UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
TRƯƠNG THỊ NHA TRANG
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THƠNG QUA
TRỊ CHƠI DÂN GIAN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
TẠI HUYỆN HỚN QUẢN, BÌNH PHƯỚC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ
BÌNH DƯƠNG – NĂM 2020
1
UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
TRƯƠNG THỊ NHA TRANG
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THƠNG QUA
TRỊ CHƠI DÂN GIAN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
TẠI HUYỆN HỚN QUẢN, BÌNH PHƯỚC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐỨC DANH
BÌNH DƯƠNG – NĂM 2020
2
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu và trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn
Trương Thị Nha Trang
i
LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến quý thầy, cô Trường Đại học
Thủ Dầu Một đã giảng dạy, hướng dẫn tạo điều kiện, giúp đỡ tơi trong suốt q
trình học tập và nghiên cứu đề tài này.
Tôi chân cảm ơn quý thầy, cô đã truyền đạt kiến thức qua từng mơn học
trong suốt q trình tôi học tập tại Trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với giáo viên hướng dẫn là
TS. Nguyễn Đức Danh, thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy tơi trong suốt q trình
học tập và nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn gia đình, người thân, đồng nghiệp đã động viên, tạo
điều kiện thuận lợi nhất để tơi hồn thành luận văn này.
Bản thân đã có nhiều cố gắng trong q trình nghiên cứu và hồn thiện luận
văn song khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý Thầy/Cô cho thêm
nhận xét để luận văn được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Trương Thị Nha Trang
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG
HỢP TÁC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THƠNG QUA TRỊ CHƠI DÂN GIAN Ở
TRƯỜNG MẦM NON .......................................................................................... 9
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 9
1.1.1. Nghiên cứu ở trong nước ............................................................................. 9
1.1.2. Nghiên cứu ở nướcngoài ............................................................................ 12
1.2. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................... 15
1.2.1. Quản lí ........................................................................................................ 15
1.2.2. Quản lí trường mầm non ............................................................................ 16
1.2.3. Hợp tác ........................................................................................................ 17
1.2.4. Kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo ................................................................ 17
1.2.5. Hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo ................................ 18
1.2.6. Trò chơi dân gian của trẻ ............................................................................ 19
1.2.7. Khái niệm quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ thơng qua trị
chơi dân gian ........................................................................................................ 19
1.3. Hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 -6 tuổi thơng qua trị chơi dân
gian ....................................................................................................................... 20
1.3.1. Đặc điểm tâm – sinh lý và biểu hiện các kỹ năng hợp tác của trẻ 5-6 tuổi 20
1.3.2. Đặc điểm của trò chơi dân gian cho trẻ trẻ 5-6 tuổi ................................... 22
1.3.3. Ý nghĩa của hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi qua trị chơi
dân gian ................................................................................................................ 23
1.3.4. Mục đích của hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi qua trò
chơi dân gian ........................................................................................................ 24
1.3.5. Nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi qua trò chơi
iii
dân gian ................................................................................................................ 25
1.3.6. Phương pháp hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi qua trò
chơi dân gian ........................................................................................................ 29
1.3.7. Hình thức hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi qua trò chơi
dân gian ................................................................................................................ 31
1.3.8. Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6
tuổi qua trị chơi dân gian ..................................................................................... 32
1.4. Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi qua trò chơi dân
gian ....................................................................................................................... 32
1.4.1 Tầm quan trọng của quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6
tuổi qua trò chơi dân gian ..................................................................................... 32
1.4.2 Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi qua trò chơi dân
gian theo tiếp cận chức năng quản lí .................................................................... 33
1.4.2.1 Lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi qua trò
chơi dân gian ........................................................................................................ 33
1.4.2.2 Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi qua trò chơi
dân gian ................................................................................................................ 34
1.4.2.3. Chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi qua trò chơi
dân gian ................................................................................................................ 36
1.4.2.4. Kiểm tra hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi qua trò chơi
dân gian ................................................................................................................ 37
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ
5-6 tuổi qua trò chơi dân gian .............................................................................. 38
1.5.1. Các yếu tố chủ quan ................................................................................... 38
15.2. Các yếu tố khách quan ................................................................................ 39
Tiểu kết chương 1................................................................................................. 41
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG
HỢP TÁC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THƠNG QUA TRỊ CHƠI DÂN
GIAN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN HỚN QUẢN, TỈNH BÌNH
PHƯỚC ................................................................................................................ 42
iv
2.1. Khái quát về các trường mầm non trên địa bàn huyện Hớn Quản, tỉnh Bình
Phước.................................................................................................................... 42
