Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh) từ năm 1997 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 92 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ YẾN

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN THUẬN
THÀNH (TỈNH BẮC NINH) TỪ NĂM 1997
ĐẾN NĂM 2015

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60220313
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS HÀ MẠNH KHOA
LỜI CAM ĐOAN

LỜI CM ĐOAN

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Bắc Ninh, ngày 29 tháng 08 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Yến




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ TÌNH
HÌNH KINH TẾ HUYỆN THUẬN THÀNH TRƢỚC NĂM 1997 ...............10
1.1. Về điều kiện tự nhiên................................................................................. 10
1.2. Về đặc điểm dân cư ................................................................................... 13
1.3. Đặc điểm văn hóa, xã hội ………………………………………………13
1.4. Tình hình kinh tế huyện Thuận Thành trước năm 1997 ............................ 16
Chƣơng 2 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP .............. 21
2.1. Về trồng trọt............................................................................................... 22
2.2. Về chăn nuôi: ............................................................................................. 34
Chƣơng 3 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CÔNG NGHIỆP - TIỂU
THỦ CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ ..................................45
3.1. Trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ................................... 45
3.2. Trong thương mại - dịch vụ ....................................................................... 55
Chƣơng 4. TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ ĐẾN TÌNH HÌNH VĂN HÓA - XÃ HỘI CỦA HUYỆN THUẬN
THÀNH................................................................................................................61
4.1. Đối với giáo dục và đào tạo ....................................................................... 61
4.2. Đối với công tác y tế.................................................................................. 64
4.3. Đối với đời sống văn hoá, xã hội............................................................... 65
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 78
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 82


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BCH

Ban chấp hành

CCKT

Cơ cấu kinh tế

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đảng CSVN

Đảng Cộng sản Việt Nam

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KT -XH

Kinh tế - xã hội

MTTQ


Mặt trận Tổ quốc

NQ

Nghị quyết

PGS.TS

Phó giáo sư, tiến sĩ



Quyết định

TDTT

Thể dục thể thao

TS

Tiến sĩ

TW

Trung ương

THPT

Trung học phổ thông


THCS

Trung học cơ sở

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

XHCN, TBCN

Xã hội chủ nghĩa, Tư bản chủ nghĩa

XDCB

Xây dựng cơ bản

UBND

Uỷ ban nhân dân

NTM

Nông thôn mới


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, cơ cấu
kinh tế nước ta đã và đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa cũng như hội nhập kinh tế quốc tế. Những kết quả chuyển dịch cơ cấu

kinh tế chính không chỉ làm tăng tiềm lực kinh tế mà còn góp phần khẳng định
vị thế của Việt Nam trong khu vực và thế giới.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là chủ trương chiến lược của Đảng trong quá
trình đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, là mục tiêu để đến năm 2020 Việt Nam cơ
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phân công lao
động xã hội, xã hội hoá lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế hàng hoá, tạo
nhiều việc làm, tăng khối lượng và giá trị sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, nâng
cao mọi mặt đời sống của nhân dân. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nội dung chủ yếu của công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn là nhiệm vụ trung tâm của những năm thập niên đầu thế kỷ XXI.
Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Hà Nội,
tiếp giáp với các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Giang, nằm trong vùng
kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV được tiến
hành tháng10 năm 1997 (Nhiệm kỳ 1997- 2000) - năm đánh dấu Bắc Ninh
được tái lập và đến đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX tháng 9 năm 2015
(Nhiệm kỳ 2015 - 2020), tình hình kinh tế - xã hội của Bắc Ninh tiếp tục ổn
định và phát triển, duy trì mức độ tăng trưởng cao liên tục trong cả giai đoạn
ở hầu hầu hết các ngành kinh tế; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và
phù hợp, góp phần quan trọng vào tăng trưởng nhanh và hiệu quả cao, bền
vững. Những thành tựu trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại
- dịch vụ, xây dựng cơ bản đã thúc đẩy sự phát triển đúng hướng và có chất

1


lượng là nền tảng cơ sở vững chắc để xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành
phố công nghiệp hiện đại và trực thuộc Trung ương vào năm 2020.
Thực hiện đường lối của Đảng, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Ninh,

cùng với nhân dân cả nước trong nhiều năm qua đã ra sức phát huy tiềm năng,
thế mạnh, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, từng bước chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đạt được nhiều thành
tựu to lớn. Những thành tựu đó đã khẳng định chủ trương chuyển dịch cơ cấu
kinh tế mà Đảng đề ra là đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển của thời
đại, phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phù hợp
với lòng dân.
Huyện Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh, tiếp giáp với các tỉnh như:
Hà Nội, Hải Dương và Hưng Yên, có vị trí địa lý thuận lợi, truyền thống văn
hóa lịch sử lâu đời rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH).
Cùng với sự phát triển chung của cả tỉnh trong công cuộc đổi mới, cơ cấu
kinh tế của huyện Thuận Thành trong những năm gần đây đã có chuyển biến
tích cực tạo ra bước phát triển cao trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội. Nông
nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả cao, bền vững phù
hợp với tiến trình đô thị hóa. Sản xuất công nghiệp gắn với phát triển các làng
nghề, ngành nghề được khuyến khích đầu tư và phát triển. Cơ sở hạ tầng được
cải thiện và nâng cao tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Do vậy
những năm gần đây tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp của huyện luôn ổn
định. Tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm, công nghiệp ngày càng tăng. Tuy
vậy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong huyện còn chậm, chưa ổn định, giá
trị sản phẩm nông nghiệp còn thấp, sản xuất nông sản hàng hóa còn nhỏ,
manh mún, chưa hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn. Công
nghiệp đang trong thời kỳ phát triển nên còn nhiều hạn chế,… Tình hình đó
đặt ra yêu cầu bức thiết phải tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH, HĐH nhằm đẩy mạnh phát triển KT-XH.

