Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh) từ năm 1997 đến năm 2015 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.31 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ YẾN
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN THUẬN
THÀNH (TỈNH BẮC NINH)
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60220313

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC

HÀ NỘI, 2017


Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học Xã hội
Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HÀ MẠNH KHOA

Phản biện 1:........................................................................
Phản biện 2:........................................................................

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
họp tại: Học viện Khoa học xã hội .... giờ ..... ngày ..... tháng ..... năm
........

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nội dung cốt lõi trong đường
lối phát triển kinh tế - xã hội đã được Đảng đề ra trong thời kỳ đổi
mới nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược là đưa Việt Nam từ một
nước nông nghiệp chậm phát triển trở thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại.
Thực hiện đường lối của Đảng, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc
Ninh, cùng với nhân dân cả nước trong nhiều năm qua đã ra sức phát
huy tiềm năng, thế mạnh, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách,
từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Huyện Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh, Huyện Thuận Thành
thuộc tỉnh Bắc Ninh, tiếp giáp với các tỉnh Hà Nội, Hải Dương và
Hưng Yên, có vị trí địa lý thuận lợi, truyền thống văn hóa lịch sử lâu
đời rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội KT - XH). Cùng với
sự phát triển chung của cả tỉnh trong công cuộc đổi mới, cơ cấu kinh tế
của huyện Thuận Thành trong những năm gần đây đã có chuyển biến
tích cực tạo ra bước phát triển cao trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội.
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn những
mặt hạn chế cần khắc phục. Tình hình đó đặt ra yêu cầu bức thiết phải
tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Việc đánh giá đầy đủ, khách quan, khoa học quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của huyện Thuận Thành là một vấn đề có ý nghĩa quan
trọng đối với quá trình phát triển kinh tế của huyện trong những năm
tới và góp phần vào việc tổng kết thực tiễn lãnh đạo kinh tế trong
những năm tiếp theo.
1



Việc nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Thuận
Thành và rút ra những bài học kinh nghiệm là điều cần thiết và có
tầm quan trọng đặc biệt không chỉ đối với địa phương mà còn có ý
nghĩa với một số địa phương khác có đặc điểm, vị trí, điều kiện tương
tự trong cả nước.
Do đó tôi chọn đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1997 đến năm 2015” làm đề tài luận
văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã
được nhiều cơ quan, nhà khoa học, nghiên cứu sinh và học viên cao
học nghiên cứu. Ngoài ra, còn một số công trình khoa học nghiên cứu
về lịch sử đảng bộ các xã, thị trấn ở huyện Thuận Thành và một số tài
liệu có liên quan đến lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội ở Thuận
Thành. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện từ năm 1997 đến năm 2015
dưới góc độ khoa học lịch sử
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn
- Làm rõ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Thuận
Thành trong những năm 1997 đến năm 2015.
- Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Thuận
Thành từ năm 1997 đến năm 2015.
- Rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của huyện.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn
- Trình bày một cách có hệ thống quá trình huyện Thuận Thành
vận dụng chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và của
2



Đảng bộ Bắc Ninh vào việc xây dựng chủ trương và lãnh đạo thực
hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của của từ năm 1997 đến năm 2015.
- Phân tích, đánh giá những kết quả, thành tựu, hạn chế của quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện và làm rõ nguyên nhân
của những kết quả đó.
- Rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của huyện.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong các ngành nông nghiệp;
công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; thương mại – dịch vụ; những kết
quả, thành tựu, hạn chế, của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện
Thuận Thành từ năm 1997 đến năm 2015.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn
- Về nội dung: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có một số nội dung
chính là chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu vùng
kinh tế, chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Nhưng trong Luận
văn chỉ tập trung nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
nông nghiệp; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp;dịch vụ, thương
mại) của huyện Thuận Thành.
- Về thời gian: Đề tài luận văn nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của huyện Thuận Thành từ năm 1997 đến năm 2015.
- Về không gian: Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Thuận Thànhu, tỉnh Bắc Ninh.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Đề tài luận văn thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản
Việt Nam qua các kỳ Đại hội, quan điểm của Đảng được thể hiện

3


trong các Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng, các kết luận
được tổng kết trong các văn kiện Đảng.
- Tác giả luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu để nghiên
cứu, trình bày như: phương pháp lịch sử; phương pháp lôgic; kết hợp
giữa phương pháp lịch sử với phương pháp lôgic. Ngoài ra, luận văn
còn sử dụng một số phương pháp khác như tổng hợp, thống kê, so
sánh, phân tích, hệ thống hóa, để đánh giá thực tiễn chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ở huyện Thuận Thành…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Hệ thống hóa các chủ trương, biện pháp chỉ đạo của Đảng bộ
huyện Thuận Thành về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện từ năm
1997 đến năm 2015.
- Đánh giá, luận giải sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện từ
năm 1997 đến năm 2015.
- Rút ra một số nhiệm vụ và giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo
trong giảng dạy và nghiên cứu lịch sử huyện Thuận Thành trong thời
kỳ đổi mới.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ
lục, Luận văn gồm 4chương.

