VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ MINH ĐỨC
QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA TỈNH QUẢNG NAM
(CHXHCN VIỆT NAM) VỚI TỈNH SÊ KÔNG
(CHDCND LÀO) TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
HÀ NỘI - 2022
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ MINH ĐỨC
QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA TỈNH QUẢNG NAM
(CHXHCN VIỆT NAM) VỚI TỈNH SÊ KÔNG
(CHDCND LÀO) TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015
Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 9229013
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. TRẦN THỊ THU HƢƠNG.
2. TS. PHẠM VĂN HỒ.
HÀ NỘI - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Thị Thu Hương và TS Phạm Văn Hồ. Kết
quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, các quan điểm và dữ liệu mà luân án
kế thừa của các tác giả đi trước đều có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn theo
đúng quy định. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa công bố trong các cơng
trình khác.
Nghiên cứu sinh
Lê Minh Đức
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................... 6
1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .................................... 6
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác tồn diện Việt Nam
– Lào, Lào - Việt Nam ............................................................................................ 6
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu đề cập đến quan hệ Việt Nam - Lào trên
một số lĩnh vực cụ thể và hợp tác tại một số địa phương ..................................... 14
1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến quan hệ hợp tác giữa
tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê Kơng ....................................................................... 23
1.2. Khái qt kết quả các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
và những nội dung luận án tập trung giải quyết ...................................................... 25
1.2.1. Khái qt kết quả các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ....... 25
1.2.2. Những nội dung luận án tập trung giải quyết ............................................. 27
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................................ 28
Chƣơng 2: QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA TỈNH QUẢNG NAM VỚI TỈNH SÊ
KÔNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005 .................................................................. 29
2.1. Những yếu tố tác động tới quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh
Sê Kông từ năm 1997 đến năm 2005 ......................................................................... 29
2.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên, đặc điểm kinh tế và truyền lịch sử thống văn
hóa - xã hội ........................................................................................................... 29
2.1.2. Bối cảnh thế giới và trong nước tác động đến quan hệ hợp tác giữa tỉnh
Quảng Nam với tỉnh Sê Kông những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI ........ 35
2.2. Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê Kông trƣớc năm 1997............... 43
2.2.1. Liên minh đoàn kết chiến đấu trong lịch sử và 30 năm chiến tranh cách
mạng (1945-1975) ................................................................................................ 43
2.2.2. Mối quan hệ Quảng Nam - Sê Kông trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc từ năm 1975 đến năm 1996 ............................................................... 47
2.3. Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê Kông từ năm 1997 đến
năm 2005 ...................................................................................................................... 49
2.3.1. Trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao ............................................................. 49
2.3.2. Trên lĩnh vực quốc phịng, an ninh và cơng tác biên giới .......................... 52
2.3.3. Trên lĩnh vực kinh tế .................................................................................. 56
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................................ 61
Chƣơng 3: BƢỚC PHÁT TRIỂN MỚI TRONG QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA
TỈNH QUẢNG NAM VỚI TỈNH SÊ KÔNG TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015 .... 63
3.1. Những yếu tố tác động đến quan hệ hợp tác giữa hai nước trong tình hình mới ...... 63
3.1.1. Bối cảnh thế giới, khu vực .......................................................................... 63
3.1.2. Quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam, Lào trong thời kỳ mới ............. 64
3.1.3. Yêu cầu thực tiễn đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với
tỉnh Sê Kông ......................................................................................................... 67
3.2. Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê Kông từ năm 2006
đến năm 2015 ............................................................................................................... 70
3.2.1. Trên lĩnh vực chính trị, đối ngoại ............................................................... 70
3.2.2. Trên lĩnh vực quốc phịng, an ninh, cơng tác biên giới .............................. 74
3.2.3. Trên lĩnh vực kinh tế .................................................................................. 81
3.2.4. Trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo ................................................................. 91
3.2.5. Trên lĩnh vực văn hóa, thơng tin, y tế và một số hoạt động hợp tác khác ......... 98
3.2.6. Công tác kết nghĩa giữa các địa phương của tỉnh Quảng Nam với tỉnh
Sê Kông .............................................................................................................. 102
Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................................... 115
Chƣơng 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ....................................... 117
4.1. Những thành tựu, hạn chế ................................................................................. 117
4.1.1. Những thành tựu nổi bật ........................................................................... 117
4.1.2. Một số hạn chế .......................................................................................... 133
4.1.3. Một số đặc điểm quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê Kông .... 137
4.2. Một số kinh nghiệm ............................................................................................ 140
Tiểu kết chƣơng 4 ...................................................................................................... 145
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 146
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............................. 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 152
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 171
CỤM TỪ VIẾT TẮT
BCH: Ban Chấp hành.
CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.
CHDCND: Cộng hòa Dân chủ nhân dân.
CNXH: Chủ nghĩa xã hội.
KT - XH: Kinh tế - xã hội.
UBND: Ủy ban nhân dân.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng trên bán đảo Đông Dương, có hơn
2.000 km đường biên giới tiếp giáp với nhau. Trải qua quá trình đấu tranh lâu dài,
gian khổ, hai dân tộc đã ln đồn kết, kề vai sát cánh bên nhau trong đấu tranh
giành độc lập tự do, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ khi có Đảng Cộng sản lãnh
đạo, mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ
tịch Cayxỏn Phômvihản cùng các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công
vun đắp đã không ngừng được củng cố, phát triển và nâng lên tầm cao mới. Mối
quan hệ thủy chung, trong sáng hiếm có này đã đi suốt chặng đường lịch sử vẻ
vang, trở thành tài sản vô giá, qúy báu của hai dân tộc và nhân dân hai nước; là biểu
hiện sinh động của sự kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với
chủ nghĩa quốc tế vơ sản, là mẫu mực về chính sách láng giềng hợp tác, hữu nghị
giữa hai nước. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn luôn thực hiện nghĩa vụ
quốc tế đối với cách mạng Lào theo quan điểm giúp nhân dân nước bạn là “mình tự
giúp mình" của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mối quan hệ ấy ngày càng thể hiện rõ nét,
sinh động, hiệu quả giữa các tỉnh của hai nước có chung đường biên giới, cùng nhau
đấu tranh chống lại âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, để cùng tồn tại và
phát triển, trong đó có tỉnh Quảng Nam và tỉnh Sê Kông.
