Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP CÓ Ý THỨC TỰ QUẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.57 KB, 22 trang )

CHƯƠNG I
CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1.1 . Sự cần thiết hình thành giải pháp……………………… trang 2
1.2.Mục tiêu của giải pháp ………………………………….. trang 4
1.3.Đối tượng và phạm vi áp dụng.......................................... trang 4
CHƯƠNG II
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP
2.1.Phương pháp nghiên cứu .......................................................trang 5
2.2.Quá trình nghiên cứu và hình thành giải pháp……………… trang 6
2.3.Quá trình thực hiện ………………………………………… trang 6
2.4.Các biện pháp giải quyết vân đề ............................................ trang 7
CHƯƠNG III
HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
Hiệu quả áp dụng ..................................................................... trang
17
CHƯƠNG IV
KẾT THÚC VÀ ĐỀ XUẤT , KIẾN NGHỊ
4.4.Kết thúc …………………………………………………….. trang 18
4.5.Đề xuất , kiến nghị………………………………………….. trang 21

1


CHƯƠNG I
CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1.1 . Sự cần thiết hình thành giải pháp
Lúc sinh thời Hồ Chủ Tịch đã dạy “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích
trăm năm trồng người”.Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất
lượng dạy học nói riêng, tôi thấy vai trò của GVCN là vô cùng quan trọng đối
với một tập thể lớp.
Trong công tác chủ nhiệm xây dựng một tập thể có ý thức tự quản, nề nếp tốt


là tiền đề, nền tảng cho việc dạy tốt và học tốt . Trên thực tế tôi cũng thấy rằng,
nếu GVCN nào xây dựng được một tập thể lớp có nề nếp tốt thì lớp đó có kết
quả học tập tốt. Xây dựng một tập thể có nề nếp tốt cũng chính là tạo ra con
người “ vừa hồng vừa chuyên” .Do đó muốn xây dựng được nề nếp lớp học tốt
thì mỗi giáo viên chúng ta phải xem việc “Xây dựng một tập thể lớp có ý thức
tự quản ” có vị trí cực kỳ quan trọng trong giáo dục
Đã có thời gian chúng ta chỉ coi trọng việc dạy văn hóa sao cho học sinh học thật
giỏi mà quên đi điều quan trọng là dạy cho học sinh “Học làm Người”, quên đi việc tạo
cho các em có một sân chơi với các trò chơi mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, các
em không được cung cấp những kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập cộng đồng. Ngoài
việc học văn hóa, thời gian còn lại một số em lao vào các trò chơi vô bổ, bạo lực, số
còn lại thì không quan tâm đến mọi việc xảy ra chung quanh, lạnh lùng, vô cảm chỉ
biết sống cho riêng mình. Đã có những lời cảnh báo từ báo đài lên tiếng chỉ trích,
phê phán lối sống của các em thanh, thiếu niên. Các em sẵn sàng thanh toán nhau
chỉ vì một ánh nhìn cho là không thiện cảm, các em chế nhạo xem thường bạn, …
Tất cả những hành động ấy đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh những người làm công
tác giáo dục.
Hồ Chí Minh đã từng nói “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,
dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm
châu hay không chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các em”. Vì vậy,
người giáo viên làm công tác chủ nhiệm mà xây dựng được tập thể có ý thức tự
2


quản thì sẽ phát huy tính tích cực của học sinh, biến quá trình giáo dục thành tự
giáo dục, tự ý thức. Khi đó nhân cách xác lập bền vững và học tập tốt
Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7/11/2007 của Bộ Chính Trị về tổ chức “Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và công văn số 307/KH-Bộ
GDĐT về kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” như một làn gió mới mang đến sự lạc quan và là kim

chỉ nam để thôi thúc tôi thực hiện ý tưởng tổ chức xây dựng một tập thể lớp có
ý thức tự quản.
- Hiện nay công tác chủ nhiệm chưa được chú ý đến hoặc chưa có phương,
nhiều giáo viên chỉ chú tâm vào bồi dưỡng chuyên môn mà xem nhẹ công tác
chủ nhiệm
- GVCN chưa thấy được vị trí chức năng của mình
- GVCN chưa có phương pháp tối ưu, hoặc có dùng một số phương pháp trong
công tác chủ nhiệm nhưng không hiệu quả
- Chưa quan tâm về xếp loại đạo đức
- Trong công tác chủ nhiệm chỉ chú tâm vào công tác rèn luyện, không chú ý đến
việc xây dựng một tập thể có ý thức tư quản. Do vậy, một số lớp mặc dù là lớp
tiên tiến được xếp hạng cao trong trường nhưng lại không phải một tập thể có ý
thức tự quản, chưa phát huy vai trò của tập thể
Với thực tế trên đã dẫn đến các trường hiện nay đạo đức học sinh đang đi
xuống như:xảy ra bạo lực trong học đường, tác phong không đúng, lời nói cử chỉ
chưa phù hợp với tuổi của học sinh. Lực học sa sút, các thành viên trong lớp
chưa có tinh thần tập thể
Nếu một lớp tự quản tốt thì chắc chắn chất lượng dạy học sẽ được nâng
lên ,nếu lớp tự quản kém thì chất lượng dạy học sẽ đạt kết quả thấp. Với những
trăn trở và băn khoăn đó,tôi đã cố gắng xây dựng một tập thể tự quản tốt .
Là một giáo viên mới ra trường và đang trực tiếp tham gai vào công tác chủ
nhiệm với mong muốn làm tốt công tác chủ nhiệm và có thêm những kionh
nghiệm quý báo trong lĩnh vực này. Cùng với trăn trở về thực trạng học sinh đến

3


nay, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số sáng kiến về “xây dựng một tập thể lớp có
ý thức tự quản”
1.2.Mục tiêu của giải pháp .

