Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tiểu luận cao hoc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tình hình đổi mới ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.88 KB, 21 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................1
NỘI DUNG............................................................................................3
TĂNG CƯỜNG PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
...........................................................................................................................3
1. Khái niệm về pháp chế xã hội chủ nghĩa.......................................3
2. Các yêu cầu của pháp chế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
...........................................................................................................................4
3. Các biện pháp tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong
quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay.........................................................5
4. Vai trò của công chức trong việc tăng cường củng cố pháp chế xã
...........................................................................................................................7
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................19


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện đổi mới đất nước một nhiệm vụ trọng đại đang đứng
trước toàn Đảng, toàn dân ta là thực hiện một bước cải cách nền hành chính
Nhà nước. Mục tiêu của cơng cuộc cải cách đó là nhằm xây dựng một nền
hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng quyền lực và từng bước khơng
ngừng hồn thiện để quản lý có hiệu lực và hiệu quả cơng việc Nhà nước,
thúc đẩy xã hội phát triển đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân,
xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong xã hội. Đảng lãnh đạo
nhân dân lao động làm chủ chỉ có thể thực hiện được thông qua pháp luật và
được bảo đảm bằng pháp luật. Một xã hội tiến bộ có kỷ cương, nề nếp, chủ
yếu được điều chỉnh bằng pháp luật, không chỉ với ý nghĩa là một sức mạnh
cưỡng chế mà còn là cơng cụ giáo dục. Vì vậy tơi chọn đề tài “Tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tình hình đổi mới ở nước ta hiện nay” để làm


tiểu luận kết thúc học phần cho môn Pháp luật đại cương
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của tiểu luận
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cở sở nghiên cứu về lý luận và đánh giá thực trạng, tiểu luận nhằm
làm rõ việc tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, phân tích, làm rõ tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài,
tìm ra những nội dung đã nghiên cứu và xác định những vấn đề cần tập trung
nghiên cứu.

1


Thứ hai phân tích, tổng qt vai trị của vấn đề tăng cường pháp chế Xã
hội chủ nghĩa tại Việt Nam đối với Đảng, nhà nước trong thời đại hiện nay ở
Việt Nam.
Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng tăng cường pháp chế Xã hội chủ
nghĩa tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tiểu luận
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề “Tăng cường pháp chế XHCN tạiViệt Nam hiện nay”.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận giới hạn nội dung nghiên cứu trong vấn đề “Tăng cường pháp
chế XHCN tạiViệt Nam hiện nay”.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của tiểu luận
4.1 Cơ sở lí luận
Cơ sở lý luận của Luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, các quan điểm, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và
chính sách, pháp luật của Nhà nước về đấu tranh PCTN, lãng phí trong bộ
máy nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương

nói riêng. Bên cạnh đó những văn kiện của Đảng cũng giúp cho việc nghiên
cứu.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình viết Luận án, tác giả đã sử dụng các phương pháp phân
tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử và lơgíc, phương pháp so sánh - thống
kê, khái qt hóa,...

2


NỘI DUNG
TĂNG CƯỜNG PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

1. Khái niệm về pháp chế xã hội chủ nghĩa
Pháp chế là một thuật ngữ quen thuộc trong xã hội ta. Nhưng pháp chế
là gì, bản chất của nó ra sao, điều này đòi hỏi phải lý giải một cách cụ thể và
chính xác, do đó cần phải đi sâu tìm hiểu bản chất của khái niệm này.
Điều 12 của Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng
pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Điều 12 Hiến
pháp 1992 còn ghi: “các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội,
đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến
pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm
Hiến pháp và pháp luật”. Như vậy, pháp chế địi hỏi, tất cả các cơ quan, tổ
chức, cơng dân đều phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật;
kiên quyết đấutranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến
pháp và pháp luật. Ở đây, pháp chế là ngun tắc cơ bản, thơng qua đó Nhà
nước thực hiện sự quản lý bằng pháp luật đối với xã hội. Pháp chế xã hội chủ
nghĩa có quan hệ chặt chẽ với dân chủ, như là một bộ phận hợp thành của nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa sẽ khơng có ý nghĩa,
nếu như nó mất đi tính kỷ luật và ý thức pháp luật của các tổ chức, cá nhân.

