Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Quyền thay đổi họ tên của cá nhân theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.67 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỚ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

LÊ THỊ NGỌC LY

QƯYEN THAY ĐOI HỌ TEN CƯA CA NHAN
THEO PHÁP LUẢT VIÊT NAM
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tô tụng dân sự
Mã số: 8380103

LUẬN VÀN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỀN XN QUANG

TP. HỊ CHÍ MINH - NĂM 2021
LỊÌ CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao
chép và do tôi tự nghiên cứu, đọc, dịch tài liệu, tổng hợp và thực hiện. Nội dung lý


thuyết trong luận văn tôi đã sử dụng tài liệu tham khảo như đã trình bày trong phần tài
liệu tham khảo. Các trích dẫn trong luận văn được tơi tìm hiếu, phân tích một cách trung
thực, khách quan, và phù hợp với thực tiễn, kết quả này chưa được công bố ở các cơng
trình khác.
Tơi xin chân thành cảm ơn./.
Người cam đoan

Lê Thị Ngọc Ly


DANH MỤC CHỮ VIÉT TẮT


BLDS
Bơ lt Dân sư
•••
Lt hơ tich
LHT
•••
LGBT

chừ cái viết tắt của Lesbian (đồng tính
luyến ái nữ), Gay (đồng tính luyến ái nam),
Bisexual (song tính luyến ái), Transgender
(chuyển giới)

ƯBND

Uỷ ban nhân dân


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHƯ VIẾT TẮT
MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.........................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.............................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài..............................................................4

5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................5
6. Kết cấu đề tài...............................................................................................................5
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN THAY
ĐỔI HỌ VÀ TÊN.........................................................................................................6
1.1. Khái niệm về họ và tên.............................................................................................6
1.2. Khái niệm về Quyền thay đổi họ và tên của cá nhân................................................9
1.3. Ý nghĩa pháp lý cùa quy định Quyền thay đổi họ và tên của cá nhân....................11
1.4. Quy định về quyền thay đổi họ...............................................................................12
1.5. Quy định về quyền thay đổi tên..............................................................................22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................................33
CHƯƠNG 2. THỤC TRẠNG PHÁP LUẬT, THỤC TIẺN ÁP DỤNG VÀ
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT.................................................................34
2.1. Thực trạng pháp luật về quyền thay đổi họ và tên..................................................34
2.1.1. Những quy định chưa rõ ràng về quyền thay đổi họ và tên.................................34


2.1.2. Những quy định chưa thống nhất quyền thay đổi họ, tên....................................38
2.1.3. Những bất cập trong thực tế luật chưa quy định..................................................46
2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền thay đổi họ tên.......................................51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................................58
KÉT LUẬN.....................................................................................................................59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đê tài
Hiến pháp năm 2013 ra đời đã thể hiện được ý chí của người Việt về việc đề cao


giá trị về quyền nhân thân, quyền con người. Từ Hiến pháp đến BLDS năm 2015 đã mờ
ra nhiều quyền cho cá nhân, trên cơ sở phát triển từ luật cũ bên cạnh những quy định
mang tính tiến bộ cịn một số vấn đề phải nhìn nhận, và phân tích để pháp luật hồn
thiện hơn trong tương lai.
Ngày nay, trong xã hội tiến bộ nền kinh tế phát triển vai trò của cá nhân rất được
coi trọng, từ đó mà những vấn đề mang tính chất “danh xưng”, tên tuổi cũng được nhiều
người xem đó là cách biểu đạt uy tín cá nhân, vị trí của bàn thân trong xã hội. Do đó,
việc quy định “Quyền của cá nhân đối với họ và tên” là vấn đề rất quan trọng. Trong đời
sống, khi chúng ta đi làm thủ tục để thực hiện ghi lý lịch trong mẫu đơn yêu cầu khai
báo, ngoài việc yêu ghi rõ họ và tên còn được yêu cầu khai “họ và tên thường dùng” vậy
việc khai báo này có ý nghĩa gì? Hay việc những người nổi tiếng bên cạnh những cái tên
“Cha sinh mẹ đẻ” họ cịn đặt cho mình những cái tên khác mà người ta gọi là nghệ
danh, bút danh và đơi khi nó ảnh hưởng đến cả cuộc đời và sự nghiệp của cá nhân. Cá
nhân tốt thì cái tên sẽ nồi tiếng và trở nên đẹp hơn trong xã hội và ngược lại.
Quyền có và thay đối họ, tên là một trong những quyền nhân thân được ghi nhận
tại Điều 26, 27, 28 Bộ luật Dân sự năm 2015, các điều ước mà Việt Nam tham gia ký
kết và các văn bản pháp luật có liên quan. Việc xác định họ và tên của cá nhân đã được
quy định cụ thể và rõ ràng hơn so với trước đây nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc thực
hiện quyền. Tuy nhiên, trên thực tiễn đã có những vướng mắc cũng như những tình
huống thực tế liên quan đến cái tên ảnh hưởng tới quyền và lợi ích họp pháp của cá
nhân và cơ chế áp dụng pháp luật.
Tại Việt Nam trong thời gian qua, rất nhiều vụ việc liên quan đến họ tên của cá
nhân, những bất cập trong quy định của Luật như việc một người phụ nữ xin đồi tên tại
Đồng Nai không được giải quyết hay những tên dài, bị cho là khó gọi gây


