Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

TIỂU LUẬN đề tài các yếu tố tác ĐỘNG lên THẤT NGHIỆP ở VIỆT NAM năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.89 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH
TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 


BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN THẤT
NGHIỆP Ở VIỆT NAM NĂM 2021

Giảng viên: ThS. Trần Anh Tùng
Sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Trần Mai Trâm
2. Nguyễn Ngọc Khánh Ngân
3. Phạm Thị Gia Linh
4. Phạm Mai Dun
5. Trần Trường Thành
6. Đồn Hồng Nghĩa
7. Trần Cơng Phước


MỤC LỤC
I.

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN:......................................................................................4
1. Bối cảnh:.................................................................................................................. 4
2. Đặt vấn đề:...............................................................................................................4

II. CÁC KHÁI NIỆM VỀ THẤT NGHIỆP:.....................................................................5
1. Khái niệm:................................................................................................................5
a. Thất nghiệp (Unemployment):..............................................................................5
b. Lực lượng lao động (Labor force):.......................................................................5
c. Tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment rate - UR):......................................................5


2. Phân loại thất nghiệp:...............................................................................................5
a. Thất nghiệp tự nhiên (Natural unemployment).....................................................5
b. Thất nghiệp theo chu kỳ (Cyclical unemployment):.............................................6
III. CÁC KHÁI NIỆM VỀ THẤT NGHIỆP:.....................................................................6
1. GDP:........................................................................................................................ 6
a. Khái niệm:............................................................................................................6
b. Thực trạng:...........................................................................................................6
c. Tác động của GDP lên tỷ lệ thất nghiệp................................................................7
2. Lạm phát:.................................................................................................................8
a. Khái niệm:............................................................................................................8
b. Thực trạng:...........................................................................................................8
c. Tác động của lạm phát lên tỷ lệ thất nghiệp..........................................................8
3. Lãi suất:.................................................................................................................... 9
a. Khái niệm:............................................................................................................9
b. Thực trạng:.......................................................................................................... 10
c. Kết luận:.............................................................................................................. 12
4. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài:.............................................................................. 12
5. Tiền lương:............................................................................................................. 14
a. Khái niệm:.......................................................................................................... 14
b. Thực trạng:.......................................................................................................... 14


c. Tác động của tiền lương lên thất nghiệp:............................................................ 15
6. Generation gap:...................................................................................................... 17
IV. KHUYẾN NGHỊ:....................................................................................................... 19
1. Yếu tố tác động trực tiếp:....................................................................................... 19
a. Đối với nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI):.......................................... 19
b. Đối với tiền lương:.............................................................................................. 19
c. Đối với generation gap:....................................................................................... 19
2. Yếu tố tác động gián tiếp:....................................................................................... 20

a. Đối với lãi suất:................................................................................................... 20
b. Đối với lạm phát:................................................................................................ 20
c. Đối với generation gap:....................................................................................... 20
d. Đối với GDP:...................................................................................................... 21
TRÍCH DẪN.................................................................................................................... 22


CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
NĂM 2021
I.

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN:

1. Bối cảnh:
Khi nói đến nguyên nhân gây ra biến động kinh tế, chúng ta sẽ nhớ ngay đến giai
đoạn vừa qua cả thế giới đã phải chống chọi với đại dịch Covid-19. Có thể nói đại dịch đã
tác động rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Lực lượng lao động giảm do hàng triệu người
lây nhiễm tử vong; nhiều doanh nghiệp đóng cửa kinh doanh vì giãn cách xã hội; hoạt
động kinh tế bị đứt gẫy và vô vàn những hậu quả khác nữa. Chắc chắn Việt Nam cũng
khơng thể tránh khỏi những địn giáng khủng khiếp này. Quay trở lại với bối cảnh đại
dịch tại Việt Nam từ năm 2019 đến nay, chúng ta đã trải qua bốn đợt bùng phát dịch bệnh,
đến cuối năm 2021 Việt Nam đã có thể bước đầu phục hồi lại nền kinh tế.
2. Đặt vấn đề:
Sở dĩ nhóm chúng em chọn “Các yếu tố tác động lên thất nghiệp ở việt nam năm
2021” bởi vì thất nghiệp là vấn đề nhức nhối, là mối quan tâm lớn nhất của người dân,
doanh nghiệp và Chính phủ trong giai đoạn này. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội
Việt Nam được coi nguồn lực con người là nhân tố đầu vào quan trọng để thực hiện tốt
các chính sách. Khi thất nghiệp bị tác động thì nó cũng sẽ tác động ngược lại các thành
phần trong nền kinh tế. Việc giải quyết vấn đề này đang là tình trạng khó khăn và nguy
cấp lúc bấy giờ. Bên cạnh đó chúng em muốn khai thác sâu hơn về ảnh hưởng của các

yếu tố kinh tế vĩ mô giúp phục hồi hay làm tăng tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam. Hơn nữa,
chúng em chọn năm 2021 vì đây là năm có q tăng tưởng âm và Chính phủ đã đưa ra
nhiều nghị quyết cũng như thực hiện các chính sách mở cửa một số hoạt động kinh doanh
phục hồi nền kinh tế. Thế nên nhóm chúng em có thể đánh giá được sự hiệu quả của các
biện pháp mà Chính phủ đề ra.
Nhóm chúng em lựa chọn phân tích 5 yếu tố vĩ mô tác động lên thất nghiệp gồm:
1. GDP
2. Lạm phát
3. Lãi suất
4. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI)
5. Tiền lương
6. Khoảng cách thế hệ (Generation gap)


AI.

CÁC KHÁI NIỆM VỀ THẤT NGHIỆP:

1. Khái niệm:
a. Thất nghiệp (Unemployment):
Theo Tổng cục Thống kê (GSO), tình trạng thất nghiệp là “tình trạng những người
từ đủ 15 tuổi trở lên mà trong thời kỳ tham chiếu hội đủ các yếu tố sau: hiện khơng làm
việc; đang tìm kiếm việc làm; sẵn sàng làm việc”. Số người thất nghiệp cũng bao gồm
những người hiện đang thất nghiệp và muốn làm việc nhưng khơng thể tìm được việc làm
trong thời gian tham chiếu vì nhiều lý do.
b. Lực lượng lao động (Labor force):
Là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động, có đủ khả năng lao động, có nghĩa
vụ lao động và có mong muốn tìm kiếm việc làm.
c. Tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment rate - UR):
Là tỉ lệ phần trăm số người thất nghiệp (Unemployed population - U) so với tổng

số người trong lực lượng lao động (Labor force - L)
U
Công thức : UR= L x
100% 2. Phân loại thất nghiệp:
a. Thất nghiệp tự nhiên (Natural unemployment)
Là kiểu thất nghiệp mà bình thường mọi nền kinh tế đều phải trải qua. Loại thất
nghiệp này không mất đi kể cả trong dài hạn và gồm 3 dạng theo yếu tố tác động:
Thất nghiệp ma sát (Frictional unemployment): là loại thất nghiệp xảy ra khi
người lao động đang trong quá trình thay đổi việc làm hoặc bị thất nghiệp
trong thời gian ngắn.
Thất nghiệp cơ cấu (Structural unemployment): là loại thất nghiệp xảy ra khi
nguồn cung lao động không thể đáp ứng được cầu lao động, chủ yếu là do
người lao động không thể đáp ứng các kĩ năng chuyên môn mà doanh nghiệp
cần.


Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển (Seasonal unemployment): là loại thất
nghiệp xảy khi khi có sự mất cân bằng chính sách tiền lương. Thường do
mức lương tối thiểu được quy định cao hơn mức lương được quy luật cung cầu trên thị trường quy định.
b. Thất nghiệp theo chu kỳ (Cyclical unemployment):

Là kiểu thất nghiệp xuất hiện khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thối và
thường xảy ra theo chu kỳ kinh tế. Khác với thất nghiệp tự nhiên, thất nghiệp chu kỳ
không vĩnh viễn tồn tại. Mức thất nghiệp chu kỳ thường cao hơn mức thất nghiệp tự
nhiên.

III. CÁC KHÁI NIỆM VỀ THẤT NGHIỆP:
1. GDP:
a. Khái niệm:
GDP (Gross Domestic Product) là tổng sản phẩm quốc nội, là giá trị thị trường

của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một quốc gia trong một
khoảng thời gian nhất định.
GDP sẽ được tính theo 3 phương pháp:
Phương pháp chi tiêu: GDP = C + I + G + X - M
Phương pháp thu nhập: GDP = W + i + Pr + r + Ti + De
Phương pháp giá trị gia tăng:
GDP = Giá trị sản xuất - Chi phí trung gian + thuế nhập khẩu
b. Thực trạng:

Năm 2021 là một năm nền kinh tế Việt Nam phải chịu tác động rất nặng nề bởi
các đợt bùng phát dịch Covid-19, đặc biệt là các khu vực kinh tế trọng điểm ở cả 3 miền.
Tuy nhiên, GDP của Việt Nam vẫn tăng trưởng dương, tăng 2,58% so với năm 2020. Con
số 2,58% là rất thấp nếu so sánh với những năm trước khi bùng phát dịch nhưng nó cũng
thể hiện được sự cố gắng ổn định nền kinh tế của Chính phủ. Sở dĩ, GDP của Việt Nam
vẫn tăng trưởng dương là nhờ vào sự đóng góp của sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản; sự tăng trưởng của sản xuất công nghiệp sau Nghị quyết số 128/NQ-CP cũng
như các hoạt động thương mại, vận tải dần phục hồi trở lại…
Tổng cục Thống kê báo cáo quý I, II năm 2021 đều tăng trưởng dương lần lượt là
4,72% và 6,73%. Tuy nhiên, khi bước vào quý III GDP tuột dốc đáng kể, xuống còn -


6,02%. Sau đó, GDP quý IV tăng trưởng trở lại ở mức 5,22%, kéo GDP cả năm 2021 tăng
trưởng 2,58%.
c. Tác động của GDP lên tỷ lệ thất nghiệp
Trong phần này, nhóm mình sẽ đề cập và phân tích các tác động gián tiếp của
GDP đối với tỷ lệ thất nghiệp năm 2021 ở Việt Nam.
Nếu dựa vào quy luật Okun (Okun’s law), khi GDP tăng 2% thì tỷ lệ thất nghiệp
sẽ giảm 1% nhưng quy luật Okun không bao gồm các tác động bên ngoài như Covid-19.
Thế nên, mặc dù GDP năm 2021 tăng 2,58% nhưng tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng 0,54%
(Theo Tổng cục Thống kê). Lý do của việc tăng tỷ lệ thất nghiệp phải dựa trên rất nhiều

yếu tố khác trong quãng thời gian này, đặc biệt là giãn cách xã hội. Khi Thủ tướng Chính
phủ ban hành chỉ thị 16/CT-TTg, người dân phải thực hiện giãn cách xã hội trong một
thời gian rất dài khiến cho một số lượng lớn người lao động không thể đi làm.
Nhằm ổn định kinh tế vĩ mơ và đón đầu cơn sóng đại dịch Covid-19 đánh mạnh vào nền kinh tế Việt Nam, Chính phủ
đã ban hành các Nghị quyết số 19/NQ-CP (10/02/2021), Nghị quyết số 63/NQ-CP↗ (29/06/2021). Cả hai nghị quyết↗ đều đề
cập đến các nhiệm vụ như thúc đẩy đầu tư (I ) và đẩy mạnh xuất khẩu (X ) đều với mục đích làm tăng GDP năm 2021. Khi đầu tư
trong nước lẫn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam tăng thì nhu cầu về người lao động↗cũng tăng↗ lên và giúp↗ giảm tỷ lệ thất
nghiệp.

GDP =C+I
+G+X
-M
Như thông tin đã đề cập ở mục b, GDP quý III giảm xuống mức sâu nhất kể từ khi
Việt Nam tính và cơng bố GDP các q đến nay. Đây là dấu hiệu báo động đến Nhà
Nước rằng phải có giải pháp cứu lấy nền kinh tế bấy giờ. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành
Nghị quyết số 128/NQ-CP vào ngày 11 tháng 10 năm 2021, mở một số loại hình hoạt
động kinh doanh để khơi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Khoảng thời gian này được
gọi là giai đoạn bình thường mới. Khi mở cửa kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng của người
dân sẽ bùng phát do sự dồn nén trong quá trình giãn cách. Vì số lượng đặt hàng tăng
mạnh nên, các doanh nghiệp cần người lao động trở lại làm việc. Điều này vừa giúp tăng
GDP vừa làm giảm tỷ lệ thất nghiệp↗.↗
GDP =C +I+G+NX
Theo bản tin của VTC Tin Mới, hai tháng cuối năm 2021, các doanh nghiệp bắt
đầu hoạt động trở lại trong giai đoạn bình thường mới, nhưng nhiều người dân đổ về quê
tránh dịch với tâm lý lo sợ dịch bệnh trên thành phố vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Nhằm thúc đẩy người lao động quay trở lại làm việc, các doanh nghiệp đề ra biện pháp
tăng lương và phúc lợi. Điều này sẽ hỗ trợ tạo động lực cho người lao động, tăng năng
suất, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Đồng thời, nếu xét theo phương pháp tính GDP theo thu
nhập thì tăng lương nghĩa là tăng W và từ đó sẽ kéo theo tăng GDP.



