Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

PHÂN TÍCH VỤ ĐIỀU TRA CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VỚI MẶT HÀNG TÔM XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG MỸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.43 KB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

MƠN: CHÍNH SÁCH KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH VỤ ĐIỀU TRA CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VỚI MẶT HÀNG
TÔM XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG MỸ

Giảng viên: Lê Hải Hà
Mã LHP: 2302FECO2051
Nhóm thực hiện: Nhóm 2

HÀ NỘI, 2023


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHĨM
Nhóm: 2
Buổi làm việc: lần thứ nhất.
Thời gian: 28/03/2023.
Thành viên tham gia thảo luận: các thành viên của nhóm 2.
Nội dung: thống nhất dàn ý và phân chia công việc cho các thành viên, gia hạn
deadline. Sau khi họp nhóm, cả nhóm đã thống nhất dàn ý dựa trên sự chỉnh sửa của
cơ. Nhóm trưởng phân chia cơng việc và được sự đồng ý của những người tham gia.
Nội dung công việc cụ thể của các thành viên:
Họ và tên

STT
11


12
14
15
16
17

Trần Hải Anh
Trần Quang Anh
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Hồ Thanh Bằng
Phạm Gia Bảo
Đoàn Thị Minh Châu (nhóm trưởng)

18
19
20
21

Nguyễn Thị Linh Chi
Nguyễn Văn Du
Nguyễn Minh Đức
Nguyễn Thuỳ Dung

Công việc được giao
Làm Powerpoint
Làm Powerpoint
Làm nội dung
Làm nội dung
Làm nội dung
Lên dàn ý, làm nội dung, tổng

hợp word
Thuyết trình
Làm nội dung
Làm nội dung
Làm nội dung
Thư Ký
Chi
Nguyễn Thị Linh Chi


ĐÁNH GIÁ THẢO LUẬN
STT

Họ và tên

Mã sinh viên

Đánh giá
quá trình
làm bài thảo
luận

Đánh giá thảo luận
trên lớp
Số câu
Số câu
hỏi đã
trả lời
đặt
phản

biển
2
4

11

Trần Hải Anh

20D260066

A

12

Trần Quang Anh

20D260007

A

0

0

14

20D260068

A


1

2

15

Nguyễn Thị Ngọc
Ánh
Hồ Thanh Bằng

20D260069

A

2

2

16

Phạm Gia Bảo

20D260009

A

3

2


17

Đoàn Thị Minh
Châu (nhóm trưởng)

20D260070

A

2

2

18

20D260011

A

3

4

19

Nguyễn Thị Linh
Chi
Nguyễn Văn Du

20D260012


A

5

3

20

Nguyễn Minh Đức

20D260074

A

0

0

21

Nguyễn Thuỳ Dung

20D260013

A

0

0



MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 6
B. NỘI DUNG THẢO LUẬN ...................................................................................... 7
I, Cơ sở lý thuyết ....................................................................................................... 7
1.1 Bán phá giá và chống bán phá giá trong thương mại quốc tế............................ 7
1.2 Các biện pháp chống bán phá giá trong thương mại quốc tế ............................. 8
1.3 Vai trò của biện pháp chống bán phá giá trong thương mại quốc tế ................. 9
1.4 Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá trong thương mại quốc tế ... 10
1.5 Quy trình thực hiện một vụ điều tra chống bán phá giá .................................. 10
1.5.1 Quy trình thực hiện một vụ điều tra chống bán phá giá theo quy định quốc
tế ......................................................................................................................... 10
1.5.2 Quy trình thực hiện một vụ điều tra chống bán phá giá tại Hoa Kỳ ......... 11
II, Thực tế vụ điều tra chống bán phá giá đối với tôm xuất khẩu của Việt Nam
vào Hoa Kỳ............................................................................................................... 13
2.1 Thực trạng xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2004 đến nay ... 13
2.2 Phân tích vụ điều tra chống bán phá giá tôm Việt Nam tại Hoa Kỳ ............... 19
2.2.1 Bối cảnh vụ điều tra chống bán phá giá tôm Việt Nam tại Hoa Kỳ .......... 19
2.2.2 Quy trình vụ điều tra chống bán phá giá tơm Việt Nam tại Hoa Kỳ......... 19
2.2.3 Kết quả vụ điều tra chống bán phá giá tôm Việt Nam tại Hoa Kỳ ........... 31
2.2.4 Tác động vụ điều tra chống bán phá giá.................................................... 33
2.3 Tranh chấp về các quyết định áp thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ lên tôm
Việt Nam ................................................................................................................ 34
2.3.1 Bối cảnh vụ việc ........................................................................................ 34
2.3.2 Quy trình tranh chấp .................................................................................. 35
2.3.3 Kết quả của vụ tranh chấp về các quyết định áp thuế chống bán phá giá
của Hoa Kỳ lên tôm Việt Nam ........................................................................... 38
2.3.4 Ý nghĩa của vụ tranh chấp về các quyết định áp thuế chống bán phá giá
của Hoa Kỳ lên tôm Việt Nam ........................................................................... 39

III, Bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp cho Việt Nam từ vụ điều tra
chống bán phá giá mặt hàng tôm xuất khẩu Việt Nam sang Hoa Kỳ ................ 39
3.1. Bài học cho Việt Nam từ vụ điều tra chống bán phá giá với tôm xuất khẩu
Việt Nam vào Hoa Kỳ ........................................................................................... 39


3.2 Đề xuất giải pháp vượt rào cản chống bán phá giá với tôm xuất khẩu Việt
Nam vào Hoa Kỳ ................................................................................................... 40
C. KẾT LUẬN............................................................................................................. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO: ........................................................................................ 49


A. MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh tồn cầu hóa và quốc tế nền kinh tế, hội nhập và tham gia các tổ
chức kinh tế quốc tế là xu thế không thể đảo ngược đối với mỗi quốc gia trong quá trình
phát triển kinh tế của mình. Cùng với việc thực hiện đường lối chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu khá ngoạn mục trong việc đẩy mạnh
xuất khẩu hàng hóa. Những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có uy tín trên
thị trường thế giới, tuy nhiên xuất hiện một số trường hợp hàng xuất khẩu của nước ta
bị nước nhập khẩu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá để tạo ra hàng rào bảo
hộ, ngăn cản hàng hóa của ta khơng cho xuất khẩu vào thị trường của họ. Hiện tượng
bán phá giá hàng hóa nước ngồi gây ra những tổn thất lớn cho các nhà sản xuất.
Cuộc điều tra chống phá giá đối với mặt hàng tôm xuất khẩu từ Việt Nam sang
Hoa Kỳ đã thu hút sự quan tâm lớn từ các doanh nghiệp, cơ quan chức năng và người
dân Việt Nam. Sự việc đã gây ra khơng ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam
trong việc tiếp cận thị trường Hoa Kỳ và ảnh hưởng tiêu cực đến ngành công nghiệp
tôm xuất khẩu của Việt Nam.
Bài thảo luận này sẽ tập trung vào phân tích vụ điều tra chống phá giá với mặt
hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Chúng ta sẽ tìm hiểu về thực trạng
xuất khẩu tơm của Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2004 đến nay và phân tích vụ điều

tra chống bán phá giá tơm Việt Nam tại đây. Từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm và
đề xuất các giải pháp vượt rào cản chống bán phá giá với tôm xuất khẩu Việt Nam vào
Hoa Kỳ.


