BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH VỤ ĐIỀU TRA CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VỚI MẶT
HÀNG “NHÔM THANH ĐỊNH HÌNH” CỦA TRUNG QUỐC
XUẤT KHẨU VÀO VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn: Lê Hải Hà
Học phần: Chính sách kinh tế quốc tế
Nhóm thực hiện: Nhóm 4
Hà Nội, tháng 04 năm 2023
i
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT
Họ và tên
Nhiệm vụ
31
Nguyễn Quỳnh Hoa
Nội dung, Word
32
Nguyễn Thị Hoa
PPT
33
Nguyễn Thị Thu Hoài
Nội dung
34
Lê Thị Thu Hồng
Nội dung
35
Nguyễn Thị Hồng
Nội dung
37
Nguyễn Thị Thu Huế
Nội dung
38
Lê Thu Hương
Nội dung, Thuyết trình
39
Mai Diệu Huyền
Nội dung
40
Phạm Thị Huyền
Nội dung
Ghi chú
NT
ii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Thống kê các vụ điều tra phòng vệ thương mại của Việt Nam giai đoạn 2009
– 2020 ................................................................................................................................. 12
Bảng 2.2: Mức thuế và danh sách các công ty bị áp thuế .............................................. 20
Bảng 2.3: Mức thuế áp dụng với doanh nghiệp bị điều tra ở đợt rà soát 2021 .............. 23
Bảng 2.4: Kết quả rà soát lần thứ hai việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số
sản phẩm nhơm có xuất xứ nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa.................................... 26
iii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Cơ cấu nhóm hàng áp dụng các biện pháp PVTM ........................................ 11
iv
MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN............................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ...............................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH VẼ.................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................... iv
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ .... 2
1.1. Bán phá giá ............................................................................................................... 2
1.1.1.Khái niệm bán phá giá......................................................................................... 2
1.1.2. Phân loại ............................................................................................................. 2
1.1.3. Mục tiêu bán phá giá .......................................................................................... 2
1.2. Chống bán phá giá ................................................................................................... 3
1.2.1. Các biện pháp chống bán phá giá ...................................................................... 3
1.2.2. Tác động của chống bán phá giá ....................................................................... 5
1.2.3. Các quy định của WTO về chống bán phá giá (Điều kiện áp dụng) ................ 7
1.2.4. Quy trình điều tra chống bán phá giá theo quy định của WTO. ...................... 8
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VỤ ĐIỀU TRA CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỤ THỂ VỚI
MẶT HÀNG NHƠM THANH ĐỊNH HÌNH CỦA TRUNG QUỐC XUẤT KHẨU
VÀO VIỆT NAM .............................................................................................................. 10
2.1. Tình hình về chống bán phá giá trên thế giới và Việt Nam. .............................. 10
2.1.1. Tình hình chống bán phá giá trên thế giới...................................................... 10
2.1.2. Tình hình chống bán phá giá tại Việt Nam ..................................................... 12
2.2. Tổng quan vụ điều tra ........................................................................................... 15
2.2.1. Thông tin vụ điều tra ........................................................................................ 15
2.2.2. Khái quát quy trình điều tra của Việt Nam ..................................................... 15
2.3. Quá trình điều tra chống bán phá giá .................................................................. 16
2.3.1. Nguyên nhân ..................................................................................................... 16
2.3.2. Quá trình điều tra ............................................................................................. 17
v
2.4. Tác động của vụ điều tra chống bán phá giá đến mặt hàng Nhơm thanh định
hình của Việt Nam ......................................................................................................... 30
2.4.1. Khi có biện pháp sơ bộ...................................................................................... 30
2.4.2. Khi có biện pháp chính thức ............................................................................ 31
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH SỬ
DỤNG HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ............................... 34
3.1. Về phía Nhà nước ................................................................................................... 34
3.2. Về phía các doanh nghiệp ...................................................................................... 34
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 36
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập và tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế là xu
thế tất yếu với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế. Hiện nay, Việt Nam đã từng
bước hội nhập quốc tế thông qua việc thiết lập quan hệ thương mại – đầu tư với nhiều quốc
gia và vùng lãnh thổ, tham gia vào nhiều tổ chức hợp tác kinh tế, thương mại của thế giới
và khu vực, đã ký kết nhiều hiệp định tự do thương mại song phương, đa phương (FTA
Việt Nam – Hàn Quốc, AFTA, FTA Việt Nam – EU, TPP…) và đang đàm phán một số
hiệp định khác. Từ khi gia nhập WTO Việt Nam nhận được nhiều ưu đãi từ các nước thành
viên trong việc xuất khẩu hàng hóa nhưng đồng thời đó cũng là khó khăn vì phải cạnh tranh
với hàng hố nước ngồi được nhập khẩu vào Việt Nam.
Thực tế tính đến năm 2020, Việt Nam đã có hơn 98 vụ việc điều tra chống bán phá giá
do nước ngoài khởi xướng, so với các vụ việc Việt Nam tự khởi xướng thì lớn hơn rất nhiều.
Từ đó có thể thấy doanh nghiệp Việt Nam đối với vấn đề pháp luật chống bán phá giá chưa
có sự hiểu biết sâu rộng. Vậy thực trạng áp dụng pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam
hiện nay đang diễn ra như thế nào?
Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này trên cơ sở đó có thể đóng góp một số ý
kiến nhằm góp phần hồn thiện pháp chống bán phá giá ở Việt Nam, nhóm đã quyết định
chọn đề tài: “Phân tích vụ điều tra chống bán phá giá với mặt hàng “Nhơm thanh định hình”
của Trung Quốc xuất khẩu vào Việt Nam”.
1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
1.1. Bán phá giá
1.1.1.Khái niệm bán phá giá
Bán phá giá trong thương mại quốc tế có thể hiểu là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng
hóa được xuất khẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn giá bán của hàng
hóa đó tại thị trường nội địa nước xuất khẩu.
