dấu hỏi.
Trong khi đó trên quy mơ tồn cầu nhu cầu khí trong nước của chính các nước
xuất khẩu khí cũng đang tăng mạnh. Điều này sẽ làm giảm khả năng tăng nguồn cung
trên quy mơ tồn cầu. Như vậy thị trường nhập khẩu khí rất cạnh tranh và sẽ có tác động
mạnh tới giá khí trong tương lai.
Liên quan tới lĩnh vực hạ nguồn, cùng với sự tăng trưởng của kinh tế, nhiều số liệu
cho thấy nhu cầu sản phẩm dầu của khu vực châu Á – Thái Bình Dương có xu hướng
tăng cao hơn các khu vực còn lại (châu Á đang chiếm tới 20% nhu cầu thế giới và dự
kiến sẽ tăng lên 24% trong vịng 10 năm tới). Trong khi đó, năng lực lọc dầu của các
cơng ty dầu khí quốc tế lại hạn chế ở khu vực này do những chính sách chưa hợp lý của
các Quốc gia đang phát triển.
Bên cạnh cơ hội này là thách thức do tính cạnh tranh trong khu vực rất gay gắt và
rủi ro, do lợi nhuận bên trong lĩnh vực này thấp và nguy cơ bị thuế CO2 do xu hướng
cộng đồng thế giới ngày càng quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu.
Theo tính tốn của các nhà khoa học, ngày nay nhìn chung tồn cầu mới chỉ có
khoảng 37% tổng mức cung cấp năng lượng sơ cấp được chuyển hóa thành năng lượng
hữu ích. 2/3 năng lượng bị mất mát trong q trình chuyển hóa, sử dụng. Khoảng 12 tỳ
toe (tấn dầu tương đương) năng lượng sơ cấp được khai thác vào năm 2010 (hình 1),
cung cấp cho thế giới khoảng 8 tỷ toe năng lượng tinh sơ cấp, trong đó chỉ có 4,5 tỷ
(37%) trở thành năng lượng hữu ích sau q trình chuyển hóa ở các thiết bị sử dụng năng
lượng cuối cùng. Như vậy, khoảng 7,5 tỷ toe (tương đương 314*1012 GJ) bị mất đi hang
năm, dưới dạng nhiệt năng ở nhiệt độ thấp và trung bình. [1]
Nếu như tốc độ kinh tế toàn cầu sớm hồi phục và giữ mức 2,7%/năm, tốc độ tang
trưởng nhu cầu năng lượng trung bình sẽ tang 1,7-1,9%/năm. Điều đó có nghĩa là vào
năm 2020, nhu cầu năng lượng sẽ tang so với những năm cuối thế kỷ 20 là từ 45-51% (
World Energy Assessment – IEA 2001).
Với mức độ khai thác như hiện nay, các nguồn năng lượng hóa thạch có khả năng
sẽ cạn kiệt trong khoảng 100 năm tới, trong đó nguồn dầu chỉ cịn dung trong 40 năm, khí
đốt cịn khoảng 60 năm (bảng 1.1).
Bảng 2.1 Tình hình khai thác năng lượng hóa thạch trên thế giới
Dầu
Trữ lượng đã chứng 1.258
Khí tự nhiên
tỷ 185.020 tỷ m3 826 tỷ tấn
minh
thùng
Khai thác hàng năm
29,9 tỷ thùng
Thời gian còn khai thác 41,4 năm
Than đá
Uranium
5,47
triệu
tấn
3,070 tỷ m3
7,08 tỷ tấn
44.000 tấn
60,3 năm
117 năm
132 năm
được
(Nguồn: BP Statistics- 2009; ECCJ – Energy Conservation Handbook 2009)
Tiêu thụ năng lượng đóng góp từ 25-30% tổng phát thải khí CO2 trong hoạt động
liênq liên quan đến năng lượng nói chung, chiếm 19-22% tổng phát thải CO2 do hoạt
động của con người và 10-12% góp vào tổng lượng khí nhà kính làm biến đổi khí hậu của
trái đất (Wiel 1998). Người ta hy vọng khoảng 15 năm tới, hiệu suất năng lượng có thể
tang them 25-35% ở các nước phát triển và 40% ở các nước đang phát triển (World
Energy Assessment 2001).
