HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
CHUỖI CUNG ỨNG XANH TRONG NGÀNH THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Giáo viên hướng dẫn : GS.TS. Nguyễn Văn Tiến
Sinh viên thực hiện
: Ngơ Thị Hằng
Khóa học
: 2017- 2021
Mã sinh viên
: 20A4050116
Lớp
: K20KDQTB
Hà Nội, tháng 05 năm 2021
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
---------
NGÔ THỊ HẰNG
CHUỖI CUNG ỨNG XANH TRONG NGÀNH THỦY SẢN
TẠI VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế
Mã số: 20A4050116
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: GS. TS. NGUYỄN VĂN TIẾN
Hà Nội, tháng 05 năm 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài: “Chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản Việt Nam
– Thực trạng và giải pháp” là cơng trình nghiên cứu độc lập của bản thân em. Bằng sự
nỗ lực tìm tịi, nghiên cứu và dưới sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của GS.TS - Nguyễn
Văn Tiến đã giúp em đã hoàn thành bài báo cáo này. Ngồi ra khơng có bất cứ sự sao
chép từ người khác. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận do em tự tìm hiểu và phân
tích một cách trung thực, khách quan, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
Sinh viên thực hiện
Ngô Thị Hằng
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Bаn gіám đốc Học viện Ngân
hàng vì đã tạо đіều kіện về сơ ѕở vật сhất vớі hệ thống thư vіện hіện đạі, đа dạng сáс
lоạі ѕáсh, tàі lіệu thuận lợі сhо vіệс tìm kіếm, nghіên сứu thông tіn. Quý thầy cô tại Học
viện Ngân hàng, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Kinh doanh quốc tế, các thầy cô giáo
Học Viện Ngân Hàng đã dạy bảo, quan tâm và giúp đỡ em trong quá trình 4 năm học tại
Học viện. Thầy cơ khơng chỉ giúp em trau dồi những kiến thức chuyên ngành mà cịn
dạy em những kỹ năng hữu ích để em có thể tự tin khẳng định chính mình trong mơi
trường làm việc.
Và đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS. TS. Nguyễn Văn Tiến – trưởng
khoa Kinh Doanh Quốc tế, Học viện Ngân hàng là giảng viên trực tiếp hướng dẫn, đã
tận tình chỉ bảo, hết lịng hỗ trợ em trong suốt q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp
này, để em có thể hồn thành một cách tốt nhất. Mặc dù có nhiều cố gắng để thực hiện
đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song do những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm
nên không thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân em chưa thấy được. Em rất mong
nhận được sự góp ý của quý thầy cô giáo và những người quan tâm để giúp đề tài được
hoàn chỉnh hơn.
Lờі сuốі сùng, еm хіn kính сhúс thầу, сơ có thật nhіều ѕứс khỏе, thành сông và
hạnh рhúс.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 04 năm 2021
Sinh viên thực hiện
Ngô Thị Hằng
iii
MỤC LỤC.....................................................................................................................iii
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................v
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..............................................................................................viii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG XANH................................7
1.1.
Tổng quan về chuỗi cung ứng...........................................................................7
1.1.1. Một số khái niệm về chuỗi cung ứng...................................................................7
1.1.2. Quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng.............................................................8
1.1.3. Các thành phần tham gia chuỗi cung ứng..........................................................12
1.1.4. Vai trò của chuỗi cung ứng................................................................................13
1.2.
Tổng quan về chuỗi cung ứng xanh................................................................14
1.2.1. Khái niệm chuỗi cung ứng xanh.........................................................................14
1.2.2. Những yếu tố quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng xanh...........................17
1.2.3. Mơ hình quản lý chuỗi cung ứng xanh…...........................................................19
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng và vai trò của quản lý chuỗi cung ứng xanh...................21
TÓM TẮT CHƯƠNG 1..............................................................................................25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHUỖI CUNG ỨNG XANH TRONG
NGÀNH THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM.....................................................................26
2.1.
Tình hình phát triển ngành thủy sản..............................................................26
2.1.1. Tình hình phát triển ngành thủy sản thế giới......................................................26
2.1.2. Tình hình phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam...............................................30
2.2.
Cơ hội và thách thức khi áp dụng chuỗi cung ứng xanhtrong ngành thủy
sản tại Việt Nam...............................................................................................46
2.2.1. Cơ hội.................................................................................................................46
2.2.2. Thách thức..........................................................................................................40
2.3.
Thực trạng áp dụng chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại Việt
Nam ...................................................................................................................42
iv
2.4.
Đánh giá thực trạng áp dụng chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản
tại Việt Nam......................................................................................................49
TÓM TẮT CHƯƠNG 2..............................................................................................52
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG XANH TRONG
NGÀNH THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM.....................................................................53
3.1.
Định hướng phát triển chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản Việt
Nam....................................................................................................................53
3.2.
Đánh giá tiềm năng khi áp dụng xanh hóa chuỗi cung ứng thủy sản..........54
3.3.
Giải pháp cho doanh nghiệp phát triển ngành thủy sản tại Việt
Nam....................................................................................................................55
3.4.