2


Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế

đặc biệt là trong chuyển dịch cơ cấu ngành nên chưa tạo ra động lực thúc đẩy
KT- XH chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện.
Vì vậy, việc đánh giá đầy đủ, khách quan, khoa học quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của huyện Thuận Thành là một vấn đề có ý nghĩa quan
trọng đối với quá trình phát triển kinh tế của huyện trong những năm tới và
góp phần vào việc tổng kết thực tiễn lãnh đạo kinh tế của Đảng bộ huyện.
Việc nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Thuận Thành
và rút ra những bài học kinh nghiệm là điều cần thiết và có tầm quan trọng
đặc biệt không chỉ đối với địa phương mà còn có ý nghĩa với một số địa
phương khác có đặc điểm, vị trí, điều kiện tương tự trong cả nước.
Do đó, tôi chọn đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thuận
Thành (tỉnh Bắc Ninh) từ năm 1997 đến năm 2015” làm đề tài luận văn
thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã được
nhiều cơ quan, nhà khoa học, nghiên cứu sinh và học viên cao học nghiên
cứu. Tiêu biểu là các công trình sau đây:
Ban tư tưởng -Văn hóa Trung ương và Bộ Nông nghiệp phát triển nông
thôn (2005), Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Bộ Lao độngThương binh và xã hội, (2000), Thực trạng lao động và việc làm ở Việt Nam,
Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thônViện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (2002), Nông nghiệp Việt Nam và 61
tỉnh thành phố, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội; Đỗ Đình Giao (1994),
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa nền kinh tế quốc
dân, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; Đỗ Hoài Nam (1996), Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển mũi nhọn, Nhà xuất bản Khoa học Xã
hội và nhân văn, Hà Nội; Đặng Văn Thắng, Phạm Ngọc Dũng (2003), chuyển
dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng, thực trạng và
3



triển vọng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; Doãn Hùng, Nguyễn
Ngọc Hà, Đoàn Minh Huấn (2006), Đảng Cộng sản Việt Nam những tìm tòi
và đổi mới trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, Nhà xuất bản Lý luận
chính trị, Hà Nội; Phan Thanh Phố (1996), Những vấn đề cơ bản về kinh tế và
đổi mới kinh tế ở Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội; Nguyễn Văn
Khanh (2003), Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu
thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội; Chu Huy Quý (1996), Phát triển toàn diện kinh tế- xã hội nông nghiệp
nông thôn Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội; Lê Du Phong (1999),
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới,
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
Những công trình khoa học trên đều đề cập đến lĩnh vực chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một số tỉnh trong
phạm vi cả nước, và đều cho rằng: Cơ cấu kinh tế có tính khách quan của nó,
không thể áp đặt theo ý muốn chủ quan, nên phải vận dụng và tôn trọng tính
khách quan trong sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Từ đó có cơ sở bố trí cơ cấu
kinh tế của đất nước, của địa phương cho phù hợp giữa các yếu tố trong từng
giai đoạn lịch sử nhất định. Mọi sự chủ quan nóng vội hoặc bảo thủ trong việc
xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý đều có thể dẫn đến một hậu quả không thể
lường trước được trong sự nghiệp phát triển kinh tế. Cơ cấu kinh tế luôn gắn
với sự biến đổi phát triển không ngừng của các bộ phận, yếu tố bên trong của
nền kinh tế và những mối quan hệ giữa chúng. Do đó, muốn có một nền kinh
tế phát triển chúng ta phải luôn luôn lựa chọn cho được một cơ cấu kinh tế
hợp lý, phù hợp với quá trình phát triển trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội khi
các yếu tố của sản xuất còn rất hạn chế, cho nên, ta phải lựa chọn những khâu,
những mối quan hệ cần thiết, then chốt, tập trung lực lượng để phát triển, tạo nên
sự cân đối thích hợp, nhờ vậy mà có thể nắm lấy những khâu, những mắt xích
quan trọng tiếp theo để đưa sự nghiệp đổi mới của đất nước đi tới thắng lợi.


4


Ngoài những công trình trên thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn được
nghiên cứu trong các bài báo khoa học đăng tải trên các tạp chí, tiêu biểu như:
Lê Văn Quang, (2011) “Chiến lược để phát triển đất nước bền vững và
vượt qua thách thức theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng” Tạp chí
Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 127; Nguyễn Đình Phan (2005),
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát
triển Số 95/2005; Trương Tuấn Biểu (2011) “Về ba khâu đột phá trong quan
điểm, mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và phương
hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015”, Tạp chí Giáo dục
lý luận chính trị quân sự, số 127; Tào Hữu Phùng (2002),“ Một số giải pháp
nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta”, Tạp chí Cộng sản, số
127, (9/2002) .
Các bài viết trên đề cập khá toàn diện các vấn đề về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, song đều có chung nhận định, để xây dựng được cơ sở vật chất cho
chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân là thúc đẩy
nhanh hơn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó chuyển dịch cơ
cấu hiện trạng của nền kinh tế sang cơ cấu kinh tế hợp lý; phù hợp với sự
bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ thích hợp với trình độ biến
đổi của lực lượng sản xuất và chiến lược kinh tế mở của Việt Nam, là yêu cầu
cấp thiết hiện nay. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý trong giai đoạn hiện nay
chính là bước đi cụ thể hoá đường lối chiến lược phát triển kinh tế của Đảng
và Nhà nước. Cơ cấu kinh tế được xem như một nội dung để tổ chức sắp xếp
lại sản xuất, điều chỉnh lại cơ chế quản lý, sắp xếp lại bộ máy cho phù hợp với
đường lối phát triển kinh tế trong từng thời kỳ. Muốn kinh tế phát triển, tạo cơ
sở cho nền sản xuất hàng hoá phát triển, phát huy lợi thế so sánh của mỗi
vừng, thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển, chúng ta phải xây dựng một cơ
cấu kinh tế hợp lý, phù hợp với sự phát triển của nền sản xuất trong nước và