Dân chủ và pháp chế không tồn tại một cách biệt lập. Quyền tự do, dân chủ
của con người được ghi trong Hiến pháp và trong các đạo luật thể hiện nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa, đồng thời thông qua việc bảo đảm pháp chế mà các
quyền tự do, dân chủ của công dân được thực hiện. Pháp luật và pháp chế có
quan hệ mật thiết với nhau. Để xây dựng và củng cố pháp chế xã hội chủ
nghĩa phải có pháp luật. Vì vậy, cần phải xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ,
thống nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Việc tồ tại một hệ thống pháp
3


luật đầy đủ, thống nhất tự thân nó chưa củng cố được pháp chế xã hội chủ
nghĩa. Bản thân pháp luật không đồng nghĩa với pháp chế. Trong lịch sử đã
từng tồn tại những nhà nước có một hệ thống pháp luật đầy đủ nhưng lại
khơng có pháp chế vì nội dung của pháp luật không phù hợp với văn hóa dân
tộc, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, không được mọi người ủng hộ,
không được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, công bằng. Từ những vấn đề
trên có thể định nghĩa, pháp chế xã hội chủ nghĩa là chế độ pháp luật, trong đó
u cầu, địi hỏi các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội,
đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải tuân thủ, chấp hành, sử dụng,
áp dụng, thực hiện đúng đắn, nghiêm chỉnh pháp luật trong mọi hoạt động,
hành vi, xử sự của mình; đồng thời phải khơng ngừng đấu tranh phịng ngừa,
chống các tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, xử lý nghiêm minh mọi
hành vi vi phạm pháp luật.
2. Các yêu cầu của pháp chế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Pháp chế xã hội chủ nghĩa cần đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Bảo đảm tính thống nhất của việc xây dựng, ban hành và thực
hiện pháp luật
Pháp luật phải được nhận thức và thực hiện thống nhất trong cả nước
và ở tất cả các ngành, các cấp, cơ quan, đơn vị. Nội dung yêu cầu này thể hiện
ở hai khía cạnh:



Một là, trong hệ thống văn bản pháp luật thì Hiến pháp và luật là

những văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất. Các văn bản quy phạm
pháp luật phải được ban hành dựa trên Hiến pháp và các luật. Sự thống nhất
của pháp chế được bảo đảm bằng hiệu lực tối cao của Hiến pháp và luật so
với các văn bản dưới luật. Các văn bản dưới luật phải phù hợp với Hiến pháp
và luật. Văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước ở địa phương phải phù hợp,
không mâu thuẫn với các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước ở Trung
ương ban hành.
4




Hai là, các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước, tổ chức

chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi
công dân phải chấp hành Hiến pháp và pháp luật một cách nghiêm minh,
thường xuyên, liên tục.
b) Bảo đảm quyền con người và lợi ích hợp pháp của cơng dân
Quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân được Hiến pháp quy định và
cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật, được các cơ quan nhà nước
bảo đảm và bảo vệ.
c) Ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm
pháp luật
Bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào cũng đều xâm phạm đến lợi ích
của Nhà nước, xã hội và công dân. Bởi vậy, các cơ quan nhà nước, người có
thẩm quyền phải ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh đối với những

hành vi vi phạm đó. Trong xử lý các hành vi vi phạm pháp luật phải thể hiện
tính nghiêm minh của pháp luật, khơng phân biệt đối tượng vi phạm pháp luật
là ai, địa vị xã hội như thế nào; xử lý đúng pháp luật, đúng người, đúng tội
theo quy định của pháp luật.
3. Các biện pháp tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong
quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
a) Đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật
Pháp luật xã hội chủ nghĩa là tiền đề của pháp chế xã hội chủ nghĩa,
muốn tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và quản lý xã hội bằng pháp luật
phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ cả về nội dung và hình
thức. Phải đẩy mạnh hơn nữa cơng tác hệ thống hóa pháp luật, rà sốt, loại bỏ
những văn bản quy phạm pháp luật khơng cịn thích hợp với thực tế cuộc
sống, đồng thời chú trọng ban hành các đạo luật để điều chỉnh các quan hệ xã
hội. Việc xây dựng pháp luật phải theo đúng thẩm quyền đã được quy định
5


trong Hiến pháp, trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời
phải mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân
tham gia vào quá trình thảo luận xây dựng pháp luật.
b) Tổ chức tốt công tác thực hiện pháp luật
Tổ chức thực hiện pháp luật có liên quan đến mọi chủ thể pháp luật, là
khâu trung tâm, quan trọng nhất của công tác tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa.
- Để mọi người thực hiện tốt pháp luật, trước hết phải đẩy mạnh cơng
tác tun truyền, giáo dục, giải thích pháp luật, nhằm hình thành và nâng cao
ý thức pháp luật cho mọi thành viên trong xã hội. Ý thức pháp luật là tiền đề
trực tiếp nhất cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật.
- Bảo đảm nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong áp dụng pháp luật. Áp
dụng pháp luật phải bảo đảm mọi công dân được làm tất cả những gì mà pháp

