Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT hệ THỐNG xử lý nước THẢI CỦA NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (901.29 KB, 51 trang )

Đề tài: Đánh giá hệ thống xử lý nước thải của NMXLNTTT KCN Trà Nóc
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
-------o0o-------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CỦA NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG
KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC

Cán bộ hướng dẫn:
Ths.NGUYỄN VĂN TUYẾN

Sinh viên thực hiện:
VÕ PHI HẢI

Cần Thơ 11/2015

SVTH: Võ Phi Hải

Trang i


Đề tài: Đánh giá hệ thống xử lý nước thải của NMXLNTTT KCN Trà Nóc
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
-------o0o-------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CỦA NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG
KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC

Cán bộ hướng dẫn:
Ths.NGUYỄN VĂN TUYẾN

Sinh viên thực hiện:
VÕ PHI HẢI

Cần Thơ 11/2015

SVTH: Võ Phi Hải

Trang ii


Đề tài: Đánh giá hệ thống xử lý nước thải của NMXLNTTT KCN Trà Nóc
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
***o0o***

SVTH: Võ Phi Hải

Trang iii


Đề tài: Đánh giá hệ thống xử lý nước thải của NMXLNTTT KCN Trà Nóc
LỜI CẢM ƠN


***o0o***
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Văn Tuyến với
những kinh nghiệm đóng góp quý báu đã giúp em hiểu rõ nhiều vấn đề và sửa chữa
thiếu sót của mình do chưa có kinh nghiệm trong suốt thời gian em thực hiện luận
văn tốt nghiệp.
Xin cám ơn quý Công ty TNHH MTV Xây dựng Hạ tầng KCN Cần Thơ và nhà
máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Trà Nóc đã cho phép và tạo mọi
điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành tốt đề tài này.
Xin cám ơn Th.S Trần Trung Tín đã nhiệt tình hướng dẫn và cung cấp tài liệu giúp
em có thể hoàn thành luận văn một cách tốt nhất.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả các quý Thầy, Cô, Anh, Chị và bạn bè ở Bộ
Môn Kỹ Thuật Môi Trường đã nhiệt tình quan tâm, giúp đỡ, và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, do kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế
nên không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của các Thầy/Cô để kiến thức của em được trau dồi nhiều hơn và sẽ là hành trang
quý báu cho em sau này.

SVTH: Võ Phi Hải

Trang iv


Đề tài: Đánh giá hệ thống xử lý nước thải của NMXLNTTT KCN Trà Nóc
TÓM TẮT ĐỀ TÀI

***o0o***
Xử lý nước thải là một trong những vấn đề đang được quan tâm ở Việt Nam và trên
thế giới, chủ yếu là nước thải công nghiệp.

Hiện nay các nhà máy xử lý nước thải tập trung cho khu công nghiệp được xây
dựng để xử lý nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn xả thải. Vì vậy cần có công tác đánh
giá hệ thống xử lý để phản ánh khách quan những sai sót (nếu có) của hệ thống để
có hướng xử lý kịp thời, đó cũng là mục tiêu để thực hiện đề tài.
Các phương pháp chính để thực hiện đề tài:
-

-

Khảo sát hiện trạng NMXLNTTT KCN Trà Nóc.
Đo – vẽ kích thước hiện trạng các công trình đơn vị.
Phân tích, đánh giá hiệu quả xử lý từng công đoạn và toàn bộ hệ thống xử lý
nước thải.

Kết quả nghiên cứu cho thấy sau khi tiến hành đánh giá nhà máy đã xác định được
hệ thống có vài bể kích thước khác so với thiết kế, chất ô nhiễm đầu ra đều nằm
trong giới hạn cho phép của quy chuẩn trừ photpho tổng. Như vậy hệ thống xử lý
tương đối tốt, hiệu suất xử lý cao.

SVTH: Võ Phi Hải

Trang v


Đề tài: Đánh giá hệ thống xử lý nước thải của NMXLNTTT KCN Trà Nóc
CAM KẾT KẾT QUẢ

***o0o***
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của
tôi và các kết quả này chưa từng được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.

Ký tên

Võ Phi Hải
Ngày 10 tháng 11 năm 2015

SVTH: Võ Phi Hải

Trang vi


Đề tài: Đánh giá hệ thống xử lý nước thải của NMXLNTTT KCN Trà Nóc

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iv
TÓM TẮT ĐỀ TÀI .........................................................................................................v
CAM KẾT KẾT QUẢ ....................................................................................................vi
DANH SÁCH BẢNG .....................................................................................................ix
DANH SÁCH HÌNH .......................................................................................................x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................xi
Chương 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 1
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................ 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 1
1.3 Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 2
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU..............................................................................3
2.1 Tổng quan về nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Trà Nóc........................... 3
2.2 Tổng quan tính chất nước thải................................................................................4
2.3 Các đặc tính lý, hóa quan trọng của nước thải công nghiệp: .................................5

2.3.1 Độ pH ...............................................................................................................6
2.3.2 Tổng chất rắn (TS) ........................................................................................... 6
2.3.3 Hàm lượng oxy hòa tan (DO) ..........................................................................6
2.3.4 Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) ..........................................................................6
2.3.5 Nhu cầu oxy hóa học (COD) ...........................................................................7
2.3.6 Các chất dinh dưỡng ........................................................................................ 7
2.3.7 Thành phần vi sinh trong nước thải .................................................................8
2.4 Tổng quan các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp ....................................8
2.4.1 Phương pháp xử lý cơ học ...............................................................................9
2.4.2 Phương pháp xử lý hóa học .............................................................................9
2.4.3 Phương pháp xử lý sinh học ..........................................................................10
2.5 Một số công nghệ và thiết bị được sử dụng phổ biến trong hệ thống xử lý
nước thải ..................................................................................................................... 11
2.5.1 Song chắn rác, lưới chắn rác ..........................................................................11
2.5.2 Bể điều lưu .....................................................................................................12
SVTH: Võ Phi Hải
vii

