Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI (FDI) TRONG LĨNH VỰC CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 99 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI (FDI) TRONG LĨNH VỰC CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO TẠI VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Nhất
Lớp: K20KDQTC
Khóa học: 2017- 2021
Mã sinh viên: 20A4050267
Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Lê Hà Trang

Hà Nội, tháng 5 năm 2021
1


HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI (FDI) TRONG LĨNH VỰC CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO TẠI VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Nhất
Lớp: K20KDQTC
Khóa học: 2017- 2021


Mã sinh viên: 20A4050267
Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Lê Hà Trang

Hà Nội, tháng 5 năm 2021
2


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam kết khóa luận ―Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực chế biến, chế tạo tại Việt Nam‖ là cơng
trình nghiên cứu của riêng em và hoàn thành dưới sự chỉ dẫn nhiệt huyết của ThS.
Lê Hà Trang- giảng viên khoa Kinh Doanh Quốc Tế, Học Viện Ngân Hàng. Nội
dung nghiên cứu dựa trên những thơng tin, số liệu đảm bảo tính xác thực và trích
dẫn nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ.
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2021
Người cam đoan

Nguyễn Sỹ Nhất

i


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn cô Lê Hà Trang – giảng viên khoa Kinh Doanh
Quốc Tế, Học Viện Ngân Hàng, đã tận tình hỗ trợ và giúp đỡ em trong suốt q
trình nghiên cứu khóa luận này. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tồn thể
các thầy, cơ đang giảng dạy tại Học Viện Ngân Hàng, đặc biệt là tập thể các thầy,
cô thuộc khoa Kinh Doanh Quốc tế ―yêu dấu‖ đã dạy và tạo điều kiện tốt nhất cho
em qua 4 năm học để hồn thành được khóa luận tốt nghiệp này.
Kính chúc cơ Lê Hà Trang cùng tồn thể thầy, cơ khoa Kinh Doanh Quốc tế,

Học viện Ngân Hàng dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống!

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ............................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ................................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1TỔNG QUAN VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGỒI VÀ
NGÀNH CƠNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO .................................................... 9
1.1 ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI ................................................................. 9
1.1.1 Khái niệm.............................................................................................................. 9
1.1.2 Đặc điểm ............................................................................................................. 11
1.1.3 Hình thức ............................................................................................................ 12
1.1.4 Vai trị ................................................................................................................. 15
a/ Đối với quốc gia nhận đầu tư .................................................................................. 15
b/ Đối với quốc gia đi đầu tư ....................................................................................... 16
c/ Vai trò đối với Việt Nam .......................................................................................... 16
1.2 LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO ....................................... 21
1.2.1 Khái quát ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ................................................. 21
1.2.2 Vai trị cơng nghiệp chế biến, chế tạo trong nền kinh tế Việt Nam.................... 24
a/ Đối với tăng trưởng kinh tế ..................................................................................... 24
b/ Đối với môi trường lao động ................................................................................... 26
c/ Thúc đẩy thương mại ............................................................................................... 27
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ....... 28
1.3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP

NƢỚC NGỒI VÀO NGÀNH CƠNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO............. 31
1.3.1 Môi trường kinh doanh ....................................................................................... 31
1.3.2 Quy mô thị truờng............................................................................................... 34
1.3.3 Nguồn nhân lực ................................................................................................... 34
1.3.4 Cơ sở hạ tầng ...................................................................................................... 35
1.3.5 Xúc tiến thương mại ........................................................................................... 35
1.4 LÝ THUYẾT MƠ HÌNH ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI............................................................ 36

iii


TĨM TẮT CHƢƠNG 1............................................................................................... 38
CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VỐN ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ
TẠO TẠI VIỆT NAM .................................................................................................. 39
2.1 THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO
NGÀNH CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO TẠI VIỆT NAM .................................................. 39
2.2 XÂY DỰNG MƠ HÌNH ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐẦU
TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI NGÀNH CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO ...................... 48
2.2.1 Mơ hình nghiên cứu ............................................................................................ 48
2.2.2 Số liệu nghiên cứu .............................................................................................. 50
2.2.3 Kết quả nghiên cứu ............................................................................................. 55
2.2.4 Đánh giá, kết luận ............................................................................................... 61
TÓM TẮT CHƢƠNG 2............................................................................................... 64
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
CHO NGÀNH CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO TẠI VIỆT NAM ........................................ 65
3.1 ĐỊNH HƢỚNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGỒI
VÀO NGÀNH CƠNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO ........................................ 65
3.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC

NGOÀI CHO NGÀNH CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO TẠI VIỆT NAM .......................... 67
3.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ................................................................. 67
3.2.2 Nâng cấp cơ sở hạ tầng ....................................................................................... 68
3.2.3. Phát triển thị trường ............................................................................................. 70
3.3 KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC
TIẾP NƢỚC NGOÀI CHO NGÀNH CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO THEO ĐỊNH
HƢỚNG MỚI ............................................................................................................... 71
3.3.1 Cải thiện hành lang pháp lý ................................................................................ 71
3.3.2. Đổi mới xúc tiến đầu tư ..................................................................................... 72
3.3.3 Tăng cường đầu tư, quy hoạch các khu kinh tế mới ........................................... 74
TÓM TẮT CHƢƠNG 3............................................................................................... 75
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 78
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 83

iv


DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ARDL

Autoregressive Distributed

Tự hồi quy phân phối trễ


Lag
ASEAN

BCC

Association of South East

Hiệp hội các quốc gia

Asian Nations

Đông Nam Á

Business Cooperation

Hợp đồng hợp tác kinh

Contract

doanh

CBCT

Chế biến, chế tạo

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài


FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước
ngoài

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GMM

Generalized method of

Phương pháp tổng quát

moments

thời điểm

KH&ĐT

Kế hoạch và đầu tư

M&A

Mergers and Acquisitions


Sáp nhập và mua lại

MNEs

Multinational Enterprises

Tập đoàn đa quốc gia

MVA

Manufacturing Value

Giá trị gia tăng sản xuất

Added

cơng nghiệp

Ordinary Least Squares

Bình phương nhỏ nhất

OLS

thơng thường
R&D

research & development


Nghiên cứu và phát triển

TCTK

Tổng cục thống kê

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UNIDO

United Nations Industrial

Tổ chức Phát triển Công

Development Organization

nghiệp Liên hiệp quốc

USD

United States dollar

Đô la Mỹ

WB

World Bank


Ngân hàng thế giới

v


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 1.1 Giá trị GDP và đóng góp của khu vực FDI theo giá thực tế

