Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Tác động của phát triển tài chính và khu vực sản xuất đến tăng trưởng kinh tế bằng chứng thực nghiệm tại khu vực châu á thái bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------

HUỲNH THỊ MỸ ANH

TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ KHU VỰC
SẢN XUẤT ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM
TẠI KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số

: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. DIỆP GIA LUẬT

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Tác động của phát triển tài chính và khu vực
sản xuất đến tăng trưởng kinh tế - bằng chứng thực nghiệm tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương” là công trình nghiên cứu do chính tác giả thực hiện và theo sự
hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học: TS. Diệp Gia Luật.
Nội dung nghiên cứu được đúc kết từ quá trình học tập và kết quả nghiên cứu
thực tiễn trong thời gian qua. Các thông tin, dữ liệu nghiên cứu trong đề tài này là
trung thực và chính xác. Các kết quả trình bày trong luận văn chưa được công bố tại
bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 12 năm 2015


Tác giả luận văn

Huỳnh Thị Mỹ Anh


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
BLUE: ước lượng tuyến tính không thiên lệch tốt nhất (Best Linear Unbias Estimation)
CSTK: chính sách tài khóa
CSTT: chính sách tiền tệ
CLRM: hồi quy tuyến tính cổ điển
FDI: đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP: tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products)
GLS: phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát
GMM: phương pháp ước lượng theo Moment tổng quát (Generalized Mothod of
Moments)
GNP: tổng sản lượng quốc gia (Gross National Products)
GROWTH: tốc độ tăng trưởng kinh tế
IMF: quỹ tiền tệ thế giới
M2: cung tiền
M3: cung tiền
NHTW: ngân hàng trung ương
OLS: phương pháp ước lượng bình phương bé nhất
FEM: Fixed effect models
REM: Random effect models
WB: ngân hàng thế giới World Bank


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm
Bảng 3.1: Tóm tắt các biến trong mô hình

Bảng 4.1: Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình
Bảng 4.2: Kết quả phân tích tự tương quan
Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai (VIF)
Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi mô hình
Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra tự tương quan mô hình
Bảng 4.6 : Kiểm định tương quan chéo (cross-section independence)
Bảng 4.7: Phát triển tài chính, phát triển khu vực sản xuất và tăng trưởng kinh tế khi
biến đại diện cho phát triển tài chính trong phương trình (1) được thay thế với tín dụng
trong nước cho khu vực tư nhân so với GDP
Bảng 4.8: Phát triển tài chính, phát triển khu vực sản xuất và tăng trưởng kinh tế: sử
dụng R&D như là đại diện cho phát triển của khu vực sản xuất trong giai đoạn 19972014
Bảng 4.9: Phát triển tài chính, khu vực sản xuất và tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn
1997 – 2014
Bảng 4.10: Phát triển tài chính, phát triển khu vực sản xuất và tăng trưởng kinh tế bằng
cách sử dụng biến đại diện phát triển tài chính khác trong giai đoạn 1997-2014
Bảng 4.11: Phát triển tài chính, phát triển khu vực sản xuất và tăng trưởng kinh tế sử
dụng các quốc gia có thu nhập trung bình và thu nhập cao trong giai đoạn 1997-2014

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu được tóm tắt


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Tăng trưởng kinh tế là một vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với mỗi quốc gia
trên con đường vượt lên khắc phục sự lạc hậu, hướng tới sự giàu có và thịnh vượng.
Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng lên, phúc lợi xã hội và chất
lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện; tạo điều kiện giải quyết công ăn việc

việc, giảm tỷ lệ thất nghiệp; tạo điều kiện vật chất để củng cố an ninh quốc phòng,
củng cố chế độ chính trị; tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội. Vì
vậy, tăng trưởng kinh tế bền vững là mục tiêu hàng đầu; là thước đo chủ yếu về sự tiến
bộ của mỗi quốc gia. Tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố
kinh tế vĩ mô khác nhau nhưng phát triển tài chính và khu vực sản xuất được xem là
yếu tố quyết định quan trọng đến tăng trưởng kinh tế.
Vai trò đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của hệ thống tài chính đã được Schumpeter đề cập từ năm 1936. Mức độ phát triển của khu vực tài chính được xem như là
tiêu chí phản ánh năng lực của nền kinh tế. Hệ thống tài chính có cơ cấu phù hợp và
phát triển tốt có xu hướng tác động tích cực đến việc huy động và phân bổ tiết kiệm
cho các hoạt động kinh tế hướng đến năng suất cao hơn đồng thời làm giảm bớt một số
rủi ro tài chính và chi phí giao dịch. Các hệ thống tài chính có khả năng quản lý rủi ro
một cách hiệu quả đóng góp vào sự gia tăng của tăng trưởng kinh tế (King and Levine,
1993b) hay như Levine (1997) lập luận rằng các nước có thể chế tài chính hiệu quả
trong việc giảm bớt các rào cản thông tin sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn
thông qua nhiều khoản đầu tư so với các nước có hệ thống tài chính kém hiệu quả. Bên
cạnh đó, phát triển tài chính đi kèm với sự phát triển song song của khu vực sản xuất sẽ
góp phần làm cho nền kinh tế tăng trưởng bền vững.
Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò to lớn của phát triển tài chính đối với
phát triển kinh tế. Thời gian qua, có khá nhiều nghiên cứu trên cả hai phương diện lý
thuyết và thực nghiệm về mối quan hệ giữa phát triển tài chính, khu vực sản xuất và


