Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Phân tích tác động của việc áp dụng các quy tắc xuất xứ đối với hàng hóa Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (991.79 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
--------------------o0o---------------------

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH KINH TẾ QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: Phân tích tác động của việc áp dụng các quy tắc xuất xứ
đối với hàng hóa nhập khẩu ô tô vào Việt Nam trong khuôn khổ
hiệp định CPTPP

Nhóm

:3

Lớp học phần

:2302FECO2051

GV hướng dẫn

:Lê Hải Hà

Hà Nội, tháng 3 năm 2023
1


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
STT

Họ và tên


Mã sinh viên

22

Nguyễn Việt Dũng

20D260073

23

Ngô Thùy Dương

20D260014

24

Nguyễn Thị Trà Giang

20D260075

25

Ngô Thu Hà

20D260076

26

Phạm Hồng Hà


20D260017

27

Nguyễn Thị Thu Hằng

20D260077

28

Trần Thị Hậu

20D260018

29

Trần Xuân Hiếu

20D260019

30

Dương Công Hiệu

20D260079

2


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

5

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

5

A. PHẦN MỞ ĐẦU

6

B. PHẦN NỘI DUNG

7

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

7

1.1. Khái niệm

7

1.2. Nội dung và các loại quy tắc xuất xứ

8

1.3. Vai trị của quy tắc xuất xứ hàng hố.


10

1.4. Quy định chung về xuất xứ hàng hóa của CPTPP

12

1.5. Quy tắc xuất xứ chung mà Việt Nam áp dụng để kiểm soát xuất xứ

15

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG QUY TẮC XUẤT XỨ
ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về tình hình nhập khẩu ơ tô của Việt Nam

17
17

2.1.1. Đánh giá chung

17

2.1.2. Các phân khúc thị trường

18

2.1.3. Tình hình nhập khẩu ơ tơ của Việt Nam

18

2.2. Thực trạng quy tắc xuất xứ của VN với hàng hố ơ tơ nhập khẩu của

Việt Nam trước khi ký hiệp định CPTPP

24

2.2.1. Các quy tắc xuất xứ

24

2.2.2. Giấy chứng nhận xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ

25

2.3. Thực trạng quy tắc xuất xứ của VN với hàng hố ơ tơ nhập khẩu của
Việt Nam sau khi ký hiệp định CPTPP

28

2.3.1. Các quy tắc xuất xứ

28

2.3.2. Giấy chứng nhận xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ

30

2.4. Đánh giá thực trạng của việc áp dụng quy tắc xuất xứ đối với ô tô nhập
khẩu vào Việt Nam

33
3



2.4.1. Tác động tích cực

33

2.4.2. Tác động tiêu cực

35

CHƯƠNG III. NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TỐI ƯU HÓA TÁC
ĐỘNG CỦA QUY TẮC XUẤT XỨ ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU VÀO
VIỆT NAM

37

3.1. Nguyên nhân

37

3.2. Giải pháp

38

3.2.1. Đối với nhà nước

38

3.2.2. Đối với doanh nghiệp


38

C. PHẦN KẾT LUẬN

40

TÀI LIỆU THAM KHẢO

41

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Số liệu nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại vào Việt Nam trong giai đoạn
2011-2017……………………………………………………………………………..19
Bảng 2: Số liệu nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại vào Việt Nam trong giai đoạn
2018 - 2022……………………………………………………………………………22
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Tỷ trọng nhập khẩu xe ơ tơ nguyên chiếc dưới 9 chỗ ngồi, ô tô trên 9 chỗ
ngồi, ô tô tải và ô tô loại khác trong giai đoạn 2011-2017………………………...….20
Hình 1.2: Diễn biến lượng và đơn giá nhập khẩu xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống trong
giai đoạn 2011-2017………………………….………………………….……………21

5


A. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam đã thu hút sự
quan tâm của các nhà sản xuất ô tô hàng đầu trên thế giới. Điều này đã dẫn đến việc

tăng lượng nhập khẩu ô tô từ các quốc gia khác nhau vào Việt Nam. Tuy nhiên, việc
nhập khẩu hàng hóa đồng nghĩa với việc phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó
có việc áp dụng các quy tắc xuất xứ cho hàng hóa nhập khẩu.
Trong q trình nhập khẩu ô tô vào Việt Nam, các quy tắc xuất xứ đóng vai trị
rất quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm, đồng thời tạo ra
một môi trường cạnh tranh công bằng giữa các nhà sản xuất ô tô. Tuy nhiên, việc áp
dụng các quy tắc xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu ơ tơ vào Việt Nam cũng đồng
nghĩa với việc tăng thêm chi phí cho các doanh nghiệp nhập khẩu ơ tơ, từ đó ảnh
hưởng đến giá cả sản phẩm và đặc biệt là khả năng cạnh tranh với các nhà sản xuất ô
tô trong nước.
Với mục đích phân tích tác động của việc áp dụng các quy tắc xuất xứ đối với
hàng hóa nhập khẩu ơ tơ vào Việt Nam, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm tối ưu
hố quy trình nhập khẩu ô tô, đề tài này được thực hiện với mong muốn đưa ra những
nhận định và đánh giá về tác động của các quy tắc xuất xứ đối với ngành công nghiệp
ô tô và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Qua đó, đề tài hy vọng có thể đóng góp ý kiến
cho các quyết định chính sách của Chính phủ về việc quản lý và kiểm sốt nhập khẩu ô
tô vào Việt Nam.
Với Với những lý luận và thực tiễn trên, việc tìm hiểu và nghiên cứu: “Phân
tích tác động của việc áp dụng các quy tắc xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu ơ
tơ vào Việt Nam trong khuôn khổ hiệp định CPTPP” là rất cần thiết và có ý nghĩa.

