Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tiểu luận cao học nguyên tắc đưa tin về trẻ em và người yếu thế (tôn trọng và bảo vệ quyền của trẻ em và người dễ bị tổn thương) liên hệ thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.18 KB, 26 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN LUẬT PHÁP VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG THỰC TIỄN
BÁO CHÍ - TRUYỀN THƠNG
ĐỀ TÀI:
NGUN TẮC ĐƯA TIN VỀ TRẺ EM VÀ NGƯỜI YẾU THẾ
(TÔN TRỌNG VÀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA TRẺ EM VÀ NGƯỜI DỄ BỊ
TỔN THƯƠNG). LIÊN HỆ THỰC TẾ.

1


MỤC LỤC

2


PHẦN MỞ ĐẦU
Đối tượng yếu thế hay nhóm người yếu thế là những người trong xã hội
có hồn cảnh đặc biệt, gặp phải hàng loạt thách thức, ngăn cản khả năng hòa
nhập của họ vào đời sống cộng đồng. Hàng rào đó có thể liên quan đến thể
chất, liên quan đến khả năng, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, sự đánh gía, kỳ
thị của xã hội, các vấn đề tâm lý. Người yếu thế và trẻ em là những đối tượng
đặc biệt và nhạy cảm khi đưa tin. Truyền thông, báo chí tại Việt Nam có vai
trị vơ cùng quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em và người dễ bị tổn
thương. Tuy nhiên, đưa tin về trẻ em và người dễ bị tổn thương là một trong
những thách thức khơng nhỏ đối với các cơ quan báo chí và truyền thơng. Báo
chí là chỗ dựa, là địa chỉ tìm đến của những người yếu thế, dễ bị tổn thương
cần giúp đỡ khi cuộc sống của họ gặp khó khăn, hay quyền lợi hợp pháp của
họ bị xâm phạm. Bởi thế, người làm báo không những cần chắc tay nghề mà
cịn có đạo đức trong hoạt động báo chí, đặc biệt trong việc đưa tin về trẻ em
và người yếu thế. Trong tiểu luận cuối môn này, tác giả tìm hiểu Nguyên tắc


đưa tin về trẻ em và người yếu thế (tôn trọng và bảo vệ quyền của trẻ em và
người dễ bị tổn thương). Liên hệ thực tế. Một vấn đề có sức nóng và đáng
quan tâm trong làng báo. Tiểu luận khó tránh khỏi những sai sót nhất định
trong trình được thực hiện, kính mong nhận được ý kiến đánh giá, nhận xét
trân quý của giảng viên. Tác giả tiểu luận xin chân thành cảm ơn!

3


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC ĐƯA TIN VỀ
TRẺ EM VÀ NGƯỜI YẾU THẾ
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Trẻ em
Trẻ em là một chủ thể đặc biệt trong xã hội. Tuy có sự khác nhau về độ
tuổi trong các quy định của từng quốc gia, tổ chức nhưng nhìn chung trẻ em
có mọi quyền của con người và được ưu tiên, tạo mọi điều kiện tốt nhất và
toàn diện để sinh trưởng, phát triển.
Tại Việt Nam, Luật Trẻ em năm 2016, có hiệu lực thi hành từ
01/06/2016 quy định tại Điều 1: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Như vậy,
theo pháp luật của nước ta thì tất cả những người dưới 16 tuổi là trẻ em và
được pháp luật bảo vệ toàn diện. Hệ thống các quy phạm pháp luật khác đều
lấy quy định nêu trên để xác định đối tượng nào là trẻ em. 1
Theo Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em quy định, trẻ em
có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác thì có thể được áp dụng quy định tuổi thành niên sớm hơn.
Ở nước ta, UNICEF tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em quốc gia, đặc
biệt trong lĩnh vực công tác xã hội, tiếp cận hỗ trợ tư pháp và bảo vệ trẻ em
khỏi bạo hành, lạm dụng và bóc lột. Hệ thống bảo vệ trẻ em quốc gia bao gồm
tất cả các biện pháp và tổ chức phối hợp với nhau tại Việt Nam trong công tác

bảo vệ trẻ em. Các tổ chức này có thể bao gồm những tổ chức đóng vai trò
quan trọng trong phúc lợi xã hội, giáo dục và chăm sóc sức khỏe cũng như
các cơ quan thực thi pháp luật. Một hệ thống bảo vệ trẻ em mạnh mẽ sẽ giải