2

tăng trưởng kinh tế. Việc xem xét mối quan hệ này sẽ giúp các nhà nghiên cứu đưa ra
các kiến nghị chính sách kinh tế vĩ mô đối với tăng trưởng kinh tế. Có nhiều trường
phái quan điểm khác nhau về tác động của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh
tế. Dựa trên cách nhìn tích cực: hệ thống tài chính tốt sẽ huy động tiết kiệm, tạo điều
kiện phân bổ hiệu quả các nguồn lực (King and Levine, 1993; Wang et al., 2010); giảm
chi phí công ty và tăng cường các hoạt động đổi mới (Aghion et al., 2005); đóng góp

vào các khoản đầu tư có lợi nhuận cao thông qua chia sẻ rủi ro (Greenwood and
Jovanovic, 1990; Bencivenga and Smith, 1991; Saint-Paul, 1992). Theo quan điểm tiêu
cực: phát triển tài chính có thể dẫn đến rủi ro hệ thống cao (Allen and Carletti, 2006;
Wagner, 2007; Gai et al., 2008; Gennaioli et al., 2012); tiết kiệm thấp dưới mức tối ưu
(Jappelli and Pagano 1994); phân bổ tối đa lao động đối với ngành tài chính (Philippon,
2010; Bolton et al., 2011) và khả năng tăng trưởng kinh tế quá nóng (Zeira, 1999). Kết
luận gần đây nhất của Lorenzo Ductor et al. (2015), đối với nền kinh tế phát triển bình
thường, cân bằng giữa nền kinh tế thực và tăng trưởng tài chính là cần thiết; đẩy mạnh
phát triển tài chính mà không được đi kèm với sự tăng trưởng trong nền kinh tế sản
xuất thực sẽ làm giảm hiệu quả của việc phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế.
Các kết luận khác nhau về mối quan hệ phát triển tài chính, khu vực sản xuất đối
với tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào việc lựa chọn các chỉ số làm đại diện cho phát
triển tài chính, sản lượng đầu ra của nền kinh tế thực, đặc trưng thể chế chính trị, pháp
lý của mỗi quốc gia, không gian và thời gian.
Nhằm góp phần hoàn thiện hơn các nghiên cứu hiện có, tác giả chọn đề tài
nghiên cứu: “Tác động của phát triển tài chính và khu vực sản xuất đến tăng
trưởng kinh tế - bằng chứng thực nghiệm tại khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương”.


3

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: nghiên cứu nhằm tìm ra mối quan hệ giữa phát triển tài
chính và khu vực sản xuất đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia ở Châu Á Thái Bình Dương.
Mục tiêu cụ thể:
- Xác định khung lý thuyết cho nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển khu vực
tài chính và khu vực sản xuất đối với tăng trưởng kinh tế;
- Xác định các yếu tố quan trọng đại diện cho phát triển tài chính và khu vực sản
xuất trong việc giải thích tăng trưởng kinh tế;

- Kiểm định mối quan hệ giữa phát triển khu vực tài chính và khu vực sản xuất
đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia ở Châu Á - Thái Bình Dương;
- Từ đó đưa ra kiến nghị chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp để thúc đẩy nền kinh
tế tăng trưởng.
1.3 Cơ sở lý thuyết
Nền tảng lý thuyết được vận dụng trong bài nghiên cứu này là lý thuyết tăng
trưởng kinh tế Harrod - Domar: nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn đưa vào
sản xuất tăng lên. Mô hình Harrod - Domar tập trung vào vai trò cốt lõi của tiết kiệm.
Hạn chế trong mô hình Harrod - Domar đó là bỏ qua vai trò của tiến bộ công nghệ.
Tiến bộ công nghệ nói chung vẫn đóng một vai trò then chốt đối với tăng trưởng kinh
tế trong dài hạn.
Để khắc phục hạn chế trong mô hình của Harrod - Domar, năm 1956, nhà kinh
tế học Robert Solow giới thiệu mô hình tăng trưởng kinh tế mới. Với luận điểm cơ bản
là việc tăng vốn sản xuất chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà
không ảnh hưởng trong dài hạn, tăng trưởng sẽ đạt trạng thái dừng. Mô hình Solow là
một công cụ hữu hiệu để phân tích mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư, tăng trưởng dân
số, sản lượng và tăng trưởng kinh tế. Hạn chế của Solow đã nhấn mạnh đến vai trò của
yếu tố tiến bộ công nghệ đến tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người nhưng lại


4

cho rằng tiến bộ công nghệ là yếu tố ngoại sinh mà không giải thích được dẫn đến nếu
không có cú sốc công nghệ từ bên ngoài vào thì tất cả các nền kinh tế đều không tăng
trưởng khi đạt tới điểm dừng.
Bên cạnh lý thuyết về tăng trưởng kinh tế còn có các công trình nghiên cứu thực
nghiệm của nhiều tác giả về tác động của các nhân tố đến tăng trưởng kinh tế: tiêu biểu
nhất là các yếu tố thuộc khu vực tài chính và khu vực kinh tế, có thể kể đến: nghiên
cứu của King and Levine (1993a): bằng chứng hồi quy cho thấy một liên kết mạnh mẽ
giữa phát triển tài chính và tăng trưởng dài hạn: hệ thống tài chính tốt sẽ kích thích

nhanh hơn tăng năng suất và tăng trưởng sản lượng bình quân đầu người bằng cách
chuyển các nguồn lực của xã hội để nâng cao năng suất. Nghiên cứu của Hassan et al.
(2011) chứng minh mối liên hệ lâu dài giữa phát triển tài chính mạnh mẽ và tăng
trưởng kinh tế các nước đang phát triển nhưng kết quả trái ngược nhau đối với các
nước có thu nhập cao. Nghiên cứu của Zouheir Abida et al. (2015): đã tìm thấy một
mối quan hệ tích cực mạnh mẽ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các
nước Bắc Phi. Nghiên cứu của Ductor, L. and Grechyna, D (2015): tác động của phát
triển tài chính đối với tăng trưởng trở nên tiêu cực, nếu có sự tăng trưởng nhanh chóng
trong tín dụng tư nhân không kèm theo tăng trưởng trong sản lượng thực tế.
Dựa trên nền tảng lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm khá vững chắc, tác giả
hoàn toàn có thể áp dụng làm cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu.
1.4 Đối tượng và phạm vi thu thập dữ liệu
Đối tượng nghiên cứu: mối quan hệ giữa phát triển tài chính và khu vực sản xuất
đối với tăng trưởng kinh tế.
Phạm vi thu thập dữ liệu: nghiên cứu tập trung 25 quốc gia được phân loại dựa
trên tiêu chuẩn phân loại thu nhập của ngân hàng thế giới và phân loại trên cơ sở vị trí
địa lý tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong giai đoạn 1997 - 2014.
1.5 Phương pháp nghiên cứu


5

Bài nghiên cứu được dựa trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và các kết quả
nghiên cứu thực nghiệm trong những năm gần đây để làm nền tảng lý thuyết.
Sử dụng các phương pháp thống kê, thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích, kết
hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm để xem xét, đánh giá sự khác
biệt hay tương đồng giữa các quốc gia nghiên cứu đồng thời xem xét những tác động
của các biến độc lập đến biến phụ thuộc.
Sử dụng mô hình dữ liệu bảng với ba phương pháp: ước lượng bình phương nhỏ
nhất thông thường (OLS), ước lượng GMM và ước lượng Driscoll-Kraay.