6


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.

Khái niệm


Theo Điều 1 Hiệp định trị GATT 1994 (đoạn 1, phụ lục II) định nghĩa:
“Xuất xứ hàng hoá là “quốc tịch” của một hàng hố”. Một cách đơn thuần
“hàng hố hồn tồn được khai thác, nuôi trồng, chế biến, tại một nước mà
khơng có sự tham gia của hàng hố nhập khẩu từ nước khác thì được coi là có
xuất xứ từ nước đó”.
Phụ lục chun đề K Cơng ước Kyoto sửa đổi đưa ra khái niệm: “Nước xuất xứ
của hàng hoá là nước tại đó hàng hố được chế biến hoặc sản xuất, phù hợp với tiêu
chuẩn được đặt ra nhằm mục đích áp dụng trong biểu thuế hải quan, những hạn chế về
số lượng hoặc các biện pháp khác liên đến quan thương mại”.
Khoản 14, Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 đưa ra khái niệm về xuất xứ
hàng hóa: “Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra tồn bộ hàng
hóa hay thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường
hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa
đó.”
Hiệp định quy tắc xuất xứ hàng hóa của WTO định nghĩa “Quy tắc xuất xứ
hàng hóa là những luật, quy định, quyết định hành chính chung do các thành viên áp
dụng để xác định nước xuất xứ của hàng hóa với điều kiện là quy tắc xuất xứ này
khơng liên quan đến thỏa thuận thương mại hoặc chế độ thương mại tự chủ có áp
dụng ưu đãi thuế quan”.

7


1.2.

Nội dung và các loại quy tắc xuất xứ

- Quy tắc xuất xứ “Thuần túy”: Xuất xứ thuần túy là sản phẩm được sản xuất, khai
thác, đánh bắt, thu lượm được hoàn toàn trong lãnh thổ của một bên tham gia hiệp định
mà khơng tích hợp thêm bất cứ thành phần của quốc gia khác vào. Mỗi hiệp đinh

thương mại có quy định khác nhau về xuất xứ thuần túy.
- Tiêu chí xuất xứ khơng thuần túy: Hàng hóa nhập khẩu được gọi là có xuất xứ khơng
thuần túy nhưng được xem là có xuất xứ từ một nước thành viên khi khơng được sản
xuất tồn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên đó, nhưng đáp ứng được một trong 2
tiêu chí xuất xứ chung.
- Tiêu chí chuyển đổi cơ bản (Substantial Transformation): Tiêu chí chuyển đổi cơ bản
xác định hàng hóa xuất xứ trong trường hợp quá trình chuyển đổi xảy ra tại một quốc
gia hoặc khu vực. Việc xác định nguồn gốc khá phức tạp vì các bộ phận, phụ tùng của
sản phẩm sản xuất tại nhiều quốc gia hoặc có nguyên vật liệu đầu vào khơng rõ xuất
xứ.
- Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (RVC): Tùy từng hiệp định FTA sẽ quy định tỷ lệ
hàm lượng giá trị khu vực khác nhau, tỷ lệ này được tính theo một trong hai phương
pháp sau:

8


+ Chi phí ngun liệu có xuất xứ: trị giá nguyên liệu, phụ tùng hoặc hàng hóa có
xuất xứ do nhà sản xuất mua hoặc tự sản xuất.
+ Chi phí nhân công: gồm lương, thù lao và các khoản phúc lợi khác
+ Chi phí sản xuất: tồn bộ các chi phí chung được phân bổ trong q trình sản xuất
+ Chi phí khác: chi phí phát sinh trong q trình vận tải để xuất khẩu (chẳng hạn chi
phí vận tải nội địa, chi phí lưu kho, bốc dỡ hàng tại cảng, phí mơ giới, phí dịch
vụ…)
+ FOB: Trị giá của hàng hóa sau khi được giao qua lan can tàu, bao gồm cả chi phí
vận tải hàng hóa tới cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến.
+ Chi phí ngun vật liệu khơng có xuất xứ: (i) Giá CIF tại thời điểm nhập khẩu của
hàng hoá hoặc thời điểm nhập khẩu được chứng minh; hoặc (ii) Giá xác định ban
đầu trả cho hàng hố khơng xác định được xuất xứ tại lãnh thổ của quốc gia thành
viên nơi diễn ra hoạt động sản xuất hoặc chế biến.


9


- Tiêu chí chuyển đổi mã hàng hóa (Change in Tariff Classification – CTC): Tiêu chí
CTC chỉ áp dụng đối với ngun liệu khơng có xuất xứ. Để đáp ứng tiêu chí này,
ngun liệu hoặc phụ tùng khơng có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra
hàng hóa phải khác mã số hàng hóa (mã HS) của sản phẩm cuối cùng. Tiêu chí CTC
được đưa ra nhằm đảm bảo các ngun liệu khơng có xuất xứ trải qua công đoạn
chuyển đổi trên lãnh thổ FTA để chứng minh hàng hóa được sản xuất trong lãnh thổ
FTA.
- Tiêu chí mặt hàng cụ thể: Tùy vào từng hiệp định FTA sẽ quy định về quy tắc xuất
xứ cụ thể cho một số mặt hàng nhất định. Các quy tắc này quy định một quy trình hàng
hóa cần phải trải qua để được coi là có xuất xứ.
Ngồi ra, cịn có những quy tắc khác để xác định xuất xứ hàng hóa như: quy tắc cộng
gộp, nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế nhau; bao bì và vật liệu đóng gói; vận
chuyển trực tiếp; các yếu tố trung gian. Trong đó, trường hợp hàng hố có tỷ lệ không
đáng kể nguyên vật liệu không đáp ứng được tiêu chí CTC (trường hợp De Minimis)
được quy định khá chi tiết và cụ thể. Quy tắc xác định De Minimis được quy định
trong từng hiệp định FTA.
1.3.