quốc tế, đồng thời chỉ rõ; Thực tiễn qua nhiều năm xây dựng đất nước cho
thấy những sai lầm, thiếu sót trong phát triển kinh tế đều bắt nguồn từ việc

5


xác định và bố trí cơ cấu kinh tế theo kiểu tập trung, mệnh lệnh, thiếu tôn
trọng tính khách quan của cơ cấu. Vì vậy, chỉ có con đường là chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH để tăng nhanh cơ sở vật chất kỹ thuật cho
nền kinh tế xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã lựa chọn.
Ngoài ra một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam: Phạm Nguyên Nhu (1999), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp ở nước ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Đại học quốc
gia, Hà Nội; Luận văn thạc sỹ Lịch sử Đảng của Đặng Kim Oanh (2005),
“Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997
đến năm 2003”, Đại học quốc gia, Hà Nội; Luận văn thạc sỹ Lịch sử của Đỗ
Xuân Tài (1999), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở tỉnh Cần Thơ”, Đại học quốc gia, Hà Nội; Đào Thị Vân
(2004), “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyền dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 1997- 2003”, Đại học quốc
gia, Hà Nội; Luận văn thạc sỹ Lịch sử của Đào Thu Huyền (2010), “Đảng bộ
tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997
đến năm 2006”, Đại học quốc gia, Hà Nội; Luận văn thạc sỹ lịch sử của Hồ
Văn Tiềm (2010), “Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo thực hiện chuyển dịch
cơ cấu kinh tế từ năm 2000 đến năm 2010”,Học viện Chính trị, Hà Nội.
Ngoài những tác giả và công trình nghiên cứu nói trên viết về quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên phạm vi cả nước thì cũng có những tác giả và
công trình nghiên cứu chuyên sâu về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
tỉnh Bắc Ninh và huyện Thuận Thành như: Luận văn Th.s Lịch sử Đảng của
Nguyễn Duy Phương (2013), Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2001 đến năm 2010, Học viện Chính Trị
Bộ Quốc Phòng. Luận văn Th.s Lịch sử của Nguyễn Thị Huyên ( 2013), Quá
trình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng ở huyện Thuận Thành (
Bắc Ninh) từ năm 1996 đến năm 2010, Đại học KHXHNV; Luận văn Th.s
Lịch sử của Nguyễn Thị Thuận (2016), Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
huyện Tiên Du (Tỉnh Bắc Ninh) từ năm 1999 đến năm 2015, Học viện
6


KHXH. Ngoài ra còn có một số công trình khoa học nghiên cứu về lịch sử
đảng bộ các xã, thị trấn ở huyện Thuận Thành và một số tài liệu có liên quan
đến lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội ở Thuận Thành. Danh nhân danh thắng
xứ Bắc; Lịch sử Đảng bộ huyện Thuận Thành... Đây là những tài liệu rất quan
trọng cung cấp những số liệu, nhận định, đánh giá về thực trạng và phương
hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên chưa có một công trình
nghiên cứu cụ thể nào về quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông
nghiệp, công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại của huyện
Thuận Thành từ năm 1997 đến năm 2015 dưới giác độ khoa học lịch sử.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn
- Làm rõ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Thuận Thành
trong những năm 1997 đến năm 2015.
- Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Thuận Thành
và tác động của nó đến tình hình văn hóa xã hội từ năm 1997 đến năm 2015.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn
- Trình bày một cách có hệ thống quá trình huyện Thuận Thành vận
dụng chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và của Đảng bộ Bắc
Ninh vào việc xây dựng chủ trương và lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của huyện Thuận Thành từ năm 1997 đến năm 2015.
- Phân tích, đánh giá những kết quả, thành tựu và hạn chế trong quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện từ đó làm rõ nguyên nhân của thành tựu
và của những hạn chế đó.
- Phân tích tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với tình
hình văn hóa xã hội của huyện Thuận Thành.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong các ngành nông nghiệp; công
nghiệp-tiểu thủ công nghiệp; thương mại-dịch vụ; những kết quả, thành tựu,

7


hạn chế của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Thuận Thành từ năm
1997 đến năm 2015.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có một số nội dung chính là
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế, chuyển
dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Nhưng trong Luận văn chỉ tập trung nghiên
cứu sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế gồm nông nghiệp (do đặc thù Thuận
Thành không có rừng nên nội dung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp không đề cập đến lâm nghiệp); công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp;
dịch vụ, thương mại) của huyện Thuận Thành.
- Về thời gian: Đề tài luận văn nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ của huyện Thuận Thành từ năm
1997 đến năm 2015.
+ Năm 1997 tỉnh Bắc Ninh được thành lập trên cơ sở tách tỉnh Hà Bắc
cũ thành 2 tỉnh là Bắc Ninh và Bắc Giang.
+ Năm 2015, huyện Thuận Thành cùng các huyện trải qua 18 năm thực
hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ Bắc Ninh lần thứ XV và cũng là năm tiến
hành tổng kết, đánh giá kết quả của nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ

XXI (nhiệm kỳ 2010 -2015) đồng thời tiến hành đại hội đại biểu Đảng bộ
huyện lần thứ XXII (nhiệm kỳ 2015 - 2020).
- Về không gian: Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu sự chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh hiện tại.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Đề tài luận văn thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về
kinh tế - xã hội qua các kỳ Đại hội, quan điểm của Đảng được thể hiện trong
các Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng, các kết luận được tổng kết
trong các văn kiện Đảng.
- Tác giả luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu để nghiên cứu,
trình bày là phương pháp lịch sử; phương pháp lôgic. Ngoài ra, luận văn còn
8


sử dụng một số phương pháp khác như tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích,
hệ thống hóa… để đánh giá thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện
Thuận Thành…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Hệ thống hóa các chủ trương, biện pháp chỉ đạo của Đảng bộ huyện Thuận
Thành về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện từ năm 1997 đến năm 2015.
- Đánh giá, luận giải sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp,
công nghiệp, dịch vụ của huyện từ năm 1997 đến năm 2015.
- Rút ra một số nhiệm vụ và giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện chuyển
dịch cơ cấu kinh tế
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo trong
giảng dạy và nghiên cứu lịch sử huyện Thuận Thành trong thời kỳ đổi mới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,
Luận văn gồm 4 chương.
Chương 1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội và tình hình kinh tế

huyện Thuận Thành trước năm 1997.
Chương 2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Chương 3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ - thương mại.
Chương 4. Tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến tình
hình văn hóa -xã hội của huyện Thuận Thành

9


Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH
KINH TẾ HUYỆN THUẬN THÀNH TRƢỚC NĂM 1997
1.1. Về điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Thuận Thành là huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh nằm trong vùng đồng bằng
Bắc Bộ, có tọa độ địa lý 21°2'15"B 106°4'22"Đ.
- Phía Bắc giáp huyện Tiên Du và Quế Võ tỉnh Bắc Ninh.
- Phía Nam giáp huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên và huyện Cẩm Giàng
tỉnh Hải Dương.
- Phía Đông giáp huyện Gia Bình và Lương Tài tỉnh Bắc Ninh.
- Phía Tây giáp huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội.
Huyện Thuận Thành có 18 đơn vị hành chính trong đó gồm: 1 thị trấn
(Thị trấn Hồ) và 17 xã (xã Hoài thượng, xã Đại Đồng Thành, xã Song Hồ, xã
Mão Điền, xã Đình Tổ, xã An Bình, xã Trí quả, xã Gia Đông, xã Thanh
Khương, xã Trạm Lộ, xã Hà Mãn, xã Xuân Lâm, xã Ngũ Thái, xã Nguyệt
Đức, xã Nghĩa Đạo, xã Song Liễu).
Trung tâm huyện cách thành phố Bắc Ninh 15 km về phía Bắc, cách
thủ đô Hà Nội 25 km theo hướng Tây Nam.
Về giao thông: Thuận Thành có quốc lộ 38 nối liền với thành phố Bắc

Ninh. Thuận Thành có 3 tuyến đường tỉnh lộ đi qua: tỉnh lộ 280 tuyến huyện
Cẩm Giàng (Hải Dương) - thị trấn Hồ, tỉnh lộ 282 tuyến Keo (Gia Lâm) - Cao
Đức (Gia Bình), tỉnh lộ 283 tuyến thị trấn Hồ - xã Song Liễu; có sông Đuống
nằm ở phía Bắc huyện, cùng mạng lưới giao thông liên huyện, liên xã, liên
thôn khá phát triển. Thuận Thành có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao
lưu kinh tế, văn hoá, xã hội, tiếp thu các thành tựu khoa học, công nghệ tiên
tiến và khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài

10


tỉnh... cũng như việc thúc đẩy phát triển một nền kinh tế đa dạng; nông
nghiệp, dịch vụ thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
1.1.2. Địa chất - địa hình
Đặc điểm địa chất huyện Thuận Thành nói chung mang những nét đặc
trưng của cấu trúc địa chất thuộc sụt trũng của vùng sông Hồng, bề dầy trầm
tích đê tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Tuy nhiên, nằm trong
miền kiến tạo Đông Bắc, Bắc Bộ nên cấu trúc địa chất có những nét còn mang
tính chất của vòng cung Đông Triều vùng Đông Bắc.
Với vị trí địa lý nằm giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình chung
toàn huyện khá bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống kênh
mương tưới, tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp, cũng như xây dựng hệ
thống đường giao thông phục vụ cho dân sinh và lưu thông hàng hóa giữa các
xã, thị trấn trên địa bàn huyện và các khu vực lân cận.
Huyện Thuận Thành có diện tích tự nhiên là 11.971,01 ha (trong đó
gồm: 7.412,07 ha đất nông nghiệp chiếm 62,86%; đất phi nông nghiệp
4.317,31 ha chiếm 36,62%; đất phát triển hạ tầng1.651,57 ha chiếm 14,01%;
đất ở 1.314,54 ha chiếm 11,15%; đất chưa sử dụng là 61,63 ha chiếm 0,52%).
1.1.3. Thời tiết, khí hậu
Huyện Thuận Thành thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa

đông giá lạnh; nhiệt độ trung bình năm 23,30C, nhiệt độ trung bình tháng cao
nhất 28,90C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8 0C (tháng 2);
chênh lệnh nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1 0C.
Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1.400 - 1.600
mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mùa mưa tập trung chủ yếu từ
tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.