Thực hiện các kiểm định: đa cộng tuyến, kiểm định phương sai thay đổi dựa
trên dữ liệu bảng, kiểm định tự tương quan, kiểm định tương quan chéo để kiểm chứng
tính phù hợp của các phương pháp ước lượng.
Phần mềm thống kê STATA 12 được sử dụng để xử lý dữ liệu bảng trong bài
nghiên cứu.
1.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Bài nghiên cứu đóng góp quan trọng vào các kết quả nghiên cứu thực nghiệm và
một lần nữa kiểm định lại tính chuẩn xác của các nghiên cứu lý thuyết trước đây.
Nghiên cứu vừa có ý nghĩa thực tiễn, vừa có ý nghĩa khoa học rất cao. Tính thực
tiễn của nghiên cứu được thể hiện ở việc nếu nghiên cứu thành công sẽ đưa ra một
phương pháp phân tích định lượng trong việc xác định sự phụ thuộc lẫn nhau giữa khu
vực tài chính và khu vực sản xuất của nền kinh tế thực tác động đến tăng trưởng kinh
tế. Giúp xác định một giá trị ngưỡng mà tại đó phát triển tài chính kéo theo sự gia tăng
sản lượng của khu vực sản xuất sẽ có tác động hiệu quả nhất đối với tăng trưởng kinh
tế.
Ngoài ra, nghiên cứu còn được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà
hoạch định chính sách vĩ mô trong việc tìm đáp án cho bài toán tăng trưởng kinh tế ở
từng quốc gia.


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Giới thiệu
Các tài liệu nghiên cứu trước đây về tác động của phát triển tài chính đối với
tăng trưởng kinh tế đã xem xét một tập hợp các biến kiểm soát liên quan đến chính
sách của chính phủ và sự ổn định kinh tế của quốc gia như là: các chỉ số tài chính,
thương mại quốc tế, tỷ lệ lạm phát v.v. (Levine et al., 2000), cùng với các biện pháp
phát triển tài chính khác. Gần đây, Arcand et al. (2012) tìm thấy một mối quan hệ phi
tuyến giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết chứng minh sự ảnh

hưởng phi tuyến tính của tài chính đối với tăng trưởng đã được khái quát trong hai nội
dung sau:
Một là, phát triển tài chính có thể làm gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế nhưng
cũng làm tăng bất ổn kinh tế. Tích lũy rủi ro hệ thống là hệ quả của sự đổi mới tài
chính và tự do hóa tài chính (Allen and Gale, 2004; Allen and Carletti, 2006; Wagner,
2007; Gennaioli et al., 2012). Rủi ro hệ thống cao ngụ ý sẽ tiềm ẩn nhiều cuộc khủng
hoảng nghiêm trọng, do đó ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế trong
ngắn hạn và trung hạn.
Hai là, phát triển tài chính có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua
phân bổ sai nguồn lực. Lĩnh vực tài chính đang phát triển nhanh sẽ tạo ra chi phí thuê
mướn cao và thu hút các nguồn lực mà tốt nhất nên được sử dụng trong các lĩnh vực
khác (Santomero and Seater, 2000; Philippon, 2010; Bolton et al., 2011). Nếu các lĩnh
vực tài chính thu hút quá nhiều người lao động có tay nghề cao thì các ngành khác sẽ
trì trệ trong sự thiếu hụt nguồn nhân lực kéo theo sự tăng trưởng và phát triển chậm. Từ
đó tác động tiêu cực đến sản lượng và sản lượng tăng trưởng của nền kinh tế.
Từ kết quả của nhiều nghiên cứu, các tác giả đã rút ra kết luận rằng: phát triển
tài chính có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế nếu nó không đi kèm với sự phát
triển trong nền kinh tế thực. Chúng ta nên xem xét các giả thuyết rằng tác động của
phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào sự phát triển của các dịch


7

vụ tài chính liên quan đến sự tăng trưởng của các ngành nền kinh tế thực. Tác động của
phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế có thể bị suy yếu hoặc thậm chí có thể là
tiêu cực nếu có sự phát triển không cân bằng trong các lĩnh vực tài chính và khu vực
sản xuất.
Vì vậy, nội dung bài nghiên cứu gồm các vấn đề quan trọng sau: tăng trưởng
kinh tế, khung lý thuyết phát triển tài chính và khu vực sản xuất, mối quan hệ giữa phát
triển tài chính và khu vực sản xuất đến tăng trưởng kinh tế.

2.1.1 Tăng trưởng kinh tế
Theo Kulkarni, Kishore G. (2008) trong “Principles of Macro: Monetary
Economics” định nghĩa: tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính
bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.
Trong “Kinh tế học của sự phát triển” thuộc chương trình Giảng dạy kinh tế
Fulbright có nêu: tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra của nền
kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là năm) so với kỳ gốc (năm gốc); liên quan
đến sự gia tăng thu nhập quốc dân thực hiện trên đầu người, sự gia tăng đó được thể
hiện ở cả quy mô và tốc độ của nền kinh tế.
Tóm lại, tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế.
2.1.1.1 Đo lường tăng trưởng kinh tế
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ
tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn.
Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so
sánh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô
kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.


8

Quy mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc
tổng sản phẩm quốc gia (GNP) hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập
bình quân đầu người (Per Capita Income, PCI).
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản phẩm
trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản
xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một
năm tài chính).

Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng
tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong
một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản
phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng.
Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số.
Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số.
Đây được coi là cách đo lường tương đối năng lực của nền kinh tế. Thước đo
này đã được thừa nhận rộng rãi và có thể được tính với những mức độ chính xác khác
nhau cho hầu hết các nền kinh tế.
2.1.1.2 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế
Theo lý thuyết tăng trưởng kinh tế (đi tiên phong của Harrod - Domar; Solow,
1956; Romer, 1986; Lucas, 1988), các yếu tố quyết định chính của tăng trưởng kinh tế:
GDP bình quân đầu người ban đầu, vốn con người, tích lũy vốn vật chất, công nghệ
v.v. hay việc chính phủ sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để can thiệp vào
hoạt động tài chính: đẩy mạnh tín dụng, tăng lượng cung tiền v.v. nhằm thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Để làm rõ luận điểm tăng trưởng kinh tế và kiểm soát các nhân tố đầu
vào tác động đến tăng trưởng kinh tế trong mối quan hệ giữa phát triển tài chính, khu
vực sản xuất và tăng trưởng kinh tế, tác giả tổng hợp các học thuyết tăng trưởng kinh tế
trước đây. Lập luận của các nghiên cứu chủ yếu dựa trên nền tảng lý thuyết sau đây:
Mô hình tăng trưởng Harrod - Domar


9

Theo Harrod - Domar: nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu tố K,
capital) đưa vào sản xuất tăng lên, chủ yếu tập trung đến vai trò của tích lũy vốn trong
quá trình tăng trưởng. Mô hình Harrod - Domar được sử dụng rộng rãi tại các nước
đang phát triển nhằm xác định mối quan hệ giữa tăng trưởng và các yêu cầu vốn. Trong
mô hình này, sản lượng được giả định là hàm tuyến tính theo vốn:
𝟏


𝑲

𝒗

𝒗

Y = × K hay Y =

R.Harrod cho rằng nghiên cứu một nền kinh tế tăng trưởng thì cần xem xét mối
tương quan giữa ba nhân tố: sức lao động, quy mô tư bản hiện có và sản lượng của khu
vực sản xuất. Việc xác định khối lượng tư bản cần thiết đủ để làm cho hai yếu tố còn
lại phát sinh tác dụng là điều quan trọng nhất. Tác giả nêu ra phương trình tăng trưởng
kinh tế động như sau:
G x C= Sản xuất
C = (C2-C1)/ Giá trị
Trong đó:
G: mức tăng tổng đầu ra trong thời kỳ xem xét;
C: tư bản tăng lên trong thời kỳ đó so với mức tăng của sản phẩm cùng kỳ;
C1: tư bản lúc đầu kỳ nghiên cứu;
C2: tư bản vào cuối kỳ.
Sự thay đổi sản lượng so với sự thay đổi dự trữ vốn:
∆Y =

∆𝑲
𝒗

Trong lý thuyết tăng trưởng của Harrod - Domar chủ yếu nghiên cứu và đề
xuất quan điểm về mối quan hệ tăng trưởng và các nhu cầu về vốn cơ bản. Tư tưởng cơ
bản của học thuyết cho rằng mức tăng trưởng của bất kỳ đơn vị kinh tế nào hay toàn bộ

nền kinh tế quốc dân, phụ thuộc chặt chẽ vào tổng số tư bản đầu tư cho đơn vị kinh tế
đó. Trong điều kiện kinh tế thị trường, về cơ bản thu nhập được chia làm thành hai
phần: phần dành cho tiêu dùng trực tiếp và phần dành cho tái đầu tư gián tiếp hoặc trực


10

tiếp. Với giả định toàn bộ tiết kiệm được dành cho đầu tư thì tổng đầu tư bằng tổng tiết
kiệm. Như vậy, mối quan hệ tăng trưởng và đầu tư được biểu hiện thành mối quan hệ
giữa mức tăng trưởng và mức tiết kiệm. Nói cách khác tốc độ gia tăng sản xuất tỷ lệ
thuận với tỷ lệ tiết kiệm trên tổng sản phẩm kinh tế quốc dân từ đó tác động đến thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ưu điểm cơ bản của mô hình Harrod - Domar tập trung vào vai trò cốt lõi của
tích lũy vốn và đầu tư là quan trọng để tăng trưởng kinh tế theo thời gian.
Hạn chế: lý thuyết Harrod - Domar chỉ xem xét ở các nước đang phát triển,
những nước với vòng lẩn quẩn (thu nhập thấp, tiết kiệm thấp, đầu tư thấp, tích lũy thấp,
năng suất lao động thấp). Mặt khác ở các nước đang phát triển thị trường tài chính và
thị trường hàng hóa hoạt động yếu ớt vì vậy toàn bộ tiết kiệm sẽ không được đưa ra
đầu tư hết. Đầu tư được tài trợ bằng tiết kiệm phải thật sự được đền đáp bằng thu nhập
cao hơn trong tương lai và không phải toàn bộ đầu tư đều đạt được kết quả đó. Tăng
trưởng bền vững phụ thuộc vào việc tạo ra đầu tư mới và việc đảm bảo rằng việc đầu tư
có năng suất theo thời gian. Việc phân bổ nguồn lực giữa các ngành và các doanh
nghiệp khác nhau là yếu tố quan trọng xác định sản lượng và tăng trưởng. Và một hạn
chế nữa trong mô hình Harrod - Domar đó là bỏ qua vai trò của tiến bộ công nghệ.
Tiến bộ công nghệ nói chung vẫn đóng một vai trò then chốt đối với tăng trưởng kinh
tế trong dài hạn và phát triển thông qua việc góp phần tăng năng suất của tất cả các yếu
tố sản xuất.
Tóm lại, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì cần gia tăng sự tích lũy về vốn,
nguồn nhân lực và chú trọng vào sản lượng sản xuất của khu vực sản xuất của nền kinh
tế.