4


Chƣơng 1

KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ TÌNH
HÌNH KINH TẾ HUYỆN THUẬN THÀNH TRƢỚC NĂM 1997
1.1. Về điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Thuận Thành là huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh nằm trong vùng đồng
bằng Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc thúc đẩy phát
triển một nền kinh tế đa dạng; nông nghiệp, dịch vụ thương mại,
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
1.1.2. Địa chất - địa hình
Với vị trí địa lý nằm giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình
chung toàn huyện khá bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng hệ
thống kênh mương tưới, tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp, cũng
như xây dựng hệ thống đường giao thông phục vụ cho dân sinh và
lưu thông hàng hóa giữa các xã, thị trấn trên địa bàn huyện và các
khu vực lân cận
1.1.3. Thời tiết, khí hậu
Huyện Thuận Thành thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có
mùa đông giá lạnh. Nhìn chung, Thuận Thành có điều kiện khí hậu
thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Yếu
tố hạn chế lớn nhất đối với sản xuất nông nghiệp là mưa lớn tập trung
theo mùa thường gây ngập úng các khu vực thấp, trũng ảnh hưởng
đến việc thâm canh tăng vụ mở rộng diện tích.
1.1.4. Thủy văn
Thuận Thành có nguồn nước mặt tương đối dồi dào bao gồm
nhiều sông Đuống, sông Liễu Khê, sông Dâu, sông Nguyệt Đức, sông
Đông Côi, sông Bùi cùng hệ thống sông ngòi, kênh mương và số
5


lượng ao hồ dày đặc tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nước ngọt

quanh năm cho sản xuất, cũng như cải tạo đất.
1.2. Về đặc điểm dân cư
Thuận Thành là vùng đất có dân số khá đông

năm 1997 là

137.005 người), mật độ dân số khá cao vào khoảng 1.162 người/km2
mật độ của cả tỉnh Bắc Ninh là 1.133 người/km2). [10, tr.37], dân tộc
chủ yêu là người Kinh.
2. 1 Đặc điểm văn hóa, xã hội
Huyện Thuận Thành là vùng đất cổ, trong quá trình đấu tranh
dựng nước và giữ nước, nhân dân Thuận Thành đã viết nên trang sử
quê hương rạng rỡ với truyền thống văn hoá đặc sắc, lâu đời gắn liền
với truyền thống kiên cường trong đấu tranh cách mạng.
Sự phát triển của Thuận Thành xưa và nay gắn liền với những di
tích lịch sử văn hoá nổi tiếng: Làng tranh Đông Hồ xã Song Hồ),
Lăng Thuỷ Tổ Kinh Dương Vương xã Đại Đồng Thành), chùa Bút
Tháp xã Đình Tổ) chùa Dâu…
Một trong những thành tựu nổi bật về văn hóa xã hội của huyện
phải kể đến sự nghiệp giáo dục của huyện. Truyền thống hiếu học
cũng như những thành tích trong giáo dục của huyện luôn là tấm
gương đi đầu toàn tỉnh. Sự nghiệp y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
cộng đồng đã có chuyển biến tích cực góp phần chăm sóc tốt sức
khỏe cộng đồng.
3.1. Tình hình kinh tế huyện Thuận Thành trƣớc năm 1997
Sau mười năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, bước đầu
cơ chế mới trong quản lý kinh tế của huyện được hình thành thúc đẩy
kinh tế từng bước phát triển mới.
Thực hiện chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa của Đại hội lần thứ XVIII năm

6


1995), Đảng bộ huyện Thuận Thành nên cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ - thương mại huyện có
bước phát triển và đạt được những kết quả khả quan.
Trong sản xuất nông nghiệp: Huyện Thuận Thành đã đổi mới cơ
cấu cây trồng, luân canh tăng vụ theo hướng sản xuất hàng hóa, đưa
vào sản xuất các giống cây trồng mới cũng như tăng cường đầu tư
khoa học kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới trong sản xuất nông
nghiệp. Đến năm 1995 tổng diện tích gieo trồng trên toàn huyện là
15.594,5 ha, tổng sản lượng quy thóc toàn huyện đạt 45.068 tấn; năng
suất lúa từ 44 tạ/ha 1991) tăng lên 48,7 tạ/ha 1995); lương thực
bình quân đầu người của huyện từ 260,7 kg 1991) lên 306 kg
(1995].
Chăn nuôi gia súc, gia cầm của huyện cũng không ngừng phát
triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Số lượng đàn gia súc, gia cầm
đều tăng.
Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện cũng
được phát triển. Một số ngành nghề khá phát triển như: sản xuất vật
liệu xây dựng, vận tải, chế biến nông sản thực phẩm, cơ khí. Giá trị
tổng sản lượng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp không ngừng
tăng, năm 1991 đạt 4,145 tỷ đồng đến năm 1994 tăng lên 6,5 tỷ đồng.
Tổng sản phẩm giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện
trong 5 năm từ năm 1991đến năm 1995 đạt 24,393 tỷ đồng. Cơ cấu
kinh tế của huyện bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ
trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Về dịch vụ, thương mại huyện Thuận Thành ngày càng mở rộng
và đa dạng hơn.
Trong những năm tiếp theo nhờ đẩy mạnh CDCCKT, cơ cấu cây

