Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

(Luận án tiến sĩ) Quá trình đô thị hoá ở huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) từ năm 1997 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 209 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
_______________________________________________

TRẦN THANH MINH

Q TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA
Ở HUYỆN CỦ CHI (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGHỆ AN - NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
_______________________________________________

TRẦN THANH MINH

Q TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA
Ở HUYỆN CỦ CHI (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 9229013

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:


1. PGS.TS. TRẦN VŨ TÀI
2. TS. PHẠM THỊ THU NGA

NGHỆ AN - NĂM 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu khoa học do chính
tơi thực hiện. Các tài liệu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả
nghiên cứu trong luận án được tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách
quan.
Nghiên cứu sinh

Trần Thanh Minh


ii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
MỤC LỤC ........................................................................................................ ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ....................................................................................... 8

1.1. Khái niệm đơ thị và đơ thị hóa ............................................................. 8
1.1.1. Đơ thị ........................................................................................... 8
1.1.2. Đơ thị hóa..................................................................................... 9
1.2. Cơng trình nghiên cứu chung về đơ thị và đơ thị hố tại Việt Nam ...... 11
1.2.1. Cơng trình của các tác giả nước ngồi ....................................... 11
1.2.2. Cơng trình của các tác giả trong nước ....................................... 13
1.3. Cơng trình nghiên cứu về đơ thị hóa của Thành phố Hồ Chí Minh
và huyện Củ Chi ........................................................................................ 19
1.3.1. Cơng trình nghiên cứu về đơ thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh .... 19
1.3.2. Cơng trình nghiên cứu về đơ thị hóa huyện Củ Chi .................. 24
1.4. Nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những
vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án ............................................ 25
1.4.1. Nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .... 25
1.4.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án ................ 27
Chương 2. Q TRÌNH ĐƠ THỊ HÓA Ở HUYỆN CỦ CHI TỪ NĂM
1997 ĐẾN NĂM 2005 .................................................................................... 28
2.1. Vài nét về vùng đất Củ Chi và những yếu tố tác động đến q trình
đơ thị hóa ở huyện Củ Chi ......................................................................... 28
2.1.1. Vài nét về vùng đất Củ Chi........................................................ 28
2.1.2. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế và văn hóa xã hội
của huyện Củ Chi trước năm 1997 ...................................................... 30
2.1.3. Chủ trương, chính sách về đơ thị hóa của Đảng, Nhà nước,
của Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Củ Chi ................................... 36
2.2. Quy hoạch cảnh quan, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị ........................ 41
2.2.1. Quy hoạch cảnh quan đô thị ...................................................... 41


iii

2.2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị ................................................... 44

2.3. Quản lí đơ thị ...................................................................................... 46
2.3.1. Quản lí chính quyền đô thị......................................................... 47
2.3.2. Đảm bảo đời sống của người dân và phát triển văn hóa, giáo
dục, y tế ................................................................................................ 50
2.4. Chuyển biến về kinh tế ....................................................................... 57
2.4.1. Nông nghiệp ............................................................................... 57
2.4.2. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp ......................................... 61
2.4.3. Thương mại - dịch vụ ................................................................ 64
2.5. Chuyển biến về dân số, lao động ........................................................ 68
2.5.1. Dân số ........................................................................................ 68
2.5.2. Nguồn lao động.......................................................................... 70
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................... 72
Chương 3. Q TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA CỦA HUYỆN CỦ CHI TỪ
NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 ......................................................................... 75
3.1. Chủ trương mới của Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Củ Chi ....... 75
3.2. Quy hoạch đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng ......................................... 77
3.2.1. Quy hoạch đô thị ........................................................................ 77
3.2.2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng .................................................. 80
3.3. Quản lí đơ thị ...................................................................................... 82
3.3.1. Quản lí chính quyền đô thị......................................................... 82
3.3.2. Đảm bảo đời sống của người dân và phát triển văn hóa, giáo
dục, y tế ................................................................................................ 85
3.4. Chuyển biến về kinh tế ....................................................................... 91
3.4.1. Nông nghiệp ............................................................................... 91
3.4.2. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp........................................... 98
3.4.3. Thương mại - dịch vụ .............................................................. 102
3.5. Chuyển biến về dân số, lao động và lối sống của cư dân ................. 104
3.5.1. Dân số, lao động ...................................................................... 104
3.5.2. Sự thay đổi trong lối sống của cư dân ..................................... 110
Tiểu kết chương 3 .................................................................................... 115

Chương 4. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA Ở
HUYỆN CỦ CHI ......................................................................................... 116
4.1. Q trình đơ thị hóa ở Củ Chi mang tính chất tự giác ..................... 116
4.2. Q trình đơ thị hóa ở huyện Củ Chi diễn ra đồng bộ, toàn diện ........ 117


iv

4.3. Q trình đơ thị hóa đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh
tế của huyện Củ Chi ................................................................................ 118
4.4. Với q trình đơ thị hóa tồn diện, Củ Chi là một trong những huyện top
đầu ngoại thành về thu ngân sách, nâng cao mức sống người dân .................. 124
4.5. Đơ thị hóa đã làm chuyển dịch mạnh cơ cấu dân số và lao động
của Củ Chi ............................................................................................... 129
4.6. Đơ thị hóa đã làm biến đổi nhiều sinh hoạt văn hóa của cư dân Củ
Chi ........................................................................................................... 131
4.7. Đơ thị hóa đã tác động mạnh đến cảnh quan mơi trường của huyện
Củ Chi ...................................................................................................... 135
Tiểu kết chương 4 .................................................................................... 136
KẾT LUẬN .................................................................................................. 139
CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ ................................. 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 1434
PHỤ LỤC ................................................................................................... 1600
Phụ lục 1. NGHỊ QUYẾT 05 CỦA THÀNH ỦY THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH ............................................................................................. 1600
Phụ lục 2. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÁC NGÀNH KINH TẾ GIAI
ĐOẠN 2000 - 2005 ............................................................................. 16666
Phụ lục 3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU LAO ĐỘNG HUYỆN CỦ CHI GIAI
ĐOẠN 2001 - 2004 ............................................................................... 1677
Phụ lục 4. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2005 .................... 16868

