Tải bản đầy đủ (.pdf) (241 trang)

(Luận án tiến sĩ) Phát triển tín dụng theo chuỗi giá trị cho sản xuất, kinh doanh thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 241 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------o0o-------

NGUYỄN THÀNH LONG

PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG THEO CHUỖI GIÁ TRỊ
CHO SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------o0o-------

NGUYỄN THÀNH LONG

PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG THEO CHUỖI GIÁ TRỊ
CHO SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số : 9 31 01 02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn


Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế “Phát triển Tín dụng theo chuỗi
giá trị cho sản xuất, kinh doanh thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” là cơng
trình do chính tơi nghiên cứu và thực hiện độc lập. Các thông tin, số liệu được sử
dụng trong luận án này hoàn toàn trung thực và chính xác. Tất cả những sự giúp
đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong
luận án đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận án

Nguyễn Thành Long


LỜI CẢM ƠN
Bản thân tơi bày tỏ lịng biết ơn đến ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả đã hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất
cho tơi trong suốt q trình thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phịng Đào tạo, Khoa Kinh tế
chính trị và các thầy cô giáo của Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN đã giúp đỡ tơi
nhiệt tình và trách nhiệm trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Trịnh Thị Hoa
Mai, khoa Tài chính - Ngân hàng, PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng,
Trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội (nguyên Trưởng Phòng Đào
tạo, Trường Đại học Kinh tế-ĐHQGHN) đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi suốt
q trình thực hiện luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh, lãnh đạo và
chuyên viên các Sở, Ban, Ngành của tỉnh và lãnh đạo huyện, thành phố, các
Phòng, Ban của các huyện, thành phố trong tỉnh Quảng Ninh liên quan đến lĩnh

vực thủy sản, lãnh đạo và chuyên viên NHNN tỉnh Quảng Ninh, Ngân hàng chín
sách – xã hội Việt nam, lãnh đạo NHPT Việt Nam, các NHTM cổ phần Nhà nước
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, các doanh nghiệp thủy sản, hộ ni trồng, tổ hợp
tác đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu và những thông tin cần thiết
để tơi hồn thành luận án này.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên lớn lao của
người thân, gia đình và đồng nghiệp trong suốt thời gian qua.
Tác giả

Nguyễn Thành Long


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. i
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ ......................................................................................................v
DANH MỤC ĐỒ THỊ .................................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................. 11
1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến phát triển lĩnh vực thủy sản ................. 11
1.2. Các nghiên cứu liên quan đến chuỗi giá trị trong lĩnh vực thủy sản ..................... 15
1.3. Các nghiên cứu liên quan đến Tín dụng truyền thống và theo chuỗi giá trị nông –
lâm – ngư nghiệp............................................................................................................ 21
1.4. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển sản xuất, kinh doanh thủy sản theo chuỗi
giá trị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .............................................................................. 33
1.5. Khoảng trống khoa học cần tiếp tục nghiên cứu.................................................... 35
CHƯƠ NG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN
DỤN G THEO CHUỖ I GIÁ TRỊ CHO SẢN XUẤT, KIN H DO ANH
THỦ Y SẢN.................................................................................................................. 39

2.1. Sản xuất, kinh doanh thủy sản theo chuỗi giá trị ................................................... 39
2.1.1. Khái niệm sản xuất, kinh doanh thủy sản theo chuỗi giá trị............................... 39
2.1.2. Đặc điểm sản xuất, kinh doanh thủy sản theo của chuỗi giá trị ......................... 47
2.1.3. Điều kiện của sản xuất, kinh doanh thủy sản theo chuỗi giá trị ......................... 50
2.1.4. Vai trò của sản xuất, kinh doanh thuỷ sản theo chuỗi giá trị.............................. 52
2.1.5. Quy trình của sản xuất, kinh doanh thủy sản theo chuỗi giá trị.......................... 54
2.2. Tín dụng theo chuỗi giá trị cho sản xuất, kinh doanh thủy sản ............................. 56
2.2.1. Khái niệm Tín dụng theo chuỗi giá trị cho sản xuất, kinh doanh thủy sản ........ 56
2.2.2. Các hình thức Tín dụng theo chuỗi giá trị cho sản xuất kinh doanh thuỷ sản ... 61
2.2.3. Cơ chế Tín dụng (cho vay) theo chuỗi giá trị cho sản xuất, kinh doanh
thủy sản ......................................................................................................................... 66