Do thời gian có hạn nên tôi nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này với mục đích
như sau
- Giúp giáo viên làm công tác chủ nhiệm biết các phương pháp xây dựng một
tập thể lớp có ý thức tự quản, phương pháp giáo dục học sinh tích cực,lấy học
trò làm trung tâm
- Qua sáng kiến này tôi muốn đưa ra một số lỗi mà GVCN hay mắc phải trong
quá trình giáo dục học sinh để từ đó khắc phục các lỗi mà GVCN mắc phải trong
quá trình giáo dục học sinh cá biệt, xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, tổ chức buổi
sinh hoạt lớp...Cũng qua sáng kiến này tôi muốn giúp các em học sinh tự giác,
biết làm chủ mình, phát huy hết tinh thần làm chủ, tự quản mình ,quản lớp
- Qua sáng kiến kinh nghiệm này tôi muốn nói rằng. Nếu xây dựng được một tập
thể lớp có ý thức tự quản thì GVCN không cần nhiều thời gian đối với lớp chủ
nhiệm
- Qua sáng kiến này tôi cũng tự đúc rút cho bản thân mình những kinh nghiệm
để làm luận cứ cho phương pháp làm công tác chủ nhiệm của tôi trong những
năm tiếp theo.
1.3.Đối tượng và phạm vi áp dụng.
Như đã trình bày ở trên nên trong sáng kiến này tôi chỉ nghiên cứu trên lớp
chủ nhiệm 9ª3 trường trung học cở sở Chu Văn An , xã Sông Xoài , huyện Tân
Thành , BRVT.
- Công tác chủ nhiệm của giáo viên nói chung rất phức tạp, tổng thể nhưng nếu
giáo viên chủ nhiệm có tâm huyết, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, đầy trách
nhiệm và có năng lực sư phạm thì sẽ xây dựng được tập thể tiến bộ,có ý thức tự
quản, đoàn kết vững mạnh, giáo dục được học sinh của mình thành những người

4


có ích cho xã hội. Đó là những đóng góp cao quý cho nhà trường, xã hội mà mỗi
giáo viên luôn mong muốn và nỗ lực thực hiện.

- Để công tác chủ nhiệm được thành công người giáo viên chủ nhiệm phải biết
kết hợp sức mạnh giáo dục của đoàn trường: Đội TNTP Hồ Chí Minh, Hội cha
mẹ học sinh, nhà trường....Khai thác tình tích cực của học sinh,ý thức tự quản,
học sinh tự giác học tập rèn luyên nhân cách, tri thức theo yêu cầu của mục tiêu
giáo dục dưới sự tác động của nhà giáo dục.
CHƯƠNG II
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP
2.1.Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã sử dụng những
phương pháp sau :
- Phương pháp đàm thoại
Trao đổi với các giáo viên chủ nhiệm về cách thức, phương pháp và những kinh
nghiệm trong công tác chủ nhiệm
- Phương pháp quan sát
Quan sát cách thức hoạt động của giáo viên chủ nhiệm để rút kinh nghiệm
Quan sát học sinh lúc vui chơi, giải trí, học tập để đánh giá học sinh, phát hiện
và có biện pháp kịp thời giáo dục những biểu hiện tiêu cực của học sinh
- Phương pháp điều tra:
Điều tra lớp chủ nhiệm về tình hình học tập, thực hiện nề nếp
Ngoài các phương pháp trên thì tôi còn áp dụng các biện pháp sau:
- Đọc sách, tham khảo tài liệu.
- Áp dụng thực tiễn lớp chủ nhiệm để rút ra kinh nghiệm
- Tìm hiểu tâm lý học sinh và hoàn cảnh gia đình để có biện pháp xử lý
- Trong quá trình giáo dục học sinh cá biệt không được nôn nóng mà phải có
biện pháp nhẹ nhàng, không nên la rầy mà chủ yếu động viên quan tâm và giúp
đỡ

5



- Phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục khi áp dụng nội dung đang nghiên
cứu vào thực tiễn xây dựng một tập thể có ý thức tự quản nhằm tìm ra nguyên
nhân những sai lầm mà học sinh chưa tự quản ,tự ý thức được. Từ đó tổ chức có
hiệu quả hơn trong công tác làm chủ nhiệm tiếp theo.
2.2.Quá trình nghiên cứu và hình thành giải pháp.
- Lập kế hoạch nghiên cứu nội dung viết sáng kiến kinh nghiệm.
- Trao đổi thảo luận cùng đồng nghiệp.
- Đăng ký sáng kiến, làm đề cương.
- Thu thập, tập hợp số liệu và nội dung phục vụ cho việc viết sáng kiến.
- Tìm hiểu tâm sinh lý học sinh để có các biện pháp cho phù hợp
- Đưa ra định hướng, các phương pháp giáo dục học sinh như thế nào để có đạt
hiệu quả
- Tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm.
2.3.Quá trình thực hiện
Là một giáo viên mới được chuyển từ miền trung vào được phân công làm công
chủ nhiệm lớp 9ª3.Lúc nhận được sự phân công đó tôi vừa mừng ,vừa lo. Mừng
vì được làm chủ nhiệm lớp sẽ được gần gũi với các em nhiều hơn, thân thiết với
học sinh hơn. Lo vì giọng nói của người miền trung sợ các em không hiểu ..Sau
một thời gian ngắn nhận lớp chủ nhiệm tôi nhận thấy lớp có một số vấn đề tồn
tại như :
2.3.1. Về phía học sinh
*Đặc điểm tình hình lớp.
- Tổng số:25
- Trong đó:
+ 14 Nam+ 11Nữ.
Dân tộc Kinh: 17em, Dân tộc Hoa : 8 em
* Khó khăn
- Đa số học sinh đến từ nhiều vùng miềnkhác nhau.Nam nhiều hơn nữ nên rất
gặp khó khăn để tổ chức các phong trào của lớp và nhà trường .Sự quan tâm của
PHHS còn hạn chế ,và trong lớp có rất nhiều học sinh cá biệt ở lại như (Trương