Trang


Đề tài: Đánh giá hệ thống xử lý nước thải của NMXLNTTT KCN Trà Nóc
2.5.3 Khuấy trộn .....................................................................................................12
2.5.4 Bể lắng ...........................................................................................................12
2.5.5 Bể keo tụ và tạo bông cặn ..............................................................................15
2.5.6 Bể Aerotank (Hiếu khí) ................................................................................16
2.5.7 Bể Anoxic (Thiếu khí) ................................................................................... 17
2.5.8 Bể tuyển nổi ...................................................................................................17
2.5.9 Bể khử trùng ..................................................................................................18
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ............................ 19

3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện...........................................................................19
3.2 Phương pháp và phương tiện nghiên cứu ............................................................ 19
3.2.1 Đối với nội dung: Đánh giá hiện trạng NMXLNTTTKCNTN ..................... 19
3.2.2 Đối với nội dung : Đánh giá hiệu quả xử lý từng công đoạn và toàn bộ hệ
thống đang vận hành ............................................................................................... 19
3.2.3 Đối với nội dung: Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý ..................... 21
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................22
4.1 Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải của nhà máy ...............................................22
4.1.1 Quy trình xử lý nước thải của nhà máy ......................................................... 22
4.1.2 Kết quả đo lưu lượng nước thải đầu vào của hệ thống xử lý......................... 24
4.1.3 Bản vẽ hiện trạng công nghệ xử lý nước thải của nhà máy ........................... 26
4.2 Thông số hoạt động của các công đoạn ............................................................... 26
4.2.1 Thông số kích thước hiện trạng các công trình đơn vị ..................................26
4.2.2 Đánh giá thông số vận hành của hệ thống ..................................................... 30
4.3 Đánh giá hiệu quả xử lý từng công đoạn và toàn bộ hệ thống xử lý nước thải
của nhà máy XLNTTT KCN Trà Nóc .......................................................................33
4.3.1 Kết quả phân tích nồng độ các chất ô nhiễm ở các công đoạn xử lý.............33
4.3.2 Đánh giá hiệu suất xử lý ở các công đoạn xử lý ............................................34
4.3.3 Đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống ........................................................... 35
5.1 Kết luận ................................................................................................................37
5.2 Kiến nghị ..............................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 38

SVTH: Võ Phi Hải
viii

Trang


Đề tài: Đánh giá hệ thống xử lý nước thải của NMXLNTTT KCN Trà Nóc


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1 Các chất ô nhiễm quan trọng cần chú ý trong quá trình xử lý nước thải .........5
Bảng 2.2 Các công trình và thiết bị xử lý cơ học ............................................................ 9
Bảng 2.3 Ứng dụng quá trình xử lý hóa học .................................................................10
Bảng 2.4 Bảng các số liệu tham khảo để thiết kế bể lắng sơ cấp ..................................13
Bảng 2.5 Bảng các số liệu tham khảo để thiết kế bể lắng sơ cấp hình chữ nhật và
hình trụ tròn ................................................................................................................... 14
Bảng 2.6 Các thông số tham khảo để thiết kế bể lắng thứ cấp ......................................15
Bảng 2.7 Liều lượng chất đông tụ ứng với hàm lượng khác nhau của tạp chất ............16
Bảng 3.1 Phương pháp và phương tiện phân tích ......................................................... 20
Bảng 4.1 Lưu lượng thực tế nước thải đầu vào trong một ngày đêm ............................ 25
Bảng 4.2 Thông số các công đoạn trong hệ thống xử lý nước thải ............................... 27
Bảng 4.3 Thông số vận hành của hệ thống ....................................................................31
Bảng 4.4 Nồng độ các chất ô nhiễm qua từng công đoạn xử lý tại nhà máy ................34
Bảng 4.5 Đánh giá hiệu suất xử lý ở các công đoạn xử lý ............................................35
Bảng 4.6 Kết quả phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm nước thải NMXLNTTT KCN
Trà Nóc .......................................................................................................................... 36

SVTH: Võ Phi Hải

Trang ix


Đề tài: Đánh giá hệ thống xử lý nước thải của NMXLNTTT KCN Trà Nóc

DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Địa điểm NMXLNTTT KCN Trà Nóc............................................................. 3
Hình 4.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ NMXLNTTT KCN Trà Nóc ........................... 22


SVTH: Võ Phi Hải

Trang x


Đề tài: Đánh giá hệ thống xử lý nước thải của NMXLNTTT KCN Trà Nóc
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

***o0o***
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Ý nghĩa (Tiếng Việt)

KCN

-

Khu công nghiệp

NMXLNTTT KCN

-

Nhà máy xử lý nước thải
tập trung khu công nghiệp

BOD5


Biochemical Oxygen
Demand

Nhu cầu oxy sinh hóa

COD

Chemical Oxygen Demand

Nhu cầu oxy hóa học

SS

Suspended Solid

Chất rắn lơ lửng

TS

Total Solid

Tổng chất rắn

DO

Dissolved Oxygen

Hàm lượng oxy hòa tan


QCVN 40-2011

-

Quy chuẩn Việt Nam 402011

ĐTM

-

Đánh giá tác động môi
trường

SVTH: Võ Phi Hải

Trang xi


Đề tài: Đánh giá hệ thống xử lý nước thải của NMXLNTTT KCN Trà Nóc
Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Với mục tiêu “phát triển bền vững” thì trong phát triển phải tính đến yếu tố môi
trường (kiến việt 29/3/2012). Hiện nay, phần lớn các nhà máy, xí nghiệp sản xuất
công nghiệp đều đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi đưa vào nguồn tiếp
nhận, tuy nhiên tình hình các nguồn nước bị ô nhiễm bởi các chất vô cơ và hữu cơ
ngày càng tăng (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2011). Việc quản lý quá trình vận
hành, bảo trì và thay mới các thiết bị của hệ thống xử lý nước thải chưa được quan
tâm đúng mức (Minh Việt 12/2014).
Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Trà Nóc được xây dựng với diện tích 300
ha, nằm ở phía Tây Bắc thành phố Cần Thơ với mục tiêu:

-

Tách riêng hệ thống thu gom nước mưa và nước thải trong KCN.
Thu gom nước thải từ các nhà máy trong KCN về NMXLNTTT.
Xử lý triệt để toàn bộ lượng nước thải phát sinh trong KCN.
Giảm thiểu các tác động đến môi trường cũng như đảm bảo phát triển bền
vững trong khu vực (ĐTM nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Trà Nóc).

Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Trà Nóc đã được đầu tư xây dựng công
trình xử lý nước thải tập trung với công suất 6.000 m3/ngđ cho mỗi giai đoạn. Nước
thải của nhà máy chủ yếu được xử lý bằng phương pháp sinh học. Với hệ thống là
các bể xử lý sinh học tự nhiên, các chất hữu cơ trong nước thải bị phân hủy bởi sự
hoạt động của vi sinh vật hiếu khí (ĐTM NMXLNTTT KCN Trà Nóc).
Nhà máy xử lý nước thải đã chính thức đi vào hoạt động nhưng cần có một đánh giá
cụ thể. Do đó, đây là lý do thực hiện đề tài “Đánh giá hệ thống xử lý nước thải của
nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Trà Nóc”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu suất hệ thống xử lý nước thải của nhà máy xử lý nước thải tập trung
KCN Trà Nóc so với thiết kế.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Đánh giá hiện trạng vận hành của NMXLNTTT KCN Trà Nóc
Đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống.
Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý.

SVTH: Võ Phi Hải

Trang 1



Đề tài: Đánh giá hệ thống xử lý nước thải của NMXLNTTT KCN Trà Nóc

1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
-

Tổng quan về NMXLNTTT KCN Trà Nóc.
Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp.
Đánh giá hiện trạng vận hành của NMXLNTTT KCN Trà Nóc.
Đánh giá hiệu quả xử lý từng công đoạn và toàn bộ hệ thống đang vận hành.
Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý.

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-

Khảo sát hiện trạng NMXLNTTT KCN Trà Nóc.
Tìm hiểu về quy trình xử lý của nhà máy.
Phương pháp thu thập số liệu so cấp: Đo – vẽ kích thước hiện trạng các công
trình đơn vị.
Quan trắc các chỉ tiêu từng công đoạn xử lý (lấy mẫu và phân tích mẫu).
Phương pháp xử lý số liệu: Phân tích, đánh giá hiệu quả xử lý từng công
đoạn và toàn bộ hệ thống xử lý nước thải.
Kiểm tra, tính toán thiết kế, đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý.

SVTH: Võ Phi Hải

Trang 2



Đề tài: Đánh giá hệ thống xử lý nước thải của NMXLNTTT KCN Trà Nóc
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 TỔNG QUAN VẾ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG KCN
TRÀ NÓC
Dự án xây dựng hệ thống thoát nước thải cho KCN Trà Nóc, bao gồm: hệ thống thu
gom toàn bộ lượng nước thải phát sinh của KCN và xây dựng nhà máy xử lý nước
thải tập trung (NMXLNTTT) cho KCN, công suất 12.000 m3/ngđ. NMXLNTTT
được đặt tại phía Tây Nam KCN Trà Nóc 2, diện tích 2 ha. Vị trí tiếp giáp của
NMXLNTTT được mô tả như sau:
-

Phía Đông giáp đường số 7 – KCN Trà Nóc 2, phía bên kia đường số 7 là lô đất
trống của KCN Trà Nóc 2.
Phía Tây giáp với khu đất thỏa thuận dự kiến xây dựng 1.000 căn hộ cho công
nhân;
Phía Nam giáp rạch Sang Trắng, phía bên kia rạch Sang Trắng là cây cối và các
hộ dân sinh sống rải rác.
Phía Bắc giáp với khu đất dự kiến xây dựng khu tái định cư tại chỗ 10 ha, cách
ranh giới NMXLNTTT 100 m.

Hình 2.1 Địa điểm NMXLNTTT KCN Trà Nóc

SVTH: Võ Phi Hải

Trang 3


Đề tài: Đánh giá hệ thống xử lý nước thải của NMXLNTTT KCN Trà Nóc
KCN Trà Nóc được xây dựng với diện tích 300 ha, nằm ở phía Tây Bắc thành phố
Cần Thơ và được chia thành hai KCN Trà Nóc 1 và 2.

Hiện tại, KCN Trà Nóc có 129 doanh nghiệp đang hoạt động, 4 doanh nghiệp
ngừng hoạt động, 7 kho chứa nguyên, nhiên, vật liệu, 1 doanh nghiệp chưa đi vào
hoạt động, 2 doanh nghiệp đang xây dựng, 6 doanh nghiệp chưa xây dựng, và 3 lô
đất trống. KCN đã thu hút rất nhiều ngành đầu tư như ngành chế biến thủy sản, chế
biến thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản, phân bón, cơ khí, xăng
dầu, may mặc, kinh doanh vật liệu xây dựng,... Nước thải phát sinh từ các ngành
này chủ yếu là nước thải sản xuất ngoại trừ nước thải phát sinh từ ngành may mặc
và kinh doanh vật liệu xây dựng chủ yếu là nước thải sinh hoạt (ĐTM NMXLNTTT
KCN Trà Nóc, 2011).
 Nước thải của nhà máy
Nước thải sinh hoạt của cán bộ và công nhân viên làm việc tại nhà máy phát sinh từ
nhà ăn, nhà vệ sinh khu vực văn phòng. Với số lượng công nhân của nhà máy là
khoảng 10 người gồm kỹ sư và công nhân.
Nước thải tập trung của toàn bộ các nhà máy ở khu công nghiệp.
Nước thải của nhà máy chủ yếu chứa các chất hữu cơ, không có tác nhân gây độc
hại cho sự phát triển của vi sinh nên thường được xử lý có hiệu quả bằng phương
pháp vật lý và phương pháp sinh học (ĐTM NMXLNTTT KCN Trà Nóc, 2011).
2.2 TỔNG QUAN TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI
Nước thải công nghiệp là nước thải có từ các nhà máy, lượng nước thải phụ thuộc
vào loại hình công nghiệp, biến thiên theo giờ trong ngày, ca sản xuất, mùa vụ sản
xuất.

