LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên
cứu của riêng tơi, các kết quả nghiên cứu được
trình bày trong luận án là trung thực, khách quan,
không trùng lặp với các cơng trình khoa học đã
cơng bố.
Tác giả luận án
Phạm Đình Tâm
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
1
Ban Giám hiệu
BGH
2
Cán bộ giảng viên
CBGV
3
Cán bộ quản lý
CBQL
4
Câu lạc bộ
CLB
5
Chất lượng đào tạo
CLĐT
6
Chất lượng giáo dục
CLGD
7
Cơ sở vật chất
CSVC
8
Cơ sở đào tạo
CSĐT
9
Đảm bảo chất lượng
ĐBCL
10
Đội ngũ giảng viên
ĐNGV
11
Giáo dục và đào tạo
GD&ĐT
12
Giáo dục đại học
GDĐH
13
Giáo dục Việt Nam
GDVN
14
Giáo dục thể chất
GDTC
15
Giáo dục thể chất – giáo dục quốc phòng
GDTC - GDQP
16
Hoạt động đào tạo
HĐĐT
17
Nghiên cứu sinh
NCS
18
Phương pháp giáo dục
PPGD
19
Quản lý đào tạo
QLĐT
20
Quản lý chất lượng
QLCL
21
Quản lý giáo dục
QLGD
22
Quản lý nhà trường
QLNT
23
Q trình đào tạo
QTĐT
24
Thể dục thể thao
TDTT
25
Kiểm sốt chất lượng
KSCL
STT
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
5
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ
14
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.
Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi và trong nước
có liên quan đến đề tài luận án
14
1.2.
Khái quát kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa
học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục
34
nghiên cứu
Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN Ở CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO
39
CHẤT LƯỢNG
2.1.
Những vấn đề lý luận về hoạt động giáo dục thể chất cho
39
sinh viên ở các trường đại học
2.2.
Những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục thể
chất cho sinh viên ở các trường đại học theo tiếp cận
49
đảm bảo chất lượng
2.3.
Những yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục
71
thể chất cho sinh viên ở trường đại học
Chƣơng 3 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN Ở CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
77
HÀ NỘI
3.1.
Khái quát chức năng nhiệm vụ và đặc điểm ở các trường
đại học nghiên cứu khảo sát trên địa bàn thành phố Hà Nội 77
3.2.
Tổ chức khảo sát thực trạng
84
3.3.
Thực trạng hoạt động giáo dục thể chất ở các trường đại
86
học trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.4.
Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các
97
trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.5
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động
giáo dục thể chất ở các trường đại học trên địa bàn
111
thành phố Hà Nội
3.6
Đánh giá khái quát về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân
thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các 116
trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chƣơng 4 GIẢI PHÁP VÀ KHẢO NGHIỆM, THỬ NGHIỆM
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI
HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO
TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
4.1.
Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh
viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
theo tiếp cận đảm bảo chất lượng
4.2.
Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các
giải pháp
4.3.
Thử nghiệm giải pháp đã đề xuất
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
121
121
147
153
160
164
165
173
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Bảng 3.1.
Tên bảng
Trang
Số lượng đối tượng điều tra, khảo sát về thực trạng hoạt
động giáo dục thể chất và quản lý hoạt động giáo dục thể
chất ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
84
Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên,
sinh viên về mục tiêu giáo dục thể chất
87
Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên,
sinh viên về nội dung chương trình giáo dục thể chất
88
Bảng 3.4.
Tổng hợp chương trình mơn học GDTC ở trường đại học
89
Bảng 3.5.
Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên,
sinh viên về hình thức hoạt động giáo dục thể chất
90
Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giảng
viên, sinh viên về cơ sở vật chất cho hoạt động giáo
dục thể chất
91
Tổng hợp cơ sở vật chất các điều kiện đảm bảo cho hoạt
động giáo dục thể chất
92
Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên,
sinh viên về thực trạng giảng viên giáo dục thể chất
94
Bảng 3.9.
Tổng hợp số lượng, trình độ giảng viên giáo dục thể chất
95
Bảng 3.10.
Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên,
sinh viên về tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục
thể chất
96
Tổng hợp mức độ tham gia tập luyện và nội dung yêu
thích của sinh viên
98
Số lượng sinh viên tham gia hoạt động GDTC và đội
tuyển thể thao, CLB thể thao
99
Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên
về lập kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất
101
Kết quả điều tra những điều đảm bảo cho hoạt động giáo
103
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.
Bảng 3.13.
Bảng 3.14.
dục thể chất
Bảng 3.15.
Kết quả điều tra thực trạng quản lý quá trình hoạt động
giáo dục thể chất
105
Kết quả quản lý “đầu ra” hoạt động giáo dục thể chất cho
sinh viên
108
Kết quả điều tra các yếu tố ảnh hưởng tích cực tác động
đến quản lý hoạt động giáo dục thể chât
111
Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực tác động
đến quản lý hoạt động giáo dục thể chât
114
Bảng 4.1.
Tổng hợp khảo sát cấp thiết, khả thi của các giải pháp
148
Bảng 4.2.
Kết quả thi môn GDTC của 258 sinh viên trước và sau
thử nghiệm
155
Kết quả kết quả trưng cầu ý kiến về sự hài lòng của sinh
viên với hoạt động giảng dạy của giảng viên trước và sau
thử nghiệm
156
Tên biểu đồ
Trang
Bảng 3.16.
Bảng 3.17.
Bảng 3.18.
Bảng 4.3.
