Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu luận cao học quan hệ quốc tế vai trò của mỹ trong quan hệ quốc tế tại khu vực châu á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.93 KB, 20 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU1
CHƯƠNG 1 .KHÁI QUÁT VỀ MỸ VÀ KHU VỰC CHÂU Á –
THÁI BÌNH DƯƠNG3
1.1. Khái quát về Mỹ3
1.2. Khái quát về khu vực châu Á – Thái Bình Dương và tầm quan
trọng của khu vực này4
CHƯƠNG 2 . CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI KHU VỰC CHÂU Á –
THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA MỸ QUA CÁC THỜI KỲ6
2.1. Tóm tắt chính sách tiếp cận khu vực châu Á – Thái Bình Dương từ
1989-20086
2.2. Khái quát về chính sách “Xoay trục” của Mỹ đối với khu vực châu
Á – Thái Bình Dương dưới thời tổng thống Barack Obama9
2.3. Về chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ đối với
khu vực châu Á – Thái Bình Dương dưới thời tổng thống Donald Trump11
2.4. Tương lai khu vực châu Á – Thái Bình Dương dưới thời tân Tổng
thống Joe Biden13
CHƯƠNG 3. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA MỸ Ở KHU VỰC
CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG15
3.1. Cơ hội15
3.2. Thách thức16
KẾT THÚC17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO18


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quan hệ quốc tế, các nước luôn phải cân nhắc việc sử dụng sức
mạnh ngoại giao để đạt được lợi ích quốc gia. Từ đầu thế kỷ XXI cho đến
nay, quan hệ quốc tế đã và đang chịu tác động của nhiều xu thế mới, nổi bật là


xu thế tồn cầu hố, phụ thuộc lẫn nhau.
Sau khi trải qua cuộc Đại khủng hoảng năm 1929 với “Chính sách mới”
của tổng thống Roosevelt, trong nhiều năm qua Mỹ đã trở thành cường quốc
số một trên thế giới, đóng vai trị chủ đạo trong các vấn đề quan hệ quốc tế.
Sau khi Chiến tranh lạnh và trật tự hai cực Yalta kết thúc, Mỹ duy trì vị thế và
tiếp tục tham vọng trở thành siêu cường quốc số một. Là một siêu cường trên
thế giới, chính vì vậy Mỹ khơng ngừng nâng cao vai trị của mình trong các
vấn đề quan hệ quốc tế, nhất là ở các khu vực quan trọng, đặc biệt là khu vực
châu Á – Thái Bình Dương.
Thế kỷ XXI được đánh giá là thế kỷ của châu Á – Thái Bình Dương,
bởi đây là một khu vực đơng dân cư và có tốc độ phát triển nhanh, sơi động
nhất thế giới hiện nay với sự hấp dẫn khó cưỡng trên mọi khía cạnh, từ chiến
lược tới kinh tế. Do đó, gần như tất cả các nước lớn trên thế giới, bao gồm cả
Mỹ, đều chú trọng và có sự điều chỉnh chiến lược đối với khu vực có tầm
quan trọng đặc biệt này.
Vì vậy, em chọn đề tài này với mong muốn tìm hiểu về vai trị của Mỹ
trong quan hệ quốc tế tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là
trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm tìm hiểu về Mỹ và khu vực châu Á – Thái Bình Dương, các
chính sách của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, vai trị của
Mỹ trong quan hệ quốc tế ở khu vực này.
1


3. Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết thúc và tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm có 3
chương.
Vì tài liệu tham khảo rất ít và nhiều vấn đề em không hiểu nên bài làm
sẽ không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự phản hồi và góp ý từ

cơ để bài làm của em được hồn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô!

2


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ MỸ VÀ KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

