Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CAO SU TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU BỐ LÁLY TÂM VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CẢI THIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.12 MB, 84 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT HỆ THỐNG XỬ LÝ
NƯỚC THẢI CAO SU TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ
CAO SU BỐ LÁ-LY TÂM VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN
CẢI THIỆN

GVHD: TS. HỒ BÍCH LIÊN
SVTH: NGUYỄN LÊ TRUNG DŨNG
MSSV: 1924403010190
Lớp: D19MTKT01
Ngành: Khoa Học Môi Trường
Khóa: D19, Niên khóa: 2019-2013

Bình Dương, tháng 04 năm 2023


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT HỆ THỐNG XỬ LÝ
NƯỚC THẢI CAO SU TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ


CAO SU BỐ LÁ-LY TÂM VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN
CẢI THIỆN

Giảng viên hướng dẫn
(ký tên)

TS. HỒ BÍCH LIÊN

Sinh viên thực hiện
(ký tên)

NGUYỄN LÊ TRUNG DŨNG

Bình Dương, tháng 04 năm 2023


LỜI CAM KẾT
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu để phục vụ cho học phần Báo cáo
Tốt nghiệp của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Hồ Bích Liên, các nội dung nghiên
cứu, kết quả đo đạc trong đề tài này là trung thực và chưa được cơng bố dưới bất kì hình
thức nào trước đây.
Những số liệu trong các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ được phân tích và đo đạc bởi chính
bản thân tơi. Ngồi ra, đề tài cịn sử dụng một số tài liệu từ nguồn của các tác giả khác và
đều được ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội
dung bài báo cáo của mình.

Bình Dương, ngày 13 tháng 04 năm 2023
Tác giả
(Ký tên)


Nguyễn Lê Trung Dũng


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và làm việc tại trường đại học Thủ Dầu Một tôi đã nhận
được sự giúp đỡ của các thầy cô và các bạn học rất nhiều. Khoảng thời gian 4 năm trên
giảng đường đại học vừa qua, tơi đã gặp khơng ít khó khăn nhưng cũng có khơng ít trải
nghiệm q báu mà bản thân đã gặt hái được trong quá trình học tập, làm việc, hoạt động
đội nhóm. Sắp phải kết thúc cuộc hành trình này tơi khơng biết nói gì hơn ngồi 2 tiếng
cảm ơn.
Tơi xin cảm ơn trường đại học tại Thủ Dầu Một đã mang đến cho tôi môi trường học
tập lành mạnh năng động sáng tạo để giúp tôi một bước trên con đường mà tôi đã chọn. Tôi
xin cảm ơn quý Thầy Cô ngành Khoa Học Môi Trường đã giúp đỡ tôi trong suốt 4 năm vừa
qua, các thầy cô là nguồn cảm hứng lớn nhất đối với tơi để tơi biết mình sẽ trở thành một
phần của xã hội như thế nào trong tương lai sắp tới.
Tơi xin cảm ơn TS. Hồ Bích Liên, người giảng viên hướng dẫn tơi trong q trình
làm báo cáo tốt nghiệp. Trong quãng thời gian làm báo cáo tốt nghiệp, các kiến thức, kinh
nghiệm mà Cô Liên truyền đạt đã giúp đỡ tôi rất nhiều, sự ân cần và tận tâm của Cơ giúp
tơi nhận ra các thiếu sót của bản thân và hoàn thiện hơn bản báo cáo, cũng như ln ln
hồn thiện bản thân mình.
Tơi xin cảm ơn đơn vị thực tập – Công ty Cao su Phước Hòa, mà cụ thể ở đây là Chị
Oanh, Anh Tùng, Chị Thy, Anh Khanh đã luôn giúp đỡ tôi trong suốt q trình thực tập tại
cơng ty. Sự chỉ dạy, kiến thức mà anh chị truyền đạt lại cho tôi là nguồn tư liệu trân quý mà
tôi sẽ mãi ghi ơn của các anh chị.
Bình Dương, ngày 13 tháng 04 năm 2023
Tác giả
(Ký tên)

Nguyễn Lê Trung Dũng



05

KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ
CHƯƠNG TRÌNH: KHOA HỌC MƠI TRƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ
THỰC HIỆN BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
1. Sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Lê Trung Dũng

Ngày sinh: 19/01/2001

MSSV: 1924403010190
Lớp: D19MTKT01
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Điện thoại: 0945546352
Email:
2. Số QĐ giao đề tài luận văn: Quyết định số 1368/QĐ-ĐHTDM ngày 01 tháng 09 năm 2021
3. Cán bộ hướng dẫn (CBHD): TS. Hồ Bích Liên
4. Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CAO SU TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU
BỐ LÁ-LY TÂM VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CẢI THIỆN”.
5. Tiến bộ thực hiện
Tuần
thứ

Ngày


Kế hoạch thực hiện
Trao đổi nội dung đề tài, định hướng phát triển đề tài.