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng .......................................................................... 43
2.2.1. Mục tiêu khảo sát ....................................................................................... 43
2.2.2. Nội dung khảo sát....................................................................................... 43
2.2.3. Phương pháp khảo sát ................................................................................ 44
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua
trò chơi dân gian tại các trường mầm non huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước ... 47
2.3.1. Biểu hiện kỹ năng hợp tác của trẻ 5-6 tuổi thơng qua trị chơi dân ........... 47
2.3.2. Nhận thức về ý nghĩa hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác trẻ 5-6 tuổi thơng
qua trị chời dân gian ............................................................................................ 49
2.3.3. Nhận thức về vai trò hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác trẻ 5-6 tuổi thơng
qua trị chời dân gian ............................................................................................ 50
2.3.4. Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác trẻ 5-6
tuổi thơng qua trị chời dân gian........................................................................... 52
2.3.5. Thực trạng phương pháp hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác trẻ 5-6 tuổi
thơng qua trị chời dân gian .................................................................................. 55
2.3.6. Thực trạng thực hiện hình thức hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác trẻ 5-6
tuổi thông qua trò chời dân gian........................................................................... 56
2.3.7. Thực trạng kiểm tra – đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác trẻ 5-6
tuổi thơng qua trị chời dân gian........................................................................... 57
2.4. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi qua trò chơi dân gian tại các trường mầm non huyện Hớn Quản, tỉnh Bình
Phước.................................................................................................................... 59
2.4.1. Nhận thức về tầm quan trọng trong quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng hợp
tác trẻ 5-6 tuổi thơng qua trị chời dân gian ......................................................... 59
2.4.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác trẻ 5-6
tuổi thơng qua trị chời dân gian........................................................................... 61
2.4.3. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác
trẻ 5-6 tuổi thơng qua trị chời dân gian ............................................................... 63
v
2.4.4. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác trẻ 5-6 tuổi
thơng qua trị chời dân gian .................................................................................. 66
2.4.5. Thực trạng kiểm tra – đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ
năng hợp tác trẻ 5-6 tuổi thơng qua trị chời dân gian ......................................... 70
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng hợp
tác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trò chơi dân gian tại các trường mầm non huyện
Hớn Quản, tỉnh Bình Phước ................................................................................. 72
2.5.1. Các yếu tố chủ quan ................................................................................... 72
2.5.2. Các yếu tố khách quan ............................................................................... 73
2.6. Đánh giá chung thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trò chơi dân gian tại các trường mầm non huyện Hớn
Quản, tỉnh Bình Phước ......................................................................................... 74
2.6.1. Ưu điểm ...................................................................................................... 74
2.6.2. Hạn chế ....................................................................................................... 74
Tiểu kết chương 2................................................................................................. 76
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG HỢP
TÁC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THƠNG QUA TRỊ CHƠI DÂN GIAN
Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HỚN QUẢN, TỈNH
BÌNH PHƯỚC ..................................................................................................... 77
3.1. Cơ sở và nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lí ............................................. 77
3.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ............................................................................. 77
3.1.2. Nguyên tắc xây dựng biện pháp ................................................................. 78
3.2. Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi thơng
qua trị chơi dân gian ở các trường mầm non ở huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
.............................................................................................................................. 80
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên về quản lí hoạt động giáo
dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi qua trò chơi dân gian ở trường mầm non .. 80
3.2.2. Tăng cường công tác xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng hợp
tác cho trẻ 5- 6 tuổi qua các trò chơi dân gian phù hợp với điều kiện nhà trường
.............................................................................................................................. 82
vi
3.2.3. Cải tiến công tác tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5- 6
tuổi qua các trò chơi dân gian phù hợp cho giáo viên và cán bộ quản lí ............. 84
3.2.4. Tăng cường chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5- 6 tuổi
qua các trò chơi dân gian...................................................................................... 88
3.2.5. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác
cho trẻ 5- 6 tuổi qua các trò chơi dân gian ........................................................... 92
3.2.6. Phối hợp các điều kiện đảm bảo cơng tác quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng
hợp tác cho trẻ 5- 6 tuổi qua các trò chơi dân gian .............................................. 95
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp đề xuất ............ 100
3.4.1. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo nghiệm biện pháp ................. 100
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi các biện pháp ..................... 101
Tiểu kết chương 3............................................................................................... 111
KẾT LUẬN KHUYẾN NGHỊ .......................................................................... 112
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 115
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 119
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
STT
Nội dung đầy đủ
1
CBQL
Cán bộ quản lí
2
CMHS
Cha mẹ học sinh
3
ĐDDH
Đồ dùng dạy học
4
KNHT
Kỹ năng hợp tác
5
