Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Báo cáo thực tập ban thời sự VOV1 – đài tiếng nói việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.17 KB, 16 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
Nơi thực tập: Ban Thời sự - VOV1 – Đài Tiếng nói Việt Nam


MỤC LỤC


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN THU HOẠCH
Kính gửi :



Ban Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tun truyền;

Họ và tên :
Sinh viên lớp: Phát Thanh K37
Mã sinh viên:
Khóa học : 2017 - 2021
Thực hiện theo quyết định của Ban giám đốc và khoa Phát thanh - Truyền
hình Học viện Báo chí và Tuyên truyền, em đã xin liên hệ thực tập nghiệp vụ
và đã được Đài Tiếng nói Việt Nam ( Ban Thời sự VOV1) đồng ý nhận thực
tập. Sau gần 1 tháng thực tập, em xin báo cáo về quá trình thực tập của mình.
Nội dung cụ thể của bản thu hoạch
I.
II.

Lời nói đầu


Tìm hiểu chung về cơ quan thực tập : VOV - Đài Tiếng nói Việt

III.
IV.
V.
VI.

Nam
Khát qt q trình thực tập
Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập
Những điều học hỏi được trong quá trình thực tập
Khảo sát và đánh giá một chương trình phát thanh của VOV1 :
Chương trình Thời sự 12h
Kết luận


I.

LỜI NĨI ĐẦU
Theo quyết định của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, em được thực
tập nghiệp vụ tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Thời gian từ ngày 01.06.2020 đến
ngày 26.06.2020. Trong khoảng thời gian một tháng thực tập tại cơ quan, tuy
ngắn nhưng có ý nghĩa rất nhiều đối với em. Được trải nghiệm q trình các
anh/chị tại phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên sản xuất các chương
trình phát thanh mà trước đây em chỉ được nghe sản phẩm qua Đài. Trong
thời gian đó, em đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của Trưởng
phịng Phóng Viên Nguyễn Thị Mỹ Hà, sự hướng dẫn trực tiếp của Phóng
viên Nguyễn Thị Kim Thanh cùng các anh chị trong Đài nói chung và các anh
chị trong phịng Phịng Phóng viên của Ban Thời sự nói riêng. Em đã được
phân cơng về phịng sản xuất chương trình, ở đây em được tham gia vào

những buổi họp phòng, những buổi dạy về cách làm tin, bài . Đó đều là các
bài học thực sự có ích đối với em.
Trong quá trình thực tập tại đài, em thấy được phong cách làm việc
chuyên nghiệp của các anh chị biên tập viên, phát thanh viên trong việc sản
xuất, phát sóng chương trình phát thanh. Tất cả đều phải tuân thủ quy trình
kiểm duyệt khắt khe từ Biên tập viên, tới Phó ban, Trưởng ban rồi mới được
phát sóng. Khơng những vậy, q trình lên sóng mỗi chương trình địi hỏi
chính xác từng giây, vì vậy mỗi người đều mang trong mình tính kỷ luật rất
cao. Và qua đó, em cũng bước đầu làm quen được với môi trường làm việc
chuyên nghiệp.
Trong khoảng thời gian kiến tập vừa qua em được tìm hiểu sâu hơn về
hệ thống cơ cấu, tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam, cũng như cách làm việc
và quy trình sản xuất các chương trình ở VOV.
Cũng trong thời gian này em đã rút ra được những bài học kinh nghiệm
cho bản thân đồng thời cũng nhận ra được những ưu điểm, khuyết điểm của
mình để có thể phát huy tốt nhất năng lực của mình. Có lẽ đây chính là một sự
khởi động đầy ý nghĩa cho nghề nghiệp của em sau này.
4


Để có được kỳ kiến tập nghiệp vụ đầy ý nghĩa đó, em xin gửi lời cảm
ơn tới Khoa Phát thanh – Truyền hình, tới các Thầy/Cơ trong khoa đặc biệt là
Giảng viên hướng dẫn Nguyễn Sơn Trường và phòng Phóng viên Đài Tiếng
nói Việt Nam VOV đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt kỳ thực tập
nghiệp vụ này.
Sau đây, em xin trình bày chi tiết nội dung báo cáo thực tập nghiệp vụ
gần 1 tháng của mình.
GIỚI THIỆU KHÁI QT VỀ ĐÀI TIẾNG NĨI VIỆT NAM.