18

Bảng 1.2 Hoạt động thương mại quốc tế của khu vực FDI

20

Bảng 1.3 Phân loại ngành sản xuất đồ uống

21

Bảng 1.4 Tổng giá trị gia tăng công nghiệp Việt Nam

26

Bảng 2.1 Tình hình đầu tư FDI vào ngành CBCT giai đoạn 2018-2020

42


Bảng 2.2 Dự án và nguồn vốn FDI được cấp phép của các lĩnh vực năm 2020

44

Bảng 2.3 Xếp hạng quốc gia đầu tư ngành công nghiệp CBCT tại Việt Nam,

46

2019
Bảng 2.4 Tóm tắt các biến trong mơ hình

50

Bảng 2.5 Mơ tả dữ liệu

51

Bảng 2.6 Kết quả kiểm định tính dừng

53

Bảng 2.7 Kết quả thực nghiệm lựa chọn độ trễ tối ưu

54

Bảng 2.8 Kết quả kiểm định đường bao

55


Bảng 2.9 Kết quả hồi quy của mơ hình ARDL

56

Bảng 2.10 Tổng hợp các kiểm định

57

Bảng 2.11 Kết quả hồi quy mơ hình ARDL trong dài hạn

58

Bảng 2.12 Kết quả hồi quy mơ hình ARDL trong ngắn hạn (ECM)

60

Bảng 2.13 Kiểm định tính dừng FDI của ngành Nơng-Lâm-Thủy sản

62

Bảng 2.14 Kết quả hồi quy ARDL của Nông-Lâm-Thủy sản

63

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ


Trang

Biểu đồ 1.1 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2014 – 2020

17

Biểu đồ 1.2.Chỉ số sản xuất công nghiệp ngành CBCT

22

Biểu đồ 1.3. Các chỉ số ngành công nghiệp CBCT

23

Biểu đồ 1.4.Tổng quan sự đóng góp tăng trưởng nền kinh tế của ngành CBCT

25

Biểu đồ 2.1. So sánh vốn FDI của ngành CBCT và nền kinh tế

39

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu dòng vốn FDI theo các lĩnh vực năm 2020

45

DANH MỤC HÌNH
Hình
Hình 1.1 Biểu đồ tăng trưởng xuất khẩu 10 ngành hàng lớn nhất của Việt


Trang
28

Nam và nhu cầu thế giới năm 2019
Hình 1.2 Khung lý thuyết yếu tố quyết định FDI tại nước chủ nhà

31

Hình 2.1: Tổng tích lũy của phần dư

58

Hình 2.2: Tổng tích lũy hiệu chỉnh của phần dư

58

vii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Việc thi hành chính sách ― Đổi mới‖ năm 1986 được coi như bước ngoặt lịch sử
quan trọng trong công cuộc xây dựng - đổi mới, phát triển đất nước. Đó là xây dựng
nền kinh tế hàng hóa và mở cửa hợp tác đầu tư với nước ngồi. Chính lúc đó, vốn đầu
tư nước ngồi- nguồn lực hồn tồn mới, đã dần đóng góp đáng kể cho phát triển kinh
tế - xã hội và cụ thể là tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đã đạt 8,2% sau 10 năm ―
Đổi mới‖ theo báo cáo ― Hội nghị tổng kết 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam‖. Nhờ vào nguồn lực đầu tư nước ngoài, Việt Nam cũng đã và đang khai thác các
nguồn lực tiềm năng trong nước như nguồn nhân lực dồi dào với số lượng dân đông,
nguồn tài nguyên thiên nhiên: than đá, dầu mỏ, năng lượng điện mặt trời, điện gió,…

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã khiến Việt Nam phải chuyển dịch cơ
cấu nền kinh tế mới trong suốt những năm qua để đạt được tối đa hóa lợi ích của từng
ngành và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế. Đó là cơng cuộc cơng nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nước, chính hoạt động đầu tư nước ngồi góp phần tạo ra những năng
lực sản xuất mới, ngành nghề mới, sản phẩm mới, công nghệ mới và thúc đẩy cơ cấu
chuyển biến theo kinh tế thị trường hiện đại. Điển hình, một số ngành công nghiệp chủ
lực của nền kinh tế được hình thành tạo nền tảng phát triển xã hội hiện đại như viễn
thơng, điện tử, dầu khí, cơng nghệ thơng tin …. Ngồi ra, vốn FDI cũng tập trung phát
triển vào các ngành dịch vụ như tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, khách sạn,...
– tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ta, hơn thế nữa là cải
thiện vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế. Tầm quan trọng của vốn đầu tư
nước ngoài đối với con đường phát triển kinh tế- xã hội bền vững ngày càng được
khẳng định. Nhưng, vấn đề về các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư nước
ngồi khơng thể khẳng định rõ ràng, tuyệt đối do từng thời kỳ khác nhau. Điều đó thể
hiện tính cấp thiết nghiên cứu chính sách kinh tế- xã hội của các cơ quan chức năng
theo từng bối cảnh toàn cầu, đối tác, mặc dù Việt Nam đã trở thành điểm đến của vốn
đầu tư nước ngoài trong lịch sử và hiện nay. Lập luận như trên, chúng ta cần phải
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
1