Số hiệu
biểu đồ
Hình 4.1. Biểu đồ so sánh giữa tính cấp thiết, tính khả thi của các
giải pháp mà luận án đề xuất
152
Biểu đồ So sánh kết quả trưng cầu ý kiến về sự hài
lòng của sinh viên với hoạt động giảng dạy của giảng
viên GDTC trước và sau thử nghiệm
157
Hình 4.2.
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Hoạt động giáo dục thể chất trong trường học là một bộ phận quan
trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển con người toàn diện để đáp
ứng yêu cầu xây dựng bảo vệ tổ quốc. Mục tiêu của mỗi quốc gia trong đào
tạo nguồn nhân lực để xây dựng và phát triển đất nước cần chú trọng đến
phát triển con người toàn diện, đặc biệt phát triển thể chất là có ý nghĩa to
lớn trong xã hội. Vì vậy, chăm lo thể chất cho con người là nhiệm vụ của
toàn xã hội, các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành GD&ĐT.
Nghị quyết của Bộ Chính trị số 08-NQ/TW, ngày 01 tháng 12 năm
2011 “Về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về
thể dục, thể thao đến năm 2020” đã chỉ rõ: Phát triển thể dục, thể thao là một
yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực
và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục
ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và mơi trường văn hóa lành mạnh… Cần
quan tâm đầu tư đúng mức thể dục, thể thao trường học. Theo đó, Thủ tướng
Chính phủ đã phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể
thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”. Đề án
này đã xác định mục tiêu tổng quát nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục
thể chất và thể thao trường học nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực
toàn diện, trang bị kiến thức, kĩ năng vận động cơ bản và hình thành thói
quen tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên cho trẻ em, học sinh, sinh
viên [18]. Để đạt được mục tiêu đó, hệ thống giáo dục phải đổi mới mục
tiêu, nội dung, phương pháp dạy và học, kiểm tra và đánh giá chất lượng
giáo dục thể chất, cùng với đó phải tăng cường quản lý hoạt động giáo dục
thể chất trong nhà trường, trong đó có các trường đại học.
6
Để tạo nên những chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu
quả giáo dục, đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo
vệ Tổ quốc, các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang
tích cực đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp , thi, kiểm tra và
đánh giá kết quả đào tạo. Trong bối cảnh đó, hoạt động GDTC ở các
trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã từng bước được nâng cao
chất lượng GDTC. Tuy nhiên, hoạt động này còn bộc lộ những hạn chế, bất
cập: chưa chú trọng đúng mức đến tổ chức giáo dục động cơ, thái độ của sinh
viên đối với nhiệm vụ học tập mơn GDTC; chưa chỉ đạo có hiệu quả việc đổi
mới phương pháp theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo và yêu cầu cao
đối với sinh viên trong GDTC; tổ chức thu hút sinh viên tham gia vào hoạt
động của các câu lạc bộ thể thao trong nhà trường chưa mạnh, chưa đảm bảo
gắn kết giữa GDTC và hoạt động thể thao phong trào; chậm quy hoạch và đầu
tư hệ thống sân bãi, phòng tập, phương tiện, trang thiết bị luyện tập thể dục, thể
thao theo hướng đồng bộ và hiện đại; chưa quan tâm đúng mức đên tổ chức thu
thập lưu trữ thông tin phản hồi từ sinh viên về hoạt động GDCT.
Những nguyên nhân đó là do các trường đại học cịn thiếu quy định
thống nhất về chuẩn chất lượng hoạt động GDTC, chưa chủ động, tích cực bổ
sung, cập nhật những phát triển trong lĩnh vực TDTT, nhiều sinh viên chưa
tích cực, tự giác tham gia hoạt động thể thao, ngoài ra nhiều trường đại học
thiếu hệ thống sân bãi, nhà tập luyên và phương tiện GDTC theo hướng đồng
bộ và hiện đại, hệ thống kiểm tra, đánh giá GDTC cho sinh viên ở trường đại
học hoạt động chưa thường xuyên, chưa hiệu quả.
Hiện nay, quản lý giáo dục theo tiếp cận đảm bảo chất lượng đang trở
thành đòi hỏi khách quan, nhằm làm cho “sản phẩm” đào tạo của nhà trường
đáp ứng tốt nhu cầu chất lượng nhân lực của xã hội. Vì vậy, nhiều mơ hình
đảm bảo chất lượng giáo dục đã được áp dụng, vận dụng vào quản lý đào tạo.
Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên là một bộ phận không tách
7
rời của quản lý đào tạo ở trường đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
Nhưng giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là
vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con
người nên quản lý giáo dục thể chất cho sinh viên theo tiếp cận đảm bảo chất
lượng có những nét đặc thù cần phải tính đến. Vì vậy, để nâng cao chất lượng
giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố
Hà Nội cần phải làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của nó.
Cho đến nay mặc dù đã có khơng ít cơng trình nghiên cứu của các tác
giả trong và ngồi nước về giáo dục thể chất cho sinh viên các trường đại học;
tuy nhiên vấn đề quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học
trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng chưa có cơng
trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống.
Từ những lý do cơ bản trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn:“Quản lý hoạt
động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành
phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng” làm đề tài nghiên cứu luận án
tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động GDTC
cho sinh viên các trường đại học, luận án đề xuất giải pháp quản lý hoạt động
GDTC cho sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo
chất lượng, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện của sinh viên ở các
trường đại học này.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở
các trường đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
Nghiên cứu cơ sở thực tiễn hoạt động GDTC ở các trường đại học trên địa
bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
8
Đề xuất giải pháp quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường
đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
Khảo nghiệm và thử nghiệm các giải pháp để khẳng định tính đúng
đắn, khả thi, hiệu quả của các giải pháp đã đề xuất.
3. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học
Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học
trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động
GDTC ở trường đại học, vận dụng theo mơ hình lý thuyết CIPO (UNESCO,
2000), đề xuất giải pháp quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại
học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
Giới hạn về khách thể khảo sát: Tập trung khảo sát hoạt động GDTC
và quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học khu vực Hà Nội cụ thể là
Trường Đại học Thăng Long, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Trường
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Giới hạn về thời gian: Các số liệu nghiên cứu sinh sử dụng cho quá trình
nghiên cứu luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm 2018 đến 2020.
4. Giả thuyết khoa học
Chất lượng hoạt động GDTC cho sinh viên bị chi phối bởi các chủ thể
và nội dung, phương thức, điều kiện thực hiện hoạt động GDTC ở trường đại
học. Để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDTC cần có quy trình ĐBCL
trong quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học. Nếu đề xuất và thực
hiện đồng bộ các giải pháp quản lý hoạt động GDTC theo tiếp cận đảm bảo
9
chất lượng ở các trường đại học phù hợp với lý thuyết CIPO thì sẽ nâng cao
hiệu quả quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng; tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục; đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về giáo dục, đào tạo và quản lý giáo dục. Đồng thời, đề tài nghiên
cứu dựa trên các quan điểm tiếp cận sau:
Quan điểm tiếp cận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là kim chỉ nam
cho quá trình thực hiện đề tài: (i) Xác định sự tác động qua lại biện chứng giữa các
thành tố của hoạt động GDTC; (ii) Việc đánh giá thực trạng và đề xuất các giải
pháp quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa
bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng được gắn với quá trình
vận động phát triển.
Quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu tr c
Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học
được coi là một hệ thống. Trong hệ thống có các thành tố cấu trúc như
Chương trình đào tạo; Cơ sở vật chất; giảng viên; Công tác kiểm tra - đánh
giá.... Các thành tố cấu trúc này lại bao gồm các thành tố cấu trúc nhỏ hơn.
Mọi thành tố cấu trúc trong một hệ thống bất kì khơng tồn tại độc lập, mà
ln có tác động tương tác với nhau. Vì vậy, nghiên cứu về Quản lý hoạt
động giáo dục thể chất cho sinh viên thực chất là nghiên cứu hệ thống có cấu
trúc động, muốn nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục thể chất
phải tác động đồng thời vào mọi thành tố của hệ thống.
Quan điểm tiếp cận lịch sử - logic
Luận án đã tiếp cận, nghiên cứu để tổng quan các cơng trình nghiên cứu
theo các sự kiện lịch sử phát triển của đối tượng nghiên cứu và khái quát hóa, làm
rõ những vấn đề lý luận về GDTC và quản lý GDTC.
10
Tiếp cận thực ti n
Việc đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục thể chất được dựa trên các
dẫn liệu thu được từ việc nghiên cứu thực tiễn (chương trình đào tạo, cơ sở
vật chất, giảng viên, công tác kiểm tra - đánh giá...). Hệ thống các giải pháp
quản lý hoạt động giáo dục thể chất được đề ra nhằm khắc phục những tồn tại
của thực tiễn, để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho
sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận
đảm bảo chất lượng.
Quan điểm tiếp cận chức năng
Sử dụng các chức năng quản lý trong xác định nội dung quản lý và đề
xuất các giải pháp quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại
học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tiếp cận đảm bảo chất lượng
Trên cơ sở xác định nhiệm vụ trọng tâm của quản lý hoạt động GDTC
cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận án đã
(i) Đánh giá thực trạng của các yếu tố cấu thành hoạt động GDTC để luận giải
các vấn đề về hoạt động GDTC và quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở
các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội; (ii) Lựa chọn mơ hình lý
thuyết CIPO với q trình quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học để
xác định hệ thống giải pháp quản lý hoạt động GDTC theo tiếp cận ĐBCL.
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận, thực tiễn
và các phương pháp nghiên cứu bổ trợ. Cụ thể là:
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Phân tích, tổng hợp, khái qt hố các các cơng trình khoa học (sách
chuyên khảo, tham khảo, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, luận án tiến sĩ,
bài báo…) bàn về các quan điểm của các nhà giáo dục, về hoạt động GDTC;
11
các văn bản, các Văn kiện, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về Giáo dục và đào
tạo, hoạt động thể thao trường học, các tài liệu trong và ngoài nước, các cơng
trình nghiên cứu về đảm bảo chất lượng, cơng trình nghiên cứu liên quan đến
quản lý hoạt động GDTC. Từ đó rút ra những kết luận có liên quan đến luận
án nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu thực ti n
Phương pháp điều tra: Thiết kế và sử dụng các mẫu phiếu điều tra về thực
trạng hoạt động GDTC, quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học trên địa
bàn thành phố Hà Nội trong thời gian từ năm 2018 - 2020. Thu thập và phân tích
ý kiến đánh giá của 200 cán bộ, giảng viên, 610 sinh viên tại các trường về thực
trạng hoạt động GDTC, quản lý hoạt động GDTC và các yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học trên địa bàn thành phố
Hà Nội.
