Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI ÁP DỤNG CHUỖI CUNG ỨNG XANH TRONG NGÀNH THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 94 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
----------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI ÁP DỤNG CHUỖI CUNG ỨNG
XANH TRONG NGÀNH THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Phạm Hoài Nam
Lớp: K20KDQTD
Khoá học: 2017-2021
Mã sinh viên: 20A4050244
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Phương Dung

Hà Nội, tháng 5 năm 2021


HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
----------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI ÁP DỤNG CHUỖI CUNG ỨNG
XANH TRONG NGÀNH THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Phạm Hoài Nam
Lớp: K20KDQTD
Khoá học: 2017-2021
Mã sinh viên: 20A4050244


Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Phương Dung

Hà Nội, tháng 5 năm 2021


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Phạm Hoài Nam (MSV: 20A4050244) xin cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp
lần này do chính tôi thực hiện nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của ThS. Hoàng Phương
Dung. Các thông tin và số liệu thống kê đều được thu thập từ các nguồn tài liệu chính
thống, những đánh giá, phân tích trong khóa luận không sao chép từ bất kỳ nghiên cứu
khác nào.
Hà Nội, tháng 5 năm 2021
Sinh viên thực hiện
Nam
Phạm Hoài Nam


ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi muốn xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy, cô giáo trong khoa Kinh
Doanh Quốc Tế - Học Viện Ngân Hàng đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu
cho tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến ThS. Hoàng Phương Dung, người đã trực tiếp
hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu và có
thể hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này.
Trong q trình thực hiện đề tài tơi đã gặp không ít khó khăn nhưng với sự động viên,
giúp đỡ của ThS. Hoàng Phương Dung và bạn bè, tôi cũng đã hoàn thành đề tài nghiên
cứu này và đây có thể coi là một trải nghiệm hữu ích cho bản thân.
Dù đã cố gắng nhưng khóa luận tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những sai sót.

Rất mong sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để khóa luận được
thực sự hoàn thiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2021
Sinh viên thực hiện
Nam
Phạm Hoài Nam


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... viii
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ CHUỖI CUNG ỨNG
XANH .............................................................................................................................. 8
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG. ............................................................. 8
1.1.1. Khái niệm về chuỗi cung ứng và hoạt động chuỗi cung ứng. ................................ 8
1.1.2. Thành phần trong chuỗi cung ứng. ...................................................................... 11
1.1.3. Vai trò của chuỗi cung ứng. ................................................................................. 14
1.1.4. Quy trình hoạt động trong chuỗi cung ứng. ......................................................... 15
1.2. TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG XANH. .............................................. 18
1.2.1. Khái niệm về chuỗi cung ứng xanh và quản trị chuỗi cung ứng xanh. ................ 18
1.2.2. Mô hình chuỗi cung ứng xanh. ............................................................................ 20
1.2.3. Vai trò, ý nghĩa của chuỗi cung ứng xanh. .......................................................... 22

1.2.4. Động lực áp dụng chuỗi cung ứng xanh. ............................................................. 24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 27
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHUỖI
CUNG ỨNG XANH CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM ................................ 28
2.1. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH THỦY SẢN TRONG NHỮNG
NĂM GẦN ĐÂY. .......................................................................................................... 28
2.1.1. Tình hình xuất khẩu thủy sản trên thế giới. ......................................................... 28
2.1.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. ....................................................... 30


iv
2.2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHUỖI CUNG ỨNG XANH CỦA NGÀNH THỦY
SẢN VIỆT NAM. ......................................................................................................... 38
2.2.1. Thực trạng áp dụng chuỗi cung ứng xanh. ........................................................... 38
2.2.2. Đánh giá thực trạng áp dụng chuỗi cung ứng xanh của ngành thủy sản Việt Nam.
........................................................................................................................................ 51
2.2.3. Cơ hội và thách thức khi áp dụng chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản Việt
Nam. ............................................................................................................................... 55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 61
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG CHUỖI CUNG ỨNG
XANH CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM ....................................................... 62
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHO NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM VÀ ỨNG DỤNG
CHUỖI CUNG ỨNG XANH. ..................................................................................... 62
3.2. GIẢI PHÁP CHO QUÁ TRÌNH XANH HÓA CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH
THỦY SẢN VIỆT NAM. ............................................................................................. 64
3.2.1. Các giải pháp cho Chính phủ và các cơ quan chức năng. .................................... 64
3.2.2. Các giải pháp cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. .................................... 67
3.3. KIẾN NGHỊ CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP. ............................................ 72
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan chức năng. .................................... 72
3.3.2. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thủy sản................... 73

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................. 75
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 77


v
DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

APICS

Hiệp hội quản trị chuỗi cung ứng

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CPTPP

Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

CSCMP

Hội đồng chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng

EU

Liên minh Châu Âu


EVFTA

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

ICT

Công nghệ thông tin và truyền thông

IUU

Hoạt động đánh bắt thủy sản không hợp pháp, không có báo cáo,
không được quản lý

SPS

Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động vật

TBT

Hàng rào kỹ thuật thương mại

VASEP

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam


VJEPA

Hiệp đinh Đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản

VNF

Công ty cổ phần Việt Nam Food


vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Giá trị xuất khẩu nhóm mã HS 03, 16 của các quốc gia năm 2017 – 2020. . 29
Bảng 2.2: Tổng sản lượng và tốc độ tăng trưởng hàng năm ngành thủy sản Việt Nam.
........................................................................................................................................ 32
Bảng 2.3: kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam theo từng loại sản phẩm. .............. 34
Bảng 2.4: Giá trị nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo mã HS 23 của Việt
Nam năm 2017 – 2020. .................................................................................................. 41
Bảng 2.5: Thông số hạ tầng đường bộ Việt Nam 2019. ................................................ 47
Bảng 2.6: Nồng độ bụi PM2.5 trung bình/xếp hạng của các nước ô nhiễm hàng đầu và
Việt Nam. ....................................................................................................................... 49
Bảng 3.1: Danh mục các tiêu chí đánh giá trong hệ thống KPI của chuỗi cung ứng
xanh. ............................................................................................................................... 68


vii
DANH MỤC BIỂU ĐỜ
Biểu đờ 2.1: Sản lượng và tớc độ tăng trưởng ngành thủy sản Việt Nam (2015 – 2020).
........................................................................................................................................ 32
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ xuất khẩu thủy sản Việt Nam theo từng mặt hàng năm 2019. ......... 35
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ xuất khẩu thủy sản Việt Nam theo từng mặt hàng năm 2020. ......... 35