Việt Nam theo từng thời kỳ, bối cảnh để kiến nghị các chính sách giúp mơi trường đầu
tư trở lên hấp dẫn và phù hợp với hiện tại. Cụ thể hơn là nghiên cứu mối quan hệ cho
từng ngành trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Với xu hướng tồn cầu hóa và cơng
cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0, môi trường đầu tư Việt Nam đang được tiếp cận với
nhiều cơ hội tiềm năng cũng như là thách thức. Khi nước ta theo quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế như cộng đồng kinh tế ASEAN, diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), diễn
đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC),... Ngành cơng nghiệp chế
biến, chế tạo đang là lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất theo tổng cục
thống kê Việt Nam. Nhờ vào động lực này, nền công nghiệp nước ta đang được nâng

cao trình độ cơng nghệ, cải thiện năng lực sản xuất và cạnh tranh trong kinh tế thị
trường hiện nay. Ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến, hiện đại là
nền tảng cho sự phát triển đất nước nhanh chóng, việc thu hút vốn FDI vào ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo là vô cùng quan trọng. Khi gắn kết với chúng, thường là công
nghệ, khả năng tiếp cận thị trường, kỹ năng quản lý,…Nên mức độ cấp thiết của việc
thu hút vốn đầu tư nước ngồi ngày càng rõ rệt.
Chính lý do trên, tác giả chọn đề tài ―Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực chế biến, chế tạo tại Việt Nam‖ làm đề tài
khóa luận để đánh giá mối quan hệ giữa xu hướng mơi trường và ngành, mục đích cụ
thể hơn là khuyến nghị những đường đi của chính sách vĩ mô để phát triển ngành và
thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành bền vững.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu
a/ Nhóm các cơng trình nghiên cứu trong nước
Nhắc đến các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngồi là quan tâm đến
mơi trường kinh doanh, đặc biệt là môi trường kinh tế như các chỉ số đại diện cho quy
mơ hay tính ổn định của thị trường. Tìm hiểu sâu rộng hơn là các yếu tố ảnh hưởng đến
quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và chúng như bài báo mối tương quan với
tăng trưởng kinh tế của tác giả Trần Kim Cương (2015). Trong cơng trình nghiên cứu,
tác giả có ứng dụng ước lượng mơ hình hồi quy tuyến tính (OLS) cho biến phụ thuộc
tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người với biến độc lập vốn FDI cùng các
2


nhân tố vĩ mô. Kết quả cho rằng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài biến động cùng chiều
với các nhân tố vĩ mơ, nói cách khác, nền kinh tế ổn định càng cao thì càng nhận được
vốn dầu tư nước ngồi nhiều hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là cơng trình nghiên cứu tổng
quan cho cả nền kinh tế, chúng ta không thể chắc chắn cùng là kết luận cho từng ngành
nghề. Đặc biệt là bối cảnh thị trường toàn cầu đang biến động tiếp diễn mạnh với xu
hướng mới, thời kỳ mới.
Việc ứng dụng các mơ hình kinh tế lượng để nghiên cứu những mối quan hệ

kinh tế - xã hội ngày càng được phổ biến hiện nay, vì chúng ta có thể phân tích và đánh
giá lời giải bằng những con số cụ thể hóa. Như tổng hợp cơng trình ―Ứng dụng mơ
hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
Nam‖ của nhóm tác giả: Đỗ Thị Vân Trang, Lê Thùy Linh và Đinh Hồng Linh (2020)
– cơng trình đưa ra kết luận mối quan hệ giữa các yếu tố trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Các biến ― GDP, độ mở thương mại, lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp‖ có tác động tích cực tới
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi trong dài hạn, bên cạnh đó, vốn FDI cũng chịu
tác động tích cực của chính nó thời kỳ trước trong ngắn hạn. Từ những kết quả đó, tác
giả đã đưa ra các khuyến nghị cho chính sách vĩ mô nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi trong tương lai. Nhưng đây là cơng trình nghiên cứu thu hút vốn FDI vào
nền kinh tế Việt Nam, không riêng biệt cho từng ngành đặc thù để bắt đúng nhịp xu
hướng hiện nay. Trong khi ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đang đứng đầu các
lĩnh vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam năm qua.
Theo phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả Lê Văn Thắng và Nguyễn
Lưu Bảo Đoan (2017) có bài nghiên cứu ― Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến FDI của các
tỉnh thành Việt Nam bằng mô hình kinh tế lượng khơng gian‖. Đề tài đánh giá và xem
xét khái quát những yếu tố tương quan trong không gian địa lý giữa các tỉnh thành cả
nước, cụ thể là quy mô thị trường, chất lượng lao động, khu cơng nghiệp có tác động
đến đầu tư trực tiếp nước và có tính chất xúc tác lan tỏa khỏi ranh giới địa phương.
Mặc dù bài viết có phân tích sâu mối quan hệ với từng khu vực, tỉnh thành nhưng tác
giả vẫn chưa chỉ ra rõ lợi thế từng ngành nghề theo các biến trên. Hơn nữa, số liệu thu

3


thập chỉ trong giai đoạn 2011-2014, nên chúng ta cần cập nhật mới nhất những năm
gần đây.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài, ngược lại là những bài kiểm nghiệm tác động của chính chúng
đến mơi trường kinh tế ở nước sở tại. Bài viết ―Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài và thương mại quốc tế đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam‖ của tác giả Hà Thành
Cơng (2019) là điển hình. Tác giả cũng đã mô phỏng, nghiên cứu định lượng theo thử
nghiệm quan hệ nhân quả Granger để tìm mối quan hệ giữa FDI và GDP. Trong nghiên
cứu này, ngoài biến độc lập FDI là thương mại và tích lũy tài sản cố định gộp đối với
tăng trưởng GDP, phân tích mơ hình cho thấy mối quan hệ lâu dài tồn tại giữa các biến.
Chính sách vĩ mơ đóng vai trị quan trọng trên con đường phát triển kinh tế. Tốc độ
tăng trưởng GDP phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhưng điều này chưa thể
khẳng định ngược lại là ― Vốn FDI cũng phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng GDP hay
không?‖, đi sâu vào nghiên cứu là các yếu tố tác động đến vốn FDI của từng ngành
trong nền kinh tế Việt Nam.
Ngồi những cơng trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí trong nước, nước ta
cũng có rất nhiều các bài báo nghiên cứu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi trên tạp
chí quốc tế như ― Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở cửa thương mại và các
thể chế kinh tế về tăng trưởng trong các nước đang phát triển: trường hợp Việt Nam‖
của tác giả Sử Đình Thành, Nguyễn Phúc Cảnh và Christophe Schinckus (2019). Cơng
trình này thể hiện rõ vai trò quan trọng của thể chế và độ mở kinh tế đối với FDI để
tăng trưởng, chuyển đổi nền kinh tế mới. Bằng phương pháp ước tính GMM với dữ
liệu giai đoạn 2005 – 2015, tác giả đưa ra kết luận FDI có tác động hướng vào với độ
mở thương mại, có tác động thay thế đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tác giả vẫn
chưa thể gợi ý các chính sách, chiến lược cho từng ngành trong điều kiện bối cảnh
chuyển động liên tục.
b/ Nhóm các cơng trình nghiên cứu nước ngồi
Đề tài ― Phân tích tác động các yếu tố quyết định đến đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở Campuchia: Phương pháp tiếp cận kiểm tra giới hạn ARDL‖ của Chantha Hor
4