Vai trò của quy tắc xuất xứ hàng hoá.

● Đối với nhà nước
Quy tắc xuất xứ hàng hố có vai trị quan trọng đối với nhà nước trong việc
quản lý thương mại quốc tế và đảm bảo an ninh kinh tế. Các quy tắc này giúp nhà
nước xác định nguồn gốc và xuất xứ của các sản phẩm được nhập khẩu và xuất khẩu,
từ đó áp dụng các biện pháp bảo vệ thương mại nhằm bảo vệ sản phẩm của nước mình
và đảm bảo an tồn cho người tiêu dùng.

Thứ nhất, kiểm sốt xuất xứ hàng hóa. Quy tắc xuất xứ hàng hố giúp nhà nước
kiểm sốt xuất xứ của hàng hóa để đảm bảo đúng nguồn gốc của hàng hóa. Điều này
rất quan trọng đối với việc quản lý thương mại và đảm bảo an toàn cho người tiêu
dùng.

10


Thứ hai, thúc đẩy thương mại công bằng. Quy tắc xuất xứ hàng hố giúp ngăn
chặn tình trạng nhập khẩu hàng hóa giả mạo, hàng hóa được sản xuất trái phép hoặc
hàng hóa được sản xuất bằng cách vi phạm các tiêu chuẩn và quy định của quốc gia
xuất xứ. Điều này giúp tạo ra một môi trường thương mại công bằng cho các quốc gia
và doanh nghiệp.
Thứ ba, tạo điều kiện cho xuất khẩu. Quy tắc xuất xứ hàng hoá giúp các doanh
nghiệp xuất khẩu của một quốc gia tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn của quốc gia
xuất khẩu để có thể được chấp nhận và phát triển trên thị trường quốc tế. Điều này
giúp tăng cường năng lực xuất khẩu và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của một
quốc gia.
Thứ tư, giúp quản lý, kiểm sốt xuất nhập khẩu hàng hóa. Quy tắc xuất xứ hàng
hóa giúp quản lý và kiểm sốt hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, từ đó đảm bảo an
ninh quốc gia và tránh được sự lạm dụng của hoạt động thương mại để đe dọa an ninh
và an toàn quốc gia. Nó cũng giúp các cơ quan quản lý thương mại có thể kiểm tra,
đánh giá và đưa ra các biện pháp hành chính hoặc kỷ luật đối với các doanh nghiệp vi
phạm quy định.
● Đối với doanh nghiệp nhập khẩu ô tô
Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu ơ tơ, quy tắc xuất xứ hàng hố đóng vai trị
quan trọng trong việc đảm bảo tính hợp pháp và tuân thủ các quy định pháp luật khi
nhập khẩu và bán hàng hóa.
Thứ nhất, là một phần quan trọng của quá trình khai báo hải quan.
Thứ hai, giúp cho doanh nghiệp nhập khẩu tận dụng các lợi thế trong việc phân

phối hàng hóa trên thị trường, khi một số thỏa thuận thương mại có thể yêu cầu các sản
phẩm được xuất xứ từ một nước cụ thể hoặc đáp ứng một số tiêu chuẩn kỹ thuật đặc
biệt. Nếu doanh nghiệp nhập khẩu có thể xác định được nguồn gốc xuất xứ của sản
phẩm và đáp ứng các yêu cầu này, họ có thể tận dụng được các cơ hội thương mại
mới.

11


Thứ ba, tạo niềm tin đối với khách hàng. Xác định xuất xứ hàng hóa của mình
giúp doanh nghiệp nhập khẩu tạo niềm tin đối với khách hàng. Khách hàng có thể tin
tưởng sản phẩm của doanh nghiệp nhập khẩu nếu có chứng nhận xuất xứ được cơng
nhận bởi các tổ chức chun mơn, giúp nâng cao uy tín và tăng khả năng tiếp cận với
thị trường mới.
Thứ tư, xác định quyền lợi thuế. Quy tắc xuất xứ hàng hóa là cơ sở để xác định
quyền lợi thuế cho doanh nghiệp nhập khẩu. Các nước áp dụng thuế xuất có thể giảm
thuế hoặc miễn thuế cho hàng hóa được sản xuất trong các nước ký kết thỏa thuận
thương mại hoặc có các quy định về xuất xứ. Vì vậy, khi doanh nghiệp nhập khẩu có
thể chứng minh được xuất xứ hàng hóa của mình, họ có thể hưởng lợi từ việc giảm
thuế hoặc miễn thuế, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thị trường.
● Đối với người tiêu dùng
Thứ nhất, giúp người tiêu dùng tránh những sản phẩm giả mạo hoặc khơng
đúng chất lượng. Những sản phẩm này có thể được sản xuất ở một nơi khác và chỉ
được đóng gói hoặc đánh dấu lại tại một nơi khác. Như vậy, thông tin về xuất xứ sẽ
giúp người tiêu dùng phát hiện ra những sản phẩm này và tránh mua phải.
Thứ hai, giúp người tiêu dùng có thể nhận biết được sản phẩm đến từ đâu và
được sản xuất như thế nào. Những thơng tin này có thể cho phép họ đánh giá được
chất lượng của sản phẩm và đưa ra quyết định mua hàng thơng minh hơn. Ví dụ, nếu
người tiêu dùng biết rằng một sản phẩm được sản xuất tại một nước nào đó có tiêu
chuẩn chất lượng cao, họ có thể tin tưởng hơn vào chất lượng của sản phẩm đó.