Phương pháp tọa đàm, trao đổi: Tọa đàm, trao đổi với các CBQL, giảng
viên các phịng, khoa, bộ mơn về đặc điểm và điều kiện tổ chức thực hiện nhiệm
vụ về hoạt động GDTC trong và ngoài trường, quản lý hoạt động GDTC và
ĐBCL giáo dục ở các nhà trường.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu các báo cáo tổng kết năm
học, các kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm học, kế hoạch tự kiểm định, kiểm định
và công bố chất lượng giáo dục của một số trường đại học được nghiên cứu trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
Phương pháp quan sát sư phạm: Tiến hành quan sát hoạt động GDTC,
xác định các điều kiện đảm bảo và quan sát quy trình tiến hành hoạt động
GDTC ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về
quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phân tích một số kinh nghiệm tiên tiến trong quản lý GDTC ở các trường
nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội.
12
Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của 23 chuyên gia giáo dục những nhà nghiên cứu về lĩnh vực quản lý giáo dục, trên cơ sở đó phối hợp
với trưng cầu ý kiến 261 cán bộ, giảng viên để xác định tính cấp thiết, khả thi
của các giải pháp quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học trên địa bàn
thành phố Hà Nội theo tiếp cận ĐBCL.
Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm: Tổ chức khảo nghiệm các
giải pháp thông qua việc xin ý kiến 284 cán bộ, giảng viên và các chuyên gia
ở 3 trường đại học: Trường Đại học Thăng Long, Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về mức độ cấp
thiết, khả thi của các giải pháp quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học
trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận ĐBCL.
Tiến hành thử nghiệm tác động của giải pháp “Quản lý hoạt động giáo
dục thể chất theo quy trình đảm bảo chất lượng” ở trường đại học Trường Đại
học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Các phương pháp hỗ trợ
Phương pháp sử dụng toán thống kê: Sử dụng phương pháp tốn học
để tính tốn, xử lý các số liệu nhằm phân tích, tổng hợp kết quả nghiên cứu,
điều tra để bảo đảm tính khách quan của kết quả nghiên cứu.
Phương pháp sử dụng các phần mềm công nghệ thông tin: Sử dụng các
phần mềm tin học, để tính tốn các số liệu ở phần khảo nghiệm, thử nghiệm.
6. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã luận giải và làm sáng tỏ cơ sở lý luận hình thành được khái
niệm quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học
theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
Luận án đã nghiên cứu cơ sở thực tiễn về hoạt động GDTC và quản lý hoạt
động GDTC ở các trường đại học; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý
hoạt động GDTC và chỉ ra được hạn chế về hoạt động GDTC và quản lý hoạt
động GDTC trong các trường đại học được tiến hành khảo sát.
13
Đề xuất được các giải pháp quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các
trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng
Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở cho các nhà quản lý và các cấp
quản lý của nhà trường tham khảo và vận dụng trong quản lý hoạt động
GDTC cho sinh viên ở trường đại học, đồng thời là tài liệu tham khảo học tập,
giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở trường đại học.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần hệ thống hóa và phát triển lý luận về quản lý hoạt động
GDTC cho sinh viên các trường đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
Hệ thống hóa và phân tích được các khái niệm giáo dục thể chât; giáo dục
thể chât ở trường đại học; quản lý hoạt động GDTC ở trường đại học; quản lý hoạt
động GDTC ở các trường đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
Trên cơ sở khái quát hóa nguyên lý tiếp cận đảm bảo chất lượng theo mơ
hình lý thuyết CIPO làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý hoạt động GDTC cho
sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm
bảo chất lượng.
Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu thực tiễn quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học trên
địa bàn thành phố Hà Nội. Xác định được những nguyên nhân, kết quả đạt
được và những hạn chế trong quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học
trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.
Đề xuất được giải pháp quản lý hoạt động GDTC phù hợp và khả thi
nhằm đảm bảo, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động GDTC ở các trường
đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng, đáp
ứng với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của xã hội hiện nay.
8. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (14 tiết), kết luận và kiến nghị, các
cơng trình của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
14
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nƣớc ngồi và trong nƣớc có liên
quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về giáo dục thể chất và hoạt động
giáo dục thể chất ở các trường đại học
Trên thế giới, giáo dục thể chất được xác định từ khi xuất hiện loài
người. Trong giai đoạn này, con người tiếp thu những tri thức có tính chất
kinh nghiệm về ảnh hưởng của các động tác đến kết quả của thực tiễn lao
động. Từ việc tích lũy tri thức mang tính chất kinh nghiệm ấy nâng lên thành
ý thức về hiệu quả của việc tập luyện và nhận thức được các phương tiện
truyền đạt kinh nghiệm. Đó là một trong những tiền đề làm xuất hiện các bài
tập thể chất và cùng với nó hoạt động GDTC ra đời.
Đặc điểm chung của GDTC trong xã hội thị tộc. GDTC ở thời kỳ này
chủ yếu là hoạt động phát triển cơ bắp về sức nhanh, sức mạnh, sức bền. Mục
đích con người tham gia tập luyện các bài tập TDTT đơn thuần nhằm để phô
trương quyền lực và sức mạnh của các bộ tộc, mở mang bờ cõi, việc nâng cao
tố chất thể lực chỉ chú trọng vào giáo dục lịng dũng cảm và các phẩm chất ý
chí. Các mơn thể thao phát triển: chạy, nhảy, ném, vật, mang vác vật nặng và
các trò chơi. Điều này đã phản ánh khách quan tính tích cực của con người
dưới chế độ thị tộc chưa có giai cấp, nhưng đã chứng minh tiềm lực của con
người là vơ tận: duy trì phát triển văn hóa, cải tạo thiên nhiên mơi trường, nâng
cao năng suất lao động…., trong đó TDTT đóng vai trị then chốt.