2

khó khăn cho chủ thê khi tham gia nhừng hoạt động, hay một sô tên gây nhâm lân ảnh
hưởng đến đời sống của cá nhân khác tuy nhiên khi đồi tên thì thú tục phức tạp.Theo

nghiên cứu, khi đời sống khó khăn, người ta có xu hướng đổi tên đế thay đồi vận mệnh.
Năm nay, kinh tế toàn cầu lao dốc mạnh vì đại dịch COVID-19, nhiều quốc gia chứng
kiến những làn sóng sa thải lao động hàng loạt. Khơng chỉ ở Việt Nam mà một số quốc
gia trên thế giới đã xuất hiện xu hướng người dân muốn thay đối tên như ở Hong Kong,
chỉ trong 9 tháng đầu năm có 1.252 người nộp đơn xin đổi tên dù khơng có thống kê nào
giải thích động cơ của họ. Đặc biệt ở Trung Quốc nhiều người muốn cái tên nghe thật
hiện đại và ít trùng lặp để họ trở nên nổi bật trong đám đông khi xin việc làm". 1 Nhiều
bậc phụ huynh muốn đổi tên con để chúng học giỏi nhất lóp. Đời sống gia đình ngày
càng được coi trọng hơn cả về số lượng và chất lượng khi có con thường cân nhắc rất kỳ
lưỡng lựa chọn cho con mình một cái tên sao cho thật hay, hợp phong thuỷ mang ý
nghĩa tốt đẹp gắn bó gia đình, dịng họ vì nó sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc sống và hơn nữa
là vận mệnh về sau này của đứa trẻ. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng cùa tập quán, tôn giáo,
dân tộc, vùng miền nên hiện nay một số tên họ của cá nhân trong những tình huống nhất
định làm cho chú thể cảm thấy khó xử. Những cái tên được cho là khó gọi, dề gây
hoang mang, nhầm lẫn.... khơng chỉ gây ảnh hưởng, khó khăn cho người đối diện mà
đơi khi cịn dẫn đến những tình huống gây rắc rối cho chính chù thể mang tên. về mặt
pháp lý khi quy định của luật không rõ ràng khơng thống nhất gây nhiều khó khăn trong
q trình thực thi. Trên cơ sở đó, đã có những quy định mới ra đời nhưng những bất cập
vẫn tồn tại trong liên quan đến vấn đề này.
Đây chính là lý do khách quan, cấp thiết để tác giả lựa chọn đề tài: “Quyền thay
đổi họ tên của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam ” làm đề tài luận văn Thạc
sỹ cao học Luật, chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự.
2.

Tình hình nghiên cứu đê tài
Liên quan đến đề tài này đã có một số bài viết của các nhà nghiên cứu:
Năm 2005, Lê Trung Hoa đã viết cuốn sách Họ và tên người Việt Nam là cơng

trình nghiên cứu khoa học khắc hoạ quá trình lịch sử ảnh hưởng đến tư tưởng người Việt
1Xem lại: />


3

Nam trong việc hình thành họ và đặt tên của cá nhân. Bên cạnh đó, tác giả cũng tiếp cận
gần hơn với những khái niệm cơ bản về định nghĩa họ, tên đệm và tên.
Năm 2017, Luận văn của tác giả Bùi Minh Trí viết về Quyền của cá nhân đối
với họ và tên theo quy định của luật dân sự Việt Nam đã phần nào chỉ ra một số khái
niệm cơ bản của Luật về vấn đề họ tên của cá nhân và giải thích bất cập của luật dân sự
mang tính khái quát trong việc quy định về quyền có họ và có tên - đây là cơ sở nền
tảng trong việc thực hiện quyền thay đối họ tên của cá nhân.
Năm 2018, Luận văn cua tác giả Nguyễn Quốc Thanh về Pháp luật về quyền
thay đổi, cải chính hộ tịch của cá nhân điểm qua hai bất cập về quyền thay đối họ tên
của cá nhân trong BLDS năm 2015
Năm 2017, tác giả Ngô Thu Trang - Bùi Anh Vũ- Bộ Tư pháp Những quy định
của pháp luật về xác định họ và tên cho cá nhân bài viết phân tích một cách tổng quan
theo cái nhìn của tác giả về việc xác định họ và tên của cá nhân theo quy định của pháp
luật dân sự và pháp luật chuyên ngành. Bài viết nhằm phân tích và bình luận những quy
định của pháp luật về vấn đề đặt họ, tên cho cá nhân, đồng thời, bài viết đưa ra những
giải pháp pháp lý nhằm giải quyết những vướng mắc trên thực tế.
Nhiệm vụ của tác giả tiếp tục làm sáng tỏ những quy định của Bộ luật Dân sự, và
pháp luật có liên quan của Việt Nam quy định về vẩn đề này. Đồng thời, cập nhật những
quy định mới, nêu lên những bất cập phát sinh trong thực tế cua Luật và những văn bản
hướng dẫn thi hành đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân dẫn đến hạn chế, thiếu sót của
một số quy định hiện hành mà theo quan điểm cá nhân tác giả là


khơng phù họp theo thực tê hiện nay đê góp phân đưa ra những đê xuât, kiên nghị nhằm
hoàn thiện pháp luật.
3.


Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đê tài
•••“
Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm:
- Làm rõ những vấn đề về cơ sở lý luận và những quy định của pháp luật về họ

tên của cá nhân trong những trường họp nhất định;
- Làm rõ thực trạng áp dụng quy định của của pháp luật về việc cá nhân thay đổi
tên họ hiện nay.
Để thực hiện mục đích đó, nhiệm vụ của đề tài:
- Nghiên cứu, tìm hiếu một cách đầy đú và có hệ thống quy định của pháp luật
Việt Nam về quyền của cá nhân đối với việc thay đổi họ và tên và vai trò, nhiệm vụ,
quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định họ tên cá nhân trên giấy tờ và
thủ tục thay đối họ và tên cho cá nhân một vài giấy tờ liên quan

- Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng quy định của pháp luật vê thú tục thay
đối họ và tên của cá nhân, những quy định tiến bộ, những thiếu sót, hạn chế và những
khó khăn, vướng mắc cịn tồn tại qua q trình sửa đồi của pháp luật Việt Nam;
- Kiến nghị xây dựng và hoàn thiện quy định của pháp luật về quyền nhân thân
của cá nhân mà cụ thề là quyền thay đổi họ, tên của cá nhân.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đôi tượng nghiên cứu:
Quy định của pháp luật về Quyền thay đổi họ tên của cá nhân theo quy định của
pháp luật hiện hành
Những quy phạm pháp luật cụ thể trong lĩnh vực nghiên cứu, thực trạng quy
định của luật, thực tế áp dụng thơng qua tình huống, bản án cụ thể.
- Phạm vi nghiên cứu:
Trong khuôn khổ của đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu một số vấn đề liên quan

đến xác định, đặt tên, họ của cá nhân; cơ sở lý luận và các quy định của pháp luật liên


quan đến lĩnh vực này, cụ thể là quy định về vai trị, nhiệm vụ cúa , tìm hiểu các nguyên
nhân chủ quan, khách quan dẫn đến tồn tại, thiếu sót trong cơng tác làm hạn chế đến
hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.
5.

Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu

sau: phương pháp phân tích và tống hợp, phương pháp so sánh và đối chiếu, phương
pháp lịch sử.. .để làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu.
- Phương pháp lịch sử được sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu về các quy định
của pháp luật về xác định tên họ của cá nhân tại mục 1 chương 1 của luận văn và những
trường hợp được phép thay đổi tại mục 1.3 và 1.4 cua chương 1;
- Phương pháp phân tích để phân tích, tổng hợp về các quy định xác định, xử
dân sự hiện hành, chỉ rõ những hạn chế được đề cập trong chương 1 và 2;
- Phương pháp so sánh sử dụng để phân tích các quy định của pháp luật hiện
hành, nêu lên những bất cập, tồn tại của quy định về xác định để từ đề xuất một số kiến
nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong chương 1 và 2.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, lời cam đoan, mục lục, danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn gồm có 02 chương sau:
Chương 1: Lý luận và quy định về quyền thay đối họ tên
Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật và kiến nghị


CHUÔNG 1
LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ

QUYỀN THAY ĐÔI HỌ VÀ TÊN
1.1.

Khái niệm về họ và tên
Nước Việt Nam có 54 dân tộc đa số là người Kinh, việc đa dạng về dân tộc cũng

ảnh hưởng đến văn hóa đặt tên cho con của người Việt, bên cạnh đó cách đặt họ người
Việt cũng bị ảnh hưởng khá lớn văn hoá Trung Hoa. Tên họ của người Việt Nam xuất
phát từ hai nguồn chính đó là do người Trung Quốc du nhập sang trong quá trình lịch sử
hơn 1000 năm đô hộ, và hai là người Việt Nam tự đặt. Do tính chất đa dạng về văn hóa
nên cấu trúc trong cách đặt tên của người Việt cũng rất đa dạng và phong phú , bên cạnh
cấu trúc truyền thống là họ trước tên sau cũng có những cách đặt họ tên như người Ê đê
theo cấu trúc tên trước họ sau: họ Niê và họ Mlo Ví dự H’Hen Niê tên Hen và Họ là
Niê.
Vậy để hiểu thêm về khái niệm họ tên? cần hiểu thế nào là họ? Họ là tập hợp
hữu hạn kín về nguyên tắc bị trung hoà bởi các giá trị xã hội, ổn định, ít biến động, có
lịch sử lâu đời và có tính cha truyền con nối. 2 Có một số quan điếm khác cho rằng: Họ
là chỉ những người cùng chung huyết thống. Tuy nhiên, trong xã hội, đặc biệt là xã hội
cũ có rất nhiều người phụ nữ khi lấy chồng được gọi theo họ của chồng. Vậy họ dùng để
chỉ những người cùng chung huyết thống là khái niệm có phần khơng phù hợp trong
thực tiễn.
Theo quan điểm cá nhân, họ là một phần trong tên gọi của cá nhân để xác định
mối quan hệ thân hữu xung quanh cá nhân đó. Và đế chỉ những người có cùng nguồn
gốc
Theo tập quán người dân theo công thức đặt họ và tên cơ bản cho con như
sau:

HỌ + CHỮ ĐỆM + TÊN
hay
2Lê Trung Hoa, Họ và tên người Việt Nam, Nhà xuất bân khoa học xã hội, năm 2005



HỌ + CHỮ ĐỆM 1 + CHỪ ĐỆM 2+ ... +TÊN
Từ cơng thức trên có thể thấy vị trí trong cả họ và tên: Người Việt Nam thì họ ở
vị trí đầu tiên trong họ tên của cá nhân. Điều này khác với các quốc gia Châu Âu hay
một số dân tộc khác đặt họ ở vị trí sau cùng trong họ và tên (fullname).
về ý nghĩa thì họ dùng để chỉ một tập hợp người cùng nguồn gốc xuất xứ, cùng
tổ tiên dòng máu, như họ nội, họ ngoại. Họ là một trong hai yếu tố quan trọng trong họ
và tên ngồi ra cịn có tên đệm (chữ lót).
Tên dùng để định danh cá nhân, tên người gồm tên đệm và tên chính. Tên là
phần quan trọng khơng thể thiếu trong họ và tên. Cái tên cũng mang ý nghĩa rất quan
trọng ảnh hưởng đến cuộc đời của mồi cá nhân nên thường mang tính ổn định lâu dài.
Việc đặt tên của cá nhân chỉ bị pháp luật hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến
quyền, lợi ích hợp pháp cúa người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp
luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này. Tên của công dân Việt Nam phải bằng
tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số bằng một ký tự
mà khơng phải chữ”.3
về vị trí tên được đặt vị trí cuối cùng trong họ và tên của người Việt Nam. Trong
các trường hợp đặc biệt theo tập quán thì tên được đặt trước họ theo văn hóa dân tộc. Ớ
Việt Nam, cịn một số dân tộc ví dụ như người Khmer chỉ có tên chứ khơng có họ. Ở
một khía cạnh khác, tên của cá nhân mang đậm dấu ấn cá nhân, mang tính riêng biệt và
được lựa chọn cho cá nhân đó. Tên của cá nhân nhưng khơng do cá nhân quyết định mà
được quyết định bởi cá nhân khác. Vì khi sinh ra cá nhân khơng thế tự đặt họ tên cho
mình. Và đây cũng là một trong những lý do dẫn đến việc thay đổi họ, thay đổi tên của
cá nhân.
Vê chức năng thì cả họ và tên đêu dùng đê phân biệt giữa cá nhân này với cá
nhân khác, giữa tập hợp người này với tập hợp người khác.
về phương diện pháp lý, quyền có họ và tên con người được nhiều quốc gia trên
thế giới quan tâm và thừa nhận. Quy định: “Mọi trẻ em được đăng ký khai sinh khi ra
đời và phái có tên gọi” đã được ghi nhận trong cơng ước quốc tế (Việt Nam gia nhập