Tỉnh Quảng Nam giáp với tỉnh Sê Kơng về địa lý, hai tỉnh có chung đường
biên giới dài 157,422 km, có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, truyền
thống, điều kiện kinh tế - xã hội. Đây là cơ sở khách quan, tiền đề bền vững của mối
quan hệ hữu nghị đoàn kết gắn bó keo sơn giữa nhân dân hai tỉnh trong cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc và cơng cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi
lên CNXH. Mối quan hệ hữu nghị truyền thống hiếm có ấy càng có ý nghĩa đặc biệt
đối với nhân dân hai nước nói chung và hai tỉnh Quảng Nam, Sê Kơng nói riêng
trong sự nghiệp đổi mới, trước nhiều vận hội mới nhưng khơng ít thách thức trong
bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay. Xét trong tổng thể mối quan hệ hợp tác giữa hai
nước Việt Nam - Lào, mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê Kông
là sự biểu hiện sinh động, cụ thể của quan hệ hợp tác địa phương. Trên cơ sở quan
1
hệ hợp tác đặc biệt giữa hai nước, quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê
Kông ngày càng được củng cố và không ngừng phát triển. Từ sau năm 1975, quan
hệ hai nước Việt Nam - Lào nói chung, tỉnh Quảng Nam và tỉnh Sê Kơng nói riêng
có những chuyển biến mới. Từ quan hệ chủ yếu về chính trị, đối ngoại, quân sự,
chuyển sang quan hệ hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh, giáo dục – đào tạo... Đặc biệt từ năm 1997,
khi tỉnh Quảng Nam được tái lập, quan hệ hợp tác với tỉnh Sê Kơng có những bước
phát triển mới, đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực.
Hiện nay, trong bối cảnh hai nước Việt Nam và Lào tiếp tục thực hiện đường lối
đối ngoại độc lập, tự chủ, hợp tác toàn diện và phát triển, đa phương hóa và đa dạng hóa
quan hệ đối ngoại; tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; đặc biệt là việc thực
hiện Hiệp ước hữu nghị và hợp tác, các nội dung hợp tác mang tính chiến lược Việt Nam
- Lào đang đi vào chiều sâu, nhiệm vụ xây dựng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác tồn
diện giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê Kơng càng được tích cực đẩy mạnh.
Do đó, nghiên cứu quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê Kông từ
năm 1997 đến năm 2015 nhằm tổng kết, đánh giá những thành tựu đạt được, những hạn
chế trong quá trình thực hiện quan hệ hợp tác, nhằm góp phần thúc đẩy hơn nữa mối
quan hệ hợp tác với tỉnh Sê Kông, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển KT - XH, bảo đảm
quốc phòng, an ninh giữa hai tỉnh. Đồng thời, nghiên cứu mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh
Quảng Nam với tỉnh Sê Kông trong thời kỳ đổi mới cũng góp phần tổng kết thực tiễn
q trình thực hiện chính sách đối ngoại giữa hai nước Việt Nam – Lào trên một địa
phương cụ thể, có nhiều đặc thù cả về điều kiện tự nhiên và lịch sử, truyền thống.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề: “Quan hệ hợp tác giữa tỉnh
Quảng Nam (CHXHCN Việt Nam) với tỉnh Sê Kông (CHDCND Lào) từ năm
1997 đến năm 2015” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình thực hiện quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê
Kông từ năm 1997 đến năm 2015, góp phần tổng kết thực tiễn quan hệ đối ngoại
giữa hai nước Việt Nam – Lào ở một địa bàn cụ thể, từ đó, cung cấp những cơ sở
2
khoa học cho việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa các địa phương của hai nước
ngày càng hiệu quả hơn trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Làm rõ những yếu tố tác động tới quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam
với tỉnh Sê Kông từ khi tái lập tỉnh đến năm 2015.
- Tái hiện quá trình thực hiện quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh
Sê Kông từ năm 1997 đến năm 2015.
- Đánh giá những thành tựu nổi bật, những hạn chế trong quá trình triển khai
thực hiện quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015.
- Rút ra một số đặc điểm, kinh nghiệm từ thực tiễn quan hệ hợp tác giữa tỉnh
Quảng Nam với tỉnh Sê Kông.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu lịch sử quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê Kông
từ năm 1997 đến năm 2015.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Tập trung nghiên cứu quá trình thực hiện quan hệ hợp tác
giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê Kông từ năm 1997 đến năm 2015:
Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005: là giai đoạn đánh dấu thời gian đầu tái
lập tỉnh Quảng Nam, mốc thời gian này phù hợp với phân chia thời kỳ quan hệ hợp
tác giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê Kông từ năm 1997 đến năm 2015, đồng thời
phù hợp với các báo cáo tổng kết công tác đối ngoại của địa phương và nhiệm kỳ
Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam.
Giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2015: Đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa tỉnh
Quảng Nam với tỉnh Sê Kông, đây là giai đoạn hai tỉnh đẩy mạnh các hoạt động đối
ngoại nhằm phát huy tiềm năng lợi thế, tạo động lực cho sự phát triển giữa hai tỉnh.
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu các hoạt động hợp tác giữa hai tỉnh trên các
lĩnh vực chính trị, đối ngoại; quốc phịng, an ninh và cơng tác biên giới; kinh tế
(thương mại, đầu tư xây dựng, nông - lâm nghiệp, du lịch); giáo dục - đào tạo; công
3
tác kết nghĩa giữa các địa phương và hợp tác giữa cơ quan, ban, ngành của tỉnh
Quảng Nam với tỉnh Sê Kông.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại tỉnh Quảng Nam (CHXHCN Việt Nam)
và tỉnh Sê Kông (CHDCND Lào), trong đó, tập trung nghiên cứu việc triển khai
thực hiện quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê Kông trên một số lĩnh
vực cụ thể.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận nghiên cứu của luận án dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về quan hệ đối ngoại nói chung, quan hệ hợp tác toàn diện
giữa nước CHXHCN Việt Nam với nước CHDCND Lào nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp
logic, kết hợp với các phương pháp khác: phương pháp tổng hợp, so sánh, khảo sát
thực tiễn... để luận giải các vấn đề liên quan đến nội dung luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Làm rõ cơ sở hình thành mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với
tỉnh Sê Kông từ năm 1997 đến năm 2015.
- Làm rõ mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê Kông trên
các lĩnh vực cụ thể, công tác kết nghĩa giữa các địa phương và hợp tác giữa cơ quan,
ban, ngành giữa hai tỉnh. Góp phần tổng kết thực tiễn q trình hiện thực hóa đường
lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đối với CHDCND Lào tại
một địa phương cụ thể.
