Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

Bảo đảm quyền con người trong các quy định về quyền nhân thân của bộ luật dân sự năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.17 KB, 82 trang )

ĐẠI HỌC QC GIA THÀNH PHỊ HƠ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ - LUẬT

NGUYEN THỊ KIM NGAN

BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG
CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN NHÂN THÂN
CỦA Bộ LUẬT DÂN sự NẢM 2015
Ngành: Luật Dân sự và Tô tụng dân sự
Mã số: 8380ì03

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẦN KHOA HOC: TS. ĐOÀN THỊ PHƯƠNG DIỆP

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài “Bảo đảm quyển con người trong
các quy đinh về quyền nhân thân của Bộ luật Dân sự năm 2015” là cơng trình nghiên
cứu của riêng tơi.
Các kết quả thông tin, sổ liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực
và chưa từng được công bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.

TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Kim Ngân


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Tinh hình nghiên cứu...................................................................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................6
6. Kết cấu đề tài...............................................................................................................6
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VÈ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN NHÂN
THÂN................................................................................................................................7
1.1. Quyền con nguôi.......................................................................................................7
1.1.1. Khái niệm quyền con người...................................................................................7
1.1.2. Đặc điểm quyền con người....................................................................................8
1.1.2.1. Tính phổ biến và tính đặc thù.............................................................................8
1.1.2.2. Tính khơng thể tước bở.......................................................................................9
1.1.2.3. Tính khơng thể phân chia (khơng thể chia tách).................................................9
1.1.2.4. Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau...................................................................10
1.1.3. Cơ sở pháp lý của quyền con người.....................................................................11
1.1.3.1. Các văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng về quyền con người.........................11
1.1.3.2. Quy định cúa pháp luật Việt Nam.....................................................................14
1.2.
Quyền nhân thân..............................................................................................17
1.2.1. Khái niệm quyền nhân thân.................................................................................17
1.2.2. Các quyền nhân thân của cá nhân trong pháp luật dân sự...................................21
1.2.3. Đặc điểm quyền nhân thân...................................................................................22
1.2.4. Phân loại quyền nhân thân...................................................................................25

1.2.4.1. Dựa vào căn cứ phát sinh..................................................................................25
1.2.4.2. Dựa vào đối tượng của quyền...........................................................................26
1.2.4.3. Dựa vào thời hạn bảo vệ quyền........................................................................28
1.2.4.4. Dựa vào đặc điểm của hành vi xâm phạm........................................................29
1.2.4.5. Dựa vào phương thức bảo vệ............................................................................31
1.3. So sánh quyền con ngưòi, quyền nhân thân........................................................32
1.4. Mối liên hệ giữa quyền con người và quyền nhân thân.....................................33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................................37
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN NHÂN THÂN NHẰM
BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG Bộ LUẬT DÂN sự NĂM 2015 VÀ
MỘT SÓ KIÉN NGHỊ..................................................................................................39
2.1. Các quyền nhân thân nhằm bảo đảm các quyền dân sự của quyền con


người................................................................................................................................40
2.1.1. Các quyên nhân thân nhăm bảo đảm quyên sông, bât khả xâm phạm vê tính
mạng, sức khỏe, thân thể, danh dự và nhân phẩm.........................................................41
2.1.1.1. Quyền được đảm bảo an tồn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể......................41
2.1.1.2. Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác..........................44
2.1.1.3. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín..............................................46
2.1.2. Các quyền nhân thân nhằm bảo đảm các quyền dân sự khác của quyền con
người..............................................................................................................................49


2.1.2.1. Quyền được khai sinh, khai tử..........................................................................50
2.1.2.2. Quyền xác định dân tộc....................................................................................51
2.1.2.3. Quyền đối với quốc tịch....................................................................................52
2.1.2.4. Quyền đối với hình ảnh....................................................................................54
2.1.2.5. Quyền xác định lại giới tính.............................................................................56
2.1.2.6. Quyền bí mật đời tư..........................................................................................58

2.1.2.7............................................................................................................................ Qu
yền bất khả xâm phạm về chỗ ở....................................................................................61
2.1.2.8............................................................................................................................ Qu
yền tự do đi lại, tự do cư trú..........................................................................................62
2.1.2.9. Quyền lao động.................................................................................................64
2.2. Đe xuất, kiến nghị...................................................................................................66
2.2.1. Một số bất cập trong quy định về quyền nhân thân nhằm bảo đảm quyền con
người hiện nay...............................................................................................................66
2.2.2. Một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện quy định về quyền nhân thân nhằm bảo
đảm quyền con người....................................................................................................67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................................71
KẾT LUẬN....................................................................................................................73
DANH MỤC TAI LIẸU THAM KHAO
*______________________________________________________________....... . . . •>


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết cùa đề tài
Trong q trình hội nhập và tồn cầu hóa hiện nay, vấn đề bảo đảm quyền con
người là một trong những vấn đề được các nước trên thế giới đặc biệt quan tâm. Nó
được xem như là một trong những “thước đo” trực tiếp phản ánh trình độ phát triển của
một xã hội, một quốc gia. Quyền con người được bảo đảm một cách hiệu quả nhất khi
và chỉ khi nó được pháp luật hóa, được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật. Một
trong những lĩnh vực quan trọng của quyền con người chính là lĩnh vực dân sự, mà cụ
thể là các quyền nhân thân. Vì quyền nhân thân của chủ thể và quyền con người, tuy là
hai phạm trù khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn liền với nhau. Quy
định của pháp luật nhằm bảo đảm quyền nhân thân của chủ thế cũng đồng thời là nhằm
bảo đảm quyền con người. Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có những quy định về bảo đảm

quyền nhân thân của chủ thể như: quyền có họ, tên (Điều 26); quyền thay đổi họ (Điều
27); quyền thay đổi tên (Điều 28); quyền xác định, xác định lại dân tộc (Điều 29); quyền
được khai sinh, khai tử (Điều 30), quyền đối với quốc tịch (Điều 31); quyền của cá nhân
đối với hình ảnh (Điều 32); quyền sống, quyền được bảo đảm an tồn về tính mạng, sức
khỏe, thân thể (Điều 33); quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 34);
quyền hiến nhận mơ, bộ phận cơ thế người và hiến, lấy xác (Điều 35); quyền xác định
lại giới tính (Điều 36); quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình (Điều
38); quyền nhân thân trong hơn nhân và gia đình (Điều 39). Các quy định này đã đồng
thời bảo vệ quyền con người hay chưa? Việc bảo đảm có hiệu quả và tồn diện hay
khơng? Đây là những câu hỏi đặt ra nhằm hoàn thiện các quy định về quyền nhân thân
cúa Bộ luật Dân sự năm 2015 nhằm bảo vệ quyền nhân và quyền con người. Xuất phát
từ yêu cầu trên nên tác giả quyết định chọn đề tài: “Bảo đảm quyền con người trong các
quy định về quyền nhân thân của Bộ luật Dân sự năm 2015". Từ đó có những nhìn nhận,
đánh giá về các quy định về quyền nhân thân trong Bộ luật Dân sự năm 2015 nhằm bảo
vệ quyền con người.
2. Tình hình nghiên cứu