B. NỘI DUNG THẢO LUẬN
I, Cơ sở lý thuyết
1.1 Bán phá giá và chống bán phá giá trong thương mại quốc tế.
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm bán phá giá trong thương mại quốc tế
Khái niệm: Bán phá giá trong thương mại quốc tế có thể hiểu là hiện tượng xảy
ra khi một loại hàng hóa được xuất khẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấp
hơn giá bán của hàng hóa đó tại thị trường nội địa xuất khẩu.
(Nguồn: VCCI)
Đặc điểm bán phá giá trong thương mại quốc tế:
Giá cạnh tranh: Bán phá giá được sử dụng để giảm giá bán của một sản phẩm
nhằm cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể dẫn đến giá cả cạnh tranh
và giảm lợi nhuận cho các doanh nghiệp địa phương.
Tác động đến thị trường: Khi một sản phẩm được bán với giá phá giá, nó có thể
dẫn đến một sự thay đổi trong giá cả và các đối thủ cạnh tranh có thể bị ảnh hưởng.
Điều này có thể dẫn đến sự thay đổi về cạnh tranh trên thị trường và các doanh nghiệp
địa phương có thể bị ảnh hưởng bởi tác động này.
Ảnh hưởng đến doanh nghiệp địa phương: Bán phá giá có thể gây ảnh hưởng đến
các doanh nghiệp địa phương bằng cách làm giảm lợi nhuận và dẫn đến mất việc làm.
Ngoài ra, nó cũng có thể dẫn đến các doanh nghiệp địa phương không thể cạnh tranh
với các sản phẩm giá rẻ hơn từ các đối thủ cạnh tranh.
Chính sách thương mại: Nhiều quốc gia đã thiết lập các quy tắc và quy định để
ngăn chặn hành vi bán phá giá. Các quy định này bao gồm việc áp đặt phí chống bán
phá giá hoặc thiết lập các ngưỡng giá tối thiểu để đảm bảo cạnh tranh công bằng trên
thị trường.
Cạnh tranh cơng bằng: Bán phá giá có thể gây ra các vấn đề về cạnh tranh khơng

cơng bằng vì các nhà sản xuất có thể bán sản phẩm với giá rẻ hơn nhờ vào việc được hỗ
trợ từ chính phủ hoặc các nguồn tài trợ khác. Nếu những sản phẩm này có chất lượng
thấp hơn hoặc khơng tn thủ các quy định về an tồn và mơi trường
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của chống bán phá giá trong thương mại quốc tế
Khái niệm: Biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt
Nam (sau đây gọi là biện pháp chống bán phá giá) là biện pháp được áp dụng trong
trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra
thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước
hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
(Điều 77 - Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 số
05/2017/QH14, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018)


Các đặc điểm của chống bán phá giá trong thương mại quốc tế bao gồm:
1. Đưa ra quy định rõ ràng: Các quy định về chống bán phá giá trong thương mại
quốc tế cần được đưa ra rõ ràng và cụ thể, giúp các doanh nghiệp có thể hiểu và tn
thủ một cách chính xác.
2. Thực hiện theo quy trình: Các quy định về chống bán phá giá cần được thực
hiện theo quy trình chính quy và có sự kiểm sốt đầy đủ, giúp đảm bảo tính minh bạch
và đúng pháp luật trong quá trình xử lý.
3. Hạn chế ảnh hưởng đến thị trường: Các biện pháp chống bán phá giá cần được
thiết lập sao cho hạn chế tối đa ảnh hưởng đến thị trường và các doanh nghiệp khác,
đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và công bằng.
4. Đảm bảo tính hiệu quả: Các biện pháp chống bán phá giá cần được thiết lập sao
cho đảm bảo tính hiệu quả, giúp ngăn chặn các hoạt động bán phá giá phi pháp và bảo
vệ được lợi ích của các doanh nghiệp và ngành công nghiệp trong nước.
5. Điều chỉnh phù hợp với tình hình thị trường: Các biện pháp chống bán phá giá
cần được điều chỉnh phù hợp với tình hình thị trường và hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp và ngành cơng nghiệp, đảm bảo tính linh hoạt và thích nghi với các thay
đổi trong thị trường quốc tế.

6. Hợp tác quốc tế: Các quốc gia có thể tham gia vào các hiệp định thương mại và
đàm phán thương mại để đạt được các thỏa thuận công bằng và tạo ra một môi trường
cạnh tranh lành mạnh trên toàn cầu.
1.2 Các biện pháp chống bán phá giá trong thương mại quốc tế
Hiện nay, Hiệp định chống bán phá giá của WTO cũng như pháp luật về chống
bán phá giá của Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và các nước ASEAN đã và đang chủ yếu sử
dụng các biện pháp chống bán phá giá sau đây:
- Biện pháp tạm thời: Sau khi cơ quan điều tra sơ bộ khẳng định về thiệt hại gây
ra cho ngành sản xuất nội địa, nước nhập khẩu có thể áp dụng một mức thuế chống bán
phá giá tạm thời. Mức thuế này không được đặt cao hơn biên độ bán phá giá ban đầu.
Các biện pháp tạm thời không được áp dụng sớm hơn 60 ngày kể từ ngày bắt đầu điều
tra.
Thời gian tiến hành điều tra để đi đến một quyết định tạm thời là khơng q 4
tháng, có thể mở rộng đến 6 tháng nếu sự việc phức tạp cần nhiều thời gian để thu thập
thơng tin, có thể kéo dài đến 9 tháng nếu được phép tiến hành điều tra bổ hát.
Tiền thu thuế chống bán phá giá tạm thời sẽ được hoàn lại nếu mức thuế cuối cùng
được quyết định thấp hơn mức thuế tạm thời.
- Cam kết về giá: Nhà xuất khẩu sau tiến trình điều tra đã bị kết luận là đang bán
phá giá có thể đưa ra cam kết sửa lại giá và việc xuất khẩu trong tương lai sẽ được bán
ở mức không thể gây tổn thương cho công nghiệp nội địa của nước nhập khẩu. Trường


hợp khi “số lượng nhà xuất khẩu thực tế hoặc tiềm tàng quá nhiều" nước nhập khẩu
cũng có quyền xem xét khơng chấp nhận cam kết đó.
- Thuế chống phá giá: Sau khi tất cả các điều kiện để có thể đánh thuế đã được
đáp ứng, biện pháp thông thường nhất chống lại hành động bán phá giá là áp đặt một
mức thuế quan đặc biệt đánh vào việc nhập khẩu các hàng hóa bán phá giá.
Số lượng thuế chống bán phá giá được xác định riêng biệt cho từng nhà xuất khẩu
hoặc nhà sản xuất, số lượng thuế phải nộp thay đổi theo biên độ phá giá xác định rõ
ràng cho từng nhà xuất khẩu.