- Nhận xét những kết quả đạt được, những hạn chế, rút ra những đặc điểm,
kinh nghiệm của mối quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh. Đề xuất một số nội dung nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh trong thời gian tới.
- Luận án góp phần giáo dục lịch sử truyền thống quan hệ hữu nghị, hợp tác
giữa hai tỉnh Quảng Nam, Sê Kơng nói riêng và quan hệ đặc biệt giữa hai nước Việt
Nam - Lào nói chung.
4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Tái hiện quá trình thực hiện quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh
Sê Kông từ năm 1997 đến năm 2015, góp phần khẳng định tính đúng đắn của
đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước CHXNCH Việt Nam đối với
Đảng và Nhà nước CHDCND Lào trong công cuộc đổi mới.
- Từ việc đánh giá khách quan những thành cơng, hạn chế trong q trình
thực hiện hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê Kông, rút ra một số đặc điểm và
kinh nghiệm trong thực hiện quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh, góp phần cung cấp
những cơ sở khoa học cho việc bổ sung các chủ trương, chính sách và tổ chức chỉ
đạo thực hiện hợp tác toàn diện giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê Kông trong thời
gian tới.
- Khẳng định sự cần thiết phải tăng cường quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng
Nam với tỉnh Sê Kông nhằm bổ sung cho nhau, phát huy tiềm năng, thế mạnh của
hai tỉnh để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh giữa hai
tỉnh trong thời gian tới.
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo lịch sử, tuyên truyền cho cán
bộ, đảng viên, thế hệ trẻ hai tỉnh Quảng Nam, Sê Kông nhất là đối với các lưu học
sinh của hai tỉnh đang học tập, nghiên cứu tại tỉnh Quảng Nam và tỉnh Sê Kông,
cũng như nhân dân các xã biên giới của hai tỉnh, các huyện tỉnh Quảng Nam có
quan hệ hợp tác, kết nghĩa với các huyện của tỉnh Sê Kông.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Danh mục các cơng trình khoa học có liên quan đến đề
tài luận án của tác giả, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án gồm 4
chương.
5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Trong suốt chiều dài lịch sử quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện giữa hai
nước Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là mối quan hệ hữu nghị, truyền thống, mẫu
mực, thủy chung, trong sáng hiếm có trên thế giới. Do đó, quan hệ hợp tác giữa hai
nước được các nhà lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước qua các thời kỳ, giới
nghiên cứu, các học giả quan tâm nghiên cứu trên nhiều góc độ, lĩnh vực khác nhau,
có thể nêu ra như sau:
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác toàn diện Việt
Nam – Lào, Lào - Việt Nam
Năm 2007, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam - Lào do Ban Tuyên giáo
Trung ương chủ trì tổ chức tại Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ
ngoại giao và 30 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào. Tham
gia Hội thảo có gần 40 tác giả nhà nghiên cứu là lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung
ương của hai nước Việt Nam - Lào, các nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu trên các lĩnh
vực của hai nước tham gia. Có nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả đề cập
đến quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trên các lĩnh vực, tiêu biểu là các bài
viết Quan hệ giữa Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam là
mối quan hệ thủy chung, trong sáng và đặc biệt của Đại sứ nước CHDCND Lào tại
Việt Nam. Bài viết Đảng lãnh đạo công tác đối ngoại nhân dân thời kỳ đổi mới và
quan hệ đối ngoại nhân dân với Lào của tác giả Vũ Xuân Hồng. Bài viết Quan hệ
giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào: Sự thủy chung
trong sáng, quan hệ hữu nghị đặc biệt của tác giả Lê Công Phụng. Đây là những
cơng trình nghiên cứu chun sâu, đề cập đến mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa
hai Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào.
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế về mối quan hệ Việt Nam – Lào do Viện
Khoa học Xã hội Việt Nam – Viện Khoa học Xã hội quốc gia Lào tổ chức năm
2007, do Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội xuất bản. Kỷ yếu gồm 27 tham luận của các
6
nhà khoa học, các chuyên gia, trong đó có 12 tham luận của các nhà khoa học, nhà
nghiên cứu, các đồng chí lãnh đạo của Việt Nam và 15 tham luận của đại diện các
ban, ngành trực thuộc Trung ương, địa phương của nước CHDCND Lào. Các tham
luận của Hội thảo có nội dung phong phú, đề cập đến nhiều lĩnh vực trong quan hệ
hợp tác Việt Nam – Lào trong quá khứ, hiện tại và hướng đến tương lai trên các lĩnh
vực. Các tham luận Hội thảo đề cập đến truyền thống đoàn kết giúp đỡ lâu đời của
nhân nhân Việt Nam và nhân dân Lào, mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào qua
các giai đoạn đấu tranh cách mạng để giải phóng dân tộc của nhân dân hai nước,
tình cảm đặc biệt của quân và dân hai nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ cứu nước, thành quả quan hệ hợp tác trên một số lĩnh vực như giáo dục,
văn hóa, truyền thơng đại chúng, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, quốc phịng,
an ninh, công tác nghiên cứu khoa học, đối ngoại. Quan hệ hợp tác giữa các địa
phương của Việt Nam với các địa phương của Lào, thành tựu công cuộc đổi mới
của hai nước… Đây là cơng trình nghiên cứu có giá trị khoa học, giúp tác giả có cái
nhìn tổng quát mối quan hệ Việt Nam – Lào trên các lĩnh vực cụ thể, từ đó giúp tác
giả cơ cơ sở để đối chiếu, so sánh, phân tích những nội dung liên quan đến luận án.
Cuốn sách Việt - Lào hai nước chúng ta của tác giả Nguyễn Văn Khoan
(Sưu tầm và chủ biên), do Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2008. Cơng
trình nghiên cứu đã khái quát chặng đường quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam
- Lào như Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên với việc truyền bá chủ nghĩa Mác –
Lênin vào Lào, đường biên giới Việt – Lào ngày nay - sản phẩm của truyền thống
hữu nghị giữa hai dân tộc và tư tưởng Hồ Chí Minh; một số vấn đề trong mối quan
hệ đoàn kết chiến đấu Việt – Lào thời cận đại (1858 – 1930), thắng lợi trong kháng
chiến chống Pháp (1945 – 1954), đồng thời tác giả rút ra một số đặc trưng của mối
quan hệ Việt – Lào trong cách mạng giải phóng dân tộc thời kỳ 1954 – 1975.