SVTH: Võ Phi Hải

Trang 4


Đề tài: Đánh giá hệ thống xử lý nước thải của NMXLNTTT KCN Trà Nóc
Bảng 2.1 Các chất ô nhiễm quan trọng cần chú ý trong quá trình xử lý nước thải
Chất gây

ô nhiễm

Nguyên nhân được xem là quan trọng

Các chất rắn lơ Tạo nên bùn lắng và môi trường yếm khí khi nước thải không
qua xử lý được thải vào môi trường.
lửng
Các chất hữu cơ
có thể phân hủy
bằng con đường
sinh học

Bao gồm chủ yếu là carbohydrate, protein và chất béo. Các
chất hữu cơ phân hủy sinh học thường được đo bằng chỉ tiêu
BOD và COD. Nếu thải thẳng vào nguồn nước, quá trình
phân hủy sinh học của chúng sẽ làm suy giảm lượng oxy hòa
tan trong nguồn nước tự nhiên và dẫn đến nguyên nhân gây
mùi, vị.

Các nhân tố gây Các bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm từ các vi sinh vật (vi
khuẩn) gây bệnh trong nước thải. Thông số quản lý là MPN
bệnh
(Most Probable Number).
Các dưỡng chất

Nitơ và photpho cùng với cacbon là những chất dinh dưỡng
cần thiết cho sự phát triển của các vi sinh vật. Khi được thải
vào nguồn nước các chất này có thể làm gia tăng sự phát triển
của các loài không mong đợi. Khi thải ra với số lượng lớn
trên mặt đất chúng có thể gây ô nhiễm nước ngầm.


Các chất ô nhiễm Các hợp chất hữu cơ hay vô cơ có khả năng gây ung thư, biến
dị hay gây ngộ độc cấp tính.
nguy hại
Các chất hữu cơ Các chất hữu cơ này không thể xử lý được bằng biện pháp xử
lý nước thải thông thường. Ví dụ như các nông dược,
khó phân hủy
phenols…
Kim loại nặng

Các kim loại nặng thường nhiễm vào nguồn nước do các hoạt
động công nghiệp, cần loaị bỏ khi tái sử dụng nước thải.

pH

Ảnh hưởng đến khả năng phát triển của các sinh vật

(Nguồn: Lê Hoàng Việt và Nguyễn Võ Châu Ngân, 2014a).

Trong nước thải công nghiệp còn có thể có chứa dầu, mỡ và các chất nổi.
2.3 CÁC ĐẶC TÍNH LÝ, HÓA QUAN TRỌNG CỦA NƯỚC THẢI CÔNG
NGHIỆP:
Thành phần các chất ô nhiễm đặc trưng trong nước thải chế biến thủy sản gồm: pH,
hàm lượng chất rắn, nhu cầu oxy sinh hóa BOD (Biochemical Oxygen Demand),
nhu cầu oxy hóa học COD (Chemical Oxygen Demand), Clo, các dạng nitơ,
photpho, dầu mỡ, mùi, màu và kim loại nặng…

SVTH: Võ Phi Hải

Trang 5



Đề tài: Đánh giá hệ thống xử lý nước thải của NMXLNTTT KCN Trà Nóc
2.3.1 Độ pH
Độ pH là một trong những chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xử lý nước
thải. Các công trình xử lý nước thải áp dụng các quá trình sinh học làm việc tốt khi
pH nằm trong giới hạn 7  7.6. Môi trường pH thuận lợi nhất để vi khuẩn phát triển
là môi trường có pH từ 7  8. Trong quá trình xử lý hiếu khí đòi hỏi giá trị pH trong
khoảng 6.5  8.5; khoảng giá trị tốt nhất là từ 6.8  7.4
Các nhóm vi khuẩn khác nhau có giới hạn pH hoạt động khác nhau. (Lê Hoàng Việt
và Nguyễn Võ Châu Ngân, 2014a).
2.3.2 Tổng chất rắn (TS)
Tổng chất rắn là thành phần vật lý đặc trưng quan trọng nhất của nước thải, bao
gồm các chất rắn lơ lửng, chất rắn có khả năng lắng, các chất keo và chất rắn hòa
tan. Trong nước thải, tổng chất rắn là phần còn lại sau khi đã cho nước thải bay hơi
hoàn toàn ở nhiệt độ từ 103  105oC (Lê Hoàng Việt và Nguyễn Võ Châu Ngân,
2014a).
 Chất rắn lơ lửng (SS)
Chất rắn lơ lửng là các hạt nhỏ (hữu cơ hay vô cơ) trong nước thải. Các chất lơ lửng
hữu cơ sẽ tiêu thụ oxy để phân hủy làm giảm DO của nguồn nước. Các cặn lắng sẽ
làm đầy các bể chứa, làm giảm thể tích hữu dụng của các bể (Lê Hoàng Việt và
Nguyễn Võ Châu Ngân, 2014a).
 Chất rắn lắng được (Set.S)
Chất răn lắng được là một phần của chất rắn lơ lửng có kích thước và trọng lượng
đủ lớn có thể lắng xuống đáy bể (Lê Hoàng Việt và Nguyễn Võ Châu Ngân, 2014a).
 Chất rắn hòa tan (Soluble solid)
Các chất rắn hòa tan (không lọc được bao gồm các hạt keo và các chất hòa tan). Các
hạt keo có kích thước từ 0,001 - 1  m, không thể loại bỏ bằng phương pháp lắng cơ
học. Các chất hòa tan có thể là phân tử hoặc ion của chất hữu cơ hay vô cơ (Lê
Hoàng Việt và Nguyễn Võ Châu Ngân, 2014a).