GDP↗ = W↗ + i + Pr + r +Ti+ De
Nên Tổng cục Thống kê báo cáo rằng vào quý IV sản xuất công nghiệp tăng
6,4%, nâng tốc độ tăng cả năm đạt 4,8% và mức tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm từ 3,98%
(quý III) xuống còn 3,58% (quý IV).
Từ những cột mốc, những sự kiện điều tiết kinh tế được đề cập ở trên, ta có thể
thấy rằng GDP và tỷ lệ thất nghiệp tác động qua lại lẫn nhau nhưng trong năm 2021
tác động này đều thông qua các Nghị quyết, chính sách được đề ra. Mặc dù các Nghị
quyết của nhà nước mục tiêu chính là để ổn định, phát triển và tăng trưởng kinh tế nhưng
chúng cũng tác động một cách gián tiếp và đáng kể đến tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam
năm 2021.
2. Lạm phát:

a. Khái niệm:
Lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá chung. Lạm phát còn là sự mất giá thị
trường hay giảm sức mua của đồng tiền.
Nguyên nhân của lạm phát:
Lạm phát do cầu kéo vì tổng cầu tăng, đặc biệt khi sản lượng đã đạt hoặc vượt q
mức tiềm năng.
Lạm phát do chi phí đẩy vì một số loại chi phí đồng loạt tăng lên trong một nền
kinh tế.
Lạm phát ỳ là điểm giao nhau của hai lạm phát cầu kéo và chi phí đẩy.
b. Thực trạng:
Năm 2021, Tổng cục Thống kê báo cáo CPI (chỉ số giá) đạt mức tăng thấp nhất
(1,84%) kể từ năm 2016, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra, tiếp tục là năm kiểm sốt lạm phát
thành cơng ở mức 1,8%. Các yếu tố chính làm tăng CPI bao gồm: giá xăng dầu trong
nước tăng 31,74% so với năm trước, giá gas tăng 25,89%, giá gạo tăng 5,79%, giá vật
liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 7,03%, giá dịch vụ giáo dục tăng 1,87% so với năm trước theo
lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ. Một số mặt
hàng thiết yếu có biến động tăng giá do ảnh hưởng từ chi phí nguyên liệu đầu vào, chi phí

vận chuyển logicstic tăng như thức ăn chăn ni, phân bón, vật liệu xây dựng; giá mặt
hàng xăng dầu, LPG trong nước tăng do tác động từ giá thế giới tăng mạnh khi nhu cầu
chung trên thế giới tăng…
c. Tác động của lạm phát lên tỷ lệ thất nghiệp


Theo như nguyên lý 10 trong kinh tế vĩ mô đã đề cập: “Chính phủ phải đối mặt
với sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp”. Trong ngắn hạn, nếu lạm phát tăng thì tỷ
lệ thất nghiệp sẽ giảm và chúng được biểu diễn bởi đường cong Phillip. Vậy có nghĩa là
nếu Chính phủ muốn đưa ra chính sách giảm thất nghiệp thì lạm phát sẽ cao và ngược lại.
Tuy nền kinh tế bị đảo lộn bởi Covid-19 nhưng nguyên lý ấy vẫn đúng trong khoảng thời
gian này bởi vì thất nghiệp tăng từ 2,48% (2020) lên 3,22% (2021) cịn lạm phát thì giảm
từ 3,2% xuống cịn 1,8%.
Nếu muốn kiểm sốt lạm phát thì Chính phủ sẽ phải thắt chặt chính sách tiền tệ,
giảm lượng cung tiền trong lưu thông. Tuy nhiên, ngày 01/01/2021 tại Nghị quyết số
01/NQ-CP, Thủ tướng nhấn mạnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục “chủ động, linh
hoạt, bảo đảm an toàn hệ thống; phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính
sách khác nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng
phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ”. Có nghĩa là Chính phủ
sẽ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng, bơm tiền vào thị trường và mở rộng nguồn cung
tiền. Đáng lẽ chính sách này sẽ giúp làm giảm tỷ lệ thất nghiệp nhưng vì hạn chế bởi giãn
cách xã hội cùng với các tác động khác của dịch Covid-19 lên nền kinh tế thế nên tỷ lệ
thất nghiệp vẫn tăng. Trái ngược với vấn đề này thì tỷ lệ lạm phát lại được kiểm sốt.
Tóm lại, thất nghiệp thường là do biến động của nền kinh tế gây ra và bị điều tiết,
kiểm soát bởi cách chính sách về việc làm, cịn đối với lạm phát sẽ bị ảnh hưởng, chi phối
bởi các chính sách tài khóa, tiền tệ nên theo nhóm em đánh giá mối quan hệ đánh đổi
giữa thất nghiệp và lạm phát vẫn có xảy ra trong giai đoạn năm 2021 nhưng khơng
nhiều bởi vì đại dịch nên thất nghiệp cịn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau.
Cho đến tận bây giờ các nhà kinh tế vẫn tranh luận về tác động của lạm phát lên thất
nghiệp là bao nhiêu bởi vì mối quan hệ của chúng rất phức tạp (Forbes).

3. Lãi suất:

a. Khái niệm:
“Lãi suất là tỷ lệ phần trăm mà người cho vay (như các ngân hàng) sẽ nhận
được trong một khoảng thời gian cụ thể như một khoản tiền được cho vay. Nó thường
được tính trên cơ sở hàng năm và được thể hiện dưới dạng phần trăm (%). Trong các
giao dịch cho vay, lãi suất được xác định dựa trên các yếu tố như sức mua của tiền tệ,
mức độ rủi ro, thị trường tài chính và thời gian cho vay.” (Theo Ngân hàng Thế giới).
Lãi suất có thể được xác định theo nhiều cách khác nhau, nhưng phổ biến nhất là
lãi suất đơn với lãi suất kép. Lãi suất đơn là lãi suất được tính trên số tiền gốc ban đầu,
cịn lãi suất kép thì được tính trên số tiền gốc ban đầu cộng với phần lãi đã tính được
trong khoảng thời gian trước đó.


Tuy nhiên, cũng có những yếu tố làm ảnh hưởng đến lãi suất, có thể kể đến như:
Cung - cầu quỹ cho vay: Nếu có nhiều người muốn vay tiền, nhưng ngân
hàng cung cấp ít hơn, lãi suất có thể tăng. Ngược lại, nếu có nhiều ngân
hàng cung cấp tiền, nhưng ít người muốn vay, lãi suất có thể giảm.
Mức lạm phát dự tính: Nếu mức độ lạm phát cao, lãi suất có thể tăng để bù
đắp cho giá trị giảm của tiền tệ.
Mức rủi ro: Khi mức độ rủi ro càng cao, lãi suất sẽ được thiết lập cao hơn
để bù đắp cho mức độ rủi ro đó.
Kỳ hạn lãi suất: Thời gian của khoản vay hoặc đầu tư cũng là yếu tố quan
trọng khác. Thường thì lãi suất cho khoản vay hoặc đầu tư dài hạn sẽ cao
hơn so với lãi suất cho khoản vay hoặc đầu tư ngắn hạn.
Các chính sách vi mơ và vĩ mơ do chính phủ đề xuất và thực hiện.
Chính sách tiền tệ từ Ngân hàng Trung ương (NHTW): Nếu Ngân hàng
Trung ương muốn khuyến khích chi tiêu và tăng trưởng kinh tế, họ có thể
giảm lãi suất. Ngược lại, nếu họ muốn kiềm chế lạm phát, họ có thể tăng lãi
suất.

