A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chúng ta đang sống ở thế kỉ 21, thề kỉ của sự bùng nổ thông tin và khoa học
kĩ thuật công nghệ, là thời kì của nền văn minh phát triển trên toàn thế giới. Để
“sánh vai cùng các cường Quốc năm châu”, phải có bản lĩnh, có ý chí kiên cường,
vượt lên mọi khó khăn, thử thách. Cuộc sống luôn đòi hỏi mỗi người phải đạt được
những mục tiêu nhất định. Để thực hiện mục tiêu con người phải có ý chí vượt qua
mọi khó khăn.
Ý chí là thuộc tính tâm lí của nhân cách, không được sinh ra mà được hình
thành trong hoạt động sống của cá nhân. Việc hình thành nhân cách nói chung và ý
chí nói riêng được diễn ra ngay từ giai đoạn đầu tiên của cuộc đời. Thông qua những
con đường khác nhau, giáo dục đóng một vai trò quan trọng góp phần hình thành ý
chí của trẻ.
Ở tuổi mẫu giáo ý chí xất hiện như là sự điều chỉnh có ý thức đối với hành vi
của bản thân trẻ trong mọi hoạt động. Sự phát triển ý chí của trẻ có liên quan mật
thiết với sự biến đổi của các động cơ hành vi. Chính sự xuất hiện một động cơ nổi
bật trong hệ thống thứ bậc các động cơ đã được hình thành có vai trò giúp trẻ vượt
qua khó khăn nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra.
Hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vui chơi. Thông qua vui chơi trẻ
khám phá, nhận thức thế giới và phát triển các khả năng của bản thân. Trò chơi học
tập là loại trò chơi có luật. Khi tham gia vào trò chơi học tập, trẻ gián tiếp giải
quyết các nhiệm vụ nhận thức nhằm củng cố, chính xác hóa các biểu tượng, các tri
thức, phát triển ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng và hình thành biểu tượng mới.
Trò chơi học tập không những giúp cho trẻ phát triển trí tuệ mà còn góp
phần phát triển ý chí. Để chơi có kết quả trẻ phải đặt ra mục đích trong hành động
chơi, có tính kiên trì bền bỉ trong quá trình chơi, có tính độc lập, quyết đoán, dũng
cảm và tự kiềm chế bản thân khi thực hiện nhiệm vụ chơi để đạt được kết quả.
Chính vì vậy trò chơi học tập có một vị trí quan trong đối với việc giáo dục, phát
triển nhân cách toàn diện nói chung và phẩm chất ý chí của trẻ nói riêng.
1
Như vậy, việc tìm hiểu những biểu hiện ý chí của trẻ thông qua trò chơi học
tập là việc làm cần thiết góp phần hiểu trẻ hơn, làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu
quả của công tác giáo dục trẻ. Thực tế ở các trường Mầm non giáo viên chưa chú ý
nhiều đến những biểu hiện ý chí của trẻ nói chung và biểu hiện thông qua trò chơi
học tập nói riêng. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu ý chí của trẻ 5 – 6
tuổi thông qua trò chơi học tập” nhằm làm rõ vấn đề này.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ mức độ biểu hiện ý chí của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò
chơi học tập. Trên cơ sở đó đề ra những tác động sư phạm cần thiết nhằm phát
triển ý chí cho trẻ.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ biểu hiện ý chí của trẻ 5 – 6 tuổi trong trò chơi học tập.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Trẻ 5 – 6 tuổi của hai trường Mầm non Hoa Sen và Mẫu giáo Thới Hưng
TP. Cần thơ
4. Giả thuyết khoa học của đề tài
Trong trò chơi học tập phần lớn trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi đã có biểu hiện về ý
chí với mức độ khác nhau. Nếu có những tác động sư phạm phù hợp sẽ giúp cho ý
chí của trẻ phát triển tốt hơn.