Kiến nghị đối với chính phủ............................................................................60
TĨM TẮT CHƯƠNG 3..............................................................................................63
KẾT LUẬN..................................................................................................................64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................66
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN.....................................................69
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nguyên nghĩa
FAO
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
Liên Hiệp Quốc
VASEP
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy
sản Việt Nam
GSCM
Quản lý chuỗi cung ứng xanh
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
EM
Quản lý môi trường
SCM
Quản lý chuỗi cung ứng
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
EVFTA
Hiệp định Thương mại Tự do EUViệt Nam
DOC
Bộ thương mại Hoa Kỳ
RFMO
Tổ chức thủy sản khu vực
EU
Liên minh Châu Âu
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
EC
Ủy ban châu Âu
FTA
Khu vực mậu dịch tự do
IUU
Các hoạt động đánh bắt cá bất hợp
pháp, khơng có báo cáo và không được
quản lý
ATTP
Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản
VN
Việt Nam
DN
Doanh nghiệp
XK
Xuất khẩu
NK
Nhập khẩu
GTGT
Giá trị gia tăng
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng
Trang
Bảng 2.1 Top 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới
27
Bảng 2.2 Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản Việt
31
Nam giai đoạn 2015-2020
Bảng 2.3 Giá trị tăng trưởng xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2010-
35
2019
Bảng 2.4 Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chính của Việt Nam 2020
38
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình
Trang
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình quản lý chuỗi cung ứng
9
Hình 1.2 Mơ hình các yếu tố quan trọng trong quản lý chuỗi cung
17
ứng xanh
Hình 1.3 Mơ hình hệ thống quản lý chuỗi cung ứng xanh
20
Hình 2.1 Chuỗi cung ứng cơ bản ngành ni trồng thủy sản
44
Hình 3.1 Mơ hình chuỗi cung ứng lạnh trong thủy sản
59
viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Trang
Biểu đồ 2.1 Sản lương nuôi trồng và khai thác thủy sản Việt Nam giai
31
đoạn 2015-2020
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu khai thác thủy sản theo khu vực năm 2020
32
Biểu đồ 2.3 Thống kê tăng trưởng giá trị xuất khẩu thủy sản giai đoạn
34
2010-2019
Biểu đồ 2.4 Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường năm
36
2020
Biểu đồ 2.5 Biểu đồ giá trị xuất khẩu các sản phẩm thủy sản chính của
Việt Nam năm 2020
38
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, môi trường tự nhiên đã trở thành một chủ đề thách
thức mà các tổ chức kinh doanh phải cân nhắc do những tác động kinh tế và sinh thái
cũng như ý thức bảo vệ môi trường ngày càng cao. Các vấn đề về môi trường của thế
giới như sự nóng lên tồn cầu, sử dụng chất độc hại và nguồn tài nguyên thiên nhiên
ngày càng khan hiếm đã trở thành vấn đề nhức nhối hiện nay. Ngày nay khi tồn cầu
hóa ngày càng trở nên phổ biến và số lượng quốc gia tham gia vào Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) ngày càng tăng thì chuỗi cung ứng xanh cũng được các doanh
nghiệp kinh doanh chú trọng phát triển một cách mạnh mẽ hơn. Quản lý chuỗi cung
ứng xanh (GSCM) đã nổi lên như một triết lý tổ chức quan trọng và tiếp cận một cách
chủ động để giảm thiểu rủi ro mơi trường. Chính phủ trên khắp thế giới đang phát
hành các chiến dịch để giải quyết vấn đề này cho mọi người. Khá nhiều tổ chức đã
hành động bằng cách sử dụng các nguyên tắc sinh thái cho hoạt động kinh doanh của
họ, chẳng hạn như giảm sử dụng năng lượng từ dầu mỏ, sử dụng các sản phẩm môi
trường thân thiện và sử dụng giấy tái chế để đóng gói,… Trong đó, ngành thủy sản
cũng ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ Chính phủ các nước trong vấn đề
phát triển bền vững .
Phát triển và quản lý nuôi trồng thủy sản hiệu quả, bền vững là rất quan trọng
để duy trì các xu hướng xanh hóa ngày nay. Đối với ngành thủy sản, ngày càng có
nhiều bằng chứng cho thấy rằng khi chúng được quản lý đúng cách, trữ lượng luôn ở
trên mức mục tiêu hoặc tái tạo. Tuy nhiên, những thành công đạt được ở một số quốc
gia và khu vực vẫn chưa đủ để đảo ngược xu hướng tồn kho quá mức trên toàn cầu.
Ở những nơi quản lý thủy sản khơng chặt chẽ, kém hiệu quả thì tình trạng đàn cá kém
và xấu đi. Mặc dù 78,7% tổng số thủy sản đánh bắt trên biển đến từ nguồn cung cấp
bền vững về mặt sinh học, nhưng tiến bộ không đồng đều trong quản lý nghề cá cho
thấy nhu cầu cấp thiết phải nhân rộng và điều chỉnh lại các chính sách thành cơng.
Cần phải làm nhiều hơn nữa để đảm bảo đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trên toàn thế
giới được bền vững.
Tại Việt Nam, thủy sản là một trong những ngành mang lại nguồn lợi cao cho
nền kinh tế, đóng góp một phần lớn vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Theo báo
2
cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2018 Việt
Nam là một trong 4 quốc gia cung cấp thủy sản hàng đầu thế giới, mặc dù vậy ngành
thủy sản vẫn bộc lộ những thiếu sót trong việc vận hành chuỗi cung ứng thủy sản.
Hơn nữa, ý thức về bảo vệ nguồn đánh bắt lâu dài của các ngư dân vẫn còn đang thấp.
Tại các khu bảo tồn biển, việc sử dụng các dụng cụ đánh bắt khơng có tính bền vững
như chất kích nổ, lưới đánh bắt có mắt nhỏ, giã cào bay,… khiến cho các loài thủy
sản tại khu vực ven bờ biển, khu vực nội thủy bị giảm sút từng ngày. Điều đó chỉ ra
rằng kinh tế biển của Việt Nam cần phải được tái cơ cấu lại, để thủy sản Việt Nam
phát triển theo hướng xanh hóa, bền vững lâu dài hơn từ khâu sản xuất, đến tiêu dùng
xanh, và lối sống xanh. Vì vậy để ngành thủy sản Việt Nam có thể phát triển vững
chắc và ngày càng lớn mạnh cần phải xanh hóa ngành thủy sản ngay từ bây giờ, tức
là phối hợp song song giữa khai thác bền vững và duy trì hệ sinh thái. Trước tình hình
thực tế đó, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy
sản tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”.
2. Tổng quan nghiên cứu
Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi
2.1.