II.


1.

Đài Tiếng nói Việt Nam- 58 Qn sứ, Hà Nội
Vị trí chức năng
Đài Tiếng nói Việt Nam (tên viết tắt tiếng Việt là TNVN; tên giao dịch
Quốc tế tiếng Anh là Voice of Vietnam, viết tắt là VOV) là đài phát thanh
quốc gia trực thuộc Chính phủ nước Cộng Hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng
và chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí,

5


phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình phát thanh và
các loại hình báo chí, truyền thông đa phương tiện khác.
Đài được sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về
hoạt động báo chí, tần số, truyền dẫn và phát sóng.
Hiện tại Đài Tiếng nói Việt Nam là tổ hợp truyền thông đa phương tiện,
quan trọng hàng đầu cả nước, với đủ cả bốn loại hình báo chí: Phát thanh,
truyền hình, báo in giấy và báo điện tử trực tuyến.
2.

Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định, sửa đổi, bổ sung chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam.
2. Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn,
năm năm, hàng năm và các dự án, đề án quan trọng khác của Đài Tiếng nói
Việt Nam; tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án
sau khi được phê duyệt.

3. Quyết định chương trình, thời lượng, phương án và địa điểm sản
xuất, phát sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức sản xuất các chương trình và thực hiện truyền dẫn, phát
sóng; thu thập tin tức, tư liệu, sản phẩm nghe - nhìn, sản phẩm truyền thông
đa phương tiện; thực hiện quy định của pháp luật về lưu trữ quốc gia các tư
liệu phát thanh, truyền hình.
5. Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả hệ thống kỹ thuật chuyên
dùng của Đài Tiếng nói Việt Nam.
6. Tổ chức, chỉ đạo việc nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa
học và công nghệ phát thanh.
7. Hướng dẫn các đài phát thanh, đài phát thanh - truyền hình địa
phương về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành phát
thanh; tư vấn và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ phát thanh.
8. Thực hiện hợp tác quốc tế về phát thanh, truyền hình theo quy định
của pháp luật.
6


9. Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng thuộc thẩm quyền theo quy
định của pháp luật.
10. Tham gia xây dựng các chương trình, đề án, dự án liên quan đến
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Đài Tiếng nói Việt Nam theo u cầu
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
11. Tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển của hệ thống
phát thanh Việt Nam.
12. Thực hiện các quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh
nghiệp nhà nước thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam theo quy định của pháp luật.
13. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính
của Đài Tiếng nói Việt Nam theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách
hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3.

Cơ cấu tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam
Lãnh đạo đài (ban lãnh đạo hiện tại)
Tổng giám đốc: Nguyễn Thế Kỷ
Phó Tổng Giám đốc: Vũ Hải
Phó Tổng Giám đốc: Trần Minh Hùng
Phó Tổng Giám đốc: Nguyễn Xuân Huy

4.

Các phòng, ban trực thuộc
Khối Biên tập
Ban Thời sự (Sáp nhập Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp và Trung tâm
Tin) (VOV1)
Ban Văn hóa Xã hội (Trước đây là Hệ Văn hóa - Đời sống - Khoa giáo)
(VOV2)
Ban Âm nhạc (Trước đây là Hệ Âm nhạc - Thơng tin - Giải trí) (VOV3)
Ban Dân tộc (Trước đây là Hệ Phát thanh dân tộc) (VOV4)
Ban Đối ngoại (Trước đây là Hệ Phát thanh đối ngoại) (VOV5)
Ban Văn học Nghệ thuật (Tách từ Hệ Văn hóa - Đời sống - Khoa giáo)
(VOV6)
7


Kênh Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV TV)
Khối Kỹ thuật
Trung tâm kỹ thuật phát thanh
Trung tâm âm thanh
Trung tâm ứng dụng tin học và phát triển công nghệ phát thanh (RITC)

Khối Quản lý Văn phòng
Ban tổ chức cán bộ
Ban thư ký biên tập và thính giả
Ban Kế hoạch - Tài chính
Ban hợp tác quốc tế
Ban kiểm tra
5.