1.1. Khái quát về Mỹ
Mỹ, hay Hoa Kỳ (tên chính thức: Hợp chúng quốc Hoa Kỳ) là một
quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang trong đó Tổng thống, Quốc
hội và Tồ án cùng nắm giữ và chia sẻ quyền lực của chính quyền liên bang
theo Hiến pháp. Nước Mỹ gồm 3 bộ phận lãnh thổ: bộ phận lớn nhất gồm 48
bang, nằm giữa lục địa Bắc Mỹ; bộ phận thứ hai là bang Alaska nằm ở Tây
Bắc lục địa Bắc Mỹ; bộ phận thứ ba là quần đảo Hawaii (bang Hawaii) nằm
giữa Thái Bình Dương.
Mỹ là nước có diện tích lớn thứ ba trên thế giới, sau Nga và Canada,
với 9.83 triệu km2. Mỹ cũng đứng thứ ba trên thế giới về dân số, với hơn 330
triệu người, sau Trung Quốc và Ấn Độ. Về kinh tế, theo Ngân hàng Thế giới
(WB), với GDP danh nghĩa năm 2019 là hơn 21 nghìn tỷ USD, Mỹ chiếm vị
trí số một thế giới.
Nước Mỹ với lịch sử hơn 200 năm phát triển mà dấu mốc là ngày 04-71776 khi 13 thuộc địa của Vương quốc Anh đã ra Tun ngơn độc lập chính
thức, đây chính là thành quả của cuộc đấu tranh giành độc lập trong cuộc đấu
tranh chống lại đế quốc Anh, và đây cũng là cuộc đấu tranh thuộc địa giành
độc lập đầu tiên trong lịch sử loài người. Cho đến thế kỷ XIX, Mỹ đã bắt đầu
mở rộng lãnh thổ mạnh mẽ trên khăp Bắc Mỹ. Từ 13 bang ban đầu ở bờ
Đông, Mỹ đã mở rộng lãnh thổ bằng cách tiến hành nội chiến, tiêu diệt các
tộc người da đỏ, sáp nhập các vùng đất mới đồng thời thành lập các tiểu bang
mới, và đến cuối thế kỷ XIX cho đến ngày nay, lãnh thổ Mỹ đã trải dài từ bờ
Đại Tây Dương sang bờ Thái Bình Dương.


3


Sau thời kỳ “bành trướng đế quốc chủ nghĩa” với sự tham gia vào chiến
tranh Tây Ban Nha (1898), Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914-1918) và
Chiến tranh Thế giới thứ hai (1939-1945), trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”,
Mỹ đã tiến hành thực hiện các chính sách nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của
chủ nghĩa xã hội. Sau khi “chiến tranh lạnh” chấm dứt, trật tự hai cực Yalta
sụp đổ, Mỹ bắt đầu bước vào giai đoạn thiết lập trật tự thế giới mới. Là thành
viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc và là một siêu cường, Mỹ
được nhìn nhận như là một quốc gia có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn trên thế
giới.
1.2. Khái quát về khu vực châu Á – Thái Bình Dương và tầm quan
trọng của khu vực này
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương bao gồm châu Á (Đơng Á, Tây Á,
Đơng Nam Á, Trung Á, Nam Á, Bắc Á) và Thái Bình Dương. Về châu Á, đây
là châu lục lớn nhất trên thế giới với tổng diện tích hơn 44 triệu km 2, dân số
trên 4 tỷ người, khoảng một nửa dân số thế giới. Với dân số đơng cùng diện
tích rộng lớn, đây cũng là một châu lục vô cùng đa dạng về văn hóa. Về Thái
Bình Dương, đây cũng là một đại dương lớn trong số 4 đại dương trên Trái
Đất, tổng diện tích hơn 160 triệu km 2 và hơn 30000 hòn đảo nằm rải rác. Tuy
nhiên, cho đến hiện tại, việc xác định cụ thể khu vực châu Á – Thái Bình
Dương vẫn cịn gây nhiều tranh cãi do khơng có tiêu chí cụ thể để xác định
một khu vực địa lý rộng lớn, đa dạng và phức tạp như này. Khi nghiên cứu về
khu vực này, mỗi người lại sử dụng tiêu chí riêng hoặc định nghĩa riêng để
xác định, phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu..
Xét trên góc độ địa chính trị và địa kinh tế thì khu vực châu Á – Thái
Bình Dương tiếp giáp với nhiều đại dương, trong đó có Thái Bình Dương là
“cửa ngõ” nối liền nước Mỹ với thế giới. Dưới góc độ kinh tế, có thể thấy

rằng Ngân hàng Thế giới (WB) trong báo cáo về tình hình kinh tế thế giới
năm 1993 đã gọi sự tăng trưởng ở khu vực này là “Phép màu Đông Á” khi tốc
4


