Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm xây dựng hoạt động giáo dục địa phương hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 69 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG PHÙ HỢP VÀ DẠY HỌC HIỆU QUẢ
MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. Đặt vấn đề
1. 1. Lý do chọn đề tài
1.2. Xác định mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.
1.5. Phương pháp nghiên cứu.
1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu (bắt đầu, kết thúc).
2. Nội dung
2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề
nghiên cứu.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
2.3. Mơ tả, phân tích các giải pháp
2.4. Kết quả thực hiện
3. Kết luận và khuyến nghị
3.1. Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến
3.2. Các đề xuất khuyến nghị
Tài liệu tham khảo

TRANG
3
3
6
6
7
7
8
9


9
9
10
47
51
51
51
53

1. Đặt vấn đề
1.1 Lý do chọn đề tài
a) Cơ sở lí luận
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong bối cảnh tồn cầu hóa
hiện nay đã đặt ra những yêu cầu đổi mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra

Trang: 1


những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Giáo
dục cần đào tạo đội ngũ nhân lực có khả năng đáp ứng được đòi hỏi mới của xã hội và
thị trường lao động, đặc biệt là năng lực hành động, tính năng động, sáng tạo, tính tự
lực và trách nhiệm cũng như năng lực công tác làm việc, năng lực giải quyết những
vấn đề phức hợp. Vì thế mà trong những năm gần đây Bộ Giáo dục đã tiến hành đổi
mới phương pháp dạy học, hướng tới phát huy tính chủ động tích cực, sáng tạo của
học sinh.
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học ấy đã được xác định trong Nghị
quyết Trung ương 4 khóa VII (1/1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VII (12/1996),
được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12/1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4/1999)
Về phương pháp dạy học Luật giáo dục quy định “phương pháp giáo dục phải

phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng
cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí
vươn lên”. (Luật Giáo dục 2005, trích điều 5).
Luật Giáo dục cũng đưa ra những quy định về mục tiêu, nội dung và phương
pháp giáo dục phổ thông cho từng cấp học. Về nội dung dạy học, Điều 28 Luật Giáo
dục quy định "Nội dung giáo dục phổ thơng phải đảm bảo tính phổ thơng, cơ bản,
tồn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm
lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học" (Luật Giáo dục
2005). Về phương pháp giáo dục phổ thơng, Điều 28 Luật giáo dục có quy định:
"Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng
tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương
pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh"
(Luật Giáo dục 2005).
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII và
lần thứ 7 khóa IX đã xác định mục tiêu cơ bản của giáo dục: "Nhằm xây dựng những
con người và thế hệ tha thiết gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
có đạo đức trong sáng, ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có
năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con

Trang: 2


người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tích cực cá nhân, làm chủ tri thức
khoa học và cơng nghiệp hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có
tác phong cơng nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật; có sức khỏe, là những người thừa kế
xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời căn dặn của Bác Hồ".
b) Cơ sở thực tiễn
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 khoá 8 (tháng 2

năm 1997) đã khẳng định vai trị của mơn Ngữ văn cùng các môn khoa học khác trong
công tác giáo dục. Cũng như các môn học khác, với đặc điểm và chức năng của mình,
việc học tập Ngữ văn cần phát huy năng lực tích cực, chủ động của học sinh. Tuy
nhiên trong thực tế, khi đi vào thực hiện chương trình giáo dục vẫn cịn những hạn chế
nhất định. Trong "Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng"
của chính phủ (tháng 10/2014) đã chỉ ra những bài học kinh nghiệm, những hạn chế
của chương trình giáo dục hiện hành là: “Một trong những hạn chế cơ bản của chương
trình hiện hành là chưa giải quyết hài hòa giữa yêu cầu và điều kiện chung của toàn
quốc với yêu cầu và điều kiện riêng của mỗi địa phương, nhà trường” (tr.11)…. Điều
này dẫn đến “chưa khuyến khích được sự tự chủ, tính năng động, sáng tạo của các địa
phương, cơ sở giáo dục; chưa phát huy được sở trường của mỗi học sinh” (tr.12). Ý
thức được điều đó, trong định hướng đổi mới giáo dục hiện nay, chương trình giáo dục
đã có tính mở và chú trọng đến tính vùng, miền và đặc thù của địa phương. Cụ thể, đề
án cũng chỉ rõ: một trong những vấn đề cơ bản trong nội dung đổi mới chương trình
sách giáo khoa của chính phủ là: “Quản lý q trình xây dựng và thực hiện chương
trình đảm bảo tính khả thi, linh hoạt, phù hợp địa phương và đối tượng học sinh”.
Từ những vấn đề đã rút ra kết luận trên chúng ta có thể nhận thấy hiện nay
chương trình địa phương đã khơng được nhìn nhận thấu đáo. Việc xây dựng một
chương trình địa phương chuẩn dựa trên chương trình sách giáo khoa thống nhất trên
tồn quốc cho bộ môn Ngữ văn cũng như một số bộ môn khác (Lịch sử, Địa lí, Âm
nhạc, ...) là vơ cùng cần thiết. Điều này sẽ góp phần thể hiện rõ tính linh hoạt của các
địa phương và nhà trường. Nhà trường, giáo viên từ thực hiện theo chuẩn phân phối
chương trình và sách giáo khoa sang trao quyền cho các địa phương tự chủ trong việc
xây dựng kế hoạch, định hướng nội dung, cách thức tổ chức giáo dục chương trình địa
phương trong nhà trường.

Trang: 3


Phân phối chương trình THCS hiện hành những tiết có bài học địa phương cịn

chiếm số lượng ít. Những bài học về chương trình địa phương thường đặt ở cuối mỗi
học kì, cuối năm học đã gây cho một số bộ phận giáo viên, học sinh có cái nhìn khơng
đúng về vị trí, chức năng, nhiệm vụ mà chương trình này mang lại. Việc hướng dẫn
giảng dạy cũng còn chung chung chưa thống nhất. Kế hoạch, nội dung giảng dạy các
tiết còn phụ thuộc khá nhiều vào việc xây dựng, lựa chọn của giáo viên. Từ việc chưa
có chuẩn kiến thức giảng dạy chương trình địa phương cho từng tiết học, đến hạn chế
về tài liệu giảng dạy, nội dung giảng dạy, cách thức tổ chức chính khóa hay ngoại
khóa,... đã góp phần gây khó khăn cho người giáo viên khi lên lớp. Từ việc chưa có
mục đích học tập đúng, tài liệu tham khảo khan hiếm, ít ỏi, khơng được cập nhật
thường xuyên đến khả năng tiếp nhận tri thức, trình bày kết quả của học sinh vừa thiếu
vừa yếu đã dẫn đến việc học sinh cảm thấy "ngại" khi thực hiện các tiết học này. Trên
thực tế, hầu hết giáo viên thực hiện độc lập, cịn mang tính tự phát, chưa bài bản, sự
phối hợp của các em là rất thiếu tích cực. Các em chưa mấy hứng thú với mảng đề tài
này. Việc hiểu biết những vấn đề của địa phương cũng trở nên hạn chế, không đáp ứng
với mục tiêu chương trình đã đề ra. Cho nên khơng tránh khỏi những khó khăn cho
giáo viên trong việc sưu tầm và lựa chọn nội dung dạy- học mang tính địa phương, tổ
chức cho học sinh học tập những nội dung mang tính địa phương, khả năng tích hợp
giữa các môn học với nhau. Vấn đề đặt ra là mỗi giáo viên phải lựa chọn, xác định cho
mình những nội dung và cách thức dạy - học phù hợp. Vậy làm thế nào để giáo viên,
học sinh có những nhận thức tích cực hơn, đúng đắn hơn, tồn diện hơn để đáp ứng
yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục địa phương hiện nay? Trong sáng kiến này, tôi
xin mạnh dạn nêu ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy các tiết
Chương trình địa phương môn Ngữ văn cấp THCS.
Như đã thể hiện ở phần trên một trong những mục tiêu của phương pháp dạy
học tích cực là nhằm tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho
học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học bao gồm đổi mới cả nội dung và hình thức
hoạt động của giáo viên và học sinh, đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới kỉ
thuật dạy học,... theo định hướng chung.
Trong quá trình dạy học người học vừa là đối tượng của hoạt động dạy, lại vừa
là chủ thể của hoạt động. Thông qua hoạt động dưới sự chỉ đạo của người thầy, người