1

01-04/12/2022

GVHD hướng dẫn thực hiện đề tài. Chuẩn bị các mục cần
tìm hiểu để đi khảo sát thực tế tại Nhà máy xử lý nước
thải Cao su Bố Lá-Ly Tâm
Hoàn thiện các mục lục chương, nội dung cần làm cho bài

2

05-11/12/2022

báo cáo
Hoàn thiện Chương mở đầu, Chương 1

Nhận xét của CBHD
(ký tên)


Tuần
thứ

Ngày

Kế hoạch thực hiện


Nhận xét của CBHD
(ký tên)

Kiểm tra ngày: 12/12/2022 Đánh giá mức độ cơng việc hồn thành:
Được tiếp tục:☐

Sửa đổi, bổ sung:☐

Tìm kiếm tài liệu cho Chương 2 và 3
3

12-18/12/2022

Hoàn thiện Chương 2, hoàn thiện phần khảo sát kết quả
phân tích chất lượng nước của Chương 3

Kiểm tra ngày: 19/12/2022 Đánh giá mức độ cơng việc hồn thành:
Được tiếp tục:☐
4

19-25/12/2022

Sửa đổi, bổ sung:☐

Tìm kiếm tại liệu cho Chương 3
Hoàn thiện Chương 3

Kiểm tra ngày: 16/12/2022 Đánh giá mức độ cơng việc hồn thành:
Được tiếp tục:☐

5

26-31/12/2022

Sửa đổi, bổ sung:☐

Tìm kiếm tại liệu cho Chương 4
Hoàn thiện Chương 4

Kiểm tra ngày: 01/01/2023 Đánh giá mức độ cơng việc hồn thành:
Được tiếp tục:☐
6

01-07/01/2023

Sửa đổi, bổ sung:☐

Điều chỉnh format bài báo cáo
Hoàn thiện bài báo cáo

Ghi chú: Sinh viên (SV) lập phiếu này thành 01 bản để nộp cùng với Báo cáo tốt nghiệp khi kết thúc thời gian thực hiện BCTN.


Ý kiến của cán bộ hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Bình Dương, ngày 13 tháng 04 năm 2023
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)


TS. Hồ Bích Liên

Nguyễn Lê Trung Dũng


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH .........................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................................iv
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề..................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu..................................................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 3
1.1. Tổng quan về nước thải cao su ................................................................................... 3
1.1.1. Nguồn gốc phát sinh nước thải cao su ..................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm nước thải cao su ...................................................................................... 3
1.1.3. Tính chất nước thải cao su....................................................................................... 4
1.1.4. Tác động đến môi trường của nước thải cao su ........................................................ 4
1.2. Tổng quan các phương pháp xử lý nước thải cao su ................................................... 5
1.2.1. Phương pháp vật lý ................................................................................................. 5
1.2.2. Phương pháp hóa lý ................................................................................................ 7
1.2.3. Phương pháp hóa học .............................................................................................. 8
1.2.4. Phương pháp sinh học ........................................................................................... 10
1.3. Tổng quan về nhà máy chế biến cao su Bố Lá-Ly Tâm ............................................ 11
1.3.1. Giới thiệu về nhà máy chế biến cao su Bố Lá-Ly Tâm .......................................... 11
1.3.2. Vị trí địa lý ............................................................................................................ 12
1.3.3. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................................ 13



1.3.4. Tình hình hoạt động của nhà máy.......................................................................... 13
1.3.5. Dây chuyển chế biến cao su của nhà máy chế biến cao su Bố Lá-Ly Tâm ............. 13
1.3.6. Sản phầm của nhà máy .......................................................................................... 16
1.4. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan .................................................................... 17
CHƯƠNG II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 19
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 19
2.2. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 19
2.3. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................................. 19
2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 20
2.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 21
2.5.1. Phương pháp thu mẫu và bảo quản mẫu ................................................................ 21
2.5.2. Phương pháp thu thập thông tin, kế thừa tài liệu .................................................... 21
2.5.3. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia ........................................................... 22
2.5.4. Phương pháp phân tích các thơng số nước thải ...................................................... 22
2.5.4.1. Phân tích chỉ tiêu COD....................................................................................... 23
2.5.4.2. Phân tích chỉ tiêu BOD....................................................................................... 24
2.5.4.3. Phân tích chỉ tiêu TSS ........................................................................................ 25
2.5.4.4. Phân tích chỉ tiêu Amoni .................................................................................... 25
2.5.4.5. Phân tích chỉ tiêu Tổng nitơ................................................................................ 26
2.5.5. Phương pháp khảo sát thực địa .............................................................................. 27
2.5.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................................. 28
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 29
3.1. Kết quả khảo sát hệ thống xử lý nước thải cao su của Nhà máy chế biến cao su Bố LáLy Tâm ........................................................................................................................... 29


3.1.1. Công nghệ xử lý nước thải của nhà máy................................................................ 29
3.1.2. Các hạng mục trong quy trình xử lý nước thải của hệ thống .................................. 32
3.1.2.1. Bể gạn mủ .......................................................................................................... 32
3.1.2.2. Bể trung chuyển ................................................................................................. 33