Phụ lục 5. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI 2000 - 2005........... 16969
Phụ lục 6. TÌNH HÌNH VÀ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI 2005 - 2010 .... 17171
Phụ lục 7. MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ DÂN SỐ GIAI ĐOẠN 2001 - 2005 .... 17272
Phụ lục 8. DIỆN TÍCH, DÂN SỐ VÀ MẬT ĐỘ DÂN SỐ HUYỆN
CỦ CHI (TÍNH ĐẾN 31/12/2005) ...................................................... 17373
Phụ lục 9. DÂN SỐ CHIA THEO NHĨM TUỔI VÀ GIỚI TÍNH .... 17474
Phụ lục 10. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÁC NGÀNH KINH TẾ CỦA
HUYỆN CỦ CHI GIAI ĐOẠN 2001 - 2005 (CĨ TÍNH CÁC ĐƠN VỊ
DO THÀNH PHỐ QUẢN LÝ) ........................................................... 17575
Phụ lục 11. NĂNG SUẤT LÚA CHIA THEO QUẬN HUYỆN ....... 17676
Phụ lục 12. NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG CHIA THEO QUẬN
HUYỆN ............................................................................................... 17878
Phụ lục 13. ĐÀN HEO TRÊN 2 THÁNG TUỔI ................................ 18080


v

Phụ lục 14. SỐ DOANH NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG TẠI THỜI
ĐIỂM 31/12/2014 PHÂN THEO QUẬN/HUYỆN ............................ 18181
Phụ lục 15. SỐ CƠ SỞ KINH TẾ CÁ THỂ PHI NÔNG NGHIỆP THỜI
ĐIỂM 1/10/2015 PHÂN THEO QUẬN/HUYỆN VÀ NGÀNH SẢN
XUẤT CHÍNH ..................................................................................... 18182
Phụ lục 16. LAO ĐỘNG TRONG CÁC CƠ SỞ KINH TẾ CÁ THỂ
PHI NÔNG NGHIỆP THỜI ĐIỂM 1/10/2015 PHÂN THEO
QUẬN/HUYỆN VÀ NGÀNH SẢN XUẤT CHÍNH ......................... 18283
Phụ lục 17. VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN THUỘC NGÂN SÁCH ĐỊA
PHƯƠNG THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO CẤP QUẢN LÝ........... 18384
Phụ lục 18. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HUYỆN CỦ CHI .................. 18585
Phụ lục 19. ẢNH MỘT SỐ KẾT CẤU NHÀ Ở HUYỆN CỦ CHI .. 193194
Phụ lục 20. ẢNH MỘT SỐ KHU CÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN CỦ

CHI ..................................................................................................... 195195


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ đầy đủ

1.



Cao đẳng

2.

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, Hiện đại hóa

3.

CN-TTCN

Cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

4.


ĐH

Đại học

5.

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

6.

KCN - KCX

Khu công nghiệp - khu chế xuất

7.

KHCN

Khoa học công nghệ

8.

KHXH - NV

Khoa học xã hội - nhân văn

9.


KT - XH

Kinh tế - xã hội

10.

NXB

Nhà xuất bản

11.

TDTT

Thể dục thể thao

12.

THCS

Trung học cơ sở

13.

THPT

Trung học phổ thơng

14.


TP.

Thành phố

15.

UBND

Ủy ban nhân dân

16.

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

TT


vii

DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Kết quả giải quyết việc làm huyện Củ Chi giai đoạn 2001 2005 ............................................................................................................... 522
Bảng 2.2. Trình độ văn hóa của dân số từ 5 tuổi trở lên (1999 - 2004) .......... 54
Bảng 2.3. Số năm đi học bình quân của dân số từ 7 tuổi trở lên năm 2004 ... 54
Bảng 2.4. Tốc độ tăng trưởng bình quân các ngành kinh tế huyện Củ Chi .... 59
Bảng 2.5. Doanh thu thương mại, dịch vụ giai đoạn 1996 - 2000 .................. 65
Bảng 2.6. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động đang làm việc tại

huyện Củ Chi chia theo các ngành kinh tế năm 1999 ..................................... 71
Bảng 2.7. Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 2001-2004.... 72
Bảng 3.1. Tình hình trường lớp năm học 2009 - 2010 ................................... 87
Bảng 3.2. Một số kết quả trên lĩnh vực văn hóa của Củ Chi trong giai đoạn
2010 - 2015...................................................................................................... 89
Bảng 3.3. Một số kết quả trên lĩnh vực văn hóa của Củ Chi trong giai đoạn
2010 - 2015...................................................................................................... 90
Bảng 3.4. Số lượng bò phân theo quận/huyện năm 2015 ............................... 95
Bảng 3.5. Số lượng heo phân theo quận/huyện .............................................. 96
Bảng 3.6. Tốc độ tăng trưởng bình quân các ngành kinh tế huyện Củ Chi .... 97
Bảng 3.7. Giá trị tồn ngành cơng nghiệp của Củ Chi trong 5 năm 2010 - 2015 . 98
Bảng 3.8. Tỷ trọng giá trị sản xuất của doanh nghiệp ngoài nhà nước của
huyện Củ Chi ................................................................................................. 100
Bảng 3.9. Tốc độ phát triển giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước
của các huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh.................................... 100
Bảng 3.10. Giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp huyện Củ Chi ........ 101
Bảng 3.11. Dân số trung bình thành thị của huyện Củ Chi từ năm 2011
đến năm 2015 ................................................................................................ 106
Bảng 3.12. Dân số trung bình thành thị và dân số trung bình nơng thơn của
huyện Củ Chi qua các năm 2011 - 2015 ....................................................... 106
Bảng 3.13. Dân số nam, dân số nữ ở Củ Chi qua một số năm ..................... 107
Bảng 4.1. Các mặt hàng công nghiệp đem lại giá trị cao cho huyện Củ Chi 122
Bảng 4.2. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế của một số
ngành công nghiệp chủ lực của TP Hồ Chí Minh ......................................... 123
Bảng 4.3. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp khu vực ngoài Nhà nước
của các quận vùng ven, quận mới và các huyện ngoại thành TP Hồ Chí
Minh (giá so sánh 1994) ................................................................................ 124
Bảng 4.4. Kinh phí hoạt động văn hóa - thể thao năm 2012 ........................ 131
Bảng 4.5. Hàm lượng một số các kim loại nặng trong rau tại một số quận,
huyện Thành phố Hồ Chí Minh (mg/kg rau tươi) ......................................... 136