Đặc điểm hệ thống GDTC ở các quốc gia phương Đông thời kỳ cổ
đại. Thời kỳ này chủ yếu là hệ thống huấn luyện quân sự và huấn luyện
thể lực như sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khéo léo…và những kỹ năng
15
sử dụng vũ khí. Bắt đầu xuất hiện giai cấp, xã hội có giai cấp. Giới q tộc
có quyền lực sử dụng hệ thống GDTC để phục vụ giai cấp thống trị.
Người nơ lệ khơng có nền GDTC riêng mà nếu có thì chỉ nhằm mục đích
tập luyện có thể lực để lao động, tham gia quân sự phục vụ cho giới Chủ
nô. Ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ đã sử dụng các hình thức Thể
dục chữa bệnh và phòng bệnh.
Đặc điểm hệ thống giáo dục thể chất ở Xpáctơ. Là nhà nước lạc hậu
hơn nhà nước Aten. Kinh tế dựa vào tự nhiên nhưng về quân sự họ lại rất coi
trọng, tiềm lực quân sự mạnh: GDTC được chú trọng từ nhỏ, khi mới sinh ra
những đứa trẻ phải đưa đến Già làng. Các em bé khỏe mạnh sẽ được nuôi
dưỡng, những em bé ốm yếu sẽ bị thủ tiêu. Con trai chỉ được giáo dục ở gia
đình đến 7 tuổi, từ 7 tuổi phải được giáo dục riêng. Lúc 14 tuổi được huấn
luyện quân sư, sử dụng vũ khí. Con gái cũng được tập luyện như con trai để
sinh những đứa trẻ khỏe mạnh.
Đặc điểm hệ thống giáo dục thể chất ở Aten. Aten là tên của nước tiến
bộ về các lĩnh vực Kinh tế - Văn hóa - Quân sự ...người khỏe có học. Trẻ em
dưới 7 tuổi giáo dục ở gia đình, từ 7 - 14 tuổi đến học tập tại trường ngữ pháp
và học TDTT. Từ 16 tuổi đi học GDTC (nghiêm khắc) và qn sự hố TDTT.
Mục đích của GDTC là đào tạo chiến binh, phương tiện GDTC là 5 môn phối
hợp (Chạy, nhảy, ném đĩa, ném lao, vật). GDTC dưới dạng các bài tập thân
thể còn gọi là thể dục, nội dung chia làm 3 phần:
Các bài tập vũ đạo, múa nhạc, trống, trò chơi: Kéo co, chạy, rượt đuổi,
giữ thăng bằng... thường dùng cho trẻ em.
Các bài tập (Chạy, nhảy, ném đĩa, ném lao, vật) 5 mơn phối hợp: Mục
đích rèn luyện để phát triển sức mạnh, nhanh, bền, khéo góp phần nâng cao thể
chất giúp cơ thể có sức chịu đựng và dẻo dai trong các cuộc hành quân kéo dài
để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh bảo vệ Dân tộc mở rộng bờ cõi [19].
16
Phương pháp về GDTC đã được hình thành bằng con đường kinh
nghiệm, ở giai đoạn này các nhà triết học, giáo dục học và thầy thuốc chưa
hiểu được các quy luật hoạt động của cơ thể, chưa giải thích được cơ chế tác
động của các bài tập thế chất, do đó người ta đánh giá hiệu quả các bài tập thế
chất theo kết quả bên ngoài: tốc độ, sức mạnh và kĩ năng kĩ xảo được hình
thành. So với nhiều quốc gia phương pháp GDTC thời cổ Hi Lạp là nổi tiếng
hơn cả. Phương pháp này liên kết các giải pháp rèn luyện và phát triển sức
nhanh, sức mạnh, biến thành một hệ thống thống nhất. Đến giai đoạn trung
cổ, số lượng các phương pháp được tăng lên, xuất hiện những giáo trình đầu
tiên về thể dục, bơi lội, trị chơi, bắn cung.
Con người tiếp thu những tri thức có tính chất kinh nghiệm về ảnh
hưởng của các động tác đến kết quả của thực tiễn lao động. Từ việc tích
lũy tri thức mang tính chất kinh nghiệm ấy nâng lên thành ý thức về hiệu
quả của việc tập luyện và nhận thức được các phương tiện truyền đạt kinh
nghiệm. Đó là một trong những tiền đề xuất hiện các bài tập thể thao và
hoạt động TDTT.
Những tư tưởng sư phạm về thể dục thể thao được phát triển cho đến
cuối thế kỉ XIX. Sự phát triển khoa học về con người, về giáo dục và giáo
dưỡng, chữa bệnh đã kích thích các nhà triết học, giáo dục học và thầy thuốc
chú ý đến vấn đề GDTC. Ở giai đoạn này, đã hình thành những cơ sở lý luận
tạo tiền đề cho sự phát triển của khoa học GDTC ở giai đoạn sau này.
Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, khoa học về GDTC được phát
triển mạnh mẽ, hình thành mơn Lý luận và Phương pháp GDTC với tư cách là
một khoa học độc lập. Nhà bác học Nga P.Ph. Lexgáp (1837 - 1909) đã đặt
nền móng cho Lý luận GDTC hiện đại với tư cách là một môn khoa học độc
lập từ những tác phẩm của ông về lịch sử, giải phẫu, sinh vật, giáo dục học, lý
luận và phương pháp GDTC.