Các nhà xuất khẩu thuộc quốc gia bị đánh thuế bán phá phá không tham gia và
kiện sẽ phải chịu mức thuế nhập khẩu cao hơn các nhà xuất khẩu tham gia vụ kiện.
Cũng đáng chú ý là, chi phi kinh tế trong dài hạn của việc áp đặt các chính sách
chống bán phá giá lên các nước đang phát triển có thể có thể sẽ rất lớn
1.3 Vai trò của biện pháp chống bán phá giá trong thương mại quốc tế
Biện pháp chống bán phá giá đóng một vai trị quan trọng trong việc đảm bảo sự
công bằng và cạnh tranh trong thương mại quốc tế. Các biện pháp này giúp ngăn chặn
các hoạt động bán phá giá, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của chúng đến các doanh
nghiệp và ngành công nghiệp khác trên thị trường, và bảo vệ quyền lợi của người tiêu
dùng.
Góp phần bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa cạnh tranh trong nước: Các sản phẩm
nhập khẩu được bán phá giá có thể gây thiệt hại nghiêm trọng, thậm chí có thể bóp chết
ngành sản xuất các sản phẩm cạnh tranh ở trong nước, do đó tiến hành việc chống bán
phá giá là một biện pháp quan trọng để bảo vệ nền sản xuất trong nước.
Góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng: Mục đích của việc ban
hành pháp luật chống bán phá giá và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá không
chỉ nhằm chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ lợi ích của các ngành sản
xuất hàng hóa cạnh tranh trong nước mà cịn nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích
chính đáng của người tiêu dùng khi có hiện tượng bán phá giá xảy ra. Bởi lẽ, nếu mục
đích của hành động bán phá giá là nhằm thơn tính và chiếm đoạt thị trường thì trong
ngắn hạn, người tiêu dùng sẽ được lợi vì mua được hàng hóa nhập ngoại với giá rẻ. Tuy
nhiên, sau khi "nuốt chửng" các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp bán phá giá sẽ tăng
giá để thu lợi nhuận độc quyền. Trong bối cảnh đó, nếu khơng có pháp luật chống bán
phá giá để kịp thời ngăn chặn hành động bán phá giá đang diễn ra bằng việc áp dụng
các biện pháp chống bán phá giá thì người tiêu dùng sẽ là người chịu thiệt hại lớn nhất.
Điều này sẽ làm giảm lợi ích của toàn bộ xã hội của nước nhập khẩu.
Pháp luật chống bán phá giá cịn là một vũ khí tự vệ, trấn an các nhà sản xuất hàng
hóa cạnh tranh trong nước. Dưới góc độ pháp lý, bán phá giá bị coi là một trong những
hình thức cạnh tranh không lành mạnh. Để bảo vệ các ngành sản xuất hàng hóa cạnh
tranh trong nước, các quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp chống lại hành động



bán phá giá nhằm tạo lập và duy trì thế cân bằng trong cạnh tranh. Các biện pháp chống
bán phá giá như vậy nhằm tài lập một sân chơi bình đẳng trong cạnh tranh, đúng với tư
duy của chủ nghĩa tự do kinh tế.
1.4 Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá trong thương mại quốc
tế
Không phải cứ có hiện tượng hàng hóa nước ngồi bán phá giá là nước nhập khẩu
có thể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hố đó.
Theo quy định của WTO thì việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ có
thể thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến hành điều
tra chống bán phá giá, ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 03 điều kiện
sau:
- Hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá (với biên độ phá giá không thấp hơn 2%);
- Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc
bị đe doạ thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất
trong nước (gọi chung là yếu tố “thiệt hại”);
- Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói
trên.
1.5 Quy trình thực hiện một vụ điều tra chống bán phá giá
1.5.1 Quy trình thực hiện một vụ điều tra chống bán phá giá theo quy định
quốc tế
Một vụ kiện chống bán phá giá thực chất là tổng hợp các bước điều tra xác minh
các yêu cầu trong đơn kiện để kết luận có đủ điều kiện áp dụng các biện pháp chống
bán phá giá đối với hàng hóa bị kiện hay khơng.
Có thể tóm tắt các bước cơ bản của “vụ kiện chống bán phá giá” như sau:
Bước 1: Ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu nộp đơn kiện (kèm theo chứng
cứ ban đầu).
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi xướng điều tra (hoặc từ chối
đơn kiện, không điều tra).

Bước 3: Điều tra sơ bộ về việc bán phá giá và về thiệt hại (qua bảng câu hỏi gửi
cho các bên liên quan, thu thập, xác minh thông tin, thông tin do các bên tự cung cấp).
Bước 4: Kết luận sơ bộ (có thể kèm theo quyết định áp dụng biện pháp tạm thời
như buộc đặt cọc, ký quỹ...).
Bước 5: Tiếp tục điều tra về việc bán phá giá và về thiệt hại (có thể bao gồm điều
tra thực địa tại nước xuất khẩu).
Bước 6: Kết luận cuối cùng.


Bước 7: Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá (nếu kết luận cuối cùng
khẳng định có việc bán phá giá gây thiệt hại).
Bước 8: Rà soát lại biện pháp chống bán phá giá (hàng năm cơ quan điều tra có
thể sẽ điều tra lại biên phá giá thực tế của từng nhà xuất khẩu và điều chỉnh mức thuế)
Bước 9: Rà sốt hồng hơn (5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế chống bán
phá giá hoặc rà soát lại, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra lại để xem xét chấm dứt
việc áp thuế hay tiếp tục áp thuế thêm 5 năm nữa).
Từ bước 1 đến bước 7 của một vụ điều tra chống bán phá giá thường kéo dài
khoảng 18 tháng đến 2 năm. Tuy nhiên, bước 8 và 9 có thể kéo rất dài sau đó.
1.5.2 Quy trình thực hiện một vụ điều tra chống bán phá giá tại Hoa Kỳ
Theo Cẩm nang kháng kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp tại Hoa Kỳ, các
cơ quan có thẩm quyền trực tiếp trong điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ bao gồm:
- Bộ Thương mại Hoa Kỳ (Department of Commerce - DOC) (cụ thể là Cục Quản
lý Thương mại quốc tế - International Trade Administration, ITA của Bộ này) Đây là
một cơ quan hành chính (Bộ) trực thuộc Chính phủ Hoa Kỳ (cơ quan hành pháp) và do
đó được suy đốn ít nhiều bị ảnh hưởng bởi chính sách chung của Chính phủ.
- Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (Internatinal Trade Commission - ITC) Ủy
ban này gồm 6 Ủy viên, bao gồm 3 Ủy viên từ Đảng Dân chủ và 3 từ Đảng Cộng hòa
hoạt động độc lập với các Đảng phái – Nghị viện – Chính phủ và chỉ tn thủ pháp luật.
Vì vậy, các quyết định của Ủy ban này được xem là tương đối khách quan.
Các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến q trình điều tra và áp dụng biện pháp

phịng vệ, bao gồm:
- Hải quan Hoa Kỳ: Đây là cơ quan hành chính thuần túy thực thi các biện pháp
phịng vệ (tạm thời, chính thức) theo cách thức, mức độ như đã được DOC quyết định.
Khơng có chuyện vận động hay yêu cầu gì liên quan đến các biện pháp phòng vệ đối
với Cơ quan này.
- Tòa án Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (US Court of International Trade - CIT):
Đây là cơ quan tư pháp, độc lập với các cơ quan khác trong hệ thống các cơ quan Hoa
Kỳ nói chung và các cơ quan điều tra, áp dụng, thực thi các biện pháp phịng vệ nói
riêng.
- Văn phịng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (The Office of the US Trade
Representative - USTR): Đây là cơ quan thuộc Chính phủ Hoa Kỳ
Các giai đoạn trong cuộc điều tra chống bán phá giá tại Hoa Kỳ:
(1) Đơn kiện (của ngành sản xuất nội địa của Hoa Kỳ gửi đến DOC và ITC)
(2) Thông báo khởi xướng điều tra của DOC (khi DOC thấy rằng đơn kiện đã
thoả mãn các điều kiện quy định)