(2016) sử dụng mơ hình tự động hồi quy chuỗi thời gian (1993 – 2014 ) để kiểm định
mối quan hệ giữa FDI với các biến ― GDP, độ mở thương mại, lực lương lao động, dự
trữ ngoại hối‖. Bài viết có đưa ra những kết luận khách quan theo từng góc độ như lực

lượng lao động có tác động tích cực đến FDI trong ngắn hạn, sau đó, lại là ảnh hưởng
tiêu cực đến FDI trong dài hạn nếu chất lượng lao động khơng cao hơn.Campuchia là
hàng xóm, láng giềng của Việt Nam, nước bạn cũng cùng nước ta bước đi qua từng
thời kỳ lịch sử Đông Dương, nên q trình phát triển đất nước có thể được coi là tương
đương. Nhưng điều ấy chỉ có thể xem ở những năm đầu của thập kỷ 80, khi Việt Nam
đã đột phá hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển xã hội hơn hẳn Campuchia trong
những năm vừa qua. Chúng ta cần phải phân tích, đánh giá chính xác môi trường đầu
tư Việt Nam của hiện tại cũng như tương lai để hoạch định đúng các chính sách, cạnh
tranh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với các nước bạn trong cộng đồng ASEAN.
Bên cạnh hàng loạt những bài nghiên cứu khoa học về các yếu tố tác động đến
vốn FDI chung của từng quốc gia, đối với riêng ngành công nghiệp CBCT, các nhà
nghiên cứu kinh tế nước ngồi đã có mối quan tâm nhất định từ rất lâu, vì đa số các
quốc gia phát triển đều đi theo con đường công nghiệp. Zulkarnain Yusop và Roslan
A.Ghaffar (1993) có bài nghiên cứu về các yếu tố tác động đến FDI trong lĩnh vực chế
biến, chế tạo tại Malaysia. Tác giả sử dụng mơ hình hồi quy đa biến với 2 phương trình
theo các biến phụ thuộc lần lượt là mức tổng tài sản cổ phần của nước ngoài, mức đầu
tư tài sản cố định của nước ngồi tại ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo. Bài viết này
phân tích khá rộng rãi với tận 8 biến độc lập: Tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tỷ lệ sản
xuất/GNP, lãi suất, tổng tài sản hệ thống ngân hàng, chi tiêu chính phủ, dự trữ ngoại
hối, lạm phát, lợi nhuận cơng ty kỳ trước. Tác giả có đưa ra kết luận lạm phát dường
như không phải là một yếu tố quyết định đáng kể đối với FDI của ngành tại Malaysia,
các yếu tố cịn lại đều là đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến FDI và cuối cùng là
khuyến nghị các chính sách ưu đãi thu hút FDI. Tuy nhiên, môi trường đầu tư kinh
doanh tại Malaysia khác biệt so với Việt Nam, trong khi dữ liệu của cơng trình là giai
đoạn 1966 – 1988. Nên chúng ta cần nghiên cứu hoàn toàn mới tại Việt Nam, mặc dù
có thể áp dụng thử các biến trong mơ hình.
5


Adejumo Akintoye Victor (2013) có nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư trực

tiếp nước ngoài và giá trị gia tăng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Nigeria giai
đoạn 1970 -2009. Theo quan điểm phát triển và công nghiệp hóa của Nigeria, cũng như
viện trợ nước ngồi nhận được dưới hình thức đầu tư tư nhân, tác giả đã nghiên cứu
theo mục đích kiểm tra tác động của sự hiện diện các công ty đa quốc gia trong việc
định hình ngành cơng nghiệp CBCT. Bài viết được trình bày theo mơ hình ARDL – kỹ
thuật tự hồi quy phân phối độ trễ, và kết quả cho rằng về dài hạn, FDI đã có tác động
tiêu cực đến ngành cơng nghiệp CBCT tại Nigeria. Mơ hình cụ thể: Giá trị gia tăng của
ngành là biến phụ thuộc, ―Tỷ lệ tăng trưởng năng suất, độ mở thương mại, nguồn lao
động, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài‖ là biến độc lập. Xây dựng mơ hình ước lượng
này, tác giả thu về các kết quả khác nhau khi trong dài hạn,

= 71%, giải thích được

khá nhiều sự biến động của biến phụ thuộc, đối với ngắn hạn

chỉ có giá trị tới 34%.

Dựa vào cơng trình nghiên cứu, ta cũng có thể học hỏi mơ hình và xem xét các yếu tố
tác động đến công nghiệp CBCT tại Việt Nam.
Rashmi Rastogi và Aparna Sawhney (2013) có đề tài nghiên cứu khá thú vị
bằng một câu hỏi: ―Điều gì thu hút FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của
Ấn Độ ?‖. Đặc biệt hơn so với các bài nghiên cứu khác, tác giả đã phân biệt ngành theo
công nghiệp nặng ô nhiễm và cơng nghiệp nhẹ ơ nhiễm, và phân tích chúng trong
những thời kỳ khác nhau. Tuy nhiên, chúng vẫn được ước tính dưới mơ hình thực
nghiệm với các biến là như nhau, đó là lượng lao động, quy mơ thị trường, tỷ lệ tăng
trưởng ngành, tiêu thụ năng lượng. Cuối cùng, tác giả nhận thấy cường độ vốn và tỷ lệ
tăng trưởng ngành là 2 yếu tố thu hút FDI của các ngành cơng nghiệp nhẹ ít ơ nhiễm,
cịn cường độ vốn và quy mô thị trường là các yếu tố thu hút FDI của ngành công
nghiệp gây ô nhiễm. Trên đây là những đánh giá yếu tố đặc trưng thu hút FDI cho từng
loại ngành công nghiệp ở Ấn Độ. Trong khi khóa luận này, ta chỉ khái quát chung cho