độ tăng trưởng kinh tế của châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn những năm
1970-1980 liên tục phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, và với diện tích lớn
cùng dân số đơng, khu vực này chính là một thị trường khổng lồ, nhất là đối
với một cường quốc như Mỹ.
Có thể khẳng định rằng, châu Á – Thái Bình Dương là một khu vực tập
hợp các quốc gia phụ thuộc chặt chẽ với nhau, cùng hướng tới sự thịnh
vượng, hịa bình, ổn định và an ninh khu vực. Khu vực châu Á – Thái Bình
Dương khơng chỉ là một trong những khu vực có dân số đơng nhất thế giới,
mà cịn là một trong những khu vực có nền kinh tế năng động và phát triển
nhất. Không chỉ vậy, châu Á – Thái Bình Dương cịn là khu vực có tiềm lực
phát triển quân sự và cả vấn đề vũ khí hạt nhân. Như vậy, châu Á – Thái Bình
Dương là một khu vực quan trọng khơng chỉ về kinh tế, văn hóa mà cịn cả về
qn sự, an ninh quốc phòng.

5


CHƯƠNG 2
CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG
CỦA MỸ QUA CÁC THỜI KỲ

2.1. Tóm tắt chính sách tiếp cận khu vực châu Á – Thái Bình
Dương từ 1989-2008
George


H.

W. Bill Clinton

Bush

George W.
Bush

(1993-2000)

(1989-1993)

(20002008)

Cách tiếp cận “Duy
chung

trì

ảnh “Can dự và mở

hưởng gia tăng rộng” (1993)

“Chiến
tranh

tồn

cầu


chiến lược Hoa Thơng báo chung chống khủng bố”
Kỳ”
an ninh Mỹ - Nhật
Chiến lược
Chiến lược lớn 1996

an ninh quốc gia

về châu Á – Thái

2002

Bình

Dương

1990
Quản trị tồn → Trật tự mới và → Khơi phục lý
cầu/ khu vực

sự siêu việt Mỹ.


Chủ



Khơi


tưởng hợp tác tồn phục chủ nghĩa

nghĩa cầu.

đơn phương.

song phương linh → Chủ nghĩa song
hoạt trong quan phương





Chủ

đa nghĩa đa phương

hệ với châu Á – phương trong quan khi có lợi ích Hoa
Thái Bình Dương. hệ với châu Á – Kỳ và chịu sự
Thái Bình Dương.

hướng dẫn của
Hoa Kỳ.

6


→ Khuyến khích

→ Tiếp cận


và duy trì dân chủ các

nước

và nhân quyền.

chủ

chốt.

minh

toàn

Liên
cầu

chống khủng bố.
An ninh

- Liên minh Mỹ - - Song phương

-

Đơn

Nhật là hịn đá → Đối tác tồn phương
tảng của kiến trúc diện và lâu dài với


Tăng
an ninh.
Nhật Bản.
cường vị thế của
- Tăng cường liên → Ổn định trên bán Hoa Kỳ ở châu Á
minh Mỹ - Hàn.

Thái
Bình
đảo Triều Tiên.
- Tăng cường hợp → Cải thiện quan Dương trên cơ sở
lợi ích quốc gia.
tác với Úc.
hệ với Trung Quốc.
- Giảm qn đội ở → Bình thường hóa
châu Á – Thái quan hệ với Việt phương
Bình
xuống
100000

Dương Nam.
cịn
→ Ổn


định



Campuchia.

→ Khơng tiếp tục
giảm quân đội ở
châu Á – Thái Bình
Dương
- Đa phương

Song

Hệ

thống liên minh
song phương: Mỹ
- Nhật, Mỹ - Hàn.
-

Đa

phương


Liên

minh tay ba thật
sự Mỹ - Nhật –

→ Quan hệ chặt Hàn với Úc là đối
chẽ với ASEAN.
tác nổi bật.
7



→ Ủng hộ tích cực



các đối thoại an minh
ninh

khu

đặc

Liên
biệt

vực chống khủng bố.

(ARF).



Quan

→ Hợp tác khu vực tâm chung trog
thực thi không phổ ASEAN và APEC
biến hạt nhân và với tư cách là
hạn chế bn bán động lực cơ bản
vũ khí.

cho sự gắn


kết

khu vực.
Kinh tế

- Song phương

- Song phương

- Đồng ý

→ Giảm thâm hụt → Giảm thâm hụt cho Trung Quốc,
buôn án với Nhật buôn bán với Nhật Việt Nam gia
và Trung Quốc.

nhập WTO.

và Trung Quốc.