2.3. Phát triển Tín dụng theo chuỗi giá trị cho sản xuất, kinh doanh thủy sản............. 76
2.3.1. Khái niệm ............................................................................................................. 76
2.3.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển Tín dụng cho sản xuất, kinh doanh thủy sản ... 82
2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển Tín dụng theo chuỗi giá trị cho sản xuất,
kinh doanh thủy sản ....................................................................................................... 83
2.4. Sự cần thiết phải phát triển Tín dụng theo chuỗi giá trị cho sản xuất, kinh doanh
thủy sản và vai trò của các bên liên quan ...................................................................... 88
2.4.1. Đối với nhà nước.................................................................................................. 88
2.4.2. Đối với các ngân hàng có vốn Nhà nước ............................................................ 89
2.4.3. Đối với các thành viên chuỗi giá trị sản xuất, kinh doanh thủy sản ................... 89
2.5. Kinh nghiệm và bài học phát triển Tín dụng theo chuỗi giá trị cho sản xuất, kinh
doanh thủy sản của một số địa phương tại Việt Nam ................................................... 90
2.5.1. Kinh nghiệm tại một số địa phương của Việt Nam ............................................ 90
2.5.2. Bài học đối với tỉnh Quảng Ninh......................................................................... 93
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CHO SẢN XUẤT,
KINH DOANH THỦY SẢN VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG
THEO CHUỖI GIÁ TRỊ CHO SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH .......................................................................... 9695
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hoạt động sản xuất kinh doanh thuỷ sản trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................... 9695
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh ......... 9695
3.1.2. Hoạt động sản xuất, kinh doanh thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2014-2019.................................................................................................................. 9897
3.2. Thực trạng phát triển Tín dụng cho sản xuất, kinh doanh thủy sản trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh ........................................................................................................... 107106
3.2.1. Các chính sách của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh thủy sản 107106
3.2.2. Nhu cầu Tín dụng của khách hàng sản xuất, kinh doanh thủy sản trên địa bàn
Quảng Ninh ........................................................................................................... 108107
3.2.3. Quy trình Tín dụng cho sản xuất, kinh doanh thủy sản trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh .......................................................................................................... 109108


3.2.4. Kết quả cấp Tín dụng cho sản xuất, kinh doanh thủy sản trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh .......................................................................................................... 109108
3.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến Tín dụng cho sản xuất, kinh doanh thủy sản trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................. 119118
3.2.6. Đánh giá kết quả Tín dụng cho sản xuất, kinh doanh thủy sản trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh ........................................................................................................... 121120
3.3. Khả năng phát triển mơ hình Tín dụng theo chuỗi giá trị cho sản xuất, kinh doanh
thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ................................................................. 129128
3.3.1. Những điểm thuận lợi cho phát triển Tín dụng theo chuỗi giá trị cho sản xuất,
kinh doanh thủy sản .............................................................................................. 130129
3.3.2. Những thách thức cho phát triển Tín dụng theo chuỗi giá trị cho sản xuất, kinh
doanh thủy sản....................................................................................................... 140139
3.3.3. Đánh giá khả năng phát triển mơ hình Tín dụng theo chuỗi giá trị cho sản xuất,
kinh doanh thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.............................................. 145144
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG THEO

CHUỐI GIÁ TRỊ CHO SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG NINH............................................................................... 153152
4.1. Quan điểm và định hướng về phát triển Tín dụng theo chuỗi giá trị cho sản xuất,
kinh doanh thủy sản của tỉnh Quảng Ninh ........................................................... 153152
4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh ........................... 153152
4.1.2. Quan điểm, định hướng phát triển ngành thuỷ sản tỉnh Quảng Ninh đến năm
2025, tầm nhìn năm 2030 ..................................................................................... 155154
4.1.3. Quan điểm, định hướng phát triển Tín dụng theo chuỗi giá trị cho sản xuất, kinh
doanh thủy sản của tỉnh Quảng Ninh ................................................................... 160159
4.2. Giải pháp thúc đẩy phát triển Tín dụng theo chuỗi giá trị cho sản xuất, kinh doanh
thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ................................................................. 163162
4.2.1. Giải pháp từ cơ chế chính sách của Nhà nước ........................................... 163162
4.2.2. Giải pháp từ phía Ngân hàng ...................................................................... 172171
4.2.3. Giải pháp từ phía khách hàng vay vốn ....................................................... 182181


KẾT LUẬN .......................................................................................................... 188187
DANH MỤC CÁC CƠ NG TRÌNH ĐÃ CÔ NG B Ố LIÊN Q UAN Đ ẾN
LUẬN ÁN............................................................................................................ 190189
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 191190
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

STT

Nguyên nghĩa


1

Agribank

Ngân hàng nông nghiệp và PT nông thôn Việt Nam

2

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam

3

BNN

Bộ Nông nghiệp

4

CCSPTN

Chuỗi cung sản phẩm tơm ni

5

CNH

Cơng nghiệp hóa


6

CBTS

Chế biến thủy sản

7

CBXK

Chế biến xuất khẩu

8

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa

9

DN

Doanh nghiệp

10

ĐVT

Đơn vị tính


11

EU

Liên minh Châu Âu (European Union)

12

GTTS

Giá trị thủy sản

13

GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn

14

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic product)