5. Giới hạn đề tài
Nghiên cứu mức độ biểu hiện ý chí của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi học
tập về Toán, Chữ viết và Môi trường xung quanh ở hai trường Mầm non Hoa Sen
(ngay trung tâm TP) và Mầm non Thới Hưng (của Xã thuộc Huyện vùng sâu) của
TP. Cần Thơ.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
6.1. Nghiên cứu những vấn đề lí luận làm cơ sở cho đề tài
6.2. Nghiên cứu mức độ biểu hiện ý chí của trẻ 5 – 6 tuổi trong trò chơi học tập ở
trường Mầm non. Từ đó đưa ra một số đặc điểm phát triển phát triển ý chí của trẻ
được nghiên cứu
2
6.3. Đề xuất và thử nghiệm một số tác động sư phạm nhằm phát triển ý chí của trẻ
được nghiên cứu.
6.4. Rút ra kết luận sư phạm
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Dùng để quan sát và ghi chép trong quá trình nghiên cứu những biểu hiện ý
chí trẻ trong trò chơi học tập về Toán, Chữ viết, MTXQ.
7.2.2. Phương pháp trò chuyện
Dùng để trò chuyện với giáo viên, phụ huynh và trẻ xem mức độ biểu hiện ý
chí của trẻ trong quá trình nghiên cứu.
7.2.3. Phương pháp thực nghiệm
+ Thực nghiệm phát hiện: Dùng để phát hiện mức độ biểu hiện ý chí của trẻ
trong trò chơi học tập.
+ Thực nghiệm tác động hình thành: Dùng để tác động sư phạm nhằm phát
triển ý chí của trẻ được nghiên cứu.
7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Dùng để nghiên cứu mức độ biểu hiện ý chí của trẻ thể hiện trong trò chơi
học tập về Toán, Chữ viết và MTXQ.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Để xử lí các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu.
Trong các phương pháp trên thì phương pháp thực nghiệm là chính
8. Cấu trúc của đề tài
Gồm có hai phần
* Phần thứ nhất: Phần mở đầu gồm có: Lí do chọn đề tài, Mục đích nghiên cứu,
Đối tượng và khách thể nghiên cứu, Giả thuyết khoa học của đề, Giới hạn của đề tài,
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, Phương pháp nghiên cứu, Cấu trúc của đề tài.
* Phần thứ hai: Có ba chương
- Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài
- Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu
9. Kế hoạch thực hiện đề tài
Tháng 7 / 2009 nhận đề tài nghiên cứu lí luận và thực tiễn
Tháng 8 / 2009 xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học
Tháng 9 / 2009 bảo vệ đề cương
Tháng 1 - 2 / 2010 nghiên cứu thực trạng
Tháng 3 - 4 / 2010 tổ chức thực nghiệm
Tháng 5 - 6 / 2010 xử lí số liệu và viết bản thảo
Tháng 7 - 8 - 9 /2010 viết luận văn
Tháng 10 / 2010 chỉnh sửa
Tháng 11 / 2010 bảo vệ đề tài
4
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1. Ở nước ngoài
1.2. Ở trong nước
1.2. Những vấn đề chung về ý chí và sự phát triển ý chí của trẻ 5 -6 tuổi
1.2.1.Khái quát chung về ý chí
1.2.1.1. Bản chất của ý chí
1.2.1.2. Cơ sở sinh lí của ý chí
1.2.1.3. Cấu trúc của hành động ý chí
1.2.1.4. Động cơ của ý chí
1.2.1.5. Những phẩm chất của ý chí
1.2.2. Đặc điểm phát triển ý chí của trẻ Mẫu giáo
1.2.2.1. Đặc điểm phát triển ý chí của trẻ Mẫu giáo
1.2.2.2. Đặc điểm phát triển ý chí của trẻ 5 – 6 tuổi
1.3. Trò chơi học tập và sự phát triển ý chí của trẻ 5- 6 tuổi
1.3.1. Một số lí luận về trò chơi học tập
1.3.2. Trò chơi học tập và sự phát triển tâm lí của trẻ 5 – 6 tuổi
1.3.3. Trò chơi học tập và sự phát triển ý chí của trẻ Mẫu giáo
1.4. Kết luận chương 1
5
CHƯƠNG II
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.1. Mục đích nghiên cứu lí luận
2.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu lí luận
2.2. Nghiên cứu thực trạng biểu hiện ý chí của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi
học tập ở trường Mầm non
2.2.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu mức độ biểu hiện ý chí của trẻ thông qua trò chơi học tập. Trên cơ
sở đó đề ra những ý kiến sư phạm cần thiết.