Hình 2.3 Tổng cung cấp năng lượng tồn cầu 1971 – 2020
Tình hình sử dụng năng lượng ở trong nước:
Theo tính tốn quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia, trong giai đoạn 20102020 nước ta sẽ mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụng nguồn điện
năng. Từ một nước xuất khẩu thành nước nhập khẩu năng lượng.
( Nguồn: Thống kê năng lượng Việt Nam năm 2008)
Hình 2.4 Lượng tiêu thụ năng lượng của Việt Nam năm 2008
Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng dân dụng và giao thơng vận tải
tình trạng lãng phí điện là rất lớn. Năng lượng tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm ở nhiều
ngành công nghiệp của Việt Nam cao hơn Thái Lan và Malaysia khoảng 1,5- 1,7 lần.
Chỉ tính riêng các khu cơng nghiệp- khu chế xuất (KCN- KCX) ở thành phố Hồ
Chí Minh thì lượng điện tiêu thụ chiếm gần 20% sản lượng điện tiêu thụ toàn thành phố.
Có thể nói, lượng tiêu thụ điện ở KCN- KCX là khá lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến lượng
điện năng của thành phố. Nguyên nhân chủ yếu là do trang thiết bị của các doanh nghiệp
cũ kỹ làm tiêu hao năng lượng trong quá trình sản xuất.
Theo đánh giá của Tập đồn Điện lực Việt Nam (EVN) thì việc sử dụng lãng phí
điện năng hiện nay đã đến mức báo động. Đặc biệt là ở các công ty, cơ quan nhà nước
như: khơng tắt đèn, quạt khi ra ngồi, để điều hòa ở nhiệt độ thấp hơn 25 độ C. Hệ thống
đèn chiếu sáng công cộng ở một số nơi cịn sử dụng bóng đèn thủy ngân cao áp, đây là
loại đèn có hiệu suất thấp nhưng tiêu hao năng lượng rất lớn. Lượng điện hoang phí cịn
phải kể đến đèn của các nhà hàng, khách sạn hay các biển quảng cáo trên cả nước.
Từ một nước xuất khẩu năng lượng nhưng đến năm 2009, nước ta đã phải nhập
khẩu điện lên 4,84% năm 2009 . Thực trạng đó đã đặt ra nhiều thách thức cho các ngành
chức năng là làm thế nào để giảm tải lượng điện năng tiêu thụ, đảm bảo và duy trì nguồn
điện ổn định cho các lĩnh vực.
Tiềm năng phát triển năng lượng trong nước: Để đáp ứng nhu cầu năng lượng
ngày càng tăng, ngoài việc chủ động đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất năng lượng
truyền thống và huy động các nguồn năng lượng mới thì một trong số các biện pháp giúp
giảm căng thẳng giữa cung và cầu là sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Việc sử
dụng năng lượng thiếu hiệu quả và lãng phí chính là tiềm năng tiết kiệm năng lượng
(TKNL) khi được đưa vào nề nếp.
Thực tế cho thấy khả năng tiết kiệm năng lượng của nước ta rất lớn, có lĩnh vực có
thể đạt tới 20%, thậm chí 30% - 35%. Ví dụ trong ngành cơng nghiệp sản xuất xi-măng,
sắt thép, đơng lạnh có thể đạt đến 20%, trong lĩnh vực dân dụng, giao thông vận tải có thể
đạt tới 30%, trong lĩnh vực xây dựng có thể đạt 30% - 35%. Theo Bộ Khoa học và Cơng
nghệ, chi phí năng lượng/chi phí sản xuất của ngành sản xuất gạch - ngói là 45-50%, tiếp
đến là gốm sứ (35-40%), giấy - bột giấy (20-25%), dệt may (20-25%), chế biến thực
phẩm (18-20%).
Khu vực sinh hoạt và dịch vụ có tiềm năng tiết kiệm cũng khơng nhỏ do tình hình
lãng phí năng lượng đang rất phổ biến. Tỉ lệ sử dụng điện trong lĩnh vực thương mại và
hộ gia đình chiếm khoảng 43% nhu cầu điện của Việt Nam và khoảng 15% tổng nhu cầu
năng lượng thương mại của Việt Nam.
Việc sử dụng năng lượng không hiệu quả có nhiều ngun nhân như cơng nghệ lạc
hậu, các thiết bị sản xuất cũ kỹ và chậm đổi mới, tỷ lệ hao hụt quá nhiều trong khâu
chuyển tải. Công tác quản lý việc sử dụng năng lượng trong doanh nghiệp chưa được chú
ý đúng mức và một điều rất quan trọng là sự thiếu hiểu biết, chưa có ý thức tiết kiệm
năng lượng ở mỗi tổ chức, cá nhân trong xã hội.