2

Vấn đề bảo đảm quyền con người trong các quy định về quyền nhân thân của Bộ
luật Dân sự năm 2015 là một vấn đề mới. Các cơng trình nghiên cứu chủ yếu nghiên cứu
ở phạm vi bảo đảm quyền con người, bảo đảm các quyền nhân thân ở khía cạnh riêng
của từng quyền mà chưa có cơng trình nghiên cứu về mối liên hệ trong việc bảo đảm
giữa hai quyền này. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu các nhóm cơng trình nghiên cứu
sau:
Sách chun khảo:
Nguyễn Đăng Dung, Vũ Cơng Giao, Lã Khánh Tùng (2011), Giáo trình Lý luận
và pháp luật về quyền con người, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011. Thơng qua
giáo trình, các tác giả đã tập trung phân tích và làm sáng tỏ những nội dung: tống quan

về quyền con người; khái quát về quyền con người; luật quốc tế về quyền con người; các
quyền dân sự và chính trị trong luật quốc tế; các quyền kinh tế , xã hội và vãn hóa trong
luật quốc tế; luật quốc tế về quyền của một số nhóm người dễ bị tổn thương; cơ chế bảo
vệ và thúc đẩy quyền con người; lịch sử phát triển và quan điếm, chính sách cơ bản của
Đảng, Nhà nước Việt Nam về quyền con người; pháp luật và cơ chế thực hiện, thúc đấy
quyền con người ở Việt Nam.
Đặng Dũng Chí, Hồng Văn Nghĩa (2014), Chủ nghĩa xã hội và quyền con
người, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2014. Thơng qua cuốn sách, các tác giả phần nào đã
góp phần làm sáng tở những vấn đề lý luận và thực tiễn của chú nghĩa xã hội, với nền
tảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc bảo vệ một trong
những giá trị thiêng liêng của cộng đồng nhân loại là quyền con người. Đồng thời, góp
phần khẳng định sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Bộ Tư pháp (2014), Viện Khoa học Pháp lý. Quyền con người trong hiến pháp
năm 2013: Quan điểm mới cách tiếp cận mới và các quy định mới, Bộ tu pháp, Viện
khoa học pháp lý, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2014. Nội dung của cuốn sách giới thiệu
những đổi mới về quyền con người trong Hiến pháp năm 2013, về những quyên trong
một sô lình vực cụ thê và những nhiệm vụ đặt ra trong công cuộc cải cách sắp tới.
Kỷ yếu Tọa đàm khoa học (2015), Chế định quyền nhân thân trong dự thảo Bộ
luật Dân sự sửa đổi, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Kỷ yếu tập hợp các bài viết


3

liên quan đến việc phân tích và đánh giá quyền nhân thân. Đồng thời, một số bài viết
nghiên cứu quy định quyền nhân thân liên quan đến một số chủ thể cụ thể.
PGS, TS Nguyễn Ngọc Điện chủ biên (2016), Giáo trình Luật Dân sự - Tập ì,
Nxb. Đại học Quốc gia Tp.HCM, 2016. Tác giả đề cập các vấn đề được giải quyết mang
tính tổng quan. Các vấn đề được gọi là tổng quan ở trong tập một này, theo quan điểm
của tác giả biên soạn giáo trình, bao gồm: Khái niệm và các nguyên tắc chung của pháp
luật dân sự, lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật dân sự Việt Nam, chủ thể quan

hệ pháp luật dân sự, giao dịch, đại diện, thời hạn và thời hiệu, tài sản. Tại chương 2,
phần thứ nhất, tác giả đề cập đến các vấn đề liên quan đến chủ thể là cá nhân trong pháp
luật dân sự.
Luật gia Trương Hồng Quang (2018), Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp),
Điểm mới về quyền nhăn thân của cá nhân trong Bộ luật dân sự hiện hành (năm
2015) và những tình huống thực tế, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, 2018. Tại cơng
trình này tác giả đã phân tích điểm mới về quyền nhân thân của cá nhân trong Bộ luật
dân sự năm 2015, một số tình huống thực tế về quyền nhân thân của cá nhân. Ngoài ra,
cuối cuốn sách là phần Phụ lục: Quy định về quyền nhãn thăn của cá nhân trong Bộ
luật dân sự năm 2015. Tác giả đã khái quát quy định về quyền nhân thân của cá nhân
trong Bộ luật dân sự năm 2005 và một số vấn đề đặt ra trong thực tiễn thi hành, sau đó,
phân tích, bình luận những điếm mới, nội dung đáng chú ý, đồng thời, liệt kê cụ thể các
điếm mới của chế định này trong Bộ luật dân sự năm 2015. Cuốn sách là tài liệu tham
khảo hữu ích trong việc tìm hiểu các quy định pháp luật về quyền nhân thân cùa cá
nhân. Qua đó, cung cấp cách thức sử dụng các quyền nhân thân trong thực tế cũng như
bảo đảm hiệu quả hoạt động của


các cơ quan, tơ chức có liên quan trong lĩnh vực quản lý nhà nước, bảo vệ và bảo đảm
quyền nhân thân cúa các cá nhân.
Các bài viết:
Bùi Thị Thanh Thảo (2006), Quyền nhân thân của củ nhãn đối với tính mạng,
sức khỏe, thăn thể, trong pháp luật dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ ngành Luật
Dân sự, Trường Đại học Luật, Năm 2006. Luận văn trình bày cơ sở lý luận về quyền
nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể. Nghiên cứu nội dung của
pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành về các quyền nhân thân của cá nhân đối với tính
mạng, sức khoẻ, thân thể; đó là các quyền được đảm bảo an tồn về tính mạng, sức
khoẻ, thân thể; Quyền hiến bộ phận cơ thể, hiến xác sau khi chết, quyền nhận bộ phận
cơ thể và Quyền xác định lại giới tính. Tìm hiếu việc bảo vệ quyền nhân thân của các cá
nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể bằng pháp luật dân sự ớ nước ta trong giai