(3) Điều tra sơ bộ
- ITC tiến hành điều tra sơ bộ về thiệt hại:
+ Nếu kết luận sơ bộ khẳng định có thiệt hại (kết luận khẳng định): quá trình điều
tra tiếp tục.
+ Nếu kết luận sơ bộ là khơng có thiệt hại hoặc lượng hàng hóa nhập khẩu liên
quan là không đáng kể (kết luận phủ định): chấm dứt cuộc điều tra (Kết luận sơ bộ của
ITC phải được đưa ra trước khi DOC có kết luận sơ bộ).
- DOC tiến hành điều tra sơ bộ về bán phá giá:
+ Nếu kết luận sơ bộ khẳng định có việc bán phá giá (kết luận khẳng định): DOC
sẽ ban hành quyết định áp dụng biện pháp tạm thời.
+ Nếu kết luận sơ bộ là khơng có việc bán phá giá (kết luận phủ định): quá trình
điều tra vẫn tiếp tục nhưng DOC không được áp dụng các biện pháp tạm thời.
(4) Điều tra cuối cùng

- DOC điều tra lần cuối cùng về việc bán phá giá (kết luận của DOC phải được
đưa ra trước khi ITC đưa ra kết luận cuối cùng)
+ Nếu DOC hoặc ITC có kết luận phủ định (khơng có bán phá giá hoặc khơng có
thiệt hại): chấm dứt cuộc điều tra.
+ Nếu cả DOC và ITC có kết luận khẳng định: DOC ra quyết định chính thức áp
dụng biện pháp chống bán phá giá (ấn định mức thuế chống bán phá giá tạm thời).
(5) Các thủ tục rà sốt lại
- Rà sốt hành chính: Do DOC tiến hành theo yêu cầu của một hoặc các bên liên
quan
Kết quả: ấn định mức thuế chính thức tính theo năm (cho chủ thể có yêu cầu hoặc
cho tất cả các nhà xuất khẩu liên quan, tùy từng trường hợp).
- Rà sốt do thay đổi về hồn cảnh: Do DOC và ITC tiến hành.
Kết quả: DOC có thể ra quyết định giữ nguyên, rút lại một phần hoặc toàn bộ
quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức.
- "Rà sốt cuối cùng": 5 năm sau khi quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá
giá được ban hành, DOC và ITC sẽ phải tiến hành rà soát lại để xem xét huỷ bỏ biện
pháp chống bán phá giá.
+ Nếu một trong hai cơ quan có kết luận phủ định: biện pháp chống bán phá giá
được huỷ bỏ.
+ Nếu cả hai cơ quan có kết luận khẳng định: biện pháp chống bán phá giá tiếp
tục được duy trì.


Bảng 1: Các thời hạn trong vụ điều tra chống bán phá giá

Nguồn: Cẩm nang kháng kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp tại Hoa Kỳ
II, Thực tế vụ điều tra chống bán phá giá đối với tôm xuất khẩu của Việt Nam
vào Hoa Kỳ.
2.1 Thực trạng xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2004 đến nay
Tôm đông lạnh là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chiếm khoảng 44,8%

tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Trong đó, Mỹ là thị trường lớn nhất.
Việt Nam là nước có số lượng xuất khẩu tôm vào Hoa Kỳ lớn thứ ba trên thế giới sau
Thái Lan và Trung Quốc, tuy nhiên về giá trị xuất khẩu Việt Nam đứng thứ hai sau Thái
Lan.

Nguồn số liệu: VASEP


Nguồn số liệu: VASEP
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, tôm chân trắng
là sản phẩm chiếm vai trị chủ đạo trong cơ cấu tơm xuất khẩu sang Mỹ, chiếm trên 80%
tổng sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ. Trong nhiều năm qua, Mỹ vẫn duy
trì được vị trí số 1 về nhập khẩu tôm chân trắng của Việt Nam.
Khoảng 80% - 90% tôm tiêu thụ ở Hoa Kỳ là nhập khẩu.
Đêm 31/12/2003 (giờ Việt Nam), Liên minh Tôm miền Nam Hoa Kỳ (SSA) đã
chính thức nộp đơn khởi kiện “chống bán phá giá tôm” lên Bộ Thương mại Hoa Kỳ
(DOC) và Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC). Đơn khởi kiện được tách riêng
cho từng nước và gồm 6 nước: Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador và
Brazil. Mặt hàng khởi kiện bao gồm hầu hết các loại sản phẩm tơm nước ấm, cả đơng
lạnh và đóng hộp. Mức thuế yêu cầu áp đặt cho Việt Nam từ 30 - 99%.
Năm 2004, tơm Việt Nam chính thức bị Hoa Kỳ áp thuế CBPG với mức thuế
4,57% cho các doanh nghiệp tham gia xem xét hành chính lần thứ 1 (16/7/2004 31/1/2006).
Tháng 8/2005, đã có nhiều lơ hàng thủy sản Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ bị
phát hiện có dư lượng kháng sinh bị cấm, dẫn đến bị Cơ quan Quản lý an toàn thực
phẩm Hoa Kỳ (FDA) kiểm tra chặt chẽ hơn và 3 bang của Hoa Kỳ cấm tiêu thụ tạm thời
thủy sản Việt Nam.
Ngày 26/1/2005, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã quyết định tăng thuế chống
bán phá giá với tôm Việt Nam, thuế suất của cả doanh nghiệp bị đơn bắt buộc và bị đơn
tự nguyện đều tăng từ 0,17 - 0,25% so với mức đã công bố ngày 30/11/2004. Không chỉ
thay đổi về các mức thuế, DOC còn xem xét lại việc hưởng thuế suất riêng biệt đối với

từng bị đơn. Trong số 34 công ty Việt Nam trong diện điều tra, DOC đã chấp nhận 29


công ty được hưởng tỷ lệ thuế riêng rẽ với mức thuế suất là 4,38%. Còn mức thuế chung
cho các công ty Việt Nam khác là 25,76%.
Như vậy, từ 2004 đến nay, trải qua 7 đợt rà soát cùng với nỗ lực bền bỉ của các
doanh nghiệp tham gia theo đuổi vụ kiện, Bộ Thương mại Hoa Kỳ cuối cùng cũng đã
phải thừa nhận thực tế là các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam không bán phá giá
vào ngày 10/9/2013 và lần đầu tiên Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã quyết định mức thuế
0% cho tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam tham gia xem xét hành chính
thuế chống bán phá giá.
Năm 2006, Hoa Kỳ nhập khẩu khoảng 4,2 tỉ USD tôm các loại, kể cả chưa chế
biến hoặc đã chế biến, tăng 12,6% so với năm 2005; trong đó nhập khẩu từ Việt Nam
chiếm 10,5%.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt
Nam năm 2007 đạt 160,5 nghìn tấn, với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1,5 tỷ USD, giảm
0,68% về lượng và tăng 2% về trị giá so với năm 2006, chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu
thủy sản Việt Nam năm 2007; trong đó Hoa Kỳ chiếm 24,35% về lượng và 31,14% về
kim ngạch. Năm 2007, nhìn chung xuất khẩu tơm đơng lạnh tương đối ổn định so với
những năm trước.
Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt trên 395 triệu USD, giảm 15,4%
so với năm 2008, dẫn tới thị phần xuất khẩu sang thị trường này giảm từ 28,7% năm
2008 xuống còn 23,6%. Mỹ là nước khởi nguồn của cuộc khủng hoảng tài chính tồn
cầu bắt đầu từ cuối năm 2008 nhưng nhập khẩu tôm Việt Nam vào Mỹ chỉ thật sự giảm
sâu kể từ tháng 8/2009. Mức giảm liên tục duy trì ở 2 con số và kéo dài cho đến hết
tháng 12. Ngoài yếu tố khan hiếm nguyên liệu trong nước, cũng có thể nói ảnh hưởng
của khủng hoảng tài chính dẫn tới suy thoái kinh tế khiến Mỹ gia tăng nhập khẩu tôm
chân trắng từ Thái Lan do lợi thế về giá và kích cỡ phù hợp.
Năm 2011, Việt Nam xuất khẩu tôm sang 91 thị trường thế giới. Nhật Bản, Mỹ,
EU, Trung Quốc (gồm cả Hồng Kông) và Hàn Quốc là 5 thị trường nhập khẩu lớn nhất,