cả ngành công nghiệp CBCT tại Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng đến FDI của ngành.
Arne Bigsten và Mulu Gebreeyesus (2007) nghiên cứu các yếu tố quyết định
đến gia tăng doanh nghiệp chế biến, chế tạo tại Ethiopia. Nhóm tác giả đã sử dụng song
song 2 phương pháp hồi quy định lượng: OLS và GMM cùng với dữ liệu cấp công ty
6


dựa trên điều tra số lượng giai đoạn đoạn 1996 – 2003. Nhằm mục đích xác định quan
hệ giữa tăng trưởng doanh nghiệp và các thộc tính của cơng ty như quy mô, độ tuổi,
năng suất. Kết luận cho rằng: năng suất lao động, cường độ vốn ảnh hưởng tích cực
đến tăng trưởng doanh nghiệp, quy mô tỷ lệ nghịch với tăng trưởng của công ty. Điều
này ngụ ý rằng các cơng ty nhỏ hơn có tốc độ phát triển nhanh hơn các cơng ty lớn.
Bên cạnh đó, lĩnh vực này bị chi phối chủ yếu là do tốc độ đơ thị hóa, cơ sở hạ tầng,
mơi trường pháp lý.Tuy nhiên, đây chỉ là những nhận định tầm vi mô tăng trưởng của
các doanh nghiệp CBCT, nhưng các yếu tố cũng là một phần trong tầm nhìn của các
nhà đầu tư nước ngoài để đánh giá khả năng phát triển của doanh nghiệp khi đầu tư
trực tiếp tại Ethiopia. Từ đó, ta có thể mở rộng vấn đề nghiên cứu thu hút FDI vào
ngành công nghiệp CBCT khi điều chỉnh các chính sách đối nội, đối ngoại của quốc
gia. Vấn đề này sẽ được phân tích và giải quyết trong nội dung bài khóa luận dưới đây.
3. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận này phân tích, kiểm định sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt
Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài như tổng quan nền kinh tế nói chung và lĩnh
vực cơng nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng. Đầu tiên, khóa luận làm rõ hệ thống cơ sở
lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngồi và ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo
cũng như các yếu tố tác động đến việc thu hút vốn FDI vào ngành. Sau đó, đánh giá
thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng theo số liệu hiện tại, khóa luận ước tính mối quan
hệ giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của ngành và các yếu tố vĩ mơ để đề xuất các
chính sách phù hợp kịp thời, tiếp tục thu hút vốn FDI vào ngành chế biến, chế tạo trong
thời kỳ tiếp theo.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những yếu tố điển hình tác động đến vốn đầu tư trực
tiếp nước ngồi vào ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam. Đó là quy mơ
thị trường, độ mở thương mại, nguồn lực lao động, và cơ sở hạ tầng.
Phạm vi nghiên cứu là thực trạng thu hút vốn FDI vào ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo trong thời kỳ đổi mới giai đoạn 2000 – 2019. Phạm vi phân tích cũng là

7


tổng quan cả ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam, không đi sâu vào riêng
từng lĩnh vực cụ thể trong hệ thống ngành chế biến, chế tạo.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu định lượng: Khóa luận sử dụng mơ hình kinh tế lượng
ARDL để phân tích thơng tin, tác động giữa các yếu tố với nhau trên cơ sở các
số liệu thu được thông qua thống kê. Phương pháp này sẽ đưa ra kết quả dưới
dạng số học, giúp chúng ta dễ dàng ước tính được tỷ lệ tương đối giữa các biến
trong mơ hình. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra các đề xuất chính sách, định hướng
phát triển ngành.
 Phương pháp nghiên cứu định tính: Thu thập số liệu, thơng tin từ nguồn tài liệu
thứ cấp như tạp chí, báo cáo… liên quan đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối
với nền kinh tế cũng như ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Ngồi ra là thơng
tin từ các trang Websites – cổng thông tin điện tử của các cơ quan, chức năng
thuộc chính phủ, cùng các tổ chức quốc tế.
 Phương pháp thống kê, so sánh: Sử dụng các cơng cụ minh họa như bảng, biểu,
sơ đồ, hình vẽ để mơ tả dữ liệu cụ thể hóa, thể hiện rõ sự biến động của các yếu
tố hay vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chuỗi thời gian qua.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung bài khóa luận bao gồm 3 chương chính:
Chương 1: Tổng quan vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi và ngành cơng nghiệp chế biến,
chế tạo

Chương 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi trong
ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi cho ngành cơng nghiệp
chế biến, chế tạo tại Việt Nam

8


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ NGÀNH CÔNG
NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO
1.1 ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGỒI
1.1.1 Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngồi, thuật ngữ tiếng anh là Foreign direct investment –
viết tắt là FDI, đây là hình thức đầu tư phổ biến và tiềm năng nhất so với các danh mục
đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, hoặc các công cụ tài chính khác. Bởi vì các nhà đầu tư
có thể nắm quyền kiểm soát, quản lý tài sản cũng như hoạt động kinh doanh một cách
toàn diện để đạt được tối đa hóa lợi nhận trong dài hạn. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư sẽ
phải đối mặt, chấp nhận các mức độ rủi ro cao do môi trường kinh doanh giữa các quốc
gia là khác nhau. Trong khi, quan điểm về thuật ngữ FDI của mỗi tổ chức, quốc gia
cũng khác biệt.
Đầu tiên, BPM6 của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra cách hiểu: FDI là một loại
hình đầu tư xuyên biên giới, trong đó nhà đầu tư nước ngồi có quyền kiểm sốt hoặc
có ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động quản lý doanh nghiệp đặt tại một quốc gia khác.
Mặc dù, khái niệm trên đã đưa ra được quyền lợi của các nhà đầu tư, nhưng nó khơng
chỉ ra được động cơ, mục đích đầu tư rõ ràng.
Theo tổ chức thương mại thế giới (WTO), FDI có khái niệm: ―Đầu tư trực tiếp
nước ngoài xãy ra khi một nhà đầu tư có trụ sở tại một quốc gia mua một tài sản ở quốc
gia khác với mục đích quản lý tài sản đó.‖ Có thể cho rằng: Đây chỉ là một khái niệm
mơ hồ về hoạt động đầu tư nước ngồi, vì nó chỉ phân biệt qua quốc tịch của chủ đầu