1 />loc=0&doc=115452564216670995207270739412030747540

4


quyết nhiều rủi ro có liên quan đến nhau mà trẻ em và gia đình đang phải đối
mặt.2
1.1.2. Người yếu thế/Người dễ bị tổn thương
“Vulnerable groups” là khái niệm được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực
quyền con người. Theo Từ điển Oxford Advanced Learner Dictionary,
“vulnerable” được dịch là “có thể bị tổn thương, dễ bị nguy hiểm, yếu thế…
Theo xác định của UNESCO, nhóm yếu thế (nhóm thiệt thịi) bao gồm:
những người ăn xin, nạn nhân của các loại tội phạm, người tàn tật, thanh thiếu
niên có hồn cảnh khó khăn, nhóm giáo dục đặc biệt, người cao tuổi, người
nghèo, tù nhân, gái mãi dâm, người thất nghiệp, người lang thang cơ nhỡ.
Ngồi ra, cịn kể đến người tị nạn, người xin tị nạn, người bị xã hội loại trừ.
Theo cách xác định này, người nghèo, người thất nghiệp cũng được coi thuộc
nhóm yếu thế/nhóm thiệt thịi.
Trong một số nghiên cứu ở Việt Nam cịn kể thêm nhóm người là nạn
nhân chiến tranh, đặc biệt nạn nhân chất độc da cam, nhóm bị bạo lực gia
đình, nạn nhân bị quấy dối và lạm dụng tình dục, nạn nhân bn bán người,
các đối tượng mắc bệnh xã hội, trẻ em bị ảnh hưởng của HIV/AIDS…
Nhóm yếu thế (NYT) có thể nói là những nhóm xã hội đặc biệt, có
hồn cảnh khó khăn hơn, có vị thế xã hội thấp kém hơn so với các nhóm xã
hội “bình thường” có những đặc điểm tương tự. Họ gặp phải hàng loạt thách
thức, rào cản khả năng hòa nhập của họ vào đời sống cộng đồng. Hàng rào đó

có thể liên quan đến thể chất, liên quan đến khả năng, nghề nghiệp, hoàn cảnh
sống, sự đánh giá, kỳ thị của xã hội, các vấn đề tâm lý… Hàng rào đó có thể
là vơ hình, có thể là hữu hình, ngăn cản họ tiếp cận và sử dụng các phương
tiện sống thiết yếu hay các dịch vụ xã hội cần thiết cho mọi thành viên “bình
thường” của xã hội. Để nâng cao vị thế xã hội, giảm sự thiệt thòi, họ rất cần
2 />loc=0&doc=1847086203770162873117275114519302516

5


được sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ từ xã hội. Tiếng nói của nhóm yếu thế có
trọng lượng thấp, chất lượng cuộc sống hạn chế và chịu nhiều thiệt thòi trong
đời sống xã hội.
Bởi thế, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách,
quyết sách chăm lo, hỗ trợ cho những đối tượng này trên nhiều lĩnh vực, như:
hỗ trợ về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, đào tạo
nghề, chăm sóc sức khỏe... nhất là cho những người khuyết tật, trẻ mồ côi,
người già neo đơn, không nơi nương tựa, nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
Bên cạnh đó, cộng đồng xã hội cũng chung tay góp sức cưu mang, hỗ trợ
bằng những việc làm hết sức tích cực và thiết thực, như: thành lập các tổ chức
xã hội từ thiện, thiện nguyện, câu lạc bộ, đồn cơng tác xã hội... nhằm kịp
thời giúp họ vượt qua những khó khăn trước mắt, hịa nhập với cuộc sống
cộng đồng.3

3 />loc=0&doc=114248809027906896071108794558724730797

6


Bảng thơng tin về nhóm yếu thế

Nguồn

/>
loc=0&doc=114248809027906896071108794558724730797
1.1.3. Đạo đức
Theo quan niệm phương Đơng, đạo đức có nghĩa là “đạo làm người”,
bao gồm nhiều chuẩn mực về các mối quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, bạn
bè, anh em, làng xóm... Ở phương Tây, khái niệm đạo đức bắt nguồn từ chừ
7


“mos” trong tiếng Latinh, có nghĩa là “lề thói”, “moralis” có nghĩa là “thói
quen”. Như vậy, khi nói đến đạo đức là nói đến các lề thói và tập tục biểu hiện
trong mối quan hệ giao tiếp hàng ngày giữa người với người. Khái niệm quốc
tế của đạo đức là “moral”. Theo C. Mác, đạo đức là một “hình thái ý thức xã
hội” chịu sự tác động qua lại cùa các hình thái ý thức xã hội khác và cùng với
các hình thái ý thức xã hội ấy, đạo đức chịu sự quy định của tồn tại xã hội,
phàn ánh tồn tại xã hội. Do đó, đạo đức có “bản chất xã hội”. Với tư cách là
một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh tồn tại xã hội, phản ánh hiện
thực đời sống đạo đức xã hội. Thích ứng với mỗi một xã hội thì cỏ một đạo
đức xã hội tương ứng.4
Mỗi ngành nghề đều cần có đạo đức, đặc biệt là nghề báo.
1.2. Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về
quyền trẻ em và người dễ bị tổn thương
- Nghị quyết số 20-NQ/TW năm 2017 của Ban chấp hành Trung ương
về “Tăng cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
trong tình hình mới”. Trong nhóm mục tiêu của Nghị quyết này có nội dung
liên quan đến các vấn đề sức khỏe của đối tượng trẻ em.
- Nghị quyết số 81/2019/QH14 được Quốc hội ban hành năm 2019 về
việc thành lập đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phịng,

chống xâm hại trẻ em”. Nội dung nghị quyết yêu cầu đoàn giám sát xem xét,
đánh giá việc ban hành chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em;
Đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc và
xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong
việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em;
Đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm thực hiện đầy đủ, có hiệu quả chính