chiếm 81,7% tỷ trọng giá trị xuất khẩu tôm cả nước. Trong đó, Nhật Bản đứng đầu với
giá trị đạt 607,2 triệu USD, chiếm 25,3% tỷ trọng xuất khẩu, tiếp đến Mỹ (558,5 triệu
USD).
Từ 2012 trở về trước, tôm sú chiếm ưu thế trong tổng cơ cấu sản phẩm tôm xuất
khẩu sang Mỹ. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu luôn cao hơn tôm chân trắng, gấp từ 1,3-11,6
lần so với tôm chân trắng. Năm 2013, tôm chân trắng đã lần đầu tiên vượt qua tôm sú
về giá trị xuất khẩu sang Mỹ nhờ sản lượng tôm chân trắng sản xuất trong nước tăng.
Kinh tế suy thoái thời điểm này đã làm thay đổi xu hướng và thói quen tiêu dùng
của người dân Mỹ. Năm 2013, báo cáo thị trường tôm cho thấy người tiêu dùng nước
này đã chuyển sang sử dụng tôm chân trắng thay thế tôm sú và tiếp tục duy trì xu thế
này trong năm 2013. Năm 2013, Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ tôm chân trắng số 1


của Việt Nam. Nguồn cung tôm chân trắng từ Thái Lan giảm mạnh do ảnh hưởng của
EMS, Việt Nam và Ấn Độ đã trở thành nguồn cung thay thế nhờ sản lượng tôm chân
trắng của cả 2 nước này đều tăng mạnh.
Năm 2013, kim ngạch đạt 830,997 triệu USD, tăng 82,5% so với năm 2012. Tháng
1 năm 2014, kim ngạch đạt 86,889 triệu USD, tăng 163% so với cùng kỳ năm 2013.
Xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh trong năm 2013 và lần đầu tiên Hoa
Kỳ đã vượt qua Nhật Bản và trở thành thị trường nhập khẩu tôm số 1 của Việt Nam. Từ
tháng 9 năm 2013, Việt Nam thắng lợi trong cả 2 vụ kiện tôm tại thị trường Hoa Kỳ là
kiện chống bán phá giá và kiện chống trợ cấp, đây là thuận lợi đối với mặt hàng tôm
xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.
Năm 2014, Mỹ tiếp tục là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu tôm Việt Nam, mặc dù
trong vài tháng cuối năm xuất khẩu tơm vào Mỹ có sự giảm sút so với nửa đầu năm. Sự
cạnh tranh mạnh mẽ từ Indonesia và Ecuador là tác nhân chính dẫn tới sự sụt giảm này.
Theo tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim
ngạch xuất khẩu (xuất khẩu) tôm sang thị trường Mỹ tháng 8 đạt 60,2 triệu USD, giảm
43% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung trong 8 tháng năm 2015, xuất khẩu tôm chỉ
đạt 373,8 triệu USD, giảm gần 50% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân khiến tôm

xuất khẩu sang thị trường Mỹ tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm ngoái là do áp lực cạnh
tranh về giá và nguồn cung từ các nước như Ấn Độ, Indonesia.
Theo VASEP, việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng rà
sốt hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ
Việt Nam, theo đó, mức thuế trung bình 0,91% đã giảm so với kết quả sơ bộ 0,93%
công bố hồi tháng 3/2015 và giảm mạnh so với mức thuế 6,37% của kỳ xem xét lần
trước POR8, là một tín hiệu đáng mừng với xuất khẩu tơm của Việt Nam.
Mức thuế POR9 giảm mạnh so với POR8 phần nào giúp tháo gỡ gánh nặng về
thuế xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Theo đó, dự đốn xuất khẩu tơm Việt Nam sang
Mỹ trong những tháng cuối năm sẽ khởi sắc hơn.
Hiệp định TPP khi có hiệu lực cũng hứa hẹn viễn cảnh sáng sủa cho tôm Việt
Nam. Tuy nhiên, tham gia TPP đồng nghĩa với việc tôm Việt Nam phải đáp ứng những
yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng, an tồn thực phẩm và những quy định do phía Mỹ
đề ra.
Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, kim ngạch xuất khẩu tôm của
nước ta vẫn cán mốc 3,1 tỷ USD trong năm 2016, tăng gần 4% so với năm 2015. Thắng
lợi lớn nhất của ngành tơm nước ta là lần đầu tiên có một Tập đoàn thủy sản được đưa
ra khỏi danh sách áp thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu vào Mỹ. Không chỉ giúp mở
rộng được thị trường, mà điều này còn góp phần nâng cao tính cạnh tranh đối với con
tơm Việt Nam khi xuất khẩu vào Mỹ. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến
tháng 10/2016, kim ngạch xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ của Việt Nam đạt 604,4


triệu USD, chiếm tỷ trọng 23,4% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm trong 10 tháng đầu
năm. Mỹ cũng là thị trường nhập khẩu tôm chân trắng lớn nhất của Việt Nam chiếm tỷ
trọng 75% tổng nhập khẩu tôm từ Việt Nam; tôm sú chiếm 22% và tôm biển 3% trong
9 tháng đầu năm nay. Trong giai đoạn này, tôm chân trắng chế biến (HS 16) xuất khẩu
từ Việt Nam sang Mỹ gấp 1,8 lần tôm chân trắng sống/tươi/đông lạnh (HS 03). Nhập
khẩu tôm từ Việt Nam vào Mỹ tăng lần lượt 10% và 6% về khối lượng và giá trị.
Số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy,

trong 4 tháng đầu năm 2018, mặc dù kim ngạch xuất khẩu tôm vẫn tăng trưởng 13,8%
so với cùng kỳ, đạt trên 1 tỷ USD nhưng xuất khẩu tôm của Việt Nam riêng trong tháng
4 đã giảm 0,4% so với cùng kỳ, đạt trên 275 triệu USD.
Ngồi ngun nhân giá tơm sụt giảm trong bối cảnh nguồn cung tăng cao thì việc
xuất khẩu tơm sang Mỹ và Trung Quốc sụt giảm cũng đã khiến kim ngạch xuất khẩu
chung của tồn ngành giảm theo.
Trước đó, năm 2017 trong khi xuất khẩu tôm sang các thị trường đều tăng mạnh,
thì ở thị trường Mỹ lại sụt giảm đến 8% so với năm 2016.
Việc thuế chống bán phá giá tăng cao được xác định là một trong những ngun
nhân chính khiến xuất khẩu tơm sang thị trường này giảm mạnh. Đầu tháng 3, Bộ
Thương mại Mỹ (DOC) đã thông báo kết quả sơ bộ thuế chống bán phá giá cho tôm
Việt Nam trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 12 (POR12) từ 1-2-2016 đến 311-2017 lên tới 25,39%. Mức thuế lần này được cho là quá cao so với những lần cơng bố
trước đó. Dù các luật sư đã phát hiện có sự nhầm lẫn trong cách tính của DOC và kết
quả sơ bộ chỉ có tính chất tham khảo, tuy nhiên phán quyết này ít nhiều cũng gây tâm
lý lo lắng cho cả bên mua lẫn bên bán tôm hiện nay. Không những vậy, cuối tháng 4,
tơm chính thức được Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA)
đưa vào Chương trình giám sát thủy sản nhập khẩu Mỹ. Theo đó, các nhà nhập khẩu
tôm phải tuân thủ đầy đủ các u cầu của chương trình SIMP.
Các sản phẩm tơm của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ từ 2008 đến 2017