Sự phát triển nền kinh tế: Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu vay vốn để
đầu tư và tiêu dùng cũng tăng. Khi đó, ngân hàng sẽ tăng lãi suất để hấp
dẫn nhà đầu tư hoặc tiêu dùng vay tiền, đồng thời họ cũng có thể tăng
doanh thu của mình.
Lãi suất có những tác động và vai trị quan trọng với nền kinh tế và tài chính, cụ
thể là:
Thúc đẩy hoạt động tài chính: tạo động lực cho các hoạt động tài chính, bao
gồm vay vốn, đầu tư và tiêu dùng. Mức lãi suất hấp dẫn sẽ tạo nhu cầu vay
vốn tốt hơn, đầu tư mạnh hơn và tiêu dùng cao hơn.
Kiểm sốt lạm phát: Lãi suất có thể được sử dụng như một cơng cụ để kiểm
sốt lạm phát.
Tác động đến tỷ giá hối đoái: Mức độ lãi suất của một nền kinh tế có thể
ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Nếu lãi suất tăng, đồng tiền của quốc gia sẽ
trở nên hấp dẫn hơn và do đó giá trị đồng tiền sẽ tăng lên.
Lãi suất gửi ngân hàng của Việt Nam là một trong những vấn đề được quan tâm
trong nền kinh tế hiện nay. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu thực trạng lãi suất gửi ngân
hàng của Việt Nam vào năm 2019 và năm 2022.

b. Thực trạng:
Năm 2019, lãi suất gửi ngân hàng của Việt Nam tăng đáng kể so với năm trước đó.
Trung bình, lãi suất gửi tiết kiệm trong các ngân hàng trong mức từ 6,5% - 7,3% (Theo
Bộ Tài chính Việt Nam). Điều này đồng nghĩa với việc người dân có nhiều lựa chọn hơn
để đầu tư tiền vào các khoản tiết kiệm. Tuy nhiên, lãi suất gửi tăng thì người dân sẽ có xu
hướng gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn, cắt giảm bớt các chi tiêu khơng cần thiết. Do đó
doanh nghiệp cũng sẽ giảm sản xuất, giảm sản xuất thì doanh nghiệp sẽ sa thải nhân công


để cắt giảm chi phí. Vì vậy, lãi suất gửi ngân hàng tăng có thể sẽ dẫn đến tăng tỷ lệ thất
nghiệp.
Trên thực tế, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam giảm từ 2,23% năm 2018 xuống còn 2,18%

vào cuối năm 2019. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Tỷ lệ thất nghiệp của thanh
niên là 6,31%, giảm so với quý trước và cùng kỳ. Trong trường hợp này, lãi suất tăng làm
tăng giá trị đồng tiền giúp giảm áp lực lạm phát. Sự lạm phát này cũng gây ra bởi tăng
giá các mặt hàng thiết yếu, do vậy việc lãi suất cao sẽ làm người dân giảm chi tiêu và
kiểm soát được lạm phát. Điều này giúp duy trì sự ổn định vĩ mơ và tạo nên mơi trường
thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển và mở rộng sản xuất, dẫn đến tăng thêm việc
làm mới và giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Năm 2020, lãi suất tiết kiệm trung bình của các ngân hàng ở Việt Nam trong năm
2020 dao động từ khoảng 4,0% đến 8,0% tùy theo kỳ hạn và sản phẩm. Trong đó, đáng
chú ý là sự tăng lên của tiết kiệm kỳ hạn dài, có lãi suất từ 6,0% đến 8,0% (Theo trang
web chính thức của Vietcombank, BIDV, Techcombank,...). Có thể thấy rằng lãi suất tối
đa của các khoản tiết kiệm năm 2020 đã tăng lên so với năm 2019 (tăng 0,7%).
Dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của nền kinh tế, và lãi
suất cũng khơng ngoại lệ. Theo đó, dịch covid đã làm giảm lãi suất gửi ngân hàng.
Nhưng trong thời điểm dịch bệnh, người dân cảm thấy bất an và muốn gửi thêm tiền tiết
kiệm để đảm bảo an tồn tài chính. Điều này làm nhu cầu tiết kiệm tăng, và để thu hút
người dân gửi tiền, các ngân hàng đã tăng lãi suất tiền gửi ngân hàng ở một số sản phẩm
tiết kiệm, cụ thể là tăng lãi suất tiết kiệm dài hạn.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam trong năm 2020 là 2,48% (Theo Tổng cục Thống
kê). Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến nhiều ngành kinh tế, doanh nghiệp và
người lao động. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu của đại dịch, một số doanh nghiệp phải
giảm nhân sự và một số người lao động mất việc làm, dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng
lên ở một số ngành kinh tế, đặc biệt là ở các khu vực đơ thị.
Việc lãi suất tăng có thể gây ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp theo nhiều cách khác
nhau, tuy nhiên, thông thường lãi suất tăng sẽ làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. Cụ thể,
lãi suất tăng sẽ làm cho người dân tăng tiết kiệm và giảm chi tiêu. Người dân giảm chi
tiêu thì doanh nghiệp sẽ ít bán được sản phẩm hơn. Vì vậy doanh nghiệp sẽ cắt giảm nhân
lực để giảm chi phí. Dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Tuy nhiên, trong thời điểm dịch,
chính phủ đã có những nỗ lực để kiểm sốt và giảm bớt tình trạng thất nghiệp bằng các
chính sách giảm lãi suất, hỗ trợ khách hàng và doanh nghiệp giữ vững hoạt động sản

xuất, kinh doanh trong thời gian khó khăn của dịch bệnh. Với những nỗ lực đó, tỷ lệ thất
nghiệp đã được kiểm sốt và giảm xuống trong giai đoạn sau đó của năm 2020.


Vào năm 2021, lãi suất gửi ngân hàng của Việt Nam đã giảm đáng kể so với năm
trước đó. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lãi suất cho tiền gửi USD
của các ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank, BIDV đều giảm xuống dưới mức
1%. Lãi suất gửi VND cũng giảm đáng kể, trung bình chỉ từ 2,5% đến 5,5% tùy vào loại
tiền gửi. Chứng khoán Bảo Việt đánh giá rằng, NHTW giảm lãi suất gửi dự trữ bắt buộc
từ 0,5% xuống còn 0% nhằm hướng tới việc bơm tiền ra thị trường, hỗ trợ nền kinh tế,
đặc biệt là khi doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh kéo dài. Điều
này cũng hạn chế nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp, khuyến khích thúc đẩy đầu tư,
duy trì sản xuất. Nhờ vậy mà việc giảm lãi suất có thể phần nào kiềm hãm được sự tăng
cao của tỷ lệ thất nghiệp.
c. Kết luận:
Lãi suất tăng hoặc giảm có thể ảnh hưởng đến sự tăng hoặc giảm việc làm qua các
cơ chế đã phân tích như trên, tuy nhiên, tác động của lãi suất đến tỷ lệ thất nghiệp không
phải là tuyệt đối và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tình hình kinh tế, chính
sách của nhà nước, ngành nghề sản xuất và lao động. Do đó cần xem xét kỹ các yếu tố
trong nền kinh tế của từng năm mới có thể kết luận lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến tỷ
lệ thất nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên có thể nói lãi suất tác động gián tiếp tới thất nghiệp
thơng qua việc khuyến khích hay hạn chế đầu tư của các doanh nghiệp.
4. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài:
Định nghĩa Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Foreign Direct Investment): “xảy
ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước
khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là
thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà
đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong
những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản
được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"”. (theo Tổ chức Thương Mại Thế

