Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận đạo đức kinh doanh phân tích vụ việc chất tạo nạc cho lợn dưới góc độ đạo đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.25 KB, 12 trang )

Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn.

Nguồn: TANGGIAP.VN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI
HỌC THĂNG LONG KHOA QUẢN


TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH VỤ VIỆC CHẤT TẠO NẠC
CHO LỢN DƯỚI GÓC ĐỘ ĐẠO ĐỨC

Giảng viên hướng dẫn: Ao Thu Hoài
Lớp: VHDN&DDKD.3
Nhóm 8

Học kì I – Nhóm 1 Năm
học 2012 – 2013
Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 2012


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

1. Trần Thái Sơn

A16411

2. Bùi Thị Hương Thảo

A16454


3. Nguyễn Phương Anh

A16728

4. Hà Mỹ Anh

A16784

5. Phạm Hải Đăng

A16467

6. Thạch Thanh Duy

A16727

7. Phạm Chí Nam

A16047

8. Trương Quang Minh

A16696

9. Nguyễn Thu Huyền

A16595

10.Phạm Thị Kiều Trang


A16416


MỤC LỤC
I.
KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ : CHẤT TẠO NẠC TRONG
LỢN . 3
II. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ THEO CÁC DỐI TƯỢNG HỮU
QUAN...................................................................................... 4
1. Chủ sở hữu........................................................................ 4
2. Nhà cung cấp..................................................................... 4
3. Đối thủ cạnh tranh............................................................. 5
4. Khách hàng........................................................................ 5
5. Truyền thông...................................................................... 6
6. Chính Phủ.......................................................................... 7
III. GIẢI PHÁP........................................................................ 8

Tài liệu tham khảo:
1. Nhà báo Ngọc Anh, 16/04/2012,“ Chất tạo nạc cho heo nguy
hiểm như thế nào?”, báo Vietnamnet.
2. Nhà báo Quỳnh Dung, 17/03/2012,“ Sau vụ thịt lợn siêu nạc,
người chăn nuôi điêu đứng”, báo Hà Nội mới.
3. Nhà báo Nhật Anh, 09/04/2012, “ Lỗ hổng”, báo Tiền Phong.


I.KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ : CHẤT TẠO NẠC TRONG LỢN

Từ giữa tháng Ba 2012 đến nay, thị trường thịt lợn ở Việt Nam bị chao đảo bởi một
biến cố: các đơn vị chức năng phát hiện ra thịt heo tại một số cơ sở chăn nuôi có chứa chất tạo
nạc Clenbuterol và Salbutamol . Từ nhiều năm nay, Clenbuterol và Salbutamol vốn được sử

dụng trong thuốc chữa bệnh, nhưng vì có tác dụng kích thích tăng trưởng, làm lợn không tích
mỡ mà phát triển phần thịt nạc, gây nên hiệu ứng của một thứ “ thần dược “, mang lại lợi
nhuận đáng kể cho người chăn nuôi, nên mặc dù bị cấm, Clenbuterol và Salbutamol vẫn được
sử dụng khá rộng rãi tại Việt Nam, dưới dạng pha trực tiếp vào thức ăn cho gia sức hoặc được
trộn lẫn với thực phẩm chế biến sẵn.
Theo các nghiên cứu y khoa, người tiêu dùng ăn phải thịt lợn có nhiều chất Clenbuterol
và Salbutamol thuộc nhóm Beta-agonist sẽ bị các triệu chứng cấp tính của sự ngộ độc. Về dài
hạn, các chất Clenbuterol và Salbutamol có thể làm tổn hại các hệ thần kinh, tuần hoàn, hô hấp,
thậm chí có thể làm chết những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, và gây ung thư. Các chất
cấm này thường tồn dư chủ yếu ở thận và gan của lợn, khiến việc sử dụng nội tạng lợn làm
tăng nguy cơ nhiễm các chất độc này.
Sau khi các phương tiện truyền thông đưa tin phát hiện một lượng lớn chất cấm có tác
dụng tạo nạc trên lợn nuôi, cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc làm rõ sự việc, một bộ
phận lớn người tiêu dùng tẩy chay thịt lợn nói chung, vì nghi ngờ thịt có các chứa chất tạo nạc
gây nguy hiểm cho sức khỏe được bán rộng rãi trên thị trường. Sự tẩy chay của người tiêu
dùng khiến giá thịt hơi giảm mạnh, thấp hơn cả giá thành, gây thiệt hại nặng cho những người
nuôi lợn, ước tính tổng cộng lên đến hàng trăm triệu đô la.
Hiện nay, giá thịt lợn đã bình ổn trở lại. Tuy nhiên hậu quả để lại vẫn chưa thể khắc
phục hoàn toàn.


II. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ THEO CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN

1. Chủ sở hữu

Thông tin về chất tạo nạc hơn một tháng qua đã khiến toàn ngành chăn nuôi nghẹt thở,
người tiêu dùng e dè, nông dân lỗ nặng vì lợn mất giá, khó bán.
Nguyên nhân bắt nguồn từ một số bộ phận nhỏ chủ cơ sở chăn nuôi heo vì hám lợi, sẵn
sàng sử dụng những chất cấm nhằm tăng trọng và tăng tỷ lệ nạc cho gia súc, gia cầm mà không
màng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Một số cơ sở thiếu kiến thức, thiếu sự cẩn trọng trng

việc sử dụng chất phụ gia chăn nuôi, không biết nguồn gốc thực phẩm cũng đưa vào sử dụng.
Một chủ chăn nuôi heo cho biết, ông mua chất tạo nạc trên thị trường và cho lợn ăn theo sự chỉ
dẫn của nhân viên tiếp thị và hoàn toàn không biết về chất cấm này.
Sau khi các phương tiện truyền thông đưa tin phát hiện một lượng lớn chất cấm có tác
dụng tạo nạc trên lợn nuôi, người tiêu dùng tẩy chay, Trung Quốc cũng ngừng nhập sản phẩm
gia súc gia cầm từ Việt Nam , giá lợn hơi tại một số tỉnh phía Nam liên tiếp giảm

, từ mức

52.000 đồng/kg xuống còn 42.000-44.000 đồng/kg. Với mức giá đó, chỉ những hộ nuôi nhỏ lẻ,
tận dụng thực phẩm dư thừa làm thức ăn chăn nuôi mới có lãi , còn với các hộ nuôi theo quy
mô công nghiệp chắc chắn lỗ vì giá thành nuôi lợn công nghiệp hiện lên tới 50.000-52.000
đồng/kg.
Sau kết quả điều tra, mặc dù 3% cơ sở chăn nuôi heo vi phạm phải chịu chi phí tiêu
hủy, đồng thời bị xử phạt nặng, nhưng thực tế hậu quả chung mà chất tạo nạc, chất cấm gây ra
còn lớn hơn rất nhiều. Không chỉ dẫn đến thua lỗ nặng của 97% hộ chăn nuôi chân chính,
nhiều chủ cơ sở giảm đàn, bỏ chuồng, làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển nông sản, mà
còn tạo nên dư luận không tốt về sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, làm ảnh hưởng đến hàng
hóa nông sản xuất khẩu của nước ta.

2. Nhà cung cấp


Tại các chợ trong trung tâm thành phố như Thành Công, Khâm Thiên, Chợ Mơ, Đồng
Xuân, Chợ Hôm…ghi nhận lượng khách mua thịt lợn giảm hẳn. Chị Hòa bán thịt lợn tại chợ
La Khê cho hay, từ khi có thông tin về "lợn bẩn" chị bán hàng chậm hẳn. Nếu như, trước đây
bình quân mỗi ngày bán được 70kg, nay chỉ bán được 40kg. Hầu hết các tiểu thương bán thịt ở
các chợ khi được hỏi đều trả lời không dám lấy nhiều thịt lợn trong ngày vì sợ bị ế.
Không chỉ tại các chợ, sức mua thịt lợn tại các siêu thị cũng giảm nhẹ. Những siêu thị
lớn phải tiến hành lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên để đảm bảo chất lượng.


3. Đối thủ cạnh tranh
Nghi ngại thịt lợn có chất tạo nạc được bày bán trên thị trường, người dân chuyển sang
dùng các loại thịt tươi sống khác như thịt bò, thịt gà, thủy hải sản…. thay thế cho thịt lợn,
khiến cho giá các mặt hàng này tăng nhẹ.