Hiểu rõ được vấn đề môi trường trong hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp cần được giải quyết ngay, nhận thấy chuỗi cung ứng xanh đang dần phổ biến
hơn vậy nên đã có rất nhiều bài nghiên cứu của các tác giả trên khắp thế giới đề cập
đến vấn đề này. Một số cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước ngồi được kể đến
như:
Bài nghiên cứu “The development of a green supply chain dual-objective
facility by considering different levels of uncertainty” của tác giả Sasan Torabzadeh
Khorasani đăng trên Journal of Industrial Engineering International. Bài báo này trình
bày mơ hình lập trình cơ sở mục tiêu kép cho mạng lưới chuỗi cung ứng xanh. Mơ
hình này trình bày các mục tiêu chính là giảm thiểu chi tiêu tổng thể và các tác động
tiêu cực đến môi trường của chuỗi cung ứng. Nghiên cứu này đóng góp vào các tài
liệu hiện có bằng cách kết hợp sự không chắc chắn về nhu cầu của khách hàng, nhà
cung cấp, nhà sản xuất.
- “Investigating the Effect of Supply Chain Management on Sustainable
Perfprmance Focusing on Environmental Collaboration” của đồng thời 3 tác giả
Bahareh Abbasi, Hasan Farsijani và Abbas Raad. Mục đích của bài báo này là đưa ra
3
một mơ hình phát triển tồn diện chứng minh lợi ích đem lại của chuỗi cung ứng xanh
thực hành quản lý về hiệu suất bền vững tập trung vào hợp tác môi trường. Bảng câu
hỏi đã được sử dụng để thu thập dữ liệu. Mơ hình phương trình cấu trúc được sử dụng
như một kỹ thuật để phân tích dữ liệu. Các kết quả phân tích dữ liệu cho thấy thực
hành quản lý chuỗi cung ứng xanh có tác động tích cực đến hiệu suất bền vững và
hợp tác mơi trường. Làm trung gian cho sự hợp tác môi trường có thể thay đổi cũng
mang lại hiệu quả tốt đến các thực hành quản lý chuỗi cung ứng xanh, tập trung vào
hợp tác môi trường trên hiệu suất bền vững. Chuỗi cung ứng xanh có thể giúp tăng
hiệu suất bền vững và môi trường cộng tác cũng được coi là một khả năng quan trọng
để tạo điều kiện thực hiện chuỗi cung ứng xanh sự quản lý. Cả hai đều tác động tích
cực đến xã hội thơng qua những cải thiện đối với môi trường tổng thể. Nghiên cứu
này là một trong số ít các nghiên cứu khám phá tác động của các thực hành quản lý
chuỗi cung ứng xanh đối với hiệu suất tập trung vào hợp tác môi trường. Thực hành
quản lý chuỗi cung ứng xanh đóng vai trò vai trò quan trọng của mỗi doanh nghiệp
tham gia vào các hoạt động của chuỗi cung ứng và nó sẽ giúp tăng hiệu suất bền vững.
- Bài nghiên cứu “Green supply chain management: A review and research
direction” của các tác giả Noor Aslinda Abu Seman, Norhayati Zakuan, Ahmad Jusoh
and Mohd Shoki Md Arif. Nghiên cứu này xem xét ngắn gọn các tài liệu gần đây của
GSCM và cũng xác định hướng đi của lĩnh vực mới nổi này. Đánh giá tập trung vào
việc phát triển GSCM ở các nước phát triển và đang phát triển, bao gồm tất cả các
nhà nghiên cứu có liên quan đến tính bền vững về môi trường và xã hội đối với quản
lý vận hành và chuỗi cung ứng. Nó cho thấy rằng thiếu các nghiên cứu để kiểm tra
việc áp dụng và thực hiện các thực hành GSCM, đặc biệt Malaysia – một nước đang
phát triển. Do đó, các tác giả đưa ra một hướng nghiên cứu đề xuất về việc áp dụng
và triển khai GSCM trong các ngành sản xuất của Malaysia. Quản lý chuỗi cung ứng
xanh ở các nước đang phát triển và các nước phát triển, đánh giá các nghiên cứu trước
đây về quản lý chuỗi cung ứng xanh.
2.2.
Các công trình nghiên cứu trong nước
Chuỗi cung ứng xanh ngày càng phát triển rộng rãi và có nhiều sự quan tâm
nghiên cứu không chỉ ở các quốc gia trên thế giới mà ngay tại Việt Nam cũng vậy.
Dưới đây là một số bài báo, bài khóa luận thể hiện điều đó:
4
-
Khóa luận “Chuỗi cung ứng xanh của Walmart và bài học cho các doanh
nghiệp bán lẻ Việt Nam” của tác giả Mai Diệu Linh trường Đại học Ngoại Thương.
Bài khóa luận nêu rõ những vấn đề cơ bản của chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng
xanh về khái niệm và cách xây dựng chuỗi cung ứng; tìm hiểu cề các thành phần và
phân tích phương thức vận hành một chuỗi cung ứng xanh tại Walmart, thực trạng
và thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng xanh. Từ đó đứa tác giả đưa ra một số bài
học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam trong việc xây dựng chuỗi
cung ứng xanh.
- Tác giả Vũ Bích Hường, Học viện Ngân hàng cũng đã có bài khóa luận tốt
nghiệp “Cơ hội và thách thức khi áp dụng chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản
tại Việt Nam”. Ở trong khóa luận của mình, tác giả đã nêu ra các định nghĩa về chuỗi
cung ứng, chuỗi cung ứng xanh; bên cạnh đó tác giả cũng đề cập một cách khái quát
về ngành thủy sản Việt Nam giai đoạn 2012-2018. Từ đó tác giả đưa ra những phân
tích về thực trạng khi áp dụng mơ hình xanh hóa trong chuỗi cung ứng ngành thủy
sản tại Việt Nam và đánh giá xem đang gặp thách thức gì, thuận lợi như thế nào. Cuối
cùng tác giả đưa ra định hướng và một số giải pháp để quản lý chuỗi cung ứng xanh
trong ngành thủy sản ở Việt Nam.