17
Dựa trên quan điểm khoa học biện chứng P.Ph.Lexgáp đã xây dựng cơ
sở lý luận giáo dục, trong đó lý luận GDTC đóng vai trị chủ yếu. Ơng đã
nghiên cứu hệ thống các bài tập thể chất, ý nghĩa vệ sinh và sức khoẻ của bài
tập thể chất. Ông cho rằng, cơ sở để lựa chọn bài tập thể chất là phải tính đến
những đặc điểm giải phẫu sinh lý và tâm lý, mức độ khó dần và đa dạng của
các bài tập thể chất. Ông nghiên cứu một cách hệ thống các bài tập thể chất
nhằm phát triển toàn diện và đúng chức năng của cơ thể con người. Sự phát
triển thể chất có mối quan hệ với sự phát triển trí tuệ, đạo đức thẩm mĩ và
hoạt động lao động. Có thể coi P.Ph.Lexgáp là người đầu tiên xác định quá
trình thực hiện bài tập thể chất như là một q trình thống nhất giữa sự hồn
thiện tinh thần và thể chất.
P.Ph.Lexgáp coi giáo dục thái độ tự giác thực hiện cơng việc với sự
tiêu hao ít sức lực và sự cố gắng vượt qua những trở ngại là nhiệm vụ cơ
bản trong việc dạy các bài tập thể chất. Ơng nhấn mạnh ý nghĩa của lời nói
hướng đến sự tự giác, không được bắt chước một cách máy móc. Yêu cầu
giảng viên phải chuẩn bị và tiến hành có hệ thống các tiết học. Trong q
trình , giảng viên cần tăng dần sức chịu đựng cơ thể, thay đổi bài tập thể
chất và đa dạng.
Trên cơ sở lý luận của P.Ph. Lexgáp - nền tảng vững chắc cho sự phát
triển khoa học lý luận GDTC, Gorinhépxki (1857 - 1937) đã làm rõ hơn học
thuyết của P.Ph. Lexgáp về GDTC. Hoạt động của ông diễn ra trong suốt
những năm 80 - 90 của thế kỉ XIX và tiếp tục trong vòng 20 năm sau Cách
mạng tháng Mười Nga. Ông nghiên cứu vấn đề vệ sinh của các bài tập thể
chất, thể dục chữa bệnh. Ông là người sáng lập công tác kiểm tra y tế và giáo
dục trong các tiết học thể dục và rèn luyện thể thao. Ông xác định những đặc
trưng của GDTC trong các giai đoạn khác nhau của cuộc sống con người.
Nếu P. Ph. Lexgáp được coi là nhà sáng lập khoa học GDTC ở nước
Nga, đặt cơ sở khoa học GDTC cho thế hệ trẻ, thì người kế tục sự nghiệp của
18
ơng là Gorinhépxki đã phát triển khoa học đó dựa trên đặc điểm lứa tuổi đặc
trưng của GDTC với những nghiên cứu mới và những yêu cầu mới của xã hội
chủ nghĩa [52].
Ở Việt Nam, việc nâng cao thể chất và sức khỏe cho sinh viên là một
trong những mục tiêu chiến lược của Đảng, Nhà nước, của ngành GD&ĐT
nước ta từ trước tới nay. Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở các bậc
học, nhất thiết phải coi trọng công tác GDTC trong trường học. Thực tế cho
thấy, GDTC trong trường học góp phần đào tạo, bồi dưỡng thế hệ tương lai
của đất nước, cung cấp nguồn nhân lực có sức khỏe, học vấn và đạo đức cho
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cho đến nay, đã có hàng loạt cơng trình, luận án tiến sĩ nghiên cứu về
GDTC trong các trường đại học đề cập đến các yếu tố liên quan về GDTC
trong trường đại học. Có thể dẫn ra một số cơng trình tiêu biểu:
Trong luận án Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể dục
thể thao ngoại khóa của sinh viên một số trường đại học ở thành phố Hồ Chí
Minh, Nguyễn Đức Thành (2012) [47] đã đánh giá đúng thực trạng tập luyện
TDTT ngoại khóa của sinh viên 20 trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh, đó
là sự tập luyện chưa thường xuyên, nội dung tập luyện cịn dàn trải nhiều mơn,
hình thức tập luyện tản mạn, tổ chức tập luyện tự phát, chưa được quản lý chặt
chẽ, thiếu định hướng và chưa thành phong trào; bên cạnh đó cịn nhiều khó khăn
cản trở hoạt động TDTT ngoại khóa sinh viên, trong đó đặc biệt về CSVC phục
vụ tập luyện còn thiếu thốn, thiếu người hướng dẫn có chun mơn. Luận án lựa
chọn được 05 mơn thể thao phù hợp với sở thích và điều kiện của sinh viên. Các
hình thức tập luyện cơ bản cho sinh viên là CLB, nhóm lớp, đội tuyển năng khiếu.
Thông qua việc nghiên cứu giải pháp và đánh giá hiệu quả GDTC theo
hệ thống tín chỉ cho sinh viên cao đẳng sư phạm GDTC trường đại học Hồng
Đức Thanh Hóa, Nguyễn Văn Tồn (2013) [53] đã đánh giá được thực công
19
tác đào tạo sinh viên hệ cao đẳng chuyên ngành GDTC của khoa GDTC
trường đại học Hồng Đức Thanh Hóa trong giai đoạn chuyển đổi từ phương
thức đào tạo niên chế sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Trong
cơng trình luận án này, tác giả đã lựa chọn được 03 giải pháp nâng cao hiệu
quả đào tạo theo học chế tín chỉ của khoa GDTC trường đại học Hồng Đức
Thanh Hóa như: (1) Giải pháp về cơ chế tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo
phù hợp với đặc điểm của học chế tín chỉ; (2) Giải pháp về hồn thiện quy
trình tổ chức hoạt động kiểm tra đánh giá thường xuyên và giữa kỳ theo học
chế tín chỉ; (3) Giải pháp về tổ chức các loại hình hoạt động ngoại khóa để
tích cực hóa hoạt động tự học các môn TDTT của sinh viên.