Theo điều 4 số 40/2002/PL-UBTVQH10 của “Pháp lệnh Giá” của nước Cộng hoà xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 26/4/2002 định nghĩa: “Bán phá giá là hành vi bán
hàng hoá, dịch vụ với giá quá thấp so với giá thông thường trên thị trường Việt Nam để
chiếm lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và lợi ích của Nhà nước.”
1.1.2. Phân loại
Bán phá giá bền vững: là xu hướng tiếp tục của nhà độc quyền nội địa nhằm làm cực đại
hóa lợi tức của mình thơng qua việc bán hàng hóa với giá cao hơn ở thị trường trong nước
(được giải thích do chi phí vận chuyển và các hàng rào thương mại) so với giá cả thị trường
thế giới và bán trên thị trường thế giới với giá cả thấp hơn thị trường nội địa (được giải
thích là do phải cạnh tranh với các nhà sản xuất nước ngoài). Điều quan trọng ở đây là các
nhà độc quyền nội địa phải tính toán được tỷ lệ và giá cả giữa hàng bán trong nước và hàng
bán ra nước ngoài để đạt lợi tức cao nhất.
Bán phá giá không thường xuyên: là thỉnh thoảng bán một hàng hóa nào đó ở nước ngồi
thấp hơn so với bán ở trong nước nhằm mục đích đỡ bớt được gánh nặng do những rủi ro
không dự kiến trước và thặng dư tạm thời của hàng hóa mà không cần phải giảm giá nội
địa.
Bán phá giá kiểu chớp nhống: là một hình thức bán tạm thời một hàng hóa nào đó ra
nước ngồi thấp hơn để loại các nhà sản xuất nước ngoài ra khỏi thương trường. Sau đó lại
tăng giá lên để dành lợi thế của sức mạnh độc quyền mới thu được.
1.1.3. Mục tiêu bán phá giá
Mục tiêu chính trị:
2
Bán phá giá nhằm loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường từ đó chiếm thế độc
quyền và dần chiếm lĩnh nền kinh tế nước ngoài
Gây áp lực cho các quốc gia khác: tăng sức ép với bạn hàng nhập khẩu về mặt nào
đó.
Mục tiêu lợi nhuận:
Do nhà sản xuất, xuất khẩu không thể bán được hàng, cung vượt cầu, sản xuất bị
đình trệ, sản phẩm lưu kho lâu ngày có thể bị hư hại ... nên đành bán tháo hàng hoá để thu
hồi một phần vốn.
Do nhập siêu lớn, thiếu hụt nguồn ngoại tệ nên áp dụng bán phá giá để thu được
ngoại tệ.
Sau khi loại bỏ được những áp lực cạnh tranh chủ yếu trên thị trường,doanh
nghiệp bán phá giá sẽ nâng giá bán hàng hóa, bóc lột người tiêu dùng nhằm thu lợi nhuận
bù đắp vào khoản thua lỗ trước đó và hưởng lợi nhuận siêu ngạch.
Bán giá thấp nhằm thâm nhập thị trường.
1.2. Chống bán phá giá
1.2.1. Các biện pháp chống bán phá giá
Khái niệm: Chống bán phá giá mà các biện pháp mà chính phủ các nước đề ra để đánh
vào các mặc hàng bán phá giá của doanh nghiệp nước ngồi nhằm đem lại lợi ích lâu dài
và tối đa cho quốc gia đó.
Các biện pháp chống bán phá giá chúng ta thường gặp là: Biện pháp tạm thời; biện
pháp cam kết giá; biện pháp áp dụng thuế chống bán phá giá.
a. Biện pháp tạm thời
Sau khi cơ quan điều tra sơ bộ khẳng định về thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất nội địa
nước nhập khẩu có thể áp dụng một mức thuế chống bán phá giá tạm thời. Mức thuế chống
bán phá giá tạm thời không được đặt cao hơn biên độ bán phá giá, chỉ được áp dụng sớm
nhất 60 ngày sau khi bắt đầu điều tra và duy trì càng ngắn càng tốt, không được quá 4 tháng
hoặc trong trường hợp cần thiết không được quá 6 tháng.
3
Trường hợp cơ quan điều tra xác định rằng khoản thuế thấp hơn biên độ phá giá đã đủ
để khắc phục thiệt hại thì thời hạn áp dụng biện pháp tạm thời có thể là 6 tháng hoặc 9
tháng.
Tiền thu thuế chống bán phá giá tạm thời sẽ được hoàn lại nếu mức thuế cuối cùng được
quyết định thấp hơn mức thuế tạm thời.
b. Biện pháp cam kết giá
Hiệp định chống bán phá giá của WTO cho phép một nhà xuất khẩu sau tiến trình điều
tra bị kết luận là có bán phá giá có thể đưa ra cam kết sẽ sửa lại giá sao cho không gây ra
tổn hại cho ngành sản xuất nội địa. Nếu cam kết như vậy được nước nhập khẩu chấp nhận
thì khơng cần thiết đưa ra mức thuế chống bán phá giá đánh vào hàng hóa đó, và khơng cần
thiết tìm các tổn hại. Việc điều tra kết thúc tại đó. Trường hợp nhà xuất khẩu vi phạm cam
kết giá, cơ quan điều tra có thể lập tức áp dụng biện pháp tạm thời trên cơ sở các thơng tin
tốt nhất mà họ có.
Mức tăng giá không nhất thiết phải lớn hơn mà thường là nhỏ hơn biên độ phá giá nếu
như đã đủ khắc phục thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước. Cơ quan điều tra sẽ không
chấp nhận cho các nhà sản xuất, xuất khẩu cam kết giá nếu thấy việc cam kết không khả
thi, chẳng hạn số lượng nhà xuất khẩu quá lớn.
c. Biện pháp áp dụng thuế chống bán phá giá
Thuế chống bán phá giá chính thức: Nếu kết quả điều tra chính thức đi đến kết luận cuối
cùng là có hiện tượng bán phá giá, gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa và có mối quan
hệ nhân quả giữa chúng thì thuế chống bán phá giá được chính thức áp dụng.