3Khoản 3 Điều 26 BLDS 2015


công ước này năm 1982).4 Nghĩa là quyền danh xưng là quyền cơ bản mà cá nhân nào
cũng có từ khi sinh ra.
Bên cạnh họ và tên cần kể thêm một khái niệm khác đó là: Chữ lót trong tên hay
cịn gọi là tên đệm có thế định nghĩa là cụm từ giữa họ và tên đó cũng là lý do mà người
Anh gọi phần này trong tên là Middle name. Điểm đặc biệt của chừ lót khác với họ và
tên là ở chồ họ và tên thì chỉ có 1 từ những chữ lót thì có thể có 2, 3,... chừ lót thậm chí
có người khơng sử dụng chữ lót trong họ và tên cùa mình ví dụ như Nguyễn Ngọc, Lâm
Duy... Qua đó, có thể thấy rằng đây là yếu tố khơng bắt buộc phải có trong tên người
Việt Nam. Nó đóng vai trị bổ ngừ đề bồ nghĩa cho tên của cá nhân hay và ý nghĩa
hơn.Thời xưa người Việt ta gái thì lót chữ Thị, trai thì lót chừ Văn, cũng giống như
Phương Tây khi đọc tên một cá nhân người ta có thể biết được giới tính của họ thơng
qua cái tên đó ví dụ trong tiếng anh có những tên như Jack, Peter... là nam và Mary,
Jenny.. .là nữ.
Pháp luật không quy định một cá nhân phải có bao nhiêu họ tên. Nghĩa là khơng
cấm một cá nhân có nhiều họ tên. Tuy nhiên, họ tên của cá nhân chỉ được pháp luật thừa
nhận trên một loại giấy tờ do nhà nước quy định đó là giấy khai sinh. Trong giấy khai
sinh chỉ có duy nhất một họ và tên. Vậy một cá nhân có thể có nhiều họ tên hay được
người khác gọi bằng nhiều tên nhưng chi được dùng tên trong giấy khai sinh để thực
hiện những giao dịch dân sự hay những giao dịch khác mang tính pháp lý. Nói cách
khác chỉ có một tên duy nhât được pháp luật thừa nhận đó là tên trong giấy khai sinh.5
1.2. Khái niệm về Quyền thay đổi họ và tên của cá nhân
Quyền thay đối họ tên lần đầu tiên được quan tâm dành riêng điều luật quy định
trong BLDS năm 1995: Mồi cá nhân đều có quyền có họ, tên. Họ tên của một người
được xác định theo giấy khai sinh của người đó. 6 7 Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cơng nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:
Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh
4Điều 24 Cơng ước quốc tế về dân sự và chính trị năm 1996

5Khoản I Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2015
6Điều 28 bộ Luật Dân sự năm 1995
7Điều 29 Bộ luật Dân sự năm 1995


hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
Theo u cầu của cha, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi
người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại
họ, tên mà cha, mẹ đẻ đã đặt;
Theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;
Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc từ nhỏ mà tìm ra nguồn gốc huyết thống
của mình; Các trường hợp khác do pháp luật quy định. Việc thay đổi họ, tên cho người
từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó; Việc thay đổi họ, tên không làm
thay đối, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ.
Quyền thay đổi họ và tên của cá nhân xuất phát từ việc Nhà nước trao cho cá
nhân quyền có họ và có tên kể cả tên đệm thông qua quy định của luật. Cá nhân có
qun có họ tên bao gơm cả tên đệm (nêu có) nghĩa là nhà nước thừa nhận quyên có họ
tên của cá nhân như một quyền nhân thân mà bất kỳ cơng dân nào cũng có và khơng bị
hạn chế bởi bất kỳ quy định nào. Theo đó, nếu họ tên là do cơng dân có quyền sở hữu
thì cơng dân cũng có quyền thay đồi, sao cho cá nhân đó thuận lợi và việc thay đổi đó
khơng vi phạm đến những điều cấm của pháp luật nên quyền thay đổi họ và tên cua cá
nhân ra đời.
Quyền thay đổi họ tên của cá nhân được tách ra từ BLDS năm 2015 thành
quyền: Quyền thay đồi họ và Quyền thay đồi tên và thực chất là hai quyền cá biệt hoá
chủ thể của cá nhân. Quyền thay đồi họ tên là quyền nhân thân không gắn với tài sản
của mồi cá nhân. Trường họp cá nhân muốn thay đổi họ hoặc tên của mình thì hồn tồn
có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục hành chính thay đổi
họ, tên của cá nhân đó. BLDS năm 2015 quy định chi tiết, cụ thể tại điều 26, 27, 28 về
việc cá nhân có quyền có họ tên, có quyền thay đổi họ, thay đổi tên.

Quyền nhân thân, còn được gọi là quyền cá nhân, quyền nhận dạng cá nhân bao


gồm một số quyền được quy định để bảo vệ đời sống cũng như tự do của một cá nhân.

8

Cụ thể nó bao gồm quyền của một cá nhân kiểm sốt việc sử dụng thương mại của tên
của mình, hình ảnh, diện mạo, hoặc các đặc điểm rõ ràng khác về nhận dạng cá nhân
của minh. Nó thường được coi là một quyền sở hữu tài sản và trái ngược với một quyền
cá nhân, và như vậy, hiệu lực cùa quyền nhân thân có thể tồn tại kể cả sau cái chết của
cá nhân, pháp nhân và có thể thừa kế hoặc hiến tặng (mức độ khác nhau tùy thuộc vào
thấm quyền và luật pháp của mỗi quốc gia). Theo BLDS, quyền nhân thân là quyền dân
sự gắn liền với mồi cá nhân,không chuyển giao cho người khác trừ trường hợp pháp luật
có quy định khác.Cá nhân có quyền thay đổi họ trong những trường hợp do luật định”. 9
Họ tên là của cá nhân được quy định bởi pháp luật, nhưng cá nhân khi mới sinh ra
không thể tự chủ đối với họ tên của mình mà nó được quyết định bởi một cá nhân khác
có chung quan hệ với chính cá nhân đó. Do đó, pháp luật quy định, cha mẹ của cá nhân
có quyền thay đối họ tên của mình trong những trường hợp nhất định. Khi cá nhân đó có
năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật cá nhân mới có quyền thay đổi họ
theo ý mình nhưng phải trong sự cho phép theo quy định của pháp luật, nghĩa là phải có
lý do rõ ràng. Và việc sử dụng họ tên do cha mẹ đặt cho gây ra những khó khăn trong
cuộc sống ảnh hưởng đến danh dự, quyền lợi ích họp pháp của cá nhân nên từ đó quyền
thay đổi họ, thay đổi tên ra đời.
1.3.