viii

DANH MỤC CÁC BIỂU
Trang
Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng diện tích đất nơng nghiệp trong tổng số diện tích đất
tự nhiên của huyện Củ Chi giai đoạn 2000 - 2005.......................................... 58
Biểu đồ 2.2. Giá trị sản lượng nông nghiệp huyện Củ Chi giai đoạn 1997-2000 . 59
Biểu đồ 2.3. Giá trị sản xuất công nghiệp huyện Củ Chi giai đoạn 1997-2000.... 61
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu kinh tế huyện Củ Chi giai đoạn 1996 - 2005 ................. 62
Biểu đồ 2.5. Số hộ, lao động tư thương và dịch vụ tư nhân ở huyện Củ Chi
qua các năm 1996 - 2005 ................................................................................ 65
Biểu đồ 2.6. Tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ trong cơ cấu chung của
ngành kinh tế các năm 1996 – 2000 ................................................................ 66
Biểu đồ 2.7. Sự gia tăng dân số của Củ Chi qua các năm 1997-2005 ............ 68
Biểu đồ 3.1. Số hộ được vay vốn để giải quyết việc làm ở huyện Củ Chi giai
đoạn 2010 - 2015 .............................................................................................. 85
Biểu đồ 3.2. Số hộ nghèo và số người được giải quyết việc làm ở Củ Chi
giai đoạn 2010 - 2015 ...................................................................................... 86
Biểu đồ 3.3. Số trường, số lớp tại huyện Củ Chi giai đoạn 2010 - 2015 ........ 87
Biểu đồ 3.4. Số học sinh, giáo viên tại huyện Củ Chi giai đoạn 2010 2015 ................................................................................................................. 88
Biểu đồ 3.5. Số hộ dân cư đạt chuẩn gia đình văn hóa giai đoạn 2010 - 2014 ..... 89
Biểu đồ 3.6. Tỷ trọng diện tích đất nơng nghiệp trong tổng số diện tích đất
tự nhiên của huyện Củ Chi giai đoạn 2005 - 2015.......................................... 91
Biểu đồ 3.7. Cơ cấu diện tích đất trồng lúa cả năm của TP. Hồ Chí Minh
(2015) ............................................................................................................... 92
Biểu đồ 3.8. Năng suất lúa cả năm các quận, huyện ngoại thành thành phố
Hồ Chí Minh (2015) ........................................................................................ 93
Biểu đồ 3.9. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt và chăn ni của huyện Củ

Chi các năm 2010-2015 (tính theo giá so sánh 2010) ..................................... 97
Biểu đồ 3.10. Cơ cấu kinh tế huyện Củ Chi giai đoạn 2008 - 2010 ............... 99
Biểu đồ 3.11. Cơ cấu kinh tế huyện Củ Chi năm 2015 .................................. 99
Biểu đồ 3.12. Giá trị ngành thương mại - dịch vụ các năm 2010, 2012, 2015 ... 103
Biểu đồ 3.13. Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ Củ Chi giai
đoạn 2010 -2015 (tính theo giá cố định 1994) .............................................. 104
Biểu đồ 3.14. Sự gia tăng dân số của Củ Chi................................................ 105


ix

Biểu đồ 3.15. Tỉ lệ biến động dân số trên địa bàn ........................................ 108
Biểu đồ 3.16. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề trong tổng lao động có
việc làm giai đoạn 2010 - 2015 ..................................................................... 110
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu kinh tế huyện Củ Chi năm 1997 và 2015 ..................... 119
Biểu đồ 4.2. Thu - chi ngân sách của một số huyện ngoại thành Thành phố
Hồ Chí Minh năm 1997................................................................................. 125
Biểu đồ 4.3. Tình hình thu - chi ngân sách của huyện Củ Chi qua một số
năm 2005 - 2015............................................................................................ 125
Biểu đồ 4.4. Thu - chi ngân sách của các huyện ngoại thành Thành phố Hồ
Chí Minh năm 2015 ...................................................................................... 126
Biểu đồ 4.5. Vốn đầu tư thực hiện thuộc ngân sách địa phương theo giá
thực tế phân theo cấp quản lý ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 ........... 127
Biểu đồ 4.6. Số hộ nghèo trên địa bàn huyện Củ Chi giai đoạn 2010 2015 ............................................................................................................... 128
Biểu đồ 4.7. Dân số trung bình khu vực nơng thơn các huyện ngoại thành
thành phố Hồ Chí Minh................................................................................. 130
Biểu đồ 4.8. Dân số trung bình khu vực thành thị các huyện ngoại thành
thành phố Hồ Chí Minh................................................................................. 130
Biểu đồ 4.9. Một số chỉ tiêu văn hóa của các huyện ngoại thành năm 2015 132
Biểu đồ 4.10. Số người nhiễm HIV tại các huyện ngoại thành Thành phố

Hồ Chí Minh.................................................................................................. 134
Biểu đồ 4.11. Số người mắc bệnh AIDS tại các huyện ngoại thành Thành
phố Hồ Chí Minh .......................................................................................... 134


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và sự phát triển nhanh
chóng của kinh tế cơng thương nghiệp, q trình đơ thị hóa đang trở thành một tất yếu và
diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Đối với Việt Nam, đơ thị hóa là
một trong những giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh các ngành công nghiệp, thương mại
- dịch vụ, du lịch, thu hẹp dần tỷ trọng nông nghiệp, đáp ứng mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa do Đảng và Nhà nước đề ra, góp phần thúc đẩy q trình phát triển kinh tế - xã hội,
từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, đơ thị hóa
cũng có nhiều bất cập và đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết như vấn đề lao động và việc làm,
nhất là việc làm cho người nông dân; áp lực của dân số đối với các vấn đề xã hội; tác động
của đơ thị hóa đến mơi trường sinh thái… Chính vì vậy, việc nghiên cứu về q trình đơ thị
hóa nói chung và đơ thị hóa ở từng địa phương nói riêng nhằm đề ra những giải pháp thúc
đẩy những yếu tố tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của q trình đơ thị hóa là vấn đề có ý nghĩa
cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Củ Chi là một huyện ở phía Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, là cửa ngõ anh hùng
của Thành phố trong suốt những năm kháng chiến trường kì của dân tộc. Nhắc đến Củ Chi,
trong kí ức mỗi người đều không quên một vùng “Đất thép” - cái nôi kiên trung giữ nước
giữ làng, từng là nỗi khiếp sợ của mỗi kẻ thù. Chính bởi vậy, trong suốt 2 cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân Củ Chi phải chịu nhiều mất mát, đau thương khi chính
quyền thực dân, đế quốc luôn muốn biến nơi đây thành “vùng trắng” để dễ kiểm sốt. Ước
tính rằng, mỗi người dân Củ Chi đã “gánh” khoảng 1,5 tấn bom đạn trong suốt những năm

tháng đấu tranh vì độc lập, thống nhất của Tổ quốc.
Từ sau ngày giải phóng, nhân dân Củ Chi bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển
quê hương với những khó khăn chồng chất. Chiến tranh đã huỷ diệt gần như toàn bộ hệ sinh
thái, cơ sở hạ tầng của vùng đất này, biến nơi đây thành một vành đai trắng với đầy rẫy hố