15

GTXK

Giá trị xuất khẩu


16

GTTS

Gía trị thủy sản

17

GMP

18

GRDP

19

HACCP

20

HĐH

Hiện đại hóa

21

HTX

Hợp tác xã


22

HĐND

Hội đồng nhân dân

23

H

Huyện

Good Manufacturing Practices (hướng dẫn thực hành
sản xuất, kinh doanh tốt)
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh
Hazard Analysis and Critical Control Points (Hệ thống
quản lý an toàn thực phẩm)

i


Ký hiệu

STT

Ngun nghĩa

24

IFC


Cơng ty tài chính Quốc tế

25

KT-XH

Kinh tế-xã hội

26

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

27

KHCN

Khách hàng cá nhân

28

KTTS

Khai thác thủy sản

29




Nghị định

30

NHTM

Ngân hàng thương mại

31

NQ

Nghị quyết

32

NHPT

Ngân hàng phát triển

33

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

34

NN&PTNT


Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

35

NHNN

Ngân hàng nhà nước

36

OCOP

37

PPP

Đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư

38



Quyết định

39

SXKD

Sản xuất, kinh doanh


40

SSOP

41

TĐTT

Tốc độ tăng trưởng

42

TX

Thị xã

43

TP

Thành phố

44

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

45


TCTS

Tổng cục thủy sản

46

TMCP

Thương mại cổ phần

47

TCTD

Tổ chức Tín dụng

48

TPP

Hiệp hội đối tác xuyên Thái Bình Dương

One commune, one product (mỗi xã, phường 1 sản
phẩm)

Sanitation Standard Operating Procedures (Quy trình
làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh)

ii



STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

49

UBND

Ủy ban Nhân dân

50

USD

Đơn vị tiền tệ Mỹ

51

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

52

VDB


Ngân hàng Phát triển Việt Nam

53

VASEP

Hiệp hội thủy sản Việt Nam

54

VietGAP

55

Vietcombank

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

56

Vietinbank

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

57

WB

Ngân hàng thế giới


58

WTO

Vietnamese Good Agricultural Practices (SX nông
nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp)

Tổ

chức

Thương Mại

Organization)

iii

thế

giới

(World

Trade


DANH MỤC BẢNG

Stt
1


2

3

Tên bảng

Nội dung

Trang

Bảng 2.1

Nguyên nhân rủi ro và khắc phục các rủi ro trong Tín

72

dụng theo chuỗi giá trị cho sản xuất, kinh doanh thủy sản
Bảng 2.2

Sản phẩm theo cấu trúc Tín dụng theo chuỗi giá trị

81

cho sản xuất, kinh doanh thủy sản
Bảng 3.1

Đóng góp của ngành thủy sản vào tăng trưởng GRDP

100


tỉnh Quảng Ninh

4

Bảng 3.2

Cơ cấu GRDP khu vực nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh

101

5

Bảng 3.3

Cơ cấu GRDP khu vực nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh

104

Bảng 3.4

Sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh Quảng Ninh

105

6

7

2014-2019

Bảng 3.5

Sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh Quảng Ninh

109

2014-2019

8

Bảng 3.6

Tình hình huy động vốn

121

9

Bảng 3.7

Hiệu quả doanh thu và số lao động theo ngành hàng

122

10

Bảng 3.8

Tăng trưởng thu ngân sách toàn tỉnh theo nhóm ngành


124

11

Bảng 4.1

Phân kỳ đầu tư theo giai đoạn và các nguồn vốn

158

iv


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Stt

Tên sơ đồ

Nội dung

Trang

Sơ đồ 1

Quy trình nghiên cứu của luận án

4

1


Sơ đồ 2.1

Mơ hình chuỗi giá trị chung

40

2

Sơ đồ 2.2

Chuỗi giá trị ngành nông nghiệp cơ bản

44

3

Sơ đồ 2.3

4

Sơ đồ 2.4

5

Sơ đồ 2.5

6

Sơ đồ 2.6


7

Sơ đồ 2.7

Biểu diễn quan hệ Tín dụng

56

8

Sơ đồ 2.8

Biểu diễn quan hệ Tín dụng Ngân hàng

57

9

Sơ đồ 2.9

10

Sơ đồ 2.10

1

Sơ đồ 2.11

Liên kết nội bộ giữa các công đoạn trong doanh

nghiệp chế biến tôm
Sản xuất, kinh doanh thủy sản theo chuỗi giá trị
Sơ đồ đơn giản của sản xuất, kinh doanh thủy sản
theo chuỗi giá trị
Quy trình của sản xuất, kinh doanh thủy sản theo
chuỗi giá trị

Tín dụng theo chuỗi giá trị cho sản xuất, kinh doanh
thủy sản
Quy trình Tín dụng theo chuỗi giá trị cho sản xuất, kinh
doanh thủy sản
Mối quan hệ giữa các Bên trong phát triển Tín dụng theo
chuỗi giá cho sản xuất, kinh doanh thủy sản

v

5
46
49

55

58

75

81


DANH MỤC ĐỒ THỊ


Stt

Tên sơ đồ

Nội dung

1

Biểu đồ 3.1

Doanh số và tỷ tốc độ tăng trưởng cho vay KHCN

110

2

Biểu đồ 3.2

Dư nợ và tỷ lệ nợ xấu KHCN

112

3

Biểu đồ 3.3

Doanh số và tốc độ tăng trương cho vay KHDN giai

112


4

Biểu đồ 3.4

Dư nợ vốn vay KHDN giai đoạn 2014-2019

115

5

Biểu đồ 3.5

Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng 2014-2019

116

6

Biểu đồ 3.6

Tỷ lệ nợ xấu KHDN giai đoạn 2014-2019 (Đvt: tỷ

117

7

Biểu đồ 3.7

8


Biểu đồ 3.8

9

Biểu đồ 3.9

Trang

đoạn 2014-2019

đồng)
Thu ngân sách tỉnh qua các ngành hàng giai đoạn

121

2015-2019
Tỷ lệ hiệu quả nguồn vốn vay theo quy mô doanh

123

nghiệp giai đoạn 2014-2019
Lao động ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh năm
2019