trồng vật nuôi đi đôi với phân vùng sản xuất, dịch vụ do vậy nền kinh
7


tế của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng
khá. Nhìn chung nền kinh tế của huyện phát triển đều ở cả mọi
ngành, mọi lĩnh vực.
Tiểu kết chương 1
Thuận Thành từ xưa vẫn nổi tiếng là mảnh đất có bề dày lịch sử văn hoá và truyền thống cách mạng, nhân dân trong huyện cần cù,
thông minh, dũng cảm và sáng tạo trong lao động, sản xuất và chiến
đấu. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, nhân dân trong
huyện không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên thực hiện thắng lợi các
mục tiêu KT-XH, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh những
cố gắng và tiến bộ đã đạt được việc thực hiện các mục tiêu phát triển
kinh tế trong những năm qua còn nhiều thiếu xót, khuyết điểm. Đảng
bộ huyện đã xem xét lại, rút kinh nghiệm để tìm ra hướng đi mới
nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự CDCCKT theo hướng CNH, HĐH để
phát huy tiềm năng thế mạnh hiện có của địa phương.
Chƣơng 2
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG NGHIỆP
2.1. Trong trồng trọt
Trong trồng trọt chủ yếu gồm cây lương thực và cây hoa màu.
Với việc đầu tư về giống, khoa học kỹ thuật vào trồng trọt nên trong
lĩnh vực trồng trọt của huyện diễn ra quá trình chuyển dịch theo
hướng giảm diện tích trồng trọt nhưng sản lượng và năng suất gieo
trồng tăng. Trong cơ cấu cây trồng thì lúa vẫn chiếm ưu thế chính,
diện tích và sản lượng hoa màu ngày càng giảm. Tỷ trọng ngành
trồng trọt ngày càng có xu hướng giảm trong cơ cấu kinh tế nông
8



nghiệp của huyện, năm 2000 đạt 61,2%, năm 2005 còn 52,6%, năm
2010 48% và năm 2015 là 43%
2.1.1. Cây lương thực: là cây trồng chủ đạo trong diện tích trồng
trọt của huyện, trong đó chủ yếu là trồng lúa. Ngoài ra còn có một số
cây lương thực khác như: ngô, khoai lang. Tuy nhiên các cây này đều
có xu hướng giảm về diện tích cũng như sản lượng đặc biệt là từ
những năm từ 2010 đến năm 2015. Nguyên nhân là do:
Thứ nhất, Diện tích đất nông nghiệp giảm
Thứ hai, Chủ trương của Đảng bộ huyện đẩy mạnh chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp,ttăng tỷ trong công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp và thương mại – dịch vụ. Trong kinh tế nông nghiệp lại giảm
trỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi.
2.1.2 Cây rau màu: Chủ yếu là các cây khoai tây, lạc, đậu
tương...Cũng giống như các cây lương thực khác, các cây hoa màu
của huyện cũng có xu hướng giảm dần về diện tích cũng như sản
lượng, đặc biệt là trong những năm gần đây và cũng do hai nguyên
nhân chủ yếu như trên.
2.2. Về chăn nuôi: Chăn nuôi của huyện Thuận Thành ngày càng
phát triển đa dạng, gồm chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy
sản. Các hoạt động chăn nuôi ngày càng được đẩy mạnh theo hướng
sản xuất hàng hóa. Trên toàn huyện đã hình thành nhiều trang trại
chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp, bán công nghiệp. Vì vậy
mà tỷ trọng chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng.
Năm 2000 chiếm 36,6%, năm 2005 chiếm 44,1%, năm 2010 chiếm
48% và năm 2015 chiếm 51%. Trong chăn nuôi chủ yếu tập trung
vào các con giống như trâu, bò, lợn, gia cầm và thả cá.
2.2.1.Chăn nuôi lợn: Nhờ nguồn thức ăn tại chỗ dồi dào cùng
với việc áp dụng khoa học kỹ thuật chăn nuôi và công tác phòng

9


dịch luôn chủ động nên tổng đàn lợn trong toàn huyện ngày càng
phát triển. Tỷ lệ lợn hướng nạc ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong
đàn.Bên cạnh đó mô hình chăn nuôi trang trại ngày càng mở rộng và
từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế nên đàn lợn của huyện liên tục
tăng cao, chất lượng, sản lượng ổn định. Từ năm 1997 đến năm
2010 tổng số đàn lợn của huyện tăng từ 51.135 con lên 89.362 con.
Nhưng đến năm 2010 – 2015 đàn lợn của huyện có xu hướng giảm
nhẹ từ 89.362 con xuống còn 84.904 con. Nguyên nhân của việc đàn
lợn giảm là do:
Thứ nhất, công tác phòng chống dịch bệnh còn chưa chủ động
khiến dịch bệnh bùng phát nên số đàn lợn giảm.
Thứ hai, nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm từ lợn đã
giảm nên ảnh hưởng đến đàn lợn.
Thứ ba, do chủ trương đẩy mạnh hơn nữa chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại,
giảm dịch vụ của ngành nông nghiệp nên tác động và làm giảm số
đàn lợn trong huyện.
2.2.2. Chăn nuôi trâu, bò: Nhìn chung chăn nuôi trâu, bò của
huyện ngày càng có xu hướng giảm dần trong đó giảm mạnh nhấtt
vào những năm từ 2010 đến 2015. Trong chăn nuôi trâu bò chú
trọng vào các giống mới như bò lai sind, trâu, bò thương phẩm.
Nuôi trâu bò trên địa bàn huyện giảm là do:
Thứ nhất, nhu cầu sức kéo trong sản xuất nông nghiệp giảm
Thứ hai, là nuôi trâu, bò trong thời gian này của huyện tập trung chủ
yếu nuôi bò sữa và trâu, bò lấy thịt. Tuy nhiên do chưa có thị trường
tiêu thụ lớn nên số lượng còn có hạn.
Thứ ba, nguồn thức ăn cho trâu, bò ngày càng hạn chế do diện

tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp
10


2.2.3. Chăn nuôi gia cầm: Chủ yếu là ngan, vịt, gà…Nhìn
chung chăn nuôi gia cầm của huyện có xu hướng tăng. Năm 1997
đàn gia cầm của huyện có 462 nghìn con đến năm 2010 tăng lên
thành 611 nghìn con, tăng 149 nghìn con. Nguyên nhân là vì:
Thứ nhất, một phần đất trồng lúa hai vụ không ăn chắc của
huyện đã chuyển thành các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Thứ hai, về con giống bà con nông dân đã có sự đầu tư đưa các
con giống tốt có giá trị kinh tế cao vào nuôi trồng như: ngan pháp.,
vịt siêu trứng, .. nên đàn gia cầm của huyện ngày càng tăng lên.
Thứ ba, nhờ kết hợp tốt mô hình VAC với hướng dẫn kỹ thuật
chăn nuôi và làm tốt công tác thú y nên đàn gia súc, gia cầm trên địa
bàn liên tục tăng .
Tuy nhiên từ năm 2010 đến năm 2015 tổng đàn gia súc, gia
cầm trên địa bàn huyện lại có xu hướng giảm từ 611 nghìn con
xuống còn 593 nghìn con, giảm 18 nghìn con. Sở dĩ lại có sự giảm
số lượng đàn gia súc, gia cầm như vậy là do:
Thứ nhất, thời gian này một phần diện tích ao hồ chăn nuôi gia
súc, gia giảm.
Thứ hai, công tác phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm
còn chưa kịp thời và chủ động
Thứ ba, do chủ trương đẩy mạnh hơn nữa chuyển dịch cơ cấu
theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại, giảm dịch
vụ của ngành nông nghiệp
2.2.4. Nuôi trồng thuỷ sản: Quá trình công nghiệp hóa đã làm
cho nuôi trồng thủy sản diễn ra quá trình chuyển dịch mạnh mẽ. Diện
tích, sản lượng thủy sản của huyện Thuận Thành có xu hướng tăng

liên tục. Diện tích năm 1997 đến năm 2010 tăng từ 335 ha lên 630
ha, tăng 295 ha. Nguyên nhân là do:
11


Thứ nhất, một phần đất trồng lúa hai vụ không ăn chắc của
huyện đã chuyển thành các trang trại nuôi trồng thủy sản.
Thứ hai, do đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản theo mô hình trang
trại và bán công nghiệp nên nhiều gia đình đã kết hợp giữa chăn nuôi
gia súc, gia cầm vơi nuôi trồng thủy sản do vậy mà diện tích nuôi
trồng thủy sản của huyện tăng lên.
Tuy nhiên diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện lại có xu
hướng giảm xuống từ năm 2010 đến năm 2015, giảm từ 630 ha
xuống còn 547 ha, giảm 83 ha. Nguyên nhân là do: Thời gian này
một phần diện tích ao hồ nuôi trồng thủy sản trong huyện được sử
dụng để xây dựng các khu công nghiệp nên diện tích nuôi trồng thủy
sản giảm và chủ trương tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương
mại, giảm dịch vụ của ngành nông nghiệp của Đảng bộ huyện.
Về sản lượng thủy sản thì liên tục tăng qua các năm. Năm 1997
sản lượng thủy sản của huyện đạt 663 tấn đến năm 2015 tăng lên đạt
3.037 tấn, tăng 2.374 tấn. Nguyên nhân là do:
Thứ nhất, do bà con nông dân đã đưa vào các con giống có
năng suất, chất lượng cao như: cá chép lai, rô phi đơn tính, cá chim
trắng, tôm càng xanh...
Thứ hai, do bà con được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, ngăn
ngừa dịch bệnh nên sản lượng nuôi trồng thủy sản phát triển cả về
sản lượng và giá trị.
Với diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện luôn
tăng lên như vậy nên giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản trong sản
xuất nông nghiệp của huyện tăng lên liên tục từ 7,4 tỷ đồng năm