MN
Mầm non
6
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
7
GV
Giáo viên
8
GD
Giáo dục
9
QL
Quản lí
10
QLGD
Quản lí giáo dục
11
UBND
Ủy ban nhân dân
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Nội dung
Trang
1
2
Bảng 2.1. Quy ước xử lý thông tin phiếu khảo sát
Bảng 2.2. Thực trạng biểu hiện của trẻ về các kỹ năng hợp tác
Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa hoạt động giáo dục
kỹ năng hợp tác trẻ 5-6 tuổi qua các trò chơi dân gian của giáo
viên và cán bộ quản lí
Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức về vai trò hoạt động giáo dục
kỹ năng hợp tác trẻ 5-6 tuổi qua các trò chơi dân gian của giáo
viên và cán bộ quản lí
Bảng 2.5. Thực trạng nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng hợp
tác trẻ 5-6 tuổi qua các trò chơi dân gian
Bảng 2.6. Thực trạng về phương pháp hoạt động giáo dục kỹ
năng hợp tác trẻ 5-6 tuổi qua các trò chơi dân gian
Bảng 2.7. Thực trạng về hình thức hoạt động giáo dục kỹ năng
hợp tác trẻ 5-6 tuổi qua các trò chơi dân gian
Bảng 2.8. Thực trạng về kiểm tra – đánh giá hoạt động giáo dục
kỹ năng hợp tác trẻ 5-6 tuổi qua các trò chơi dân gian
Bảng 2.9: Kết quả nhận thức của GV, CBQL về tầm quan trọng
trong cơng tác quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng hợp táccho
trẻ 5 -6 tuổi qua trò chơi dân gian
Bảng 2.10. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục
kỹ năng hợp tác trẻ 5-6 tuổi qua các trò chơi dân gian
Bảng 2.11. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động
giáo dục kỹ năng hợp tác trẻ 5-6 tuổi qua các trò chơi dân gian
Bảng 2.12. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục kỹ
năng hợp tác trẻ 5-6 tuổi qua các trò chơi dân gian
Bảng 2.13. Thực trạng kiểm tra – đánh giá kết quả thực hiện kế
hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác trẻ 5-6 tuổi qua các
trò chơi dân gian
Bảng 2.14. Thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt
động giáo dục KNHT trẻ 5-6 tuổi qua trò chơi dân gian
Bảng 2.15. Thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến
hoạt động giáo dục KNHT trẻ 5-6 tuổi qua trò chơi dân gian
Bảng 3.1: Tiêu chí kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện hoạt
động giáo dục KNHT trẻ 5 – 6 tuổi qua trò chơi dân gian
45
47
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
ix
49
50
52
54
56
57
59
60
63
66
70
74
75
95
17
18
19
20
21
22
Bảng 3.2. Ý kiến đánh giá mức độ khả thi và cần thiết của biện
pháp “Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên về quản
lí hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi qua trò
chơi dân gian ở trường mầm non”
Bảng 3.3. Ý kiến đánh giá mức độ khả thi và cần thiết của biện
pháp “Tăng cường công tác xây dựng kế hoạch hoạt động giáo
dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5- 6 tuổi qua các trò chơi dân gian
phù hợp với điều kiện nhà trường”
Bảng 3.4. Ý kiến đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của biện
pháp “Cải tiến công tác tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng hợp
tác cho trẻ 5- 6 tuổi qua các trò chơi dân gian phù hợp cho giáo
viên và cán bộ quản lí”
Bảng 3.5. Ý kiến đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của biện
pháp “Tăng cường chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác
cho trẻ 5- 6 tuổi qua các trò chơi dân gian”
Bảng 3.6. Ý kiến đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của biện
pháp “Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo
dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5- 6 tuổi qua các trò chơi dân gian”
Bảng 3.7. Ý kiến đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của biện
pháp “Phối hợp các điều kiện đảm bảo công tác quản lí hoạt
động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5- 6 tuổi qua trò chơi dân
gian”
x
103
104
105
107
108
111
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi là giai đoạn quan trọng trong cuộc
sống của trẻ, là thời kỳ hình thành và phát triển ở trẻ những yếu tố đầu tiên của
nhân cách. Trong thời đại ngày nay, nền kinh tế tri thức phát triển như vũ bão, xu
thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế địi hỏi việc giáo dục không chỉ nằm ở việc trang
bị kiến thức, sự hiểu biết mà điều quan trọng là trẻ biết cách hợp tác, biết cách làm
việc cùng nhau trong một môi trường rộng lớn và biến đổi khơng ngừng. Vì vậy,
kỹ năng hợp tác là hành trang quan trọng giúp trẻ thành cơng trong cuộc sống ở
tương lai, vì vậy giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ ngay từ nhỏ là việc rất quan
trọng.
Giáo dục kỹ năng hợp tác chính là giáo dục cho trẻ biết kỹ năng lắng nghe,
bày tỏ suy nghĩ, ý kiến của bản thân, tự tin, mạnh dạn, biết thỏa thuận trong nhóm
bạn, tơn trọng ý kiến của mọi người, đôi khi biết chấp nhận sự khác biệt. Đấy là
những kỹ năng quan trọng trong kỹ năng hợp tác và hội nhập quốc tế.
Vì vậy kỹ năng hợp tác (con người biết học tập, giao tiếp, biết hợp tác...) là
yêu cầu mà xã hội chúng ta đang hướng tới, bởi hợp tác chung tay với những người
khác cùng hành động, cùng giải quyết vấn đề khó khăn là con đường ngắn nhất để
đưa chúng ta đến với sự thành cơng. Tổng thống Mỹ Roosevetl đã từng nói: “Khi
chúng ta hành động cùng nhau với tư cách là một nhóm, họ có thể hồn thành
được những việc mà khơng một cá nhân riêng lẻ nào có thể thực hiện
được”(Graham & Roosevelt, 1985). Vì vậy, cộng tác, hợp tác làm việc với nhau
là rất quan trọng nó khơng chỉ là điều kiện quan trọng cho phát triển mỗi cá nhân
hay nhóm mà là sự phát triển tồn xã hội. Để có được những yêu cầu chuẩn về kỹ
năng hợp tác, đáp ứng nhu cầucủa xã hội, chúng ta phải biết đào tạo những con
người có tiềm lực trí tuệ, tri thức cùng với sự phát triển các kỹ năng hợp tác, kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, biết trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn
nhau… nhằm lĩnh hội tri thức, giá trị chuẩn mực xã hội một cách sâu sắc hơn. Việc
hợp tác làm việc nhóm chính là một trong những kỹ năng quan trọng góp phần
hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho con người nói chung, là mục tiêu,
1
nhiệm vụ quan trọng cho sự phát triển trẻ nói riêng, Vugotsky từng khẳng
định:…“Quan điểm của sự hợp tác là mấu chốt trong dãy hành vi có ý nghĩa quan
trọng đối với việc xây dựng và phát triển” (Vygotsky, 1979). Giáo dục và phát
triển kỹ năng hợp tác tốt sẽ giúp trẻ tự tin, sáng tạo, có tư duy độc lập, biết chia sẻ
thông cảm cho nhauhơn.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV (Khóa VII, 1993), Hội nghị III (Khóa VII,
1997) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Mục tiêu
giáo dục - đào tạo phải hướng vào đào tạo những con người lao động tự chủ, sáng
tạo, có năng lực giải quyết vấn đề thường gặp và mục tiêu mới của nước ta đối với
lứa tuổi mầm non là phát triển toàn diện cho trẻ: trí tuệ, thẩm mỹ, ngơn ngữ, tình
cảm xã hội” (Chính phủ, 1993). Đặc biệt là yếu tố của nhân cách chuẩn bị hướng
tới hình thành các giá trị, kỹ năng sống cho trẻ (kỹ năng lắng nghe, kỹ năng chia
sẻ, kỹ năng hợp tác…). Đây là những kỹ năng cần thiết, đặc biệt kỹ năng hợp tác
là một trong những kỹ năng quan trọng, là nhu cầu cần thiết đối với trẻ, nếu thiếu
kỹ năng hợp tác trẻ sẽ trở nên thụ động hơn, thiếu tự tin, lúng túng trong mọi việc,
sẽ gặp khó khăn khi hồ nhập vào tập thể, ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của
trẻ.