Triển vọng: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả gắn liền với mục tiêu an
ninh năng lượng và phát triển bền vững. Hiện nay, chủ trương sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả đã được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện chủ trương này, cần nhanh chóng hình
thành một thị trường về TKNL với sự tham gia của các đối tác: Chính phủ, doanh nghiệp
cung cấp năng lượng, nhà khoa học và người sử dụng năng lượng.
Ba lĩnh vực được coi là có tiềm năng TKNL cao nhất cần khai thác là tiết kiệm
điện năng cho các nhà máy công nghiệp; tiết kiệm điện năng cho các tòa nhà; và tiết kiệm
điện năng trong chiếu sáng, dịch vụ, sinh hoạt. Trong khi các ngành cơng nghiệp chính ở
nước ta đang tiêu thụ tới 50% năng lượng nhưng do chưa có quy định hay tiêu chuẩn cụ
thể nào trong quản lý tiêu thụ điện năng, dẫn đến tình trạng các ngành này lại sử dụng
điện năng nhiều hơn nhu cầu thực tế từ 15 đến 50%, còn trong các tòa nhà cũng sử dụng
nhiều hơn nhu cầu tới 25% thì việc tìm kiếm các giải pháp TKNL là hết sức cần thiết.
Các doanh nghiệp cần nhận thức được vai trò của TKNL trong các hoạt động sản
xuất, kinh doanh để mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng năng lượng, bởi trên thực tế, lợi ích của việc quản lý năng lượng ln cao hơn so
với chi phí đầu tư và lợi nhuận thu được từ TKNL có thể bù đắp cho chi phí đầu tư chỉ
trong một thời gian không lâu.
Vấn đề TKNL trong lĩnh vực chiếu sáng cũng đã được chú trọng bởi theo phân
tích của các chuyên gia, công suất giờ cao điểm lên tới 2,5 lần so với giờ thấp điểm. Để
cắt giảm công suất giờ cao điểm thì biện pháp đơn giản nhất là khuyến khích sử dụng đèn
tiêu hao ít năng lượng như dùng đèn compact thay cho đèn sợi đốt, dùng bóng đèn tuýp
gầy (T8, T5) kèm chấn lưu điện tử thay cho loại đèn tuýp mập T10; thay thế các thiết bị
hiệu suất thấp bằng các thiết bị có hiệu suất cao hơn thơng qua các sản phẩm dán nhãn
TKNL.
Để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện TKNL, Nhà nước cũng đã ban hành
nhiều chính sách ưu đãi như hỗ trợ hồn tồn chi phí cho các doanh nghiệp khi thực hiện
kiểm toán năng lượng, được tư vấn kỹ thuật và được hỗ trợ hoặc bảo lãnh vốn vay nếu
doanh nghiệp có kế hoạch đổi mới, cải tiến công nghệ.
( Nguồn: Viện năng lượng 2010)
Hình 2.5 Dự báo nhu cầu sử dụng năng lượng của Việt Nam
2.1.4 Các quy định pháp luật về năng lượng
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được
sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành 12 chương 48 điều quy định:
Tổng thể và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại việt nam
Chính sách, biện pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Luật số 50/2010/QH12 về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Nghị định số 102/2003/NĐ-CP về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 về Chiến lược phát triển năng
lượng Quốc gia đến 2020, tầm nhìn 2050
ISO 50001: 2011 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống QLNL, ñược ban hành vào
tháng 6/2011
Các quy định pháp luật về năng lượng
-
Nhà xưởng( quy chuẩn xây dựng 2006)
•
Bao che
•
Thơng gió
•
Chiếu sáng
•
Nhiệt
•
…
-
Thiết bị :Tiêu chuẩn tiêu thụ NL của các thiết bị (MEPS: Minimum Energy
Perform Standards)
-
Điều hành(Nghị định 102/2003/ND-CP)
•
Có cán bộ chun trách
•
Báo cáo định kỳ
•
Có chế độ trách nhiệm
-
Sản phẩm(Nhãn năng lượng)
Hình 2.6. Nhãn năng lượng.