Trang: 4


học phải tích cực chủ động cải biến chính mình về kiến thức, kĩ năng, thái độ, hoàn
thiện nhân cách.
D
Dạy cũ

H

D

H
Dạy mới

Khâu "kích thích" của người thầy giúp trị tự tìm đến chân lí là điều khác cơ bản
so với trước. Muốn cho trò phát huy chủ thể, thầy phải cho xuất hiện tình huống và
nhu cầu. Vấn đề đầu tiên với ngành nghệ thuật là phải có cảm xúc "khơng có cảm xúc
thì khơng và khơng bao giờ con người có khát vọng đi tìm chân lí" (Lênin). Cảm xúc
sẽ khêu gợi các em một trạng thái tâm lí mới, gây kích thích đến việc tìm hiểu hay địi
thỏa mãn những cái đẹp trong nghệ thuật. Do vậy, muốn các em có sự hứng thú với
các bài Chương trình Ngữ văn địa phương, việc kích thích tạo cảm xúc là vô cùng cần
thiết.
Việc chủ đạo của người dạy là hết sức phức tạp và càng phức tạp hơn đối với
việc giảng dạy Chương trình địa phương. Trong khi hầu hết bài khác đều có hướng dẫn
cụ thể thì các bài Chương trình địa phương đều khơng hoặc ít làm được việc này. Việc
định hướng hội dung giảng dạy cũng phụ thuộc khá nhiều vào sự lựa chọn của giáo
viên và học sinh. Tâm lí của học sinh ln biến động và phát triển theo các lứa tuổi
khác nhau. Vì vậy, nó cũng địi hỏi sự biến đổi linh hoạt của các biện pháp tác động

kích thích khác nhau của mỗi giai đoạn. Ngay trong văn học địa phương cũng có nhiều
thể loại khác nhau nên mỗi biện pháp khi vận dụng vào từng tác phẩm cụ thể lại có
màu sắc riêng.
Năm 2009 - 2010, Bộ Giáo dục và đào tạo phát động chủ đề: "Đổi mới cơng tác
quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục" với mục tiêu "nâng cao dân trí, đào tạo nguồn
nhân lực và bồi dưỡng nhân tài". Với vị trí của một người giáo viên, bản thân chúng
tôi cũng nhiều trăn trở suy ngẫm làm thế nào để giúp nâng cao chất lượng các giờ dạy
Ngữ văn nói chung và Chương trình Ngữ văn phần địa phương nói riêng. Một trong số
đó là giúp các em hiểu về vai trị, vị trí của chương trình, có cái nhìn đúng đắn, biết
phát hiện, khám phá, bày tỏ ý kiến, ... đối với các vấn đề có liên quan đến địa phương
Bình Định. Từ đó học sinh có một hứng thú đặc biệt với bộ phận văn học này. Nếu làm
được việc này chắc hẳn sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của mình. Bản

Trang: 5


thân tơi cũng đã tìm tịi nhiều biện pháp để cải thiện tình hình học tập của học sinh và
chất lượng của bộ phận chương trình này.
1.2. Xác định mục đích nghiên cứu.
Như đã trình bày ở trên, trong phạm vi bài viết này tơi chỉ xin trình bày một số
giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy các tiết Chương trình địa phương mơn
Ngữ văn cấp THCS. Việc thể hiện kinh nghiệm này nhằm:
- Giúp các em hiểu về vai trị, vị trí của mơn Ngữ văn nói chung, chương trình
Ngữ văn địa phương Bình Định nói riêng trong chương trình giáo dục phổ thơng.
- Giới thiệu những phương pháp, cách thức tiến hành; những kiến thức về địa
phương Bình Định để giáo viên dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho quá trình dạy
học.
- Cung cấp cho học sinh những tài liệu tham khảo về văn học, lịch sử, địa lí để
phục vụ cho q trình học tập.
- Tạo hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu, trình bày về mảng đề tài địa phương

Bình Định. Từ đó học sinh có tình u về q hương, đất nước.
Với ý nghĩa và tác dụng đó hi vọng sáng kiến này sẽ giúp cho giáo viên và học
sinh thuận lợi hơn trong quá trình dạy - học phần chương trình địa phương Bình Định
mà nhỏ hơn là các đơn vị huyện, xã.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Một thực trạng đáng buồn trong công tác dạy học Ngữ văn hiện nay là tâm lý
xem thường bộ môn. Xuất phát từ nhu cầu nghề nghiệp của xã hội nên khơng ít bậc
cha mẹ học sinh có nhận thức thiên lệch về vị trí, vai trị của bộ mơn trong nhà trường
phổ thơng. Học sinh khơng quan tâm hay ít quan tâm đến môn học cho nên đến lớp
không cần chuẩn bị bài. Từ khó tiếp thu nội dung bài học do khơng chuẩn bị đến sinh
ra tâm lí chán học, học đối phó theo yêu cầu thi cử. Nội dung chương trình các bài
chính khóa đã như vậy, chương trình địa phương càng trở nên thê thảm hơn. Nội dung
thi thường là các bài chính khóa, đề ít khi có liên quan đến các vấn đề địa phương.
Kiến thức địa phương càng trở nên xa vời, lạ lẫm. Các em không thấy hứng thú với bộ
phận văn học này. Kiến thức về Địa lí, Lịch sử, Văn học ở địa phương Bình Định (nhỏ
hơn là huyện, xã) là hồn tồn xa lạ đối với các em. Chúng ta khơng khỏi xót xa khi
một học sinh khơng biết gì về địa danh, lịch sử, phong tục, tập quán, văn hóa, văn
nghệ, lời ăn tiếng nói... của q hương ngay tại chính nơi các em đang sinh sống. Nhà

Trang: 6


văn I-li-a E- ren-bua từng viết "Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang
Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lịng u nhà, u làng xóm, u miền quê trở
nên lòng yêu Tổ quốc". Lòng yêu quê hương là biểu hiện quan trọng nhất của lòng yêu
Tổ quốc. Từ thuở bé thơ mỗi chúng ta đều biết về con người, cảnh vật, quá khứ nơi
chôn nhau, cắt rốn của mình. Những câu ca dao, những lời hát ru, những mẩu chuyện
cổ tích của bà, của mẹ, của chị có một phần khơng nhỏ nói về gia đình, quê hương, xứ
sở đã sớm in đậm vào tâm trí các em, làm tăng thêm lòng yêu quê hương da diết và là
tri thức ban đầu về quê hương, đất nước. Khơng có tình u q hương thì làm sao có