Các nhà nghiên cứu Anh, Mỹ, Nhật… cho rằng: Hợp tác tốt là điều kiện
thuận lợi góp phần nâng cao chất lượng học tập, nó là sức mạnh giải quyết các vấn
đề khó khăn khi tham gia hoạt động, là điều kiện: phát triển tâm sinh lý (thoải mái
tinh thần, hoạt động sơi nổi, tăng khả năng hứng thú, trí nhớ lâu hơn), phát triển
các kỹ năng xã hội (kỹ năng thủ lĩnh, kỹ năng ra quyết định…), xây dựng lòng tin
cho nhau, trong quá trình hoạt động trẻ nhút nhát được các bạn động viên hỗ trợ
chia sẻtừ các bạn mạnh dạn sôi nổi tự tin, chúng dạy cho nhau những điều chưa
hiểu, những cái hiểu sai, những thắc mắc đều được giải đáp, hình thành tinh thần
đồng đội vững chắc bước trên cùng mục tiêu.
Kỹ năng hợp tác không tự nhiên mà có mà phải qua sự rèn luyện, uốn nắn,
thực hành, hợp tác là nhu cầu thiết yếu trong quá trình học tập, lao động, vui chơi…
Tuy nhiên, trẻ lứa tuổi mẫu giáo nói chung, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng thì hoạt
động vui chơi giữ vai trị chủ đạo, việc học tập, lao động đều thơng qua vui chơi
2
“Học bằng chơi, chơi mà học”. Thông qua hoạt động vui chơi mà đặc biệt là trò
chơi dân gian, trẻ được làm quen với xã hội người lớn, học hỏi cách ứng xử, giao
tiếp trong xã hội người lớn “thu nhỏ” (tức xã hội trẻ em), trẻ biết thiết lập mối quan
hệ với nhau: hợp tác giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm để cùng chia sẻ,
cùng đàm phán, cùng thoả thuận, có tinh thần trách nhiệm với nhau… để rồi hướng
vào một hoạt động chung, mục tiêu chung của nhóm. Trẻ hịa mình vào xã hội
người lớn bao nhiêu thì sự phối hợp, hợp tác càng phát triển, phức tạp bấy nhiêu.
Như vậy, trò chơi dân gian sẽ là mộttrong những con đường thuận lợi giúp trẻ dần
dần phát triển kỹ năng hợp tác, phát triển các mối quan hệ đúng đắn trong xã hội
một cách chân thực và rõ nét nhất. Đúng như định nghĩa của Rubinstein đã từng
nhận xét: “trò chơi là biểu hiện biên độ của đứa trẻ và bên cạnh đó chính trò chơi
được xây dựng trên mối quan hệ qua lại của đứa trẻ và người lớn”… và trị chơi
sẽ khơng xuất hiện nếu khơng có người thứ ba. (Rubinstein, 1980)
Thực tế hiện nay, việc giáo dục kỹ năng hợp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thơng
qua trị chơi dân gian chưa được sự quan tâm đúng mức, họ chỉ quan tâm về sự sáng
tạo về đồ dùng, môi trường tổ chức và cách thức tổ chức hoạt động nhiều hơn là
về kỹ năng phối hợp hoạt động nhóm của trẻ; giáo viên chưa có biện pháp giúp trẻ
giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình chơi: giải quyết mâu thuẫn, hay chia
sẻ, chấp nhận, hợp tác, cổ vũ hỗ trợ cho nhau…cùng hồn thành cơng việc chung
của nhóm. Chính vì ngun nhân này mà trị chơi dân gian thường mang tính rập
khn, tẻ nhạt, mau tan rã nhóm chơi. Nhiều trẻ chơi thụ động, phụ thuộc vào người
lớn, vụng về trong cách thiết lập mối quan hệ chơi. Hiệu quả giờ hoạt động trò chơi
dân gian chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu mục tiêu giáo dục.