Tác giả Vũ Dương Huân trong cuốn sách Một số vấn đề quan hệ quốc tế
chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam, Tập 3, Nxb Chính trị - Hành chính,
Hà Nội năm 2009, trong phần viết về mối quan hệ Việt Nam – Lào, tác giả đã đề
cập đến một số vấn đề như tác giả đã khái quát mối quan hệ đặc biệt Việt Nam –
Lào: thành tựu và triển vọng được thể hiện qua các giai đoạn lịch sử (1930 – 1945),
7
(1945 – 1954), (1954 – 1975), (1975 – 1991) và từ năm 1991 đến 2007. Đồng thời,
tác giả làm rõ một số đặc điểm và cơ sở quan hệ đặc biệt Việt – Lào, thành tựu hợp
tác trên các lĩnh vực chính trị, quốc phịng, an ninh, kinh tế, giáo dục, khoa học
công nghệ, và chỉ ra một số hạn chế trong quan hệ hai nước và rút ra một số kinh
nghiệm, dự báo triển vọng quan hệ hợp tác Việt Nam – Lào. 45 năm (1962 – 2007)
ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 30 năm ký kết Hiệp ước Hữu nghị Việt – Lào.
Tác giả đã khái qt tình đồn kết đặc biệt và liên minh chiến đấu Việt – Lào trong
đấu tranh giành, củng cố độc lập dân tộc, thành tựu trong quan hệ đặc biệt Việt –
Lào trong thời kỳ đổi mới thể hiện trên các lĩnh vực hợp tác: chính trị, quốc phịng,
an ninh, kinh tế và hợp tác giữa các địa phương, đồng thời rút ra một số đặc điểm
quan hệ đặc biệt Việt – Lào. Quan hệ đặc biệt Việt – Lào trong lĩnh vực đối ngoại.
Tác giả khái quát, đúc rút những đặc điểm trong quan hệ đặc biệt Việt – Lào, thành
tựu trong hợp tác đối ngoại, trong đấu tranh giành và củng cố độc lập dân tộc, quan
hệ đặc biệt về đối ngoại trong thời kỳ đổi mới và một số hạn chế và triển vọng hợp
tác đối ngoại giữa Việt Nam và Lào. Tác giả đã nêu bật những thành tựu, hạn chế,
đặc điểm trong hợp tác đối ngoại giữa hai nước trong đấu tranh giành độc lập dân
tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, từ đó nêu lên triển vọng trong quan hệ hợp tác
Việt Nam – Lào.
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế tình đồn kết Việt Nam - Lào trong xây dựng và
phát triển khu kháng chiến Tây Bắc Lào, năm 2010. Hội thảo có gần 20 tác giả tham
gia nghiên cứu và có tham luận. Đáng chú ý là bài viết Khơi dậy ý chí tự lực tự
cường, kết hợp tinh thần quốc tế trong sáng - Một thành tố của tư tưởng Hồ Chí
Minh về sức mạnh của cách mạng Đơng Dương của tác giả Trịnh Nhu. Trong bài
viết này, tác giả cho rằng, cách mạng Đông Dương phải do nhân dân Đông Dương
tự tiến hành, kết hợp với sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc, đồng thời, cách
mạng Đông Dương cần xây dựng mối liên hiệp, đoàn kết với các lực lượng cách
mạng thế giới.
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế với chủ đề tình đồn kết liên minh chiến đấu Việt
Nam - Lào đánh bại chiến dịch "Cù Kiệt" của đế quốc Mỹ tại cánh đồng Chum Xiêng Khoảng (năm 2010). Với gần 30 bài nghiên cứu đề cập đến tình đồn kết liên
8
minh chiến đấu Việt Nam - Lào trong chiến dịch cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng.
Trong kỷ yếu hội thảo đã có nhiều bài nghiên cứu về mối quan hệ Việt Nam – Lào,
như bài viết Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, thành quả quan trọng của hai dân
tộc Việt Nam - Lào trong thời đại Hồ Chí Minh của tác giả Trịnh Nhu. Trong bài
viết này, tác giả nghiên cứu làm rõ vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với việc
thiết lập quan hệ hợp tác đặc biệt Việt Nam - Lào. Bản chất quan hệ đặc biệt Việt
Nam - Lào và quan điểm, nguyên tắc xây dựng, phát triển mối quan hệ đó.
Nhằm tái hiện toàn diện lịch sử quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào,
Lào – Việt Nam và gìn giữ những giá trị truyền thống, lịch sử, đúc kết những vấn đề
lý luận, thực tiễn, rút ra những bài học kinh nghiệm, tiếp tục vun đắp và nâng cao
hiệu quả mối quan hệ, hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước, Bộ Chính trị Đảng
Cộng sản Việt Nam (khóa X) và Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
(khóa VIII) đã quyết định hợp tác cùng biên soạn cơng trình Lịch sử quan hệ đặc
biệt Việt Nam - Lào; Lào - Việt Nam (1930- 2007) do Nxb Chính trị quốc gia - Sự
thật, Hà Nội xuất bản năm 2011. Đây là cơng trình nghiên cứu tồn diện, cơng phu,
có giá trị to lớn đối với mối quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào,
Lào - Việt Nam. Cơng trình gồm có 6 sản phẩm: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam
- Lào; Lào - Việt Nam 1930 -2007; Văn kiện Đảng và Nhà nước; Biên niên sự kiện;
Hồi ký; tập Sách ảnh tư liệu và bộ phim “Bản anh hùng ca quan hệ Việt - Lào”. Ðây
là cơng trình nghiên cứu lịch sử có quy mơ lớn nhất từ trước tới nay về mối quan hệ
đặc biệt giữa hai nước, được Bộ Chính trị và Ban Bí thư của hai Ðảng trực tiếp chỉ
đạo biên soạn. Cơng trình này đã tái hiện sinh động lịch sử quan hệ đặc biệt Việt
Nam - Lào, Lào - Việt Nam; làm rõ quy luật tất yếu, yêu cầu khách quan hai dân tộc
phải đoàn kết, nương tựa vào nhau, chống lại kẻ thù chung trong cách mạng giải
phóng dân tộc và cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Cơng trình này
đã tổng kết, phân tích, đánh giá những đặc điểm của mối quan hệ đặc biệt và đúc
kết những bài học kinh nghiệm, đồng thời gợi mở những vấn đề vận dụng vào hiện
tại và hướng đến tương lai trong mối quan hệ hợp tác toàn diện của hai nước Việt
Nam - Lào.
