Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Báo cáo kiến tập: Bài thu hoạch tham quan Tân Cảng Cát Lái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.14 KB, 4 trang )

Là một sinh viên ngành kinh tế quốc tế, em đã và đang được học, tìm hiểu về
những điều cơ bản của ngành mà mình đang hướng đến, xuất nhập khẩu và các vấn
đề liên quan đến kinh tế quốc tế như thanh toán quốc tế, nghiệp vụ hải quan,… Tuy
nhiên, em vẫn chưa được trực tiếp tiếp xúc và tìm hiểu kĩ hơn, nhưng khi học nhập
mơn, dưới sự hỗ trợ giảng dạy, hướng dẫn của thầy Trương Tiến Sĩ – giảng viên
nhập môn ngành Kinh tế quốc tế. Thầy đã tạo điều kiện cho em được tham quan
Tân Cảng – Cát Lái. Trong chuyến đi tham quan này bản thân đã tiếp nhận được
nhiều hơn về ngành và mơi trường làm việc trong vơ số vị trí làm việc trong tương
lai.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Trương Tiến Sĩ cũng như người
đã hướng dẫn em trong buổi tham quan này anh Hoàng Anh Đạt đã giúp em có cái
nhìn thực tế thay vì chỉ học những kiến thức lý thuyết trên trường.
I. Giới thiệu chung
- Cảng Tân cảng – Cát Lái trực thuộc quân chủng hải qn (Bộ Quốc phịng)
quản lý, nằm trên sơng Sồi Rạp (một phân lưu của hệ thống sơng Sài Gịn và sơng
Đồng Nai) là một trong những cảng trọng điểm của hệ thống Cảng khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh.
- Cảng Tân Cảng- Cát Lái là cảng container quốc tế lớn và hiện đại bậc nhất
Việt Nam, đặt tại quận 2 – TP.HCM, thuộc vị trí trung tâm tạo điều kiện thuận lợi
cho việc di chuyển đến các tỉnh khác và ngược lại. Là cảng lọt top 25 cảng hàng
đầu thế giới với thị phần container xuất nhập khẩu chiếm 93% khu vực phía Nam
và 51% trên cả nước.
- Theo lý thuyết, Cảng Cát Lái là cảng sông, nhưng theo quy hoạch của chính
phủ là nhóm cảng biển số 5 phục vụ toàn khu vực miền Nam. Cảng chỉ phục vụ
được các con tàu có kích thước vừa và nhỏ, di chuyển trong khu vực châu Á.
- Tổng diện tích Cảng: 160ha.
- Có khả năng đón tàu 45.000 DWT


- Có khả năng tiếp nhận cùng lúc 7 tàu container có trọng tải 30.000 - 40.000
DWT, tương đương sức chở trên 2.000 TEUs


- Năng suất xếp dỡ: 60 moves/h/tàu
- Khả năng thông qua hiện nay là 5.5 triệu TEUs/ năm.
- Đô sâu trước bến:

-12m

- Cảng được trang bị 30 cẩu bờ hiện đại Panamax, hệ thống quản lý khai thác
container hiện đại TOP-X của RBS và TOPVN.
- Hiện tại cảng Tân Cảng – Cát Lái đón 81 chuyến/tuần
- Cảng Cát Lái gồm 2 cổng: cổng A và cổng B. Cổng A với 6 làn xe, cổng B
với 10 làn xe dành cho xe container, đón khoảng 24000 lượt xe ra vào cổng trong
ngày. Ngồi ra, cịn có khu vực riêng dành cho container lạnh và một bến riêng để
tiếp nhận sà lan và đóng hàng gạo.
II. Nội dung tham quan
Chuyến tham quan Tân Cảng – Cát Lái vào thứ 5 ngày 16/03/2023. Trong
chuyến tham quan, em đã được tham quan vòng quang Tân Cảng – Cát Lái, cũng
như sự hướng dẫn tận tình, tâm huyết của anh chị hướng dẫn.
* Bến cầu tàu: Tại đây chúng em được giới thiệu sơ lược về cách điều khiển
tàu ra vào cảng, cách hoạt động của cẩu bờ trong việc di chuyển container lên
xuống tàu, từ xe đầu kéo lên tàu và ngược lại. Được giải thích về quy định di
chuyển của xe đầu kéo, thời gian, số lượt ra vào bến của các con tàu chở container,
… Hơn nữa, còn được biết thêm về 2 loại conatiner chính được sử dụng trong vận
chuyển là loại 20 ft (1 TEU) và loại 40 ft (2 TEUs) cùng với đó là các thơng số kĩ
thuật liên quan đến container. Được chứng kiến độ lớn của con tàu có kích thước
nhỏ rời bến Cát Lái, hình dung được các loại tàu có kích thước to hơn. Ngồi ra cịn
được biết thêm về loại tàu lớn nhất mà cảng Cát Lái có thể tiếp nhận được (2900
TEUs, loại tàu này có thể vận chuyển hàng hóa trong khu vực châu Á). Biết được
khái niệm trung chuyển, cách vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đến các nước, khu
vực ngoài châu Á.