2.3.3 Hàm lượng oxy hòa tan (DO)
Oxy hòa tan hay còn được gọi tắt là DO (Dissolved Oxygen), là lượng dưỡng khí
oxy hòa tan trong nước, rất cần thiết cho sự hô hấp của sinh vật dưới nước như tôm,
cá, động vật lưỡng cư, côn trùng…
DO trong nước thường được tạo ra do sự hòa tan của không khí và một phần nhỏ là
do sự quang hợp của tảo… Khi nồng độ DO trở nên quá thấp sẽ dẫn đến hiện tượng
khó hô hấp, giảm hoạt động ở các loài động thực vật dưới nước và có thể gây chết.
Nồng độ DO trong tự nhiên khoảng từ 8-10ppm mức độ dao động này phụ thuộc
vào nhiệt độ, sự phân hủy hóa chất và một số tác nhân khác. DO là một chỉ số quan
trọng trong việc đánh giá sự ô nhiễm nước thải.
2.3.4 Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)
Nhu cầu oxy sinh hóa là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ
trong khoảng thời gian xác định, được tính bằng mg/L. BOD phản ánh mức độ ô
SVTH: Võ Phi Hải

Trang 6


Đề tài: Đánh giá hệ thống xử lý nước thải của NMXLNTTT KCN Trà Nóc
nhiễm của chất hữu cơ trong nước thải, BOD càng lớn thì mức độ ô nhiễm hữu cơ
của nước thải càng cao và ngược lại.
 Trong môi trường, chỉ tiêu BOD dược dùng rộng rãi để:
-

Xác định gần đúng lượng oxy cần thiết để ổn sinh học các chất hữu cơ có
trong nước thải.
Xác định kích thước các công trình xử lý.
Xác định hiệu xuất của một số quá trình.
Xác định sự chấp thuận tuân theo những quy định cho phép của chất thải.


Thời gian cần thiết để các vi sinh vật oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ có thể kéo
dài vài ngày đến vài chục ngày tùy theo tính chất của nước thải, nhiệt độ và khả
năng phân hủy các chất hữu cơ của hệ vi sinh vật trong nước thải. Trong thực tế,
người ta không thể xác định lượng oxy cần thiết để phân hủy hoàn toàn chất hữu cơ,
vì như thế tốn quá nhiều thời gian nên chỉ xác định lượng oxy cần thiết trong 5 ngày
đầu ở nhiệt độ 20oC, ký hiệu BOD5 (Lê Hoàng Việt và Nguyễn Võ Châu Ngân,
2014a).
2.3.5 Nhu cầu oxy hóa học (COD)
Nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa hóa học các chất
hữu cơ và một phần nhỏ các chất vô cơ dễ bị oxy hóa có trong nước thải.
Chỉ số COD biểu thị cả lượng các chất hữu cơ không thể bị oxy hóa bằng vi sinh
vật, do đó COD có giá trị cao hơn BOD. Đối với nhiều loại chất thải, chỉ số COD và
BOD có mối tương quan nhất định, tỷ số COD:BOD càng nhỏ thì xử lý sinh học
càng dễ (Lê Hoàng Việt và Nguyễn Võ Châu Ngân, 2014a).
2.3.6 Các chất dinh dưỡng
Nitơ và photpho là những nguyên tố chủ yếu cần thiết cho các sinh vật nguyên sinh
và thực vật phát triển.
- Hàm lượng nitơ
Trong nước thải, nitơ có thể tồn tại ở các dạng sau: nitơ hữu cơ ( N- HC), nitơ
amoniac (N – NH3), nitơ nitrit (N – NO2), nitơ nitrat (N – NO3) và N2 tự do.
Vì nitơ là nguyên tố chính xây dựng tế bòa tổng hợp protein nên chỉ tiêu nitơ sẽ rất
cần thiết để xác định khả năng có thể xử lý một loại nước thải nào đó bằng các quá
trình sinh học. Trong trường hợp thiếu nitơ, có thể bổ sung thêm để chất thải trở nên
có khả năng xử lý bằng phương pháp sinh học.
Nếu hàm lượng nitơ trong nước thải xả ra nguồn tiếp nhận quá mức cho phép sẽ gây ra
hiện tượng phú dưỡng kích thich sự phát triển của rong, rêu, tảo làm bẩn nguồn nước
(Lê Hoàng Việt và Nguyễn Võ Châu Ngân, 2014a).
- Hàm lượng photpho
Photpho rất cần thiết cho sự sinh trưởng của tảo và một số sinh vật khác. Do đó để
khống chế hiện tượng tảo nở hoa ta phải loại bỏ photpho ra khỏi nước thải. Thêm

vào đó vi khuẩn trong các hệ thống xử lý sinh học cần photpho để tăng trưởng và

SVTH: Võ Phi Hải

Trang 7


Đề tài: Đánh giá hệ thống xử lý nước thải của NMXLNTTT KCN Trà Nóc
biến dưỡng các hợp chất hữu cơ, do đó cần phải xem xét cung cấp một lượng
photpho thích hợp để chúng có thể hoạt động hiệu quả.
Photpho trong nước và nước thải thường tồn tại ở các dạng orthophotphat (PO43-,
HPO42-, H2PO4-, H3PO4) hay polyphotphat [Na3(PO3)6] và photphat hữu cơ.
Chỉ tiêu photpho có ý nghĩa quan trọng trong cấp nước để kiểm soát sự hình thành
cặn rỉ, ăn mòn và xử lý nước thải bằng các phương pháp sinh học (Lê Hoàng Việt và
Nguyễn Võ Châu Ngân, 2014a).
2.3.7 Thành phần vi sinh trong nước thải
Các vi sinh vật hiện diện trong nước thải bao gồm các vi khuẩn, vi rút, nấm, tảo,
nguyên sinh động vật, các loài động vật và thực vật bậc cao.
Các vi khuẩn trong nước thải có thể chia làm 4 nhóm:
-

-

-

Nhóm hình cầu (cocci) có đường kính khoảng 1  3  m.
Nhóm hình que (bacilli) có chiều rộng khoảng 0,3  0,5  m, chiều dài
khoảng 1  10  m (điển hình là vi khuẩn E.Coli có chiều rộng 0,5  m,
chiều dài 2  m).
Nhóm vi khuẩn hình que cong có chiều rộng khoảng 0,6  1,0  m, chiều dài

khoảng 2  6  m và vi khuẩn hình xoắn ốc có chiều dài có thể lên đến
50  m.
Nhóm vi khuẩn hình sợi có thể dài đến 100  m hoặc dài hơn.
Các vi khuẩn có khả năng phân hủy các chất hữu cơ trong tự nhiên cũng như
trong các bể xử lý (Lê Hoàng Việt và Nguyễn Võ Châu Ngân, 2014a).