Từ những lí do trên, chúng tơi chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lí hoạt động
giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua trị chơi dân gian ở các
trường mầm non tại huyện Hớn Quản, Bình Phước” cho luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ khoa học giáo dục, chun ngành Quản lí giáo dục của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lí hoạt động giáo dục KN hợp tác cho
trẻ 5-6 tuổi thơng qua trị chơi dân gian ở trường mầm non, đánh giá thực trạng
3
quản lí hoạt động giáo dục các kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua trị chơi
dân gian ở trường mầm nontại huyện Hớn Quản, Bình Phước, từ đó đề xuất các
biện pháp nhằm cải tiến cơng tác quản lí quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng hợp
tác cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua trị chơi dân gian ở các trường mầm non này.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua trị
chơi dân gian ở các trường mầm non tại huyện Hớn Quản, Bình Phước.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống
và giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường
mầm non.
4.2. Khảo sát, và đánh giá thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng hợp
tác cho trẻ 5- 6 tuổi thơng qua trị chơi dân gian ở các trường mầm non tại địa bàn
huyện Hớn Quản, Bình Phước.
4.3. Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho
trẻ 5- 6 tuổi thơng qua trị chơi dân gian ở các trường mầm non tại huyện Hớn
Quản, Bình Phước Bình Phước.
5. Giả thuyết khoa học
Cơng tác quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5- 6 tuổi thơng
qua trị chơi dân gian ở các trường mầm non tại huyện Hớn Quản, Bình Phước
Bình Phước đã thực hiện được một số nội dung. Tuy nhiên, cơng tác này có thể
cịn những bất cập. Nếu hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lí hoạt động giáo dục kỹ
năng hợp tác cho trẻ 5- 6 tuổi thơng qua trị chơi dân gian ở các trường mầm non,
xác định được thực trạng về quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 56 tuổi thơng qua trị chơi dân gian ở các trường mầm non huyện Hớn Quản, Bình
Phước, thì người nghiên cứu có thể đề xuất được các biện pháp cần thiết, khả thi
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lí giáo dục KN hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi ở
4
các trường mầm non trên địa bàn huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng
hợp tác cho trẻ 5- 6 tuổi thơng qua trị chơi dân gian ở các trường mầm non huyện
Hớn Quản, Bình Phước bao gồm nhận thức của nhà quản lí, giáo viên, cơng tác lập
kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ
5- 6 tuổi thông qua trò chơi dân gian ở các trường mầm non huyện Hớn Quản,
Bình Phước.
6.2. Về địa bàn
Tiến hành khảo sát tại các trường mầm non công lập trên địa bàn thành trên
địa bàn huyện Hớn Quản, Bình Phước.
6.3. Về thời gian
Đề tài khảo sát thực trạng trong thời gian từ năm học 2018 – 2019; 2019 2020.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
7.1.1. Các phương pháp tổng hợp lý thuyết
- Mục đích: Nhằm xây dựng các cơ sở lí luận đề tài và định hướng cho công
việc nghiên cứu luận văn.
- Nội dung nghiên cứu: Lý thuyết, các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài,
các kết quả nghiên cứu thực tiễn.
- Cách thực hiện: Tra cứu, thu thập thông tin, tài liệu, internet,… Đọc, phân
tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài luận văn nhằm hệ thống hóa cơ
sở lý luận của đềtài.
7.1.2. Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết
- Mục đích: Khái qt hóa hệ thống hóa lý thuyết nhằm định hướng cho việc
nghiên cứu thực tiễn luậnvăn.
- Nội dung nghiên cứu: Các lý thuyết, báo cáo kết quả nghiên cứu có liên
quan đến đề tài luậnvăn.
5
- Cách thực hiện: Phân tích, tổng hợp và khái quát hóa, sắp xếp tài liệu khoa
học và các vấn đề có liên quan đến luận văn vào một hệ thống nhấtđịnh.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Để tiến hành nghiên cứu thực trạng, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương
pháp nghiên cứu sau:, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng
vấn. Trong đó, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chủ đạo, các
phương pháp khác là phương pháp bổ trợ
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Mục đích: Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lí giáo dục kỹ năng hợp tác
cho trẻ thơng qua trị chơi dân gian tại các trường mầm non công lập trên địa bàn
thành trên địa bàn huyện Hớn Quản, Bình Phước.
- Nội dung nghiên cứu: Nhận thức của giáo viên về kỹ năng hợp tác của trẻ
thơng qua trị chơi dân gian, các biện pháp tác động của giáo viên nhằm giáo dục
kỹ năng hợp tác cho trẻ thơng qua trị chơi dân gian, những thuận lợi khó khăn của
giáo viên khi thựchiện.
- Cách tiến hành: Xây dựng phiếu điều tra cho cán bộ quản lí, giáo viên
(Phát phiếu, xử lý phiếu và phụ trách xử lý số liệu điều tra nhằm khẳng định kết
quả nghiên cứu định lượng).
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích: Nhằm tìm hiểu thực trạng quản lí giáo dục kỹ năng hợp tác cho
trẻ thơng qua trị chơi dân gian, bổ sung thông tin và khẳng định thêm kết quảng
hiên cứu định lượng.
- Nội dung nghiên cứu: Quy trình và quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng hợp
tác cho trẻ 5-6 tuổi, ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng hợp tác, các yếu tố ảnh
hưởng đến kỹ năng hợp tác trong quá trình tổ chức hoạtđộng.
- Cách tiến hành: Phỏng vấn tham khảo ý kiến của giáo viên và trẻ để bổ sung
thông tin về thực trạng giáo dục kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo5-6 tuổi đối với trò
chơi dân gian.
Trao đổi với giáo viên về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hình thành và
giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, những thuận lợi khó khăn về
6
việc giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ.