9
Cuốn sách Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào (1930 – 2017) do Ban Tuyên
giáo Trung ương biên soạn do Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội xuất bản năm
2017. Cơng trình này là tài liệu tun truyền Kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ
ngoại giao (1962 – 2017) và 40 năm ngày ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt
Nam – Lào (1977 – 2017). Cơng trình nghiên cứu đã trình bày q trình đồn kết
đấu tranh giành độc lập tự do của hai nước giai đoạn (1930 – 1945), liên minh chiến
đấu Việt Nam – Lào trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945
– 1975), hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào trên các lĩnh vực chính trị, đối ngoại,
quốc phịng, an ninh, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, hợp tác giữa
các địa phương và hợp tác biên giới từ năm 1975 đến năm 2017; đồng thời, cơng
trình làm rõ cơ sở hình thành mối quan hệ cũng như bản chất, thành quả và những
bài học lịch sử, chủ trương đưa quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào lên tầm cao mới.
Đây là tài liệu có giá trị giúp tác giả nắm vững những sự kiện quan trọng trong mối
quan hệ Việt Nam – Lào, đặc biệt là các nhận định có cơ sở khoa học, bài học kinh
nghiệm đã được hai Đảng, hai nước Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam tổng kết. Từ
nền tảng này tác giả tiếp tục nghiên cứu tìm tịi làm rõ q trình triển khai, tổ chức
thực hiện và kết quả đạt được trong quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh
Sê Kông từ năm 1997 đến năm 2015.
Cuốn sách 55 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào - Nhìn lại và hướng
tới của tác giả Lê Đình Chỉnh, do Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội xuất bản
năm 2017. Tác giả khái quát mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào trong 55 năm
(1962 – 2017) theo các chặng đường lịch sử, các lĩnh vực quan hệ hợp tác giữa hai
nước Việt Nam - Lào về chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, giáo dục và đào
tạo, đưa ra một số kiến nghị đề xuất trong mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Lào
trong thời gian tới.
Trong cuốn sách Tư tưởng, lý luận với đổi mới và phát triển đất nước của tác
giả Nguyễn Xuân Thắng do Nxb Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản năm 2021, có
bài viết 55 năm quan hệ hữu nghị đặc biệt hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào. Bài
viết đã khái quát những kết quả trong quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam Lào trong 55 năm (1962 – 2017). Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu tác giả chỉ ra
10
một số thách thức mới tác động đến mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam –
Lào, đó là "cũng cần thẳng thắn thừa nhận mối quan hệ Việt Nam – Lào còn bị chi
phối bởi những động thái tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn, khiến việc duy
trì mối quan hệ và sự gắn kết, đặc biệt là tầm ảnh hưởng lẫn nhau giữa hai nước gặp
khơng ít khó khăn thách thức. Một số khía cạnh như vấn đề dân tộc, tôn giáo di cư
xuyên biên giới,… đang thực sự là những trở ngại, thậm chí ẩn chứa những nguy cơ
làm rạn nứt mối quan hệ Việt Nam – Lào hiện tại và tương lại” [123, tr.73]. Đồng
thời, tác giả đề xuất một số định hướng cần triển khai thực hiện để mối quan hệ hợp
tác Việt Nam – Lào trong thời gian tới đạt hiệu quả hơn.
Luận án tiến sĩ Sử học Quan hệ Lào - Việt Nam 1986 - 2016 của tác giả
Nguyễn Viết Xuân, năm 2021 tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Luận án
tập trung nghiên cứu khá toàn diện mối quan hệ Lào - Việt Nam từ năm 1986 đến
năm 2016. Luận án làm rõ nhân tố tác động đến quan hệ Lào - Việt Nam, tái hiện lại
nội dung quan hệ hợp tác Lào - Việt Nam trên các lĩnh vực từ năm 1986 đến năm
2016 như: chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh, các thỏa thuận hợp tác kinh tế,
hợp tác trên lĩnh vực thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục, khoa học, cơng nghệ,
hợp tác Lào - Việt Nam ở góc độ đa phương như trong khuôn khổ ASEAN, Tiểu
vùng sông Mêkong mở rộng, trong khuôn khổ Tam giác phát triển Campuchia - Lào
- Việt Nam và một số nhận xét, đánh giá về quan hệ Lào - Việt Nam từ năm 1986
đến năm 2016. Đây là cơng trình nghiên cứu rất cơng phu, cơng trình là tài liệu để
tác giả tham khảo, đối chiếu trong q trình nghiên cứu luận án.
Các cơng trình nghiên cứu của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà
nước CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào, các học giả, nhà nghiên cứu viết về
mối quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào trên các lĩnh vực được đăng tải trên
các tạp chí khoa học chuyên ngành như:
Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản với sự nghiệp cách mạng Lào và quan hệ đặc
biệt Lào – Việt Nam, đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng, số 12, năm 2010 của tác giả
Sủnthon Xaynhachắc; Đặc điểm và ý nghĩa lịch sử của quan hệ đặc biệt Việt Nam –
Lào của tác giả Trịnh Nhu, đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6 năm 2009; Quan
hệ đặc biệt Việt – Lào là tài sản thiêng liêng vô giá của hai dân tộc chúng ta của tác
11
giả Nguyễn Phú Trọng đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị, số 9, năm 2012. Tác giả
Chummaly XayNhaXỏn có hai bài viết Tình đồn kết hữu nghị vĩ đại và quan hệ
đặc biệt Lào – Việt Nam mãi mãi trường tồn đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị, số
9, năm 2012 và bài viết Giữ gìn và vun đắp tình hữu nghị vĩ đại và quan hệ đặc biệt
Lào – Việt Nam đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 8, năm 2012... Các bài viết đã
khẳng định truyền thống đoàn kết Lào – Việt Nam trong quá khứ, hiện tại, khẳng
định thành quả giành thắng lợi của nhân dân hai nước, đồng thời khẳng định mối
quan hệ hợp tác toàn diện, thủy chung trước sau như một của Việt Nam - Lào, Lào Việt Nam đã đem lại thắng lợi vĩ đại cho nhân dân hai nước. Đồng thời, khẳng định
hai Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam – Lào quyết tâm xây dựng mối
quan hệ hữu nghị hợp tác hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào ngày càng phát triển.
Bài viết Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn Phơmvihản những tấm
gương mẫu mực về nêu cao tinh thần quốc tế trong sáng của tác giả Đinh Quang
Hải đăng trên tạp chí Lịch sử Đảng số 9, năm 2017. Trong bài viết này tác giả làm
rõ vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn Phơmvihản đối với mối
quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào, hai vị lãnh tụ là những tấm gương
mẫu mực về nêu cao tinh thần quốc tế trong sáng của hai nước, và có thể nói tình
đồn kết và liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam bắt nguồn từ
nhiều nhân tố, trong đó con người cụ thể như Hồ Chí Minh và Cayxỏn Phơmvihản
là những biểu tượng sinh động. Xuất phát từ tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng,
hai vị lãnh tụ không chỉ lãnh đạo nhân dân hai nước đoàn kết đấu tranh mà là sự chỉ
đạo của hai vị lãnh tụ trong xây dựng bảo vệ và phát triển mối quan hệ hai nước.