Ý nghĩa pháp lý của quy định Quyền thay đổi họ và tên của cá nhân
Việc quy định về quyền thay đổi họ tên của cá nhân trong quy định của pháp luật

Việt Nam mang ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của cá nhân cũng như trong quy

định của hệ thống pháp luật Việt Nam.
Đối với hệ thống pháp luật
Góp phần hồn thiện hơn quy định của luật Việt Nam, trong việc bảo vệ một
cách đầy đủ những quyền nhân thân cơ bản không gắn liền với tài sản của công dân, tạo
tiếng nói chung trong sự nghiệp báo vệ con người của Hiến pháp, pháp luật trong đời
sống xã hội; trong môi trường kinh doanh và trong các quan hệ khác của pháp luật đối
8Xem khái niệm về Quyền nhân thân />9Điều 27 Bộ luật Dân sự năm 2015


với công dân.
Đối với mỗi cá nhân
Quyền thay đối họ tên ra đời như ghi nhận một cách rõ ràng hơn những quyền cơ
bản mà một cơng dân có được. Bên cạnh đó, việc quy định quyền thay đối họ tên được
tách ra thành quyền thay đổi họ và thay đổi tên cũng tạo cơ sở để cá nhân có thêm
những cơ sở được pháp luật bảo vệ về vấn đề họ và tên. Việc thừa nhận u tơ mang
tính danh xưng đã phân nào giúp cá nhân tự tin hơn trong cuộc sống cũng như trong các
mối quan hệ xã hội, quy định rõ ràng bởi pháp luật sẽ giúp cá nhân tự chú hơn về mặt
thù tục và thế hiện việc thừa nhận trên phương diện luật













JL





pháp quyền bình đẳng, quyền được tơn trọng của cá nhân. Đặt quyền thay đổi họ tên của
cá nhân trong mối liên hệ với các quyền cơng dân khác. Từ đó, góp phần cúng cố quyền
lợi cúa cá nhân trong các quan hệ pháp luật khác mà cá nhân đó tham gia, hoặc liên
quan. Bảo vệ yếu tố truyền thống, trong quan hệ gia đình, dịng họ. Với mồi quan hệ xã
hội, các cá nhân tham gia với tư cách riêng. Trong đó, họ tên là một yếu tố định danh cá
nhân, cá biệt hóa cá nhân đồng thời cũng là bằng chứng đế xác định quyền lợi, trách
nhiệm khi tham gia vào những quan hệ xã hội mang tính chất pháp lý. Chính vì thế, khi
có sự tham gia của cá nhân vào các quan hệ xã hội thì đương nhiên cá nhân đó phải đưa
ra ra thơng tin về họ, tên và những thông tin khác liên quan đến nhân thân của chính cá
nhân đó. Tuy nhiên, việc sử dụng họ, tên phải họp pháp và được pháp luật công nhận.
Sử dụng bất hợp pháp tên gọi của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhân là
xâm phạm quyền đối với họ, tên cả người đó. Đó là vấn đề đặt ra buộc pháp luật phải
quy định và “can thiệp” điều chinh để bảo vệ trật tự xã hội.
Đối với cơ quan có thâm quyền
Được nhà nước giao trách nhiệm là cơ quan đại diện cùa nhà nước phục vụ cho
dân, việc pháp luật quy định rõ ràng giúp các cơ quan có cơ sở để giải quyết những vấn
đề pháp lý riêng biệt một cách rõ ràng hơn, có căn cứ. Dựa trên những căn cứ đã được
quy định áp dụng pháp luật theo đúng tinh thần mà pháp luật vổn có theo hướng có lợi
cho người dân.


1.4. Quy định về quyền thay đổi họ
Quy định của pháp luật về vấn đề thay đồi họ của cá nhân trong các luật khác
nhau nhưng quy định chính thức hơn hết là quy định trong BLDS năm 2015. Để có cơ

sở thay đổi họ của cá nhân trước hết cá nhân đó phải là người đã được xác định họ tên
và có văn bản mang tính pháp lý chứng minh đó là giấy khai sinh: Họ cúa cá nhân được
xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có
thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán; Trường hợp chưa xác định được
cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ; Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi,
chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con ni thì họ của trẻ em được
xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận cua cha mẹ ni;
Trường hợp chí có cha ni hoặc mẹ ni thì họ của trẻ em được xác định theo họ của
người đó; Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được
nhận làm con ni thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ
sở ni dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị cúa người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho
trẻ em, nếu tré em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng. Cha đẻ, mẹ đẻ được quy
định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ
mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hơn
nhân và gia đình.10” Như vậy, pháp luật đã công nhận rằng cá nhân khi sinh ra đều phải
có họ, tên, mọi cá nhân đều bình đẳng như nhau đối với quyền này trẻ bị bỏ rơi không rõ
cha mẹ cũng được nhà nước bảo vệ về quyền phải có họ và tên cho trẻ. Ngồi ra, điều
luật này cũng chi ra rằng, họ, tên của một cá nhân được xác định theo họ, tên khai sinh
của người đó.
Vậy trên nguyên tắc đó cá nhân chỉ có thể thay đổi họ của mình khi trên giấy
khai sinh công nhận thay đối một họ khác với họ trong giấy khai sinh trước đây của cá
nhân đó. Theo luật, Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thấm quyền cơng
nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:11
- Thay đôi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lợi;
10Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2015
11Điều 27 Bộ luật Dân sự năm 2015