Nguồn số liệu: VASEP


Năm 2018, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 637,7 triệu USD, giảm 3,3% so
với năm 2017. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ năm 2018 vẫn phải đối mặt với sự
cạnh tranh mạnh của nguồn cung đối thủ (Ấn Độ) cùng với thuế chống bán phá giá.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, sau khi tăng trưởng
dương trong 4 tháng từ tháng 5 đến tháng 8, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong
tháng 9/2019 giảm 18% đạt 64,7 triệu USD. Tuy nhiên, tính tới 15/10/2019, xuất khẩu
tơm sang thị trường này đạt 510,5 triệu USD, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngối. Mỹ

vẫn là thị trường nhập khẩu tơm lớn thứ 2 của Việt Nam sau EU, chiếm 19,6% tổng giá
trị xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Mỹ là thị trường nhập khẩu tôm chân trắng lớn nhất Việt Nam. Về cơ cấu xuất
khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ, tôm chân trắng chiếm tỷ trọng lớn 83,3%, tôm sú chỉ
chiếm 12,6%. 9 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm chân trắng sống/tươi/đông lạnh sang Mỹ
tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong tháng 8/2019, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng của
đợt rà sốt hành chính lần thứ 13 (POR 13) về thuế chống bán phá giá tơm Việt Nam
vào Mỹ, có 31 doanh nghiệp được hưởng mức thuế 0%. Đây cũng là động lực cho các
doanh nghiệp tơm Việt Nam duy trì xuất khẩu tơm sang thị trường này.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, xuất khẩu tôm bao bột từ Việt Nam sang
Mỹ 8 tháng đầu năm nay đạt 7.098 tấn, trị giá 50,8 triệu USD, tăng 57% về khối lượng
và 52% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Tôm bao bột là mặt hàng có tỉ suất lợi nhuận
cao nên doanh nghiệp Việt Nam vẫn nên tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ.
Tuy nhiên, Mỹ đang áp dụng Chương trình giám sát nhập khẩu thủy sản (SIMP)
với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam, theo đó Mỹ yêu cầu khai báo và lưu giữ hồ sơ đối
với hàng thủy sản nhập khẩu nhằm ngăn chặn các sản phẩm đánh bắt bất hợp pháp,
không được báo cáo và không được kiểm soát hoặc giả mạo xâm nhập thị trường Mỹ.
Từ 01/01/2019, để được nhập khẩu tôm vào Mỹ, các nhà nhập khẩu buộc phải có Giấy
phép Thương mại Thủy sản Quốc tế. Quy định này cũng gây ra khơng ít khó khăn cho
doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ.
Năm 2020, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đánh giá,
mặc dù bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, nhưng xuất khẩu tôm Việt Nam sang
Mỹ vẫn tăng trưởng ổn định trong 6 tháng đầu năm, đạt 654 triệu USD, tăng 0,5%. Đây
là thị trường duy nhất trong số các thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam ghi
nhận tăng trưởng dương liên tục trong tất cả các tháng của nửa đầu năm.
Nhập khẩu tôm của Mỹ năm 2021 tăng kỷ lục bất chấp đại dịch. Việt Nam đứng
thứ 5 về cung cấp tôm cho Mỹ. Năm 2021, Việt Nam nằm trong số các nguồn cung ghi
nhận mức tăng trưởng dương về cung cấp tôm cho Mỹ. Theo số liệu của Hải quan Việt
Nam, Mỹ là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 28% tỷ trọng. Tính

tới 15/12/2021, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 1,02 tỷ USD, tăng 22% so với


cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ cả năm 2021 ước đạt khoảng
1,05 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2020. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng
dương trong tất cả các tháng của năm 2021 và lũy kế 12 tháng đạt tốc độ tăng trưởng
tốt nhất trong top các thị trường nhập khẩu chính tơm của Việt Nam.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, năm 2022, xuất khẩu tôm Việt Nam sang
Mỹ đạt 807 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2021. Theo số liệu của Cục Quản
lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA), tháng 11/2022, Mỹ nhập khẩu
64.014 tấn tôm, trị giá 579,3 triệu USD, giảm 19% về khối lượng và 25% về giá trị so
với cùng kỳ năm 2021. Đây là tháng thứ tư liên tiếp, nhập khẩu tôm vào Mỹ ghi nhận
giảm.
Nguyên nhân khiến nhập khẩu tôm vào Mỹ giảm là do tồn kho còn nhiều. Doanh
số bán lẻ và dịch vụ thực phẩm đều chậm, các hãng bán lẻ đơi khi cịn u cầu hoãn
giao hàng. Mặc dù tồn kho cao, nhưng giá tôm tại Mỹ không giảm do các nhà bán buôn
chưa muốn bán ra vì chưa được giá. Nhu cầu tiêu thụ trong kỳ nghỉ lễ khá lớn. Đây là
kỳ nghỉ đông đầu tiên ở Mỹ kể từ năm 2019 khi du lịch được cho là đã trở lại mức bình
thường. Du lịch nhiều hơn có nghĩa là tụ tập nhiều hơn và ăn uống nhiều hơn, dẫn đến
tiêu thụ hải sản nhiều hơn. Tuy nhiên, nhu cầu hồi phục vẫn chưa thể “giúp ích” được
cho các nhà xuất khẩu tơm hàng đầu sang Mỹ.
Nhu cầu nhập khẩu tôm Việt Nam của thị trường Mỹ có thể khá hơn sau quý đầu
năm 2023 khi tồn kho giảm bớt và tình hình kinh tế tích cực hơn.
2.2 Phân tích vụ điều tra chống bán phá giá tôm Việt Nam tại Hoa Kỳ
2.2.1 Bối cảnh vụ điều tra chống bán phá giá tôm Việt Nam tại Hoa Kỳ
Tôm đông lạnh là mặt hàng được tiêu thụ mạnh tại thị trường Mỹ. ASDA cho biết,
năm 2003, người Mỹ "ăn' 1,4 tỷ pound thủy sản có vỏ - loại thủy sản được tiêu thụ mạnh
nhất của Mỹ. Phần lớn đây là hàng nhập khẩu (88%), cịn lại là sản xuất nội địa. Tơm
đánh bắt của nước này (chủ yếu ở vùng biển phía Nam và vùng vịnh Mexico) thường
là tôm thẻ chân trắng, tiêu thụ ở dạng tôm tươi. Song, cả SSA và LSA đều đổ tội cho

tôm đông lạnh nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam... là nguyên nhân
khiến giá tôm ở Mỹ thấp. Trong 10 tháng đầu năm 2002, thị trường này đã nhập khẩu
gần 2,08 tỷ USD tôm đông lạnh, đứng đầu là Thái Lan với 400 triệu USD (19,2%), Ấn
Độ 29,4 triệu USD (14,1%), Việt Nam với 283 triệu USD (13,6%)...
2.2.2 Quy trình vụ điều tra chống bán phá giá tôm Việt Nam tại Hoa Kỳ
a. Một số thông tin vụ việc:
- Ngày khởi xướng vụ kiện: 20/01/2004
- Sản phẩm bị điều tra: Tôm nước ấm
- Nguyên đơn: Hiệp hội Tôm Louisiana