luật khơng cấm cịn Nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép.
c) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật
Kiểm tra, giám sát là trách nhiệm chung của các cơ quan nhà nước, các
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và mọi công dân, nhưng trực tiếp
là các cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan kiểm tra, thanh tra nhà nước;
Thanh tra nhân dân, giám sát của Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân. Cần phải
kiện toàn tổ chức và đẩy mạnh hoạt động của các cơ quan trên nhằm phát huy
vai trò của chúng trong việc củng cố, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trong
công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật phải đặc biệt coi trọng
quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và các cơ quan, tổ chức đối với những
hành vi vi phạm pháp luật.
d) Kiện toàn các cơ quan quản lý nhà nước và tư pháp
Kiện toàn các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan tư pháp gọn
nhẹ với một đội ngũ cán bộ, cơng chức có phẩm chất đạo đức và năng lực
6


lãnh đạo, quản lý. Cán bộ, công chức quản lý hành chính nhà nước và cán bộ
tư pháp phải là những người nắm vững pháp luật, quản lý nhà nước theo đúng
pháp luật; cương quyết đấu tranh chống mọi hành vi tham nhũng, cửa quyền,
vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa.
e) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa phải đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Các cấp bộ Đảng, cơ quan của Đảng từ Trung ương tới địa phương phải
thường xuyên lãnh đạo công tác pháp chế, tăng cường cán bộ có phẩm chất và
năng lực cho lĩnh vực pháp chế và kiểm tra chặt chẽ hoạt động thực hiện pháp
luật của tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức, đặc biệt là những cơ quan
chuyên trách bảo vệ pháp luật.
Mọi cơ quan, tổ chức, đảng viên của Đảng phải hoạt động trong khuôn
khổ Hiến pháp và pháp luật, thực hiện đúng pháp luật, không can thiệp, làm

thay thẩm quyền của các cơ quan, công chức nhà nước, phải gương mẫu, kiên
quyết chống mọi biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, mọi hành vi vi phạm pháp
luật.
4. Vai trị của cơng chức trong việc tăng cường củng cố pháp chế xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Cơng chức nhà nước có vai trị rất quan trọng trong việc tăng cường
củng cố
pháp chế xã hội chủ nghĩa. Vai trò này được thể hiện ở các nội dung
chủ yếu sau:
- Công chức nhà nước là những người trực tiếp tổ chức thực hiện pháp
luật, là khâu quan trọng nhất của việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Công chức là người tuyên truyền, giáo dục, giải thích pháp luật, phát
huy vai trị

7


của quần chúng nhân dân trong việc củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Công chức là người áp dụng pháp luật, trực tiếp giải quyết các đơn
thư
khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các hành vi vi phạm pháp luật,
bảo đảm
các văn bản pháp luật được thực hiện một cách nghiêm minh.
- Công chức là những người nắm vững pháp luật, quản lý nhà nước
theo pháp luật, cương quyết đấu tranh chống mọi hành vi vi phạm pháp luật
nhằm bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa.
4. Ý nghĩa của tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam
a. Ý nghĩa : Tăng cường pháp chế XHCN trong cuộc đổi mới ở nước ta
hiện nay là nhằm thực hiện những mục tiêu của công cuộc đổi mới về phát
triển kinh tế, dân chủ hóa đời sống xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền,

của dân, do dân và vì dân, bảo đảm xây dựng xã hội dân giàu nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ văn minh ... Cho nên việc tăng cường nền pháp chế
trong công cuộc đổi mới ở đất nước ta hiện nay là nhiệm vụ vừa cấp bách,
vừa lâu dài. Tăng cường pháp chế XHCN là vấn đề mang ý nghĩa quan trọng
về nhiều mặt.
- Đối với nhân dân : tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là điều kiện,
biện pháp bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân, bởi vì các quyền dân chủ của
cơng dân chỉ có thể được pháp luật quy định và được pháp luật bảo vệ.
- Đối với nhà nước : nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, hiệu lực
quản lý nhà nước được thể hiện ở chổ pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh
và thống nhất trong toàn xã hội
- Đối với Đảng : tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là biện pháp
đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội, nhà nước thể chế
hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng bằng pháp luật, pháp luật
8


được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất, cũng chính là đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng được thực hiện trong thực tế.b.
Các biện pháp:
Tăng cường pháp chế XHCN là một trong những yêu cầu khách quan
và cấp thiết của cơng cuộc đổi mới tồn diện và sâu sắc trên tất cả các lĩnh
vực đời sống XH hiện nay. Thông qua tăng cường pháp chế XHCN, các
quyền và tự do, lợi ích hợp pháp của cơng dân cũng như những thể chế dân
chủ khác mới trở thành thực tế đời sống. Tăng cường pháp chế cũng sẽ tác
động trực tiếp đếm công cuộc cải cách và nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nươc. Nó cũng ngăn chặn và loại trừ những vị phạm pháp luật đặc biệt là tệ
tham nhũng đang phổ biến. Nó thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần vận hành theo cơ chế thị trường phát triển năng động và hiệu quả hơn.
Trong giai đoạn hiện nay để tăng cường pháp chế XHCN, chúng ta phải thực

hiện tốt một số biện pháp như sau:


Một là xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật:

1. Pháp luật XHCN là cơ sở tiền đề của pháp chế XHCN, vì vậy muốn
tăng cường pháp chế XHCN phải xây dựng pháp luật đầy đủ và thành hệ
thống, bảo đảm cho tất cả hoạt động nhà nước đều dựa trên cơ cấu thích hợp
và cơ chế chặt chẽ, bảo đảm cho tất cả các hoạt động của công dân điều có
pháp luật làm cơ sở. Hiện nay hệ thống pháp luật của ta chưa hồn chỉnh, có
những nhóm quan hệ xã hội quan trọng nhưng chưa được pháp luật điều chỉnh
đầy đủ. Trong số các văn bản hiện hành có nhiều văn bản chồng chéo với
nhau hoặc đã lỗi thời. Cơng tác tập hợp hố và pháp điểm hố pháp luật tiến
hành còn chậm. Thời gian qua báo cáo Quốc hội khoá IX chỉ xây dựng được
khoảng 60% văn bản quy phạm pháp luận cần ban hành. Từ đó nghị quyết
Đại hội IX đã nhấn mạnh rằng: tăng cường cơng tác lập pháp, xây dựng
cương trình dài hạn về lập pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới quá
trình ban hành và hướng dẫn thi hành luật. Để tạo tiền đề cho pháp chế
9


XHCN, phải đẩy mạnh cơng tác xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật
bao gồm:
2. Thể chế hoá kịp thời đường lối chính sách của Đảng thành pháp
luật.
3. Quá trình xây dựng pháp luật phải xuất phát từ nhu cầu khách quan
của các điều kiện kinh tế xã hội ở thời điểm tồn tại của nó và cơng tác xây
dựng pháp luật phải nhạy bén và khoa học.
4. Phải có kế hoạch xây dựng phù hợp với mỗi giai đọan và mang tính
khả thi cao, trong từng giai đọan cần có trọng tâm, trọng điểm để ban hành

các văn bản kịp thời đối với sự phát triển của các quan hệ XH. Đồng thời cần
tránh khuynh hướng chủ quan nóng vội muốn có ngay hệ thống pháp luật
hồn chỉnh, từ đó dẫn đến tình trạng pháp luật xa lạ với nhu cầu của XH; hoặc
khuynh hướng bảo thủ trì trệ không thấy hết những nhân tốt mới điều kiện
mới, khơng nhận thức đúng vai trị của pháp luật dẫn đến chờ đợi hoặc dùng
những biện pháp khác để dẫn đến quan hệ XH. Để thực hiện tốt các vấn đề
này, Quốc hội phải đổi mới tiêu chuẩn đai biểu Quốc hội (am hiểu Hiến pháp,
pháp luật, nghị quyết và thực tiễn cuộc sống), tăng cường đại biểu hoạt động
chuyên trách của Quốc hội, bảo đảm đổi mới điều kiện làm việc của đại biểu
Quốc hội trong hoat động lập pháp, có chiến lược xây dựng pháp luật lâu dài,
tồn diện, bảo đảm cơ chế giám sát, kiểm tra trước, sau của việc ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường chất lượng của cán bộ hoạt động lập
pháp và lập quy, bảo đảm tính dân chủ rộng rãi, thủ tục dễ dàng hơn trong
hoạt động lập pháp, lập quy.


Hai là tổ chức thực hiện pháp luật:

Tổ chức thực hiện pháp luật là biện pháp đặc biệt quan trọng để tăng
cường pháp chế XHCN ở nước ta hiện nay. Biện pháp này gồm nhiều hoạt
động nhằm bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện, cụ thể là: +

10


Tăng cường cơng tác cụ thể hố luật, pháp lệnh để triển khai thực hiện nhanh
chóng, có hiệu quả khắc phục tình trạng chậm trễ trong việc cụ thể hố luật,
pháp lệnh : hiện nay tình trạng thường xuyên ở nước ta trong quá trình triển
khai thi hành Luật là : mặc dù Luật đã có hiệu lực thi hành nhưng do nội dung
quy định của Luật phần lớn là những quy định “khung”, do đó khơng thể triển

khai áp dụng ngay mà phải chờ các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính
phủ (Nghị định), các Bộ (Thơng tư, Thơng tư liên tịch..), thậm chí có nơi cịn
phải chờ hướng dẫn của UBND tỉnh, thành phố và các Sở, ngành ... Điều này
tác động không tốt đến sự phát triển kinh tế - xã hội và cũng là nguyên nhân
làm tính thống nhất và tính kỷ cương của pháp luật chưa cao.
-

