Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

LVTS 2015 bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố của viện kiểm sát nhân dân (trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh hà giang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 117 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

LM TH THANH THO

BảO ĐảM QUYềN CON NGƯờI TRONG THựC HàNH
QUYềN CÔNG Tố CủA VIệN KIểM SáT NHÂN DÂN
(Trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh Hà Giang)

LUN VN THAC SI LUT HOC

HA NễI - 2015


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

LM TH THANH THO

BảO ĐảM QUYềN CON NGƯờI TRONG THựC HàNH
QUYềN CÔNG Tố CủA VIệN KIểM SáT NHÂN DÂN
(Trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh Hà Giang)
Chuyờn nganh: Luõ t hin
h s va tụ tu ng hin
h s
Ma sụ: 60 38 01 04

LUN VN THAC SI LUT HOC

Cỏn b hng dõn khoa ho c: PGS. TS. NGUYấN NGOC CHI


HA NễI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn chưa được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn
trong Luận văn đảm bảo tính chín xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị khoa luật xem xét để
cho tôi có thể bảo vệ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Lâm Thị Thanh Thảo


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN
CON NGƯỜI TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ
CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN .............................................. 9
1.1.

Quyền con người và bảo đảm quyền con người trong tố tụng
hình sự ................................................................................................ 9
1.1.1. Quyền con người và quyền con người trong tố tụng hình sự .............. 9
1.1.2. Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự .............................. 14
1.2.
Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự liên quan
đến thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát .......................... 16
1.2.1. Các quyền con người liên quan đến hoạt động công tố .................... 16
1.2.2. Đặc điểm của quyền con người trong tố tụng hình sự liên quan
đến thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát ............................... 23
1.3.
Khái niệm về thực hành quyền công tố và bảo đảm quyền
con người trong hoạt động thực hành quyền công tố của
Viện kiểm sát .................................................................................... 27
1.3.1. Khái niệm về thực hành quyền công tố ............................................. 27
1.3.2. Vai trò của thực hành hành quyền công tố trong việc bảo đảm
quyền con người ................................................................................ 28
1.4.
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố
của một số nước trên thế giới ......................................................... 30
1.4.1. Trung Quốc........................................................................................ 30
1.4.2. Liên bang Nga ................................................................................... 34


Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ BẢO
ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT
ĐỘNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ CỦA VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN ................................................................. 39
2.1.
Quy định của các nguyên tắc tố tụng bảo đảm quyền con

người liên quan đến hoạt động công tố ......................................... 39
2.1.1. Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân
(Điều 4 BLTTHS 2003) .................................................................... 39
2.1.2. Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước
pháp luật (Điều 5) .............................................................................. 40
2.1.3. Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ
ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
(Điều 6; Điều 8) ................................................................................. 40
2.1.4. Nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm,
tài sản của công dân (Điều 7) ............................................................ 41
2.1.5. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo (Điều 11) ......................................................................... 42
2.1.6. Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án (Điều 19) ........ 42
2.1.7. Nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi
danh dự, quyền lợi của người bị oan (Điều 29); nguyên tắc bảo đảm
quyền được bồi thường của người bị thiệt hại do cơ quan hoặc
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự gây ra (Điều 30) .......... 43
2.1.8. Nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình
sự (Điều 31) ....................................................................................... 44
2.1.9. Nguyên tắc đảm bảo thực hành quyền công tố và kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự .......................................... 44
2.2.
Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 liên quan đến
việc bảo đảm quyền con người thông qua các nội dung của
hoạt động thực hành quyền công tố............................................... 46
2.2.1. Bảo đảm quyền con người thông qua các nội dung thực hành
quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án
hình sự ............................................................................................... 46



2.2.2.

2.2.3.

Bảo đảm quyền con người thông qua các nội dung thực hành
quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử vụ án
hình sự ............................................................................................... 57
Quy định về thủ tục các hoạt động tố tụng ........................................ 71

Chương 3: THỰC TIỄN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ BẢO ĐẢM
QUYỀN CON NGƯỜI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ... 75
3.1.
Khái quát về tổ chức, bộ máy hoạt động của Viện kiểm sát
nhân ở dân tỉnh Hà Giang .............................................................. 75
3.2.
Thực tiễn bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền
công tố của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang .................... 76
3.2.1. Đánh giá chung về những kết quả đạt được về đảm bảo quyền
con người trong hoạt động thực hành quyền công tố của Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang ...................................................... 76
3.2.2. Một số bất cập trong về đảm bảo quyền con người trong công tác
thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang.... 83
3.2.3. Nguyên nhân dẫn đến bất cập, hạn chế của việc bảo đảm quyền
con người trong thực hành quyền công tố ở tỉnh Hà Giang .............. 87
3.3.
Hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả
bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố
trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát ....................................... 91
3.3.1. Những quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước đối với

việc bảo đảm quyền con trong hoạt động công tố ............................. 91
3.3.2. Hoàn thiện pháp luật.......................................................................... 92
3.3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con người
trong thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự của Viện
kiểm sát .............................................................................................. 98
KẾT LUẬN .................................................................................................. 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 104