Hệ thống các kênh
VOV1 (Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp): Từ ngày 1 tháng 1 năm 2010,
VOV1 phát sóng từ 05h00 đến 24h00 hàng ngày trên sóng ngắn, sóng
trung và sóng FM phủ khắp cả nước.Từ 00h00 đến 05h00 tiếp sóng hệ VOV3.



Phát trên tần số 100Mhz.
VOV2 (Hệ Văn hoá - Đời sống - Khoa giáo): Từ ngày 1 tháng 1 năm 2010,
VOV2 phát sóng từ 05h00 đến 24h00 hàng ngày trên sóng ngắn, sóng



trung và sóng FM phủ khắp cả nước. Phát trên tần số 96,5Mhz.
VOV3 (Hệ Âm nhạc - Thơng tin - Giải trí): Phát sóng lần đầu tiên vào 07h00
ngày 7 tháng 9 năm 1990. VOV3 phủ sóng FM tồn quốc với thời lượng 24



giờ hàng ngày.
VOV4 (Hệ phát thanh Dân tộc): Chính thức phát sóng từ ngày 1 tháng

10 năm 2004. Hiện nay, VOV4 sản xuất và phát sóng bằng 11 tiếng dân tộc
thiểu số tại các khu vực là: tiếng Mông, tiếng Dao, tiếng Thái (trung du và
miền núi Bắc Bộ), tiếng Cơ Tu (miền Trung), tiếng Ê Đê, tiếng Gia Rai, tiếng
Ba Na, tiếng Xơ Đăng, tiếng K’Ho, tiếng M'Nông (Tây Nguyên), tiếng
Chăm (Đông Nam Bộ) và tiếng Khmer (Đồng bằng sông Cửu Long), cùng
một số chương trình bằng tiếng phổ thơng. Các chương trình của hệ VOV4
được phát trên sóng ngắn, sóng trung và sóng FM.

8




VOV5 (Hệ phát thanh Đối ngoại): Phát sóng lần đầu tiên vào ngày 7 tháng
9 năm 1945. Hiện nay, VOV5 sản xuất và phát sóng bằng 12 ngơn ngữ
là tiếng Việt (dành cho đồng bào người Việt Nam ở nước ngoài), tiếng
Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nhật, tiếng phổ thông
Trung

Quốc, tiếng

Đức, tiếng

Lào, tiếng

Thái

Lan, tiếng

Khmer (Campuchia), tiếng Indonesia. Các chương trình phát thanh của hệ

VOV5 được phát trên sóng ngắn và sóng trung sang châu Âu, Bắc Mỹ, một
phần Trung Mỹ, Đông Nam Á, Đông Bắc Á, một phần châu Phi. Tất cả các
chương trình phát thanh đối ngoại bằng tiếng nước ngoài của hệ VOV5 cũng
được phát ở trong nước trên sóng FM tần số 105,5 MHz tại Hà Nội, sóng



FM tần số 105,7 MHz tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ninh.
Hệ thống kênh VOV Giao thông Quốc gia (VOV GT): Bao gồm:
Kênh VOV GT Hà Nội: Phát sóng thử nghiệm từ 11h00 ngày 18 tháng 5 năm
2009 trên sóng FM tần số 91 MHz tại Hà Nội, phát sóng chính thức ngày 21



tháng 6 năm 2009.
Kênh VOV GT TP.HCM: Phát sóng thử nghiệm trên sóng FM tần số 91 MHz
tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 15 tháng 12 năm 2009, phát sóng chính



thức ngày 2 tháng 1 năm 2010.
Kênh VOV Tiếng Anh 24/7: Bắt đầu phát sóng thử nghiệm tại Hà Nội từ ngày
1 tháng 10 năm 2015 trên sóng FM tần số 104 MHz, chính thức phát sóng từ