Thứ ba, ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng dựa trên các
yếu tố khác, chẳng hạn như chính trị hoặc mơi trường. Ví dụ, nếu người tiêu dùng
quan tâm đến các vấn đề như tình trạng đảng phái hay chính sách mơi trường của một
quốc gia, quy tắc xuất xứ có thể giúp họ biết được sản phẩm đó có phù hợp với giá trị
và quan điểm của mình hay khơng.

12


1.4.

Quy định chung về xuất xứ hàng hóa của CPTPP

Quy định chung về xuất xứ hàng hóa trong CPTPP được quy định tại Chương 3
của hiệp định này. Theo đó, để được hưởng các lợi ích về thuế quan khi xuất khẩu
hàng hóa sang các quốc gia thành viên khác của CPTPP, hàng hóa phải đáp ứng các
tiêu chuẩn về xuất xứ được quy định tại Chương này.
Hiệp định CPTPP quy định 3 phương pháp để xác định xuất xứ của một hàng
hóa, bao gồm: (i) hàng hóa có xuất xứ thuần túy (Wholly Obtained - WO); (ii) hàng
hóa được sản xuất từ nguyên liệu trong khu vực CPTPP (Produced Entirely from
originating materials - PE); và (iii) quy tắc cụ thể mặt hàng (Product Specific Rules PSR).
⮚ Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
Theo Điều 3.13 của CPTPP, hàng hóa có xuất xứ thuần túy là hàng hóa được
sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu, thành phần và lao động của một hoặc nhiều quốc
gia thành viên CPTPP.
Theo CPTPP, các quốc gia thành viên sẽ áp dụng quy định về xuất xứ hàng hóa
theo những nguyên tắc chung được quy định trong chương 3 của Hiệp định. Theo đó,
hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:



Hàng hóa phải được sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu, thành phần và lao động
của một hoặc nhiều quốc gia thành viên CPTPP.



Hàng hóa phải qua các cơng đoạn sản xuất, chế biến và/hoặc gia công đủ để trở
thành một sản phẩm mới và đáp ứng yêu cầu về xuất xứ thuần túy.



Hàng hóa phải có bằng chứng về xuất xứ như chứng từ, giấy tờ liên quan đến
nguồn gốc nguyên liệu, thành phần, quy trình sản xuất, vận chuyển, lưu trữ, bảo
quản và kiểm định sản phẩm.

⮚ Hàng hóa được sản xuất từ nguyên liệu trong khu vực CPTPP (Produced
Entirely from originating materials - PE)

13


Theo Điều 3.14 của CPTPP, hàng hóa được sản xuất từ nguyên liệu trong khu
vực là hàng hóa được sản xuất trong khu vực CPTPP từ nguyên liệu thuộc khu vực
CPTPP hoặc từ nguyên liệu ngoài khu vực CPTPP nhưng đã qua các công đoạn sản
xuất, chế biến và/hoặc gia công đủ để trở thành một sản phẩm mới.
Theo CPTPP, các quốc gia thành viên sẽ áp dụng quy định về xuất xứ hàng hóa
theo những nguyên tắc chung được quy định trong chương 3 của Hiệp định. Theo đó,
hàng hóa được coi là được sản xuất từ nguyên liệu trong khu vực nếu đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu sau đây:



Hàng hóa phải được sản xuất hoặc chế biến hồn tồn trong khu vực CPTPP.



Hàng hóa phải qua các công đoạn sản xuất, chế biến và/hoặc gia công đủ để trở
thành một sản phẩm mới và đáp ứng yêu cầu về xuất xứ từ nguyên liệu trong
khu vực.



Hàng hóa phải có bằng chứng về xuất xứ như chứng từ, giấy tờ liên quan đến
nguồn gốc nguyên liệu, thành phần, quy trình sản xuất, vận chuyển, lưu trữ, bảo
quản và kiểm định sản phẩm.

⮚ Hàng hóa được sản xuất tại CPTPP, sử dụng ngun liệu khơng có xuất xứ
CPTPP nhưng đáp ứng được các Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng quy định
trong Phụ lục 3-D của Chương 3
CPTPP có quy định chung về Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR) trong Chương 3 Quy tắc xuất xứ. Quy tắc này áp dụng cho các mặt hàng đặc biệt, có quy trình sản xuất
phức tạp, sử dụng nhiều ngun liệu và thành phần khác nhau, hoặc có tính chất đặc
biệt khác đòi hỏi một quy định cụ thể để xác định xuất xứ hàng hóa.
Cụ thể, quy định chung về PSR trong CPTPP bao gồm các yêu cầu sau đây:


Phải đáp ứng một số tiêu chí cụ thể về thành phần nguyên liệu và phương pháp
sản xuất để được coi là có xuất xứ từ một nước trong CPTPP.



Phải xác định được tỷ lệ phần trăm các nguyên liệu và thành phần khác nhau
trong quy trình sản xuất để tính tốn xuất xứ hàng hóa.