-
Tác giả Nguyễn Thị Yến cũng đã có bài báo “ Chuỗi cung ứng xanh thủy sản
Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” được đăng trên Tạp chí Kinh tế đối ngoại năm
2016. Nhận thấy việc phát triển kinh tế nói chung đang gây ra những tác động tiêu
cực đến môi trường và ngành thủy sản nói riêng cũng phần nào gây ảnh hưởng đến
bầu khí quyển và gây hiệu ứng nhà kính, nên việc nhìn nhận đúng đắn và xem xét về
việc tái cơ cấu chuỗi cung ứng thủy sản cơ bản thành chuỗi cung ứng xanh bền vững
là rất quan trọng. Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả đã đề cập nội dung mơ hình
phân tích hoạt động chuỗi cung ứng xanh, các thành phần tham gia trong chuỗi cung
xanh. Thêm nữa, tác giả cũng đã đề cập đến thực trạng xanh hóa chuỗi cung ứng
ngành thủy sản tại Việt Nam trong giai đoạn này. Qua những đánh giá phân tích trước
đó, cuối cùng tác giả đã đề xuất các biện pháp để phát triển chuỗi cung ứng thủy sản
Việt Nam bền vững.
Nhìn chung tất cả các bài nghiên cứu cả trong nước lẫn các bài nước ngoài đều
chỉ ra rõ các định nghĩa về chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng xanh. Chính vì vậy, các
tác giả chỉ mới tập trung nêu khái niệm, cách vận hành của một chuỗi cung ứng cơ
5
bản trong hoạt động của doanh nghiệp. Và hầu hết trong các bài luận, nghiên cứu, ít
có tác giả nào đề cập đến việc làm như thế nào để quản lý quy trình chuỗi cung ứng
theo hình thức xanh trong ngành thủy sản. Mặc dù vậy, vẫn có bài báo để cập đến vấn
đề này đó là của tác giả Nguyễn Thị Yến, tuy nhiên tác giả vẫn chưa đánh giá được
chi tiết khi áp dụng chuỗi cung ứng xanh vào thủy sản sẽ như thế nào, tình hình phát
triển ngành thủy sản ở giai đoạn nghiên cứu chưa được đề cập đến, tuy có mơ hình
nhưng vẫn chưa đánh giá được những khó khăn của ngành nếu áp dụng. Bên cạnh đó
bài khóa luận của tác giả Vũ Bích Hường cũng đã nghiên cứu trực tiếp về đề tài này,
tuy nhiên đối với phần giải pháp, tác giả chưa có đề xuất giải pháp sáng tạo nào để
phát triển bền vững ngành thủy sản, và đặc biệt khi mà cả thế giới đang phải hứng
chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid vào cuối năm 2019 thì ngành thủy sản đã có những
biến động khơng ngừng.
Trong bài khóa luận tốt nghiệp của mình với đề tài “Chuỗi cung ứng xanh
trong ngành thủy sản tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” em hy vọng thể hiện
được hết những nội dung, lấp đầy được những khoảng trống nghiên cứu của các tác
giả trước đó. Từ đó, đề xuất một số giải pháp để ngành thủy sản Việt Nam phát triển
theo hướng bền vững, xanh và thân thiện môi trường, hoạt động trong quy trình khép
kín của chuỗi cung ứng. Qua đó giúp cho ngành thủy sản của Việt Nam thu hút được
nhiều người tiêu dùng trên các thị trường quốc tế và hứa hẹn một tương lai phát triển
bền vững ngành thủy sản theo hướng xanh hóa.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Khi làm khóa luận tốt nghiệp này, em đặt ra các mục tiêu là thứ nhất nêu lên
một cách tổng quan nhất về chuỗi cung ứng xanh. Thứ hai, thực trạng áp dụng chuỗi
cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại Việt Nam ở cả việc khai thác, nuôi trồng và
xuất khẩu thủy sản những năm gần đây. Cuối cùng là đưa ra những giải pháp phát
triển hiệu quả chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản của nước ta trong giai đoạn
hiện nay, đặc biệt là trong bố cảnh dịch bệnh Covid.
4. Phương pháp nghiên cứu
Ở trong khóa luận của mình, để làm rõ các vấn đề trong quá trình tìm hiểu, em
đã kết hợp tinh tế giữa nghiên cứu phân tích định tính với một loạt các phương pháp
thống kê số liệu, phân tích, so sánh, diễn giải để tổng hợp lại, rút ra kết luận nhằm
đưa đề tài phát triển và áp dụng vào thực tiễn. Số liệu cung cấp cho khóa luận tốt
6
nghiệp này được lấy từ các nguồn dữ liệu thứ cấp như: Tổng cụ Hải quan, VASEP,
Bộ Công Thương,…
5. Phạm vi nghiên cứu
- Về khơng gian: Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về thực trạng ngành thủy
sản VN và việc áp dụng chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại Việt Nam.
- Về thời gian: Khóa luận nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc áp dụng chuỗi
cung ứng xanh trong hoạt động ngành thủy sản tại Việt Nam trong giai đoạn 20152020, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid 19, và định hướng phát triển đến năm
2025.
6. Bố cục khóa luận
Bên cạnh lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
khóa luận gồm có 3 chương chính:
Chương 1: Tổng quan về chuỗi cung ứng xanh
Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp phát triển chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại
Việt Nam
7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG XANH
1.1.
TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG
1.1.1. Một số khái niệm về chuỗi cung ứng
Hơn 10 năm trở về trước, trong câu chuyện của các nhà quản trị còn rất hiếm
khi xuất hiện các cụm từ “chuỗi cung ứng” (Supply Chains) hay “quản trị chuỗi cung
ứng” (Supply Chain Management). Họ chỉ mới dừng lại ở việc sử dụng các cụm từ
“logistics” hay “vận tải” để miêu tả dịng chảy của hàng hóa. Trong mơi trường kinh
doanh ngày càng cạnh tranh hiện nay, các doanh nghiệp khơng chỉ miêu tả dịng chảy
của hàng hóa nữa mà cịn phải tham gia cả vào các cơng việc của khách hàng cũng
như việc kinh doanh của nhà cung cấp. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh
nghiệp cần phải quan tâm đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu, thiết kế cũng như
đóng gói sản phẩm của nhà cung cấp, cách vận chuyển bảo quản sản phẩm của họ,...
Từ đó, khái niệm về chuỗi cung ứng được biết đến và quan tâm nhiều hơn, và đã có
nhiều định nghĩa về chuỗi cung ứng như:
“Chuỗi cung ứng bao gồm mọi cơng đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp
đến việc đáp ứng nhu cầu của khách. Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn
sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên vật liệu, chuyển
đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm, thành phẩm và phân phối chúng đến tay khách
hàng.” - Chopra và Meindl.