Khi nghiên cứu một số giải pháp phát triển thể chất nhằm nâng cao kết
quả học tập thực hành kỹ thuật các môn thể thao trong chương trình đào tạo
sinh viên khoa thể dục thể thao trường đại học Hải Phịng, Đỗ Đình Quang
(2013) [43] đã đánh giá được thực trạng thể chất của sinh viên khoa TDTT
của trường Đại học Hải Phòng. Tác giả đã xác định được 06 yếu tố ảnh hưởng
tới sự phát triển thể chất của sinh viên như: số giờ học thực hành trong
chương trình ít, số lượng và chất lượng giáo viên, nhất là chất lượng giáo viên
thấp, cơ sở vật chất TDTT chưa đáp ứng đầy đủ, chậm đỏi mới phương pháp
giảng dạy, khá đông sinh viên chưa xác định đúng mục đích và vai trị của
TDTT, cơng tác quản lý chun mơn của khoa cịn hạn chế. Ngoài ra luận án
đưa ra được 07 giải pháp đã tạo ra hiệu ứng tích cực trong việc phát triển thể
chất, nâng cao sức khỏe học tập thực hành kỹ thuật các môn thể thao cho sinh
viên khoa TDTT trường đại học Hải Phịng.
Với cơng trình nghiên cứu Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao
hiệu quả GDTC và hoạt động thể thao trong trường học phổ thông ở Đà
Nẵng, Võ Văn Vũ (2014) [61] đã đánh giá được thực trạng trong GDTC và
hoạt động thể thao trường học; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
20
hiệu quả GDTC và hoạt động thể thao trong trường học, trong đó tập trung
vào đổi mới nội dung, chương trình mơn học theo hướng tăng giờ tự chọn,
ngồi ra xây dựng các mơ hình câu lạc bộ TDTT theo hướng xã hội hóa.
Luận án Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên các
Trường Đại học tại thành phố Vinh của Văn Đình Cường (2016) [9] đã đánh giá
thực trạng công tác GDTC của các trường đại học tại thành phố Vinh đã đánh giá
được những bất cập và hạn chế về cơ sở vật chất, khung chương trình đào tạo, tổ
chức giảng dạy chưa hợp lý, chế độ đãi ngộ cho giảng viên chưa theo các văn bản
của Nhà nước, số lượng sinh viên tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa cịn thấp,
các giải thể thao của sinh viên do các trường tổ chức cịn ít, thể lực chung của sinh
viên chưa đạt theo tiêu chuẩn đánh giá thể lực của Bộ GD&ĐT. Luận án đã nghiên
cứu cơ sở lý luận, thực tiễn, cơ sở pháp lý đặc biệt phỏng vấn các chuyên gia và
giáo viên trực tiếp giảng dạy GDTC ở các trường đại học tại thành phố Vinh. Luận
án đã lựa chọn được 06 nhóm giải pháp, với 22 giải pháp thích hợp nhằm nâng cao
công tác GDTC ở các trường đại học tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Trong cơng trình Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
công tác GDTC các trường thành viên Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh, tác giả Hồng Hà (2016)[26] đã đi sâu nghiên cứu đánh giá về thực
trạng công tác GDTC tại các trường thành viên Đại học Quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh về các điều kiện đảm bảo (cơ sở vật chất, đội ngũ, chương trình,
quan tâm của Ban giám hiệu). Luận án đã xây dựng được thang đo đánh giá
của sinh viên, giảng viên, cán bộ quản lý về công tác GDTC cho các trường
thành viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đã xây dựng
được 6 nhóm giải pháp, với 24 giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng công
tác GDTC tại các trường thành viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh. Ngồi ra luận án đã xây dựng được chương trình GDTC mới đáp ứng
tốt nhu cầu của sinh viên và phù hợp với điều kiện thực tiễn là cung cấp các
21
kiến thức về GDTC phương pháp tập luyện TDTT; trang bị kỹ thuật các môn
thể thao; giúp sinh viên nâng cao sức khỏe; đa dạng, phong phú giúp sinh
viên lựa chọn theo sở thích; giờ học có mật độ vận động cao; thời lượng
chương trình phù hợp và đúng theo qui định của Bộ GD&ĐT và phân bổ số
tiết ở mỗi học kỳ là hợp lý.
Luận án Nghiên cứu giải pháp đổi mới hoạt động của Trung tâm
GDTC và Thể thao Đại học Quốc gia Hà Nội của Ngô Quang Huy (2016)[32]
đã chỉ ra một số hạn chế về cơ cấu tổ chức, quản lý và điều hành công tác
GDTC cũng như hoạt động thể thao của Trung tâm còn chưa theo kịp yêu cầu
và sự phát triển chung của Đại học Quốc gia Hà Nội; việc thực hiện nội dung
chương trình GDTC và phương pháp tổ chức giảng dạy mới chỉ đáp ứng được
từng phần yêu cầu của công tác GDTC trong nhà trường; đội ngũ giảng viên
còn thiếu, đồng thời chưa được thường xuyên tham gia học tập để nâng cao
trình độ nghiệp vụ chun mơn; phong trào TDTT, các câu lạc bộ thể thao tổ
chức chưa khoa học, thành tích các đội tuyển thể thao chưa đạt được như
mong muốn. Đặc biệt là chưa xây dựng được các đội tuyển thể thao có trình
độ cao; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cịn nhiều khó khăn, kinh phí
cho cơng tác GDTC và hoạt động thể thao cịn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó
luận án đã đánh giá thực trạng và đề xuất được 05 giải pháp đổi mới hoạt
động của trung tâm GDTC và Thể thao Đại học quốc gia Hà Nội.