4. Khách hàng
Những thông tin về thịt lợn tại khu vực miền Nam nhiễm chất tạo nạc bị cấm khiến
người tiêu dùng cả nước lo lắng và có những phản ứng quyết liệt là tẩy chay thịt heo, ảnh
hưởng đến mức tiêu thụ mặt hàng này trên thị trường.Tại các chợ trên địa bàn thành phố, lượng
thịt lợn tiêu thụ giảm rõ rệt. Đặc biệt, tại các chợ trong trung tâm thành phố. Do lo sợ thịt lợn
có chất tạo nạc, thịt nhiều mỡ bán chạy hơn thịt nạc.
“ Khách hàng mấy ngày hôm nay mua thịt lợn ít hẳn, họ chuyển sang ăn thịt bò, cá
nhiều hơn. Tôi cũng giảm lượng hang nhập về bán mặc dù nguồn cung hang vẫn đều và
nhiều”. Chị Hương - 1 chủ quầy bán thịt lợn tại chợ Thành Công cho biết.
Việc thịt lợn - thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày bị nhiễm chất cấm, khiến
cho người tiêu dùng hoang mang và mất lòng tin. Mà một khi người tiêu dùng đã nghi ngờ hay
lo lắng, rất khó để khôi phục lòng tin của họ với thịt lợn. Bằng chứng là giá thịt lợn khá rẻ,
nhưng lợn vẫn rất khó bán vì sức mua của người tiêu dùng đã xuống thấp. Không chỉ e ngại bất
an về thịt heo, người tiêu dùng còn cảm thấy mất lòng tin với nhiều loại hang hóa được bày


bán trên thị trường. Họ càng trở nên thận trọng và đã có những tiêu chí riêng cho việc lựa chọn
hang hóa để có thể bảo vệ chính mình trước những sản phẩm kém chất lượng.
Chị Hà Thị Dung ( Hà Nội ) cho hay, hiện nay chị phải mất khá nhiều thời gian cho
việc đi mua sắm những đồ thiết yếu trong gia đình, nhất là mặt hang thực phẩm bởi không chỉ
có việc chọn - mua như trước, chị còn phải xem xét thật cẩn thận từng chi tiết có trên từng sản
phẩm đảm bảo tốt nhất về sức khỏe cho cả gia đình.
Cơn sốt tẩy chay thịt lợn có chứa chất tạo nạc có vẻ đang dịu xuống, nhưng chắc
chắn vẫn còn nhiều điều cần được được thông tin cặn kẽ tới công chúng, để vấn đề này trở nên

sáng tỏ hơn, bởi nhiều người cho rằng, nếu không có các biện pháp thực sự thích ứng, thì
không loại trừ trong một thời

gian nữa, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ lại phải

hứng chịu một bê bối tương tự.

5. Truyền thông
Sự ảnh hưởng của báo chí đến cộng đồng khá lớn. Chính vì vậy, trước mỗi sự việc, sự
cân nhắc của nhà báo với thong tin được cho là rất cần thiết, bởi nó có thể gây ra nhiều tổn thất
về kinh tế, tiếng tăm, thương hiệu.
Vụ việc chất cấm tạo nạc trong nuôi heo xảy ra vào đầu năm 2012, thực tế tại Đồng Nai
chỉ có một bộ phận rất nhỏ người chăn nuôi sử dụng chất cấm. Theo kết luận của cơ quan chức
năng chỉ chiếm khoảng 3%. Tuy nhiên, rất nhiều phương tiện truyền thông đã khai thác sự việc
này tối đã dưới nhiều góc cạnh. Nhiều bài báo chỉ xoát sâu vào vấn đề dung chất cấm, tác hại
của nó, gây hoang mang cho cộng đồng. Hệ lụy của việc đưa thong tin một chiều không đầy đủ
đã làm tất cả người chăn nuôi chân chính

( 97% ) bị ảnh hưởng nặng nề, gây thiệt

hại hàng tỉ đồng.
Sau hơn một tháng xảy ra thông tin heo có chất tạo nạc, khi đã có thông tin
cuối cùng từ phía cơ quan chức năng, các phương tiện thông tin đại chúng
đã đồng loạt đưa lại vấn đề này một cách đầy đủ hơn, giải tỏa bớt hoang
mang, lo lắng cho người tiêu dùng, giá heo tăng trở lại. Ở góc độ người cầm
bút, có thể thấy, ngoài đưa tin trung thực, đầy đủ cần phải có định hướng
đúng đắn và đo lường các hệ quả xảy ra sau những thông tin ấy. Ở vụ việc
chất cấm tạo nạc, Báo Đồng Nai là cơ quan ngôn luận đầu tiên đưa tin về



tình cảnh khốn đốn của người chăn nuôi chân chính do ảnh hưởng về chất
tạo nạc và đưa ra những giải pháp nhận biết thịt có chất cấm để người
dân yên tâm sử dụng thịt heo trở lại.