4 />loc=0&doc=158383597499847510594301818394796944094

8


sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em và hồn thiện chính sách,
pháp luật có liên quan.
- Quyết định 2361/QĐ-TTg của Chính phủ ban hành năm 2015 về việc
“Phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020”. Mục tiêu tổng
quát của chương trình là mọi trẻ em đều được bảo vệ để giảm nguy cơ rơi vào
hoàn cảnh đặc biệt, chú trọng bảo vệ trẻ em để khơng bị xâm hại; Trẻ em có
hồn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, hịa nhập cộng đồng
và có cơ hội phát triển
- Chỉ thị số 18/CT-TTg năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc
tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em”. Chỉ thị này ra
đời sau khi có các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, nhất là xâm hại tình dục
trẻ em có chiều hướng diễn biến phức tạp, nghiêm trọng, gây bức xúc trong
dư luận xã hội. Mục tiêu của chỉ thị là nhằm tăng cường giải pháp phòng,
chống và xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, giảm tối đa các
tổn hại và bảo đảm quyền, lợi ích của trẻ em.
+ Khoản 1, Điều 3 Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em: “Trong mọi
hoạt động liên quan tới trẻ em, dù được thực hiện bởi các cơ quan phúc lợi xã
hội của nhà nước hay tư nhân, bởi tòa án, các nhà chức trách hành chính hay

cơ quan pháp luật, thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng
đầu”.
+ Khoản 1 Điều 37, Hiến pháp năm 2013: “Trẻ em (người dưới 16
tuổi) được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được
tham gia vào các vấn đề về trẻ em; nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi,
bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền
trẻ em”.
+ Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 5, Luật Trẻ em năm 2016: “Nguyên tắc bảo
đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em: Bảo đảm để trẻ em thực hiện
9


được đầy đủ quyền và bổn phận của mình; Khơng phân biệt đối xử với trẻ em;
Bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em;
Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em”.
+ Điều 17 Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em: “Các Quốc gia thành
viên thừa nhận chức năng quan trọng của các phương tiện truyền thông đại
chúng và phải bảo đảm rằng trẻ em được thu nhận thông tin và tư liệu từ
nhiều nguồn khác nhau, ở phạm vi quốc gia và quốc tế, đặc biệt là những
thông tin, tư liệu nhằm mục đích cổ vũ cho lợi ích xã hội, tinh thần và đạo đức
cũng như sức khỏe về thể chất và tinh thần của trẻ em”.
+ Khoản 8, 10, 11 và 15, Điều 6, Luật Trẻ em năm 2016 quy định các
hành vi bị nghiêm cấm: “Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá
nhân, hồn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo
của trẻ em; Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao
chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh
xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng
trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em;
Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà
không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người

giám hộ của trẻ em; Từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ,
không kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp...”.
+ Khoản 2, Điều 54 Luật Trẻ em năm 2016: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân
quản lý, cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông tin, truyền thông và tổ chức các
hoạt động trên môi trường mạng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an
tồn và bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em theo quy định của pháp luật”.
+ Điều 46, Luật Trẻ em năm 2016: “Bảo đảm thông tin, truyền thông
cho trẻ em: Nhà nước bảo đảm trẻ em được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến,
nguyện vọng, tìm hiểu, học tập, trao đổi kiến thức qua các kênh thông tin,
10


truyền thông phù hợp. Các cơ quan thông tin, xuất bản phải dành tỷ lệ nội
dung, thời điểm, thời lượng phát thanh, truyền hình, ấn phẩm phù hợp cho trẻ
em... Nhà nước khuyến khích phát triển thơng tin, truyền thơng phù hợp với
sự phát triển toàn diện của trẻ em; sản xuất, đăng tải nội dung, thông tin với
thời lượng thích hợp cho trẻ em dân tộc thiểu số”.
+ Điều 36, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP: “Cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thơng tin
bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ,
người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên; có trách nhiệm bảo
đảm an tồn thơng tin của trẻ em; Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ trên môi trường mạng phải sử dụng các biện pháp, công cụ bảo đảm
an tồn về thơng tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em, các thông điệp cảnh
báo nguy cơ khi trẻ em cung cấp, thay đổi thơng tin bí mật đời sống riêng tư
của trẻ em; Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và cơ
quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp
luật có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ và cá nhân tham gia
hoạt động trên môi trường mạng xóa bỏ các thơng tin bí mật đời sống riêng tư
của trẻ em để bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em”.