2.1.5 Lợi ích của tiết kiệm năng lượng
- Đối với nhà máy xí nghiệp: giảm chi phí năng lượng, tăng năng suất sản xuất, giảm
giá thành, tang lợi nhuận, tang tính cạnh tranh cho hang hóa.
- Đối với quốc gia: giảm nhập khẩu năng lượng, tiết kiệm nguồn tài nguyên quốc gia.
- Đối với toàn cầu: giảm thải khí nhà kính, duy trì và ổn định mơi trường thiên nhiên.
Hình
2.7 Chi phí năng lượng khi khơng có hệ thống
Hình 2.8 Chi phí năng lượng khi có hệ thống
2.2 Hệ thống quản lý năng lượng
2.2.1 Hệ thống quản lý năng lượng là gì?
Là một phần trong hệ thống quản lý của một tổ chức, được sử dụng để thiết
lập chính sách, mục tiêu năng lượng; quản lý để đạt được các mục tiêu đó,
đảm bảo sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả.
Hệ thống bao gồm:
•
Nguồn lực - vật lực, tài lực, nhân lực
•
Các quy trình/ quy định, chương trình để quản lý, thực hiện các hoạt động
Phạm vi:
•
Các lĩnh vực có liên quan đến tiêu thụ năng lượng tại cơng ty
Mục đích:
•
Cung cấp cơ cấu/ cách thức, chương trình rõ ràng để triển khai tiết kiệm năng lượng
nhằm đạt mục tiêu mong muốn
2.2.2 Lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản lý năng lượng
Hỗ trợ các tổ chức nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết bị tiêu thụ năng lượng
-
Tạo môi trường trao đổi thông tin thuận tiện và minh bạch trong việc quản lý
nguồn năng lượng
-
Thúc đẩy các thực hành tốt trong quản lý năng lượng và nhân rộng những hành
động quản lý năng lượng tốt.
-
Hỗ trợ trong việc đánh giá và xếp hạng ưu tiên trong việc ứng dụng các công nghệ
tiết kiệm năng lượng mới
-
Đưa ra khung chương trình cho việc thúc đẩy hiệu quả năng lượng thông qua
chuỗi cung ứng
-
Đơn giản hóa các cải tiến trong hệ thống quản lý năng lượng phục vụ cho các dự
án giảm thiểu khí thải nhà kính
-
Cho phép tích hợp với các hệ thống quản lý khác như hệ thống quản lý chất lượng,
môi trường, an tồn lao độn.
2.2.3 Trình tự xây dựng hệ thống quản lý năng lượng
Đánh giá thực trạng: đánh giá thực trạng doanh nghiệp
-
Thiết kế HTQLNL : Thiết kế HTQLNL
-
Triển khai HTQLNL :
•
Xem xét năng lượng
•
Đường cơ sở năng lượng, các chỉ số hiệu suất năng lượng
•
Xây dựng mục tiêu và KH triển khai
•
Lựa chọn giải pháp TKNL và đánh giá hiệu quả
•
Tạo động lực, đào tạo và truyền thơng
•
Đánh giá nội bơ hệ thống QLNL
•
Nguồn tài chính cho các dự án TKNL
2.2.4 Người quản lý năng lượng
Tốt nghiệp cao đẳng trở lên về chuyên ngành năng lượng hoặc ngành kỹ thuật quản
lý năng lượng thuật liên quan đối với cơ sở sản xuất cơng nghiệp, cơng trình xây dựng,
hoạt động dịch vụ; tốt nghiệp từ trung cấp kỹ thuật liên quan trở lên đối với cơ sở sản
xuất nông nghiệp, giao thơng vận tải.
-
Có chứng chỉ quản lý năng lượng do cơ quan có thẩm quyền cấp
Chương 3: GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN ISO 50001
3.1. Cấu trúc của Tiêu chuẩn
Phạm vi áp dụng
Tài liệu viện dẫn
Thuật ngữ và định nghĩa
Yêu cầu đối với hệ thống quản lý năng lượng
•
Yêu cầu chung
•
Trách nhiệm của lãnh đạo
•
Chính sách năng lượng
•
Hoạch định năng lượng
•
Thực hiện và điều hành
•
Kiểm tra
•
Xem xét của lãnh đạo
3.1.1 .Giới thiệu vế ISO 50001.