tư và đưa ra quan điểm mục đích kinh doanh ngắn hạn khi mua, bán tài sản nước nhận
đầu tư.
Còn đối với tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), FDI được định nghĩa
nguyên văn trong OECD Benchmark Definition of Foreign Direct Investment ( fourth
Edition 2008) như sau: “Foreign direct investment reflects the objective of establishing
a lasting interest by a resident enterprise in one economy (direct investor) in an
enterprise (direct investment enterprise) that is resident in an economy other than that
9


of the direct investor. The lasting interest implies the existence of a long-term
relationship between the direct investor and the direct investment enterprise and a
significant degree of influence on the management of the enterprise. The direct or
indirect ownership of 10% or more of the voting power of an enterprise resident in one
economy by an investor resident in another economy is evidence of such a
relationship.” Hoặc hiểu theo khái niệm khác ngắn gọn hơn: “Đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) là loại hình đầu tư quốc tế phản ánh mục tiêu của một chủ thể cư trú trong
một nền kinh tế là thu được lợi ích lâu dài đối với doanh nghiệp cư trú trong nền kinh
tế khác.” Tuy nhiên, định nghĩa ban đầu giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về mọi
khía cạnh hơn, nắm rõ hình thức hoạt động đầu tư.
Hay hội nghị liên hiệp quốc về thương mại và phát triển ( UNCTAD) có quan
điểm: ― Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được định nghĩa là một khoản đầu tư liên
quan đến mối quan hệ lâu dài và phản ánh sự quan tâm và kiểm soát lâu dài của một
chủ thể cư trú trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc doanh
nghiệp mẹ) trong một doanh nghiệp cư trú tại một nền kinh tế không phải là nền kinh
tế của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI hoặc doanh nghiệp liên kết‖.
Hiện tại, văn bản pháp luật Việt Nam – theo luật đầu tư 2014 và luật đầu tư
2020 (61/2020/QH14, có hiệu lực từ 1/1/2021) khơng có quy định cụ thể về khái niệm
đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điều này coi như khơng phân biệt hình thức đầu tư trực
tiếp hay gián tiếp từ phía ngồi quốc tế vào Việt Nam. Tuy nhiên, luật đầu tư 2020 vẫn

nhắc tới hai khái niệm liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:
-

―Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngồi, tổ chức thành lập

theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.‖
-

―Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước

ngồi là thành viên hoặc cổ đơng.‖
Chúng ta có thể ngầm hiểu khái niệm ―Đầu tư kinh doanh‖ trong văn bản để
hiểu rõ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam. Đó là hành động bỏ vốn
đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế, đầu
tư góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp nội địa.
10


1.1.2 Đặc điểm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm các đặc điểm chính:
Thứ nhất, mục đích kỳ vọng của nhà đầu tư FDI là thu tối đa lợi ích trong dài hạn
Động lực đầu tư nước ngoài là mở rộng quy mơ kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận
cao. Các nhà đầu tư thường tìm đến các đất nước, mà họ có thể tiết kiệm tối thiểu hóa
chi phí sản xuất, chi phí nhân cơng…để nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
trên trường quốc tế. Các nhà đầu tư nhận thu nhập từ kết quả kinh doanh, mang tính
chất thu nhập doanh nghiệp, khơng phải lợi tức.
Thứ hai, FDI có mối tuơng quan với tăng trưởng kinh tế của nước nhận đầu tư
Từ việc nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, các doanh nghiệp mở rộng quy
mơ, làm tăng năng lực sản xuất cũng như tạo ra các sản phẩm mới. Tổng sản phẩm
quốc nội của nước nhận đầu tư tăng cao, thị trường nội địa ngày càng đa dạng và phát

triển. Kết quả là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế được cải thiện nhanh chóng.
Thứ ba, các nhà đầu tư là chủ sở hữu hoàn toàn vốn đầu tư hoặc tỷ lệ nhất định
tổng nguồn vốn đầu tư, nắm quyền kiểm soát và tham gia quản lý trực tiếp hoạt động
của doanh nghiệp
Hoạt động đầu tư tiến hành thông qua việc bỏ vốn thành lập tổ chức kinh tế ( sở
hữu 100% vốn), hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc mua lại vốn góp theo các mức quy
định của từng quốc gia. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư có quyền kiểm sốt điều hành và
quản lý doanh nghiệp.
Thứ tư, hoạt động đầu tư chịu sự điều tiết của các chính sách vĩ mơ của nước
nhận đầu tư cũng như quan hệ thị trường trên quy mơ tồn cầu
Các nhà đầu tư hay chủ thể kinh tế mới bắt đầu tham gia vào môi trường kinh
doanh của nước nhận đầu tư .Ngồi khía cạnh kinh tế - chính trị, vấn đề hành lang pháp
lý ln điều tiết bắt buộc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn thế, là sự ảnh
hưởng bởi mức độ quan hệ thị trường giữa các quốc gia trên toàn cầu, tác động đến
hoạt động xúc tiến thương mại của doanh nghiệp.
Thứ năm, FDI gắn liền với chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và
kinh nghiệm quản lý
11


Đầu tư nước ngồi khơng chỉ là lưu chuyển các dòng vốn FDI từ quốc gia này
tới quốc gia khác, mà nó cịn là sự chuyển giao cơng nghệ, dây chuyền sản xuất, kinh
nghiệm quản lý của các nhà đầu tư. Đây là cơ hội quý hiếm để nước nhận đầu tư có thể
tiếp cận với các cơng nghệ tiên tiến của thời đại và học hỏi các kinh nghiệm quản trị
kinh doanh.
Thứ sáu, FDI chủ yếu là hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty đa quốc gia
Doanh nghiệp FDI thường là doanh nghiệp sở hữu 100% vốn nước ngoài hoặc
là doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước. Để có đủ năng
lực kinh nghiệm tham gia vào môi trường kinh doanh quốc tế phức tạp, doanh nghiệp
FDI chủ yếu là những công ty đa quốc gia có quy mơ đủ lớn để cạnh tranh thị trường.