Phải sử dụng một hệ thống báo cáo và giám sát để đảm bảo tính minh bạch và
đáp ứng các yêu cầu quản lý.
14




Phải đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật khác liên quan đến hàng hóa
cụ thể.
Đây là trường hợp phổ biến nhất (trong bối cảnh sản xuất thường là theo chuỗi,

với các nguyên liệu từ và các công đoạn diễn ra ở nhiều nước trên thế giới). Tuy nhiên,
đây cũng là nhóm quy tắc xuất xứ phức tạp nhất, và có khác biệt nhiều nhất giữa
CPTPP và các FTA mà Việt Nam đã từng ký kết trước đây. CPTPP quy định 03
phương pháp xác định xuất xứ cho trường hợp này, bao gồm:
- Quy tắc chuyển đổi mã hàng hóa (Tariff Shift)
- Quy tắc hàm lượng giá trị nội khối (Regional Value Content)
- Quy tắc công đoạn sản xuất (Production Process)
Với mỗi loại hàng hóa, quy tắc xuất xứ áp dụng cho từng trường hợp có thể là
một, một số trong ba loại trên, và/hoặc kết hợp hai, ba loại trên. Chú ý là mặc dù mỗi
nước CPTPP đưa ra một Biểu cam kết thuế quan riêng, hệ thống quy tắc xuất xứ trong
CPTPP là thống nhất, áp dụng chung cho tồn bộ các nước thành viên CPTPP.
Vì vậy, các nhà sản xuất và doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu quy định của PSR để được hưởng các ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu hàng
hóa đến các nước thành viên khác trong CPTPP.
1.5.


Quy tắc xuất xứ chung mà Việt Nam áp dụng để kiểm soát xuất xứ

Quy tắc xuất xứ chung là một trong những cách để kiểm soát xuất xứ hàng hóa
khi thực hiện giao dịch thương mại quốc tế. Tại Việt Nam, quy tắc này được quy định
trong Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ Việt Nam về quy
tắc xuất xứ hàng hóa trong các thỏa thuận thương mại tự do mà Việt Nam tham gia
hoặc ký kết.
- Đối tượng áp dụng: Quy định áp dụng cho các hàng hóa được sản xuất, chế biến
hoặc lắp ráp trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc có phần lớn giá trị thêm gia tăng trên lãnh
thổ Việt Nam.
- Xác định xuất xứ hàng hóa: Để xác định xuất xứ hàng hóa, cần phải xác định vị trí
sản xuất, chế biến hoặc lắp ráp hàng hóa và các quy định liên quan đến quá trình sản
xuất, chế biến hoặc lắp ráp hàng hóa.
15


- Giấy tờ chứng minh xuất xứ: Để chứng minh xuất xứ hàng hóa, người xuất khẩu phải
có các giấy tờ liên quan đến quá trình sản xuất, chế biến hoặc lắp ráp hàng hóa, bao
gồm: giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), hồ sơ sản xuất, hóa đơn xuất khẩu, giấy kiểm
định hàng hóa,...
- Cơ quan chứng nhận xuất xứ: Việt Nam chỉ chấp nhận các giấy chứng nhận xuất xứ
(C/O) được cấp bởi các cơ quan chứng nhận xuất xứ của các nước có quan hệ thương
mại với Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế có uy tín.
- Kiểm tra xuất xứ hàng hóa: Cơ quan hải quan có quyền tiến hành kiểm tra xuất xứ
hàng hóa tại cửa khẩu và yêu cầu người xuất khẩu cung cấp các giấy tờ chứng minh
xuất xứ hàng hóa.
- Xử lý vi phạm: Nếu phát hiện vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa, cơ quan hải
quan có thể áp dụng các biện pháp xử lý như tạm giữ hàng hóa, xử lý hành chính hoặc
đưa ra truy tố trước pháp luật.
Như vậy, Nghị định số 31/2018/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam đã quy định một số

quy định chung để kiểm sốt xuất xứ hàng hóa khi xuất khẩu và nhập khẩu, nhằm đảm
bảo công bằng và minh bạch trong hoạt động thương mại quốc tế.

16


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG QUY TẮC XUẤT XỨ ĐỐI
VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM
2.1.

Tổng quan về tình hình nhập khẩu ơ tơ của Việt Nam

2.1.1. Đánh giá chung

Tỷ lệ nội địa hóa một số dòng xe sản xuất, lắp ráp trong nước khá cao do khả
năng cung ứng các sản phẩm CNHT nội địa được cải thiện trong thời gian qua. Các
chủng loại xe tải, xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng sản xuất trong nước
đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao, đạt mục tiêu đề ra đáp ứng về cơ bản thị trường nội địa (xe
tải đến 07 tấn đáp ứng khoảng 70% nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa trung bình 55%; xe
khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng đáp ứng khoảng 90% nhu cầu, với tỷ lệ
nội địa hóa đạt từ 20% đến 50%).
Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp ô tô và CNHT
cho ngành công nghiệp ô tô đã gia tăng liên tục với sự tham gia các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó đóng góp đáng chú ý vào sự gia tăng này là của
khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước. Hiện trên thị trường Việt Nam hiện nay đã
có mặt hầu hết các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới như Toyota, Honda, Ford, v.v.
đã kéo theo một số nhà sản xuất vệ tinh và hệ thống các nhà cung ứng linh kiện phụ
tùng nước ngoài thân thiết vào đầu tư tại Việt Nam.
Với sự tăng trưởng cả về nhu cầu và sản lượng cung cấp, thị trường ô tơ Việt
Nam được dự đốn sẽ tăng trưởng liên tục trong thời gian tới.