- Mở các

→ Tự do hóa → Tăng cường dân

quan hệ thương chủ thị trường tự cuộc đàm phàn
mới về thương
mại
do.
→ Quy chế tối → Tự do hóa quan
huệ


quốc

Trung Quốc.

cho hệ ngoại thương.
→ Chống khủng
hoảng châu Á.
- Đa phương
→ Tăng cường tự
do

thương

mại

bằng cách tham gia
tích cực vào các
diễn đàn khu vực
8

mại.
- Khu vực
mậu dịch tự do
châu Mỹ (FTTA).


(APEC).
→ Chống khủng
hoảng


tài

chính

châu Á dưới sự
hướng

dẫn

của

IMF.
Nguồn: Giáo trình quan hệ quốc tế khu vực châu Á -Thái Bình
Dương, tr.62-63)
Về cơ bản, các chính sách trên đều có mục tiêu cơ bản là tăng cường sự
hiện diện của Mỹ tại khu vực, gia tăng vai trò của Mỹ trong việc lãnh đạo duy
trì trật tự khu vực.
2.2. Khái qt về chính sách “Xoay trục” của Mỹ đối với khu vực
châu Á – Thái Bình Dương dưới thời tổng thống Barack Obama
2.2.1. Mục tiêu của chính sách “Xoay trục”
Trong thời kì mà nền kinh tế châu Á đang trỗi dậy và phát triển mạnh
mẽ, đặc biệt là Trung Quốc, và nền kinh tế nước Mỹ lại đang chịu tác động từ
cuộc khùng hoảng năm 2008, nước Mỹ thực sự cần có chính sách rõ ràng và
cụ thể nhằm ứng phó với tình hình lúc đó. Sau khi thắng cử và lên cầm quyền,
Tổng thống Barack Obama đã đặt châu Á - Thái Bình Dương lên ưu tiên cao
nhất trong chính sách đối ngoại của Mỹ, chính sách này sau đó được biết đến
với tên gọi là chính sách “Xoay trục”. Với chính sách này, chính quyền Tổng
thống Obama hướng đến việc tiếp tục duy trì vị thế lãnh đạo, ngăn chặn chủ
nghĩa bá quyền khu vực, đồng thời đảm bảo lợi ích quốc gia trên mọi lĩnh vực

cũng như duy trì một trật tự khu vực theo đúng ý chí của Mỹ.
Chính sách “Xoay trục” của Tổng thống Obama nhấn mạnh vai trò của
hợp tác, đặc biệt là với Trung Quốc. Mỹ mong muốn thiết lập một khuôn khổ
khu vực được xây dựng dựa trên các nguyên tắc do chính Mỹ lập ra, đặt
9


Trung Quốc cùng với các nước khác trong khu vực châu Á – Thái Bình
Dương phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề toàn cầu, đem lại sự ổn định
dài lâu cho khu vực.
2.2.2. Khái quát nội dung chính sách
Về kinh tế, chính sách chú trọng thúc đẩy hợp tác kinh tế, mở rộng
quan hệ thương mại và đầu tư với các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái
Bình Dương, đồng thời xúc tiến việc mở rộng các hiệp định thương mại tự do,
đặc biệt trong đó có Hiệp định đối tác xun Thái Bình Dương (TPP). Với
việc tham gia và giữ vai trò lãnh đạo TPP, mục đích của Mỹ chính là hình
thành một thỏa thuận khu vực với các tiêu chuẩn cao có lợi cho Mỹ, đồng thời
đem lại những cơ hội tiếp cận tới các quốc gia thành viên trong khu vực châu
Á – Thái Bình Dương, gia tăng sức ảnh hưởng tại khu vực.
Về ngoại giao, chính quyền Tổng thống Obama tập trung củng cố, tăng
cường và thắt chặt các mối quan hệ ngoại giao với các nước, đặc biệt là các
nước đồng minh tại khu vực như Nhật, Hàn, Úc, v.v... hay các nước đối tác
quan trọng như Ấn Độ, Singapore, v.v… nhằm đẩy mạnh hợp tác toàn diện
trên mọi lĩnh vực. Ngồi ra, Mỹ cịn xây dựng, tham gia và can dự các thể chế
đa phương như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC),
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), v.v… với vai trò gắn kết, đảm
bảo tuân thủ luật pháp quốc tế và giải quyết các vấn đề xuyên quốc gia, nhằm
tạo lòng tin và gia tăng sức ảnh hưởng tới thể chế đa phương mà Mỹ tham gia
hoặc có can dự. Bên cạnh đó, Mỹ đặc biệt tiếp cận Trung Quốc bằng “sức
mạnh thông minh”, nhằm tạo dựng mối quan hệ Mỹ - Trung với mục đích