Thuế chống bán phá giá có thể tính theo giá hàng hoặc theo số lượng. Mức thuế chống
bán phá giá chính thức khơng vượt q mức bán phá giá đã được xác định trong quyết định
cuối cùng. Cơ quan điều tra chống bán phá giá sẽ quyết định số lượng thuế phải nộp trên
cơ sở biên độ phá giá xác định rõ ràng cho từng nhà xuất khẩu hoặc sản xuất, theo nguyên
tắc mức thuế này có thể tương đương hoặc nhỏ hơn biên độ phá giá.
Thời hạn thu thuế chống bán phá giá là 5 năm. Trong thời hạn này, quyết định thu thuế
chống bán phá giá có thể được xem xét lại theo yêu cầu của các bên liên quan. Mức thuế
4
chống bán phá giá có thể được thay đổi và kéo dài thêm 5 năm nữa. Trong trường hợp này
cần phải chứng minh sự cần thiết của việc tiếp tục áp dụng thuế chống bán phá giá.
1.2.2. Tác động của chống bán phá giá
a. Tác động tích cực
Chính sách CBPG, cũng giống như một cơng cụ trong chính sách thương mại, còn thúc
đẩy phúc lợi trong các nền kinh tế đang phát triển bằng cách chuyển lợi nhuận từ bên bán
phá giá sang phía nền kinh tế đang phải chịu tác động của bán phá giá. Được đề cập đến
như “Hiệu ứng chuyển dịch thuế” (Rent-shifting Effect) trong nghiên cứu của KrugmanBrander (1983), các biện pháp chống bán phá giá chuyển lợi nhuận từ nền kinh tế nước
ngoài tham gia bán phá giá về phía thị trường đang bị bán phá giá thông qua doanh thu nhập
khẩu. Trong thực tế, vai trị chiến lược của các chính sách này trong việc nâng cao doanh
thu mang lại có tác động tích cực trong trung và dài hạn đến những nền kinh tế của các
nước đang phát triển.
Đối với nước xuất khẩu:
Thay đổi cơ cấu tổ chức sản xuất, phương pháp sản xuất. Nhờ ưu thế về tiến bộ công
nghệ và lợi thế về chi phí, hầu hết các doanh nghiệp nước ngồi có vị thế tốt khi bán hàng
xuất khẩu với mức giá thấp hơn “giá trị thông thường” ở các thị trường nhập khẩu. Suy cho
cùng, doanh nghiệp trong nước lại phải đối mặt những biến động của cuộc cạnh tranh có
yếu tố nước ngồi. Các biện pháp chống bán phá giá hướng tới việc thúc đẩy thương mại
bình đẳng, đồng thời buộc các doanh nghiệp muốn xuất khẩu đi nước ngồi cần phải tập
trung phát triển cơng nghệ, đổi mới quy trình sản xuất, phương pháp sản xuất, cách thức
quản lý nhằm tăng năng suất, giảm thiểu chi phí sản xuất.
Thay đổi chiến lược cạnh tranh, đa dạng hóa thị trường. Đối mặt với những mặt
hàng từ nước ngoài đưa vào với giá rẻ, buộc các dịch vụ trong nước phải tìm cách cải tiến,
đa dạng hóa mẫu mã hàng hóa, đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm,
tích cực áp dụng cơng nghệ tiên tiến, tận dụng nguồn nhân lực để có thể cạnh tranh trên
trường thương mại quốc tế bằng chất lượng chứ khơng chỉ tập trung vào chi phí thấp.
5
Tận dụng để được hưởng các ưu đãi về việc áp thuế chống bán phá giá của các thị
trường nhập khẩu.
Đối với nước nhập khẩu:
Có động lực gia tăng cạnh tranh trên thị trường. Đứng từ quan điểm “ngành công
nghiệp non trẻ”, việc sử dụng các chính sách chống bán phá giá giúp bảo vệ doanh nghiệp
Việt Nam chống lại “mức giá thơn tính” và giá độc quyền, các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp sản xuất nội địa, ngăn chặn lợi thế giá
thành thấp của các mặt hàng nhập khẩu đến từ các cơng ty nước ngồi.
Bảo hộ ngành sản xuất trong nước. Thơng qua các chính sách chống bán phá giá,
các doanh nghiệp trong nước tham gia vào việc sản xuất các mặt hàng cạnh tranh với hàng
nhập khẩu có thể tiếp nhận phần thị phần bị mất của các doanh nghiệp nước ngồi đồng
thời đem lại lợi ích giúp ổn định cũng như cân bằng thị trường trong nước hay chính là cân
bằng thị trường cho các doanh nghiệp nội địa.
b. Tác động tiêu cực
Đối với nước xuất khẩu:
Doanh nghiệp tham gia vụ kiện, phải tiêu tốn chi phí kiện tụng và thời gian theo
đuổi. Nếu chỉ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, riêng lẻ nói chung là thiếu sự hiểu biết về
việc áp dụng biện pháp CBPG thì dễ sơ hở, tăng tổn thất do thiếu thơng tin khi điều tra vụ
việc và không kham nổi chi phí kiện tụng. Thêm vào đó, để theo kiện doanh nghiệp buộc
phải bỏ ra các chi phí vật chất và nhân lực rất lớn phục vụ các yêu cầu tố tụng liên quan.
Đối mặt với nguy cơ giảm thị phần, doanh thu và lợi nhuận. Trong q trình điều tra
có một thực tế là ngay từ khi biết tin một mặt hàng xuất khẩu bị điều tra chống bán phá giá
từ nước này (thậm chí ngay từ khi việc điều tra mới chỉ là nguy cơ), các nhà nhập khẩu đã
“dè chừng” và bắt đầu tìm kiếm nguồn cung mới từ các nước khác do lo ngại một vụ kiện
bán phá giá sẽ dẫn tới những mức thuế bổ sung cao khiến giá hàng hóa từ nước này bị đội
lên. Kết quả là trước và trong quá trình điều tra, lượng đơn hàng từ nước đang điều tra giảm
sút đáng kể, gây ảnh hưởng bất lợi, nhiều khi là rất lớn, cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Đối với nước nhập khẩu:
6
Ngành sản xuất sản phẩm tương tự trong nước có thể bị trì trệ do được bảo hộ: Theo
cùng một phương thức, vì mục tiêu chính của chính sách chống bán phá giá, là kiềm chế
tác động cạnh tranh của các sản phẩm nước ngoài được bán phá giá lên các thị trường nội
địa, ví dụ, có những chính sách tạo ra lợi thế để doanh nghiệp trong nước có thể đáp trả.