2

bom, bãi mìn, hàng rào kẽm gai và hàng nghìn hecta đất hoang hố. Thế nhưng, với lịng
quyết tâm, nhân dân Củ Chi đã biến “Đất thép thành đồng” - mảnh đất anh hùng trong kháng
chiến - ngày càng hồi sinh, thay da đổi thịt. Từ một huyện thuần nông, đặc biệt, từ sau năm
1997, Củ Chi đã phát triển theo định hướng đơ thị hóa, với sự ra đời của các khu công nghiệp,
hạ tầng kỹ thuật ngày càng được nâng cấp, đời sống người dân được nâng cao, các khu dân
cư được hình thành trên những mảnh ruộng vườn cịn hoang hóa ngày nào. Củ Chi đã tiến
những bước dài trên hành trình vươn tới mục tiêu trở thành một đơ thị vệ tinh của TP. Hồ
Chí Minh, trở thành huyện điển hình trong q trình đơ thị hố của một vùng đất ven đơ.
Những thành tựu mà nhân dân Củ Chi đạt được đã tạo nên một diện mạo mới cho vùng đất
anh hùng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả vượt bậc, q trình đơ thị hóa Củ Chi cũng
đã và đang đặt ra nhiều vấn đề bất cập về cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa, xã hội cần giải
quyết. Do đó, cần nghiên cứu một cách hệ thống để có thể góp phần đưa ra giải pháp tổng
thể mang tính định hướng cho sự phát triển bền vững và lâu dài của vùng đất này.
Trên những ý nghĩa đó, tơi quyết định chọn nghiên cứu về Q trình đơ thị hố ở
huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) từ năm 1997 đến năm 2015 làm đề tài Luận
án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là q trình đơ thị hóa của huyện Củ Chi từ năm
1997 đến năm 2015. Luận án sẽ tập trung tìm hiểu về chủ trương, đường lối, chính sách về
đơ thị hóa, q trình đơ thị hóa cũng như đưa ra những nhận xét về q trình đơ thị hố trên
vùng đất này.

2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung
Luận án nghiên cứu về q trình đơ thị hóa huyện Củ Chi trên nhiều phương diện,
trong đó tập trung đi sâu tìm hiểu về những nhân tố tác động đến q trình đơ thị hóa của
huyện Củ Chi, chính sách, chủ trương đơ thị hóa, q trình đơ thị hóa trên các phương diện:
cảnh quan đô thị, những thay đổi về diện mạo kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống nhân dân


3

trên địa bàn huyện Củ Chi từ năm 1997 đến năm 2015. Từ đó, một trong những nội dung
quan trọng của luận án là rút ra các nhận xét về q trình đơ thị hóa ở huyện Củ Chi trong
sự đối sánh với một số quận, huyện khác.
Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu trên phạm vi không gian huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. Một
điểm tương đối thuận lợi đối với chúng tơi trong q trình thực hiện đề tài là từ năm 1975
đến nay, phạm vi không gian địa lý huyện Củ Chi ổn định, không thay đổi. Khi thực hiện
luận án, trong một số trường hợp cần thiết, khi cần so sánh với một số địa phương khác,
chúng tơi có đề cập đến các khơng gian liên quan.
Phạm vi thời gian
Phạm vi thời gian của nghiên cứu được chọn từ năm 1997 là năm thành lập các khu
công nghiệp tại huyện Củ Chi, đánh dấu quá trình đơ thị hóa bắt đầu chính thức diễn ra tại
Củ Chi. Luận án dừng lại ở mốc thời gian năm 2015, khi huyện Củ Chi cũng đã trải qua gần
20 năm đơ thị hóa, đủ thời gian để tổng kết, đánh giá cơ bản về những thành công quan trọng
cũng như những tồn tại hạn chế trong quá trình quy hoạch, quản lý đô thị và ổn định đời
sống nhân dân trên địa bàn huyện. Tuy nhiên để có cái nhìn tồn diện và có thêm những cơ
sở để đánh giá, trong quá trình thực hiện, luận án cũng đề cập đến một số vấn đề có liên quan
đến đề tài thuộc giai đoạn trước năm 1997 và sau năm 2015.
Trong chặng đường gần 20 năm đó, để có thể phân tích rõ q trình đơ thị hóa của
Củ Chi qua các giai đoạn, chúng tôi lựa chọn mốc thời gian năm 2005 để phân chia nghiên

cứu. Sở dĩ chúng tơi lựa chọn mốc thời gian này vì trong quy hoạch của TP. Hồ Chí Minh
về xây dựng đơ thị Củ Chi đến năm 2020, Ủy ban nhân dân Thành phố cũng lựa chọn mốc
năm 2005 để xây dựng quy hoạch gần.
Hơn nữa, điều quan trọng là, năm 2005 đánh dấu sự thay đổi quan trọng trong việc
xác định chủ trương phát triển kinh tế của huyện, gắn liền với q trình đơ thị hố. Giai đoạn
từ năm 1997 đến năm 2005, Củ Chi xác định cơ cấu kinh tế “Nông nghiệp - công nghiệp dịch vụ”, phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của huyện. Từ năm 2005, trong điều kiện
có những thuận lợi mới, Củ Chi đã có những điều chỉnh cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo


4

hướng “Công nghiệp - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp” phù hợp với tình hình chung của
Thành phố, đáp ứng được nhu cầu phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vậy, trong
q trình triển khai luận án, chúng tôi đã chia 2 giai đoạn 1997-2005 và 2005-2015 để nghiên
cứu về q trình đơ thị hóa của huyện Củ Chi.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Luận án tập trung nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và có hệ thống về q trình
đơ thị hóa ở huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh từ năm 1997 đến năm 2015 trên các phương
diện chính như quy hoạch, cảnh quan, quản lí đơ thị, những chuyển biến về kinh tế, xã hội,
văn hóa cũng như rút ra các nhận xét về q trình đơ thị hóa ở Củ Chi.
3.2. Nhiệm vụ
- Để thực hiện được mục tiêu trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau
đây:
- Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, từ đó xác định trọng tâm
những vấn đề luận án cần giải quyết.
- Phân tích những yếu tố tác động tới q trình đơ thị hóa ở huyện Củ Chi từ năm
1997 đến năm 2015;
- Làm rõ những q trình đơ thị hóa ở huyện Củ Chi trên các phương diện như: quy
hoạch đô thị, xây dựng cơ sở vật chất, quản lí đơ thị, biến chuyển về kinh tế, xã hội trong

q trình đơ thị hóa ở Củ Chi;
- Đưa ra một số nhận xét về q trình đơ thị hóa ở huyện Củ Chi từ năm 1997 đến
năm 2015.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tài liệu
Để thực hiện luận án, chúng tôi dựa trên các nguồn tài liệu sau đây:
- Nguồn tài liệu lưu trữ tại Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh, Phịng Thống kê
huyện Củ Chi bao gồm các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, báo cáo tổng kết và phương hướng
nhiệm vụ hàng năm về phát triển kinh tế, xã hội của huyện Củ Chi, các số liệu về các lĩnh


5

vực kinh tế, xã hội của huyện do phòng Thống kê cung cấp. Nguồn tài liệu này quan trọng
nhất và được xem là tài liệu bậc 1 phục vụ cho q trình thực hiện luận án. Chúng tơi đã sưu
tầm, xử lý theo hướng từng giai đoạn và từng vấn đề liên quan đến nội dung của luận án;
- Nguồn tài liệu tham khảo là các cơng trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, luận án,
luận văn,… có liên quan đến đề tài. Nguồn tài liệu này sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể
trong chương 1 của luận án;
- Nguồn tư liệu được tác giả thu thập khảo sát thực tế tại huyện Củ Chi: chúng tôi đã
thực địa, quan sát, điều tra để hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa của Củ Chi
trong quá trình đơ thị hóa.
4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu. Phương pháp luận duy vật biện
chứng nhằm nghiên cứu những biến chuyển về kinh tế - xã hội và những thay đổi trong lối
sống của dân cư dưới tác động của đơ thị hóa của huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. Phương
pháp luận duy vật lịch sử nhằm xem xét những chuyển biến đó trong những điều kiện lịch
sử cụ thể và theo trình tự thời gian phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử, làm rõ mối

quan hệ chặt chẽ giữa phương pháp tiếp cận lịch sử với các phương pháp tiếp cận liên ngành
và đa ngành. Cùng với cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án còn bám sát tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát
triển kinh tế - xã hội nói chung, về quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị trong thời kỳ
CNH, HĐH và hội nhập quốc tế ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Là một đề tài thuộc khoa học lịch sử, nhằm giải quyết được mục tiêu và những nội
dung nghiên cứu, luận án sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch
sử và phương pháp logic.
Với phương pháp lịch sử, luận án xem xét các yếu tố tác động và q trình đơ thị hóa
ở huyện Củ Chi trải qua các giai đoạn phát triển theo lịch đại và đồng đại từ năm 1997 đến


6

năm 2015 trên các chiều cạnh khác nhau.
Phương pháp logic để xem xét các vấn đề, các nội dung nghiên cứu theo một trật tự
đảm bảo sự hợp lý và chiều hướng phát triển tất yếu của q trình đơ thị hóa diễn ra phong
phú, sinh động.
Tuy nhiên, một xu hướng quan trọng trong nghiên cứu hiện nay là nghiên cứu liên
ngành. Xu hướng này giúp nhìn nhận vấn đề trên nhiều phương diện, đánh giá một cách đa
chiều. Trong luận án này, chúng tôi kết hợp sử dụng các phương pháp của cách thức tiếp
cận nghiên cứu liên ngành, đa ngành như: phương pháp phân tích; tổng hợp; so sánh đối
chiếu; phương pháp điều tra điền dã xử lý các thơng tin để thẩm định và góp phần làm phong
phú thêm nguồn tư liệu. Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu khu vực học cũng được chú ý
sử dụng nhằm căn cứ vào thực tế khách quan của lịch sử và điều kiện xã hội của thực tiễn
địa phương huyện Củ Chi.
5. Đóng góp của luận án
Luận án đã sưu tầm, hệ thống hóa số lượng tài liệu phong phú, liên quan đến đơ
thị hóa và q trình đơ thị hóa ở huyện Củ Chi.

Luận án là cơng trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và tồn diện về q trình đơ
thị hố ở huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) từ năm 1997 đến năm 2015. Luận án đã
làm rõ q trình 20 năm tiến hành đơ thị hoá ở Củ Chi về quy hoạch và quản lí đơ thị, sự
thay đổi về diện mạo cảnh quan, cơ sở hạ tầng thiết yếu, những chuyển biến trên các lĩnh
vực kinh tế, văn hoá, xã hội, lối sống đô thị của các tầng lớp dân cư.
Luận án cũng đưa ra những nhận xét, đánh giá về quá trình đơ thị hố ở huyện Củ
Chi, rút ra những bài học kinh nghiệm, góp phần cung cấp cơ sở lí luận và thực tiễn làm luận
cứ khoa học cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo hiện nay của huyện Củ Chi nói riêng, của các
vùng nơng thơn khác trên cả nước nói chung trong thời kì đơ thị hố.
Kết quả của đề tài cũng góp thêm một nghiên cứu trường hợp về vấn đề đơ thị hố một chủ đề có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong bối cảnh hiện nay.


7

6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án có kết cấu
thành 4 chương
Chương 1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2. Q trình đơ thị hóa huyện Củ Chi từ năm 1997 đến năm 2005
Chương 3. Q trình đơ thị hóa huyện Củ Chi từ năm 2005 đến năm 2015
Chương 4. Một số nhận xét về q trình đơ thị hóa ở Củ Chi.