“Chuỗi cung ứng không thay thế quan hệ đối tác với nhà cung cấp hoặc mô tả
về chức năng hậu cần. Chuỗi cung ứng là mạng lưới các thực thể mà vật chất lưu
chuyển qua đó. Những thực thể đó có thể bao gồm nhà cung cấp, người kiếm tiền, địa
điểm sản xuất, trung tâm phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng” - Lummus và Alber
(1997)
Theo đó, Hội đồng Chuỗi cung ứng (1997) đã định nghĩa: “Chuỗi cung ứng một thuật ngữ ngày càng được sử dụng nhiều trong các bài thuyết trình về hậu cần bao gồm mọi nỗ lực liên quan đến sản xuất và cung cấp sản phẩm cuối cùng, từ nhà
cung cấp của nhà cung cấp đến khách hàng của khách hàng”.
Quinn (1997) định nghĩa: “Chuỗi cung ứng là tất cả các hoạt động liên quan
đến việc chuyển hàng hóa từ giai đoạn nguyên liệu thô đến người dùng cuối. Điều
8
này bao gồm tìm nguồn cung ứng và mua sắm, lập kế hoạch sản xuất, xử lý đơn hàng,
quản lý hàng tồn kho, vận chuyển, lưu kho và dịch vụ khách hàng. Điều quan trọng,
nó cũng là hiện thân của hệ thống thông tin cần thiết để giám sát tất cả các hoạt động
đó”.
Như vậy, qua các định nghĩa trên ta có thể rút ra được chuỗi cung ứng bao gồm
tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp nhằm thoả mãn nhu cầu của
khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn
liên quan đến nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ, và khách hàng.
Ngoài các định nghĩa về chuỗi cung ứng thì thuật ngữ “Quản trị chuỗi cung
ứng” cũng cần quan tâm; xuất hiện cuối những năm 1980 và được sử dụng rất phổ
biến vào những năm 1990. Thời gian trước đó, hoạt động kinh doanh đã sử dụng các
thuật ngữ như là “hậu cần” và “quản lý hoạt động” để thay thế.
Theo định nghĩa của Ellram và Cooper (1993), quản trị chuỗi cung ứng (SCM)
là “một triết lý tích hợp để quản lý tổng dịng chảy của một kênh phân phối từ nhà
cung cấp đến khách hàng cuối cùng”. Monczka và Morgan (1997) cũng đã phát biểu
rằng “quản trị chuỗi cung ứng tích hợp là việc đi từ khách hàng bên ngồi và sau đó
quản lý các quá trình cần thiết để cung cấp cho khách hàng giá trị theo chiều ngang”.
Như vậy Quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý dòng chảy của hàng hóa và
dịch vụ và bao gồm tất cả các quá trình biến ngun liệu thơ thành sản phẩm cuối
cùng. Nó liên quan đến việc hợp lý hóa tích cực các hoạt động bên cung của doanh
nghiệp để tối đa hóa giá trị của khách hàng và đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị
trường.
SCM thể hiện nỗ lực của các nhà cung cấp nhằm phát triển và thực hiện các
chuỗi cung ứng hiệu quả và tiết kiệm nhất có thể. Chuỗi cung ứng bao gồm mọi thứ
từ sản xuất đến phát triển sản phẩm đến hệ thống thông tin cần thiết để chỉ đạo các
hoạt động này.
1.1.2. Quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng
Thông thường, SCM cố gắng kiểm soát tập trung hoặc liên kết việc sản xuất,
vận chuyển và phân phối sản phẩm. Bằng cách quản lý chuỗi cung ứng, các cơng ty
có thể cắt giảm chi phí dư thừa và cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng
nhanh hơn. Điều này được thực hiện bằng cách kiểm soát chặt chẽ hơn hàng tồn kho
9
nội bộ, sản xuất nội bộ, phân phối, bán hàng và hàng tồn kho của các nhà cung cấp
công ty.
Trong SCM, người quản lý chuỗi cung ứng điều phối hậu cần của tất cả các
khía cạnh của chuỗi cung ứng, bao gồm năm phần:
+ Kế hoạch hoặc chiến lược
+ Nguồn (nguyên liệu thô hoặc dịch vụ)
+ Sản xuất (tập trung vào năng suất và hiệu quả)
+ Giao hàng và hậu cần
+ Hệ thống trả lại (đối với các sản phẩm bị lỗi hoặc không mong muốn)
Dưới đây là sơ đồ chuỗi cung ứng cơ bản:
Lập kế
hoạch
Thu hồi
Phân phối
Tìm nguồn
cung ứng
Sản xuất
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình quản lý chuỗi cung ứng
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Lập kế hoạch: Giai đoạn ban đầu của quy trình chuỗi cung ứng là giai đoạn
lập kế hoạch. Các doanh nghiệp cần xây dựng một kế hoạch hoặc chiến lược để giải
quyết các sản phẩm và dịch vụ sẽ đáp ứng nhu cầu và nhu cầu cần thiết của khách
hàng như thế nào. Họ cũng cần thiết kế chuỗi cung ứng của mình và sau đó xác định
số liệu nào sẽ sử dụng để đảm bảo chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả, mang lại giá
trị cho khách hàng và đáp ứng các mục tiêu của doanh nghiệp. Để quản lý tất cả các
nguồn lực cần thiết cho việc thiết kế sản phẩm và cung cấp dịch vụ, các công ty phải
10
thiết kế một chiến lược. Quản lý chuỗi cung ứng chủ yếu tập trung vào việc lập kế
hoạch và phát triển một bộ thước đo.