Mặc dù có nhiều tiềm năng để phát triển, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn
đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Trước hết, trong khi Chính phủ đang có nhiều
chính sách ưu đãi nhằm thu hút vốn FDI, ngành sản xuất ô tô lại khơng hưởng lợi lớn
từ những chính sách này. Giá trị sản xuất của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô chỉ
chiếm khoảng 2,7% tổng giá trị sản xuất của toàn ngành cơng nghiệp. Tăng trưởng giá
trị sản xuất bình qn thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng bình quân của toàn
17


ngành công nghiệp. Trong khi các nhà sản xuất hàng đầu thế giới như Toyota, Honda,
Mazda, Ford liên tục tăng vốn đầu tư vào Thái Lan, Indonesia… Việt Nam vẫn đang là
nhà sản xuất với sản lượng không đáng kể.
2.1.2. Các phân khúc thị trường

Theo hoạt động kinh doanh chính, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam được chia
làm 2 bộ phận là sản xuất và phân phối. Thực tế, các doanh nghiệp có hoạt động sản
xuất cũng có kênh phân phối riêng như Trường Hải, TMT, Toyota…Trong khi đó, các
doanh nghiệp phân phối chủ yếu làm đại lí cho các hãng xe liên doanh như Toyota,
Ford… hoặc nhập khẩu và phân phối xe nguyên chiếc của các hãng lớn. Các doanh
nghiệp đặc trưng có thể kể đến HHS (chuyên phân phối xe tải Dongfeng Trung Quốc),
SVC (đại lí cho nhiều hãng xe), HAX (đại lí Mercedes)
Theo nguồn gốc xe, có thể chia thị trường trong nước thành 2 phân khúc là xe
lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu nguyên chiếc. Xu hướng ưa chuộng xe nhập khẩu
được thể hiện rõ qua sự tăng trưởng thị phần của phân khúc xe nhập khẩu, mà chủ yếu
là các loại xe có giá trị cao
Theo mục đích sử dụng, thị trường Việt Nam được chia làm 2 phân khúc là xe
thương mại (CV) và xe du lịch (PC). Xe thương mại, đặc trưng bởi các dòng xe tải, xe
bus với mục đích sử dụng chính là chuyên chở người và hàng hóa. Mặc dù ít được nói
đến, tuy nhiên đây là một phân khúc cực kì quan trọng. Các thương hiệu lớn là
THACO, Cửu Long (TMT), Vinaxuki, Isuzu hay các dòng xe nhập khẩu như

Dongfeng, SINO…
Ngược lại, xe du lịch, với các dòng xe con từ 4-9 chỗ, được nhắc đến rất nhiều
trong thời gian qua. Đây là một phân khúc có sự tham gia của rất nhiều nhà sản xuất
lớn và có thương hiệu mạnh như Toyota, Ford, Honda, KIA, Mazda...
2.1.3. Tình hình nhập khẩu ơ tơ của Việt Nam

● Trước khi ký kết CPTPP

18


Giai đoạn 2011-2017 chứng kiến nhiều thay đổi trong hoạt động nhập khẩu ô tô
nguyên chiếc vào Việt Nam từ tác động của Thông tư 20 đến ảnh hưởng của ưu đãi
miễn thuế nhập khẩu trong khối ASEAN vào Việt Nam.
Thống kê chi tiết của Tổng cục Hải quan về lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc
vào Việt Nam trong giai đoạn 2011-2017 đã cho thấy nhiều biến động chỉ trong 7 năm
ngắn ngủi. Đây là giai đoạn đầy biến động khi Thông tư 20/2011 về điều kiện nhập
khẩu ô tô vừa có hiệu lực và cũng chính thức hết hiệu lực từ giữa năm 2016. Ngoài ra,
việc miễn thuế nhập khẩu đối với xe nguyên chiếc có tỉ lệ nội địa hóa trên 40% trong
khu vực ASEAN vào Việt Nam từ 1.1.2018 cũng tác động khơng nhỏ tới tình hình
nhập khẩu chung.
Bảng 1: Số liệu nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại vào Việt Nam trong giai
đoạn 2011-2017

Nguồn: Bộ Cơng Thương
Cụ thể, từ năm 2011 đến 2017 có khoảng 524 ngàn xe nhập khẩu nguyên chiếc
các loại vào Việt Nam trị giá 11,58 tỉ USD, trung bình gần 75 ngàn xe mỗi năm. Tuy
nhiên, diễn biến nhập khẩu theo từng năm lại không bằng phẳng như vậy.
Năm 2012 và 2013, số lượng xe nhập khẩu giảm đáng kể so với năm trước đó.
Điều này có thể được giải thích bởi sự suy giảm trong nhu cầu mua xe hơi của người

tiêu dùng trong giai đoạn này, do tình hình kinh tế Việt Nam lúc đó chưa phục hồi
19


hồn tồn sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu và chính sách tăng thuế và giới hạn
cho vay của Chính phủ để kiểm sốt lạm phát.
Trong năm 2015, hoạt động nhập khẩu xe đạt đỉnh điểm với hơn 125 ngàn xe,
có thể được giải thích bởi sự phục hồi của nền kinh tế và sự gia tăng nhu cầu mua xe
hơi của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, từ năm 2016 đến 2017, số lượng xe nhập khẩu lại giảm, có thể do sự
thắt chặt của Chính phủ trong việc quản lý nhập khẩu và đăng ký xe, cũng như sự giảm
nhu cầu mua xe hơi của người tiêu dùng trong giai đoạn này.
Hình 1.1: Tỷ trọng nhập khẩu xe ơ tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ ngồi, ô tô trên 9
chỗ ngồi, ô tô tải và ô tô loại khác trong giai đoạn 2011-2017