6


Hoàng Trí , Miều Dỷ , Nguyễn Thành Đạt....) và trong lớp có rất nhiều em có
những biểu hiện khác thường.
Vì vậy, việc xây dựng một tập thể tự quản là đòi hỏi GVCN phải hết sức cố
gắng.
* Thuận lợi
- Học sinh trung học cơ sở Chu Văn An hầu hết là ngoan,lễ phép kính trọng
thầy cô giáo
- Các tổ chức đoàn, đội trong nhà trường đã phối kết hợp tốt trong việc giáo dục
đạo đức cho học sinh
2.4.Các biện pháp giải quyết vân đề .
Công tác chủ nhiệm lớp là một công tác khó khăn vất vả và đòi hỏi sự làm việc
khoa học. Trành tình trạng tùy hứng tùy tiện, thiếu kế hoạch. Vì thế vấn đề xây
dựng kế hoạch là một yêu cầu cần thiết để bảo đảm hiệu quả giáo dục học sinh
- Dự kiến kế hoạch chủ nhiệm:Để dự kiến được kế hoạch giáo viên phải.
+ Nắm được kế hoạch, chương trình giáo dục chung của nhà trường.
+Nắm bắt tình hình củ thể của lớp chủ nhiệm từ các thông tin nói trên giáo viên
chủ nhiệm dự kiến kế hoạch, đặt ra các yêu cầu trọng điểm cho từng giai đoạn.
2.4.1. Ổn định tổ chức
- GVCN thông qua nội quy của nhà trường ,nội quy của lớp để tập thể thực hiện
tốt
- Sắp xếp chỗ ngồi cho các em :Việc sắp xếp chỗ ngồi hợp lý cho từng em cũng
rất quan trọng để tạo được một tập thể lớp tự quản tốt.Chỗ ngồi nó ảnh hưởng nề
nếp của lớp và chất lượng học tập của các em. Do đó GVCN phải bố trí chỗ ngồi
cho hợp lý,để cho các em thực hiện nề nếp tốt và an tâm học. Muốn vây, chia
học sinh làm 3 tổ, phân chia đồng đều các học sinh giỏi, khá, trung bình
,yếu,cho 3 tổ. Những em quậy phá cho ngồi trên, và 1 em học tốt ngồi gần một
em học yếu hơn và có trách nhiệm kèm em đó.Những đôi bạn này đặc biệt quan

trọng trong giờ luyện tập,thảo luận, cùng nhau trao đổi 1 bài toán hay một vấn

7


đề gì đó, dần dần đưa học sinh lười biếng phải chăm chỉ hơn,đó là xây dựng đôi
bạn cùng tiến
2.4.2. Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình
- Ngay từ đầu năm học tôi đã phân loại học sinh và tìm hiểu hoàn cảnh gia đình
của từng em. Sau đó đề ra biện pháp thích hợp nhằm hướng các em đã có thành
tích thì phát huy, những học sinh có cá tính thì cần khắc phục.Để có một tập thể
tự quản tốt, học tốt. Trước hết tôi phải đòng vai trò:
+ Lúc như người bạn thân, biết lắng nghe, biết chia sẽ những điều tâm sự của
một người bạn.
+ Lúc như một người thầy: Nhắc nhở chỉ bảo và dạy cho các em có nhiều
kiến thức,nhân cách và nhiều kinh nghiệm trong học tập cũng như trong cuộc
sống.
+ Có lúc như một người mẹ , người chị gần gũi yêu thương chăm sóc các em
học sinh đặc biệt là học sinh chậm tiết
- Muốn vậy tôi phải gần gũi với các em, phải có tấm lòng yêu thương ,đồng
cảm với các em. Đồng thời cũng là chỗ dựa vững chắc để học sinh trao đổi, tâm
sự những niềm vui và cùng tháo gỡ những vướng mắc trong học tập và sinh
hoạt, tạo niềm tin cho các em có ý chí vươn lên và cứ mỗi sáng thức dậy là các
em muốn đến trường, đến lớp
2.4.3. Xây dựng và rèn luyện đội ngũ cán bộ lớp
- Xây dựng đội ngũ tự quản là nền tảng cho công tác chủ nhiệm và cũng là việc
làm hết sức quan trọng và khó khăn đối với giáo viên chủ nhiệm
Đầu tiên GVCN cần xác định được tiêu chuẩn của cán bộ lớp:
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt,gương mẫu
+ Tính tình thẳng thắn, giám đấu tranh, giám phê bình

+ Năng nổ hoạt động và sẵn sàng hoạt động
+ Có khả năng học tập tốt:Từ khá trở lên
+ Được tập thể lớp tín nhiệm
+ Có hoàn cảnh gia đình thuận lợi
8


Để xây dựng đội ngũ cán bộ lớp tốt cần tìm hiểu thông qua giáo viên, bạn bè
trong lớp,quan sát sự hoạt động của các em khi ra chơi hoặc giao một số công
việc
- Chọn lựa, bồi dưỡng được lớp trưởng xứng đáng con chim đầu đàn của lớp, có
phong cách chỉ huy và giao tiếp tốt, cùng một ban cán bộ lớp, tổ gương mẫu có
khả năng tổ chức và có tinh thần trách nhiệm cao. Đối với lớp khá giỏi, để làm
được điều này không khó, song đối với lớp yếu đây quả là vấn đề không đơn
giản
- Song vấn đề không giản đơn ở chỗ để hòn đất cất ông bụt. Để lớp trưởng cũng
như đội ngũ cán bộ lớp ngày càng có đủ năng lực điều hành lớp, người GVCN
có kinh nghiệm luôn tìm cách tham mưu, cố vấn, huấn luyện, uốn nắn các em
từng ly từng tí, nhất là ở thời gian đầu năm học mới
- Một vấn đề cũng được nhiều GVCN hết sức quan tâm là xây dựng uy tín cho
cán bộ lớp. Để làm được điều này, GVCN phải thực hiện công khai hóa chức
năng, nhiệm vụ và vùng quản lý riêng biệt cho từng cán bộ lớp. Đồng thời cũng
tiến hành thường xuyên việc xử phạt nghiêm minh những học sinh có thái độ coi
thường quyết định của cán bộ lớp. Đối với những cán bộ chưa gương mẫu, thiếu
trách nhiệm, cách xử phạt phải rất khéo léo tế nhị; tránh thô bạo cứng nhắc,
đánh đồng làm tổn thương uy tín danh dự của các em khiến các em có thể nảy
sinh những suy nghĩ và hành vi tiêu cực khó lường rất có hại cho phong trào tự
quản của lớp. Song cũng không vì thế mà nuông chiều, luôn dành đặc ân cho
cán bộ lớp dễ làm các em ngộ nhận về vai trò, uy danh của mình, sớm nhiễm
vào nhân cách mình tính ham quyền chức, luôn ra oai hách dịch, cửa quyền coi