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS:

Bộ luật hình sự

BLTTHS:

Bộ luật Tố tụng hình sự

CAT:

Công ước về chống tra tấn và các hình thức
đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc
hạ thấp nhân phẩm

CHND:

Cộng hòa nhân dân

CPPCG:


Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt
chủng năm 1948

CQĐT:

Cơ quan điều tra

CQTHTTHS:

Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự

ĐTV:

Điều tra viên

HĐXX:

Hội đồng xét xử

ICCPR:

Công ước quốc tế về các quyền dân sự và
chính trị

KSV:

Kiểm sát viên

QCN:


Quyền con người

TANDTC:

Tòa án nhân dân tối cao

THQCT:

Thực hành quyền công tố

THTT:

Tiến hành tố tụng

TTHS:

Tố tụng hình sự

UDHR:

Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948

VKS:

Viện kiểm sát

VKSND:

Viện kiểm sát nhân dân


VKSNDTC:

Viện kiểm sát nhân dân Tối cao

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

Bảng 3.1: Tình hình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm trên địa
bàn tỉnh Hà Giang

76

Bảng 3.2: Tỉ lệ bị can áp dụng biện pháp tạm giam được thay thế
bằng biện pháp ngăn chặn khác

79

Bảng 3.3: Tỉ lệ bị can áp dụng biện pháp tạm giam so với bị can

đã bị khởi tố từ năm 2010 - 2014

84


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo đảm quyền con người (QCN) là một trong những nội dung và cũng
là mục đích của xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta
được thể hiện trong các văn kiện của Đảng và pháp luật Nhà nước những năm
gần đây. Văn kiện Đại hội X của Đảng đặt ra nhiệm vụ: “Xây dựng nền tư
pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền
con người”. Định hướng này tiếp tục được thể hiện trong văn kiện Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng: “Đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch vững mạnh,
bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người”. Trên tinh thần đó,
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ chính trị “Về chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020” khẳng định:
Đòi hỏi của công dân và xã hội đối với cơ quan tư pháp ngày
càng cao; các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân
trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công
cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu
tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm [23, tr.1 - 2].
Hiến pháp 2013 đề cao QCN và bảo đảm QCN, bằng việc quy định một
chương về QCN, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân (chương 2 Hiến pháp).
Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) 2003 và các văn bản pháp luật tố tụng hình
sự (TTHS) khác đã quy định việc bảo đảm QCN trong hoạt động TTHS, trong
đó có hoạt động công tố của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND). Theo đó, bảo
vệ QCN là trách nhiệm của các cơ quan thực hành quyền công tố (THQCT)

và người tiến hành tố tụng (THTT). Với chức năng, nhiệm vụ của mình Viện

1


kiểm sát nhân dân (VKSND) có vai trò bảo vệ, bảo đảm thực hiện QCN quá
trình giải quyết vụ án, một mặt không để lọt tội phạm, đồng thời phải bảo đảm
không làm oan người vô tội, phát hiện và xử lý mọi hành vi vi phạm trong
hoạt động tố tụng. Những quy định của pháp luật tạo ra cơ sở pháp lý cho việc
bảo đảm QCN trong hoạt động TTHS nói chung và trong hoạt động công tố
của Viện kiểm sát (VKS) nói riêng, đồng thời còn góp phần đấu tranh xử lý
tội phạm có hiệu quả.
Thực tiễn hoạt động TTHS trong những năm vừa qua ở tỉnh Hà Giang
cho thấy, vai trò của VKSND trong việc bảo đảm QCN của người khi thực
hiện chức năng, nhiệm vụ công tố đã có những thành tựu nhất định. Các
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân về cơ bản đã được bảo đảm, đã hạn
chế được tình trạng oan, sai. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn có nhiều hạn chế với
những biểu hiện sau: a. Các cơ quan THTT chưa bảo đảm thực hiện đầy đủ
các QCN mà cụ thể là quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong hoạt
động TTHS, chưa giải thích các QCN được pháp luật quy định đối với họ và
do vậy cũng không có biện pháp bảo đảm để thực hiện những quyền này từ
phía các cơ quan THTT; b. Người THTT trong các cơ quan THTT còn có
biểu hiện xâm phạm QCN trong quá trình tố tụng, như việc bức cung, dùng
nhục hình… gây ra hậu quả đáng tiếc; c. Các cơ quan tố tụng và những người
THTT lạm dụng việc bắt, giữ, giam người hoặc có hành vi phạm QCN trong
quá trình thực hiện các biện pháp ngăn chặn trong TTHS; d. Hiện tượng bỏ
lọt tội phạm và làm oan người vô tội vẫn còn diễn ra do đó đã xâm phạm đến
QCN; e. Việc thực hiện trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn xử lý các hành vi
xâm phạm QCN trong hoạt động TTHS của VKSND chưa cao dẫn đến tình
trạng vi phạm...