+ Điều 8, điều 10, 15, 16 và 17 thông tư số: 09/2017/TT-BTTTT quy
định về tỷ lệ nội dung, thời đi m, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội
dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử và
xuất bản phẩm.
+ Điều 26, Nghị định 144/2013/NĐ-CP: “Phạt tiền từ 40.000.000 đồng
đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa hình ảnh của trẻ em vào sản phẩm
văn hóa, thơng tin, truyền thơng có nội dung khiêu dâm, bạo lực, kinh dị. Biện
pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy sản phẩm văn hóa, thơng tin, truyền
thơng có nội dung khiêu dâm, bạo lực, kinh dị đối với hành vi vi phạm...”.

11


+ Điểm b, khoản 2, Điều 64, Nghị định 174/2013/NĐ-CP: “Trang
thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp liên quan đến hành vi tiết lộ
bí mật đời tư hoặc bí mật khác khi chưa được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức
có liên quan trừ trường hợp pháp luật quy định thì bị phạt tiền từ 10.000.000
đồng đến 20.000.000 đồng”.5
1.3. Những nguyên tắc đạo đức nghề báo chung trên trên thế giới
PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang qua quá trình nghiên cứu đã tổng
hợp lại các nguyên tắc đạo đức chung trên thế giới như sau: 6
1. Tơn trọng sự thật, bảo đảm tính chính xác, trung thực
2. Bảo đảm tính cơng bằng, khách quan
3. Tơn trọng quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí
4. Bảo vệ giá trị và tính liêm chính của nghề báo
5. Trách nhiệm xã hội
6. Bảo vệ bí mật nghề nghiệp và nguồn tin
7. Bảo vệ quyền của trẻ em/vị thành niên và những người dễ bị tổn
thương


8. Tôn trọng sự riêng tư và phẩm giá con người

9. Tôn trọng các giá trị chung và sư đa dạng văn hóa
10. Sử dụng các phương pháp trung thực, phù hợp khi thu thập thông
tin

11. Tôn trọng bản quyền, không đạo văn
12. Tách biệt quảng cáo và bài báo
13. Đoàn kết với đồng nghiệp

5 />loc=0&doc=115452564216670995207270739412030747540
6 Nguyễn Thị Trường Giang, Nguyễn Thùy Vân Anh, Vũ Thị Thanh Tâm (2020), Pháp luật và đạo đức báo chí,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

12


1.4. Nguyên tắc đưa tin về trẻ em và người yếu thế
Đa số bản quy tắc đạo đức nghề báo yêu cầu nhà báo phải đặc biệt tôn
trọng sự riêng tư và quyền được bảo vệ của trẻ em/vị thành niên khỏi sự can
thiệp từ bên ngoài dựa trên các tiêu chuẩn đạo đức và Công ước quốc tế về
Quyền trẻ em, đồng thời cho rằng việc xâm phạm quyền của trẻ em/vị thành
niên là hành vi vi phạm đạo đức nghiêm trọng trong nghề báo. Quy tắc đạo
đức của truyền thông Bungari yêu cầu nhà báo: “Không lợi dụng sự trong
sáng và lòng tin của trẻ em”. Khi xử lý các vấn đề liên quan đến trẻ em/vị
thành niên, nhà báo phải cẩn thận và có trách nhiệm bảo vệ nhân quyền của
trẻ em/vị thành niên bao gồm việc tránh đăng tải danh tính, hình ảnh, các chi
tiết có thể xác định được danh tính, cũng như tránh làm ảnh hưởng xấu đến sự
trưởng thành của họ. Đặc biệt, tránh tiết lộ và cơng bố danh tính của trẻ em/vị
thành niên (cho dù là nạn nhân, nhân chứng hay bị buộc tội) có liên quan đến

các hành vi phạm tội, ngay cả khi pháp luật cho phép (Anh). Trong bất kỳ bản
tin nào về trẻ em liên quan đến tội phạm tình dục, phải chú ý để khơng có nội
dung nào trong bản tin nói về mối quan hệ giữa bị cáo và trẻ em (Anh,
Catalan). Không được sử dụng thuật ngữ “loạn luân” dổi với trường hợp là trẻ
em. Nếu vi phạm điều này sẽ bị cáo buộc như là một hành vi phạm tội nghiêm
trọng đối với trẻ em hoặc tương đương (Anh, Síp). Nhà báo khơng được phép
sử dụng sự nổi tiếng, tai tiếng hay địa vị của cha mẹ hoặc người giám hộ để
biện minh cho việc công bố những chi tiết về cuộc sống riêng tư của trẻ.
Trong trường hợp vi phạm, nhà báo phải chứng minh được việc bỏ qua lợi ích
cấp thiết của trẻ là vì lợi ích cùa cơng chúng (Anh).
Khơng được phỏng vấn hoặc chụp ảnh trẻ em/vị thành niên về các vấn
đề liên quan đến lợi ích riêng của đó hoặc trẻ khác, trừ khi có sự đồng ý của
cha mẹ hoặc người giám hộ. Trong thời gian trẻ đang ở trường học, khơng
dược tiếp cận hoặc chụp hình. Nếu muốn tiếp cận thì phải được sự cho phép
của bố mẹ hoặc đại diện pháp lý của trẻ hoặc giáo viên chủ nhiệm và người
quản lý trường học đó đồng ý. “Nếu chưa nhận được sự đồng ý khi thu thập
13