ràng buộc Trung Quốc với trách nhiệm của một quốc gia trong các vấn đề về
khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đảm bảo thúc đẩy sự phát triển của khu
vực, hướng tới sự thịnh vượng, hịa bình, ổn định và an ninh khu vực.
Về an ninh quân sự, chính quyền nước Mỹ dưới thời Tổng thống
Obama đã tái phân bổ nguồn lực trên toàn cầu, thúc đẩy các cơ cấu an ninh
10


quân sự đa phương nhằm đảm bảo an ninh khu vực và tự do hàng hải. Đồng
thời, việc gia tăng hợp tác quân sự còn là để ràng buộc Trung Quốc với trách
nhiệm tuân thủ luật pháp quốc tế, hạn chế các hành vi hung hăng trong khu
vực châu Á – Thái Bình Dương. Triển khai chính sách qn sự ở châu Á –
Thái Bình Dương, Mỹ đã thực hiện: triển khai tái bố trí qn sự tồn cầu,
trong đó phân bổ 60% lực lượng ở Thái Bình Dương; mở rộng và duy trì các
căn cứ quân sự trên lãnh thổ các nước đồng minh; hợp tác quân sự với các
nước đồng minh, các đối tác; tìm cách thức giải quyết các vấn đề an ninh ở
khu vực.
Kết quả, nước Mỹ dưới thời Tổng thống Obama đã đạt được mục đích
của chính sách “Xoay trục”, đó là tiếp tục duy trì vị thế lãnh đạo và tạo sự tin
tưởng từ các quốc gia trong khu vực, gia tăng sự hiện diện của Mỹ tại khu vực
châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, vai trò và vị thế của Mỹ tại khu vực
này khơng hồn tồn đạt được như kỳ vọng, nguyên nhân chủ yếu chính là do
cách thức tiếp cận đối với Trung Quốc của Mỹ quá mềm mỏng, thiếu sự cứng
rắn, khiến cho những hành động can dự vào các thể chế đa phương ở châu Á
– Thái Bình Dương của Mỹ bị Trung Quốc can thiệp và cản trở phần nào.
2.3. Về chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ đối
với khu vực châu Á – Thái Bình Dương dưới thời tổng thống Donald
Trump
2.3.1. Mục tiêu của chính sách
Thắng cử và trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, Tổng thống

Donald Trump sau khi lên cầm quyền đã tiếp tục chính sách đối với khu vực
châu Á – Thái Bình Dương với mục tiêu vẫn là gia tăng ảnh hưởng của Mỹ ở
khu vực này, nhưng vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ đã mở rộng thuật ngữ
lên thành Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Sự mở rộng thuật ngữ này cũng
chính là sự điều chỉnh chính sách của Mỹ. Chính sách mới này chính thức
11


được biết đến với tên gọi: "Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương: Tự do và Rộng
mở" (Free and Open Indo Pacific). Mặc dù mục tiêu cơ bản vẫn giống như
chính sách “Xoay trục” là duy trì vị thế lãnh đạo của Mỹ và ngăn chặn chủ
nghĩa bá quyền khu vực, nhưng chính sách mới dưới thời Tổng thống Donald
Trump lại thay đổi cách tiếp cận và thực hiện chính sách, đặc biệt là với Trung
Quốc.
Với Trung Quốc, thay vì lựa chọn tiếp cận bằng biện pháp ơn hịa và
nhấn mạnh việc hợp tác, xen lẫn cạnh tranh như chính sách “Xoay trục” của
cựu Tổng thống Obama, Tổng thống Trump lại trực tiếp xác định Trung Quốc
chính là đối thủ cạnh tranh đe dọa đến lợi ích của Mỹ, đồng thời nhấn mạnh
vào cách tiếp cận đầy cạnh tranh, răn đe và kiềm chế.
2.3.2. Khái quát nội dung chính sách
Về kinh tế, chính sách vẫn chú trọng thúc đẩy hợp tác kinh tế, mở rộng
quan hệ thương mại và đầu tư với các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương,
nhưng thực hiện đàm phán lại hoặc ký mới các hiệp định thương mại tự do.
Đồng thời, chính quyền Tổng thống Trump tập trung tăng cường hợp tác kinh
tế song phương nhưng không chú trọng hợp tác đa phương nếu khơng có lợi
cho Mỹ, có thể kể đến như việc rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương ngay sau khi Tổng thống Trump lên cầm quyền.
Về ngoại giao, chính quyền Tổng thống Trump đã đặt cơ chế hợp tác
bốn nước (QUAD) bao gồm: Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và Mỹ với sự bổ trợ từ các
mối quan hệ song phương với các nước đối tác chủ chốt như Việt Nam,