3.1.2.3. Bể phân phối ...................................................................................................... 34
3.1.2.4. Bể UASB (kỵ khí) .............................................................................................. 34
3.1.2.5. Bể Anoxic (thiếu khí) ......................................................................................... 35
3.1.2.6. Bể Aerotank (hiếu khí) ....................................................................................... 36
3.1.2.7. Bể lắng ............................................................................................................... 37
3.1.2.8. Bồn lọc............................................................................................................... 38
3.1.2.9. Mương quan trắc ................................................................................................ 39
3.1.2.10. Bể nén bùn ....................................................................................................... 40
3.2. Kết quả đánh giá hiệu quả xử lý các thông số ô nhiễm ............................................. 41
3.2.1. Hiệu suất xử lý COD ............................................................................................. 41
3.2.2. Hiệu suất xử lý BOD ............................................................................................. 43
3.2.3. Hiệu suất xử lý TSS .............................................................................................. 45
3.2.4. Hiệu suất xử lý Amoni .......................................................................................... 47
3.2.5. Hiệu suất xử lý Nitơ tổng (TN) ............................................................................. 50
3.2.6. So sánh hiệu quả xử lý của các bể ......................................................................... 52
3.2.7. Kết quả đánh giá hiệu suất xử lý của hệ thống xử lý nước thải .............................. 54
3.3. Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải.............................................. 56
3.3.1. Ưu điểm ................................................................................................................ 56
3.3.2. Nhược điểm .......................................................................................................... 57
3.4. Đề xuất giải pháp cải thiện cho hệ thống xử lý nước thải ......................................... 59


3.4.1. Bể gạn mủ, bể trung chuyển .................................................................................. 59
3.4.2. Bể phân phối ......................................................................................................... 59
3.4.3. Bể UASB .............................................................................................................. 59
3.4.4. Bể Anoxic ............................................................................................................. 60
3.4.5. Bể Aerotank .......................................................................................................... 60
3.4.6. Bồn lọc ................................................................................................................. 61
3.4.7. Máy ép bùn ........................................................................................................... 61
3.4.8. Tái sử dụng nước .................................................................................................. 61

CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 62
4.1. Kết luận ................................................................................................................... 62
4.2. Kiến nghị ................................................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 64
PHỤ LỤC 1. HÌNH ẢNH VỀ CÁC HĨA CHẤT PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG Ơ
NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI ..................................................................................... 1
PHỤC LỤC 2. CÁC HÌNH ẢNH KHÁC TRONG QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH HÀM
LƯỢNG Ơ NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI .................................................................. 4


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí địa lý trụ sở cơng ty................................................................................ 12
Hình 1.2. Vị trí đặt nhà máy xử lý nước thải và vị trí xả thải ........................................... 12
Hình 1.3. Sơ đồ quy trình chế biến mủ cốm .................................................................... 14
Hình 1.4. Sơ đồ quy trình chế biến mủ ly tâm ................................................................. 15
Hình 3.1. Sơ đồ cơng nghệ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy .................................. 29
Hình 3.2. Một góc nhà máy xử lý nước thải Bố Lá-Ly Tâm từ trên cao ........................... 30
Hình 3.3. Bể gạn mủ ....................................................................................................... 33
Hình 3.4. Bể trung chuyển .............................................................................................. 33
Hình 3.5. Bể phân phối ................................................................................................... 34
Hình 3.6. Bể UASB (kỵ khí) ........................................................................................... 35
Hình 3.7. Bể Anoxic (thiếu khí) ...................................................................................... 36
Hình 3.8. Bể Aerotank (hiếu khí) .................................................................................... 37
Hình 3.9. Bể lắng ............................................................................................................ 38
Hình 3.10. Bồn lọc.......................................................................................................... 39
Hình 3.11. Mương quan trắc ........................................................................................... 40
Hình 3.12. Bể nén bùn (a) và máy ép bùn (b) .................................................................. 41
Hình 3.13. Giá trị COD qua các bể xử lý (mg/L)............................................................. 41
Hình 3.14. Giá trị COD được xử lý qua các bể xử lý (mg/L) ........................................... 42
Hình 3.15. Hiệu suất xử lý COD (%) .............................................................................. 43

Hình 3.16. Giá trị BOD qua các bể xử lý ........................................................................ 43
Hình 3.17. Giá trị BOD được xử lý qua các bể xử lý (mg/L) ........................................... 44
Hình 3.18. Hiệu suất xử lý BOD (%) .............................................................................. 45
Hình 3.19. Giá trị TSS qua các bể xử lý (mg/L) .............................................................. 45
i


Hình 3.20. Giá trị TSS được xử lý qua các bể xử lý (mg/L) ............................................ 46
Hình 3.21. Hiệu suất xử lý TSS (%) ................................................................................ 47
Hình 3.22. Giá trị Amoni qua các bể xử lý (mg/L) .......................................................... 47
Hình 3.23. Giá trị Amoni được xử lý qua các bể xử lý (mg/L) ........................................ 48
Hình 3.24. Hiệu suất xử lý Amoni (%) ............................................................................ 49
Hình 3.25. Giá trị TN qua các bể xử lý (mg/L)................................................................ 50
Hình 3.26. Giá trị TN được xử lý qua các bể xử lý (mg/L) .............................................. 51
Hình 3.27. Hiệu suất xử lý TN (%) ................................................................................. 51
Hình 3.28. Hiệu suất xử lý các thông số ô nhiễm của các bể xử lý .................................. 53
Hình 3.29. Hiệu suất xử lý thơng số ô nhiễm (%) ............................................................ 54
Hình 3.30. Màu của nước thải đầu ra tại mương quan trắc .............................................. 57
Hình 3.31. Bể nén bùn (a) và máy ép bùn (b) đang hoạt động ép bùn.............................. 57
Hình 3.32. Bể gạn mủ (a) và bể trung chuyển (b) khơng có che chắn .............................. 58
Hình 3.33. Hình ảnh về hệ thống thải khí của bể UASB.................................................. 58
Hình 3.34. Ván mủ nổi trên bề mặt bể thiếu khí .............................................................. 58

ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các sản phẩm của nhà máy cao su Bố Lá-Ly Tâm .......................................... 16
Bảng 2.1. Phương pháp phân tích các thơng số ơ nhiễm .................................................. 22
Bảng 3.1. Hiệu suất xử lý của các hạnh mục chính trong hệ thống xử lý ......................... 52

Bảng 3.2. Hiệu suất xử lý ô nhiễm của hệ thống xử lý nước thải ..................................... 54
Bảng 3.3. Thông số ô nhiễm đầu vào và đầu ra của hệ thông được ghi nhận ngày 27/07/2022
....................................................................................................................................... 55
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát chất lượng nước thải đầu vào và đầu ra ................................ 55

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

TSS

Total suspended solids

Tổng chất thải rắn lơ lửng

COD

Chemical Oxygen Demand

Nhu cầu oxy hóa học

BOD

Biological Oxygen Demand


Nhu cầu oxy sinh hóa

DO

Oxygen Demand

Nhu cầu oxy

TN

Total Nitrogen

Tổng Nitơ

BTNMT

Bộ Tài Nguyên Môi Trường

QĐ-UBND

Quyết định - Ủy Ban Nhân Dân

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

XLNT

Xử lý nước thải


VSV

Vi sinh vật

iv


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Sản xuất và chế biến sản phẩm cao su là một trong những ngành sản xuất, chế biến
quan trọng của Việt Nam. Đại diện Hiệp hội cao su Việt Nam cho biết, cao su luôn nằm
trong nhóm những mặt hàng nơng sản chế biến xuất khẩu chủ lực, chiếm tỷ trọng đáng kể
trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam.
Bà Phan Trần Hồng Vân, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam, cho biết diện
tích cây cao su ở Việt Nam hiện có 938,8 ngàn ha, chiếm 7,2% tổng diện tích cao su toàn
cầu. Sản lượng thu hoạch mủ cao su của Việt Nam đạt 1,26 triệu tấn năm 2021, chiếm 8,7%
sản lượng cao su tồn cầu. Năng suất bình qn của cao su Việt Nam đạt 1.682 kg/ha, đứng
thứ nhất châu Á. [1]
Do nhu cầu cao su trên thế giới liên tục tăng nên việc chế biến cao su cũng tăng theo,
kéo theo đó là việc phát sinh chất thải mà đáng nói ở đây chính là nước thải chế biến cao
su thải ra mơi trường mỗi ngày. Trung bình mỗi ngày, một nhà máy cao su phát sinh khoảng
500 – 2000 m3 nước thải để có thể chế biến cao su tùy vào công suất nhà máy. [1]
Nước thải cao su là loại khó xử lý do hàm lượng BOD, COD và nitơ cao hoặc rất
cao tùy thuộc quy trình chế biến cao su của nhà máy. Vì vậy công nghệ xử lý nước thải cao
su phải rất phức tạp và qua nhiều công đoạn xử lý từ xử lý sơ bộ đến xử lý thứ cấp và đến
khử trùng nước. Trong q trình xử lý có thể xảy ra rất nhiều vấn đề đối với hệ thống xử lý
khiến cho quá trình xử lý nước thải gặp trục trặc và nước thải sau xử lý có thể khơng đạt
quy chuẩn xả thải. [2]
Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Đánh giá hiệu suất hệ thống xử lý nước

thải cao su tại nhà máy chế biến mủ cao su Bố Lá-Ly Tâm và đề xuất phương án cải
thiện” được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả xử lý nước thải chế biến cao su của hệ thống
xử lý nước thải chế biến cao su và tìm hiểu các hướng cải thiện nhằm cải thiện hệ thống
giúp cho hệ thống xử lý có thể hoạt động tốt hơn.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu chung
Đề tài tiến hành khảo sát các công nghệ, hạng mục, hiệu quả của hệ thống xử lý nước
thải chế biến cao su nhằm tìm ra các nhược điểm của hệ thống để đề xuất các biện pháp
làm cơ sở xây dựng hệ thống xử lý nước thải cao su hoạt động hiệu quả hơn.
b. Mục tiêu cụ thể
- Xác định công nghệ và hạng mục trong hệ thống xử lý nước thải chế biến cao su của nhà
máy chế biến cao su Bố Lá-Ly Tâm
- Xác định hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải chế biến cao su của nhà máy chế
biến cao su Bố Lá-Ly Tâm
- Xác định ưu và nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải chế biến cao su của nhà máy
chế biến cao su Bố Lá-Ly Tâm
- Đề xuất các giải pháp cải thiện hiệu suất xử lý của hệ thống xử lý nước thải chế biến cao
su của nhà máy chế biến cao su Bố Lá-Ly Tâm
3. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát hệ thống xử lý nước thải chế biến cao su tại nhà máy chế biến cao su Bố Lá-Ly
Tâm
- Khảo sát hiệu quả xử lý nước thải chế biến cao su của hệ thống xử lý
- Đề xuất biện pháp cải thiện
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su của nhà máy xử lý
nước thải cao su Bố Lá-Ly Tâm