thường người khác, đứng trên cả tập thể, cả những quy định, nội quy của lớp,
của trường. Để mỗi thành viên trong đội ngũ cán bộ giảm nhẹ công việc, có điều
kiện theo dõi sâu sát, cụ thể phần việc được giao, có GVCN đã tổ chức đội ngũ
cán bộ lớp với số lượng nhiều đến khác thường. Tất cả tới 25 thành viên (1 lớp
trưởng, 4 lớp phó là:lớp phó học tập,văn thể-mỹ,lao động, nề nếp, 4 tổ trưởng, 4
tổ phó,6 cán sự bộ môn , 2 sao đỏ). Với đội ngũ cán bộ đông đảo như vậy, lại có
tinh thần trách nhiệm cộng đồng rất cao, nên đã tạo ra một khí thế, một động lực
9


đẩy mọi hoạt động của lớp diễn ra khá đều đặn, mạnh mẽ và toàn diện, khiến
GVCN chẳng mấy khi phải vào cuộc, mà mọi việc của lớp cứ đâu vào đó…
- Khi đã tìm được đội ngũ cán bộ lớp,GVCN cần bồi dưỡng cho các em có ý
thức trách nhiệm cao đối với lớp, phục vụ tập thể lớp, biết phê bình và tự phê
bình. Bồi dưỡng cho các em có phương pháp quản lý lớp
- Mỗi tháng họp một lần để tổng kết rút kinh nghiệm, giao kế hoạch nhiệm vụ
tháng tới
Trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, GVCN cũng cần chú ý chọn đúng
nguồn,tránh việc thay đổi cán bộ lớp không phù hợp,không phó mặc lớp cho đội
ngũ cán bộ lớp
Cụ thể trong năm học qua nhờ việc chọn đội ngũ cán bộ lớp:Lớp trưởng em
Nguyễn Thị Bạch Tuyết,lớp phó học tập : Lý Hển Phón , lớp phó lao động em
Hong Quảng Huy ,cán sự môn toán , anh văn , văn em Trinh ….
Nhờ đó tôi dễ dàng trong công tác chủ nhiệm xây dựng một tập thể có ý thức tự
quản, nhiều khi GVCN do một số lý do nào đó không trực tiếp quản lý đôn đốc
các em nhưng các em vẫn hoàn thành tốt công việc học tập và rèn luyện.
2.4.4. Rèn luyện nề nếp ra vào lớp, đồng phục
- 7h kém15 phút là phải có mặt ở lớp, không được đi học trễ. Khi trống đánh
thì tất cả học sinh vào lớp ngồi nghiêm túc và truy bài,tác phong nhanh nhẹn. 5
phút chuyển tiết không được ra ngoài, nếu ra ngoài thì phải có sự đồng ý của

giáo viên.
- Tất cả học sinh đều phải thực hiện đồng phục theo quy định của nhà trường đó
là:Đến trường quần xanh ,áo trắng, có thêu phù hiệu , bỏ áo vào thùng, có khăn
quàng. Nếu có tiết thể dục thì phải mang đồng phục của thể dục
2.4.5.Rèn luyện nề nếp truy bài đầu giờ
Việc thực hiện nề nếp nội quy không phải cùng một lúc mà thực hiện được. Mà
phải có thời gian thì học sinh mới có ý thức tự quản được.
- Trước hết, GVCN làm thang điểm thi đua cho các em .Sau đó, phân công
truy bài chéo giữa các tổ:Tổ trưởng tổ 1 truy bài tổ 2, tổ trưởng tổ 2 truy bài tổ

10


3, tổ trưởng tổ 3 truy bài tổ1. Có những bài toán, hay bài văn, tiếng anh mà
nhiều bạn trong lớp không hiểu ,không làm được thì các cán sự môn học giảng
dạy cho những bạn đó hiểu.
- Giờ truy bài phải nghiêm túc, không được lôn xộn, chạy ra ngoài.Các em
không nên đọc to ảnh hưởng đến các bạn bên cạnh
- Trong những ngày, những tuần đầu tôi có mặt 15 phút ở lớp như vậy và qua
những tuần sinh hoạt lớp, thì nhận thấy tâm tư nguyện vọng của những học sinh
trong lớp, tâm lý của từng em. Có những em học sinh thì ưa ngọt, ưa nói khéo và
nhẹ nhàng. Có những em thì phải dùng những biện pháp mạnh.
2.4.6.Rèn luyện nề nếp tập thể dục, vệ sinh,sắp xếp bàn ghế
- Về thể dục giữa giờ,chào cờ, sắp xếp hàng vào lớp lúc 15 phút.
Giáo viên phải rèn luyện cho Học sinh có thói quen quân sự hoá ( sắp hàng
nhanh nhẹn, thẳng, nghiêm túc trong lúc tập, tập đúng động tác). Giáo viên cần
bám sát học sinh của mình trong lúc tập
- Vệ sinh phòng học
Mỗi ngày là một bàn làm trực nhật lúc đầu giờ và cuối giờ, quét nhà sạch sẽ
từ trong ra ngoài,đổ rác đúng nơi quy định,lau bảng sạch sẽ và tưới cây.Sau khi

hai bạn trực nhật làm xong thì lớp phó nề nếp kiểm tra lại đã tốt chưa? Nếu
phòng học chưa sạch chỗ nào thì quét lại cho sạch
- Sắp bàn ghế ngay ngắn
Sau khi quét nhà cửa sạch sẽ, thì lớp phó nề nếp và lớp phó lao động sắp lại
bàn ghế cho ngay ngắn.
2.4.7.Rèn luyện nề nếp học tập ở lớp
- Trong chuyên môn chúng ta đang sôi nổi thực hiện phong trào phương pháp
giáo dục tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, không lẽ trong công tác chủ
nhiệm chúng ta lại để tồn tại mãi cách giáo dục thụ động, máy móc – thầy là
trung tâm tất cả, còn học trò cứ mãi mãi thụ động. Phải đổi mới, phải thực sự lấy
học trò làm trung tâm, không chỉ trong chuyên môn, mà phải trong công tác chủ
nhiệm. Phải biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục, tự ý thức, tự quản lấy