2000 lên 14,2 tỷ đồng năm 2005, 104,7 tỷ năm 2010 và 145 tỷ năm
2015
12


Đặc biệt trong nuôi trồng thủy sản của huyện đã gắn với sản
xuất hàng hóa, thị trường tiêu thụ. Trong huyện đã hình thành các
trang trại nuôi trồng thủy sản có quy mô lớn, tách khỏi khu dân cư.
Từ năm 2010 đến năm 2015 trên địa bàn toàn huyện đã có phát triển
được hơn hơn 100 trang trại trong đó có hơn 10 trang trại nuôi trồng
thủy sản.
Tóm lại, trong sản xuất nông nghiệp của huyện Thuận Thành từ
năm 1997 đế năm 2015 có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng sản
xuất hàng hóa. Tỷ trọng chăn nuôi đã chiếm ưu thế ngày càng tăng,
tỷ trọng trồng trọt ngày càng giảm và trong thời gian tới huyện Thuận
Thành vẫn tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để xây dựng
một nền nông nghiệp hàng hóa theo hướng hiện đại xứng tầm với
tiềm năng và thế mạnh của huyện.
Tiểu kết chương 2
Sau gần 20 năm tiến hành CDCCKT, ngành nông nghiệp của
huyện đã có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng sản xuất nông nghiệp
ngày càng có xu hướng giảm trong cơ cấu kinh tế huyện, trong cơ
cấu ngành nông nghiệp thì tỷ trọng chăn nuôi ngày càng lớn và tỷ
trọng trồng trọt ngày càng nhỏ. Trong trồng trọt và chăn nuôi đã phát
triển theo mô hình công nghiệp và bán công nghiệp, hình thành các
trang trại chăn nuôi gia hay các vùng chuyên canh cây lúa với diện
tích lớn mang lại giá trị kinh tế cao.
Bên cạnh những kết quả to lớn đó sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành nông nghiệp của huyện vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế mà nổi

bật là sản xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu dựa vào tiềm năng thế mạnh
hiện có của vùng… Điều đó đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân Thuận
Thành trong thời gian tới phải ra sức đảy mạnh CDCCKT hơn nữa.
13


Chƣơng 3
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT
CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP VÀ
THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ
3.1. Trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Trong sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện
diễn ra quá trình chuyển dịch mạnh, hình thành các khu công nghiệp,
cụm công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ. Sản phẩm công nghiệp có sự
phong phú, đa dạng. Giá trị sản xuất công nghiệp ngày càng tăng nên
tỷ trọng sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ
cấu kinh tế của huyện.
3.1.1. Trong sản xuất công nghiệp
Thời gian đẩu khi mới tái lập tỉnh, sản xuất công nghiệp không
sản xuất công nghiệp của huyện thường gắn với các sản xuất nông
nghiệp hoặc nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương. Các sản phẩm
công nghiệp chủ yếu là say xát ngô, thóc; sản xuất đồ dùng gia đình;
các sản phẩm dệt, may mặc; khai thác chế biến tre, gỗ; sản xuất giấy
và sản phẩm từ giấy; sản xuất gạch nung; sản xuất đậu phụ, mỳ,
miến…. Phương pháp tiến hành sản xuất các sản phẩm công nghiệp
thường theo phương pháp thủ công là chính,vì vậy mà sản lượng và
giá trị công nghiệp thời kỳ này chưa cao, giá trị sản xuất công nghiệp
của huyện như sau: 34 tỷ đồng năm 1997 và 92 tỷ đồng năm
2000. Giá cố định 1994).
Tuy nhiên từ những năm 2010 trở đi huyện Thuận Thành đã ưu

tiên đầu tư cho phát triển công nghiệp nghiệp nên sản xuất công
nghiệp nên kinh tế ngành công nghiệp của huyện có nhiều khởi sắc.
Sự phát triển ngành công nghiệp của huyện thể hiện rất rõ
trong việc hình thành các khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công
14


nghiệp.Từ năm 2005 đến năm 2015 trên địa bàn huyện đã xây dựng
được 3 cụm công nghiệp Xuân Lâm, Thanh Khương, Hà Mãn – Tríu
Quả ngoài ra các khu công nghệp vừa và nhỏ vẫn tiếp tục được hoàn
thiện xây dựng.
Sản phẩm công nghiệp thời kỳ này ngoài sự phong phú và đa
dạng hơn, có chất lượng tốt hơn, giá trị kinh tế cao hơn thì đã xuất
hiện những sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật hiện đại như: điện dân
dụng, các thiết bị điện tử, các linh kiện điện tử...
Với cơ chế thoáng, nhiều chính sách thu hút đầu tư kinh doanh và
đặc biệt điều kiện cơ sở hạ tầng ngày càng tốt phục vụ sản xuất công
nghiệp nên số doanh nghiệp đăng ký sản xuất kinh doanh trên địa bàn
huyện từ năm 2005 đến năm 2015 vì thế ngày càng tăng từ 66 doanh
nghiệp lên 324 doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài.
Với những chủ trương trên nên giá trị sản xuất công nghiệp
ngày càng tăng, trr trọng sản xuất công nghiệp ngày càng chiếm ưu
thế lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện.năm 2000 chiếm 25,1% đến
năm 2010 lên đến 33,9% và năm 2015 là 42%.
Mặc dù đã có sự phát triển như vậy tuy nhiên sản xuất công
nghiệp của huyện vẫn còn chưa phát triển tương xứng với lợi thế của
huyện. Sản xuất công nghiệp của huyện hầu như chưa có những dự
án lớn, những doanh nghiệp lớn đầu tư sản xuất kinh doanh. Số
doanh nghiệp và vốn đầu tư của nước ngoài vẫn còn hạn chế...do đó
cần phải được giải quyết tốt trong thời gian sau.