tình u đất nước!
Từ nhận thức trên, tơi đã tập trung nghiên cứu mảng đề tài về thực trạng dạy –
học các bài Chương trình địa phương Bình Định được thực hiện trong sách giáo khoa
Ngữ văn hiện hành (cụ thể chuyên sâu vào các lớp 6,7).
1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.
Đề tài được nghiên cứu từ thực tiễn về tình hình giảng dạy mơn Ngữ văn của
giáo viên và học tập của học sinh đối với việc thực hiện các tiết Chương trình Ngữ văn
địa phương cấp Trung học cơ sở.
Đối tượng tham gia khảo sát, đánh giá: tập trung vào đối tượng học sinh các
khối lớp 6,7.
1.5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu luận:
+ Trên cơ sở nghiên cứu luận và thực trạng học môn Ngữ văn nói chung và
Chương trình địa phương nói riêng để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm giúp học
sinh hiểu được vai trị, vị trí của nội dung chương trình từ đó góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy bộ môn, chất lượng giáo dục trong nhà trường.
+ Nghiên cứu lý luận về yêu cầu của công tác đổi mới phương pháp dạy học,
lấy học sinh làm trung tâm để "phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng
tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành,
lòng say mê học tập và ý chí vươn lên" địi hỏi người học phải chuẩn bị chu đáo và
nắm được những đơn vị kiến thức cơ bản của từng bài học.
+ Rút ra được những bài học kinh nghiệm từ việc trải nghiệm thực tế.
+ Thu thập những thông tin lý luận về vị trí, vai trị của người giáo viên trong
công tác dạy học trên các cổng thông tin đại chúng.

Trang: 7


+ Nắm bắt những thông tin lý luận về trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên
bộ môn và nhiệm vụ, quyền hạn của người học sinh trong các văn bản quy định của Bộ

Giáo dục và Đào tạo.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
+ Trên cơ sở Sách giáo khoa hiện hành, các văn bản chỉ đạo thực hiện, các bản
báo cáo đánh giá, các nhận xét khi thực hiện chương trình, các tài liệu có liên quan,
giáo viên đã tổng hợp, so sánh,… từ đó đưa ra các giải pháp, biện pháp tích cực khi cụ
thể hóa đề tài.
+ Tham khảo những sáng kiến dạy tốt của giáo viên trong tổ bộ môn.
+ Tham khảo sáng kiến giảng dạy của các trường bạn qua các tiết dạy chuyên
đề.
+ Tham khảo những sáng kiến những bài viết về vấn đề giảng dạy bộ môn trong
các sách, báo, trên mạng Internet...
- Phương pháp kiểm tra
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh: cách soạn bài, ghi bài và làm bài tập
của các đối tượng học sinh, từ đó rút ra đặc điểm chung. Kiểm tra việc chia nhóm, hoạt
động của các cá nhân trong nhóm,…
- Phương pháp điều tra
+ Trao đổi trị chuyện với các giáo viên bộ mơn (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí,...) về
tình hình giảng dạy Chương trình địa phương ở các khối lớp.
+ Trị chuyện, trao đổi với học sinh về những thuận lợi, khó khăn, thái độ của
các em khi thực hiện các tiết học về Chương trình địa phương.
- Phương pháp trắc nghiệm
Cá nhân tôi đã dùng một số câu hỏi trắc nghiệm trước và sau khi thực hiện đề
tài để đánh giá tính tích cực của sáng kiến.
Khi sử dụng phương pháp này cá nhân tơi đã có sự so sánh đối chiếu giữa các
năm học với nhau để có cái nhín toàn diện về vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê toán học
+ Tham khảo những bản báo cáo tổng kết từng năm của tổ và nhà trường về bộ
môn.
+ Tổng hợp đánh giá tính tích cực trước và sau khi thực hiện đề tài (có đối
chiếu, so sánh)


Trang: 8


Trong các phương pháp trên, phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp
thống kê toán học là phương pháp chủ đạo; các phương pháp còn lại là bổ trợ cho hai
phương pháp trên.
1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu (bắt đầu, kết thúc).
Thử áp dụng giải pháp vào việc giảng dạy Chương trình Ngữ văn địa phương
Bình Định cho học sinh các khối lớp 6,7,8,9 tại trường THCS Cát Trinh mà tơi đang
cơng tác, trong đó tập trung ở hai khối lớp 6,7.
Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ tháng 09/1999, kết thúc: tháng 12/2016
Thời gian áp dụng, đánh giá: năm học 2014- 2015; năm học 2015 - 2016

2. Nội dung
2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu.

Trang: 9


Chương trình Ngữ văn THCS là một chương trình đồng tâm được xây dựng trên
cơ sở tiếp nối, mở rộng và nâng cao từ môn học Tiếng Việt và Tập làm văn của chương
trình Tiểu học. Ở chương trình THCS môn Ngữ văn là sự phức hợp của ba phân môn:
Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn. Mỗi phân môn cung cấp cho học sinh những kiến
thức và rèn luyện kĩ năng khác nhau nhưng chúng lại gắn bó hỗ trợ mật thiết cho nhau.
Nếu như Văn học giúp các em tiếp xúc với các tác phẩm văn chương qua việc tìm hiểu
các hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng chất liệu ngơn từ. Từ những hình
tượng đó tác động đến tâm hồn, trí tuệ của các em. Hình tượng nghệ thuật là nội dung
mà hình thức tồn tại của nó là ngơn từ. Cùng với vốn từ riêng của mình, mỗi học sinh
có những diễn tả suy nghĩ, cảm xúc về nhân vật, tác phẩm. Vốn từ ấy được phân môn

Tiếng Việt cung cấp. Những kiến thức về từ vựng, ngữ pháp giúp các em tìm hiểu giá
trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Đối với phân môn Tập làm văn giúp các em rèn
luyện khả năng vận dụng những kiến thức đã học từ phân môn Văn học, kết hợp phần
Tiếng Việt để tạo ra những tác phẩm cho riêng mình. Trong chương trình Ngữ văn địa
phương THCS đều chú ý đề cập đến cả ba phân mơn này cũng như có sự sắp xếp khá
rõ ràng.
Nếu như văn học địa phương là những sáng tác văn học (văn học dân gian và
văn học viết) trong một khu vực địa lý cụ thể, nó phản ánh đời sống văn hóa tinh thần
của cộng đồng dân cư ở một địa bàn cư trú nhất định và mang bản sắc riêng, độc đáo
có tính chất đặc thù của vùng, miền, địa phương thì phần Tiếng Việt đề cập đến cơ sở
phát âm, sử dụng ngôn ngữ đặc trưng của vùng miền mà chủ yếu tập trung đi sâu vào
rèn luyện chính tả. Trong khi đó, phần Tập làm văn tập trung rèn luyện học sinh trình
bày, giới thiệu, bàn luận những vấn đề có tính lịch sử, văn hóa nghệ thuật, phong tục
tập qn, tính thời sự, ... xảy ra ở địa phương. Hình thức thể hiện cũng khá phong phú
từ tự sự, biểu cảm đến thuyết minh, nghị luận.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Chương trình Ngữ văn địa phương là nội dung mới và khó được đưa vào sách
giáo khoa Ngữ văn THCS. Cho nên khơng tránh khỏi những khó khăn cho giáo viên,
học sinh trong việc sưu tầm và lựa chọn nội dung dạy- học. Vấn đề đặt ra là mỗi giáo
viên, học sinh phải lựa chọn xác định cho mình những nội dung và cách thức học tập
phù hợp. Từ đó có hứng thú, u thích đối với nội dung chương trình. Có thể nói đây
là một trong những phần chương trình có khả năng dung nạp lớn nhất mọi hình thức