- Phạm vi nghiên cứu: Nhà máy chế biến mủ cao su Bố Lá-Ly Tâm và hệ thống xử lý nước
thải Bố Lá-Ly Tâm

2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về nước thải cao su
1.1.1. Nguồn gốc phát sinh nước thải cao su
Nước thải cao su được phát sinh từ các công đoạn chế biến mủ như cán kéo, cán tờ,
băm tinh, lọc mủ, đánh đông,…Các công đoạn này phát sinh một lượng lớn nước thải cao
su tùy thuộc vào công suất chế biến của nhà máy chế biến mủ cao su. Nước thải cao su chứa
hàng loạt các thành phần ô nhiễm có nồng độ cao như BOD, COD, pH, TN, TSS,…gây ô
nhiễm môi trường nếu không được xử lý triệt để trước khi xả thải ra môi trường.
Trong nước thải cao su tồn tại một lượng lớn các hạt huyền phù, các hạt huyền phù
này là phụ phẩm của quá trình chế biến mủ cao su bị hịa vào dịng nước thải và thải ra khỏi
hệ thống chế biến cao su. Các hạt huyền phù này có nồng độ rất cao, chính là các hạt cao
su đã bị đơng lại nhưng chưa kết thành mảng lớn, chủ yếu phát sinh trong giai đoạn đánh
đông. [1]
Nước thải được lưu giữ trong thời gian dài mà không xử lý các chất ô nhiễm có trong
nước sẽ gây ra hiện tượng các hạt huyền phù này cơ tụ lại với nhau kết dính thành các mảng
lớn và nổi liên mặt nước.
1.1.2. Đặc điểm nước thải cao su
Nước thải cao su có chứa các chất như chất hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật.
Các chất vơ cơ có trong nước thải cao su có thể kể đến như: cát, đất, các axit và bazơ
vô cơ,…
Các vi sinh vật chủ yếu bao gồm: vi khuẩn, vi rút, nấm,…
Các chất hữu cơ như: protein hòa tan, axit formic và các chỉ tiêu chỉ thị nồng độ ô
nhiễm hữu cơ trong nước như BOD, COD, TN, N-NH3,…với hàm lượng ô nhiễm rất cao.
Nước thải cao su gây mùi rất khó chịu kể cả trong điều kiện bình thường, chính vì

vậy nên xử lý nước thải cao su ngay sau khi nước thải đã được đưa về nhà máy xử lý nước
thải. Nước thải sao su sinh ra nhiều mùi khó chịu như CO2, CH4, NH3, CH3COOH, H2S,…

3


Để có thể chế biến 1 tấn sản phẩm cao su khối thì lượng nước thải thải ra khoảng 18
m3. Nước thải cao su khi chưa được xử lý thường chứa nồng độ ô nhiễm rất cao sẽ làm chất
hoặc làm chậm quá trình phát triển của các động thực vật trong nước. [2]
Nồng độ nitơ và photpho có trong nước thải trước khi xử lý thường rất cao dễ dẫn
đến hiện tượng phú dưỡng hóa, ảnh hưởng đến sự sống của rong, rêu, tảo có trong nước.
Tình trạng này nếu kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng phú dưỡng gây mất cân bằng sinh học.
1.1.3. Tính chất nước thải cao su
Nước thải từ cơng đoạn đánh đơng có nồng độ chất bẩn cao nhất, chủ yếu là serum
còn lại trong nước thải sau khi vớt mủ bao gồm một số hóa chất đặc trưng như axit acetic
CH3COOH, protein, đường, cao su thừa.
Lượng mủ chưa đơng tụ nhiều do đó còn thừa một lượng lớn cao su ở dạng keo, pH
thấp. Nước thải ở các cơng đoạn khác có hàm lượng chất hữu cơ thấp, hàm lượng cao su
chưa đông tụ hầu như khơng đáng kể. [3]
Với q trình chế biến phát sinh nhiều chất thải khiến nước thải cao su có nồng độ
ơ nhiễm rất cao, chủ yếu là các tác nhân ơ nhiễm sinh học có thể dẫn đến nhiều hiện tượng
gây nguy hiểm cho con người và mơi trường xung quanh.
Nước thải cao su có nồng độ ô nhiễm BOD, COD cao gây khó khăn cho quá trình
tự làm sạch của mơi trường. Và chứa nhiều các tác nhân gây nguy hiểm đến con người và
các sinh vật sống khác.
1.1.4. Tác động đến môi trường của nước thải cao su
Nước thải cao su có thời gian lưu nước khoảng 2-3 ngày sẽ diễn ra quá trình phân
hủy protein trong môi trường axit làm phát sinh mùi hôi, gây ảnh hưởng đến môi trường
sống của những người dân xung quanh cũng như chính bản thân cơng nhân làm việc tại nhà
máy chế biến. Gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt, sản xuất nếu nước thải này