Những hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên
nhân thuộc về quy định của pháp luật tố tụng chưa phù hợp với thực tiễn đấu

2


tranh xử lý tội phạm và việc bảo vệ QCN trong TTHS, những nguyên nhân về
cán bộ, tổ chức, cơ chế vận hành, phối hợp giữa các cơ quan THTT…Vì vậy
để góp phần nâng cao hiệu quả bảo đảm QCN trong hoạt động công tố - một
chức năng quan trọng của VKS trong quá trình tố tụng giải quyết vụ án, tác
giả đã chọn đề tài “Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công
tố của Viện kiểm sát nhân dân (Trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh Hà
Giang)" để làm Luận văn Thạc sĩ Luật học.
2. Tình

hình nghiên cứu

Vấn đề bảo QCN nói chung, QCN trong hoạt động TTHS đã được
nhiều tác giả nghiên cứu từ các góc độ và với các mức độ khác nhau.
Ở góc độ nghiên cứu về bảo vệ QCN nói chung trong Nhà nước pháp
quyền, đã có các công trình "Quyền con người trong thế giới hiện đại" của
PGS. PTS Hoàng Văn Hảo và PGS. Phạm Khiêm Ích, được Viện thông tin
khoa học và xã hội cùng Trung tâm nghiên cứu quyền con người xuất bản
năm 1995; công trình "Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của GS.TS. Trần Ngọc Đường, do
nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2004; chuyên khảo "Quyền lực
Nhà nước và quyền con người" của PGS. TS. Đinh Văn Mậu, do nhà xuất bản
Tư pháp xuất bản năm 2003; Chuyên khảo “Quyền con người và luật quốc tế
về quyền con người” của TS. Chu Hồng Thanh, do nhà xuất bản Chính trị
quốc gia xuất bản năm 1997; giáo trình “Lý luận và pháp luật về quyền con

người” của PGS. TS. Nguyễn Đăng Dung, Ths. Vũ Công Giao, Ths. Lã
Khánh Tùng (đồng chủ biên), do nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội xuất
bản năm 2009 v.v...
Ở góc độ pháp luật chuyên ngành nghiên cứu về những vấn đề bảo vệ
QCN trong hoạt động tư pháp cũng như trong hoạt động tố tụng sự có các
công trình nghiên cứu sau:

3


Về sách chuyên khảo, bài báo, đề tài khoa học có các công trình sau:
Đề tài khoa học cấp Đại học quốc gia năm 2006 “Bảo vệ quyền con người
bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn xây dựng
Nhà nước pháp quyền Việt Nam” do TSKH. PGS. Lê Văn Cảm, TS. Nguyễn
Ngọc Chí, TS. Trịnh Quốc Toản đồng chủ trì; Tài liệu "Bảo đảm quyền con
người trong tố tụng hình sự trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam" tại Hội thảo về Quyền con người trong tố tụng
hình sự (do Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Ủy ban nhân quyền Australia tổ
chức tháng 3-2010) của PGS. TS. Nguyễn Thái Phúc; Chuyên khảo "Bảo vệ
quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam" của TS.
Trần Quang Tiệp, do nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2004; bài
báo "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với việc bảo đảm
quyền con người" của TS. Tường Duy Kiên, được công bố trên Tạp chí Nghề
luật năm 2004; bài báo của TSKH. PGS. Lê Cảm "Những vấn đề lý luận về
bảo vệ quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự", được
công bố trên Tạp chí Tòa án nhân dân năm 2006 v.v...
Cấp độ luận án tiến sĩ luật học có đề tài: "Bảo vệ quyền con người
trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Quang Hiền,
luận án tiến sĩ Luật học, Viện nhà nước và pháp luật, Hà Nội, năm 2008...
Cấp độ luận văn thạc sĩ các đề tài: “Bảo vệ quyền của người chưa thành

niên trong tư pháp hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thanh, luận
văn thạc sĩ Luật học, Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2008; đề tài:
"Bảo vệ quyền con người của người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình
sự Việt Nam" của tác giả Trần Thị Thùy Lương, luận văn thạc sĩ Luật học,
Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2011; đề tài: "Quyền của người bị
tạm giam trước khi xét xử - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" của tác giả
Tiêu Phương Thúy, luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa luật - Đại học Quốc gia
Hà Nội năm 2014...
4