- Bị đơn: Các công ty xuất khẩu tôm vào Hoa Kỳ từ 6 nước (Việt Nam, Braxin,
Trung Quốc, Thái Lan, Êcuađo, Ấn Độ)
b. Diễn biến vụ kiện tôm của Việt Nam tại Hoa Kỳ
* Nộp Đơn Khởi Kiện
06/08/2003: Hiệp hội Tôm Louisiana đã biểu quyết sẽ nộp đơn khởi kiện tôm
nhập khẩu.
8/8/2003: Liên minh Tôm miền nam Hoa Kỳ (SSA) biểu quyết thông qua nghị
quyết khởi kiện bán phá giá tơm nhập khẩu từ 6 nước, trong đó có Việt Nam. (Braxin,
Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Êcuađo, Ấn Độ.)
31/12/2003: SSA chính thức nộp đơn khởi kiện “chống bán phá giá tôm” lên Bộ
Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đối với các
doanh nghiệp xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ của một số nước, trong đó có các doanh
nghiệp Việt Nam.
* Tiến Trình Điều Tra Chống Phá Giá
- Bắt Đầu Điều Tra
20/01/2004: DOC bắt đầu tiến hành điều tra vụ kiện bán phá giá tơm của Việt Nam
tại Mỹ. Tồn bộ các dạng tôm xuất khẩu (bao gồm: tôm nước ấm đóng hộp hoặc đơng
lạnh, được đánh bắt tự nhiên (ngồi biển) hoặc ni trồng, cịn đầu hay đã bỏ đầu, đã
bóc vỏ hoặc chưa bóc vỏ, để vây hoặc bỏ vây, rút huyết hay chưa rút huyết, đã nấu chín

hoặc chưa tinh chế, hoặc được chế biến kiểu khác dưới dạng đơng lạnh hay đóng hộp)
từ Việt Nam đều nằm trong phạm vi điều tra, ngoại trừ tôm khô, tôm bột.
Đồng thời DOC thông báo cho ITC về việc DOC tiến hành điều tra chống bán phá
giá.
- Điều Tra Sơ Bộ Của ITC
Điều trần tại ITC
21/01/2004: ITC tổ chức phiên điều trần công khai tại Washington D.C. Đại diện
của 6 nước bị kiện bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ đến dự phiên điều trần, trong đó
có các đại diện của Việt Nam.
Kết luận sơ bộ
17/02/2004: ITC họp bỏ phiếu về những kết quả điều tra đầu tiên kết luận sơ bộ
về vụ kiện bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ đối với các doanh nghiệp Việt Nam là
việc nhập khẩu tôm từ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ gây tổn hại nghiêm trọng cho
ngành công nghiệp nội địa của Hoa Kỳ.
Vụ kiện bắt đầu vào giai đoạn điều tra.
- Điều Tra Sơ Bộ của DOC


DOC Điều Tra Tình Trạng Bán Phá Giá - Bảng Câu Hỏi Phân chia các Bị Đơn
23/2/2004: DOC chọn một số công ty để bắt đầu tiến hành điều tra.
26/02/2004: Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố danh sách bốn Bị Đơn Bắt Buộc của
Việt Nam trong vụ kiện tôm. Đó là: Cơng ty Chế biến thủy sản và XNK Cà Mau
(Camiex), Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Minh Phú (Cà Mau), Công ty Cổ phần Chế
biến Thủy sản Minh Hải (Seaprodex Minh Hải) và Công ty TNHH Kim Anh (Sóc
Trăng).
Ngồi ra cịn có các Bị Đơn Tự Nguyện (bị đơn tự nguyện đề đạt mong muốn tham
gia vào quá trình điều tra) và Bị Đơn khác (các bị đơn khơng tham gia vào q trình
điều tra).
Danh sách các Bị Đơn Tự Nguyện:
1. Công ty TNHH Thực phẩm AMANDA (Việt Nam) (Amanda Foods (Vietnam)

Ltd);
2. Công ty C.P. Việt Nam Livestock (C.P. Vietnam Livestock);
3. Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Cai Doi Vam (Cai Doi Vam Seafood Import
Export Company);
4. Công ty Xuất Nhập khẩu Nông sản và Súc sản Cần Thơ (“Cataco”) (Can Tho
Agriculture and Animal Products Import Export Company);
5. Doanh nghiệp Chế biến Xuất khẩu Súc sản và Ngư sản Cần Thơ (“CAFATEX”)
(Cantho Animal Fisheries Product Processing Export Enterprise);
6. Công ty hải sản Cửu Long (Cuu Long Seaproducts Company);
7. Công ty xuất nhập khẩu hải sản Đà Nẵng (Danang Seaproducts Import Export
Company);
8. Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội (Hanoi Seaproducts Import Export
Corp);
9. Công ty cổ phần chế biến thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu Minh
Hải (Minh Hai Export Frozen Seafood Processing Joint-Stock Company);
10. Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Minh Hải (Minh Hai Seaproducts Import
Export Corporation);
11. Công ty cổ phần hải sản Nha Trang (Nha Trang Fisheries Joint Stock
Company);
12. Công ty thuỷ sản Nha Trang (Nha Trang Seaproduct Company);
13. Công ty thực phẩm Pataya (Pataya VN) (Pataya Food Industries (Vietnam)
Ltd);


14. Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta (Fimex VN) (Sao Ta Foods Joint Stock
Company);
15. Tổng công ty xuất nhập khẩu sản phẩm thuỷ sản Sóc Trăng (STAPIMEX) (Soc
Trang Aquatic Products and General Import Export Company);
16. Công ty thương mại và thuỷ sản Thuận Phước (Thuan Phuoc Seafoods and
Trading Corporation);

17. Công ty Việt Nhân (Viet Nhan Company);
18. Công ty Kinh doanh Thuỷ hải sản TP. Hồ Chí Minh (Aquatic Products Trading
Company);
19.Công ty TNHH Thuỷ sản Bạc Liêu (Bac Lieu Fisheries Company);
20. Công ty phát triển kinh tế duyên hải (Coastal Fisheries Development
Corporation);
21. Công ty cổ phần thuỷ sản Cam Ranh (Cam Ranh Seafoods Processing
Enterprise Company);
22. Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Kiên Giang (Kien Giang Sea- Product
Import-Export Company);
23. Công ty TNHH Chế biến Thủy sản và Xuất Nhập khẩu Phú Cường (Phu Cuong
Seafood Processing and Import-Export Company Ltd.);
24. Công ty xuất nhập khẩu hải sản Sông Hương (Song Huong ASC Import-Export
Company Ltd.);
25. Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Út Xi (UTXI Aquatic Products Processing
Company);
26. Công ty TNHH Thực phẩm xuất khẩu Nam Hải (Viet Foods Co.);
27. Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Hải sản Việt Hải (Viet Hai Seafood Company
Ltd.);
28. Công ty Xuất nhập khẩu Vĩnh Lợi (VIMEX) (Vinh Loi Import- Export
Company).
29. Công ty Cổ phần Ðầu tư Thương mại Thuỷ sản (INCOMFISH) (Investment
Commerce Fisheries Corporation).
DOC đã yêu cầu bốn Bị Đơn Bắt Buộc (Minh Phú, Kim Anh, Minh Hải và
Camimex) trả lời bảng câu hỏi điều tra liên quan đến vụ kiện bán phá giá tôm về các
vấn đề tài chính và chi phí của cơng ty có liên quan đến hoạt động xuất khẩu tơm sang
Mỹ.
01/04/2004: Liên minh Hành động Thương mại ngành Công nghiệp Tiêu thụ Mỹ
(CITAC) và Hiệp hội Phân phối Thủy sản Mỹ (ASDA) chính thức thành lập Nhóm đặc