7.3 Phương pháp xử lí số liệu:
Xử lí số liệu điều tra bằng bảng hỏi: Sau khi thu tập đầy đủ các phiếu hỏi,
người nghiên cứu sử dụng phầm mềm SPSS 22.0 để tính tốn các giá trị trung bình,
độ lệch chuẩn, phần tram. Bên cạnh đó, để khách quan trong việc đánh giá và phân
tích số liệu, các thơng tin về các giá trị tính tốn từ hỗ trợ của phần mềm SPSS
được quy ước vào giá trị trung bình trong thang đo Likert 5 mức độ phù hợp với
từng cầu hỏi trong bảng khảo sát.
Xử lí số liệu phỏng vấn: Các đối tượng tham gia phỏng vấn được người
nghiên cứu mã hố về thơng tin cá nhân, đồng thời các kết quả câu hỏi và trả lời
từ các đối tượng được nghi chép và thu thập làm thành các biên bản và xử lý thống
kê để loại bỏ các ý kiến trả lời trùng nhau
Các đối tượng tham gia phỏng vấn được người nghiên cứu mã hố về thơng
tin cá nhân như: 5 Hiệu trưởng được mã hóa thành HT1 đến HT5, 10 giáo viên
được mã hóa thành GV1 đến GV10. Kết quả câu hỏi và trả lời thu thập từ các đối
tượng được làm thành biên bản và xử lý thống kê để loại bỏ các ý kiến trả lời trùng
nhau tha
8.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về lý luận: Đề tài góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về quản lí giáo dục
kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi thông quá trò chơi dân gian ở trường mầm non.
Về thực tiễn: Nhận xét, đánh giá đúng thực trạng quản lí hoạt động giáo dục
kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua trị chơi dân gian ở các trường mầm
non tại huyện Hớn Quản, Bình Phước. Từ đó đề xuất các quản lí hoạt động giáo
dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non trên địa bàn.
9. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi thơng
qua trị chơi dân gian.
Chương 2: Thực trạng quản lí giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi
thơng qua trị chơi dân gian ở các trường mầm non tại huyện Hớn Quản, Bình
7
Phước.
Chương 3: Biện pháp quản lí giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi thơng
qua trị chơi dân gian ở các trường mầm non tại huyện Hớn Quản, Bình Phước.
8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG
HỢP TÁC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THƠNG QUA TRỊ CHƠI DÂN GIAN Ở
TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu ở trong nước
Hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ từ 5 đến 6 tuổi và quản lí hoạt
động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi thơng qua trị chời dân gian ở
trường mầm non là nhiệm vụ quan trọng giúp nhà trường nâng cao chất lượng giáo
dục, đây là nội dung được nhiều tác giả quan tâm, và tiếp cận từ nhiều khía cạnh
khác nhau, cụ thể:
Theo Phan Trọng Ngọ và Đinh Thị Tứ (2007) đã chỉ ra rằng “Các khía cạnh
ảnh hưởng của bạn đến sự phát triển của trẻ: vai trò của bạn ngang đối với trẻ, sự
tương tác với bạn ngang hàng phát triển ở trẻ em các mơ hình kỹ năng xã hội cơ
bản, phát triển các ứng xử với bạn và người xung quanh”. Điều này có thể hiểu
rằng bạn bè ngang hàng là những tác nhân củng cố hành vi xã hội được lặp lại ở
trẻ em. Bạn bè ngang hàng là chuẩn để trẻ so sánh hành vi xã hội của mình, và là
tấm gương phản chiếu và điều chỉnh hành vi của trẻ em. Sự tương tác của trẻ chỉ
diễn ra trong các hành động chơi có tính hợp tác…. vì khi xuất hiện các trị chơi
cần có sự hợp tác với nhau thì trẻ mới thật sự có tiêu chuẩn về bạnvà sự kết bạn,
trẻ mong đợi những gì mà bạn có thể mang đến cho trẻ như: sự chia sẻ cảm xúc
với nhau, sẵn sàng lắng nghe và đáp ứng yêu cầu của bạn theo cách tích cực.
Ngồi ra, theo Nguyễn Ánh Tuyết (1997) cho rằng, trị chơi là phương tiện
hữu ích giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động. Trong đó trở chơi dân gian sẽ tạo sự
tương tác tích cực của người lớn lên trò chơi của trẻ, cuốn hút trẻ vui chơi, rèn
luyện và hình thành kỹ năng hợp tác.Tuy nhiên để sử dụng trị chơi vào các hoạt
động vui chơi, hình thành kỹ năng hợp tác, cần có phương pháp và cách thức phù
hợp, linh động.Theo Lê Xuân Hồng (2000) cho rằng cần thúc đẩy kỹ năng hợp tác
của trẻ bằng cách giúp trẻ học cách hòa nhập với những trẻ khác.
Theo Vũ Thị Ngọc Minh (2014) cho rằng giáo dục KNHT cho trẻ thực chất
9
là giáo dục trẻ biết lắng nghe và bày tỏ suy nghĩ, ý kiến của bản thân, mạnh dạn,
tự tin, biết thỏa thuận trong nhóm bạn, tơn trong ý kiến của mọi người và đôi khi
chấp nhận sự khác biệt. Đây là những KN rất cần cho trẻ thích nghi trong môi
trường học ở bậc cao hơn. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra các phương pháp phù hợp
trong hoạt động giáo dục KNHT cho trẻ từ 5 đến 6 tuổi, như: nhóm phương pháp
trực quan, nhóm phương pháp dùng lời, nhóm phương pháp thực hành. Đây là cơ
sở giúp người nghiên cứu vận dụng xây dựng biện pháp quản lí về hoạt động giáo
dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo từ 5 đến 6 tuổi tại các trường mầm non trên
địa bàn Nhớn Quản, Bình Phước.