đoạn hiện nay.
TS. Bùi Đăng Hiếu (2009) - Trường Đại học Luật Hà Nội, Khái niệm và phân
loại quyền nhân thân, Tạp chí Luật học, số 07/2009. Tại cơng trình này tác giả đưa ra
quan điếm về khái niệm quyền nhân thân nên được mở rộng không những gắn với cá
nhân mà với cả các chủ thể khác. Ngoài đặc điểm được nêu tại Điều 24 Bộ luật Dân sự
2005, tác giả đưa ra quan điểm cũng nên bổ sung thêm một số đặc điểm như: gắn liền
với giá trị tinh thần, không định giá được... để phân biệt quyền nhân thân với các quyền
dân sự khác. Từ đó tác giả xây dựng khái niệm quyền nhân thân. Tác giả đã phân tích
các đặc điểm của quyền nhân thân và đưa các phân loại quyền nhân thân dựa trên căn cứ
phát sinh mà các quyền nhân thân, chú thể mang quyền, đối tượng cúa quyền, thời hạn
bảo hộ, đặc điểm của hành vi xâm phạm, phương thức bảo vệ.
Một sổ vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền con người, quyền công dân ở
Việt Nam, bài viết là sản phẩm nghiên cứu của Đề tài khoa học cấp Bộ về “Tăng cường
vai trò cua thiết chế truyền thông trong bảo vệ quyền con người và quyền công dân ở
Việt Nam Bài viết đã đưa ra cơ chế bảo vệ, thực hiện và thúc đây quyên con người ở
Việt Nam và những khó khăn và thách thức trong việc thực hiện cơ chế bảo vệ quyền
con người ở Việt Nam. Từ đó, bài viết đưa ra quan điềm việc Nhà nước tiếp tục cải thiện
khuôn khồ pháp luật đề bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Bên cạnh đó, bài viết


cũng đưa ra giải pháp của các cơ quan nhà trong việc bảo vệ quyền con người.
Trần Thị Thu Hằng (2014), Quyền cá nhãn đối với hĩnh ảnh theo pháp luật
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Năm 2014.
Luận văn nghiên cứu, làm rõ việc bảo đảm quyền của cá nhân đối với hình ảnh, cũng
như nghiên cứu những thực trạng và đề ra các giải pháp bảo vệ quyền cá nhân đối với
hình ảnh trong bối cảnh hội nhập và phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam hiện nay.
Các đề tài nói trên có sự nghiên cứu đến việc bảo đảm quyền con người, quyền
nhân thân với nhiều góc độ khác nhau ở Việt Nam hiện nay, nhưng những đề tài này chỉ
dừng lại ở góc độ nghiên cứu về bảo đảm một trong hai quyền trên trong pháp luật hiện
nay chứ chưa nghiên cứu sâu về mối quan hệ trong việc bảo đảm quyền con người,

quyền nhân thân trong pháp luật hiện hành, đặc biệt là trong Bộ luật Dân sự năm 2015.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu, làm rõ những quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về quyền nhân
thân và mối liên hệ giữa quyền nhân thân và quyền con người. Từ đó, chứng minh về
mối quan hệ của những quy định về bảo đảm quyền nhân thân và việc bảo đám quyền
con người trong quy định của pháp luật dân sự hiện nay. Đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện quy định về quyền nhân thân để bảo đám quyền con người trong luật dân sự
hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam hiện
hành, mà cụ thể là quy định về quyền nhân thân, quyền con người. Đề tài giới hạn phạm
vi nghiên cứu ở pháp luật dân sự Việt Nam mà cụ thế là Bộ luật Dân sự năm 2015 vê
quyên nhân thân và các văn bản pháp luật ghi nhận vê quyên con người trong pháp luật
Việt Nam hiện nay. Đe tài không nhắm đến nghiên cứu so sánh quy định về quyền con
người, quyền nhân thân với pháp luật cùa các nước. Đề tài giới hạn nghiên cứu vấn đề
quy định của pháp luật về quyền nhân thân nhằm bảo đảm thực hiện quyền con người.
5. Phuong pháp nghiên cứu
Đế nghiên cứu có hiệu quả đề tài, tác giả sử dụng phương pháp các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như sau:


Trong chương 1 và 2, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so sánh để chứng
minh về mối liên hệ giữa quyền con người và quyền nhân thân, chứng minh các quy
định của quyền nhân thân là nhằm đảm bảo quyền con người.
Phương pháp phân tích, tổng hợp làm sáng tở về những quy định cùa quyền nhân
thân nhằm bảo đảm quyền con người. Từ đó, có cái nhìn tổng quát và toàn diện hơn để
đánh giá thực trạng các quy định của quyền nhân thân trong việc bảo đảm quyền con
người. Đề ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về quyền nhân thân trong
Bộ luật Dân sự năm 2015 để bảo đảm quyền con người.
6. Kết cấu đề tài

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN
NHÂN THÂN
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÈ QUYỀN NHÂN THÂN
NHẢM BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG Bộ LUẬT DÂN SỤ NĂM 2015
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ


CHUÔNG 1.
LÝ LUẬN CHUNG VÈ QUYÈN CON NGƯỜI, QUYỀN NHÂN THÂN
1.1. Quyền con người
1.1.1.