1.1.3 Hình thức
Về hình thức, FDI có thể được phân loại theo nhiều cách như theo động cơ của
nhà đầu tư, theo định hướng của nước nhận đầu tư, theo hình thức thâm nhập,…
Các loại hình FDI được phân loại theo động cơ của nhà đầu tư bao gồm:
-

FDI theo chiều ngang: Đây là loại hình đề cập đến việc mở rộng quy mơ sản

xuất hàng hóa cùng loại và kinh doanh mơ hình tương tự ở trong nước của doanh
nghiệp tại nước ngồi. Hình thức FDI này giúp nhà đầu tư tận dụng được lợi thế cạnh
tranh theo quy mơ và khai thác tồn bộ lợi thế độc quyền để đạt được lợi ích kỳ vọng.
-

FDI theo chiều dọc: Hình thức được đầu tư theo hai mục đích khác nhau, từ đó,

có sự hiện diện của hai liên kết: backward vertical FDI và forward vertical FDI. Cụ thể,
các nhà đầu tư muốn khai thác thị trường yếu tố đầu vào trong kinh doanh, sản xuất tại
nước ngồi như nguồn lực giá rẻ, nguồn ngun liệu thì đó là liên kết backward. Ngồi
ra, các nhà sản xuất muốn xúc tiến thương mại, khai thác các kênh phân phối tại nước
ngoài để gia nhập thị trường mới và thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, được coi là
liên kết forward.
-

FDI hỗn hợp: Là một loại hình khá phức tạp đối với các nhà đầu tư, mặc dù mục

đích của chúng được coi là chính đáng khi đầu tư đa dạng hóa ngành kinh doanh nhằm
phân tán rủi ro, thâm nhập ngành có tỷ suất lợi nhuận cao. Khi chủ đầu tư và doanh
nghiệp tiếp nhận hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Chính điều này
12



cũng là một lý do dẫn đến kết quả đầu tư trên thực tế thường khơng được như dự đốn,
vì muốn đạt lợi nhuận cao thì rủi ro cao theo nguyên lý ―High risk, high return‖.
Theo định hướng của nước nhận đầu tư, các dự án FDI được phân biệt thành:
-

FDI thay thế nhập khẩu: liên quan đến các lĩnh vực sản xuất hàng hóa mà trước

đây, nước nhận đầu tư phải nhập siêu các loại hàng này.
-

FDI gia tăng xuất khẩu: các dự án đầu tư hoạt động sản xuất giúp nước nhận đầu

tư tăng cường xuất khẩu hàng hóa và cải thiện cán cân thanh tốn.
-

FDI do chính phủ khởi xướng: chủ yếu liên quan tới các ngành sản xuất yếu

kém, các lĩnh vực khó khăn trong phát triển và thu hút vốn đầu tư nước ngoài như cơ
sở hạ tầng, nông nghiệp.
Phổ biến nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam, FDI được phân loại theo hình
thức thâm nhập: đầu tư mới (Greenfield), mua lại và sáp nhập (M&A), liên doanh
(Joint ventures). Dù là một cách phân biệt khác nhưng mục đích của chúng gần giống
như các loại hình FDI theo động cơ của các nhà đầu tư.
-

Đầu tư mới: Nhà đầu tư thiết lập hoạt động sản xuất, kinh doanh cơ sở mới tại

nước nhận đầu tư. Chủ thể kinh tế được điều hành hoạt động với số vốn 100% của chủ
đầu tư nước ngoài.

-

Mua lại và sáp nhập: Hành động mua lại cổ phần hoặc hợp nhất kinh doanh với

doanh nghiệp tại nước nhận đầu tư. Bề ngồi thơng thường được xem như là loại hình
đầu tư, nhưng chính xác hơn thì nó thường nghiêng về chiến lược thâu tóm trong kinh
doanh quốc tế của các tập đoàn đa quốc gia.
-

Liên doanh: Nhà đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp trong nước, tổ

chức chính phủ hoặc doanh nghiệp FDI khác tại nước nhận đầu tư để thành lập một
doanh nghiệp liên doanh. Loại hình này khá ưu việt khi các bên đối tác có thể hỗ trợ,
bổ sung cho nhau về mọi mặt trên thương trường.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật đầu tư (61/2020/QH14) liệt kê các hình
thức đầu tư chung cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tại điều 21 như sau:
 Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
 Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
13


 Thực hiện dự án đầu tư
 Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
 Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của chính phủ
Đầu tƣ thành lập tổ chức kinh tế: Đầu tiên, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp
ứng điều kiện tiếp cận thị trường theo luật quy định danh mục ngành, nghề đầu tư bao
gồm: Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động đầu tư, năng lực
của nhà đầu tư và đối tác tham gia. Với yêu cầu như trên, loại hình FDI có thể hạn chế
tỷ lệ sở hữu vốn của các nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập chủ thể kinh tế mới. Tuy
nhiên, đây cũng không phải là mối lo ngại quá lớn đối với các nhà đầu tư, vì họ có thể

th hoặc nhờ người đại diện khác ở địa phương nắm lượng vốn điều lệ còn lại, sau khi
nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế theo khung pháp lý quy định. Nhưng thực chất của
hoạt động đầu tư là loại hình 100% vốn FDI từ phía nước ngồi.
Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngồi phải có dự án đầu tư,
thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Về các thủ tục hành chính ,
chính phủ Việt Nam có quy định chi tiết trình tự. Hồn tất các vấn đề pháp lý, một chủ
thể kinh tế mới có tư cách pháp nhân được hình thành, doanh nghiệp bắt đầu đi vào
hoạt động sản xuất, kinh doanh dưới sự điều hành, quản lý trực tiếp của các nhà đầu tư
nước ngồi.
Đầu tƣ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vón góp: Hình thức đầu tư chính là
cơng cụ của loại hình FDI: M&A. Việc nhà đầu tư mua lại và sáp nhập cũng được quy
định tương tự như đầu tư thành lập tổ chức kinh tế trong pháp luật. Bên cạnh đó là
những quy định khắt khe về đất đai hay điều kiện bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Nhưng nhà đầu tư nước ngoài được hưởng khá nhiều thuận lợi thơng qua hình thức này
như khai thác thị trường, giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm thời gian… để dễ dàng đạt được
lợi nhuận kỳ vọng trong đầu tư. Từ đó, động cơ đầu tư được thúc đẩy, việc tăng tỷ lệ sở
hữu vốn trong doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài ngày càng được mong đợi,
chúng có thể dẫn tới một loại hình đầu tư khác như liên doanh.
Thực hiện dự án đầu tƣ: Hình thức này thường gắn liền với các nhà đầu tư
nước ngoài – đã thành lập tổ chức tại Việt Nam hoặc họ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
14