3.1.2. Trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp
Tuy không đóng vai trò chủ lớn trong phát triển kinh tế xã hội
của huyện nhưng việc phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp cũng
đã làm thay da đổi thịt cho bộ mặt kinh tế của huyện. Sản xuất tiểu
15


thủ công nghiệp của huyện thường gắn với thị trường tiêu thụ và các
sản phẩm có lợi thế của huyện là hàng nông sản và thủy sản...
Trong thời gian đầu khi mới tái lập tỉnh thì sản xuất tiểu thủ
công nghiệp của huyện lại diễn ra khá phong phú về số lượng nghề
thủ công cũng như sản phẩm thủ công. Thời kỳ này hầu như ở địa
phương nào trong huyện cũng có những nghề thủ công tuy nhiên chỉ
có một số địa phương phát triển nhân rộng quy mô sản xuất và trở
thành các làng nghề thủ công truyền thống như: Làng tranh dân gian
ở Đông Hồ, nghề làm vàng mã ở Song Hồ, nghề dệt vải ở Hoài
Thượng, nghề làm đậu phụ ở Trà Lâm...
Tuy nhiên đến những năm gần đây, các nghề thủ công dân gian
dần dần bị mai một, một số nghề đã không còn được sản xuất nữa như
nghề ươm tơ dệt vải ở Hoài Thượng, nghề đúc đồng ở Nguyệt Đức...
Sự thiếu vắng các nghề và làng nghề thủ công truyền thống
trong những năm gần đây là do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, sự phát triển của các nghề công nghiệp hiện đại đã
đem lại giá trị kinh tế cao nên đã thu hút lao động chuyển sang sản
xuất trong các ngành công nghiệp hiện đại.
Thứ hai, các nghề thủ công truyền thống chủ yếu sản xuất theo
phương pháp thủ công, kinh doanh hộ gia đình nên giá trị kinh tế thấp.
Thứ ba, nhu cầu thị hiếu của xã hội thay đổi, các sản phẩm
công nghiệp ngày càng chiếm ưu thế và được sử dụng rộng rãi trong
các gia đình nên sản phẩm thủ công không cạnh tranh được do đó

không được sản xuất nhiều.
Mặc dù giá trị kinh tế mạng lại của các nghề thủ công truyền
thống, sản xuất tiểu thủ công nghiệp không cao, tuy nhiên nó lại có
một ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội của huyện. Do vậy
việc duy trì và phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp rất cần thiết
16


và có ý nghĩa nên huyện Thuận Thành đã chủ trương duy trì và khôi
phục các nghề thủ công truyền thống. Bên cạnh đó Thuận Thành
cũng phát triển một số nghề mới như làm hương, mây tre đan, thêu
ren xuất khẩu tạo việc làm cho hàng trăm lao động.
Tóm lại cùng sự phát triển kinh tế của cả huyện, kinh tế ngành
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện cũng có sự chuyển dịch
lớn theo hướng tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện. Tuy
nhiên xét về tổng thể thì sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công
nghiệp của huyện vẫn chưa thực sự hiệu quả, tỷ trọng sản xuất công
nghiệp mặc dù đã tăng lên nhiều và đứng đầu trong cơ cấu kinh tế
của huyện nhưng vẫn còn khá khiêm tốn. Để thực hiện chuyển dịch
kinh tế ngành công nghiệp của huyện trong thời gian tới đạt hiệu quả
thì đòi hỏi cần phải đầu tư hơn nữa về cơ sở hạ tầng cũng như ứng
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
3.2. Trong thƣơng mại - dịch vụ
3.2.1. Trong thương mại
Trong thời gian đầu khi mới tái lập tỉnh sản xuất thương mại
của huyện chưa được chú trọng. Số hộ kinh doanh thương mại năm
1997 đạt 645 hộ đến năm 2001 lên 884 hộ. Các mặt hàng chính vẫn
là sản phẩm lương thực, thực phẩm, đồ dùng gia đình, may mặc. Số
hộ kinh doanh nhà hàng và các hoạt động dịch vụ không nhiều trong
tổng số 645 hộ kinh doanh năm 1997 thì có 170 hộ đến năm 2001

tăng lên 212 hộ. Thời kỳ này các hoạt động thương mại chủ yếu diễn
ra ở các chợ nông thôn, kinh doanh theo hình thức tự do. Hàng hóa
trao đổi chủ yếu là các mặt hàng nông sản trong vùng.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, cơ
cấu kinh tế nông nghiệp và công nghiệp của huyện đã có sự chuyển
17