trách Tơm, có nhiệm vụ vận động chống lại vụ kiện chống bán phá giá do Liên minh
Tôm miền Nam nước Mỹ (SSA) khởi kiện đối với tôm nhập khẩu từ sáu nước Nam Mỹ
và châu Á, trong đó có Việt Nam.
25/05/2004: Liên minh tôm miền Nam Hoa Kỳ (SSA) nộp đơn yêu cầu áp dụng
tình trạng khẩn cấp với VN.
06/07/2004: Bộ thương mại Hoa Kỳ tiến hành điều tra bán phá giá trên khoảng 30
công ty Việt Nam bao gồm 4 Bị Đơn Bắt Buộc và 29 Bị Đơn Tự Nguyện.
Thuế chống phá giá được dự định ở 3 mức:
+ Bị Đơn Bắt Buộc: từ 12% đến gần 20% (4 công ty).
+ Bị Đơn Tự Nguyện: thuế suất khoảng 16%.
+ Bị Đơn khác: mức thuế 93%.
Do Việt Nam đã được DOC quyết định là một nước có nền kinh tế phi thị trường
vào ngày 08/11/2002 nên trong tiến trình điều tra sơ bộ của DOC trong vụ kiện bán phá
giá tơm này, DOC khơng tiến hành định loại hình của nền kinh tế Việt Nam nữa.
Quyết Định Sơ Bộ Của DOC
16/07/2004: DOC công bố Quyết Định Sơ Bộ về mức thuế chống phá giá áp dụng
cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu tôm vào Mỹ.
Bảng 2: Mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam theo Quyết
Định Sơ Bộ (ngày 16/07/2004)
Công ty

Biên phá giá (%)

Seaprodex Minh Hải (Bạc Liêu)

18,68

Minh Phú (Cà Mau)


14,89

Kim Anh

12,11

Camimex (Cà Mau)

19,60

Mức trung bình cho một số doanh nghiệp thuộc nhóm “Bị 16,01
Đơn Tự Nguyện”:
Amanda Food (Vietnam) Ltd; C.P. Vietnam Livestock; Cai
Doi Vam Seafood Import Export Company; Can Tho
Agriculture and Animal Products Import Export Company;


Can Tho Animal Fisheries Product Processing Export
Enterprise; Cuu Long Seaproducts Company; Danang
Seaproducts Import Export Company; Danang Seaproducts
Import Export Company; Hanoi Seaproducts Import Export
Corp; Minh Hai Export Frozen Seafood Processing JSC;
Minh Hai Seaproducts Co Ltd; Nha Trang Fisheries JSC;
Nha Trang Seaproduct Company; Pataya Food Industries
(Vietnam) Ltd; Sao Ta Foods HSC; Soc Trang Aquatic
Products and General Import Export Company; Thuan
Phuoc Seafoods and Trading Corporation; Viet Nhan
Company.
Mức thuế áp dụng đối với toàn bộ các doanh nghiệp khác


93,13

Nguồn: TTWTO VCCI - PVTM - Tôm - Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá
DOC quyết định không công nhận yêu cầu của nguyên đơn về tình trạng khẩn cấp
và hỗn đưa ra kết luận cuối cùng về việc điều tra bán phá giá tôm của Việt Nam tại thị
trường Mỹ.
DOC nhận được bản khai thông số thực tế của Camimex, Kim Anh, Seaprodex
Minh Hai và Minh Phú về hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của các công ty này sang thị
trường Mỹ.
21/07/2004: DOC nhận được văn bản giải trình từ phía các Bị Đơn Bắt Buộc liên
quan đến lệnh áp dụng các mức thuế chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp Việt
Nam (theo quyết định sơ bộ của DOC) của Cục Hải Quan Mỹ.
26/07/2004: DOC gửi bản câu hỏi điều tra bổ sung đến Seaprodex Minh Hải và
Camimex.
27/07/2004: DOC gửi bản câu hỏi điều tra bổ sung đến Kim Anh và Minh Phú.
30/07/2004: DOC nhận được đề nghị xin thêm thời gian để trả lời câu hỏi bổ sung
từ phía cơng ty Camimex, Kim Anh and Seaprodex Minh Hải.
Đồng thời DOC cũng gửi lịch trình thẩm tra đến các bên có liên quan.
02/08/2004: DOC đồng ý cho công ty Camimex, Kim Anh và Seaprodex Minh
Hải thêm thời gian để trả lời câu hỏi điều tra bổ sung được gửi đến ngày 26/07/2004.
03/08/2004: DOC nhận được thông tin phản hồi của Minh Phú về bản câu hỏi điều
tra bổ sung.
DOC đồng thời cũng nhận được đơn bác bỏ của Bên Nguyên về văn bản giải trình
của của Bên Bị ngày 21/07/2004 liên quan đến những sai sót trong chỉ thị của Cục Hải
Quan.


DOC nhận được đề nghị xin tổ chức buổi điều trần từ phía Bị Đơn Bắt Buộc về
các vấn đề được đề cập đến trong bản tóm tắt hồ sơ của họ.
05/08/2004: DOC cho Cafatex thêm thời gian để nộp bản khai thông số thực tế về

hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của công ty này sang thị trường Mỹ (reconciliation
information).
10/08/2004: DOC gửi bản câu hỏi điều tra bổ sung đến cho Seaprodex hoạt động
xuất khẩu cá tra, basa của công ty này sang thị trường Mỹ.
11/08/2004: DOC nhận được bản khai thông số thực tế của Cafatex về hoạt động
xuất khẩu cá tra, basa của công ty này sang thị trường Mỹ.
12/08/2004: DOC nhận được thông tin phản hồi của Seaprodex và Camimex về
bản câu hỏi điều tra bổ sung, thông tin phản hồi lần 4 của Kim Anh về bản câu hỏi điều
tra bổ sung.
13/08/2004: DOC nhận được đề nghị một buổi điều trần bàn về giới hạn của việc
thẩm tra từ phía Hiệp hội các nhà chế biến Tôm Hoa Kỳ American Breaded Shrimp
Processors Association ABSPA.
16/08/2004: DOC gửi thư yêu cầu tham gia buổi điều trần đến tất cả các bên có
liên quan.
18/08/2004: DOC gửi bản thảo thẩm tra cho Camimex và Seaprodex Minh Hải.
Camimex nộp bản hiệu chỉnh trước khi tiến hành thẩm tra (pre- verification
corrections) và DOC gửi cho Kim Anh, Minh Phú và Cafatex các nội dung cần phải bàn
đến về vấn đề thẩm tra.
DOC nhận được bản hiệu chỉnh trước khi tiến hành thẩm tra của Kim Anh
DOC nhận được thông tin phản hồi bổ sung liên quan đến mức thuế áp dụng riêng
từ các công ty: Phương Nam, Bạc Liêu Fisheries, Cam Rang Seafoods, VIMEXCO,
Ngọc Sinh, Nha Trang, UTXI, Trúc An, Kisimex, Vietnam Fish-One, Hải Thuận, và
Incomfish.
20/08/2004: DOC nhận được thông tin bổ sung liên quan đến yêu cầu của ASC,
Viet Foods, APT, Cofidec, và Phú Cường về mức thuế riêng áp dụng cho từng công ty.
23/08/2004: Kim Anh, Cafatex và Seaprodex Minh Hải đề nghị DOC cho thêm
thời gian để đưa ra khung thẩm tra.
DOC sửa đổi bản thảo thẩm tra cho Công ty Kim Anh.
24/08/2004: DOC áp dụng biên độ phá giá sơ bộ cho các công ty của Việt Nam.
- Điều Tra Cuối Cùng Của DOC

Thẩm Tra Tại Chỗ
25/08/2004: DOC bắt đầu thẩm tra các doanh nghiệp tôm Việt Nam.


×