Biểu đồ 2.4: Cấu trúc thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2019. ............ 37
Biểu đồ 2.5: Cấu trúc thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2020. ............ 37
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nguồn con giống của các loại thủy sản Việt Nam năm 2020. .......... 40
Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng kênh phân phối của các doanh nghiệp Việt Nam. ...................... 45
Biểu đồ 2.8: Mức độ thường xuyên trong sử dụng phương thức vận tải. ...................... 46
Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ kết cấu của các loại đường hệ thống đường bộ Việt Nam. .............. 47
Biểu đồ 2.10: Mức độ sử dụng hệ thống thông tin của các doanh nghiệp. .................... 55
Biểu đồ 2.11: Nguồn FDI đầu vào của Việt Nam 2014 – 2019. .................................... 59


viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: ví dụ về cấu trúc của một chuỗi cung ứng cơ bản.......................................... 10
Hình 1.2: Sơ đồ quy trình hoạt động trong chuỗi cung ứng. ......................................... 15
Hình 1.3: Mô hình chuỗi cung ứng xanh. ...................................................................... 21
Hình 3.1: ví dụ về một mô hình vận tải tuyến đường vòng. .......................................... 69


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Trước nền kinh tế thế giới hiện nay, việc đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế luôn là
vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia không chỉ đối với Việt Nam. Trước bối cảnh như
vậy, với sự ổn định, chắc chắn của các khía cạnh từ chính trị, xã hội cho đến nền kinh tế,
đối ngoại, Việt Nam đã chứng tỏ bản thân là một thị trường có tiềm năng cao trong khối
các quốc gia đang phát triển và được dự đoán sẽ có xu hướng phát triển mạnh những
năm sắp tới. Những dự đoán đó là dấu hiệu tốt đối với Việt Nam trong việc mở rộng, gia
tăng hoạt động xuất nhập khẩu với các quốc gia đối tác trong tương lai. Khi nhắc đến
hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, thủy sản luôn là một trong những ngành trọng
điểm của đất nước và trong những năm gần đây, Việt Nam vẫn giữ vững được vị thế trên

thị trường thủy sản quốc tế. Với tổng giá trị xuất khẩu là 6,205,145 nghìn USD vào năm
2019, Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu đứng thứ 3 trên thị trường (Trademap,
2019). Từ các thành tựu đó, Việt Nam là thành viên quan trọng trong ngành thủy sản thế
giới tuy nhiên vẫn còn tồn tại những cơ hội và thách thức mà cần nghiên cứu và giải
quyết. Cùng với Việt Nam, các quốc gia đối thủ trong ngành như Trung Quốc, Na Uy,
Ấn Độ hay Chile, đang ngày càng thu hẹp lại khoảng cách giá trị xuất khẩu giữa các
quốc gia, vào năm 2019, khoảng cách chỉ trung bình dao động từ 100,000 – 500,000
nghìn USD. Do đó, việc thúc đẩy tính cạnh tranh các sản phẩm là điều quan trọng để
Việt Nam có thể giữ vững vị thế trong ngành cũng như gia tăng khoảng cách với các
quốc gia đối thủ. Giải pháp đơn giản cho vấn đề này đối với các doanh nghiệp xuất khẩu
đó là giảm các chi phí đầu vào nhưng tại Việt Nam, chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp
trong nước vẫn chưa thực sự cập nhật với sự phát triển của công nghệ hiện tại ngày nay,
khiến mục tiêu gia tăng sức cạnh tranh còn nhiều trở ngại. Do đó, việc áp dụng chuỗi
cung ứng xanh có thể coi là phương pháp tối ưu nhất nhằm giúp các doanh nghiệp tiết
kiệm và giảm bớt chi phí đầu và giải quyết được thách thức trên. Hơn thế nữa, chuỗi
cung ứng xanh còn sẽ cải thiện chất lượng hình ảnh thương hiệu của đất nước trước xu
hướng tiêu dùng xanh – bảo vệ môi trường đang phát triển mạnh mẽ trong thị trường
Việt Nam.


2
Đáng chú ý hơn, trong bối cảnh dịch COVID-19 từ đầu năm 2020 đến nay, các quốc
gia cạnh tranh trong ngành thủy sản đã gặp cú sốc lớn nhưng Việt Nam vẫn giữ vững
được hoạt động xuất khẩu trong năm vừa qua. Theo thống kê của tổng cục hải quan Việt
Nam, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2020 chỉ giảm 2.33% so với năm 2019, điều
đó cho thấy rằng đây là thời điểm thích hợp để các doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu
và cải tiến, áp dụng chuỗi cung ứng xanh để thực hiện mục tiêu và giải quyết vấn đề cải
thiện sức cạnh tranh ngành thủy sản Việt Nam.
Đối với công cuộc nghiên cứu về chuỗi cung ứng xanh, Việt Nam vẫn còn có nhiều
hạn chế bởi hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu về đề tại này chưa thực sự phổ biến. Chính