-

Ở nước ngoài cũng đã nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề bảo đảm QCN

trong Nhà nước pháp quyền nói chung (The Rule of law của M. Hager); bảo
đảm quyền con người trong hệ thống tư pháp (Saudi Arabia, human rights:
Judicial system); bảo đảm quyền con người trong các nguyên tắc tố tụng hình
sự (Principle of Criminal procedure của Neil Andrews); bảo đảm quyền con
người trong xét xử vụ án hình sự (Human rights in the English criminal trial Human rights in criminal procedure của K.W. Lidstone) hoặc nghiên cứu vấn
đề bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội (The guarantees for
accused persons under Article 6 of the European Convention on Human
Rights của Stephanos Stavros)...
Trên cơ sở kết quả khảo sát trên đây cho thấy, ở nước ta đã có một số
công trình nghiên cứu cơ bản và trực tiếp về bảo đảm QCN nói chung, bảo
đảm QCN trong tư pháp hình sự nói riêng. Các công trình nghiên cứu trên đề
cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về các quy định của pháp luật áp dụng đối
với một số đối tượng bị hạn chế quyền tự do, nhưng chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về bảo đảm QCN trong hoạt
động THQCT của VKSND, nhất là gắn với hoạt động THQCT trên địa bàn

tỉnh Hà Giang, một tỉnh biên giới phía Đông Bắc của Tổ Quốc. Điều này cho
thấy việc nghiên cứu đề tài: "Bảo đảm quyền con người trong hoạt động
thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân (Trên cơ sở số liệu
tại địa bàn tỉnh Hà Giang)" là cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực
tiễn trong việc bảo đảm QCN ở nước ta hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về QCN mà cụ
thể là quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, luận chứng vai trò của VKS
trong bảo đảm QCN trong hoạt động THQCT. Đồng thời nghiên cứu thực

5


trạng quy định của pháp luật cũng như thực tiễn hoạt động THQCT của VKS
theo luật TTHS trên cơ sở số liệu của VKSND tỉnh Hà Giang làm sáng tỏ
những bất cập, hạn chế để đưa ra những kiến nghị và giải pháp tăng cường
bảo đảm QCN trong hoạt động THQCT của VKS.
3.2. Nhiệm vụ
a. Phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như: các
khái niệm QCN liên quan đến hoạt động quyền công tố; vị trí, ý nghĩa của
việc quy định QCN trong TTHS liên quan đến hoạt động công tố của luật
TTHS; đặc điểm QCN trong TTHS liên quan đến hoạt động công tố của luật
TTHS; các tiêu chí quốc tế về QCN và bảo đảm QCN trong hoạt động công
tố; bảo đảm QCN trong hoạt động công tố ở một số nước; cơ sở xác định vai
trò của VKSND và các điều kiện bảo đảm vai trò của VKSND trong việc đảm
bảo QCN trong THQCT của VKS.
b. Phân tích các quy định của BLTTHS liên quan đến bảo đảm QCN;
tìm ra những hạn chế và bất câp về bảo đảm QCN trong hoạt động THQCT
của VKS trên cơ sở số liệu của VKSND tỉnh Hà Giang. Từ đó tìm ra những

hạn chế và bất cập về bảo đảm QCN trong hoạt động THQCT của VKS.
c. Đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định
của pháp luật TTHS nhằm nâng cao vai trò của VKSND trong việc bảo đảm
bảo QCN trong THQCT.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu
Luận văn có đối tượng và phạm vi nghiên cứu là các văn bản pháp luật
quốc tế và quốc gia về QCN trong hoạt động THQCT của VKSND trên cơ sở số
liệu trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Qua đó, tìm ra những nguyên nhân của những
tồn tại, hạn chế đồng thời đưa ra những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện luật thực
định và nâng cao hiệu quả việc bảo đảm QCN trong THQCT của VKSND.

6


- BLTTHS năm 2003;
- Phân tích, đánh giá những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến
bảo đảm QCN trong THQCT của VKSND. Trên cơ sở số liệu địa bàn tỉnh Hà
Giang giai đoạn (2010 - 2014).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà
nước và pháp luật, về QCN, các quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp, về
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương
pháp cụ thể như: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so
sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy nạp; phương
pháp thống kê, điều tra xã hội học, thảo luận, trực tiếp khảo sát, kết hợp
giữa lý luận và thực tiễn.

6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Đây là công trình chuyên khảo ở cấp độ luận văn thạc sĩ nghiên cứu về
vấn đề bảo đảm QCN trong hoạt động THQCT của VKS theo pháp luật
TTHS hiện hành. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng bảo đảm QCN của
VKSND trên địa bàn tỉnh Hà Giang và kiến nghị các giải pháp tăng cường
bảo đảm QCN trong TTHS.
Kết quả nghiên cứu của luận văn còn có giá trị tham khảo cho cán bộ
cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói chung cũng như ngành Kiểm sát nói
riêng. Đồng thời, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích
dành cho không chỉ các nhà lập pháp, mà còn cho các nhà nghiên cứu, các cán
bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên
thuộc chuyên ngành Tư pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo luật, trang bị những

7


kiến thức chuyên sâu cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các CQĐT,
VKS, Tòa án và cơ quan Thi hành án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự
được khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, mục lục.
Nội dung của Luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo đảm quyền con người trong
thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân.
Chương 2: Quy định của Luật tố tụng hình sự về bảo đảm quyền con
người liên quan đến thực hành quyền công tố của Viện
kiểm sát nhân dân.
Chương 3: Thực tiễn và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hành
quyền công tố bảo đảm quyền con người của Viện kiểm
sát nhân dân.