Mô hình tăng trưởng Solow (1956)
Năm 1956, nhà kinh tế học Robert Solow giới thiệu mô hình tăng trưởng kinh tế
mới, nhằm khắc phục những hạn chế của mô hình Harrod - Domar. Mô hình Solow


11

được mở rộng phạm vi nghiên cứu tăng trưởng kinh tế tại tất cả các nước trên thế giới,
kể cả các nước đang phát triển.
Mô hình Robert Solow (1956) với luận điểm cơ bản là việc tăng vốn sản xuất
chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà không ảnh hưởng trong dài
hạn, tăng trưởng sẽ đạt trạng thái dừng. Một nền kinh tế có mức tiết kiệm cao hơn sẽ có
mức sản lượng cao hơn nhưng không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Hai phương trình cơ bản của mô hình Solow:
Phương trình thứ nhất: y = f(k) cho rằng sản lượng trên lao động (hay thu nhập
trên đầu người) phụ thuộc vào giá trị vốn trên lao động.
Phương trình thứ hai: ∆k = sy – (n + d)k cho rằng thay đổi vốn trên lao động
phụ thuộc vào tiết kiệm, tỉ lệ tăng trưởng dân số và khấu hao.
Cũng giống như mô hình Harrod - Domar, sự tích lũy vốn đóng vai trò quan
trọng trong mô hình Solow. Ngoài ra, mô hình Solow còn giới thiệu vai trò của tỉ lệ
tăng trưởng dân số và cho phép có sự thay thế giữa vốn và lao động trong quá trình
tăng trưởng.
Mô hình Solow dự đoán rằng những nền kinh tế tiết kiệm nhiều sẽ có mức sống
cao hơn so với những nước ít tiết kiệm. Tiết kiệm cao hơn dẫn đến sự gia tăng tạm thời
của tỉ lệ tăng trưởng kinh tế khi đạt trạng thái dừng. Tuy nhiên sự gia tăng tỉ lệ tiết
kiệm không dẫn đến sự gia tăng lâu dài của tỉ lệ tăng trưởng sản lượng dài hạn. Mô
hình Solow là một công cụ hữu hiệu để phân tích mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư,
tăng trưởng dân số, sản lượng và tăng trưởng kinh tế. Solow kết luận rằng: một khi nền
kinh tế đạt được mức thu nhập tiềm năng dài hạn, tăng trưởng kinh tế chỉ đơn thuần
tương xứng với tăng trưởng dân số chứ không có cơ hội cho sự gia tăng bền vững trong

thu nhập bình quân.
Để đưa vào mô hình khả năng nền kinh tế có thể sản xuất nhiều sản lượng hơn
với cùng giá trị vốn và lao động như cũ, Solow đã điều chỉnh hàm sản xuất ban đầu
bằng cách thêm vào một biến mới T, biểu thị cho tiến bộ công nghệ:


12

Y = F(K, T × L)
Ưu điểm: đóng góp hết sức quan trọng của mô hình là nhận thức về vai trò và sự
ảnh hưởng của yếu tố thay đổi công nghệ trong quá trình tăng trưởng. Mô hình cho
thấy việc tiếp thu công nghệ mới thông qua phát minh trong nước hay nhập khẩu công
nghệ mới từ nước ngoài có thể kích thích tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.
Hạn chế: Solow đã nhấn mạnh đến vai trò quyết định của yếu tố tiến bộ công
nghệ đến tăng trưởng GDP và GDP bình quân trên đầu người nhưng lại cho rằng tiến
bộ công nghệ là yếu tố ngoại sinh và không giải thích được dẫn đến nếu không có cú
sốc công nghệ từ bên ngoài vào thì tất cả các nền kinh tế đều không có tăng trưởng khi
đạt tới điểm dừng.
Tóm lại, sự tích lũy vốn và tiết kiệm để đầu tư trong dài hạn làm gia tăng sản
lượng sản xuất của nền kinh tế đồng thời yếu tố đổi mới công nghệ chính là động lực
để tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.
2.1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
Các nhân tố kinh tế
Dựa trên các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, các nhân tố ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế như sau:
 Nhân tố thuộc tổng cầu
Tổng cầu là giá trị tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các thành phần kinh
tế (dân cư, doanh nghiệp, chính phủ và nước ngoài) muốn mua ở mỗi mức giá chung
trong một khoảng thời gian nhất định và trong những điều kiện nhất định.
Phương trình tổng cầu của nền kinh tế:

GDP = C + I + G + NX
C: chi tiêu cuối cùng của hộ gia đình;
I: đầu tư của tư nhân;
G: chi tiêu thường xuyên của chính phủ;
NX: xuất khẩu ròng.


13

Từ phương trình tổng cầu, khi có sự biến động của các yếu tố thì sẽ ảnh hưởng
đến tổng cầu từ đó tác động đến sự tăng trưởng của nền kinh tế.
 Nhân tố thuộc tổng cung
Tổng cung là giá trị tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà các
doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng cho nền kinh tế tương ứng với mỗi mức giá chung
trong một khoảng thời gian nhất định và trong những điều kiện nhất định. Như vậy
tổng cung liên quan đến sản lượng tiềm năng, sự gia tăng sản lượng tiềm năng tác động
đến sự tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Các yếu tố quyết định đến mức sản lượng
tiềm năng chính là đầu vào của khu vực sản xuất.
- Vốn: là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra và được tích lũy lại như tài
nguyên thiên nhiên, đất đai, khoáng sản v.v. vốn được thể hiện dưới hình thức hiện vật
và tiền tệ đó là các yếu tố đầu vào của sản xuất, có vai trò rất quan trọng để tăng trưởng
kinh tế.
- Nguồn nhân lực: là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững nhưng
con người phải có sức khỏe, trí tuệ, tài năng, kỹ xão, ý chí, nhiệt tình lao động và được
tổ chức hợp lý. Các yếu tố vốn: máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu, công nghệ sản
xuất chỉ phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, trình
độ chuyên môn, sức khỏe và kỉ luật tốt.
- Khoa học công nghệ: là động lực quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Khoa
học công nghệ tiên tiến cho phép chúng ta tạo ra nguồn tích lũy lớn, năng suất lao động
xã hội cao, chất lượng sản phẩm tốt, giá thành hạ, góp phần gia tăng hiệu quả của sản

xuất từ đó tạo ra nguồn tích lũy lớn cho nền kinh tế quốc dân thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế.
Ngoài ra còn yếu tố tài nguyên thiên nhiên và môi trường cũng là nguồn lực
quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế.