vì lý do đó, khóa luận quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu này nhằm đóng góp thêm
cho hoạt động nghiên cứu và áp dụng chuỗi cung ứng của Việt Nam trong tương lai.
2. Tổng quan nghiên cứu.
2.1. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài trên thế giới.
Bảo vệ môi trường vốn là vấn đề xã hội chung mà cả thế giới cần giải quyết, không
chỉ đối với Việt Nam nói riêng và vấn đề này có thể được giải quyết trên mọi khía cạnh
của xã hội. Chẳng hạn đối với nền kinh tế, nhiều nghiên cứu đã được ra đời và ý tưởng
về chuỗi cung ứng xanh đã được xây dựng và phát triển suốt hơn thập kỷ vừa qua, dưới
đây là những bài viết, nghiên cứu liên quan tới chuỗi cung ứng xanh.
Bài viết “Review of Green Supply Chain Processes” dưới sự cộng tác của 3 tác giả
Niraj Kumar, Ravi P. Agrahari, Debjit Roy (2014). Đây là bài viết tổng hợp lại và phân
tích các nghiên cứu trước đó trong suốt 10 năm (giai đoạn 2005-2014) với mục đích hiểu
rõ các vấn đề của chuỗi cung ứng xanh. Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng động cơ chính
để hình thành chuỗi cung ứng xanh là do tác động xấu từ hoạt động sản xuất doanh
nghiệp đến tài nguyên đã tạo sự chú ý tiêu cực từ phía chính phủ và người tiêu dùng.
Hơn thế nữa, họ cũng đã cho thấy chuỗi cung ứng xanh không chỉ tập trung vào giai
đoạn sản xuất và sau tiêu dùng mà sẽ theo suốt vòng đời của sản phẩm và gồm các công
đoạn như: thiết kế, sản xuất, logistics, tháo dỡ hay tái sản xuất. Vai trò của chuỗi cung
ứng xanh cũng được nhắc đến cùng với đó là các phương thức cũng như thách thức khi
áp dụng từng công đoạn trong chuỗi cung ứng xanh. Bài tổng hợp trên đã giúp người


3
đọc có được cái nhìn khái quát của chuỗi cung ứng xanh, mục tiêu căn bản của mô hình,
cách vận hành và khó khăn trong quá trình áp dụng.
Bài nghiên cứu “The Impact of Green Supply Chain Practices on Supply Chain
Performance” – Jin Sung Rha (2010), là công trình nghiên cứu nhằm tìm hiểu mối quan
hệ giữa các hoạt động áp dụng chuỗi cung ứng xanh và hiệu suất của chuỗi cung ứng tại
các doanh nghiệp Hàn Quốc. Trong bài nghiên cứu, tác giả đã lập mô hình so sánh 3
hình thức áp dụng chuỗi cung ứng xanh bao gồm áp dụng nhân tố bên trong doanh

nghiệp, ngoài doanh nghiệp và thiết kế xanh, cùng với đó mô hình đã sử dụng 3 tiêu
chuẩn để đánh giá các hình thức là chi phí, tính linh hoạt và phản hồi của khách hàng
trong chuỗi cung ứng. Dữ liệu để sử dụng mô hình đã được tác giả thu thập từ 157 doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Hàn Quốc. Kết quả của nghiên cứu đã chứng minh phần lớn giả
thuyết của nghiên cứu đều cho rằng áp dụng chuỗi cung ứng xanh sẽ đem lại hiệu suất
kinh tế và môi trường cao hơn, khi mà các nghiên cứu trong quá khứ đều có nhận định
trái ngược lại.
Bài nghiên cứu “An Inter – sectoral Copmarion of Green Supply Chain Management
in China: Drivers and Practices” dưới sự hợp tác của Quinghua Zhu & Joseph Sarkis
(2006), với mục đích tìm hiểu động lực, tác nhân chính khiến các doanh nghiệp Trung
Quốc áp dụng chuỗi cung ứng xanh. Tác giả cho rằng động lực chính các nguồn động
lực chính để các doanh nghiệp áp dụng chuỗi cung ứng xanh là áp lực từ phía chính phủ,
khách hàng và xu hướng toàn cầu hóa bởi vấn đề môi trường là mối quan tâm của mọi
chính phủ, cùng với xu hướng toàn cầu hóa khiến các doanh nghiệp Trung Quốc phải
cạnh tranh với các sản phẩm có lợi thế hơn. Nghiên cứu được áp dụng cho 3 ngành cụ
thể tại Trung Quốc là ô tô, điện lực và linh kiện điện tử, phương pháp nghiên cứu tác giả
đã kết hợp sử dụng t – test và ANOVA. Qua dữ liệu lấy được từ 118 doanh nghiệp vừa
và nhỏ tại Trung Quốc, kết quả nghiên cứu cho rằng các doanh nghiệp Trung Quốc có
nhân tố, động lực trái ngược với các quốc gia khác. Đối với các doanh nghiệp Trung
Quốc, các nhân tố họ coi là quan trọng đó là các quy định chính phủ, địa phương,
marketing và các động cơ bên trong doanh nghiệp. Kết quả khảo sát còn cho thấy các
doanh nghiệp Trung Quốc cũng có mức độ quan tâm cụ thể với từng công đoạn trong


4
chuỗi cung ứng xanh, theo khảo sát, các doanh nghiệp thường chú trọng việc phục vụ
khách hàng, thu hồi đầu tư và thiết kế xanh hơn trong chuỗi cung ứng xanh.
2.2. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài tại Việt Nam.
Chủ đề chuỗi cung ứng xanh đối với Việt Nam được coi tương đối mới lạ nhưng
đang dần trở thành xu hướng và trong thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu tại Việt Nam