8


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI
TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ CỦA VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN
1.1. Quyền con người và bảo đảm quyền con người trong tố tụng
hình sự
1.1.1. Quyền con người và quyền con người trong tố tụng hình sự
QCN là một khái niệm mang tính chất toàn cầu và được sử dụng ngày
càng phổ biến trong các quan hệ quốc tế. QCN được tiếp cận dưới các góc độ
khác nhau, nên QCN là một phạm trù đa diện và quan điểm về QCN phụ
thuộc vào từng góc độ tiếp cận đó. QCN gắn liền với việc bảo đảm QCN, bởi
bảo đảm QCN trong những tiêu chí để đánh giá bản chất của một Nhà nước
pháp quyền và mức độ dân chủ của một quốc gia.
Phải đến thế kỷ thứ XVII, XVIII QCN mới được phát triển thành học
thuyết với những quan điểm khác nhau.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, QCN mang tính tự nhiên. Bởi QCN là
những gì bẩm sinh, vốn có mà mọi cá nhân sinh ra đều được hưởng... Các
quyền con người không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn
hóa hay ý thức của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay
Nhà nước nào. Vì vậy, không một chủ thể nào, kể cả Nhà nước có thể ban phát
hay tước bỏ các quyền con người bẩm sinh, vốn có của các cá nhân [14, tr.39].
Quan điểm thứ hai cho rằng, QCN được đặt trong tổng hòa các mỗi
quan hệ xã hội. Quan điểm này nhấn mạnh đến yếu tố lịch sử - xã hội của
QCN. Bởi QCN là một giá trị nhân loại, đồng thời là một khái niệm có tính
lịch sử, hình thành trong cuộc đấu tranh giai cấp và được bổ sung những nội
dung mới qua các thời đại khác nhau. QCN không phải là khái niệm trừu


9


tượng, cũng không chỉ là quyền cá nhân con người mang tính tự nhiên bẩm
sinh mà luôn gắn liền với đấu tranh giai cấp, gắn liền với sự phát triển của cơ
sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Quan điểm này cho rằng QCN chỉ có
trong xã hội có đấu tranh chống áp bức bóc lột, chống bất công trong xã hội;
gắn với trình độ phát triển và tiến bộ xã hội; chịu sự hạn định của chế độ kinh
tế, đặc biệt của chế độ chính trị - Nhà nước [29, tr.16].
Sự khác nhau đó đã dẫn đến có nhiều quan điểm khác nhau về khái
niệm QCN và sự đa dạng về cách hiểu, cách tiếp cận QCN là nguyên nhân
của những tranh luận.
Ở cấp độ quốc tế, Văn phòng cao ủy Liên Hợp Quốc cho rằng: “Quyền
con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân
và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến
nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người” [61, tr.1].
Như vậy, quan điểm này đã nhấn mạnh chỉ có pháp luật và pháp luật phải ghi
nhận, bảo đảm QCN như những bảo đảm toàn cầu.
Ở cấp độ quốc gia, TS. Trần Quang Tiệp cho rằng: “Quyền con người
là những đặc lợi vốn có tự nhiên mà chỉ con người mới được hưởng trong
những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhất định” [48, tr.14].
TSKH. PGS Lê Cảm có quan điểm:
Quyền con người - một phạm trù lịch sử cụ thể, là giá trị xã
hội cao quý nhất được thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại
và là đặc trưng tự nhiên vốn có cần được tôn trọng và không thể bị
tước đoạt của bất kỳ cá nhân con người nào sinh ra trên trái đất,
đồng thời phải được bảo vệ bằng pháp luật bởi các quốc gia - thành
viên Liên Hợp Quốc, cũng như bởi cộng đồng quốc tế [2, tr. 15].
Như vậy, hai quan điểm này ngoài việc nhấn mạnh đến yếu tố lịch sử,