Tuy nhiên vấn đề ở đây là, nếu doanh nghiệp nội địa không đủ tiềm lực để duy trì sự cạnh
tranh, nếu chúng ta tiếp tục trả đũa qua lại trong mọi chính sách chống bán phá giá, số lượng
vụ việc của hoạt động chống bán phá giá sẽ gia tăng với một tốc độ tương đối cao. Hậu quả
là: họ sẽ bị yếu thế dần và biến mất, bản chất của thương mại tự do sẽ bị xóa nhịa cũng như
khả năng cạnh tranh và năng suất của doanh nghiệp trong nước sẽ bị suy giảm. Do khơng
thể cạnh tranh được với hàng nước ngồi nên nhiều xí nghiệp trong nước bị đình trệ sản
xuất, bị phá sản hồn tồn. Khi đó nó là ngun nhân quan trọng gây ra hiện tượng trì trệ,
hạn chế tốc độ phát triển nền kinh tế của nước nhập khẩu.
Người tiêu dùng khơng được lợi. Việc áp đặt các chính sách CBPG là nguy cơ cho
các phúc lợi xã hội vì nó ngăn chặn dịng chảy của các sản phẩm rẻ hơn và chất lượng từ
các nền kinh tế bán phá giá. Trong trường hợp khơng có quy định hạn chế việc bán phá giá
của các doanh nghiệp xuất khẩu, doanh thu của các sản phẩm bán phá giá có giá thấp hơn
giá trị thông thường ở thị trường nội địa khiến phúc lợi xã hội được nâng cao. Tuy nhiên,
với việc áp đặt chính sách CBPG, người nghèo ở các nước đang phát triển đã bị buộc từ
chối cơ hội tiếp cận với các hàng hóa với mức giá phải chăng hơn.
1.2.3. Các quy định của WTO về chống bán phá giá (Điều kiện áp dụng)
Theo quy định của WTO thì việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể
thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến hành điều tra
chống bán phá giá , ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 03 điều kiện sau:
Hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá (với biên độ phá giá không thấp hơn 2%);
Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị
đe doạ thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong
nước (gọi chung là yếu tố “thiệt hại”);
Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói trên
Biên độ phá giá được tính tốn theo cơng thức:
7
Biên độ phá giá = (Giá Thông thường – Giá Xuất khẩu)/(Giá xuất khẩu)
Để xác định hàng nhập khẩu bán phá giá có đang gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội
địa hay khơng, ta cần tính đến các yếu tố kinh tế khách quan tác động đến ngành sản xuất
đó:
Sự giảm sút thực tế và tiềm tàng về số lượng, doanh số, thị phần, lợi nhuận, năng
suất, tỷ lệ đầu tư hoặc sử dụng công suất
Tác động lên giá nội địa
Tác động thực tế và tiềm tàng về chu chuyển tiền, tồn kho, việc làm, tiền lương, tăng
trưởng và năng lực huy động vốn đầu tư
Ngoài ra, một vụ kiện bán phá giá muốn tiến hành điều tra được phải thỏa mãn thêm
các tiêu chí bổ sung sau:
Các nhà sản xuất ủng hộ việc đánh thuế chống bán phá giá phải chiểm hơn 50% số
lượng người bày tỏ ý kiến phản đối hoặc ủng hộ kiên nghị
Các nhà sản xuất ủng hộ việc đánh thuế phải chiếm ít nhất 25% sản lượng của ngành
sản xuất
Việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá cũng không đáng được đặt ra nếu việc
tăng hàng nhập khẩu chỉ tác động đến một số ít nhà sản xuất và biên độ bán phá giá nhỏ
hơn 2%, lượng hàng nhập khẩu dưới 3% tổng lượng hàng hóa đang được xem xét là bán
phá giá nhập khẩu vào nước nhập khẩu. Trừ trường hợp số lượng nhập khẩu từ các hàng
hóa tương tự từ nước có lượng nhập khẩu dưới 3%, nhưng tổng các sản phẩm tương tự của
nước này được nhập vào nước nhập khẩu chiếm trên 7% nhập khẩu sản phẩm tương tự vào
nước nhập khẩu.
1.2.4. Quy trình điều tra chống bán phá giá theo quy định của WTO.
Một vụ điều tra bán phá giá thực chất là tổng hợp các bước điều tra xác minh các yêu
cầu trong đơn kiện để kết luận có đủ điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá
đối với hàng hóa bị kiện hay khơng. Có thể tóm tắt các bước cơ bản của “Vụ điều tra bán
phá giá” như sau:
8
Bước 1: Ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu nộp đơn kiện (kèm theo chứng cứ ban
đầu);
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi xướng điều tra (hoặc từ chối đơn
kiện, không điều tra);
Bước 3: Điều tra sơ bộ về việc bán phá giá và về thiệt hại (qua bảng câu hỏi gửi cho các
bên liên quan, thu thập, xác minh thông tin, thông tin do các bên tự cung cấp);
Bước 4: Kết luận sơ bộ (có thể kèm theo quyết định áp dụng biện pháp tạm thời như
buộc đặt cọc, ký quỹ...);
Bước 5: Tiếp tục điều tra về việc bán phá giá và về thiệt hại (có thể bao gồm điều tra
thực địa tại nước xuất khẩu);
Bước 6: Kết luận cuối cùng;
Bước 7 : Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá (nếu kết luận cuối cùng khẳng
định có việc bán phá giá gây thiệt hại) ;
Bước 8 : Rà soát lại biện pháp chống bán phá giá (hàng năm cơ quan điều tra có thể sẽ
điều tra lại biên phá giá thực tế của từng nhà xuất khẩu và điều chỉnh mức thuế)
Bước 9 : Rà sốt hồng hơn (5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế chống bán phá giá
hoặc rà soát lại, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra lại để xem xét chấm dứt việc áp thuế
hay tiếp tục áp thuế thêm 5 năm nữa)
9
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VỤ ĐIỀU TRA CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỤ THỂ VỚI