về đề tài. Các giới thiệu sau là những nghiên cứu nổi bật và sát với đề tài khóa luận tốt
nghiệp này.
Bài viết “Chuỗi cung ứng xanh thủy sản Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” của tác
giả Nguyễn Thị Yến (2016) là một trong những bài viết cụ thể, rõ nét về chủ đề chuỗi
cung ứng xanh. Từ việc nêu ra thực trạng áp dụng chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy
sản Việt Nam, tác giả đã chỉ ra các khó khăn, thách thức và đưa ra các giải pháp cho các
doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Bài viết đã đóng góp cho công cuộc nghiên cứu chuỗi
cung ứng xanh Việt Nam cái nhìn thực tế về nội bộ ngành thủy sản – một trong những
ngành quan trọng của đất nước.
Nghiên cứu “cơ sở hạ tầng logistics với việc thực hiện chuỗi cung ứng xanh doanh
nghiệp” của PGS.TS Vũ Anh Dũng (2015) là công trình tìm hiểu về mối quan hệ giữa
cơ sở hạ tầng logistics và chuỗi cung ứng xanh. Qua nghiên cứu, Tác giả đã chỉ ra rằng
cơ sở hạ tầng logistics có ảnh hưởng quan trọng đến tiến trình thực hiện chuỗi cung ứng
xanh cũng như hiệu suất của chuỗi cung ứng xanh. Họ đã nêu ra thực trạng cơ sở hạ tầng
logistics của Việt Nam để từ đó phân tích các tác động đến thực trạng áp dụng chuỗi
cung ứng xanh tại đất nước, cụ thể hơn các tác nhân đó bao gồm: cơ sở hạ tầng giao
thông vận tải, bản thân phương tiện vận tải, kho bãi, và thực trạng ICT tại Việt Nam.
Qua những phân tích thực tế đó, tác giả đã đưa ra các kiến nghị cho cả chính phủ để giải
quyết vấn đề đã nghiên cứu trong bài và cả phía doanh nghiệp để có thể cải thiện hiệu
suất chuỗi cung ứng xanh.
Luận văn thạc sĩ “Phát triển logistics xanh tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế” của tác giả Lê Thị Bắc (2015) là nghiên cứu chủ yếu về các tác nhân
ảnh hướng đến sự phát triển chuỗi cung ứng xanh tại Việt Nam. Kết hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu, tác giả chỉ ra tình hình thực tế của Việt Nam và những điều kiện mà


5
Việt Nam cần cải thiện, nâng cao hiệu suất chuỗi cung ứng để từ đó định hướng giải
pháp cho chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp.
2.3. Khoảng trống của các nghiên cứu.

Qua tổng hợp từ các nghiên cứu từ trước trên thế giới và trong nước, hầu hết các tác
giả chỉ tập trung vào làm rõ các khái niệm căn bản, vai trò của chuỗi cung ứng cũng như
các động cơ, tác nhân làm ảnh hưởng đến việc áp dụng chuỗi cung ứng vào thực tế hoặc
kiểm chứng các nhận định, giả thiết từ nhiều nghiên cứu trước đó. Theo góc độ phạm vi
nghiên cứu, các tác giả có xu hướng phân tích chủ yếu về chuỗi cung ứng xanh hoặc một
phần công đoạn của chúng, hầu như không theo ngành sản xuất cụ thể nào. Cụ thể như
bài nghiên cứu của tác giả Jin Sung Rha (2010) – việc tiến hành nghiên cứu vẫn còn vài
hạn chế khi dữ liệu mà tác giả thu thập được thuộc công đoạn sản xuất trong chuỗi cung
ứng xanh và nguồn dữ liệu tổng hợp từ nhiều ngành sản xuất khác nhau, do đó bài nghiên
cứu không thể trình bày được cái nhìn thực tế về việc áp dụng chuỗi cung ứng trong
ngành cụ thể nào đó. Chỉ riêng bài viết của tác giả Nguyễn Thị Yến (2016) đã tập trung
vào ngành thủy sản tại Việt Nam nhưng khuyết điểm lớn của bài viết này là sự thiếu chi
tiết trong phân tích, đánh giá. Tác giả đã trình bày được tình hình thực tế về quá trình
xanh hóa chuỗi cung ứng tại Việt Nam và đã có những đề xuất để giải quyết vấn đề,
nhưng do bài viết thiếu các lập luận phân tích cho nên các đề xuất chưa sát với thực tế
và chỉ mang tính chất tham khảo.
Một điểm đang chú ý nữa trong các bài nghiên cứu Việt Nam đó là phần lớn các tác
giả chưa đưa ra được cụ thể các giải pháp cho thực trạng áp dụng chuỗi cung ứng xanh
cho ngành thủy sản Việt Nam. Tuy các nghiên cứu trước đó đều bao gồm các kiến nghị
nhưng các kiến nghị này lại không theo sát với thực trạng được nêu ra trước đó dẫn đến
các định hướng không được chính xác và chỉ mang tính chất chung. Rút kinh nghiệm từ
khuyết điểm của các nghiên cứu trước đó, khóa luận tốt nghiệp sẽ định hướng các giải
pháp cho ngành thủy sản Việt Nam dựa trên thực trạng áp dụng chuỗi cung ứng xanh
trong ngành hiện nay. Do đó, với hướng nghiên cứu mới này, bài khóa luận tốt nghiệp
lần này hy vọng sẽ có những đánh giá và định hướng chính xác cho ngành thủy sản Việt
Nam cũng như đem lại giá trị thiết thực cho ngành.


6
3. Mục đích nghiên cứu đề tài.