Khi cá nhân được đăng ký khai sinh thì cá nhân đó mang họ của cha đẻ hoặc họ
của mẹ đẻ, tùy thuộc vào sự thỏa thuận của cha mẹ đẻ. Nếu con mang họ của cha đẻ thì

có thể được thay đồi sang họ cua mẹ đẻ và ngược lại. Việc thay đổi họ trong trường hợp
này là phù hợp. Chủ thể thay đồi trong trường hợp này là cha mẹ thay đổi cho con.
Nghĩa là đứa trẻ trước đây mang họ cha hoặc mẹ và giờ đổi sang họ của người kia.
Thông thường trong trường hợp này là đồi từ họ cha sang họ mẹ do cha mẹ khơng cịn
chung sống với nhau. Bởi theo quan niệm của người Việt Nam đa số trẻ sinh ra sẽ đặt họ
theo họ của người cha. Trẻ mang họ cha hay họ mẹ tuỳ thuộc vào sự thống nhất của cha
mẹ và sự đồng ý của cá nhân đó nếu đủ tuổi theo quy định cúa pháp luật. Trong thực tế,
quy định này có thể xuất hiện hai trường hợp như sau: Chú thể yêu cầu thay đổi họ cho
con dưới 18 tuổi, trường hợp này khi cha mẹ ly hôn đã mang những bất hoà trong cuộc
sống đối với người cịn lại vậy thơng thường họ muốn thay đối họ của con sang họ cúa
mình. Tuy nhiên, theo quy định văn bản hướng dần tại Thơng tư 04/2020/TT-BTP thì
muốn thay đối họ trong trường hợp này phải có sự đồng ý của bên còn lại. Điều này, gây
phiền hà cho người dân bởi lẽ nếu người kia khơng cịn ở địa phương, hoặc bỏ vợ
(chồng) con đi nơi khác sống thì sẽ khơng thế có văn bản đồng ý. Ngồi ra, nếu trong
điều kiện con dưới 18 tuổi nhưng lại trên 9 tuối thì cần có sự đồng ý của con. Pháp luật
quy định khá cụ thể trong trường hợp này tuy nhiên sự cụ thể này có phần ảnh hưởng
đến quyền lợi cùa công dân. Bởi lẽ, theo một số quốc gia khác trong khu vực như Nhật
Bản tại Điều 790 Bộ luật dân sự Nhật Bản quy định con trong giá thú phải lấy họ của
cha mẹ nếu cha mẹ ly hơn thì lấy họ tại thời điểm ly hôn” 12. Nghĩa là nếu cha mẹ sau
khi ly hơn có thay đổi họ thì đứa trẻ vẫn giữ họ tại thời điểm ly hơn. Quy định này có
phần mang tính cụ thể hơn BLDS năm 2015 về việc coi trọng quyền lợi của trẻ, cha mẹ
là hai người ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời của một đứa trẻ nên việc trẻ mang họ cha
hay họ mẹ không nên có sự phân biệt. Bên cạnh đó việc cha mẹ ly hôn không ảnh
hưởng nhiều đến đứa trẻ và nếu đứa trẻ chưa đủ 18 tuối thì cũng khơng gây phiên hà
trong việc đặt họ theo cha hay theo mẹ. Và nêu đứa trẻ đã đủ 18 tuổi nhưng mẹ hoặc cha
yêu cầu đối họ cha hoặc mẹ đồng ý nhưng bản thân lại không đồng ý, hay bản thân
12Xem />

người được đồi họ đồng ý nhưng cha hoặc mẹ khơng đồng ý thì cũng thề làm thủ tục đổi
họ trong trường hợp này. Vì tại Thơng tư 04/2020/TT-BTP thì việc đổi họ phải có sự

đồng ý của cả ba bên tại tờ khai.
- Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi
hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
Quy định này áp dụng trong trường hợp con có cha đẻ hoặc mẹ đẻ hoặc có đầy
đủ cha mẹ nhưng được nhận làm con ni. Chú thể yêu cầu thay đổi họ trong trường
hợp này là cha nuôi hoặc mẹ nuôi. Và theo quy định của luật người được thay đồi họ
trong trường họp này phải là trẻ dưới 9 tuồi vì trẻ từ đủ 9 tuối việc thay đổi này phải
được sự đồng ý của trẻ.13
Điều này dẫn đến thực tế phát sinh nếu đứa tré trên 9 tuổi thì có cần ý kiến của
trẻ khơng và nếu trẻ khơng đồng ý thì sẽ khó xử lý. Trường hợp này được áp dụng đối
với những đứa trẻ được nhận làm con nuôi. Với tâm lý của người nhận con nuôi và trẻ
được nhận nuôi khi muốn thay đổi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ cua cha nuôi
hoặc mẹ nuôi. Bên cạnh đó, việc mang họ của cha ni, mẹ ni sẽ tạo sự ổn định về
tâm lý cho chính đứa trẻ được nhận nuôi. Chẳng hạn như, nếu cha nuôi họ Nguyễn, con
nuôi họ Lê, khi đứa trẻ lớn lên sẽ dẫn đến những tình huống xảy ra đó là đứa trẻ sẽ mặc
cảm với bạn bè và xã hội vì sự khác họ giữa cha và con và tạo khoảng cách giữa cha mẹ
và con. Tuy nhiên, họ của đứa trẻ chỉ thay đồi khi có yêu cầu của cha ni, mẹ ni nếu
cha ni, mẹ ni khơng có yêu cầu thay đổi họ thì đứa trẻ vần giữ nguyên họ của cha
đẻ hoặc họ của mẹ đẻ.
Quy định của BLDS năm 2015 có ý bảo vệ quyền lợi của những người nhận con
nuôi từ cha mẹ đẻ cùa chúng. Tuy nhiên, trong trường hợp theo yêu cầu cúa cha mẹ
ni, cơ quan có thẩm quyền quyết định thay đổi họ tên của con ni

14 15

. Tuy nhiên, có

thể thấy rằng nếu con nuôi là người từ đủ 18 tuổi thì luật có cho phép thay đổi họ, tên
hay khơng? Vì người 18 tuổi có quyền quyết định họ của bản thân mình muốn theo.
13Khoản 5 Điều 6 Nghị định 24/2019/NĐ-CP vừa được Chính phú ngày 05/03/2019 sửa đơi, bố sung

Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nuôi con nuôi.
14Khoản 2 Điều 24 Luật nuồi con nuôi năm 2010
15Điều 25 Luật nuôi con nuôi năm 2010


Nhưng trên cơ sở căn cứ theo quy định cúa Luật.
- Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu
cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
Quy định này áp dụng với những trường hợp một người được nhận làm con ni
nhưng sau đó người này thơi làm con ni cùa người đó. Chù thể yêu cầu lấy lại họ của
người con theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ là người đã chấm dứt làm con nuôi người
khác hoặc theo yêu cầu cha đẻ, mẹ đẻ của chính người đó trong trường hợp này là bản
thân người con nuôi kèm theo điều kiện phải từ đú 18 tuồi hoặc cha đẻ, mẹ đẻ của người
đó.
Trên cơ sở đó cần xác định, các trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi người
khác bao gồm: Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi
con nuôi; Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có
hành vi phá tán tài sản của cha mẹ ni; Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ
con nuôi; Vi phạm quy định tại Điều 3 của Luật
K 15

này .
Quy định trên cho thấy nếu con ni vì một lý do luật định mà chấm dứt quan hệ
với cha mẹ ni thì hậu quả pháp lý là pháp luật cho phép thay đổi họ. Vậy muốn đổi họ
như thế nào là tùy thuộc người con ni đó? Vậy trường hợp cha mẹ nuôi muốn chấm
dứt việc nhận con nuôi nhưng người con vì những mục đích xấu mà vẫn muốn mang họ
của cha mẹ ni thì giải quyết như thế nào? Quy định này chưa mang tính giải quyêt rõ
ràng. Trường hợp này so sánh luật dân sự Nhật Bản: Điều 816 con nuôi sẽ tiếp tục sử

dụng họ trước khi nhận làm con nuôi khi thôi làm con nuôi; với điều kiện là điều này sẽ
không áp dụng trong trường họp một người đã kết hôn nhận nuôi một người khác là con
của vợ/chồng mình và người con ni đó đã xố bở mối quan hệ ni con nuôi với một
trong những người cha mẹ khác.16 Nghĩa là sau khi kết thúc việc nhận nuôi là việc mang
16

Xem [Điều 816 Một người con nuôi sẽ tiếp tục sừ dụng họ mà anh ta / cô ta đã sử dụng

trước khi nhận con nuôi bằng cách giái thể quan hệ con nuôi; với điều kiện là điều này sẽ không áp dụng


họ của cha mẹ nuôi cũng sẽ kết thúc, quy định này đảm bảo được việc mâu thuần về
việc mang họ như thế nào sau khi chấm dứt việc nhận nuôi
- Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định
cha, mẹ cho con;
Quy định này được áp dụng trong trường hợp cha mẹ con bị thất lạc và tìm lại
được nhau sau khi được cơng nhận cha mẹ con có thề thay đổi họ theo yêu cầu của một
trong các bên cha mẹ hoặc con từ đủ 18 tuồi.
Xác định cha, mẹ cho con là trường họp một đứa trẻ được sinh ra mà chưa được
xác định cha đẻ hoặc mẹ đẻ hoặc đã được xác định trong Giấy khai sinh nhưng sau đó
cha đẻ hoặc mẹ đẻ của đứa trẻ được xác định lại. Trường hợp này, chính cá nhân chưa
biết đích danh cha đé, mẹ đẻ hoặc cha đẻ, mẹ đẻ có quyền được u cầu Tịa án xác định
cha đẻ, mẹ đẻ. Khi xác định cha đẻ, mẹ đẻ cho con thì người con được quyên thay đôi
họ, tên theo quy định của pháp luật. Chủ thê có quyền u cầu thay đối họ là chính
người con hoặc cha đẻ, mẹ đẻ.
Việc xác định cha, mẹ cho con trong thực tế có những quy định mang tính bất
cập. Như việc xác định cha mẹ cho con đặc biệt là đối với con chưa thành niên theo quy
định LHT năm 2014 tại khoản 1 Điều 25 “Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con
nộp tờ khai đăng ký theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc
mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha mẹ con các bên phải có

mặt”. Quy định này bất cập ở chồ nếu con là trẻ em dưới 9 tuổi thì việc có mặt của các
bên trong trường hợp này cũng chì là sự thỏa thuận cùa cha mẹ hay tại khoản 1 Điều 44
luật này quy định “Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai đăng ký theo
mẫu quy định và giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con
trong trường hợp một người đã kết hôn nhận một người khác làm con của mình với vợ / chồng cùa mình
và người con ni đã xóa bỏ mối quan hệ ni con ni chì với một trong các cha mẹ nuôi. (2) Nếu một
người tiếp tục sử dụng tên họ / cô ấy đã sứ dụng trước khi nhận con nuôi theo quy định của khoản trên
sau bảy năm đã trôi qua kể từ thời điếm nhận con nuôi, anh / cơ ấy có thế lấy họ được sử dụng vào thời
điếm giải thể quan hệ nuôi con nuôi bằng cách đưa ra thông báo, theo các quy định của Đạo luật đăng
ký gia đinh, trong vòng ba tháng kề từ ngày giải thế]


hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa
công dân Việt Nam và người nước ngoài hoặc giữa người nước ngồi với nhau thì người
nước ngồi phải nộp bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng
minh về nhân thân.” Tại Điều 14 thông tư 04/2020/TT-BTP “Chứng cứ chứng minh
quan hệ cha, mẹ, con Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại
khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của LHT 2014 gồm một trong các giấy tờ, tài liệu
sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giảm định hoặc CO' quan, tổ chức khác
có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngồi xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ
con.
2. Trường hợp khơng có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy
định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bán cam đoan về mối
quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thơng tư này, có ít nhất hai người làm
chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con. ” Vậy nếu là con chưa thành niên trong trường hợp
này, trẻ dưới 9 tuổi thì việc lập cam đoan là khơng có giá trị pháp lý.