8
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Khái niệm đơ thị và đơ thị hóa
1.1.1. Đơ thị

Xuất phát từ lịch sử hình thành đơ thị cổ, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng khái niệm
đô thị gồm hai thành tố: đô, thành, trấn, xã hàm nghĩa chức năng hành chính - chính trị; thị
có nghĩa là chợ, mang hàm nghĩa kinh tế, trong đó chức năng chính trị lấn át chức năng kinh
tế. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, định nghĩa trên dường như khơng bao qt hết các khía
cạnh của đơ thị. Chính vì vậy theo các tác giả của cơng trình khoa học Quy hoạch xây dựng
phát triển đô thị, “Đô thị là điểm dân cư tập trung với mức độ cao, chủ yếu là lao động phi
nơng nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên ngành tổng hợp, có vai trị thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, một
huyện hoặc một vùng trong tỉnh, huyện” [2; tr.14].
Ngày 5/10/2001 Nghị định số 72/2001/NĐ-CP được ban hành thay thế cho Nghị
định 132 về việc phân loại đơ thị và cấp quản lý đơ thị. Theo đó, đô thị nước ta là các điểm
dân cư tập trung có đủ hai điều kiện sau: Đơ thị là các thành phố, thị xã, thị trấn được các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập. Về trình độ phát triển: 1- Là trung tâm
tổng hợp hay trung tâm chun ngành có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
vùng lãnh thổ nhất định, nhỏ nhất cũng phải là tiểu vùng trong huyện; 2- Quy mô dân số tối
thiểu của nội thành, nội thị là 4.000 người; 3- Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 65% trở lên
trong tổng số lao động của nội thành, nội thị; 4- Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các cơng trình
cơng cộng phục vụ dân cư đô thị đạt 70% mức quy định đối với từng loại đô thị; 5- Mật độ
dân cư được xác định theo từng loại đô thị phù hợp với đặc điểm từng vùng, tối thiểu 2000
người/km.
Năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009
về việc phân loại đơ thị cũng như đưa ra chương trình phát triển đô thị. Theo Nghị định này,
đô thị ở Việt Nam được phân thành 6 loại: Loại đặc biệt; loại I, II, III, IV, V được cơ quan


9

nhà nước có thẩm quyền quyết định cơng nhận. Theo đó: đơ thị loại đặc biệt là thành phố
trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc;
đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại

thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thành phố thuộc tỉnh có các
phường nội thành và các xã ngoại thành; đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có
các phường nội thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị; Đô thị loại IV là thị xã thuộc
tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị; Đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các
khu phố xây dựng tập trung và có thể có các điểm dân cư nơng thơn.
1.1.2. Đơ thị hóa
Khái niệm đơ thị hóa được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra định nghĩa tùy
theo quan điểm và góc độ tiếp cận.
Theo các nhà địa lý, đơ thị hóa đồng nghĩa với sự gia tăng không gian, mật độ dân
cư, thương mại, dịch vụ hoặc các hoạt động khác mang tính chất phi nơng nghiệp tại một
khu vực. Q trình đơ thị hóa được thể hiện ở các nội dung:
- Sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có. Sự thay đổi này thường khơng phải là tác
nhân chính đối với sự phát triển của đơ thị vì mức độ tăng dân số tự nhiên của thành phố
không cao hơn so với vùng nông thôn.
- Sự chuyển dịch dân cư từ vùng nơng thơn ra thành thị, nói rộng hơn là sự nhập cư
từ các vùng đến đô thị. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới sự gia tăng dân số đột biến trên
một vùng hay lãnh thổ.
- Sự chuyển dịch đất đai từ mục đích sử dụng đất nơng nghiệp sang công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và đất thổ cư.
Theo những nhà quản lý và kinh tế, đô thị hóa “là q trình cấu trúc lại chức năng
của khu vực nơng thơn, là q trình gia tăng phát triển cơng nghiệp và dịch vụ. Vì vậy đơ thị
hóa thường được hiểu như là quá trình song song với sự phát triển công nghiệp và cuộc cách
mạng công nghệ, gia tăng các hoạt động phi nông nghiệp hội tụ trên một khơng gian nhất
định” [72; tr.15].
Có thể thấy rằng đơ thị hóa là một phạm trù rộng lớn, đề cập một cách sâu sắc, toàn


10

diện đến quá trình chuyển đổi mạnh mẽ các lĩnh vực trong đời sống từ kinh tế, xã hội, văn

hóa đến khoa học kỹ thuật và cả không gian cư trú của con người. Tác giả Đàm Trung
Phường đã tổng kết: “Đơ thị hóa là một q trình chuyển dịch lao động, từ hoạt động sơ khai
nhằm khai thác tài ngun thiên nhiên sẵn có như nơng, lâm, ngư nghiệp, khai khống phân
tán trên một diện tích rộng khắp, hầu như toàn quốc sang những hoạt động tập trung hơn
như chế biến sản xuất, xây dựng cơ bản, vận tải, sửa chữa, dịch vụ thương mại, tài chính,
văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật,... Q trình đơ thị hóa diễn ra song song với động thái
phát triển không gian kinh tế - xã hội, trình độ đơ thị hóa phản ánh trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất, của nền văn hóa và phương thức tổ chức lối sống xã hội... Do vậy, có thể
nói đơ thị hóa là một quá trình diễn biến về kinh tế, xã hội, văn hóa, khơng gian gắn liền với
những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển
dịch cơ cấu lao động, sự phát triển đời sống văn hóa, sự chuyển đổi lối sống và sự mở rộng
phát triển không gian thành hệ thống đô thị song song với tổ chức bộ máy hành chính, qn
sự” [105; tr.7].
Mặc dù cịn nhiều cách nhìn khác nhau về đơ thị hóa nhưng nhìn chung các nhà
khoa học đều thống nhất với nhau: đô thị hóa là một vấn đề mang tính tất yếu khách quan
của sự phát triển, có tính phổ biến tồn cầu trên phạm vi rộng lớn. Đây là hiện tượng kinh tế
- xã hội phức tạp, nó diễn ra trong một không gian rộng lớn và khoảng thời gian lâu dài để
chuyển biến các xã hội nông nghiệp - nông dân sang các xã hội đô thị - công nghiệp và thị
dân. Trong luận án này, chúng tôi sử dụng quan điểm rằng: Đơ thị hóa thực chất là q trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội với các đặc trưng sau:
Một là, hình thành và mở rộng quy mơ hạ tầng đô thị hiện đại với quy hoạch về cảnh
quan kiến trúc theo hướng đô thị hiện đại.
Hai là, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
Ba là, những chuyển biến trong đời sống xã hội như thay đổi cơ cấu dân cư, lao động,
chuyển đổi từ lối sống phân tán (mật độ dân cư thưa) sang sống tập trung (mật độ dân cư
cao), chuyển từ lối sống nông thôn sang lối sống thành thị, đi cùng với đó là cách thức quản
lí đơ thị phù hợp.