Khái niệm quyền con người

Hiện nay, quyền con người là một trong những vấn đề được thế giới đặc biệt
quan tâm, được xem là một trong những tiêu chuẩn đánh giá sự phát triền của một quốc
gia. Trong tiếng Anh, khái niệm quyền con người được dùng với thuật ngữ “human
rights”, tiếng Việt có nghĩa là “quyền con người” hoặc theo Hán - Việt thì được hiểu là
“nhân quyền”. Theo Từ điến Tiếng Việt, có cách hiểu đồng nhất “nhân quyền” chính là
“quyền con người”2.
Tính đến nay, có gần 50 khái niệm khác nhau về quyền con người đã được công
bố3. Trong lịch sử, các học giả theo học thuyết quyền tự nhiên định nghĩa quyền con
người như sau: “Ổựyén con người là những quyền cơ bản, khơng thê tước bó mà một
người vốn được thừa hưởng đơn giản vĩ họ là con người” 4. Ớ phương diện quốc tế, Văn
phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc đưa ra khái về quyền con người như sau: “Quyền con
người là những bảo đàm pháp lý tồn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm
chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tốn hại đến nhân phàm, nhũng sự
được phép và tự do cơ bàn của con người”5.
Tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm quyền con người, nhưng nhìn
chung khái niệm quyền con người được xác định dựa trên hai phương diện là giá trị đạo

đức và giá trị pháp luật. Ớ phương diện giá trị đạo đức thì quyền con người được hiêu là
những giá trị của xã hội, mà những giá trị này là những giá trị cơ bản và sẵn có trong
mỗi xã hội cúa con người như quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc... Ớ
2Hoàng Phê (Chù biên) - Nxb. Đà Nằng, Trung tâm Từ điển học 1996, tr.688
3Nguyền Đãng Dung, Vù Cơng Giao, Là Khánh Tùng (2011), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền
con người, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011, tr. 37
4 />5OHCHR, Freequently Asked Questions on a Human Rights-based Approach to Development
Cooperation, New York and Geneva, 2006, tr. 1.


phương diện giá trị pháp lý, những quyền tự nhiên này phải được pháp lý hoá, phải
được quy định cụ thể trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Có thể thấy, mỗi
quan điểm, mồi cách tiếp cận có cách nhìn nhận khác nhau về khái niệm quyền con
người, tuy nhiên, ở góc độ nào hay cấp độ nào thì quyền con người cũng được xác định
như là chuẩn mực được kết tinh từ những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, áp dụng
cho tất cả mọi người6.
Từ những khái niệm tác giả tiếp cận khái niệm quyền con người như sau: Quyền
con người là những quyền xuất phát từ những quyền tự nhiên của con người trong xã
hội, là khả năng, cách xử sự của tất cả mọi người được pháp luật ghi nhận, tôn trọng và
bảo vệ, bảo đảm.
1.1.2.

Đặc điểm quyền con người

1.1.2.1. Tính phổ biến và tính đặc thù
Tính phổ biến của quyền con người được thể hiện ở chồ quyền con người là
những gì thuộc về bẩm sinh tự nhiên, vốn có của con người. Quyền con người được áp
dụng bình đẳng, phổ biến cho mọi chù thể, chủ yếu là các cá nhân mà khơng hạn chế
hay có sự phân biệt đối xử về giai cấp, giới tính, tơn giáo, chủng tộc, văn hóa, vùng
miền... Tính phổ biến của quyền con người được được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi

cá nhân trên thế giới, không phụ thuộc vào biên giới quốc gia hay lãnh thố nào đó. Tuy
nhiên, mức độ hưởng thụ các quyền của chủ thể quyền con người là khơng như nhau,
khơng chia đều. Tính phồ biến của quyền con người đã được công nhận trong Hiến
chương Liên Hợp Quốc, Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hợp Quốc và một số công ước
quốc tế về quyền con người.

6Bộ Tư pháp, Vụ Phô biến, giáo dục phấp luật, Một số kiến thức pháp luật về quyền con người dành cho
giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, môn Pháp luật, tập 1 Quyền dân sự và chính trị, tr. 10.


Bên cạnh tính phơ biên, cộng đơng qc tê cịn thừa nhận qun con người cịn
mang tính đặc thù. Tun bố Viên và Chương trình hành động 1993 đã khẳng định: “Tất
cả các quyền con người đều mang tính phơ biến, không thê chia cắt, phụ thuộc và liên
quan đến nhau. Cộng đồng quốc tế phải đổi xử với các quyền con người trên phạm vi
tồn cầu một cách cơng bằng, với cùng một nền tảng và coi trọng như nhau. Trong khi
phải luôn ghi nhớ tầm quan trọng của tính đặc thù về dân tộc, khu vực cũng như bối
cảnh khác nhau về lịch sử, văn hố và tơn giáo; các quốc gia, khơng phân biệt hệ thống
chính trị, kinh tế, văn hố, có nghĩa vụ thúc đẩy và bảo vệ tất cả các quyền và tự do cơ
bàn của con người ”7.
ỉ. 1.2.2. Tính khơng thể tước bỏ
Quyền con người là quyền tự nhiên của con người vì vậy không thế bị tước đoạt
hay hạn chế một cách tùy tiện bởi ý chí chủ quan của bất kỳ chủ thể nào, kể cả Nhà
nước. Tuy nhiên, xét về thực tế không phải tất cả quyền con người đều là quyền tuyệt
đối, bất khả xâm phạm. Là một cá thể trong cộng đồng nhân loại, mọi người cần phải
tôn trọng quyền của nhau, không được can thiệp hay xâm hại đến quyền của các chủ thể
khác khi quyền của họ đang được nhà nước bảo vệ bằng pháp luật. Đối với một số
trường hợp đặc biệt, các chủ thế có quyền xâm hại đến quyền của các chủ thế khác ở
mức nghiêm trọng theo quy định của pháp luật thì nhà nước sẽ can thiệp và xử lý.
ĩ.1.2.3. Tính không thể phân chia (không thể chia tách)
Quyền con người mang tính khơng thể phân chia xuất phát từ quan điểm cho

rằng mọi quyền đều có giá trị ngang nhau, khơng quyền nào có thể được coi trọng hay
lớn hơn quyền nào. Các nhóm quyền khơng q đặt cao hay coi nhẹ quyền nào, mọi
quyền đều được bảo vệ. Trong mọi trường hợp, quyền con người bị hạn chế hay bị tước
bỏ dù ở mức độ nào cũng đêu có sự tác động tiêu cực đên sự phát triên toàn diện của
con người.
Cũng như tính khơng thể tước bỏ, tính chất không thể phân chia về quyền con
người không phải là sự tuyệt đối dành cho mọi người ở cấp độ như nhau. Trong từng sự
việc cụ thế, trong một hồn cánh nhất định thì cần có sự cân nhắc, xem xét, thậm chí ưu
7Đoạn 1.5, Tuyên bố Viên và Chương trình hành động, 1993, được thơng qua tại Hội nghị thế giới về
quyền con người lần thứ hai, họp tại Viên (Áo) ngày 25/6/1993.