11


chính mình, lớp mình. Chỉ có như thế nhân cách học sinh mới được xác lập bền
vững
- Việc quan trọng nhất là người giáo viên phải làm được là “ Nề nếp học tập ở
lớp” phải trật tự,không nói chuyện riêng, không quay cóp, không nói tục, nói
leo, nghiêm túc và xây dựng bài tốt .Cô thầy ra vào lớp cả lớp đứng dậy nghiêm
túc chào ,không được vô lễ với giáo viên. Trong khi giảng bài GV luôn luôn
động viên khuyến khích học sinh phát biểu ý kiến làm như thế để tạo cho học
sinh nề nếp hắng hái phát biểu xây dựng bài ,tránh tình trạng nói chuyện riêng
trong giờ học.
2.4.8.Phối hợp chặt chẽ với PHHS- Nhà trường- Xã hội
- Chính từ vấn đề nề nếp ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập của các em còn
rất thấp.Vì thế vấn đề nề nếp lớp học giao cho các em tự quản là rất khó nhưng
giáo viên chủ nhiệm lúc nào cũng kèm cặp học sinh thì không có điều kiện.Vậy
muốn duy trì được nề nếp tự quản lớp học tốt thì trước hết giáo viên kết hợp chặt

chẽ với phụ huynh học sinh để giáo dục, đồng thời luôn có kế hoạch, biện pháp để
học sinh thực hiện.Bên cạnh đó phải giáo dục các em bằng tính kỷ kuật của nhà
trường và bằng tình cảm yêu thương thực sự để từ đó các em tự ý thức được mình
là thành viên cuả tập thể phải tự giác tuân theo những nề nếp mà tập thể đề ra.
- Tôi thường quan tâm về hoàn cảnh và gia đình các em để động viên học sinh
cố gắng học tập, hay các em nghỉ học không có lý do,hay những em thường
xuyên không học bài soạn bài ở nhà, ngồi học thì quậy phá…. thì phải kết hợp
với PHHS , qua đó tìm hiểu thêm tâm lý của học sinh thông qua PHHS
2.4.9.Phương pháp tổ chức giờ sinh hoạt lớp
- Lớp trưởng điều khiển tiết sinh hoạt :Nhận xét tuần và đọc kế hoạch tuần tới
- GVCN là người dự, góp ý kiến, nhận xét cuối buổi
- Các tổ trưởng thông báo kết quả theo dõi và xếp loại của tổ
- Cờ đỏ nhận xét, đọc kế hoạch đội ,đoàn
- Lớp phó học tập về tình hình học tập trong tuân, lớp phó nề nếp nhận xét vệ
sinh, tác phong
- GSH phát huy tinh thần làm chủ của học sinh.

12


- Sau đó lớp trưởng tuyên dương em nào,tổ nào thực hiện tốt nhất và phê bình
những em nào, tổ nào. Trong giờ sinh hoạt giáo viên cho học sinh ý kiến thoải
mãi những gì không phải và không đúng. Giờ sinh hoạt lớp GVCN đóng vai trò
là cố vấn, trọng tài. Đồng thời là người biết hướng dẫn giúp đỡ khi cần thiết hạn
chế việc làm thay mang tính áp đặt, có làm như vậy thì dù tiết học không phải là
của mình học sinh vẫn tự giác thực hiện tốt. Và giáo viên phải có khen và có phê
bình những em học sinh thực hiện tốt và những em sinh thực hiện chưa tốt. Đặc
biệt , khi đề ra một phong trào nào đó :Ví dụ xây dựng đôi bạn cùng tiến, bông
hoa điểm 10… thì cuối tháng phải tổng kết để nhận xét và phát thưởng. Đồng
thời GVCN tạo ra được các phong trào thì đua giữa các tổ với nhau, có như vậy

thì tất cả các em đều hết sức cố gắng!
- GVCN nhận xét, phê bình kịp thời, đưa ra ý kiến xong thì nêu kế hoạch tuần
tới
- Thư ký ghi biên bản:GVCN, lớp trưởng xác nhận
2.4.10.GVCN thường xuyên kết hợp với giáo viên bộ môn:
-Trong nhà trường các em được học tốt tất cả các môn theo qui định. Ngoài công
tác chủ nhiệm, GVCN còn phải phụ trách các bộ môn chuyên môn vì thế viếc
phối hợp với giáo viên bộ môn là hết sức quan trọng và cần thiết.
- Phối hợp với giáo viên khác để dạy học có hiệu quả ở lớp chủ nhiệm
- Phối hợp với giáo viên khác để theo dõi, kiểm tra việc đôn đốc việc học tập
của tập thể và cá nhân
Ví dụ: Trong giờ học bộ môn, giáo viên bộ môn nhận xét, lớp chưa chăm, lớp
ồn… Thật sự rất khó xử lý cá nhân nào gây ra với lý do chung chung. Trong
cuộc họp của Ban cán sự lớp về tổng kết hàng tuần, hãy yêu cầu Ban điều hành
chỉ ra cá nhân, tổ nào vi phạm để tiết sinh hoạt chủ nhiệm phê bình những học
sinh đó bằng hình thức cảnh cáo, nếu còn tái phạm nữa thì viết thư mời phụ
huynh (thường các em rất sợ GVCN chủ nhiệm mời phụ huynh; qua một số lần
tâm sự cùng các em được biết điều đó). Giáo viên chủ nhiệm xử phạt thật
nghiêm khắc không vị nể cá nhân nào? Chắc chắn ở những tiết sau lớp học tốt,
ngoan hơn.