Nguồn: Bộ Công Thương

20


Hình 1.2: Diễn biến lượng và đơn giá nhập khẩu xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống
trong giai đoạn 2011-2017

Nguồn: Bộ Công Thương
Trong số xe được nhập khẩu về Việt Nam trong giai đoạn này, có tới gần một
nửa là xe dưới 9 chỗ ngồi với 205.014 chiếc, trung bình gần 30 ngàn xe mỗi năm. Kế
đến là xe tải, chỉ tính riêng hai loại xe này đã chiếm tới 86% lượng xe nhập khẩu về
Việt Nam, 14% còn lại thuộc về xe trên 9 chỗ ngồi và xe chuyên dụng. Cũng theo
thống kê, lượng xe tải về Việt Nam thời gian gần đây tăng mạnh vượt cả xe dưới 9 chỗ
ngồi do nhu cầu vận chuyển phục vụ nền kinh tế tăng vọt.

Do chiếm gần một nửa lượng xe nhập khẩu nên tình hình xe du lịch dưới 9 chỗ
ngồi về Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp tới bức tranh toàn cảnh. Riêng trong năm 2017,
21


lượng xe nhập khẩu giảm mạnh từ 50.601 chiếc trong năm 2016 xuống còn 38.832
chiếc trong năm 2017. Đây cũng là năm đầy biến động của thị trường xe hơi trong
nước ảnh hưởng trực tiếp tới cả xe nhập khẩu lẫn lắp ráp trong nước. Trong đó, hoạt
động nhập khẩu xe giảm mạnh không chỉ bởi nhu cầu mua xe giảm từ phía người dân
mà doanh nghiệp cũng có động thái cầm chừng cùng chờ ưu đãi thuế.
Đáng chú ý, mặc dù hoạt động nhập khẩu trồi trụt bất thường theo từng năm
nhưng giá trị nhập khẩu của xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi lại có xu hướng tăng, đặc biệt
là từ năm 2015 đến 2017. Trong đó thay vì dao động quanh mức 11 ngàn USD/chiếc
trước năm 2015, tới năm 2016 con số này tăng lên 14 ngàn USD/chiếc và đạt 18 ngàn
USD/chiếc trong năm 2017. Cá biệt nếu tính riêng quý I năm 2018 con số này tăng lên
22 ngàn USD cho mỗi chiếc xe về Việt Nam.
● Sau khi ký kết CPTPP
Bảng 2: Số liệu nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại vào Việt Nam trong giai
đoạn 2018 - 2022

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Tính chung cả năm 2018, cả nước nhập khẩu 81.609 ô tô, với tổng kim ngạch 1,8
tỷ USD, giảm 16,1% về số lượng và 19,8% về trị giá so với năm 2017. Trong tổng số
xe nhập khẩu, xe ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống chiếm nhiều nhất với 53.981 chiếc, tổng kim
ngạch hơn 1 tỷ USD. Xe ô tô tải nhiều thứ 2 với 24.188 chiếc, tổng kim ngạch 501 triệu
USD. Xe trên 9 chỗ ngồi các loại đứng thứ 3, với 804 chiếc, tổng kim ngạch hơn 24
22


triệu USD. Trong năm 2018, Việt Nam cũng chi hơn 3,5 tỷ USD để nhập khẩu linh kiện,

phụ tùng ô tơ các loại. Ngồi ra, Việt Nam cũng chi 654 triệu USD nhập khẩu xe máy
và linh kiện, phụ tùng liên quan. Thời điểm năm 2018, xe nhập khẩu bị chững lại là do
ảnh hưởng của Nghị định 116, các doanh nghiệp nhập khẩu và hãng sản xuất xe ô tô
phải đáp ứng được các yêu cầu chứng nhận kiểu loại. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của ô
tô nhập khẩu có ảnh hưởng khơng nhỏ đến các dịng xe lắp ráp trong nước.
Năm 2019, lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh. Tính hết năm
2019, ước tính đã nhập khẩu 139.427 ơ tơ ngun chiếc các loại, với tổng trị giá đạt 3,1
tỷ USD, tăng 71% về lượng và tăng 69,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Tính
riêng trong tháng 12/2019, mặt hàng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam ước tính
đạt 8.000 chiếc, với tổng trị giá đạt 140 triệu USD. Xe ô tô từ 9 chỗ trở xuống nhập về
Việt Nam chủ yếu xuất xứ ASEAN, trong đó, cao nhất là từ Thái Lan, Indonesia....
Nguyên nhân của việc lượng ô tô nhập khẩu tăng mạnh trong thời gian gần đây, chủ yếu
có nguồn gốc từ ASEAN là do nhiều dòng xe được giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với dung
tích nhỏ theo quy định của Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt nhằm khuyến khích các phương
tiện tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện môi trường.
Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID - 19, lượng nhập khẩu ô tô của Việt
Nam giảm mạnh (24,5%) với lượng nhập khẩu xấp xỉ 105 nghìn chiếc. Ngồi ra, các
chính sách của nhà nước nhằm thúc đẩy tiêu thụ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước cũng
là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến hệ quả trên. Ơ tơ nhập khẩu từ Thái Lan là
52,7 nghìn chiếc, giảm 29% và từ Inđơnêxia với 35 nghìn chiếc, giảm 25% so với năm
2019. Riêng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu từ Trung Quốc lại tăng tới 46,7% và
đạt hơn 7,4 nghìn chiếc.
Năm 2021, Việt Nam đã chi 3,66 tỷ USD để nhập khẩu hơn 160.035 ô tô nguyên
chiếc, mức cao cao kỷ lục từ trước đến nay, vượt xa so với 105.000 xe của năm 2020.
Tác động của dịch Covid-19 kéo dài đã không ngăn nổi lượng xe ô tô nhập khẩu lớn đổ
về thị trường nội địa, đưa lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về trong nước đạt cao kỷ
lục từ trước đến nay, vượt xa so với năm 2020 (hơn 105.000 xe) và năm có lượng nhập
kỷ lục trước đó là năm 2019 (139.427 xe).