Giới).
Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển
kinh tế của một quốc gia. Tuy nhiên, tác động của FDI đến tỷ lệ thất nghiệp ở quốc gia
đó vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. Trong phần phân tích dưới đây, chúng ta sẽ xem xét
tác động của FDI đến tỷ lệ thất nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này.
Tác động của FDI đến tỷ lệ thất nghiệp có thể được nhìn thấy từ hai góc độ khác
nhau. Đầu tiên, FDI có thể tạo ra nhiều việc làm mới cho người dân trong quốc gia đó.
Doanh nghiệp nước ngồi thường tìm kiếm lao động địa phương để giảm chi phí, tạo ra


các công việc mới và nâng cao năng suất lao động. Điều này có thể giảm tỷ lệ thất nghiệp
ở quốc gia đó.
Tuy nhiên, FDI cũng có thể gây ra sự cạnh tranh với doanh nghiệp địa phương,
gây ra tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. Các doanh nghiệp địa phương có thể khơng thể cạnh
tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong việc tuyển dụng nhân viên hoặc sản xuất
sản phẩm vì các doanh nghiệp nước ngồi có nhiều kinh nghiệm và quy mơ lớn hơn.
Điều này có thể dẫn đến sự thất nghiệp và tăng lên tỷ lệ thất nghiệp.
Ngoài ra, các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến tác động của FDI đến tỷ lệ thất
nghiệp. Ví dụ, mức độ phát triển kinh tế của quốc gia, trình độ học vấn của người dân,
chính sách kinh tế và chính sách tuyển dụng đều có ảnh hưởng đến q trình này.
Theo các báo cáo từ Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam đã giảm
đáng kể trong nhiều năm qua. Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, tỷ lệ thất nghiệp ở
Việt Nam đã giảm từ 4,46% vào năm 2015 xuống còn 2,23% vào năm 2019. Trong giai
đoạn này, FDI đã đóng góp đáng kể vào sự giảm tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam. Theo một
báo cáo của UNCTAD, Việt Nam đã thu hút hơn 16 tỷ USD vốn FDI trong năm 2019,
đóng góp vào tạo ra khoảng 230 nghìn việc làm mới.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã gây ra tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt
Nam nói chung và tình hình việc làm nói riêng. Từ đầu năm 2020, hàng triệu người lao
động đã mất việc làm hoặc bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự suy giảm hoạt động kinh doanh
của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, FDI vẫn đóng góp tích cực vào sự giảm tỷ lệ thất

nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn đại dịch. Theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới,
Việt Nam đã thu hút hơn 16 tỷ USD vốn FDI vào năm 2020, đóng góp vào việc tạo ra
khoảng 176 nghìn việc làm mới.
Năm 2021, Việt Nam đang chứng kiến một sự phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid19, và FDI tiếp tục đóng góp tích cực vào tình hình việc làm. Theo Tổng cục Thống kê, tỷ
lệ thất nghiệp tại Việt Nam đã giảm xuống mức 2,42% vào tháng 3 năm 2021, và FDI đã
đóng góp vào tạo ra khoảng 70 nghìn việc làm mới trong quý I/2021.
Kết luận chung: tác động của FDI đến tỷ lệ thất nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nhau. Việc tạo ra các công việc mới và nâng cao năng suất lao động có thể giảm
tỷ lệ thất nghiệp trong khi cạnh tranh với các doanh nghiệp địa phương có thể tăng
tỷ lệ thất nghiệp. Với thời điểm dịch Covid -19, FDI đã có tác động tích cực đến tỷ lệ
thất nghiệp tại Việt Nam trong cả giai đoạn trước, trong và sau dịch. Tuy nhiên, sự giảm
tỷ lệ thất nghiệp này cần được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo rằng sự phát triển kinh tế
đồng thời không gây ra các vấn đề xã hội khác. Cần có sự quản lý chặt chẽ để đảm bảo
rằng FDI được đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng phát triển và có lợi cho người lao


động Việt Nam. Ngoài ra, cần phải đảm bảo rằng quyền lợi và điều kiện làm việc của
người lao động Việt Nam được đảm bảo và không bị xâm phạm.
5. Tiền lương:
a. Khái niệm:
Tiền lương (Salary): Khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao
động theo hợp đồng để thực hiện công việc, bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp
lương và các lợi ích khác tương xứng với công việc hoặc chức danh.
Mức lương tối thiểu vùng (Region-based Minimum Wage): Là mức lương thấp
nhất mà người lao động làm công việc giản đơn nhất được trả cho trong điều kiện lao
động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ,
phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Mức lương tối thiểu thường được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ và
được quyết định trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
b. Thực trạng:

Sự trở lại của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 cùng những diễn biến phức tạp của nó
đã tác động tiêu cực đến hầu hết các ngành hàng thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội và dồn
người lao động vào thế khó khi liên tục bị cắt giảm giờ làm, cắt giảm thu nhập và thậm
chí rơi vào cảnh thất nghiệp. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê Việt Nam về tình hình
lao động việc làm, quý III năm 2021 là thời điểm ghi nhận được mức thu nhập thấp nhất
trong nhiều năm trở lại đây với mức thu nhập bình quân chỉ đạt 5,19 triệu
đồng/người/tháng. Chuyển sang quý IV năm 2021, thu nhập bình quân theo tháng của
người lao động có vẻ khả quan hơn với mức 5,3 triệu đồng/người, cao hơn 139 nghìn
đồng so với quý trước và giảm 624 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Tính cả năm
2021, thu nhập bình quân tháng của người lao động là 5,7 triệu đồng, giảm 32 nghìn đồng
so với năm 2020 và thu nhập bình qn tháng của lao động làm cơng ăn lương năm 2021
là 6,6 triệu đồng, giảm 45 nghìn đồng so với năm 2020. Qua đó ta thấy rằng, diễn biến
phức tạp và kéo dài của dịch bệnh Covid-19 năm 2021 đã gây ra những tác động sâu sắc
đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam, tạo ra sự sụt giảm nghiêm
trọng về thu nhập của người lao động so với năm 2020.


Hình 1: Thu nhập bình quân tháng của người lao động theo khu vực kinh tế, các quý năm 2020
và năm 2021 (đơn vị tính: triệu đồng)

c. Tác động của tiền lương lên thất nghiệp:
Tiền lương có mối quan hệ vơ cùng mật thiết đối với thất nghiệp vì tiền lương ảnh
hưởng trực tiếp đến cung cầu lao động. Khi tiền lương vượt trên mức cân bằng cung lao
động sẽ lớn cầu lao động và dẫn đến thất nghiệp. Tuy nhiên, đối với nền kinh tế đang
chống chọi với dịch Covid-19 thì khác, cầu lao động nhiều, cung lao động cũng nhiều
nhưng chúng không được đáp ứng cho nhau bởi vì giãn cách xã hội. Tổng cục Thống kê
báo cáo rằng bình qn cứ một tháng sẽ có gần 10.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường.
Điều này cũng thể hiện rằng có một lượng lớn lao động chấp nhận mức lương thấp (vì tài
chính khó khăn trong mùa dịch) nhưng cũng phải bị buộc vào tình trạng thất nghiệp, hay
cịn gọi là thất nghiệp khơng tự nguyện. Vì vậy mà số người thất nghiệp năm 2021 tăng