tiên việc thực hiện một số quyền trước khi thực hiện hay đảm bảo các quyền khác.
Chẳng hạn, khi con người đang trong hồn cảnh nghèo khổ, khốn khó, đói khát thì
quyền được ưu tiên cấp bách là quyền được cung cấp về nhu yểu phẩm cần thiết như
gạo, nước, lương thực, thực phẩm...; nếu đang bị dịch bệnh, ốm đau thì quyền được ưu
tiên là khám, chừa bệnh, thuốc men...; nếu khơng biết chữ thì cần ưu tiên được đến
trường... Hoặc đối với nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ, người
tàn tật... thì họ cần ưu tiên quan tâm, chăm sóc nhiều hơn những chủ thể thơng thường
khác.
1.1.2.4. Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau
Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau của quyền con người được thể hiện ở cơ chế
bảo vệ, sự đàm bảo các quyền con người thông qua việc bảo vệ tất cả hay một phần
quyền nhất định. Một phần hay toàn bộ các quyền này thường nằm trong mối liên hệ
phụ thuộc và tác động lẫn nhau, ràng buộc, ảnh hưởng đến nhau. Sự ảnh hưởng hay tác
động đó thường có cả hai mặt, tích cực và tiêu cực. Do đó, một quyền nào đó bị vi phạm
hoặc khơng được đảm bảo thì ít hay nhiều sẽ tác động tiêu cực đến việc bảo đảm và bảo
vệ các quyền còn lại. Ngược lại, quyền con người được bảo vệ và bảo đảm tốt ở một
hoặc một số quyền nào đó sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tích cực đến việc bảo đảm
các quyền khác. Ví dụ, quyền chính trị (thơng qua việc bầu cử, ứng cử) chỉ có thể được

đảm bảo thực hiện trên thực tế khi các nhóm quyền khác được đảm bảo như quyền:
được giáo dục, quyền khám, chữa bệnh vì nếu cử tri khơng biết chữ hoặc sức khỏe
khơng đảm bảo thì rất khó thực hiện được quyền chính trị của mình.


1.1.3.

Co' sỏ'pháp lý của quyên con người

Quyền con người lần đầu tiên được ghi nhận trong luật quốc tế từ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai. Trước những thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ hai gây ra,
quyền con người được xem là một hệ thống các tiêu chuẩn của pháp luật quốc gia, buộc
các quốc gia phải tôn trọng và bảo vệ.
1.1.3.1. Các văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng về quyền con người
1.1.3.1.1. Hiến chương Liên Hợp Quốc
Hiến chương Liên Hợp Quốc là văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng làm cơ sở
thành lập ra Liên Hợp Quốc, một tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay. Đồng thời, ghi
nhận, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên phạm vi toàn cầu. Điều 3, Hiến chương
kêu gọi các quốc gia “thúc đẩy và khuyển khích sự tơn trọng quyền con người”.1
Thực hiện mục đích này, tại Điều 68, Hiến chương quy định Liên Họp Quốc ủy
quyền cho Hội đồng Kinh tế, Xã hội thành lập các ủy ban chun mơn trong đó có ủy
ban Nhân quyền (từ năm 2006 được thay thế bằng Hội đồng Nhân quyền).
1.1.3.1.2. Bộ luật Nhân quyền quốc tế
Bộ Luật Nhân quyền quốc tế (hoặc Luật nhân quyền quốc tế) bao gồm chuồi các
nguyên tắc, chuẩn mực và hệ thống cơ chế giám sát nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội
phát sinh trong lĩnh vực nhân quyền. Luật Nhân quyền quốc tế là một bộ phận của luật
quốc tế nên có những dấu hiệu của luật quốc tế hiện nay. Chủ thể của luật nhân quyền
quốc tế bao gồm các quốc gia có chủ quyền, đại diện các dân tộc đang đấu tranh giành
quyền tự quyết, các tổ chức liên chính phù; các quốc gia tự thỏa thuận xây dựng và tự
nguyện thực hiện. Đe có cơng cụ thực hiện và bảo đảm quyền con người trên phạm vi

toàn cầu, với sự nồ lực của Liên Họp Quốc, các điều ước quốc tế về quyền con người
được ra đời. Theo nội dung cùa Luật Nhân quyền quốc

7
Điều 3, Hiến chương Liên Hợp Quốc. tê, quyên con người rât đa dạng bao trùm lên
nhiêu lĩnh vực của đời sông xã hội và đều là những quyền cơ bản. Bộ luật quốc tế về
quyền con người là văn kiện pháp lý cụ thể, ghi nhận chính thức về quyền con người
trên phạm vi tồn cầu bao gồm:
+ Tun ngơn quốc tế về quyền con người năm 1948 (sau đây gọi tắt là UDHR);


Văn kiện này bao gồm 30 điều, quy định cơ bàn toàn diện về quyền của con
người trên phạm vi tồn cầu, quyền con người là quyền bình đẳng và “bất khả chuyển
nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, cơng lý
và hồ bình thế giới”8. Hiến chương quy định về thẩm quyền của Đại Hội Đồng Liên
Hợp Quốc đã chính thức “Cơng bố bàn Tun Ngơn Quốc Tế Nhân Quyền này như một
tiêu chuấn thực hiện chung cho tất cả các dân tộc và quốc gia, sao cho mồi cá nhân và
đồn thế xã hội ln nhớ tới bản tuyên ngôn này, nồ lực phát huy sự tôn trọng các quyền
tự do này bằng học vấn và giáo dục, và bằng những biện pháp lũy tiến trên bình diện
quốc gia và quốc tế, bảo đảm sự thừa nhận và thực thi trên toàn cầu các quyền tự do này
cho các dân tộc thuộc các quốc gia hội viên hay thuộc các lãnh thổ bị giám hộ”9.
Các quyền cơ bản trong Tuyên ngôn nhân quyền thế giới bao gồm: Quyền tự do
và bình đẳng về nhân phẩm (Điều 1); Quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân
(Điều 3); Quyền không bị cưỡng bức làm nô lệ hay nơ dịch (Điều 4); Quyền khơng phải
chịu cực hình, tra tấn hay bị những hình phạt hoặc những đổi xử tàn ác, vô nhân đạo,
làm hạ thấp nhân phẩm (Điều 5); Quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 7Ỵ, Quyền
khơng bị bắt giữ, giam cầm hay bị lưu đầy một cách độc đoán (Điều 9); Quyền được đời
sống riêng tư, gia đình, nhà ở, hay thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hay thanh
danh của mình; Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ (Điều 12); Quyền tự do
tơn giáo hay tín ngưỡng (Điều 18); Quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan diêm (Điêu