14

Các nhân tố phi kinh tế
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đã đưa thêm vào mô hình tăng trưởng thực
nghiệm các yếu tố: dân tộc, tôn giáo, thể chế chính trị - kinh tế - xã hội, địa lý, đặc
điểm văn hóa. Những yếu tố không tham gia trực tiếp vào quá trình kinh tế như yếu tố
đầu vào để sản xuất và cũng không trực tiếp biểu hiện ra như một kết quả đầu ra cụ thể
nên được gọi là yếu tố phi sản xuất. Những yếu tố này điều phối hành vi ứng xử và
phản ứng của cá nhân, cộng đồng, tác động đến quá trình kinh tế - xã hội và có sự khác
nhau tùy thuộc vào đặc điểm của từng quốc gia.
2.1.2 Phát triển tài chính
2.1.2.1 Khái quát chung
Trong bài viết: “Measurement of Financial Development: A Fresh Approach:
của Adnan, Noureen (2011)” có đề cập đến khái niệm “phát triển tài chính”. Theo tác
giả, phát triển tài chính được định nghĩa là các chính sách, các yếu tố và các tổ chức
đưa đến các trung gian tài chính và thị trường hiệu quả.
Bản chất của tài chính là các quan hệ tài chính trong phân phối tổng sản phẩm
xã hội dưới hình thức tổng giá trị, thông qua đó tạo lập các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng
yêu cầu tích lũy và tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế.
Phát triển tài chính là cần thiết cho tăng trưởng, là yếu tố quan trọng hàng đầu
của các quốc gia để tăng trưởng kinh tế. Sự phát triển các thể chế tài chính như ngân
hàng, thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu, công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí là cần
thiết để hỗ trợ đầu tư vốn cố định, tăng khả năng doanh nghiệp tiếp cận vốn lưu động
như chi tiêu lương và đầu vào sản xuất, tạo cơ chế dàn trải rủi ro và đảm bảo rằng nền

kinh tế có đủ thanh khoản hoàn thành những giao dịch cần thiết. Những thể chế này tập
hợp vốn từ người tiết kiệm và chuyển sang cho bên vay.
Theo Levine (2008), chức năng của hệ thống tài chính là giảm thiểu những chi
phí giao dịch và chi phí thông tin làm cản trở các hoạt động kinh tế.


15

Một hệ thống tài chính phát triển bền vững và hiệu quả sẽ có khả năng đẩy
mạnh tăng trưởng kinh tế bằng việc chuyển các nguồn lực đến độ hữu ích của chúng và
thúc đẩy sự phân bổ các nguồn lực này hiệu quả hơn. Đồng thời sự phát triển của hệ
thống tài chính bằng việc gia tăng tỷ lệ tiết kiệm và tỷ lệ đầu tư, đẩy mạnh sự tích lũy
vốn vật chất từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
2.1.2.2 Đo lường phát triển tài chính
Theo King và Levine (1993), bốn thước đo phát triển tài chính cho 80 quốc gia
trong giai đoạn 1960 - 1989 đó là:
- LLY: tỉ lệ giữa nợ thanh khoản với GDP. Nợ thanh khoản (Liquid liabilities) là
thước đo khái quát của cung tiền (M3) bao gồm: tiền mặt, tài khoản ngân hàng và tài
khoản ở các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Khi số liệu M3 không có sẵn thì tác giả sử
dụng thước đo M2 hẹp hơn trong đó không tính đến tài khoản tiền gởi ngoại tệ có kỳ
hạn, cổ phần trong các quỹ đầu tư và thương phiếu (nợ doanh nghiệp ngắn hạn).
- Ngân hàng: tỷ lệ giữa tiền gửi tài sản nội địa trên tiền gửi tài sản nội địa cộng
tài sản nội địa của ngân hàng trung ương. Mục đích để đo lường tầm quan trọng tương
đối của ngân hàng so với cơ quan tiền tệ.
- Tư nhân: tỉ lệ các khoản vay cho khu vực tư nhân phi tài chính với tổng tín
dụng nội địa, đo lường phạm vi tín dụng được chuyển đến khu vực tư nhân.
- PRIVY: cũng là một thước đo về sự tham gia của khu vực tư nhân. PRIVY là
tỉ lệ các khoản vay cho khu vực tư nhân phi tài chính trên GDP.
Trong nghiên cứu mức độ phát triển tài chính ở Trung Quốc, Wang et al. (2012)
đã đưa ra thước đo như sau:

- Credit: tỷ lệ tổng dư nợ cho vay trong hệ thống tài chính (các tổ chức ngân
hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng) so với GDP.
- Deposit: tỷ lệ tổng tiền gửi trong hệ thống tài chính so với GDP.
- Saving: tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình gửi vào hệ thống tài chính so với GDP.


16

- Loan over appro: tỷ lệ đầu tư tài sản cố định được tài trợ bởi các khoản vay
trong nước liên quan đến tài trợ bởi ngân sách nhà nước.
- Corporate: tỷ lệ tiền gửi doanh nghiệp. Tổng số dư tiền của khách hàng doanh
nghiệp trong hệ thống tài chính.
Trong “Tài chính toàn cầu và vai trò của tài chính đối với phát triển kinh tế” của
Trần Thị Quế Giang (2013) có nêu về đo lường mức độ phát triển tài chính:
- Tỷ lệ của tín dụng cho khu vực tư nhân so với GDP và so với tổng tín dụng.
- Độ sâu tài chính [M2(M3)/GDP]: cho biết quy mô của khu vực trung gian tài
chính so với nền kinh tế.
- Số lượng vốn hóa của thị trường tài chính - biên lãi suất (interest margin).
- Vai trò tương đối của các ngân hàng thương mại so với ngân hàng trung ương.
- Chỉ số tự do hóa khu vực tài chính, ngân hàng (Freedom in Banking and
Finance index).
Các thước đo mức độ phát triển tài chính rất đa dạng, tùy thuộc vào điều kiện
của mỗi quốc gia và điều kiện nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu lựa chọn thước đo
thích hợp.
2.1.3 Khu vực sản xuất
Theo Bussines English định nghĩa: khu vực sản xuất thực là một phần của nền
kinh tế của một quốc gia liên quan đến việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ khác với nền
kinh tế liên quan đến việc mua và bán trên thị trường tài chính: ngân hàng, thị trường
chứng khoán…
Vai trò của nền kinh tế sản xuất hàng hóa

- Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển: sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ sở của
phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất vì thế, nó khai thác được những
lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở sản xuất. Bên cạnh đó,
sự phát triển của sản xuất hàng hóa lại tác động trở lại, thúc đẩy sự phát triển của phân
công lao động xã hội, làm cho chuyên môn hóa lao động ngày càng tăng.