Coliform là các vi khuẩn hình que gram âm có khả năng lên men lactose để sinh khí
ở nhiệt độ 35±0,5oC, coliform có khả năng sống ngoài đường ruột của động vật (tự
nhiên), đặc biệt trong môi trường khí hậu nóng. Nhóm vi khuẩn coliform chủ yếu
bao gồm các giống như Citrobacter, Enterobacter, Escherichia, Klebsiella và cả
Fecal coliforms (trong đó E.Coli là loài thường dùng để chỉ thị việc ô nhiễm nguồn
nước bởi phân). Chỉ tiêu tổng coliform không thích hợp để làm chỉ tiêu chỉ thị cho
việc nhiễm bẩn nguồn nước bởi phân. Tuy nhiên việc xác định số lượng Fecal
coliform có thể sai lệch do có một số vi sinh vật (không rõ nguồn gốc từ phân) có
thể phát triển ở nhiệt độ 44oC. Do đó thông số E.coli được coi là một chỉ tiêu thích
hợp nhất cho việc quản lý nguồn nước (Lê Hoàng Việt và Nguyễn Võ Châu Ngân,
2014a).
Nước thải của mỗi loại hình sản xuất công nghiệp có đặc tính và chất lượng rất khác
nhau tùy thuộc vào từng loại nhà máy, mức độ trang bị công nghệ nên rất khó có chỉ
tiêu chung để đánh giá chất lượng nước thải chung cho các loại công nghiệp.
2.4 TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG
NGHIỆP
Hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh có thể gồm một vài công trình đơn vị trong các
công đoạn xử lý cơ học, xử lý hóa học, xử lý sinh học.

SVTH: Võ Phi Hải

Trang 8



Đề tài: Đánh giá hệ thống xử lý nước thải của NMXLNTTT KCN Trà Nóc
2.4.1 Phương pháp xử lý cơ học
Các công trình và thiết bị xử lý cơ học ứng dụng phổ biến trong các hệ thống xử lý
được liệt kê như sau:
Bảng 2.2 Các công trình và thiết bị xử lý cơ học
Lưu lượng kế

Theo dõi, quản lý lưu lượng nước thải.

Song chắn rác, lưới chắn Loại bỏ các rác có kích thước lớn.
rác
Thiết bị nghiền rác

Nghiền các loại rác có kích thước lớn, tạo nên một
hỗn hợp nước thải tương đối đồng nhất.

Bể điều lưu

Điều hòa lưu lượng nước thải cũng như khối
lượng các chất ô nhiễm.

Thiết bị khuấy trộn

Khuấy trộn các hóa chất và chất khí với nước thải,
giữa các chất rắn ở trạng thái lơ lửng.

Bể tạo bông cặn

Tạo điều kiện cho các hạt nhỏ liên kết lại với nhau
thành các bông cặn để chúng lắng được.


Bể lắng

Loại các cặn lắng và cô đặc bùn.

Bể tuyển nổi

Loại các chất rắn có kích thước nhỏ và có tỉ trọng
gần bằng với tỉ trọng của nước.

Bể lọc

Loại các chất rắn có kích thước nhỏ còn sót lại sau
khi xử lý nước thải bằng quá trình sinh học hay
hóa học.

Trao đổi khí

Đưa thêm vào hoặc khử đi các chất khí trong nước
thải.

Khử trùng

Loại bỏ các vi sinh vật gây hại bằng tia UV.

(Nguồn: Lê Hoàng Việt và Nguyễn Võ Châu Ngân, 2014a).

2.4.2 Phương pháp xử lý hóa học
Phương pháp hóa học là việc đưa hóa chất vào tác dụng với chất ô nhiễm trong
nước thải để tạo thành cặn lắng hay chất hòa tan không độc hại.


SVTH: Võ Phi Hải

Trang 9


Đề tài: Đánh giá hệ thống xử lý nước thải của NMXLNTTT KCN Trà Nóc
Bảng 2.3 Ứng dụng quá trình xử lý hóa học
Quá trình

Ứng dụng

Trung hòa

Để trung hòa các nước thải có độ bazơ và acid cao.

Keo tụ và tạo bông Nâng cao hiệu quả loại bỏ chất thải rắn lơ lửng của các công
đoạn đi sau như lắng hay lọc.
cặn
Hấp phụ

Loại các chất hữu cơ không thể loại bỏ được bằng các
phương pháp hóa học và sinh học thông dụng. Cũng được
dùng để khử Clo của nước thải sau xử lý, trước
khi thải vào môi trường

Khử trùng

Để tiêu diệt phần lớn các vi sinh vật có hại để số lượng còn
lại không làm phát sinh các dịch bệnh. Các phương pháp

thường sử dụng là: chlorine, chlorine dioxide, bromide
chloride, ozone,…

Kết tủa

Chuyển hóa các chất hòa tan thành dạng tương đối ít hòa tan
hoặc không hòa tan bằng cách cho vào các chất tạo kết tủa.
Trong xử lý nước thải quá trình kết tủa thường được sử dụng
để loại bỏ kim loại nặng và photpho trong nước thải.

Oxy hóa – khử

Về bản chất hóa học các chất ô nhiễm trong nước thải có thể
là chất khử hay chất oxy hóa, do đó quá trình oxy hóa khử
cũng được sử dụng để loại bỏ các chất này.

(Nguồn: Lê Hoàng Việt và Nguyễn Võ Châu Ngân, 2014b).

2.4.3 Phương pháp xử lý sinh học
Bản chất của phương pháp sinh học trong xử lý nước thải là sử dụng khả năng sống
và hoạt động của vi sinh vật để khoáng hóa các chất bẩn hữu cơ trong nước thải
thành các chất vô cơ, các chất khí đơn giản và nước. Tất cả các chất hữu cơ có trong
tự nhiên và nhiều chất hữu cơ tổng hợp nhân tạo là nguồn dinh dưỡng cho các vi
sinh vật. Vi sinh vật có thể phân hủy chúng hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Quá
trình xử lý sinh học nước thải nhằm khử các chất bẩn hữu cơ (BOD, COD hoặc
TOC), nitrat hóa, khử nitrat, khử photpho và ổn định chất thải nhờ quá trình chuyển
hóa hợp chất hữu cơ thành pha khí và thành vỏ của tế bào sinh vật tạo ra các bông
bùn cặn sinh học và loại các bông bùn cặn sinh học này ra khỏi nước thải.
Các quá trình xử lý nước thải nhân tạo đều xuất phát từ các quá trình xảy ra trong tự
nhiên bao gồm hai kiểu sinh trưởng: sinh trưởng lơ lửng đồng nghĩa với bùn hoạt

tính ở điều kiện hiếu khí (làm thoáng khí, sục hay thổi khí và khuấy đảo) và điều
kiện kỵ khí (sục CO2 hoặc khuấy đảo hoạc cho dòng chảy ngược). Sinh trưởng gắn
kết đồng nghĩa với màng sinh học ở điều kiện hiếu khí và điều kiện kỵ khí. Nhờ các
biện pháp nhân tạo hoạt tính của các vi sinh vật được tăng cường và hiệu quả làm
sạch chất bẩn không ngừng được tăng lên (Nguyễn Văn Phước, 2010).
SVTH: Võ Phi Hải

Trang 10


Đề tài: Đánh giá hệ thống xử lý nước thải của NMXLNTTT KCN Trà Nóc
Loại vi khuẩn ưa hoạt động trong môi trường có oxy được gọi là vi khuẩn hiếu khí,
và loại vi khuẩn hoạt động trong môi trường không có oxy được gọi là vi khuẩn
yếm khí.

 Quá trình hiếu khí
Là quá trình lên men bằng vi sinh vật trong điều kiện có oxy để cho sản phẩm là
CO2, H2O, NO3- và SO42-. Cơ chế quá trình xử lý hiếu khí gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Oxy hóa toàn bộ chất hữu cơ có trong nước thải để đáp ứng nhu cầu
năng lượng của tế bào.
CxHyOzN + (x + y/4 + z/3 + ¾)O2Men

xCO2 + [(y-3)/2]H2O + NH3

Giai đoạn 2: Quá trình đồng hóa – Tổng hợp để xây dựng tế bào.
CxHyOzN + NH3 + O2Men

xCO2 + C5H7NO2

Giai đoạn 3: Quá trình dị hóa – Hô hấp nội bào.

C5H7NO2 + 5O2Men

Men
xCO2 + H2O; NH3 + O2

Men
O2 + HNO2

HNO3

Khi không đủ cơ chất, quá trình chuyển hóa các chất của tế bào bắt đầu xảy ra bằng
sự tự oxy hóa chất liệu tế bào (Nguyễn Văn Phước, 2010).

 Quá trình yếm khí (kỵ khí)
Là quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện kỵ khí do quần thể vi sinh vật
(chủ yếu là vi khuẩn) hoạt động không cần sự có mặt của oxy không khí, sản phẩm
cuối cùng là một hỗn hợp khí có CH4, CO2, N2, H2,… trong đó có tới 65% là CH4
(metan).
Các vi sinh vật kỵ khí sử dụng một phần chất hữu cơ trong nước thải hoặc môi
trường để xây dựng tế bào, tăng sinh khối. Người ta đã tính toán lượng chất hữu cơ
dùng cho mục đích này chỉ khoảng 10% so với tổng số các chất hữu cơ. Do vậy
lượng bùn hoạt tính hình thành trong phân hủy kỵ khí là rất thấp (trong kỹ thuật xử
lý nước thải rất cần lượng bùn hoạt tính hồi lưu cho mẻ lên men tiếp theo).
Quá trình phân hủy kỵ khí chất bẩn có thể mô tả bằng sơ đồ tổng quát:
(CHO)nNS → CO2 + H2O + CH4 + NH4 + H2 + H2S + Tế bào vi sinh vật + …
(Nguyễn Văn Phước, 2010).
2.5 MỘT SỐ CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ ĐƯỢC SỬ DỤNG PHỔ BIẾN
TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
2.5.1 Song chắn rác, lưới chắn rác
Song chắn rác là thiết bị dùng để loại bỏ các chất thải rắn có kích thước lớn (từ 3cm

trở lên) để tránh hiện tượng nghẹt máy bơm, van, kẹt máy khuấy và các đường ống
không bị nghẽn bỡi rác.

SVTH: Võ Phi Hải

Trang 11


Đề tài: Đánh giá hệ thống xử lý nước thải của NMXLNTTT KCN Trà Nóc
Song chắn rác phải được đặt ở những kênh trước khi nước thải vào trạm xử lý, ở tất
cả các trạm xử lý không phân biệt phương pháp dẫn nước tới là tự chảy hay có áp.
Hai bên tường kênh phải chừa một khe hở đủ để dễ dàng lắp đặt và thay thế song
chắn rác. (Lê Hoàng Việt và Nguyễn Võ Châu Ngân, 2014a).
2.5.2 Bể điều lưu
Nước thải của nhà máy được thải ra với lưu lượng biến đổi theo giờ, thời vụ sản
xuất, mùa. Trong khi đó các hệ thống sinh học phải được cung cấp nước thải đều
đặn về thể tích cũng như về các chất cần xử lý 24/24 giờ. Do đó sự hiện diện của bể
điều lưu là hết sức cần thiết.
Bể điều lưu có chức năng điều hòa lưu lượng nước thải và các chất cần xử lý ở các
giờ cao điểm, phân phối lại trong các giờ không hoặc ít sử dụng để cung cấp một
lưu lượng nhất định 24/24 giờ cho các hệ thống xử lý sinh học phía sau (Lê Hoàng
Việt và Nguyễn Võ Châu Ngân, 2014a).
Quá trình điều lưu được sử dụng để:
-

Tránh sự biến động về hàm lượng chất hữu cơ làm ảnh hưởng đến hoạt động
của vi khuẩn trong các bể xử lý sinh học.
Kiểm soát pH của nước thải để tạo điều kiện tối ưu cho các quá trình sinh
học, hóa học sau đó.