MẶT HÀNG NHƠM THANH ĐỊNH HÌNH CỦA TRUNG QUỐC XUẤT KHẨU
VÀO VIỆT NAM
2.1. Tình hình về chống bán phá giá trên thế giới và Việt Nam.
2.1.1. Tình hình chống bán phá giá trên thế giới.
Tình hình chống bán phá giá trên thế giới đang phức tạp và thay đổi liên tục. Các nước
đang áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia
khác, trong đó có các quốc gia đang có mối quan hệ thương mại căng thẳng nhau như Hoa
Kỳ và Trung Quốc.
Trong vài năm qua, các nước khác nhau đã tăng cường việc áp dụng các biện pháp chống
bán phá giá, đặc biệt là đối với các sản phẩm thép, nhôm, đồ gia dụng và các sản phẩm
công nghệ. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá cũng đã gây ra nhiều
tranh cãi và phản đối từ các nước xuất khẩu và các tổ chức thương mại quốc tế.
Theo thống kê của WTO, tính đến ngày 31/12/2019, các nước đã điều tra tổng cộng bao
gồm 5.944 vụ chống bán phá giá và đã áp dụng được 3.958 biện pháp chống bán phá giá.
Như vậy, chống bán phá giá là biện pháp có tỷ lệ áp dụng và điều tra cao nhất là 67%, tiếp
theo là chống trợ cấp 55% và tự vệ là 49%. Trong năm 2019, các biện pháp này đã ảnh
hưởng đến hơn 1,7 nghìn tỷ USD trong tổng số khoảng 19,5 nghìn tỷ USD thương mại tồn
cầu. Theo thống kê sơ bộ trong năm 2020 , các nước đã khởi xướng điều tra mới 151 vụ
việc chống bán phá giá. Trong đó, Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu về số vụ việc khởi xướng
tiếp theo là Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Úc.
Cho đến nay, hàng hóa bị áp dụng biện pháp phịng vệ thương mại nói chung và chống
bán phá giá nói riêng nhiều nhất vẫn là sắt, thép các loại (chiếm 40,2% số vụ việc PVTM);
nhựa và sản phẩm nhựa (chiếm 11,2%); xe cộ và phụ tùng (chiếm 10,2%); các thành phẩm
từ sắt, thép (chiếm 9,0%) và máy móc, thiết bị điện, điện tử (chiếm 6,0%)
10
Hình 2.1: Cơ cấu nhóm hàng áp dụng các biện pháp PVTM
Nguồn: Ban thư ký WTO
Là nền kinh tế có độ mở lớn, nhiều chủng loại hàng hóa của Việt Nam được xuất khẩu
sang nhiều thị trường với giá trị tăng qua mỗi năm, nhưng đồng nghĩa với việc các vụ khởi
kiện PVTM với hàng Việt cũng ngày càng nhiều. Tình trạng hàng xuất khẩu của nước ta bị
nước nhập khẩu áp dụng thuế chống bán phá giá ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê của
Cục Phòng vệ Thương mại Việt Nam (Bộ Cơng Thương), tính đến hết tháng 9 năm 2020,
cơ quan này đã ghi nhận và xử lý 193 vụ việc phịng vệ thương mại nước ngồi áp dụng
đối với Việt Nam, trong đó 108 vụ việc chống bán phá giá. Trong 9 tháng năm 2020, tổng
số vụ việc phòng vệ thương mại mới khởi xướng điều tra với hàng hóa xuất khẩu của Việt
Nam là 31 vụ, gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2019 (10 vụ). Các quốc gia điều tra áp
dụng các biện pháp PVTM với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nhiều nhất bao gồm Hoa
Kỳ với tổng số 39 vụ việc, Ấn Độ với 26 vụ việc, Thổ Nhĩ Kỳ với 23 vụ việc, Canada và
Úc cùng 16 vụ việc. Đặc biệt, gần đây các nước ASEAN cũng rất tích cực điều tra PVTM
với 38 vụ việc (chiếm tỷ lệ 20%) số lượng các vụ việc chống lẩn tránh nhằm vào hàng hóa
xuất khẩu từ Việt Nam đang có dấu hiệu tăng lên do một vài nước cho rằng hàng hóa xuất
khẩu của Việt Nam sử dụng nguyên liệu chính được nhập khẩu từ những khu vực đang bị
họ áp dụng biện pháp PVTM như thép, nhơm, thậm chí là tôm. Bộ Công Thương đã công
11
bố danh sách 12 mặt hàng có nguy cơ bị khởi kiện cao tại Mỹ, EU..., trong số này có sản
phẩm lốp xe tải và xe khách (Tyres for buses or lorries), gỗ dán từ nguyên liệu gỗ cứng.
2.1.2. Tình hình chống bán phá giá tại Việt Nam
Theo thống kê từ Tổng cục hải quan, tổng trị giá nhập khẩu năm 2020 tăng 3,7%, tương
ứng tăng 9,31 tỷ USD so với năm trước. Trong đó: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh
kiện tăng 12,63 tỷ USD, tương ứng tăng 24,6%; điện thoại các loại & linh kiện tăng 2,03
tỷ USD, tương ứng tăng 13,9%; sản phẩm từ chất dẻo tăng 731 triệu USD, tương ứng tăng
11,2%... Đối với hàng hóa được xác định là bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam, đe
dọa nghiêm trọng đến ngành sản xuất trong nước và cản trở sự hình thành của các ngành
công nghiệp trong nước. Hiện nay, Việt Nam đã có nhiều cơ quan chức năng tham gia vào
hoạt động chống bán phá giá, trong đó có cơ quan Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan,
Ủy ban Chống bán phá giá và Bảo vệ Quyền Sở hữu Trí tuệ. Các cơ quan này thường xuyên
phối hợp với nhau để theo dõi, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm.