* Bến sà lan: Nơi mà gạo xuất khẩu được đóng vào các container, chúng em
biết được cách người vận chuyển gạo đếm số bao gạo, cách lấy mẫu kiểm định
bằng cây xăm gạo, các giấy tờ liên quan đến việc xuất khẩu gạo. Được chứng kiến
người làm công sử dụng băng chuyền song song để đưa gạo vào container.
* Khu vực kiểm tra hàng hoá tập trung: đây là khu vực kiểm tra, kiểm soát
hàng hoá ra và vào một đất nước, đối chiếu các chứng từ hàng hoá, phân loại hàng
hoá. Tại đây, chúng em được giới thiệu về phương thức khai báo hàng của cảng
cũng như việc phân luồng hàng hóa, phân thành 3 luồng: luồng xanh, luồn vàng và
luồng đỏ. Tùy theo loại hàng, mà hải quan có thể yêu cầu bằng mắt hay máy soi (tia
X). Nếu kiểm tra bằng mắt thường, hải quan có thể kiểm tra tồn bộ hàng hóa hoặc
kiểm tra phần một phần. Khi kiểm tra một phần, người kiểm tra được chọn bất kì
phần nào của container mà người kiểm tra muốn hay nghi ngờ
* Khu hành chính: Tồn nhà A là khu thương vụ, là nơi khách hàng đến khai
báo thơng tin về hàng hố hoặc là khai báo online, và xử lí các thủ tục ra vào cảng.
Tồ nhà B - Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Sài Gịn khu vực 1, đây là tồn nhà
riêng của hải quan. Toà nhà C là khu thủ tục, làm một số nghiệp vụ liên quan dén
thanh lí hồ sơ, liên quan đến chứng từ để đưa hàng hóa lên, tầng 5 của tòa C là nơi
cán bộ hải quan giám sát toàn cảng, để điều tiết tàu ra vào cơng, giám sát các cơng
việc khác trong cảng.
Ngồi ra, trong quá trình di chuyển giữa các địa điểm khác nhau trong cảng
Cát Lái, em còn được thấy rất nhiều container đến từ các cơng ty, tập đồn
Logistics lớn nhỏ khác nhau như Maersk, Namsung, Hawaii, Evergreen,… được
xếp chồng lên nhau cùng với đó là đa dạng các hàng hóa trong ngoài nước.
III. Kết luận
Chuyến tham quan cảng Cát Lái đã mang lại cho em một trải nghiệm tuyệt
vời. Nhìn thấy hàng trăm container xếp chồng lên nhau, những chiếc tàu lớn khổng
lồ đậu cách bờ biển chỉ vài mét, em không khỏi ngỡ ngàng trước sự khổng lồ và



phức tạp của cảng biển này. Thực sự, đây là một thế giới khác mà em chưa bao giờ
được tiếp cận trước đây.
Điều đáng ngạc nhiên là cảm giác hồi hộp của em đã dần tan biến khi được
hướng dẫn viên giới thiệu về các hoạt động và quy trình của cảng. Em được giải
thích cách hàng hóa được xếp dỡ, kiểm tra và vận chuyển đến địa điểm đích một
cách chính xác và nhanh chóng. Em cảm thấy như đang được đặt vào vị trí của một
chuyên gia vận tải và quản lý chuỗi cung ứng, có thể cảm nhận được sự quan trọng
của từng bước trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
Đây là một trải nghiệm quý giá đối với em khi học ngành kinh tế quốc tế. Em
đã được chứng kiến cách thức các hoạt động kinh doanh và thương mại được quản
lý và thực hiện, đồng thời nhận ra được tầm quan trọng của vận tải biển trong việc
kết nối các thị trường quốc tế. Em hiểu rõ hơn về quy trình xử lý hàng hóa, cách
quản lý và giám sát vận tải để đảm bảo sự hiệu quả và an toàn. Chuyến tham quan
này đã giúp em có được một cái nhìn tổng quan về ngành vận tải biển, từ đó giúp
em định hướng được bản thân trong lĩnh vực này trong tương lai.
Em hy vọng trong tương lai có nhiều cơ hội để trải nghiệm những điều tuyệt
vời khác như thế này, để càng hiểu rõ hơn về lĩnh vực mà em đang theo đuổi.



×