23



Năm 2022, lượng xe nhập khẩu về ước tính cao hơn các năm trước với 173.467
chiếc, tăng 8.5% so với năm 2021. Ơ tơ ngun chiếc các loại nhập khẩu về Việt Nam
chủ yếu là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống với 144.912 chiếc, tiếp theo là ô tơ tải đạt 17.967
chiếc, cịn lại là ơ tơ loại khác với 9.752 chiếc.
Như vậy, có thể thấy Việt Nam dành lượng lớn vốn để nhập khẩu ô tô qua các
năm nhằm phục vụ một lượng lớn nhu cầu trong nước khi ngành sản xuất chưa tạo ra
được sản phẩm như kỳ vọng.
2.2.

Thực trạng quy tắc xuất xứ của VN với hàng hố ơ tơ nhập khẩu của
Việt Nam trước khi ký hiệp định CPTPP

2.2.1. Các quy tắc xuất xứ

Trước khi ký kết hiệp định CPTPP, Việt Nam đã áp dụng quy tắc xuất xứ cho
hàng ô tô nhập khẩu dựa trên các thỏa thuận tự do thương mại (FTA) được ký kết với
từng đối tác thương mại. Việc áp dụng quy tắc xuất xứ này giúp giảm thuế nhập khẩu
cho hàng hóa có xuất xứ từ các quốc gia đã ký kết FTA với Việt Nam.
Các quy tắc xuất xứ đối với hàng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam được quy định
theo các văn bản pháp luật của Việt Nam như Luật Thương mại năm 2005, Luật Quản
lý xuất nhập khẩu năm 2001 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn.
Cụ thể, các quy tắc xuất xứ đối với hàng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam bao
gồm:
- Quy tắc xuất xứ hàng hóa: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hàng hóa được
coi là có xuất xứ nếu được sản xuất hoàn toàn hoặc chủ yếu tại một quốc gia nào đó.
Điều này địi hỏi các nhà sản xuất và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải xác định rõ
nguồn gốc và quy trình sản xuất của các linh kiện và phụ tùng trong ô tô để đảm bảo
xuất xứ của sản phẩm.

- Quy tắc xuất xứ nguyên vật liệu: Việc đánh giá nguồn gốc của các nguyên vật liệu và
thành phần trong sản phẩm là rất quan trọng trong việc xác định xuất xứ của sản phẩm.
Các nhà sản xuất và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô cần phải đảm bảo rằng các nguyên
24


vật liệu được sử dụng trong sản xuất ô tô đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định về xuất
xứ của các quốc gia xuất khẩu.
- Quy tắc xuất xứ khối: Các quy tắc này áp dụng đối với các hàng hóa được sản xuất
trong các khu vực thương mại hoặc khối kinh tế. Trong trường hợp các nhà sản xuất ô
tô thuộc các khu vực thương mại hoặc khối kinh tế như ASEAN, các quy tắc xuất xứ
này sẽ được áp dụng để giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm.
Cụ thể, Việt Nam đã ký kết FTA với nhiều đối tác thương mại lớn như Nhật
Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu. Quy tắc xuất xứ trong các FTA này được quy
định cụ thể, thông thường yêu cầu sản phẩm phải có một tỷ lệ nhất định về nội địa hóa
và cơng đoạn sản xuất được thực hiện tại quốc gia đó hoặc một trong các quốc gia
thành viên của FTA.
Một số số liệu liên quan đến các quy tắc xuất xứ của Việt Nam với hàng ô tô nhập
khẩu trước khi ký kết CPTPP:
Theo Nghị định số 116/2017/NĐ-CP, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô
đang hoạt động được tiếp tục hoạt động trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày Nghị định
này có hiệu lực. Sau thời hạn trên, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô phải đáp
ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Nghị định này. Các doanh nghiệp chỉ được nhập
khẩu khi có giấy phép, doanh nghiệp phải có giấy ủy quyền triệu hồi từ nhà sản xuất
nước ngồi, có giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại từ nơi sản xuất, doanh nghiệp
phải cam kết linh kiện, phụ tùng đúng chuẩn xe, phải kiểm tra chất lượng 1 xe trong
mọi lô hàng nhập khẩu, bảo hành tối thiểu 2 năm hoặc 50.000 km đối với ôtô con nhập
khẩu đã qua sử dụng, có đủ giấy tờ nhập khẩu theo quy định từ 01/01/2018.
Ngoài ra, trước khi ký kết CPTPP, Việt Nam cũng đã áp dụng quy tắc xuất xứ
tự phát, đặc biệt là trong trường hợp sản phẩm không được quy định trong các FTA

được ký kết. Quy tắc xuất xứ tự phát này cũng yêu cầu sản phẩm phải có một tỷ lệ
nhất định về nội địa hóa và cơng đoạn sản xuất tại Việt Nam.
2.2.2. Giấy chứng nhận xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ

● Giấy chứng nhận xuất xứ
25


×