thơng tin thì khi cơng bố (phát sóng) phải nhận được sự chấp thuận bằng văn
bản” (Hunggary). Cho dù đó là lời nói của trẻ nhưng nếu khơng được sự cho
phép của bố mẹ (hoặc người giám hộ theo pháp luật của trẻ) thì nhà báo cũng
khơng được cơng bố thông tin (Ba Lan). Khi phỏng vấn và chụp ảnh trẻ em
trong tình trạng khó khăn hoặc tàn tật, cần có sự đồng cảm và quan tâm đặc
biệt. Nhà báo phải chịu trách nhiệm đạo đức đối với hành vi xâm phạm này
dù đã được đại diện pháp lý của trẻ (cha mẹ hoặc người bào hộ) đồng ý.
Bên cạnh trẻ em/vị thành niên, nhiều bản quy tắc đạo đức nghề báo (Hy
Lạp, Tây Ban Nha, Campuchia, Ba Lan, Đức, Séc, Tandania) còn dành sự
quan tâm đặc biệt đối với những nhân vật dễ bị tổn thương. Các bản quy tắc
yêu cầu nhà báo phải tôn trọng các quy định khi đưa tin về các cá nhân gặp

các vấn đề nghiêm trọng liên quan tới sức khỏe (khuyết tật về thể xác và tinh
thần, mắc bệnh hiểm nghèo...), dễ bị tổn thương, người già, người nghèo,
người bị phân biệt đối xử hoặc cần sự giúp đỡ đặc biệt hoặc không có khả
năng tự bảo vệ bản thân vì các ngun nhân xã hội, kinh tế hoặc văn hóa.
PGS, TS. Nguyễn Văn Dững khẳng định: Hệ thống các nguyên tắc hoạt
động của thơng tin báo chí, gồm: tính khuynh hướng mà đỉnh cao là tính
Đảng, tính nhân dân, tính nhân đạo, tính chân thực, khách quan, ý thức dân
tộc và tinh thần quốc tế chân chính. Tất cả các nguyên tắc đó tồn tại trong mối
quan hệ hữu cơ của một hệ thống7
Ngun tắc hoạt động thơng tin về NYT, địi hỏi phải tuân thủ các
nguyên tắc về tính Đảng, tính nhân văn, tính chân thật, khách quan, tính nhân
dân, ý thức dân tộc và tính quốc tế... Điều cốt lõi ở đây, nguyên tắc của báo
chí là phải đấu tranh, bảo vệ quyền con người, nhất là những NYT trong xã
hội. Thực tiễn hoạt động báo chí cho thấy, tính Đảng chi phối toàn bộ nội
dung của hoạt động báo chí khi thơng tin về NYT. Tính Đảng được phản ánh
7 />loc=0&doc=23368155718096494609702022433061094957

14


trong tất cả các lĩnh vực của lao động báo chí: lao động tổ chức; lao động biên
tập; lao động tác giả. Tồn bộ những u cầu của tính Đảng quy định cả trách
nhiệm, cả các chuẩn mực đạo đức của hoạt động báo chí đối với từng nhà báo,
từng cơ quan báo chí. khi thơng tin về NYT, báo chí cịn phải thể hiện tính
nhân đạo. Bởi vì, tính nhân đạo của báo chí thể hiện ở mục tiêu phục vụ con
người, nhất là những NYT trong xã hội. từ những nguyên tắc trên cho thấy,
NYT là những người có vị thế thấp trong xã hội. Họ cần được quan tâm về
nhiều mặt trong cuộc sống vật chất lẫn đời sống tinh thần. Tiếng nói của họ có
trọng lượng thấp, chất lượng cuộc sống hạn chế và chịu nhiều thiệt thịi trong
đời sống xã hội. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính

sách, quyết sách chăm lo, hỗ trợ cho những đối tượng này trên nhiều lĩnh vực.
Bên cạnh đó, cộng đồng xã hội cũng chung tay góp sức cưu mang, hỗ trợ
bằng những việc làm hết sức tích cực và thiết thực... nhằm kịp thời giúp họ
vượt qua những khó khăn trước mắt, hịa nhập với cuộc sống cộng đồng. Do
đó, địi hỏi khi thơng tin về NYT phải nhanh chóng, kịp thời, phong phú, đa
dạng, trung thực, phù hợp với văn hóa và đạo lý của dân tộc.8