dịch theo hướng sản xuất hàng hóa nên các hoạt động thương mại
cũng ngày càng phát triển và chuyển dịch đáng kể.
Số hộ kinh doanh thương mại ngày càng tăng, hàng hóa đa
dạng đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Năm 2005 toàn
huyện có 3.086 cơ sở kinh doanh thương mại đến năm 2010 lên đến
5.061 cơ sở.
Hệ thống mạng lưới chợ nông thôn trên địa bàn huyện cũng
được đầu tư mở rộng. Ngoài ra các trung tâm thương mại ở thị trấn
Hồ và chợ đầu mối ở thị tứ Dâu, Trạm Lộ, Nghĩa Đạo…cũng được
đưa vào sử dụng để xúc tiến thương mại, quảng bá, tiêu thụ sản phấm
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp của địa phương.
3.2.2. Trong dịch vụ
Dịch vụ bưu chính viễn thông của huyện phát triển nhanh, cơ
sở vật chất của ngành từng bước được hiện đại hóa; chất lượng dịch
vụ được cải thiện đáng kể, phục vụ ngày càng tốt hơn yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội và nhu cầu nhân dân. Nhất là sự phát triển cuat
tốc độ sử dụng phổ biến mạng Internet trong toàn huyện và sử dụng
điện thoại di động.
Sự phát triển về cơ sở hạ tầng của huyện đã thúc đẩy hoạt
động dịch vụ vận tải của huyện phát triển. Đặc biệt một số tuyến xe
buýt được hình thành nên việc đi lại giao thương trở nên thuận lợi
hơn.

Với lợi thế về vị trí địa lý cũng như có nhiều di tích văn hóa
lịch sử lâu đời nên hoạt động dịch vụ du lịch của huyện có nhiều tiềm
năng phát triển, đặc biệt là các điểm du lịch tâm linh như: Chùa Dâu,
chùa Bút Tháp, Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương...vừa đáp ứng
nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân vừa đóng góp vào
sự phát triển kinh tế của huyện.
18


Như vậy cùng với sự phát triển chung của kinh tế nông nghiệp,
công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp thì ngành tương mại -dịch vụ của
huyện cũng có sự chuyển dịch lớn, đưa tỷ trong của ngành ngày càng
tăng trong cơ cấu kinh tế của huyện. Năm 2000 chiếm 22,7% đến
năm 2010 là 39%.
Với sự phát triển của các ngành nông nghiêp, công nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp và thương mại – dịch vụ nên giá trị tổng sản
phẩm xã hội và thu nhập bình quân đầu người của huyện tăng lên
đáng kể, đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Tiểu kết chƣơng 3
Tóm lại trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn thách thức, nhưng
nhờ sự chỉ đạo điều hành nhanh nhạy, kịp thời của UBND huyện, sự
nỗ lực phấn đấu của các ngành các cấp nên đạt được kết quả quan
trọng. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh và toàn diện, năm sau cao hơn
năm trước. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch đúng hướng và nhanh
hơn. Nông nghiệp từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa, công
nghiệp -tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ có bước phát
triển.
Tuy nhiên, kinh tế huyện nhà phát triển chưa thật bền vững,
hiệu quả, sức cạnh tranh chưa cao. Cơ cấu kinh tế còn nặng về nông

nghiệp; các nguồn lực chưa được khai thác triệt để; việc quy vùng
sản xuất hang hóa đầu tư chưa đồng đều ở các cơ sở, một số nới thực
hiện còn chậm. Diện tích cây màu vụ đông giảm mạnh, tỷ trọng chăn
nuôi trong nông nghiệp còn thấp, công tác dồn điền đổi thửa còn
chưa đạt hiệu quả. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ cộng nghiệp
đạt thấp, chưa tạo được nhiều nghành nghề.
19


Chƣơng 4
TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ ĐẾN TÌNH HÌNH VĂN HÓA – XÃ HỘI CỦA HUYỆN
THUẬN THÀNH

4.1.1. Về số lượng và cơ sở vật chất trường học các cấp phổ
thông
Về số lượng: Số lượng trường, lớp học các cấp đều tăng lên, số
lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cũng tăng
Về cơ sở vật chất: Với phương châm giáo dục là quốc sách
hàng đầu nên cơ sở vật chất cho ngành giáo dục ngày càng được đầu tư
đầy đủ và hiện đại hơn. Trường lớp được đầu tư xây dựng theo hướng
kiên cố hóa, việc trang bị sách giáo khoa, trang thiết bị, đồ dùng dạy
học ở các ngành học, bậc học ngày càng tốt hơn. Số phòng học kiên
cố, phòng học chức năng và nối mạng interne đều đảm bảo nhu cầu
dạy và họct. Ngoài ra các công trình khác phục vụ cho việc dạy và học
cũng được đầu tư xây dựng như: nhà chức năng, sân chơi thể dục thể
thao, nhà Hiệu bộ...đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu học tập và vui
chơi giải trí cho giáo viên và học viên.
4.1.2. Về chất lượng
Giáo viên: Đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hóa về

trình độ năng lực chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp. Đa số
các giáo viên đều có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, yêu nghành
yêu nghề và gắn bó lâu dài vơi sự nghiệp. Số lượng giáo viên ở mỗi
cấp học đều đảm bảo đủ, và đúng chuyên môn đào tạo.
Học sinh: Tỷ lệ học có đạo đức tốt, học lực khá, giỏi ngày
càng tăng, tỷ lệ học sinh thi đỗ các trường đại học cũng ngày càng
tăng, đặc biệt là học sinh thi đỗ đại học với số điểm cao.
20