Myanmar, Sri Lanka, v.v… Trong đó, QUAD là trọng tâm của chính sách,
chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương: Tự do và Rộng mở”. Với
Trung Quốc, Tổng thống Trump ln coi đó là sự đe doạ đối với lợi ích của
Mỹ, vì vậy, chính quyền Tổng thống Trump đã thực thi nhiều chính sách cứng
rắn nhằm vào Bắc Kinh, như đánh thuế hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu qua
Mỹ, hay các cáo buộc liên quan tới Trung Quốc như cáo buộc gây ra đại dịch
12


COVID-19. Dưới thời Tổng thống Trump, quan hệ Mỹ - Trung trở nên vô
cùng gay gắt, đặc biệt trong năm 2020 Mỹ đã đóng cửa Đại sứ quán Trung
Quốc tại Houston, đáp trả, Trung Quốc đã đóng cửa Tổng lãnh sự quán Mỹ ở
Thành Đô. Căng thẳng Mỹ - Trung leo thang, quan hệ hai nước rơi xuống
mức thấp nhất trong nhiều thập niên qua. Điều này cũng đã ảnh hưởng khơng
nhỏ tới tình hình khu vực châu Á – Thái Bình Dương thời điểm đó.
Về an ninh qn sự, chính quyền Tổng thống Trump đẩy mạnh đầu tư
lực lượng và các hoạt động quân sự, gia tăng chi phí cho các hoạt động quân
sự nhằm răn đe các hành động đe dọa đến tự do hàng hải, đặc biệt là đe dọa
đến lợi ích quốc gia của Mỹ như khơng dính líu trực tiếp tới các xung đột và
chiến tranh.
Kết thúc 4 năm cầm quyền, mặc dù đạt được mục đích cơ bản là duy trì
vị thế lãnh đạo của Mỹ, ngăn chặn chủ nghĩa bá quyền khu vực châu Á – Thái
Bình Dương (ngăn cản sự bánh trướng của Trung Quốc), và gia tăng vai trò
của Mỹ trong lãnh đạo duy trì trật tự khu vực, nhưng cách thực hiện chính
sách một cách quá cứng rắn, đặc biệt nhằm thẳng vào Trung Quốc cũng như
cách xử lý, ứng phó trước đại dịch COVID-19 đã làm giảm sự tin tưởng đối
với Mỹ từ các quốc gia trong khu vực, cũng như tạo ra các tác động tiêu cực
khác.
2.4. Tương lai khu vực châu Á – Thái Bình Dương dưới thời tân
Tổng thống Joe Biden

Joe Biden thắng cử và trở thành Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ đánh
dấu sự trở lại của Mỹ trong các hoạt động hợp tác đa phương về các vấn đề toàn
cầu. Trong Hướng dẫn Chiến lược An ninh quốc gia tạm thời được công bố vào
cuối tháng 2-2021, Tổng thống Joe Biden đã nêu rõ: "Lợi ích quốc gia quan
trọng của Washington gắn liền với mối quan hệ sâu sắc với Ấn Độ Dương-Thái
Bình Dương, châu Âu và Tây Bán cầu", đồng thời trong buổi điện đàm của

13


QUAD, chính quyền Tổng thống Joe Biden cùng khẳng định cam kết “thúc đẩy
khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.
Tổng thống Mỹ Biden khẳng định sẽ dốc tồn lực để khơi phục vị thế
và uy tín của đất nước mình với các đồng minh, đối tác trong khu vực, cũng
như khẳng định Mỹ sẽ tái tham gia hợp tác quốc tế các thể chế đa phương,
đặc biệt trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đồng thời, vị Tổng thống
thứ 46 của Mỹ cũng tuyên bố đặt nước Mỹ trở lại vị trí đầu bảng, gia tăng vai
trị của Mỹ trong các vấn đề quan hệ quốc tế, các thể chế đa phương. Đối với
một khu vực quan trọng như châu Á – Thái Bình Dương, việc Tổng thống Mỹ
Biden sẵn sàng tham gia và tăng cường hợp tác với các đối tác châu Á – Thái
Bình Dương sẽ tạo ra tác động ngay lập tức, đặc biệt là kể từ khi cựu Tổng
thống Trump bỏ qua các hội nghị thượng đỉnh của khu vực và các cuộc họp đa
phương quan trọng trong thời gian cầm quyền.
Chuỗi các cuộc gặp trực tiếp cấp cao được lên kế hoạch sớm trong
nhiệm kỳ của giới chức cấp cao Mỹ báo hiệu chính sách đối ngoại của
Washington dưới thời Tổng thống Joe Biden sẽ gia tăng ưu tiên đối với khu
vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đặc biệt trong bối cảnh Washington
đang coi Bắc Kinh là “đối thủ cạnh tranh duy nhất có khả năng kết hợp sức
mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để tạo ra thách thức lâu dài
đối với hệ thống quốc tế ổn định và cởi mở”. Trong các tuyên bố của mình,