xả trực tiếp ra bên ngồi, khơng thơng qua xử lý.
Hàm lượng chất hữu cơ khá cao sẽ tiêu hủy dưỡng khí cho q trình tự phân hủy của
chất ơ nhiễm, thêm vào đó cao su đơng tụ nổi váng trên bề mặt sẽ ngăn cản oxy hòa tan dẫn
đến hàm lượng DO trong nước giảm, làm chết thủy sinh vật, hạn chế sự phát triển của thực
4


vật. Mặt khác, tại nguồn tiếp nhận nước thải, do q trình lên men thiếu khí sinh ra mùi hơi
gây khó thở, ảnh hưởng đến mơi trường sống của người dân và chất lượng nước cấp cho
sinh hoạt, sản xuất.
Các tác động tiêu cực có thể kể ra như sau: [3]
- Các mảng cao su bám dính lên thành mương dẫn, bề mặt các cơng trình lâu ngày gây tắc
nghẽn cơng trình và giảm mỹ quan cơng trình.
- Các hạt từ cao su đóng ván trên mặt nước và bao kín bề mặt ngăn cản q trình quang
hợp, phát triển của các thực vật nước.
- Nước thải có pH khá thấp chứa các chất dễ bị phân hủy sinh học như các protein, lipit,
axit béo… đồng thời lại chứa nhiều loại vi khuẩn. Khi thải ra nguồn tiếp nhận có khả năng
làm cạn kiệt hàm lượng oxy hòa tan trong nước do q trình phân hủy thiếu khí các chất
hữu cơ ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh.
- Latex cao su phân hủy trong điều kiện thiếu khí tạo ra các sản phẩm như H2S, mecaptan,
các axit amin, axit béo, bazơ hữu cơ,… gây ra mùi khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe công nhân cũng như dân cư khu vực xung quanh xí nghiệp, cống xả,…
1.2. Tổng quan các phương pháp xử lý nước thải cao su
1.2.1. Phương pháp vật lý
- Song chắn rác:
Có tác dụng giữ lại những loại rác thải dạng rắn, thô hoặc các loại túi nilon, cỏ cây,
bao bì, hộp đựng… rơi vào dịng chảy nước thải để tránh sự tắc nghẽn đường ống dẫn nước.
Thanh chắn có thể có loại hình trịn, hình chữ nhật, hình bầu dục,… Trong đó, thanh
chắn rác hình tròn thuận lợi cho dòng chảy nhưng thu hồi rác khó. Cịn thanh chắn rác hình
chữ nhật dễ thu hồi rác nhưng lại gây tổn thất dịng chảy. Thanh hình bầu dục dễ thu hồi,

thuận lợi dòng chảy song chi phí cao.
- Bể gom/Bể gạn mủ:
Có chức năng tập trung tồn bộ nước thải phát sinh trong q trình sinh hoạt thường
ngày của công nhân viên làm việc tại nhà máy cũng như nước thải phát sinh từ quá trình
5


sản xuất, nước thải từ khu vực rửa thiết bị, làm sạch nhà xưởng,… Nước thải từ bể thu gom
sẽ được đưa tới bể khác để xử lý.
- Bể điều hòa:
Là bể cần thiết đối với bất kỳ hệ thống xử lý nước thải nào. Nhờ có bể điều hịa mà
nước thải được xử lý tuần tự, liên tục nối tiếp nhau. Tùy vào từng điều kiện cụ thể mà bể
điều hịa có thể đảm bảo để xử lý được nhiều nguồn thải để đảm bảo lưu lượng, nồng độ
các chất ô nhiễm.
- Bể lắng sinh học:
Là loại bể được xây dựng với tác dụng xử lý nước thải sau khi nước thải đã được xử
lý sinh học, cho phép lưu nước thải với thời gian nhất định. Nhằm tạo điều kiện cho các
chất lơ lửng (ở đây là các bơng bùn trong q trình sống của các vi sinh vật trong nước thải)
dưới tác dụng của trọng lực có thể lắng xuống đáy. Nhằm loại bỏ hoàn toàn các chất ô
nhiễm trong nước thải. Sau khi nước thải ra khỏi bể lắng sinh học, về cơ bản nước thải đã
sạch hoàn toàn.
- Bể khuấy trộn:
Là bể giúp người dùng có thể đẩy nhanh sự hịa tan các chất trong nước, quá trình
thực hiện truyền nhiệt sẽ được đồng đều và sẽ thường dùng để pha các loại hóa chất dạng
bột vào chất lỏng. Tại đây, các chất trong nước thải sẽ được phân bố đồng đều giúp các quá
trình hóa hoc, sinh học diễn ra nhanh hơn.
- Bồn lọc:
Được dùng để lọc một phần hay toàn bộ cặn bẩn có trong nước bằng các khe hỡ nhỏ
hoặc cực nhỏ tuỳ thuộc vào yêu cầu đối với chất lượng nước của các đối tượng dùng nước.
Bồn lọc trong một số trường hợp còn được nâng cấp thành bồn lọc sinh học các loại để

nước thải sau khi qua bể lọc đạt chất lượng tốt hơn. Bồn lọc gồm: vỏ bồn, lớp vật liệu lọc,
hệ thống thu nước lọc và phân phối nước rửa, hệ thống dẫn nước vào bể lọc và thu nước
rửa lọc.