11


Quan điểm trên chính là định hướng cho chúng tơi trong quá trình thực hiện các nội
dung của luận án.
1.2. Cơng trình nghiên cứu chung về đơ thị và đơ thị hố tại Việt Nam
1.2.1. Cơng trình của các tác giả nước ngồi
Q trình cơng nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở châu
Âu, Bắc Mỹ và cùng với đó là q trình đơ thị hóa đã diễn ra rất rộng rãi ở nhiều quốc gia
trên thế giới. Đến nửa sau thế kỷ XX, thực tế phần lớn cư dân các nước phát triển phương
Tây đã sống ở đơ thị và văn hóa đô thị chi phối các mặt đời sống của họ. Văn hóa đơ thị
trong xã hội hiện đại được nhận thức trên nhiều phương diện, đặc biệt về mặt xã hội và văn
hóa.
Vào thập niên 70 của thế kỷ XX, xuất hiện nhiều cơng trình nghiên cứu có cách tiếp
cận mới về đời sống xã hội, văn hóa đơ thị, tiêu biểu là cơng trình nghiên cứu Vấn đề đơ thị
(1970) của Manuel Castell. Dưới ảnh hưởng của quan niệm mác-xít mới, M. Castell định
nghĩa đơ thị là “một khơng gian cho sự tiêu dùng tập thể”; sau này, M. Castell tiếp tục nghiên
cứu sâu hơn về những tác động của các phong trào xã hội ở đô thị và tính tự trị tương đối
của nhà nước đối với đơ thị. Năm 1972, tác giả Davis, K. trong cuốn World Urbanization
1950-1970 (Đơ thị hố thế giới 1950-1970), (Califonia, 1972) đã phân tích sự thay đổi dân
số nơng thơn - đơ thị trong những năm 1950- 1970 và coi đó là nền tảng của đơ thị hố.
Davis, K. cho rằng: Cơng nghiệp chính là động lực cơ bản đằng sau dẫn đến sự di chuyển
của cư dân nông thôn ra thành thị tìm kiếm việc làm tại các nhà máy, xí nghiệp.
Trong bài viết “The World City Hypothesis, Development and Change” (Giả thuyết
thành phố thế giới, phát triển và thay đổi) của Friedmann, đăng trên International Journal of
Urban and Regional Research, 1986, 17, từ trang 69 đến trang 83, tác giả đã trình bày lý
thuyết tồn cầu hố về đơ thị hoá tiếp tục từ những năm 1970 đến năm 1980 với sự hình
thành của các siêu đơ thị trên thế giới. Tác giả đã đưa ra ba giả thuyết với dân số đơ thị và
khơng gian đơ thị hóa. Thứ nhất là các thành phố trên thế giới tập trung tạo nguồn vốn thế
giới. Thứ hai, sự tăng trưởng kinh tế của các thành phố trên thế giới minh họa cho những
mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản công nghiệp, đáng chú ý nhất là sự phân cực không gian và



12

giai cấp của Hồi giáo. Thứ ba, chi phí cho thành phố trên thế giới thường vượt xa khả năng
tài chính của bang mà kết quả là tiếp tục khủng hoảng tài chính và xã hội.
Tác giả Timberlake M. trong cơng trình World-system Theory and The Study of
Comparative urbanization (Lý thuyết hệ thống thế giới và nghiên cứu về đô thị hóa so sánh),
(In: Smith, M.P and Feagin, J.R (eds.), được công bố bởi The Capitalist City, Blackwell,
Oxford, 1987), đã khẳng định rằng đơ thị hố có thể xem như là một phản ứng nội tại của
địa phương trong kinh tế toàn cầu. Tác giả đã đưa ra các khung lý thuyết để nghiên cứu về
đơ thị hóa so sánh. Tương tự vấn đề này, Kasarda, J.D. và E.M.Crenshaw trong một nghiên
cứu liên ngành Third World Urbanization: Dimensions, Theories, and Determinants (Đơ
thị hóa thế giới thứ ba: kích thước, lý thuyết và các yếu tố quyết định) (Annual Review of
Sociology, 1991, Vol.17) cũng đưa ra ba khung lý thuyết nghiên cứu đơ thị hố dưới cách
tiếp cận hiện đại hố, đó là: 1. Thực trạng đơ thị hố trong bất kỳ xã hội nào phụ thuộc bởi
trạng thái ban đầu khi bắt đầu đơ thị hố. 2. Cơng nghệ là nhân tố quan trọng hơn so với tổ
chức xã hội trong q trình đơ thị hố. 3. Cách thức và mơ hình đơ thị giữa các nước phát
triển và đang phát triển có nhiều điểm tương đồng mặc dù có sự khác biệt về văn hoá. Đồng
thời, các tác giả cũng đưa ra phương pháp phác họa mơ hình đơ thị hóa trong “Thế giới thứ
ba” trong nghiên cứu.
Năm 2000, hai tác giả người Thụy Điển là Ronald Inglehart và Wayne E.Baker hiện
đều đang là giáo sư thuộc Đại học Michigan (Mỹ) đã có cơng trình Hiện đại hóa, biến đổi
văn hóa và sự duy trì những giá trị truyền thống (Bản dịch của Bùi Lưu Phi Khanh, Hà Nội,
2000, tài liệu lưu trữ của Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam). Các ơng cho rằng, trong q
trình hiện đại hóa hiện nay, sự phát triển kinh tế có xu hướng thúc đẩy các xã hội theo một
hướng đi chung, nhưng thay vì hội tụ, chúng dường như tiếp tục những quỹ đạo song song
được hình thành bởi những di sản văn hóa riêng của mình.
Năm 2007, trong cuốn The urbanization of the world (Đơ thị hố thế giới), (In: R.
Burdett and D.Sudjic (eds), The Endless City, Phaidon, London),
E. and M. Kanai, cho rằng tồn cầu hố dẫn đến một tiến trình mới của đơ thị cơng nghiệp

và đưa ra cách tiếp cận mới về việc xét tốc độ đô thị hố trên thế giới từ khía cạnh dân số.