11


Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.530 - 1.776 giờ trong đó
tháng có nhiều giờ nắng trong năm nhất là tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong
năm nhất là tháng 01.
Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông
Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm
sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm,
gây mưa rào.
Nhìn chung, Thuận Thành có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển
nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sản
xuất nông nghiệp là mưa lớn tập trung theo mùa thường gây ngập úng các khu
vực thấp, trũng ảnh hưởng đến việc thâm canh tăng vụ mở rộng diện tích.
1.1.4. Thủy văn
Nguồn nước mặt: Thuận Thành có nguồn nước mặt tương đối dồi dào
bao gồm sông Đuống, sông Liễu Khê, sông Dâu, sông Nguyệt Đức, sông
Đông Côi, sông Bùi. Sông Đuống là nguồn nước mặt chủ yếu của huyện
Thuận Thành và là ranh giới với huyện Quế Võ và huyện Tiên Du. Đoạn sông
Đuống chảy qua phía Bắc huyện Thuận Thành từ xã Đình Tổ đến xã Hoài
Thượng rồi chảy sang huyện Gia Bình dài khoảng 15 km. Sông Đuống nối
liền với sông Hồng và sông Thái Bình có tổng trữ lượng nước 31,6 tỷ m3 (gấp

3 lần tổng lượng nước của sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam). Sông
Đuống có hàm lượng phù sa nhiều, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m3 nước có
2,8 kg phù sa. Lượng phù sa khá lớn này đã đóng vai trò quan trọng trong quá
trình hình thành đồng bằng phù sa màu mỡ ven sông của huyện. Đây cũng là
con sông cung cấp nguồn nước tưới cho hệ thống thuỷ nông Gia Thuận để
tưới cho phần lớn diện tích lúa nước trong toàn huyện.
Hệ thống sông ngòi, kênh mương cùng với số lượng ao hồ dày đặc tạo
điều kiện thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm cho sản xuất, cũng như cải
tạo đất.
12


Nguồn nước ngầm: Theo báo cáo kết quả dự án “Điều tra đánh giá tài
nguyên nước dưới đất, thành lập bản đồ địa chất thủy văn tỉnh Bắc Ninh tỷ lệ
1/50000”, huyện Thuận Thành là vùng có nước ngầm tầng chứa nước phong
phú, chất lượng nước khá tốt, đặc biệt là tổng độ khoáng hóa đều nằm trong
giới hạn cho phép nước dùng trong ăn uống, sinh hoạt. Qua thực tế sử dụng
của các hộ trong huyện cho thấy mực nước ngầm có độ sâu trung bình từ 3 - 6
m, chất lượng nước tốt, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và tưới cho cây
trồng tại các vườn gia đình.
1.2. Về đặc điểm dân cƣ
Thuận Thành là vùng đất có dân số khá đông (năm 1997 là 137.005
người), mật độ dân số khá cao vào khoảng 1.162 người/km2 (mật độ của cả
tỉnh Bắc Ninh là 1.133 người/km2). [10, tr.37] Nhờ có vị trí liền kề với thủ đô
Hà Nội qua nhiều thế kỷ, người dân Bắc Ninh nói chung và huyện Thuận
Thành nói riêng xưa và nay luôn tận dụng những điều kiện thuận lợi của tự
nhiên cùng với truyền thống văn hóa của con người Kinh Bắc để sinh cơ lập
nghiệp. Bên cạnh một nền nông nghiệp lúa nước phát triển, đã hình thành và
phát triển các làng nghề truyền thống nổi tiếng như: Nghề làm hàng mã ở làng
Song Hồ, nghề làm đậu phụ ở làng Trà Lâm, nghề làm tranh dân gian ở làng

Đông Hồ...Sự đan xen gắn kết giữa nông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp và
thương nghiệp đã làm cho làng quê Thuận Thành luôn nhộn nhịp, sầm uất, sôi
động với các hoạt động kinh tế đa dạng. Kế thừa và phát huy truyền thống của
cha ông xưa, ngày nay Đảng bộ và nhân dân huyện Thuận Thành đang ra sức
phấn đấu, khai thác những tiềm năng, thế mạnh của địa phương để thực hiện
thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng quê hương đất
nước phồn vinh, giàu đẹp.
1.3. Đặc điểm văn hóa, xã hội
Huyện Thuận Thành là một vùng đất cổ có truyền thống văn hoá lâu
đời, là một trong những cái nôi của dân tộc Việt có cách đây khoảng 3.500
13


năm. Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, nhân dân Thuận
Thành đã viết nên trang sử quê hương rạng rỡ với truyền thống văn hoá đặc
sắc, lâu đời gắn liền với truyền thống kiên cường trong đấu tranh cách mạng.
Theo truyền thuyết, trên mảnh đất trang Phúc Khang, bộ Vũ Ninh tức
thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh ngày nay
là nơi Kinh Dương Vương tạ thế vào ngày 18 tháng Giêng.
Thời nhà nước Hùng vương và Âu Lạc, Thuận Thành là trung tâm cư trú
của người Việt cổ ở đồng bằng Bắc Bộ.
Suốt ngàn năm Bắc thuộc, thủ phủ Luy Lâu thuộc vùng Dâu - huyện
Thuận Thành là trung tâm văn hoá chính trị của nước ta. Và trong tiến trình
lịch sử của quê hương đất nước, vùng đất Thuận Thành luôn có những đóng
góp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Trong quá trình đó đã xuất
hiện nhiều người con ưu tú làm rạng rỡ quê hương.
Đặt biệt trên lĩnh vực khoa bảng thời phong kiến, vùng đất Thuận
Thành đã góp phần làm nổi danh xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh quê hương của
“một giỏ ông Ðồ, một bồ ông Cống, một đống Tiến sĩ, một bị Trạng nguyên,
một thuyền Bảng nhãn”. Trong số 393 vị đại khoa của tỉnh Bắc Ninh hiện