Hai vị lãnh tụ đã để lại tinh thần quốc tế trong sáng, là di sản vô cùng quý giá cần
được các thế hệ người Việt Nam và Lào hôm nay và mai sau học tập, noi theo, qua
đó nỗ lực, phấn đấu xây dựng mối quan hệ hữu nghị, thủy chung, trong sáng và tình
đồn kết chiến đấu đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam mãi mãi xanh tươi, đời
đời bền vững, góp phần vào ổn định khu vực và thế giới, vì hịa bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Bài viết Tư tưởng Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam, tư tưởng Cayxỏn
Phômvihản với cách mạng Lào của tác giả Nguyễn Xuân Thắng đăng trên tạp chí
12
Lịch sử Đảng số 9, năm 2017. Trong bài viết này tác giả chỉ ra những giá trị tư
tưởng mà Hồ Chí Minh và Cayxỏn Phơmvihản đã để lại hai Đảng, hai Nhà nước và
nhân dân hai nước. Tác giả khẳng định: Cùng với việc khẳng định trên thực tế chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam; tiếp tục luận giải, làm sáng tỏ và
khẳng định tư tưởng Cayxỏn Phômvihản là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
hành động của Đảng và cách mạng Lào. Tiếp tục đánh giá toàn diện, sâu sắc tầm
vóc, vai trị, ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với Việt Nam và tư tưởng
Cayxỏn Phômvihản đối với Lào trong công cuộc đổi mới ngày nay. Tiếp tục giữ
gìn, phát huy nâng tầm quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam Lào, Lào - Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng Cayxỏn Phơmvihản,
phù hợp bối cảnh mới của thời đại và điều kiện kinh tế xã hội đặc thù cụ thể của hai
dân tộc. Đồng thời đặt ra yêu cầu cho hai Đảng cần phải chăm lo xây dựng mối
quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam lên tầm cao mới.
Bài viết 55 năm quan hệ hữu nghị đặc biệt hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào
của tác giả Nguyễn Xuân Thắng đăng trên tạp chí Lịch sử Đảng, số 7, năm 2017.
Trong bài viết này tác giả khái quát những thành tựu đạt được qua 55 năm xây dựng
và phát triển mối quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam - Lào, trong đó nhấn mạnh kết
quả hợp tác đạt được trên các lĩnh vực giữa hai nước qua các thời kỳ như chính trị đối ngoại, an ninh, quốc phòng, đầu tư, thương mại, du lịch, mở rộng hợp tác đào
tạo nguồn nhân lực, đầu tư các dự án hạ tầng giao thông kết nối hai nước, hợp tác
quản lý sử dụng bền vững nguồn nước và các tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, tác
giả đề xuất một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện nhằm nâng cao hơn nữa quan
hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới đó là: Một là, khơng ngừng củng cố,
giáo dục phát triển và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ chính trị đặc biệt khơng chỉ
ở lãnh đạo cấp cao mà các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Hai là, nâng cao
hiệu quả hợp tác kinh tế song phương tương xứng với quan hệ chính trị sẵn có.
Phát triển hợp tác giữa các vùng, miền, các địa phương có biên giới liền kề, hồn
thiện hơn nữa các chính sách ưu tiên, ưu đãi giữa hai nước. Ba là, tiếp tục hợp tác
trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, phối hợp nhằm chống lại âm mưu chống
13
phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của mỗi nước, các âm
mưu chia rẽ quan hệ hai nước. Bốn là, tích cực trao đổi thơng tin về tình hình quốc
tế; phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là trong khuôn khổ
các tổ chức mà hai bên cùng là thành viên. Năm là, tăng cường hợp tác trong lĩnh
vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý; đồng thời tăng cường trao đổi học
thuật, lý luận và khoa học xã hội giữa hai nước.
Các tác giả nghiên cứu làm rõ những cơ sở của quan hệ hợp tác Việt Nam –
Lào, Lào - Việt Nam, vai trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn
Phômvihản đối với mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam – Lào, Lào - Việt
Nam, khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa và cơ sở của quan hệ hữu nghị hợp tác
toàn diện giữa hai nước, khẳng định lẽ đương nhiên và cần thiết tất yếu hơn bao giờ
hết phải thắt chặt mối quan hệ giữa Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam sẽ đem lại
thắng lợi cho sự nghiệp cách mạng của hai nước. Kết quả hợp tác trên một số lĩnh
vực hợp giữa hai nước Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam qua các các thời kỳ, góp
phần vào sự thắng lợi chung của cách mạng hai nước.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu đề cập đến quan hệ Việt Nam - Lào trên
một số lĩnh vực cụ thể và hợp tác tại một số địa phương
Trên lĩnh vực quốc phịng, an ninh
Các cơng trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí đề cập đến lĩnh vực quan hệ
hợp tác về quốc phòng, an ninh và công tác biên giới của hai nước như:
Năm 2002, có bài viết Vài nét về quan hệ Việt Nam – Lào trong thời kỳ
(1954 – 1975) của tác giả Lê Đình Chỉnh đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á,
số 2 năm 2002; Biên giới Việt – Lào: Biên giới của tình hữu nghị đặc biệt của tác giả
Nguyễn Hồng Thao, đăng trên tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 66, năm 2006, các bài
viết nói về mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – Lào trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh
trong thời kỳ hai nước đấu tranh giành độc lập dân tộc trong giai đoạn 1954 – 1975.
Năm 2007, có bài viết Kết quả hợp tác trong lĩnh vực an ninh giữa Lào và
Việt Nam của tác giả Vi Lay Đuông Mạ Ni đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học
quốc tế về mối quan hệ Việt Nam - Lào do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và
Viện Khoa học Xã hội Lào tổ chức, do Nxb Khoa học Xã hội xuất bản năm 2007.