Bảng 2.1: Thống kê các vụ điều tra phòng vệ thương mại của Việt Nam giai đoạn
2009 – 2020
Nguồn: Cục phòng vệ thương mại
12
Theo thống kê của Cục Phịng vệ thương mại tính từ năm 2010 đến đầu năm 2021, đã có
tổng cộng 14 vụ điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá do Việt Nam tiến hành với
hàng nhập khẩu. Các cơ quan chức năng đã xử lý nhiều trường hợp vi phạm bán phá giá và
áp dụng các biện pháp chống bán phá giá như áp thuế chống bán phá giá đối với một số
mặt hàng nhập khẩu. Nước ta đã khởi xướng điều tra mới với một số vụ việc CBPG đối với
các hàng hóa sau:
Sợi dài làm từ polyester (còn gọi là sợi filament, sợi PFY) xuất xứ từ Trung Quốc,
Ấn Độ, Indonesia và Malaysia (vụ việc AD10);
Đường lỏng chiết xuất từ tinh bột ngô (còn gọi là HFCS) xuất xứ từ Trung Quốc và
Hàn Quốc (vụ việc AD11);
Thép hình chữ H xuất xứ từ Malaysia(vụ việc AD12);
Đường mía xuất xứ từ Thái Lan (vụ việc AD13);
Đường sorbitol xuất xứ từ Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ (vụ việc AD14).
Năm 2020 cũng là năm đầu tiên Việt Nam tiến hành điều tra chống trợ cấp đối với hàng
hóa nhập khẩu (sản phẩm đường mía có xuất xứ Thái Lan - vụ việc AS01).
Kết quả một số vụ điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa do Việt Nam khởi xướng
gần đây nhất:
Ngày 09 tháng 2 năm 2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 477/QĐ-BCT về
việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ
từ Thái Lan. Bộ Cơng Thương bắt đầu điều tra vụ việc vào ngày 21 tháng 9 năm 2020 trên
cơ sở kết quả thẩm định Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp CBPG của đại diện ngành sản
xuất trong nước. Trải qua gần 5 tháng điều tra Bộ Công Thương đã xem xét và đánh giá kỹ
lưỡng thiệt hại của ngành sản xuất trong nước, mức độ bán phá giá của các doanh nghiệp
sản xuất, xuất khẩu sản phẩm đường mía của Thái Lan. Kết quả điều tra cho thấy ngành
sản xuất đường mía trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề: một loạt các nhà máy đường đã
phải đóng cửa, gây tác động nghiêm trọng đến việc làm của người lao động. Theo tính tốn,
đã có 3.300 người lao động bị mất việc làm và 93.225 hộ nơng dân bị ảnh hưởng do khó
khăn của ngành sản xuất trong nước. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do đường
13
nhập khẩu được trợ cấp và bán phá giá từ Thái Lan tăng mạnh trong năm 2020, lên tới gần
1,3 triệu tấn, tăng 330,4% so với năm 2019. Kết quả điều tra cho thấy các sản phẩm đường
mía nhập khẩu từ Thái Lan, bao gồm đường tinh luyện và đường thơ, đã được bán phá giá
ở mức 48,88%.
Do đó, mức thuế CBPG tạm thời với các sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan là
48,88%. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc nhằm đảm bảo hài hịa giữa lợi ích của người nông
dân, ngành sản xuất, chế biến đường trong nước (gồm cả tạo điều kiện về nguyên liệu cho
sản xuất), người tiêu dùng Bộ Công Thương quyết định tạm thời thu thuế CBPG đối với
đường thơ có xuất xứ Thái Lan ở mức 33,88%
Có thể thấy số vụ kiện phá giá của Việt Nam với nước ngồi ít hơn rất nhiều so với số
vụ kiện của nước ngoài đối với Việt Nam lên tới 98 vụ (Theo số liệu thống kê từ Bộ Công
Thương, 6 tháng đầu năm 2020). Nguyên nhân của sự chênh lệch và gia tăng ngày càng
nhiều các vụ kiện phá giá của nước ngoài đối với Việt Nam có thể lý giải là do cơ cấu nền
kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây là xuất siêu, so với các năm trước nước ta chủ
yếu nhập khẩu các sản phẩm nguyên vật liệu để sản xuất trong nước thì giờ đây các ngành
sản xuất nội địa đã phát triển hơn và xu hướng xuất khẩu ra nước ngoài ngày càng nhiều.
Và đây là xu hướng chung của thế giới khi đa phần sử dụng biện pháp chống bán phá giá
để áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Biện pháp này nhắm vào doanh nghiệp là đối
thủ cạnh tranh nên bản thân các doanh nghiệp rất quan tâm tận dụng.
Có thể nói trong bối cảnh mà các biện pháp bảo hộ trên thế giới gia tăng, chúng ta- các
ngành sản xuất trong nước, các doanh nghiệp cũng phải chịu sức ép rất lớn. Sức ép ở đây
không chỉ đến từ thị trường xuất khẩu, mà sức ép còn đến ngay từ thị trường trong nước.
Do hàng hóa của nhiều nước khơng xuất khẩu được đi các thị trường lớn, họ quay sang các
thị trường khác, trong đó có Việt Nam.