6


- Bể chứa bùn:
Dùng để cô đặc trọng lực làm việc tựa như bể lắng đứng hình trịn. Dung dịch cặn
sẽ được làm loãng và đi vào buồng phân phối đặt ở tâm bể. Cặn lắng xuống được lấy ra từ
đáy bể, nước thu bằng máng vòng quanh chu vi bể đưa trở lại khu xử lý nước thải.
Hệ thống xử lý nước thải phát sinh bùn thường được đưa tới bể chứa bùn. Với những
cơng ty có kinh phí, sẽ sử dụng máy ép bùn để làm bùn khô, giảm kích thước của bùn, hoặc
có thể xây sân phơi bùn để làm khơ bùn nếu kinh phí có hạn.
1.2.2. Phương pháp hóa lý
- Bể keo tụ -tạo bơng:
Keo tụ tạo bơng là q trình loại bỏ các chất ơ nhiễm qua q trình làm giảm điện
tích zeta trên bề mặt hạt keo trong nước. Xử lý nước bằng bể keo tụ tạo bơng là một phương
pháp hiệu quả có tác dụng đáng kể trong việc liên kết các hạt keo, giúp cho q trình tạo
bơng keo tụ diễn ra thuận lợi hơn.
Bể keo tụ tạo bông là bể xảy ra các phản ứng keo tụ – tạo bông. Bể được thiết kế
phù hợp với chức năng và cơ chế hoạt động của q trình keo tụ – tạo bơng.
Những hạt cặn, rắn có kích thước tương đối lớn có thể được xử lý dễ dàng bằng biện
pháp cơ học. Cịn đối với các loại hạt cặn có kích thước nhỏ chỉ có thể xử lý được bằng
phương pháp phương pháp keo tụ – tạo bơng. Chính vì vậy mà bể kẹo tụ tạo bông là không
thể thiếu đối với bất cứ hệ thống xử lý nước có hàm lượng cặn lơ lửng cao.
- Bể trao đổi ion:
Trao đổi ion là một quá trình xử lý nhằm tách riêng những ion không mong muốn ra
khỏi dung dịch và thay thế bằng những ion khác. Qúa trình trao đổi ion được diễn ra trong
một cột trao đổi ion chứa trong một thiết bị chuyên dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho

việc trao đổi diễn ra.
Các hạt nhựa trao đổi ưu tiên hấp thu các ion trong pha lỏng, nhờ đó các ion này dễ
dàng thay thế các ion có trên khung mang của nhựa trao đổi (các ion trong pha rắn). Quá
trình trao đổi ion này phụ thuộc vào từng loại nhựa trao đổi ion và các loại ion khác nhau.
7


Quá trình trao đổi ion dựa trên những tương tác hóa học, gồm các phản ứng thế giữa
các ion trong pha lỏng và các ion trong pha rắn là các hạt nhựa trao đổi ion. Khi một ion
được hòa tan vào trong nước, các phân tử được phân chia làm cation và anion. Hệ thống
trao đổi ion lợi dụng đặc điểm này để chọn lọc và thay thế các ion dựa trên điện năng của
chúng. Việc thay thế các ion này được thực hiện bằng cách đưa dung dịch đi qua những hạt
nhựa trao đổi ion để tiến hành trao đổi.
- Bể tuyển nổi/gạn mủ:
Phương pháp này thường được sử dụng để tách các tạp chất ở dạng lỏng hoặc dạng
rắn phân tán không tan, tự lắng kém ra khỏi pha lỏng. Bản chất của quá trình này ngược lại
với quá trình lắng, các chất lơ lửng sẽ nổi lên trên bề mặt và tập hợp lại thành lớp bên trên
bề mặt nước thải dưới sức nâng của các bọt khí. Phương pháp tuyển nổi có thể áp dụng để
xử lý sơ bộ trước khi xử lý sinh học, hóa học hoặc xử lý triệt để sau xử lý sinh học.
1.2.3. Phương pháp hóa học
- Bể khử trùng:
Là việc dùng các hóa chất có tính độc đối với vi sinh vật, tảo, động vật nguyên sinh,
giun, sán,…để làm sạch nước, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh để đổ vào nguồn tiếp nhận hoặc
tái sử dụng. Khử khuẩn hay sát khuẩn có thể dùng hóa chất hoặc các tác nhân vật lý, như
ozon, tia tử ngoại,…
Hóa chất sử dụng để khử khuẩn phải đảm bảo có tính độc đối với vi sinh vật trong
một thời gian nhất định, sau đó phải được phân hủy hoặc được bay hơi, khơng cịn dư lượng
gây độc cho người sử dụng hoặc các mục đích sử dụng khác.
Tốc độ khử trùng càng nhanh khi nồng độ của chất khử trùng và nhiệt độ nước tăng,
đồng thời phụ thuộc vào dạng không phân ly của chất khử trùng. Tốc độ khử trùng chậm đi

rất nhiều khi trong nước có các chất hữu cơ, cặn lơ lửng và các chất khử khác.
Trong quá trình xử lý nước thải công đoạn khử khuẩn thường được sử dụng ở cuối
quá trình, trước khi làm sạch nước triệt để và chuẩn bị đổ vào nguồn.
Các chất sử dụng để khử khuẩn thường là: khí hoặc nước clo, nước javel, vơi clorua,
các hipoclorit.
8