13

Các tác giả nhận định tốc độ đơ thị hố tăng nhanh trong tương lai, tỷ lệ dân số đô thị trên
thế giới sẽ đạt 75% vào năm 2050.
Những công trình nghiên cứu trên đây, tuy nội dung khơng trực tiếp bàn về vấn đề
đơ thị hóa của Việt Nam, nhưng đây là các nguồn tài liệu tham khảo quan trọng, giúp chúng
tơi có cái nhìn tổng qt, mang tính lí luận chung trong q trình thực hiện đề tài.
Liên quan đến q trình đơ thị hóa ở Việt Nam, trước hết có thể kể đến Jhon Kleinen
trong năm 2007 đã cho ra mắt cuốn Đối mặt tương lai, hồi sinh quá khứ: một nghiên cứu về
sự biến đổi xã hội ở một làng Bắc Việt Nam. Trong đó tác giả đã phản ánh những biến đổi
về văn hóa xã hội qua tiến trình lịch sử từ năm 1954 đến những năm đầu Đổi mới (1986) ở
một làng quê thuộc huyện Hoài Đức. Năm 2008, Mike Douglass (Mỹ) đã hoàn thành cơng
trình nghiên cứu và cho xuất bản cuốn Đơ thị hóa vùng ven Đơng Nam Á: bỏ rơi khơng gian
cơng cộng. Trong đó tác giả khẳng định đơ thị hóa đã tạo ra cho Hà Nội một diện mạo mới.
Thành phố đã không những được mở rộng ra các vùng ven đơ theo chiều rộng mà cịn phát
triển theo chiều cao với những khu đô thị cao tầng, khách sạn, nhà hàng, văn phịng… Đó
là những khu đơ thị mới điển hình ở Việt Nam như Phú Mỹ Hưng, Ciputra, Bắc An
Khánh…
Cũng trong năm 2008, tác giả Timothy M. Gorman (Mỹ) trong bài viết Nền kinh tế
hàng ngày: suy nghĩ lại về tính chất khơng chính thống ở Việt Nam đã coi việc gia tăng
nhanh chóng số lượng cư dân nông thôn vào thành phố kiếm sống bằng việc bán hàng rong
là hệ quả tất yếu của đô thị hóa. Từ đó tác giả đề xuất với chính quyền thành phố nên sắp
xếp lại công ăn việc làm, bố trí nơi ở và quản lý họ, thay vì áp dụng các biện pháp hành chính
cứng nhắc.
Các cơng trình nghiên cứu, các luận văn, luận án, các bài viết trên đây đã thể hiện rõ
đơ thị hóa là một q trình tất yếu diễn ra mạnh ở nước ta, làm biến đổi mạnh mẽ và hết sức
sâu sắc về kinh tế, văn hóa - xã hội Việt Nam, đặc biệt trong thế kỉ XX và bước sang thế kỉ

XXI.
1.2.2. Công trình của các tác giả trong nước
Đầu tiên phải kể đến nghiên cứu về đơ thị dưới góc độ sử học. Đó là những cơng


14

trình nghiên cứu của các nhà sử học về sự hình thành và phát triển của các đơ thị cổ ở Việt
Nam. Trước hết là cuốn Đô thị cổ Việt Nam do Viện Sử học xuất bản năm 1989. Đây là một
cơng trình tập hợp nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu lịch sử đi sâu nghiên cứu về các đơ
thị cổ trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam như Thăng Long, Hoa Lư, Phố Hiến,
Hội An. Bên cạnh đó, có thể kể đến cơng trình Đô thị Việt Nam dưới triều Nguyễn của các
tác giả Nguyễn Thừa Hỷ, Đỗ Bang, Nguyễn Văn Đăng (NXB Thuận Hóa, 2000).
Từ năm 1986 đến nay, q trình đơ thị hóa diễn ra khá mạnh mẽ. Để phản ánh q
trình đó, cho đến nay đã có một số cơng trình nghiên cứu về đô thị trên các phương diện và
nhiều chuyên ngành khác nhau. Trong thập niên 80 - 90 thế kỷ XX, các nhà kinh tế học, xã
hội học, nhân học đã quan tâm ngày càng nhiều hơn về vấn đề đơ thị và đơ thị hóa. Trong
đó, tác giả Đàm Trung Phường là một người rất tâm huyết với vấn đề đô thị của nước ta.
Hầu hết các nghiên cứu, tác giả thể hiện rõ cái nhìn tổng quát về các vấn đề đô thị của thế
giới và Việt Nam, sự đánh giá sâu sắc về thực trạng và triển vọng của đô thị Việt Nam. Một
trong những cơng trình có giá trị nhất của tác giả là cuốn Đơ thị Việt Nam (NXB Xây dựng,
1995) được hồn thành trong khuôn khổ đề tài “Chiến lược xây dựng và phát triển đơ thị
Việt Nam” có mã số KC. 11 do Phạm Sĩ Liêm làm chủ nhiệm. Trong công trình cơng phu
này, tác giả đã đúc rút được nhiều kết quả quan trọng từ thực tiễn khảo sát, từ đó đề ra chiến
lược phát triển đơ thị ở Việt Nam.
Cuốn Đơ thị hóa tại Việt Nam và Đơng Nam Á (NXB TP. Hồ Chí Minh, 1996) do
Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, thuộc Viện khoa học xã hội tại TP. Hồ Chí Minh thực
hiện. Cuốn sách gồm 4 chương, đề cập đến nhiều khía cạnh của vấn đề đơ thị hóa. Trong
chương 1, các tác giả khái lược về xu thế đơ thị hóa của các nước Đơng Nam Á và các thành
phố tại Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến TP. Hồ Chí Minh. Chương 2 nêu lên những vấn

đề bất cập xuất phát từ hiện tượng đơ thị hóa như nhu cầu quản lí đơ thị, bảo vệ môi trường,
tăng dân số cơ học, nhà ở, việc làm… Chương 3 nhấn mạnh đến vấn đề môi trường nhân
văn, mơi trường văn hóa trong q trình phát triển đơ thị. Chương 4 là vài nét nhìn về q
khứ, dựng lại tiến trình đơ thị hóa trong lịch sử, giới thiệu một số đô thị cổ nổi tiếng trên thế
giới cũng như Việt Nam. Tuy nhiên, do cuốn sách là tập hợp các bài viết của các tác giả


×