13


Đồng thời, GVCN cũng nên gặp giáo viên bộ môn để hiểu rõ hơn về tình hình
của lớp một cách chính xác để có chứng cớ nói với các em thì mới có sức thuyết
phục, xong yêu cầu (đề nghị) giáo viên bộ môn nhận xét cụ thể từng tiết học về
những học sinh nào vi phạm và nhất là không nên nhận xét chung chung như
thế.
-GVCN phải thường xuyên tập hợp ý kiến của các đồng nghiệp về lớp mình và

lớp bạn
-Trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp về những vấn đề cụ thể của lớp để cùng đưa
ra giải pháp giáo dục thống nhất
Ví dụ: Thông qua sổ ghi đầu bài, qua lời tâm sự của giáo viên bộ môn phát hiện
những trường hợp có năng khiếu đặc biệt, nhưng lười chép bài, học bài.
Cụ thể do thường xuyên kết hợp được với giáo viên bộ môn nắm được toàn
diện học về học sinh. Từ đó đưa ra biện pháp giáo dục, trong năm qua tôi đã
giúp cho các em học sinh như em:..từ học yếu lên trung bình vào cuối năm, có ý
thức đạo đức tốt
Đối với tập thể lớp thì các em luôn chuẩn bị bài cũ ở nhà, làm bài tập đầy đủ,
hăng hái phát biểu ý kiến, tự quản tốt. Cuối năm đã đạt được kết quả cao về học
tập và rèn luyện
2.4.11.Thông buổi chào cờ và thầy tổng phụ trách
- Thông qua những buổi chào cờ đọc thi đua thì biết lớp đã thực hiện được gì
,chưa làm được gì và đứng hạng thứ mấy so với trường. Tuần này có những hoạt
động hay phong trào nào không? Từ đó ,nhắc nhở thực hiện tốt những hoạt động
và phong trào đó.
- Thông qua thầy tổng phụ trách thì biết tình hình của lớp, có những nhược
điểm gì chưa tốt để có biện pháp khắc phục kịp thời
2.4.12.Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt
Trong mỗi lớp học có những học sinh cá biệt khi GVCN lớp có biện pháp giáo
dục đối tượng học sinh này tốt sẽ là động lực xây dựng được tập thể có ý thức tự
quản, tập thể vững mạnh
- GVCN phải tìm hiểu lý lịch, tích cách học sinh, tìm hiểu điểm yếu của học sinh

14


- Kết hợp với giáo viên bộ môn, nhà trường, gia đình
- GVCN không được nóng vội, uốn nắn dần, khi đưa ra tập thể lớp không nói

nhiều, khi gặp riêng không được chì trích mà nhẹ nhàng tâm sự và phân tích
- Giao cho học sinh cá biệt một số việc và sau đó phải động viên khuyến khích kịp
thời những việc làm tốt.
- Luôn thông báo kịp thời các thông tin về học sinh với gia đình và ngược lại
- Đối với những em học sinh cá biệt (Nguyễn Thành Đạt, Nguyễn Hoàng Tài…)
chúng ta phải tìm mọi cách, tranh thủ thời gian để tâm sự, phải làm cho những em
học sinh đó thấy được mình luôn quan tâm và thương yêu chúng. Đồng thời
GVCN Phải nắm được nguyên sâu xa vì sao em đó học yếu,chưa ngoan để có biện
pháp động viên , giáo dục kịp thời
- Ví dụ như em Nguyễn Hoàng Tài thường hay bỏ bê viêc học thì tôi gặp riêng
trao đổi để biết nguyên nhân vì sao em hay bỏ bê viêc học mà không lo học bài.
Không phải thầy cấm em chơi nhưng em chơi có lúc và chơi có phải có điểm
đừng để không ảnh hưởng đến việc học của mình. Em bỏ học ,trốn học đi chơi
như vậy là thầy không đồng ý và ảnh hưởng đến kết quả học tập của em. Không
những vậy mà kết quả học tập của em Tài ngày càng tiến bộ .
- Giáo dục học sinh chưa ngoan thực hiện nề nếp, tự quản chưa tốt để thành
ngoan và thực hiện tốt nề nếp và học tập là một quá trình lâu dài và tốn nhiều
công sức. Vì vậy, chúng ta không nên quá vội vàng , không yêu cầu quá cao ở
các em và kịp thời phát hiện những tiến bộ dù là rất nhỏ. GVCN không nên la
rầy, đánh đập vì làm như thế sẽ không có tác dụng gì càng dẫn các em vào
đường cùng. Bởi vì, đại đa số những em này hầu hết hoàn cảnh gia đình không
thuận lợi cho việc học tập, không phải là chỗ dựa tinh thần cho các em .Chính vì
thế việc quan tâm an ủi các em là hết sức cần thiết. Nếu chúng ta khóe léo, chịu
khó thì chúng ta sẽ thành công trong việc giáo dục các em.
2.4.13.Có biện pháp cụ thể từng tuần, từng tháng và có khen thưởng,phê
bình kịp thời
- GVCN phải có kế hoạch cụ thể của từng tuần, từng tháng để rồi đề ra các biện
pháp thích hợp cho học sinh thực hiện:Ví dụ,chủ đề tháng 11 “Tôn sư trọng đạo”