4.1.3. Đào tạo nghề
Ngoài các nội dung được quy định theo chương trình đào tạo
của Bộ Giáo dục thì giáo dục đào tạo huyện Thuận Thành đã đẩy
mạnh đào tạo nghề cho học sinh. Trung tâm dạy nghề huyện được
thành lập năm 2012 và được UBND tỉnh phân bổ kinh phí đầu tư
mua sắm thiết bị và đã hoạt dộng có hiệu quả
4.2. Đối với công tác y tế
Ngành y tế của huyện cũng có những chuyển biến rõ rệt.
Công tác chăm sóc sức khỏe, phòng trị bệnh đạt kết quả tốt. Số
cơ sở khám chữa bệnh và chất lượng khám chữa bệnh bước đầu
đáp ứng được nhu cầu người dân.
4.3. Đối với đời sống văn hoá, xã hội
4.3.1.Văn hóa
Nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân ngày càng nâng
lên. Đặc biệt lại là huyện có nhiều lễ hội truyền thống và có nhiều di
sản văn hóa phi vật thể mang ý nghĩa lớn về mặt văn hóa nên các
hoạt động hội hè, hoạt động văn hóa, văn nghệ: hát dân ca quan họ,
các lớp dạy làm tranh dân gian được mở cho các em nhỏ trong các
làng, các xóm được quan tâm và mở rộng. Bên cạnh đó hệ thống
thông tin đại chúng phát triển rộng khắp, hình thức phong phú, đa

dạng, nội dung và hình thức được đổi mới, góp phần nâng cao dân trí
và nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.
Công tác giáo dục tư tưởng về chính trị, văn hoá, tuyên
truyền phổ biến pháp luật được đẩy mạnh. Hoạt động thể dục thể thao
diễn ra sôi động và rộng khắp trên toàn huyện. Phong trào tập dưỡng
sinh cho người cao tuổi được đẩy mạnh nhận được sự hưởng ứng
nhiệt tình của nhân dân và người cao tuổi. Phong trào toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa tiếp tục phát triển, thu hút sự tham gia
21


rộng rãi của các tầng lớp dân cư. Phong trào xây dựng gia đình văn
hóa được nhân rộng và đạt kết quả cao.
4.3.2. Xã hội
Công tác xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cho người
lao động là một trong những chính sách luôn được ưu tiên hàng đầu.
Do giải quyết tốt nhu cầu việc làm nên số hộ nghèo của huyện Thuận
Thành giảm dần qua các năm từ 2.038 hộ, bằng 5,7% năm 2010
xuống còn 1.817 hộ, bằng 5,0% năm 2011 và còn 1.645 hộ, bằng
4,5% năm 2012, đến tháng 8 năm 2013 số hộ nghèo của huyện là
1.611, bằng 4,4%. Đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,17%.
Bên cạnh đó huyện Thuận Thành còn thực hiện tốt các chính sách an
sinh xã hội, chính sách đối với người có công và bảo trợ xã hội, được
quan tâm và đạt được kết quả tốt. Cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu
tư sửa chữa, nâng cấp như trường học, trạm y tế, nhà văn hoá, đường
giao thông... đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất và đời
sống nhân dân. Các điều kiện thiết yếu phục vụ đời sống và sản xuất
như nhà ở, điện, nước sinh hoạt của nhân dân được đảm bảo, đời
sống nhân dân đã được cải thiện rõ rệt, an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội đảm bảo ổn định.

Bên cạnh những mặt tích cực trên, quá trình chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế của huyện trong thời gian trên còn một số tác động tiêu
cực như: vấn đề ô nhiễm môi trường, sự mất cân đối về tỷ lệ dân cư,
phức tạp về an ninh trật tự…
Tiểu kết chương 4
Trong thời gian từ năm 1997 đến năm 2015, cùng với sự đổi mới
trên các lĩnh vực kinh tế xã hội đất nước và địa phương, nhất là sự
chuyển dịch về kinh tế, sự nghiệp văn hóa, xã hội của Thuận Thành
cũng đã chuyển biến tích cực mạnh mẽ Tuy nhiên, trong lĩnh vực này
22


còn những tồn tại, hạn chế như: cơ sở vật chất phục vui cho vui chơi,
giải trí còn thiếu. Chưa huy động các nguồn xã hội hóa vào các hoạt
động văn hóa, xã hội. Vì vậy, muốn xây dựng Thuận Thành phát triển
mạnh và bền vững tận dụng các thế mạnh sẵn có của mình cần luôn gắn
chết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề nẩy sinh
trong văn hóa, xã hội, góp phần thực hiện thành công mục tiêu “Dân
giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh”.

23


×