Các vụ kiện bán phá giá với hàng xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng trong những
năm gần đây đặc biệt là tại các thị trường xuất khẩu chủ yếu của nước ta như Hoa Kỳ hay
EU. Song, nước ta lại chưa có nhiều những vụ kiện bán phá giá với các mặt hàng nhập khẩu
từ nước ngoài nhưng những năm trở lại đây đặc biệt là trong 2 năm 2018-2019, Việt Nam
đã tích cực, chủ động hơn trong việc khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá
14
giá. Đây là tín hiệu đáng mừng để nước ta có thể tiếp cận, tích lũy được nhiều vốn kiến
thức cũng như kinh nghiệm để hoàn thiện pháp luật về chống bán phá giá cũng như tham
gia và xử lý các vụ kiện thương mại.
Thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, biện pháp tự vệ, các điều kiện kỹ thuật, vệ
sinh dịch tễ… là những loại “rào cản” đã và đang được các nước nhập khẩu sử dụng khá
phổ biến trong khuôn khổ các nguyên tắc của WTO. Một khi những rào cản này được dựng
lên, hoạt động xuất khẩu có thể bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng: những mức thuế bổ sung
có thể làm triệt tiêu khả năng cạnh tranh, chi phí tuân thủ cao khiến giá bán hàng tăng,
những hạn ngạch khắt khe, thậm chí là những lệnh cấm nhập khẩu có thể dẫn tới nguy cơ
mất hẳn một thị trường nào đó.
2.2. Tổng quan vụ điều tra
2.2.1. Thông tin vụ điều tra
Bên yêu cầu: gồm 04 (bốn) nhà sản xuất nhơm thanh định hình đại diện cho ngành sản
xuất trong nước, bao gồm: Công ty CP Nhôm Austdoor; Công ty CP Nhôm Sông Hồng;
Công ty TNHH Tung Yang; và Cơng ty CP Tập đồn Mienhua.
Hàng hóa bị điều tra: Một số sản phẩm bằng nhơm, hợp kim hoặc không hợp kim, ở
dạng thanh, que và hình có các mã HS 7604.10.10; 7604.10.90; 7604.21.90; 7604.29.10;
7604.29.90 có xuất xứ từ Trung Quốc.
Ngày khởi xướng điều tra: ngày 10 tháng 1 năm 2019
Biên độ bán phá giá cáo buộc: 35,58%
Thiệt hại và mối quan hệ nhân quả: Hàng hóa bị cáo buộc bán phá giá là ngun nhân
chính dẫn đến thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước thể hiện qua việc suy giảm
ở các số chỉ số như: công suất sử dụng, lượng hàng tồn kho, lợi nhuận, tác động kìm giá,
ép giá…
2.2.2. Khái quát quy trình điều tra của Việt Nam
Thời gian
10/01/2019
Sự kiện
Khởi xướng điều tra
15
Áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) tạm thời đối với một số
sản phẩm bằng nhồm, hợp kim hoặc khơng hợp kim, ở dạng thanh, que
29/05/2019
và hình , đã được đùn ép, đã hoặc chưa xử lý bề mặt, đã hoặc chưa được
gia công thêm nhập khẩu vào Việt Nam và được phân loại theo mã HS
7604.10.10; 7604.10.90; 7604.21.90; 7604.29.10; 7604.29.90 có xuất xứ
từ Trung Quốc (mã vụ việc AD05)
26/09/2019
Chấm dứt áp dụng biện pháp CBPG tạm thời
Áp dụng biện pháp CBPG chính thức đối với một số sản phẩm bằng
nhồm, hợp kim hoặc không hợp kim, ở dạng thanh, que và hình , đã được
28/09/2019
đùn ép, đã hoặc chưa xử lý bề mặt, đã hoặc chưa được gia công thêm
nhập khẩu vào Việt Nam và được phân loại theo mã HS 7604.10.10;
7604.10.90; 7604.21.90; 7604.29.10; 7604.29.90 có xuất xứ từ Trung
Quốc (mã vụ việc AD05)
20/04/2021
10/06/2022
Ban hành Quyết định số 1282/QĐ-BCT về kết quả rà soát lần thứ nhất
việc áp dụng biện pháp CBPG
Ban hành Quyết định 1149/QĐ-BCT tiến hành rà soát lần thứ hai việc áp
dụng biện pháp CBPG
2.3. Quá trình điều tra chống bán phá giá
2.3.1. Nguyên nhân
Năm 2018, nhiều doanh nghiệp nhôm trong nước điêu đứng ngay trên sân nhà bởi nhôm
giá rẻ Trung Quốc tràn vào và chiếm lĩnh thị trường chỉ sau 1 năm chính thức được nhập
khẩu. Theo Hiệp hội Nhơm Việt Nam, thị phần nhôm Trung Quốc đang tăng đột biến. Nếu
năm 2017, nhôm Trung Quốc chiếm 30% thị phần tại Việt Nam, nhơm trong nước giữ 70%
thì năm 2018, vị trí đảo ngược hoàn toàn với 70% thị phần thuộc về Trung Quốc, nhơm
trong nước vỏn vẹn cịn 30%. Khơng chỉ vậy, theo phản ánh của các doanh nghiệp sản xuất
16
nhôm trong nước cho biết, việc nhập khẩu tràn lan nhôm từ Trung Quốc đã gây thiệt hại tới
sản xuất trong nước. Chính do những nguyên nhân trên, sau khi nhận được đơn kiện từ phía
doanh nghiệp trong nước, Cơ quan điều tra đã tiến hành điều tra về hành vi bán phá giá
của nhơm Trung Quốc.