Mục tiêu của đề tài khóa luận “Cơ hội và thách thức khi áp dụng chuỗi cung ứng xanh
trong ngành thủy sản tại Việt Nam” là giải thích, làm rõ được các khái niệm căn bản của
chuỗi cung ứng nói chung và chuỗi cung ứng xanh nói riêng. Phân tích, đánh giá được
thực trạng áp dụng chuỗi cung ứng xanh hoặc quá trình xanh hóa chuỗi cung ứng trong
ngành thủy sản Việt Nam. Và cuối cùng định hướng phương pháp giải quyết về vấn đề
một cách chính xác cho chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp trong ngành.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong bài khóa luận tốt nghiệp này, để đạt được mục đích cuối cùng của đề tài, khóa
luận sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính, thống kê, so sánh và
nghiên cứu tình huống để thực hiện phân tích, đánh giá thông tin và kết luận. Dữ liệu
trong bài khóa luận sẽ thuộc dữ liệu thứ cấp và nguồn thu thập được tổng hợp từ nhiều
nguồn khác nhau.
5. Phạm vi nghiên cứu.
5.1. Về không gian.
Khóa luận tốt nghiệp sẽ được nghiên cứu chủ yếu cụ thể về thực trạng áp dụng chuỗi
cung ứng xanh tại Việt Nam để phân tích và sẽ được kết hợp, so sánh với các hoạt động
ứng dụng chuỗi cung ứng quốc tế tại các lãnh thổ khác trên thế giới để đưa ra kết luận,
giải pháp.
5.2. Về thời gian.
Hoạt động nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp sẽ dựa vào thực trạng hiện nay các doanh
nghiệp thủy sản Việt Nam áp dụng chuỗi cung ứng xanh. Các thông tin được thống kê
được tổng hợp theo thời gian mới nhất và các kết luận được rút ra trong khóa luận với
mục tiêu định hướng trong tương lai.
6. Bố cục khóa luận tốt nghiệp.
Trong bài viết khóa luận tốt nghiệp, không bao gồm mục lục, lời mở đầu, danh mục
các tài liệu tham khảo, sẽ bao gồm các chương và đề mục dưới đây:
Chương 1: Tổng quan về chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng xanh.


7

Chương 2: Tình hình xuất khẩu và thực trạng áp dụng chuỗi cung ứng xanh của ngành
thủy sản Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp cho vấn đề ứng dụng chuỗi cung ứng xanh của ngành thủy sản
Việt Nam.
Theo như đề mục của các chương, nghiên cứu khóa luận mong rằng các nội dung
nghiên cứu sẽ phản ánh rõ ràng, tương ứng với chủ đề của từng chương và đem lại tính
logic, phù hợp đến toàn bộ khóa luận trong cái nhìn tổng thể. Qua đó, ngành thủy sản
Việt Nam có thể sử dụng kết quả nghiên cứu này để đem vào trong thực tiễn và phát
triển ngành trong tương lai.


8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ CHUỖI CUNG ỨNG
XANH
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG.
1.1.1. Khái niệm về chuỗi cung ứng và hoạt động chuỗi cung ứng.
Trong bối cảnh môi trường kinh doanh hiện nay, khi xu hướng hội nhập kinh tế giữa
các thị trường đang phát triển nhanh chóng và hiện tượng này đã không còn xa lạ với bất
kỳ nhà kinh doanh nào, để thích ứng với xu hướng và đảm bảo lợi ích tốt nhất cho công
ty, hiện tượng chuyên môn hóa trong sản xuất cũng đã dần trở nên phổ biến. Với sự xuất
hiện xu hướng hội nhập kinh tế và chuyên môn hóa, các công ty không thể cạnh tranh
một cách độc lập trong thị trường tự do như ngày nay. Do đó, các thực thể kinh doanh
luôn cần phải cộng tác với nhau và vấn đề xây dựng và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả
luôn là mối ưu tiên hàng đầu của mỗi công ty, doanh nghiệp để có thể đạt được mục tiêu
căn bản đó là – cung cấp tốt nhất các sản phẩm và dịch vụ của mình đến khách hàng
đồng thời đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Quan trọng hơn thế, trước tình
trạng bùng nổ dân số thế giới vẫn đang cần giải pháp cùng với sự phát triển vượt bậc của
công nghệ hiện đại, dẫn đến sự gia tăng đáng kể cả về cầu sản phẩm lẫn sự cạnh tranh
khốc liệt về cung trên thị trường trong suốt vài thập kỷ vừa qua, vấn đề chuỗi cung ứng
của các doanh nghiệp ngày càng trở nên cấp bách. Để có thể hiểu rõ và giải thích được

vấn đề, khái niệm chuỗi cung ứng cần phải được nắm rõ và sau đây là các nghiên cứu và
định nghĩa khác nhau về chuỗi cung ứng trong lịch sử, tiêu biểu đó là:
Theo từ điển hiệp hội quản trị chuỗi cung ứng (APICS) (2019): “chuỗi cung ứng là
các quá trình từ sản xuất nguyên liệu thô cho tới việc tiêu dùng hàng hóa cuối cùng liên
kết trong suốt các công ty cung ứng – tiêu dùng và bao gồm các chức năng để tạo ra giá
trị chuỗi cung ứng để cung cấp sản phẩm hay dịch vụ tới người tiêu dùng”.
Từ định nghĩa của APICS (2019), hiệp hội cho rằng chuỗi cung ứng là cả một quá
trình sản xuất – cung ứng giữa nhiều công ty kết nối lại với nhau, quá trình này bao gồm
từ nguyên liệu thô cho đến bán thành phẩm cuối cùng sản phẩm hoàn thiện và thực thể
cuối cùng trong chuỗi cung ứng là người tiêu dùng. Theo định nghĩa, chuỗi cung ứng


9
còn bao gồm các hoạt động trong sản xuất – cung ứng mà tạo nên giá trị trong chuỗi để
đạt được mục đích cuối cùng trong chuỗi cung ứng.
“Chuỗi cung ứng là hệ thống mạng lưới các thực thể, các thực thể này có thể bao gồm
các nhà cung ứng, người chuyên chở, cơ sở sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách
hàng” – Supply Chain Management: Balancing the Supply Chain with Customer
Demand - Lummus & Alber (1997).
Theo định nghĩa này, Lummus & Albe, (1997), giải thích rằng chuỗi cung ứng là sự
kết hợp giữa nhiều thực thể kết hợp thành. Cụ thể hơn, khái niệm về chuỗi cung ứng này
Lummus & Alber (1997) đã chỉ ra rõ các thực thể có thể tham gia trong một chuỗi cung
ứng, và qua những cái tên được nêu trên, đã chỉ ra được sự chuyên môn hóa trong từng
thực thể, mỗi thực thể trong chuỗi cung ứng đóng góp các sản phẩm, dịch vụ riêng biệt
để tạo nên giá trị chuỗi cung ứng mà định nghĩa của APICS (2019) đã nhắc trên dưới
góc nhìn toàn thể chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, khái niệm này không giải thích được thứ
tự, tầng lớp của các thực thể kinh doanh trong chuỗi cung ứng.
“Chuỗi cung ứng là mạng lưới các tổ chức thông qua các liên kết thượng lưu và hạ
lưu, tham gia các quá trình, hoạt động khác nhau để tạo ra giá trị dưới dạng sản phẩm và
dịch vụ cho khách hàng cuỗi cùng” – Logistics and Supply Chain Management – Martin