14
Tác giả khái quát về sự hợp tác hợp tác giữa Bộ An ninh Lào và Bộ Công an Việt
Nam trong thời gian trước năm 1975. Hợp tác giữa lực lượng chức năng hai nước từ
năm 1975 đến năm 2007 về sự giúp đỡ về vật chất của Bộ Công an Việt Nam đối
với Bộ Công an Lào, sự hợp tác giữa hai bên về xây dựng và bồi dưỡng lực lượng
Công an từ năm 1978 đến năm 2005, công tác nghiên cứu khoa học, giữ gìn trật tự
an tồn xã hội, công tác thông tin, công tác hậu cần, hợp tác bảo vệ an ninh một số
tỉnh của hai nước.
Năm 2007, bài viết Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi
của quân đội nhân dân Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ quốc tế giúp cách cách
mạng Lào của tác giả Trịnh Vương Hồng. Công trình nghiên cứu này, tác giả khái
quát sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện nhiệm vụ quốc tế giúp cách mạng
Lào, kết quả của sự hợp tác, đúc kết một số bài học đối với sự lãnh đạo của Đảng
đối với việc thực hiện nhiệm vụ quốc tế đối với cách mạng Lào đó là: Xây dựng cho
qn đội có bản lĩnh chính trị vững vàng, thực hiện đúng đắn các chủ trương của
Đảng trong công tác giúp bạn. Lãnh đạo quân đội thực hiện nghiêm túc các chỉ thị,
nghị quyết của Đảng về công tác giúp bạn, nêu cao tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn
nhau, giúp bạn là tự giúp mình của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lãnh đạo, giáo dục chiến
sĩ qn đội tơn trọng, nêu cao tính độc lập và chủ động của bạn, làm tốt công tác
dân vận…
Trên lĩnh vực hợp tác về quốc phòng, an ninh giữa Việt Nam - Lào, tại Hội
thảo quốc tế tình đồn kết Việt Nam - Lào trong xây dựng và phát triển khu kháng
chiến Tây Bắc Lào, diễn ra vào tháng 6 năm 2010. Hội thảo có gần 20 bài viết, bài
nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong xây dựng
và phát triển khu kháng chiến Tây Bắc Lào, đây là các cơng trình nghiên cứu chuyên
sâu về sự hợp tác về quốc phòng, an ninh tại một khu vực cụ thể là Tây Bắc Lào.
Bên cạnh đó cịn có nhiều bài viết, bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí
chuyên ngành nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trên lĩnh vực quốc
phòng, an ninh như: Bài viết Quan hệ an ninh – chính trị Việt Nam với Lào và
Campuchia giai đoạn 1991 đến nay của tác giả Trần Xuân Hiệp đăng trên tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử số 6, năm 2010. Phát triển quan hệ hợp tác quốc phòng Việt
15
Nam – Lào lên tầm cao mới của Nguyễn Chí Vịnh đăng trên tạp chí Quốc phịng
tồn dân số 9, năm 2012; Quan hệ đặc biệt Việt – Lào về quân sự trong kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1954-1975) của tác giả Nguyễn Mạnh Hà
đăng trên tạp chí Lý luận chính trị, số 9, năm 2012; Về quan hệ đoàn kết chiến đấu
đặc biệt Việt – Lào trong kháng chiến chống thực dân Pháp của tác giả Đỗ Thị Ánh
đăng trên tạp chí Lịch sử Đảng, số 12, năm 2013. Các bài viết đề cập đến quan hệ
hợp tác trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh giữa hai nước qua các thời kỳ. Qua đó
thấy được sự hợp tác quốc phòng, an ninh đã đem lại thắng lợi chung cho nhân dân
hai nước, đồng thời yêu cầu hợp tác chặt chẽ hơn nữa trên lĩnh vực này để đảm bảo
quốc phòng, an ninh giữa hai nước được giữ vững trong bối cảnh hiện nay.
Các cơng trình nghiên cứu tập trung làm rõ mối quan hệ hợp tác giữa Việt
Nam – Lào trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm
lược, mối quan hệ hợp tác trên lĩnh vực quân sự, quốc phòng, an ninh đã đem lại
thắng lợi cho nhân dân hai nước trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và
trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, khẳng định sự hợp tác tốt
đẹp vì mục đích đảm bảo quốc phịng, an ninh của hai bên và công tác biên giới
láng giềng, hữu nghị của Việt Nam – Lào. Đây là lĩnh vực hợp tác hết sức quan
trọng, có ý nghĩa to lớn trong mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Lào.
Bài viết Đoàn kết liên minh chiến đấu giữa quân đội hai nước Việt Nam Lào trong hai cuộc kháng chiến của tác giả Trần Thị Thu Hương, đăng trên tạp chí
Lịch sử Đảng, số 2, năm 2014. Tác giả làm rõ sự đoàn kết liên minh chiến đấu giữa
quân đội hai nước Việt Nam - Lào, góp phần đem đến thắng lợi chung cho nhân dân
hai nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Luận án tiến sĩ Đảng lãnh đạo quân tình nguyện Việt Nam tại Lào từ năm
1960 đến năm 1973 của tác giả Cáp Văn Đang, bảo vệ năm 2022, tại Học viện
Chính trị Bộ Quốc phịng. Luận án đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với
quân tình nguyện Việt Nam tại Lào từ năm 1960 đến năm 1973. Kết quả sự giúp đỡ
của quân tình nguyện Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của
nhân dân Lào, góp phần thắng lợi của cách mạng Lào và cách mạng Việt Nam.
16
Trên lĩnh vực kinh tế, ngoại giao
Có một số cơng trình như bài Quan hệ đặc biệt Việt - Lào trong lĩnh vực đối
ngoại của tác giả Vũ Dương Huân trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế về mối
quan hệ Việt Nam – Lào, Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Viện Khoa học Xã hội
quốc gia Lào tổ chức do Nxb Khoa học Xã hội xuất bản năm 2007. Trong bài viết
tác giả làm rõ một số đặc điểm của quan hệ Việt - Lào, hợp tác đối ngoại trong đấu
tranh giành và củng cố độc lập dân tộc, quan hệ đặc biệt về đối ngoại trong thời kỳ
đổi mới, trong đó làm rõ nội dung hợp tác về trao đổi thông tin, phối hợp tại các
diễn đàn quốc tế và khu vực, hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao, một số hạn chế và
triển vọng trong hợp tác đối ngoại giữa hai nước Việt Nam - Lào.