Tổng thống Mỹ Biden đã tránh sử dụng thuật ngữ “Ấn Độ Dương – Thái Bình
Dương” như ngầm khẳng định tránh xa quan điểm chống lại Trung Quốc một
cách cứng rắn như dưới thời cựu Tổng thống Trump, mặc dù Tổng thống Mỹ
Biden cũng đã thề sẽ “cứng rắn” với Trung Quốc.
Trong bối cảnh thời kỳ hậu chính quyền Trump, khi mà Mỹ đã rút khỏi
các hiệp định và thể chế đa phương như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương (hiện nay là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương) và căng thẳng Mỹ - Trung leo thang, nhiều người tin rằng Mỹ đã tụt
14


hậu so với Trung Quốc về tầm ảnh hưởng trong khu vực châu Á – Thái Bình
Dương. Việc Mỹ dự đoán trở lại chủ nghĩa đa phương hợp tác ở châu Á - Thái
Bình Dương sẽ là liều thuốc giải độc đáng hoan nghênh cho vấn đề ngoại giao
quốc tế mang tính giao dịch cao và khó hiểu của cựu Tổng thống Mỹ Donald
Trump. Tuy nhiên, thành công của việc này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chất
lượng của mối quan hệ với Trung Quốc cũng như khả năng của Mỹ trong việc
tham gia hợp tác với các đối tác trong khu vực.

15


CHƯƠNG 3
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA MỸ Ở KHU VỰC
CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

3.1. Cơ hội
Dựa trên tiềm năng quân sự, Mỹ vẫn có nhiều khả năng và cơ hội trong
việc lãnh đạo duy trì trật tự khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đặc biệt
trong lĩnh vực an ninh và tự do hàng hải, trong bối cảnh khu vực này đang

chịu sự tác động về tham vọng bành trướng của Trung Quốc, những hành
động mang tính thách thức các quy tắc quốc tế về hàng hải của Trung Quốc
chính là cơ hội để Mỹ - một quốc gia vốn là một cường quốc có thêm cơ sở để
thúc đẩy tăng cường hợp tác với các đồng minh, đối tác trong khu vực nhằm
ngăn chặn và đối phó với Trung Quốc, duy trì trật tự an ninh khu vực châu Á
– Thái Bình Dương.
Ngồi ra, Mỹ hồn tồn có thể đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại ở các
quốc gia trong khu vực nhằm thay thế dòng vốn Trung Quốc vốn thống trị thị
trường đầu tư khu vực này, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Điều
này sẽ gián tiếp giảm sự phụ thuộc của các quốc gia này vào nguồn vốn của
Trung Quốc, từ đó hạn chế tham vọng bành trướng và mở rộng tầm ảnh
hưởng của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh quốc tế hiện nay khi châu Á – Thái Bình
Dương với dân số chiếm hơn một nửa dân số thế giới, là khu vực có tốc độ
phát triển nhanh, sôi động nhất thế giới hiện nay với sự hấp dẫn khó cưỡng
trên mọi khía cạnh, từ chiến lược tới kinh tế thì việc liên minh và hợp tác
trong khu vực này sẽ mang lại nhiều cơ hội cho Mỹ và cả các quốc gia trong
khu vực nhằm xây dựng và đảm bảo trật tự an ninh khu vực châu Á – Thái
Bình Dương.
16