Christopher (1992).
Cũng giống như quan điểm của Lummus & Alber (1997), chuỗi cung ứng theo cái
nhìn của tác giả Christopher (1992) là một mạng lưới gồm nhiều thực thể kinh doanh
hợp tác, nhưng định nghĩa sau này đầy đủ, bao quát hơn. Trong định nghĩa, Christopher
(1992) chỉ ra rằng mối liên kết giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng được bắt đầu
từ thượng lưu đến hạ lưu, dòng chảy sản xuất sẽ kết thúc cho đến khi đến tay của đối
tượng cuối cùng đó là người tiêu dùng. Chuỗi cung ứng dựa theo định nghĩa này còn bao
gồm các quá trình, hoạt động để tạo ra giá trị chuỗi đó là sản phẩm, dịch vụ cuối cùng,
điều này được hiểu rằng tất cả hoạt động, dịch vụ mà các thành viên trong chuỗi cung
ứng cung cấp để đạt được mục đích cuối cùng cũng sẽ được coi là thành phần của chuỗi
cung ứng.


10
Qua những tổng hợp, so sánh và phân tích các khái niệm của các nhà nghiên cứu trước
đây đã đưa ra, nghiên cứu khóa luận có thể kết luận khát quát chuỗi cung ứng là sự kết
hợp giữa nhiều thực thể kinh doanh (có thể là tổ chức hay cá nhân), phối hợp các hoạt
động khác nhau một cách nhịp nhàng để nhằm đạt được mục đích cuối cùng đó là cung
cấp sản phẩm, dịch vụ tới tay người tiêu dùng cuối cùng/đáp ứng nhu cầu thị trường một
cách hiệu quả nhất (đúng nơi, đúng thời điềm, đúng yêu cầu) cùng với đó đem lại chi phí
đầu vào thấp nhất. Sự phối hợp các hoạt động đó chính là quá trình sản xuất từ nguyên
liệu thô đến thành phẩm và đưa chúng đến tay người tiêu dùng như theo định nghĩa của
APICS (2019) và mục đích khái quát nhất của chuỗi cung ứng như theo các khái niệm
trên là làm thế nào đáp ứng nhu cầu thị trường hiệu quả nhất. Theo khái niệm tổng hợp
lại, trong một chuỗi cung ứng có thể có các thành viên cụ thể tham gia như nhà cung ứng
nguyên vật liệu, công ty chuyên chở, nhà sản xuất, kho bãi, nhà phân phối/đại lý bán lẻ,
khách hàng cuối cùng.

Nhà cung
ứng NVL


Nhà sản
xuất

Kho bãi

Nhà phân
phối

Khách
hàng ći
cùng

Hình 1.1: ví dụ về cấu trúc của một ch̃i cung ứng cơ bản.
Nguồn: Viện UCI (2016).
Tuy chuỗi cung ứng chứng tỏ là yếu tố quan trọng trong việc xác định sự thành công
của một doanh nghiệp, nhưng vấn đề tiếp theo được đưa ra đó là làm thế nào để chuỗi
cung ứng đạt được hiệu quả cao. Từ đó, một vấn đề nữa cần phải được làm sáng tỏ đó là
khái niệm của hoạt động quản trị chuỗi cung ứng, sau đây là các ý kiến về định nghĩa
hoạt động quản trị trên:
Theo Robert Handfield (2020) cho rằng: “Quản trị chuỗi cung ứng là việc chủ động
quản trị các hoạt động của chuỗi cung ứng để tối đa hóa giá trị của khách hàng và đạt
được lợi thế cạnh tranh tương đới. Nó thể hiện nỡ lực của các công ty trong chuỗi cung
ứng để phát triển và điều hành chuỗi cung ứng theo những cách hiệu quả nhất có thể.


11
Các hoạt động trong chuỗi cung ứng bao gồm tìm nguồn cung, phát triển – sản xuất sản
phẩm, vận chuyển và các hệ thống thông tin cần thiết để phối hợp các hoạt động trên”.
Một ý kiến khác của hội đồng chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply

Chain Management Professionals - CSCMP) (2013) lại cho rằng: “Các tổ chức tham gia
vào chuỗi cung ứng được liên kết với nhau thông qua dòng chảy vật lý và dòng chảy
thông tin để từ đó tạo nên quan hệ đối tác mà gia tăng giá trị tới trải nghiệm của người
tiêu dùng. Dòng chảy vật lý bao gồm việc thay đổi, lưu kho, vận chuyển hàng hóa và
nguyên vật liệu, còn dòng chảy thông tin giúp các tổ chức trao đổi các kế hoạch lâu dài
và quản lý dòng chảy hàng hóa, nguyên liệu trong suốt chuỗi cung ứng”.
Ngoài ra CSCMP (2013) còn có một khái niệm tương tự “Quản trị chuỗi cung ứng là
sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận chuyển giữa các thành viên tham gia
trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhịp nhàng và hiệu quả các nhu cầu của thị trường”.
Từ các ý kiến khác nhau về định nghĩa của hoạt động quản trị chuỗi cung ứng, những
điểm tương đồng lớn đã được làm sáng tỏ để rút ra kết luận chung về khái niệm. Thứ
nhất, họ đều khẳng định rằng quản trị chuỗi cung ứng là công việc quản lý, kiểm soát
các hoạt động khác trong chuỗi cung ứng cụ thể là sản xuất, tồn kho, vận tải và địa điểm
sao cho sự phối hợp các hoạt động này đạt hiệu quả cao. Thứ hai, mục tiêu của hoạt động
quản trị chuỗi cung ứng cũng chính là mục tiêu căn bản của phần khái niệm chuỗi cung
ứng nói trên đó là đáp ứng nhu cầu thị trường một cách tốt nhất, đảm bảo lợi ích tối đa
cho doanh nghiệp. Quan trọng hơn, hoạt động quản lý thông tin đều được các ý kiến trên
công nhận rằng là thành phần không thể thiếu trong quản trị chuỗi cung ứng bởi đó là
thành phần giúp liên kết các hoạt động còn lại trong chuỗi cung ứng với nhau.
Tổng hợp lại từ các quan điểm, khái niệm chung về hoạt động quản trị chuỗi cung ứng
được kết luận như sau “Quản trị chuỗi cung ứng là sự phồi hợp giữa các hoạt động của
các chủ thể kinh doanh trong chuỗi với mục đích đảm bảo sự lưu thông của hàng hóa,
thông tin trong suốt chuỗi cung ứng”.
1.1.2. Thành phần trong chuỗi cung ứng.
Theo kết luận về khái niệm hoạt động quản trị chuỗi cung ứng như trên, chuỗi cung
ứng bao gồm 5 hoạt động chính đó là sản xuất, tồn kho, địa điểm, vận tải và thông tin.


12
Các hoạt động này đều có sự liên kết mật thiết với nhau để có thể tạo ra giá trị chuỗi

cung ứng, đặc biệt là hoạt động thông tin đóng vai trò quan trọng trong mối liên kết này
trên cái nhìn toàn diện.
- Sản xuất: Sản xuất là hoạt động căn bản nhất và vô cùng quan trọng trong mọi
chuỗi cung ứng, đây là hoạt động thay đổi từ nguyên vật liệu thô trở thành sản phẩm cuối
cùng để gia tăng giá trị và đáp ứng cho nhu cầu thị trường. Thành phần này trực tiếp liên
quan đến năng lực của doanh nghiệp trong việc sản xuất và tồn trữ sản phẩm. Các thành
viên trong chuỗi cung ứng thực hiện các hoạt động trên thường là các nhà sản xuất và
kho bãi. Trong sản xuất, các doanh nghiệp cần phải nhận biết được nhu cầu của thị trường
và đáp ứng đúng thời điểm, với số lượng vừa đủ để tối đa hóa hiệu suất. Do đó, các câu
hỏi mà các chủ thể tham gia sản xuất cần phải giải quyết là “Thị trường đang cần sản
phẩm gì?”, “Khi nào thì sản xuất là phù hợp?”, “Sản xuất với số lượng bao nhiêu?”, “Sản
xuất bằng cách nào?”.
- Tồn kho: Đây là hoạt động lưu trữ hàng hóa bất kể đó là nguyên liệu thô, bán thành
phẩm hay sản phẩm hoàn chỉnh, tồn kho là hoạt động phổ biến trong mỗi doanh
nghiệp nói riêng và hầu như hoạt động tồn kho luôn được tiến hành tại các doanh
nghiệp, cụ thể trong chuỗi cung ứng, các chủ thể thực hiện tồn kho có thể là nhà
sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay chính tổ chức cung cấp dịch vụ kho bãi. Để
đạt hiệu quả cao trong việc tồn kho, các doanh nghiệp cần phải cân bằng giữa số
lượng hàng hóa tồn kho và chi phí tồn kho, việc cân bằng hai vấn đề trên sẽ giúp
các doanh nghiệp đảm bảo việc đáp ứng đủ nhu cầu thị trường đồng thời tối đa hóa
chi phí phải bỏ ra cho việc lưu trữ hàng hóa. Để giải quyết sự khó khăn trong cân
bằng lượng tồn kho, các nhà quản trị thường phải giải đáp các vấn đề “Cần tồn kho
mặt hàng nào và số lượng bao nhiêu?” và “Thời điểm tái điểm tái đặt hàng khi nào
là thích hợp?”.
- Địa điểm: Địa điểm là thành phần liên quan đến vị trí cơ sở hạ tầng trong chuỗi
cung ứng và có tính quyết định trong độ hiệu quả, trôi chảy trong suốt chuỗi cung
ứng. Việc lựa chọn địa điểm hợp lý có thể giúp các hoạt động khác như vận tải, tồn
kho trở nên thuận tiện, tốn ít chi phí và giúp cho việc đáp ứng nhu cầu thị trường