8 />loc=0&doc=23368155718096494609702022433061094957

15


CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ VỀ NGUYÊN TẮC ĐƯA TIN VỀ
TRẺ EM VÀ NGƯỜI YẾU THẾ (TÔN TRỌNG VÀ BẢO VỆ QUYỀN
CỦA TRẺ EM VÀ NGƯỜI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG)
2.1. Ví dụ
Tại hội thảo Đưa tin về trẻ em và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo do
Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí thuộc Hội Nhà báo Việt Nam và Tạp
chí Nghề báo phối hợp tổ chức sáng 9-8 tại TP Hồ Chí Minh, phóng viên của
một đài Phát thanh – truyền hình một tỉnh kể về câu chuyện: trong q trình
thơng tin về một em bé bị nhiễm HIV bị bỏ rơi từ nhỏ, trong quá trình tác
nghiệp, phóng viên này đã vơ tình tiết lộ hoàn cảnh cũng như căn bệnh mà em
mắc phải dẫn đến hậu quả em bé và người cưu mang phải chuyển đến nơi
khác sinh sống. Cho đến bây giờ, câu chuyện này vẫn khiến cơ phóng viên
day dứt.9
Theo số liệu điều tra tại năm tờ báo điện tử trong năm 2012 thì có đến
548 bài báo có nội dung khơng bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em. Trong đó,
phần lớn là chủ đề về xâm hại tình dục, bạo hành, bạo lực. Có đến 39% bài
báo đăng trực tiếp hình ảnh trực diện của trẻ em được cung cấp chi tiết cụ thể
mà ai cũng có thể tìm được. Việc đưa thông tin quá chi tiết kéo theo nhiều hệ

lụy và những mối đe dọa đến sự an toàn của trẻ em.10
*Báo chí bảo vệ quyền của trẻ em và người yếu thế
Nhà báo Đinh Thu Hiền biết thông tin về vụ ấu dâm này vào khoảng
giữa tháng 6/2016 thông qua trang thông tin cá nhân của chị Trần Thị T.T, mẹ
của bé T.N.T. Nhà báo đã liên lạc, phỏng vấn chị T. chi tiết và đăng bài báo
đầu tiên. Sau khi đăng, bài báo đã nhận được sư quan tâm của rất nhiều độc
giả và độc giả còn cung cấp cho báo nhiều thơng tin có giá trị liên quan đến
vụ việc. Chính vì thế nhà báo đã xuống Vũng Tàu, tìm hiểu thêm thơng tin.
9 />10 />
16


Chị T. đã kể cho nhà báo tường tận một lần nữa về vụ việc, thậm chí cả bản
ghi âm lời của cháu và cung cấp cho tư liệu mà chị đã thu thập thêm từ những
bé khác cũng là nạn nhân của Nguyễn Khắc Thủy. Tổng cộng có 9 em bé bị
Nguyễn Khắc Thủy xâm hại đã lộ diện.
Để đi tìm sự thật, nhà báo Đinh Thu Hiền cịn tìm đến ơng Thủy và “có
cuộc nói chuyện khá dài với ông Nguyễn Khắc Thủy tại căn hộ của ông ta.
Ánh mắt lảng tránh và lời nói dối, thái độ có vẻ thách thức của ơng Thủy, lời
nói của anh ViJay, lời kể của người mẹ… tất cả các tình tiết đã được tôi xâu
chuỗi cho thấy sự vụ khá thống nhất, mạch lạc. Từ những cơ sở trên, chúng
tôi đã tiếp xúc với các cơ quan chức năng, yêu cầu họ vào cuộc” – nhà báo
Đinh Thu Hiền nhớ lại.
Sau hơn 40 bài báo mà vụ việc vẫn không được giải quyết, báo Phụ nữ
Việt Nam đã gửi hồ sơ tới Văn phịng Chủ tịch nước rồi thậm chí cả Quỹ Nhi
đồng Liên Hiệp Quốc. Cả hai nơi đều ủng hộ. Chủ tịch nước Trần Đại Quang
đã đề nghị Bộ Công an và VKSNDTC chỉ đạo quyết liệt các cơ quan tư pháp
Vũng Tàu điều tra làm rõ, sớm có kết luận vụ việc này. Nhờ ý kiến chỉ đạo
của Chủ tịch nước, Viện KSNDTC đã vào cuộc thì vụ án mới được đưa ra
truy tố và xét xử.11

Báo Phụ nữ Việt Nam có bài: “Nữ sinh viết thư ‘kêu cứu’ chủ tịch Hà
Nội vì nhà sắp sập” ra ngày Chủ nhật, 06/03/2016 viết: “ Ít ai hình dung được
rằng căn nhà khiến nữ sinh Lê Thúy Nga (hiện là sinh viên Học viện Quản lý
giáo dục) phải sống trong cảnh sợ hãi với nỗi lo sập đổ thường trực lại nằm ở
vị trí mặt đường tại số 123 Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên, Hà Nội). Hiện
cả bố và mẹ của Nga đều mắc bệnh ung thư và kinh tế gia đình trơng cậy vào
qn nước chè và sửa xe máy trước nhà”…