tự nhiên và xã hội của QCN, còn nhấn mạnh đến pháp luật - một công cụ để

10


bảo đảm QCN. Mỗi quan điểm đều có cách tiếp cận dưới các khía cạnh khác
nhau và đều có tính hợp lý của nó. Như vậy, có thể nêu ra một số đặc trưng cơ
bản của QCN như sau:
Thứ nhất, QCN là những giá trị bất biến, vĩnh cửu và không thể phân
chia hoặc xâm phạm (tước đoạt). Các giá trị đó gắn bó chặt chẽ đối với mỗi
con người cả ở cấp độ cá nhân lẫn cấp độ xã hội.
Thứ hai, QCN là những giá trị mang tính đa quốc gia (quốc tế), được sự
quan tâm của toàn nhân loại, tất cả các quốc gia và mỗi cá nhân trong xã hội.
Luôn luôn phổ biến, hiện hữu và được thừa nhận chung, phải được thực hiện
và bảo đảm ở mọi nơi. Phải được cụ thể hóa bằng các thế chế thành các quyền
năng cụ thể và phải có cơ chế kiểm tra việc thực thi nó trong thực tế ở mọi
cấp độ (quốc tế và quốc gia). Song bên cạnh tính phổ biến chung, thì QCN
còn có tính đặc trưng riêng biệt, do con người chỉ được thụ hưởng quyền
trong những điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội, trong từng giai đoạn khác
nhau của xã hội loài người và trong từng quốc gia.
Thứ ba, QCN vừa mang tính chất tự nhiên vừa mang tính chất xã hội.
Do đó, QCN phải được thể chế hóa thành các quy định pháp luật, ghi nhận nó
thành các quyền, bảo đảm thực thi và bảo đảm quyền đó nếu bị vi phạm. Bởi
con người sinh ra tự thân sẽ có những QCN nhưng chỉ trong xã hội có pháp
luật, thì con người mới được hưởng quyền và được bảo đảm quyền. Có thể
thấy, chỉ thông qua pháp luật và cùng với thiết chế giám sát, kiểm tra việc
thực hiện nó thì những giá trị QCN mang tính chất tự nhiên và xã hội mới bền
vững và hiệu quả được.
Với các đặc trưng về QCN trên, có thể khẳng định QCN luôn là mục
đích chung phải hướng đến và đạt được của nhân loại, đồng thời khẳng định

rõ tính lịch sử, tính chính trị - xã hội với hai cơ sở tự nhiên và xã hội của
QCN. Như vậy, tác giả cho rằng: Quyền con người là sự kết hợp giữa quyền

11


tự nhiên và quyền xã hội, được ghi nhận và bảo đảm bằng pháp luật ở cấp độ
quốc tế và quốc gia, đồng thời được bảo đảm thực thi và giám sát trong thực
tế bởi các cơ chế khác nhau.
QCN trong TTHS được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm do ở lĩnh
vực này liên quan đến những quyền cơ bản thiết thân, những tự do cá nhân tối
thiểu cần phải có trong đời sống hằng ngày của con người. Ở bình diện khái
quát nhất, QCN trong TTHS được thể hiện ở hai khía cạnh: Thứ nhất, trừng
trị người phạm tội gây ra những thiệt hại cho các quyền và lợi ích hợp pháp
của con người, của các cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần bảo vệ quyền con
người; Thứ hai, khi THTT giải quyết vụ án, các cơ quan THTT có trách
nhiệm tôn trọng và bảo đảm QCN của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Các cơ
quan THTT, người THTT không được lợi dụng quyền tiến hành giải quyết vụ
án xâm phạm đến quyền của những người nêu trên. Tuy nhiên, phạm vi QCN
trong TTHS liên quan đến thực hành quyền công tố hẹp hơn không bao gồm
cả hai khuynh hướng trên mà chỉ là sự ghi nhận và bảo đảm quyền của những
người yếu thế trong xã hội, bao gồm người bị bắt, bị tạm giữ, bị tình nghi
phạm tội hoặc người bị kết án tránh sự lạm dụng người tiến hành tố tụng trong
quá trình giải quyết vụ án. [8, tr.34].
QCN trong tố tụng hình sự có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, đối tượng của quyền con người trong TTHS là quyền của
nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội, bao gồm: (a) Người bị tình nghi
phạm tội đang trong quá trình giải quyết vụ án, đang bị các cơ quan THTT
áp dụng biện pháp cưỡng chế của TTHS nhằm xác định sự thật khách quan
vụ án. Những người này có thể là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị

cáo và theo quy định của pháp luật họ chưa bị coi là người phạm tội mà mới
chỉ là người bị tình nghi phạm tội; (b) Người phạm tội bị kết án và phải chấp
hành hình phạt do Tòa án tuyên. Khác với người tình nghi phạm tội, đây là