Bài viết Thành tựu phát triển kinh tế ở Lào qua 25 năm đổi mới và tiềm năng
hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào, của tác giả Xổmphon Xỉchalơn đăng trên tạp chí Lý
luận chính trị số 9, năm 2012; Hành lang kinh tế Đông – Tây và tác động của nó đến
Lào và quan hệ Việt Nam - Lào của tác giả Trương Duy Hòa đăng trên tạp chí Nghiên
cứu Đơng Nam Á số 11, năm 2018; Quan hệ kinh tế Việt Nam – Lào của tác giả Kim
Ngọc đăng trên tạp chí Khoa học Xã hội số 5, năm 2012; Hoạt động đầu tư của một số
nước vào Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của tác giả Đỗ Thị Ánh đăng trên tạp chí Lý
luận chính trị, số 12, năm 2015. Các bài viết đề cập đến những nét tương đồng trong
quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam – Lào, kết quả
quan hệ hợp tác về kinh tế, ngoại giao giữa hai nước và những nhân tố mới tác động
đến hoạt động kinh tế, ngoại giao của hai nước Việt Nam - Lào.
Ngồi ra, cịn có các cơng trình nghiên cứu như: Quan hệ đặc biệt Lào – Việt
Nam trong chính sách đối ngoại của Đảng nhân dân Cách mạng Lào của tác giả
Sủnthon Xaynhachắc đăng trên tạp chí Lịch sử Đảng số 2, năm 2011; Phát triển
quan hệ hợp tác Việt Nam – Lào trong bối cảnh mới của tác giả Nguyễn Duy Dũng,
đăng trên tạp chí Khoa học Xã hội số 16 năm 2012; Nhìn lại quan hệ Việt Nam –
Lào trên một số lĩnh vực từ năm 1996 đến nay của Lê Xuân Cương, đăng trên tạp
chí Lịch sử Đảng, số 2 năm 2015. Các cơng trình nghiên cứu đã khái qt mối quan
hệ Việt Nam – Lào trên lĩnh vực ngoại giao, đường lối và chính sách ngoại giao của
Đảng và Nhà nước Việt Nam – Lào qua các thời kỳ, những kết quả đạt được trong
17
quan hệ hợp tác giữa hai nước và định hướng cơng tác đối ngồi của hai Đảng, hai
Nhà nước trong thời gian tới.
Trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Có một số cơng trình nghiên cứu như: Tác giả KiKẹo Khảy KhămPhiThun
có bài viết Sự hợp tác giữa Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào với Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (Việt Nam) khơng ngừng phát
triển đăng trong tập sách Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam
1930 - 2007 (Bài viết của lãnh đạo Đảng, Nhà nước) do Nxb Chính trị quốc gia - Sự
thật, Hà Nội xuất bản năm 2011 và bài viết Hợp tác giữa Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Lào với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
trong nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ, đăng trên tạp chí Lý luận Chính trị,
số 9, năm 2015. Trong các bài viết này, tác giả làm rõ sự hợp tác của hai Học viện từ
năm 1995 về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công tác nghiên cứu khoa học, góp
phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của hai nước, nghiên cứu khoa học của hai
Học viện đáp ứng ngày càng tốt hơn cho công cuộc đổi mới của hai nước.
Tác giả Lê Hữu Nghĩa có bài viết Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho
Đảng và Nhà nước Lào tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
đăng trong tập sách Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào Lào - Việt Nam 1930 2007 (Bài viết của lãnh đạo Đảng, Nhà nước) do Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật,
Hà Nội xuất bản năm 2011. Tác giả khái quát những kết quả đạt được trong hợp tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Đảng và Nhà nước Lào từ năm 1990 gồm đào tạo,
bồi dưỡng cao cấp lý luận chính trị, đào tạo đại học chính trị và đào tạo giảng viên
chính trị, đào tạo hoàn chỉnh kiến thức đại học, đào tạo cao học, nghiên cứu sinh,
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, hợp tác, trao đổi đoàn và nghiên cứu khoa học
của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đối với cán bộ và đảng
viên của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Tác giả Nguyễn Thiện Nhân có bài viết Mở rộng và phát triển quan hệ hợp
tác giáo dục giữa Việt Nam và Lào đăng trong tập sách Lịch sử quan hệ đặc biệt
Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam 1930 - 2007 (Bài viết của lãnh đạo Đảng, Nhà
nước) do Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội xuất bản năm 2011. Trong bài
18
viết này, tác giả nghiên cứu và khái quát kết quả sự giúp đỡ của ngành giáo dục Việt
Nam đối với Lào từ năm 1958 đến năm 2008 từ giáo dục phổ thông đến giáo dục
đại học, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học. Đồng thời, tác giả đề
xuất một số nội dung đối với Bộ Giáo dục Việt Nam và Bộ Giáo dục Lào để nâng
cao hiệu quả hợp tác về giáo dục - đào tạo của hai nước trong thời gian đến.
Bài viết Hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị góp phần vun đắp tình
hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào của tác giả Tạ Ngọc Tấn đăng trên tạp chí Lý
luận chính trị số 9, năm 2012; Hợp tác giáo dục và phát triển nguồn nhân lực Việt
Nam – Lào của Trần Quang Quý đăng trên tạp chí Lý luận chính trị số 9 năm 2012;
Hợp tác đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý giữa Việt Nam và Lào của Đinh Ngọc
Giang, Lê Thị Minh Hà đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị, số 10, năm 2015. Các
bài viết thể hiện mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – Lào trên lĩnh vực giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhất là lĩnh vực đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý
giữa hai nước và những định hướng phát triển hợp tác giáo dục và đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của hai nước Việt Nam – Lào trong
thời gian tới.
Các cơng trình nghiên cứu về quan hệ hợp tác giữa các địa phương của Việt
Nam với các địa phương của Lào
Dưới góc độ nghiên cứu này có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu, luận án
tiến sĩ nghiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ hợp tác giữa các tỉnh của hai nước
Việt Nam - Lào có mối quan hệ hữu nghị hợp tác, điển hình như:
Luận án tiến sĩ về Quan hệ giữa các tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng,
Bôlykhămxay, Khăm Muộn của Lào với Nghệ An, Hà Tĩnh của Việt Nam từ năm
1976 đến năm 2007 của Bùi Văn Hào, năm 2011. Luận án tập trung nghiên cứu làm
rõ các cơ sở của mối quan hệ hợp tác giữa các tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng,
Bôlykhămxay, Khăm Muộn của Lào với Nghệ An, Hà Tĩnh của Việt Nam, những
yếu tố tác động đến mối quan hệ hợp tác giữa các tỉnh và quá trình triển khai tổ
chức thực hiện quan hệ hợp giữa các tỉnh trên lĩnh vực chính trị, quốc phịng, an
ninh, kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác. Qua nghiên cứu,
luận án rút ra kết quả, phương thức, đặc điểm, những kinh nghiệm trong quá trình
19