sáng ngày 6 tháng 11 năm 2015.
Kênh VOV FM 89 (Sức khoẻ - Mơi trường - An tồn thực phẩm): Phát sóng
từ ngày 27/2/2017 trên sóng FM tần số 89 MHz, thay thế kênh phát thanh FM
Cảm xúc. Thời lượng 17 giờ trong ngày, từ 06h00 đến 23h00 hàng ngày. Cung




cấp thơng tin sức khoẻ, mơi trường và vệ sinh an tồn thực phẩm.
Kênh Mekong FM (Đồng bằng sơng Cửu Long): Phát sóng từ ngày 25/6/2017
trên sóng FM tần số 90 MHz, phủ sóng các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Thời
lượng 19 giờ trong ngày, từ 05h00 đến 24h00 hằng ngày. Cung cấp thông tin

III.
1.
2.

về đời sống của người dân miền Tây sơng nước.
KHÁI QT LẠI Q TRÌNH THỰC TẬP
Giới thiệu về Ban Thời sự ( Hệ VOV1)
Nhật ký hoạt động tại Đài Tiếng nói Việt Nam ( Ban Thời sự VOV1)
9


Đến kiến tập tại Đài Tiếng nói Việt Nam , em được phân cơng vào
phịng Phóng viên do chị Nguyễn Thị Mỹ Hà làm trưởng phòng. Dưới sự giúp
đỡ nhiệt tình của các anh, chị phóng viên trong phịng đã truyền đạt, hướng
dẫn em những kinh nghiệm, những kỹ năng làm báo.
Trong gần 1 tháng thực tập nghiệp vụ, quả thật không phải là một thời
gian quá dài nhưng cũng khơng ngắn. Ở đó, em đã có rất nhiều kỷ niệm thực
hành làm nghề với các anh chị phóng viên, và dường như không đơn thuần là
những kỷ niệm vui buồn, mà ở đó cịn là sự cố gắng, sự nhiệt huyết của bản
thân và sự giúp đỡ của mọi người trong Đài.
Với sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, em xin trình bày sơ lược về quá
trình thực tập của bản thân từ ngày 01.06.2020 đến ngày 26.06.2020 tại Đài

Tiếng nói Việt Nam qua bảng sau:
Ngày,
tháng
01/06
02/06
04/06

3.

Nội dung công việc

Lên Đài làm thủ tục thực tập
Theo dõi các chương trình của hệ VOV1
Phỏng vấn, lấy ý kiến của Chuyên gia và người dân cho bài viết
đầu tiên. (Điểm mới của điều 111 – công cụ bảo vệ quyền lợi
của người lao động là người giúp việc.)
05/06
Lấy tin tại sự kiện “Tri ân Liệt sỹ” địa chỉ số 7, Phan Đình
Phùng, Hà Nội.
05/06
Lấy tin tại sự kiện “Hỗ trợ gói 62 tỷ đồng” tại UBND quận Hà
Đơng.
08/06
Phỏng vấn, lấy ý kiến của người dân về bài viết “Hà Nội: người
dân căng mình dưới thời tiết nắng nóng”
09/06
Thực hiện dựng sửa bài dưới sự hướng dẫn của anh chị tại
phòng Phóng viên.
11/06
Quan sát và học hỏi kỹ năng làm việc của anh chị tại phòng.

23/6
Thực hiện lấy ý kiến của người dân về bất ổn giá điện. Kết hợp
cùng Phóng viên Thanh Trường (phịng Sản xuất chương trình
làm phần Tiêu điểm.)
24.06
Triển khai bài “Người dân bất an với giá điện”
26/06
Hoàn thiện thủ tục về trường.
Các tác phẩm đã được đăng tải
STT

Tên tác phẩm

Thể loại

10

Ngày, tháng đăng
tải tác phẩm


1
2
3
4
IV.