2.2.2. Khách thể nghiên cứu
Trẻ lớp 5 – 6 tuổi của trường Mầm non Sao Mai và Mầm non Thới Hưng
của TP. Cần Thơ.
2.2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 1 - 2 năm 2010
2.2.4. Nội dung nghiên cứu
2.2.4.1. Nghiên cứu những biểu hiện ý chí của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi học
tập ở Trường Mầm non Sao Mai (ngay trung tâm TP. Cần Thơ)
- Qua trò chơi học tập về toán
- Qua trò chơi học tập về chữ cái
- Qua trò chơi học tập về môi trường xung quanh
2.2.4.2. Nghiên cứu những biểu hiện ý chí của trẻ 5 – 6 tuổi ở Trường Mầm non
Thới Hưng (ở một Xã thuộc Huyện vùng sâu của TP. Cần Thơ)
- Qua trò chơi học tập về toán
- Qua trò chơi học tập về chữ cái
- Qua trò chơi học tập về môi trường xung quanh
2.2.5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên thực trạng biểu hiện ý chí của trẻ chúng tôi sử dụng
kết hợp các phương pháp như: quan sát, trò chuyện, nghiên cứu sản phẩm hoạt
6
động, đặc biệt phương pháp thực nghiệm phát hiện được sử dụng chủ yếu trong
nghiên cứu.
2.2.6. Các tiêu chí và thang đánh giá mức độ biểu hiện ý chí của trẻ
2.2.6.1. Tiêu chí đánh giá biểu hiện của ý chí
- Tiêu chí 1: Trẻ ý thức được mục đích của trò chơi, kết quả của việc chơi
- Tiêu chí 2: Trẻ vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ chơi, đạt
được kết quả chơi.
- Tiêu chí 3: Trẻ độc lập không phụ thuộc vào người khác (Cô và bạn) trong
khi chơi.
- Tiêu chí 4: Biết đưa ra quyết định kịp thời trong khi giải quyết nhiệm vụ
chơi, hoàn thành kết quả chơi.
- Tiêu chí 5: Trẻ hoàn thành nhiệm vụ chơi đạt được kết quả mặc dù trong
trò chơi có những yếu tố làm cho trẻ sợ hãi về tâm lí.
- Tiêu chí 6: Biết tự kiềm chế xúc cảm của bản thân trong quá trình chơi để
đạt được kết quả chơi.
2.2.6.2. Thang đánh giá mức độ biểu hiện ý chí của trẻ
- Mức độ 1: Tốt
- Mức độ 2: Trung bình
- Mức độ 3: Yếu
2.2.6.3. Cách cho điểm và đánh giá
2.3. Thực nghiệm các tác động sư phạm phát triển ý chí cho trẻ 5 – 6 tuổi
trong qua trò chơi học tập
2.3.1. Mục đích nghiên cứu
Thực nghiệm một số tác động sư phạm trong qua trò chơi học tập giúp cho
trẻ phát triển các phẩm chất ý chí, nhằm khảo sát tính khả thi và hiệu quả của tác
động này.
2.3.2. Khách thể nghiên cứu
Bốn lớp Lá của hai trường Mầm non trong TP. Cần Thơ
- Mỗi trường có hai lớp: một lớp đối chứng và một lớp thử nghiệm
- Số lượng mỗi lớp 30 trẻ
2.3.3. Thời gian tiến hành
7
Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2010
2.3.4. Nội dung nghiên cứu
2.3.4.1. Đề xuất một số tác động sư phạm nhằm phát triển ý chí cho trẻ
- Cơ sở khoa học của việc đề xuất
- Nội dung đề xuất
2.3.4.2. Thực nghiệm và đánh giá hiệu quả của các biện pháp tác động sư phạm
đã đề ra đối với việc phát triển ý chí cho trẻ
2.3.5. Thực nghiệm tác động hình thành
2.3.5.1. Mục đích tác động
2.3.5.2. Nội dung tác động
2.3.5.3. Đánh giá hiệu quả của các tác động sư phạm: Theo các tiêu chí và thang
điểm đánh giá mức độ biểu hiện ý chí của trẻ mà đề tài đã xây dựng.