Tăng cường cơng tác giải thích pháp luật, làm sáng tỏ nội dung ý

nghĩa của các quy định pháp luật để mọi chủ thể hiểu và thực hiện đúng.
-

Tăng cường khả năng thông tin tuyên truyền phổ biến giáo dục

pháp luật bằng mọi biện pháp, hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và thực
hiện nghiêm chỉnh pháp luật trong cán bộ, quần chúng nhân dân.
-

Nâng cao ý thức pháp luật, năng lực pháp luật cho công viên chức

nhà nước để áp dụng đúng pháp luật trong quản lý nhà nước, quản lý XH. Kết
hợp giáo dục pháp luật với giáo dục pháp luật XHCN. Chú trọng công tác bồi
dưỡng đào tạo năng lực pháp lý.


Ba là bảo vệ pháp luật:

Là đấu tranh chống lại hành vi vi phạm pháp luật. Để làm việc này cần
tiến hành đồng bộ các công tác như sau:
-


Tăng cường công tác kiểm tra giám sát của cơ quan quyền lực nhà

nước Quốc hội, HĐND, đặc biệt là hiệu quả giám sát của Quốc hội trong lập
pháp và lập quy : Để phát huy vai trị, vị trí của cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất, Quốc hội phải được kiện toàn, tổ chức, đặc biệt là làm tốt chức năng
giám sát tối cao của Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước, trước

11


mắt tập trung vào những vấn đề bức xúc như : sử dụng vốn và tài sản của nhà
nước, chống tham nhũng, quan liêu, vấn đề bắt giam, điều tra, truy tố, xét
xử ... Mặt khác để nâng cao hiệu quả giám sát, xử lý kịp thời các vi phạm hiến
pháp và pháp luật trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trong thời gian
Quốc hội không họp, cần phải có chương trình, kế hoạch giám sát hàng năm
của Quốc hội, tăng thẩm quyền cho UB thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân
tộc và các Uỷ ban của Quốc Hội trong lĩnh vực giám sát. Về lâu dài cần thành
lập Hội đồng giám sát Hiến pháp với chức năng và quyền hạn giống như Tòa
án Hiến pháp ở một nước, có nhiệm vụ xem xét và trình UB thường vụ Quốc
hội khi Quốc hội không họp, Quyết định về tính hợp Hiến của các văn bản
pháp quy do Chính phủ, Chủ tịch nước, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao ban hành trong thời gian Quốc hội không họp.
-

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan hành chính

nhà nước.
-


Phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh những vi phạm pháp luật,

bảo đảm mọi vi phạm pháp luật khơng thốt khỏi bị xử lý. Bảo đảm nguyên
tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Xử lý đúng người đúng tội trước
pháp luật, không thể xảy ra trường hợp bao che. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh
chống tệ nạn tham nhũng trong cơ quan nhà nước, tổ chức Đảng, xã hội.
-

Kiện toàn các cơ quan quản lý nhà nước về tư pháp : về công tác

này, Nghị quyết ĐH IX đã xác định rõ một số giải pháp, đổi mới cụ thể như :
một là cải cách, kiện toàn và nâng cao hoạt động của các cơ quan tư pháp theo
nguyên tắc :
1. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, làm tốt các công tác điều tra, bắt
giam, giữ, truy tố, xét xử, không để xảy ra những trường hợp oan sai.
2. Viện kiểm sát nhân dân không thực hiện chức năng kiểm sát chung
mà tập trung làm tốt chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.

12


3. Sắp xếp lại hệ thống Tòa án nhân dân, phân định thẩm quyền một
cách hợp lý .
4. Tổ chức lại các cơ quan điều tra theo nguyên tắc gọn đầu mối, có sự
chỉ đạo tập trung thống nhất; Kiện toàn cơ quan thi hành án và thành lập cảnh
sát tư pháp; cải cách và kiện toàn các cơ quan bổ trợ tư pháp, cơ quan quản lý
hành chính tư pháp.
-

Giải quyết kịp thời các khiếu nại tố cáo của công dân.