Trang: 10


học tập (trên lớp, ở nhà, ngoại khoá, tọa đàm,...); cũng là phần có điều kiện thuận lợi
nhất trong việc phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với phương
pháp dạy - học tích cực. Tuy nhiên, một số giáo viên có nhận thức khơng đúng về mục
đích, vị trí, vai trị, tác dụng của chương trình nên thực hiện một cách qua loa, đại khái

các tiết Ngữ văn địa phương. Tâm lý học tập của nhiều học sinh cịn chủ quan, xem
thường, khơng tích cực, …
Từ những thực trạng đó, trong q trình giảng dạy của mình, tơi đã tích lũy một
số giải pháp, kinh nghiệm và kiến thức để giúp các em thay đổi cách nhìn về chương
trình; có một sở thích đặc biệt khi học tập các tiết Chương trình địa phương, nhất là địa
phương Bình Định.
Ở đây, tơi xin đưa ra một số giải pháp, phương hướng dạy - học bài Ngữ văn địa
phương (cho cả ba phân môn) theo phương pháp dạy học tích cực có tích hợp mà qua
thực tế tơi thấy phát huy được tính năng động, sáng tạo của học sinh.
2.3. Mơ tả, phân tích các giải pháp (hoặc biện pháp, các cách ứng dụng,
cách làm mới) mà tác giả đã thực hiện, đã sử dụng nhằm làm cho cơng việc có
hiệu quả cao hơn.
2.3.1) u cầu chung:
a) Đối với học sinh:
Cần có ý thức về việc học tập bộ mơn. Thấy được vai trị, tầm quan trọng của
bộ phận văn học này. Do đặc điểm bài học mang tính địa phương cụ thể, do đặc điểm
tâm lý lứa tuổi, điều kiện kinh tế, khả năng đi lại, tài liệu tham khảo... nên học sinh
phải chuẩn bị bài kĩ hơn, thời gian chuẩn bị phải lâu hơn. Học sinh cần có kĩ năng tìm
tịi, sưu tầm, ghi chép, trình bày, đánh giá,... các vấn đề có liên quan đến địa phương
theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Về kiến thức: Học sinh phải có những kiến thức về địa phương nhất định:
những tác phẩm văn học (văn học dân gian, văn học viết), những tác giả của địa
phương, ngoài địa phương viết về quê hương Bình Định (trước 1975, sau 1975); từ
ngữ địa phương, cách sử dụng từ ngữ địa phương trong lời ăn tiếng nói (có so sánh,
đối chiếu với ngơn ngữ tồn dân, ngơn ngữ ở các địa phương khác); những vấn đề về
con người, văn hóa, xã hội, điều kiện tự nhiên, môi trường sống, ...
Về kĩ năng: Học sinh phải có kĩ năng sưu tầm, trình bày các vấn đề có liên quan
đến bài học. Từ việc lựa chọn đơn vị kiến thức trong phạm vi cho phép của giáo viên

Trang: 11



đến cách thức trình bày bằng bài viết hay trước tập thể. Kĩ năng tích hợp với các bộ
mơn khác (Lịch sử, Địa lí,...) trong việc giải quyết vấn đề.
Về thái độ: Học sinh hứng thú trước các vấn đề đặt ra của giáo viên. Tham gia
tích cực các hoạt động tiết học. Hình thành tình yêu quê hương, đất nước; yêu tiếng
nói dân tộc.
b) Đối với giáo viên:
Cần xác định được vai trị, vị trí, nhiệm vụ của chương trình. Mối liên hệ giữa
các phân mơn, các mơn học có liên quan. Xác định được mục đích, u cầu cơ bản của
mỗi tiết dạy. Xác định được thời gian tổ chức, nội dung, cách thức tiến hành trong mỗi
giờ lên lớp. Giáo viên phải là người thấy được những khó khăn, vướng mắt mà học
sinh gặp phải khi thực hiện các các tiết học về Ngữ văn địa phương từ đó tìm cách
khắc phục những mặc cịn tồn tại, hạn chế, nâng cao chất lượng bài dạy. Đối với bài
Chương trình địa phương giáo viên cần có sự chuẩn bị kĩ hơn, lâu dài hơn.
2.3.2) Giải pháp, biện pháp cụ thể:
 Giải pháp 1: Giáo viên nghiên cứu kĩ chương trình và hướng dẫn thực
hiện chương trình.
Giáo viên phải tìm hiểu kĩ chương trình để nắm bắt được số tiết chương trình
địa phương của từng khối lớp mà mình đang giảng dạy. Việc nghiên cứu kĩ chương
trình giúp giáo viên xác định được mục đích yêu cầu, cách thức thực hiện cho từng bài
dạy. Từ đó định hướng chương trình, lựa chọn nội dung thực hiện. Tìm hiểu những yêu
cầu, hướng dẫn giảng dạy trong phân phối chương trình, trong sách giáo khoa và sách
giáo viên. Giáo viên sẽ xác định được những kĩ năng, kiến thức nào học sinh đã được
học; những kĩ năng, kiến thức nào còn mới. Từ đó xây dựng cho mình một kế hoạch
giảng dạy cụ thể cho từng bài học, từng nội dung học. Giáo viên cần xã định những
nội dung nào ở sách giáo khoa cần phải thực hiện, những nội dung nào có thể bỏ qua
(do thuộc về địa phương khác, vùng khác). Định hướng tìm hiểu, bổ sung nội dung mà
sách giáo khoa còn thiếu hay chưa được hướng dẫn thực hiện cụ thể. Khi thực hiện
được giải pháp này sẽ giúp giáo viên tránh tình trạng trước đây thường hay lúng túng,

bị động khi thực hiện loại bài dạy này.
Cụ thể:
Lớp

Tổng

Tiết theo

số tiết

phân phối

Trang: 12

Nội dung cụ thể


chương
Lớp 6

5

trình
Tiết 70

Bài 16: Chương trình địa phương (phần Tiếng

Tiết 71

Việt): Rèn luyện chính tả

Bài 17: Chương trình địa phương (phần Văn và Tập
làm văn): Sưu tầm, kể chuyện dân gian, trò chơi
dân gian, sinh hoạt dân gian.
Bài 21: Chương trình địa phương (phần tiếng Việt):

Tiết 87

Lớp 7

Lớp 8

6

5

Tiết

Rèn luyện chính tả
139, Bài 33: Chương trình địa phương (phần Văn và

140

Tập làm văn): Giới thiệu di tích lịch sử, bảo vệ gìn

Tiết 69
Tiết 74

giữ mơi trường
Bài 17: Rèn luyện chính tả.
Bài 18 và bài 33: Chương trình địa phương (phần


Tiết

133, Văn và Tập làm văn): Sưu tầm tục ngữ, ca dao, dân

134

ca; cảm nhận vẻ đẹp của địa phương qua các câu

Tiết

tục ngữ, ca dao, dân ca tìm được.
Bài 34: Chương trình địa phương (phần tiếng Việt):

137,138
Tiết 31

Rèn luyện chính tả.
Bài 8: Chương trình địa phương (phần tiếng Việt):
Từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt và việc sử

Tiết 52

dụng từ ngữ xưng hơ
Bài 14: Chương trình địa phương (phần Văn): Giới
thiệu các nhà thơ, nhà văn Bình Định hoặc có tác

Tiết 92

phẩm viết về Bình Định trước 1975

Bài 31: Chương trình địa phương (phần Tập làm
văn): Giới thiệu, thuyết minh danh lam thắng cảnh,

Tiết 121

di tích lịch sử ở địa phương
Bài 30: Chương trình địa phương (phần Văn): Trình
bày những vấn đề về mơi trường, dân số, tệ nạn xã

Tiết 138

hội ở địa phương
Bài 33: Chương trình địa phương (phần tiếng Việt):
Tìm và so sánh từ ngữ xưng hơ địa phương và tồn

Lơp 9

5

Tiết 40

dân
Bài 9: Chương trình địa phương (phần Văn): Giới
thiệu các nhà thơ, nhà văn Bình Định hoặc có tác