đáng kể.
Thấu hiểu được những khó khăn cũng như gánh nặng tài chính của người lao động
và người sử dụng lao động, Chính Phủ đã tích cực đưa ra các chính sách hỗ trợ vào tiền
lương, hỗ trợ người lao động nhằm bảo đảm mục tiêu kép vừa phịng, chống dịch vừa
kích thích lại nền kinh tế. Gói hỗ trợ dự kiến gần 26 nghìn tỷ đồng được đưa ra để tập
trung hỗ trợ chủ yếu cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và dành cho
những lao động trực tiếp bị ảnh hưởng sâu sắc bởi dịch và các doanh nghiệp sử dụng
nhiều lao động. Nghị quyết số 68/NQ của Chính Phủ ban hành ngày 01/07/2021 có quy
định về các chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập cá nhân như sau:
Chính sách hỗ trợ tạm hỗn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương:
người lao động bị buộc nghỉ để phòng dịch theo yêu cầu của cơ quan có thẩm
quyền, nếu nghỉ việc từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 01 tháng được hỗ trợ
1.855.000 đồng/người và nếu nghỉ từ 01 tháng trở lên sẽ nhận được 3.710.000
đồng/người.
Chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc: người lao động phải ngừng việc do
cách li y tế trong thời gian quy định được hỗ trợ một lần với mức 1.000.000 đồng/
người.
Chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động: Người lao động
phải nghỉ việc trong thời hạn quy định theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có liên
quan để phịng chống dịch bệnh. để chấm dứt hợp đồng lao động của bạn. Phúc lợi
sẽ được trợ cấp một lần 3.710.000 đồng/người.


Nghị quyết số 116/NQ được Chính Phủ ban hành ngày 24/09/2021 có quy định về
việc hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch từ Bảo hiểm xã hội. Theo đó, chính
sách hỗ trợ bằng tiền cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 từ số dư Quỹ
bảo hiểm thất nghiệp được áp dụng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đến ngày
30/9/2021 hoặc người đã nghỉ việc đóng bảo hiểm do thất nghiệp nhưng giữ lại phí bảo
hiểm trước đây của họ. Mức hỗ trợ sẽ được cấp căn cứ vào thời gian tham gia bảo hiểm.
Mức hỗ trợ sẽ được đưa ra tùy theo thời gian tham gia bảo hiểm. Ngoài ra để giảm bớt áp

lực thu nhập cho người dân, nghị quyết số 406/NQ ra đời nhằm đưa ra các giải pháp điều
chỉnh thuế hỗ trợ người dân. Chính sách miễn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân
và các loại thuế khác phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tháng
trong quý III và quý IV năm 2021 cho các hộ, cá nhân có tham gia hoạt động sản xuất,
kinh doanh ( trừ các hộ kinh doanh sản phẩm, dịch vụ giải trí).

Hình 2: Thống kê lực lượng lao động từ quý I 2020 đến q IV 2021
(đơn vị: triệu người)

Vì các chính sách hỗ trợ trực tiếp đến tiền lương người lao động đều nằm trong
các nghị quyết được ban hành vào quý III năm 2021. Ở quý IV, ta đã có thể thấy một vài
sự phục hồi và khởi sắc trong bức tranh thị trường lao động tại Việt Nam. Nếu trong quý
III, thị trường lao động được mô tả vô cùng “ảm đạm” khi tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc
làm tăng lên mức cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, với số lượng tham gia lực
lượng lao động chỉ đạt mức 49,1 triệu người. Còn với quý IV năm 2021, tình hình thất
nghiệp và thiếu việc làm được cải thiện hơn với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đạt
67,7%, tăng 2,1 điểm phần trăm so với quý trước và số lượng người tham gia lực lượng
lao động đạt 50,7 triệu người, cao hơn 1,6 triệu người so với quý trước.
Tóm lại, tiền lương là một trong các yếu tố then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến
tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm. Thơng qua các chính sách điều chỉnh và hỗ trợ
thu nhập cho người lao động ở quý III năm 2021, Nhà nước đã nhanh chóng ổn định
được tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trên cả nước trên cả nước một cách đáng kể chỉ
ngay trong quý tiếp theo. Điều này cho thấy dưới sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của
Chính phủ và cả hệ thống chính trị nhằm mục đích phục hồi kinh tế, hỗ trợ người lao


động, doanh nghiệp đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nền kinh tế
Việt Nam nói chung và thị trường lao động nói riêng năm 2022 đang từng bước phục hồi.
6. Generation gap:
Vấn đề về khoảng cách thể hệ cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên tỷ lệ

thất nghiệp. Trước tiên trong phần này chúng ta sẽ đề cập đến 3 thế hệ là thế hệ X, thế hệ
Y và thế hệ Z. Vì trong lực lượng lao động đang tồn tại 3 thế hệ này và nó tác động đến
vấn đề thất nghiệp. Các thế hệ đang nằm trong lực lượng lao động: Thế hệ X được các
nghiên cứu và truyền thông cho là sinh vào đầu thập niên 1960 tới cuối thập niên 1970
(khoảng 42 - 61 tuổi tính đến năm 2021). (Michael Dimock, 2019); thế hệ Y được cho là
sinh vào đầu thập niên 1980 tới giữa thập niên 1990 (khoảng 25 - 41 tuổi).(Michael
Dimock, 2019) ; và cuối cùng là thế hệ cận nhất thế hệ Z được các nhà nghiên cứu cho
rằng sinh từ 1997 đến 2012 (từ 9 - 24 tuổi). (Michael Dimock, 2019).
Có thể dễ nhìn thấy được là những thế hệ trên hầu hết đều nằm trong độ tuổi lao
động và Thế hệ Z thì có thể đề cập từ 1997 - 2005 (từ 16 - 24 tuổi). Và thế hệ gần đây
nhất là thế hệ Z đang tạo nên khoảng cách thế hệ nhiều hơn so với thế hệ X,Y, cũng tạo
nên tỷ lệ thất nghiệp chính ở thế hệ này. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tháp dân số tại
Việt Nam năm 2020 - năm 2021 của Unicef để xem phần trăm phân bố của các thế hệ Z
ra sao và có những ảnh hưởng gì đối với vấn đề thất nghiệp của quốc gia.

Hình 3: Tháp dân số Việt Nam năm 2021 (Unicef, 2021)

Đối với thế hệ Z: Xét về độ tuổi có thể lao động là từ 16 - 24 tuổi và phần trăm
trong biểu đồ cho thấy chiếm khoảng 14% và độ tuổi lao động tương lai 5-14 chiếm
khoảng 16%. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số lượng Thế hệ Z (Gen Z) trong độ


tuổi lao động (từ 15 tới 24 tuổi) vào năm 2019 là khoảng 13 triệu người. Tới năm 2025,
Gen Z dự kiến sẽ đóng góp vào một phần ba lực lượng trong độ tuổi lao động tại Việt
Nam, và sẽ có ảnh hưởng lớn tới thị trường lao động trong nước (Báo Đảng Cộng Sản
Việt Nam, 2021). Nhưng song song với đó do đặc thù về thế hệ nên Gen Z có những u
cầu và nhận thức về cơng việc khác với 2 thế hệ trước (X,Y), thế hệ này ở Việt Nam đang
đáng báo động khi có thói quen nhảy việc. Theo khảo sát mới đây của Anphabe, Gen Z
có dấu hiệu chơng chênh khi bước chân vào thị trường việc làm. Bởi, theo khảo sát này,
có tới hơn 60% các bạn trẻ nhảy việc trong năm đầu tiên (VTV, 2022). Điều này tác động