vi

125



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị đang là một hướng đi của các ngành
kinh tế, trong đó có ngành thủy sản được khuyến khích phát triển nhằm mang lại
hiệu quả kinh tế bền vững, an sinh xã hội…Một trong những minh chứng đó được
thể hiện bằng sự quan tâm của nhà nước thông qua các văn bản pháp lý: Quyết
định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của thủ tướng chính phủ về phê
duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững; quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19 tháng 2 năm 2013 của
thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển
đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực
cạnh tranh giai đoạn 2013- 2020; Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22
tháng 11 năm 2013 về phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Công văn số 3384/NHNN-TD
ngày 20 tháng 5 năm 2014 của NHNN về việc triển chương trình cho vay thí
điểm trong sản xuất, kinh doanh nơng nghiệp; Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 07
tháng 3 năm 2017 của Chính phủ; Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 05/3/2014 giao
NHNN phối hợp với Bộ No&PTNT, Bộ KH&CN triển khai chương trình cho vay
thí điểm các mơ hình liên kết trong sản xuất nơng nghiệp; Nghị định số
55/2015/NĐ-CP về việc Chính sách Tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp,
nơng thơn… Mục tiêu đặt ra cho ngành nông nghiệp là tăng trưởng bền vững,
hướng tới ngành kinh doanh nông nghiệp dựa trên nền tảng của sản xuất hàng hóa
quy mơ lớn và kết nối chuỗi giá trị toàn cầu mà nhà nước là chủ thể điều tiết các
hoạt động đó mang lại lợi ích cho các chủ thể tham gia. Để thực hiện mục tiêu đó
thì nhà nước cần ưu tiên tập trung hỗ trợ xây dựng các dự án tại nơng thơn hoặc
các vùng có lợi thế tiềm năng về phát triển ngành thủy sản, hỗ trợ các doanh
nghiệp đã và đang triển khai mơ hình chuỗi giá trị trong nơng nghiệp, từ đó bảo
đảm mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, giảm khoảng cách giàu – nghèo, bảo

1



đảm cuộc sống an sinh xã hội, mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và cả
nhà nước để có thể tái đầu tư phát triển ngành thủy sản trong tương lai.
Quảng Ninh là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc của tổ Quốc tiếp giáp Biển Đơng,
nên có nhiều lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, có hệ thống ao hồ cũng như mặt
nước biển lớn, nhiều loại hình tự nhiên với những lợi thế vùng miền khác nhau,
có nhiều cửa khẩu và cảng biển, kết nối vùng miền.... thuận tiện cho việc sản
xuất, kinh doanh chế biến thủy hải sản, được Đảng và Nhà nước ưu tiên phát triển
tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc. Sau một thời gian triển khai theo Nghị
quyết 13-NQ/TU ngày 06/5/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Chỉ thị số 18CT/TU ngày 1/9/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về tăng cường công tác
quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh” nhận thấy, mơ hình sử dụng vốn trong sản xuất, kinh doanh thủy
sản theo hướng truyền thống chưa thật sự hiệu quả, không khai thác hết tiềm năng
và lợi thế của tỉnh, còn tồn tại rất nhiều rủi ro từ khách quan đến chủ quan, nguồn
vốn các TCTD cho vay phát triển thủy sản vẫn còn hạn chế, chiếm tỷ trọng nhỏ
so với các ngành khác trong giai đoạn 2014 –2019. Đồng thời, các Giải pháp Tín
dụng hiện nay của Nhà nước thường mang hình thức hỗ trợ, chứ chưa hướng đến
sự phát triển bền vững cho ngành thủy sản của tỉnh Quảng Ninh. Mặt khác, sau
khi đúc kết từ kinh nghiệm đã triển khai cho vay một số mặt hàng thủy sản theo
chuỗi giá trị của một số địa phương ở nước ta thì việc nghiên cứu khoa học về mơ
hình Tín dụng mới đối với ngân hàng dựa theo liên kết trong sản xuất, kinh doanh
thủy sản là giúp cho thị trường phát triển hiệu quả, bền vững cho các bên tham
gia chuỗi giá trị thủy sản đảm bảo hiệu quả, an toàn vốn là hết sức cần thiết đối
với tỉnh Quảng Ninh hiện nay. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài
nghiên cứu “Phát triển Tín dụng theo chuỗi giá trị cho sản xuất, kinh doanh
thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu luận án của
mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất chính sách và các giải pháp phát triển tín dụng theo chuỗi giá trị