13
nhanh hơn. Để có lựa chọn đúng đắn về địa điểm, các nhà quản trị cần phải cân
nhắc nhiều yếu tố khác nhau như bản chất sản phẩm, nhu cầu của sản phẩm, mật
độ người tiêu dùng, khoảng cách, chi phí,… và thông thường các câu hỏi sẽ là “Nhà
máy sản xuất, kho bãi sẽ đặt ở đâu?”, “Có nên sử dụng kho bãi sẵn có hay tự xây
dựng kho bãi?”.
- Vận tải: Tương tự với sản xuất, vận tải là hoạt động căn bản trong chuỗi cung ứng
với công việc vận chuyển nguyên liệu thô, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn thiện
từ một thành viên đến địa điểm thành viên khác trong một chuỗi. Vận tải quyết định
đến tính tuần hoàn của chuỗi cung ứng, việc chuỗi cung ứng liệu có hiệu quả và
dòng chảy hàng hóa có trôi chảy hay không sẽ phụ thuộc vào sự lựa chọn phương
tiện vận tải hàng hóa phù hợp. Để đạt hiệu quả cao cũng như tối thiểu hóa chi phí
trong hoạt động vận tải, các nhà quản trị cần lựa chọn phương tiện vận tải phù hợp
cũng như cần phải thiết kế mạng lưới phân phối thích hợp với quyết định phương
tiện vận tải trên, như vậy họ có thể tối đa hóa được hiệu suất của phương tiện đã
lựa chọn.
- Thông tin: Thông qua việc tìm hiểu khái niệm quản trị chuỗi cung ứng, khóa luận
đã nhận ra các nhà quản trị đều cho rằng thông tin là thành phần quan trọng trong
chuỗi cung ứng. Đây là thành phần liên kết các hoạt động còn lại trong chuỗi và sẽ
gián tiếp tối đa hóa độ hiệu quả của các hoạt động còn lại, sự kết nối các hoạt động
này có hiệu suất cao nhất chỉ khi thông tin thu thập được có tính chính xác cao và
kịp thời, đầy đủ. Các hoạt động trong thành phần này rất đa dạng, từ việc quản lý,
kết hợp các hoạt động khác hàng ngày, đảm bảo tính tuần hoàn trong chuỗi cung
ứng cho đến việc dự báo, xây dựng kế hoạch dài hạn để có những quyết định kịp
thời, đúng đắn. Tuy nhiên, việc xây dựng, quản lý hệ thống thông tin có chi phí rất
cao và cần sự hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng, do đó các nhà quản
trị thường hay phải cân nhắc về các vấn đề như “Cần phải thu thập các thông tin
nào?” và “Thông tin nào quan trọng để chia sẻ với các thành viên khác trong chuỗi
cung ứng?”.



14
1.1.3. Vai trò của chuỗi cung ứng.
Chuỗi cung ứng là thành phần quan trọng trong mỗi tổ chức, doanh nghiệp, tuy nhiên
chúng cũng có những tác động rõ rệt đến nền kinh tế nói chung, cụ thể những tác động
đó sẽ được phân tích rõ hơn sau đây.
* Đối với các doanh nghiệp.
Qua những phân tích, so sánh khái niệm của chuỗi cung ứng, mục đích căn bản của
việc xây dựng chuỗi cung ứng có thể rút ra đó là đáp ứng được nhu cầu của thị trường,
cụ thể hơn, đem sản phẩm hoàn thiện tốt nhất tới người tiêu dùng cuối cùng. Do đó, từ
việc áp dụng chuỗi cung ứng hiệu quả, các doanh nghiệp sẽ luôn đảm bảo được sự thỏa
mãn về nhu cầu trên thị trường, và bởi trong một chuỗi cung ứng, các thành viên đều
đóng góp những sản phẩm, dịch vụ chuyên biệt để cùng nhau đạt được mục tiêu chung
như trên, các doanh nghiệp cũng sẽ ngày càng được chuyên môn hóa, phát triển năng
suất hoạt động của bản thân từ hiệu quả của chuỗi cung ứng. Trước xu hướng hội nhập
kinh tế ngày càng phổ biến như ngày nay, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là lợi
thế rất lớn trên thị trường, từ lợi ích phát triển chuyên môn hóa trên sẽ giúp các doanh
nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh cũng như phát triển thị phần của mình trên thị trường.
Để có được kết quả hiệu suất chuỗi cung ứng như trên phải phụ thuộc vào dộ hiệu quả
trong các hoạt động thành phần trong chuỗi, từ những thành tựu đó, các thành viên trong
chuỗi sẽ giảm thiểu được các danh mục chi phí đầu vào và tối đa hóa được lợi nhuận.
Ngoài ra, một chuỗi cung ứng hiệu quả còn giúp các doanh nghiệp có được những dự
báo chính xác trong tương lai và có thể xây dựng các chiến lược kịp thời, hướng đi đúng
đắn cho doanh nghiệp.
* Đối với nền kinh tế.
Trong nền kinh tế, chủ thể hưởng lợi rõ ràng nhất từ việc áp dụng chuỗi cung ứng đó
là người tiêu dùng trên thị trường khi được tận hưởng giá trị của sản phẩm, dịch vụ cuối
cùng thông qua quá trình sản xuất. Từ việc thỏa mãn nhu cầu thị trường, chuỗi cung ứng
đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của cung – cầu và tốc độ sản xuất, cung cấp hàng hóa,
dịch vụ của các doanh nghiệp trên thị trường. Thông qua lợi ích chuyên môn hóa của các

doanh nghiệp từ việc áp dụng chuỗi cung ứng, xu hướng này sẽ khiến thị trường trên cái


15
nhìn tổng thể sẽ trở nên cạnh tranh hơn, từ đó đẩy mạnh hơn quá trình hội nhập kinh tế,
phát triển hoạt động giao thương giữa các nền kinh tế. Các chuỗi cung ứng còn giúp cho
các nguồn nhân lực, tài nguyên trong nền kinh tế được tận dụng tối đa bởi các doanh
nghiệp. Nhìn chung, chuỗi cung ứng có ý nghĩa lớn đến các doanh nghiệp và các lợi ích
đó cũng đã gián tiếp tác động tới nền kinh tế theo chiều hướng tích cực.
1.1.4. Quy trình hoạt động trong chuỗi cung ứng.
Sau tìm hiểu về các thành phần trong chuỗi cung ứng, tuy nhiên các hoạt động này
cần có sự sắp xếp thứ tự nhằm đảm bảo sự tuần hoàn của một chuỗi cung ứng. Trong
một quy trình chuỗi cung ứng sẽ bao gồm 4 hoạt động chính bao gồm hoạch định, thu
mua, sản xuất, phân phối và chúng được sắp xếp theo thứ tự như dưới đây.

Hình 1.2: Sơ đờ quy trình hoạt động trong ch̃i cung ứng.
Nguồn: Viện UCI (2016).


×