trục tiếp tới tỷ lệ thất nghiệp ma sát, ảnh hưởng nhiều tới thất nghiệp tự nhiên khi chỉ
trong vòng 1 năm đã hơn 60% các bạn Gen Z nhảy việc tại Việt Nam.
Lý do chính yếu làm cho Gen Z nhảy việc theo Bà Thanh Nguyễn, Giám đốc điều
hành Công ty Anphabe cho biết: "Các bạn bị vỡ mộng khá là nhiều vì tất cả những lý do
trên. Ví như mức lương trung bình các bạn mới ra trường mong muốn là 8,4 triệu đồng.
Nhưng thực tế, 65% các bạn chia sẻ mức lương đầu tiên nhận về khá khiêm tốn chỉ
khoảng 5 - 7 triệu đồng. Khi mức lương không như kỳ vọng sẽ dễ nhảy việc hơn. Góc
nhìn của các bạn thấy việc này là bình thường trong khi góc nhìn của doanh nghiệp thì
khá bất thường". Lí do này tác động gián tiếp tới việc nghỉ làm thông qua mức kỳ
vọng lương thưởng từ đó làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. Khi mà mức lương kì
vọng của người lao động ở đây là Gen Z mong muốn là 8tr VNĐ/tháng nhưng thị trường
chỉ có thể đáp ứng ở mức 5 - 7 triệu VNĐ/tháng. Từ đấy cho thấy được rằng mặc dù nền
kinh tế khơng suy thối để dẫn đến thất nghiệp do chu kì hay các tác động trực tiếp như
cơ cấu, các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến thất nghiệp mà khi khơng đạt được kì
vọng tức là tổng cung lao động hiện tại sẽ bị dịch sang trái khiến cho dù nhu cầu thị
trường lao động là đủ nhưng vẫn xảy ra tình trạng thất nghiệp gián tiếp này. Tỉ lệ thất
nghiệp do vấn đề generation gap không quá lớn vào thời điểm hiện tại, nhưng khi
toàn bộ cơ cấu lực lượng lao động chuyển giao cho thế hệ mới thì có thể vấn đề này sẽ
thực sự nghiêm trọng nếu khơng có các biện pháp thay đổi kịp thời.


IV. KHUYẾN NGHỊ:
1. Yếu tố tác động trực tiếp:
a. Đối với nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI):
Để tận dụng lợi ích của FDI một cách tốt nhất, các chính phủ cần có chính sách
thích hợp để bảo vệ lợi ích của người lao động địa phương và đảm bảo sự cạnh tranh
công bằng giữa các doanh nghiệp. Ngoài ra, việc đầu tư vào giáo dục và đào tạo cũng là
một cách để cải thiện năng lực lao động và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tóm lại, tác động của
FDI đến tỷ lệ thất nghiệp là một vấn đề phức tạp và cần được xem xét kỹ lưỡng trước khi
ra quyết định đầu tư.

Việc thu hút FDI cũng cần được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo tính bền vững của
phát triển kinh tế Việt Nam. Cần có sự đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư và cân bằng giữa
đầu tư trong các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Ngoài ra, cần phải tăng cường năng lực sản
xuất và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư
nước ngồi.
b. Đối với tiền lương:
Tuy các chính sách hỗ trợ của nhà nước đã phần nào giúp mức tiền lương của
người lao động ổn định lại một phần, nhưng nhìn chung so với các năm trước thì mức
lương vẫn tương đối thấp do quy định về tiền lương tối thiểu vẫn cịn hạn chế. Chính vì
vậy, Chính Phủ cần xem xét điều chỉnh mức lương tối thiểu phù hợp để vừa giúp người
lao động giảm bớt khó khăn, vừa đảm bảo công bằng xã hội. Việc tăng lương tối thiểu là
một yêu cầu cấp thiết cần được giải quyết ngay sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm
soát để người dân có thể an tâm tham gia sản xuất. Từ đó giúp khắc phục các vấn đề xã
hội như thất nghiệp, tệ nạn xã hội,... một cách trực tiếp và hiệu quả.

c. Đối với generation gap
Để tìm một đối sách rõ ràng cho vấn đề nhảy việc ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp
ma sát thì thực sự là một thử thách đối với nhà nước. Nhưng chính phủ có thể cải thiện
vấn đề này thông qua huy động các tổ chức giáo dục tại Việt Nam đào tạo và định hướng
bắt buộc cho sinh viên trước khi ra trường có một cái nhìn tồn cảnh, hiểu được thị
trường đang chấp nhận chi trả và các phúc lợi ca bản ra sao để giảm thiểu tối đa tình
trạng thiếu thơng tin dẫn đến nhảy việc để đi tìm cơ hội mới. Thông qua việc đào tạo định
hướng bắt buộc như vậy, sẽ tác động đến nhận thức về công việc của thế hệ Z trong quyết
định nhảy việc, giảm đi tình trạng thất nghiệp ma sát.


2. Yếu tố tác động gián tiếp:

a. Đối với lãi suất:
Điều chỉnh lãi suất ngân hàng có thể là một trong những biện pháp để giảm

thiểu tác động của thất nghiệp trong một số trường hợp cụ thể.
Khi Ngân hàng Trung ương giảm lãi suất chiết khấu cho Ngân hàng Thương mại,
các NHTM có thể vay với mức tiền thấp hơn, sau đó sẽ giảm lãi suất vay cho các doanh
nghiệp, các doanh nghiệp sẽ có chi phí vốn thấp hơn, từ đó có thể đầu tư thêm vào hoạt
động sản xuất và tuyển dụng thêm lao động, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp. Hơn nữa, việc
giảm lãi suất cũng có thể kích thích hoạt động tiêu dùng của người dân, tăng nhu cầu sản
xuất của các doanh nghiệp, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm,
giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Tuy nhiên, việc giảm lãi suất cũng cần phải thực hiện kỹ lưỡng để không làm ảnh
hưởng đến sự ổn định của nền kinh tế. Ngồi ra, cần phải có các biện pháp khác như tạo
điều kiện đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đào tạo và phát
triển kỹ năng cho người lao động để họ có thể tìm được việc làm trong những ngành
kinh tế mới. Tất cả những giải pháp này cần được thực hiện kết hợp với nhau để đạt
được kết quả tối ưu trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp.
b. Đối với lạm phát:
Các bộ ngành, địa phương cần tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến cung cầu của thị
trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu nhằm chủ động chuẩn bị nguồn dự trữ và
bình ổn giá cả.