2.4. Kết luận chương 2
8
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng biểu hiện ý chí của trẻ 5 – 6 tuổi trong qua trò chơi học tập ở
trường Mầm non
3.1.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu
3.1.2. Kết quả biểu hiện mức độ ý chí của trẻ thông qua trò chơi học tập (về
Toán, chữ viết và MTXQ) ở Trường Mầm non
3.1.2.1. Sự biểu hiện ý chí của trẻ thông qua trò chơi học tập về toán
* Sự biểu hiện về ý chí khác biệt giữa trẻ ở trường Mầm non tại trung tâm
TP và trường Mầm non ở xã vùng sâu.
* Sự biểu hiện ý chí khác biệt của trẻ về giới tính.
* Kết luận
3.1.2.2. Sự biểu hiện ý chí của trẻ thông qua trò chơi học tập về Chữ viết
* Sự biểu hiện về ý chí khác biệt giữa trẻ ở trường Mầm non tại trung tâm
TP và trường Mầm non ở xã vùng sâu.
* Sự biểu hiện ý chí khác biệt của trẻ về giới tính.
* Kết luận
3.1.2.3. Sự biểu hiện ý chí của trẻ thông qua trò chơi học tập về MTXQ
* Sự biểu hiện về ý chí khác biệt giữa trẻ ở trường Mầm non tại trung tâm
TP và trường Mầm non ở xã vùng sâu.
* Sự biểu hiện ý chí khác biệt của trẻ về giới tính.
* Kết luận
3.2. Kết quả thực nghiệm tác động
3.2.1. Kết quả trước tác động
3.2.2. Kết quả sau tác động
3.3. Kết luận chương 3
9
PHẦN KẾT LUẬN
1. Phần kết luận chung
2. Đề xuất ý kiến sư phạm
PHỤ LỤC
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Thanh Âm – Trịnh Dân – Nguyễn Thị Hòa – Đinh Văn Vang.
Giáo dục Mầm non. Tập 1, 2, 3. NXB Giáo dục ĐHQG Hà Nội – 1995
2. Bộ giáo dục và Đào tạo – Vụ GD MN.
Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện trẻ
5 – 6 tuổi. Hà Nội – 1994
3. Bộ giáo dục và Đào tạo, Trung tâm nghiên cứu giáo dục Mầm non – Vụ GD
MN.
Hướng dẫn thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ
MG (từ 3 – 5 tuổi) Hà Nội – 2001
4. Chương trình chăm sóc giáo dục Mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện trẻ 5 – 6 tuổi.
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Sư phạm Mầm non. Vụ giáo viên – Hà nội – 2000
5. Pierre Daco.
Những thành tựu lẫy lừng trong tâm lí học hiện đại. NXB Thống kê – 2004.
6. Dương Thị Diệu Hoa (Chủ biên).
Giáo trình tâm lí học phát triển. NXB Đại học sư phạm Hà nội - 2008.
7. Nguyễn Thị Hòa.
Biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi trong trò
chơi học tập. Luận án Tiến sĩ Giáo dục học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2003
8. Phạm Minh Hạc – Phạm Tất Dong – Phạm Hoàng Gia – Đặng Xuân Hoài –
Nguyễn Minh Đức – Trần Trọng Thủy.