12


người đã được các cơ quan THTT chứng minh và phán quyết là có tội, bị
tuyên áp dụng hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ phạm tội của họ
phù hợp với quy định của pháp luật và được phán quyết bởi thủ tục TTHS
công bằng, khách quan; (c) Nhóm người tham gia tố tụng do có quyền và lợi
ích liên quan đến vụ án: Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,
người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người bào chữa…. Những người
này ngoài việc tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho mình, họ còn góp
phần làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án và góp phần bảo đảm cho sự công
bằng trong quá trình giải quyết vụ án.
Thứ hai, QCN trong TTHS được quy định trong pháp luật quốc gia dựa
trên các tiêu chí quốc tế về quyền con người trong các văn bản pháp luật quốc tế.
QCN nói chung và trong TTHS nói riêng được ghi nhận trong các văn
bản pháp luật là tiền đề để quyền con người được bảo đảm thực thi trong đời
sống. Thông qua các quy định của luật TTHS, Nhà nước trao cho con người
những phương tiện cần thiết để bảo vệ các quyền của mình và thiết lập các cơ
chế để giải quyết cũng như bảo đảm các quyền của các chủ thể tham gia tố
tụng. QCN được quy định trong pháp luật TTHS bởi các lý do sau: (1) Pháp
luật TTHS là công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong việc thực hiện, bảo vệ
QCN, quyền công dân trong các hoạt động TTHS; (2) Pháp luật TTHS chi
phối hoạt động của các cơ quan THTT, người THTT trong việc bảo đảm các
QCN, quyền công dân trong các hoạt động TTHS. Do đó, QCN trong THHS
là tập hợp các quyền thuộc nhóm quyền dân sự, chính trị nhằm mục đích
khẳng định danh dự nhân phẩm của con người trong mọi hoàn cảnh, bảo vệ

các cá nhân khỏi sự tùy tiện và sự lạm quyền của các cơ quan và nhân viên
Nhà nước trong các hoạt động tố tụng hình sự. Theo các văn bản pháp lý quốc
tế về QCN thì QCN trong TTHS về cơ bản thuộc hai lĩnh vực sau: (1) Các
quyền an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm… của cá nhân khi họ tham gia tố

13


tụng với tư cách người bị tình nghi phạm tội, người bị kết án phải chấp hành
hình phạt hoặc người có tư cách khác khi tham gia tố tụng; (2) Quyền được
xét xử công bằng bởi một tòa án độc lập. Các quyền này được ghi nhận trong
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966) (ICCPR - Việt
Nam là thành viên từ năm 1982), trong các Bình luận chung của cơ quan giám
sát Công ước này, cũng như trong một số hướng dẫn, nguyên tắc đã được
cộng đồng quốc tế thừa nhận liên quan.
Từ sự phân tích trên, tác giả luận văn chia sẻ và tán đồng với khái niệm
QCN trong giáo trình Luật TTHS Việt Nam, nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội, đó là:
Quyền con người trong TTHS là tổng hợp các quyền thuộc
nhóm quyền dân sự, chính trị nhằm mục đích khẳng định việc bảo vệ
tính mạng, sức khỏe, tôn trọng danh dự nhân phẩm của con người
trong mọi hoàn cảnh cũng như bảo đảm việc xét xử công bằng bởi
một tòa án độc lập khách quan đối với những người yếu thế (người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án và những người tham gia tố
tụng khác) khỏi sự tùy tiện và sự lạm quyền của các cơ quan và nhân
viên nhà nước trong các hoạt động TTHS [8, tr.43].
1.1.2. Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự
Bảo đảm QCN trong TTHS là một trong những hợp phần có tính đặc
thù của bảo đảm QCN nói chung. Ở mức độ khái quát nhất, bảo đảm QCN
trong TTHS là những yếu tố để QCN được ghi nhận, thực thi trong quá trình

giải quyết vụ án nhằm tôn trọng phẩm giá con người trong mọi hoàn cảnh.
Thực hiện tốt bảo đảm QCN trong TTHS góp phần tích cực, có hiệu quả trong
việc bảo đảm QCN nói chung.
Bảo đảm QCN trong TTHS là chức năng của nhà nước với cơ chế phù
hợp trong điều kiện kinh tế - xã hội, pháp lý của mình. Do đặc điểm của hoạt

14


động TTHS là chức năng của nhà nước hướng tới sự kết hợp địa vị pháp lý và
địa vị thực tế của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bi cáo và những người tham
gia tố tụng khác. Nói cách khác các quy phạm pháp luật về QCN chỉ trở thành
hiện thực khi có những bảo đảm ràng buộc của nhà nước. Với ý nghĩa đó thì
bảo đảm QCN trong TTHS là thước đo, là biểu hiện tự do xã hội, trách nhiệm
và tính tích cực của công dân. Tự thân các tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội
chưa phải là cơ sở để thực hiện quyền và tự do của con người trong TTHS.
Chúng chỉ trở thành những bảo đảm QCN trong TTHS qua hình thức pháp lý
và những nỗ lực tổ chức của nhà nước.
Bảo đảm QCN trong TTHS có vai trò quan trọng trong việc biến những
nỗ lực, những ý tưởng tiến bộ của nhân loại ở các điều luật trở thành hiện
thực trong thực tiễn giải quyết vụ án. Nói cách khác, bản thân các quy phạm
pháp luật về QCN trong TTHS đã là một thành tố quan trọng trong việc bảo
đảm QCN nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, QCN trong TTHS sẽ không có trong
thực tế và những quy phạm pháp luật sẽ trở thành vô nghĩa. Vì vậy, hình
thành cơ chế đảm bảo QCN trong TTHS đòi hỏi khách quan mang tính quyết
định mà nhà nước nào cũng cần quan tâm.
Bảo đảm QCN trong TTHS mang tính chất đặc thù xuất phát từ những
đặc điểm của TTHS là một lĩnh vực hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước
mà ở đó việc hạn chế các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là không
thể tránh khỏi và các quyền, lợi ích đó có thể bị xâm phạm một cách nghiêm