19); Quyên an ninh xã hội, quyên vê kinh tế, xã hội và văn hóa, cần thiết cho nhân phẩm
(Điều 22); Quyền làm việc, quyền tự do chọn việc làm, quyền được hưởng các điều kiện
làm việc chính đáng và thuận lợi đối với công việc, và quyền được bảo vệ chống thất
nghiệp; Quyền hưởng thù lao một cách công bằng và thích hợp, quyền thành lập và
tham gia vào các nghiệp đồn (Điều 23); Quyền nghỉ ngơi và giải trí, kể cả việc hạn chế
hợp lý số giờ làm việc và các ngày nghỉ định kỳ có trả lương (Điều 24); Quyền được
hưởng một mức sống phù hợp với sức khỏe và sự no ấm cho bản thân và gia đình bao
gồm: thực phẩm, quần áo, nhà ở, y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, quyền an sinh
trong lúc thất nghiệp, đau ốm, tàn tật, góa bụa, tuồi già hay các tình huống thiếu thốn
8Lời nói đâu Tun ngơn nhân qun thê giới năm 1948.
9Lời nói đầu Tuyên ngôn nhân quyền thế giới năm 1948.


khác do các hồn cảnh ngồi khả năng kiểm sốt của mình; bà mẹ và trẻ con phải được
hưởng sự chăm sóc và trợ giúp đặc biệt (Điều 25); Quyền được giáo dục (Điều 26);
Quyền tự do tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng, thướng thức các bộ mơn nghệ thuật,
và cùng chia sẻ các tiến bộ khoa học cũng như các lợi ích của khoa học (Điều 27);
Quyền đòi hỏi được sống trong một trật tự xã hội và trật tự quốc tế (Điều 28).
+ Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (sau đây gọi tắt là
ICCPR);
Công ước Quốc tế về các quyền dân sự, chính trị 1966 (ICCPR) là văn kiện pháp
lý được thông qua và đề ngỏ cho các quốc gia ký, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị
quyết số 2200 (XXI) ngày 16/12/1966 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Văn kiện này
có hiệu lực ngày 23/3/1976 gồm 6 phần với 53 điều. Nội dung công ước nêu tổng quan
các quyền dân sự và chính trị cơ bản của con người. Cụ thể, các bên tham gia ký kết sẽ
phải tơn trọng các quyền dân sự và chính trị của từng cá nhân, bao gồm quyền sổng,
quyền tự do, quyền an toàn cá nhân, quyền được đổi xử nhân đạo, quyền bình đẳng
trước tịa và trước cơ quan tài phán.
+ Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 (sau đây
gọi tắt là ICESCR);



Công ước Quôc tê vê quyên kinh tê, xã hội và văn hóa 1966 (ICESCR) gơm 5
phần với 31 điều đã được thông qua và đề ngỏ cho các nước ký, phê chuẩn và gia nhập
theo Nghị quyết số 2200A (XXI) ngày 16/12/1966 của Đại hội đồng Liên Họp Quốc.
Công ước này có hiệu lực từ ngày 3/01/1976 và Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982. Nội
dung của ICESCR quy định về quyền tự quyết của mồi dân tộc, quyền định đoạt các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và của cải của mình; quyền được hưởng những điều kiện
làm việc cơng bằng và thuận lợi; quyền được hưởng an sinh xã hội, kể cả bảo hiểm xã
hội; quyền được có một mức sống thích đáng cho bản thân và gia đình mình; quyền
được tham gia vào đời sổng văn hoá; quyền được hưởng các lợi ích của tiến bộ khoa học
và các ứng dụng cứa nó.
Ngồi ra, cịn có các nghị định thư bổ sung cho Công ước quốc tế về các quyền
dân sự, chính trị và Cơng ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và một số
công ước cốt lõi khác.
1.1.3.2. Quy định của pháp luật Việt Nam
Trong Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 12/7/1992, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã
khẳng định: “Quyền con người là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài qua các thời đại
của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới và cũng là thành quá của
cuộc đấu tranh của loài người làm chủ thiên nhiên; qua đó, quyền con người trở thành
giá trị chung cua nhân loại”.
Khẳng định “con người là trung tâm của chiến lược phát triển. Tôn trọng và bảo
vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và
quyền làm chủ của nhân dân”, Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) cũng đồng thời xác định: “Nhà nước
tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát
triến tự do của mỗi người. Quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và pháp luật quy
định. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Nhân dân thực hiện quyền
làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức
dân chú trực tiếp, dân chú đại diện”.