15



thì đề ra các biên pháp cụ thể như:phát động phong trào hoa điểm mười, vở sạch
chữ đẹp.
-GVCN phải có khen thưởng kịp thời, dù đó là sự cố gắng nhỏ nhất. Hàng tuần
vào giờ sinh hoạt khen những em học sinh tiến bô, thực hiện tốt,đôi bạn cùng
tiết... Phát thưởng cho sinh tiến bộ (Như các em Đạt,Tài). Vào những giai đoạn
giữa HKI, hết HKI ,HKII,hết HKII Để tạo tâm lý vui vẻ ,ý chí phấn đấu cho các
em, làm cho các em không nản chí.
- GVCN thường xuyên quan tâm, tìm hiểu nguyên nhân của những em vi phạm
về nề nếp và học tập để nhắc nhở kịp thời, phê bình và có biện pháp cụ thể. Tuy
nhiên, tùy từng em mà có những biện pháp xử lý khác nhau. Có những em học
sinh thì ưa ngọt,ưa nói khéo và nhẹ nhàng. Có những em thì phải dùng những
biện pháp mạnh .Có những trường hợp thì phải gặp riêng để trao đổi
2.4.14.Trong quá trình giáo dục học sinh
- Một điều nữa mà các GVCN cần chú ý: trong quá trình giáo dục học sinh, giáo
viên phải bình tĩnh,không nóng nảy, không xúc phạm đến danh dự, thân thể học
sinh. Vì lứa tuổi các em có sự chuyển biến về mặt tâm lý đó là :nửa con nít, nửa
muốn làm người lớn, nên các em rất tự ái, bức xúc do suy nghĩ chưa chính chắn,
nhiều lúc có những hành vi thái độ không hay, GVCN phải khóe léo lường trước
sự việc không để học sinh biểu hiện những hành vi thái độ không tốt. Bên cạnh
đó các em rất thích được khen,được động viên kịp thời. Vì vậy, giáo viên phải
khen kịp thời dù là một biểu hiện tốt rất nhỏ của học sinh yếu chưa ngoan
2.4.15.Kiểm tra học sinh qua sổ đầu bài, sổ trực của lớp
- Khi một tập thể có ý thức tự quản tốt thì sẽ có ít học sinh vi phạm về học tập và
nề nếp. Do đó GVCN phải thường xuyên kiểm tra sổ ghi đầu bài xem những em
học sinh nào vi phạm không học bài, soạn bài hay ngồi học không nghiêm túc
- Kiểm tra sổ trực để biết những em học sinh nào hay vi phạm về vấn đề thực
hiện nề nếp nội quy của nhà trường để có biện pháp xử lý kịp thời


16


CHƯƠNG III
HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
Trong năm học 2015-2016 với các biện pháp nhằm xây dựng một tập thể lớp có
ý thức tự quản tôi đã đạt được một số kết quả sau đây:
- Dần dần nề nếp của lớp đi một vào một khuân khổ nhất định, ít có em vi phạm,
đại đa số các em có ý thức tự giác. Nhiều lúc tôi đứng từ xa xem lớp thực hiện
như thế nào? Nhưng tôi thấy lớp thực hiện nề nếp tự quản rất tốt như là có mặt
của tôi vậy, không những vậy mà các phong trào của trường như (lồng đèn…) lớp
đều nhiệt tình tham gia và đạt kết quả cao
- Sau một thời gian tôi nhận thấy dù có mặt GVCN hay không có mặt GVCN ở
lớp thì tập thể lớp vẫn tự quản tốt,vệ sinh sạch sẽ, truy bài nghiêm túc, 5 phút
chuyển tiết không ra ngoài, cô thầy đễn trễ thì lớp ngồi nghiêm túc.Hay có những
tiết học mà không có thầy, cô dạy thì lớp 9a3 vẫn ngồi nghiêm túc như có thầy cô
đang giảng bài vậy.
- Tập thể lớp 9a3 là lớp đi đầu trong mọi hoạt động của nhà trường
- Chi đội vững mạnh
- Trước khi tôi chưa áp dụng sáng kiến này và sau khi áp dụng sáng kiến này thì
kết quả được thể hiện qua bảng sau:

Thời gian

Hạng kiểm
T
K

Học sinh cá biệt


G

Học lực
K
TB Y

Đầu năm

0

4

10

11

20

5

4

Giữa kì

2

8

13


2

23

2

0

Học kì 1

2

9

14

0

25

0

0

-

Ngoài ra, kết quả thi đua hàng tuần ,hàng tháng là:Trong những tuần đầu và
tháng đầu lớp đứng thứ hạng 12 so với toàn khối. Đến giữa HKI thì kết quả thi
17



ua ca lp ng th 3. .Nhng em hc sinh cỏ bit, bõy gi bc sang mt
trang mi vn hc tt, ngoan ngoón .Khi gp tụi thỡ thy trũ núi chuyn vui v
v ci m v hc sinh ú khụng mc cm mỡnh l mt hc sinh cỏ bit trong
nm hc va qua!
CHNG IV
KT THC V XUT , KIN NGH
4.4.Kt thỳc
Với sáng kiến ti xõy dng mt tp th cú ý thc t qun tôi đã
cố gắng trình bày mt cỏch c th. Bên cạnh đó tôi phân tích
tõm lý của học sinh và nêu ra các phơng pháp khắc phục và
định hớng cho cỏc em thc hin tt ni quy ca trng, ca lp.Ngoi ra
tôi còn quan tõm, nhc nh cỏc em kp thi, ỳng lỳc sa nhng sai lm m
cỏc em hay vi phm.
Trờn õy l mt s kinh nghim nho ca tụi, mt giỏo viờn mi ra trng
c phõn cụng lm cụng tỏc ch nhim. Tụi thy, lm tt cụng tỏc ch
nhim ,xõy dng mt tp th t qun ũi hoi s n lc rt ln,phải tích luỹ
kiến thức, phải có phơng pháp ch nhim riờng cho mỡnh m cũn yờu
ngh , yờu tr ca mi giỏo viờn khi c phõn cụng lm ch nhim. ng thi
ũi hoi giỏo viờn nghiờn cu tõm lý hc sinh trờn sỏch bỏo, tõm lý qua thc
t.
Vỡ kh nng cú hn v sỏng kin vit trong thi gian ngn, kinh nghim lm
GVCN cha c nhiu. Nh s úng gúp ca quý thy cụ sỏng kin c
tt hn!
Sỏng kin kinh nghim v cụng tỏc ch nhim xõy dng mt tp th lp cú
ý thc t qunmong mt ý ngha rt quan trng, v vic lm ht sc cn thit.
Bi l,giỏo viờn phi u t cho cụng tỏc ch nhim mt quy thi gian gp nhiu
ln con s 4 tit/ tun m nh nc dnh cho. y vy m kt qu chng my khi
c nh ý, h bn khon, lo ngi khụng bit ly thi gian õu. Trong khi ú
thi gian i vi giỏo viờn bõy gi l vng ngc:No l phi dnh cho son bi