của doanh nghiệp. Nếu có dự án đầu tư, họ phải làm thủ tục thực hiện dự án theo quy
định pháp lý.
Đầu tƣ theo hình thức hợp đồng BCC: Hợp đồng BCC được định nghĩa ở
điều 3 – giải thích từ ngữ, luật đầu tư: ―Là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm
hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩn theo quy định của pháp
luật mà không thành lập tổ chức kinh tế‖, khái niệm tổng quát không thu hẹp lại các
đối tượng cụ thể trong hoạt động đầu tư. Đồng nghĩa với việc BCC có thể được ký kết

giữa các nhà đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước hoặc doanh nghiệp FDI
khác. Hình thức chỉ thực hiện dưới góc độ hợp đồng liên kết, hợp tác trong kinh doanh,
chức năng, quyền hạn do các bên thỏa thuận, nên các nhà đầu tư nước ngồi khó đảm
bảo được tính hiệu quả cao của hoạt động đầu tư.
1.1.4 Vai trị
FDI có những vị thế vai trò khác nhau trong nước nhận đầu tư so với quốc gia đi
đầu tư. Ngoài những tác động tích cực đối với nền kinh tế - xã hội, FDI có thể ảnh
hưởng tiêu cực sâu rộng trong môi trường kinh doanh của 2 bên.
a/ Đối với quốc gia nhận đầu tư
-

FDI bổ sung nguồn tài chính cho mảng đầu tư trong nước, làm nền móng cho

tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước. FDI cũng tạo ra nguồn thu thuế cho ngân
sách nhà nước khi lượng chủ thể kinh tế tăng.
-

Hoạt động đầu tư trực tiếp tạo cơng ăn việc làm tại địa phương, góp phần giải

quyết vấn đề thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động. Xu hướng khan hiếm
nguồn nhân lực đang gia tăng, lực lượng lao động có cơ hội được đào tạo kỹ năng và
tiếp thu trình độ quản lý tiên tiến.
-

FDI mở rộng quy mơ sản xuất hàng hóa, thúc đẩy hoạt động thương mại quốc

tế. Cán cân thanh toán quốc gia được cải thiện khi thu hút nhiều các ngoại tệ mạnh,
đơng thời chính sách tiền tệ ổn định.
-


FDI là kênh tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ khoa học – kỹ thuật

trong nước nhờ vào hiệu ứng lan truyền gia tăng mức độ khuếch tán công nghệ.

15


-

Thúc đẩy tính cạnh tranh trên thị trường, lan tỏa đến tính hiệu quả hoạt động

kinh doanh của các doanh nghiệp cùng ngành
b/ Đối với quốc gia đi đầu tư
-

FDI là cánh tay liên kết, thúc đẩy quan hệ ngoại giao giữa 2 nước cũng như

mức độ phụ thuộc lẫn nhau. Giúp quốc gia nâng cao sức ảnh hưởng, uy tín trên trường
quốc tế.
-

Bằng những hình thức đầu tư khác nhau, việc sử dụng vốn hiệu quả giúp nhà

đầu tư nâng cao lợi nhuận, đồng thời tổng thu nhập quốc dân được gia tăng.
-

Đầu tư ra nước ngoài khai thác các nguồn lực thị trường nhằm tận dụng lợi thế

cạnh tranh, từ đó, xây dựng và duy trì chuỗi cung ứng trong sản xuất kinh doanh ổn định.
-


Tùy vào mục đích đầu tư phục vụ hoạt động sản xuất trong nước, FDI thúc đẩy

thương mại quốc tế và bổ sung cán cân thanh toán.
-

FDI là lựa chọn ưu tiên để giảm thiểu mối đe dọa ô nhiễm môi trường trong

nước. Khi các ngành công nghiệp nặng đã và đang khai thác nguồn tài nguyên quá mức
độ, phá hoại môi trường sống.
c/ Vai trò đối với Việt Nam
Trong bối cảnh Việt Nam mới trở thành quốc gia đang phát triển từ một nước
nghèo nàn, nên trong suốt quá trình hội nhập quốc tế, nước ta đa phần là đóng vai quốc
gia nhận đầu tư. Chính điều đó đã thể hiện rõ nét tầm quan trọng của vốn đầu tư nước
ngoài đối với phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam. Theo lập luận vai trò, tác động
như trên, khu vực hay doanh nghiệp FDI luôn là một thành phần kinh tế - có nguồn tài
chính khơng tưởng, đóng góp tích cực trong nguồn vốn đầu tư phát triển tồn xã hội.
Biểu đồ (1.1) cho thấy khu vực có vốn ĐTNN có tỷ trọng ổn định trong cơ cấu
vốn phát triển xã hội và lan truyền đến sự bứt phá của thành phần kinh tế tư nhân trong
nước trong suốt thời kỳ qua. Sự biến động này đúng như kỳ vọng từ trước của mọi
nước nhận đầu tư. Cùng với đó là sự giảm sút đóng góp đáng kể của thành phần kinh tế
nhà nước trong vốn đầu tư toàn xã hội. Giai đoạn 2014 – 2019, tỷ trọng của kinh tế nhà
nước trượt dốc khá cao với bình quân giảm trên 2%/năm, như năm 2017 từ 35,7% giảm
xuống còn 31% trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Trong cùng thời kỳ, tỷ
16


×