Giám sát gói hỗ trợ 62 tỷ đồng
Tin
Điểm mới điều 111 Bộ luật Lao động Bài

– Công cụ để bảo vệ quyền lợi của
người lao động là người giúp việc.
Hà Nội: Người dân căng mình dưới Bài
thời tiết nắng nóng.
Người dân bất an với giá điện

05/06
06/06
Thời sự trưa 09/06
Thời sự chiều
09/06
24/06

CÁC BÀI HỌC RÚT RA TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ SÁNG
TẠO TÁC PHẨM BÁO CHÍ TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP
NGHIỆP VỤ
- Thuận lợi:
Xét về môi trường làm việc, các anh chị phóng viên đã giúp đỡ em hết
sức tận tình và chu đáo. Những ngày đầu đến cơ quan để tìm hiểu về cách làm
việc, các phịng ban… Sau đó, phóng viên Kim Thanh (người trực tiếp hướng
dẫn em) đã gợi ý đề tài và định hướng cách làm việc cho em. Từ đó mà em có
thể thực hiện được những sản phẩm báo chí của riêng mình.
Tiếp đến là điểm thuận lợi của bản thân, của cá nhân em. Được học
trong mơi trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền em đã học tập và trau
dồi được rất nhiều kiến thức bổ ích về cách lấy tin, viết bài, dựng tác phẩm
phát thanh… và đã được tiếp cận với các thầy cô là những nhà báo chuyên
nghiệp. Đến với cơ quan báo chí thực tập nghiệp vụ em cảm nhận được một
môi trường làm báo năng động và bổ ích. Chính những kỹ năng của bản
thân với tinh thần ham hỏi hỏi thì khi tiếp cận với cơ sở đã giúp bản thân
khơng cịn e ngại, thay vào đó là chủ động tiếp cận cơng việc tại phịng và

đề xuất đề tài cá nhân.
Học tại môi trường làm báo năng động là Học viện Báo chí và Tuyên
truyền nên bản thân e ln tự tin với có một vốn kiến thức nhất định. Vì
vậy mà bản thân cũng linh hoạt trong mọi vấn đề và linh hoạt trong mọi
hoạt động.
11


Khi đến cơ quan kiến tập em luôn chấp hành đầy đủ những nội quy,
quy định của Đài. Lên cơ quan hàng ngày để học hỏi và rèn luyện kinh
nghiệm làm báo của bản thân.
- Khó khăn
Thời gian thực tập nghiệp vụ lại trùng với những ngày Quốc hội diễn
ra, vì vậy các anh chị Phóng viên tại phịng hầu như luôn vắng mặt (tin Quốc
hội, sinh viên chưa đủ điều kiện để có thể đi cùng). Vì vậy, thường các đề tài
cá nhân em tự đề xuất, sau đó tự đi lấy thông tin, ý kiến của chuyên gia và
người dân sau đó hồn thiện và trình lãnh đạo sửa duyệt.
Về phía Đài Tiếng nói Việt Nam, mỗi tin, bài được sản xuất theo 1 chu
trình thống nhất nên tất cả các hoạt động sản xuất đều được phân công rõ
ràng. Nên các công đoạn từ dựng bài, xuất bài sẽ phải làm cùng các anh chị để
đảm bảo được chất lượng của sản phẩm.
Theo quy định của Đài Tiếng Nói Việt Nam khơng cho phép xuất file
âm thanh ra ngồi. Vì vậy mà khi muốn lấy file âm thanh từ VOV để nộp về
trường thì khơng có.
-

Những kinh nghiệm đúc rút ra sau quá trình thực tập
Trải qua gần 1 tháng thực tập nghiệp vụ tại Ban Thời sự (VOV1) Đài
tiếng nói Việt Nam em đã rút ra những bài học cho bản thân, về cả kinh
nghiệm sống và kinh nghiệm làm báo phát thanh như sau:

Nhanh nhẹn, ln chủ động trong mọi cơng việc.
Đó là bài học lớn nhất và cũng là bài học đầu tiên mà khi đi thực tập
em học hỏi được. Chủ động làm quen với mọi người, chủ động tìm hiểu cơng
việc tại nơi thực tập, chủ động đề xuất và cùng làm việc với mọi người… Tất
cả đã giúp em hòa nhập nhanh hơn với môi trường mới, với nhịp độ của cơng
việc.
Ln có thái độ nghiêm túc, cầu tiến trong cơng việc.