- Bể trung hịa:
Q trình trung hịa được thực hiện trong các bể trung hòa làm việc theo kiểu liên
tục hay gián đoạn theo chu kỳ. Nước thải sau khi trung hịa có thể cho lắng ở các hồ lắng
tập trung và nếu điều kiện thuận lợi, các hồ này có thể tích trữ được cặn lắng trong khoảng
10-15 năm.
Thể tích cặn lắng phụ thuộc vào nồng độ axit, ion kim loại nặng trong nước thải,
dạng và liều lượng hóa chất, mức độ lắng,...Ví dụ: khi trung hịa nước thải bằng vôi sữa chế
biến từ vôi thị trường chứa 50% CaO hoạt tính sẽ tạo nhiều cặn nhất.
Việc lựa chọn biện pháp trung hòa phụ thuộc vào lượng nước thải, chế độ xả thải,
nồng độ, hóa chất có ở địa phương.
Đối với nước thải sản xuất, việc trung hòa bằng hóa chất khá khó khăn vì thành phần
và lưu lượng nước thải trong các trạm trung hòa dao động rất lớn trong ngày đêm. Ngoài
việc cần thiết phải xây dựng bể điều hịa với thể tích lớn cịn phải có thiết bị tự động điều
chỉnh lượng hóa chất vào. Thơng số chính để điều chỉnh phổ biến là pH. Trong thực tế cần
phải tiến hành thực nghiệm với từng loại nước thải để tiến hành biện pháp trung hịa vì
trong nước thải cao su chứa nhiều hợp chất hữu cơ, axit, muối phân ly yếu có ảnh hưởng
đến việc đo pH bằng điện hóa học.
Trung hịa bằng cách trộn nước thải chứa axit và nước thải chứa kiềm. Phương pháp
này được dùng khi nước thải của xí nghiệp là axit cịn xí nghiệp gần đó có nước thải kiềm.
Cả hai loại nước thải này đều không chứa các cấu tử gây ơ nhiễm khác.
Trung hịa nước thải bằng cách cho thêm hóa chất: Nếu nước thải chứa quá nhiều
axit hay kiềm tới mức khơng thể trung hịa bằng cách trộn lẫn chúng với nhau được thì phải

cho thêm hóa chất.
- Bể Oxy hóa – khử:
Các chất bẩn trong nước thải cao su có thể phân ra hai loại: vơ cơ và hữu cơ.
+ Các chất hữu cơ thường là đạm, đường, các hợp chất chứa phenol, chứa nitơ,... nên có
thể bị phân hủy vi sinh vật, do đó có thể dùng phương pháp sinh học để xử lý.

9


+ Các chất vô cơ thường là những chất không xử lý bằng phương pháp sinh học được. Các
ion kim loại nặng không thể xử lý bằng vi sinh vật cũng như không loại được dưới dạng
cặn. Thủy ngân, asen,... cịn là những chất rất độc khó xử lý mà cịntiêu diệt các vi sinh vật
có lợi trong nước thải.
1.2.4. Phương pháp sinh học
- Bể Aerotank (hiếu khí):
Là bể dùng cho quy trình xử lý sinh học hiếu khí nhân tạo. Bể Aerotank hoạt động
dựa trên các chủng vi sinh xử lý nước thải có khả năng oxi hóa và khống hóa các chất hữu
cơ có trong nước thải. Tại bể Aerotank các chất thải hữu cơ sẽ được các vi sinh vật có lợi
phân hủy bằng cách là các vi sinh vật này dùng các chất thải hữu cơ để làm chất dinh dưỡng
để sinh trưởng và phát triển.
Bể hiếu khí Aerotank có thể loại bỏ các chất hữu cơ một cách hiệu quả giúp giảm
thiểu mùi hôi thối cũng như sự ô nhiễm của nước thải, chất thải. Quá trình xử lý nước thải
bằng bể Aerotank giúp loại bỏ COD, BOD hoặc loại bỏ nhiều mầm bệnh trong nước thải
để tạo nên dịng nước an tồn cho mơi trường.
- Bể Anoxic (thiếu khí):
Bể Anoxic là một trong những cơng trình quan trọng trong các hệ thống xử lý nước
thải. Trong hầu hết các loại nước thải đều có chứa hợp chất nitơ và photpho, những hợp
chất này cần phải được loại bỏ ra khỏi nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
Là bể sinh học thiếu khí. Tại bể Anoxic, trong điều kiện thiếu khí hệ vi sinh thiếu
khí phát triển xử lý N và P thơng qua quá trình khử Nitrat và Photphorine.

Quá trình diễn ra trong bể Anoxic là q trình sinh học thiếu khí dựa vào các vi sinh
tổng hợp tế bào sinh trưởng và phát triển trong điều kiện thiếu oxy nhằm loại bỏ các chất ô
nhiễm trong hệ thống xử lý nước thải.
- Bể UASB (kỵ khí):
Bể UASB là viết tắt của cụm từ Upflow anearobic sludge blanket, tạm dịch là bể xử
lý nước thải sinh học dòng chảy ngược qua tầng bùn kỵ khí. Trong bể kị khí UASB nước
10


×