Bốn là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp

chế:
Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong công tác pháp chế là nhân tố
quyết định việc tăng cường pháp chế XHCN ở nước ta. Đảng lãnh đạo công
tác pháp chế nhưng không bao biện, làm thay cho cơ nhà nước mà sự lãnh đạo
ấy thể hiện thông qua:+ Đảng đề ra chủ trương, phương hướng xây dựng pháp
luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật trong từng thời kỳ của sự
nghiệp đổi mới.+ Đảng chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ là công tác pháp chế,
giáo dục năng cao ý thức pháp luật cho đảng viên. + Đảng kiểm tra các tổ
chức Đảng và đảng viên chấp hành đường lối chính sách của Đảng, pháp luật
của nhà nước; kết hợp chặt chẽ sự kiểm tra của Đảng với công tác thanh tra
nhà nước, thanh tra nhân dân nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết
điểm, kịp thời xử lý đảng viên vi phạm pháp luật.
5. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tăng cường pháp chế
xa hội chủ nghĩa
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và
nhân dân ta, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam đã khai sinh và xây
dựng Nhà nước ta đồng thời hình thành và phát triển nên pháp luật Việt
Nam.Thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lê nin – Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá
cao vai trị của pháp luật, trong cơng cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng

13


chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Luận điểm sâu sắc của Hồ Chủ Tịch về xây dựng
pháp luật, lê lối làm việc và cuộc sống mẫu mực tuân theo pháp luật của

người, thể hiện qua những câu nói đơn giản, dễ hiểu, là những bài học lớn đối
với cán bộ, nhân dân ta đồng thời là những đóng góp quý báu cho lý luận về
Nhà nước và pháp luật ở nước ta và thế giới. Tư tưởng về luật pháp của Hồ
Chủ tịch được nêu lên từ nhiều thập kỷ, đến nay vẫn mang tính chất thời sự
tác dụng vẫn còn nguyên vẹn.Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa là một yêu cầu cấp thiết được Đảng đề ra theo
hướng chỉ đạo của Hồ Chủ Tịch, để nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước
và bảo đảm quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động.
Từ sau đại hội lần thứ VI của Đảng, đất nước ta có những biến đổi rõ rệt trên
nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội . Nhưng tình hình kinh tế xã hội
cịn khó khăn, gay gắt, kỷ cương pháp luật trong quản lý Nhà nước cịn bị
bng lỏng . Việc thể chế hố đường lối, chính sách chậm chạp, pháp luật
chưa thực sự được tuân theo và chấp hành nghiêm chỉnh. Để củng cố và tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Quan
điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước được thể hiện qua cá văn kiện …Sau khi
Nhà nước ban hành pháp luật về việc tổ chức thực hiện pháp luật giữ vị trí
quan trọng. Việc quan trọng mà Đảng vầ Nhà nước quan tâm là phải giáo dục
nâng cao ý thức pháp luật được Đảng ta nhấn mạnh trong báo cáo chính trị tại
đại hội VI: “Coi trọng cơng tác giáo dục, tun truyền, giải thích pháp luật.
Đưa việc dạy pháp luật vào hệ thống các trường của Đảng, của nhà nước (kể
cả các trường phỏ thơng và đại học) của các đồn thể nhân dân”. Trong bài
phát biểu tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khố VIII, đồng chí Nguyễn Văn Linh
cố vấn BCH Trung ương Đảng đã nhấn mạnh: “Việc soạn thảo và thông qua
luật pháp cũng như các Nghị quyết lớn dù quan trọng nhưng cũng chỉ là phần
đầu của cơng việc, khó khăn lớn nhất là đưa chúng vào cuộc sống, biến chúng
thành hoạt động thực tiễn hàng ngày của quảng đại quần chúng”. Pháp chế xã
hội chủ nghĩa đảm bảo kỷ cương, duy trì tật tự xã hội phải kịp thời đấu tranh
14



kiên quyết với những hành vi, vi phạm pháp luật và tội phạm. Đảng cộng sản
Việt Nam là người “lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội”, nhưng sự lãnh đạo
của Đảng cũng không tách rời nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trong
cương lĩnh của Đảng đã ghi: “Đảng lãnh đạo, hệ thống chính trị, đồng thời là
một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng liên kết mật thiết với nhân dân, chịu sự
giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Trong báo cáo chính trị tại đại hội VII của Đảng chỉ rõ: “Tiếp tục tiến hành
cương quyết và thường xuyên cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Phương
hướng cơ bản để khắc phục tệ tham nhũng là phải xây dựng và hoàn chỉnh bộ
máy cơ chế quản lý và pháp luật, xử lý nghiêm minh những người vi phạm”.
Theo Lê nin tính nghiêm minh của pháp luật “… Hồn tồn khơng phải ở chỗ
hình phạt đó nặng, mà ở chỗ đã phạm tội thì khơng thốt khỏi bị trừng phạt”.
2. Nội dung tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong điều kiện đổi
mới hiện nay ở nước ta
Xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một chế độ xã hội có tổ
chức, được xây dựng bằng lao động tự giác tích cực và sáng tạo của nhân dân
lao động nhằm đạt tới những mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng
và văn minh. Để đạt được những mục tiêu đó phải thường xuyên tăng cường
vai trò và phát huy hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân lao động, trong đó việc tăng cường pháp chế xã
hội chủ nghĩa có vị trí vai trị quan trọng. Tăng cường pháp chế là một quá
trình phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, phù hợp
với những điều kiên, những đặc điểm và những nhiệm vụ phải thực hiện trong
từng giai đoạn cách mạng. Vì vậy, việc tăng cường pháp chế trong giai đoạn
cách mạng hiện nay, vừa cơ bản, vừa cấpbách, trong bài phát biểu về nhiệm
vụ phát triển kinh tế – xã hội tại kỳ họp thứ X. Quốc hội khoá VIII, đồng chí
Võ Văn Kiệt – Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã
chỉ rõ “Một điều hết sức cơ bản, có ý nghĩa quyết định sự thành bại của mỗi