12


Việc luôn phải nghiêm túc trong công việc, như vậy mới có thể giúp em
phát huy hết khả năng của mình trong quá trình thực hiện tác phẩm. Tự tin
đưa ra ý tưởng cho tác phẩm của mình, khơng nên q rụt rè khi giao tiếp, vì
đó là cơ hội để mình học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước.
Làm việc có kế hoạch, có khoa học.
Làm việc có kế hoạch, khoa học, biết vận dụng những kiến thức đã học
vào công việc được giao sao cho phù hợp với mục đích của Ban Thời sự - Đài
Tiếng nói Việt Nam.
Trong quá trình làm việc, phải biết phát huy tinh thần tự giác, chịu khó
học hỏi, khơng ngại khó khăn. Tiếp thu những góp ý thẳng thắn của người có
kinh nghiệm, chia sẻ cơng việc với các thành viên trong nhóm, như vậy mới
có thể hồn thành tốt cơng việc được giao và tích lũy kiến thức phục vụ cho
công việc sau này.
Đối với kỹ năng làm báo phát thanh:
Luôn kiểm tra những vật dụng cần thiết cho quá trình tác nghiệp như:
máy ghi âm, sổ, giấy, bút, điện thoại đã sạc pin để liên lạc hoặc tác nghiệp và
ln mang theo pin dự phịng
Điện thoại nên có mạng internet để có thể tra cứu thơng tin bất kỳ lúc
nào cần.

Luôn tỏ ra khiêm tốn, lịch sựu khi phỏng vấn hoặc trao đổi với nhân
vật. Các câu hỏi phỏng vấn ngắn ngọn dễ hiểu, dễ trả lời.
Với khoảng thời gian gần 1 tháng, đó khơng phải là thời gian ngắn,
cũng không phải là một khoảng thời gian quá dài. Nhưng đối với em đó đã là
một trải nghiệm quý giá của chính bản thân mình. Em đã học hỏi thêm được
nhiều kinh nghiệm, và hiểu được thế nào là trách nhiệm đối với nghề báo.
Hơn hết, được cọ sát với môi trường thực tế, được quan sát, rèn luyện
cách làm việc chuyên nghiệp trong một cơ quan Nhà nước, được tham gia sản
xuất tin, bài với vai trò là cộng tác viên. Bên cạnh đó em cịn nhận được sự
đóng góp, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể của các anh/chị tại
phịng Phóng viên nói riêng và của các anh chị tại Đài Tiếng nói Việt Nam nói
13


chung trong quá trình tham gia thực tập nghiệp vụ tại Đài. Điều đó giúp em
bổ sung thêm kiến thức không chỉ trên lý thuyết mà cả thực thế cho mình. Và
đó là cơ sở nền tảng để em phát triển thêm chun mơn, nghiệp vụ cho riêng
mình ngay khi vẫn còn ngồi ghế nhà trường.
V.

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ MỘT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH CỦA
CƠ QUAN BÁO CHÍ.
Trong rất nhiều các chương trình khác nhau của ban Thời sự - Đài
Tiếng nói Việt Nam. Em xin phép được khảo sát, đánh giá chương trình Thời
sự 12h (VOV1), khung giờ 12h trưa tần số 100 Mhz, đều đặn các ngày từ thứ
hai đến chủ nhật.
Nhận xét về chương trình.
Chương trình Thời sự trưa 12h với thời lượng 60 phút có bố cục chung
của chương trình gồm 2 phần: Phần tin nội chính và tin nước ngồi.
Mở đầu bằng nhạc hiệu vơ cùng quen thuộc và thân thương đối với