Chất lượng của nước thải sau xử lý và việc cô đặc bùn ở đáy bể lắng thứ cấp được
cải thiện do lưu lượng nạp các chất rắn ổn định.
Trong thực tế bể điều lưu được thiết kế lớn hơn thể tích tính toán từ 10  20% để
phòng ngừa các trường hợp không tiên đoán được do sự biến động lưu lượng hàng
ngày (Lê Hoàng Việt và Nguyễn Võ Châu Ngân, 2014a).
2.5.3 Khuấy trộn
Khuấy trộn là một hoạt động quan trọng trong nhiều công đoạn khác nhau của quá
trình xử lý nước thải nhằm:
-

Trộn lẫn hoàn toàn chất này với chất khác.
Duy trì các chất rắn lơ lửng tiếp tục ở trạng thái lơ lửng.
Khuấy trộn các giọt chất lỏng ở trạng thái lơ lửng.
Trộn lẫn các chất lỏng.
Tạo bông cặn.

-

Trao đổi nhiệt (Lê Hoàng Việt và Nguyễn Võ Châu Ngân, 2014a).

2.5.4 Bể lắng
a. Bể lắng sơ cấp
Bể lắng sơ cấp dùng để loại bỏ các chất rắn có khả năng lắng (tỉ trọng lớn hơn tỉ
trọng của nước) và các chất nổi (tỉ trọng nhẹ hơn tỉ trọng của nước). Trong hệ thống
xử lý nước thải bể lắng sơ cấp dùng để giữ lại các chất hữu cơ và các chất vô cơ
không tan trong nước thải trước khi cho nước thải vào các bể xử lý sinh học. Bể
lắng sơ cấp được thiết kế theo nguyên lý khi một chất lỏng chứa các chất rắn lơ
lửng được đưa vào một bể có điều kiện tương đối tĩnh, các chất rắn có tỉ trọng nặng

SVTH: Võ Phi Hải


Trang 12


Đề tài: Đánh giá hệ thống xử lý nước thải của NMXLNTTT KCN Trà Nóc
hơn chất lỏng sẽ có khuynh hướng lắng xuống, trong khi các chất rắn có tỉ trọng nhẹ
hơn chất lỏng có khuynh hướng nổi lên.
Hiệu quả xử lý của bể lắng sơ cấp là loại được 50  70% chất rắn lơ lửng, 25  40%
BOD của nước thải (Lê Hoàng Việt và Nguyễn Võ Châu Ngân, 2014a).
Bảng 2.4 Bảng các số liệu tham khảo để thiết kế bể lắng sơ cấp
Thông số

Giá trị
Khoảng biến thiên

Thông dụng

Bể lắng sơ cấp đi trước các
hệ thống xử lý khác
Thời gian tồn lưu (giờ)

1,5  2,5

2,0

Lưu lượng m3 / m2.ngày
-

Trung bình


-

Tối đa

Lưu lượng qua băng phân
phối m3/m.ngày

32,6



48,9

81,5



122,2

101,9

124,2



496,8

248,4

2,5


2,0

Bể lắng sơ cấp có hoàn lưu
bùn hoạt tính
Thời gian lưu tồn(giờ)

1,5



Lưu lượng m3 / m2.ngày
-

Trung bình

24,4



32,6

-

Tối đa

48,9




69,3

61,1

496,8

248,4

Lưu lượng qua băng phân
phối m3/m.ngày

124,2



(Nguồn: Lê Hoàng Việt và Nguyễn Võ Châu Ngân, 2014a).

SVTH: Võ Phi Hải

Trang 13


Đề tài: Đánh giá hệ thống xử lý nước thải của NMXLNTTT KCN Trà Nóc
Bảng 2.5 Bảng các số liệu tham khảo để thiết kế bể lắng sơ cấp hình chữ nhật và
hình trụ tròn
Thông số

Giá trị
Khoảng biến thiên


Thông dụng

Hình chữ nhật
Sâu (m)

3  4,6

3,7

Dài (m)

15,2  91,4

24,4  39,6

Rộng (m)

3  24,4

4,9  9,7

Vận tốc thiết bị gạt váng
và cặn (m/min)

0,6  1,2

0,9

Sâu (m)


3  4,6

3,7

Đường kính (m)

3  61

12,2  45,8

0.063  0.167

0,083

0,02  0,05

0,03

Hình trụ tròn

Độ dốc của đáy(m/m)
Vận tốc thiết bị gạt váng
và cặn (vòng/phút)

(Nguồn: Lê Hoàng Việt và Nguyễn Võ Châu Ngân, 2014a).

b. Bể lắng thứ cấp
Sau các bể xử lý sinh học thường là bể lắng thứ cấp nhằm loại bỏ các tế bào vi
khuẩn nằm ở dạng các bông cặn hay các màng sinh học. Bể lắng thứ cấp có hình
dạng và cấu tạo giống với bể lắng sơ cấp, tuy nhiên thông số thiết kế về lưu lượng

nạp nước thải trên một đơn vị diện tích bề mặt của bể khác nhau rất nhiều và cần
phải quan tâm thêm về tải nạp bùn. Ta có thể tham khảo các thông số thiết kế theo
Bảng 2.6.

SVTH: Võ Phi Hải

Trang 14


×