Tìm nguồn cung ứng: Sau khi lập kế hoạch, bước tiếp theo liên quan đến phát
triển hoặc tìm nguồn cung ứng. Trong giai đoạn này, các công ty chủ yếu tập trung
vào việc xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp nguyên liệu thô cần
thiết cho sản xuất. Điều này không chỉ liên quan đến việc xác định các nhà cung cấp
đáng tin cậy mà còn xác định các phương pháp lập kế hoạch khác nhau cho việc vận
chuyển, giao hàng và thanh tốn sản phẩm. Các cơng ty cần lựa chọn các nhà cung
cấp để cung cấp các mặt hàng và dịch vụ mà họ yêu cầu để phát triển sản phẩm của
họ. Vì vậy, trong giai đoạn này, các nhà quản lý chuỗi cung ứng cần phải xây dựng
một tập hợp các quy trình định giá, giao hàng và thanh toán với các nhà cung cấp và
cũng tạo ra các thước đo để kiểm soát và cải thiện các mối quan hệ. Cuối cùng, các
nhà quản lý chuỗi cung ứng có thể kết hợp tất cả các quy trình này để xử lý hàng hóa
và dịch vụ tồn kho của họ. Việc xử lý này bao gồm việc tiếp nhận và kiểm tra các lô
hàng, chuyển chúng đến cơ sở sản xuất và ủy quyền thanh toán cho nhà cung cấp.
Sản xuất: Bước thứ ba trong quy trình quản lý chuỗi cung ứng là sản xuất hoặc
chế tạo các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Trong giai đoạn này, các sản phẩm
được thiết kế, sản xuất, kiểm tra, đóng gói và đồng bộ hóa để giao hàng. Ở đây, nhiệm
vụ của người quản lý chuỗi cung ứng là lên lịch cho tất cả các hoạt động cần thiết để
tiếp nhận nguyên liệu thô, sản xuất sản phẩm, kiểm tra chất lượng, gói hàng để vận
chuyển và lên lịch giao hàng. Giai đoạn này được coi là đơn vị sử dụng nhiều số liệu
nhất trong chuỗi cung ứng, hầu hết các doanh nghiệp đo lường chất lượng, sản lượng
sản xuất và năng suất của công nhân để đảm bảo doanh nghiệp tạo ra sản phẩm đạt
tiêu chuẩn chất lượng.
Phân phối: Tại đây, các sản phẩm được nhà cung cấp giao cho khách hàng tại
địa điểm đã định. Giai đoạn này về cơ bản là giai đoạn hậu cần, nơi các đơn đặt hàng
của khách hàng được chấp nhận và việc giao hàng được lên kế hoạch. Giai đoạn giao
hàng thường được gọi là hậu cần, nơi các công ty hợp tác để nhận đơn đặt hàng từ
khách hàng, thiết lập mạng lưới kho hàng, chọn người vận chuyển để giao sản phẩm
cho khách hàng và thiết lập hệ thống lập hóa đơn để nhận thanh tốn. Nhiều tổ chức
th ngồi các phần lớn của quy trình giao hàng cho các tổ chức chuyên môn, đặc
11
biệt nếu sản phẩm yêu cầu xử lý đặc biệt hoặc phải được giao đến nhà của người tiêu
dùng.
Thu hồi: Giai đoạn cuối cùng và kết thúc của quản lý chuỗi cung ứng được gọi
là thu hồi. Trong giai đoạn, hàng hóa bị lỗi hoặc hư hỏng được trả lại nhà cung cấp
bởi khách hàng. Ở đây, các công ty cần giải quyết các thắc mắc của khách hàng và
trả lời các khiếu nại của họ, v.v. Giai đoạn này thường có xu hướng là một phần có
vấn đề trong chuỗi cung ứng đối với nhiều công ty. Các nhà hoạch định chuỗi cung
ứng cần phát hiện ra một mạng lưới linh hoạt và nhạy bén để tiếp nhận các sản phẩm
bị hư hỏng, lỗi và các sản phẩm thừa từ khách hàng của họ và tạo điều kiện thuận lợi
cho q trình trả lại cho những khách hàng có vấn đề với sản phẩm đã giao. Nếu sản
phẩm bị lỗi, nó cần được làm lại hoặc loại bỏ. Nếu sản phẩm chỉ đơn giản là không
mong muốn hoặc dư thừa, nó cần được trả lại kho để bán.
SCM dựa trên ý tưởng rằng hầu hết mọi sản phẩm tung ra thị trường đều là kết
quả của nỗ lực của các tổ chức khác nhau tạo nên một chuỗi cung ứng. Mặc dù các
chuỗi cung ứng đã tồn tại lâu đời, nhưng hầu hết các công ty gần đây chỉ chú ý đến
chúng như một giá trị gia tăng cho hoạt động của họ. Người quản lý chuỗi cung ứng
cố gắng giảm thiểu sự thiếu hụt và giảm chi phí. Công việc không chỉ là hậu cần và
thu mua hàng tồn kho. SCM giám sát từng điểm tiếp xúc của sản phẩm hoặc dịch vụ
của công ty, từ khi tạo ra ban đầu cho đến khi bán hàng cuối cùng. Với rất nhiều nơi
dọc theo chuỗi cung ứng có thể gia tăng giá trị thông qua hiệu quả hoặc mất giá trị do
tăng chi phí, SCM thích hợp có thể tăng doanh thu, giảm chi phí và tác động đến lợi
nhuận của công ty.
Trong hơn hai mươi năm qua, chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất và nhà bán
lẻ đã trở nên liên kết chặt chẽ hơn bao giờ hết. Trong nhiều ngành, doanh số bán lẻ
kích hoạt các đơn đặt hàng bổ sung cho các nhà sản xuất. Các nhà sản xuất có chuỗi
cung ứng được điều chỉnh tốt, kịp thời có thể tự động bổ sung các kệ bán lẻ khi sản
phẩm được bán. Khi sự hợp tác ngày càng tăng, dữ liệu bổ sung từ các đối tác trong
chuỗi cung ứng đã cho phép các công ty sử dụng cơng cụ phân tích tiên tiến để cải
thiện hơn nữa kết quả. Những ví dụ bao gồm:
Xác định các vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng xảy ra: Khi một khách hàng
đặt hàng nhiều sản phẩm hơn mức mà nhà sản xuất có thể giao, phản ứng truyền thống
là rút ngắn đơn hàng. Điều này khiến người mua cảm thấy không quan trọng và bị
12
thuyết phục rằng dịch vụ của nhà sản xuất là kém. Các nhà sản xuất dự đoán được sự
thiếu hụt trước khi người mua thất vọng có thể đưa ra sản phẩm thay thế hoặc các
biện pháp khuyến khích khác để giữ cho người mua hài lịng.