17

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: nền kinh tế sản xuất hàng hóa khai thác được lợi
thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở, từng vùng, từng địa
phương từ đó kích thích sự tăng trưởng về kinh tế của cả quốc gia.
- Đáp ứng nhu cầu đa dạng cho xã hội: xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của
con người ngày càng gia tăng cả về lượng và chất, sản xuất hàng hóa giúp cho họ có
nhiều sự lựa chọn hơn để đáp ứng nhu cầu của mình. Góp phần cải thiện đời sống xã
hội làm tăng khả năng lao động của xã hội từ đó góp phần phát triển kinh tế xã hội của
quốc gia.
2.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về mối quan hệ giữa phát
triển tài chính, khu vực sản xuất và tăng trưởng kinh tế
Kể từ đóng góp tiên phong của Goldsmith (1969); McKinnon (1973); Shaw
(1973) về vai trò của phát triển tài chính trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển tài chính vẫn là một vấn đề quan trọng
của các cuộc tranh luận giữa các viện nghiên cứu và hoạch định chính sách tăng trưởng
kinh tế (De Grorio and Guidotti, 1995). Lý thuyết tăng trưởng kinh tế sớm lập luận
rằng sự phát triển kinh tế là một quá trình đổi mới, theo đó các tương tác của những đổi
mới trong cả hai lĩnh vực tài chính và lĩnh vực sản xuất cung cấp một động lực cho
tăng trưởng kinh tế năng động.
2.2.1 Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế
2.2.1.1 Nghiên cứu “Finance, entrepreneurship, and growth Theory and evidence”
của King and Levine (1993a)

Trong nghiên cứu này, tác giả phát triển một mô hình tăng trưởng nội sinh có
tính liên kết giữa phát triển tài chính, doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế được xây
dựng trên quan điểm của Joseph Schumpeter (1912) và Frank Knight (1951) để chứng
minh: các tổ chức tài chính đóng một vai trò tích cực trong việc đánh giá, quản lý và tài
trợ cho các hoạt động kinh doanh dẫn đến tăng trưởng kinh tế. King and Levine
(1993a) cho rằng: hệ thống tài chính là một chất bôi trơn cho động cơ chính của sự


18

tăng trưởng kinh tế. Dịch vụ tài chính tốt hơn mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả
của hoạt động sáng tạo; những cải tiến trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính sẽ
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ trong tương lai. Kiềm chế tài chính
tương ứng sẽ làm giảm các dịch vụ được cung cấp bởi hệ thống tài chính cho người tiết
kiệm, các doanh nghiệp và nhà sản xuất; do đó nó cản trở hoạt động sáng tạo và làm
chậm tăng trưởng kinh tế.
Sử dụng dữ liệu của 80 quốc gia phát triển và đang phát triển trong giai đoạn
năm 1960 - 1989. Dữ liệu được chia trung bình thành ba quan sát tương ứng với ba
thập niên: 1960, 1970,1980. Những thước đo mức độ phát triển tài chính ảnh hưởng
mạnh mẽ đến tốc độ tăng trưởng GDP thực và tỷ lệ tích lũy vốn.
Nghiên cứu sử dụng bốn chỉ số để đo lường mức độ phát triển tài chính: thứ
nhất là chỉ số thanh khoản nợ của hệ thống tài chính so với GDP được gọi là DEPTH.
Thứ hai: tỷ lệ giữa tiền gửi tài sản nội địa trên tiền gửi tài sản nội địa cộng tài sản nội
địa của ngân hàng trung ương, gọi là BANK. Thứ ba: PRIVATE: tỷ lệ giữa vốn khu
vực tư nhân phi tài chính trên tín dụng nội địa. Thứ tư: tỷ lệ giữa vốn khu vực tư nhân
phi tài chính trên GDP được gọi là: PRIVY.
Phương trình như sau:
Y= 𝒌𝛂 X
Y: GDP thực bình quân đầu người (equal real per capita GDP);
K: Vốn thực bình quân đầu người (equal the real per capita physical capital

stock);
X: tăng trưởng của những yếu tố khác (equal other determinants of per capita
growth);
α: tham số chức năng sản xuất (production function parameter).
Lấy logarit hai vế của phương trình:
GYP = α(GK) + PROD


19

GYP: tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân trên đầu người trong dài hạn (the
growth rate of real per capita GDP);
GK: tốc độ tăng trưởng vốn thực bình quân trên đầu người (the growth rate of
the real per capita physical capital stock);
PROD: tốc độ tăng trưởng của những yếu tố khác (the growth rate of everything
else).
Sử dụng mô hình hồi quy xuyên quốc gia, King and Levine (1993a) đánh giá
sức mạnh của sự tương quan giữa từng chỉ tiêu tăng trưởng và mỗi chỉ số tài chính
trong khoảng thời gian 1960 - 1989. Nghiên cứu còn đề cập đến: tỷ lệ thương mại (xuất
khẩu và nhập khẩu) với GDP (TRD), tỷ lệ chi tiêu của chính phủ so với GDP (GOV)
và tỷ lệ lạm phát trung bình (PI) để làm rõ các mục tiêu nghiên cứu. Tác giả thấy rằng
mỗi chỉ số tài chính có liên quan đáng kể đến mọi chỉ số tăng trưởng ở mức ý nghĩa
5%. Bằng chứng hồi quy cho thấy một liên kết mạnh mẽ giữa phát triển tài chính và
tăng trưởng dài hạn.
Bài nghiên cứu đã xem xét một loạt các bằng chứng liên quan đến việc liên kết
giữa phát triển khu vực tài chính và tăng trưởng, bao gồm các hồi quy xuyên quốc gia
và các nghiên cứu về tác động kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô của khu vực tài chính và
cải cách chính sách khác: hệ thống tài chính tốt hơn sẽ kích thích nhanh hơn tăng năng
suất và tăng trưởng sản lượng bình quân đầu người bằng cách chuyển các nguồn lực
của xã hội để nâng cao năng suất. Phát hiện của bài nghiên cứu cho rằng các chính sách