2.3.2. Q trình điều tra
Bước 1: Ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu nộp đơn kiện (kèm theo chứng cứ ban
đầu);
Ngày 18 tháng 10 năm 2018, Cục Phòng vệ thương mại (Cơ quan điều tra) tiếp nhận hồ
sơ đề nghị điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với một số mặt hàng
nhôm và các sản phẩm bằng nhôm; hợp kim hoặc không hợp kim; ở dạng thanh, que và
hình có xuất xứ từ nước Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc). Bên yêu cầu trong
vụ việc là đại diện của ngành sản xuất trong nước của 4 công ty: Công ty CP Nhôm
Austdoor, Công ty CP Nhôm Sông Hồng, Công ty TNHH Tung Yang và Công ty CP Tập
đồn Mienhua. Trong đơn, phía bị đơn cáo buộc rằng các sản phẩm hàng hóa nêu trên đang
bị bán phá giá tại thị trường Việt Nam với biên độ là 35,58%. Những sản phẩm bị bán phá
giá này là nguyên nhân khiến ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể. Cụ thể nhiều
chỉ số như: công suất sử dụng, lượng hàng tồn kho, lợi nhuận, tác động kìm giá, ép giá…
đều bị suy giảm.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi xướng điều tra (hoặc từ chối đơn
kiện, không điều tra);
Căn cứ vào hồ sơ yêu cầu và các nguồn thông tin tự thu thập, kết quả thẩm định cho thấy:
(i) Về điều kiện để được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước: Sản lượng của
Bên yêu cầu và sản lượng của cả Bên yêu cầu và bên ủng hộ vụ việc lần lượt chiếm 31,54%
và 66,02% tổng sản lượng trong nước, đủ điều kiện được coi là đại diện cho ngành sản xuất
trong nước.
(ii) Về hành vi bán phá giá: Bên yêu cầu cung cấp được các cơ sở hợp lý để tính tốn ra
biên độ phá giá của hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc.
17
(iii) Về thiệt hại: Bên yêu cầu cung cấp được các thông tin hợp lý chứng minh các dấu
hiệu về thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước.
(iv) Về mối quan hệ nhân quả: Bên yêu cầu chứng minh một cách hợp lý mối quan hệ
nhân quả giữa hàng hóa nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất
trong nước. Trong thời gian vừa qua, nhơm thanh định hình nhập khẩu từ Trung Quốc đã
gia tăng liên tục cả về mặt tương đối và tuyệt đối là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại
cho ngành sản xuất trong nước.
Kết quả, đến ngày 10/1/2019, Bộ Cơng Thương đã chính thức ban hành Quyết định số
33/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm
bằng nhôm, hợp kim hoặc không hợp kim, ở dạng thanh, que và hình xuất xứ từ Trung
Quốc. Cụ thể là các sản phẩm có các mã HS 7604.10.10; 7604.10.90; 7604.21.90;
7604.29.10; 7604.29.90.
Bước 3: Điều tra sơ bộ về việc bán phá giá và về thiệt hại (qua bảng câu hỏi gửi cho các
bên liên quan, thu thập, xác minh thông tin, thông tin do các bên tự cung cấp);
Tiến hành điều tra sơ bộ, xác định: (1) Thời kỳ điều tra xác định hành vi bán phá giá: từ
ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2018. (2) Thời kỳ điều tra xác định
thiệt hại của ngành sản xuất trong nước:
Năm 1: từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015;
Năm 2: từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2016;
Năm 3: từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017;
Năm 4: từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2018.
Trong quá trình điều tra, BCT đã gửi bảng câu hỏi dành cho các công ty sản xuất, xuất
khẩu nước ngồi; các cơng ty sản xuất trong nước; và các công ty nhập khẩu.
Bước 4: Kết luận sơ bộ (có thể kèm theo quyết định áp dụng biện pháp tạm thời như
buộc đặt cọc, ký quỹ...);
Ngày 29/5/2019, Bộ Công Thương ra quyết định số 1480/QĐ - BCT về việc áp dụng
thuế CBPG tạm thời đối với một số sản phẩm nhơm có xuất xứ từ Trung Quốc. Biện pháp
CBPG tạm thời có thời hạn áp dụng là 120 ngày kể từ ngày quyết định có hiệu lực. Cụ thể,
18
mức thuế và danh sách các công ty bị áp dụng thuế CBPG tạm thời được trình bày cụ thể
tại phụ lục số [1].
Bước 5: Tiếp tục điều tra về việc bán phá giá và về thiệt hại (có thể bao gồm điều tra
thực địa tại nước xuất khẩu);
Cơ quan tt điều tra theo kết luận của mình để xác minh tính tính chính xác của những
thơng tin đó.
Tổ chức Tham vấn
Ngày 17 tháng 7 năm 2019 Cục Phòng Vệ Thương Mại - Bộ Công Thương đưa ra thông
báo Tổ chức tham vấn, chi tiết trong văn bản số 17/PVTM-P 1 gửi đến các Bên liên quan
trong vụ việc. Theo đó Cơ quan điều tra sẽ tổ chức buổi tham vấn công khai trong vụ điều
tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm nhơm có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa vào 9h00- 12h00 ngày 23 tháng 8 năm 2019 (theo giờ Hà Nội). Đồng thời
đưa ra thời hạn gửi đăng ký và nội dung tham vấn ( nếu có) là trước 17h00 ngày 15 tháng
8 năm 2019( theo giờ Hà Nội). Mẫu đăng ký theo phụ lục số [2].
Bước 6: Kết luận cuối cùng;
Sau khi tiến hành điều tra, Bộ Công Thương đã ra quyết định điều tra cuối cùng cụ thể
trong Thông báo “ Áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm
nhơm có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” kèm theo Quyết định số 2942/
QĐ-BCT ngày 28 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Tại điều 3, “ Cơ
quan điều tra kết luận có tồn tại: (i) hành vi bán phá giá, (ii) thiệt hại đáng kể của ngành sản
xuất trong nước và (iii) mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bán phá giá
với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.
Bước 7: Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá (nếu kết luận cuối cùng khẳng
định có việc bán phá giá gây thiệt hại) ;
Ngày 28/9/2019 Bộ Công Thương đã ra quyết định số 2942/ QĐ-BCT về Áp dụng biện
pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm nhơm có xuất xứ từ nước Cộng
hịa Nhân dân Trung Hoa. Và quyết định này có hiệu lực sau 05 ngày kể từ ngày ban hành.
Theo Thông báo kèm theo Quyết định này thì biện pháp chống bán phá giá được áp dụng
dưới hình thức thuế nhập khẩu bổ sung, với mức thuế từ 2,46% đến 35,58%. Cụ thể theo
19