c. Đối với generation gap:
Ngồi tác động trực tiếp thì khoảng cách thế hệ cũng tác động gián tiếp và tỷ lệ
thất nghiệp thông qua lương thưởng. Như đã đề cập ở nội dung chính thì việc thế hệ trẻ
có những nhận thức khác về cơng việc cũng như là có những đặc tính khác với các thể hệ
trước nên việc kỳ vọng lương thưởng của thể hệ Z cũng cao hơn so với thị trường lao
động việc lương thưởng thấp hơn mong muốn dẫn đến thế hệ Z khơng chấp nhận đi làm
và tiếp tục tìm kiếm những công việc khác nhưng không hiểu được thị trường thực tế
khơng tồn tại cơng việc có mức lương cao như vậy. Từ đó tác động gián tiếp làm tăng tỷ
lệ thất nghiệp. Các khuyến nghị có thể đề xuất là nhà nước đưa ra các chính sách về mức
lương cơ bản cao hơn một chút, nhưng đi kèm đó phải cân nhắc để tránh ảnh hưởng xấu
hơn cho thị trường lao động khi doanh nghiệp không phản khảng chính sách bằng việc



giảm nhân sự; song song với đó để có thể định hình được thế hệ trẻ khơng thể nào bỏ qua
được biện pháp chi tiêu cho giáo dục, thúc đẩy bắt buộc các định hướng về nghề nghiệp
cũng như về thị trường lao động và các chính sách lao động để tránh tình trạng kỳ vọng
quá
cao.
d. Đối với GDP:
Nếu như cân nhắc các khuyến nghị của 5 yếu tố trên để thúc đẩy các chính sách về
tiền lương, lãi suất, đầu tư, lạm phát và giáo dục thì đều góp phần giúp tăng trưởng GDP
và làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.


TRÍCH DẪN
9 tháng đầu năm 2019: Thị trường lao động chuyển biến tích cực, số người có việc làm tăng,
tỷ lệ thất nghiệp giảm dần. Công thông tin điện tử Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội.
(2019, October 1). Retrieved April 2, 2023, from
/>Báo Cáo điều Tra Lao động việc Làm Năm 2021. General Statistics Office of Vietnam. (2023,
March 2). Retrieved April 2, 2023, from />Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý III và 9 tháng năm 2021. General Statistics Office of
Vietnam. (2021, September 29). Retrieved April 2, 2023, from />Bộ luật Lao động 2019. THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. (2019, November 20). Retrieved April 2,
2023, from />Dimock, M. (2022, April 21). Defining generations: Where millennials end and generation
Z begins. Pew Research Center. Retrieved April 2, 2023, from
/>Điều tra SDGCW Việt Nam 2020-2021 . UNICEF. (n.d.). Retrieved April 2, 2023,
from />Hỗ trợ nhanh nhất cho người lao động và doanh nghiệp. VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ
CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH. (2021, July 13). Retrieved April 2, 2023, from
/>dDocName=MOFUCM204789
HTCTTKQG - Tỷ lệ thất nghiệp. General Statistics Office of Vietnam. (2016, December 19).
Retrieved April 2, 2023, from />Infographic Chỉ số giá năm 2021. General Statistics Office of Vietnam. (2022, January 9).
Retrieved April 2, 2023, from
/>Infographic tình hình kinh tế – xã hội Quý IV và năm 2021 . General Statistics Office of

Vietnam. (2021, December 29). Retrieved April 2, 2023, from />

Kiểm sốt lạm phát thấp – thành cơng của năm 2021 và áp lực trong năm 2022. General
Statistics Office of Vietnam. (2022, January 5). Retrieved April 2, 2023, from
/>Kim, Á., Nhất, V., & Duy, T. (2022, July 12). Hơn 60% Gen Z nhảy việc trong năm đầu ra
trường, phần lớn vì... vỡ mộng. BAO DIEN TU VTV. Retrieved April 2, 2023, from
/>Lãi suất Tiền Gửi Giảm từ 14% xuống CHỈ còn 4%/Năm, đâu LÀ Nguyên nhân? VietNamNet
News. (2021, September 26). Retrieved April 3, 2023, from />Lãi suất và tỷ giá có giữ được ổn định đến năm 2019? VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH
SÁCH TÀI CHÍNH. (2016, November 16). Retrieved April 2, 2023, from
/>dDocName=MOFUCM139972
Luong, B. (2021, September 29). Optimistic statistics about FDI into Vietnam amid covid19 pandemic. VietNamNet News. Retrieved April 2, 2023, from
/>Mạnh, H. (2021, May 19). Thế hệ Z là nhóm lao động làm việc từ xa hiệu quả nhất.
. Retrieved April 2, 2023, from />Một số nét chính tình hình kinh tế – xã hội quý IV và năm 2021 . General Statistics Office of
Vietnam. (2021, December 31). Retrieved April 2, 2023, from />Nghị Quyết 116/NQ-CP 2021 Chính sách hỗ trợ Người Lao động bị ảnh Hưởng Bởi đại Dịch
Covid19. THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. (2021, September 24). Retrieved April 2, 2023, from
/>Nghị Quyết 128/NQ-CP 2021 Quy định Tạm Thời Thích ứng an Tồn Linh Hoạt Dịch Covid19.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. (2021, October 11). Retrieved April 2, 2023, from
/>Norris, E. D., & Zhang, Y. S. (2021, March 10). Vietnam: Successfully navigating the pandemic.
IMF. Retrieved April 2, 2023, from


/>Thơng cáo báo chí về tình hình giá tháng 12, quý IV và năm 2022. General Statistics Office of
Vietnam. (2022, December 29). Retrieved April 2, 2023, from />%E1%BA%A1m,n%C4%83m%202023%20l%C3%A0%20r%E1%BA%A5t%20l %E1%BB
%9Bn

Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm q IV năm 2021 và chỉ số phát triển con
người Việt Nam 2016-2020. General Statistics Office of Vietnam. (2022, January 6).
Retrieved April 2, 2023, from />Thủ tướng Chính phủ đồng ý thực hiện giãn cách xã hội 19 tỉnh, thành phố theo Chỉ thị 16. Cổng
thông tin Bộ Y tế. (2021, July 17). Retrieved April 2, 2023, from %9Di
%20gian%20th%E1%BB%B1c%20hi%E1%BB%87n%20gi%C3%A3n%20c %C3%A1ch

%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i,00%20ph%C3%BAt%20ng%C3%A0y %2019%20th
%C3%A1ng%207%20n%C4%83m%202021

Tretina, K. (2022, August 31). Inflation and unemployment. Forbes. Retrieved April 2, 2023,
from />Thuvienphapluat.vn. (2021, July 1). Nghị quyết 68/NQ-CP 2021 Chính sách hỗ trợ Người Lao
động sử dụng Lao động Gặp Khó Khăn dịch covid19. THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Retrieved
April 2, 2023, from />Thuvienphapluat.vn. (2021, October 19). NGHỊ QUYẾT SỐ 406/NQ-UBTVQH15 VỀ BAN HÀNH
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP, NGƯỜI DÂN CHỊU TÁC ĐỘNG
CỦA DỊCH COVID-19. THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Retrieved April 2, 2023, from
/>
Tình hình lao động việc làm trong quý III và 9 tháng năm 2022. Cong Thong Tin Dien tu bo ke
hoach va Dau Tu. (2022, October 6). Retrieved April 2, 2023, from
/>Vietnam and the IMF. IMF. (2019, March 8). Retrieved April 2, 2023, from
/>

World Bank Group. (2022, August 9). Vietnam's economy forecast to grow 7.5% in 2022, New
World Bank Report says. World Bank. Retrieved April 2, 2023, from
/>YouTube. (2021). Tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam cao nhất trong 10 năm qua, thu nhập thấp chưa
từng thấy. YouTube. Retrieved April 2, 2023, from />v=ETlUFZCBXr0&t=57s.


×