Thứ nhât, Hiên pháp năm 2013. Hiên pháp là đạo luật cơ bản, quan trọng nhất


của hệ thống pháp luật, quy định khái quát hóa về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội, tồ chức quyền lực Nhà nước, tố chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước; quy định
về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân trong mối quan hệ với Nhà nước. Hiến
pháp cũng là công cụ quan trọng nhất để bảo vệ hệ thống chính trị, báo đảm quyền con
người, quyền công dân. Trong lịch sử lập Hiến ở Việt Nam, chế định quyền con người,
quyền và nghĩa vụ của cơng dân ln giữ vị trí quan trọng hàng đầu của Hiến pháp.
Hiến pháp năm 1946, tại Chương 11 có 16 điều quy định “quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân”. Hiến pháp năm 1959 tại Chương III có 21 điều quy định về “quyền lợi và
nghĩa vụ cơ bản cúa công dân”. Hiến pháp năm 1980, tại Chương V có 29 điều quy định
“quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Hiến pháp năm 1992 (và Hiến pháp năm
1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001) tại Chương V có 34 điều quy định “quyền và
nghĩa vụ cơ bản cua công dân”. Trong Hiến pháp lần này đã quy định việc bảo vệ quyền
con người thành nguyên tắc hiến định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể
hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật” (Điều 50). Đến
Hiến pháp năm 2013, có 120 điều quy định về “quyền con người, quyền và nghĩa vụ của
công dân” nằm ở nhiều chương khác nhau, trong đó riêng ở Chương 2 có 36 điều quy
định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân. Theo đánh giá chung, Hiến
pháp năm 2013 có một bước tiến quan trọng, trên cơ sở kế thừa các bản hiến pháp trước
đó, đồng thời cụ thể hóa đường lối, quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
bổ sung một số quyền con người, nghĩa vụ cơ bản của công dân mang tính thực tế hơn;
quy định một cách đầy đủ, thiết thực và toàn diện hơn hệ thống quyền con người, quyền
công dân phù hợp với chuẩn mực quốc tế về quyền con người và thực tiền Việt Nam
hiện nay.
Qua các lần sửa đồi, kế thừa và phát huy tinh thần của các Hiến pháp trước, Điều
2, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chú nghĩa Việt Nam
là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cúa Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. 2.

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực Nhà
nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp


nơng dân và đội ngũ trí thức. 3. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng,
phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp”.
Đáng chú ý, Hiến pháp 2013 đã dành cả một chương (Chương II: Quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân) đế quy định cụ thể và tồn diện hơn các
quyền cúa con người; quyền và nghĩa vụ cơ bản cùa công dân (từ Điều 14 đến Điều 49).
Điều 14 Hiến pháp 2013 khẳng định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các
quyền con người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được
cơng nhận, tơn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Quy định này thể
hiện sự phát triển quan trọng về nhận thức và tư duy trong việc ghi nhận quyền con
người, quyền công dân trong Hiến pháp.
Ngồi ra, quyền con người khơng chi đề cập ở Chương 11 mà ở nhiều chương
khác như chương về Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân, Tịa án nhân dân. Cụ thể:
Chính phủ bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền
cơng dân (Khốn 6 Điều 96); Viện Kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo
vệ quyền con người, quyền công dân (Khoản 3 Điều 107); Tịa án nhân dân có nhiệm vụ
bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân (Khoản 3 Điều 102). Như vậy,
bộ máy Nhà nước được lập ra để bảo vệ quyền con người. Cách tiếp cận quyền con
người này thể hiện sự kế thừa và tiếp thu quan điểm tiến bộ của các nước trên thế giới.
Thứ hai, hệ thống các văn bản luật được ban hành cụ thê hóa các quyền con
người quyền cơng dân trong Hiến pháp. Để kịp thời cụ thể hóa các quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013 nhiều
văn bản luật đã được sửa đồi, bổ sung và ban hành gồm: Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ
luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đồi, bổ sung năm 2017),
Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Hôn nhân và Gia
đinh năm 2014, Luật Tô tụng Hành chính năm 2015... Ngồi các văn bản luật cơ bản

nêu trên, vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân còn được quy định cụ thế
trong nhiều văn bản pháp quy dưới luật hướng dẫn thi hành văn bản luật và nhiều văn
bản luật chuyên biệt liên quan đến các nhóm quyền con người, quyền cơng dân đặc thù


như: Luật Trẻ em năm 2016, Luật Bình đẳng giới năm 2006, Luật Người cao tuổi năm
2009, Luật Người khuyết tật năm 2010, Luật Thanh niên năm 2005...
1.2. Quyền nhân thân
1.2.1.

Khái niệm quyền nhãn thân

Quyền nhân thân với tư cách là một thuật ngừ pháp lý lần đầu tiên được nhắc
đến trong Bộ luật Dân sự năm 1995. Thuật ngừ này ra đời và có ý nghĩa là cơ sở pháp lý
đề bào vệ cho một cá nhân tồn tại với tư cách là một thực thể, một chủ thể độc lập trong
cộng đồng. Thơng qua việc cụ thể hố các quy định của Hiến pháp năm 1992 về quyền
con người về dân sự, Bộ luật Dân sự năm 1995 xác định quyền nhân thân là quyền dân
sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác. Khái niệm này được xem là một bước đổi mới quan trọng
trong tư duy, nhận thức của các nhà làm luật ở Việt Nam, có ý nghĩa đặt cơ sở, nền
móng cho sự phát triển quy định về quyền nhân thân trong hệ thống pháp luật dân sự
Việt Nam.
Quan điểm thứ nhất: tiếp cận quyền nhân thân dưới hai góc độ là góc độ chủ thể
và góc độ khách thế. Theo đó:
Dưới góc độ chủ thể, quyền nhân thân về dân sự được hiểu là những quyền con
người về dân sự gắn liền với mỗi cá nhân được thụ hưởng với tư cách là thành viên của
cộng đồng kề từ thời điếm người đó được sinh ra. Bằng các quyền đó, mồi cá nhân được
khẳng định địa vị pháp lý của mình trong giao lưu dân sự, do đó mỗi cá nhân đều có
quyền nhân thân riêng và quyền này khơng thể chuyển giao cho người khác, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác. Theo cách hiểu này, quyền nhân thân chính là một

trong những quyền con người mà cá nhân đó được tồn qun hưởng và tồn qun tự
định đoạt, có mơi quan hệ hữu cơ với mơi cá nhân kê từ thời điểm cá nhân đó được sinh
ra và gắn liền với cá nhân trong suốt cuộc đời.
Dưới góc độ khách thể, quyền nhân thân về dân sự của cá nhân được hiểu là chế
định pháp luật bao gồm các quy định của pháp luật về các quyền dân sự gắn liền với
mồi cá nhân để bảo đảm địa vị pháp lý cho mọi cá nhân, là cơ sở pháp lý đế cá nhân
thực hiện các quyền con người về dân sự trong sự bảo hộ của nhà nước và pháp luật.