15



nhiệm vụ chủ trương chính sách là phải thiết lập cho được trật tự kỷ cương
theo cơ chế mới”. Tình trạng coi thường phép nước trong mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội đã nghiêm trọng đến mức nguy hiểm. Trật tự kỷ cương đã hết
sức lỏng lẻo, chẳng những đã gây thiệt hại về vật chất mà còn làm suy thối
bản chất vốn có của người Việt Nam. Nếu khơng tăng cường pháp chế, ngăn
chặn, chấn chỉnh, xố bỏ tình trạng vơ tổ chức, vơ chính phủ, vơ kỷ luật,
không chấp hành nghiêm chỉnh và đầy đủ pháp luật Nhà nước thì chảng
những sự nghiệp đổi mới khơng thực hiện được mà cịn có thể bị biến dạng
đưa xã hội tới kết quả rất xấu không lường trước được. Xuất phát từ yêu cầu
trên nội dung tăng cường pháp chế trong giai đoạn hiện này là: a- Kiện toàn
các cơ quan quản lý Nhà nước và tư pháp:Quán triệt Nghị quyết Trung ương 8
tại Hội nghịcán bộ toán quốc, đồng chí Phan Văn Khải – Phó Thủ tướng
Chính phủ nói: “Cải cách nền hành chính là trọng tâm nhưng không phải tách
rời mà phải gắn chặt với việc đổi mới hệ thống chính trị, trước hết là đổi mới
và chỉnh đốn Đảng ; kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của
cơ quan lập pháp phát huy vai trị của các đồn thể nhân dân”.Đổi mới tổ
chức và cách làm việc của Chính phủ, sẵpếp lại cán bộ, các cơ quan ngang bộ,
các cơ quan thuộc Chính phủ một cách hợp lý gọn nhẹ. Sửa đổi cơ cấu tổ
chức, phương thức hoạtđộng và chế độ làm việc của UBND các cấp, sắp xếp
lại các Sở, Phòng, Ban chun mơn một cáh hợp lý gọn nhẹ, có hiệu quả.Việc
kiện toàn các cơ quan quản lý Nhà nước và tư pháp phải gắn liền với việc đào
tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp cán bộ quản lý Nhà nước và xét xử. Cán bộ
quản lý Nhà nước và cán bộ tư pháp nhất thiết phải là những người nắm vững
pháp luật, để quản lý Nhà nước theo đúng pháp luật Nhà nước, phải đấu tranh
khắc phục những nhận thức không đúng đắn, không đầy đủ về pháp luật, pháp
chế xã hội chủ nghĩa.b. Đẩy mạnh xây dựng pháp luật và hoàn chỉnh hệ thống
pháp luật.Pháp luật xã hội chủ nghĩa là tiền đề của pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Muốn tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và quản lý xã hội bằng pháp luật,

phải có một hệ thóng pháp luật tương đối hồn chỉnh và đồng bộ.Hiện nay,
16


trong xã hội còn nhiều những quan hệ xã hội cần sự điều chỉnh của pháp luật,
nhưng chưa có pháp luật để điều chỉnh; trong số những văn bản đã có, cịn
nhiều văn bản dưới luật hoặc chồng chéo, hoặc lỗi thời, tình hình đó địi hỏi
chúng ta phải “Từng bước bổ xung và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật”, phải
đẩy mạnh hơn nữa cơng tác hệ thống hố pháp luật, loẩi ngồi hệ thống pháp
luật những văn bản khơng cịn thích hợp với thực tế cuộc sống, đồng thời chú
trọng việc xây dựng và ban hành những đạo luật mới nhất là các đạo luật lệ về
kinh tế, về an ninh xã hội; trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng pháp
luật, điều hết sức quan trọng là pháp luật phải phản ánh đúng quy luật khách
quan và nhu cầu xã hội xã hội chủ nghĩa, phản ánh đúng và phù hợp với
đường lối, chính sách của Đảng và có thể thực hiện được trong thực tế cuộc
sống xã hội đang phát triển.Xây dựng pháp luật phải theo đúng thẩm quyền
được quy định trong Hiến pháp, đồng thời phải bảo đảm mở rộng dân chủ xã
hội chủ nghãi.Cần phải tránh khuynh hướng cho rằng kinh tế – xã hội ta còn
biến động, phải chăng chỉ xây dựng những văn bản pháp luật mang tính chất
định hướng chung. Nhưng cũng cần phải tránh những quan điểm ban hành
pháp luật không thếit thực đối với cuộc sống và quan điểm lấy chủ trương,
chính sách của Đảng thay cho pháp luật của Nhà nước. Quan điểm này cho
rằng đường lối, chính sách của Đảng linh hoạt để vận dụng sáng tạo hơn pháp
luật Nhà nước.Để mọi người thực hiện tốt pháp luật, trước hết phải đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm mục đích hình thành cho mọi
người có ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa, ý thứ pháp luật là tiên đề tư tưởng
trực tiếp nhất cho việc xây dựng và thự hiện pháp luật. Đưa việc dạy pháp luật
vào hệ thống các trường của Đảng, Nhà nước, kể cả trường phổ thông, trung
học, đại học, các trường của đoàn thể, cán bộ quản lý các cấp, các ngành từ
Trung ương đến cơ sở, đơn vị phải có kiến thức quản lý hành chính và hiểu