11 />
17


Báo giadinh.net.vn có bài: “Thăm ngơi nhà của nữ sinh gửi tâm thư
“kêu cứu” Chủ tịch Hà Nội; VTC News: “ Nhà sắp sập mà không được sửa
nên một nữ sinh ở Hà Nội đã viết thư gửi ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch
thành phố Hà Nội để “kêu cứu” và “ Nữ sinh cầu cứu chủ tịch Hà Nội vì nhà
sắp sập”; Báo Lao động có bài “Cận cảnh ngôi nhà chờ sập của nữ sinh viết
tâm thư đến Chủ tịch UBNDTP.Hà Nội” ; Báo Tuổi trẻ TPHCM có bài “Cầu
cứu Chủ tịch Hà Nội vì khơng được sửa nhà sắp sập” phản ánh: “ Nhà dột nát,
sắp sập nhưng UBND quận Long Biên gây khó dễ, khơng cấp phép sửa chữa,
Lê Thúy Nga, sinh viên năm 3 Học viện Quản lý giáo dục đã gửi thư cầu cứu
chủ tịch UBND TP. Hà Nội”.
Nhờ sự lên tiếng mạnh mẽ của dư luận, với những tấm ảnh cho thấy
thực trạng nguy hiểm của ngôi nhà ông Lê Phúc Thủy và lãnh đạo thành phố
Hà Nội đã khẩn trương chỉ đạo Đoàn cán bộ Sở Xây dựng, quận Long Biên và
chính quyền địa phương đến khảo sát, đo đạc, kiểm tra tình hình thực tế. Theo
sát diễn biến này, Báo Một Thế Giới có bài: “Đồn kiểm tra “hời hợt” vụ nữ
sinh “kêu cứu” vì nhà sắp sập”.
*Nhà báo bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em khi đưa tin về tội
phạm


18


Link:

/>
hiep-dam-be-gai-9-tuoi-va-cuop-20-000d-i445958/
Bài viết của Cơng an nhân dân điện tử có tít chưa thực sự chuẩn mực
song xuyên suốt bài viết tác giả đã tôn trọng và bảo vệ quyền trẻ em nên đã
khơng đưa tên thật cũng nhưng hình ảnh của nạn nhân vào bài viết.
Cùng là đưa tin về vụ việc “Tịnh Thất Bồng Lai”, báo điện tử Vietnamnet có
che mặt hình ảnh trẻ em, tuy nhiên VTV dường như chưa chú ý đến điều này.
(Ảnh minh họa phía dưới).

19


2.2. Đánh giá
Đưa tin về trẻ em là một trong những thách thức không nhỏ đối với giới
truyền thông. Hiện nay, khơng ít nhà báo vơ tình hay cố ý đã làm tổn thương
20


trẻ em bằng chính ngịi bút, góc ảnh của mình. Thực tiễn cho thấy, sự thật là
“sinh mệnh” của báo chí, song, dù trong bất kỳ hồn cảnh nào, các nhà báo
cũng cần giữ vững đạo đức nghề nghiệp. Vậy, câu hỏi được đặt ra là, khi đưa
tin về trẻ em, các nhà báo cần tuân thủ những nguyên tắc gì để bảo vệ quyền
lợi chính đáng cho các em? Đây khơng cịn là câu hỏi mới, song nó ln là
thách thức lớn đối với các nhà báo.

Theo Nhà báo Lê Văn Thiềng, Trưởng Ban Công tác Hội - Hội Nhà báo
Việt Nam, tuyên truyền, giáo dục trẻ em phải khoa học, bài bản. Nhà báo cần
phải được dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng để có thêm kiến thức về trẻ em,
nhất là các kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi. Đây là chương trình khơng phải
chỉ dành cho ngành sư phạm giáo dục tiểu học và trung học cơ sở mà cịn rất
cần cho nhà báo. Ngồi các cơ quan báo chí tuyên truyền về trẻ em thuộc hệ
thống Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các cơ quan báo chí khác của
Đảng, Nhà nước, đồn thể cũng phải tạo điều kiện cho nhà báo được dự các
lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về trẻ em và tuyên truyền về trẻ em. Phải
có quy định bắt buộc nhà báo viết về trẻ em phải tham dự và có chứng chỉ về
việc dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ này. Các lớp tập huấn, bồi
dưỡng nghiệp vụ có thể do tịa soạn tự mở, nhưng tốt nhất vẫn là thông qua
các cấp Hội Nhà báo Việt Nam, trong đó vai trị của Hội Nhà báo tỉnh, thành
phố, vì Hội Nhà báo có thể xâu nối sự phối hợp các cơ quan báo chí địa
phương và khu vực để thu hút, tập hợp người học, có thêm nguồn lực tài
chính và mời giảng viên, báo cáo viên tham gia. Về báo cáo viên, các lớp tập
huấn, bồi dưỡng cần mời các chuyên gia nghiên cứu về trẻ em, các nhà sư
phạm… Ngoài việc tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, các báo
cần tuyển người có nghiệp vụ sư phạm bố trí làm phóng viên chuyên viết về
trẻ em.

21


Kiên quyết không đưa các nội dung: cướp, giết, hiếp vào nội dung
tuyên truyền về trẻ em. Trong cuộc sống gia đình, có một quy định dường như
ai cũng hiểu là khơng được làm việc xấu, nói chuyện xấu, nhất là nói các
chuyện có yếu tố phi đạo đức, phản giáo dục trước mặt con trẻ. Đây là điều
cấm kỵ nhất. Khơng được nói chuyện loạn ln.