trọng bởi những người đại diện công quyền.
Việc bảo đảm QCN trong TTHS phải được vận hành bởi một cơ chế có
hiệu quả của các yếu tố hợp thành, đó là: xây dựng được hệ thống pháp luật
TTHS trên cơ sở các tiêu chí quốc tế về QCN, phù hợp với yêu cầu bảo đảm
QCN ở mỗi quốc gia; Có các giải pháp thực thi có hiệu quả các QCN được
quy định trong pháp luật TTHS của tất cả các chủ thể TTHS trong quá trình

15


giải quyết vụ án; Hình thành cơ chế giám sát bảo đảm QCN trong TTHS được
thực thi nghiêm chỉnh. Ba yếu tố nêu trên tạo thành cơ chế bảo đảm QCN ở
mỗi quốc gia và ở cấp độ khu vực cũng như ở phạm vi quốc tế.
Từ những phân tích nêu trên có thể đưa ra khái niệm về đảm bảo QCN
trong TTHS như sau: “Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự là sự
vận hành của các yếu tố khách quan nhằm mục đích công bố, ghi nhận về mặt
pháp lý các quyền con người trong tố tụng hình sự và bảo vệ và thực thi các
quyền đó trong quá trình giải quyết vụ án hình sự” [8, tr.43 - 45].
1.2. Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự liên quan đến
thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát
1.2.1. Các quyền con người liên quan đến hoạt động công tố
Công tố là hoạt động có ảnh hưởng quan trọng, mang tính quyết định
đối với quá trình giải quyết vụ án hình sự, nên nó liên quan, tác động đến tất
cả các QCN trong TTHS, cụ thể là:
- Quyền sống
Quyền sống được quy định tại Điều 3 của Tuyên ngôn thế giới về
quyền con người năm 1948 (UDHR), các điều 3, 4, 5, 7 của Công ước về
ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chung năm 1948 (CPPCG), Điều 6 của ICCPR
năm 1966 và Điều 1 Công ước về không áp dụng thời hiệu tố tụng đối với tội
ác chiến tranh và tội ác chống lại nhân loại năm 1968. Theo đó, tại Điều 6 thì:

"Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải được pháp
luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện". Theo đó,
các quốc gia thành viên cần tiến hành các biện pháp phòng chống và trừng trị
việc tuỳ tiện tước đoạt tính mạng con người do bất kỳ chủ thể nào gây ra.
Quyền sống và bảo đảm các điều kiện tồn tại của con người đối với người bị
tạm giam, luật nhân quyền quốc tế quy định phải bảo đảm những điều cần
thiết về ăn, ở, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe… đối với những người
này trong thời gian họ bị giam giữ.
16


- Quyền an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm của cá nhân bị tước tự do
Điều 1 của UDHR tuyên bố "Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do
và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi con người đều được tạo hoá ban
cho lý trí và lương tâm và cần phải đối xử với nhau trong tình bằng hữu".
UDHR năm 1948, Điều 3 khẳng định: "Mọi người đều có quyền sống, quyền
tự do và an toàn cá nhân". Tiếp theo đó, UDHR, Điều 5 khẳng định "Không
ai bị tra tấn hay bị đối xử, xử phạt một cách tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ
thấp nhân phẩm".
Tinh thần này tiếp tục được khẳng định tại các Điều 7 và 17 của
ICCPR, theo đó, không ai bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín.
Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những xâm phạm
như vậy. Không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt một cách tàn ác,
vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. Đặc biệt, không ai có thể bị sử dụng
để làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện
của người đó.
Điều 10 ICCPR quy định: “Những người bị tước tự do phải được đối
xử nhân đạo với sự tôn trọng nhân phẩm vốn có của con người”. Theo đó thì
việc đối xử với bị can, bị cáo trong hệ thống trại tạm giam nhằm mục đích
chính yếu là làm sáng tỏ vụ việc chứ không phải nhằm mục đích trừng phạt

hay hành hạ họ. Khoản 2 Điều này quy định:
Trừ những hoàn cảnh đặc biệt, bị can, bị cáo phải được giam
giữ tách biệt với những người đã bị kết án và phải được đối xử theo
chế độ riêng, phù hợp với quy chế dành cho những người bị tạm
giam. Những bị can chưa thành niên phải được giam giữ tách riêng
khỏi người lớn và phải được đưa ra xét xử càng sớm càng tốt.
Ủy ban giám sát ICCPR cho rằng việc đối xử nhân đạo và tôn trọng
nhân phẩm của những người bị tạm giam là một nguyên tắc cơ bản về nhân

17


×