Đang tối ưu hóa giá một cách linh hoạt: Các sản phẩm theo mùa, đặc biệt là
các sản phẩm thời trang, có thời hạn sử dụng rất hạn chế. Bất kỳ sản phẩm nào không
bán đến cuối mùa đều bị loại bỏ hoặc bán với giá giảm sâu để làm trống kho. Các
hãng hàng khơng, khách sạn và các cơng ty khác có sản phẩm hạn chế nhưng dễ hư
hỏng, sẽ tự động điều chỉnh giá để đáp ứng nhu cầu. Mặc dù điều này khó khăn hơn
với quần áo và các sản phẩm khác mà nguồn cung có thể rất khác nhau, nhưng các kỹ
thuật dự báo tương tự có thể cải thiện tỷ suất lợi nhuận.
Cải thiện việc phân bổ hàng tồn kho có sẵn để hứa hẹn: Các cơng cụ ngày nay
phân bổ động các nguồn lực và lên lịch làm việc dựa trên dự báo bán hàng, đơn đặt
hàng thực tế và giao nguyên liệu đã hứa. Các nhà sản xuất có thể xác nhận ngày giao
sản phẩm khi đơn đặt hàng được đặt, giúp giảm đáng kể các đơn hàng được điền
khơng chính xác.
Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả là rất cần thiết, thông tin chuỗi cung ứng kịp
thời và chính xác cho phép các nhà sản xuất chỉ sản xuất và vận chuyển càng nhiều
sản phẩm càng tốt. Hệ thống chuỗi cung ứng hiệu quả giúp cả nhà sản xuất và nhà
bán lẻ giảm lượng hàng tồn kho dư thừa. Điều này làm giảm chi phí sản xuất, vận
chuyển, bảo hiểm và lưu trữ sản phẩm không bán được.
1.1.3. Các thành phần tham gia chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là hệ thống các tổ chức, hoạt động, thông tin, con người và các
nguồn lực liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến vận chuyển hàng hóa hay dịch vụ từ nhà
sản xuất, nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng. Bởi vậy, trong một chuỗi cung ứng
không chỉ có nhà sản xuất, nhà cung cấp mà nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và
khách hàng cũng có liên quan đến quy trình đó.
- Nhà sản xuất là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm - sản xuất và phân phối sản
phẩm đến tay khách hàng, các nhà sản xuất nguyên vật liệu, sản xuất thành phẩm.
- Nhà phân phối là các công ty dự trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất và
sau đó phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng, bán hàng và phục vụ khách hàng theo
sự biến động của nhu cầu.
13
- Nhà bán lẻ là những tổ chức tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số
lượng nhỏ hơn. Họ sử dụng quảng cáo, kỹ thuật giá cả, lựa chọn và tiện dụng của sản
phẩm để thu hút khách hàng.
- Nhà cung cấp dịch vụ là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà
phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng. Họ cung cấp các dịch vụ như: dịch vụ vận tải, dịch
vụ tài chính, kho bãi….
- Khách hàng là những người tiêu dùng mua và sử dụng sản phẩm. Khách hàng
cũng có thể là tổ chức hay cá nhân mua một sản phẩm kết hợp với sản phẩm khác để
bán chúng cho người khách hàng sau.
1.1.4. Vai trò của chuỗi cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng hàng hóa ln đóng vai trị quan trọng, là chất bôi
trơn giúp hoạt động doanh nghiệp diễn ra thuận lợi. Với những sản phẩm đòi hỏi sản
xuất phức tạp thì chuỗi cung ứng có thể rộng và mạng lưới phức tạp hơn. Đòi hỏi hoạt
động quản trị cũng cần được thực hiện tốt.
Một ví dụ về vai trò của việc thực hiện tốt quản lý chuỗi cung ứng như:
Walmart và Procter & Gamble bắt đầu hợp tác với nhau vào cuối những năm 1980 và
là ví dụ điển hình về sự hợp tác trong chuỗi cung ứng. Trước khi hai công ty này bắt
đầu làm việc để kết nối chuỗi cung ứng của họ, các nhà bán lẻ và nhà sản xuất đã chia
sẻ rất ít thơng tin. Sau khi Walmart và P&G chứng minh rằng thông tin được chia sẻ
làm giảm chi phí, các nhà bán lẻ khác đã sẵn sàng xem xét khả năng này hơn. Vào
đầu những năm 1990, Walmart chính thức hóa hệ thống Liên kết bán lẻ của mình và
khuyến khích (một số người nói rằng có vũ trang mạnh mẽ) các nhà bán lẻ khác kết
nối. Theo thời gian, hệ thống Walmart POS có thể tổng hợp doanh số bán các sản
phẩm P&G riêng lẻ tại mỗi cửa hàng. Khi máy POS chỉ ra rằng khoảng không quảng
cáo cho một sản phẩm cụ thể đã giảm xuống ngưỡng xác định trước, trung tâm phân
phối của Walmart được thông báo để vận chuyển sản phẩm bổ sung đến cửa hàng.
Khi hàng tồn kho trong trung tâm phân phối Walmart giảm xuống ngưỡng, trung tâm
phân phối P&G tự động được cảnh báo để vận chuyển sản phẩm bổ sung. Ngày nay,
luồng thông tin liên tục này giúp P&G xác định thời điểm sản xuất và vận chuyển sản
phẩm cho Walmart. Bằng cách tránh sản xuất quá nhiều hàng tồn kho và bằng cách
14
tự động hóa quy trình lập hóa đơn và thanh tốn, cả hai cơng ty đều được hưởng chi
phí thấp.