Xác định cha mẹ con trong một sô trường hợp đặc biệt như: “Trường hợp nam,

nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con
sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được
với người mẹ thì khơng cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha,
mẹ, con.17
Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điềm đăng ký kết hơn, đã được
đăng ký khai sinh nhưng khơng có thơng tin về người cha, nay vợ chồng có văn bản
thừa nhận là con chung thì khơng phải làm thủ tục nhận cha, con mà làm thủ tục bổ
sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy
khai sinh của người con.
Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điếm đăng ký kết hôn, chưa được
đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con
chung thì thơng tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà
không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con.
Trường hợp con do người vợ sinh ra hoặc có thai trong thời kỳ hơn nhân nhưng
vợ hoặc chồng không thừa nhận là con chung hoặc người khác muốn nhận con thì do
Tịa án nhân dân xác định theo quy định pháp luật.
Qua những phân tích, cũng như quy định trên của luật về cơ bản việc xác định
cha mẹ con theo từng trường hợp khó mà có được sự đồng thuận của cả ba bên. Nhưng
theo quy định của pháp luật thì đó là tiền đề, cũng như thủ tục quan trọng để xác định
việc thay đổi họ cho đứa trẻ trong trường hợp này.
- Thay đôi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
Chủ thê u câu thay đơi họ được ngâm hiêu là chính cá nhân đó sau khi đã tìm
lại được nguồn gốc của mình hoặc người thân cúa người bị lưu lạc khi tìm được người
thân trở về.
về cơ bản quy định mang tính hàn lâm và thủ tục thực hiện cũng không dễ cho
người dân. Bởi lẽ, thông thường “người bị lưu lạc” thời xưa trong chiến tranh tại Việt
Nam hiện đã già hoặc khơng cịn nữa, và ngày nay những người bị lưu lạc có những
17Khốn 1 Điều 16 Thơng tư 04/2020/TT-BTP



trường hợp phổ biến là đã khơng cịn ở Việt Nam hoặc mất trí nhớ, hay bị tai nạn nào
đó...khi tìm lại gia đình của mình đã là khó khăn. Đối chiếu với các thú tục nêu trên, có
thể thấy xuất hiện vấn đề như sau “như thế nào gọi là việc xét thấy thay đổi hộ tịch là có
cơ sở vậy cơ sở đó do đâu”.
về cơ quan có thẩm quyền giải quyết được quy định tại khoản 3 Điều 46 LHT,
theo đó ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú cúa
cá nhân có thẩm quyền giái quyết việc thay đồi hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14
tuổi trở lên cư trú ở trong nước, úy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước
đây hoặc ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có hộ khẩu thường trú.
- Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình
có yếu tổ nước ngồi đê phù họp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước
ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
Chủ thể trong trường hợp này là cá nhân có họ được thay đồi muốn theo họ vợ
hoặc họ của chồng. Quy định này mang xu hướng hội nhập quốc tế trên thế giới cũng có
những quốc gia quy định việc người vợ khi kết hôn phải mang họ chồng.
- Thay đôi họ của con khi cha, mẹ thay đôi họ;
Quy định này có thể được coi là tập hợp của các quy định. Bởi lẽ, khi cha mẹ
của cá nhân thay đổi họ như trong trường hợp cha mẹ bị thất lạc ông bà và sau khi nhận
lại cha mẹ đổi họ con muốn thay đổi theo thì áp dụng .


Họ của cha, mẹ là cơ sở quan trọng nhât đê xác định họ cho con. Do đó, nêu cha,
mẹ thay đổi họ thì con được quyền thay đổi theo họ của cha, mẹ. Quy định này được áp
dụng đối với cả trường họp cha nuôi, mẹ nuôi thay đối họ. Tương tự như trường họp
thay đổi họ theo cha đẻ hoặc mẹ đẻ. Quy định này cũng thể hiện được cái tên là do cha
mẹ quyết định.
Tuy nhiên, cần xem xét việc điều khoản này có nhất thiết phải quy định hay
khơng? Vì thơng qua những ngun tắc ban đầu đã thể hiện rõ con theo họ cha mẹ. Một
số nước tiến bộ trên thế giới hiện nay coi trọng việc tự do có họ và tên cúa cá nhân như
Nhật Bản: Điều 791 trong trường họp họ của trẻ em khác với họ của cha mẹ, thì trẻ em

có thể lấy họ của cha hoặc mẹ bằng cách thông báo theo quy định của Luật hôn nhân và
gia đinh sau khi đã có được họ, sự cho phép của Toà án. 18Trong trường hợp họ của trẻ
em khác với họ của cha mẹ, nếu họ đã kết hôn, không xin phép được đề cập trong đoạn
trên bằng cách thông báo theo các quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Nếu trẻ em
chưa đủ 15 tuổi người đại diện hợp pháp của trẻ có thể thay mặt trẻ thực hiện các hành
vi nêu ở hai khoản trên. Trẻ vị thành niên đã lấy một họ mới theo các quy định của ba
khoản trên có thể quay lại sử dụng họ trước của mình trong vịng một năm sau khi đạt
được đa số bằng thông báo theo các quy định của Đạo Luật.
- Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
Quy định dẫn chiểu đến luật hộ tịch nhưng theo quy định cùa Luật hộ tịch thì cá
nhân có quyền thay đối họ, tên đệm và tên khi có căn cứ thay đồi theo quy định của
pháp luật dân sự.19
Thực tê, một đứa trẻ sinh ra có thê có rât nhiêu tên gọi: tên khai sinh, tên gọi ở
nhà, tên thường dùng, biệt danh... Cá nhân có quyền sử dụng họ, tên để thực hiện quyền
và nghĩa vụ của mình. Trong xã hội, để đáp ứng nhu cầu của bản thân, đảm bảo quyền
và nghĩa vụ của mình được thực hiện, con người phải tham gia vào rất nhiều những giao
dịch dân sự. Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh thực hiện
18Xem rĐiểu 791 Trong
trường hợp họ của tre em khác với họ của cha hoặc mẹ, thì tre có thồ lấy họ cua cha hoặc mẹ bằng cách thông báo
theo quy định của Đạo luật đãng ký gia đình sau khi đà có được họ. sự cho phép cua tòa án]
19Điều 26 Luật Hộ tịch năm 2014


×