Năng lượng hiện đang là một nhân tố chủ chốt, đóng vai trị quan trọng trong mọi
hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp. Việc thiếu hụt năng lượng và chi phí dành cho
năng lượng ngày càng tăng đang dần trở thành một thách thức không nhỏ đối với mỗi
quốc gia và các doanh nghiệp trong việc đảm bảo đáp ứng các nguồn năng lượng phục vụ
cho những mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Trong khi việc tìm kiếm các nguồn năng
lượng mới, năng lượng tái tạo hay năng lượng thay thế sẽ phải mất nhiều thời gian thì
việc quản lý năng lượng hiệu quả nhằm giảm tiêu hao năng lượng và giảm chi phí năng
lượng đang trở thành một vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều người và các tổ
chức khác nhau.
Để góp phần vào việc giải quyết các thách thức này, vào tháng 6 năm 2011, tổ
chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) đã ban hành tiêu chuẩn ISO 50001:2011, Hệ thống
quản lý năng lượng – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng.
Tiêu chuẩn này đưa ra mơ hình về một hệ thống quản lý năng lượng cùng các
hướng dẫn sử dụng nhằm giúp tổ chức lập kế hoạch và quản lý sử dụng năng lượng một
cách có hệ thống. Nó được thiết kế để tập trung vào việc cải tiến hiệu suất năng lượng,
góp phần tăng cường hiệu quả năng lượng, đồng thời giúp sử dụng năng lượng một cách
khôn ngoan.
ISO 50001 không đưa ra các yêu cầu về mức hiệu suất năng lượng cụ thể cần đạt
được ngoại trừ các cam kết về chính sách năng lượng của một tổ chức và nghĩa vụ phải
tuân thủ các yêu cầu pháp lý và yêu cầu khác mà tổ chức áp dụng. Vì vậy, nó có thể được
dùng để áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào, khơng phân biệt quy mơ tổ chức, loại hình sản
xuất, cũng như các điều kiện về địa lý, văn hóa hay xã hội.
Một tổ chức có thể sử dụng tiêu chuẩn này để tự công bố sự phù hợp hoặc để
chứng nhận bởi một tổ chức chứng nhận độc lập.
3.1.2 .Hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001 là gì?
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 50001:2011 là để hỗ trợ tổ chức phát triển Hệ thống quản
lý năng lượng bền vững và quy trình để nâng cao hiệu suất năng lượng của họ. Tiêu
chuẩn quốc tế ISO 50001: 2011 có cấu trúc tương tự tiêu chuẩn môi trường ISO 14001:
2004 và tương thích với tiêu chuẩn ISO 9001: 2008. Quản lý năng lượng có hệ thống dẫn
đến tiêu thụ năng lượng, chi phí năng lượng và hiệu ứng hà kính, khí phát thải.Hệ thống
quản lý Năng lượngtrong một tổ chức là một quá trình cải tiến liên tục. ISO 50001 sẽ
thiết lập một khuôn khổ quốc tế cho các nhà máy cơng nghiệp hoặc tồn bộ cơng ty quản
lý tất cả các khía cạnh của năng lượng, bao gồm cả mua sắm và sử dụng. Các tiêu chuẩn
sẽ cung cấp cho các tổ chức và các công ty với chiến lược kỹ thuật và quản lý để tăng
hiệu quả năng lượng, giảm chi phí, và cải thiện hiệu suất mơi trường. Căn cứ vào ứng
dụng rộng rãi giữa các ngành kinh tế quốc dân, tiêu chuẩn có thể ảnh hưởng lên đến 60
phần trăm nhu cầu năng lượng của thế giới. Các tập đoàn, đối tác cung cấp dây chuyền,
tiện ích, công ty dịch vụ năng lượng và những người khác dự kiến sẽ sử dụng ISO 50001
như một công cụ để giảm cường độ sử dụng năng lượng và khí thải carbon trong các cơ
sở của họ (cũng như đối với khách hàng hoặc nhà cung cấp của họ).
3.1.3.Đối tượng áp dụng.
Cũng như các tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO khác, ISO 50001 được thiết kế phù
hợp để áp dụng cho mọi loại hình tổ chức, khơng phụ thuộc quy mô hay hoạt động, nhà
nước hay tư nhân, bất kể vị trí địa lý. ISO 50001 khơng cố định các mục tiêu cải tiến
trong hiệu quả sử dụng năng lượng. Các mục tiêu được thiết lập tùy thuộcvào tổ chức sử
dụng hay các quy định pháp luật liên quan. Điều này có nghĩa mọi tổ chức đều có thể áp
dụng ISO 50001 để xây dựng các mục tiêu năng lượng phù hợp với loại hình cũng như
năng lực của tổ chức
3.1.4.Lợi ích của việc sử dụng.