Bùi Thị Xuân Lụa (2016) cho rằng, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo
ở trẻ mẫu giáo, trong đó các trị chơi đóng vai theo chủ đề cũng như các trò chơi
dân gian là trung tâm. Qua trò chơi, trẻ bắt đầu hiểu được những mối quan hệ qua
lại với nhau, trẻ học cách chia sẻ, hợp tác cùng nhau. Tuy nhiên để trẻ hình thành
các kỹ năng hợp tác, chia sẻ thơng qua các trị chơi, nhà giao dục cần thực hiện các
biện pháp như: Xây dựng môi trường thân thiện trong lớp giữa GV cới trẻ và các
trẻ với nhau; Giúp trẻ biết thỏa thuận, thương lượng trong khi chơi trị chơi đóng
vai theo chủ đề; Tạo tình huống chơi mang tính hợp tác và ứng xử theo hướng hợp
tác.
Theo Lưu Thị Thu Hằng (2017) cho rằng, hoạt động giáo dục KNHT cho
trẻ ở Viêt Nam đã được quan tâm, nhưng cơ sở lý luận và kinh nhiệm tổ chức thực
hiện còn nhiều hạn chế. Để tổ chức hoạt động giáo dục KNHT cho trẻ hiệu quả
cần phải có các hình thức phù hợp, phải thực hiện sắp xếp, phân hóa về vai trị,
chức năng giữa các thành viên cũng như tổng hòa các mối liên hệ giữa họ để tạo
nên sự phụ thuộc lẫn nhau khi thực hiện một mục tiêu chung, trong đó các hình
thức bao gồm: hoạt động phối hợp – cá nhân, hoạt động phối hợp – cộng đồng,
hoạt động phối hợp – tương hỗ. Đồng thời, theo tác giả trong hoạt động giáo dục
kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo cần phối hợp thực hiện theo các các mơn hình
hoạt động như: mơ hình hợp tác theo kiểu phối hợp cá nhân, mơ hình hợp tác theo
kiểu ln phiên – nối tiếp, mơ hình hợp tác theo kiểu tương tác trực diện cả nhóm.
Theo nghiên cứu của Vũ Thị Nhân (2016), biện pháp giáo dục KNHT cho
10
trẻ 5 -6 tuổi trong hoạt động vui chơi là con đường để hình thành và phát triển
KNHT cho trẻ, nhờ các biện pháp giáo dục này mà trẻ hình thành được KNHT và
những KN khác, các biện pháp bao gồm: tận dụng không gian và vật liệu chơi gần
gũi để tạo các nhóm chơi ổn định, bền vững; Khuyến khích trẻ cùng nhau làm đồ
chơi, hướng trẻ đến HĐ nhóm; Sử dụng mơ hình hướng dẫn trẻ phối hợp hành
động với nhau khi chơi. Trong một nghiên cứu khác của tác giả Vũ Thị Nhân
(2018), kết quả nghiên cứu cho thấy, kỹ năng hợp tác và các giai đoạn hình thành
kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo cho thấy, kỹ năng hợp tác là sự phối hợp hành
động của trẻ cùng thực hiện có hiệu quả một nhiệm vụ chung và dựa trên vốn tri
thức và kinh nghiệm đã có trong những điều kiện nhật định. Theo tác giả, giáo dục
KNHT cho trẻ có ý nghĩa thúc đẩy quá trình nhận thức và phát triển cho trẻ, giúp
trẻ hình thành và phát triển nhân cách, tạo cơ hội để trẻ được chơi và rèn luyện các
kỹ năng khác qua chơi, cũng như giúp trẻ bước vào cuộc sống xã hội. Đặc biệt, tác
giả đã chỉ ra được các thành tố của kỹ năng hợp tác, bao gồm: kỹ năng thảo luận,
kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phân công công việc hợp lý, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng
phối hợp hành động và kỹ năng giải quyết xung đột. Qua đó, giúp người nghiên
cứu sự dụng làm cơ sở lý luận và xây dựng biện pháp quản lí phù hợp cho đề tài
này.
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Cẩm Vân (2018) cho thấy, trò chời
dân gian là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian, là những trò chơi được nhân dân
sáng tạo lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong dân gian nhằm thỏa mãn nhu cầu vui
chơi, giải trí, giao lưu vắn hóa và phát triển về mặt thể chất, tinh thần cho con
người. Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác thông qua trò chơi dân gian
cho trẻ là một trong những các thức giáo dục gắn liền với thực tiễn. Thông qua
hoạt động này, giúp trẻ khám phá, tiếp xúc và trải nghiệm về thế giới phong phú,
đa dạng bao quanh mình, khám phá các hiện tượng, câu ca dao, các phương tiện,
di tích lịch sự. Tuy nhiên, để tổ chức các trị chơi dân gian đáp ứng u cầu phát
triển tính tích cực vận động cho trẻ, giúp trẻ hình thành các kỹ năng khám phá,
chia sẻ, hợp tác cần tạo môi trường thuận lợi cho trẻ hoạt động, tạo nhiều tình
huống chơi hấp dẫn, lơi cuốn trẻ tham gia vào trị chơi một cách tích cực, ln
11
phiên vai chơi, nhóm chơi trong q trình chơi. Qua đó, giúp người nghiên cứu
vận dụng và xây dựng biện pháp quản lí hiệu quả trong quản lí hoạt động giáo dục
kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi thơng qua trị chơi dân gian trong trường mầm
non
Qua các cơng trình nghiên cứu trên cho thấy, việc nghiên cứu về hoạt động
giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo, cũng như cơng tác quản lí hoạt động
giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 -6 tuổi tại các trường mầm non nhận được sự
quan tâm của nhiều tác giả. Tuy những các cơng trình chỉ mang tính chất nghiên
cứu đơn lẻ,chưa có cơng trình nghiên cứu cụ thể, đầy đủ vềquản lí hoạt động giáo
dục kỹ năng hợp tác cho trẻ từ 5 -6 tuổi ở các trường MN huyện Hớn Quản, Bình
Phước.