Trang: 13


Tiết 63


phẩm viết về Bình Định sau 1975.
Bài 13: Chương trình địa phương (phần tiếng Việt):
Giới thiệu một số từ ngữ địa phương có so sánh đối

Tiết 102

chiếu với từ tồn dân tương ứng.
Bài 19: Chương trình địa phương (phần Tập làm
văn): Hướng dẫn tìm hiểu, suy ngẫm và viết bài về
tình hình địa phương: mơi trường, những đổi mới

Tiết 135

của quê hương, quyền trẻ em, an sinh xã hội,...
Bài 26: Chương trình địa phương (phần tiếng Việt):
Làm các bài tập có sử dụng từ địa phương Nam bộ,

Tiết 145

có đối chiếu với từ toàn dân tương ứng.
Bài 28: Chương trình địa phương (phần tập làm
văn) (tiếp theo): Thực hiện công việc đã chuẩn bị ở

tiết 102.
* Theo Phân phối chương trình THCS, hướng dẫn giảng dạy phần Ngữ văn địa
phương như sau:
- Sở GD - ĐT ủy nhiệm cho các Phòng GD - ĐT các huyện, thành phố lựa chọn
nội dung cho các tiết thực hành ngoại khóa dựa trên các vấn đề sau:
+ Vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn.
+ Những vấn đề đạo đức và pháp luật của địa phương tương ứng với các bài đã

học.
+ Những vấn đề bức xúc cần giáo dục ở địa phương như: trật tự an toàn giao
thơng, giáo dục mơi trường, phịng chống HIV/AIDS, ma túy, tệ nạn xã hội, ...
+ Những gương người tốt, việc tốt, những học sinh chăm ngoan, vượt khó, học
giỏi.
+ Các hoạt động chính trị, xã hội của địa phương
- Nội dung tiết thực hành ngoại khóa có thể thay đổi từng năm.
- Hình thức thể hiện: tổ chức trao đổi, thảo luận, liên hệ với thực tế nhà trường;
có thể tham quan, tổ chức thi tìm hiểu, có thể mời cán bộ, chuyên gia đến nói chuyện,
trao đổi, tổ chức diễn đàn, câu lạc bộ văn học nghệ thuật, sân khấu hóa các tác phẩm
văn học dân gian ở địa phương, ...
Qua bảng thống kê và hướng dẫn thực hiện chương trình địa phương trên chúng
ta có thể thấy, nếu khơng có sự phối hợp, thống nhất giữa các phân mơn rất có thể
cùng một nội dung nhưng lặp lại hai hay nhiều lần dẫn đến chống lấn nhau (ví dụ khi

Trang: 14


thực hiện tiết Rèn luyện chính tả, nội dung viết chính tả phụ âm cuối t/c , n/ng, thanh
hỏi (  ) , ngã (  ), nguyên âm i/iê phụ âm đầu v/d/gi đều được thực hiện ở lớp 6,7
nếu khơng có kế hoạch rất có thể bị trùng lặp); cũng như các mơn học khác rất có thể
bị trùng lặp, hay bỏ sót kiến thức về địa phương. Tuy nhiên nếu chúng ta biết khai thác
hợp lý những kiến thức có liên quan theo hướng tích hợp từ đó xây dựng kế hoạch dạy
học phù hợp thì học sinh sẽ có một kiến thức khá tồn vẹn về địa phương. Nếu tích
hợp tốt, thì các mơn học hồn tồn có thể hỗ trợ cho nhau. Ví dụ những kiến thức về
Địa lí, Lịch sử có thể giúp học sinh làm tốt các bài thuyết minh về địa danh, sự kiện
lịch sử hay truyền thống, văn hóa,... (các tiết 139-140, bài 33 của lớp 6 và tiết 92, bài
31của lớp 8); nghị luận về các vấn đề có liên quan đến tình hình tự nhiên, mơi trường,
dân số, kinh tế,....(các tiết 102, bài 19 và 145, bài 28 của lớp 9) ở địa phương. Ngược
lại những kiến thức về Ngữ văn, Lịch sử có thể hỗ trợ cho mơn Địa lí trong việc xác

định những kiến thức về địa danh, địa giới hành chính, lịch sử phát triển của các vùng,
miền,... (tiết 50, bài 44, Địa lí 8; tiết 47, 48, 49, 50 bài 41, 42, 43, 54, Địa lí 9). Hoặc
những kiến thức của mơn Địa lí, Ngữ văn sẽ hỗ trợ cho bộ môn Lịch sử trong việc xác
định địa giới hành chính, trình bày những giá trị văn hóa, nghệ thuật,... (tiết 32, Lịch
sử, lớp 6; tiết 32, 57, 65, Lịch sử 7; tiết 43, Lịch sử 8; tiết 37, 47, Lịch sử 9).
Như vậy, việc nghiên cứu kĩ chương trình sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc thực
hiện các tiết giảng dạy Chương trình địa phương Bình Định trong nhà trường THCS.
 Giải pháp 2: Giao việc cụ thể cho học sinh trước khi học bài Chương
trình địa phương.
Đây là một trong những bước rất quan trọng, khắc phục tình trạng khơng hợp
tác giữa học sinh với giáo viên, sự thiếu hứng thú của học sinh khi học tiết Chương
trình địa phương. Chính bước này sẽ góp phần làm nên một tiết Chương trình địa
phương thành cơng, đúng ý nghĩa của nó.
Để thực hiện việc này, địi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị từ trước. Giáo viên
phải yêu cầu học sinh chuẩn bị kĩ cho tiết Chương trình địa phương như mục đích bài
học, xác định chủ đề, nội dung kiến thức sẽ được thực hiện trong tiết học, cách thức
tiến hành, phân nhóm, chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập, gợi ý địa chỉ một số nguồn
tài liệu tham khảo,... cho tiết học mà học sinh có thể chuẩn bị được.
Sau đây là một số biện pháp giúp thực hiện tốt giải pháp này:
 Biện pháp 1: Chia nhóm hợp lí.

Trang: 15


Điểm khác biệt của bài dạy Chương trình địa phương so với các bài dạy thông
thường khác là cần phải chia nhóm trước khi thực hành trên lớp. Do đặc thù riêng biệt
của chương trình địi hỏi học sinh phải có sự phối hợp trong việc thu thập, lựa chọn,
tìm hiểu, tổng hợp, sắp xếp và nhận xét lượng thông tin lớn nên giáo viên cần có sự
phân chia nhóm cụ thể để các học sinh trong nhóm có điều kiện trao đổi lựa chọn và
trình bày. Đây cũng là cách để các cá nhân phát huy tính tích cực, tự chủ và vai trị của

mình trong nhóm. Trong q trình chia nhóm cần có đủ các đối tượng. Lựa chọn học
sinh khá giỏi, có năng lực, có khả năng điều hành nhóm làm nhóm trưởng. Để làm
được điều này, giáo viên phải tìm hiểu kĩ, phân loại học sinh. Có thể phân chia nhóm
theo đơn vị tổ hoặc theo đơn vị địa phương (khu, thơn, xóm) để học sinh dễ dàng phối
hợp.
 Biện pháp 2: Giao việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm.
Để thực hiện tốt giải pháp này giáo viên có nhiều cách:
Thứ nhất, GV có thể giao việc cho nhóm trưởng, đề nghị nhóm trưởng phân
cơng lại nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Nhóm trưởng có trách nhiệm đơn
đốc, nhắc nhở các bạn trong nhóm.
Thứ hai, GV có thể trực tiếp giao việc cho từng HS: Cử học sinh phân loại, sắp
xếp, nhận xét; học sinh ghi biên bản.
Nếu làm tốt hoạt động giao việc cho học sinh sẽ hạn chế tình trạng chỉ có một
vài học sinh tham gia, các học sinh khác khơng tham gia vào hoạt động của nhóm
mình.
Cơng việc giao việc cho học sinh có thể tiến hành trong các khoảng thời gian
khác nhau tùy thuộc vào mức độ khó dễ hay lượng thơng tin của bài học: cuối tiết học
trước, hoặc ở nhiều tiết trước nếu bài yêu cầu sưu tầm, thống kê kiến thức đòi hỏi học
sinh phải có thời gian tìm hiểu nhiều hơn. Cơng việc này phải tiến hành cụ thể và phải
được đôn đốc, nhắc nhở thường xuyên. Giáo viên phải giao việc thật cụ thể rõ ràng
cho từng đối tượng. Nhóm thảo luận cử nhóm trưởng, cử thành viên sưu tầm, tổng
hợp, nhận xét, ... Chẳng hạn như: Cá nhân chuẩn bị sưu tầm, viết bài kiến thức liên
quan đến bài học; nhóm thực hiện thống kê, phân loại, cử đại diện trình bày,...
Ví dụ:

Trang: 16


* Ngữ văn 6 - Bài 17. Tiết 71: Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm
văn) - Sưu tầm, kể chuyện dân gian, trò chơi dân gian, sinh hoạt dân gian. Giáo viên

yêu cầu học sinh chuẩn bị:
Đối với học sinh:
- Cá nhân từng học sinh:
+ Về kiến thức: học sinh ôn lại những thể loại truyện dân gian đã học trong
chương trình Ngữ văn 6, tập 1. Tìm hiểu xem nơi mình đang sinh sống có các thể loại
truyện dân gian đã học ở trên không? Ghi chép lại và nắm chắc nội dung của một vài
truyện ở địa phương, so sánh với các truyện dân gian đã học. Tìm hiểu một số sinh
hoạt văn hóa dân gian ở địa phương như hát bội, hát bài chòi, đua ghe,... Kể hoặc giới
thiệu một truyện hay trò chơi dân gian mà em yêu thích.
+ Về biểu mẫu: bảng thống kê các tác phẩm, bảng so sánh điểm giống và khác
nhau giữa các thể loại, ...
+ Gợi ý nguồn tài liệu tham khảo: Ca dao, dân ca Nghĩa Bình (Đào Văn A), Ca
dao dân ca Nam Trung Bộ, Nước non Bình Định (Quách Tấn), Cẩm nan du lịch Bình
Định, các sách, báo, tài liệu từ Internet, các nguồn truyền miệng từ ơng bà, cha mẹ,...
- Nhóm học sinh: trang phục hóa trang, dụng cụ một số trị chơi dân gian mà
các em dự định giới thiệu.
* Ngữ văn 7 - Bài 18 và bài 33 Tiết 74, 133, 134: Chương trình địa phương
(phần Văn và Tập làm văn) - Sưu tầm tục ngữ, ca dao, dân ca; cảm nhận vẻ đẹp của
địa phương qua các câu tục ngữ, ca dao, dân ca tìm được. Giáo viên yêu cầu học sinh
chuẩn bị:
- Cá nhân từng học sinh:
+ Kiến thức: học sinh ôn lại kiến thức về tục ngữ ca dao, dân ca. Cách thức
phân biệt giữa tục ngữ, ca dao, dân ca ở địa phương với tục ngữ, ca dao, dân ca toàn
dân. Sưu tầm tục ngữ, ca dao dân ca ở địa phương Bình Định theo định hướng chủ đề
của giáo viên (như ca dao, dân ca về tình yêu; ca dao, hò vè về địa danh, vùng đất (sắp
xếp theo địa lí địa phương cấp huyện); về lịch sử qua các phong trào khởi nghĩa; ca
dao dân ca về văn hóa: ghi lại những sinh hoạt, tập tục, nghề nghiệp, nhà ở, chợ búa,
sản phẩm, văn hóa ẩm thực,...). Viết bài cảm nhận về vẻ đẹp của quê hương qua các
câu tục ngữ, ca dao, dân ca tìm được.


Trang: 17


+ Biểu mẫu: thống kê các tác phẩm tục ngữ, ca dao, dân ca theo đề tài mà giáo
viên đã định hướng (xem bảng bên dưới).
+ Gợi ý nguồn tài liệu tham khảo: Ca dao, dân ca Nghĩa Bình (Đào Văn A), Ca
dao dân ca Nam Trung Bộ (nhiều tác giả), Nước non Bình Định (Qch Tấn),....
- Nhóm học sinh: tập hợp kết quả thống kê, lựa chọn trình bày trước tập thể lớp.
Khi thực hiện các bài này giáo viên cần sử dụng phần mềm iMindMap để vẽ sơ
đồ tư duy và trình chiếu nhằm đạt hiệu quả trực quan cao đồng thời giúp học sinh có
cái nhìn tồn diện về địa phương Bình Định hoặc tạo lập cây thư mục để sắp xếp, quản
lý, bổ sung dữ liệu cho bài dạy qua các năm học.

Trang: 18


Ví dụ khi giới thiệu tục ngữ, ca dao, dân ca có liên quan đến các địa danh ở địa
phương nơi các em sinh sống, từ sơ đồ tư duy trên ta có thể dẫn đến bảng tổng hợp sau
để giới thiệu.
Đơn vị
hành
chính
Quy Nhơn

Câu ca dao, dân ca có liên quan đến
địa phương

Chú thích về các địa danh

- Cầu Đơi mà tháp cũng Đôi


Cầu Đôi: bắt qua sông Hà

Dễ chi nhân nghĩa mà rời được sao?

Thanh nối liền hai phường
Nhơn Bình và Đống Đa.
Tháp Đơi (hay cịn gọi là
tháp Hưng Long): tọa lạc tại
góc đường Trần Hưng Đạo,
đường Tháp Đơi, phường

Trang: 19

- Gió cầu Tấn trưa chiều thổi mát

Đống Đa.
(Bán đảo) Phương Mai: là

Đường Quy Nhơn mịn cát dễ đi

đoạn cuối của dải Triều

Phương Mai, Ghềnh Ráng tương tri

Châu, nằm ở phía Đơng

Ngâm câu thủy tú, sơn kì thảnh thơi.

đầm Thị Nại



Ghềnh Ráng: thuộc Phường
Ghềnh Ráng, cách trung
tâm thành phố Quy Nhơn
khoảng 3km về phía Đơng

Phù Cát

- Đố ai con rít mấy chưn (chân)

Nam
Chợ Dinh: thuộc phường

Tàu ô mấy nhịp, chợ Dinh mấy người?

Nhơn Bình, Phía Bắc thành

- ...
- Chiều chiều mưa phủ núi Bà

phố Quy Nhơn.
...
Núi Bà (cịn có tên khác là

Ếch kêu giếng lạng, mây sa đầy đồng.

Phô Nghinh Đại Sơn): nằm
ở phía Đơng Nam huyện Phù
Cát. Có 66 đỉnh, đỉnh cao

nhất 1.100m với diện tích

- Trơng về Chánh Lý, Mị O

khoảng 40 km2.
Chánh Lý: một thơn nhỏ của

Cảm thương bên ấy ai lo, đừng buồn.

xã Cát Nhơn, Phù Cát.
Núi Mị O: cao 200m, nằm ở
phía Nam thơn Chánh Mẫn,
xã Cát Nhơn, Phù Cát, tiếp
giáp

với

phường

Nhơn

- Đường đi cát lún ngang giò

Thành, thị xã An Nhơn.
Chánh Oai: thuộc xã Cát

Ra đi cịn nhớ đường đị Chánh Oai

Hải, phía Đơng huyện Phù


- Vọng Phu thuộc dãy núi Bà

Cát.
Hòn Vọng Phu: thuộc thơn

Phước Sơn chất ngất gọi là hịn Ơng

Chánh Oai, xã Cát Hải, phía

Phải chi đây vợ đó chồng

Đơng huyện Phù Cát.