nay, huyện Thuận Thành có 44 người (Xem danh sách phần Phụ lục) trong đó
có 1 Trạng nguyên là Vũ Kiệt (1453 - ?). Vũ Kiệt là người xã Yên Việt,
huyện Siêu Loại, Kinh Bắc (nay là thôn Cửu Yên thuộc xã Ngũ Thái, huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), đỗ Trạng nguyên khoa thi năm Nhâm Thìn
(1472), niên hiệu Hồng Đức năm thứ 3 khi đó mới 20 tuổi.
Sự phát triển của Thuận Thành xưa và nay gắn liền với những di tích
lịch sử văn hoá nổi tiếng: Làng tranh Đông Hồ (xã Song Hồ), Lăng Thuỷ Tổ
Kinh Dương Vương (xã Đại Đồng Thành), chùa Bút Tháp (xã Đình Tổ) là
ngôi chùa có kiến trúc đá độc đáo, chùa Dâu (xã Thanh Khương) là ngôi chùa
được xây dựng đầu tiên ở Việt Nam thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận
Thành. Chùa được khởi công xây dựng vào thế kỷ II sau Công nguyên (18714


226) gắn với truyền thuyết phật Mẫu Man Nương người làng Man Xá. Lịch
sử chùa Dâu gắn liền với lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Chùa Dâu cùng với hệ
thống chùa Tứ Pháp làm nên trung tâm Phật Giáo lớn nhất nước ta.
Cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta và đặt nhân dân
Thuận Thành dưới hai tầng áp bức, phát huy truyền thống yêu nước, các phong
trào kháng Pháp đã nổ ra trên đất Thuận Thành. Tại Thuận Thành, hàng ngàn
người con đã tham gia vào các tổ chức cách mạng hoạt động bí mật (như
Nguyễn Quyền ở Hoài Thượng cùng với Lương Văn Can ,Hoàng Tăng Bí , Lê
Đại v.v. lập ra Hội Đông kinh nghĩa thục thu hút thanh niên theo cách mạng).
Năm 1930, chủ nghĩa Mác - Lênin do đồng chí Nguyễn Ái Quốc truyền
bá từ nước ngoài về đã đến với một bộ phận thanh niên học sinh Thuận Thành
lôi kéo họ đi theo con đường cứu nước mới - con đường cách mạng vô sản. Từ
đó cùng với các tổ chức thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, nông dân cứu
quốc, phụ lão cứu quốc … phát triển mạnh mẽ ở Thuận Thành. Chi bộ Đảng
đầu tiên ở Thuận Thành là chi bộ làng Lạc Thổ phủ Thuận Thành (thành lập 4-8 1929).
Ngày 20 tháng 8 năm 1945, quần chúng nhân dân dưới sự chỉ đạo của
Việt Minh đã đứng lên giành chính quyền ở phủ lỵ Thuận Thành. Từ đó cùng

với nhân dân trong tỉnh, nhân dân Thuận Thành đã tích cực lao động sản xuất
chiến đấu, xây dựng bảo vệ quê hương, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống
Pháp đến thắng lợi.
Trong những đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và đồng thời cùng cả nước
chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Đế quốc Mỹ, chi viện cho
miền Nam ruột thịt, nhân dân các dân tộc huyện Thuận Thành, góp phần làm
nên thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam
thống nhất đất nước.
Sau ngày đất nước thống nhất, tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Đảng
bộ và nhân dân Thuận Thành đã chủ động, sáng tạo trong lao động sản xuất và
15


phát triển văn hóa xã hội. Đó là nhưng cơ sở quan trọng, tạo thế và lực cho
Thuận Thành bước vào thời kỳ mới với khí thế mới và sức mạnh mới.
1.4. Tình hình kinh tế huyện Thuận Thành trƣớc năm 1997
Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, bước đầu cơ chế
mới trong quản lý kinh tế của huyện được hình thành thúc đẩy kinh tế từng
bước phát triển mới. Cùng với hợp tác xã, hộ nông dân đã thực sự trở thành
đơn vị kinh tự chủ, được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài, ổn định, được
tự do lưu thông hàng hóa…theo cơ chế thị trường. Người nông dân đã gắn bó
với đồng ruộng, bước đầu phát huy được tiềm năng lao động, vật tư, tiền vốn,
đẩy mạnh sản xuất, do đó sản xuất nông nghiệp được phát triển.
Thực hiện Chỉ thị 100 CT/TW về “Cải tiến công tác khoán, mở rộng
khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong HTX sản xuất
nông nghiệp” của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị quyết 10 của Bộ
Chính trị và chỉ ra những hạn chế trong quản lý kinh tế của các hợp tác xã,
các hợp tác xã nông nghiệp trong huyện đã cân đối quỹ đất giao cho các hộ
nông dân, không để ruộng đấu thầu. Các thùng, hồ, ao được quản lý chặt chẽ,
giao khoán, đấu thầu cho các xã viên thả cá, phát triển kinh tế VAC. Đến đầu

năm 1993, toàn huyện cơ bản đã giao quyền sử dụng đất ruộng lâu dài cho
các hộ xã viên, cuối năm 1994 huyện đã giao 6.658,7 ha ruộng đất đạt 94,3%
tổng số ruộng đất. Việc giao ruộng đất cho bà con nong dân đã có ý nghĩa
tích cực đến sự phát triển kinh tế của huyện đặc biệt là kinh tế nông nghiệp.
Bà con nông dân tở thành chủ sở hữu của ruộng đất nên đã chchủ động, tích
cực hăng say lao động sản xuât để làm giàu cho mình, góp phần thúc đẩy
kinh tế xã hội.
Nhằm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ huyện lần thứ XVIII coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời coi trọng hiệu quả trong sản xuất. Năm