biết về pháp luật, pháp chế. Cần sử dụng nhiều hình thứ và biện pháp để giáo
dục nâng cao ý thức pháp luật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân. Các cấp,
các ngành, các đơn vị cởơ phải thường xuyên lo củng cố, kiện toàn tổ chức
17


pháp chế để tạo điều kiện cho việc nắm vững và chấp hành nghiêm chỉnh
những chế độ quy định của Nhà nước ban hành.Phải bảo đảm tuân thủ, thi
hành vấp dụng đúng đắn pháp luật. Tuân thủ là tự kiềm chế không vi phạm
điều cấm thực hiện của pháp luật. Sử dụng là thực hiện các quyền mà pháp
luật cho phép. Thi hành là thực hiện nghĩa vụ pháp lý. Áp dụng pháp luật là
đặc quyền của các cơ quan Nhà nưcớ có thẩm quyền, áp dụng pháp luật là
hành vi của các cơ quan Nhà nước mà chủ yếu là cơ quan hành chính Nhà
nước và tài phán. Nhà nước, để ban hành các quyết định cá biệt dưới hình
thức văn bản cá biệt hoặc văn nỏia lệnh, đưa ra một tình trạng pháp lý cho
cơng dân hoặc tổ chức công dân, tổ chức Nhà nước, là sự cho phép, cấm
đoán, bắt buộc hành động, quy định điều kiện, chế tài v.v… Các quyết định cá
biệt có tính đơn phương và chấp hành, buộc thi hành ngay, trong trường hpj
cần thiết cơ quan có thẩm quyền huy động cơng lực để cưỡng chế thi hành các
quyết định cá biệt đo, áp dụng pháp luật là hoạt động không thể thiếu được
trong tổ chức thực hiện pháp luật và bảo đảm pháp chế. Thực hiện pháp luật
phải bảo đảm nguyên tắc : cơng dân được làm tấtcả những gì mà pháp luật
khơng cấm, cịn Nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép.
Tăng cường cơng tác kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật: Quản lý nhà
nước là sự tác động có tổ chức, có hệ thống bằng pháp luật nhằm điều chỉnh
có hiệu lực, hiệu quả các quan hệ xã hội theo ý chí của Nhà nước. Trong quá
trình tác động điều chỉnh pháp luật Nhà nước phải thường xuyên tiến hành
công tác kiểm tra, giám sát loại trừ những hành vi không hợp phẩp khỏi đời
sống pháp chế Nhà nước. Có thể hiểu cơng tác kiểm tra, giám sát là một khâu
nằm trong quá trình quản lý nhà nước, thiếu khâu này bất thành quản lý. Mục

đích của cơng tác kiểm tra, giám sát là phát hiện những sai sót trong q trình
thực hiện pháp luật để kịp thời uốn nắn, sửa chữa những sai sót đó. Vì vậy,
cơng tác kiểm tra, giám sát nằm trong quá trình điều chỉnh pháp luật của Nhà
nước.Kiểm tra giám sát là trách nhiệm chung của các cơ quan Nhà nước, các

18


tổ chức xã hội, cac tập thể lao động và mọi công dân, nhưng trực tiếp là các
cơ quan dân cử, các cơ quan kiểm sát, thanh tra Nhà nước, thanh tra nhân dân.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO



Giáo trình pháp luật đại cương



Wikipedia “ Tăng cường pháp chế XHCN tại Việt Nam



/>
vung-va-xu-ly-tot-moi-quan-he-giua-thuc-hanh-dan-chu-va-tang-cuongphap-che-bao-dam-ky-17510.html

20




×