Tâm lí học (tập 2). NXB Giáo dục Hà Nội - 1989
9. Ngô Công Hoàn – Nguyễn Mai Hà.
Tâm lí trẻ em. Hà nội – 1993
10. Ngô Công Hoàn.
Tâm lí học gia đình.Trường ĐHSP Hà nội – 1994
11. B.K. Kotưurlo.
Sự phát triển hành vi ý chí ở trẻ Mẫu giáo. NXB “Pageahebkaukocra”
Kucb 1971
11
12. A.N. Luk.
Tâm lí sáng tạo. NXB Giáo dục Matxcơva – 1979
13. Vũ Thị Nho.
Tâm lí học phát triển. NXB ĐH QG Hà nội. 1999
14. V.X. Mukhina.
Tâm lí học mẫu giáo (tập 2). NXB Giáo dục - 1981
15. P.A. Ruđich.
Tâm lí học. NXB Thể dục thể thao Hà Nội - 1986
16. Tuyển tập 101 trò chơi Mẫu giáo – trò chơi học tập (tập 1,2). 2000
17. Nguyễn Ánh Tuyết – Nguyễn Thị Như Mai – Đinh Kim Thoa.
Tâm lí học trẻ em lứa tuổi Mầm non (từ lọt lòng cho đên 6 tuổi) Hà nội 1994
18. Nguyễn Ánh Tuyết – Nguyễn Thị Hòa – Đinh Văn Vang.
Tổ chức hướng dẫn trẻ Mẫu giáo chơi. NXBĐHQG Hà nội - 1996
19. Nguyễn Ánh Tuyết – Phạm Hoàng Gia – Đoàn Thị Tâm.
Tâm lí học trẻ em trước tuổi học. NXB Giáo dục – 1998
20. Nguyễn Ánh Tuyết.
Giáo trình tâm lí học trẻ em. NXB Giáo dục – 2001
21. Nguyễn Ánh Tuyết – Nguyễn Thị Như Mai.
Giáo trình sự phát triển tâm lí học trẻ em lứa tuổi Mầm non. NXB Giáo
dục – 2008
22. Nguyễn Thạc – Nguyễn Ngọc Châm – Trần Lan Hương.
Tuyển tập các trò chơi phát triển cho trẻ Mẫu giáo (biên soạn từ chương
trình giáo dục sớm Kidsmart IBM) Hà nội 2001
23. Nguyễn Văn Thiêm.
Tâm lí học (tập 1). NXB Giáo dục – 1978
24. Nguyễn Thị Thìn.
Sự phát triển ý trí của trẻ mầm non Hà Nội. Luận văn thạc sĩ Giáo dục học
– 2000
12
25. Trần Thị Trọng – Phạm Thị Sửu.
Tuyển tập trò chơi, bài hát, thơ, truyện mẫu giáo 5 – 6 tuổi. NXB Giáo
dục - 1994
26. Đào Như Trang.
Đổi mới nội dung phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 – 6 tuổi. Sách
bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1998 – 2000 cho Giáo viên Mầm non. NXB Giáo dục
27. Xamarukôva P.G.
Trò chơi trẻ em. Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM – 1996
28. A.Z. Xôrôkina.
Giáo dục trí tuệ trong quá trình dạy học. Người dịch: Vũ Thị Nho. Trích
trong cuốn “Giáo dục trí tuệ trong vườn trẻ”. NXB Giáo dục – 1987
29. A.Z. Xôrôkina.
Giáo dục Mẫu giáo. Tập I, II. NXB Giáo dục – 1979
30. Nguyễn Quang Uẩn – Trần Thị Luyến Trần Quốc Thành.
Tâm lí học đại cương. Chương trình giáo dục đại học – 1995
31. Phan Ngọc Yến – Trần Thu Hòa.
Giải phẩu sinh lí trẻ em. Trường CĐSP NTMG TW I
TCHT phong phú, đa dạng về thể loại, có nhiều cách phân loại và điều này tùy
thuộc vào quan điểm của các nhà nghiên cứu. Trên thực tế có nhiều cách phân loại
[2], [26], [29], [39], [43], [46], [47], [54], [85] … theo các tiêu chí khác nhau
như theo nội dung trò chơi (trò chơi giáo dục nhận cảm; trò chơi làm quen với
thiên nhiên; phát triển ngôn ngữ; hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng….); theo
chủ đề chơi không có chủ đề (trò chơi du lịch; trò chơi giao nhiệm vụ; trò chơi đề
nghị; trò chơi đàm thoại; trò chơi giải đáp…); theo tính chất sử dụng đồ chơi và tài
liệu học tập (trò chơi với đồ vật, chơi trên bàn, trò chơi bằng lời)…
13