2


cho sản xuất, kinh doanh thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hướng đến sự
phát triển về quy mô và chất lượng sản phẩm thủy sản cũng như bảo tồn nguồn vốn
Tín dụng cho tái đầu tư, hạn chế các rủi ro như phương thức Tín dụng truyền thống.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục tiêu như trên, luận án có các các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan tài liệu, hệ thống hoá và làm rõ các vấn đề lý l uận cơ bản liên
quan đến phát triển tín dụng theo chuỗi giá trị cho sản xuất, kinh doanh thủy sản.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển tín dụng truyền thống cho SXKD
thủy sản và khả năng áp dụng tín dụng theo chuỗi giá trị cho sản xuất, kinh doanh
thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất chính sách và các giải pháp để phát triển tín dụng theo chuỗi giá
trị cho sản xuất, kinh doanh thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: tín dụng theo chuỗi giá trị cho sản xuất, kinh doanh
thủy sản.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- Về thời gian: giai đoạn 2014 - 2019.
- Về nội dung:
+ Nghiên cứu phát triển tín dụng theo chuỗi giá trị cho sản xuất, kinh doanh
thủy sản dưới góc độ kinh tế chính trị trong đó xem xét vai trị và lợi ích của nhà
nước, ngân hàng, các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh thủy sản trong việc hình
thành và phát triển tín dụng theo chuỗi giá trị cho sản xuất, kinh doanh thủy sản.
+ Các mặt hàng thủy sản nghiên cứu: do tất cả các ngành hàng thủy sản là
rất rộng nên nghiên cứu sinh giới hạn lựa chọn một số mặt hàng thủy sản chính

trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh để thực hiện nghiên cứu (các mặt hàng: tôm thẻ
chân trắng, cá song, tu hài, mực ống phi lê và nhiễm thể).
+ Hình thức tín dụng: theo Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi bổ sung năm
2017 có nhiều hình thức tín dụng như cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao

3


thanh toán, bảo lãnh ngân hàng…nhưng luận án chỉ giới hạn nghiên cứu hình
thức cấp tín dụng bằng nghiệp vụ cho vay, vì đây là hình thức cấp tín dụng phổ
biến nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất.
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Cách tiếp cận và các bước nghiên cứu
*Cách tiếp cận nghiên cứu: Luận án này sử dụng phương pháp tiếp cận là
diễn giải, đi từ cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá và đề ra các Giải pháp. Việc xác
định mơ hình nghiên cứu và giả thuyết bắt nguồn từ tổng quan nghiên cứu lý
thuyết về Tín dụng, chuỗi giá trị và Tín dụng theo chuỗi giá trị cho sản xuất, kinh
doanh thủy sản. Thông qua khảo sát, tác giả thực hiện kiểm chứng các nhận định
đánh giá đã nêu và đưa ra kết luận. Để có hiểu biết về đề tài nghiên cứu, nghiên
cứu sinh đã nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến Tín dụng
theo chuỗi giá trị nơng nghiệp. Các tài liệu mà nghiên cứu sinh đã đọc, tập trung
vào các nhóm sau:
- Giáo trình liên quan đến kinh tế học, kinh tế chính trị, ngân hàng.
- Chủ trương, chính sách và văn bản pháp luật có liên quan của Đảng, Chính
phủ và của các cấp trong ngành ngân hàng, ngành thủy sản.
- Những cơng trình nghiên cứu các vấn đề trực tiếp liên quan đến luận án
(tài liệu chuyên khảo, luận văn, bài báo đăng trong các loại tạp chí...vv).
* Các bước nghiên cứu: trên cơ sở trình tự phân tích đã nêu, quy trình nghiên
cứu được tác giả thực hiện được mô tả cụ thể, chi tiết như ở Sơ đồ 1 dưới đây:
i) Khái niệm, vai trò, chức năng Tín

Bước 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận và

dụng theo chuỗi

thực tiễn về Tín dụng theo chuỗi

ii) Vai trò của các chủ thể tham gia
iii) Các điều kiện để hình thành

Bước 2: Nghiên cứu các hình thức

i) Các tiêu chí đánh giá sự phát triển

phát triển Tín dụng

ii) Các nhân tố ảnh hưởng

4


Bước 3: Thu thập số liệu thứ cấp và sơ

i) Thu thập số liệu từ điều tra khảo sát,

cấp về Tín dụng theo chuỗi giá trị

một số báo cáo ngành

Bước 4: Đánh giá thực trạng phát


i) Bối cảnh và yêu cầu của hoạt động

triển Tín dụng truyền thống và Tín

sản xuất kinh doanh thủy sản

dụng theo chuỗi giá trị cho sản xuất,

ii) Thực trạng phát triển Tín dụng cho

kinh doanh thủy sản trên địa bàn tỉnh

sản xuất, kinh doanh thủy sản và khả

Quảng Ninh

năng áp dụng Tín dụng theo chuỗi giá
trị cho SXKD thủy sản trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh
iii) Đánh giá thành công, hạn chế và
nguyên nhân các hạn chế