3.2. Thách thức
Thách thức đầu tiên chính là trong bối cảnh hiện tại, khi mà phạm vi và
mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương
ngày càng gia tăng, vì vậy sẽ rất khó cho Mỹ nếu muốn tiếp tục duy trì vị thế
lãnh đạo và gia tăng sự hiện diện của Mỹ cũng như tạo sự tin tưởng từ các
quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đối đầu trực diện với
Trung Quốc sẽ gây tổn thất cho Mỹ nếu điều đó thực sự xảy ra, nhưng nếu
quá mềm mỏng và lựa chọn hợp tác thì sẽ khó có thể ngăn cản tham vọng tiếp

tục bành trướng và gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực châu Á –
Thái Bình Dương.
Thách thức thứ hai chính là lợi ích quốc gia. Dưới thời Tổng thống
Trump, lợi ích quốc gia được đặt lên hàng đầu với khẩu hiệu “America First”
– “Nước Mỹ trên hết”, Mỹ đã rút khỏi các Hiệp định và thể chế đa phương
nếu chúng không cân bằng về lợi ích hoặc khơng có lợi cho Mỹ. Điều này đã
khiến nảy sinh xung đột trong các vấn đề về lợi ích quốc gia trong mối quan
hệ hợp tác song phương và đa phương, dẫn đến sự bất đồng trong mối quan
hệ hợp tác. Bất đồng và xung đột trong quan hệ hợp tác quốc tế trong khu vực
châu Á – Thái Bình Dương dẫn tới sự liên minh hay hợp tác không chặt chẽ
giữa Mỹ và các quốc gia trong khu vực, thậm chí căng thẳng, rạn nứt quan hệ
giữa Mỹ và các quốc gia thuộc châu Á – Thái Bình Dương, và vơ tình gián
tiếp tạo cơ sở cho Trung Quốc thay chân Mỹ trong các mối quan hệ trên và
tiếp tục tham vọng bành trướng của mình.

17


KẾT THÚC

Châu Á – Thái Bình Dương là một khu vực dân cư đông đúc với số dân
chiếm một nửa dân số thế giới cùng vị trí địa chiến lược vơ cùng quan trọng,
đây cũng là khu vực có tốc độ phát triển nhanh và năng động nhất thế giới
hiện nay. Do đó, gần như tất cả các nước lớn trên thế giới, bao gồm cả Mỹ,
đều khó có thể cưỡng lại sức hấp dẫn trên mọi khía cạnh tới từ khu vực châu
Á – Thái Bình Dương và hầu như các nước lớn đều chú trọng và có sự điều
chỉnh chiến lược đối với khu vực có tầm quan trọng đặc biệt này. Đại sứ Việt
Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh tại cuộc bầu cử Mỹ 2020 đã bày tỏ “Cái chung
nhất của nước Mỹ, dù là dưới thời ông Donald Trump hay trước đó là Obama
và bây giờ là Joe Biden thì, khu vực châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là

khu vực địa chiến lược của Mỹ”.
Với vị thế lãnh đạo và mục tiêu duy trì sự lãnh đạo này tại một khu vực
quan trọng như châu Á – Thái Bình Dương, vai trị của Mỹ không chỉ là ổn
định an ninh trật tự khu vực mà còn là một yếu tố quan trọng của sự hợp tác
liên minh chặt chẽ trong khu vực. Đồng thời, ngăn chặn chủ nghĩa bá quyền
khu vực, ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Quốc và hạn chế ảnh
hưởng của Trung Quốc tới châu Á – Thái Bình Dương khơng chỉ là mục tiêu
của Mỹ, mà Mỹ cũng chính là một yếu tố quyết định trong việc hạn chế ảnh
hưởng của Trung Quốc tới khu vực này.

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS. Phạm Quang Minh, Giáo trình Quan hệ quốc tế ở khu vực
châu Á – Thái Bình Dương, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014.
2. Nguyễn Đăng Khoa, Chính sách đối ngoại của Mỹ tại khu vực châu
Á – Thái Bình Dương dưới thời Tổng thống Barack Obama và Donald
Trump: Những điểm tương đồng và khác biệt, Tạp chí Khoa học và Công
nghệ Đại học Khoa học Tự nhiên, đăng ngày 5/12/2020.
3. Lan Phương, bài viết “Tổng thống Joe Biden sẽ gia tăng ưu tiên với
khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương?” trên trang báo mạng điện tử Báo
Thế giưới và Việt Nam
/>4. See Seng Tan, bài viết “Opinion – Multilateralism and the AsiaPacific under a Biden Presidency” trên trang E-International Relations
o/2020/11/21/opinion-multilateralism-and-the-asiapacific-under-a-biden-presidency/

19




×