của chính phủ đối với hệ thống tài chính có thể tác động nhân quả quan trọng về tăng
trưởng dài hạn.
2.2.1.2 Nghiên cứu “Financial development and economic growth: New evidence
from panel data” của Hassan et al. (2011)
Bằng việc phân tích dữ liệu bảng đã cung cấp bằng chứng về vai trò của phát
triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế giữa các nhóm thu nhập khác nhau và khu
vực địa lý khác nhau. Với mẫu nghiên cứu của 168 quốc gia trong giai đoạn 1980 -


20

2007, tác giả đã cho thấy mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế,
đồng thời cho thấy được vai trò của yếu tố khác trong khu vực sản xuất: chi tiêu chính
phủ, thương mại, lạm phát v.v. cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích
tăng trưởng kinh tế. Tác giả sử dụng ước lượng hồi quy bảng và phân tích mô hình đa
biến chuỗi thời gian khác nhau về khu vực địa lý và các nhóm thu nhập trung bình.
Trong phân tích này, Hassan et al. (2011) sử dụng tỷ lệ tăng trưởng bình quân
đầu người GDP như là một đại diện cho tăng trưởng kinh tế (GROWTH). Tác giả cũng
sử dụng sáu biến để đo lường sự phát triển tài chính và kích thước của khu vực sản
xuất thực.
Mô hình nghiên cứu là hàm hồi quy có dạng:
GROWTHi,t=𝜷0Qi,1980 + 𝜷1FINi,t + 𝜷2GDSi,t + 𝜷3TRADEi,t + 𝜷4GOVi,t + 𝜷5INFi,t + 𝜺i,t

Trong đó;
𝛽 0Qi,1980: GDP bình quân đầu người ban đầu;
FINi,t: tỷ lệ tín dụng trong nước so với GDP;
GDSi,t: tỷ lệ tổng tiết kiệm trong nước so với GDP;
TRADEi,t: tỷ số thương mại so với GDP;
GOVi,t: tỷ lệ chi tiêu cuối cùng của chính phủ đối với GDP;
INFi,t: tỷ lệ lạm phát.

Bài nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng
kinh tế ở các nước có thu nhập thấp, thu nhập trung bình và thu nhập cao theo phân
loại của WB. Tác giả cũng thực hiện mô hình chuỗi thời gian nhiều chiều khác nhau
trong khung phân tích VAR, phân tách sai số dự báo và các kiểm định quan hệ nhân
quả Granger về mối quan hệ giữa tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các nước. Một
GDP ban đầu thấp được liên kết với một tốc độ tăng trưởng cao hơn, sau khi kiểm soát
các biến khu vực tài chính và khu vực sản xuất, kết luận này phù hợp với nghiên cứu
của Bekaert et al. (2005) và Barro (1997). Tác giả đã chứng minh mối liên hệ lâu dài
giữa phát triển mạnh mẽ về tài chính và tăng trưởng kinh tế tương tự với kết quả


21

nghiên cứu của King and Levine (1993a); Levine et al. (2000). Tác giả cũng nhận thấy
rằng tín dụng khu vực tư nhân trong nước tác động tích cực đến tăng trưởng ở Đông Á
và Thái Bình Dương, Mỹ La-tinh và vùng Caribê nhưng có tác động tiêu cực đến tăng
trưởng ở các nước có thu nhập cao.
Nghiên cứu đã cho thấy mối liên kết tích cực giữa tài chính và tăng trưởng kinh
tế cho các nước đang phát triển nhưng kết quả trái ngược đối với các nước phát triển.
Các bằng chứng trong phân tích thực nghiệm cho các nước có thu nhâp trung bình và
thấp thì hoạt động hệ thống tài chính tốt có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước
này. Tuy nhiên sự phát triển của hệ thống tài chính ở các nước đang phát triển không
phải là thuốc chữa bách bệnh. Các yếu tố như chính sách tài chính thương mại và chi
tiêu chính phủ là yếu tố quyết định quan trọng của tăng trưởng. Thay vào đó, các nhà
hoạch định chính sách và các tổ chức quốc tế như IMF, WB nên xem xét hệ thống pháp
lý của quốc gia, sự ổn định chính trị và giai đoạn phát triển tài chính khi thiết kế chính
sách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Như vậy phát triển tài chính là cần
thiết nhưng chưa đủ để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở các nước đang
phát triển.
2.2.1.3 Nghiên cứu “Financial Development and Economic Growth: Evidence

form North African Countries” của Zouheir Abida et al. (2015)
Bài nghiên cứu xem xét mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế của ba nước Bắc Phi (Tunisia, Morocco và Ai Cập) trong giai đoạn năm
1980 - 2012. Dữ liệu được lấy từ các chỉ số phát triển thế giới (năm 2014) của WB.
Bằng cách sử dụng hồi quy GMM để ước lượng mô hình dữ liệu bảng, nghiên cứu đã
tìm thấy sự tác động tích cực giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời
cũng chứng minh rằng tự do kinh tế là có lợi cho sự tăng trưởng. Những phát hiện này
cho thấy sự cần thiết để thúc đẩy các cải cách tài chính đã được đưa ra từ giữa những
năm 1980 và nâng cao hiệu quả của hệ thống tài chính của các nước này để kích thích
tiết kiệm, đầu tư để tăng trưởng kinh tế dài hạn.


×