Từ có có thể rút ra, trong thời đại tồn cầu hóa, nơi các cơng ty cạnh tranh để
cung cấp sản phẩm chất lượng tốt nhất cho khách hàng và đáp ứng mọi nhu cầu của
họ, quản lý chuỗi cung ứng đóng một vai trị rất quan trọng. Tất cả các cơng ty đều
phụ thuộc nhiều vào quy trình chuỗi cung ứng hiệu quả. Trong sản xuất, kinh doanh
cũng như vận hành một doanh nghiệp, nhà quản lý cần nắm được rằng chuỗi cung
ứng có vai trị cực kỳ quan trọng, nó sẽ giúp họ:
+ Vận hành được bộ máy sản xuất, kinh doanh chung của doanh nghiệp theo một lề
lối, một trật tự thống nhất. Tạo cơ chế phân phối tốt hơn cho các sản phẩm và dịch vụ
theo yêu cầu với độ trễ tối thiểu.
+ Tránh được những rủi ro trong quản lý cũng như sản xuất sản phẩm, dịch vụ.
+ Hỗ trợ vận chuyển đúng sản phẩm đến đúng nơi vào đúng thời điểm. Tăng cường
quản lý hàng tồn kho, hỗ trợ thực hiện thành công các mô hình tồn kho đúng lúc.
+ Phát triển mối quan hệ khách hàng và dịch vụ tốt hơn. Sản phẩm, dịch vụ đến tay
người tiêu dùng được người dùng đón nhận, hưởng ứng.
+ Hiểu được về chuỗi cung ứng cũng như vai trò của chuỗi cung ứng còn là cơ sở để
nhà quản lý đưa ra những chiến lược đúng đắn; sử dụng nhân lực, vật tư đúng nơi,
đúng chỗ;… đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vươn lên một tầm
cao mới, thích ứng với những thách thức của tồn cầu hóa, biến động kinh tế, mở rộng
kỳ vọng của người tiêu dùng và những khác biệt liên quan .
+ Hỗ trợ các công ty giảm thiểu lãng phí, giảm chi phí kho bãi, vận chuyển, chi phí
trực tiếp và gián tiếp, đạt được hiệu quả trong suốt quá trình chuỗi cung ứng.
1.2.
TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG XANH
1.2.1. Khái niệm chuỗi cung ứng xanh
Hiện nay toàn cầu hóa đang ngày càng gia tăng cơ hội hoặc ưu đãi cho người
mua. Nếu người mua yêu cầu sản phẩm thân thiện với môi trường, nhà cung cấp sẽ
tạo ra nhiều sản phẩm xanh hơn để bảo vệ môi trường. Một tổ chức nên tập trung vào
chuỗi cung ứng xanh như một hoạt động xã hội chứ khơng phải vì mục tiêu xã hội
hoặc hình ảnh của cơng chúng. Các nhà sản xuất cần làm việc với các nhà cung cấp
nguyên liệu của họ để cung cấp cho họ các sản phẩm thân thiện với mơi trường, thơng
qua đó, các nhà sản xuất có thể đặt ra tiêu chuẩn cho các nhà cung cấp trong quá trình
15
quản lý chuỗi cung ứng. Hàng hóa được sản xuất được vận chuyển nhiều hơn theo
cách thân thiện với môi trường, các công ty lớn đang áp dụng các kỹ thuật để duy trì
tính bền vững. Mục tiêu chính của các tổ chức thực hiện quản lý chuỗi cung ứng xanh
là thực hiện các kỳ vọng của thị trường quốc tế nhằm cải thiện hoạt động tài chính và
mơi trường. Các nhà sản xuất chỉ liên quan đến những nhà cung cấp tham gia vào việc
cung cấp nguyên liệu thô và vận chuyển thân thiện với mơi trường có thể đáp ứng các
quy định và tiêu chuẩn về môi trường.
Ngày nay, một trong những ưu tiên hàng đầu của chiến lược doanh nghiệp hiện
đại của một tổ chức, doanh nghiệp là thể hiện mình là người có trách nhiệm với xã
hội và bền vững với môi trường. Là trung tâm của các sáng kiến bền vững, quản lý
chuỗi cung ứng xanh đã nổi lên như một chiến lược quan trọng có thể mang lại lợi thế
cạnh tranh với lợi nhuận song song đáng kể cho lợi nhuận của công ty. Trong việc
thiết kế chuỗi cung ứng xanh, mục đích là việc áp dụng các nguyên tắc bền vững toàn
diện và kinh doanh chéo, từ giai đoạn hình thành sản phẩm đến giai đoạn cuối của
vòng đời. Trong bối cảnh này, các sáng kiến xanh liên quan đến các lợi ích hữu hình
và vơ hình của doanh nghiệp. Các báo cáo về tính bền vững của nhiều cơng ty cho
thấy rằng việc xanh hóa chuỗi cung ứng của họ đã giúp giảm chi phí hoạt động, do
đó thúc đẩy hiệu quả và hiệu quả đồng thời tăng tính bền vững của doanh nghiệp.
Quản lý chuỗi cung ứng xanh xuyên suốt như một cách tiếp cận mới nhằm đạt được
lợi ích về mơi trường và tài chính bằng cách giảm thiểu tác động và rủi ro mơi trường
cùng một lúc. Từ đó, xuất hiện nhiều định nghĩa về quản lý chuỗi cung ứng xanh,
được kể đến như sau:
“Chuỗi cung ứng xanh là các hoạt động giảm thiểu những thiệt hại gây ra đối
với mơi trường trong tồn bộ vịng đời của sản phẩm bao gồm thiết kế xanh, bảo tồn
tài nguyên, giảm các chất độc hại trong sản phẩm, tái chế và tái sử dụng.” - Beamon
(1999)
“Quản lý chuỗi cung ứng xanh có thể được định nghĩa là tích hợp tư duy môi
trường vào quản lý chuỗi cung ứng, bao gồm thiết kế sản phẩm, lựa chọn và tìm nguồn
cung ứng nguyên liệu, quy trình sản xuất, phân phối sản phẩm cuối cùng cũng như
quản lý cuối vòng đời của sản phẩm sau thời gian sử dụng.” - Hasan Ali Al-Zu'bi
Zsidisin và Sifer (2001) đã định nghĩa: “Quản lý chuỗi cung ứng xanh là sự hình thành
chuỗi cung ứng chính sách quản lý trong quá trình thiết kế, phân phối, sử dụng, tái