phát thanh “Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát đi từ Hà Nội thủ đơ nước Cộng
Hịa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, khiến cho thính giả có chút gì đó vơ cùng
thân thuộc.
Trước tiên tơi cảm thấy chương trình Thời sự 12h là một chương trình
hay với các thơng tin cập nhật, giúp thinh giả có thể dễ dàng nắm bắt được
các thơng tin nhanh chóng.
Trong mỗi chương trình Thời sự như vậy sẽ bao gồm ekip: Trưởng
phịng hoặc Phó phịng Sản xuất chương trình, đóng vai trị là Đạo diễn
chương trình; 1-2 Biên tập viên kiêm MC phòng thu và một kỹ thuật phịng
thu. Các tin bài được các phóng viên gửi về thông qua cổng thông tin của Đài,
và được các BTV chọn lựa sau đó làm tin. Các tin bài đã được chọn, sẽ được
gửi lãnh đạo phòng chỉnh sửa và ký duyệt. Sau khi đã được lãnh đạo phòng

14


ký duyệt lần một, tin bài đó sẽ chuyển cho lãnh đạo ban xem lần cuối, khi có
chữ ký xác nhận thì tin bài đó mới đủ tiêu chuẩn để phát sóng.
Trong q trình lên sóng trực tiếp chương trình, các nguồn tin từ các
phóng viên vẫn liên tục đổ về. Và đạo diễn chương trình nếu như nhận thấy
có tin khác mới hơn, quan trọng hơn một trong những tin đã chọn thì cần thay
thế ngay lập tức để đảm bảo các thông tin cung cấp luôn nhanh và chính xác.
-Ưu điểm:


Các thơng tin trong chương trình được cập nhật thường xuyên, và được chọn
lọc một cách rất kỹ lưỡng. Thơng tin chính thống, mang tính khách quan giúp




thính giả có góc tiếp cận đa chiều.
Chương trình có thời lượng 60 phút, khung giờ từ 12h -13h đây là khung giờ
“vàng” dễ dàng tiếp cận thính giả. Những thính giả đang trong giờ nghỉ ngơi



hoặc lái xe đều có thể dễ dàng tiếp nhận thơng tin.
MC kiêm BTV vì vậy hiểu được nội dung của thông tin truyền tải, thêm với
chất giọng phù hợp. Tạo nên một chương trình Thời sự khơng q nặng nề bởi



lượng thơng tin được cung cấp.
Hình thức thể hiện chương trình phong phú, đa dạng: đưa tin hiện trường, nối



cầu trực tiếp, voxpop, phóng sự, phản ánh,....
Hạn chế:
Đôi khi việc chuẩn bị quá nhiều tin dẫn đến tình trạng thừa tin, lố sóng.
Các tin bài trong chương trình vẫn cịn ít các phóng sự, bài về nhân vật, đa



phần là các tin tức nên nhiều khi hơi cứng nhắc và khô khan.
Cách khắc phục:
Để hạn chế việc thừa tin lố giờ, thì có thể áng chừng tin sẽ phát và chỉ để




phịng trường hợp có thể cho thêm và lấy đi 1 tin nếu có tin đột ngột quan


trọng.
Các bài về nhân vật cũng có nhưng khá ít, đa phần thì đã có chương trình
riêng để làm sâu. Vì vậy, nếu được có thể thêm hoặc khơng thì giữ ngun
fomat hiện tại để đảm bảo thời lượng cũng như tính chất của chương trình

15


KẾT LUẬN
Bài báo cáo đã tóm tắt được cả quá trình thực tập nghiệp vụ của em,
trong thời gian thực tập nghiệp vụ tại phịng Phóng viên, Ban Thời sự VOV1,
Đài Tiếng nói Việt Nam bản thân em đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích và
quý giá về cơng tác làm báo tại cơ quan. Qua đó em đã có thêm được rất
nhiều kỹ năng, cũng như kinh nghiệm cho bản thân để tiếp tục quá trình học
tập tại trường và làm nghề sau này.
Hoàn thành đợt thực tập nghiệp vụ thành công tốt đẹp tại Đài Tiếng nói
Việt Nam ( Ban Thời sự – VOV1). Em xin chân thành cảm ơn giảng viên
hướng dẫn Nguyễn Văn Trường, cảm ơn Khoa Phát thanh – Truyền hình, cảm
ơn Ban giám đốc đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại cơ quan báo chí
mình mong muốn.
Em xin chân thành cảm ơn!

16




×