Bước 5: Đề xuất chính sách và các

ii) Phương hướng, mục tiêu

Giải pháp và kiến nghị để phát triển

iii) Các Giải pháp


Tín dụng theo chuỗi giá trị cho sản

iii) Kiến nghị

xuất, kinh doanh thủy sản trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh
Sơ đồ 1. Quy trình nghiên cứu của luận án
Quy trình nghiên cứu của luận án tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo hướng kế
thừa phương pháp nghiên cứu từ các cơng trình nghiên cứu khoa học có liên quan
đến luận án để hình thành cơ sở lý luận. Quy trình này bao gồm sự kết hợp của
thu thập, tổng hợp, phân tích và đánh giá các nghiên cứu/tài liệu trong và ngồi
nước trước đây có liên quan đến nội dung của luận án. Sau đó, tác giả kế thừa có
chọn lọc những nghiên cứu/tài liệu để thực hiện luận án này. Trên cơ sở đó, tác
giả phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Từ
khung lý thuyết nghiên cứu, các nhà nghiên cứu thực hiện suy luận logic và phát

5


triển lên thành Tín dụng theo chuỗi giá trị đối với từng vùng, các mặt hàng cụ thể
như gạo, thủy sản, cà phê,...Nhiều nghiên cứu thực hiện sơ đồ hóa quy trình triển
khai Tín dụng theo chuỗi giá trị thủy sản. Trong từng sơ đồ, các tác giả đã thể
hiện rõ các liên kết giữa ngân hàng với từng khâu trong chuỗi giá trị và sự phối
hợp giữa ngân hàng – khách hàng – các đơn vị hỗ trợ. Ví dụ như “Agricultural
value chain finance: Tools and lessons” (Miller và Jones, 2010); “Agricultural
Value Chain Financing (AVCF) and Development for

Enhanced Export

Competitiveness” (African Development Bank Group, 2013).

4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
* Thu thập dữ liệu thứ cấp
Luận án khai thác các nguồn dữ liệu thứ cấp: báo cáo liên quan đến Tín
dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành thủy sản Việt Nam, Tín dụng
ngân hàng truyền thống cho ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ
năm 2014 đến năm 2019 của các Ngân hàng có vốn Nhà nước ; của dữ liệu
kinh tế vĩ mô từ Tổng cục Thống kê, Bộ NN&PTNT, Bộ KH&CN; dữ liệu nuôi
trồng, đánh bắt từ Hiệp hội Thủy sản Việt Nam. Tác giả thực hiện tìm kiếm tài
liệu, phân tích các báo cáo thường niên của các nguồn dữ liệu trên theo các bước
lơgích nhằm đảm bảo q trình tổng quan nghiên cứu đưa ra được bức tranh khái
quát các cơ sở lý luận, các kết quả nghiên cứu đã được công bố liên quan đến đề
tài nghiên cứu để từ đó tác giả lựa chọn được chủ đề nghiên cứu, kiểm tra các
nguồn lực sẵn có, xác định mục tiêu nghiên cứu và xây dựng những giả thuyết
nghiên cứu cho đề tài. Trong thu thập dữ liệu thứ cấp liên quan đến địa bàn tỉnh
Quảng Ninh: tác giả căn cứ trên các số liệu trong các báo cáo thường niên của các
cơ quan quản lý chuyên môn liên quan đến việc phát triển nuôi trồng, đánh bắt, chế
biến, kinh doanh thủy sản từ năm 2014-2019 và báo cáo của các tổ chức Tín dụng
đã và đang đầu tư nguồn vốn Tín dụng cho ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh cũng
trong thời điểm nói trên.
* Thu thập dữ liệu sơ cấp
Để có đánh giá khách quan và có đề xuất các giải pháp khả thi trước khi áp

6


dụng cho vay theo chuỗi giá trị tại tỉnh Quảng Ninh, tác giả luận án còn sử dụng
phương pháp điều tra, khảo sát. Phạm vi điều tra, khảo sát là khu vực các huyện thị
của tỉnh Quảng Ninh nơi có hoạt động đánh bắt, nuôi trồng, sản xuất, kinh doanh
thủy sản đã áp dụng cho vay theo truyền thống và các khu vực trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh nơi dự định áp dụng Tín dụng theo chuỗi giá trị cho sản xuất, kinh

doanh thủy sản tại đây.
* Thiết kế nghiên cứu
- Xây dựng bảng hỏi: Nghiên cứu được thực hiện thông qua xây dựng 02
bảng các câu hỏi chia theo đối tượng điều tra, khảo sát là: Đối với Ngân hàng cấp
tín dụng và các đối tượng ngồi Ngân hàng và chia số lượng phiếu khảo sát. Bảng
hỏi được xây dựng dựa trên các yếu tố sau: đánh giá thực trạng và các nhân tố
ảnh hưởng đến việc triển khai Tín dụng cho sản xuất, kinh doanh thủy sản truyền
thống và khả năng áp dụng phương pháp cho vay mới là Tín dụng theo chuỗi giá
trị cho sản xuất, kinh doanh thủy tại tỉnh Quảng Ninh, những lợi thế của phương
pháp cho vay mới; các khách hàng vay vốn cá nhân; khách hàng Doanh nghiệp và
các chuyên gia của sở, ban ngành có liên quan trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Các
chỉ báo được đánh giá với lựa chọn số 1 là hồn tồn khơng đồng ý với phát biểu,
lựa chọn số 5 là hoàn toàn đồng ý với phát biểu và mức độ đồng ý phát biểu tăng
dần từ 1 đến 5 và các ý kiến đánh giá quan điểm. Tác giả thực hiện khảo sát trực
tiếp hoặc gián tiếp đối tượng được khảo sát để lấy thông tin thơng qua bảng khảo
sát đã có trước.
- Đối tượng khảo sát và phương pháp khảo sát: đối tượng khảo sát là cán
bộ, lãnh đạo, chuyên gia sở ban ngành, doanh nghiệp và người dân tương ứng với
các chủ thể trong bảng hỏi trên trong vấn đề cho vay truyền thống ngành thủy sản
Quảng Ninh và mơ hình thí điểm liên kết thủy sản dự định triển khai có liên quan
đến công tác quản lý cho vay tại các Ngân hàng phát triển Việt Nam, ngân hàng
công thương Việt Nam, Ngân hàng NN & PT nông thôn Việt Nam, Ngân hàng
TMCP Đầu tư & phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam, Ngân hàng chính sách xã hội (gọi chung là Ngân hàng có vốn Nhà nước).