18


cải tiến phương pháp giảng dạy, làm đồ dùng dạy học..Để giải quyết mâu thuẫn
này GVCN chỉ có con đường ngắn nhất là xây dựng thành công mô hình lớp tự
quản.
Hiện nay ngành giáo dục đang thực hiện phong trào thi đua “xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức của Bác Hồ kính yêu là việc làm ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Do đó khi
xây dựng một tập thể có ý thức tự quản thì các em tự giáo dục, tự ý thức, tự quản
lấy chính mình,lớp mình. Chỉ có như vậy nhân cách học mới xác lập bền vững,
chất lượng giáo dục của chúng ta không bị tụt hậu, mới thỏa mãn được những
đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống hiện đại
Trong quá trình thực hiện và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm,tôi rút ra được
những bài học kinh nghiệm sau:
K.§. USin Xki nói “Muốn giáo dục con người về mọi mặt thì phải hiểu con
người về mọi mặt”. GVCN khi đã hiểu rõ từng học sinh thì công tác chủ nhiệm
sẽ không có gì là khó khăn đối với giáo viên mà là niềm vui, là hứng thú, niềm
say mê trong nghề đối với giáo viên
Công tác chủ nhiệm nhằm xây dựng một tập thể lớp có ý thức tự quản là một
công việc đầy trách nhiệm và nặng nề, là một lĩnh vực có nhiều khó khăn và
phức tạp. Bí quyết của thành công là lòng tin yêu học sinh sâu sắc, lòng say mê
nghề nghiệp và có tình cảm nghề nghiệp thật sự vì đây là động lực thúc đẩy hoạt
động sư phạm có hiệu quản
- Làm GVCN thì phải dựa vào cái tâm, cái nhiệt tình của mình và phần thưởng
xứng đáng nhất là tình cảm quý trọng của học sinh và sự chăm ngoan tiến bộ của
học sinh
- GVCN muốn xây dựng một tập thể có ý thức tự quản thì không thể hoạt động
đơn phương mà cần sự phối hợp chặt chẽ nhà trương- gia đình

- Phải thương yêu, gần gũi, quan tâm lo lắng các em như những đứa con yêu quí
của mình như học sinh đã nói “Cô như mẹ hiền”. Thiết nghĩ, nếu con của mình
đến trường mà không chịu học, không có đạo đức thì hậu quả thật đáng sợ,
tương lai các em đi về đâu? Bởi có đi học, mở mang tri thức thì dù ít hay nhiều

19


chúng ta cũng góp phần xây dựng xã hội phồn vinh. Vì thế hãy thể hiện hết khả
năng và tinh thần trách nhiệm của mình để việc giáo dục này đạt kết quả cao
hơn.
- Một yếu tố không thể thiếu là: Người Thầy luôn trau dồi, tìm kiếm, trao đổi
kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp, xây dựng nên phương pháp giáo dục
thích hợp, kịp thời uốn nắn, sửa chữa những sai lầm của các em, giúp các em
nhận ra lỗi và có hướng khắc phục. Bên cạnh đó phát huy những tài năng sẵn
vốn có của các em học sinh, nâng cao ý thức tự giác, tự quản.
- Nghiêm túc – liên tục thực hiện đúng qui định các kế hoạch đã đề ra của lớp.
Tránh tình trạng “Đầu voi, đuôi chuột”. Sẽ phản tác dụng nếu giáo viên chủ
nhiệm không thực hiện đúng yêu cầu này. Đây cũng là một yếu tố giúp giáo viên
chủ nhiệm hoàn thành tốt công tác “dạy người” trong nhà trường.
- Bản thân giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Muốn vậy, người thầy phải gương mẫu chấp hành tốt mọi điều mình đã đề ra. Vì
vốn các em thích học theo người lớn, thích bắt chước nên trong tư duy các em
cũng có những suy luận nhất định. Các em sẽ phân vân, nghi ngờ khi người thầy
nói lý thuyết suông mà không thực hành.
- Thường xuyên giáo dục tư tưởng cho các em, biết yêu thương, đoàn kết,
tương thân tương ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Mạnh dạn phê và tự phê để thấy
rõ khuyết điểm hay khó khăn cần vượt qua thử thách để làm chủ bản thân. Luôn
hướng tới cuộc sống “Khỏe – đẹp, có ích cho gia đình và xã hội” đạt tới đỉnh
“Chân – thiện – mỹ”.

- Phải bao dung, tha thứ cho những học sinh mắc sai lầm, động viên, khuyên
bảo, đặc biệt quan tâm giúp đỡ các em cả vật chất lẫn tinh thần . Từ đó cảm hóa
các em trở thành người tốt.
- Hạn chế lấy giờ chuyên môn để làm công tác chủ nhiệm học sinh bị tâm lý
nặng nề trong giờ học, thiếu tập trung trong các giờ học sau đó.

20


4.5.Đề xuất , kiến nghị
Qua SKKN về công tác chủ nhiệm “xây dựng một tập thể lớp có ý thức tự
quản” tại lớp 4a4 Trường tiểu hoc Nguyễn Du đã có hiệu quả, từ những kinh
nghiệm đã đạt được trong quá trình thực hiện, tôi có mấy ý nhỏ đề xuất
- Để phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì
chúng ta phải tạo ra những sân chơi mang tính tập thể, qua đó các em tự rèn
luyện kĩ năng sống, các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Trên thực tế thì phong trào này chỉ đang mang tính hình thức vì chỉ chú trọng
vào việc giảng dạy văn hóa trên lớp mà không chú trọng đến các sân chơi trong
khi các em rất cần một đêm lửa trại, các trò chơi dân gian…
- Muốn xây dựng một tập thể có ý tự quản thì người GVCN phải xây dựng được
đội ngũ cán bộ tốt và nhiệt tình
- Khi giáo dục học sinh cá biệt phải có biện pháp mềm dẻo không nóng vội và
cứng cỏi
- GVCN phải quan tâm đến hoàn cảnh gia đình học sinh, hiểu tâm lý các em
Sông Xoài, ngày 22 tháng 12 năm 2016
Người thực hiện

Nguyễn An Thịnh

21



Tài liệu tham khảo
1, Chuyên đề làm công tác chủ nhiệm của Trường trung hoc cơ sở Chu Văn An .
2, Tham khảo trên sách báo, internet….

22



×