1.1.2. Nghiên cứu ở nướcngoài
Nghiên cứu về hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ hay nghiên cứu
về quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi thơng qua các trị
chơi dân gian được một số tác giả nước ngoài đã quan tam và nghiên cứu dưới
nhiều góc độ khác nhau, cụ thể như:
Tác giả Macarenco (1962) đã cho rằng, việc giáo dục kỹ năng, hành vi cho
trẻ ln giữ vai trị rất quan trọng. Bởi những hành vi đó sẽ tạo nên khuynh hướng
xã hội của nhân cách. Đồng thời, ơng cịn quan niệm rằng vai trò của người thầy
trong giáo dục trẻ là rất quan trọng, khơng có khái niệm “trẻ em hư hỏng” hay
“thiếu sự hợp tác, chia sẻ” mà “chỉ có những nhà sư phạm chưa đúng”. Ngồi ra,
Ơng đã chứng minh chân lý giáo dục của học thuyết Mác – Lênin và khái quát
thành các quan điểm giáo dục xã hội chủ nghĩa rất cơ bản đó là: Giáo dục trong
hoạt động xã hội; Giáo dục trong tập thể và bằng tập thể; Giáo dục trong lao động;
Giáo dục bằng tiền đồ viễn cảnh. Qua đó, để giáo dục trẻ về khả năng hợp tác, chia
sẻ với bạn bè thì nhà giáo dục phải phát huy hết vai trị của mình trong hướng dẫn
trẻ bằng những phương pháp và hình thức đa dạng, phong phú thu hút trẻ tham gia
rèn luyện và hình thành kỹ năng đáp ứng yêu cầu trong hoạt động giáo dục nhà
trường.
12
Ngoài ra, theo Ilina (1978) đã nêu: “Việc tổ chức trị chơi, giải trí là cơ sở
để giúp trẻ được trải nghiệm, được tương tác và hình thành kinh nghiệm thực tiễn”.
Qua đó, sử dụng trị chơi cho trẻ sẽ giúp trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động
vui chơi, giải quyết vấn đề, tăng khả năng tương tác, có điều kiện được rèn luyện,
lích luỹ những kinh nghiệm, những quy tắc ứng xử giao tiếp theo chuẩn mực, biết
chia sẻ, hợp tác, sự tôn trọng với người khác thơng qua những tình huống trong
các trị chơi dân gian, gắn liền với đồi sống hằng ngày, góp phần tạo nên sự thành
công trong công tác giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ từ 5 đến 6 tuổi trong trường
mầm non. Hoạt động giáo dục ngồi khố sẽ giúp trẻ.
Theo Montessori (2007), người hiểu lễ nghi, có phẩm chất tốt sẽ biết được
cần phải đối nhân xử thế như thế nào, giao tiếp với người khác, giải quyết mẫu
thuẩn với người khác ra sao, cũng như biểu hiện sự hợp tác, biết chia sẻ những khó
khăn với bạn bè, người thân như thế nào. Ngoài ra theo Montessori, để giáo dục
trẻ hình thành những kỹ năng giao tiếp lịch sự, khả năng hợp tác, biết chia sẻ thì
người lớn, cha mẹ, giáo viên phải làm gương, phải biết chia sẻ, thể hiện sự hợp
tác, tôn trọng người khác và cólời nói, hành động lịch sự khi giao tiếp với trẻ, khi
hướng dẫn trẻ.
Theo Dewey và Gillies (2007) quá trình dạy học hướng vào người học cần
đảm bảo cho người học phân tích những kinh nghiệm của mình, khuyến khích
người học biết tự chủ động, tự chịu trách nhiệm nhiều hơn thay vì việc xử lý những
sự việc, sự kiện theo lời nói của thầy. Kỹ năng hợp tác được tích luỹ khơng phải
bằng luyện tập mà bằng hoạt động, học sinh tự tiến hành để đáp ứng nhu cầu lợi
ích của chính những tình thế và những nhiệm vụ của hiện tại được giải quyết chứ
không phải thụ động chờ đợi những yêu cầu và những vấn đề của tương lai.Quan
điểm của Dewey cho thấy rằng việc giáo dục kỹ năng hợp tác cho người học là vấn
đề phù hợp với xu thế thời đại, người học phải chủ động trong việc tìm ra kiến
thức, kinh nghiệm cho bản thân mà không chờ đợi truyền thụ kiến thức một cách
thụ động vào người dạy. Người học chủ động tham gia vào hoạt động có những
biểu hiện của kỹ năng hợp tác với bạn bè.
Đối với trẻ mẫu giáo, đây là giai đoạn trẻ bắt đầu phát triển thêm các mối
13