7


Phương pháp sử dụng bảng hỏi tuy mất thời gian, tốn kém chi phí nhưng có thể
làm cơ sở để đánh giá và nhận định tình hình một cách khách quan hơn. Các câu

hỏi trong phiếu điều tra của đề tài xoay quanh các vấn đề về vai trò, các nhân tố
ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh tế khi áp dụng hình thức cho vay theo
chuỗi liên kết thủy sản và hạn chế thấp nhất các vấn đề rủi ro trong mơ hình này.
Do sự hạn chế về thời gian, trong luận án này, tác giả chỉ tập trung khảo sát tại
địa phương có diện tích ni trồng thủy sản lớn trong giai đoạn từ năm 2014 đến
năm 2019.
Số lượng 300 phiếu điều tra từ Bảng khảo sát được ghi nhận thông qua hai
phương thức là: khảo sát trực tiếp và khảo sát gián tiếp (gửi qua đường bưu
điện/email). Việc xây dựng bảng khảo sát dựa trên các tiêu chí đánh giá hoạt
động của các tác nhân và mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi. Xác định
mẫu và thu thập dữ liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh gồm bảng hỏi điều tra, khảo
sát liên quan đến vấn đề Tín dụng truyền thống, điều kiện tự nhiên và lợi thế về
phát triển thủy sản tỉnh Quảng Ninh mặt được, mặt hạn chế từ đó dữ liệu làm căn
cứ để làm thước đo cho mơ hình Tín dụng theo chuỗi giá trị thủy sản trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh.
Quá trình điều tra, khảo sát tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh, tác giả thực hiện bảng hỏi với các đối tượng chính như sau: Các doanh nghiệp
vay vốn, các hộ nuôi trồng vay vốn, các Ngân hàng có vốn Nhà nước, các sở ngành,
chuyên gia có liên quan đến phát triển thủy sản của tỉnh. Để đánh giá thực trạng hoạt
động Tín dụng truyền thống đối với việc phát triển thủy sản trên địa bàn và từ đó
hồn thiện khung lý thuyết trên dữ liệu làm căn cứ để làm thước đo cho mơ hình Tín
dụng cho sản xuất, kinh doanh thủy sản theo chuỗi giá trị tại Quảng Ninh được kiểm
định chính xác hơn.
4.2. Phương pháp lô gich và phương pháp lịch sử
Để xây dựng khuôn khổ lý thuyết về phát triển tín dụng theo chuỗi giá trị
cho sản xuất, kinh doanh thủy sản thì phương pháp logic được sử dụng để làm rõ
những mối quan hệ bên trong của các khái niệm, phạm trù liên quan đến vấn đề

8



này. Phương pháp này còn được sử dụng để kết nối các chương với nhau. Phương
pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu ở chương 3, khi phân tích thực trạng tín dụng
của Nhà nước cho ngành thủy sản của tỉnh Quảng Ninh. Thực tế của hoạt động
này chính là những minh chứng cho các lập luận, nhận xét, đánh giá từ đó nhằm
khắc phục những tồn tại, hạn chế của tín dụng truyền thống để đưa ra các Giải
pháp phù hợp trong chương 4.
4.3. Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp dữ liệu
Đây là hai phương pháp được sử dụng chính trong luận án này. Phương
pháp phân tích được sử dụng trước hết để xem xét những ưu nhược điểm của
những quan niệm về tín dụng có hỗ trợ của nhà nước cho các DN nuôi trồng, chế
biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và một số địa phương tương tự. Trong
đó sử dụng phương pháp phân tích định tính và có thể áp dụng mơ hình phân tích
định lượng để tăng cường độ chính xác của các thang đo, bảng hỏi và các công cụ
từ đó nghiên cứu và kiểm định sâu hơn các kết quả nghiên cứu của từng phương
pháp sau đó phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát những vấn đề liên
quan đến khung lý luận về tín dụng cho nơng nghiệp nói chung, tín dụng hỗ trợ
sản xuất, kinh doanh theo chuỗi khép kín ngành thủy sản nói riêng cũng như xây
dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của hình thức này.
* Đối với phân tích dữ liệu thứ cấp: tác giả sử dụng các phương pháp
truyền thống như thống kê mơ tả, phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh để
xử lý và phân tích.
* Đối với phân tích dữ liệu sơ cấp: Việc tổng hợp, xử lý phiếu điều tra
phỏng vấn được thực hiện trong bảng tính Excel để lựa chọn tần xuất các yếu tố
tác động đến vấn đề nghiên cứu. Lựa chọn yếu tố mức độ tác động nhằm đánh giá
ma trận bằng cách xác định dựa trên đa số phiếu lựa chọn (thông thường trên 70%
phiếu được lựa chọn).
Phương pháp phân tích cịn được sử dụng để phân tích khi đưa phương
pháp cấp tín dụng có sự hỗ trợ của nhà nước cho chuỗi sản xuất, kinh doanh thủy
sản trên địa bàn Quảng Ninh theo khuôn khổ lý luận và thực tiễn đã xây dựng ở