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Để báo chí viết về trẻ em và người yếu thế thực sự phát triển và bảo vệ
được quyền của đối tượng trên thì vai trị của các cơ quan quản lý cấp Nhà
nước và các chính quyền địa phương về hoạt động báo chí cũng hết sức quan
trọng. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp cần tạo điều kiện để
các cơ quan báo viết về trẻ em và người yếu thế có điều kiện phát triển và
phát huy các thế mạnh vốn có của mình. Nhà nước và Cục Quản lý báo chí
cũng cần quản lý chặt chẽ hơn nữa nhưng trang tin, báo lá cải để tăng cơ hội
cho các báo chí chính thống, trong đó có báo chí viết về trẻ em và người yếu
thế có cơ hội phát triển mạnh mẽ và vươn lên.
3.2. Đối với cơ quan báo chí – truyền thơng
Người lãnh đạo, quản lý cần có tư cách đạo đức, hiểu về pháp luật liên
quan đến trẻ em và người yếu thế, có sự tơn trọng và có ý thức bảo vệ quyền
của trẻ em và người yếu thế để có thể kiểm tra được tác phẩm do đội ngũ
phóng viên, biên tập viên của mình thực hiện đã đảm bảo các nguyên tắc đạo
đức liên quan đến trẻ em hay chưa.
Bồi dưỡng đạo đức, đào tạo và nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp
vụ báo chí trẻ em cho các phóng viên, biên tập viên chuyên viết về trẻ em.

22


3.3. Đối với đội ngũ người làm báo
Đối với những nhà báo đưa tin về trẻ em cần tuân thủ đúng quy định
của pháp luật về quyền trẻ em và quyền của người yếu thế, cần có đạo đức,
tơn trọng, bảo vệ trẻ em và người yếu thế
các nhà báo cũng cần được tham gia các khóa tập huấn ngắn hạn về
tham vấn tâm lý cho trẻ em và người dễ bị tổn thương, tự tìm hiểu về các
bệnh tâm lý hiện nay trẻ đang mắc phải như tự kỷ, tăng động giảm chú ý, rối

nhiễu tâm trí… để có nhiều hơn sự đồng cảm và tránh những sai sót khơng
đáng có trong q trình sáng tạo tác phẩm báo chí.

23


PHẦN KẾT LUẬN
Cung cấp thơng tin chân thực, chính xác là một nhiệm vụ của báo chí,
và trong sự rối loạn của thông tin mạng, nhà báo, trong những trường hợp cụ
thể, nhất là đối với trẻ em, cần tỏ rõ chính kiến, định hướng lại cho cơng
chúng trên cơ sở tìm hiểu kỹ càng sự việc, nắm được ngọn nguồn thơng tin
với những phân tích có lý, có tình. Việc chuyển tải thơng tin trên báo chí, đặc
biệt là thông tin về trẻ em và người yếu thế cần thể hiện sự tôn trọng đối với
những đối tượng đặc biệt này, nhà báo cần tuân thủ đúng quy định pháp luật
và các quy tắc đạo đức.

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Thị Trường Giang, Nguyễn Thùy Vân Anh, Vũ Thị Thanh Tâm

2.

(2020), Pháp luật và đạo đức báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vũ Văn Dũng, Sử dụng hình ảnh trẻ em trong phóng sự truyền hình
trên chương trình truyền hình Vì trẻ em, Đài truyền hình Việt Nam
(Khảo sát chương trình Truyền hình Vì trẻ em phát sóng năm 2014 trên

VTV1), Luận văn thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên

3.

truyền, Hà Nội.
Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2006), Sổ tay phóng viên báo chí với trẻ

4.

em, Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tun truyền.
Nguyễn Cơng Tâm (2020), Quản lý hình ảnh truyền thơng về trẻ em
trên báo chí hiện nay, Luận văn thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí

5.

và Tuyên truyền, Hà Nội.
Lương Minh Hiền (2016), Báo in cơ quan lao động, thương binh và xã
hội với vấn đề phòng, chống bạo lực trẻ em (Khảo sát báo Lao động,
tạp chí Lao động và Xã hội, tạp chí Gia đình và Trẻ em, từ năm 20132015), Luận văn thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên

6.

truyền, Hà Nội.
Nguyễn Thành Nam (2014), Báo chí Tây Nam Bộ thông tin về người
yếu thế ở địa phương hiện nay (Khảo sát báo Sóc Trăng, Hậu Giang và
Vĩnh Long; từ tháng 10/2013 đến tháng 12/2014), Luận văn thạc sĩ Báo

7.

chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

Phạm Minh Hiền (2017), Quản lý hình ảnh về các đối tượng yếu thế
trên Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ninh (Khảo sát từ tháng
7/2016 tới tháng 6/2017), Luận văn thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo

8.

chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
Lê Thu Thủy Linh (2017), Thông tin về người khuyết tật trên báo mạng
điện tử hiện nay (Khảo sát: vnexpress.net, dantri.com.vn và
giadinh.net.vn), Luận văn thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, Hà Nội.

25


×