6. Chính Phủ
Tình hình an toàn thực phẩm đang xuống cấp trầm trọng và được báo động từ nhiều
năm qua, nhưng thực tế vai trò quản lí của nhà nước khá mờ nhạt trong việc kiểm soát vấn đề
này.
Cụ thể việc sử dụng chất cấm tạo nạc trong chăn nuôi heo bị phát hiện gần đây đã cho
thấy lỗ hổng nghiêm trọng trong việc quản lí vấn đề an toàn thực phẩm. Dù bộ NN&PTNT nói
rằng chất cấm trong chăn nuôi không có trong danh mục mà bộ này cho phép nhập khẩu,
nhưng nhiều công ty vẫn nhập về bán ở thị trường Việt Nam mà không qua sự kiểm soát của
cơ quan chức năng.
Ở đây, điều mà người chăn nuôi bức xúc nhất là sự thiếu cẩn trọng của cơ quan chức
năng trong việc công bố thong tin về chất tạo nạc, nhất là khi kết quả kiểm tra chưa rõ rang,
không đủ tin cậy. Khi kết quả kiểm tra cuối cùng không như công bố ban đầu, chẳng thấy ai
đứng ra chịu trách nhiệm hay giải thích rõ ràng cho người tiêu dùng. Giám đốc của một doanh
nghiệp kinh doanh thực phẩm tại Đồng Nai cho rằng: khi giá thịt heo tăng lên đến 65000d/kg
hồi năm ngoái thì Bộ NN&PTTN đã chủ động kêu gọi các doanh nghiệp và người chăn nuôi hạ
giá bán để bình ổn thị trường. Nhưng đến khi giá heo giảm mạnh, nhiều người chăn nuôi thua
lỗ và phá sản thì chẳng thấy bóng dáng của Bộ NN&PTNT đâu cả.
Sự thiếu sót thứ 3 trong khâu quản trị của nhà nước là xử lí vi phạm, Người vi phạm chỉ
bị phạt hành chính. Những khoản phạt vài chục triệu đồng hiện nay vẫn không đủ tính chất răn
đe do nguồn lợi nhuận mang lại lớn hơn nhiều.
Về mặt tài chính, vụ việc chất tạo nạc có trong heo không chỉ gây thiệt hại hàng nghìn
tỉ đồng trong nước, ngay cả Trung Quốc tháng 2 vừa qua đã có văn bản ngừng nhập sản phẩm


gia súc, gia cầm của Việt Nam, gây ít nhiều ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi trong nước, làm
nguồn thu ngoại tệ bị giảm.



III.

GIẢI PHÁP
Thực tế, dù có để ý từng thành phẩm, hàm lượng các chất trên bao bì sản phẩm thì

người tiêu dùng khó có thể biết được các chất đó có thực sự an toàn hay không nếu các cơ
quan chức năng không thực sự vào cuộc và có trách nhiệm hơn nữa trong việc kiểm tra thẩm
định. Điều mà người tiêu dùng và những người chăn nuôi chân chính mong đợi nhất hiện nay
vẫn là kế hoạch rõ ràng của cơ quan nhà nước trong việc kiểm soát quản lí vấn đề an toàn thực
phẩm, cụ thể là kiểm soát khâu nhập khẩu hóa chất, phạt thật nặng những người vi phạm mới
có thể răn đe được. Đặc biệt là nên sớm công bố danh mục các chất bị nghiêm cấm sử dụng
trong chăn nuôi.
Ngoài các biện pháp của các cơ quan hữu quan, những người giết mổ phải ý thức là
không thu mua loại heo này, và những người bán thịt heo phải cam kết sẽ không bán thịt heo bị
nhiễm các chất tạo nạc. Khi không có người tiêu thụ, thì người chăn nuôi cũng không sử dụng
chất cấm nữa. Cuối cùng là người tiêu dùng phải trang bị cho mình một kiến thức để phân biệt
được, bằng cách đừng đòi hỏi heo nạc quá, heo có màu đỏ tươi. Hãy mua loại heo đỏ hồng
thôi, và có độ dày mỡ lưng từ 1 cm trở lên. Như vậy, cầu không còn thì cái cung cũng chấm
dứt.
Đồng thời đối với người chăn nuôi cũng cần phải tu bổ kiến thức trong việc sử dụng
các chất phụ gia trong chăn nuôi, phải có biện pháp tuyên truyền cho họ thấy chuyện này hại
cho sức khỏe cộng đồng, gia đình và chính bản thân, cho thấy rằng, vì một số người hám lợi thì
gây ông đập lưng ông, khi sử dụng chất cấm thì giá heo xuống, người ta đập chính nồi cơm của
người ta. Và như vậy, người ta ý thức là sẽ không sử dụng các chất cấm nữa.


Đến thời điểm này, cơn bão “Beta - Agonits” đã tạm lắng, giá thịt lợn đã bắt đầu nhích
dần lên, người chăn nuôi không còn cảnh đứng ngồi không yên vì con lợn. Tuy nhiên, đây

cũng là một bài học xương máu cho một nền chăn nuôi nhỏ lẻ, thủ công bị động hiện nay..




×