Gánh tương tư khỏi nặng lịng nước

Hịn ơng : một ngọn núi nhỏ

non.

thuộc xã Phước Sơn huyện
Tuy Phước (không phải Hịn
Ơng ở Canh Hiển, Vân

Trang: 20

- Muốn ăn bánh ít nhân mè

Canh).
Hịa Đại: một thơn nhỏ


Lấy chồng Hịa Đại đạp chè đen chân.

thuộc xã Cát Hiệp, phía Bắc


- Muốn ăn bánh ít nhân tơm

huyện Phù Cát.

Lấy chồng Hịa Đại ăn cơm củ mì
- Anh về Hịa Đại hái chè
Bỏ cây cam mật sau hè ai trông.
- Anh về qua cửa Đề Gi

Đề Gi: thuộc xã Cát Khánh,

Nghe mùi chả cá chân đi không đành.
- Em về mua vải chợ Gồm

phía Đơng huyện Phù Cát
Chợ Gồm: thuộc xã Cát

Gị Găng mua nón phiên Chàm anh vơ

Hanh, phía Bắc huyện Phù
Cát.
Gò Găng: thuộc thị xã An


Tuy Phước


- An Hành năm bữa một phiên

Nhơn
- Chợ An Hành: Ngày nay là

Gặp cô bán bún nên duyên vợ chồng.

chợ Phù Cát. Thuộc Thị Trấn

-…

- Tháp Bánh Ít đứng xí cầu Bà Gi

Ngơ Mây, huyện Phù Cát.

- Tháp Bánh Ít (hay cịn gọi

Sơng xanh núi cũng xanh rì

là tháp Bạc, thuộc thơn Đại

Vơ Nam ra Bắc ai cũng đi đường này.

Lộc, xã Phước Hiệp.

Nghìn thu gương cũ cịn đây

- Cầu Bà Gi thuộc thơn Phú


Lịng ơi phải lo nung son sắc kẻo nữa

Mỹ 1, xã Phước Lộc.

đầy bể dâu
- Ai về Tuy Phước ăn nem

- Tuy Phước nổi tiếng với

Ghé qua Hưng Thạnh mà xem Tháp

món

Chàm.

Huyện, thuộc xã Phước Lộc.

nem

chua



Chợ

- Hưng Thạnh là một làng
ven

biển


thuộc

phường

Đống Đa thành phố Quy
Nhơn nơi có tháp Đơi còn

Trang: 21

- Hà Thanh nước mãi trong xanh

gọi là tháp Hưng Thạnh.
- Sông Hà Thanh chảy qua

Đèo Son thắm mãi mối tình đơi ta

huyện Tuy Phước

Sơng sâu cầu đã bắt qua

- Đèo Son nằm ở phía Tây

Nén hương bên tháp gọi là đền ơn.
- Muốn về Luật Lễ ăn dưa

thành phố Quy Nhơn.
- Luật Lễ là một thôn thuộc

Sợ e nước lớn đị đưa khơng đều.


thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy


- Muốn ăn đi xuống

Phước.
- Chợ Dinh thuộc phường

Muốn uống đi lên

Nhơn Bình, TP Quy Nhơn

Dạo khắp bốn bên
Chợ Thành, chợ Giã

chuyên bán chả cá; Chợ
Huyện thuộc xã Phước Lộc,

Chợ Dinh bán chả

huyện Tuy Phước chuyên

Chợ Huyện bán nem
- Anh về dưới vạn Gò Bồi

bán nem chua.
- Gò Bồi thuộc làng Tùng

Bán mắm bán cá lần hồi cưới em.


Giảng, xã Phước Hòa, huyện

- Nước mắm Gò Bồi

Tuy Phước nổi tiếng làm

Trã nồi An Thái.

nghề nước mắm, đây cũng là
nơi có chợ cá buôn bán
ngược xuôi đây cũng là quê
mẹ của thi sĩ Xuân Diệu; An
Thái thuộc thị xã An Nhơn
nổi tiếng nghề làm trã nồi
bằng đất nung; hiện nay rất
nổi tiếng với nghề làm bún

Em về dưới chợ Kỳ Sơn

song thằn.
- Kỳ Sơn thuộc huyện Tuy

Mua tôm mua cá đền ơn mẹ già.

Phước, nơi có ngọn Kỳ Sơn

- Bao giờ Trường Úc hết vôi

nổi tiếng.
-Trường Úc thuộc thị trấn


Đôi ta hết đứng hết ngồi với nhau.

Tuy

- Bao giờ Trường Úc hết vơi

Phước, nổi tiếng về nghề

Biển Đơng hết cá thì tơi hết u nàng.

nung vơi, nơi đây cũng có

Phước,

huyện

Tuy

chợ Trường Úc.
-…
-…
* Ngữ văn 7 - Bài 34 Tiết 137, 138: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
- Rèn luyện chính tả. Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị:
- Cá nhân từng học sinh:
+ Kiến thức: ngoài việc thực hiện các yêu cầu trong sách giáo khoa, dưới sự
hướng dẫn của giáo viên, học sinh biết phân biệt sự khác nhau giữa các từ gần âm như
vần ac - at, các nguyên âm i - iê, o - ô, phụ âm đầu x - s, d - g - v, phụ âm cuối như c -

Trang: 22



t, n - ng; phân biệt dấu hỏi (  ) và ngã (  ); cho học sinh chỉ ra nguyên nhân dẫn
đến việc phát âm sai khi dùng từ địa phương.
+ Biểu mẫu: lập bảng thống kê so sánh, trình bày kết quả.
+ Gợi ý nguồn tài liệu tham khảo: Ca dao, dân ca Nghĩa Bình (Đào Văn A), Ca
dao dân ca Nam Trung Bộ (nhiều tác giả), Từ điển tiếng Việt (Viện ngơn ngữ học), Từ
điển chính tả, Từ điển vần (Hoàng Phê), Từ điển phương ngữ tiếng Việt (PGS TS
Phạm Văn Hảo chủ biên), ...
- Nhóm học sinh: tập hợp kết quả thống kê, trình bày trước tập thể.
 Giải pháp 3: Cần rèn cho học sinh các kĩ năng trình bày qua các bài học
lý thuyết.
- Việc rèn luyện kỹ năng trình bày ở các bài học lý thuyết có những mục đích
như: Giúp học sinh biết cách tổng hợp, so sánh, viết bài, trình bày (viết, nói, biểu
diễn,...) các vấn đề có liên quan đến bài học. Từ đó học sinh có điều kiện thâm nhập
thực tế, trình bày vấn đề theo nhận thức của các em. Học sinh có thái độ hoạt động tích
cực, ham tìm hiểu, khám phá,... về những vấn đề của địa phương; hình thành dần tình
yêu đối với quê hương đất nước. Việc làm này giáo viên phải cho học sinh tiến hành
thường xuyên trong tiết học lý thuyết. Qua đó một số kỹ năng đã được học sinh biết
đến trong bài lý thuyết, phần nào giúp cho học sinh khỏi bỡ ngỡ khi thược hiện các bài
học Chương trình địa phương theo yêu cầu của giáo viên.
- Từ việc xác định được các kỹ năng mà học sinh đã biết giáo viên định hướng
được thời gian, phương pháp tổ chức tiến hành, cách đánh giá học sinh trong quá trình
học tập.
- Muốn rèn các kỹ năng trên cho học sinh, trong tiết lý thuyết giáo viên phải có
sự chuẩn bị chu đáo từ khâu xác định mục đích yêu cầu bài học đến lựa chọn kiến
thức, cách thức tiến hành, đến hướng dẫn học sinh thực hiện, nhận xét, đánh giá, rút
kinh nghiệm; tránh hoạt động biểu diễn của giáo viên.
- Ngoài việc rèn luyện kĩ năng thảo luận nhóm, đàm thoại, trình bày, đánh giá,...
qua các tiết học, giáo viên cũng phải rèn luyện, ôn tập kiến thức liên quan đến nội

dung bài học.
Ví dụ:
Để thực hiện tiết 71 bài 17 (Ngữ văn 6): Chương trình địa phương (phần Văn và
Tập làm văn), giáo viên cho học sinh ôn tập kĩ các khái niệm về truyện dân gian đã