Tiêu chuẩn ISO 50001:2011đưa ra khuôn khổ các yêu cầu, giúp tổ chức:
- Thiết lập, thực hiện và duy trì chính sách nhằm sử dụng năng lượng một cách hiệu quả
hơn
-
Thiết lập các mục tiêu, chỉ tiêu nhằm hướng tới chính sách sử dụng năng lượng
hợp lý và hiệu quả đã cam kết
-
Xác định các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác cần tuân thủ
-Sử dụng các số liệu thu thập được để phân tích và đưa ra các quyết định liên quan tới
tiêu thụ năng lượng tại doanh nghiệp
-
Đo lường các kết quả, kiểm kê tiêu thụ năng lượng cho các hoạt động, bao gồm cả
việc tiêu thụ năng lượng trong quá khứ, hiện tại và tương lai
-
Xem xét tính hiệu lực và hiệu quả của chính sách đã cam kết
-
Cải tiến liên tục Hệ thống Quản lý Năng lượng.
3.2. Nội dung trình tự xây dựng Hệ thống quản lý năng lượng theo Tiêu chuẩn
3.2.1 Nội dung
Áp dụng Hệ thống Quản lý Năng lượng theo Tiêu chuẩn ISO 50001:2011 giúp
doanh nghiệp đánh giá mức tiêu thụ và sử dụng năng lượng hiện tại, tìm kiếm các giải
pháp cải tiến nhằm sử dụng một cách tốt hơn các thiết bị sử dụng năng lượng hiện tại,
giúp nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của các máy móc, thiết bị do đó giảm mức
năng lượng được sử dụng và giảm được chi phí đáng kể cho doanh nghiệp. Ngồi ra,
thơng qua việc thiết lập và áp dụng các thủ tục kiểm soát điều hành liên quan tới sử dụng
hợp lý và tiết kiệm các nguồn năng lượng, ISO 50001:2011 còn giúp doanh nghiệp tránh
được các khoản tiền phạt theo các chế tài xử lý vi phạm trong việc sử dụng năng lượng.
Bên cạnh đó, với mục đích sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả , ISO
50001:2011 còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tiến quản lý năng lượng đối với các
dự án giảm phát thải khí nhà kính.
Về mặt thị trường, Hệ thống Quản lý Năng lượng được chứng nhận phù hợp với
Tiêu chuẩn ISO 50001:2011 tạo cơ hội cho việc quảng bá, đồng thời đây cũng là công cụ
cho doanh nghiệp vượt qua hàng rào kỹ thuật thương mại và giúp nâng cao hình ảnh và
uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng và cộng đồng, do đó giúp doanh nghiệp nâng
cao năng lực cạnh tranh và cơ hội cho việc mở rộng thị trường, bao gồm cả việc gia nhập
thị trường quốc tế.
Do được xây dựng trên cùng một cấu trúc với Tiêu chuẩn ISO 14001:2004 nên
Tiêu chuẩn ISO 50001:2011 có thể được áp dụng độc lập hoặc tích hợp với các hệ thống
quản lý khác một cách thuận lợi, góp phần giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Với những lợi ích trên, ISO 50001:2011 thực sự là một cơng cụ hữu hiệu cho các
doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả, góp phần giúp doanh nghiệp theo đuổi chiến lược phát triển bền vững, thể hiện trách
nhiệm với môi trường và xã hội trong việc đảm bảo an ninh năng lượng trên phạm vi tồn
cầu.
3. 2.2 Trình tự xây dựng Hệ thống quản lý năng lượng theo Tiêu chuẩn
Tương tự như các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác của tổ chức ISO, ISO 50001
được xây dựng dựa theo chu trình PDCA (plan – do – check – act) với các bước lập kế
hoạch, thực hiện, kiểm tra và cải tiến. Điều này đảm bảo cho hệ thống quản lý năng
lượng của tổ chức được liên tục cải tiến ngày một hoàn thiện hơn. Đây cũng là điều kiện
thuận lợi để tổ chức có thể tích hợp HTQLNL vào các hệ thống quản lý sẵn có của mình.
Các bước triển khai HTQLNL được mô tả trong sơ đồ sau: