Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

văn học tiểu luận đề tài nhân vật trẻ thơ của phùng quán tuổi thơ dữ dội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.11 KB, 33 trang )

Đ
ẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

˜˜**™™

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: LÝ LUẬN VĂN HỌC
ĐỀ TÀI: NHÂN VẬT TRẺ THƠ TRONG TIỂU THUYẾT
TUỔI THƠ DỮ DỘI CỦA PHÙNG QUÁN

Giảng viên hướng dẫn

: PGS. TS Thái Phan Vàng Anh

Sinh viên thực hiện

: Vi Văn Thái

Mã sinh viên

: 21S1011011

Huế, Tháng 12 năm 2022


MỤC LỤC


A. MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Phùng Quán (1932-1995) là nhà văn để lại dấu ấn khó quên trong lịch sử văn
học Cách mạng Việt Nam từ nửa sau thế kỉ XX. Trước năm 1975, ơng đã đóng góp
cho nền văn học nước nhà nhiều tác phẩm có giá trị như Tiếng hát trên địa ngục
Côn Đảo (1954), Tôi tự hào chế độ nước tôi (1955) và tiêu biểu là tiểu thuyết đầu
tay Vượt Côn Đảo (1955) từng được coi là cuốn sách gối đầu giường của thế hệ
thanh niên Việt Nam đã giúp Phùng Quán nhận giải thưởng của Hội nhà văn. Đó là
những tác phẩm tập trung thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả dành cho quê
hương, đất nước và những người chiến sĩ anh hùng, đóng góp một tiếng nói trong
trẻo mà tha thiết niềm lạc quan, tin tưởng của đất nước. Năm 1957 vì án Nhân văn –
Giai phẩm, ơng đã phải chịu hình phạt nặng nề, mất đi tư cách nhà văn và phải đi
cải tạo ở nhiều nơi. Tuy nhiên trong suốt ba mươi năm sống trong cay đắng, nhà văn
vẫn âm thầm cống hiến và sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị với nhiều thể loại như
truyện tranh, truyện cổ tích bằng thơ, báo và truyện ngắn. Đặc biệt, lịch sử văn học
Việt Nam ghi nhận năm 1986 như một mốc son đánh dấu bước ngoặt của văn học
nửa cuối thế kỉ XX, thể hiện nhiều bước tiến mới của văn học với sự phát triển rầm
rộ ở nhiều đề tài, thể loại và nhiều tên tuổi trong đội ngũ sáng tác. Trong giai đoạn
này, bút danh Phùng Quán chính thức trở lại trên văn đàn sau ba mươi năm vắng
bóng với cuốn tiểu thuyết nổi tiếng mang tên Tuổi thơ dữ dội . Tuy tác phẩm viết về
đề tài chiến tranh nhưng đã có sự thay đổi về quan niệm, về con người, về đời sống.
Tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội không chỉ ca ngợi kháng chiến mà còn phản ánh hiện
thực chiến tranh và dành sự quan tâm lớn đến số phận con người, đặc biệt là các
nhân vật trẻ thơ. Năm 2007, giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật được truy
tặng cho Phùng Quán như một sự minh oan, trả nợ cho ông.
Là một bộ phận không thể thiếu của văn học Việt Nam hiện đại, văn học thiếu
nhi trải qua mấy chục năm phát triển và trưởng thành, đã đạt được nhiều thành tựu
vô cùng to lớn. Trong số những cây bút quen thuộc của bạn đọc nhỏ tuổi, Phùng
Quán cũng là gương mặt tiêu biểu. Sinh ra và trưởng thành trong chiến tranh, với tư
cách là nhà văn người lính, Phùng Quán đã thực sự khẳng định được vai trị, vị trí
đặc biệt không thể thiếu của ông ở mảng văn học viết về đề tài chiến tranh trong

văn học Việt Nam nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng. Tuổi thơ dữ dội là tác
phẩm được viết trong thời kỳ gian nan, cực nhọc nhất của Phùng Quán, viết trong kí
ức, trong nỗi day dứt buồn đau, bởi thế, tác phẩm này như lòi bộc bạch chân thành
của nhà văn.
Tuổi thơ dữ dội là cái nhìn đầy cảm phục của tác giả trước sự chiến đấu, dũng
cảm quên mình của đội Vệ Quốc Đồn, là một thứ tình cảm đầy xót xa ẩn sau cái
nhìn ấy. Xót xa về mất mát, xót xa về sự hi sinh của tuổi thơ. Sự hi sinh nào cũng là
3


đau đớn, nhưng sự hi sinh của tuổi thơ càng đau đớn đến bội phần. Tuổi thơ dữ dội
là một tác phẩm xuất sắc, có ý nghĩa lớn đối với nền văn học Việt Nam, đặc biệt khi
tập trung khắc họa hình ảnh đội thiếu niên trinh sát Trần Cao Vân trong bức tranh
toàn cảnh Huế - Thừa Thiên những ngày kháng chiến ác liệt. Thế giới nhân vật trẻ
thơ hết sức phong phú, mỗi nhân vật lại mang một cá tính, đặc điểm riêng khơng thể
lẫn, mang theo những ham muốn phi thường, mang theo tư tưởng mà nhà văn gửi
gắm, đã gặp những tình huống đầy éo le làm chúng thêm gắn kết. Những tháng năm
hùng tráng ẩn sau đó là bao sự thật đau thương đầy nghiệt ngã. Cả một thế hệ trẻ
thơ hi sinh tuổi thơ của mình cho Huế trở về mộng mơ, cho “đất nước đứng lên”.
Chính điều này làm nên giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc nhưng không kém
phần mới mẻ cho tác phẩm trong nền văn học đương đại Việt Nam.
Xuất phát từ những lí do trên, tơi lựa chọn đề tài: Nhân vật trẻ thơ trong tiểu
thuyết “Tuổi thơ dữ dội” của Phùng Quán cho tiểu luận của mình. Thực hiện đề tài,
hi vọng sẽ đóng góp một góc nhìn mới về tác phẩm xuất sắc này. Qua đó, có cái
nhìn tồn diện hơn về Nhân vật trẻ thơ trong văn học, đồng thời, khẳng định vị trí
của Phùng Quán và tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội trong nền văn học thiếu nhi nước
nhà.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có một cây bút rất lạ kì trong nền văn học Việt Nam, cây bút ấy chẳng ai khác
chính là Phùng Qn, có thể người đọc có cảm tình đặc biệt với một

nhà văn có lối viết giản dị của văn học Việt Nam, và vì ơng đã viết
cái kết trong chính cuộc đời mình nên có sức gây ấn tượng mạnh
với người đọc. Tuổi thơ dữ dội của ông là một tác phẩm xuất sắc
không chỉ về nội dung, nghệ thuật mà cịn ở chỗ nó gieo vào lòng
người đọc những cảm xúc sâu lắng, rộng hơn là viết về quê hương
và tình yêu quê hương bằng giọng điệu lãng mạn, trữ tình về tình
bạn, tình mẹ con, tình đồng đội… đầy thi vị nhưng khơng kém phần hào hùng của
những em bé trưởng thành thành trong bom đạn.
Tuổi thơ dữ dội là tác phẩm được coi như một sự đóng góp lớn cho văn học
thời kì đổi mới sau năm 1975, nhận được nhiều ý kiến, sự quan tâm của đơng đảo
các nhà nghiên cứu, phê bình và độc giả.
Nhận xét về sự thành công của về hình thức nghệ thuật của tác phẩm, tác giả
Trần Cương cho rằng: “Phùng Quán đã có khả năng tạo dựng được nhiều chi tiết
hấp dẫn, sinh động và ở khâu cốt truyện, tác giả ln tạo ra những tình huống ly kỳ,
bất ngờ để tơ đậm them hành động, tính cách nhân vật”, “Đó là kết quả quan trọng
của gần 20 năm hoạt động của tác giả từ khi khởi thảo cho đến khi hoàn thành tác
phẩm. Trong thời điểm hiện nay, khi đời sống khó khăn, khi hàng loạt sách hay của
thế giới được dịch mà cuốn tiểu thuyết trong nước, dày tới hơn 800 trang in trên
4


giấy xấu, vẫn thu hút bạn đọc mà gợi lên những ý tưởng tốt đẹp thì đó là những điều
đáng mừng” [1].
Trong chuyên luận Truyện viết cho thiếu nhi sau 1975, tác giả Lã Thị Bắc Lý
dành nhiều trang đánh giá về Tuổi thơ dữ dội trên cả phương diện nội dung và nghệ
thuật, coi đây như minh chứng về những đổi mới của truyện viết cho thiếu nhi sau
1975. Tác giả cho rằng Phùng Qn “có cái nhìn cảm phục trước sự chiến đấu dũng
cảm quên mình của đội Vệ Quốc đồn con nít, nhưng trong chiều sâu cái nhìn ấy có
sự xót xa về mất mát, hi sinh, đau đớn gấp bội phần. Hình ảnh đội thiếu niên trinh
sát Trung đoàn Trần Cao Vân được lồng trong bức tranh toàn cảnh những ngày Huế

- Thừa Thiên kháng chiến. Những nhân vật nhỏ tuổi ở đây với những ham muốn phi
thường đã gặp nhiều tình huống éo le, bi kịch thúc đẩy,dồn nén, gắn bó với nhau,…
Đời sống lịch sử được cảm nhận qua cuộc kháng chiến hết sức hùng tráng nhưng
cũng đầy nghiệt ngã. Cả một thế hệ tuổi thơ đã hi sinh tuổi trẻ của mình cho đất
nước đứng lên.” [4]
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê trong bài Sự thật ngòi bút Phùng Quán cũng
nhấn mạnh: “Ngay cả trong những tác phẩm nổi tiếng như Vượt Côn Đảo và Tuổi
thơ dữ dội, mặc dù tiểu thuyết là văn học cho phép nhà văn thỏa sức tưởng tượng và
hư cấu, Phùng Quán vẫn tận dụng tối đa nhân vật, những chi tiết có thực ngồi đời.”
[6].
Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo nhận định: “Tuổi thơ dữ
dội không phải là một câu chuyện cổ tích, mà là một câu chuyện
có thật ở chốn trần gian, ở đó những con người tuổi nhỏ đã tham
gia vào cuộc kháng chiến chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc với một
chuỗi những chiến công đầy ắp ly kỳ và hấp dẫn. Đọc Tuổi thơ dữ
dội chính là đọc lại một phần lịch sử tuổi thơ Việt, thấm đẫm xúc
động, cảm phục và tự hào...” [8].
Nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện - người dành sự quan tâm lớn đến vấn
đề giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ thơ Việt Nam cũng đánh giá cao Tuổi thơ dữ
dội: “Sách dày gần 800 trang mà người đọc không bao giờ muốn
ngừng lại, bị lôi cuốn vì những nhân vật ngây thơ có, khơn ranh có,
anh hùng có, vì những sự việc khi thì li kì, khi thì hài hước, khi thì
gây xúc động đến ứa nước mắt... Tôi chỉ mong làm sao cho tất cả
các em thiếu nhi Việt Nam được đọc sách này.”[8].
Tác giả Lê Thị Huế trong lời giới thiệu tác phẩm đã có bài viết Tơi đã thực sự
khóc khi lần đầu nghe kể truyện này khẳng định: “Tuổi thơ dữ dội, đúng như tên
của truyện, những chi tiết trong ấy thực sự dữ dội khi mà đọc xong, gấp sách lại vẫn
thấy những đợt sóng cảm xúc dạt dào dâng đến dữ dội nhưng trong sự dữ dội ấy là
những tia sáng pha lê chiếu sáng lòng độc giả cũng đến dữ dội.” [10 ].
5



Điểm lại lịch sử những cơng trình nghiên cứu về tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội
của Phùng Quán, trong khóa luận tốt nghiệp Hiện thực chiến tranh trong tiểu
thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán, tác giả Nguyễn Thị Hường đã chỉ ra hiện
thực chiến tranh với những mất mát, đau thương mà con người phải chịu đựng. Mất
mát về tuổi thơ thì lại càng đau xót vơ cùng. Qua đó, người đọc thấy đượckhát
vọng, thế giới tâm hồn sau chiến tranh đã thơi thúc người cầm bút có lương tri phải
nói “bao điều bão tố ở bên trong” mà một thời họ chưa kịp nói.
Tác giả Lê Thị Quỳnh An với khóa luận Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết
Tuổi thơ dữ dội đã đi sâu tìm hiểu nghiên cứu về các kiểu nhân vật: nhân vật trẻ thơ
anh hùng, nhân vật người chiến sĩ chỉ huy, nhân vật kẻ phản bội. Đồng thời, khóa
luận tốt nghiệp cũng đã triển khai một số phương diện nghệ thuật như: nghệ thuật
miêu tả nhân vật, cách sử dụng ngôn ngữ giàu kịch tính, xung đột và nghệ thuật
miêu tả tâm lí nhân vật để làm nổi bật lên cá tính của từng kiểu loại nhân vật. [5].
Có thể thấy hầu hết các cơng trình nghiên cứu về tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội
là những bài viết lẻ tẻ, mang tính chất gợi mở. Nhưng những ý kiến đó là một điểm
tựa, những gợi ý bổ ích mang tính chất định hướng cho chúng tơi trong q trình
hình thành tiểu luận.
3. Mục đích của đề tài
Đề tài hướng tới mục đích sau: Tìm hiểu thế giới nhân vật trẻ thơ trong sáng
tác của Phùng Quán, để thấy được hình ảnh thế hệ trẻ thơ hồn nhiên trong sáng
nhưng chiến đấu anh dũng, kiên cường. Qua đó giúp người đọc hình dung được thời
kì lịch sử đau thương, hào hùng của dân tộc. Khẳng định tài năng và vị trí của
Phùng Quán đối với văn học Việt Nam nói chung và văn học Việt Nam sau 1975 nói
riêng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tiểu luận hướng tới nghiên cứu nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Nhận diện thế giới nhân vật trẻ thơ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội
ở phương diện nội dung: tuổi thơ trong sáng, hồn nhiên; tuổi thơ nhọc nhằn, lam lũ

trong cuộc sống; tuổi thơ gắn bó với tình u q hương, gia đình và tuổi thơ anh
hùng trong chiến đấu.
Thứ hai: Chỉ ra một số phương diện nội dung thể hiện nhân vật trẻ thơ trong
tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội: ngơn ngữ, hình ảnh, giọng điệu.
Thứ ba: Khẳng định vị trí và đóng góp của Phùng Qn trong đời sống văn
học Việt Nam.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tìm hiểu nhân vật trẻ thơ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ
dội của Phùng Quán.
6


Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội, Phùng Quán, Nxb Văn học,
2015
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tơi sử dụng hệ thống
phương pháp sau:
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
1

Cấu trúc của tiểu luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
phần Nội dung của luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về vấn đề
Chương 2: Nhân vật trẻ thơ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội
của Phùng Quán

Chương 3: Nghệ thuật thể hiện nhân vật trẻ thơ trong tiểu
thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ
1.1 Phùng Quán
1.1.1.Tiểu sử và sự nghiệp
Phùng Quán (1932-1995) là một nhà văn, nhà thơ Việt Nam. Ông sinh ra tại
làng Thanh Thủy Thượng, Tổng Dạ Lễ (Nay thuộc xã Thủy Dương, huyện Hương
Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế). Nhà nghèo, cha lại mất sớm khi còn nhỏ. Là con một
- hũ mắm treo đầu giàn nhưng từ khi cịn rất nhỏ, ơng đã phải lang thang ở hết vói
chủ này đến chủ khác ừong làng để kiếm miếng cơm, manh áo. Suốt ngày quần quật
với việc giữ em, nấu cơm, chăn trâu, cắt cỏ nên lúc nào cũng trong bộ dạng đen
nhẻm, mặt mũi lấm lem bùn đất. Và cũng chính vì gia đình quá nghèo nên Phùng
Quán phải bỏ học từ rất sớm. Sinh thời, Phùng Quán là một chú bé thông minh,
nghịch ngợm nên thường xun bị địn quằn đít. Biệt danh mọi người thường đặt
cho cậu được gọi bằng cái tên gân gũi: Bê.
Cách mạng tháng Tám nổ ra rồi cuộc kháng chiến trường kỳ lại tiếp tục khi Bê
mới 13 tuổi, sống trong những năm tháng sục sôi ấy đã thôi thúc cậu bé Phùng
7


Qn, hịa cùng khí thế dân tộc, giấu gia đình nhảy lên tàu đi kháng chiến chính
thức trở thành một chiến sĩ tí hon của Trung đồn Trần Cao Vân. Những tháng ngày
anh hùng với bao chuyện vui, buồn, bi tráng về thời kỳ sục sôi ấy, sau này đã được
Phùng Quán kể lại trong cuốn tiểu thuyết tâm huyết của mình Tuổi thơ dữ dội.
Nếu như câu chuyện Phùng Quán trở thành chiến sĩ tự nhiên như qui luật thì
chuyện ơng trở thành một nhà văn thật ly kì. Ông đến với nghề cầm bút không phải
từ sách vở, từ lý luận, từ vốn kiến thức thu thập được từ qua trường lớp mà từ chính
thực tế cuộc sống của nhân dân lao động và từ chính bản thân mình, từ con đường

tự học mà nên. Cuộc đời của Phùng Quán không phải là những trang sách màu hồng
và cũng chẳng hề nên thơ như những áng văn thơ, cuộc địi chẳng vẽ cho ơng một
con đường bằng phẳng, tuổi thơ dữ dội qua đi, Phùng Quán bước vào tuổi trưởng
thành đầy cực nhọc, gian nan và cay đắng. Nhắc đến Phùng Quán, khó ai có thể
quên được sự nghiệt ngã sau vụ Nhân văn - Giai phẩm khiến ông phải “treo bút”
suốt ba mươi năm ròng, ba mươi năm trời chịu bao cay đắng, gian khổ, ba mươi
năm sống trong cảnh “cá ưộm, cơm chịu, văn chui” vói hàng loạt các tác phẩm lấy
bằng nhiều bút danh khác nhau, nhưng trước sau, ông vẫn là một nhà văn tâm huyết
với địi, là một kiện tướng khơng biết mệt mỏi trong việc giữ gìn nhân cách của
người cầm bút.
Cuộc sống nặng nhọc, trầm uất cứ như thế cho đến thời kỳ đổi mới, Phùng
Quán mới được viết văn, làm thơ dưới cái tên đích thực của mình. Ơng là nhà văn
để lại nhiều dấu ấn khó phai trong lịch sử văn học Cách mạng Việt Nam từ nửa sau
thế kỷ XX. Dù phải vượt qua vô vàn tai ương đau khổ suốt ba mươi năm, thế
nhưng, ông không hề thù ốn hay trách móc bất cứ một ai, vẫn cặm cụi viết, “viết
ngay, viết thẳng từ dòng đấu đến dịng cuối”, ln xưng tụng đất nước, xưng tụng
nhân dân, cách mạng, xưng tụng tình yêu bằng những tác phẩm văn chương cuốn
hút, thiết tha và nhân bản. Phùng Quán đã để lại trong lòng bạn bè, đồng nghiệp một
nhân cách cao cả, một lòng tin yêu đồng đội và nhân văn sâu sắc, một tấm gương
lao động hết mình,... với gàn trăm tác phẩm thơ, trường ca, tiểu thuyết, truyện
tranh,... được nhiều thế hệ bạn đọc mến mộ. Từ sau cuộc sống trầm uất, nặng nhọc,
khi được phục hồi hội tịch, ông đã viết để xả bớt nỗi đau, viết để tuôn ra những điều
bấy lâu nay bị kiềm chế, viết để để lại bản di chúc của đời mình và Tuổi thơ dữ dội
là cuốn sách đầu tiên mà ông được trả lại tên. Trong hàng trăm tác phẩm được sáng
tác trong cuộc đời của Phùng Quán, cuốn tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội được coi là
bản di chúc chiến sĩ của người cộng sản, là một phần của cuộc đời ơng.
Sinh ra trong hồn cảnh éo le, giữa lúc đất nước bị đô hộ, lớn lên với tuổi 9
thơ dữ dội và trưởng thành trong quân đội, Phùng Quán là người lính kiên cường,
dũng cảm trên cả hai lĩnh vực quân sự và văn học. Ông là hiện thân của lòng nhân
hậu, độ lượng, suốt đòi nguyện làm một người lính thường, khơng lụy hư danh, đau


8


cái đau của người bất hạnh, vui cái vui của những người chiến thắng. Nhưng tiếc
thay, niềm vui chưa hưởng trọn, ông đã đi xa!
Vào một buổi chiều tháng Chạp lạnh buốt, ngày 22/01/1995, căn bệnh hiểm
nghèo đã mang ông đi khỏi cõi địi trần thế, đem ơng rời xa căn gác lộng gió bên Hồ
Tây. Thế là “Tết khơng vào nhà tôi - Tết đi qua trước ngõ”, Phùng Quán đã đi một
chuyến “chơi xa”, về với đất mẹ, theo chuyến tàu cuối cùng đến cõi vĩnh hằng của
mình.
Trong giai đoạn đầu, các sáng tác của Phùng Quán rất hồn hiên, tự nhiên với
mục đích là muốn bày tỏ nỗi lòng, ca ngợi con người, quê hương, đất nước và cuộc
sống thường nhật. Năm 22 tuổi, Phùng Quán nổi danh với cuốn tiểu thuyết Vượt
Côn Đảo (1954). Đây được coi là cuốn sách gối đàu giường của hầu hết các thế hệ
thanh niên ngày ấy. Vượt Côn Đảo đã được tái bản năm lần, đoạt giải thưởng của
Hội Văn học Việt Nam năm 1955 và được nhà xuất bản Văn học thiếu nhi Liên Xô
dịch năm 1956.
Không chỉ thuần là một nhà văn, Phùng Quán còn là một nhà thơ tài ba với
nhiều sáng tác sục sôi, tràn đày nhiệt huyết với đất nước, với nhân dân. Thơ của ông
được coi như là trái “bom nguyên tử”. Có thể kể đến một số bài thơ như: Tiếng hát
trên địa ngục Côn Đảo (1954), Tôi tự hào chế độ nước tôi (1955), Tôi muốn mời
đến Tổ quốc tôi (1955), Chổng tham ơ lãng phí (1956) - bài thơ bộc lộ rõ nét tính
cách và nhân cách tác giả, Lời mẹ dặn (1957),... Phùng Quán không chỉ viết bằng
mực mà ông cịn viết bằng chính bằng máu thịt của mình. Nhưng bi kịch thay, hai
tác phẩm thơ Lời mẹ dặn và Chổng tham ố lãng phí đã đẩy ơng tới bước ngoặt đau
thương của cuộc đòi, bị kết là Nhân văn - Giai phẩm, là làm phản, bị tước quyền
xuất bản tác phẩm.
Ba mươi năm bị treo bút nhưng không ngày nào ơng khơng sáng tác. Trong
thịi gian này, Phùng Qn còn viết cả truyện tranh. Những câu chuyện từ thực tế

cuộc sống được ông mang vào trong văn, trong thơ. Là một người viết truyện đa
năng, Phùng Quán viết khoảng 60 truyện tranh cho thiếu nhi ở tất cả các đề tài. Với
đề tài chiến đấu nơi biên giói xa xơi, nổi lên các tác phẩm: Vàng A Sìn kể chuyện
đánh giặc, Tên thám báo và hai em bé,... Với đề tài chống Pháp có: Thiên tình sử
Điện Biên, Tiếng đàn trong đêm khuya, Dịng sơng mất tích,... Đề tài lịch sử có:
Tiếng chng Thiên Mụ, Người cầm cờ lệnh vua Quang Trung,... Truyện cổ tích
bằng thơ có: Chàng Ná, Bắn anh em tài giỏi,... Nhiều tác phẩm của ông được dịch
ra tiếng Nga, Trung Quốc,...
Ngồi ra, Phùng Qn cịn có nhiều tác phẩm khác viết về nghệ thuật sáng tác
và diễn tấu, nhiều bài báo cảm động in trên các báo Văn nghệ, Người Hà Nội, Tiền
Phong,... Ơng cịn vô cùng thành công ở thể loại truyện ngắn với nhiều tác phẩm
được giải thưởng trong và ngoài nước dưới nhiều bút danh khác nhau như: Con cò
9


vàng trong cổ tích, Cuộc đời một đơi dép cao su, Thạch Sanh cháu Bác Hồ, Dũng
sỹ chép còm, Người du kích hỏi đầu, Tiếng đàn trong rừng thẳm,...
Với thể loại vãn xuôi, Phùng Quán đã để lại những áng văn bất hủ cho đời.
Văn xuôi Phùng Quán là những trang văn được chắt ra từ mồ hôi, nước mắt, từ sự
trải nghiệm của bản thân và viết bằng cả tấm lịng, sự say mê, tâm huyết vói con
người, với cuộc đời. Sẽ là vơ cùng thiếu sót khi ta nhắc đến Phùng Qn mà khơng
nói đến Tuổi thơ dữ dội, bởi đó là tác phẩm thanh minh cho sự trong sạch của ông,
tác phẩm được thực hiện trong những khổ khăn, vất vả cả về vật chất lần tinh thần,
và ra đòi trong sự quyết tâm cao, trong niềm tin và nước mắt, là tác phẩm để đời của
Phùng Qn.
Ngồi tiểu thuyết, thơ, văn xi, Phùng Qn cịn là một cây viết ký xuất sắc.
Người bạn lính cùng tiểu đội, Ba phút sự thật,... là những thiên ký sự tài hoa, những
áng văn với giọng tự sự pha hài rất chuyên nghiệp, lão luyện, kết cấu đày kịch tính,
dẫn người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Có thể nói, Phùng Quán là một nhà văn đa tài, các sáng tác mà ơng để lại là

những đóng góp vơ cùng to lớn cho kho tàng văn học Việt Nam, và sẽ là khơng thể
hồn hảo nếu văn học Việt Nam thiếu đi cái tên Phùng Quán.
Đặc biệt, nhắc đến sự nghiệp sáng tác của Phùng Quán, chúng ta khơng thể
khơng nói đến tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội được nhà văn thai nghén suốt mười năm
và là “Bản di chúc chiến sĩ cộng sản”,viết như một lời khẳng định “Tơi là Vệ quốc
đồn! Tơi chưa bao giờ là tên phản động”.
Tuổi thơ dữ dội được khởi thảo bên hồ Tây năm 1968 và được hoàn thành
năm 1986. Đó là tác phẩm được viết bằng tồn bộ kí ức tuổi thơ của tác giả với một
văn phong độc đáo tạo ra dấu ấn riêng cho tác phẩm. Đây cũng là tác phẩm văn xuôi
thành nhất mà Phùng Quán được in bằng chính tên thật của mình sau ba mươi năm
sống trong khổ cực. Tiểu thuyết xoay quanh cuộc sống chiến đấu và sự hi sinh của
những thiếu niên mười ba, mười bốn tuổi trong hàng ngũ Đội thiếu niên trinh sát
của Trung đoàn Trần Cao Vân. Tác phẩm miêu tả súc tích q trình tham gia chiến
đấu và hi sinh ở tuổi đời còn rất trẻ của các thiếu niên trinh sát, tập trung quanh các
nhân vật tiêu biểu: Lượm, Mừng, Quỳnh sơn ca, Tư - dát, Bồng da rắn, Vịnh – sưa,
Vệ - to - đầu,… Năm 1988, cuốn tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán được
xuất bản và nhận giải thưởng Văn học Thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam, hai
năm sau đó đã được dựng thành phim cùng tên.
Như vậy, Phùng Quán đã đặt vị trí của mình vào số phận của nhân vật, cùng
với vốn sống và tài năng của mình để cho ra đời cuốn tiểu thuyết dày hơn bảy trăm
trang mang tên Tuổi thơ dữ dội. Mỗi trang văn là một trang đời, là một mảng kí ức
về lịch sử dân tộc, tác động rất lớn đến sự hiểu biết và trái tim độc giả. Vốn là tiểu
thuyết viết cho thiếu nhi nhưng nó lại chinh phục được cả tâm hồn người lớn tuổi
10


bởi nó được viết ra bằng tất cả tình cảm chân thành, từ cuộc sống hiện thực và cuộc
đời nhà văn. Đúng như lời nhà văn chia sẻ: “Thì ra những gì thật sự chân thành,
lương thiện, trong sạch và cao thượng đều có khả năng kì diệu tự mở lấy đường đến
thẳng trái tim các thế hệ mà chẳng cần giảng giải, biện minh”.

1.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người của Phùng Quán
Quan niệm nghệ thuật về con người cùng tình yêu và những ký ức, kỷ niệm
tươi mới của Phùng Quân đối với một thời gian nan mà hảo hùng, sơi động của q
hương cũng chính là những sợi dây gắn kết thể giới nhân vật trong Tuổi thơ dữ dội.
Qua lăng kinh trẻ em - chiến sĩ, người viết đã tạo ra nét tương đồng và dị biệt giữa
mỗi cá thể cũng như cho toàn bộ hệ thống nhân vật thiếu nhi của mình. Cái riêng
hịa trong cái chung nhưng không bị cái chung làm tan biến, nhạt mờ. Ngược lại,
những nét chung càng làm nổi bật hơn chân dung của mỗi người. Điều này khiến
cho tiểu thuyết thực sự lỗi cuốn, hấp dẫn bạn đọc, đặc biệt là lửa tuổi thiếu nhi
Các nhân vật thiếu nhi trong Tuổi thơ dữ dội chính là hiện thân của Phùng
Quán và bạn bè của ông trong những năm chiến đấu chống thực dân Pháp trên mặt
trận Huế, vì thế rất chân thực và sống động. Nếu bạn đọc đã từng biết về nhân thân
tác giả thì khơng khó để nhận ra hình ảnh của ơng trong một số nhân vật như Lươm,
Mừng. Tư dát,... Lượm mồ côi khi mới chưa đầy hai tuổi, cha là một cộng sản chân
chính bị giặc bắn chết. Đó chính là bóng dáng của Phùng Quản thuở ấu thơ. Chi tiết
Tư dát vứt sách xuống sơng Hương để theo đồn qn Nam Tiến chính là sự liều
lĩnh, quyết tâm theo cách mạng của chú bé Phùng Quán 13 tuổi. Đặc biệt trường
đoạn Mừng bị nghĩ là Việt gian, là gián điệp như là hiện thân của cuộc đời ông một
thời bị hiểu lầm, chịu nhiều oan ức. Lời minh oan thống thiết của Mừng gợi người
đọc nghĩ đến tấm lòng chân thật, thủy chung đến trọn đời với Tổ quốc, quê hương
của nhà văn.
Hệ thống nhân vật thiếu nhi chính là linh hồn của Tuổi thơ dữ dội. Đó là
phương tiện quan trọng để Phùng Quán gởi gắm ý đồ nghệ thuật và bộc chủ đề tư
tưởng cơ bản của tác phẩm. Trẻ thơ trong tiểu thuyết này khơng được nhìn như một
người lớn thu nhỏ mà ngược lại, Phùng Quán nhìn trẻ em với con mắt cảm phục sự
chiến đấu dũng cảm và cả thương xót trước những mất mát quá lớn so với lứa tuổi
của các em. Quan niệm ấy của Phùng Quán mang đầy ý nghĩa nhân văn cao cả.
Hình tượng các chiến sĩ nhỏ tuổi là sức mạnh, ý chí, bản lĩnh của một vùng quê một
dân tộc đang bị bom đạn dày xéo. Tình yêu quê hương nảy mầm trên mảnh đất này
đã kết nối tâm hồn mỗi bé thơ với hồn thiêng sơng núi. Có tình u, niềm tin sẽ

được nhân lên để rồi chiến thắng luôn thuộc về chính nghĩa. Việc kì cơng tìm kiếm
những thủ pháp đặc sắc trong xây dựng thế giới nhân vật của nhà văn như đã trình
bày ở trên đã góp phần mang lại thành công đáng kể cho tiểu thuyết. Dù vậy, đôi lúc
ông cũng hơi sa vào lối kể chuyện rườm rà khi khắc họa hồn cảnh gia đình của một
số nhân vật như: Vệ to đầu, Mừng, Vịnh sưa hoặc chưa thực sự khai thác chiều sâu
11


tâm lí của họ. Nhìn một cách tổng thể, so với những gì mà Phùng Quán đã làm được
bằng cả tài năng và tâm huyết của mình thì những hạn chế đó chỉ là những hạt cát
giữa một đại dương mênh mơng, kì thú
Đặc biệt, quan niệm nghệ thuật về con người của Phùng Quán còn được thể
hiện trong cách lựa chọn hình thức biểu hiện. Phùng Quán chọn hình thức tiểu
thuyết mang dáng dấp tự truyện. Nó khiến cái "tôi" của người viết "thể diện sắc nét
qua cảm hứng nhận thức, đánh giá lại những gì đã trải nghiệm bằng điểm nhìn từ
hiện tại". Bởi thế, mỗi trang viết Tuổi thơ dữ dội rất chân thận và bộc lộ rõ quan
niệm nghệ thuật của phùng quán về con người [2].
1.2. Khái niệm nhân vật
1.2.1. Khái niệm
Nhân vật là “hình tượng nghệ thuật về con người”, có khi là các con vật, các
loài cây, các sinh thể hoang đường được gắn cho những đặc điểm giống với con
người.
Nhân vật là yếu tố vừa thuộc về nội dung vừa thuộc về hình thức của tác phẩm.
Nhân vật là điều kiện thiết yếu để khám phá, sự đánh giá lí giải, sự miêu tả mang
tính nghệ thuật của tác giả về đời sống đạt đạt đến tính tồn vẹn, có chiều sâu và sức
hấp dẫn riêng đối với độc giả.
Có thể nói nhân vật là hạt nhân của sự sáng tạo nghệ thuật, là trọng điểm để nhà
văn lý giải mọi vấn đề của cuộc sống. Nhân vật có thể chỉ là sự hóa thân, là hình
bóng, là mộng tưởng của tác giả hoặc cũng có thể được xây dựng từ những nguyên
mẫu của đời sống kết hợp với năng lực hư cấu của nhà văn. Để xây dựng thành

công một nhân vật văn học, nhà văn phải có khả năng đồng cảm, phát hiện những
đặc điểm bền vững ở nhân vật. Điều này đòi hỏi nhà văn phải hiểu đời, hiểu người
và phải miêu tả, khắc họa nhân vật ấy sao cho có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với
người đọc. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến những biện pháp xây dựng nhân
vật trong tác phẩm văn học.
1.2.2. Sự thể hiện nhân vật trẻ thơ
Tuổi thơ dữ dội lấy chất liệu từ cuộc khánh chiến chống Pháp, Phùng Qn đã
xây dựng thành cơng bức tranh hồnh tráng về cuộc kháng chiến trường kỳ của dân
tộc, quyết giành độc lập của những người lính trinh sát tuổi mười ba. Đó cũng chính
là một phần đời của tác giả, từ chính đề tài chiến tranh ấy, ơng đã xác lập một cái
nhìn hồn tồn mới về đội “Vệ Quốc Đồn Con nít”, thể hiện sự tơn trọng, niềm tự
hào dân tộc, tinh thần đấu tranh về lịch sử oai hùng của dân tộc một cách hoàn toàn
độc đáo. Cách mạng mà cịn được nhìn nhận ở cả những bi kịch, mất mát, đau
thương, chấp nhận sự thật và vượt lên trên nó chứ khơng hề né tránh, sợ sệt. Ở đây,
trẻ em khơng được nhìn nhận như một người lớn thu nhỏ nữa mà được đặt vào trung
tâm của tác phẩm, thể hiện cái nhìn cảm phục đội Vệ Quốc Đồn con nít trước sự
12


dũng cảm, kiên cường, chiến đấu quên mình, nhưng sâu thẳm của cái nhìn ấy cịn
có cả sự xót xa về những mất mát, hi sinh của tuổi thơ trong kháng chiến. Chiến
tranh là nơi con người bộc lộ hết bản chất tàn bạo của mình nhưng cũng chiến tranh
đã tạo điều kiện cho con người tỏa sáng. Chính từ hiện thực chiến tranh, bằng sự
tâm huyết của mình, Phùng Quán đã mang vào mỗi nhân vật của mình một số phận,
một tính cách, tâm hồn khác nhau, nhưng trên hết, đó là những ý nghĩa nhân văn
cao cả. Chính những yếu tố đó đã tạo nên sự đặc biệt của những nhân vật trẻ thơ
trong thời chiến, trong Tuổi thơ dữ dội.
Đọc Tuổi Thơ dữ dội, người đọc không bao giờ muốn ngừng lại, bị lơi cuốn vì
những nhân vật ngây thơ có, khơn ranh có, anh hùng có, vì những sự việc khi thì ly
kỳ, khi thì hài hước, khi thì gây xúc động đến ứa nước mắt. Cuốn truyện xoay

quanh cuộc sống chiến đấu và hy sinh của những thiếu niên mười ba, mười bốn tuổi
trong hàng ngũ Đội thiếu niên trinh sát của Trung đoàn Tràn Cao Vân. Những
Lượm, Mừng, Quỳnh sơn ca, Hòa đen, Bồng da rắn, Vịnh sưa, Tư dát,... mỗi người
một hoàn cảnh song đều chung quyết tâm, nhiệt huyết và lòng yêu nước, đã tham
gia chiến đấu hết mình và hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Tuổi thơ dữ dội là tác
phẩm minh chứng của bao sự trải nghiệm trên đường đời đầy chông gai, cơ cực,
bằng ngôn ngữ, bút pháp cũng như nghệ thuật kết cấu, của sự tiến bộ vượt bậc và
đầy triết lý nhân sinh của Phùng Qn . Có lẽ, khơng phải bây giờ mà cịn lâu về
sau, trẻ thơ vẫn là một đề tài lớn, nhưng Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán sẽ bất
chấp biến động của thời cuộc, vẫn mang lại giá trị lịch sử, thấm đẫm xúc động, cảm
phục và tự hào

13


CHƯƠNG 2:
NHÂN VẬT TRẺ THƠ TRONG TIỂU THUYẾT TUỔI THƠ DỮ
DỘI CỦA PHÙNG QUÁN
2.1. Tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng
Tuổi thơ của những chiến sĩ nhỏ trong Vệ Quốc Đoàn là hình ảnh của những
thời khác chiến ác liệt của lịch sử. Tuy nhiên tuổi thơ ấy vẫn đầy áp sự hồn nhiên
trong sáng khi các nhân vật vẫn sống đúng với cảm xúc của mình . Niềm vui, nỗi
buồn, tiếng cười, những giọt nước mắt, những câu nói ú ớ trong cơn mê của các em
đã được nhà văn miêu tả rõ nét thông qua một loạt các chi tiết. Dường như các em
vẫn vô tư, hồn nhiên và sống đúng với cảm xúc của mình.
Đó là tiếng cười trong trẻo, hồn nhiên của các nhân vật trẻ thơ như Mừng, Tư dát, Hòa - đen. Sự hồn nhiên của các em được biểu hiện ở lòng tự hào kiêu hãnh của
trẻ con, ham lập công, ham phần thưởng. Hịa - đen tuy có nước da đen nhưng vẫn
có tự ái vì da mình vẫn chỉ “đen vừa vừa” nên khi bị bị nhầm là Mừng vì cũngcó
nước da đen em đã nổi cáu: “Lầm, lầm cái chi rứa! Tớ đen nhưng chỉ đen vừa vừa,
có mơ đen thui như hắn!

Một đứa đứng bên trái vẻ mặt liến láu, đưa tay vuốt ngực Hịa-đen, ngoắc miệng ra
cười:
- Đưa mình vuốt bớt cục tự ái xuống cho. Hề, hề, hề,… đen vừa hay đen thui thì
cũng là họ “cột nhà cháy” cả thôi mà. Tự ái làm chi cho cực! Hòa-đen bực tức hất
mạnh tay bạn đang vuốt ngực, làm cả đội cười vang” [7; 11].
Ham muốn được lập công vì phần thưởng thể hiện sự hồn nhiên của các em.
Khi đại đội trưởng giao hẹn em nào lập được công trong nhiệm vụ trinh sát địch sẽ
được thưởng, ai nấy đều mừng rỡ đến suýt nhảy hết cả lên, lại cịn cho rằng trên đời
này khơng ai tốt bằng đại đội trưởng Thới. Mong muốn được lập công, được khen,
được thưởng là mong muốn của bất kì đứa trẻ nào, kề cả những đứa trẻ chiến đấu
trong chiến tranh như các em trong đội Trần Cao Vân này. Là những chiến sĩ Vệ
quốc đồn nhỏ tuổi, các em khơng chỉ tham gia chiến đấu mà còn được trang bị
những bài tập của chỉ huy giao cho. Tư-dát vốn là đứa trẻ thơng minh và có chút gì
đó hài hước và lém lỉnh nên em đã cố tình giả vờ thể hiện những động tác giống hệt
chỉ huy. Hai tay em cũng đưa thẳng ra phía trước, hai chân cũng tỏ ra nhún nhảy
khá dẻo nhưng đội trưởng chỉ nhún vài cái cịn em thì nhún cả chục cái làm các bạn
nhìn hoa cả mắt.
-A, a, anh Tư-dát lại dám xung phong nhảy trước! Chuyến ni e trời
sập cái rầm mất thôi. - Cả đội reo ầm lên.
-Anh Tư-dát chuyến ni nhảy được, nhất định tụi mình phải đổi tên
là Tư-gan.
14


-Nhưng gan chi mới được chứ?
-Gan thỏ!
Mặc cho các bạn trêu chọc, Tư-dát mặt vẫn phớt tỉnh. nó đã đứng
thẳng lên được trên cái trụ đội trưởng vừa đứng, hai đầu gối va
nhau lập cập. Nó nói với các bạn, đầu khơng ngối lại:
-Anh em mở to mắt mà coi tài lão gia!

Tư-dát làm điệu bộ in hệt đội trưởng. Hai tay cũng đưa thẳng ra
đằng trước, bộ dò như hai ống sậy cũng nhún nhún khá dẻo.
Nhưng đội trưởng chỉ nhún vài cái, cịn nó thì nhún liền tù tì hàng
chục cái, làm các bạn nhìn theo hoa cả mắt.
Tư-dát bất thình lình hơ to.
-Hai...ba! Này!
Nó hơ dõng dạc đến nỗi làm cho cả đội tưởng là nó đang lao xuống
sơng. Nhưng bất ngờ nó ngồi thụp xuống cột cầu, nghẹo đầu, méo
mồm, trợn mặt làm trò hề. Cả đội bị mắc lỡm ơm bụng cười bị.
Hình như cả đội đã quá quen với những trò đùa của Tư-dát.[7;16].
Cho đến khi Mừng dũng cảm xung phong nhảy xuống sông thì cả đội ức quá,
đau giãy lên như bất thình lình bị ai quất mấy roi mây vào mơng. Thế là quên hết sợ
hãi và chẳng cần giục, các em ào ào trèo lên thành cầu, thi nhau hét to:
“- Hai…ba…này! Rồi lao ầm ầm xuống sông” [7; 17]
“Tư dát vụt đứng thẳng người, nhìn đội trưởng nói to:
- Dạ không! Lần này em nhất định phải đổi được tên Tư - dát gan cóc tía! Rồi nó
trèo phắt lên thành cầu. Và chẳng nhún nhiếc gì hết, nó nhắm mắt nhắm mũi nhảy
bừa xuống sông (…) Các bạn bơi xúm quanh nó, mừng rỡ nói” Cả một đội chiến sĩ
nhỏ hồn nhiên tới mức bỏ qua nỗi sợ hãi của bản thân để vượt cả cả thử thách lớn.
Sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thần tiên còn được thể hiện trực tiếp qua chính
cách suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của các em. Khi Mừng được anh đội 20 trưởng
hỏi thông tin để cho gia nhập Vệ quốc đoàn, cậu ta đã đáp lại những câu hỏi của chỉ
huy bằng những câu nói hết sức ngơ nghê mà hồn nhiên, trong sáng. Lúc đội trưởng
hỏi em có biết cơng việc mình sẽ làm khi gia nhập Vệ quốc đồn khơng thì Mừng tỏ
ra luống cuống và muốn nhận sự giúp đỡ từ mọi người.
Nhiều em thấy thương Mừng nên đã thì thào nhắc:
“- Làm trinh sát … Làm trinh sát…
Đội trưởng đưa tay ra hiệu không được nhăc.
Như mở cờ trong bụng, Mừng vội vã đáp:
- Dạ, làm khinh sát!

15


- Làm chi?
- Dạ làm kinh sát ạ.” [7; 20].
ơ

Tuy trong cuộc sống thường nhật các em vẫn những đứa trẻ hồn nhiên là thế nhưng
khi được giao nhiệm vụ thì lại rất nghiêm túc và hồn thành tốt nhiệm vụ. Dù phải
trải qua rất nhiều khó khăn, hiểm nguy nhưng chưa một lần các em hối hận hay gục
ngã đầu hàng. Nhưng khi chứng kiến cái chết của những anh chiến sĩ, bộ đội 21 chỉ
huy thì những đứa trẻ đó khơng thể giấu nổi nước mắt. Khó có ai quên được buổi
chiều đầu tiên Vịnh - sưa gia nhập Vệ quốc đoàn, liên lạc với đại đội mười ba, tiểu
đồn Tiếp phịng qn. Huế đã nổ sung kháng chiến, đại đội của Vịnh đánh nhau ở
Mặt trận khu C. Em được dự đánh mấy trận mở màn ác liệt nổi tiếng: Kho Rèn, nhà
hàng Sáp - phăng - rơng, trường Thiên Hữu. Trong trận xung phong vì trường Thiên
Hữu, chính trị viên bị thương nặng. Vịnh - sưa đi sát bên cáng anh, khóc suốt từ mặt
trận về đến trạm quân y. Trước khi tắt thở, anh gọi Vịnh lại bên cáng, xoa đầu âu
yếm nói: “Lau nước mắt đi em. Em giữ lấy cái áo trấn thủ của anh mà mặc, đừng
chơn nó theo anh phí ra. Ra trận nhìn áo của anh thì nhớ báo thù cho anh…”[13;
50]. Cái áo trấn thủ rộng thùng thình em đang mặc chính là của anh chính trị viên
hy sinh để lạị.
Tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội cũng để lại những trang văn xúc động về tình bạn
vơ tư, trong sáng của các thiếu niên trinh sát. Hầu hết em nhỏ trong đội chiến đấu
Trần Cao Vân đều được các bạn khác yêu mến đặt cho những biệt danh rất ngộ
nghĩnh, dựa trên một đặc điểm nào đó của bản thân. Ngồi những giờ phút chiến
đấu hết mình, các em lại trở về là một đứa trẻ, ham chơi, ham đùa. Lúc rảnh rỗi, các
em tụ tập nhau chơi trò xiếc, chơi chọi dế.
Như vậy, những chiến sĩ nhỏ trong trung đồn Trần Cao Vân hiện lên qua ngịi
bút của Phùng Quán thật dễ mến. Các em sống đúng với cảm xúc tuổi thơ của mình,

ngây thơ, ham vui, ham đùa nghịch, ham phần thưởng, và cũng đầy trong 23 sáng
trong những tình cảm dành cho nhau. Điều này khiến cho các em trở nên thật gần
gũi, chân thực, khiến cho không chỉ độc giả nhỏ tuổi mà cả những người lớn cũng
cảm thấy vô cùng xúc động và yêu mến các em.
2.2. Tuổi thơ nhọc nhằn, lam lũ
Không chỉ cùng tồn tại giữa một thời đại đạn bom hào hùng của đất nước phần
lớn những nhân vật trẻ con trong tác phẩm Tuổi thơ dữ dội đều gặp lại ở điểm tương
đồng chính là một tuổi thơ nhọc nhằn, khốn khó. Đằng sau mỗi tiếng cười trong trẻo
của Mừng, Vệ - to - đầu, Hoà - đen là cả một câu chuyện dài. Câu chuyện cịn có
những vui buồn, hạnh phúc, đắng cay và trên cả là tình yêu thương cuộc sống thật
giản dị của các em. Không đơn thuần đó là một tuổi thơ hồn nhiên trong sáng, lớn
lên từ những đồ chơi trẻ con như các nhân vật chính của tác phẩm đã từng đã phải

16


vượt qua quá nhiều gian nan, lao động cực nhọc và đối mặt với cả thần chết mới có
thể tồn tại nổi trong cuộc đời đầy khó khăn, vất vả, mất mát trong xã hội
Đó là câu chuyện của Mừng, cậu bé quá đỗi ngây thơ, trong sáng nên em luôn
chân thành, tin tưởng mọi người để rồi bị Kim lợi dụng, nghi ngờ là gián điệp mà
không được minh oan cho mình.Trước khi trở thành một chiến sĩ, Mừng từng là một
đứa trẻ ngoan ngoãn, làm nhiều việc khác nhau để phụ giúp gia đình. Khơng được
may mắn như những đứa trẻ khác, em sống trong một gia đình nghèo khó ở phía
Bắc thành Huế. Mẹ em bán bún bò gánh để mưu sinh. Trước đây, mẹ Mừng cũng
từng yêu một người và Mừng là kết quả của chuyện tình đó. Khơng bao lâu sau, bố
em qua đời. Vì khơng muốn con mình sinh ra khơng có bố nên chị mới chấp nhận
lấy tên Năm - ngựa làm chồng. Cũng chính vì vậy mà cuộc sống của hai mẹ con chị
càng thêm đau thương, khổ cực. Thương mẹ làm ăn lam lũ, lại thêm bệnh hen suyễn
liên miên nên Mừng đã làm rất nhiều việc để giúp mẹ. Khi thì nấu cơm, bồng em,
phụ giúp mẹ bán bún cho đếncả việc trèo lên những ngọn cây bút bút cao nhất thành

phố Huế để tìm lá thuốc cho mẹ.
Cuộc sống của Vịnh vơ cùng khó khăn và cũng tương tự với rất
đông thành viên nữ trong đội. Mất cha từ sớm và mẹ cũng đã có
chồng. Người bác đã mang em đến nuôi dưỡng. Bác làm việc tại
nhà máy đèn Huế. Nhưng bác lại vất vả khi rất đông con và với
đồng lương chết đói. Đang học lớp tư nên em đã nghỉ để về quê
trông em và nấu cơm giúp bác. Mới chín, mười tuổi, em đã đi làm
cật lực liên tục từ sớm đến tối. Những bác vợ độc ác thường đánh
em xem Vịnh khơng ra gì. Bác trai em làm việc cả ngày đêm mà
không chịu nổi cái cảnh vợ tôi đánh đập bọn trẻ mồ côi. Năm mười
một tuổi bác đã gửi em đi học tại trường. Từ bác cho em theo nghề
mộc. Bàn tay nhỏ nhắn của em lúc ấy đã có thể cầm cái cưa, cây
kéo, chiếc đục, . .. từ đấy. Sau này, Vịnh trở lại với Cách mạng như
một sự sắp đặt phía trước của định mệnh.
Trong những câu chuyện của tuổi trẻ vất vả và khốn khó ấy
cịn có Vệ. Anh là thành viên thứ mười hai của đội. Vệ bằng tuổi
Vịnh - vang nên vóc dáng cũng khá chuẩn. Em có cặp mắt trong và
trịn, long lanh giống mắt mèo, ln tốt nên một nét buồn khá lạ
lùng. Nhưng em có chiếc đầu to trịn như đầu người chụm vơ nên
em được nhiều bạn tặng những biệt danh rất ngộ nghĩnh là "Vệ to
đầu". Trước khi tham gia đội thì Vệ là nghệ sĩ biểu diễn của một
gánh xiếc dạo. Cuộc sống của người nghệ sĩ xiếc dạo không mấy
êm ả như ta thường hay mường tượng. Trái lại, đó là sự gian nan,
nhọc nhằn, cực khổ với các vết sẹo to như cắt trên đầu của Vệ sau
mỗi buổi tập luyện xiếc. Nếu không phải do chiến tranh loạn lạc, cuộc sống
khó nhọc, nghèo nàn thì Vệ đã khơng phải sống chui lủi cùng gia đình gầm cầu sắt.
Nếu như khơng có sự hi sinh anh hùng của những người con u q hương, thì sẽ
cịn có hàng trăm, hàng nghìn đứa trẻ khác phải sống khổ cực như Mừng, Vịnh, Vệ,
Hòa - đen bán đậu phộng rang giòn, Bồng da rắn trước khi đến với cách mạng lại
phải bán bánh mì kiếm sống.

17


Chính những khó khăn, gian khổ, mất mát ấy mà người đọc thấy được cảnh
tàn khốc của chiến tranh và sự hi sinh của các chiến sĩ để bảo vệ quê hương, Tổ
quốc
2.3. Tuổi thơ với tình yêu quê hương, gia đình
Đọc Tuổi thơ dữ dội chúng ta bắt gặp hàng loạt các nhân vật trẻ thơ đã luôn cố
gắng để bảo vệ cho gia đình, quê hương mình, những thứ mà chúng u thương, tơn
thờ. Cũng chính vì vậy mà hình ảnh những em nhỏ trăn trở với những nỗi nhớ
thương gia đình cứ trở đi trở lại, gây ấn tượng cho người đọc. Nếu không phải là
một đứa trẻ ngoan, nặng tình cảm với gia đình thì sẽ chẳng bao giờ chúng ta có thể
thấy được giọt nước mắt của Mừng lăn dài từ đầu cho đến cuối tác phẩm
Các nhân vật trẻ thơ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội đều đến với Cách mạng
một cách tự nhiên, tự nguyện gắn bó số phận mình với vận mệnh dân tộc. Mừng đã
phải rơi rất nhiều nước mắt vì nhớ mẹ, chỉ dám lén nhìn mẹ từ xa để rồi phải gạt đi
nước mắt lên đường làm nhiệm vụ vì căm thù giặc. Vịnh sưa cũng gia nhập Vệ quốc
đoàn khi một đơn vị Vệ quốc đoàn thuộc tiểu đồn Tiếp phịng qn về đóng khu
vực nhà máy nơi em làm việc vào hè năm 1946. Rất nhiều nhân vật khác nhau cũng
tham gia nhập ngũ như Hòa - đen, Bồng da rắn với những chiến công đầu tiên, nộp
cho Vệ quốc đồn khẩu súng “tơm-sơn” lấy được từ một tên lính Tàu say rượu. Tư dát vốn là đứa nhát gan không ai bằng nhưng lại dám liệng cặp sách xuống sông,
lén nhảy lên tàu, trốn theo đoàn quân Nam tiến theo tiếng gọi của Tổ quốc,trở thành
liên lạc viên của tiểu đoàn mười tám. Sẽ là thiếu sót nếu như chúng ta bỏ qua nhân
vật Quỳnh sơn ca - quản ca của đội. Quỳnh có ngoại hình xinh đẹp, có tài ca hát và
soạn nhạc, gia cảnh tốt. Tưởng chừng như một đứa trẻ lớn lên trong yên bình như
Quỳnh thì cuộc đời sẽ bằng phẳng nhưng Quỳnh lại đi ngược lại với mong muốn
của gia đình, chấp nhận từ chối một tương lai phía trước mà gia đình đã gây dựng
để trở thành một chiến sĩ nhỏ của Vệ quốc đoàn. Rõ ràng các nhân vật trẻ thơ trong
tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội (Mừng, Tư, Vệ, Quỳnh,…)đều tự chọn con đường đi
đúng đắn cho bản thân mình vì nó xuất phát từ sự thơi thúc trái tim và chính nghĩa.

Chỉ có những trái tim biết yêu mới đủ sức sống để làm nên những điều kì diệu. Tình
yêu gia đình và tình yêu cá nhân đã được bao trùm bởi tình yêu quê hương, Tổ
quốc. Phùng Quán đã khéo léo xây dựng thành công diễn biến tâm lí nhân vật trong
suốt chặng đường đi từ cuộc sống riêng tư của từng thành viên nhỏ cho đến khi họ
biết đến nhau ở mái nhà Vệ quốc đồn. Đó cũng chính là tình u q hương, xứ sở
dành cho những người con ưu tú như một lời khẳng định đất nước Việt Nam thuộc
về người dân Việt Nam.
2.4. Tuổi thơ với khát vọng tự do
Khát vọng và ước mơ của chúng ta là điều mà không một ai
cũng thể sờ tay đến được. Khát vọng hoà bình là một khát vọng
chính đáng. Nó thể hiện cho khát vọng của hầu hết mọi người dân
18


trong nhân loại ước mơ có một thế giới nơi chúng ta được làm chủ,
quyền hưởng tự do thoải mái và sống sung sướng ngay trên chính
đất quê nhà, những hy vọng mong manh cho một ngày mai sáng
sủa. Chính bởi vậy, dù cho hoàn cảnh chiến tranh hay đời sống
thường ngày có thế nào đi nữa thì lịng tin u với Cách mạng, vào
khát vọng hồ bình của nhân dân cũng khơng đổi thay. Dù có đấu
tranh cam go, vất vả thế nào những chiến sĩ Vệ quốc đoàn cũng
vang cao giọng ca của chính.
“Đội Vệ quốc quân một lần ra đi…
Nào có mong chi đâu ngày trở về
Ra đi, ra đi bảo tồn sông núi,
Ra đi, ra đi thà chết không lui…”
Lời ca của các em cất lên như một khát vọng về tự do vang lên bầu trời xanh
thẳm với niềm tin bất diệt rằng ngày mai mọi thứ sẽ tốt đẹp, tương lai sẽ rộng
mở.Như để khẳng định niềm tin khát vọng sớm sẽ thành hiện thực, Phùng Quán đã
tinh tế khi lồng ghép lời nói của người đội trưởng (người các chiến sĩ nhỏ luôn tin

tưởng và kính trọng) trong lúc trị chuyện về suy nghĩ của các em về cuộc kháng
chiến nhất định thành công. Khi đất nước thống nhất, một tương lai mở ra, tất cả các
em sẽ được đi học, mẹ các em sẽ được chữa khỏi mọi bệnh tật, những ấp ủ trong
các em suốt bấy lâu nay sẽ trở thành hiện thực. Dù chẳng ai nói với ai, nhưng sâu
thẳm trong tâm hồn, trong ý chí của các em ln bừng sáng những ước mơ, khát
vọng đó. Đặc biệt, nhân vật Quỳnh sơn chính là sự hiện thân của Phùng Quán được
khắc họa rõ nét trong tác phẩm. Nếu như Phùng Quán suốt bao nhiêu năm vẫn chỉ
viết về một đề tài “lỗi thời”” thì nhân vật Quỳnh sơn ca trong tiểu thuyết Tuổi thơ
dữ dội đã dùng cả cuộc đời mình để soạn nên những bản nhạc vì con người, vì cuộc
đời và sự nghiệp Cách mạng. Có những tác phẩm em đã hồn thành trọn vẹn nhưng
cũng có những dự định cịn dang dở vì em đột ngột ra đi. Những bản nhạc của em ra
đời chính khát vọng và trái tim của mình cùng với tài năng nghệ thuật thiên bẩm đã
khiến mọi người không khỏi xúc động
Những nhân vật trẻ thơ trong đội trinh sát của tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội, đặc
biệt là nhân vật Quỳnh sơn ca đều gắn bó với vận mệnh của dân tộc khi tuổi đời còn
rất trẻ. Các em đến với Cách mạng một cách rất tình cờ và cùng mang trong mình
khát vọng về một ngày mai tươi sáng, khát vọng độc lập tự do đến cháy bỏng. Hình
ảnh Quỳnh giống như chú chim sơn ca cất tiếng hót theo đà bay, để chào mừng
những tia nắng đầu tiênnhư một dấu hiệu tin tưởng vào Cách mạng đang trên đà
phát triển, độc lập, tự do sẽ thuộc về chúng ta.

19


2.5. Tuổi thơ anh hùng trong chiến đấu
Nhắc đến Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán là ta lại nghĩ ngay
về một lớp trẻ em trưởng thành từ bom đạn và có tuổi thơ hồ với
bầu khơng khí chiến đấu oai hùng của dân tộc. Dường như có một
mối quan hệ vơ hình nào đấy đã gắn số phận của từng em lại với
lịch sử của dân tộc. Cùng tồn tại và gắn bó với nhau khi cịn lứa

tuổi vơ tư, trong trẻo cho nên khi xem từng câu chữ hết sức chân
thực của Phùng Quán người ta như đã trơng ra ngay tồn bộ bức
tranh cuộc đời của thế hệ trẻ qua quyển sách này. Họ là các câu
chuyện có thực đi vào thế giới văn học nên ln có sự hấp dẫn lớn
ảnh hưởng lên cảm xúc và tinh thần bạn đọc. Không bao giờ thiếu
được vẻ hồn nhiên, trong sáng của tuổi ấu thơ nhưng sức sống của
các em thì mãnh liệt và mạnh mẽ như nhiều bạn nhỏ đồng trang
lứa khác. Cuộc đời của em có nhiều niềm vui lẫn nỗi buồn và có
những lúc chia ly, đau khổ hay hạnh phúc.
Từ khi quyết định bước vào con đường này, nhiều em đã thấy
mình cần bỏ mọi trách nhiệm riêng để dồn hết sức cho cuộc chiến
đấu của dân tộc. Để thực hiện xuất sắc nhiệm vụ, các em thiếu
niên thuộc Vệ quốc đồn khơng chỉ biết vượt qua những năm
tháng sống vất vả, thiếu thốn điều kiện kinh tế mà nhiều em đã
được đối đầu với cuộc chiến cam go, ác liệt. Thay vì né tránh,
nhiều chiến sỹ nhí đã mạnh dạn giúp đồng đội trải qua giai đoạn
cam go nhất. Chính vì vậy khi về thăm mẹ, Mừng không dám để mẹ thấy mặt
em mà lẳng lặng nhìn từ phía sau và vội vã trở về đơn vị nhận nhiệm vụ. Quỳnh sẵn
sàng bỏ cả tương lai rộng mở phía trước để làm chú chim sơn ca hót líu lo trên bầu
trời cách mạng. Nhiều đứa trẻ khác như Tư-dát, Hòa - đen, Vệ - to - đầu, Bồng da
rắn, Lượm…tìm mọi cách để bén duyên, nguyện gắn bó với cách mạng. Những bài
tập khó như nhảy từ vị trí rất cao sống sơng, cưỡi ngựa, làm liên lạc mật, đọc bản
đồ,… cũng không thể làm sờn đi ý chí sắt thép của các em. Trái lại, chúng học tập
rất chăm chỉ để mong đợi hồn thành nhiệm vụ vì bên cạnh chúng ln có sự khích
lệ động viên rất lớn của những người chỉ huy,đã giúp các em xua tan đi mọi lo lắng,
sợ hãi. Có thể kể đến chiến cơng đầu tiên của Mừng khi dẫn đầu trung đội cảm tử
mang bom vơ choảng nhà thằng Lơ - bơ - rít vào đúng tối ba mươi. Mặc dù đã từng
trèo trộm vào nhà tên Lơ - bơ - rít rất nhiều lần để tìm lá thuốc cho mẹ nhưng đó là
lần đầu tiên em giao nhiệm vụ nên tâm trạng bối rối, lo âu thấp thỏm. Bằng trí nhớ,
sự thơng minh và lịng u nước đã giúp em đi đúng hướng.

Khơng chỉ dừng lại ở chiến cơng đó, Mừng cịn có khả năng quan sát bản đồ
rất tốt, cũng là người có cơng tìm ra vị trí đặt đài quan sát cho đội Thiếu nhi trinh
sát tại chiến khu Hịa Mỹ. Có lẽ đơn vị Thiếu niên trinh sát chưa kịp tổ chức học tập
20


về ý thức cảnh giác cách mạng nên Mừng đã phạm lỗi lớn và em đã phải trả giá
bằng tính mạng cho sự cả tin của mình. Lợi dụng được sự cả tin, ngây thơ của
Mừng, Kim đã lấy cắp được bản đồ quân sự. Mừng bị nghi ngờ quy kết là Việt gian
mà không thể thanh minh được. Em từ một đứa trẻ trong sáng vô ngần trở thành thứ
dơ bẩn trong mắt mọi người, trở thành nỗi xót xa thất vọng của mẹ trước khi nhắm
mắt. Nhưng ngay cả khi bị nghi ngờ là Việt gian, Mừng vẫn quyết định nén lại nỗi
đau, sự oan ức để tham gia vào trận chiến ác liệt. “Tất cả những cái đó, cùng một
lúc, đã làm cho khí phách chiến sĩ lúc xung trận trong em bừng sống dậy, với tất cả
sức mạnh tinh thần của nó. Nó chiếm lĩnh tồn bộ con người em, từ mỗi thớ thịt,
mỗi nhịp tim” . Suốt cả quá trình chiến đấu dù bị thương, dù đang sống trong sự
ngờ vực là Việt gian Mừng vẫn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ cuối cùng trong
cuộc đời mình. Trước khi ra đi em chỉ kịp vang lên một tiếng kêu yếu ớt nhưng rành
rọt. “Anh ơi, anh đừng nghi em là Việt gian nữa, anh hí!” Câu nói cuối cùng của
“người thiếu niên vừa trịn mười ba tuổi đời, yếu ớt và nhỏ dần như một hơi thở
nhưng trong khoảnh khắc ấy đã bao trùm lấp cả tiếng bom đạn giặc và cả tiếng sấm
rền của trận địa đã làm tanh bành hơn hai đại đội giặc” Sự hi sinh của Mừng và sự
giải oan ở phút chót của em là niềm mơ ước và tuyệt vọng của Phùng Quán.
Tuổi thơ của Phùng Quán cũng là một tuổi thơ dữ dội và anh hùng. Thế mà cả
một nửa đời người sau ông trở thành kẻ phản bội Tổ quốc. Để cho Mừng hi sinh,
Phùng Quán cũng như cho mọi người đọc thấy nỗi tuyệt vọng của bản thân, nếu tác
giả có hi sinh vì Tổ quốc như thế, ơng cũng chẳng thể chứng minh mình trong sạch.
Vì thế, những trang văn viết về Mừng vừa đậm chất tráng ca, nhưng cũng đầy màu
sắc bi thảm. Trong cuộc chiến đấu đầy khó khăn, gian khổ người đọc còn được
chứng kiến sự hi sinh mất mát của Châu, Hiền, Hòa - đen. Các em đều là những

chiến sĩ dũng cảm, kiên cường. “Châu - sém bị trúng đạn đum đum, bụng mổ
phanh, Hiền bị đạn vào ngực. Hòa - đen bị mảnh bom phạt cụt một chân. Bạn nào
cũng nằm chết trong tư thế co quắp, đầu và thân bị giập nát vì ngã nhào từ trên ngọt
cây xuống đất.”. Những hình ảnh, cái chết thương tâm của các em để lại sự ám ảnh
và đau xót cho người đọc. Sẽ là sơ xuất nếu như đọc Tuổi thơ dữ dội mà để nhân vật
Vịnh - sưa cùng chiến cơng của mình đi qua cùng với lớp bụi của thời gian. Trong
khi đi tìm đồng đội của mình là Quỳnh sơn ca bị lạc trên đường làm nhiệm vụ, em
phát hiện ra một kho xăng đạn lớn của kẻ thù, Vịnh đã tìm mọi cách liên lạc, bắt tín
hiệu với đồng đội để yêu cầu bắn kho xăng đạn. Sau khi quan sát địa hình và tính
tốn khá kĩ lưỡng, Vịnh đã xác định được vị trí ngơi nhà có kho xăng đạn mình
đang đứng. Em cũng tính tốn ra được vị trí này rất gần khu vực có đài quan sát mà
quân ta đang chiếm giữ có tổ của Hiền đang hoạt động. Vốn là một cậu thiếu niên
trinh sát thông minh nên Vịnh đã quyết định trèo lên nóc nhà, dùng cờ tín hiệu báo
cho đài quan sát biết về kho xăng đạn núp kín dướichân ngơi lầu này. Khi đồng đội
nhận được tín hiệu do Vịnh thơng báo thì: “qua màn hình, người đánh tín hiệu đang
đưa cao hai lá cờ rồi bắt chéo trước ngực ra tín hiệu dứt câu, bỗng đột ngột buông
21


thõng hai tay xuống như bị chém sả hai vai. Chừng hai phút sau người đánh tín hiệu
như vui mừng tỉnh dậy sau cơn ngủ thiếp mê man …hai lá cờ tín hiệu tuột khỏi tay
Vịnh, lăn 33 long lốc theo chiều dốc mái lầu.” [7; 123]. Vịnh đã hi sinh, đứng cao
lồng lộng giữa bầu trời thành phố. Em đã trở thành một bức tượng đài về người anh
hùng của dân tộc tạc vào tâm trí người người dân và trong cả bầu trời thành phố
Huế. “Thân hình trần trụi, nhỏ bé mà lẫm liệt của người chiến sĩ thiếu niên đứng
chon von trên đầu bọn giặc cùng với cây cột thép thu lôi mỗi lúc càng lộ rực rỡ trên
cái nền đỏ chói chang rực rỡ ấy, tưởng chừng như chính lửa đã tạc khắc nên..” [7;
125].
Trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội Phùng Quán đã dành cho nhân vật Lượm
tình cảm đặc biệt. Lượm sinh ra trong gia đình có truyền thống cách

mạng. Cha anh bị địch bắt và nhiều lần vượt ngục. Lượm thông
minh và lanh lợi hơn hẳn những đứa trẻ cùng trang lứa. Khi được
giao nhiệm vụ, anh cẩn thận giấu bức thư ở những nơi ít ai ngờ
tới. Lúc bị giặc bắt, Lượm đã phải chịu những trận tra tấn đòi roi dã man “áo quần
cặp mơi sưng vều, khóe mơi chảy dài hai vết máu, khn mặt tím bầm như quả bồ
qn, hai mí mắt húp lên khơng mở ra được, hai mắt cá chân như hai quả trứng
xanh tím màu máu đọng, gan bàn chân đỏ hơn. Họ bế nó lên, cởi quần áo ướt ra. Nó
bật rên đau đớn như bị lột da. Tấm lưng bé nhỏ ơm trịn những lằn roi tím sẫm.” [7;
291-292].
Thế nhưng em khơng hề khuất phục trước đòn roi của quân thù. Địch ngây
thơ nghĩ rằng Lượm cũng trẻ con như Kim Tượng nên dễ dàng
mua chuộc, sai khiến Lượm. Nhưng tất cả những gì họ nhận được
là sự giận dữ và nụ cười khinh bỉ của cô. Khi sống trong nhà ngục
Thừa phủ, anh phải đối mặt với đòn roi của kẻ thù, mối nguy hiểm
đến tính mạng đến từ Lép - Sẹo (một đứa trẻ liều lĩnh bị nhốt
trong ngục) “thọc tay vào vũng phân…Lượm móc lên một nùi ghẻ và giấy lầy
nhầy phân, ném vào thùng. Nó móc tiếp, móc tiếp, lơi lên từng nùi lớn, nùi nhỏ, nào
lá, nào cỏ, và cả gạch vụn, đá vụn. Cánh tay, bắp tay, rồi tận nách,… mặt gần sát
vũng phân” [7; 414]. Nhờ tình cảm chân thành và sự giúp đỡ của bạn
bè, Lượm đã vượt ngục lần thứ ba. Lượm còn nhỏ nên đơi khi vẫn
khóc vì những lý do đơn giản, nhưng với ý chí mạnh mẽ chạy
trong huyết quản, Lượm khơng muốn ai nhìn thấy mình khóc cả :
“Nhiều đêm nó nằm giữa cách bạn mà úp mặt vào cánh tay lặng lẽ khóc thầm”. [7;
464].
Cái chết của Quỳnh Sơn La đã gây một chấn động sâu sắc, dữ
dội, trong lòng các thành viên Hướng đạo sinh, có lẽ cịn sâu sắc
hơn cái chết của Vịnh - sua. Quỳnh sống trong một gia đình quan
lại nên khơng phải vất vả nhưng cơ ln cố gắng hịa nhập với
22



cuộc sống tập thể. Em đã dùng trái tim và tài năng của mình để
chạm đến trái tim của mọi người thông qua âm nhạc, “chiếc đàn
dương cầm hay những vỏ chai đựng thuốc, những chậu hoa hồng, hoa cẩm
chướng…hay bao tải rách lúc nhúc rận, bầu trời Thụy Sỹ thanh bình hay bát cháo…
với cục đường đen.” Quỳnh đã chọn “lí tưởng cứu nước” cho đời mình [7; 592].
Chú chim sơn ca ấy đã cất tiếng hót cuối cùng của đời mình.
Vẫn là lời ca ấy: “Sơng Ơ Lâu đơi bờ trắng tóc lau, Hát lời thề
kháng chiến đến bạc đầu.” Hình ảnh của Quỳnh là một tượng đài
cao đẹp của người lính trẻ dám hi sinh ước mơ, quyền lợi, chấp
nhận sống gian khổ cùng đồng đội và khép lại cuộc đời mình
trong sự khâm phục, tự hào của mọi người. Tóm lại, mỗi nhân vật
thiếu nhi anh hùng đã chiến đấu, hy sinh trong những hoàn cảnh
khác nhau nhưng đều gặp nhau ở một điểm, đó là lý tưởng cách
mạng được nuôi dưỡng từ trong tâm hồn trong sáng.

23


CHƯƠNG 3:
NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT TRẺ THƠ TRONG TIỂU
THUYẾT TUỔI THƠ DỮ DỘI CỦA PHÙNG QUÁN
3.1. Thể hiện ngơn ngữ làm nổi bật cá tính nhân vật
Ngơn ngữ là thành phần quan trọng nhất của văn học và trong
âm nhạc thì ngun liệu của văn học là ngơn từ cho nên những
đóng góp của nhà văn về ngơn ngữ đối với người con tâm hồn của
mình có giá trị rất lớn. Sự đóng góp đó cũng xứng đáng để tơn vinh
nếu nhà văn đã có khai thác vốn từ ngữ truyền thống và sáng tạo
ra những từ ngữ mới nữa. Chức Năng nghệ thuật của ngôn từ nghệ
thuật là xây dựng hình ảnh và thể hiện tâm tư, cảm xúc của con

người. Phùng Quán viết nhiều thơ ca và truyện ngắn cho nên ngôn
ngữ sáng tác của ông cũng biến hố, phong phú. âu là nói thế này,
thế nọ, rồi cả những câu ngô nghê đều thốt ra một cách hồn nhiên.
Khái niệm ngôn ngữ nhân vật nhằm miêu tả từng hành động
của nhân vật trong tác phẩm. Lời nói ấy phản ánh quan điểm cuộc
sống con người, về học vấn, nhận thức, tâm lý, sở thích, . .. Đằng
sau từng giọng lời nói của mỗi nhân vật lại có lịch sử riêng biệt của
nó. Trong đời sống khơng có nhiều giọng tiếng nói tự nhiên như
nhau, nhà văn tài ba là con người khám phá nên các đặc điểm
riêng biệt của ngôn ngữ nhân vật được bộc lộ trong tác phẩm.
Ngơn ngữ nói của nhân vật trong tác phẩm văn chương vừa phải
có khả năng thể hiện cá tính, lại cản trở sự kích thích và tiến triển
của câu chuyện. Trong tác phẩm của Phùng Quán, ngôn ngữ nói
của nhân vật chiếm tỷ lệ tương đối cao. Nhà văn có tài xây dựng
những cuộc hội thoại sống động và cuốn hút. Trong tác phẩm Tuổi
thơ dữ dội nhà văn đã khéo léo sử dụng thành công ngôn ngữ trẻ
em nhằm làm rõ hơn cá tính và hình ảnh nhân vật. Tác phẩm lại kể
về nhiều em nhỏ nên ngôn ngữ của các em rất trong sáng. Các em
không phải nhất nhất làm thế này, thế nọ, hãy là những lời ngây
thơ và nói ra một cách hồn nhiên . Mỗi lời nói của các nhân vật cũng thể
hiện cá tính của các nhân vật đó. Có thể nói chỉ cần một lời nói nào đó cất lên là
người ta sẽ nhận ra ngay đó là ngơn ngữ của nhân vật nào trong khối lượng hàng
trăm nhân vật đồ sộ của tác phẩm. Em Vịnh là một chiến sĩ nhỏ gương mẫu trong
đội thì ln có giọng nghiêm túc: “Khơng có họ thì có cái chi mà cậu cũng cười? Đã
khơng biết được họ mình là chi, chắc ở nhà hắn phải khổ lắm” [7; 32]. Đó là
giọng nói nhỏ của em lúc nghe đám bạn đang bàn tán về Mừng
khơng họ. Trong khi hồn thành cơng việc thì sự nghiêm túc của
24



em biểu hiện rất rõ ràng qua thông điệp mà em gửi lại các đồng
đội: “Một kho xăng đạn lớn ngay sau phía ngơi nhà tơi đứng. u cầu bắn”. Lời nói
nghiêm túc của em khiến cho đội trưởng cảm tưởng đây như một mệnh lệnh mà
người chiến sĩ nhỏ của anh đã phát ra, khiến tất cả không thể ngồi yên.
Còn Tư - dát, Với Tư - nhi, vốn bản tính vui vẻ, dễ cười và thích
đùa, mỗi một lời em thốt ra đều thể hiện bản tính đó. Lúc tập nhảy
trên cầu, vì khơng biết bơi nên em bị chìm xuống mãi mới trồi lên
mặt nước nổi, ấy vậy mà em vẫn cứ cười đùa : “Vừa lặn xuống đáy
sông tớ đã gặp ngay một anh cá gáy to bằng hai bàn tay xòe…Anh lượn qua trước
mặt tớ, quệt cả đi vơ trán…” [7, 18]. Từ cịn thường xuyên trêu Mừng: “Hắn
bồng em giỏi rứa nay mai ra trận hễ bắt được thằng tù binh mô là giao ngay cho hắn
bồng về nộp cấp chỉ huy” [7; 23], “Lỡ cọp nhảy ra vồ thì cậu nhớ bỏ nịt tớ ra nghe,
cậu mà níu chặt q, hắn tha ln cả tớ đi thì chết tớ đó nghe” [7; 196]. Rồi Tư
cũng bịa mọi thứ chuyện xung quanh cái ngoại hình tội nghiệp của
Mừng, nào là Mừng đi đường gặp cọp mà cọp không thèm ăn bởi
mùi hôi của Mừng, nào là Mừng đi vệ sinh làm ướt hết quần áo,
đang tưởng phải mặc bỗng cảm thấy bộ quần áo lộn ngược lên,
hố ra là vì bọn chúng sợ chết bèn cùng anh em gấp quần áo lại. ..
Có thể nói trong bất cứ tình huống nào thì Tư - dát cũng đều sử
dụng tài ăn nói hài hước của bản thân để biến hố những câu
chuyện khơng thật trở thành các câu chuyện vui mà giọng em rất
sảng khoái. Ngay cả giây phút đau đớn là lúc Quỳnh - sơn - ca và
Tư - dát cũng trêu được Mừng, em cười với Mừng miếng vải đen cắt
ra làm tang còn dư và bảo Mừng: “Mi nhớ cất cho kĩ, đến khi mô đến lượt
mi tao khỏi mất công đi xin” [7; 607]. Ngôn ngữ của Tư - dát chứng tỏ một bản tính
vui vẻ, thậm chí là lạc quan trong mọi tình huống của người chiến sĩ nhỏ, đồng thời
nó cũng thể hiện tài ăn nói của em
Mừng là em trẻ tuổi nhất của đội Thiếu niên trinh sát nên ngôn
ngữ em dùng cũng thật thà, hồn nhiên. Điều này được bộc lộ rõ ý
nhất qua đoạn trao đổi của em với chỉ huy trong khi viết lý lịch đội

viên :
“ - Em họ chi? –
Tên thì anh biết rồi, anh muốn hỏi họ em kia?
- Dạ…họ chi chi ấy” [7; 24]. Hay khi Mừng hiểu lầm giữa việc làm
"trinh sát" thành "khinh sát" thì lúc hỏi đến những cơng việc em sẽ
hồn thành tốt để đóng góp sức lực vào đơn vị em đã liệt kê thêm
một loạt các công việc từ giặt giũ, thổi cơm, bế em, bắt dế. Khi
nghe Tư - dát nói vui là sẽ bắt tù binh về cho đơn vị em cũng cho
25


×