9


chương 1 và 2 Sau đó phương pháp tổng hợp được sử dụng để chỉ ra những ưu
nhược điểm của hoạt động này trước khi áp dụng vào thực tiễn.
5. Đóng góp của luận án
- Luận án đã tổng quan, hệ thống hoá và làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản
liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thủy sản theo chuỗi giá trị, đến hoạt
động Tín dụng của các Ngân hàng có vốn nhà nước cung cấp nguồn vốn cho sản
xuất, kinh doanh thủy sản theo chuỗi giá trị.
- Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển Tín dụng theo chuỗi giá trị
cho sản xuất, kinh doạnh thủy sản một số mặt hàng tại một số địa phương và khái
quát nội dung chính để áp dụng cho tỉnh Quảng Ninh.
- Luận án đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng phát triển Tín dụng cho
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thủy sản ở Quảng Ninh và những lợi thế khi áp
dụng, triển khai Tín dụng theo chuỗi giá trị cho SXKD thủy sản.
- Luận án đã khái quát quan điểm, mục tiêu từ đó đề xuất các Giải pháp
phát triển Tín dụng theo chuỗi giá trị cho sản xuất, kinh doanh thủy sản trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận án
gồm có 04 chương.
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển Tín dụng theo chuỗi giá
trị cho sản xuất, kinh doanh thủy sản.
- Chương 3: Thực trạng phát triển Tín dụng cho sản xuất, kinh doanh thủy
sản và khả năng phát triển Tín dụng theo chuỗi giá trị cho sản xuất kinh doanh
thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Chương 4: Giải pháp thúc đẩy phát triển Tín dụng theo chuỗi giá trị cho

sản xuất, kinh doanh thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

10


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Theo đó, Tín dụng theo chuỗi giá trị là hình thức cho vay mới tại Việt Nam,
được NHNN triển khai từ năm 2014. Nhà nước đã bước đầu triển khai các chính
sách mang tính chất hỗ trợ tích cực đến hoạt động của chuỗi giá trị ngành nơng
nghiệp, trong đó có nhiều chính sách liên quan đến việc hỗ trợ về vốn, như Nghị
quyết số 14/NQ-CP ngày 05/3/2014 giao NHNN phối hợp với Bộ No&PTNT, Bộ
KH&CN triển khai chương trình cho vay thí điểm các mơ hình liên kết trong sản
xuất nơng nghiệp; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về việc chính sách Tín dụng
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn…Từ thực tiễn đặt ra, các nghiên cứu
khoa học về vấn đề này tại Việt Nam bắt đầu được đề cập nhưng chậm hơn so với
xu hướng nghiên cứu của thế giới. Để có thông tin c ần thiết phục vụ cho việc
nghiên cứu luận án, nghiên cứu sinh đã tiến hành tổng quan tài liệu trong và ngồi
nước có liên quan đến chủ đề này, có thể chia thành các nhóm tài liệu sau:
1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến phát triển lĩnh vực thủy sản
Nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho mặt hàng sản xuất, kinh doanh thủy
sản xuất khẩu, Trương Thị Thuý Bình (2015), trong “Giải pháp phát triển thương
hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam", Luận án tiến sĩ kinh tế Chuyên
ngành: Thương mại, đã có cách tiếp cận mới về thương hiệu và phát triển thươ ng
hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam. Theo đó, mơ hình phát triển
thương hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ dựa trên phát triển
thương hiệu tập thể cho các nhóm sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ lực gắn với
dạng thức thương hiệu chứng nhận, với sự dẫn dắt của các doanh nghiệp mạnh về
chế biến xuất khẩu thuỷ sản và kết hợp với phát triển thương hiệu riêng của các
doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản. Trong đó, một số nội dung cơ bản để phát triển
thương hiệu là duy trì và kiểm sốt chất lượng; bảo vệ thương hiệu; phát triển các

hoạt động truyền thông thương hiệu; mở rộng và làm mới thương hiệu cho nhữ ng
nhóm sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ lực; phát triển các chuỗi liên kết cung
ứng hàng thuỷ sản xuất khẩu, các chuỗi này thuộc về các doanh nghiệp mạnh.

11


×