Trong quá trình nghiên cứu về nội dung môn GDTC cho sinh viên
trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, Trịnh Ngọc Trung
(2018)[55] đã đánh giá được toàn diện thực trạng cơng tác GDTC của trường
Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cơ bản đã đáp ứng được
chương trình GDTC của Bộ GD&ĐT về số lượng học phần, số tiết học và số
lượng môn học theo quy định; thông qua đánh giá thực trạng và qua ý kiến
đánh giá của các nhà quản lý, đã lựa chọn được nội dung môn GDTC gồm các
học phần bắt buộc và học phần tự chọn.
22
Từ việc đánh giá được thực trạng công tác GDTC trong đào tạo hệ cao
đẳng sư phạm của trường Đại học Tây Bắc cũng như kĩ năng tổ chức hoạt
động TDTT, Vũ Mạnh Cường (2018) [10] đã xây dựng chương trình cải tiến
GDTC dành cho sinh viên hệ cao đẳng sư phạm của trường Đại học Tây Bắc.
Luận án Cải tiến chương trình GDTC cho sinh viên Đại học Quốc
gia Hà Nội của Nguyễn Thị Thư (2018)[51] đã lựa chọn được 8 tiêu
chuẩn và 29 tiêu chí trong mơ hình đánh giá CDIO của Đại học Quốc gia
Hà Nội để đánh giá chương trình GDTC cho sinh viên. Qua đó đánh giá
thực trạng thực hiện chương trình GDTC trong những năm qua tại Đại
học Quốc gia Hà Nội đều không đảm bảo chuẩn đầu ra của chương trình,
mục tiêu mơn học mới chỉ chú trọng đến kĩ năng cứng mà chưa chú trọng
đến kĩ năng mềm cho sinh viên, do vậy khơng đảm bảo tác động tích cực
đến phát triển thể lực cho sinh viên của Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận
án đã cải tiến chương trình GDTC phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được
mục tiêu đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội và đã được kiểm định đánh
giá phù hợp với quy định chương trình mơn học GDTC thuộc các chương
trình đào tạo trình độ đại học đã ban hành.
Bằng việc nghiên cứu giải pháp thực hiện chương trình GDTC theo
học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố
Hồ Chí Minh, Trần Nam Giao (2018) [24] đã cung cấp thơng tin chính xác
khoa học và tồn diện về thực trạng các giải pháp thực hiện chương trình
GDTC tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn qua các nội dung
sau: Thực trạng các điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất, đội ngũ, chương
trình giảng dạy; mức độ quan tâm của người học về chương trình GDTC; thực
trạng thể chất sinh viên năm thứ nhất; thực trạng các giải pháp thực hiện
chương trình GDTC tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Luận
án đã xây dựng được thang đo đánh giá thực trạng các giải pháp thực hiện
23
chương trình GDTC theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn. Ngoài ra luận án xây dựng được 4 nhóm giải pháp gồm 11 giải
pháp phù hợp với hình thức đào tạo theo tín chỉ tại Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn. Đề tài tiến hành kiểm nghiệm các nhóm giải pháp phù
hợp với điều kiện thực tiễn và đáp ứng tốt nhu cầu của sinh viên nâng cao sức
khỏe, thể lực, kĩ năng thực hành.
Trong luận án, Nghiên cứu giải pháp nâng cao hứng thú trong giờ học
GDTC cho sinh viên các trường Đại học ở Hà Nội, Đỗ Thị Tươi (2018) [58]
đã hệ thống hóa, bổ sung và hoàn thiện các kiến thức lý luận về các vấn đề
liên quan tới: hứng thú trong giờ học GDTC của sinh viên các trường Đại học
ở Hà Nội. Mặt khác, luận án đã xác định được 3 thành tố cơ bản của hứng thú
trong giờ GDTC của sinh viên đó là: thành tố nhận thức; thành tố xúc cảm tình cảm; thành tố hành vi. Đồng thời, luận án cũng chỉ rõ 5 yếu tố chính ảnh
hưởng tới hứng thú trong giờ GDTC của sinh viên đó là: đội ngũ giáo viên;
sinh viên; cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy - học; nội dung môn học
GDTC; môi trường xã hội khách quan. Qua nghiên cứu thực trạng hứng thú
trong giờ GDTC của sinh viên các trường Đại học ở Hà Nội cho thấy, sinh
viên thiếu hứng thú với môn học GDTC cả về nhận thức, thái độ xúc cảm tình cảm cũng như cả về hành vi, mà nguyên nhân bắt nguồn chính là từ sự
thiếu nhận thức đối với môn học của sinh viên, năng lực sư phạm của giáo
viên và những điều kiện khách quan của phía nhà trường. Luận án đã lựa
chọn được 8 giải pháp nâng cao hứng thú trong giờ học GDTC cho sinh viên
và xác định rõ 5 tiêu chí đánh giá mức độ hứng thú trong giờ GDTC của sinh
viên các trường đại học ở Hà Nội.
Trong luận án Rèn luyện kỹ năng cho sinh viên đại học sư phạm ngành
GDTC, Nguyễn Thu Nga (2018) [39] đã xây dựng được hệ thống các kỹ năng
GDTC, bổ sung và hoàn thiện các kỹ năng cơ bản; đã cấu trúc được những