16


1994, huyện Thuận Thành có tổng sản phẩm đạt 30,521 tỷ đồng; năm 1995
đạt 32,431 tỷ đồng.[31,tr.134]
Về sản xuất nông nghiệp: Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, hệ thống
thủy lợi phát triển và vị trí địa lý thuận lợi nên sản xuất nông nghiệp của
huyện có nhiều điều kiện để phát triển. Do chủ động trong đổi mới cơ cấu cây
trồng, luân canh tăng vụ, đưa vào sản xuất các giống lúa, tăng cường đầu tư
khoa học kỹ thuật áp dụng công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp, từng
bước sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch nên nông nghiệp Thuận Thành đã
có nhiều tăng trưởng. Đến năm 1995, ngành nông nghiệp Thuận Thành có
tổng diện tích gieo trồng là 15.594,5 ha, tổng sản lượng quy thóc đạt 45.068
tấn; năng suất lúa từ 44 tạ/ha (1991) tăng lên 48,7 tạ/ha (1995); lương thực
bình quân đầu người từ 260,7 kg (1991) lên 306 kg (1995).[ 31, tr. 141] .
Cùng với cây lúa, cây màu và cây vụ đông ở Thuận Thành cũng tăng
nhanh, một số cây có giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất như: khoai tây,
đậu tương, dưa hấu, dưa chuột, dâu tằm…Diện tích cây dâu tằm tiếp tục đạt
100 ha (chủ yếu ở Hoài Thượng), một số xã làm tốt việc thâm canh tăng vụ

cho thu nhập tăng 30% - 40% như Gia đông, Ngũ Thái. Phong trào trồng cây
ăn quả, cây lấy gỗ, cải tạo vườn tạp không ngừng mở rộng. Toàn huyện có
hàng chục trang trại trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ thu nhập hàng chục triệu
đồng/ năm, tiêu biểu như ở Tam Á (Gia Đông), vườn quả Bắc Hồ (Song Hồ).
Cùng với trồng trọt, ở Thuận Thành chăn nuôi gia súc, gia cầm không
ngừng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong chăn nuôi chủ yếu là
nuôi lợn và trâu bò, gia cầm, nuôi trồng thủy sản. Nhờ lợi thế về nông nghiệp
nên hoạt độngchăn nuôi của huyện có nhiều tiềm năng để phát triển. Nhiều
mô hình làm kinh tế giỏi được nhân rộng, việc áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa
con giống mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất đã mang lại hiệu quả. Năm
1991 đàn lợn đạt 37.000 con, tăng lên 62.000 con năm 2000, đàn gia cầm đạt
600.000 con năm 1991 đến năm 1995 tăng lên 800.000 con; đàn trâu bò đạt
17


7.000 con trong đó bò sữa là 400 con, đàn bò phát triển theo hướng lai sind
zebu hóa. Tỷ lệ đàn bò lai sind từ 15% tổng đàn năm 1995 lên 50% năm
2000. Kinh tế hộ gia đình cũng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa,
nhiều con giống đặc sản được đưa vào chăn nuôi như: ba ba, ngan Pháp, cá trê
lai…Diện tích mặt nước được khai thác nuôi thả cá cho thu hoạch 800 tấn cá
năm 1995. Nghề trồng dâu nuôi tằm tiếp tục phát triển ở xã Hoài Thượng
[31, tr. 141].
Tóm lại, trong sản xuất nông nghiệp của huyện thì trồng trọt và chăn
nuôi là hai hoạt động chính, trong đó trồng trọt là chủ đạo. Đã biết phát huy
lợi thế có sẵn của vùng nên sản xuất nông nghiệp có nhiều điều kiện để phát
triển. Chăn nuôi cũng đã bắt đầu áp dụng theo phương pháp công nghiệp, có
sự đa dạng về giống nhất là các con giống mới có giá tri kinh tế cao như lợn
siêu nac, bò lai sin…
Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệpcủa huyện cũng được phát
triển. Một số ngành nghề khá phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, vận

tải, chế biến nông sản thực phẩm, cơ khí. Nghề trồng dâu nuôi tẳm ươm tơ
khôi phục, một số làng nghề truyền thống được giữ vững như đậu phụ thôn
Trà Lâm -Trí Quả, thôn Nghi Khúc - An Bình, tranh giấy mầu, vàng mã ở
Đông Hồ - Song Hồ. Năm 1996 sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
được mở rộng, một số cơ sở sản xuất mới được hình thành như: Công ty may
Việt Thành, công ty Khai Sơn, cơ sở sản xuất hương xuất khẩu Phú Mỹ (Đình
Tổ). Nhiều gia đình đã khôi phục và mở thêm nghề mới như: dệt vải màn,
khăn mặt, may màn, bao bì, sản xuất giấy, vàng mã…Nhiều cơ sở đã đầu tư
để đổi mới thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh và tăng thu nhập,
đời sống của người lao động được cải thiện. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp
và tiểu thủ công nghiệp không ngừng tăng, năm 1991 đạt 4,145 tỷ đồng đến
năm 1994 tăng lên 6,5 tỷ đồng. Tổng sản phẩm giá trị công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp 5 năm 1991- 995 đạt 24,393 tỷ đồng [31, tr. 143]. Cơ cấu kinh tế
18


bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp.
Là huyện có nhiều nghề thủ công truyền thống nên trong sản xuất công
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tương đối phát triển nhất là tiểu thủ công nghiệp.
Các làng nghề thủ công thường gắn với sản phẩm của ngành nông nghiệp như
đậu phụ hay dâu tằm…hoạt động sản xuất công nghiệp vẫn mang tính chất nhỏ
lẻ, manh mún và sản phẩm chưa có gá trị kinh tế cao.
Về dịch vụ - thương mại ngày càng mở rộng và đa dạng hơn. Thị trấn
Hồ, phố Dâu, các chợ nông thôn, cửa hàng thương nghiệp hoạt động thường
xuyên, hàng hóa đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.
Hoạt động thương mại – dịch vụ thời kỳ này thường diễn ra ở các chợ nông
thôn, sản phẩm buôn bán chỉ là những hàng nông sản, hàng thủ công, hàng
hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hàng ngày của bà con nông dân
mà chưa có tính trao đổi giao lưu với các vùng khác của tỉnh hay các tỉnh lân

cận vì vậy mà giá trị hàng hóa chưa cao.
Các hoạt động dịch vụ còn khá thô sơ, chưa phát triển. Hệ thống thông
tin liên lạc, dịch vụ tín dụng ngân hàng…đã bắt đầu phát triển hướng tới nhu
cầu của người dân và phát triển kinh tế xã hội trong huyện.
Tiểu kết chƣơng 1
Với bề dày văn hóa lịch sử cùng với sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, sau
10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, huyện Thuận Thành không ngừng nỗ
lực phấn đấu, thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tuy nhiên, bên cạnh những cố gắng và tiến bộ đã đạt được việc thực
hiện các mục tiêu phát triển kinh tế trong những năm qua còn nhiều hạn chế,
đó là:

19


Tốc độ tăng trưởng kinh tế không đều, thiếu bền vững, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch chậm, tỷ trong công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thấp.
Sản xuất nông nghiệp vẫn độc canh cây lúa là chủ yếu. Năng suất lúa và
các loại cây trồng khác như: khoai tây, đậu tương…còn thấp, chưa tăng mạnh,
chậm đổi mới về cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Sản xuất công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp chưa chú ý đến đầu tư đổi
mới thiết bị công nghệ và đa dạng các mặt hàng mới. Một số sản phẩm truyền
thống: tranh dân gian Đông Hồ, hàng mã… sản xuất nhỏ lẻ, mang tính chất hộ
gia đình. Chất lượng hàng hoá nhìn chung thấp chưa đủ sức cạnh tranh trên
thị trường. Các doanh nghiệp còn nhỏ bé, quản lý nhà nước đối với hoạt động
doanh nghiệp tư nhân có mặt bị buông lỏng.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và thiếu đồng đều giữa các vùng,
các xã trong huyện. Kinh tế tập thể lúng túng trong chuyển đổi hình thức quản
lý. Kinh tế tư nhân phát triển còn nhiều yếu tố tự phát, thiếu sự quản lý, giám

sát chặt chẽ của các cấp chính quyền.
Trước những hạn chế đó, Đảng bộ huyện Thuận Thành đã tổng kết rút
kinh nghiệm để tìm ra hướng đi mới nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự CDCCKT
theo hướng CNH, HĐH để phát huy tiềm năng thế mạnh hiện có của địa phương

20


Chƣơng 2
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ
tỉnh Bắc Ninh đã đoàn kết toàn dân, phát huy dân chủ, đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển KT - XH tạo ra
sức mạnh tổng hợp xây dựng Bắc Ninh giàu mạnh, văn minh. Tỉnh Bắc Ninh
đã tiến hành đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phấn đấu tăng
trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, có chất lượng cao và bền vững trên cơ sở tiếp
tục chỉ đạo chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng
tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, phát huy có hiệu quả tiềm năng và lợi
thế của tỉnh. Phát triển văn hóa đồng bộ với kinh tế, coi văn hóa vừa là mục
tiêu, vừa là nền tảng tinh thần, là động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội,
thể hiện rõ bản sắc văn hóa và truyền thống của người Bắc Ninh. Đẩy mạnh
xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao nhằm
chăm lo giải quyết tốt các vấn đề xã hội; thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội trong từng bước phát triển [12, tr. 21-22].
Với các chủ trương trên của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã góp phần định
hướng cho cán bộ và nhân dân trong tỉnh trong đó có Đảng bộ và nhân dân
huyện Thuận Thành nỗ lực, phấn đấu xây dựng cơ cấu kinh tế nông nghiệp công nghiệp - dịch vụ hợp lý theo hướng hiện đại hóa.
Đảng bộ huyện Thuận Thành đã quán triệt và phổ biến sâu rộng chủ
trương của tỉnh về đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, giảm dần tỷ trọng ngàng nông nghiệp, tăng dần tỷ

trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Với đường lối, chính sách đúng đắn cùng với quyết tâm và sự tin tưởng
ủng hộ của nhân dân, Đảng bộ và nhân dân huyện Thuận Thành đã thực hiện
thắng lợi các kế hoạch phát triển KT - XH. Ủy ban nhân dân huyện đã triển
khai giao chỉ tiêu nhiệm vụ cho các Sở ngành, huyện thị vừa tập trung chỉ đạo
21


×