Theo cách hiểu này, quyền nhân thân chính là các điều luật quy định về quyền dân sự
gắn liền với mồi cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để cá nhân thực hiện các quyền đó và được
bảo vệ quyền khi có hành vi xâm phạm xảy ra.
Với việc tiếp cận khái niệm theo cách này có ý nghĩa cơ bản làm rõ nội hàm
quyền nhân thân ở hai góc độ khác nhau nhưng lại có một hạn chế lớn do sự tách biệt
hai yếu tố chủ thể và khách thể của quyền nhân thân, dần đến định nghĩa quyền nhân
thân khơng có tính hệ thống, bao qt và tồn diện.
Quan điểm thứ hai: cho rằng chi những giá trị nhân thân được pháp luật ghi nhận
mới được xem là quyền nhân thân, cịn những giá trị nhân thân khơng được ghi nhận thì
sẽ khơng được xem là quyền nhân thân. Quan điếm này có một hạn chế lớn đó là chưa
xác định được quyền nhân thân chính là quyền dân sự. Mặt khác, với cách nhìn nhận chỉ
những giá trị nhân thân được pháp luật ghi nhận mới được coi là quyền nhân thân, định
nghĩa này đã vơ hình chung thu hẹp phạm vi quyền nhân thân của con người.
Quan điểm thứ ba: cho rằng quyền nhân thân là quyền dân sự chủ quan gắn liền
với cá nhân do nhà nước quy định cho mồi cá nhân và các cá nhân không thể chuyển
giao quyền này cho người khác. So với hai quan điểm trên, quan điểm này được xem là
đầy đủ và toàn diện hơn khi nêu được các thuộc tính của quyền nhân thân như: là quyền
dân sự, gắn liền với cá nhân, được nhà nước quy định và không thể chuyển giao, đồng
thời, khắc phục được hạn chế mà quan điểm thứ hai mắc phải.
Quan điềm thứ tư: nhìn nhận quyền nhân thân theo hai vấn đề, đó là quyền dân
sự gắn liền với mồi cá nhân và không thể chuyển giao cho người khác. Quan điêm này

đã được chuyên hóa vào nội dung quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015.
Giáo trình của Trường Đại học Luật Hà Nội quan niệm: “Quyền nhân thân như là
một bộ phận cấu thành của quyền con người: như danh dự, nhân phẩm, uy tín, tên gọi,
quốc tịch, hình ảnh, bí mật đời tư... về ngun tắc chung, các quyền nhân thân luôn gắn
với chủ thể và không thể dịch chuyển được trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” 10
11

.
10Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trĩnh Luật Dân sự Việt Nam, Tập I, Nxb. Công an nhân dân, Hà

Nội, 2006, tr.69.
11Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Phần chung), Nxb. Đại học


Quan niệm này coi quyền nhân thân có bản chất là quyền con người. Và quyền
nhân thân có các đặc điểm là luôn gắn với chủ thể và không thể chuyển giao. Không
khẳng định bàn chất cúa quyền nhân thân, nhưng đồng quan điểm với giáo trình của
Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội lý
giải: “Quan hệ nhân thân là những quan hệ xã hội phát sinh từ một giá trị tinh thần như
danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân... Vì vậy, nó khơng mang tính giá trị, khơng tính
được thành tiền và do đó, nó khơng là đối tượng để trao đối, chuyển dịch từ chủ thể của
các giá trị đó sang các chủ thề khác. Vì vậy, trong luật dân sự, quan hệ nhân thân được
xem là một loại quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối”".
Tuy nhiên tính tuyệt đối của quan hệ này theo nghĩa của luật dân sự phải được
hiểu là: chú thể cúa quyền dân sự (cụ thể ở đây là chú thể cúa quyền nhân thân) được
xác định; còn chủ thể của nghĩa vụ khơng xác định. Khi có sự xâm phạm quyền nhân
thân, có thể phát sinh ra một quan hệ pháp luật dân sự tương đối mà trong đó chủ thể
của quyền và chú thể của nghĩa vụ đều xác định. Và cần hiểu giá trị tinh thần như danh
dự, nhân phấm, uy tín cùa cá nhân... khơng phải là căn cứ hay nguồn gốc phát sinh ra
quan hệ nhân thân hay quyền nhân thân bởi căn cứ hay nguôn gôc phát sinh ra quyên lợi

hay quan hệ pháp luật, suy đên cùng, chỉ có ba loại là hành vi pháp lý, sự kiện pháp lý
và hiệu lực của luật.
Các đoạn văn vừa dẫn chủ yếu nói tới các đặc tính của quyền nhân thân hay quan
hệ nhân thân, nhưng không đưa ra định nghĩa về quyền nhân thân. Giáo trình luật dân sự
của Học viện Tư pháp định nghĩa: “Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa các chủ thể pháp
luật dân sự về quyền nhân thân”12. Chưa bàn tới pháp nhân (một chú thế cúa luật dân sự)
có hay khơng sự hưởng quyền nhân thân, có thể thấy định nghĩa này đã xem quyền nhân
thân không phài là một quan hệ và xem quyền nhân thân là khách thể của quan hệ nhân
thân. Trong khi đó, trong cuốn giáo trinh đưa ra định nghĩa này, sau đó hơn 100 trang,
lại xác định khách thể của quan hệ pháp luật bao gồm “các giá trị nhân thân phi tài
sản”13. Giáo trình này tự mâu thuần mà nguyên nhân của nó có lẽ là do sự chia sẻ nội
Quốc gia Hà Nội, 2002, tr.15.
12Học viện Tư pháp, Giáo trình luật dân sự, Nxb. Cơng an Nhân dân, Hà Nội, 2007, tr.
13Học viện Tư pháp, Giáo trình luật dân sự, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội, 2007, tr. 122.


dung của giáo trình cho nhiều người viết, khơng có ý tưởng thống nhất. Có quan niệm
nhấn mạnh “những giá trị nhân thân là đổi tượng của một phạm trù quyền chủ thể đặc
biệt - quyền nhân thân”14. Đây là quan niệm cần được ủng hộ.
Ke thừa những điểm tiến bộ trong quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về
quyền nhân thân, tại Khoản 1, Điều 25 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Quyền
nhãn thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân,
không thể chuyến giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định
khác”. Quy định này phần nào làm rõ khái niệm quyền nhân thân với hai đặc điểm cơ
bản: là quyền dân sự gắn liền với cá nhân và không thế chuyển giao cho người khác.

14Nguyền Thị Quế Anh, Ghi nhận và bảo vệ các giá trị nhân thân trong pháp luật dân sự, Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, Mà số QL.09.02, Hà Nội, 2011, tr. 14.



×