Trang: 23


học (truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngơn, truyện cười,...) ở các bài 1 (khái niệm
truyện truyền thuyết, sgk NV6 tập 1, trang 7), bài 5 (khái niệm truyện cổ tích, sgk
NV6 tập 1, trang 53), bài 10 (khái niệm truyện ngụ ngôn, sgk NV6 tập 1, trang 100),
bài 12 (khái niệm truyện cười, sgk NV6 tập 1, trang 124),...; kiến thức về văn tự sự ở
các bài 2 (Tìm hiểu chung về văn tự sự, sgk NV6 tập 1, trang 27), bài 3 (Sự việc và
nhân vật trong văn tự sự, sgk NV6 tập 1, trang 37), bài 4 (Chủ đề và dàn bài của bài
văn tự sự, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự, sgk NV6 tập 1, trang 44 - 47), bài 5
(Lời văn, đoạn văn tự sự, sgk NV6 tập 1, trang 58), bài 8 (Ngôi kể trong văn tự sự, sgk
NV6 tập 1, trang 87), bài 9 (Thứ tự kể trong văn tự sự, sgk NV6 tập 1, trang 97), bài
12 (Kể chuyện tưởng tượng, sgk NV6 tập 1, trang 135, 139), ...; kiến thức, kĩ năng nói
qua các bài 7, bài 10 (Luyện nói kể chuyện, sgk NV6 tập 1, trang 77, 111), bài 16
(Hoạt động Ngữ văn: Thi kể chuyện, sgk NV6 tập 1, trang 168),...
Để thực hiện tiết 87, bài 21(Ngữ văn 6): Chương trình địa phương (phần tiếng
Việt) - Rèn luyện chính tả. Ngồi những kiến thức về tiếng Việt đã học ở bậc Tiểu học,
các em cần phải nắm được hệ thống từ loại danh từ, động từ, tính từ, ... đặc điểm, cấu
tạo, khả năng liên kết của hệ thống từ loại này. Bài 1 (Từ và cấu tạo từ tiếng Việt, sgk
NV6 tập 1, trang 13), bài 2 (Từ mượn, sgk NV6 tập 1, trang 24), bài 3 (Nghĩa của từ,
sgk NV6 tập 1, trang 35), bài 5 (Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ,
trang 55), bài 6, 7 (Chữa lỗi dùng từ, sgk NV6 tập 1, trang 68, 75),...
Đó là chương trình Ngữ văn lớp 6, sang các lớp tiếp theo thì việc rèn luyện kĩ
năng càng phải được chú trọng nhiều hơn, ví dụ:
+ Chương trình Ngữ văn 7: ngồi việc rèn luyện kĩ năng sưu tầm, tổng hợp cần

rèn luyện kĩ năng so sánh (đã học ở lớp 6 qua các bài 19, 21, NV6, tập 2, trang 24, 41).
Việc nắm vững những kiến thức về văn bản biểu cảm cũng vơ cùng cần thiết khi muốn
trình bày những cảm nhận về vẻ đẹp của địa phương qua các câu tục ngữ, ca dao, dân
ca Bình Định. Điều này chỉ có thể có được khi học tập các bài về văn bản biểu cảm ở
lớp 7: bài 5 (Tìm hiểu chung về văn biểu cảm, NV7, tập 1, trang 71), bài 6 (Đặc điểm
của văn biểu cảm, đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm, NV7, tập 1, trang
84,87), bài 9 (Cách lập ý của bài văn biểu cảm, NV7, tập 1, trang 117), bài 10 (Luyện
nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người, NV7, tập 1, trang 129), bài 12 (Cách làm bài
văn biểu cảm về tác phẩm văn học, NV7, tập 1, trang 146), bài 13 (Luyện nói: Phát
biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học),...

Trang: 24


 Giải pháp 4: Tổ chức tốt tiết Chương trình địa phương.
Để thực hiện tốt giải pháp này, theo tôi cần có một số biện pháp:
 Biện pháp 1: Trước khi dạy nhất thiết phải tìm hiểu thật kĩ nội dung giảng
dạy.
Do có tính chất rộng, đơn vị kiến thức nhiều khi không chuẩn xác lại chưa được
kiểm chứng nên bắt buộc người giáo viên phải tìm hiểu thật kĩ để xác định thông tin
đúng, sai.
Việc chuẩn bị kĩ trước khi đến lớp có nhiều thuận lợi như: Giáo viên chủ động để
chuẩn bị các đồ dùng dạy học đầy đủ; giáo viên có thể phát hiện được yêu cầu, đặc
điểm, cách thức thực hiện hoạt động; dự kiến những tình huống có thể xảy ra gây ảnh
hưởng khơng tốt đến bài học. Từ đó giáo viên có thể tự tin khi hướng dẫn cho học sinh
thực hiện trên lớp.
Qua việc làm này giúp giáo viên có thể thu được kết quả tích cực, làm cơ sở để
đánh giá kết quả chuẩn bị của các nhóm học sinh.
 Biện pháp 2: Xác định mục đích, cách thức tổ chức tiết học hợp lí.
Việc tổ chức tiết Chương trình địa phương có nhiều cách thức khác nhau.

Ngồi cách tổ chức theo kiểu dạy học truyền thống trên lớp (học sinh trả lời các câu
hỏi sách giáo khoa theo yêu cầu và sự hướng dẫn của giáo viên), người dạy có thể
chọn các cách tiến hành khác để tạo hứng thú cho học sinh như dã ngoại, tham quan,
tọa đàm, giao lưu, gặp gỡ nhân vật, sự kiện,... hoặc kết hợp với các hoạt động ngoại
khóa khác như sinh hoạt câu lạc bộ văn học, nghệ thuật, hội diễn văn nghệ, ... Sự
phong phú và mới lạ trong cách thức tổ chức sẽ góp phần quan trọng để học sinh cảm
thấy hứng thú khi học những bài Chương trình địa phương Bình Định.
Hầu hết các bài thuộc về Chương trình địa phương có dung lượng kiến thức khá
lớn, giáo viên khó có thể cho học sinh thực hiện hết, trọn vẹn trong một hoặc hai tiết
dạy. Trong một bài học, đôi khi có những kiến thức khơng liên quan đến địa phương
mình đang sinh sống (ví như các bài Chương trình địa phương - phần tiếng Việt, có
những phần, những nội dung thuộc về địa phương khác), giáo viên phải biết chọn đơn
vị kiến thức phù hợp, trọng tâm, trọng điểm có liên quan đến địa phương Bình Định
hoặc miền Trung để giảng dạy, từ đó nêu ra điểm khác biệt của những đơn vị kiến thức
bài học của người Bình Định nói riêng và của người Nam Trung bộ nói chung so với
đơn vị kiến thức toàn dân.

Trang: 25


×